Lịch sử Champa từ sơ khai đến cuối thế kỉ XV

champa army

Vua Champa cỡi voi trận (Ảnh intenet)

 Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa

Chương 1: Vương quốc cổ Champa từ khi hình thành đến cuối thế kỉ X.

1.1 Vị trí địa lí, dân cư, ngữ hệ và văn hóa cơ sở.

1.1.1 Vị trí địa lí.

Nếu nhìn một cách tổng thể xuyên suốt quá trình lịch sử của Champa từ khi hình thành đến kết thúc thì cương vực và vị trí của nó có hơi phức tạp, mà nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc đó chính là bị xâm chiếm cùng với sự suy yếu bắt nguồn từ kinh tế.

Nhưng trước tiên hãy khái quát lại vị trí địa lí, “vương quốc Champa hình thành và phát triển trên dãi đất miền Trung Việt Nam và một phần cao nguyên Trường Sơn, lúc mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía bắc đến sông Dinh – Hàm Tân, ở phía nam đến lưu vực Krong Pôcô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên.”[1]. Đó là cương vực trên đất liền, ngoài ra họ gần như làm chủ toàn bộ các đảo ven bờ và vùng ven biển Đông.

Nhưng trong những thời kì nhất định cương vực Champa có sự thay đổi rõ rệt, tùy lúc mạnh yếu mà mở rộng hay thu hẹp, nhưng chủ yếu là về phíaBắc và phía Tây. Có thể nói cương vực Champa đi đôi với sự phát triển hay dần dần suy tàn của nó. Cụ thể về sự thay đổi cương vực những lần lớn nhất là vào thế kỉ X đến cuối thế kỉ XV. Đó là vào năm 1069, vua  Rudravarman nhượng châu Bố Chính, Địa Lí và Ma Linh để chuộc tự do cho mình sau một lần Đại Việt đánh Champa. Như vậy, lúc này lãnh thổ Champa chỉ còn từ phía nam Quảng Trị trở xuống. Lần thay đổi lớn thứ hai về cương vực có lẽ là vào năm 1471, chính là lúc vai trò lịch sử của vương quốc này mất dần. Sauk hi đánh bại vương triều Vijaya, cương vực Champa chỉ còn phần đất Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận. Và những vùng đất này cũng là nơi dân cư Champa – người Chăm trú ngụ đông đảo đến ngày nay.

Tóm lại cương vực Champa cũng như lịch sử của nó rất phức tạp nhưng chủ yếu sự thay đổi đó luôn gắn liền với những lần suy yếu và bị đánh chiếm, lúc hùng mạnh thì mở rộng ra chủ yếu là phía Tây, nhưng có lẽ phần đất bị mất là nhiều hơn cả, đó là hệ quả của sức ép từ phía Bắc cũng như phía Tây và Nam.

1.1.2 Cư dân, ngữ hệ.

Nhiều người nghĩ rằng ngay từ đầu người Chăm đã là những người sinh sống trên vùng đất thuộc lãnh thổ Champa sau này nhưng sự thật đấy chỉ là một bộ phận của nhóm ngữ hệ Malayo – Polynesien. Những người này sống nhiều ở các đảo tây nam Thái Bình Dương, tây nam Ấn Độ và được gọi với cái tên Orang Laut – người biển. Nhưng họ không phải hoàn toàn là người bản địa, mà chỉ là một thành phần cộng cư sau khi di chuyển và giao lưu với những người cao nguyên bản địa. Sự di cư ồ ạt của nhóm người biển vào các cao nguyên là điều tạo nên các nền văn hóa tiền Sa Huỳnh.

Nói về nhóm cư dân nói tiếng Malayo – Polynesien có hai bộ phận, một sống ven biển và đảo như đã đề cập ở trên, một sống trên các cao nguyên gọi là người Rừng. Tóm lại nói về cư dân của Champa có lẽ nên nghĩ theo hướng có sự giao thoa ảnh hưởng giữa người bản địa ở Lục địa (người Môn – Khơme và người ngữ hệ Malayo – Polynesien) với người Nam Đảo di cư vào đất liền. Tất cả đã có sự hòa hợp giao lưu văn hóa tạo nên nền văn hóa tiền Sa Huỳnh, cơ sở đầu tiên giúp khu vực này đi đến ngưỡng cửa thành lập quốc gia.

1.1.3 Văn hóa Sa Huỳnh – cơ sở của vương quốc cổ Champa.

Như đã đề cập ở trên trước văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa tiền Sa Huỳnh mang những đặc điểm của nền sơ kỳ kim khí như vùng Hạ Long, Quỳnh Văn, Long Thạnh, Bình Châu. Đây là sự chuẩn bị đầu tiên cho nền văn hóa khai quốc, như Óc Eo – Phù Nam ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

Miền Trung Việt Nam được xem là nơi mà văn hóa Sa huỳnh ra đời, và là sựu tiếp nối từ văn hóa tiền Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh hình thành từ thiên niên kỷ I trước công nguyên là văn hóa gắn liền và có nguồn gốc phần nào của sự di cư từ nhưng người ven biển và đảo. Đây là một giai đoạn mới của nền văn hóa, và đến giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên vùng đất miền Trung đã bước vào thời sơ kỳ đồ sắt. Trước khi xem Sa Huỳnh có phải là nền văn hóa tiền than của Champa hay không thì chúng ta nên nhìn nhận một số đặc điểm nổi bật của nền văn hóa này. Thứ nhất, đồ gốm đã có chân và trang trí hoa văn, chủ yếu khắc vạch, hình song, có nắp đậy, một số được miết bóng, đó là về đồ gốm. Thứ hai, người chết được chôn trong vò đất nung (có hình trứng hay hình trụ, đáy cong, cái lớn đường kính từ 80 – 100 cm, cái nhỏ từ 40 -50 cm), đã sử dụng hình thức cải tang và hỏa tang, trong các vò chôn có mảnh thủy tinh màu, mã não, … có thể người Sa Huỳnh đã biết chế tạo thủy tinh, nhưng không hoàn toàn là vậy, vì các mảnh thủy tinh có nguồn gốc từ nước ngoài và được mài dũa lại khi đến đây. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong các mộ còn có đồ trang sức pendant hình đầu thú và trang sức vỏ sò của người Nam Đảo, điều này chứng tỏ sự hòa hợp cộng cư là có thật.  Thứ ba, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các khuôn đúc đồng, xỉ đồng, vũ khí sắt, dao, rìu, cuốc, thuổng, và đồ đá,… do đó có thể khẳng định niên đại của văn hóa Sa Huỳnh là vào cuối thòi kỳ đồ đồng và đầu đồ sắt, và có sự giao thao, đóng góp của nhóm người di cư từ biển vào là rất rõ.

Tóm lại, kết quả của quá trình trên là sự biểu hiện đậm đặc của văn hóa biển ở miền Trung Việt Nam. Nhưng không phải là văn hóa Ấn Độ, vì chỉ khi một thời gian dài những Visnu giáo hay Siva giáo mới có mặt ở Champa.

Chính sự chính mùi của nền văn hóa khiến cho vùng đất này đứng trước ngưỡng cửa của văn minh và có lẽ nếu không chịu sự đô hộ của nhà Hán thì đã sớm hơn nữa xuất hiện một quốc gia.

1.2 Vương quốc Champa từ khi thành lập đến cuối thế kỉ X.

1.2.1 Champa giai đoạn Sinhapura (thế kỉ II đến năm 750).

Văn hóa Sa Huỳnh không phải là nguyên nhân trực tiếp hình thành nên Champa mà đó chỉ là nền tảng duy nhất như những nền văn hóa Óc Eo hay sông Hồng của Phù Nam hay Đại Việt. Bởi lẽ việc hình thành nên một quốc gia hẳn phải có một nguyên nhân nào mang ý nghĩa sống còn hơn chẳng hạn như chống ngoại xâm, làm thủy lợi, chứ không phải là văn hóa vì có thể từ nền văn hóa khác hay một nền văn hóa ưu thế chỉ là cơ sở và cái nhân của quốc gia. Nói chung văn hoá Sa Huỳnh đóng vai trò thúc đẩy đến ngưỡng cửa lập quốc chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp.

Nói về quá trình tiến tới sự ra đời của Champa, có lẽ nên trở lại cuộc đấu tranh chống nhà Hán vào thế kỉ II trong những vùng đất như Cửu Chân, Nhật Nam, Giao Chỉ. Trong đó nên chú ý đến phong trào chống Hán của nhân dân quận Nhật Nam với vai trò to lớn có lẽ nằm ở huyện Tượng Lâm. Trước ách áp bức bóc lột của nhà Hán nhân dân các vùng đã liên kết với nhau để chống trả. Những năm 40 của thế kỉ I, Quận Nhật Nam cũng đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào của hai Bà Trưng, nhưng đều chịu kết quả chung là thất bại. Sau thời gian lắng xuống, phong trào đấu tranh chống Hán lại nổ ra mạnh mẽ nhưng phải sau gần một thế kỉ. Năm 136, huyện Tượng Lâm lại nổ dậy và tiếp sau đó là những năm 144, 157 và cuối thế kỉ II, vai trò lãnh đạo lúc này là của một người có tên là Khu Liên (Khu Đạt, Khu Vương).  Như vậy suốt thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm nói riêng đã cùng với nhân dân Cửu Chân, Nhật Nam bắt tay nhau để chống lại sựu đô hộ của nhà Hán và đến năm 193, cuộc đấu tranh của nhân dân Tượng Lâm thành công trước nhất. Tiếp nối sau thắng lợi trên, cùng với trình độ của nền văn hóa đạt đến ngưỡng có thể hình thành nên một quốc gia thì không có lý nào mà không thể có một Nhà nước. Nhìn lại những nền tảng của văn hóa Sa Huỳnh và nguyên nhân trực tiếp đã phân tích ở trên có thể nói rằng Champa ra đời trong bối cảnh đó, thời gian là vào cuối thế kỉ thứ II. Nhưng cái tên Chmapa thật sự không phải là hiệu của đất nước do Khu Liên lập nên, Champa chỉ xuất hiện vào cuối thế kỉ VI thời vua Sambhuvarman. Nếu nói như vậy tên gọi lúc mới lập quốc là gì? Chắc hẳn là Lâm Ấp, điều này hợp lý hơn vì thứ nhất địa bàn của Lâm Ấp (tạm gọi là Lâm Ấp) và huyện Tượng Lâm gần như nhau, phía bắc sông Gianh, ở bắc Hải Vân, từ sông Gianh đến sông thu Bồn, từ Quảng Bình đến Huế ngày nay. Thứ hai, về tên gọi Lâm của Lâm Ấp được lấy từ chữ Lâm của Tượng Lâm.

Cũng khẳng định một điều về Lâm Ấp và Champa, đây là hai quốc gia kế tiếp nhau, chứ không phải là một. Lâm Ấp chỉ là giai đoạn đầu, nơi của nhóm dân cư ngữ hệ Malyao – Polynesien đầu tiên với nền văn hóa biển của họ. Và chính quốc gia này là bước đầu của sự giao thoa với văn hóa Ấn Độ, mở ra thời kì gọi là Champa. Và giai đoạn đầu – Lâm Ấp được xem là sự lớn mạnh của phía Bắc, sau đó là Nam Champa.

Trở lại với tiến trình lịch sử Champa, sau khi lập quốc mà như gọi ở trên là quốc gia Lâm Ấp, đây chính là giai đoạn Sinhapura, tồn tại từ thế kỉ II đến năm 750. Sau khi lên ngôi làm vua được mấy chục năm, do không có con nối dõi nên cháu ngoại là Phạm Hùng lên thay, cho đến thế kỉ III. Tiếp nối là Phạm Dật làm vua từ năm 337 – năm 349. Phạm Văn là người kế tục và sau nữa là đến Phạm Phật tại ngôi từ năm 349 – năm 361, và đến Phạm Tu Đạt làm vua cuối thế kỉ IV – đầu thế kỉ V.

Giai đoạn từ Phạm Hùng đến Phạm Văn nhiều lần Trung Quốc đem quân chiếm đánh nhưng không thành, một phần vì đại thế bất lợi cho kẻ ngoài, phần vì sự tài giỏi về quân sự của các vị vua này. Đáng chú ý ngoài thành công chống ngoại xâm, từ thế kỉ thứ III, Phạm Văn đã chú ý xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội, nhiều lần đánh phủ quận Nhật Nam, chiếm Nhật Nam và lấy Hoành Sơn làm cương vực phía bắc. Trong suốt 5 thế kỉ của mình Lâm Ấp có những lúc lớn mạnh có những lúc suy yếu nhưng dù sao đó chỉ là giai đoạn sơ khai của một Champa sau này. Cái tên Champa là sự kế tục cho Lâm Ấp, nhưng nó không phải xuất hiện ở thế kỉ IV, mà lúc này chỉ là sự phát triển mạnh của nhóm cư dân Chăm và văn hóa của họ. Mĩ đến thế kỉ V, tên Champa mới xuất hiện trên nền của một vương quốc trước đó. Nói về Lâm Ấp, chính là một “sự cống hiến của vương triều này với vương quốc Champa trong một thời gian 5 thế kỉ có vẻ là không nhiều, nhưng rất căn bản: với sự thống nhất bước đầu, gồm miền Bắc, miền Trung và một phần Nam Chăm, Nam Đèo Cả, tức là Khánh Hòa; sự sang tạo chữ Chăm cổ, sự sang tạo một kiểu kiến trúc, một nền nghệ thuật, tiêu biểu là nghệ thuật E1, còn để lại dấu ấn ảnh hưởng về sau đến Nam Chăm và đến cả Chân Lạp – Campuchia. Đó là sự mở đầu và sự đặt nền móng cho cả Champa.”[2].

Tóm lại, từ văn hóa biển đã hình thành nên một Lâm Ấp, một nền tảng cho Champa, một đóng góp lớn lao với những sáng tạo đến từ sự giao thoa và phát triển văn hóa bản địa, văn hóa Nam Đảo, văn hóa Ấn. Cái Ấn Độ trong Champa nổi lên có hai đặc điểm là từ chữ Phạn sang chữ Chăm cổ và kiến trúc Ấn – khu Mỹ Sơn (từ thế kỉ IV). Nhưng không hoàn toàn là vậy, bởi trong kiến trúc điển hình thời kì này, mà tượng trưng là Mỹ Sơn có phần vòm cửa (thực tế tìm thấy tại khu E1 – chuyến thực tế miền Trung) chịu ảnh hưởng của kiến trúc Chân Lạp, nhưng kĩ thuật làm gạch, xây gạch lại là của người Chăm.

Nhưng con đường truyền bá văn minh Ấn Độ vào Champa  giai đoạn này là nơi nào, từ đâu? Nhiều người cho rằng hẳn là do buôn bán với thương nhân Ấn Độ, điều này không sai, nhưng sẽ không đúng khi nói văn hóa Ấn Độ truyền san Champa trước tiên. Sự thật không phải như vậy, mà là thông qua Phù Nam, điều này có lẽ đúng hơn, khi xét về kinh tế thương nghiệp thì Phù Nam là bá chủ trong khoảng thời gian này, và nói về văn hóa Ấn thì cũng những người Phù Nam là tiếp thu sớm hơn. Vậy từ Nam Đảo vào thì sao, các quốc gia này dù sao vẫn là phát triển muộn hơn Phù Nam, nhưng vẫn có sự giao lưu nào đó ngay từ khi người Nam Đảo đi vào đất liền mang theo một phần văn hóa Ấn Độ. Có lẽ cả ba hướng trên là những con đường du nhập văn hóa Ấn Độ vào Champa. Nhưng có lẽ việc người Ấn đến từ lâu là có vai trò rõ nét nhất trong sự ảnh hưởng văn hóa, một bên có nhu cầu tiếp nhận để thống nhất và phát triển (Champa) một bên muốn ảnh hưởng văn hóa để tỏ rõ thế của mình, hay đó chỉ là sự thực không tránh khỏi giữa một nền văn hóa trước với nền văn hóa sau.

Sau Lâm Ấp có phải là sự tiếp nối của Champa hay không? Nếu dựa vào văn hóa của hai thời kì từ đầu công nguyên đến thế kỉ VI và tiếp đó đến thế kỉ VII, thì ta thấy có một sự phát triển trên nền văn hóa Sa Huỳnh như hình thức chôn cất bằng chum, vò và trang sức thủy tinh,… Tuy nhiên trong khu đền tháp Mỹ Sơn có bi kí chỉ ra rằng khoảng thế kỉ VII có sự xuất hiện của tên gọi Champa. Nhưng có thể cái tên đó sớm hơn, bởi lẽ từ thế kỉ IV người Chăm cổ đã phát triển mạnh mẽ, có cả chữ Chăm cổ ra đời, Champa có lẽ bắt đầu từ sự phát triển trên. Nhưng tóm lại, dẫu có hay không sự kế tục giữa Lâm Ấp và Champa thì chắc hẳn đã có một xu hướng thống nhất, có thể về lãnh thổ hay văn hóa, còn tên gọi chỉ để làm rõ mấy điểm biệt lập, phát triển của hai mốc thời kì sơ khai và bắt đầu ổn định.

Như vậy từ thế kỉ II đến thế kỉ VII, gọi là giai đoạn Sinhapura, bắt đầu của nền văn hóa Chăm, văn hóa sáng tạo từ sự kết hợp văn hóa biển trước kia và ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Sau năm 750, người Chăm chuyển kinh đô về miền Nam, có lẽ là tránh sự xâm lược của nhà Đường. Nhưng tất cả thời gian từ 190 – 750, Sinhapura đã phát triển một cách ổn định, có quan hệ rộng lớn mà nhìn rõ nhất qua sự giao lưu văn hóa, và Sinhapura còn là một trung tâm quần cư đông đúc với kiến trúc Trà Kiệu, chữ Chăm cổ đã đem lại những giá trị, những bước đi đầu tiên, sự chuẩn bị cho những giai đoạn về sau của Champa. Cũng cần nói rõ, Trà Kiệu được coi là trung tâm chính trị của Champa giai đoạn này và Mỹ Sơn được xây từ thế kỉ III là trung tâm tâm linh – tín ngưỡng – tôn giáo.

1.2.2 Giai đoạn Virapura (khoảng từ năm 750 đến năm 850).

Virapura là vương triều phía Nam thường gọi là Nam Chăm, tiếp nối Sinhapura, nhưng cái nguyên nhân để họ đột ngột chuyển từ miền Bắc về miền Nam thì chưa chắc chắn, lí thuyết được nhiều người chấp nhận là Sinhapura e ngại sức mạnh của nhà Đường. Nhưng cho dù nguyên nhân họ quyết định chuyển về phía Nam là như thế nào đi nữa thì ta vẫn thấy có sự tiếp nối văn hóa và cái gì đó của một vương quốc Champa. Cụ thể như thế nào thì cần đi vào tiến trình lịch sử và những tác động, nguyên nhân của cả một quá trình, một giai đoạn Virapura.

Đến lúc này Virapura chính là trung tâm chính trị và Po Nagar là trung tâm tâm linh – tín ngưỡng hay gọi là thánh địa tôn giáo, nhưng không hoàn toàn là vậy mà còn có vùng Kauthara. Triều đại Virapura tuy tồn tại trong một thế kỉ sau khi bị Java tấn công, tuy vậy giai đoạn này của Champa đã tạo nên nhiều đặc điểm thú vị.

Mở đầu cho vương triều ở Nam Champa là vị vua Rudravarman II từ năm 750 đến năm 756, sau đó là thờ kì trị vì của Prithivindravarman, rồi đến Satyavarman tại ngôi khoảng năm 774 đến năm 784, tiếp tục là vua Indravarman I trị vì khoảng năm 801 – năm 817, cuối cùng là vua Vikrantavarman II ở ngôi từ năm 829 – năm 854. Các di chỉ và đền tháp thời kì này tập trung chủ yếu ở Phan Rang, Phan Thiết, vùng Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nhưng kiến trúc lại mang nhiều sự kết hợp giữa Chăm và Khơme, mà ngôi tháp đầu tiên  ở vương triều phía nam là  Po Shah Ineu, có nét tương tự với Mỹ Sơn E1 (nữa thế kỉ VIII). Đặc điểm chung của hai ngôi tháp này là gạch xây tương đối nhẹ nhàng, thanh thoát, trụ cửa vuông với vòm cửa hình cung duỗi là dấu ấn Chăm rất rõ. Po Shah Ineu chỉ là một trong 3 khu di tích, 2 khu còn lại là Hòa Lai (Ninh Thuận) và cụm tháp Pô đam (Bình Thuận). Nói về Hòa Lai, nơi đây có 3 tháp lớn, nằm ở phía bắc cách Phan Rang 20 km, văn cửa hình lá, vòng cửa hình cung, có nét phát triển hơn cụm tháp ở phố Hài. Cuối cùng là cụm tháp Pô đam (Bình Thuận), cách Phan Thiết 60 km, và cách Phan Rang 40 km về phía nam, điểm đặc biệt ở khu này là mỗi tháp đều có một bộ Linga – Yoni, có niên đại từ 830 – 850 tức là sau Hòa Lai (niên đại từ 810 – 820), cùng loại với hai tháp A2 và E7 ở Mỹ Sơn. Nhìn chung cả ba khu đền tháp này đều nằm trên địa bàn Ninh Thuận và Bình Thuận, cùng với Po Nagar ở Nha Trang với Mỹ Sơn là sự tiếp nối với nhau về kiến trúc.

