Quan hệ Việt – Trung trong kỷ nguyên Trung Quốc trỗi dậy: Quyền lực, phản kháng và xung đột trên biển (Phần 2)

ZZZ_071816_south_china_sea_2016_07_18_16_37_15

Robert S. Ros

JOURNAL OF CONTEMPORARY CHINA – 12/2020

Người dịch Nguyễn tuấn Anh

Giải quyết Khủng hoảng

Các nhà lãnh đạo Việt Nam ban đầu đứng về phía những người dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc, ca ngợi lòng yêu nước của họ. Tuy nhiên, ngay sau đó, rõ ràng là căng thẳng trên biển có thể leo thang thành thù địch Trung-Việt và các cuộc biểu tình trong nước có thể buộc Việt Nam leo thang xung đột với Trung Quốc. Hơn nữa, vào năm 2014, các lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đã trao đổi hỏa lực quân sự trên biên giới đất liền, càng làm gia tăng căng thẳng song phương và khả năng leo thang khủng hoảng.57

Việt Nam lâm vào khủng hoảng với Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt với sự bất ổn trong nước đáng kể có thể phát triển thành các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Trong khi đó, bất chấp việc Mỹ xoay trục sang châu Á, chính quyền Obama đã hạn chế phản ứng chỉ có một tuyên bố của người phát ngôn bộ ngoại giao.58 Và Bắc Kinh vẫn chưa gửi hải quân hoặc không quân của mình để đối phó với sự ‘không nhượng bộ của Việt Nam.’59

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng và khôi phục sự ổn định trong nước. Vào giữa tháng 5, họ triển khai nhân viên an ninh trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, bảo vệ người và các doanh nghiệp Trung Quốc.60 Vào tháng 8, Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh đã đến thăm Trung Quốc, nơi ông gặp Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình với tư cách là Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mục đích của chuyến thăm là để ‘ngăn chặn sự tái diễn của các vụ việc căng thẳng.’61 Lê Hồng Anh báo cáo Việt Nam đồng thuận đàm phán một thỏa thuận mới để cùng thăm dò ở Biển Đông. Tuy nhiên, Liu Yunshan, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố “Chúng tôi mong muốn Việt Nam tiếp tục làm việc với chúng tôi để đưa quan hệ song phương trở lại đường phát triển lành mạnh và ổn định.’62 Tập Cận Bình nói rằng ‘Không thể dời một láng giềng đi và vì lợi ích chung của cả hai bên cần thân thiện với nhau.’ Ông cảnh báo Việt Nam ‘đặc biệt’ phải ‘đưa ra những quyết định chính trị đúng đắn vào những thời điểm quan trọng.’63

Sự chấp nhận mới của Trung Quốc và sự ổn định quan hệ Việt-Trung

Việc giải quyết cuộc đối đầu năm 2014 là bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt và sự phát triển niềm tin của Trung Quốc rằng họ có thể cạnh tranh hiệu quả với Mỹ để giành ảnh hưởng ở Việt Nam. Khi Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực, và khi mối quan hệ đang phát triển của Việt Nam với Mỹ tỏ ra không đủ để ngăn chặn áp lực của Trung Quốc và kiềm chế cuộc khủng hoảng, Việt Nam đã nhượng bộ. Hợp tác giữa Việt Nam với Hoa Kỳ hiện bị hạn chế bởi “cán cân quyền lực và các yếu tố địa chính trị” Trung-Việt và khuôn khổ chiến lược của nó đã được “xác định.”

Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, một học giả Trung Quốc đã viết rằng Việt Nam tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Mỹ, nhưng họ đã ‘lo lắng rằng Mỹ sẽ hy sinh Việt Nam như một con bài mặc cả trong. . . một thỏa hiệp với Trung Quốc.” Mặc dù tình cảm chống Trung Quốc lên cao ở Việt Nam, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam lại có những ý kiến khác. . . Họ không muốn quan hệ với Trung Quốc xấu đi.” Một học giả khác viết rằng Việt Nam sẽ lo lắng về phản ứng của Trung Quốc và sẽ không ‘khiêu khích’ quá mức Trung Quốc khi hợp tác với Mỹ.65 Do đó, Việt Nam sẽ quản lý xung đột trên biển bằng các cuộc tham vấn song phương.66 Các nhà bình luận truyền thông Trung Quốc cũng đồng tình. Một nhà bình luận, khi đề cập đến cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm 1979, nhận xét rằng Việt Nam đã ‘rút ra bài học từ lịch sử và sẽ không liên minh với nước này để chống lại nước khác nữa’ và sẽ duy trì “khoảng cách cân bằng” với các đại cường.67 Một nhà bình luận khác viết rằng Việt Nam sẽ ‘không gần cũng không xa’ Mỹ và sẽ tìm kiếm sự cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.68

Trong bối cảnh đó, tháng 10/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và thông báo Mỹ sẽ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.69 Việt Nam cũng xác nhận một thông báo về ý định của Ấn Độ cung cấp tàu hải quân cho Việt Nam. Vào tháng 12, Hà Nội đã đệ trình một Tuyên bố lên Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) ủng hộ đệ trình năm 2012 của Philippines liên quan đến tranh chấp EEZ với Trung Quốc và vào tháng 1 năm 2015, họ đã mở cuộc thảo luận với Manila về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.70 Sau đó, Tháng 4/2015, một tàu chiến Mỹ cập cảng Đà Nẵng để tham gia cuộc tập trận hải quân chung Việt – Mỹ chính thức đầu tiên.71

Tuy nhiên, Trung Quốc bây giờ tự tin vào việc kiềm chế được Việt Nam. Vào tháng 4 năm 2015, ngay sau cuộc tập trận hải quân chung Việt – Mỹ, Tập Cận Bình đã đến Hà Nội. Ông Tập và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra thông cáo chung tái khẳng định cam kết hợp tác. Quan trọng nhất, Việt Nam đã đồng ý đàm phán song phương về tranh chấp hàng hải, đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh rằng nước này không quốc tế hóa tranh chấp trên biển và cùng thăm dò Biển Đông. Thông cáo chung nhấn mạnh:

sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về các vấn đề biên giới, lãnh thổ Việt – Trung ,. . . tích cực nghiên cứu các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. . . không có các hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.72

