Nhận định về Quang Trung và Gia Long

gia-long-nguyen-hue

Băng Hồ

Để có một cái nhìn đúng đắn về Quang Trung và Gia Long, ta phải tìm hiểu vai trò của hai nhân vật nầy trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, qua sự lãnh đạo của họ trong cuộc chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn (1777-1802).

Ta có thể đưa ra những nhận xét về hai nhân vật đối lập ấy về các phương diện:

– Tài năng, tư cách.

– Việc cai trị trong vùng chiếm lĩnh: chính trị, kinh tế, xã hội…

– Công cuộc thống nhất đất nước.

Quang Trung, tức Nguyễn Huệ, người em út trong ba anh em nhà Tây Sơn (hai anh là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ), xuất thân từ tầng lớp bình dân, đúng như Ngọc Hân Công Chúa (vợ vua Quang Trung) đã cho biết:

“Mà nay áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình”

(Ai Tư Vãn)

Theo tập “lịch sử việt nam” của nhà xuất bản sự thật, hà nội – 1971, tổ tiên anh em Tây Sơn vốn quê ở Nghệ An (Đàng Ngoài) bị cưỡng bức vào khai hoang ở Đàng Trong, rồi định cư ở Tây Sơn (Bình Định). Ba anh em Tây Sơn đều sinh trưởng ở đó và Nguyễn Huệ là người có tài năng hơn hết. Trong cuộc chiến Nguyễn-Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã lập nhiều chiến công: đánh thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút (miền tây Gia Định), chiếm thành Phú Xuân (Huế), Thăng Long (Hà Nội), đại phá quân Thanh ở Gò Đống Đa (Bắc Hà)…

“Quang Trung là người thông minh kiên nghị, trung thành nhất mực với nhân dân và dân tộc, không bao giờ lùi bước trước kẻ thù, trước khó khăn nguy hiểm. Ông không những là một nhà quân sự thiên tài đã lập nên những chiến công thần kỳ, chỉ có thắng, không hề bại, mà còn biểu thị tài năng lỗi lạc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…”

(lịch sử việt nam, hà nội, tập I)

“Huệ là một thiên tài đặc biệt về quân sự. Lối hành quân của ông là tốc chiến, tốc thắng, biến hóa như thần. Hiệu lệnh của ông rất nghiêm minh, kỷ luật của ông là kỷ luật thép. Và đức tính làm tướng của ông đáng kể nhất ở chỗ biết chia bùi sẻ đắng với tướng sĩ, lấy ân ủy và lấy cả đảm lược để chinh phục lòng người…”

(việt sử toàn thư – phạm văn sơn)

Đó là tài năng của Quang Trung Nguyễn Huệ. Về tư cách, theo sử gia Trần trọng Kim: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn, là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một người xử sĩ như Nguyễn Thiệp thì thật là khác thường…”

(việt nam sử lược, tập I)

Đại khái, với Quang Trung, sử gia của Miền Bắc (Cộng Sản) và Miền Nam (Quốc Gia – từ Trần Trọng Kim đến Phạm Văn Sơn) đều ghi nhận những ưu điểm như trên.

Về Gia Long, tức Nguyễn Ánh, hậu duệ đời thứ chín của các chúa Nguyễn, thì sử gia hai miền đều có những nhận định khác nhau về tài năng, tư cách của nhân vật này.

Theo “lịch sử việt nam, hà nội: “Bọn phong kiến phản động ở Đàng Trong, đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã đi vào con đường phản bội tổ quốc. Bọn chúng cầu cứu quân xâm lược Xiêm…

Sau khi rước quân Xiêm vào giày xéo Gia Định, Nguyễn Ánh lại cầu cứu bọ tư bản phương Tây, đặc biệt là tư bản Pháp… Nguyễn Ánh mới chiếm được Thăng Long, khôi phục chế độ phong kiến phản động trong cả nước…

Chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em…”

Nguyễn Ánh sai quật mả Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, đem xương sọ “giam” vào ngục tối. Anh em Quang Toản cùng với các tướng Tây Sơn, người thì bị phanh thây xé xác, người thì bị voi giày, người thì bị chém làm nhiều mảnh…” (LSVN – tập I)

Như vậy, theo sử gia Cộng Sản, Gia Long là một người “cõng rắn cắn gà nhà” (như họ thường phê phán), khi chưa thống nhất toàn cõi sơn hà đã thiết lập chế độ phong kiến phản động và có tư cách đê hèn khi thực hiện việc trả thù anh em, con cái nhà Tây Sơn.

Nhưng một số sử gia Miền Nam (Quốc Gia) lại có những nhận xét khác về con người Gia Long.

“Vua Thế Tổ (tức Gia Long) là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong hai mươi lăm năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sự khôi phục. Ngài lại có đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy…”

(việt nam sử lược II – trần trọng kim)

“… Tính ra Thế Tổ nhà Nguyễn đã chiến đấu suốt 25 năm (1777-1802) để hoàn thành sự nghiệp thống nhất và bình định nước Việt Nam từ Cà Mau ra tới Nam Quan. Trong một phần tư thế kỷ đó Người đã trải qua bao phen vào sinh ra tử, nhục nhã gian lao, nếu không phải là người có tài, có chí, cương quyết và nhẫn nại thì khó mà thành công được…”

(phạm văn sơn – việt sử toàn thư )

Về đức tính của Gia Long, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã viết: “Người ta tả ông là người gan dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không khi nào khó khăn ngăn chặn được ông và chướng ngại không làm cho ông lùi bước… Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất nhã nhặn, thân mật và tốt… Ông cương quyết nhưng không hung tàn, ông hay nghiêm trị nhưng theo lệ luật. Ông có đủ đức của tâm hồn cũng như của trí tuệ. Ông có tính biết ơn, bao dung và tế nhị về điểm danh dự. Lớn lên trong tai ương, ông chịu đựng được nghịch cảnh một cách can đảm… Các đức tính trí tuệ không nhường những đức tính tâm hồn. Hăng hái, thông tuệ, thẳng thắn, ông hiểu ngay từ lúc đầu những việc phức tạp nhất. Ông nhớ mọi chuyện rất tài và ông bắt trước rất dễ dàng… Ông rất cần mẫn. Ban đêm, ông đọc nhiều. Ông rất tò mò tìm hiểu… Đó là vị Hoàng Đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Cochinchine (tức Nam Việt). … Con người vĩ đại mà những vẻ tráng lệ của xứ này sẽ còn giữ lại hình ảnh oai hùng. Thế kỷ của họ sẽ lưu danh…”

(lịch sử nội chiến ở việt nam từ 1771-1802)

Qua những trình bày trên, chúng tôi nghĩ rằng khi đánh giá những nhân vật lịch sử không nên xét về sự thành bại của họ (Bất tương thành bại luận anh hùng) mà nên xét qua ba yếu tố: tài năng, tư cách và sự nghiệp của họ đối với quốc gia, dân tộc, mà yếu tố sau cùng là quan trọng nhất. Bởi vì một nhân vật có tài năng, tư cách mà không gây được ảnh hưởng nào đến vận mệnh nước nhà thì chẳng có giá trị gì.

Về tài năng, thì ai cũng thấy rằng Quang Trung và Gia Long đều là những người đã phát huy tất cả khả năng của mình trong cuộc đối đầu ở trên khắp các mặt trận quân sự. Một người có tài điều binh thần tốc, không hề chiến bại, một người thì mưu trí quyền biến, kiên gan bền chí, quyết tâm khôi phục cơ đồ.

Về tư cách, thì theo các nhà sử học Miền Bắc, Gia Long là một con người đê hèn, đã trả thù anh em nhà Tây Sơn bằng cách “quật mả, giam xương; phanh thây, xé xác” như đoạn trên đã ghi. Tuy nhiên, có phải việc này chỉ có Gia Long thực hiện đơn phương? Một tài liệu khác, Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế – 1995) cho biết: “Ngài (Nguyễn Phúc Côn) mất, lăng táng tại xã Cư Chánh (Hương Trà). Tên lăng là Cơ Thánh, mặt sau dựa vào núi, mặt trước nhìn ra sông. Năm Canh Tuất (1790), quân Tây Sơn quật hài cốt ngài đổ xuống sông phía trước mặt. Một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên và con, lặn vớt được hài cốt, lén đem chôn nơi khác. Đến đời vua Gia Long, nhờ Nguyễn Ngọc Huyên chỉ chỗ, hài cốt được đưa về táng chỗ cũ…”

Theo truyền thuyết về việc Tây Sơn khai quật hài cốt Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế (Nguyễn Phúc Côn – có bản chép là Nguyễn Phúc Luân, thân phụ vua Gia Long) khi đào được sọ lên, vua Gia Long chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, máu lần lần tan vào sọ (một lối thử để biết liên hệ cốt nhục hai người).