Lý do nêu lên các cụm tháp chỉ với mục đích chứng minh sự tiếp nối văn hóa, đặc biệt là kiến trúc ở Champa từ vương triều phía Bắc xuống phía Nam nhưng có lẽ thể hiện rõ nhất là ở Mỹ Sơn, đến nay Mỹ Sơn không còn là các tháp gỗ nữa mà được xây dựng hẳn hoi bằng gạch Chăm với kiến trúc lai giữa Chăm và Khơme có nguồn gốc từ Chân Lạp. Sự tiếp thu văn hóa Khơme không phải là một con đường văn hóa bình thường, mà là kết quả của nhiều năm Champa tiến đánh Chân Lạp (vào các năm 802 và 809). Sự lớn mạnh sau khi bị Java tàn phá còn thể hiện việc tấn công lên phía bắc mà mục tiêu không ai khác là An Nam đô hộ phủ của nhà Đường. Chính sự phát triển của đền tháp là một biểu hiện cho những thành quả từ sự lớn mạnh mà Champa có được khi mà lúc này phía Bắc – tạm gọi là Đại Việt bị đô hộ bởi nhà Đương và Phù Nam suy yếu, Chân Lạp lại không phải là trở ngại, những kẻ Nam Đảo lại quá xa.

Tóm lại giai đoạn Virapura là sự tiếp nối và phát triển từ giai đoạn Sinhapura, nhưng khi chuyển về vùng đất phía Nam, Champa thời kì này chịu ảnh hưởng không chỉ văn hóa Ấn mà còn là của Khơme.

1.2.3 Giai đoạn Indrapura (khoảng những năm 850 đến năm 982).

Lại một sự tiếp nối khó hiểu, mà chủ yếu là không có đủ tư liệu để xác minh nguyên nhân tại sao người Chăm lại dời kinh đô ngược lên phía Bắc, mà địa điểm đóng đô là ở Đồng Dương. Nếu như ở giai đoạn trước việc chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam còn có cơ sở vì e ngại sự xâm lược của nhà Đường. Nhưng từ Virapura sang Indrapura thì lại không có một sự đe dọa nào ngoại trừ Java xâm lược cuối thế kỉ VIII. Đoán định nguyên nhân dời ra vùng Đồng Dương phải chăng cũng giống như việc nhà Lý (Đại Việt) dời từ Hoa Lư về Thăng Long. Phải chăng họ muốn chọn một nơi tốt hơn khi tình hình đã ổn định, và phải chăng vị thế của Đồng Dương phù hợp hơn so với vùng phía Nam. Đó chỉ là một giả thuyết mang tính chất phỏng đoán, có thể xem là quá chủ quan, nhưng cũng có thể có căn cứ phần nào đó vì tư liệu về việc này hầu như hoàn toàn không có. Tuy nhiên, một đặc điểm chung sau mỗi lần dời đô là “vừa có sự khác nhau, vừa có sự tiếp nối và dường như là liên tục về lịch sử.”[3]. Cụ thể như sau:

Những bi kí nói về thời đại này có lẽ rõ rang hơn hẳn các giai đoạn trước đó. Người Chăm thật sự đóng đô ở Đồng Dương là vào những năm 875, dưới triều đại của vua Indrapura, và đây được xem là một bước ngoặt của Champa. Nhưng trước khi nói bước ngoặt cụ thể được tạo ra từ việc dời đến Đồng Dương là gì thì cần xác định đấy có phải là kinh đô của Champa giai đoạn này hay không. Để làm rõ nên nhìn nhận lại kiến trúc ở Đồng Dương lúc này có cả hoàng cung bằng gỗ và đài thờ thần xây bằng gạch, có vòng thành. Còn Trà Kiệu có lẽ chỉ là một điểm quần cư. Trên bia Đồng Dương I, theo giáo sư Lương Ninh chính Indravarman II đã bắt đầu xây dựng kinh đô Indrapua, thì đã quá rõ.

Nhưng trước vua Indravarman còn có 5 vị nữa là Paramesvarsa, Uroja, Dharmarja, mà hơi mờ nhạt về thông tin và có vua Rudravarman III, Bhadravarman III. Tiếp theo người được xem là mở đầu cho vương triều Indrapura – vua Indravarman (trị vì từ năm 875 đến năm 898) là vua Sri Jaya Sinhavarman I (ở ngôi từ năm 898 – 908), vua Jaya Saktyavarman, Sri Bhadravarman III (từ năm 908 – 916), Indravarman III (917 – 960), cuối cùng của triều đại này là Phê Mi Thuế (trị vì từ năm 972 – 982).

Nói thêm về Indravarman, thời của ông có sự đặc biệt và có thể nói là khác biệt so với trước đây là sự xuất hiện của Phật giáo đại thừa và cả sự tôn sung Ấn Độ giáo cảu trước kia, nhưng ưu thế trong tín ngưỡng tôn giáo vẫn nghiêng về Phật giáo hơn. Điều này có thể thấy ngay trong tên của vua Indravarman, nhưng vẫn phải tôn thờ thần Siva. Trong khảo cổ học người ta cũng tìm thấy nhiều pho tượng Phật bằng đá và đồng thau ở Đồng Dương, nhưng đều lí thú và có chút liên quan là những pho tượng này cùng với một số pho tượng tìm thấy ở Thái Lan có niên đại từ thế kỉ III hay IV và không phải từ hai nơi này mà là từ một trung tâm Phật giáo, có thể là Ấn Độ du nhập sang. Không chỉ thế, các gương đồng nhà Hán cũng tìm được ở Đồn Dương, càng chứng minh rõ hơn cho sựu giao lưu kinh tế – văn hóa thời đại Indravarman. Và không sai khi khẳng định rằng Champa lúc này đang hưng khởi, nhưng ngoài xu hướng thống nhất để phát triển chính sự vươn lên mạnh mẽ đã vô tình tạo nên sự phân quyền.

Văn hóa Đồng Dương tuy phát triển mạnh nhưng nó không phải là duy nhất, mà còn có sụ phục hồi mạnh mẽ của Trà Kiệu. Cả hai có sự khác nhau, đó là điểm nào. Trước tiên điểm qua vài nét trong nền văn hóa ở Đồng Dương, thứ nhất về kiến trúc mang đậm tính uy quyền, vòng cửa tháp ở Đồng Dương hẹp có khi giống tam giác, phủ hình sâu do cách điệu khỏe khoắn, khác với đền Mỹ Sơn A1. Thứ hai, về tạc tượng, mặt tượng nhẫn nhụi, tươi, mũi bớt nở, môi dày, quần áo giản nhẹ và phát triển cao hơn là ở Trà Kiệu, nhưng sẽ chỉ rõ ở phần văn hóa trong mục sau. Ở đây chỉ khẳng định sau Đồng Dương văn hóa gốc Trà Kiệu trước đây giờ đã phục hồi và vươn tới đỉnh cao mà trong nó có một phần văn hóa Đồng Dương và ảnh hưởng của Chân Lạp.

Trở lại với tiến trình lịch sử của Champa giai đoạn Đồng Dương – Indrapura. Thế kỉ thứ X, Indrapura đứng trươc khó khăn lớn khi chịu sức ép cả hai phía, Bắc với Đại Việt, Tây Nam với Chân Lạp khi mà hầu như các cuộc chiến giữa hai thế lực chặn hai đầu với Indrapura là liên tục. Khoảng năm 945 – 946 vua Chân Lạp là Rajendravarman II sau khi thống nhất Nam Bắc đã tiến đánh Tây Nam Champa hủy đi đền Po Nagar. Đồng thời ở phía Bắc Đại Việt đang từng bước lớn mạnh sau khi thoát khỏi ách thống trị của phương Bắc, cũng mong muốn mở mang bờ cỏi về phía nam, đây là sự đe dọa rất lớn đến Champa. Năm 982 Lê Đại hành tiến đánh Champa và vương triều Indrapura kết thúc. Đó là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa hơn là do tình trạng đấu tranh của Nam và Bắc Champa lúc bấy giờ kinh tế suy yếu. Tình hình lúc này hết sức lộn xộn và trước nhiều sức ép một lần nữa người Chăm lại chuyển về phía Nam, lập nên một vương triều mới – Vijaya, mở đầu cho thời kì thống nhất và phát triển.

1.3 Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Champa từ khi thành lập đến cuối thế kỉ X.

1.3.1 Kinh tế.

Trước khi đi vào từng lĩnh vực một, nên có hiểu biết về những cơ sở của nền kinh tế Champa lúc này. Từ lâu, miền Trung Việt Nam nơi từng tồn tại một vương quốc cổ Champa đã là vùng đất giàu sản vật. Do điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, nhiệt đới gió mùa, lại gần với biển, nên cư dân nơi đây sống trong điều kiện hầu như là rất tốt. Trong rừng, nguồn gỗ, đặc biệt là trầm hương nhiều vô số, dọc bờ biển lại có nhiều dừa, đó là hai thứ cây có ít nhiều nhất. Đặc biệt, vàng, cát trắng, kim loại là những thứ phục vụ tốt cho thủ công nghiệp. Nói đến biển, tuy nó không đem lại cho Champa một nguồn lợi ngoại thương lơn nhưng lại là kho hải sản phục vụ cho cộng đồng dân cư. Chính những cơ sở trên cộng với tập quán kinh tế của cư dân Champa tạo nên những đặc điểm riêng về kinh tế so với các quốc gia khác. Cụ thể như sau:

“Champa căn bản vẫn là một nước nông nghiệp”[4] và thật sự nông nghiệp phát triển mạnh hơn thương nghiệp. Sự tác động mạnh của điều kiện tự nhiên là bước đầu quy định nên đặc điểm kinh tế của vương quốc này. Cũng như một số nước trong khu vực một khi lấy nông nghiệp làm chính thì cây lúa giữ một vai trò hết sức to lớn. Và lúc này người Chăm đã trồng loại lúa ngắn ngày với sản lượng cao gọi là lúa Chiêm. Đặc biệt lúa được trồng không chỉ ở ruộng bậc thấp, mà có cả hình thức canh tác bằng ruộng bậc thang với hệ thống thủy lợi đa dạng. Hệ thống thủy lợi được chia làm hai loại, một là các kênh dài vài trăm mét gọi là thủy lợi quốc gia, hai các đường nước nước cạn và nhỏ dẫn vào ruộng gọi là thủy lợi địa phương.

Ở Champa thời kì này, kinh tế tiểu nông là nền tảng, là nông nghiệp gia đình chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Để đảm bảo đời sống, người dân Champa với truyền thống từ xưa, nay họ cũng tự trồng rau, chăn nuôi. Nhưng không vì vậy mà có sự tách biệt trong nông nghiệp, chính nhu cầu mở rộng sản xuất và tìm kiếm nguồn nước, đất đai, bảo vệ nhau, cư dân nông nghiệp đã liên kết lại để tạo cộng đồng mang tính nông nghiệp, và nhìn vào nguồn gốc ban đaầu của cư dân Champa, họ là những người gốc nông nghiệp chứ không phải là thương nghiệp từ đầu, nên Champa giai đoạn này là một nước “nông vi bản”[5].

Để phục vụ cuộc sống cũng như là sản xuất, đòi hỏi thủ công nghiệp phải thật sự phát triển. Sự thật đúng như vậy, các nghề truyền thống và nghề có nhu cầu đặc biệt được chú trọng hơn. Ở đây có thể kể vài nghề thủ công như: Thứ nhất, trong dệt người ta đã bắt đầu biết trồng bông, đay, và việc se sợi hay nhuộm màu đã rất phổ biến. Đều đặc biệt,trong khi se vải, người Cham không dùng dọi se bằng gỗ mặc dù nguyên liệu đó là không thiếu, thay vào đó là những dọi bằng gốm. Phải chăng đây là ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Sa Huỳnh. Tuy nhiên khi đi vào tìm hiểu việc làm gốm của Champa giai đoạn này lại không đặc sắc, không chú trọng vì chủ yếu họ sản xuất ra các vật dụng để đựng dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

Liên quan đến gốm, việc sản xuất gạch đã xuất hiện, với kĩ thuật nung rất tốt. Trong khi hầu hết nhà và cung điện đều là gỗ, gạch chủ yếu dược sử dụng trong các công trình tôn giáo. Trên gạch còn có hoa văn được khách tỉ mĩ, điều đặc biệt đó là đôi khi thành phần những viên gạch không đơn thuần là đất sét mà họ còn trộn vào một hợp chất hữu cơ, làm cho gạch xốp, dễ thoát nước, có thể nhận rõ trong các tháp ở Mỹ Sơn. Cũng với cách làm tương tự, họ tạo ra một loại vữa kết dính, nhưng đó chỉ là giả thuyết được đưa ra để lí giải về cách xây dựng nên các tháp ở Mỹ Sơn.

Trong thủ công nghiệp còn có nghề làm đồ trang sức và vũ khí. Trang sức chủ yếu kết từ sản vật biển như ngọc trai, vỏ sò, và ngoài ra còn có vàng, bạc, tuy nhiên cũng giống như các nghề thủ công kể trên, mục đích quá rõ là phục vụ vua chúa, thần linh

Có thể do nền nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, thủ công nghiệp tuy phát triển nhưng phục vụ cho vua và thần linh nên vì vậy mà thương nghiệp không phát triển chăng. Đó chỉ là một nguyên nhân cơ bản, bởi lẽ mỗi gia đình đã đủ lực để nuôi sống mình, họ cũng thỏa mãn phần nào về đời sống hiện tại mà từ đó dẫn đến mua bán trong nước kém phát triển. Từ nội thương như vậy kéo theo ngoại thương không mấy nổi bật. Tuy có nhiều cảng nhưng chỉ là những bãi cát nhỏ gần các khu quần cư, chưa thật sự từ cảng thị. Nhưng nói không có thương nghiệp là không đúng, vì nó chỉ đang trong tình trạng không phát triển. Thuyền bè đến đây, chủ yếu trao đổi những mặt hàng thiết yếu để phục vụ cho hành trình sang Trung Quốc – kết thúc con đường thương mại Đông – Tây. Và ở Champa thương nghiệp không phát triển là do quyền mua bán chủ yếu là của vua chúa, nên thu vào chỉ là những mặt hang phục vụ triều đình và thần linh, không thật sự là mua bán đúng nghĩa. Nó khác hẳn hoàn toàn với Phù Nam.

Tóm lại, kinh tế Champa là nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp tuy phát triển nhưng chỉ phục vụ cho những mục đích bó hẹp cho vua chúa và thần linh. Họ có nền thương nghiệp, nhưng thương nghiệp không được mặn mà cho lắm.

1.3.2 Cơ cấu xã hội.

Điều đầu tiên dễ dàng khẳng định là ở Champa có một tầng lớp quý tộc – quan lại, trong đó có những người có quyền lực chính trị, và những người chuyên lo các việc lễ nghi và tôn giáo. Đây là tầng lớp được hưởng nhiều quyền lợi, có của cải riêng và là những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đền miếu.

Qua các thư tịch cổ và bi kí, tấm màn về tầng lớp trên đã rõ, nhưng ngoài họ còn những tầng lớp nào khác, quan hệ giữa các tầng lớp bị rang buộc bởi yếu tố nào?

Như đã khẳng định ở trên, tầng lớp quý tộc là những người có nhiều quyền lợi, nhưng Champa là một nước nông vi bản, như vậy những người lớp trên phải nắm trong tay nhiều ruộng đất. Điều đó có thể hoàn toàn đúng, nhưng cái hình thức họ sở hữu là dưới dạng lãnh địa, hay thấp hơn là những mẫu ruộng riêng. Có lẽ không phải vậy, nếu nhìn vào xã hội Champa, dưới những người quý tộc, còn có bộ phận nông dân công xã, chính họ sở hữu trực tiếp phần lớn đất canh tác và sống quần cư tại các công xã. Nông dân chịu sự chi phối và phụ thuộc vào tầng lớp trên, do đó cũng có thể khẳng định những người quý tộc – quan lại sở hữu ruộng đất trong tay một cách gián tiếp qua công xã, mà muộn hơn là các làng (grama). Như vậy chắc chắn có một sự bóc lột bằng địa tô và hoa lợi mà ngườ nông dân phải gánh chịu, nhìn vào đặc điểm này ta có thể thấy xã hội Champa có những nét chung với các nước trong khu vực cùng giai đoạn.

Nhưng ngoài sự giống nhau đó, nó còn có gì khác biệt, điểm khác biệt có lẽ nằm ở tầng lớp cuối – nô lệ. Nhưng nguồn gốc của nô lệ ở Champa là từ đâu và được sử dụng để làm những việc gì? Thứ nhất nói về nguồn gốc nô lệ, nếu giải thích theo cái chung của thời đại, thì họ xuất than từ các nguồn chủ yếu như: bị bần cùng hóa bởi chính sách địa tô nặng nề, nhưng đối với trường hợp Champa không khả quan, khi mà mức thuế là rất hợp lí khoảng 11/60 sản phẩm, cùng với lao dịch trong công xã và đền miếu, thuế được nộp đều trong thời hạn dài nên nông dân đảm bảo là đủ sống; Nếu cho là từ việc bắt tù binh, thì cũng không nhiều, khi vào giai đoạn tương đối mạnh, Champa chỉ hai lần đánh Chân Lạp mà tiêu biểu ở năm 802 bắt một số người Khơme làm nô lệ cúng tế; Và nếu nếu đi theo hướng khác sẽ hợp lí hơn. Đi ngược lại với tôn giáo cùng với đó là việc xây dựng đền tháp ở Champa lúc bấy giờ, các khu đền được xem là những nơi có kinh tế riêng, được cung ứng các nhu cầu nhu một kinh thành thu nhỏ. Và do ảnh hưởng lễ nghi Ấn giáo, đòi hỏi trong các đền ngoài những người chuyên lo việc cúng tế phải có những người chuyên làm nghĩa vụ cho thần linh – đó là nô lệ. Như vậy, việc mà nô lệ làm đã rõ, nhưng còn về nguồn gốc, họ bắt nguồn chủ yếu là từ nông dân và tù binh, mà chủ yếu là bị bắt, hoặc phục vụ ngắn hạn. Giả thuyết về việc làm nghĩa vụ trong đền tháp và được coi là nô lê có kì hạn cũng có cơ sở của nó vì nô lệ cũng được cấp ruộng đất và sống trong các làng, có kinh tế riêng. Nhưng ngoài phải phục vụ lễ nghi, múa nhạc (vũ nữ), nô lệ còn có một bộ phận ít phục vụ vua chúa – quan lại. Cũng từ nô lệ này, một số quý tộc khi xây đền đã dùng chính nô lệ của mình để phục vụ lễ nghi hay dâng tặng cho các đền lớn. Tóm lại, khẳng định chắc chắc trong xã hội Champa có nô lệ là điều không chối cãi đươc.

Như vậy xã hội Champa đã có 3 tầng lớp rõ ràng, đó là quý tộc – quan lại, nông dân công xã, nô lệ, họ bị ràng buộc với nhau bởi chế độ sở hữu ruộng đất và lễ nghi trong tôn giáo.

1.3.3 Chính trị.

Với nền kinh tế chậm phát triển và dựa trên quan hệ sở hữu ruộng đất, nhưng vương quốc Champa đã tồn tại và có khi lớn mạn trong nhiều thế kỉ. Đó là nhờ vào quá trình củng cố không ngừng của bộ máy chính quyền, với mong muốn thống nhất.

Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn giáo, lúc này uy quyền của vua đồng nhất với thần thánh với mục đích thực chất là tôn vị thế của mình lên. Ngay trong cái tên của các vị vua cũng mang đặc điểm đó. Như trong tên vua thường có chữ Sri, tức là đấng tối cao.

Trong bộ máy chính quyền đã phân ra làm  2 cấp, trung ương và địa phương. Có ba cấp quan được phân rõ rang: tôn quan là những người có chức cao, đứng đầu quan võ; thuộc quan; ngoại quan là những người cai trị ở địa phương. Về sau có chưc Tể tướng đứng đầu các quan.

Bộ máy chính quyền luôn được bảo vệ bởi một đội quân thường trực từ 4 – 5 vạn người. Nói về quân đội, lúc này Champa có hẳn ba loại là bộ binh được trang bị cung, nỏ, kích,toản (giống với nỏ); kỵ binh và tượng binh với số lượng khá đông từ 400 – 1000 quân. Và tất cả chia làm hai loại, tiền binh và hậu binh. Việc xây dựng quân đội mạnh chỉ nhằm mục đích chính là bảo vệ vương quyền của vua, đôi khi lại là dụng cụ xâm chiếm các vùng đất láng giềng.