Sau khi Tập thăm Hà Nội, Phạm Bình Minh đã đến Washington và Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Nhưng một nhà bình luận Trung Quốc nhận xét rằng trong khi Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ, thì thất bại trong những năm 1970 và 1980 trong việc cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã dạy cho Việt Nam một ‘bài học’, câu hỏi quan trọng là làm thế nào để tránh trở thành ‘quân cờ trong quan hệ giữ các đại cường’. Như vậy, hợp tác của Việt Nam với Mỹ ‘sẽ đi kèm với cân bằng quan hệ với Trung Quốc.’73 Một nhà phân tích chính sách cấp cao của Việt Nam cũng đồng ý về vấn đề này. Vì ‘bài học lịch sử’, ‘tham số chính sách của Việt Nam’ (parameter of Vietnamese policy) là không trở thành đồng minh với bất kỳ quốc gia nào.74

QUAN HỆ VIỆT-TRUNG TRONG KỶ NGUYÊN TRUNG QUỐC TRỖI DẬY

Sau sự cố tàu Hải Dương 981, sự tăng trưởng liên tục của Trung Quốc đã củng cố sự hiện diện chiến lược của Trung Quốc ở Đông Dương và gia tăng ảnh hưởng trên toàn khu vực. Xu hướng này càng làm suy yếu giá trị chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam và góp phần khiến Việt Nam thận trọng hơn. Nó cũng khiến Trung Quốc tự tin đối phó với Việt Nam: ‘sự trỗi dậy sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã định hình lại cấu trúc địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương’, do đó các nước láng giềng của Trung Quốc hiện có nguy cơ bị trả đũa kinh tế và họ ‘phải chịu một chi phí an ninh to lớn’ để cân bằng với Trung Quốc. Do đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã ‘tăng cường sự ưu tiên’ của các đồng minh và đối tác an ninh của Mỹ ‘không chọn bên’ trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung, vì thế, ‘xu hướng lớn trong hệ thống liên minh của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương là suy yếu và sụp đổ.’75 Ảnh hưởng đối với quan hệ Trung-Việt là rõ ràng: ‘Vị trí tương đối thuận lợi trước đây của Việt Nam trong việc thu hút sự hỗ trợ từ các lực lượng bên ngoài không còn nữa’. Hơn nữa, do Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các cơ sở hàng hải trên các đảo nhân tạo của mình, nên nước này đã tăng cường khả năng ‘kiểm soát hành vi xâm lược ngang ngược các quyền hàng hải của mình.’ Trong ‘cấu trúc quyền lực’ mới này, sự coi thường của Việt Nam đối với Trung Quốc ‘đã chuyển thành mối lo lắng cực độ’ và có ‘cảm giác khủng hoảng.’76 “Càng về sau, Việt Nam sẽ càng có ít lợi thế hơn” và khi Trung Quốc đạt được ‘ưu thế khu vực so với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ bị yếu thế trong đàm phán Trung-Việt.’77

Năm 2016 là một năm quan trọng của việc Trung Quốc tin tưởng đối với việc Việt Nam chấp nhận một khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Đầu năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nguyên tắc “kiên trì và bền bỉ” để đạt được các mục tiêu chủ quyền.78 Hơn nữa, thành phần ban lãnh đạo đảng sau đại hội cho thấy những thay đổi lãnh đạo của Việt Nam trong tương lai sẽ không ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một nhà phân tích Trung Quốc kết luận rằng sự thay đổi lãnh đạo của Việt Nam sẽ không làm thay đổi chiến lược của Hà Nội, bởi vì có một ‘sự đồng thuận ở cấp cao’ rằng Việt Nam cần một ‘chiến lược ngoại giao thực dụng và cân bằng giữa các cường quốc.’79

Vào tháng 7 năm 2016, PCA đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách về EEZ của Trung Quốc trên thềm lục địa của Philippines. Theo quan điểm của Trung Quốc, sự kết hợp giữa sự phản đối của Trung Quốc đối với quyết định của PCA với phản ứng yếu ớt của Mỹ không khác gì là một chiến thắng của Trung Quốc và một thất bại của Mỹ. Những ‘sự thật lạnh lùng này’ này đòi hỏi Hà Nội phải điều chỉnh chính sách Biển Đông của mình. Bộ Ngoại giao Việt Nam hoan nghênh quyết định của PCA và thúc giục giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, ngoại giao và pháp lý.80 Sau đó, vào tháng 10, Việt Nam lần đầu tiên đón một chuyến thăm của tàu quân sự Trung Quốc đến Vịnh Cam Ranh.81

Sau quyết định của PCA vào tháng 7, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của những người theo chủ nghĩa dân tộc đã tái diễn ở Việt Nam. Nhưng trái ngược với năm 2014, Hà Nội đã nhanh chóng trấn áp.82 Tương tự, từ năm 2016 đến đầu năm 2019, đã có nhiều vụ việc liên quan đến tàu cá Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam bắt giữ tàu cá Trung Quốc và Việt Nam tố cáo tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam.83 Nhưng những vụ việc này không dẫn đến các hoạt động của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam và xung đột không leo thang.

Tương tự như giai đoạn trước năm 2010, hợp tác an ninh Việt – Mỹ bị hạn chế đã tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể chấp nhận những thách thức của Việt Nam đối với lợi ích của Trung Quốc.84 Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã bỏ qua việc Nga bán vũ khí cho Việt Nam. Chiếc tàu ngầm Nga đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2013 và đến 2017, 6 chiếc đã đến Việt Nam.85 Năm 2017, Việt Nam đã tiếp nhận 20 hệ thống radar tầm trung có khả năng theo dõi các mục tiêu là máy bay Trung Quốc.86 Vào năm 2018, Việt Nam đã đồng ý mua thêm một tỷ đô la trang thiết bị quốc phòng của Nga.87 Trung Quốc không phản đối đáng kể việc mua bán này.

Vào năm 2015, Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, dẫn đến các cuộc đàm phán về quan hệ quốc phòng và Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam. Năm 2014, ngay sau khi Lê Hồng Anh thăm Bắc Kinh và gặp Tập Cận Bình, Ấn Độ đã cung cấp khoản tín dụng xuất khẩu trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam để mua vũ khí.88 Năm 2018 và 2019, Ấn Độ và Việt Nam tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung.89 Tuy nhiên, Trung Quốc đã không lên tiếng quan ngại về hợp tác an ninh Việt – Ấn.

