Người khai phá lưu vực Hoàng Hà

a

Người Điền Nguyên

Hà Văn Thuỳ

Như một phép màu, năm 2011 các nhà di truyền, bằng thao tác công nghệ tinh tế, xác nhận những mảnh xương tìm được vào năm 2003 ở Điền Nguyên Động Chu Khẩu Điếm gần thành Bắc Kinh là của người đàn ông 40.000 năm tuổi. Giải trình tự DNA cho thấy, “Trong bộ gen của ông có từ 1-2% gen của người Denisovan. Ông là tổ tiên của người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và là thủy tổ của dân bản địa châu Mỹ.”(1)

Một câu hỏi cần được trả lời: ông từ đâu tới? Khảo cổ học cho thấy, Người đứng thẳng có mặt tại Nguyên Mưu Vân Nam 1,7 triệu năm trước và xuất hiện tại Chu Khẩu Điếm 600.000 năm trước với danh nghĩa người Bắc Kinh Homo pekinensis đã tuyệt diệt tại lục địa châu Á cách nay 250.000 năm. Do vậy, từ rất lâu Hoa lục hoàn toàn vắng bóng người. Người đàn ông Điền Nguyên Động là người Hiện đại Homo sapiens đầu tiên có mặt trên lưu vực Hoàng Hà. Chúng tôi cho rằng ông từ Việt Nam lên. Con số 1-2% gen Denisovan trong máu ông có ý nghĩa đặc biệt. Nó cho thấy, trên đường sang phương Đông, dòng người di cư châu Phi đã gặp và hòa huyết với người Denisovan ở nơi nào đó rồi mang tới Việt Nam cách nay 70.000 năm. Tại Việt Nam những nhóm người nhập cư đã hòa trộn máu, sinh ra người Việt cổ mang mã di truyền Australoid với 1-2% gen Denisovan. 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm hơn, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, trở thành tổ tiên người Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Những người đi tiếp lên Siberia rồi vượt eo Bering sang châu Mỹ thành thủy tổ người Mỹ bản địa. Người ở lại Việt Nam thành dân cư Hòa Bình. Đến thời điểm này, người đàn ông Điền Nguyên là bằng chứng duy nhất xác nhận khám phá từ năm 1998 của di truyền học: 40.000 năm trước, người từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục (2).  

Khảo cổ và di truyền học cũng cho thấy, người Điền Nguyên không phải dòng người duy nhất rời Việt Nam lên phương Bắc. Cùng thời điểm đó, những nhóm người Mongoloid, sau 30.000 năm sống ở Tây Bắc Việt Nam đã theo hành lang phía Tây Hoa lục tới đất Mông Cổ. Do giữ được nguồn gen Mongoloid thuần, họ được gọi là chủng North Mongoloid. Như vậy, hai dòng người từ Việt Nam lên chia nhau hai bờ Nam-Bắc Hoàng Hà.

Cho tới khi Kỷ Băng Hà kết thúc vào khoảng 10.000 năm trước, con cháu ông tổ Điền Nguyên đã sống 30.000 năm trên vùng băng giá lưu vực Hoàng Hà. Nhưng trong suốt thời gian đằng đẵng ấy khảo cổ học chỉ tìm được ba cốt sọ của họ tại Hang Mới Chu Khẩu Điếm 27.000 năm trước. Tiếp đó là di chỉ Shizitan  (Thạch Tử Đàm) tỉnh Sơn Tây 28.000 – 24.000 năm trước. Khai quật diện tích 1.200 m2, làm lộ ra một dãy trầm tích sâu 15 m bao gồm tám tầng văn hóa. 285 lò sưởi và hơn 80.000 hiện vật được phát hiện, cung cấp một tập dữ liệu phong phú, độc đáo. Tại đây sản xuất microblade (dao đá nhỏ) tiếp tục diễn ra trong suốt Pleistocen cuối, trở thành một bộ phận quan trọng của nhiều địa điểm thời kỳ đồ đá cũ phân bố rộng rãi từ Bắc Trung Quốc đến Siberia, Mông Cổ, Viễn Đông Nga, Bán đảo Triều Tiên và Quần đảo Nhật Bản, cũng như ở Bắc Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ Khô hạn trẻ (Younger Dryas).(3) Hạt kê và nhiều thực vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn cho thấy dân cư sống chủ yếu bằng săn bắn hái lượm trên vùng lãnh thổ rộng lớn nên quá thưa vắng.

b

Microblades di chỉ Thạch Từ Đàm

Nhưng tới 9000 năm trước, điều kỳ diệu đã xảy ra: văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện. Đó là khu định cư lớn, 55.000 m2 cùng nghĩa trang có 300 ngôi mộ. Công cụ đá mới ở mức tinh xảo. Đồ gốm được chế tác với kỹ thuật cao. Dân cư trồng lúa. Lượng lúa dư thừa tới mức dùng để chế rượu vang

1

bằng cách lên men cơm rượu rồi dầm mật ong và táo gai. Âm nhạc đã phát triển với những chiếc sáo bốn lỗ, sáu lỗ và tám lỗ, được chế bằng xương chim hạc. Tại đây lần đầu tiên có mặt 11 ký tự tượng hình khắc trên xương thú và yếm rùa. Có những chữ được dùng cho tới hôm nay như chữ Bát (số Tám), Chữ Mục, chữ Nhật, chữ Hỏa…

Một câu hỏi: chủ nhân văn hóa Giả Hồ là ai?