Tóm lại, bộ máy chính quyền và quân đội của Champa là tương đối hoàn chỉnh, nó giúp vương quốc này phát triển trong một thời kì dài mặt dù nền kinh tế không mấy khả quan.

1.3.4 Tôn giáo – văn hóa.

Nói đến văn hóa Champa cũng như các quốc gia cổ đại trong khu vực chúng ta không thể phủ nhận vai trò của những người Ấn Độ. Người Ấn đến với văn hóa và hệ thống thần quyền của mình như tiếp thêm sức mạnh cho vương quyền ở Champa những buổi đầu thành lập đất nước. Khi mà tín ngưỡng sơ khai chưa đáp ứng cho việc củng cố quyền lực cho nhà vua.

Sau khi Ấn giáo du nhập vào Champa, cư dân ở đây đã tôn sùng bộ ba trimurti đó là Bhrama, Visnu, Siva. Đến thời Đồng Dương còn tiếp thu cả Phật giáo đại thừa.

Sự ảnh hưởng của Ấn giáo đối với Champa không chỉ ở mặt tâm linh mà chi phối toàn bộ đời sống chính trị và xã hội. Nếu để ý, tên các vương triều như Sinhapura, Indrapura,… và tên vua như Sri Prasastadharma mang nét văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ, khi mà chữ Sri có nghĩa là đấng tối cao chẳng hạn…

Một yếu tố văn hóa quan trọng được ảnh hưởng nữa là chữ viết. Người Chăm đã tiếp thu chữ Phạn (Sanskrit) – một văn tự cổ Ấn Độ. Nó được tiếp nhận và sử dụng rộng rãi ngay từ khi mới thành lập vương quốc tức thế kỉ thứ II đến thế kỉ VIII. Sau thế kỉ thứ VIII, bắt đầu xuất hiện một loại chữ mới từ chữ Phạn gọi là chữ Chăm cổ. Nên lúc này cả hai loại có vị trí như nhau, nhưng các văn bản quan trọng lại ghi bằng chữ Phạn. Thực chất người Chăm có tiếng nói riêng thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo, sau khi mượn và sử dụng chữ Phạn một thời gian họ đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho mình với 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 âm sắc. Chữ Chăm cổ là nguồn gốc sâu xa của tiếng Chăm hiện đại ngày nay được sử dụng rộng rãi ở các vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang.

Trong văn học, người Chăm ngay từ đầu đã tiếp thu và xem bộ sử thi Ramayana như là sang tác của họ, còn lập đền thờ Valmiki – tác giả bộ sử thi. Như vậy văn hóa Ấn đã in đậm trong đời sống tinh thần Champa. Văn học bản đại trở nên mờ nhạt đơn giản chỉ là những chuyện kể, viết bi kí một cách gặp khuôn, công thức, chưa xứng tầm với việc sáng tạo ra chữ viết.

Nhưng hoàn toàn Champa không phụ thuộc và sao chép một cách khuôn mẫu văn hóa Ấn Độ, đó là ở mặt đẳng cấp xã hội, không phân biệt làm 4 đẳng cấp nặng nề, mà ở Champa chỉ có 2 loại thuộc tầng lớp trên là giống với Bhraman và Ksatriya ở Ấn Độ. Ngoài ra, người Chăm còn sử dụng hệ thống lịch pháp của Ấn Độ đúng hơn là ở phía bắc Ấn – lịch saka.

Quả thật là một thiếu sót khi nói về văn hóa Champa mà không kể đến kiến trúc. Trên ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ, kiến trúc Champa có đặc điểm sau: Thân tháp là một khối vững chắc, có cửa chính và các cửa giả, có đường nét trang trí khỏe khoắn, mỗi thời một kiểu nhưng có cái chung nhất là nóc tháp gồm nhiều tầng xếp nếp, có hình trang trí của tầng dưới, nhưng nhỏ dần đi và tụ lại một đỉnh nhọn hướng lên cao. Trên tháp có hình trang trí, thường là cành lá, sâu đo,… được chạm khắc tinh vi. Tháp thực ra cũng là đền, bên trong chỉ thờ một vị thần, khi tiến hành lễ nghi thì ở ngoài đền.

Tuy chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Ấn Độ, nhưng khi vào Champa những ảnh hưởng đó phần nào được gia giảm đi. Có lẽ thấy rõ đều này trong các tượng thờ và đền. Nói về tượng, ở Champa không quá cường điệu hình thể mà cân đối, hài hòa hơn nhiều. Về đền tháp, nhỏ nhắn, có nhiều nếp xếp tinh vi hơn thay cho việc làm tầng bệ như đền ở Ấn Độ.

Trên đã phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Champa, vậy cái tồn tại trước kia, cái bản địa ở đây là gì, giữa hai cái bản địa và cái bên ngoài có lẽ nằm trong vòng bồi đắp hoàn thiện cho nhau. Chẳng hạn người Chăm trước khi tiếp xúc chữ Phạn đã có tiếng nói riêng cho mình, nhưng nhờ vào sự vay mượn đó họ mới có thể sáng tạo ra chữ Chăm cổ. Kể cả trong nhạc cụ và lễ nhạc mặt dù là theo lễ nhạc cung đình Ấn Độ nhưng có sự sáng tạo. Tuy là theo mô típ nhưng có sự chọn lọc phù hợp với thực tiễn cuộc sống cộng đồng.

Thật sự cái mà Ấn Độ ảnh hưởng về tôn giáo chỉ là cái vỏ bên ngoài, cái bên trong của người dân Champa vẫn còn đó, là phần ruột bên trong, tín ngưỡng phồn thực thờ Linga – Yoni vẫn song song với Ấn giáo, hay trong tang lễ vẫn giữ cách chôn cất bằng chum, vọ, có phát triển khi bắt đầu biết hỏa tang.

Đó là những yếu tố lắng đọng lại, làm nên văn hóa Chăm trước sự ồ ạt của văn hóa Ấn Độ.

1.4 Nhận xét.

Một Lâm Ấp rồi đến Champa được hình thành dựa trên những cơ sở nhất định về văn hóa và kinh tế bản địa, sự giao lưu với các nền văn minh lớn, mà có sự phức tạp ngay từ đầu. Từ thế kỉ II – X, Champa trải qua các triều đại tiêu biểu Sinhapura, Virapura, Indrapuara, mà gắn liền với việc dời đô một cách khó hiểu.

Thời kì này Champa được xem là những mảnh vụn, những mảng rời rạc không thống nhất, từ đó mà không có một sựu phát triển đáng chú ý nào. Tuy nhiên cuối giai đoạn này, triều đại Đồng Dương có lẽ là điểm sáng đầu tiên bắt đầu cho một sự phát triển.Bởi lẽ điều mà Đồng Dương làm được là rất nhiều:

Lãnh thổ đã phần nào thống nhất, chính quyền được củng cố từ trung ương đến đại phương.

Văn hóa Đồng Dương hay phong cách Đồng Dương – mang tính chất Hindu giáo, là sự khác biệt nằm trong toàn thể các phong cách văn hóa của Champa suốt 15 thế kỉ tồn tại thực chất.

Phật giáo vào Champa với bức tượng Phật đồng cao 1.8 m là biểu hiện cụ thể cho sự phát triển văn hóa.

Chiến tranh và thắng lợi trước Chân Lạp là nhờ có được từ kết quả của sự phát triển kinh tế, chính trị mang lại cho Champa.

Nhưng đây vẫn là giai đoạn chuẩn bị cho thời kì thịnh đật phát triển huy hoàng của Champa trước khi lặn đi trong lịch sử. 

Chương 2: Champa giai đoạn phát triển và suy vong từ cuối thế kỉ X đền cuối thế kỉ XV.

2.1 Vương triều Vijaya từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

2.1.1 Giai đoạn phát triển và thống nhất từ cuối thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

Vijaya là vương triều kế tục Indrapura. Sự sụp đổ của triều đại trước đã cho thấy nhiều hạn chế cần khăc phục, quan trọng nhất là tình trạng không thống nhất giữa Nam và Bắc Champa đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển. Chính vì vậy nếu không muốn đi vào vết xe của triều đại trước, việc đầu tiên Vijaya cần phải làm là tiến hành thống nhất.

Vương triều Vijaya bắt đầu thành lập vào năm 988, sau khi Câu Thi Lị Ha Thân Bà Ma La (Harivarman II) lên làm vua, và tiến hành dời kinh đô từ Đồng Dương về Phật Thành (Phật Thệ) gần Quy Nhơn (Bình Định) ngày nay. Và từ đây bắt đầu cho một thời kì thống nhất và phát triển của Champa, từ đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XIII.

Harivarman II trị vì từ năm 988 – năm 999 thì qua đời nhường ngôi cho con mình là Dương Phổ Cu Bi Thi Lị (Yang Pô Ku Vijaya Sri). Đến đây kinh đô của Champa mới dứt khoác dời về Phật Thành và lấy tên nước là Vijaya.  Yang Pô Ku Vijaya trong thời gian nắm quyền từ năm 999 – 1010 cũng đối mặt với tình trạng bất ổn mọi mặt, nó kéo dài suốt thế kỉ XI.

Sau đó là sự tiếp nối hàng loạt đời vua Harivarmadeva làm vua khoảng 1010 – 1020, Paramesvaraman (trị vì từ năm 1020 – 1030), Vikrantavarman IV (trị vì từ năm 1030 -1041). Sau đó từ năm 1042 – 1044 là thời kì của vua Sinharvarman II trị vì, và trong một lần Đại Việt tiến đánh vua này tử trận. Vua Vijaya Paramesvararmedeva Dharmaraja I thế ngôi từ 1044 – 1060. Dưới thời của ông, ban đầu nhiều lần đụng độ với Đại Việt nhưng sao đó có lẽ nhận thấy sự bất lợi nên chủ động giản hòa và xây dựng mối quan hệ mới tốt đẹp. Trong đối nội, Vijaya Paramesvararmedeva I cho tu bổ và xây dựng thêm các đền tháp ở miền Nam, và ra sức củng cố vương quyền tại đây, mục đích duy nhất của ông là mong muốn gây ảnh hưởng ở khu vực phía Nam, tạo điều kiện thống nhất. Tuy nhiên, năm 1050 có lẽ ngoài dự tính, nhân dân Nam Champanduranga nổi dậy đòi li khai, tách biệt ra một quốc gia riêng biệt. Nhưng bằng biện pháp tôn giáo, cuộc nổi dậy đã yên ổn.

Sau Vijaya Paramesvaramedeva I, vua Bhadravarman IV lên ngôi nhưng tại vị thời gian ngắn (1060 – 1061) lại chuyển quyền lực sang Rudravarman IV (1061 – 1074) . Trong thời kì của ông vua này vào năm 1069 Đại Việt lại tiến đánh Champa bắt ông, sau đó trả tự do, và Champa phải nhượng lại ba châu là Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh. Nhưng cuối năm 1074 nổ ra một cuộc chính biến buộc Rudravarman phải chạy sang Đại Việt. Cuộc chính biến đã đưa Harivarman IV lên ngôi ( trị vì từ năm 1074 – 1081), kết thúc thời kì bắt ổn, mở ra một xu hướng thống nhất.

Sự thống nhất đã băt đầu nhưng không phải là bằng bạo lực mà bằng một hình thức trước kia Vijaya Paramesvararmedeva I từng áp dụng, đó là mị dân bằng thần quyền. Nhưng Harivarman IV làm có vẻ chu đáo hơn chăng, ông dùng chính nguồn gốc có mưu đồ sắp đặt trước của mình để tiến hành thống nhất Nam và Bắc Chăm trong yên ổn. Harivarman IV trước tiên cho mình là một bộ phận của thần linh, tiếp theo cho rằng nguồn gốc của mình là xuất phát từ người cha thuộc họ Dừa (Bắc), mẹ thuộc tộc Cau (Nam). Với cái lí do bản thân vua là đại diện của thần linh lại mang trong người hai dòng máu Nam và Bắc, thì quá hoàn hảo để những người dân trong nước quá tôn sùng thần thánh tin rằng giữa Bắc Nam chính là một thể thống nhất. Nghe có vẻ gì đó là không chắc chắn, nhưng ở trình độ một nền văn minh thế kỉ XI mà trong tư tưởng của họ thần linh luôn là đấng tối cao, thì cái câu chuyện do vị vua trên đặt ra có lí và thực hiện được. Từ đây cơ sỏ của một sư thống nhất bắt đầu hình thành.

Chính sự thống nhất đã mang lại những tác động lớn lao về đối ngoại của Champa, đặc điểm lớn nhất là gây chiến với các nước láng giềng, nhưng lại nằm trong thế bị kìm kẹp bởi hai hướng với 2 quốc gia là Đại Việt và Champa. Tuy thua Đại Việt nhưng giành thắng lợi với Chân Lạp. Trong giai đoạn này các công trình như Trà Kiệu, hay Mỹ Sơn được tu bổ và xây dựng.

Angkor-Maurice-Fievet-12

Champa cướp phá Ankor

Đến năm 1081, Jaya Indravarman II lên thay ngôi, nhưng không lâu bị Pâng cướp ngôi lên làm vua lấy hiệu là Sri Paramabodhisatva (trị vì từ năm 1081 – 1086). Tình hình Champa lúc này tương đối ổn định, và nuôi ý định cướp lại ba châu đã mất từ tay Đại Việt.

Tình trạng hòa, đánh với Đại Việt và Chân Lạp của Champa có lẽ kéo dài suốt giai đoạn này. Hai đời vua tiếp theo là Harivarman V và Indravarman III đã giữ được mối quan hệ hòa hảo với Đại Việt. Sự phức tạp trong quan hệ đối ngoại của Champa vẫn là xoay quanh hai nước Đại Việt và Chân Lạp, có lẽ chỉ cần nói sơ qua như ở trên.

Điều quan trọng nhất phải nói về quá trình thống nhất của nó. Nhưng cũng phải kể đến những tác động đến từ hai nước láng giềng của Champa.

Vào các năm 1166 và 1170, miền Nam một lần nữa nổi dậy, và một lần nữa nổ ra nội chiến, mà có sự can thiệp của cả Đại Việt và Chân Lạp. Tuy nhiên chính việc Chân Lạp đánh Champa 1181, sau đó giành thắng lợi và chia cắt Champa làm hai miền vào năm 1190: miền Bắc – Vijaya do Jayavarman VII nắm quyền, miền Nam là vùng Panduranga do hoàng thân Vidianandana cai trị. Sau mấy năm rối ren chính trị tiểu quốc miền Nam đã thống nhất được toàn bộ Champa và Suryavarmadeva – Vidianandana lên nắm quyền. Lúc này để tránh phiền phức ông đã cắt đứt quan hệ với Chân Lạp và có phần hòa hảo với Đại Việt. Nhưng sau khi Dhanapatigrama – chú của Suryavarmadeva lên ngôi, Champa bị lệ thuộc và trở thành một tỉnh của Chân Lạp.

Tóm lại, nếu đi theo tiến trình để hiểu rõ quá trình thống nhất Champa thì hơi khó hiểu, nên có thể tóm gọn lại như sau. Sự thống nhất của Champa lúc này cao hơn giai đoạn trước. Biểu hiện cụ thể trước tiên là việc kinh đô Vijaya được chọn đặt tại nới trung tâm Champa, tiếp đó là dựng nên một truyền thuyết về tộc Dừa và Cau đại diện cho Nam Bắc, và hàng loạt các đền tháp được xây dựng ở phía Nam nhằm củng cố thần quyền và vương quyền của vua. Sự thống nhất đã mở đầu cho thời kỳ thịnh đạt của Champa giai đoạn sau.

2.1.2 Thời kì thịnh đạt của Champa (1220 – 1353).

Sau khi bị Chân Lạp chiếm đóng, năm 1220 họ không một lí do đã rút khỏi Chân Lạp, nhưng cũng không quên lập nên một chính quyền thân Ăngko, đứng đầu là Jaya Paramesvaraman II. Suốt thời gian trị vì của mình từ năm 1220 – 1252, ông theo đuổi 2 chính sách: khôi phục kinh tế và giữ thái độ kì thị với Đại Việt.

Về kinh tế, ông cho khẩn hoang đất đai, mở rộng đất canh tác, phát triển hệ thống thủy lợi. Đó là những biện pháp nhằm phục hồi kinh tế sau hàng chục năm bị chiến tranh tàn phá, nhưng cái tập trung lớn nhất lại vào nông nghiệp thì chỉ đưa đến kết quả là ổn định chứ chưa gọi đúng từ phát triển.

Về chính trị và đối ngoại, do là một chính quyền thân Ăngko ngay từ đầu có lẽ Champa ngã hẳn về phía Chân Lạp, có lẽ cũng từ đó mà đối đầu với Đại Việt. Trong quan hệ với Chân Lạp rõ ràng như vậy, nhưng đối với Đại Việt có lẽ còn bắt nguồn từ việc bị mất 3 châu ở phía Bắc trước kia, cùng với thời điểm nhân nhà Lý suy yếu đã tiến hành cướp phá. Nhưng khi mà Chân Lạp cũng suy yếu, chính sách đối ngoại của Champa vẫn là đối đầu với Đại Việt có lẽ là vì muốn mở rộng lãnh thổ.

Thời đại của Jaya Paramesvaraman II tồn tại có một vai trò nhất định của nó, đó là ổn định đất nước sau chiến tranh, để đến khi Indravarman VI lên ngôi vụt dậy và nâng tầm Champa.

Điều trước tiên khi lên ngôi là ông đã đi thăm Nam Champa, và thu được những thắng lợi, đó là sự yên ổn tại vùng Panduranga. Suốt thời gian cai trị từ năm 1265 –  1285 đã mang đến cảnh thái bình, thịnh vượng cho Champa.

Lúc này Champa không còn lo ngại và thoát dần ảnh hưởng của một Chân lạp đang tác đó là chiến thắng trước sự xâm lược của quân Nguyên (1283 – 1284), đó là sự đoàn kết lớn lao và gắn bó thân thiết của hai nước.

Sau thời đại này là thời phát triển thịnh vượn của Champa, mà ông vua có công lớn nhất là Chế Mân – Jaya Sinhavarman IV trị vì từ năm 1285 đến năm 1305. Chế Mân đã tiếp tục những chính sách của vua cha và đưa Champa đến thời huy hoàng. Biểu hiện rõ nhất là lần mở rộng lãnh thổ về phía Tây lên miền thượng nguyên – lưu vực sông Đà Rằng và Sre Pốc. Thứ hai, thương nghiệp được phát triển với việc mở lại các cảng thị mà quan trọng nhất là cảng Tini – Thilibinai. Bên cạnh phát triển về thương nghiệp và mở rộng lãnh thổ nhân dân Champa lại một lần nữa đối đầu với quân Nguyên, nhưng bằng chính sách ngoại giao mềm dẻo của Chế Mân cuộc xâm lược đã không diễn ra. Trong khi đó đối với Đại Việt, mối quan hệ lại được tiếp tục phát triển mà việc công chúa Huyền Trân, con Trần Nhân Tông được gả cho Chế Mân là biểu hiện rõ nhất. Người Champa chịu mất châu Ô và châu Lý để đổi lại sự ổn định cơ bản để phát triển đất nước, đó là mọt lựa chọn thông minh. Tuy về sau có một chút hiềm khích nhưng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước vẫn cố được duy trì.

Như vậy với những điều nêu trên có thể khẳng định đây là giai đoạn thịnh vượn nhất của vương quốc Champa  sau mấy thế kỉ bất ổn về chính trị.

2.1.3 Thời kì khủng hoảng và suy vong từ giữa thế kỉ XIV.

Sự khủng hoảng bắt đâu vào những năm 1353 sau vua Trà Hoa Bố, qua tám đời vua, đến năm 1471.

Có lẽ không cần đi vào tiến trình lịch sử một cách cụ thể giai đoạn này, điều cần thiết là chỉ ra đâu là nguyên nhân đẩy một Champa đang ổn định và phát triển trước đó đi đến bờ dần dần của sự tàn lụi.

Dấu mốc của sự sụp đổ có lẽ là nằm ở những gì ông vua Chế Bồng Nga (Po Binnosuor) khoảng từ năm 1328 đến năm 1373. Lúc này, quan hệ ngoại giao của Champa có sự thay đổi đột ngột, đi từ thân thiết sang đối đầu với Đại Việt. Chế Bồng Nga ra sức xây dựng quân đội, dồn tất cả nguồn lực cho hàng chục cuộc tiến công lên hướng Bắc. Trong 30 năm đã tiến hành trên 15 trận đánh lớn, và có khi chỉ trong 8 năm năm nào cũng đánh, có hai lần đến tận Thăng Long cướp phá, và trở về, lúc này ở Đại Việt đang là lúc mà nhà Trần suy yếu. Nguyên nhân mà Champa đột ngột thay đổi chiến lược ngoại giao của mình có lẽ là do “mấy chục năm thái bình và phong túc, nên tưởng là mình mạnh”[6]. Chính việc gây chiến liên miên mà làm cho đất nước kiệt quệ không chỉ ở kinh tế mà còn khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ, sự phản đối của quần chúng là một phần làm cho Champa dần dần suy yếu và cái chết của Chế Bồng Nga.