Năm 2020, Nhật và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận để Nhật bán tàu tuần tra cho Việt Nam.90 Đây là thương vụ bán tàu đầu tiên của Nhật cho Việt Nam và nó gợi ý sự hợp tác lớn hơn giữa Việt Nam với các đồng minh của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối công khai đối với thỏa thuận này.

Biểu lộ rõ nhất là việc Trung Quốc tiếp tục bỏ qua hợp tác quốc phòng Việt- Mỹ. Vào tháng 5 năm 2016, Tổng thống Barak Obama đã đến thăm Hà Nội và tuyên bố chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam.91

Vào tháng 3 năm 2018, tàu sân bay U.S.S. Carl Vinson đã đến cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày. Việt Nam cũng nhận được hỗ trợ từ chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài (FMF) của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chuyển giao một xuồng tuần tra của Cảnh sát biển Mỹ. Đây là cuộc chuyển giao quốc phòng lớn đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam. Chương trình FMF cũng tài trợ cho Việt Nam mua 24 tàu tuần tra cao tốc Metal Shark dài 45 ft. Mười hai tàu đã được bàn giao vào năm 2018. Và Mỹ cũng tài trợ cho Việt Nam tham gia Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á do Mỹ lãnh đạo. Bộ Quốc phòng Mỹ đã viện trợ cho Hà Nội hơn 16 triệu USD trong năm 2017 và 2018.92

Trung Quốc cũng bỏ qua việc Việt Nam xây dựng đảo trên Biển Đông. Kể từ năm 2015, Việt Nam đã tiến hành cải tạo đảo ở Biển Đông và đã bố trí các thiết bị quân sự trên các thực thể này. Việt Nam đã bắt chước, ở quy mô nhỏ hơn, các hoạt động cải tạo đảo và xây dựng phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã hạn chế phản ứng bằng các tuyên bố của Bộ Ngoại giao kêu gọi tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.93

Mở rộng hợp tác kinh tế và chính trị Việt- Trung

Tin tưởng vào quan hệ hợp tác của Việt-Trung với lợi ích an ninh của nó so với [hợp tác với] Mỹ, Trung Quốc đã mở rộng hợp tác chính trị với Việt Nam. Từ năm 2015 đến năm 2016, các vụ việc thực thi pháp luật của Trung Quốc đối với tàu đánh cá Việt Nam đã giảm từ 73 xuống 41 và giảm đáng kể vào năm 2017.94 Trung Quốc và Việt Nam cũng thực hiện tuần tra chung của cảnh sát biển tại ngư trường trong Vịnh Bắc Bộ. Đến năm 2017, hai bên đã thực hiện 23 cuộc tuần tra chung như vậy và trong những năm gần đây, họ đã thực hiện hai cuộc tuần tra mỗi năm.95 Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cùng quản lý việc duy trì và ổn định biên giới. Năm 2018, Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện cuộc tuần tra chung cấp tỉnh đầu tiên trên biên giới đất liền.96

Một khi Việt Nam đáp ứng các lợi ích an ninh của Trung Quốc, hợp tác kinh tế của Trung Quốc với Việt Nam được cải thiện. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc bị đình trệ từ năm 2009 đến năm 2014, trong giai đoạn này hợp tác Việt – Mỹ ngày càng phát triển và những thách thức của Việt Nam đối với các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc gia tang. Sau khi giải quyết cuộc đối đầu Hải Dương 981 vào cuối năm 2014 đến năm 2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi và Thặng dư thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng đều đặn.97 Tương tự, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đình trệ từ năm 2009 đến năm 2014, thì đầu năm 2015 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. FDI của Trung Quốc đã tăng từ khoảng 75 triệu USD năm 2014 lên gần 400 triệu USD năm 2018.98

 

Các hạn chế của hợp tác Việt- Trung

Nhưng Trung Quốc đã không chấp nhận Việt Nam hợp tác với các cường quốc bên ngoài phát triển [khai thác] tài nguyên trong các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vào tháng 3/2018, Trung Quốc buộc Việt Nam hủy bỏ thỏa thuận khoan dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha tại vùng biển Trung Quốc tuyên bố là EEZ của họ. Áp lực của Trung Quốc cũng thuyết phục công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh chuyển các hoạt động chung với Việt Nam sang một khu vực ít nhạy cảm hơn của Biển Đông. Một quan chức chính phủ Ấn Độ nhận xét rằng ‘Không có hydrocacbon nào được tìm thấy trong lô đó. Chúng tôi đã có mặt ở đó vì chính phủ Việt Nam đã yêu cầu chúng tôi có mặt ở đó.’ Một giám đốc điều hành của ONGC Videsh báo cáo rằng mối quan tâm của họ đối với khu vực nhạy cảm là vấn đề chiến lược hơn là thương mại, do việc phát triển dầu khí có rủi ro cao với tiềm năng chỉ ở mức trung bình.100 Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) giải thích rằng căng thẳng trên biển với Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác và thăm dò ngoài khơi của nước này.101 Năm 2018, Việt Nam đã hợp tác với công ty năng lượng Rosneft của Nga để khoan dầu bằng giàn khoan dầu thuộc sở hữu của Nhật Bản, Hakuryu-5, trong vùng biển EEZ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Nga và Việt Nam rằng họ nên ‘tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đồng thời không làm bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương cũng như hòa bình và ổn định khu vực’, đồng thời tuyên bố rằng việc khoan như vậy cần có sự cho phép của chính quyền Trung Quốc.102 Nhưng hợp tác Trung-Nga (n/v Sino-Russian nhưng có lẽ là Viet-Russian đúng hơn) vẫn tiếp tục và vào tháng 5 năm 2019, Trung Quốc đã đáp trả bằng những lời đe dọa leo thang xung đột. Một lần nữa, người Việt Nam lại rơi vào cuộc khủng hoảng tranh chấp trên biển Việt- Trung.