(đặc san tiếng sông hương, hoa kỳ, 1999)

Việc quật mả do nhà Tây Sơn thực hiện năm 1790, tức là trước việc vua Gia Long đã làm tương tự. Như vậy, trong sự tương tranh một mất một còn, gây nên bao nhiêu thù hận giữa hai đối phương, thì việc trả thù nhau cũng là thế gian thường tình, không có đê hèn, không có cao thượng khi con người đã chém giết lẫn nhau.

Về việc “cõng rắn cắn gà nhà”, các sử gia Miền Bắc đã cho biết như trên, nghĩa là Gia Long trước đã nhờ quân Xiêm cứu viện, sau nhờ tư bản Pháp. Ta cũng nên xét lại việc này cũng chỉ có Gia Long làm, mà bên phía Tây Sơn không có?

Khi hai đối thủ kình chống nhau thì họ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt nhau bằng vũ khí và nhân lực. Nếu họ không đủ sức nội bộ thì nhờ cậy lực lượng ở bên ngoài. Theo nhà sử học Tại Chí Đại Trường thì “Nguyễn Nhạc cũng nhận thấy ưu thế kỹ thuật tây Phương” và Tây Sơn cũng đã từng xin nước ngoài giúp đỡ.

“… Tây Sơn cũng như Nguyễn Ánh đều vận động những đại diện Tây Phương lập quan hệ mậu dịch và hỗ trợ mình. Gặp Charles Chapman, viên đại diện Toàn Quyền Anh ở Ấn Độ, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc vội vã bàn chuyện buôn bán, mời mọc về nhà riêng, hứa tha thuế. Họ hỏi Charles Chapman có thể dùng tàu của ông ta giúp họ không, họ muốn có cố vấn Anh, tàu chiến Anh phụ giúp “để thực hiện mộng khuất phục nước Cao Miên, toàn thể bán đảo đến tận Xiêm và các tỉnh Nam Hà phía bắc còn nằm trong tay quân Bắc Hà. Đánh đổi lấy trợ giúp đó, Tây Sơn có thể nhường đất cho Anh quốc lập thương điếm.”

tạ chí đại trường (Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam)

Tây Sơn thực có mưu đồ xin ngoại viện và đã thực hiện mưu đồ đó, nhưng cuối cùng không thành đạt, vì họ thiếu trung gian là giới thương nhân Hoa Kiều, đã đóng vai trò trọng yếu trong việc giao dịch giữa người Tây Phương và Việt Nam. Nguyên nhân là do Tây Sơn đã ngược đãi và tàn sát người Trung Hoa khi chiếm đóng Gia Định. Trong việc cầu viện nước ngoài, Nguyễn Ánh đã khôn khéo hơn. Ông được lòng người Tàu, giúp mở mang ngoại thương. Đối với Tây Phương, ông không bài đạo, đã nhờ Giám Mục Bá Đa Lộc mang con trưởng là Hoàng Tử Cảnh sang Pháp để xin chính phủ nầy giúp đỡ. Bá Đa Lộc đã đại diện ông ký hiệp ước ngày 18/11/1787 với triều đình vua Louis 16, dành cho Pháp độc quyền buôn bán ở Việt Nam, nhượng đất Hội An và Poulo Condore. Pháp cam kết sẽ giúp đỡ Nguyễn Ánh về quân sự như tàu chiến, khí giới và binh lính. Nhưng vua Louis 16 đã mất trước khi hiệp ước được thi hành. Sau này về Việt Nam, Bá Đa Lộc chỉ giúp Nguyễn Ánh với tư cách cá nhân, ở địa vị cố vấn. Lúc bấy giờ Nguyễn Ánh đang ở thế thắng lợi, không cần đến ngoại viện nữa, nên hiệp ước đó không còn giá trị.

Vì lẽ nầy, dù có mưu đồ xin ngoại viện, sự thành công của Nguyễn Ánh hoàn toàn không nhờ thế lực ngoại bang, mà do sự chiến đấu bền bĩ, giao dịch khôn khéo với người ngoại quốc, và nhất là đạt được ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa ở xứ Đàng Trong, như câu ca dao phổ biến về việc tiến quân ra Bắc của Nguyễn Ánh, bình định toàn cõi Việt Nam:

“Lạy trời cho chóng gió nồm

Để cho chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra.”

Như trên chúng tôi đã nói, luận định một nhân vật lịch sử, cần chú trọng ở sự nghiệp của họ đối với nước nhà.

Ta thử kiểm điểm xem công cuộc thực hiện của Tây Sơn và Chúa Nguyễn về các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội như thế nào?

Dưới thời vua Quang Trung, việc cai trị của ông chỉ áp dụng từ Thuận Hóa ra Bắc. Trước, vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, sau dời đô ra Nghệ An, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô, Quang Trung chủ trương chế độ Quân Phiệt:

“… Trong bộ máy chính quyền Quang Trung xây dựng, những tướng lĩnh Tây Sơn giữ những cương vị chủ chốt…”

(lịch sử việt nam, hà nội, tập I)

Sau cuộc chiến thắng ở Miền Bắc, Quang Trung đã trấn áp các cuộc nổi loạn của Lê Duy Chỉ, Trần Quang Châu, Dương Đình Tuấn, Phạm Đình Đạt… là những cựu thần nhà Lê.

“Tình hình chính trị trở nên ổn định. Biên cương phía tây và phía bắc của đất nước được bảo vệ vững vàng…”

(tác phẩm dẫn trên)

Vua Quang Trung ban chiếu “khuyến nông”, kêu gọi dân chúng hồi cư (sau chiến tranh), trở về cầy cấy nhiều ruộng bỏ hoang để gia tăng sản lượng nông nghiệp, đồng thời giảm các thuế nông nghiệp và công thương nghiệp.

“Quang Trung ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán, làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công… Quan hệ, buôn bán với nước ngoài được mở mang. Quang Trung đề nghị với nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngừng đọng để làm lợi cho sự tiêu dùng của dân”. Thuyền buôn của các nước tư bản Phương Tây cũng được ra vào buôn bán dễ dàng ở các thương cảng…”

(lịch sử việt nam – hà nội)

Vua Quang Trung biết trọng dụng nhân tài, mời các nhân sĩ như Nguyễn Thiệp (La Sơn Phu Tử), Nguyễn Đăng Trường, Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy Ích… tham gia việc nước. Dưới triều Quang Trung có đúc tiền “Quang Trung Thông Bảo” để thay tiền “Cảnh Hưng” (của triều Lê). Vua Quang Trung cũng lưu ý đến việc học hành, lập trường học khắp nơi, tổ chức các khoa thi để tuyển nhân sự giúp triều đình. Đặc biệt là vua dùng chữ Nôm trong các chiếu biểu, sắc dụ và thi phú. Văn Nôm được khuyến khích sáng tác để có địa vị quan trọng, vì từ trước chữ Nôm vẫn bị các nhà Nho khinh rẻ, cho là “nôm na cha mách qué”.

Trong khi vua Quang Trung thực hiện việc cai trị ở Đàng Ngoài, thì Chúa Nguyễn Ánh đã có sự nghiệp ở Đàng Trong, giới hạn trong phạm vi vùng Gia Định là vùng Nguyễn Ánh đã chiếm lĩnh trước tiên?