Nhưng cái chết của ông không phải là dấu chấm hết trực tiếp của Champa, mà chính những chính sách độc đoán của mình.

Sau giai đoạn của Chế Bồng Nga, đến sau năm 1471 Champa không còn giữ được vai trò lịch sử của nó nữa. Tuy còn tên nước, còn một thể chế ở miền Nam, nhưng thật sự đó chỉ mang tính chất địa phương – một chính quyền thu hẹp đúng nghĩa. Sự kiệt quệ về nhiều mặt kinh tế, văn hóa còn tiếp tục đến cuối trung đại theo một đường tuột dốc khi không bắt kịp những thành tựu mới của “làn sóng văn minh thứ Hai”[7].

2.2 Sự phát triển kinh tế – xã hội.

2.2.1 Kinh tế bước vào giai đoạn phát triển.

Nếu như trước đây kinh tế nông nghiệp ở Champa chiếm ưu thế thì có lẽ đến giai đoạn này với những yếu tố mới bên ngoài và bên trong tác động đã thúc đẩy một nền thương nghiệp phát triển. Và trước kia người Chăm không phải không biết tận dụng biển nhưng chỉ mới thu lợi từ các nguồn hải sản và khoáng sản biển.

Trước đây vai trò của người Ấn hay người Hoa được thấy rõ nét nay đã có các thuyền của phương Tây men theo tuyến đường thương mại Đông Tây đến trú chân ở Champa. Chính những thương gia phương Tây và Nhật Bản chính là những người ghi chép truyền bá sự giàu có của Champa, chính từ đây mà vương quốc này được biết đến một cách rộng rãi.

Trong giai đoạn thịnh vượng từ thế kỉ X đến XV, Champa đã thật sự trở thành một đầu mối, một trung tâm thương mại liên vùng. Và trước kia họ đã bắt đầu kiểm soát biển Đông, với vị trí thuận lợi trải dài quanh biển này mà đến giai đoạn phát triển của nó, bắt đầu Champa không chỉ kiểm soát ven bờ nữa mà nay mở rộng đến tận Philipin và Nam Đảo. Những mảnh gốm Champa tìm thấy được ở Butuan, Mindanao – những vương quốc cổ ở Philipin đã cho thấy việc mua bán của người Chăm trên biển và sự kiểm soát thương mại của họ lớn đến đâu.

Tuy thương nghiệp phát triển nhưng cơ bản Champa vẫn là gốc nông nghiệp – nông vi bản. Suốt 10 thế kỉ đầu, nông nghiệp có một vị trí quan trọng và đến nay vị trí đó càng được nâng cao hơn trong kinh tế của Champa. Sự phát triển nông nghiệp thời kì này không biểu hiện ở chỗ mở rộng đất canh tác mà chính là việc người dân nâng cao năng suất nông phẩm, với kĩ thuật được cải thiện và hệ thống thủy được mở rộng.

Ngoài ra nghề đánh cá, thủ công nghiệp với các ngành như sản xuất gốm, gạch, thủy tinh, trang sức đã phát triển. Mà đáng chú ý nhất là đồ trang sức, khắc tượng, phù điêu và trang phục, là thứu không thể thiếu trong hành lễ và phục vụ vua chúa nên cũng là những nghề đặc biệt được triều đình chú trọng, từ đó mà cũng phát triển, nhưng nguyên nhân sâu xa chính là nằm ở sự ổn định chính trị lâu dài tạo ra, đặc biệt là thời Chế Mân.

2.2.2 Văn hóa.

Thời kì này chính là sự kế thừa và phát huy những nền tảng văn hóa giai đoạn trước, điều này thể hiện rõ qua các mặt như chữ viết, kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc. Đặc biệt có một sự tương tác văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Cụ thể như thế nào sẽ đi lần lượt từng lĩnh vực một.

Thứ nhất về chữ viết, từ chữ Chăm cổ và chữ Phạn, người Chăm dần dần hoàn thiện hệ thống kí tự riêng cho mình. Ngôn ngữ – tiếng Cahwm được diễn đạt lưu loát hơn trong các văn bia nhưng khi nói về những điều lớn lao như các vị thần, công đức của vua họ lại dùng chữ Phạn, nhưng đôi lúc cũng có ngoại lệ. Trên các cửa đền Po Klong Garai có một loại chữ Chăm mới vuông và giống với kí chữu Phạn, không thiếu ngay ngắn như trước kia. Đến thế kỉ XIV chữ Chăm cổ đã tương đối hoàn thiện về mặt từ ngữ và cách diễn đạt, như chữ bớt vuông, thanh thoát hơn, có hình cánh chim bay.

Thứ hai, về nghệ thuật kiến trúc, sự phát triển của nó có lẽ thể hiện qua bốn phong cách sau: đầu tiên là Mỹ Sơn E1 là dạng cổ với đặc trưng trên bệ thờ làm bằng đá cát là hình dạng linga xung quanh có chạm khắc giáo sĩ, “vòm cửa E1 có hình cung dang rộng, thoáng đãng mềm mại, hai đầu tách đôi uốn cong lại, trên nền trơn thoáng”[8], nhưng thời này đặc trưng cho sự phát triển là ở Mỹ Sơn A1 xây khoảng giữa thế kỉ X, tháp cao hơn E1 và điêu khắc nhìn sinh động hơn, có một phần ảnh hưởng của kiến trúc Java, vòm có hình đường cong gập, nhưng được tạo thành 3 dãi băng trơn, trông nhẹ nhàng và thoải mái hơn Đồng Dương – cong khum nhiều hơn, có 3 đến 4 dải giữa là dài trơn hẹp, trên đỉnh có một bông hoa đại đóa. Thứ hai nhóm tháp phía nam, gọi là phong cách Hòa Lai, vòm cửa nhọn dần lên trên, trụ hình bát giác và trang trí hình những chiếc lá uốn cong. Phong cách thứ ba là phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn A1 và Bình Định. Trước kia A1 có văn trang trí hình cánh lá uốn cong xoắn xuýt – hình trứng nay là hình cánh mũi giáo hay hình cung gãy, thấy ở phong cách Bình Định. Cuối cùng là phong cách Bình Định với nhóm tháp nằm ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định ngày nay. Kiểu kiến trúc này với tháp có vòm cửa hình mũi giáo, tiêu biểu cho nghệ thuật Chăm sau này.

Thứ ba về điêu khắc, là sự gắn liền với kiến trúc. Nổi bật với ba loại phong cách là phù điêu trà Kiệu, Chánh Lộ và  phong cách Bình Định. Ở Trà Kiệu tượng điêu khắc ăn mặc chỉnh tề, cân đối, đầy sức sống nhưng hơi căng thẳng, ở Chánh Lộ thì uyển chuyển và mềm mại hơn, còn ở Bình Định có nét hơi thô, không sinh động, không đẹp vì có lẽ đây là giai đoạn suy thoái về nhiều mặt trong đó có điêu khắc.

Thứ tư về ca múa nhạc, họ có bộ nhạc cụ riêng, như trống lớn, dùng tay vỗ, kèn Sarana, trống nhỏ hai mặt vỗ bằng tay,… Còn tồn tại đến ngày nay. Trong nghệ thuật múa có cả múa lụa, múa khi thổi kèn,… Đặc biệt có vũ điệu Apsara chuyên phục vụ các lễ nghi quan trọng.

Cuối cùng nếu điểm qua các mặt văn hóa Champa mà không nói đến sự tương tác thì quả thật là nói suông. Có lẽ trong những trận chiến, xâm lược hay bị xâm lược ít nhiều văn hóa cũng đã có sự qua lại. Nhất là Chân Lạp với văn hóa của người Khơme mà biểu hiện cho sự tương tác đó là phong cách kiến trúc ở Hòa Lai, Mỹ Sơn A1 như đa  phân tích ở trên. Những tương tác văn hóa đó là nguyên nhân quan trọng làm cho văn hóa Champa đa dạng và phát triển hơn thời kì trước.

Tóm lại, những dâu ấn văn hóa Champa giai đoạn này cho đến ngày nay là một phần của văn hóa và góp phần vào sự giàu có của văn hóa Việt Nam mà chủ nhân hiện tại đang gìn giữ là vùng đất miền Trung Việt Nam.

2.2.3 Xã hôi – Chính trị – quân sự.

Đến giai đoạn này xã hội Champa vẫn theo chế độ mẫu hệ, tuy nhiên trong chính trị thì vai trò của người đàn ôn là cao hơn. Xã hội lúc này đánh dâu sự phát triển mạnh của tầng lớp quý tộc, họ bắt đầu có những cơ sở kinh tế riêng, tiếng hành cát cứ, nâng cao thế lực, đó là nguyên nhân tạo nên sự bất ổn lâu dài trong chính trị.

Ở giai đoạn này hai đẳng cấp dưới là nông dân và nô lệ vẫn giữ vị trí và vai trò như trước, là nững người sản xuất, phục vụ lễ nghi, vua chúa, họ vẫn bị ràng buộc bởi làng xã, và ruộng đất công xã.

Để có một Champa phát triển cực thịnh như vậy, ngoài chú tâm phát triển kinh tế, các vua đã đi vào hoàn thiện bộ máy nhà nước. Với việc thống nhất Bắc và Nam Chăm, vua đã là người trị vì toàn bộ đất nước, ở mỗi vùng thì có một hoàng thân cai quản, dưới vua vẫn là ba cấp quan từ trung ương đến địa phương, đất nước chia làm các huyện, tỉnh,…Nhưng chính sự khác biệt ở mỗi vùng về địa lí và phong tục, điều kiện cụ thể từng vùng mà làm cho bộ máy đó không hoàn chỉnh trên thực tế. Tuy nhiên để duy trì bộ máy và phục vụ mục đích chiến tranh cũng như là bảo vệ đất nước trong thời kì chiến tranh liên miên, thì cần có một quân đội mạnh, và đến Chế Bồng Nga, quân đôi Champa thật sự làm được điều đó.

Tóm lại, chính những người quý tộc đã ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội và chính trị Champa giai ddaonj thịnh đạt và phát triển từ cuối thế kỉ X đến cuối thế kỉ XV.

2.3 Nhận xét.

Lịch sử Champa giai từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XV thật sự phức tạp nhưng có thể tóm lại ba thời kì chính sau đây:

Thế kỉ XI – XII là giai đoạn suy thoái, khủng hoảng bởi: trong thế kỉ này Champa và Đại Việt có một mối quan hệ không mấy tốt đẹp, sau mấy thế kỉ trước Bắc tiến, có khi đanh vào cả Hoa Lư năm 979, nhưng sau đó lại thất bại trước Đại Việt. Đến thế kỉ XII lai đụng độ với Cambot, và sau cuộc chiến tranh 100 năm Champa rơi vào tình trạng chia cắt, phân liệt, khủng hoảng.

Thế kỉ XIII – XIV là thời kì phục hồi và đạt đến đỉnh cao: đó là sựu phát triển mạnh kinh tế, cùng với chính sách đối nội đối ngoại khôn ngoan đã vụt dậy cả Champa đang ngủ yên trong khủng hoảng.

Cuối thế kỉ XIV lại rơi vào tình trạng suy thoái và dân dần đánh mất vai trò lịch sử mà nguyên nhâ chủ yếu là do chính sách đôi nội và đối ngoại cực đoạn thiếu hợp lí. 

C Phần kết luận.

Champa từ thế kỉ II đến cuối thế kỉ XV là một phần quan trọng của lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử miền Trung nói riêng. Nhưng để hiểu rõ tường tận là một điều không hề dễ dàng chút nào. Nhưng ở đây có thể rút ra mấy nét như sau.

Cũng như các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á, Champa không thoát khỏi cái vòng ảnh hưởng văn hóa từ các nền văn minh lớn mà từ Ấn Đô và Trung Hoa là chủ yếu. Nhưng khác với trường hợp của các quốc gia Băc Đông Nam Á, văn hóa Ấn mới là cái chủ đạo ảnh hưởng đến Champa chứ không phải là Trung Hoa. Bên canh đó, dựa trên những cơ sở văn hóa bản địa, nhưng đã có sự giao thoa từ việc sống cộng cư giữa nhóm ngữ hệ Mã Lai –  Nam Đảo với Môn – Khơme, giữa người biển và rừng, nhưng có lẽ văn hóa biển chiếm ưu thế hơn cũng như nhóm người theo ngữ hệ Malayo – Polynesien chiếm ưu thế. Chính đều này đã tạo nên nền văn hóa tiền Sa Huỳnh, rồi đến Sa Huỳnh kết hợp với văn minh Ấn Độ đã đưa cư dân nơi đây đến ngưỡng hình thành nhà nước. Nhưng chỉ khi có một nguyên nhân trực tiếp mà ở đây là chống ngoại xâm – nhà Hán mới thực sự cho ra đời Lâm Ấp – Champa.

Suốt 15 thế kỉ thực sự có vai trò trong lịch sử Champa đã trải qua nhiều giai đoạn như: Sinhapura, Virapura, Indrapura, Vijaya. Mỗi thời kì có một đặc điểm riêng nhưng nhìn chung vẫn là sự đấu tranh và phát triển để đi tới thống nhất. Có thời kì làm được nhưng có thời kì phá vỡ nó. Chính những cơ sỏ xã hội mà đặc biệt là đẳng cấp trên – quý tộc với hệ thống tôn giáo của mình tạo nên những khác biệt giữa các vùng mà tiêu biểu là Nam và Bắc Champa. Sự đấu tranh giành quyền cai trị đã diễn ra, nhưng một lần nữa ta thấy được vai trò của thần thánh troing cuộc sống Champa, đó là công cụ đắc lực để đi đến thống nhất thay vì dùng bạo lực.

Nói về văn hóa, mặc dù là mang tiếng ảnh hưởng mạnh từ Ấn Độ nhưng người Chăm đã có những sáng tao riêng và mang nét riêng cho mình, đó là chữ Chăm cô, hay sự gia giảm văn hóa tôn giáo Ấn Độ. Chính hệ thống Ấn giáo đã quy định nên đặc điểm xã hội và các nghĩa vụ của các tầng lớp. Đặc biệt nó là công cụ để củng cố vương quyền rất hiệu quả cho vua chúa.

Suốt từng đó thế kỉ, Champa luôn thay đổi chính sách đối nôi và đối ngoại cảu mình, mà trong đối ngoại hai hướng chính họ đặc biệt quan tâm là Đại Việt phía Bắc và Chân Lạp ở phía Tây. Những thời kì khác nhau Champa lại ngả về một hướng, và chính bất cẩn giai đoạn trị vì của Chế Bồng Nga trong đối nội lẫn đối ngoại là nguyên nhân làm Champa dần dần mất đi vai trò lịch sử của mình, và còn một nguyên nhân nữa là do họ không theo kịp nền văn minh thứ Hai của nhân loại.

Tóm lại lịch sử Champa có những lúc bất ổn, những lúc phát triển, nhưng dù sao cũng đã để lại vô vàng những di tích lịch sử, văn hóa cho thế hệ sau. Việc hiểu rõ về Champa cùng với chuyến đi thực tế miền Trung là những kiến thức quý giá của một người học sử.

Vấn đề Champa trong tương lai cần làm được làm rõ hơn, đặc biệt là những nút thắt trong thời cổ đại để tiến trình lịch sử Việt Nam được rõ ràng, hoàn chỉnh nhất

————–

Chú thích:

[1] Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch sử Việt Nam tập I, trang 223.

[2] Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo Dục, trang 34.

[3] Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch sử Việt Nam tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 256.

[4] Lương Ninh, Một con đường sử học, NXB Đại học Sư phạm, trang 320.

[5] Lương Ninh, Một con đường sử học, NXB Đại học Sư phạm, trang 320.

[6]Lương Ninh, một con đường sử học, NXB Đại học Sư phạm, trang 333.

[7]Lương Ninh, một con đường sử học, NXB Đại học Sư phạm, trang 334.

[8]Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch sử Việt Nam tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 845.

Tài liệu tham khảo

  1. Đinh Trung Kiên, tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.
  2. Ngô Văn Doanh, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhà xuất bản trẻ, 2010.
  3. Lương Ninh, Một con đường sử học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2015.
  4. Lương Ninh, Lịch sử Đông Nam Á, Nhà xuất Giáo dục, 2005.
  5. Lương Ninh, Lịch sử vương quốc Champa, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2009.
  6. Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam tập I, 2012.
  7. Phạm Đức Dương, Lịch sử văn hóa Đông Nam Á, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2013.

18 thoughts on “Lịch sử Champa từ sơ khai đến cuối thế kỉ XV

  1. Tôi nghĩ tất cả các nhà nghiên cứu lịch sử VN đều đã nói leo theo nhau ? Ấn Độ là Indonesien, tức chủng người có nguồn gốc Đông Nam Á. Trung tâm Ấn Độ Giáo có nguồn gốc Việt Nam, không phải India. Cho đến thế kỷ 19, nước ta vẫn được gọi là “xứ Ấn Độ”.

    Thích

    • Mấy nhà nghiên cứu lịch sử mà trình bày kiểu này thì đọc cho có thôi chứ chả nhớ được gì nhiều đâu. Chưa nói chuyện dạy sử ở trường. Về giới thiệu lãnh thỗ thì không có nổi cái bản đồ. Mỗi lần thay đổi lớn về lãnh thỗ thì nên có một bản đồ. Còn về chữ viết thì đọc cho vui, sao không có nỗi một hình chụp thực tế? Tức là tác giả chưa bao giờ đi thực địa mà chỉ ngồi ở nhà chém gió? Kể về thành tựu về văn hóa, cũng không có nổi một tấm hình thực tế. Bài viết thì dài nhưng thiếu chất, thiếu đầu tư.

      Thích

  2. Nhìn vào danh mục tài liệu than khảo là thấy “chất lượng” của “công trình” “Lịch sử Champa từ sơ khai đến cuối thế kỉ XV” nó thảm hại đến mức nào rồi Phan Lan Hoa ạ!

    Thích

  3. Mình đọc trên điện thoại. Từ 4-5 tháng nay, bài này luôn là bài đầu tiên hiện ra khi vào trang. NCLS nên xem lại cách settings. Rất bất tiện vì mình vào muốn đọc bài mới, và thật sự trang có rất nhiều bài mới.

    Muốn tìm bài mới thì phải ấn vào bài này rồi xuống cuối.

    Thích

  4. Trước sau Chăm Pa cũng thua. Vì ngoài lý do vùng đồng bằng miền Trung nhỏ hẹp tài nguyên ít. Cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Chăm Pa là cuộc chiến tranh giữa 2 nền văn hóa: Trung ương tập quyền kiểu Trung Hoa của Đại Việt và phân quyền tản quyền kiểu Ấn Độ của Chăm Pa.

    Thích

  5. Nhóm nghiên cứu lịch sử ơi, bữa mình chơi dại comment linh tinh nên bị chặn mất rồi, nhưng mình rất quan tâm các thông tin nhóm đăng lên nên mong nhóm bỏ chặn theo dõi giùm mình nhé.