Trong mùa hè và mùa thu năm 2019, Trung Quốc đã cử tàu của chính phủ đến gần giàn khoan dầu của Nhật và các tàu của họ đã quấy rối các tàu đánh cá của Việt Nam. Có khi tại một thời điểm, có tới 35 tàu cảnh sát biển và tàu đánh cá của Trung Quốc đi cùng với tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc khi tàu này thách thức các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trong EEZ tranh chấp. Vào tháng Tám, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ và gần quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc gửi một tàu thương mại lớn nhất của họ tiến sát bờ biển Việt Nam với khoảng cách dưới 60 dặm.103 Sau đó, vào tháng Chín, tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.104

Một lần nữa, Việt Nam không thu hút được sự hỗ trợ hiệu quả từ Mỹ, hoặc từ bất kỳ nước láng giềng Đông Nam Á nào.105 Sau cuộc họp tháng 10 giữa các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam ở Bắc Kinh, Việt Nam đã chấm dứt hoạt động khoan dầu trong EEZ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc sau đó đã rút các tàu của họ khỏi vùng biển tranh chấp.106 Cuối tháng 11, Trung Quốc và Việt Nam nối lại các cuộc tham vấn về hợp tác hàng hải. Một tuần sau, một cuộc họp cấp thứ trưởng ngoại giao kéo dài ba ngày tại Bắc Kinh đã công khai kết thúc cuộc đối đầu; và tập trung vào sự ổn định, đối thoại và hợp tác Việt-Trung.107

Như năm 2014, Trung Quốc hiểu thách thức của Việt Nam là hợp tác với Mỹ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã khuyến khích Việt Nam khai thác các nguồn tài nguyên ngoài khơi xa không có sự hợp tác với Trung Quốc để lôi kéo Việt Nam vào ‘chiến lược ngăn chặn’. Nhưng Mỹ đã không hỗ trợ đầy đủ cho Việt Nam. Hải quân Mỹ luôn ‘phô trương’ khả năng quân sự của mình, nhưng lúc tình hình bế tắc, nó đã chẳng thể hiện được gì. Mỹ thể hiện một thái độ ‘ngồi xem’, để cho Trung Quốc và Việt Nam ‘lún sâu vào xung đột.’ Cuối cùng, Mỹ không thể ngăn cản các cuộc họp cấp cao Việt-Trung và cũng không có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Kết quả của cuộc đối đầu là một “sự thất vọng” đối với Mỹ.108 Các nhà phân tích chính thống của Mỹ cũng đồng ý như thế. Họ cho rằng Mỹ cần phải ‘làm nhiều hơn thế. . . để kiềm chế, các hoạt động của Trung Quốc, rằng Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam và rằng Trung Quốc đang ‘ngồi ở ghế lái’ tại Biển Đông.109 Nhìn chung, các nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy rằng Việt Nam lo lắng rằng họ không thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Mỹ, rằng cam kết của Mỹ đối với Việt Nam là không chắc chắn và ưu tiên của họ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là Ấn Độ, còn các nước ASEAN chỉ có vị trí thứ yếu trong chính sách an ninh của Mỹ.110

 

Phần kết luận

Tranh chấp chủ quyền trên biển không phải là nguyên nhân khiến xung đột Việt- Trung tăng cao. Thay vào đó, xung đột Việt- Trung ngày càng cao về lợi ích an ninh đã gây ra căng thẳng gia tăng về chủ quyền và các tranh chấp về EEZ. Khi xung đột an ninh Việt- Trung tạm lắng, các tranh chấp về mặt chính trị cũng tạm lắng. Bất chấp những thách thức của Việt Nam đối với các yêu sách trên biển của Trung Quốc, Trung Quốc và Việt Nam đã hợp tác phát triển kinh tế và chính trị sâu rộng. Chỉ khi Việt Nam hợp tác với Mỹ, Trung Quốc mới leo thang xung đột.

Xung đột Việt- Trung phản ánh tham vọng của Trung Quốc về phạm vi ảnh hưởng ở Đông Dương. Đây là một mục tiêu mong muốn an ninh quyền lực lớn. Trung Quốc tìm kiếm sự thống trị ở Đông Dương, cũng giống như Mỹ đã tìm kiếm sự thống trị ở Tây bán cầu và Ấn Độ đã tìm kiếm sự thống trị ở Nam Á. Nhưng sự quan tâm của Trung Quốc đối với một vùng ảnh hưởng đã vấp phải những đòi hỏi của Việt Nam về độc lập trong chính sách đối ngoại và chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc. Kể từ năm 1949, sự chống lại của Việt Nam và phản ứng kiên quyết của Trung Quốc đã góp phần làm gia tăng căng thẳng và đôi khi là chiến tranh. Nhưng những giai đoạn này có xu hướng điễn ra trong thời gian ngắn, vì lợi thế của Trung Quốc ở Đông Dương và cái giá Việt Nam phải trả để chống lại các lợi ích an ninh của Trung Quốc khiến Việt Nam có xu hướng buộc phải giữ ổn định.

Nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục, xuất hiện sự cân bằng lớn hơn trong cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung, nó sẽ ngày càng càng làm giảm giá trị hỗ trợ an ninh của Mỹ đối với Việt Nam. Hơn nữa, sự thống trị của lực lượng bộ binh Trung Quốc dọc biên giới đất liền với Trung Quốc và sự hiện diện của hải quân nước này trên các vùng biển Việt Nam sẽ tiếp tục được tang cường, góp phần tạo ra đòn bẩy lớn hơn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn đa quốc gia Noble để khoan tìm dầu ở vùng biển gần Bãi Tư Chính. Nhưng sau khi một tàu đánh cá của Việt Nam bị chìm sau khi va chạm với tàu hải giám Trung Quốc và Trung Quốc sau đó di chuyển giàn khoan Hải Dương Địa chất 8 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa và tàu tuần duyên của họ vào vùng lân cận của giàn khoan dầu của Việt Nam, Việt Nam đã hủy bỏ hợp đồng và thanh toán chấm dứt với Tập đoàn Noble.111 Với một ít nỗ lực và mức độ căng thẳng tối thiểu, và không kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc công khai của Việt Nam, Bắc Kinh đã buộc Hà Nội từ bỏ kế hoạch sản xuất dầu chung trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng tương ứng mức độ dễ bị tổn thương của Việt Nam không nhất thiết sẽ góp phần giữ cho hợp tác Việt- Trung không bị gián đoạn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng lòng tin của Trung Quốc trong việc quản lý hợp tác Việt- Mỹ, nhưng Trung Quốc tiếp tục nghi ngờ ý định của Việt Nam đối với Mỹ và họ hiểu tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc đại chúng và lợi ích của giới lãnh đạo trong việc góp phần giúp Việt Nam chống lại các yêu sách trên biển của Trung Quốc.112 Hơn nữa, khi khả năng của Trung Quốc phát triển, chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam cũng có thể phát triển. Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong đợi sự nhượng bộ miễn cưỡng từ Việt Nam, khả năng chấp nhận của lãnh đạo Việt Nam có thể bị hạn chế bởi chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Ví dụ, nếu Trung Quốc yêu cầu Việt Nam công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông, thì căng thẳng Việt- Trung có thể dễ dàng gia tăng nhanh chóng.