“… Nguyễn Vương cho dân được miễn thuế dịch… chỉnh đốn việc cai trị, khuyến khích canh nông, tăng cường binh bị, luyện tập quân sĩ để chờ ngày tiến ra Bắc…

… Vương sáng lập các chế độ, sửa sang quan chế, lập triều nghi, ban chánh sách, phác họa quy mô vương quốc. Bấy giờ đã có những người văn học như Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu, Ngô Nhân Tĩnh giúp việc, sau đó lại có Đặng Đức Siêu, Đặng Trần Thường (ở Đàng Ngoài) là những người có học vấn vào theo; hoặc ở trong quân, hoặc ở triều đình, họ đã cùng Nguyễn Vương trù hoạch mưu lược, góp ý kiến về các công cuộc xây dựng xứ sở…

… Vương cũng đặt một hòm bỏ thư ở cửa khuyết, quân dân ai có điều oan khuất, hoặc bị người hãm hại, thì làm đơn bỏ vào hòm thư, sẽ được cứu xét ngay…”

(phan khoang – việt sử xứ đàng trong, tập II)

Việc quan trọng của Nguyễn Ánh ở Miền Nam là dinh điền, tức là khai khẩn đất hoang để làm ruộng, phát giống cấp trâu cho dân cầy cấy.

“Đất Gia Định phì nhiêu mà phần nhiều còn hoang vu, vừa rồi giặc giã, loạn lạc, nhiều nơi ruộng vườn bỏ phế, không có người cày. Việc khai thác, canh tác các đất đai ấy không chỉ cần cấp để nuôi dân nuôi binh lúc ấy, mà còn là nền tảng để cho xứ này mở mang và phát triển. Nguyễn Vương đã đặc biệt lưu tâm đến vấn đề ấy, thường xuống chỉ khuyên dân chăm lo làm ruộng, dùng nhiều biện pháp để khích lệ, thúc giục rồi luôn luôn nhắc nhở; có những năm đương dùng binh ở Bắc, cũng không quên nhắc Gia Định khuyên nông…”

(tác phẩm dẫn trên)

Ngoài việc khuyên nông, Nguyễn Vương cũng chú trọng đến việc học, mở khoa thi, mở rộng ngoại thương.

“Nguyễn Vương cũng khuyến khích việc học để có nhân tài mà dùng, học trò được miễn binh dịch, dao dịch, để lo học tập, đợi khoa thi…

… Thuyền buôn của Trung Quốc và các nước Á Châu, Tây Phương đã đến buôn bán đông ở Sài Côn…”

(tác phẩm dẫn trên)

Về mặt ngoại giao, Nguyễn Vương đã có những liên lạc khéo léo với các nước láng giềng như Tiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng để các nước nầy khỏi gây trở ngại cho cuộc chiến chống Tây Sơn.

“Từ khi thu phục được Gia Định, Nguyễn Vương thường sai sứ sang Tiêm thông hiếu, giao kết, tặng phẩm vật, mỗi khi thắng trận cũng sai sứ báo tin mừng và vua Tiêm cũng thường sai sứ sang đáp lễ, biếu tặng…”

(tác phẩm dẫn trên)

Những điều ghi trên, chỉ là công việc cai trị của Nguyễn Vương ở vùng Gia Định. Về vấn đề thống nhất đất nước, sử sách của hai miền Nam, Bắc đã nhận định như thế nào về hai vua Quang Trung và Gia Long?

Tập thể tác giả Miền Bắc, trong tập lịch sử việt nam I đã viết:

“Người “anh hùng áo vải” đã chiến đấu kiên cường cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc, cho độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Sự nghiệp của Quang Trung là sự nghiệp cứu dân, cứu nước, đấu tranh xây dựng một đất nước độc lập thống nhất như nhà thơ Ngọc Hân (công chúa, vợ Quang Trung) đã ca ngợi:

“Mà nay áo vải cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình”

Về Gia Long, họ có nhận định như sau:

“Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập ra triều Nguyễn…

Triều Nguyễn là một vương triều tối phản động…

Như vậylà trên cơ sở quốc gia thống nhất đã được phong trào Tây Sơn khôi phục, triều Nguyễn chỉ lo củng cố quyền thống trị của dòng họ, tăng cường chế độ chuyên chế…”

(lịch sử việt nam I – hà nội)

Khách quan mà nói, Quang Trung là một vị anh hùng áo vải, có tài năng quân sự bách chiến bách thắng, một vị vua sáng suốt có nền nội trị vững vàng từ Thuận Hóa ra Bắc Hà, có đường lối ngoại giao đúng đắn khi giao thiệp với Trung Hoa, dưới triều Thanh. Nhưng có thực là vua Quang Trung đã đấu tranh xây dựng được một đất nước độc lập thống nhất không, hay triều Tây Sơn có “khôi phục” được “cơ sở quốc gia thống nhất” không, như các sử gia Miền Bắc đã nhận định?

Hãy xét qua các việc:

– Khi vua Quang Trung đem quân ra Bắc Hà đánh Trịnh với danh nghĩa phò Lê, ông có hội ý với vua anh là Thái Đức Nguyễn Nhạc không? Nếu có việc đó thì sao Nguyễn Nhạc từ Qui Nhơn vội vã kéo quân ra Phú Xuân để gọi em về và sự tranh quyền giữa huynh đệ đã manh nha từ đó. Cũng vì sự tranh quyền này đã gây chia rẽ giữa các anh em Tây Sơn. Và sao trong một nước thống nhất lại có ba vua: Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đóng đô ở Qui Nhơn, Đông Định Vương (Nguyễn Lữ) ở Gia Định và Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) ở Phú Xuân?

– Một nước ba vua, mà một vua thì không có thực lực (Nguyễn Lữ), hai vua lại tranh chấp quyền lực với nhau, đến nỗi vua anh (Nguyễn Nhạc) phải lên thành Qui Nhơn khóc lóc, vua em (Nguyễn Huệ) mới giải vây và rút quân về Phú Xuân.

– Với tình trạng nầy, làm sao tạo thành một nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo duy nhất của một vị vua có đủ toàn quyền trị nước? (Quang Trung có lúc tùng phục, có lúc cưỡng lệnh vua Thái Đức, hơn nữa còn uy hiếp vua anh).

– Không thể xác định vua Quang Trung và triều Tây Sơn đã xây dựng một đất nước độc lập thống nhất với chỉ hai miền Trung-Bắc, trong khi miền Nam (chủ yếu là vùng Gia Định) đã có sự hiện diện của chúa Nguyễn từ lâu và đã thiết lập một vương triều ở đó từ năm Mậu Thân (1788).

Tất nhiên là công cuộc thống nhất đất nước thuộc về vua Gia Long. Vậy sau khi nắm được chủ quyền quốc gia, vua Gia Long đã làm gì cho đất nước và dân tộc?

Sự nghiệp của vua Nguyễn là tiếp tục những công cuộc đã thực hiện ở miền Nam, phát triển ở qui mô rộng lớn trên toàn quốc, từ tổ chức nội trị, ngoại giao, đến việc giao thương với nước ngoài, mang lại sự cường thịnh cho nước nhà vào thời kỳ ấy. Điều đáng lưu ý là sau khi thành công, vua Gia Long chỉ phong tước cho một thiểu số người ngoại quốc đã có công giúp vua trong cuộc chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn mà không cho họ quyền lực gì để can thiệp vào việc nội trị của mình. Khi đại diện của vua Louis 18 qua Việt Nam, yêu cầu vua Gia Long thi hành hiệp ước mà Giám Mục Bá Đa Lộc đã thay mặt vua ký kết năm 1787, dưới triều vua Loius 16 (cho Pháp được quyền buôn bán, nhượng đất Hội An và Poulo Condore) nhưng vua đã từ chối, vì từ trước Pháp đã không thi hành hiệp ước đó. Điều này chứng tỏ một lần nữa, vua Gia Long đã không có hành động gì gọi là “cõng rắn cắn gà nhà” (vua Gia Long thắng trận không do sự hỗ trợ quân đội và vũ khí của Pháp, vì hiệp ước 1787 đã không được thi hành).

