Để chống lại Putin, Biden cố gắng tạo ra một cartel lộn ngược

Cù Tuấn dịch từ The New York Times.

 Tổng thống Mỹ Biden đã dẫn đầu nhóm lãnh đạo G7 đồng ý về một kế hoạch sẽ giới hạn giá dầu của Nga, một mục tiêu khó khăn nhưng có thể khiến Điện Kremlin bị hạn chế nguồn tiền hơn nữa.

MUNICH – Tổng thống Biden đang dẫn đầu nỗ lực thao túng thị trường dầu mỏ ở quy mô mà toàn thế giới cũng hiếm khi được thấy, áp dụng các chiến thuật giống như độc quyền của cartel trong một nỗ lực gây hấn nhưng đầy rủi ro nhằm phá hoại nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Tại cuộc họp của G7 tuần này ở Bavarian Alps, ông Biden đã cố gắng tạo ra một phiên bản lộn ngược của OPEC, tập đoàn dầu mạnh nhất thế giới, với mục tiêu xoa dịu người tiêu dùng đang khốn khổ vì giá xăng và nếu các đồng minh của ông làm thành công, sẽ giúp đẩy nhanh kết thúc của cuộc chiến.

Thay vì hạn chế nguồn cung để tối đa hóa doanh thu cho các quốc gia bán dầu, như một cartel, ông Biden đang cố gắng giảm thiểu số tiền mà một người bán cụ thể – Moscow – thu được từ mỗi thùng dầu. Ông đã lãnh đạo Nhóm 7 người đồng cấp của mình hôm 28.6 đồng ý với một kế hoạch sẽ giới hạn giá dầu của Nga, như một cách làm giảm doanh thu mà Tổng thống Vladimir V. Putin đang thu được từ hoạt động xuất khẩu quan trọng nhất của Nga.

Simon Johnson, một nhà kinh tế học của Viện Công nghệ Massachusetts, người đã tham gia vào các cuộc thảo luận về cách giới hạn như vậy có thể hoạt động như thế nào. “Đây là một tập hợp các quốc gia đang cố gắng phân biệt đối xử giữa dầu của Nga và các loại dầu khác, tạo ra một cái nêm chặn giá, mà có thể hoặc không thể làm giảm giá toàn cầu”.

Kế hoạch này là một phát minh của một nhà kinh tế học – cụ thể là Janet L. Yellen, Bộ trưởng Ngân khố và là cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang – và có vẻ chưa được hoàn thiện. Về mặt lý thuyết, nó khá mạnh mẽ, đến mức Thủ tướng Ý Mario Draghi đang thúc đẩy châu Âu áp dụng mức trần giá tương tự đối với nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga.

Một số chuyên gia năng lượng nghi ngờ việc giới hạn giá dầu là khả thi, nếu các nhà đàm phán thậm chí có thể đồng ý về cách cấu trúc và thực hiện nó. Có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn: Những khách hàng mua dầu lớn của Nga, như Trung Quốc và Ấn Độ, có thể từ chối chơi theo luật này. Ông Putin có thể quyết định sẽ kiếm lời hơn bằng cách ngừng khai thác một số giếng dầu của Nga, làm giảm lượng cung cấp cỡ một triệu thùng / ngày, tạo ra sự thiếu hụt khiến giá dầu còn tăng vọt hơn nữa.

Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Biden khẳng định kế hoạch này là cơ hội tốt nhất để họ tước đoạt tiền bán dầu của ông Putin để chi trả cho nỗ lực chiến tranh của ông, và có thể giảm bớt phần nào nỗi đau khi mua xăng của các tài xế Mỹ.

Bà Yellen nói trong một thông cáo báo chí: “Hạn chế giá dầu của Nga sẽ gây áp lực giảm giá năng lượng toàn cầu,“ theo cách làm giảm tác động của cuộc chiến của Putin đối với nền kinh tế Mỹ. ”

Để hiểu tại sao phương Tây lại đưa ra ý tưởng phức tạp, chưa từng được thử nghiệm này cho nỗ lực mới nhất của họ nhằm chống lại cả sự xâm lược của Nga và lạm phát đang gia tăng tại Mỹ mà đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng toàn cầu, chúng ta cần đọc lại một số kiến thức kinh tế học cơ bản.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã chuyển sang cấm nhập khẩu dầu của Nga để trả đũa, với hy vọng cắt đứt nguồn doanh thu chủ chốt của cỗ máy chiến tranh của nước này. Tuy nhiên, giá toàn cầu đã tăng vọt theo phản ứng cung câuf, vượt qua sự mất mát về khối lượng bán của Nga và doanh thu từ bán dầu của Moscow tiếp tục tăng lên.