Sự ổn định và hợp tác lâu dài giữa Việt- Trung đòi hỏi cả hai bên cùng kiềm chế. Trung Quốc phải kiềm chế các yêu cầu của họ đối với Việt Nam và Việt Nam phải kiềm chế các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đề cao sự phản kháng quá mức trước sức mạnh của Trung Quốc. Nhưng sự trỗi dậy tiếp tục của Trung Quốc có thể thúc đẩy tham vọng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc ngày càng cao, từ đó khơi dậy chủ nghĩa dân tộc lớn hơn của Việt Nam, cùng nhau chúng sẽ dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng. Chỉ có giới lãnh đạo thực dụng ở cả Hà Nội và Bắc Kinh mới có thể quản lý xu hướng đầy thách thức này trong quan hệ Việt-Trung.

Tuyên bố công khai

Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào được báo cáo bởi tác giả.

Về tác giả

Robert S. Ross là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Boston, và Phó Hiệu trưởng, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank, Đại học Harvard. Nghiên cứu của ông tập trung vào chính sách an ninh của Trung Quốc và an ninh Đông Á, bao gồm cả sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc Trung Quốc sử dụng vũ lực. Các ấn phẩm gần đây của ông bao gồm Điều chỉnh Chiến lược và Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Quyền lực và Chính trị ở Đông Á.

Chú thích:

  1. Edward Wong, ‘Deadly Clash Reported on Border of China and Vietnam,’ New York Times, 19 April 2014, https://www.nytimes. com/2014/04/20/world/asia/deadly-clash-between-vietnamese-border-guards-and-chinese-migrants-reported.html. On the Vietnamese leadership’s uneasy relationship with anti-China nationalism, see Tuong Vu, ‘The Party v. the People: Anti-China Nationalism in Contemporary Vietnam.’ Journal of Vietnamese Studies, vol. 99, no. 4 (2014).
  2. See the statement by the U.S. State Department Spokesperson, https://2009-2017.state.gov/r/pa/prs/ps/2014/05/225750.htm, 7 May 2014. See the Chinese analysis of U.S. and ASEAN reluctance to support Vietnamese claims in Zhao Weihua, ‘Zhong Yue Nanhai Zhengduan Jiejue Moshi Tansuo’ (An exploration of a method to resolve the Sino-Vietnamese South China Sea dispute), Dangdai Yatai, no. 5 (2014), p. 110.
  3. Ben Blanchard, ‘China Says Will Never Send Military to Oil Rig Spat with Vietnam,’ Reuters, 13 June 2014, https://www.reuters.com/article/us-southchinasea/china-says-will-never-send-military-to-oil-rig-spat-with-vietnam-idUSKBN0EO12X20140613.
  4. ‘Chinese Flee Vietnam as Hanoi Counts Cost of Riots.’ On Vietnam’s response to the demonstrations, Bui Nhung T., ‘Managing Anti-China Nationalism in Vietnam: Evidence from the Media During the 2014 Oil Rig Crisis,’ Pacific Review, vol. 30, no. 2 (2017), pp. 169–187.
  5. ‘Special Envoy’s China Visit Seeks Healthy Ties: Spokesman,’ VietnamPlus, 25 August 2014, https://en.vietnamplus.vn/specialenvoys-china-visit-seeks-healthy-ties-spokesman/64740.vnp.
  6. ‘China, Vietnam Call Truce on Maritime Tensions,’ China Daily, 27 August 2014, http://www.chinadaily.com.cn/world/2014-08/27/content_18498591.htm?utm_source=twitterfeed&utm_medium=twitter.

63.’Xi Calls for Mended China-Vietnam Ties’, Global Times, 28 August 2014, http://www.globaltimes.cn/content/878643.shtml.

  1. Zhao, ‘Zhong Yue Nanhai Zhengduan Jiejue Moshi Tansuo,’ p. 113.
  2. Zhao, ‘Zhong Yue Nanhai Zhengduan Jiejue Moshi Tansuo,’ pp. 96–97; see Yang and Yang, ‘21 Shiji yilai Yuenan dui Mei “Huoban Guanxi” Zhengce Pingxi,’ pp. 143–44.
  3. Cong, ‘Nanhai ‘981􀀀,’ pp. 137–38.
  4. Li Chunxia, ‘Cong Diren dao Quanmian Huoban: Yuenan Fazhan dui Mei Guanxi de Zhanlue Kaoliang’ (From enemy to comprehensive partner: Consideration of Vietnam’s strategy to develop relations with the United States). Guoji Luntan (International forum), vol. 16, no. 4 (2014), p. 16.
  5. Li, ‘Yatai Diyuan Zhanlue Geju Yanbian,’ See the historical analysis in Li Jinming, ‘Xisha Qundao: Zhongguo Lingtu bu Rong Zhiyi’ (Xisha Islands: Chinese territory cannot be questioned), Shijie Zhishi, no. 13 (2014), pp. 26–29.
  6. Đối với một cuộc thảo luận về Trung Quốc, xem Yang and Yang, ‘21 Shiji yilai Yuenan dui Mei “Huoban Guanxi” Zhengce Pingxi,’ pp. 144–145. Also see Michael R. Gordon, ‘U.S. Eases Embargo on Arms to Vietnam,’ New York Times, 2 October 2014, https://www.nytimes.com/

2014/10/03/world/asia/us-eases-embargo-on-arms-to-vietnam.html.