So sánh sự nghiệp của vua Quang Trung với triều Tây Sơn và vua Gia Long với triều Nguyễn, ta thấy cả hai vua đều có công với nước, với dân, chưa kể các vua Nguyễn đời sau, như các chúa Nguyễn đời trước, đã có công mở nước từ đất Thuận Quảng đến mũi Cà Mau. Có người cho rằng nếu vua Quang Trung không mất sớm thì sự nghiệp dựng nước và mở nước của ông không kém gì vua Gia Long. Điều này có thể đúng trong đời vua Quang Trung. Nhưng xét đến đời con vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản, tức vua Cảnh Thịnh, không có tài năng, bản lãnh gì, không nối được chí cha, làm nên sự nghiệp lớn, mà nội bộ triều Tây Sơn lúc bấy giờ có những mâu thuẫn, tranh quyền giữa các tướng lãnh với nhau, cho nên không hẳn Tây Sơn sẽ có những triều đại kế tiếp lâu dài về sau.

Để kết luận, khi phê phán nhân vật lịch sử nên có thái độ khách quan, công bằng, không nên có thái độ chủ quan, thiên vị với chủ đích riêng như các sử gia Miền Bắc đã làm, nghĩa là có thiên kiến đối với triều Nguyễn và viết sử theo quan điểm Mát-xít, cho rằng lịch sử nhân loại ở đâu cũng có tiến trình đấu tranh giai cấp. Từ nông dân đấu tranh chống phong kiến đến công nhân đấu tranh chống tư bản, để tiến lên xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là xã hội cộng sản. Trên quan điểm ấy, họ cố áp đặt cuộc chiến Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn trong tiến trình đấu tranh giai cấp đó và cho rằng Tây Sơn là đại biểu cho giai cấp nông dân nổi lên chống lại giai cấp phong kiến, địa chủ là Trịnh và Nguyễn. 

Nguồn bài đăng

54 thoughts on “Nhận định về Quang Trung và Gia Long

  1. Nếu đem việc 2 người này làm quy về thành 1 phép toán thì ta thấy việc trước kia Vua Quang Trung này làm và việc sau này Vua Gia Long làm là như nhau. Vua Quang Trung truy sát giết cả nhà Vua Gia Long nay Vua Gia Long thắng trả thù giết lại cả nhà là truyện thường tình.

    Tôi thấy nói vậy là còn nhẹ cho Ông Quang Trung này. Qua đọc nhiều tài liệu tôi thấy Vua Quang Trung có khuyn hướng tàn sát những người không theo mình ngay cả dân thường(đặt biệt là người Tàu) chứ chưa nói những người chống lại mình. Theo tôi Vua Quang Trung là một vị tướng giỏi chứ không phải là vua giỏi.

    Tôi thấy vua Gia Long đã bị giới sử cộng sản sử dụng để tuyên truyền hình ảnh xấu xa nhằm vào mục đích chính trị nhiều hơn.

    Thích

  2. mình thấy add có vẻ thiên vị quá, Gia long cầu viện bọn Tàu và Xiêm ở ngay gần kề bên nước Nam, tức là họ đã có thỏa thuận hay giao ước gì đó về biên giới. Còn Nguyễn huệ nhờ Anh giúp đỡ thì xa ở tận bên Âu, tụi nó cũng không làm gì được nước Nam ta, chắc add vẫn chưa biết chuyện Nguyễn Huệ cầu hôn công chúa triều Thanh và “đòi” Càn Long phải nhượng 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cho mình hay sao (tiếc là Nguyễn Huệ mất sớm nên không thực hiện được), Gia Long có làm được như thế không, để rồi tới hôm nay thế hệ con cháu phải liên tục bị bọn Tàu ra oai phá rối, lấn đất…
    Nói thêm cái này nữa, có khi nào các bạn tự hỏi tại sao Tây Sơn bại trận mà tên của Nguyễn Huệ lại được đặt cho 1 con đường đẹp nhất ở Tp. HCM không, sao không có con đường nào mang tên Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn?

    Thích

    • Bạn chắc là nếu Quang Trung còn sống thì chúng ta có giữ được Quảng Đông và Quảng Tây đến sau này. Lăng kính lịch sử không thể nói chuyện tiếc là…..hay nếu như……. bạn à.

      Vụ đặt tên đường thì bạn ngây thơ quá 😀

      Thích

    • “Còn Nguyễn huệ nhờ Anh giúp đỡ thì xa ở tận bên Âu, tụi nó cũng không làm gì được nước Nam ta” câu này nói ra nghe nó con nít quá. Thế Pháp chiếm Việt Nam chắc là do người ta bịa ra quá.

      ” chắc add vẫn chưa biết chuyện Nguyễn Huệ cầu hôn công chúa triều Thanh và “đòi” Càn Long phải nhượng 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cho mình hay sao (tiếc là Nguyễn Huệ mất sớm nên không thực hiện được), Gia Long có làm được như thế không, để rồi tới hôm nay thế hệ con cháu phải liên tục bị bọn Tàu ra oai phá rối, lấn đất…” câu này nói nghe tưởng Việt Nam thời đó là siêu cường quốc. Muốn lấy con gái người ta là lấy ah? hay muốn người ta cắt đất ra cho mình là cho ah?

      Thích

    • Bạn ơi Pháp nó cũng xa VN lắm đó =)) mà Gia Long cầu viện TQ lúc nào cơ =)) là do ông dựa vào lực lượng người Tàu ở trong Nam hay là vụ 20 vạn quân Thanh (vốn do nhà Lê mời về =))))))))))))

      Huệ đòi Càn Long nhượng là Càn Long phải nhượng đấy chắc =)) 20 vạn quân Thanh năm đó còn chưa phải là cái số lẻ của quân đội TQ đâu, lạng quạng chưa biết mèo nào cắn mỉu nào

      Còn vụ tên đường thì… ờm, bạn tham khảo lại bản đồ SG trước giải phóng nhé :3

      Ngoài lề tí, ad là viết tắt của admin, còn add là động từ nghĩa là thêm vào, ko biết bạn đang nói đến cái nào :v

      Thích

    • Bạn ơi! Quang Trung dù còn sống cũng ko thể nào thống nhất được đất nước này hết vì ông còn phải gặp anh mình là Nguyễn Nhạc hoàng đế ở Quy Nhơn. còn về Nguyễn Ánh cầu viện thì bạn phải đọc nhiều tài liệu để biết thêm nhe nhà Tây Sơn cũng qua Xiêm cầu viện nhưng vua Xiêm chọn Ánh chứ ko chọn Huệ đó.
      Còn về tên đường thì mình xin giải thích theo đúng tinh thần của người được tham gia bàn về vấn đề đặt tên đường: Theo tinh thần của Đảng ta là đặt tên đường cho các nhân vật có công chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc còn về triều Nguyễn thì còn nhiều ý kiến tranh luận nên chưa đặt tên đường. Bạn có biết con đường Nguyễn Huệ cũng chính là con đường ngày trước nguyễn huệ tiến quan vào nam chiến đấu với Ánh và là đường có trận chiến ác liệt ko

      Thích

    • Việc đặt tên đường bạn nên nhớ là do “người lãnh đạo” của chế độ đó đặt.khi mà hiện tại “các ông” đang có sự ghét bỏ Nguyễn ánh thì làm sao có tên đường.tôi hỏi bạn. Tại sao trong saigon trước kia có đường Gia Long. Có đường Lê văn Duyệt còn bây giờ thì lại không.nó thuộc về quan điểm chính trị.thưa bạn