    Thân

    Thích

  6. Tấn thư (晉書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Đường (唐) – Phòng Huyền Linh (房玄齡) chủ biên]

    林邑國本漢時象林縣,則馬援鑄柱之處也,去南海三千里。後漢末,縣功曹姓區,有子曰連,殺令自立爲王,子孫相承。其後王無嗣,外孫范熊代立。熊死,子逸立。其俗皆開北戶以向日,至於居止,或東西無定。人性凶悍,果於戰鬥,便山習水,不閑平地。四時暄暖,無霜無雪,人皆倮露徒跣,以黑色爲美。貴女賤男,同姓爲婚,婦先娉婿。女嫁之時,著迦盤衣,橫幅合縫如井欄,首戴寶花。居喪翦鬢謂之孝,燔屍中野謂之葬。其王服天冠,被纓絡,每聽政,子弟侍臣皆不得近之。

    自孫權以來,不朝中國。至武帝太康中,始來貢獻。咸康二年,範逸死,奴文纂位。文,日南西卷縣夷帥範椎奴也。嘗牧牛澗中,獲二鯉魚,化成鐵,用以爲刀。刀成,乃對大石嶂而咒之曰:「鯉魚變化,冶成雙刀,石嶂破者,是有神靈。」進斫之,石即瓦解。文知其神,乃懷之。隨商賈往來,見上國制度,至林邑,遂教逸作宮室、城邑及器械。逸甚愛信之,使爲將。文乃譖逸諸子,或徙或奔。及逸死,無嗣,文遂自立爲王。以逸妻妾悉置之高樓,從己者納之,不從者絕其食。於是乃攻大岐界、小岐界、式僕、徐狼、屈都、乾魯、扶單等諸國,並之,有衆四五萬人。遣使通表入貢於帝,其書皆胡字。至永和三年,文率其衆攻陷日南,害太守夏侯覽,殺五六千人,餘奔九真,以覽屍祭天,鏟平西卷縣城,遂據日南。告交州刺史硃蕃,求以日南北鄙橫山爲界。

    初,徼外諸國嘗齎寶物自海路來貿貨,而交州刺史、日南太守多貪利侵侮,十折二三。至刺史姜壯時,使韓戢領日南太守,戢估較太半,又伐船調枹,聲雲征伐,由是諸國恚憤。且林邑少田,貪日南之地,戢死絕,繼以謝擢,侵刻如初。及覽至郡,又耽荒於酒,政教愈亂,故被破滅。

    既而文還林邑。是歲,硃蕃使督護劉雄戍于日南,文復攻陷之。四年,文又襲九真,害士庶十八九。明年,征西督護滕畯率交廣之兵伐文于盧容,爲文所敗,退次九真。其年,文死,子佛嗣。

    升平末,廣州刺史勝含率衆伐之,佛懼,請降,含與盟而還。至孝武帝甯康中,遣使貢獻。至義熙中,每歲又來寇日南、九真、九德等諸郡,殺傷甚衆,交州遂致虛弱,而林邑亦用疲弊。

    佛死,子胡達立,上疏貢金盤椀及金鉦等物。

    Nước Lâm Ấp [Lâm Ấp quốc (林邑國)] vốn là huyện Tượng Lâm [Tượng Lâm huyện (象林縣)] thời Hán (漢), là chỗ Mã Viện (馬援) đúc cột đồng vậy. Nước này cách quận Nam Hải (南海) ba nghìn dặm. Cuối thời Hậu Hán (後漢), viên Công tào (功曹) của huyện [Tượng Lâm] họ Khu (區) có con là Liên (連) [1] giết quan Lệnh (令) tự lập làm vua, con cháu nối thay nhau. Sau đó vua không có con trai nối ngôi, cháu ngoại là Phạm Hùng (范熊) thay lập. Hùng chết, con là Dật (逸) lập. Phong tục người nước này đều mở cửa lớn của nhà quay về phía bắc để đón ánh nắng Mặt Trời, còn như cửa sổ của chỗ ở thì hoặc quay mặt về phía đông hoặc phía tây không cố định. Tính người nước này hung hãn, quả cảm ở việc chiến đấu, quen ở ven núi men sông, không thích ở chỗ đồng bằng. Thời tiết bốn mùa nóng ấm, không sương không tuyết. Người dân đều cởi trần, chân đất, cho rằng màu đen là đẹp. Xem trọng đàn bà, coi rẻ đàn ông, kết hôn với người cùng họ, con gái đem lễ vật đi hỏi rể trước. Vào lúc con gái đi lấy chồng thì mặc áo cà bàn (迦盤), là khăn quấn ngang người từng lớp như lan can của giếng nước, đầu đội vòng hoa đẹp. Phong tục có tang thì cắt tóc xem là hiếu, đốt xác ở giữa đồng thay cho chôn. Vua nước này đội mũ thiên quán (天冠), [2] rủ dải anh lạc (纓絡), mỗi khi nghe chính sự thì con em và thị thần đều không được đến gần.

    Từ thời Tôn Quyền (孫權) đến nay thì [người nước Lâm Ấp] không đến chầu Trung Quốc (中國), đến giữa năm Thái Khang (太康) [từ năm 280 đến năm 289] thời Vũ Đế (武帝) [nhà Tây Tấn (西晉)] thì mới đến dâng cống. Năm Hàm Khang (咸康) thứ hai, Phạm Dật (範逸) chết, nô là [Phạm (範)] Văn (文) soán ngôi. Văn là nô của cừ soái người rợ [Di (夷)] huyện Tây Quyển (西卷) quận Nhật Nam (日南) là Phạm Trùy (範椎) [3] vậy. Văn từng đi chăn bò, bắt được hai con cá chép ở giữa suối, cá chép hóa thành cục sắt, lấy để đúc làm đao. Đúc đao xong, bèn đứng trước tảng đá to mà thề rằng “Cá chép biến hóa, đúc thành cây đao, chém vỡ tảng đá, là có thần linh”. Đến chém tảng đá, tảng đá liền vỡ nát. Văn biết là đao thần, liền cất giấu đi. Sau đó Văn theo nhà buôn đi lại đây đó, thấy biết chế độ của nước lớn [chỉ Trung Quốc]. Khi đến nước Lâm Ấp bèn dạy Dật làm cung thất, thành quách và khí giới. Dật rất tin yêu Văn, sai Văn làm tướng. Văn bèn nói gièm các con của Dật, do do kẻ dời di ngươi bỏ chạy. Kịp khi Dật chết thì không còn con nối ngôi, Văn bèn tự lập làm vua. Văn đem hết thê thiếp của Dật lên ở trên lầu cao, người theo mình thì lấy làm vợ, kẻ không theo mình thì không cho ăn. Rồi đó lại đánh các nước Đại Kì Giới (大岐界), Tiểu Kì Giới (小岐界), Thức Bộc (式僕), Từ Lang (徐狼), Khuất Đô (屈都), Càn Lỗ (乾魯), Phù Đan (扶單), chiếm cả các nước ấy, có bốn-năm vạn quân lính. Văn sai sứ dâng biểu vào cống cho nhà vua [Tấn Vũ Đế], chữ ghi trên đó đều là chữ của người Hồ [Hồ tự (胡字)] [4]. Đến năm Vĩnh Hòa (永和) thứ ba, Văn đem quân mình đánh hãm quận Nhật Nam, hại Thái thú (太守) là Hạ Hầu Lãm (夏侯覽), giết năm-sáu nghìn người [của quận ấy], người còn sót phải chạy sang [lánh nạn] ở quận Cửu Chân (九真). Văn đem xác Lãm làm lễ tế trời, san bằng thành huyện Tây Quyển, bèn chiến giữ quận Nhật Nam, báo cho Thứ sử (刺史) Giao châu (交州) là Chu Phiền (硃蕃) xin lấy đèo Ngang [Hoành sơn (橫山)] phía bắc quận Nhật Nam làm ranh giới.

    Lúc đầu, người các nước ngoài cõi từng mang vật báu từ đường biển đến bán hàng, mà bọn Thứ sử Giao châu-Thái thú Nhật Nam phần nhiều tham lam nhũng nhiễu, ăn chặn mất hai-ba phần mười. Đến thời Thứ sử là Khương Tráng (姜壯) thì sai Hàn Tập (韓戢) làm Thái thú Nhật Nam, Tập ăn chặn mất quá nửa so với trước đây, lại chặt thuyền làm dùi trống, nói phao là đi đánh dẹp. Do đó người các nước đều oán giận. Vả lại người nước Lâm Ấp ít ruộng, thường ham đất của quận Nhật Nam, khi Tập chết đi, Tạ Trạc (謝擢) thay chức, vẫn nhũng nhiễu như trước. Kịp khi [Hạ Hầu] Lãm đến quận, lại chìm đắm ở rượu chè, chính giáo càng loạn, cho nên bị phá diệt.

    Rồi đó Văn về nước Lâm Ấp. Năm đó, Chu Phiền sai Đốc hộ (督護) là Lưu Hùng (劉雄) đem lính thú đến giữ quận Nhật Nam, Văn lại đánh hãm quân ấy. Năm [Vĩnh Hòa] thứ tư, Văn lại đánh úp quận Cửu Chân, giết quân dân quận ấy đến tám-chín phần mười. Năm sau [năm Vĩnh Hòa thứ năm], Chinh tây đốc hộ (征西督護) là Thắng Tuấn (滕畯) đem quân [của hai châu] Giao (交)-Quảng(廣) đến đánh Văn ở huyện Lư Dung (盧容), bị Văn đánh bại, phải rút về ở quận Cửu Chân. Năm đó, Văn chết, con là Phật (佛) nối ngôi.

    Cuối năm Thăng Bình (升平), Thứ sử Quảng châu (廣州) là Thắng Hàm (勝含) đem quân đánh nước Lâm Ấp, Phật sợ mà xin hàng, Hàm hội thề [với Phật] rồi về. Đến giữa năm Ninh Khang (甯康) [từ năm 373 đến năm 375] thời Hiếu Vũ Đế (孝武帝), Phật sai sứ dâng cống. Đến giữa năm Nghĩa Hi (義熙), mỗi năm lại đến đánh cướp các quận Nhật Nam (日南)-Cửu Chân (九真)-Cửu Đức(九德), giết chóc rất nhiều. Do đó Giao châu đến nỗi trống trơn mà Lâm Ấp cũng bị mệt mỏi.

    Phật (佛) chết, con là Hồ Đạt (胡達) nối ngôi, dâng sớ cống các vật bát-mâm vàng và chiêng vàng.

    ______________

    Chú thích:

    [1] Viên Công tào (功曹) của huyện [Tượng Lâm] họ Khu (區) có con là Liên (連): Có sách lại chép viên Công tào là Khu Liên (區連) hoặc Khu Đạt (區達). Có lẽ chữ Liên (連) và chữ Đạt (達) giống nhau nên sao chép nhầm.

    [2] Mũ thiên quán (天冠): mũ của cõi trời, là loại mũ của các vị thần và Phật (佛) trong Phật giáo (佛教). Có lẽ người nước Lâm Ấp bấy giờ phổ cập Phật giáo nên vua nước ấy đội mũ này.

    [3] Phạm Trùy (範椎): phần nhiều các sách chép là Phạm Trĩ (範稚). Có lẽ chữ Trùy (椎) và Trĩ (稚) giống nhau nên như vậy.

    [4] Chữ của người Hồ [Hồ tự (胡字)]: tên gọi chung cho các thể chữ ghi âm của người Hồ ở các nước phía tây Trung Quốc thời xưa. Bấy giờ người Lâm Ấp học lối chữ của người Ấn Độ (印度) nên gọi như vậy.

    Thích

  7. Tống thư (宋書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Tiêu Lương (蕭梁) – Thẩm Ước (沈約) soạn]

    高祖永初二年,林邑王范陽邁遣使貢獻,即加除授。太祖元嘉初,侵暴日南、九德諸郡,交州刺史杜弘文建牙聚眾欲討之,聞有代,乃止。七年,陽邁遣使自陳與交州不睦,求蒙恕宥。八年,又遣樓船百餘寇九德,入四會浦口,交州刺史阮彌之遣隊主相道生三千人赴討,攻區粟城不剋,引還。林邑欲伐交州,借兵於扶南王,扶南不從。十年,陽邁遣使上表獻方物,求領交州,詔答以道遠,不許。十二、十五、十六、十八年,頻遣貢獻,而寇盜不已,所貢亦陋薄。

    太祖忿其違慠,二十三年,使龍驤將軍、交州刺史檀和之伐之,遣太尉府振武將軍宗慤受和之節度。和之遣府司馬蕭景憲為前鋒,慤仍領景憲軍副。陽邁聞將見討,遣使上表,求還所略日南民戶,奉獻國珍。太祖詔和之:「陽邁果有款誠,許其歸順。」其年二月,軍至朱梧戍,遣府戶曹參軍日南太守姜仲基、前部賊曹參軍蟜弘民隨傳詔畢願、高精奴等宣揚恩旨,陽邁執仲基、精奴等二十八人,遣弘民反命,外言歸款,猜防愈嚴。景憲等乃進軍向區粟城,陽邁遣大帥范扶龍大戍區粟,又遣水步軍徑至。景憲破其外救,盡銳攻城,五月,剋之,斬扶龍大首,獲金銀雜物不可勝計。乘勝追討,即剋林邑,陽邁父子並挺身奔逃,所獲珍異,皆是未名之寶。上嘉將帥之功,詔曰:「林邑介恃遐險,久稽王誅。龍驤將軍、交州刺史檀和之忠果到列,思略經濟,禀命攻討,萬里推鋒,法命肅齊,文武畢力,潔己奉公,以身率下,故能立勳海外,震服殊俗。宜加褒飾,參管近侍,可黃門侍郎,領越騎校尉、行建武將軍。龍驤司馬蕭景憲協贊軍首,勤捷顯著,總勒前驅,剋殄巢穴,必能威服荒夷,撫懷民庶。可持節、督交州廣州之鬱林寧浦二郡諸軍事、建威將軍、交州刺史。」龍驤司馬童林之、九真太守傅蔚祖戰死,並贈給事中。

    世祖孝建二年,林邑又遣長史范龍跋奉使貢獻,除龍跋揚武將軍。大明二年,林邑王范神成又遣長史范流奉表獻金銀器及香布諸物。太宗泰豫元年,又遣使獻方物。

    初,檀和之被徵至豫章,值豫章民胡誕世等反,因討平之,并論林邑功,封雲杜縣子,食邑四百戶。和之,高平金鄉人,檀憑子也。

    Vào thời Cao Tổ (高祖) năm Vĩnh Sơ (永初) thứ hai [tuế thứ Tân Dậu, năm 421], vua nước Lâm Ấp (林邑) là Phạm Dương Mại (范陽邁) sai sứ cống hiến, [Cao Tổ] liền ban phong [tước hiệu] thêm cho. Vào thời Thái Tổ (太祖) đầu năm Nguyên Gia (元嘉), [người nước Lâm Ấp] xâm lược các quận Nhật Nam (日南)-Cửu Đức (九德), Giao châu thứ sử (交州刺史) là Đỗ Hoằng Văn (杜弘文) dựng cờ điều binh muốn đánh nước ấy, nghe tin nước ấy có chuyện đổi ngôi vua, bèn thôi. Năm [Nguyên Gia] thứ bảy, Dương Mại sai sứ sang tự dãi bày chuyện bất hòa với [quan lại] Giao châu (交州), xin được tha tội. Năm [Vĩnh Gia] thứ tám, [Dương Mại] lại sai người đem hơn trăm chiếc thuyền lầu đi cướp quận Cửu Đức, vào cửa bến Tứ Hội [Tứ Hội phố khẩu (四會浦口)], Giao châu thứ sử là Nguyễn Di Chi (阮彌之) sai Đội chủ (隊主) là Tướng Đạo Sinh (相道生) đem ba nghìn quân đến dẹp, đánh thành Khu Túc (區粟) không hạ được, bèn dẫn quân về. Vua nước Lâm Ấp muốn đánh Giao châu, mượn quân với vua nước Phù Nam (扶南), vua nước Phù Nam không cho. Năm [Nguyên Gia] thứ mười, Dương Mại sai sứ dâng biểu cống hiến phương vật (方物) [1], xin lĩnh chức Giao châu [thứ sử], nhà vua hạ chiếu đáp lời là vì đường xa nên không cho. Các năm [Nguyên Gia] thứ mười hai-thứ mười lăm-thứ mười sáu-thứ mười tám, đều sai sứ cống hiến, nhưng đồ mà nước ấy cống hiến lại xấu ít.

    Thái Tổ giận sự ngỗ nghịch ấy, năm [Nguyên Gia] thứ hai mươi ba [tuế thứ Bính Tuất, năm 446] bèn sai Long nhương tướng quân (龍驤將軍) Giao châu thứ sử là Đàn Hòa Chi (檀和之) đánh nước ấy, sai Thái úy phủ Chấn vũ tướng quân (太尉府振武將軍) là Tông Xác (宗慤) chịu sự tiết độ của Hòa Chi. Hòa Chi sai Phủ tư mã (府司馬) là Tiêu Cảnh Hiến (蕭景憲) làm tiền phong, Xác vẫn làm phó cho Cảnh Hiến. Dương Mại nghe tin sắp bị đánh, sai sứ dâng biểu xin trả lại dân hộ quận Nhật Nam mà mình cướp được, mang dâng vật báu của nước mình. Thái Tổ hạ chiếu cho Hòa Chi rằng:

    – “Dương Mại nếu có lòng thành thật thì cho được quy thuận.”

    Tháng hai năm ấy, quân [của bọn Cảnh Hiến] đến đóng giữ ở huyện Chu Ngô (朱梧) [2], sai Phủ hộ tào tham quân (府戶曹參軍) Thái thú (太守) Nhật Nam (日南) là Khương Trọng Cơ (姜仲基), Tiền bộ tặc tào tham quân (前部賊曹參軍) là Kiều Hoằng Dân (蟜弘民) theo sứ giả truyền chiếu là bọn Tất Nguyện(畢願)-Cao Tinh Nô (高精奴) đến nêu rõ ân đức [của triều đình]. Dương Mại bèn bắt giữ hai mươi tám người bọn Trọng Cơ-Tinh Nô, sai Hoằng Dân quay về báo tin, ngoài nói là quy phụ nhưng trong thì phòng giữ càng nghiêm. Bọn Cảnh Hiến bèn tiến quân hướng đến thành Khu Túc. Dương Mại sai Đại soái (大帥) là Phạm Phù Long (范扶龍) giữ chắc thành Khu Túc, lại sai quân thủy-bộ đi tắt đến cứu giữ. Cảnh Hiến phá quân cứu từ ngoài vào ấy rồi dốc hết sức đánh thành. Đến tháng năm thì bèn chiếm được thành, chém đầu Phù Long, thu lấy các đồ vàng bạc không thể kể hết. Thừa thắng đuổi đánh, liền chiếm được nước Lâm Ấp. Cha con Dương Mại náu thân chạy trốn. Thu được vật báu lạ, đều là các đồ chưa biết tên. Nhà vua khen công của tướng soái, hạ chiếu rằng:

    – “Người nước Lâm Ấp cậy nhờ nơi xa hiểm, quân nhà vua đến đánh hỏi tội đã lâu nhiều rồi. Nay có Long nhương tướng quân Giao châu thứ sử là Đàn Hòa Chi trung dũng lẫm liệt, suy tính mưu lược, vâng mệnh đánh dẹp, trải nơi vạn dặm, pháp lệnh nghiêm túc, văn võ dốc sức, quên riêng giúp công, làm gương kẻ dưới, cho nên lập công ngoài cõi, oai phục nước lạ. Vậy nên khen ngợi, cho vào hầu cận, được ban hàm Hoàng môn thị lang (黃門侍郎), lĩnh chức Việt kỵ hiệu úy, (越騎校尉), lĩnh hiệu Kiến vũ tướng quân (建武將軍). Long nhương tư mã (龍驤司馬) là Tiêu Cảnh Hiến (蕭景憲) tham mưu việc quân, hăng hái nổi rõ, dẫn quân đi trước, diệt trừ ổ giặc, có thể oai phục man di, vỗ về dân chúng. Nay được hàm Trì tiết (持節), đô đốc việc quân của hai quận Uất Lâm (鬱林)-Ninh Phố (寧浦) của Giao châu (交州)-Quảng châu (廣州), ban hiệu Kiến uy tướng quân (建威將軍), lĩnh chức Giao châu thứ sử (交州刺史).”

    Long nhương tư mã (龍驤司馬) là Đồng Lâm Chi (童林之), Thái thú Cửu Chân là Phó Uất Tổ (傅蔚祖) chết trận, đều được tặng hàm Cấp sự trung (給事中).

    Vào thời Thế Tổ (世祖) năm Hiếu Kiến (孝建) thứ hai, vua nước Lâm Ấp lại sai Trưởng sử (長史) là Phạm Long Bạt (范龍跋) đi sứ cống hiến, [Thế Tổ] bái Long Bạt hiệu là Dương vũ tướng quân (揚武將軍). Năm Đại Minh (大明) thứ hai, vua nước Lâm Ấp là Phạm Thần Thành (范神成) lại sai Trưởng sử là Phạm Lưu (范流) dâng biểu hiến đồ vàng bạc và các vật trầm hương-vải vóc.

    Vào thời Thái Tông (太宗) năm Thái Dự (泰豫) đầu tiên [tuế thứ Nhâm Tý, năm 472] lại sai sứ hiến phương vật.

    Trước đây, Đàn Hòa Chi được gọi về đến quận Dự Chương (豫章), gặp lúc có người dân quận Dự Chương là bọn Hồ Đản Thế (胡誕世) làm phản, nhán đó đánh dẹp chúng, cùng luận công đánh dẹo nước Lâm Ấp bèn được phong làm Vân Đỗ Huyện Tử (雲杜縣子), thực ấp bốn trăm hộ. Hòa Chi là người huyện Kim Hương (金鄉) quận Cao Bình (高平), là con của Đàn Bằng Chi (檀憑之) vậy.

    ____________

    Chú thích:

    [1] Phương vật (方物): sản vật của địa phương.
    [2] Huyện Chu Ngô (朱梧): huyện thuộc quận Nhật Nam (日南).