  1. Sudhi Ranjan Sen, ‘India to Sell Warships to Vietnam, Increase Footprints in South China Sea,’ NDTV (India), 19 December 2014, https://www.ndtv.com/india-news/india-to-sell-warships-to-vietnam-increase-footprints-in-south-china-sea-715108; Vu Trong Khanh and

Nguyen Anh Thu, ‘Vietnam, India to Expand Oil Exploration in Contested South China Sea,’ Wall Street Journal, 15 September 2014, http://www.wsj.com/articles/vietnam-india-to-expand-oil-exploration-in-contested-south-china-sea-1410777168; Sanjeev Miglani, ‘India to Supply Vietnam with Naval Vessels amid China Disputes,’ Reuters, 28 October 2014,

https://www.reuters.com/article/instant-article/idUSKBN0IH0LE20141028 ; “1st Meeting of Philippines-Viet Nam Joint Commission on Concluding a Strategic Partnership Held in Manila“, Philippine Department of Foreign Affairs, 30 January 2015, https://www.dfa.gov.ph/authentication-functions/78-newsroom/dfa-releases/5302-1st-meeting-of-philippines-viet-nam-joint-commission-onconcluding-a-strategic-partnership-held-in-manila.

  1. Sam LaGrone, ‘U.S. and Vietnam Start Limited Naval Training on Twentieth Anniversary of Establishing Diplomatic Relations,’ USNI News, 6 April 2015, http://news.usni.org/2015/04/06/u-s-and-vietnam-start-limited-naval-training-with-vietnam-on-20thanniversary-of-establishing-diplomatic-relations.
  2. http://en.vietnamplus.vn/vietnam-china-issue-joint-communique/74208.vnp, Vietnam Plus, 8 April 2015.
  3. Pan Jine, ‘Ruan Fuzhong Fang Mei: Yuenan Qin Hua Pai Daoxiang Qin Mei Pai?’ (Ruan Fuzhong visits the United States: Will Vietnam’s pro-China faction turn to pro-America faction?), Shijie Zhishi, no. 16 (2015), p. 33.
  4. Le Dinh Tinh, ‘Strategic Thinking: Theory, Practice and the Case of Vietnam,’ International Studies (Vietnam), no. 38 (2018), pp. 99–130.
  5. Zuo Xiying, ‘Meiguo Yatai Lianmeng Tixi Hui Zouxiang Wajie Ma’ (Will the U.S. alliance system in the Asia-Pacific go toward collapse), Shijie Jingji yu Zhengzhi (World economics and politics), no. 10 (2019), pp. 62–64, 72.
  6. Zhao Weihua, ‘Yuenan zai Nanhai Xin Dongxiang yu Zhong Yue Guanxi Zoushi'(Vietnam in the new trend in the South China Sea and the path forward in Sino-Vietnamese relations), Bianjie yu Haiyang Yanjiu, vol. 5, no. 1 (January 2020), pp. 102–103.
  7. Zhao, ‘Zhong Yue Nanhai Zhengduan Jiejue Moshi Tansuo,’ p. 111.
  8. National Institute for Defense Studies (NIDS), ‘Maintaining Maritime Order in the Asia-Pacific,’ (Tokyo, February 2018), p. 67.
  9. Pan Jine, ‘Yuenan Lingdaoceng de Gengti yu Zhong Yue Guanxi Fazhan de Qianjing’ (Replacement of Vietnam’s high-leadership and the prospects for Sino-Vietnamese relations), Shijie Zhishi, no. 9 (2016), p. 26; Zhang Lei, ‘Yuenan Gongchandang Shier Da hou Zhong Yue Guanxi Fazhan Yanjiu’ (A study of developments in China-Vietnam relations after the twelfth congress of the Vietnamese Communist party), in Xie Lincheng, ed., Yuenan Guoqing Baogao (2017) (Report on Vietnam’s National Condition [2017]) (Beijing: Shehui Kexue Chubanshe, 2017), p. 300.
  10. Liu Guchang, ed., Guoji Wenti Zonglun Wenti, 2016/2017 (Overview of international issues, 2016/2017) (Beijing: Shijie Zhishi Chubanshe, 2017), pp. 91–2; ‘Vietnam Welcomes “South China Sea” Ruling,’ VNExpress International, 12 July 2016, https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-welcomes-south-china-sea-ruling-3435294.html; Shawn W. Crispin, ‘Will Vietnam File a South China Sea Case Against China?,’ Diplomat, 3 August 2016, https://thediplomat.com/2016/08/will-vietnam-file-a-southchina-sea-case-against-china/.
  11. Liu, Guoji Wenti Zonglun Wenti, pp. 92–93.
  12. ‘Vietnam Removes Protesters Gathered for Anti-China Rally in Hanoi,’ Guardian, 17 July 2016, https://www.theguardian.com/world/2016/jul/17/vietnam-removes-protesters-gathered-for-anti-china-rally-in-hanoi; ‘Rare Rallies in Vietnam Say “Hands Off” to China over Sea Row,’ Reuters, 11 May 2014, https://www.reuters.com/article/usvietnam-china/rare-rallies-in-vietnam-say-hands-off-to-china-over-sea-row-idUSBREA4A02B20140511.
  13. See, for example, Oliver Holmes, ‘Vietnam Seizes Chinese Vessel in the South China Sea,’ Guardian, 4 April 2016, https://www.theguardian.com/world/2016/apr/04/vietnam-seizes-chinese-vessel-detains-crew; ‘Vietnam Says Chinese Coast Guard ‘Sunk’ Fishing Boat in Disputed South China Sea,” South China Morning Post, 12 July 2016, https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/1988945/vietnam-says-chinese-coastguard-sank-fishing-boat-disputed.
  14. See the discussion in Cheng Hanping, Yuenan Haiyang Zhanlue Yanjiu (A Study on the maritime strategy of Vietnam) (Beijing: Shishi Chubanshe, 2016), 226–8.
  15. Hoang Thuy and Hoang Phuong, ‘Vietnam’s New-Found Submarine Power and Where it Came From,’ VNExpress International, n.d., 2017, https://e.vnexpress.net/interactive/2017/vietnams-new-found-submarine-power-and-where-it-came-from.
  16. ‘Vietnam’s Restocking: Subs, Ships, Sukhois, and Now Perhaps F-16s and P-3s?,’ Defense Industry Daily, 2 May 2017, https://www.defenseindustrydaily.com/vietnams-russian-restocking-subs-ships-sukhois-and-more-05396/.
  17. ‘Vietnam Places Orders for Russian Weapons Worth Over $1 Billion: TASS,’ Reuters, 8 September 2018, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-russia-arms/vietnam-places-orders-for-russian-weapons-worth-over-1-billion-tass-idUSKCN1LO08K.
  18. Carl Thayer, ‘India and Vietnam Advance Their Strategic Partnership,’ Diplomat, 11 December 2014, https://thediplomat.com/2014/12/india-and-vietnam-advance-their-strategic-partnership/; ‘India Tightens Vietnam Defense, Oil Ties before China Xi’s Visit,’ CNBC, 15 September 2014, https://www.cnbc.com/2014/09/15/india-tightens-vietnam-defense-oil-ties-before-china-xisvisit.html; Sanjeev Miglani, ‘India to Supply Vietnam with Naval Vessels amid China Disputes,’ Reuters, 24 October 2014, https://www.reuters.com/article/us-india-vietnam/india-to-supply-vietnam-with-naval-vessels-amid-china-disputes-idUSKBN0IH0LE20141028.
  19. Ankit Panda, ‘India, Vietnam Conclude Second Iteration of Bilateral Naval Exercise off Cam Ranh Bay,’ Diplomat, 22 April 2019, https://thediplomat.com/2019/04/india-vietnam-conclude-second-iteration-of-bilateral-naval-exercise-off-cam-ranh-bay/.
  20. ‘Japan and Vietnam Ink First Maritime Patrol Ship Deal as South China Sea Row Heats Up,’ Japan Times, 11 August 2020, https:// http://www.japantimes.co.jp/news/2020/08/11/national/japan-vietnam-patrol-ships-south-china-sea/.
  21. Gardiner Harris, ‘Vietnam Arms Embargo to be Fully Lifted, Obama Says in Hanoi,’ New York Times, 23 May 2016, https://www.nytimes.com/2016/05/24/world/asia/vietnam-us-arms-embargo-obama.html.
  22. U.S. Department of State, ‘U.S. Security Cooperation with Vietnam,’ 16 August 2018, https://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2018/08/285176.htm.
  23. David Brunnstrom and Ben Blanchard, ‘Images Show Vietnam South China Sea Reclamation, China Defends Own,’ Reuters, 7 May 2015, https://www.reuters.com/article/us-southchinasea-vietnam-idUSKBN0NT04820150508; Derek Grossman, ‘China Tolerating Vietnam’s South China Sea Activities, for Now,’ China Brief, vol. 17, no. 3 (2 March 2017), Jamestown Foundation, https://jamestown.org/program/china-tolerating-vietnams-south-china-sea-activities-now/.
  24. NIDS, ‘Maintaining Maritime Order in the Asia-Pacific,’ p. 66.
  25. ‘China, Vietnam Wrap Up 23rd Joint Patrol in Beibu Gulf,’ China Military Online, 6 December 2017, http://english.pladaily.com.cn/view/2017-12/06/content_7857752.htm.
  26. ‘Vietnam-China Land Border Joint Committee Convenes 7th Session,’ People’s Army Newspaper, 14 January 2017, https://en.qdnd.vn/military/intl-relations-and-cooperation/vietnam-china-land-border-joint-committee-convenes-7th-session-477286;