      Thích

    • Bạn hiểu về sử như vậy thì không ổn rồi.Lưỡng quảng dưới thời nhà Thanh là một vùng đất có dân số cũng như văn hóa đậm chất Hán.Hơn nữa nhà Thanh dưới thời Càn Long là một đế quốc rất hưng thịnh về quân sự, ngoại giao.Hiện nay dân số 2 tỉnh đó còn lớn hơn dân số cả nước mình.Bạn muốn lấy lại để giờ bạn phải học nói và viết tiếng hán.dân tộc nào ưa thế về dân số và văn hóa thì dân tộc đó sẻ làm chủ đất nước.Như dân tộc kinh mình hiện nay.Còn vua Quang Trung trước 1975 chế độ cũ cho in tiền có giá trị cao nhất là hình của ông.Còn Gia long thì chỉ đặt theo tên đường,ai có công với dân tộc Việt này đều được ghi nhận kể từ chị em trưng trắc, trưng nhị.Còn bạn nói như thế nào là bán nước, như thế nào là trao đất cho giặc.Lịch sử nước ta ghi nhận chỉ có nước chiêm thành cắt đất cho Đại Việt sau khi được gã Ngộc Hân công chúa thôi.Và dòng họ Nguyễn Phúc từ thời Nguyễn Hoàng đến thời Nguyễn Phúc Đởm thì diện tích nước ta cực đại, lớn hơn hiện nay.Không có ai cắt đất bán cả.Chỉ có đánh nhau với Pháp thua nên phải nhượng,lịch sử châu Á ngoài Nhật với Thái ko bị phương Tây xâm chiếm chứ có nước nào thoát nổi đâu.Sao bạn cứ khắt khe với vua của nước mình vậy.Bạn ở thế kỉ này bạn nhìn nhận phát xét sự việc thế kỉ trước đây liệu có khách quan không vậy.Nước ta hiện nay bạn không thấy kí hiệp định chiến lược nước này nước kia sao.súng ống xe tăng máy bay mua nga mua mỹ mua nhật đó sao, vậy thời này được sao thời trước không được.2 ông vua đều tài giỏi.dân Nam họ mến mộ cả Gia Long và nguyễn Huệ.Lịch sử là sự kiện có thật bạn hãy đọc và ngẫm thật kỉ trước khi khẳng định.Không có lịch sử và học được từ lịch sử thì bạn không có biết mình ở đâu và nên làm gì để cho dân tộc này đi lên đâu.

      Thích

    • Tác giả bài này ngôn từ rất xuyên tạc. Tỏ rõ ở chỗ “Cộng Sản” và “Quốc Gia”. Quang Trung có công cải cách nhiều vấn đề như Nông Nghiệp, Công Nghiệp, Giáo Dục…Còn dám bắt nhà Thanh nhượng đất. Còn Gia Long lại nhờ lực lượng ngoại bằng, cho họ được phép ảnh hưởng lớn đến quân đội, kinh tế để dẫn đến Pháp thuộc sau này.

      Thích

    • Nguyễn Ánh chính là đường Gia Long nhưng sau 1975 đã bị đổi tên. Công lớn của các vua triều Nguyễn là mở cỏi về Nam, Nguyễn Huệ chỉ tiếm quyền nhiều năm sau đó. Hậu duệ nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh kiên trì đấu tranh giành lại quyền kế thừa cho dòng tộc không sai. Nói theo sử của những người CS thì triều đại nhà Nguyễn là đớn hèn và phản động nhất trong các triều đại phong kiến của Việt Nam (cõng rắn cắn gà nhà hay cắt đất cầu hòa) là chưa công tâm. Bởi chỉ là nhất thời tùy biến, đất đai ông cha năm xưa bỏ công khai phá, giờ nguy cấp không đủ khả năng bảo vệ, tạm cắt một phần làm thế hoãn binh lui để tiến sau này như các tiền nhân bỏ kinh thành, tiêu thổ kháng chiến. Thời thế ko may nếu Pháp vào chậm khoảng 30-50 năm, Miên, Thái, Lào giờ đã là đại quốc Việt Nam

      Thích

    • THEO MÌNH
      1. VIỆC BẠN NÓI PHÁP XIÊM Ở RẤT GẦN TA CÒN ANH Ở XA LÀ CHƯA ĐÚNG ANH LÚC ĐÓ ĐANG CHIẾM ẤN ĐỘ ,MYANMA,HỒNG KONG ,TRUNG QUỐC ANH VÀ PHÁP Ở SÁT BÊN NHAU CHỨ ANH CÓ Ở XA ĐÂU .
      2. VIỆC QUANG TRUNG ĐÒI ĐẤT LƯỠNG QUẢNG CHỈ LÀ THUYẾT ÂM MƯU THÔI CHƯA CÓ TƯ LIỆU NÀO KHẲNG ĐỊNH ĐIỀU ĐÓ CẢ NÓ HƠI ẢO TƯỞNG ,NGUYỄN ÁNH THÌ LÀM HƠN ĐƯỢC NHƯ THẾ ĐÓ CHÍNH LÀ ĐEM LẠI MIỀN NAM CHO CHÚNG TA MỘT THÀNH QUẢ TUYỆT VỜI DƯỚI THỜI NGUYỄN ÁNH VÀ MINH MẠNG CON ÔNG ĐÓ LÀ CON KÊNH VĨNH TẾ CON KẾT ĐÃ GIÚP XÁC LẬP CHẮN CHẮN CHỦ QUYỀN GIỮA TA VÀ CAMPUCHIA
      3. NẾU THEO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC NHỮNG NGƯỜI THEO CNXH THÌ AI ĐẤU TRANH CHO NÔNG DÂN THÌ NGƯỜI ĐÓ LÀ ANH HÙNG MÀ NGUYỄN HUỆ LÀ NGƯỜI ĐÓ NÊN VIỆC ĐẶT TÊN CHO 1 CON ĐƯỜNG ĐẸP Ở SÀI GÒN NHẰM MỤC ĐÍCH TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐIỀU ĐÓ

      Thích

    • Gia Long có làm được như thế không, để rồi tới hôm nay thế hệ con cháu phải liên tục bị bọn Tàu ra oai phá rối, lấn đất… BẠN NÓI SAO ẤU TRĨ VẬY, VUA GIA LONG XƯA ĐÓ KHÔNG CÓ GÌ LIÊN QUAN TỚI HÔM NAY ĐỂ CON CHÁU BỊ TÀU RA OAI PHÁ RỐI. BẠN NHÌN NHẬN SỬ HỌC THIỂN CẬN QUÁ. VIỆC NGƯỜI HOA Ở TẠI VÙNG ĐẤT VIỆT NAM-GIAO CHỈ- NÀY CŨNG DĨ LẼ TẤT NGẪU NHƯ BẠN CÓ MẶT TRÊN ĐỜI. VẤN ĐỀ LÀ VỚI KHỐI NHÂN KHẨU HỌC ĐÓ BẠN LÀM GÌ CÓ LỢI NHẤT CHO QUỐC GIA DÂN TỘC.

      Thích

  3. Sao ở đây mình k thấy giải thích viẹc Nguyễn Vương cầu viện quan Xiêm là đúg hay sai hay đó là việc 2 kì phùg địch thủ đáp trả nhau? Mong mọi nguời giải đap giup em vs

    Thích

    • Mình đọc sách về tài liệu mà được lưu hành tại Thái Lan viết về Triều Nguyễn có đoạn được tạm dịch như sau:
      Nguyễn Ánh tới cầu viện Xiêm nhưng chưa được vào mà vua Xiêm chỉ cho mời Bá Đa Lộc thôi khi ông vào gặp sứ thần nhà Tây Sơn đang ở đó. Sau khi chào hỏi nói chuyện thì Xiêm hạn có câu trả lời vào khi khác nhưng không ngờ là Tây Sơn lại đánh vào Cao Miên mà Cao Miên đang là đất thuộc Xiêm. Nên vua Xiêm đã có quyết định là giúp Ánh chóng Xiêm.

      Thích

    • Cầu viện lực lượng này để đánh lực lượng khác (Nguyễn Ánh xem lực lượng Tây Sơn là quân nước khác – Lực lượng Tây Sơn khởi nghĩa ở Tây Nguyên (Tây Sơn thượng đạo nay là An Khê – Gia Lai) không có gì là đúng hay sai. Đúng sai chỉ được xác định sau đó thôi. Có nghĩa là anh có nhượng lãnh thổ để trả ơn không? Hay nhân dịp đó họ có cướp nước mình không?

      Thích

  4. Thứ nhất là vua Quang Trung không mất sớm thì chẳng bao h để Nguyễn Ánh thắng trận mà thống nhất Việt Nam cả, đang nói về Quang Trung đoạn cuối lôi Quang Toản vào là ntn ?
    Thứ 2 là dù có thống nhất được Việt Nam đi chăng nữa, nhưng việc cầu viện quân xâm lược Xiêm để chúng tràn vào quê hương Việt Nam là một việc không thể chấp nhận.Nếu ông ta dựng cờ khởi nghĩa tại một vùng miền nào đó của Việt Nam mà chống lại được quân Tây Sơn,thống nhất đất nước Việt Nam thì sẽ chẳng ai có ý kiến gì. Đừng có lấy lí do rằng ông ta là người kiên định hay có ý chí để che đậy cho hành động rước voi giày mả tổ kia của ông ta
    Thứ 3 là nhờ việc Nguyễn Ánh cầu viện Pháp mà 60 năm sau Pháp có tiền đề cho việc xâm chiếm Việt Nam. Hành động của Nguyễn Ánh không dẫn tới hậu quả ngay nhưng lại mang đến hậu quả sau này
    4 là bài viết đậm chất cá nhân, nhìn nhận các vấn đề lịch sử phải nhìn nhận từ nhiều chiều nhưng bài viết này chỉ tôn vinh các dẫn chứng lịch sử theo tài liệu của Qg Việt Nam mà có ý phủ nhận các tư liệu của VNDCCH, bài biết trong đấy có ngầm yếu tố chính trị.