Việc giá dầu tăng đột biến đó là điều có thể xảy ra khi các nhà sản xuất dầu cùng quyết định rút nguồn cung ra khỏi thị trường. Những nhà sản xuất đó đang sử dụng quyền lực lớn của họ đối với thị trường để chọn một mức giá tốt nhất cho họ. Giá đó cao hơn giá chuẩn mà một thị trường hiệu quả sẽ đặt ra. Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Điều mà Nhóm G7 đang cố gắng làm là một sự phô trương sức mạnh thị trường tương tự, nhưng theo hướng ngược lại. Ý tưởng giới hạn giá mà các bộ trưởng tài chính hiện đang phát triển, là sẽ tìm cách giữ dầu của Nga trên thị trường, để tránh những căng thẳng hơn nữa đối với nguồn cung toàn cầu và làm giá dầu tăng vọt. Một công ty phân tích, Barclays, dự đoán giá có thể đạt 200 đô la / thùng vào năm tới nếu hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Moscow bị cấm.

Điểm mấu chốt của việc giới hạn giá là phương Tây, quốc gia kiểm soát phần lớn các phương tiện và nguồn tài chính mà Nga hiện cần để vận chuyển dầu của mình, sẽ tập hợp một liên minh gồm những người mua dầu và các công ty tư nhân trong các lĩnh vực như bảo hiểm và vận chuyển. Về cơ bản liên minh này sẽ gửi cho Moscow một tối hậu thư: hãy bán dầu của bạn với giá chiết khấu cao, hoặc bạn sẽ không bán được nó chút nào.

Trong trường hợp tốt nhất, tối hậu thư đó sẽ được đưa ra nhanh chóng, với sự hậu thuẫn của một liên minh rộng rãi các quốc gia và các công ty tư nhân. Giá dầu có thể giảm nhanh chóng, nếu các nhà giao dịch kỳ vọng dầu Nga tiếp tục đổ ra thị trường với giá rẻ hơn trong tương lai gần.

Trong tuyên bố cuối cùng của họ từ hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo G7 nói rằng họ sẽ xem xét “một loạt các phương pháp tiếp cận”, bao gồm “một lệnh cấm toàn diện có thể xảy ra đối với tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga trên toàn cầu, trừ khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn giá được thỏa thuận với các đối tác quốc tế. ”

Sau cuộc họp, Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp cho biết muốn “quản lý tốt hơn giá dầu và khí đốt” bằng cách “giải phóng khối lượng dầu nhiều hơn nhưng cũng bằng cách sắp xếp một cuộc thảo luận phối hợp giữa các nước mua lớn.”

Sự kỳ quặc tuyệt đối của kế hoạch này – logic nghịch đảo của nó và sơ hở cho phép ông Putin chỉ đơn giản là ngưng xuất khẩu dầu sang phương Tây – nhấn mạnh sự thất vọng của Hoa Kỳ và các đồng minh khi cho rằng các biện pháp trừng phạt được thực hiện cho đến nay không cản trở nổi các nỗ lực chiến tranh của Nga.

Có rất nhiều lý do khiến nỗ lực này có thể thất bại. Các quan chức vẫn chưa thể cho biết có bao nhiêu quốc gia mua sẽ cần phải ký – hoặc ít nhất, không tích cực tìm cách phá hoại kế hoạch bằng cách thực hiện các thỏa thuận phụ với Nga – để đảm bảo tính hiệu quả của nó. Họ cũng không thể nói các chi tiết có thể kết hợp với nhau nhanh chóng như thế nào và các nhà đàm phán như bà Yellen có thể đưa toàn bộ ngành công nghiệp, như tàu chở dầu và bảo hiểm vận chuyển cùng hợp tác như thế nào.

Áp lực chính trị có thể làm phức tạp các chi tiết thỏa thuận. Khi được hỏi về giới hạn giá daauff sau hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi đây là thỏa thuận “rất tham vọng và đòi hỏi cao”, phản ánh khả năng khó đạt được thỏa thuận về ý tưởng giữa 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã phải vật lộn để đạt được sự đồng thuận cần thiết về việc chống lại năng lượng của Nga, trong bối cảnh lo ngại rằng Moscow có thể ngừng cung cấp dầu, và đặc biệt là khí đốt tự nhiên, gây rủi ro về nguồn cung khí đốt trước mùa đông và khiến giá cả tăng kỷ lục.

Một số nhà phân tích cho rằng sự phức tạp quá mức của kế hoạch đã làm chậm kế hoạch của các nhà lãnh đạo G7, và nó có thể làm giảm các phản ứng từ thị trường mà các nhà lãnh đạo đang hy vọng sẽ xảy ra.

Mark Mozur, nhà phân tích thị trường của S&P Global Commodity Insights, viết hôm 28.6 rằng: “Chính sách giới hạn giá sẽ không khiến Nga phải chịu áp lực tài chính tức thời mà nhiều người mong đợi”. “Cũng không thể mong đợi các thị trường diễn giải mức giới hạn tiềm năng theo cách mà chính quyền Biden mong muốn.”

Có lẽ mối nguy hiểm cơ bản nhất là các nhà lãnh đạo sẽ đặt sai giới hạn giá – mức giá làm lợi nhuận của ông Putin không giảm nhiều và có khả năng đẩy rất nhiều dầu Nga thoát khỏi thị trường. Phản ứng chính trị trong trường hợp đó có thể rất lớn. Trong thế giới năng lượng, đó là một nỗi sợ hãi quen thuộc: Cartel không phải lúc nào cũng tính toán chính xác – và không phải lúc nào chúng cũng mạnh mẽ như những gì chúng tưởng tượng.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s