‘Vietnamese, Chinese Border Guards Hold Joint Patrol,’ Vietnam Breaking News, 11 April 2018, https://www.vietnambreakingnews.com/2018/04/vietnamese-chinese-border-guards-hold-joint-patrol/.

  1. UN Comtrade Database, 2019, at https://comtrade.un.org/
  2. ‘Chinese FDI Trends in Vietnam: Trends, Status and Challenges,’ Perspective, no. 34 (24 April 2019), Yusof Ishak Institute, ISEAS, https://www.iseas.edu.sg/images/pdf/ISEASPerspective201934.pdf/
  3. Bill Hayton, ‘South China Sea: Vietnam “Scraps New Oil Project,”’ BBC News, 18 March 2018, https://www.bbc.com/news/worldasia-43507448.
  4. Utpal Bhaskar, ‘ONGC Videsh Wants to Swap South China Sea Block with another in Vietnam,’ Mint, 4 March 2019, https://www.livemint.com/industry/energy/ongc-videsh-wants-to-swap-south-china-sea-block-with-another-in-vietnam-1551650387112.

html; Mai Nguyen, Nidhi Verma, and Sanjeev Miglani, ‘Vietnam renews India oil deal in tense South China Sea,’ Reuters, 6 July 2017, https://www.reuters.com/article/us-southchinasea-vietnam/vietnam-renews-india-oil-deal-in-tense-south-chinasea-idUSKBN19R25P.