    Thích

  8. Nam Tề thư (南齊書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Tiêu Lương (蕭梁) – Tiêu Tử Hiển (蕭子顯) soạn]

    南夷林邑國,在交州南,海行三千里,北連九德,秦時故林邑縣也。漢末稱王。晉太康五年,始貢獻。

    宋永初元年,林邑王范楊邁初產,母夢人以金席藉之,光色奇麗。中國謂紫磨金,夷人謂之「楊邁」,故以為名。楊邁死,子咄立,慕其父,復改名楊邁。

    林邑有金山,金汁流出於浦。事尼乾道,鑄金銀人像,大十圍。元嘉二十二年,交州刺史檀和之伐林邑,楊邁欲輸金萬斤,銀十萬斤,銅三十萬斤,還日南地。大臣䓯僧達諫,不聽。和之進兵破其北界犬戎區栗城,獲金寶無笇,毀其金人,得黃金數萬斤,餘物稱是。和之後病死,見胡神為祟。孝建二年,始以林邑長史范龍跋為揚武將軍。

    楊邁子孫相傳為王,未有位號。夷人范當根純攻奪其國,篡立為王。永明九年,遣使貢獻金簟等物。詔曰:「林邑雖介在遐外,世服王化。當根純乃誠款到,率其僚職,遠績克宣,良有可嘉。宜沾爵號,以弘休澤。可持節、都督緣海諸軍事、安南將軍、林邑王。」范楊邁子孫范諸農率種人攻當根純,復得本國。十年,以諸農為持節、都督緣海諸軍事、安南將軍、林邑王。建武二年,進號鎮南將軍。永泰元年,諸農入朝,海中遭風溺死,以其子文款為假節、都督緣海軍事、安南將軍、林邑王。

    晉建興中,日南夷帥范稚奴文數商賈,見上國制度,教林邑王范逸起城池樓殿。王服天冠如佛冠,身被香纓絡。國人凶悍,習山川,善鬬。吹海蠡為角。人皆裸露。四時暄暖,無霜雪。貴女賤男,謂師君為婆羅門。羣從相姻通,婦先遣娉求婿。女嫁者,迦藍衣橫幅合縫如井闌,首戴花寶。婆羅門牽婿與婦握手相付,呪願吉利。居喪剪髮,謂之孝。燔尸中野以為葬。遠界有靈鷲鳥,知人將死,集其家食死人肉盡,飛去,乃取骨燒灰投海中水葬。人色以黑為美,南方諸國皆然。區栗城建八尺表,日影度南八寸。

    自林邑西南三千餘里,至扶南。

    Nước Lâm Ấp (林邑) của người rợ [Di (夷)] miền nam tại phía nam Giao châu (交州), đi biển ba nghìn dặm [thì đến nơi], phía bắc kề quận Cửu Đức (九德), là huyện Lâm Ấp [Lâm Ấp huyện (林邑縣)] cũ thời Tần (秦) [1] vậy. Cuối thời Hán (漢) thì [mới] xưng vương. Thời Tấn (晉) năm Thái Khang (太康) thứ năm thì bắt đầu cống hiến.

    Thời Tống (宋) [2] năm Vĩnh Sơ (永初) đầu tiên [tuế thứ Canh Thân, năm 420], vua nước Lâm Ấp là Phạm Dương Mại (范楊邁) mới sinh ra, mẹ [vua] nằm mơ có người đem chiếu vàng lót cho vua, tỏa màu sáng rực rỡ. Người Trung Quốc gọi vàng sáng loáng màu tía thì người rợ đọc là ‘Dương Mại’ (楊邁), cho nên đặt tên ấy. Dương Mại chết, con là Chuyết (咄) lên ngôi, ngưỡng mộ cha mình, lại đổi tên là Dương Mại (楊邁).

    Nước Lâm Ấp có núi vàng, quặng vàng chảy ra ở bờ sông. Người nước ấy theo đạo Ni kiền (尼乾) [3], đúc tượng người vàng bạc lớn đến mười vòng tay ôm. Năm Nguyên Gia (元嘉) thứ hai mươi hai, Giao châu thứ sử (交州刺史) là Đàn Hòa Chi (檀和之) đánh nước Lâm Ấp, Dương Mại muốn đem dâng một vạn cân vàng, mười vạn cân bạc, ba mươi vạn cân đồng và trả lại đất quận Nhật Nam (日南). Đại thần là Độc Tăng Đạt (䓯僧達) can ngăn, [Dương Mại] không nghe. Hòa Chi tiến binh đến phá thành Khu Túc của người man mọi ở phía bắc nước ấy, thu được đồ vàng báu không sao kể hết, hủy tượng người vàng mà lấy được mấy vạn cân vàng, lấy được các vật báu khác cũng bằng từng ấy. Sau khi Hòa Chi bệnh chết, được người rợ đúc tượng thờ như thần. Năm Hiếu Kiến (孝建) thứ hai, bắt đầu ban cho viên Trưởng sử (長史) của nước Lâm Ấp là Phạm Long Bạt (范龍跋) hiệu là Dương vũ tướng quân (揚武將軍).

    Con cháu của Dương Mại truyền nhau làm vua, chưa có thụy hiệu. Người rợ là Phạm Đương Căn Thuần (范當根純) đánh cướp nước ấy, soán lập làm vua. Năm Vĩnh Minh (永明) thứ chín [tuế thứ Tân Mùi, năm 491], sai sứ cống hiến các đồ chiếu vàng, nhà vua hạ chiếu rằng:

    – “Người nước Lâm Ấp tuy cách ở ngoài xa nhưng nhiều đời noi theo vương hóa. Đương Căn Thuần lại thành thật nạp cống, vâng theo chức phận, nêu rõ công to, thật đáng khen ngợi. Nên ban tước hiệu để tỏ ân trạch. Được cho hàm Trì tiết (持節), đô đốc việc quân của các nước ven biển, hiệu là An nam tướng quân (安南將軍), tước Lâm Ấp Vương (林邑王).”

    Con cháu của Dương Mại là Phạm Chư Nông (范諸農) đem người trong họ đánh Đương Căn Thuần, lấy lại được nước mình.

    Năm [Vĩnh Minh] thứ mười, nhà vua lấy Chư Nông làm Trì tiết (持節), đô đốc việc quân của các nước ven biển, hiệu là An nam tướng quân (安南將軍), tước Lâm Ấp Vương (林邑王). Năm Kiến Vũ (建武) thứ hai, tiến hiệu là Trấn nam tướng quân (鎮南將軍). Năm Vĩnh Thái (永泰) đầu tiên [tuế thứ Mậu Dần, năm 498], Chư Nông vào chầu, giữa biển gặp gió bão chết đuối, lấy con là Văn Khoản (文款) làm Giả tiết (假節), đô đốc việc quân của các nước ven biển, hiệu là An nam tướng quân (安南將軍), tước Lâm Ấp Vương (林邑王).

    Vào thời nhà Tấn (晉) giữa năm Kiến Hưng (建興), có người nô lệ của Phạm Trĩ (范稚) cừ soái người rợ quận Nhật Nam (日南) tên là Văn (文) nhiều lần đi buôn bán, thấy được chế độ của nước lớn, về dạy vua nước Lâm Ấp là Phạm Dật (范逸) đắp thành trì lầu gác.

    Vua mước này đội mũ thiên quán (天冠) giống mũ Phật quán (佛冠) [4], người trùm dải anh lạc thơm. Người nước này hung hãn, quen ở ven sông núi, giỏi chiến đấu. Thổi vỏ ốc biển làm tù và. Người nước này đều cởi trần. Thời tiết bốn mùa ấm nóng, không có sương tuyết. Coi trọng đàn bà, xem rẻ đàn ông. Gọi thầy tu là Bà la môn (婆羅門) [5]. Anh em họ hàng kết hôn với nhau, con gái đem lễ vật đi hỏi rể trước. Con gái đi lấy chồng thì mặc áo Già lam (迦藍) [6], buộc từng lớp ngang người như lan can giếng nước, đầu đội vòng hoa báu. Bà la môn (婆羅門) dắt chồng và vợ cầm tay nhau, cầu chúc tốt lành. Có tang thì cắt tóc xem là hiếu, đốt thây giữa đồng thay cho chôn. Cõi ngoài nước ấy có chim linh thứu (靈鷲) [7], biết người sắp chết thì họp người nhà lại đem người chết cho chim ấy ăn hết thịt, sau khi chim bay đi thì lấy xương đốt thành tro ném xuống giữa biển, gọi là thủy táng (水葬). Người nước này xem màu đen là đẹp, người các nước phương nam đều như vậy. Ở thành Khu Túc (區栗) dựng cây nêu cao tám thước thì bóng nắng ngả về phía nam dài tám tấc.

    Từ nước Lâm Ấp đi về phía tây nam hơn ba nghìn dặm thì đến nước Phù Nam (扶南).

    __________

    Chú thích:

    [1] Huyện Lâm Ấp [Lâm Ấp huyện (林邑縣)] cũ thời Tần (秦): tức huyện Tượng Lâm (象林) thuộc quận Nhật Nam (日南) thời Hán (漢). Phần lớn các sách cũ đều nhầm lẫn quận Nhật Nam thời Hán là Tượng Quận (象郡) thời Tần (秦), cho nên mới nói như vậy.
    [2] Thời Tống (宋): tức thời Lưu Tống (劉宋).
    [3] Đạo Ni kiền (尼乾): hoặc chép là Ni kiền (尼虔), Ni kiện (尼健), là phiên âm của từ Nirgrantha trong tiếng Phạn, nghĩa là thoát khỏi ràng buộc của cõi trần. Đạo Ni kiền tu theo lối khổ hạnh, ra đời cùng thời với đạo Phật (佛) ở Ấn Độ thời xưa,
    [4] Mũ Phật quán (佛冠): một loại mũ trong đạo Phật.
    [5] Bà la môn (婆羅門): phiên âm của từ Brāhmaṇa trong tiếng Phạn ở Ấn Độ xưa, nghĩa là thầy tu, thầy cúng.
    [6] Già lam (迦藍): tức gọi tắt của từ Tăng già lam ma (僧伽藍摩), hoặc chép là Tăng già lam (僧伽藍), là phiên âm của từ Sam̐ghārāma trong tiếng Phạn, nghĩa là chùa đạo Phật (nơi ở của thầy tu đạo Phật). Áo Già lam là áo theo phong cách của thầy tu đạo Phật.
    [7] Chim linh thứu (靈鷲): tức chim kền kền, là loài chim thường ăn xác chết.

    Thích

  9. Lương thư (梁書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Đường (唐) – Diêu Tư Liêm (姚思廉) soạn]

    Nước Lâm Ấp (林邑) vốn là huyện Tượng Lâm (象林) quận Nhật Nam (日南)
    thời Hán (漢), là đất của nước Việt Thường (越裳) thời xưa [1] vậy.
    Phục ba tướng quân (伏波將軍) là Mã Viện (馬援) mở cõi phía nam của nhà
    Hán, đặt ra huyện ấy [2]. Nước ấy đất vuông khoảng sáu trăm dặm,
    kinh thành cách biển một trăm hai mươi dặm, cách quận Nhật Nam hơn
    bốn trăm dặm, phía bắc kề quận Cửu Đức (九德). Đất phía nam nước
    ấy đi đường thủy-bộ hơn hai trăm dặm, có người rợ dựng nước ở
    phía tây cũng xưng vương, là nơi Mã Viện dựng hai cột đồng để nêu
    ranh giới của nhà Hán vậy.

    Nước này có núi vàng, đá núi đều màu đỏ, trong đó sinh ra vàng.
    Buổi đêm thì vàng bay ra, hình dạng như đốm lửa lập lòe. Lại có
    đồi mồi (瑇瑁), bối xỉ (貝齒), cát bối (吉貝), trầm mộc hương (沈木香). Cát
    bối (吉貝) là tên cây, lúc hoa nó mọc ra thì như lông ngỗng, vặt lấy
    mà đan dệt làm thành vải, trắng muốt không khác gì vải lụa,
    cũng nhuộm thành năm màu để dệt thành vải vằn. Trầm mộc (沈木)
    thì thổ dân nước ấy chặt đứt cây gỗ ấy rồi cất nhiều năm cho vỏ
    mục nát, chỉ còn lõi gỗ, đặt vào giữa nước thì chìm, cho nên
    gọi là trầm hương (沈香). Thứ nữa có loại trầm hương không chìm
    không nổi thì gọi là tiên hương (馢香).

    Cuối thời Hán [thiên hạ] loạn to, có viên Công tào (功曹) là Khu Đạt
    (區達) giết quan Lệnh (令) của huyện [Tượng Lâm] lập làm vua, truyền
    được mấy đời thì vua không có con trai nối ngôi, lập cháu ngoại
    là Phạm Hùng (范熊). Hùng chết, con là Dật (逸) thay. Vào thời Tấn
    Thành Đế (晉成帝) năm Hàm Khang (咸康) thứ ba [tuế thứ Đinh Dậu, năm
    337], Dật chết, nô lệ là Văn (文) soán ngôi. Văn vốn là nô lệ trong
    nhà của cừ soái người rợ huyện Tây Quyển (西捲) quận Nhật Nam là
    Phạm Trĩ (范稚), từng chăn bò ở khe núi, bắt được hai con cá chép,
    hóa mà thành cục sắt, nhân đó đúc thành đao. Đúc đao xong, Văn
    tiến đến tảng đá mà thề rằng:

    – “Nếu chém vỡ tảng đá thì Văn sẽ làm vua ở nước này.”

    Nhân đó giương đao chém tảng đá, như chặt rơm rạ, Văn trong lòng
    chỉ lấy làm lạ. Phạm Trĩ thường sai Văn đi buôn bán đến nước Lâm
    Ấp, nhân đó dạy vua nước Lâm Ấp làm cung thất và xe cộ-khí giới,
    vua tin dùng Văn. Sau đó bèn nói gièm các người con của vua, đều
    chạy trốn sang các nước bên. Kịp lúc vua chết, không có con trai
    nối ngôi, Văn lừa sang nước bên đón các con vua về, bỏ thuốc độc
    trong tương mà giết đi, bèn ép người trong nước tự lập làm vua.
    Rồi dấy binh đánh các nước nhỏ bên cạnh, đều thôn tính được các
    nước ấy, có đến bốn-năm vạn quân lính. Bấy giờ Giao châu thứ sử
    (交州刺史) là Khương Trang (姜莊) sai người mà mình thân cận là bọn Hàn
    Tập (韓戢)-Tạ Trĩ (謝稚) trước sau trông coi quận Nhật Nam, đều là
    người tham tàn, người các nước đều lo sợ bọn ấy. Vào thời Mục
    Đế (穆帝) năm Vĩnh Hòa (永和) thứ ba [tuế thứ Đinh Mùi, năm 347], lại
    sai Hạ Hầu Lãm (夏侯覽) làm Thái thú (太守), càng thêm hà khắc. Nước
    Lâm Ấp trước đây không có ruộng, tham đất quận Nhật Nam màu mỡ,
    thường muốn xâm chiếm quận ấy. Đến đây, nhân lúc người dân [quận
    Nhật Nam] oán giận [Thái thú], bèn dấy binh đánh úp quận Nhật
    Nam, giết Lãm, đem thây Lãm để làm lễ vật tế trời. Văn ở lại
    quận Nhật Nam ba năm rồi mới về nước Lâm Ấp. Giao châu thứ sử là
    Chu Phiền (朱藩) sau đó sai Đốc hộ (督護) là Lưu Hùng (劉雄) đem lính thú
    đến đóng giữ quận Nhật Nam. Văn lại đánh diệt quân ấy, đến cướp
    quận Cửu Đức, tàn hại quan dân, sai sứ sang báo cho Phiền xin lấy
    đèu Ngang phía bắc quận Nhật Nam làm ranh giới, Phiền không cho.
    Phiền lại sai Đốc hộ (督護) là Đào Hoãn (陶緩)-Lý Cù (李衢) đi đánh,
    Văn về nước Lâm Ấp, chốc lại ra đóng đồn ở quận Nhật Nam. Năm
    [Vĩnh Hòa] thứ năm, Văn chết, con là Phật (佛) lập, vẫn đóng đồn
    ở quận Nhật Nam. Chinh tây tướng quân (征西將軍) là Hoàn Ôn (桓溫) sai Đốc
    hộ (督護) là Đằng Tuấn (滕畯), Thái thú Cửu Chân là Quán Thúy (灌邃)
    đem quân của hai châu Giao (交)-Quảng (廣) đánh nước ấy, Phật rào
    quanh thành cố giữ. Thúy sai Tuấn bày binh lớn ở phía trước,
    Thúy đen bảy trăm quân lính tinh nhuệ từ phía sau vượt lũy mà
    vào, quân của Phật kinh hoàng tan chạy. Thúy đuổi theo Phật đến
    nước Lâm Ấp, Phật bèn xin hàng.

    Vào thời Ai Đế (哀帝) đầu năm Thăng Bình (昇平), người Lâm Ấp lại đến
    đánh cướp, Thứ sử là Ôn Phóng Chi (溫放之) đánh phá được quân ấy.

    Vào thời An Đế (安帝) năm Long An (隆安) thứ ba [tuế thứ Kỷ Hợi, năm
    399], cháu của Phật là Tu Đạt (須達) lại đánh cướp quận Nhật Nam,
    bắt giữ Thái thú là Quý Nguyên (炅源), lại đến cướp quận Cửu Đức,
    bắt giữ Thái thú là Tào Bính (曹炳). Thái thú Giao Chỉ (交趾) là Đỗ
    Viện (杜瑗) sai Đô hộ (都護) là bọn Đặng Dật (鄧逸) đánh phá được quân
    ấy, liền lấy Viện làm Thứ sử.

    Năm Nghĩa Hy (義熙) thứ ba [tuế thứ Đinh Mùi, năm 407], Tu Đạt lại
    cướp quận Nhật Nam, giết Trưởng sử (長史), Viện sai Hải la đốc hộ
    (海邏督護) là Nguyễn Phỉ (阮斐) đánh phá được quân ấy. Năm [Nghĩa Hy]
    thứ chín, Tu Đạt lại cướp quận Cửu Chân, quan trông giữ quận ấy
    là Đỗ Tuệ Kỳ (杜慧期) đánh với quân ấy, chém con nhỏ của vua nước
    ấy hiệu Giao Long Vương (交龍王) là Chân Tri (甄知) và bộ tướng là bọn
    Phạm Kiện (范健), bắt sống con nhỏ của Tu Đạt là Na Năng (郍能) cùng
    bắt được hơn trăm người làm tù binh. Từ sau khi Viện (瑗) chết, người nước Lâm Ấp
    không năm nào không cướp các quận Nhật Nam-Cửu Đức, giết chóc rất
    nhiều, Giao châu (交州) bèn đến nỗi suy yếu.

    Tu Đạt chết, con là Địch Chân (敵真) lập, em hắn là Địch Khải (敵鎧)
    dắt mẹ chạy trốn, Địch Chân thẹn thùng vì không dung nạp được mẹ
    và em mình, bèn bỏ nước mà đi đến nước Thiên Trúc (天竺) [3],
    nhường ngôi cho cháu ngoại, Tể tướng là Tạng Lân (藏驎) ra sức can
    ngăn cũng không nghe. Cháu ngoại đã lập lại giết Tạng Lân, con Lân
    lại đánh giết vua ấy mà lập người em cùng mẹ khác cha của Địch
    Khải là Văn Địch (文敵) lên ngôi. Sau đó Văn Địch lại bị con vua nước
    Phù Nam (扶南) là Đương Căn Thuần (當根純) giết đi. Đại thần là Phạm Chư
    Nông (范諸農) dẹp được loạn ấy mà tự lập làm vua. Chư Nông chết, con
    là Dương Mại (陽邁) lập.

    Thời Tống (宋) năm Vĩnh Sơ (永初) thứ hai [tuế thứ Tân Dậu, năm 421],
    [Dương Mại] sai sứ cống hiến, lấy Dương Mại làm Lâm Ấp Vương (林邑王).
    Dương Mại chết, con là Chuyết (咄) lập, ngưỡng mộ cha mình, cũng
    gọi tên là Dương Mại (陽邁).

    Phong tục của người nước ấy: Chỗ ở làm gác, gọi là vu lan (于闌),
    cửa nhà đều ngoảnh mặt về phía bắc. Sách vở thì lấy lá cây
    làm giấy. Trai gái đều dùng vải cát bối (吉貝) quấn ngang người từ
    eo xuống dưới, gọi là thiên man (千漫), cũng gọi là đô man (都縵). Lấy
    vòng nhỏ xâu đeo qua tai. Người sang thì đi dày da, người hèn thì
    để chân trần. Từ các nước Lâm Ấp-Phù Nam về phía nam đều như
    vậy. Vua nước ấy mặc áo của thầy tu, thêm dải anh lạc (瓔珞) như
    hình dạng tượng Phật (佛). Đi ra thì cưỡi voi. Nhạc thì thổi vỏ
    ốc, đánh trống, che lọng bằng vải cát bối, cũng lấy vải cát
    bối làm cờ phướn. Nước này không đặt ra hình pháp, kẻ có tội
    thì cho voi dày xéo giết đi. Quý tộc nước ấy gọi là Bà la môn
    (婆羅門). Cưới hỏi tất chọn vào tháng tám, con gái đi hỏi rể trước,
    là vì coi trọng con gái mà xem rẻ con trai vậy. Người cùng họ
    cũng được hôn nhân với nhau, cho Bà la môn (婆羅門) dẫn chàng rể gặp
    nàng dâu, cầm tay với nhau, chúc mừng “tốt lành tốt lành” thì xem
    như xong lễ cưới hỏi. Người chết thì đốt xác ở giữa đồng, gọi
    là hỏa táng (火葬). Người vợ góa ở riêng, cắt tóc đến lúc già.
    Vua nước ấy thờ đạo Ni kiền (尼乾), đúc tượng người bằng vàng-bạc,
    lớn đến mười người ôm.