    Thích

    • Vậy nước Miên,Lào,Madagascar,New Caledonia v.v.có “TIÊN ĐỀ” nào không
      mà Pháp vẫn xâm chiếm làm thuộc địa ?
      Thật ra,việc Pháp chiếm thuộc địa là nhu cầu tất yếu của chính sách thực dân
      thời bấy giờ,chứ không nhất thiết phải có… tiền đê thi mới chiếm !

      Thích

    • HÂY DÀ! LỊCH SỬ CÓ CHỮ NẾU KO? NGẪM CHO KỸ THÌ MỌI VIỆC LÀ DO TRÙNG TRÙNG NHÂN DUYÊN KHỞI THÔI BẠN. BỐI CẢNH LÚC ĐÓ KHIẾN VUA QUANG TRUNG RẤT ĐÂU ĐẦU. CHỐNG VỚI VUA NGUYỄN ÁNH CHÂN MỆNH THU ĐƯỢC NHÂN TÂM, CHỐNG VỚI ÔNG ANH NGUYỄN NHẠC THIỂN CẬN DO ĐÓ NGÀI BỊ ĐỘT QUỴ CŨNG KO PHẢI LÀ NGẪU NHIÊN.

      Thích

  5. Có tiền nhân, mới có chúng ta ngày nay, nên có thái độ tôn trọng lịch sử, đúng mực !

    Từ trước đến giờ ở mỗi giai đoạn lịch sử đất nước đều có những thế lực tốt xấu khác nhau muốn tranh giành quyền bính, đạt được rồi thì tuỳ tốt xấu mà hưng thịnh suy vong cũng rất khác nhau… kéo dài theo lịch sử ngàn năm của ông cha ta cho đến nay. Chi tiết có thể có và bàn luận đánh giá ở từng khía cạnh nhưng đó cũng như cây, nhìn cây phải thấy rừng, đó là:

    Nguyễn Huệ đánh giặc, làm vua cả thảy trong vòng 25 năm đã để lại cho đất nước một di sản khổng lồ, chống thù trong giặc ngoài, giặc ngoài có trận Rạch gầm Xoài Mút, chiến thắng 20 vạn quân nhà Thanh phía bắc; trong thì làm cho hơn 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh chia xé đất nước đi vào dĩ vãng, đất nước một dải, tuy chiến sự chưa bình yên, viêc trị nước an dân chưa hoàn thành nhưng đây là tiền đề cho thống nhất giang san sau này, muôn đời để tiếng thơm. Thật xứng đáng là anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ.

    Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn sau khi Nguyễn Huệ qua đời, lập ra triều Nguyễn, bắt đầu là Vua Gia Long tồn tại 140 năm có lẻ, công bằng mà nói: công tội trong trị quốc an dân là đều có. Trong 60 năm đầu trị vì, nhu nhược trong thực hiện chính sách bế quan toả cảng kìm hãm sự phát triển của đất nước; hơn 80 năm sau trong kiếp nô lệ cho Phú Lang Sa, đất nước chia 3 miền với 3 kiểu cai trị khác nhau do người Pháp định đoạt, vua tôi chỉ là bù nhìn bán nước cầu vinh… và suy vong. Thử hỏi xem trong mỗi người Việt nam chúng, dù cho có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng ai cũng biết đến một ông vua đầu triều Nguyễn, chính là “Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà”, ” rước voi về dày mả tổ”. Vết nhơ muôn đời không xoá sạch.

    Đó là lịch sử được Dân tộc được truyền cho mai sau.

    Thích

    • Có vẻ như dân Việt kỵ nhất là tội cõng rắn cắn gà nhà, để dù có là dân Bắc Hà cũng phản đối Chiêu Thống, ủng hộ Tây Sơn, để dù có thống nhất toàn cõi Việt Nam từ bắc chí nam lập ra 1 triều đại rộng lớn như Nguyễn Ánh thì vẫn bị mang tiếng là phản động.

      Thích

  6. Vua Thế Tổ (tức Gia Long) là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong hai mươi lăm năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sự khôi phục. Ngài lại có đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy…”
    Đó là vị Hoàng Đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Cochinchine (tức Nam Việt). … Con người vĩ đại mà những vẻ tráng lệ của xứ này sẽ còn giữ lại hình ảnh oai hùng. Thế kỷ của họ sẽ lưu danh…”

    -Đọc 2 trích đoạn này thôi là em thấy có vẻ hư cấu nặng rồi nhé.”Cường đại” về diện tích thì còn nghe được chứ về kinh tế quân sự thì xin bớt hư cấu cho.Rồi thì “Hoàng đế vĩ đại nhất…bla bla” lại hư cấu tiếp. Lúc QT còn sống thì không biết GL đang chui lủi nơi nào nữa…
    Nhưng dù sao thì GL cũng là người chiến thắng cuối cùng và cũng là người tài giỏi. Còn nghe các bác cãi nhau em thây mệt quá. Một bên ủng hộ VNCH thì bênh cho GL, một bên ủng hộ VNXHCN thì bênh cho QT mà kết quả thì ai cũng biết rồi đấy, VNCH đang chui lủi ở đâu mà đòi cãi với VNXHCN.

    Thích

    • Đây là lịch sử bạn nhé. Và lịch sử cần 1 cái nhìn khách quan chứ không phải quan điểm “thắng làm vua, thua làm giặc” của kẻ chiến thắng viết lại lịch sử. Vua Quang Trung hay Vua Gia Long đều có một vị trí và vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử đất nước.
      Bạn sử dụng cụm từ “chui lủi” nghe có vẻ “chợ búa, đường phố” nhỉ? Đã là chiến tranh, loạn lạc thì thành bại sau cùng mới là quan trọng.
      Một kẻ chẳng hiểu rõ bản chất của 2 từ “Lịch sử” như bạn, cùng với cách sử dụng từ ngữ kém chuẩn xác, chẳng khác nào “tao thích thì tao nói”.
      Vậy nhé! Mong bạn tìm hiểu sâu sắc về lịch sử Việt Nam từ nhiều nguồn và nhiều quan điểm khác nhau trước khi phát ngôn. Cám ơn vì đã đọc.

      Thích

    • cái loại ngu,ở đây k có bênh,chỉ cần đọc tài liệu chính thống của Việt Nam hiênk nay đủ biết Gia Long giỏi ntn và công trạng ra sao.QT giỏi ai cũng biết nhưng tiểu nhân thì cũng có thừa!Hãy xem cách hành xử của ông ấy với Văn Miếu khi ra Bắc đánh quân Thanh và trả lời hộ câu:Tại sao Nguyễn Du bỏ trốn nhà Tây Sơn đến nỗi bị bắt nhưng lại làm quan cho Gia Long?và QT phá bỏ thế chia 2 của Trịnh -Nguyễn thì lại tạo ra thế chia 3 của Tây Sơn là thống nhất hay phá nát đất nước?

      Thích

      • Khoan chửi người khác ngu, hãy xem mình có ngu không đã rồi hẵng tính.

        1) Vì sao Nguyễn Du bỏ nhà Tây Sơn mà theo Gia Long?

        Bởi vì cha và anh của Nguyễn Du làm quan, võ tướng, tể tướng cho Triều Lê. Họ đã từng cầm quân đánh nhau với Tây Sơn. Vì Tây Sơn lật đổ triều Lê nên gia đình quan quí của Nguyễn Du bị tổn hại.

        Chỉ có 1 mình Nguyễn Du ko theo Quang Trung, lại chọn Gia Long thì còn xét xem tại sao rất nhiều người khác (Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,…) lại theo Quang Trung mà không theo Gia Long?