  1. James Pearson, ‘As Rosneft’s Vietnam Unit Drills in Disputed Area of South China Sea, Beijing Issues Warning,’ Reuters, 16 May 2018, https://uk.reuters.com/article/us-rosneft-vietnam-southchinasea-exclusv/as-rosnefts-vietnam-unit-drills-indisputed-.area-of-south-china-sea-beijing-issues-warning-idUKKCN1II09H.
  2. Catherine Wong, ‘China’s Navy and Coastguard Stage First Joint Patrols Near Disputed South China Sea Islands as “Warning to Vietnam”,’ South China Morning Post, 22 May 2018, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2147154/chinas-navy-and-coastguard-stage-first-joint-patrols; Pearson, ‘As Rosneft’s Vietnam Unit Drills in Disputed Area of South China Sea, Beijing Issues Warning.’
  3. Minnie Chan, ‘China Puts New Weapons and Warships Through Paces in Live-Fire Drills Near Vietnam,’ South China Morning Post, 16 August 2019, https://www.scmp.com/news/china/military/article/3023197/chinaputsnewweaponsandwarshipsthroughpaceslivefire; Jesse Johnson, ‘China Announces Fresh Military Exercises in South China Sea as U.S. Carrier Enters Waterway,’ Japan Times, 6 August 2019, https://www.japantimes.co.jp/news/2019/08/06/asiapacific/chinaholdfreshmilitaryexercisesdisputedsouthchinasea/#. XnORsqhKiUk; Khanh Vu, ‘Chinese Ship Inches Closer to Vietnam Coastline Amid South China Sea Tensions,’ Reuters, 24 August 2019, https://uk.reuters.com/article/ukvietnamchinasouthchinasea/chineseshipinchesclosertovietnamcoastlineamidsouthchinaseatensionsidUKKCN1VE064.
  4. Niharika Mandhana, ‘Vietnam told China to Get Out of Its Waters. Beijing’s Response: No, You Get Out,’ Wall Street Journal, 1 November 2019, https://www.wsj.com/articles/vietnam-told-china-to-get-out-of-its-waters-beijings-response-no-you-getout-11572625722; James Paterson, ‘China Ups the Ante in South China Sea, giant crane vessel spotted inside Vietnamclaimed waters,’ International Business Times, 5 September 2019, https://www.ibtimes.com/china-ups-ante-south-china-seagiant-crane-vessel-spotted-inside-vietnam-claimed-2822461.
  5. Rajeswari Pillai Rajagopalan, ‘Vietnam Confronts China, Alone,’ Diplomat, 26 September 2019, https://thediplomat.com/2019/09/vietnam-confronts-china-alone/; Richard Javad Heydarian, ‘Vietnam a Lonely Island of Resistance to China,’ Asia Times, 10 October 2020, https://asiatimes.com/2019/10/vietnam-a-lonely-island-of-resistance-to-china/; U.S. Department of State press statement, ‘Chinese Coercion on Oil and Gas Activity in the South China Sea,’ 20 July 2019, https://www.state.gov/chinese-coercion-on-oil-and-gas-activity-in-the-south-china-sea/; for the unattributed United States Department of Defense statement, see ‘China Escalates Coercion Against Vietnam’s Longstanding Oil and Gas Activity in the South China Sea,’ 26 August 2019, https://www.defense.gov/Newsroom/Releases/Release/Article/1943953/china-escalates-coercion-againstvietnams-longstanding-oil-and-gas-activity-in/.
  6. Chinese Foreign Ministry, ‘Zhong Yue Juxing Haishang di Mingan Lingyu Hezuo Zhuanjia Gongzuozu di 13 lun Cuoshang’ (China and Vietnam hold the 13th round of consultations of the expert working group on cooperation in maritime low sensitive areas), 21 November 2019, https://www.fmprc.gov.cn/web/wjb_673085/zzjg_673183/bjhysws_674671/xgxw_674673/

t1717773.shtml; ‘Vietnam, China forge Defence Cooperation,’ VOVWorld, 23 October 2019, https://vovworld.vn/en-US/news/vietnam-china-forge-defence-cooperation-795099.vov; ‘Recent Developments Surrounding the South China Sea,’ APNews, 28 October 2019, https://apnews.com/17a0a4beaace42d59fe217271fb7c24e.

  1. Chinese Foreign Ministry, ‘2019 Nian 10 Yue 24 Ri Waijiaobu Fayanren Hua Chunying Zhuchi Lixing Jizhehui’ (Foreign ministry spokesperson Hua Chunying’s regular press conference on 24 October 2019), 24 October 2019, https://www.fmprc.gov.cn/web/

wjdt_674879/fyrbt_674889/t1710473.shtml; Laura Zhou, ‘Vietnam and China Promise To Keep Talking as They Look To Settle Differences over South China Sea,’ South China Morning Post, 29 November 2019, https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3040014/vietnam-and-china-promise-keep-talking-they-look-settle.

  1. Zhao Weihua, ‘Jinqi Nanhai Shitai de Taiqian Muhou’ (Behind the scenes of the recent South China Sea situation), Shijie Shishi, no. 19 (2019), pp. 66–7.
  2. Gregory B. Poling and Murray Hiebert, ‘Stop the Bully in the South China Sea,’ Wall Street Journal, 28 August 2019, https://www.wsj.com/articles/stop-the-bully-in-the-south-china-sea-11567033378?mod=searchresults&page=1&pos=1; John Grady, ‘Panel: China Now Well Positioned to Bully Neighbors in the South China Sea,’ USNI News, 27 January 2020, https://news.usni.org/2020/01/27/panel-china-now-well-positioned-to-bully-neighbors-in-south-china-sea.
  3. Song and Yu, ‘Yuenan dui Meiguo Yin Tai Zhanlue de Renshi yu Yingdui,’ p. 121.
  4. ‘Chinese Ship Returns Near Vietnam Border,’ VOA News, 15 April 2020, https://www.voanews.com/east-asia-pacific/chineseship-returns-near-vietnam-border; Khanh Vu, ‘Vietnam Protests Beijing’s Sinking of South China Sea Boat,’ Reuters, 4 April 2020,

https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea/vietnam-protests-beijings-sinking-of-south-china-sea-boatidUSKBN21M072; Damon Evans, ‘Beijing Rattles Oil Companies in South China Sea off Vietnam,’ Energy Voice, DC Thompson Media, 13 August 2020, https://www.energyvoice.com/oilandgas/asia/258490/beijing-oil-china-vietnam/; Drake Long, ‘Oil Company Pulls Out of Vietnamese Oil Field as China Puts the Squeeze on Vietnam,’ Radio Free Asia, 13 July 2020, https://www.rfa.org/english/news/vietnam/oil-china-07132020173206.html; Khanh Vu, ‘Vietnam Protests Beijing’s Sinking of South China Sea Boat,’ Reuters, 4 April 2020, https://www.reuters.com/article/us-vietnam-china-southchinasea/vietnam-protestsbeijings-sinking-of-south-china-sea-boat-idUSKBN21M072.

  1. Zhang, ‘Yuenan zai Nanhai Youqi Jinquan Huodong de Xin Dongxiang ji Zhongguo de Yingdui,’ pp. 114–115; Wu Shicun, ‘2020 Nian Nanhai Jushi Zhanwang: Dongdang’ (Outlook for the South China Sea in 2020: Potential for unexpected turbulence), Shijie Zhishi, no. 1, 2020, pp. 28–30.

Nguồn: https://doi.org/10.1080/10670564.2020.1852737

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s