    Đầu năm Nguyên Gia (元嘉), Dương Mại xâm lược các quận Nhật Nam-Cửu
    Đức, Giao châu thứ sử là Đỗ Hoằng Văn (杜弘文) dựng cờ dấy binh muốn
    đánh quân ấy, nghe tin nước ấy có chuyện đổi ngôi vua bèn thôi. Năm
    [Nguyên Gia] thứ tám, lại cướp quận Cửu Đức, vào cửa bến Tứ Hội
    (四會), Giao châu thứ sử là Nguyễn Di Chi (阮彌之) sai Đội chủ (隊主) là
    Tướng Đạo Sinh (相道生) đem binh đến dẹp quân ấy, đánh thành Khu Túc
    (區栗) không được, bèn dẫn quân về. Từ đó về sau nhiều năm đều sai
    sứ cống hiến mà đánh cướp cũng không thôi. Năm [Nguyên Gia] thứ hai
    mươi ba, sai Giao châu thứ sử là Đàn Hòa Chi (檀和之)-Chấn vũ tướng
    quân (振武將軍) là Tông Xác (宗愨) đánh nước ấy. Hòa Chi sai Tư mã (司馬)
    là Tiêu Cảnh Hiến (蕭景憲) làm tiền phong. Dương Mại nghe tin thì sợ,
    muốn dâng một vạn cân vàng, mười vạn cân bạc, trả lại dân hộ
    quận Nhật Nam mà mình cướp được, đại thần là Độc Tăng Đạt (䓯僧達)
    can ngăn lại. Lại sai Đại soái là Phạm Phù Long (范扶龍) đóng giữ
    thành Khu Túc ở phía bắc nước ấy. Cảnh Hiến đánh chiếm được
    thành ấy, chém đầu Phù Long, thu được các vật vang-bạc không thể
    kể hết. Thừa thắng đi nhanh đến san bằng nước Lâm Ấp. Cha con Dương
    Mại đều náu thân bỏ trốn. Bắt được vật lạ của nước ấy, đều
    là những vật báu chưa biết tên. Lại hủy tượng người vàng của
    nước ấy, thu được mấy chục cân vàng ròng. Sau khi Hòa Chi bệnh
    chết, được người rợ thờ như thần.

    Thời vua Hiếu Vũ (孝武) giữa các năm Hiếu Kiến (孝建)-Đại Minh (大明, vua
    Lâm Ấp là Phạm Thần Thành (范神成) nhiều lần sai sứ dâng biểu cống
    hiến. Thời vua Minh Đế (明帝) năm Thái Dự (泰豫) đầu tiên, lại sai sứ
    hiến phương vật.

    Thời Tề (齊) giữa năm Vĩnh Minh (永明), vua nước ấy là Phạm Văn Tán
    (范文贊) nhiều lần sai sứ cống hiến.

    Năm Thiên Giám (天監) thứ chín [tuế thứ Canh Dần, năm 510], con của
    Văn Tán là Thiên Khải (天凱) đem cống khỉ trắng, nhà vua hạ chiếu
    rằng:

    – “Vua nước Lâm Ấp là Phạm Thiên Khải (范天凱) tuy cách ở bờ biển
    nhưng có lòng thành đến cống hiến, tu sửa chức cống, thật đáng
    khen ngợi. Nên ban cho tước hiệu, được nhận vinh sủng. Được mang
    hàm Trì tiết (持節), trông coi việc quân của các nước ven biển, hiệu
    là Uy nam tướng quân (威南將軍), tước Lâm Ấp Vương (林邑王).”

    Năm [Thiên Giám] thứ mười-thứ mười ba, Thiên Khải nhiều lần sai sứ
    hiến phương vật, chốc thì bệnh chết, con là Bật Thúy Bạt Ma
    (弼毳跋摩) lên ngôi, dâng biểu cống hiến.

    Năm Phổ Thông (普通) thứ bảy [tuế thứ Bính Ngọ, năm 526], vua là Cao
    Thức Thắng Khải (高式勝鎧) sai sứ cống phương vật, nhà vua hạ chiếu
    lấy làm Trì tiết (持節), trông coi việc quân của các nước ven biển,
    hiệu là Tuy nam tướng quân (綏南將軍), tước Lâm Ấp Vương (林邑王).

    Năm Đại Thông (大通) đầu tiên, lại sai sứ cống hiến.

    Năm Trung Đại Thông (中大通) thứ hai [tuế thứ Canh Tuất, năm 530], vua
    nước Lâm Ấp là Cao Thức Luật Đà La Bạt Ma (高式律陁羅跋摩) sai sứ cống
    hiến, hạ chiếu lấy làm Trì tiết (持節), trông coi việc quân của các
    nước ven biển, hiệu là Tuy nam tướng quân (綏南將軍), tước Lâm Ấp Vương
    (林邑王).

    Năm [Trung Đại Thông] thứ sáu, lại sai sứ cống phương vật.

    ___________

    Chú thích:

    [1] Đất của nước Việt Thường (越裳) thời xưa: Có thuyết nói quận Cửu Đức (九德) vốn là nước Việt Thường thời nhà Châu (周).
    [2] Phục ba tướng quân (伏波將軍) là Mã Viện (馬援) mở cõi phía nam của nhà
    Hán, đặt ra huyện ấy: Hán thư Địa lý chí trước thời Mã Viện lược định quận Nhật Nam thì đã có huyện Tượng Lâm (象林) rồi. Lời này có lẽ là sai.
    [3] Nước Thiên Trúc (天竺): Còn chép là Thiên Trúc (天竹), Thân Độc (身毒), Kiền Đốc (乾篤), Ấn Độ (印度), đều là phiên âm của từ Hindu để chỉ nước Ấn Độ xưa.

    Thích

  10. Tùy thư (隋書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Đường (唐) – Ngụy Trưng (魏徵) soạn]

    林邑之先,因漢末交阯女子徵側之亂,內縣功曹子區連殺縣令,自號為王。無子,其甥范熊代立,死,子逸立。日南人范文因亂為逸僕隸,遂教之築宮室,造器械。逸甚信任,使文將兵,極得眾心。文因間其子弟,或奔或徙。及逸死,國無嗣,文自立為王。其後范佛為晉揚威將軍戴桓所破。宋交州刺史檀和之將兵擊之,深入其境。至梁、陳,亦通使往來。

    其國延袤數千里,土多香木金寶,物產大抵與交阯同。以塼為城,蜃灰塗之,東向戶。尊官有二:其一曰西那婆帝,其二曰薩婆地歌。其屬官三等:其一曰倫多姓,次歌倫致帝,次乙他伽蘭。外官分為二百餘部。其長官曰弗羅,次曰可輪,如牧宰之差也。王戴金花冠,形如章甫,衣朝霞布,珠璣瓔珞,足躡革履,時復錦袍。良家子侍衞者二百許人,皆執金裝刀。有弓、箭、刀、槊,以竹為弩,傅毒於矢。樂有琴、笛、琵琶、五絃,頗與中國同。每擊鼓以警眾,吹蠡以即戎。

    其人深目高鼻,髮拳色黑。俗皆徒跣,以幅布纏身。冬月衣袍。婦人椎髻。施椰葉席。每有婚媾,令媒者齎金銀釧、酒二壺、魚數頭至女家。於是擇日,夫家會親賓,歌儛相對。女家請一婆羅門,送女至男家,壻盥手,因牽女授之。王死七日而葬,有官者三日,庶人一日。皆以函盛屍,鼓儛導從,輿至水次,積薪焚之。收其餘骨,王則內金甖中,沉之於海;有官者以銅甖,沉之於海口;庶人以瓦,送之於江。男女皆截髮,隨喪至水次,盡哀而止,歸則不哭。每七日,然香散花,復哭,盡哀而止,盡七七而罷,至百日、三年,亦如之。人皆奉佛,文字同於天竺。

    高祖既平陳,乃遣使獻方物,其後朝貢遂絕。時天下無事,羣臣言林邑多奇寶者。仁壽末,上遣大將軍劉方為驩州道行軍總管,率欽州刺史甯長真、驩州刺史李暈、開府秦雄步騎萬餘及犯罪者數千人擊之。其王梵志率其徒乘巨象而戰,方軍不利。方於是多掘小坑,草覆其上,因以兵挑之。梵志悉眾而陣,方與戰,偽北,梵志逐之,至坑所,其眾多陷,轉相驚駭,軍遂亂。方縱兵擊之,大破之。頻戰輒敗,遂棄城而走。方入其都,獲其廟主十八枚,皆鑄金為之,蓋其有國十八葉矣。方班師,梵志復其故地,遣使謝罪,於是朝貢不絕。

    Thủa đầu dựng nước Lâm Ấp là vào cuối thời Hán (漢) có con của viên Công tào (功曹) trong huyện [Tượng Lâm] là Khu Liên (區連) nhân loạn người con gái quận Giao Chỉ (交趾) là Trưng Trắc (徵側) mà giết quan Lệnh (令) của huyện, tự lập làm vua, không có con trai, cháu ngoại là Phạm Hùng (范熊) thay lập. [Hùng] chết thì con là Dật (逸) lập. Người quận Nhật Nam (日南) là Phạm Văn (范文) nhân lúc loạn làm nô bộc của Dật, bèn dạy Dật dựng cung thất, làm khí giới. Dật rất tin dùng Văn, sai Văn làm tướng quản quân lính, rất được lòng người. Văn nhân đó ly gián con em của vua, kẻ bị đuổi người bỏ đi. Kịp lúc Dật chết, nước không có con trai nối ngôi, Văn tự lập làm vua. Dòng dõi là Phạm Phật (范佛) bị tướng của nhà Tấn (晉) là Dương uy tướng quân (揚威將軍) là Đái Hoàn (戴桓) đánh phá. Thời Tống (宋) có Giao châu thứ sử (交州刺史) là Đàn Hòa Chi (檀和之) đem quân đánh nước ấy, vào sâu ở nước ấy. Đến thời Lương (梁)-Trần (陳), vua nước ấy cũng cho sứ giả qua lại.

    Nước ấy dài rộng mấy nghìn dặm, đất có nhiều cây gỗ thơm-vàng-vật báu, sản vật đại khái giống với đất Giao Chỉ. Lấy gạch xây thành, dùng vỏ sò làm vữa đắp vào, mở cửa thành quay mặt về hướng đông. Quan lại tôn quý có hai bậc: một là Tây na bà đế (西那婆帝), hai là Tát bà địa ca (薩婆地歌). Thuộc quan ấy có ba bậc: một là Luân đa tính (倫多姓), nữa là Ca luân trí đế (歌倫致帝), nữa là Ất tha già lan (乙他伽蘭). Quan lại ở ngoài chia ra hơn hai trăm bộ, trưởng quan ấy là Phất la (弗羅), nữa là Khả luân (可輪), như bậc quan mục tể (牧宰) [1] vậy. Vua đội mũ hoa vàng, hình dạng như mũ chương phủ (章甫) [2], mặc áo vải triêu hà (朝霞) [3], rủ dải anh lạc bằng ngọc châu, chân đi dày da, có khi choàng áo gấm. Có hơn hai trăm con nhà lành [4] làm thị vệ, đều cầm đao dát vàng. Binh khí có cung, tên, đao, dáo. Lấy tre làm nỏ, tẩm thuốc độc ở mũi tên. Nhạc khí có đàn cầm, sáo, đàn tỳ bà, đàn năm dây, đại khái giống với Trung Quốc. Thường gõ trống để báo động, thổi vỏ ốc để cảnh giới.

    Người nước này mắt sâu, mũi cao, tóc xoăn, da đen. Thói quen đều chân trần, lấy khăn quấn quanh mình. Tháng mùa đông thì mặc áo choàng. Đàn bà búi tóc hình cái vồ. Ngồi chiếu đan bằng lá dừa. Khi có cưới hỏi thì cho bà mai mang vòng xuyến vàng bạc, hai vò rượu và mấy con cá đến nhà gái dạm hỏi, sau đó chọn ngày lành thì nhà trai tụ họp anh em khách khứa kết đôi múa hát. Nhà gái mời một thầy Bà la môn (婆羅門) đưa con gái đến nhà trai, khi chú rể rửa tay thì dắt tay con gái trao cho chú rể. Vua nước ấy chết được bảy ngày thì mới đem chôn, quan lại thì chết được ba ngày mới đem chôn, dân thường thì chết được một ngày mới đem chôn, đều bọc xác vào hòm, đánh trống nhảy múa dẫn lối khiêng đến mép sông, chất củi đốt xác, nhặt phần xương còn lại, của vua thì đựng vào trong vò vàng rồi thả vào giữa biển, của quan lại thì đựng bằng vò đồng rồi thả vào cửa biển, dân thường thì đựng bằng vò gốm rồi thả vào giữa sông. Trai gái đều cắt tóc ngắn, theo đám tang đến mép sông, khóc đến hết nước mắt mới thôi, về thì không khóc nữa. Cứ được bảy ngày lại đốt hương rảy hoa thì khóc, cũng khóc hết nước mắt mới thôi. Như thế bảy lần bảy ngày [5] thì xong, đến một trăm ngày và ba năm cũng như vậy. Người nước này đều theo đạo Phật (佛) [6], chữ viết giống với người nước Thiên Trúc (天竺).

    Cao Tổ (高祖) đã bình nhà Trần (陳), vua nước ấy sai sứ cống phương vật, sau đó triều cống bèn dứt. Bấy giờ thiên hạ không có việc gì [7], bầy tôi nói nước Lâm Ấp có nhiều của báu vật lạ. Cuối năm Nhân Thọ (仁壽), nhà vua sai Đại tướng quân (大將軍) là Lưu Phương (劉方) làm Hoan châu đạo hành quân tổng quản (驩州道行軍總管), dẫn bọn Khâm châu thứ sử (欽州刺史) là Ninh Trường Chân (甯長真)- Hoan châu thứ sử (驩州刺史) là Lý Vận (李暈)-Khai phủ (開府) là Tần Hùng (秦雄) đem hơn vạn quân bộ-kỵ và mấy nghìn người phạm tội đi đánh nước ấy. Vua nước ấy là Phạn Chí (梵志) đem quân cưỡi voi mà đón đánh, quân của Phương bất lợi. Do đó Phương đào nhiều hố nhỏ, che cỏ ở trên, nhân đó đem quân dụ đánh. Phạn Chí đem đem hết quân vào trận, Phương đánh với quân ấy, giả thua chạy, Phạn Chí đuổi theo, đến chỗ hố, quân ấy phần nhiều rơi xuống hố, bảo nhau kinh hãi, quân bèn loạn. Phương xua quân đánh tới, đại phá quân ấy. Quân ấy hễ đánh là thua, bèn bỏ thành mà chạy. Phương vào kinh đô nước ấy, lấy được mười tám pho tượng chủ về tế thần ở miếu thờ, đều đúc làm nên bằng vàng, có lẽ là mười tám đời vua của nước ấy vậy. Phương rút quân về, Phạn Chí lấy lại đất cũ, sai sứ sang tạ lỗi, do đó triều cống không dứt.

    __________

    Chú giải:

    [1] Quan mục tể (牧宰): chỉ quan lại trực tiếp trị dân ở các địa phương.
    [2] Mũ chương phủ (章甫): một loại mũ thời xưa ở Trung Quốc.
    [3] Vải triêu hà (朝霞): tức vải có màu như ráng mây buổi sớm, thường có màu vàng hoặc tía.
    [4] Con nhà lành: chỉ con em nhà quý tộc hoặc không phải con nhà tù tội, xướng kỹ, thầy cúng, nhà buôn.
    [5] Bảy lần bảy ngày: là bốn mươi chín ngày, theo quan niệm đạo Phật (佛).
    [6] Đạo Phật (佛): một tông giáo lớn có nguồn từ Ấn Độ xưa.
    [7] Thiên hạ không có việc gì: chỉ thiên hạ yên ổn.

    Thích

  11. Cựu Đường thư (舊唐書) – Lâm Ấp liệt truyện (林邑列傳)

    [Hậu Tấn (後晉) – Lưu Hú (劉昫) soạn]

    林邑國,漢日南象林之地,在交州南千餘里。其國延袤數千里,北與皛州接。地氣冬溫,不識冰雪,常多霧雨。其王所居城,立木為柵。王著白氈古貝,斜絡膊,繞腰,上加真珠金鎖,以為瓔珞,卷髮而戴花。夫人服朝霞古貝以為短裙,首戴金花,身飾以金鎖真珠瓔珞。王之侍衛,有兵五千人,能用弩及䂎,以藤為甲,以竹為弓,乘象而戰。王出則列象千頭,馬四百匹,分為前後。其人拳髮色黑,俗皆徒跣,得麝香以塗身,一日之中,再塗再洗。拜謁皆合掌頓顙。嫁娶之法,得取同姓。俗有文字,尤信佛法,人多出家。父母死,子則剔髮而哭,以棺盛屍,積柴燔柩,收其灰,藏於金瓶,送之水中。俗以十二月為歲首,稻歲再熟。自此以南,草木冬榮,四時皆食生菜,以檳榔汁為酒。有結遼鳥,能解人語。

    武德六年,其王範梵志遣使來朝。八年,又遣使獻方物。高祖為設《九部樂》以宴之,及賜其王錦彩。貞觀初,遣使貢馴犀。四年,其王范頭黎遣使獻火珠,大如雞卵,圓白皎潔,光照數尺,狀如水精,正午向日。以艾蒸之,即火燃。五年,又獻五色鸚鵡。太宗異之,詔太子右庶子李百藥為之賦。又獻白鸚鵡,精識辯慧,善於應答。太宗憫之,並付其使,令放還於林藪。自此朝貢不絕。頭黎死,子范鎮龍代立。太宗崩,詔於陵所刊石圖頭黎之形,列於玄闕之前。十九年,鎮龍為其臣摩訶漫多伽獨所殺,其宗族並誅夷,范氏遂絕。國人乃立頭黎之女婿婆羅門為王。後大臣及國人感思舊主。乃廢婆羅門而立頭黎之嫡女為王。

    自林邑以南,皆卷髮黑身,通號為「崑崙」。

    Nước Lâm Ấp (林邑) là đất của huyện Tượng Lâm (象林) quận Nhật Nam (日南) thời Hán (漢), ở phía nam Giao châu (交州) hơn một nghìn dặm. Nước ấy dài rộng mấy nghìn dặm, phía bắc kề với Hiểu châu (皛州). Khí đất nước ấy mùa đông vẫn ấm, không biết đến băng tuyết, thường có nhiều mưa dầm. Thành mà vua nước ấy ở thì cắm gỗ làm rào. Vua nước ấy mặc áo nỉ màu trắng làm từ vải cổ bối (古貝) [1] để lệch một bên vai, quấn quanh eo, trên đó thêm nịt vàng nạm ngọc châu để làm dải anh lạc (瓔珞), vấn tóc mà đội hoa. Vợ vua mặc vải cổ bối triêu hà để làm váy ngắn, đầu đội vòng hoa vàng, mình nịt khóa vàng nạm ngọc châu đeo dải anh lạc. Thị vệ của vua có năm nghìn người, biết dùng nỏ và lao, lấy cây mây bện làm áo giáp, lấy cây tre làm cung, cưỡi voi mà chiến đấu. Vua ra thành thì bày một nghìn con voi, bốn trăm con ngựa, chia làm trước sau. Người nước này tóc xoăn, da đen, đều quen chân trần. Lấy xạ hương để bôi lên người, trong vòng một ngày mà hai lần bôi hay lần rửa. Gặp gỡ đều chắp tay cúi đầu. Phép tắc cưới gả thì được lấy người cùng họ. Người nước này có chữ viết, rất tin đạo Phật (佛), người dân phần lớn là người xuất gia. Cha mẹ chết thì con cắt tóc mà khóc, lấy hòm đựng xác, chất củi đốt xác, thu lấy tro xương, đựng ở bình vàng, rồi thả vào giữa sông. Tục người nước này lấy tháng mười hai làm đầu năm. Lúa trồng mỗi năm hai lần chín. Từ nước này về phía nam, cây cỏ mùa đông cũng tươi tốt. Bốn mùa đều ăn rau sống, lấy nước quả cau làm rượu. Có loài chim kết liêu (結遼) [2], biết nhại tiếng người.