        Đơn giản là vì Giữa Nguyễn Du và Tây Sơn có cái thế đối đầu này từ thời còn Lê-Trịnh cho nên Nguyễn Du mới không chịu theo Tây Sơn.

        2) Cái thế chia 2 của Đàng Trong và Đàng Ngoài và thế chia 3 của Tây Sơn?

        Khác nhau xa nhé bạn.
        Đàng Trong và Đàng Ngoài giống như 2 quốc gia riêng biệt với 2 triều đình riêng biệt.
        Còn 3 vùng của Tây Sơn thì trong đó chỉ có 1 mình Nguyễn Huệ làm vua chính thức. Nguyễn Lữ và Nguyễn Nhạc chỉ làm vương dưới quyền của vua Quang Trung. Mặc dù Nguyễn Nhạc ban đầu làm vua chống đối Nguyễn Huệ nhưng sau đó thấy Nguyễn Huệ tài cao chí lớn nên xin chỉ làm vương. Nguyễn Huệ vì tình anh em nên đồng ý cho anh làm vương mà không truy tận giết tuyệt. Vị trí làm vương của Nguyễn Nhạc cũng là do Nguyễn Huệ chủ ý để lại. Còn vị trí vương của Nguyễn Lữ lại là do chính Nguyễn Huệ phân phó cho ông vào miền Nam canh giữ chứ không phải Nguyễn Lữ tự mình tách quân chống đối lại Nguyễn Huệ. Khi Nguyễn Lữ gặp biến, ông cầu viện Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ như anh em trong 1 nhà, như quân thần trong 1 triều chứ không phải là như giữa quốc gia này với quốc gia khác. Tuy nói 3 vùng nhưng là do Nguyễn Huệ đồng ý như vậy, cả 3 đều thuộc quyền cai quản của 1 vị vua và 2 vị vương dưới quyền vua. Chính vì vậy, đất nước đã thống nhất ngay dưới sự cai trị của vua Quang Trung rồi.
        Hơn nữa, Nguyễn Huệ có ý muốn chiếm lấy Lưỡng Quảng. Nếu bên trong nước nhà chưa thống nhất thì sao NH không lo đánh 2 ae mình để thống nhất trước đi mà lại đi mở rộng lãnh thổ sang Lưỡng Quảng làm gì. Trừ khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất thì mới đi mở rộng thêm ra mà thôi.

        Thích

  7. Tôi tôn thờ Quang Trung, nếu không có ngài đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh thì rất có thể nhiều người trong số các bạn đang comment ở đây đã và đang cầm dao chém người, khủng bố đòi độc lập như những người Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương, dân tộc cùng bối cảnh với người Việt nhưng thất bại trong cuộc chiến với Càn Long nhà Thanh.
    Không thể biết Nguyễn Ánh sẽ làm gì nếu phải đối diện với đội quân của Tôn Sĩ Nghị, nhưng với những gì đã làm thì tôi không hi vọng điều gì tốt đẹp cả. Tất nhiên nếu chỉ là nếu và may mắn là như thế.

    Thích

      • Vớ vẩn. Suốt 4000 năm đô hộ đấy, có ai sang cầu cứu Trung quốc đâu mà nó vẫn cứ đem quân sang xâm lược đấy thôi.
        Bản chất Cá lớn nuốt cá bé là chuyện thường tình. Cho dù có hay không có Quang Trung thì Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam cả. Cái chính không phải là có Quang Trung, mà cái chính là nhà Lê đã “cõng rắn cắn gà nhà”. Trách Lê Chiêu Thống không trách, lại đi trách vua Quang Trung.

        Thích

      • Thế nếu không có Gia Long thì cũng không có chuyện Pháp sang xâm lược Việt Nam hả? Nghĩ trước khi nói chứ. TQ mà không nuôi mộng xâ lăng kẻ khác thì đã ko phải là TQ. Còn về nhà Nguyễn, công bằng mà nói công tội đều có cả, ko thể phủ nhận. Bản chất của chủ nghĩa thực dân phương Tây là dựa trên sựu xâm chiếm nô dịch để làm nền tảng phát triển cho mình, nên dù có Gia Long hay Quang Trung trị vì thì đại việt cũng khó tránh khỏi kiếp đô hộ của thực dân tây phương, chẳng qua Gia Long chỉ làm cho tiến trình này xảy đến sớm hơn thôi. tôi ko bênh ai cả, nhưng sự thật thì vẫn phải thừa nhận, ko thể đổ tất cả tội lỗi lên đầu Gia Long được, song việc ông ta dựa dẫm ngoại bang để đánh lại tây sơn với ý nghĩa chờ xong việc sẽ tính tiếp tưởng là thông minh nhưng hóa ra ngu xuẩn. môt khi ngoại bang đã vào được nhà mình rồi thì có dễ dàng quay ra ko? còn việc Gia Long trả thù nhà tây sơn là do trước đó tây sơn cũng đã phá hủy lăng mộ của nhà nguyễn đó thôi, có vay có trả, ko có gì oan ức cả.

        Thích

  8. Xin cảm ơn tác giả giúp mình có thêm góc nhìn mới về vua Quang Trung, và Gia Long. Mỗi nhân vật đều có vai trò quan trọng và nhiều đức tính mà người đời sau chúng ta nên học hỏi va rèn luyện. Vua Quan Trung mưu lược, tài năng quân sự lỗi lạc đánh tan quân Thanh, vua Gia Long kiên trì, bại mà không nản, tính cách của người làm nên nghiệp lớn. Mình tiếc rằng học sử ngày nay mang màu sắc chính trị quá lớn, sử sách viết một cách chủ quan nên làm cho lớp trẻ không nhìn thấy những hết sử nước nhà. Trong tác phẩm Xứ Đàng Trong tác giả Lina Tan chỉ rõ nhờ nhà Nguyễn với gần 200 năm khai phá giúp mở rộng bờ cõi Việt Nam xuống phía Nam (Trung va Nam Việt Nam ngày nay). Cuộc nổi lên nhà Tây Sơn giúp giả quyết những bất cập xã hội thời kì đó. Mỗi giai đoạn thời kỳ đều có vai trò riêng mà người đời sau cần đánh giá công bằng.

    Thích

  9. Nói như bạnthì đánh bùn sang ao? gì chăng nữa vua quang trung là người thống nhất đất nước ai cũng thừa nhận . dân việt có câu khôn ngoan đối đáp người ngoài vua đánh quân thanh do nhà lê rước, quân xiêm do nguyễn ánh rước lịch sử ghi nhận khi vua mất do anh em tranh giành . nguyễn ánh rước pháp vào là sự thật giày xéo mồ mả vua là sư thật tứ mã phanh thây còn lưi truyền trong dân gian là sự thật còn nguyễn huệ trả thù ông cha nguyễn ánh trong sử chính thống có nói đâu trong dân gian cũng vậy ; còn chúng ta thế hệ sau cần công bằng là đúng lịch sử đã lùi xa có khoảng cách vấn đề là tin sách có bản quyền còn nhận định theo cảm tính thì không nên

    Thích

    • Triều Nguyễn còn nói nhà Tây Sơn là Ngụy và đốt sạch tài liệu về nhà Tây Sơn, Còn nói về vua Gia Long và vua Quang Trung thì đều là nhưng người có công với đất nước, chỉ là đề đạt được mục đích thì vua Gia Long phải đánh đổi quá nhiều thôi ( từ lợi ích quốc gia đến tai tiếng lịch sử)

      Thích

  10. Tác giả bài viết tỏ ra là công bằng khách quan nhưng thật tâm là đang cãi cho Nguyễn Ánh. Sự thật lịch sử chỉ có một mà thôi. Còn lại đều là giả trá, theo sự viết gian dối bịa đặt xuyên tạc của người viết lịch sử. Thế nên nhiều nguồn tư liệu lịch sử cũng chỉ là giả tạo không thể tin tưởng được.