    Năm Vũ Đức (武德) thứ sáu [tuế thứ Quý Mùi, năm 623], vua nước ấy là Phạm Phạn Chí (范梵志) sai sứ đến chầu. Năm [Vũ Đức] thứ tám, vua nước ấy lại sai sứ đến dâng phương vật, Cao Tổ (高祖) bày Cửu bộ nhạc (九部樂) mở tiệc tiếp đãi sứ giả và ban lụa gấm cho vua nước ấy. Đầu năm Trinh Quan (貞觀), vua nước ấy sai sứ sang cống con tê ngưu thuần. Năm [Trinh Quan] thứ tư [tuế thứ Canh Dần, năm 630], vua nước ấy là Phạm Đầu Lê (范頭黎) sai sứ đến dâng ngọc châu lửa, lớn như quả trứng gà, tròn trắng trong suốt, tỏa sáng mấy thước, hình giống thủy tinh, vào lúc giữa trưa đưa ra ở ánh nắng mà lấy cỏ ngải hấp nó thì liền bốc cháy. Năm [Trinh Quan] thứ năm, vua nước ấy lại dâng chim anh vũ (鸚鵡) [3] năm màu, Thái Tông (太宗) lấy làm lạ, hạ chiếu cho Thái tử hữu thứ tử (太子右庶子) là Lý Bách Dược (李百藥) làm thơ về việc ấy. Vua nước ấy lại dâng chim anh vũ màu trắng, hiểu biết biện luận, giỏi ở trả lời, Thái Tông xót cho nó, đều trả lại cho sứ giả, sai thả nó về ở rừng cỏ. Từ đó, người nước ấy triều cống không dứt. Đầu Lê chết, con là Phạm Trấn Long (范鎮龍) thay lập. Thái Tông băng, hạ chiếu khắc vẽ hình của Đầu Lê trên bia đá ở lăng, đặt trước cửa Huyền Khuyết (玄闕) [4]]. Năm [Trinh Quan] thứ mười chín, Trấn Long bị bầy tôi của mình là Ma Ha Man Đa Già Độc (摩訶漫多伽獨) giết, họ hàng của mình đều bị giết chóc, họ Phạm (Phạm thị (范氏)] bèn bị diệt. Người nước ấy bèn lập con rể của Đầu Lê là một thầy Bà la môn (婆羅門) làm vua. Sau đó đại thần và người nước ấy nhớ thương vua cũ, bèn bỏ thầy Bà la môn (婆羅門) mà lập con gái cả của Đầu Lê làm vua.

    Từ nước Lâm Ấp về phía nam, người dân đều tóc xoăn da đen, gọi chung là người Côn Luân (崑崙).

    _______________

    Chú giải:

    [1] Cổ bối (古貝): Tức cây cát bối (吉貝), hoặc là cây bông gòn, bông gạo, hoa của nó dệt làm vải.
    [2] Chim kết liêu (結遼): Hoặc chép là cát liễu (吉了), là loài chim giống chim vẹt nhưng lông màu đen, mỏ và chân có màu đỏ.
    [3] Chim anh vũ (鸚鵡): Tức chim vẹt.
    [4] Huyền Khuyết (玄闕): Cửa cung điện ở phía bắc.

    Thích

  12. Tân Đường thư (新唐書) – Hoàn Vương liệt truyện (環王列傳)

    [Bắc Tống (北宋) – Âu Dương Tu (歐陽修) chủ
    biên]

    環王,本林邑也,一曰占不勞,亦曰占婆。直交州南,海行三千里。地東西三百里而贏物《新時代》編輯,1902—1907年任《萊比錫人民報》主編。,南北千里。西距真臘霧溫山,南抵奔浪陀州。其南大浦,有五銅柱,山形若倚蓋,西重巖,東涯海,漢馬援所植也。又有西屠夷,蓋援還,留不去者,才十戶。隋末孳衍至三百,皆姓馬,俗以其寓,故號「馬留人」,與林邑分唐南境。其地冬溫,多霧雨,產虎魄、猩猩獸、結遼鳥。以二月為歲首,稻歲再熟,取檳榔沈為酒,椰葉為席。俗兇悍,果戰鬥,以麝塗身,日再塗再澡,拜謁則合爪頓顙。有文字,喜浮屠道,冶金銀像,大或十圍。呼王為陽蒲逋,王妻為陀陽阿熊,太子為阿長逋,宰相為婆漫地。王所居曰占城,別居曰齊國、曰蓬皮勢。王衣白氎,古貝斜絡臂,飾金琲為纓,鬈發,戴金華冠如章甫。妻服朝霞,古貝短裙,冠纓如王。王衛兵五千,戰乘象,藤為鎧,竹為弓矢,率象千、馬四百,分前後。不設刑,有罪者使象踐之;或送不勞山,畀自死。

    隋仁壽中,遣將軍劉芳伐之,其王范梵志挺走,以其地為三郡,置守令。道阻不得通,梵志裒遺眾,別建國邑。武德中,再遣使獻方物,高祖為設九部樂饗之。貞觀時,王頭黎獻馴象、鏐鎖、五色帶、朝霞布、火珠,與婆利、羅剎二國使者偕來。林邑其言不恭,群臣請問罪。太宗曰:「昔苻堅欲吞晉,眾百萬,一戰而亡。隋取高麗,歲調發,人與為怨,乃死匹夫手。朕敢妄議發兵邪?」赦不問。又獻五色鸚鵡、白鸚鵡,數訴寒,有詔還之。頭黎死,子鎮龍立,獻通天犀、雜寶。十九年,摩訶慢多伽獨弒鎮龍,滅其宗,範姓絕。國人立頭黎婿婆羅門為王,大臣共廢之,更立頭黎女為王。諸葛地者,頭黎之姑子,父得罪,奔真臘。女之王不能定國,大臣共迎諸葛地為王,妻以女。永徽至天寶,凡三入獻。至德後,更號環王。元和初不朝獻,安南都護張舟執其偽驩、愛州都統,斬三萬級,虜王子五十九,獲戰象、舠、鎧。

    Nước Hoàn Vương (環王) vốn là nước Lâm Ấp (林邑), còn có tên là Chiêm Bất Lao (占不勞), cũng gọi là Chiêm Bà (占婆), ở thẳng về phía nam Giao châu (交州), đi biển dài ba nghìn dặm. Đất ấy chiều đông tây dài ba trăm dặm là hết cỡ, chiều nam bắc dài một nghìn dặm, phía tây kề núi Vụ Ôn (霧溫) của nước Chân Lạp (真臘), phía nam đến bãi Bôn Lang Đà (奔浪陀) [1]. Bến sông lớn phía nam nước ấy có năm cái cột đồng, dáng núi như cái lọng che, phía tây là vách núi trùng điệp, phía đông là biển lớn, là cột đồng mà tướng nhà Hán (漢) là Mã Viện (馬援) dựng nên vậy. Lại có người Tây Đồ Di (西屠夷), có lẽ là khi xưa Viện về có giữ dân ấy ở lại, lúc đầu mới mười hộ, đến cuối thời Tùy (隋) sinh sôi lên ba trăm hộ, đều mang họ Mã (馬), người đời vì thấy dân ấy ở trọ, cho nên gọi là người Mã Lưu (馬留), cùng người Lâm Ấp chia giữ bờ cõi phía nam của nhà Đường (唐).

    Nước ấy mùa đông ấm áp, nhiều mưa dầm. Sản vật có hổ phách (虎魄), khỉ tinh tinh (猩猩), chim kết liêu (結遼). Lấy tháng hai làm đầu năm, lúa mỗi năm hai vụ, chắt nước quả cau làm rượu, kết lá dừa làm chiếu. Tính người nước này hung hãn, chiến đấu quả cảm. Lấy xạ hương bôi lên người, mỗi ngày hai lần bôi hai lần rửa. Gặp nhau chào hỏi thì chắp tay cúi đầu. Người nước này có chữ viết, ưa đạo Phù Đồ (浮屠) [2], đúc tượng [Phù Đồ] bằng vàng-bạc lớn khoảng chục vòng tay người ôm. Gọi vua là Dương bạc bô (陽蒲逋), gọi vợ vua là Đà dương a hùng (陀陽阿熊), gọi Thái tử (太子) là A trưởng bô (阿長逋), gọi Tể tướng (宰相) là Bà man địa (婆漫地). Chỗ mà vua ở gọi là Chiêm Thành (占城), chỗ ở khác gọi là Tề Quốc (齊國), là Bồng Bì Thế (蓬皮勢). Vua mặc áo nỉ màu trắng làm bằng vải cổ bối (古貝) để lệch vai, kệt cườm bằng vàng làm dải anh lạc, vấn tóc, đội mũ hoa vàng như mũ chương phủ (章甫), vợ vua mặc áo vải triêu hà (朝霞), váy ngắn bằng vải cổ bối (古貝), đội mũ đeo dải anh lạc cũng như vua. Vệ binh của vua có năm nghìn người. Lúc đánh trận thì cưỡi voi, đan dây cây mây làm áo giáp, lấy tre làm cung tên, dẫn một nghìn con voi với bốn trăm con ngựa chia làm trước sau. Không đặt ra hình pháp, kẻ có tội thì cho voi dày lên, hoặc đưa đến núi Bất Lao (不勞), cho tự chết.

    Vào thời nhà Tùy (隋) giữa năm Nhân Thọ (仁壽), sai Tướng quân (將軍) là Lưu Phương (劉芳) đánh nước ấy, vua nước ấy là Phạm Phạn Chí (范梵志) bỏ chạy, lấy đất nước ấy đặt thành ba quận [3], đặt quan Thú (守)-Lệnh (令). Vì đường đi hiểm trở không thông, Phạn Chí thu tập lại quân chúng, dựng lại thành ấp khác.

    Giữa năm Vũ Đức (武德), vua nước ấy hai lần sai sứ dâng phương vật, Cao Tổ (高祖) sắp đặt Cửu bộ nhạc (九部樂) [4] để tiếp đãi sứ giả. Thời năm Trinh Quan (貞觀), vua nước ấy là Đầu Lê (頭黎) dâng voi thuần-khóa vàng-dây năm màu-vải triêu hà [triêu hà bố (朝霞布)]-ngọc châu lửa, cùng đến với sứ giả các nước Bà Lợi (婆利)-La Sát (羅剎). Sứ giả nước Lâm Ấp nói lời không cung thuận, bầy tôi xin hỏi tội, Thái Tông (太宗) nói:

    – “Ngày xưa Phù Kiên (苻堅) muốn thôn tính nhà Tấn (晉), có quân đông đến trăm vạn người, thế mà đánh một trận là mất, nhà Tùy (隋) đánh lấy nước Cao Ly (高麗) [5], luôn năm điệu phát, người dân oán thán, bèn chết dưới tay kẻ thất phu. Trẫm sao dám bàn chuyện phát binh bừa được?”

    Do đó tha cho không hỏi tội.

    Người nước ấy lại dâng chim anh vũ (鸚鵡) năm màu và chim anh vũ màu trắng, biết phân biệt, hạ chiếu trả lại. Đầu Lê chết, con là Trấn Long (鎮龍) lập, dâng thú thông thiên tê (通天犀) [6] và các vật báu. Năm [Trinh Quan] thứ mười chín, Ma Ha Man Đa Già Độc (摩訶慢多伽獨) giết Trấn Long, diệt họ ấy, họ Phạm [Phạm tính (范姓)] mất người nối dõi. Người trong nước lập con rể của Đầu Lê là một thầy Bà la môn (婆羅門) làm vua, sau đại thần cùng bỏ vua ấy, lại lập con gái của Đầu Lê làm vua. Bấy giờ có Gia Cát Địa (諸葛地) là con cô của Đầu Lê, cha mắc tội nên chạy trốn sang ở nước Chân Lạp (真臘). Vua là đàn bà không trị quốc được, đại thần cùng đón Gia Cát Địa về làm vua, gả con gái cho vua. Từ năm Vĩnh Huy (永徽) đến năm Thiên Bảo (天寶), vua nước ấy cả thảy ba lần sai sứ vào cống hiến. Từ sau năm Chí Đức (至德) lại đổi tên nước là Hoàn Vương (環王). Đầu năm Nguyên Hòa (元和) người nước ấy không cống hiến, An Nam đô hộ (安南都護) là Trương Chu (張舟) bắt được quan lại ngụy dựng của nước ấy là Hoan-Ái châu đô thống (驩愛州都統), chém ba vạn thủ cấp, bắt năm mươi chín vị vương tử, thu được voi chiến-thuyền nhỏ-áo giáp của nước ấy.

    __________________

    Chú thích:

    [1] Bôn Lang Đà (奔浪陀): Chép đúng là Bôn Đà Lang (奔陀浪), hoặc chép là Tân Đồng Long (賓童龍), là phiên âm của từ Panduranga trong tiếng Phạn, là một trong các nước phiên thuộc của Lâm Ấp và Chiêm Thành.
    [2] Đạo Phù Đồ (浮屠): Hoặc chép là Phật Đà (佛陀), gọi tắt là Phật (佛), phiên âm của từ Buddha trong tiếng Phạn, nghĩa là giác ngộ.
    [3] Lấy đất nước ấy đặt thành ba quận: Tùy thư (隋書) – Địa lý chí (地理志) chép nhà Tùy bình nước Lâm Ấp đặt ra ba quận là Tỷ Cảnh (比景), Hải Âm (海陰) và Lâm Ấp (林邑), mỗi quận đều có bốn huyện với mỗi quận đều khoảng một nghìn hộ. Có lẽ bị bỏ không lâu sau đó, khi vua nước Lâm Ấp dựng lại nước.
    [4] Cửu bộ nhạc (九部樂): Tức chín khúc nhạc dùng trong lễ hội yến tiệc ở cung đình thời Tùy (隋)-Đường (唐) gồm các khúc nhạc cổ truyền từ thời Hán (漢) về sau và các khúc nhạc du nhập của các nước xung quanh Trung Quốc như Thiên Trúc (天竺), Quy Từ (龜茲), Cao Ly (高麗)…
    [5] Nước Cao Ly (高麗): Tức gọi tắt của nước Cao Câu Ly (高句麗) thời Tùy (隋).
    [6] Thông thiên tê (通天犀): Là loài tê ngưu trong thần thoại Trung Quốc xưa, trên đầu có một cái sừng dài nhọn, giữa sừng có lỗ thông trên dưới, có thể bắn hơi lên trời.

    Thích

  13. Đường hội yếu (唐會要)

    [Bắc Tống (北宋) – Vương Phổ (王溥) soạn]

    林邑,漢日南象郡之地。其先因漢女子徵則之亂。縣功曹子區連殺縣令。自號為王。子孫相承。後王無子。其甥范熊代立。晉宋已來。恆通中國。其地恆溫。不識冰雪。常多霧雨。人能用弩。以藤為甲。王出則列象千頭。信佛法。以二月為歲首。稻歲再熟。有結遼鳥。能解人語。〈亦謂之結了鳥。蓋夷音訛也。〉

      武德六年二月。其王范梵志遣使朝貢。至貞觀四年。又貢火珠。大如雞卵。圓白皎潔。狀若水晶。正午向日。以艾承之。即火燃。五年。又獻白鸚鵡。精識辨慧。善於應答。太宗憫之。並付其使。令放歸林藪。十四年。其國獻通天犀一十枚。諸寶稱是。永徽總章中。其王缽迦含波摩累獻馴象。先天開元中。其王建多達摩又獻馴象沈香琥珀等。

      天寶八載,其王盧陀羅使獻真珠一百條、沈香三十觔、鮮白氎、馴象二十隻。自至德後,遂改稱環王國,不以林邑為號。

      貞元九年,環王因遣使貢犀牛。上令見於太廟。

      元和四年八月,安南都護張舟奏:破環王國偽驩愛州都督殺三萬餘人,獲其王子五十九人,器械戰船戰象稱之。

      咸通二年十二月,寇安南府。遣神策將軍康承訓率禁軍并江西湖南之兵赴援。〈先是,大中末,安南都護李琢貪暴,侵刻獠民。群獠引蠻攻安南。至咸通三年,大徵兵赴援,天下騷動。其年,東蠻竟陷交趾。

    Nước Lâm Ấp (林邑) là đất của Tượng Quận (象郡) quận Nhật Nam (日南) thời Hán (漢). Lúc đầu nhân loạn người con gái thời Hán là Trưng Trắc (徵則), viên Công tào (功曹) trong huyện là Khu Liên (區連) giết quan Lệnh (令) của huyện, tự lập làm vua, con cháu nối nhau. Sau vua không có con trai nối ngôi, cháu ngoại là Phạm Hùng (范熊) thay lập. Từ thời Tấn (晉)-(宋) đến nay thường qua lại Trung Quốc. Khí hậu đất ấy thường ấm, không biết đến băng tuyết, thường có nhiều mưa dầm. Người nước ấy biết dùng nỏ, lấy dây mây làm áo giáp. Vua nước ấy ra ngoài thì bày nghìn con voi. Người nước ấy tin đạo Phật (佛), lấy tháng hai làm đầu năm. Lúa mỗi năm chín hai vụ. Nước ấy có loài chim kết liêu (結遼), biết nhại tiếng người, cũng gọi là chim kết liễu (結了), đại khái là tiếng người nước ấy nói chệch ra vậy.

    Năm Vũ Đức (武德) thứ sáu tháng hai, vua nước ấy là Phạm Phạn Chí (范梵志) sai sứ đến triều cống. Đến năm Trinh Quan (貞觀) thứ tư, lại cống ngọc châu lửa, lớn như quả trứng gà, tròn trắng trong suốt, màu như thủy tinh (水晶), giữa trưa đặt ở ánh nắng Mặt Trời, lấy cỏ ngải đốt nó thì liền bốc lửa cháy. Năm [Trinh Quan] thứ năm, lại dâng chim anh vũ (鸚鵡) màu trắng, hiểu biết biện luận, giỏi ở đối đáp, Thái Tông (太宗) thương xót, đều trả lại cho sứ giả, sai thả về rừng rậm. Năm [Trinh Quan] thứ mười bốn, người nước ấy dâng mười cái sừng thông thiên tê (通天犀) và các vật báu cũng từng ấy.

    Giữa các năm Vĩnh Huy (永徽)-Tổng Chương (總章), vua nước ấy là Bản Già Hàm Ba Ma (缽迦含波摩) nhiều lần dâng voi thuần.

    Giữa các năm Tiên Thiên (先天)-Khai Nguyên (開元), vua nước ấy là Kiến Đa Đạt Ma (建多達摩) lại dâng voi thuần, trầm hương (沈香), hổ phách (琥珀).

    Năm Thiên Bảo (天寶) thứ tám, vua nước ấy là Lư Đà La (盧陀羅) sai sứ dâng một trăm viên ngọc châu, ba mươi hộc trầm hương, nỉ trắng muốt và hai mươi con voi thuần.

    Từ sau năm Chí Đức (至德) bèn đổi tên là nước Hoàn Vương [Hoàn Vương quốc (環王國)], không gọi là Lâm Ấp (林邑) nữa.

    Năm Trinh Nguyên (貞元) thứ chín, vua nước Hoàn Vương là Nhân (因) sai sứ cống tê ngưu, nhà vua sai gặp ở thái miếu (太廟).

    Năm Nguyên Hòa (元和) thứ tư tháng tám, An Nam đô hộ (安南都護) là Trương Chu (張舟) tấu là phá Hoan-Ái đô đốc (驩、愛州都督) ngụy dựng của nước Hoàn Vương, giết hơn ba vạn người, bắt được năm mươi chín vị vương tử cùng khí giới, thuyền chiến, voi chiến của nước ấy. Nhà vua khen việc ấy.

    Năm Hàm Thông (咸通) thứ hai tháng mười hai, người nước ấy vào cướp phủ An Nam (安南), sai Thần sách tướng quân (神策將軍) là Khang Thừa Huấn (康承訓) đem cấm quân và quân của các phủ Giang Tây (江西)-Hồ Nam (湖南) đến cứu. Lúc đầu vào cuối năm Đại Trung (大中), An Nam đô hộ (安南都護) là Lý Trác (李琢) tham bạo, xâm lấn người Lão, do đó người Lão dẫn người Man đánh phủ An Nam. Đến năm Hàm Thông (咸通) thứ ba, phát binh lớn đến cứu, thiên hạ rúng động. Năm đó, người Đông Man bèn hãm xứ Giao Chỉ (交趾).

    Thích

  14. Bài viết có nhiều thời kỳ lịch sử, văn hóa còn nhầm lẫn, do trích dẫn cái sai của những bài viết rất xưa nên có chổ sai quá về niên đại; chẳng hạn như niên đại tháp Pô đam (Pô Tằm). Năm 2014 viện KHXH vùng Nam Bộ với Bảo tàng Bình Thuận phát hiện bia đá nói về việc xây dựng tháp là năm 710 nhé.

    Thích

  15. Pingback: “Tiếng Việt từ TK 17: cách dùng Trì Trì, mlồi/mlồ, Chiêm Thành – Cham và *Lâm (Ấp)” (phần 41) | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bình luận về bài viết này