    Sự thật là tài năng quân sự của vua Quang Trung trên tài Nguyễn Ánh. Cả thế giới đều tôn xưng Nguyễn Huệ là thiên tài. Còn Nguyễn Ánh thì có ai gọi là thiên tài? Chẳng qua Ánh được tôn phò giúp đỡ vì Ánh là cháu của chúa Nguyễn. Việc thu phục nhân tâm, nhân tài, tầm ảnh hưởng của Nguyễn
    Huệ lớn hơn rất nhiều lần Nguyễn
    Ánh. Nguyễn Huệ khiến nước Xiêm ,
    nước Thanh phải lo sợ. Còn Ánh lại sợ đến bợ đợ nước Xiêm, nước Thanh.

    Sự thật là Nguyễn Huệ đại phá chiến thắng quân xâm lược cướp đất nước là giặc Xiêm & giặc Thanh. Chính xác là Nguyễn Huệ đã bảo vệ nước Việt bị thôn tính, bảo vệ dân Việt bị giết hại, bị nô lệ, bị đồng hóa. Còn Nguyễn Ánh rõ ràng là cầu cứu ngoại xâm Xiêm La vào cướp nước giày xéo quê hương, giết hại nhân dân, y còn bợ đợ tiến cúng để được lòng nhà Thanh.

    Nguyễn Huệ khi còn trị vì thì làm mưa làm gió, quyền uy vô thượng, cao thượng. Nguyễn Huệ ra yêu sách đòi đất Lưỡng Quảng và vua Càn Long đã chấp nhận. Còn Nguyễn Ánh khi làm vua rồi mà không dám ho he việc đòi lại đất lấn chiếm ăn cướp của quân Tàu. Rõ ràng Nguyễn Ánh chỉ nghĩ cho ngai vàng của y, y sẵn sàng bán nước, cắt đất thần phục ngoại quốc.

    Nguyễn Ánh hèn hạ tiểu nhân nhơ bẩn
    đã rõ ràng. Chẳng ai lại lấy đồ ngâm trong hố phân để thờ cả. Thời đại ngày nay rõ ràng người ta không đặt tên đường Nguyễn Ánh, chẳng ai lập đền thờ Nguyễn Ánh. Còn Nguyễn Huệ được đặt tên đường, Nguyễn Huệ được lập đền thờ phụng. Không phải vì chế độ chính trị mà đó là lòng ngưỡng mộ công đức, công lao tài đức, tiếng thơm của Nguyễn Huệ.

    Thích

    • https://www.facebook.com/315076095910246/posts/323975058353683/-Làm gì QT có chuyện đòi đất Lưỡng Quảng. QT thần phục nhà Thanh không hết kìa:[Ngoài ra, trong “Bang giao lục” có nói về một tờ “thỉnh hôn biểu” của Quang Trung. Có đoạn:
      “Do ở phương xa lại có việc xảy ra bất trắc nên thần đã bàn với bầy tôi, ai cũng không dám, nhưng vì thần mà họ đề nghị phải làm… Mong sao cho được đấng anh minh rủ thương, xét cho thần vì tấm lòng chân thành, trìu mến, tha thứ cho thần những lời mạo muội, táo bạo trong việc xin cầu hôn. Thần ở biển Nam, ngóng trông sao Bắc xin kính chúc thánh Thiên Tử sống lâu muôn tuổi, mãi mãi là cha mẹ của dân vạn nước.”]

      Thích

    • Sự thật là tài năng quân sự của vua Quang Trung trên tài Nguyễn Ánh. Cả thế giới đều tôn xưng Nguyễn Huệ là thiên tài. Còn Nguyễn Ánh thì có ai gọi là thiên tài?
      Ông cho tôi biết cả thế giới là gồm những ai ? Tài liệu nào nói rằng cả thế giới tôn xưng ? (Mà chẳng hiểu tôn xưng là gì đâu nhỉ?)

      Nguyễn Huệ có tài quân sự thì khỏi phải bàn. Nhưng cái tài của ông chỉ là tài của một vị tướng. Cái áo Hoàng đế là quá rộng so với Nguyễn Huệ.

      Cái mạnh của Nguyễn Huệ là mạnh nhất thời, đánh về lâu về dài sẽ thua Nguyễn Ánh. Huệ không biết dưỡng sức dân, không biết quản lí về kinh tế. Huệ chỉ biết đánh nhau chứ chính trị thì dưới tầm Nguyễn Ánh 1 bậc.

      Hãy xem những vùng đất mà Huệ quản lý kìa. Dân đói kém, trộm cướp như ong. Quân Tây Sơn ở Bắc Hà chỉ trú trong đồn lũy, đi ra ngoài tuần là bị dân bắt giết.

      Lòng dân không theo nên Ngô Thì Nhậm phải bỏ Bắc Hà rút về giữ Tam Điệp.

      Đất Gia Định dưới sự quản lí của Ánh, dân no đủ, giao thương buôn bán tấp nập, khiến cho Gia Định giàu có. Lòng dân hướng về Ánh.

      Huệ nhờ quân dũng mãnh, tiến vào Nam đuổi bắt Ánh nhiều lần nhưng không được vì có dân che chở. Hệ vừa rời, dân rước Ánh về ngay.
      Ánh đánh Phú Xuân, Toản bỏ chạy ra Bắc. Ánh ra Bắc, dân đóng cũi Toản nộp cho Ánh ngay.

      Xem thế thì biết ai tài hơn rồi.

      Thích

  11. Nhận định về 2 vị hoàng đế này đã gây ra tranh cãi từ rất lâu rồi, và chắc sẽ còn rất lâu nữa mới ngã ngũ.
    Tác giả của bài viết này là người của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, lập trường chống cộng thâm căn cố đế nên ông ta có nói chế độ cộng sản nâng cao hình ảnh vua Quang Trung cũng là điều có thể hiểu được.
    Vể những “phốt” hay “vấn đề” của vua Quang Trung, nhìn lại 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của nước ta, cũng có người tương tự, ví dụ vua Lê Đại Hành bị tình nghi câu kết với thái hậu ám sát vua Đinh, hay Lê Lợi sau khi lên ngôi thì sát hại công thần.
    Khi vua Quang Trung còn sống, không ai xứng đáng hơn ông để ngồi vào ngôi vị hoàng đế của nước Viêt. Nhưng khi ông qua đời, thì không ai xúng đáng hơn Nguyễn Ánh để ngồi vào vị trí hoàng đế nữa. Việc vua Gia Long trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn, có thể hiểu được vì bản chất làm chính trị là như thế, nhưng việc dẫn theo mấy vạn quân Xiêm vào đất Gia Định là hành động không thể chấp nhận được. Nó chứng tỏ để đạt được mục đính của mình, vua Gia Long sẵn sàng hi sinh lợi ích quốc gia, đặt quyền lợi của bản thân và dòng họ lên trên quyền lợi của dân tộc. Nhà Mạc năm 1592 bị đánh đuổi khỏi Thăng Long chạy lên Cao Bằng, trước khi chết vẫn còn dặn con cháu không được mời người Minh vào nước. Vua Gia Long chỉ là một anh hùng, chứ không thể được coi là anh hùng dân tộc đứng ngang hàng với vua Quang Trung được. Vua Quang Trung và triều đại Tây Sơn của ông đại diện cho cái mới, cái tiến bộ, còn vua Gia Long và nhà Nguyễn đại diện cho cái cũ, cái đã lạc hậu. Bởi vì kẻ dành chiến thắng là vua Gia Long, cái cũ lại thắng cái mới, do đó lịch sử của dân tộc bị kéo lùi trở lại. Với tư duy cũ, cách làm cũ , nhà Nguyễn dần dần trì trệ và lâm vào khủng hoảng,dẫn đến hậu quả mất nước vào tay người Pháp.

    Thích

  12. Gia Long thỏa thuận với Pháp đã gây ảnh hưởng đến tương lai đất nước sau này, lại còn lôi bọn Xiêm vào Vn ??. Trong khi đó Quang Trung thì đại phá quân Thanh 🙂 Khách quan cái gì mà cứ bênh chằm chặp. So thử Võ Nguyên Giáp với Ngô Quang Trưởng đi nào :))

    Thích

  13. Sự bất công về lịch sử nói về gia long , từ thời khi tôi còn học cấp 2. Tôi thấy ông vua này tài năng. Vua gia Long cũng là con người, chứ có phải phật hay chúa gì đâu mà không có lỗi

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s