Nhìn từ toàn bộ đặc điểm của nền văn hóa này, rõ ràng không phải sản phẩm của người tại chỗ. Càng không phải của dân cư phía Bắc Hoàng Hà đưa xuống. Bởi lẽ, trình độ của người bờ Bắc chưa tới mức đó. Và điều này mới là quyết định: họ thuộc chủng Mongoloid. Chỉ khả năng đuy nhất: đó là người từ Nam Dương Tử lên vì ở đây là xương cốt người với mã di truyền Y-DNA O3-M122 thuộc chủng Indonesian của nhóm loại hình Australoid (4). Dân cư Giả Hồ chính là người Lạc Việt, nhóm đa số chiếm tới 60% nhân số Đông Á.

30.000 năm trước, khi dòng người của cụ Điền Nguyên lên phía Bắc thì người ở lại chiếm lĩnh vùng Quảng Đông Quảng Tây rồi lan tỏa khắp lưu vực sông Dương Tử. 22.000 năm trước, người Hòa Bình Việt Nam sáng tạo công cụ đá mới là những chiếc rìu đá cuội được đẽo trên toàn bề mặt hòn cuội, tạo thành công cụ nhẹ nhàng và sắc bén. Rìu được tra cán, trở thành công cụ lao động và vũ khí ưu việt. Người Việt chủ nhân của chiếc rìu được gọi là người mang rìu, người mang việt rồi thành tộc danh đầy tự hào Người Việt. Rìu cùng tộc danh Người Việt được đưa lên Nam Dương Tử, giúp cho việc mở đất. 20.000 năm trước tại Động Người Tiên tỉnh Giang Tây cách bờ Nam Dương Tử khoảng 100 km, người Việt làm ra đồ gốm đầu tiên. Tiếp tục cuộc sống săn hái kết hợp trồng trọt, cùng với rau củ quả, người Việt trồng lúa và kê, hai loại cây có hạt mà từ lâu được thu lượm để bổ sung nguồn thức ăn. Qua mỗi vụ, những bông lúa, bông kê tốt nhất được chọn ra làm giống cho vụ sau. Lúa và kê được trồng khô bằng cách đốt nương rồi chọc lỗ bỏ hạt. Khi đi nơi khác, hạt giống được mang theo.

Khảo cổ học cho thấy, con người đến cư trú tại khu vực Tiên Nhân Động từ 25.000 năm trước. Theo thói quen, cả kê và lúa lúc đầu được trồng khô. Nhưng ở đây, nơi đất thấp đầm lầy, cây lúa nước mọc tốt hơn. Dân vỡ đất thành ruộng cấy lúa nước. Do được chăm sóc đặc biệt, cây lúa ra nhiều bông, bông cho nhiều hạt. Hạt mẩy hơn và ít bị vỡ khi thu hoạch, nên lúa được thu hoạch khi thật chín và hạt giống nảy mầm tốt hơn. Do tạo được những cánh đồng rộng khiến cây lúa trồng không còn bị tạp giao với lúa hoang nên chất lượng cây trồng và hạt lúa tốt hơn. Chắc là người Tiên Nhân Động khi đó không biết đến khái niệm “thuần hóa” mà chỉ biết cấy trồng. Nhưng trong điều kiện canh tác như vậy, cây lúa đã được “thuần hóa.” Năm 2012 khi khảo sát hạt lúa còn sót lại tại di chỉ Tiên Nhân Động, các học giả cho rằng 12.400 năm trước, người ở đây đã thuần hóa thành công lúa nước Oryza sativa từ loài Oryza nivara. Trong khi đó, kê do năng suất thấp nên được cho là cây trồng phụ, vẫn trồng theo cách đốt nương, chọc lỗ bỏ hạt, tạo ra những nương rẫy nhỏ, vây chung quanh vẫn là quần thể kê hoang dã. Việc giao phấn chéo liên tục diễn ra khiến cho trong bộ gen giống cây kê được chọn lọc để trồng luôn nhiễm gen hoang dã. Do vậy, cây kê không được thuần hóa.

Hạt giống lúa từ Động Người Tiên được lan tỏa khắp lưu vực Dương Tử.

Có thể chắc rằng, trong thời Băng Hà, tuy rất lạnh nhưng sông Dương Tử không phải là bức tường ngăn con người cùng chủng tốc, cùng tiếng nói giao tiếp với nhau. Phía Bắc tuy giá lạnh nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ với người bờ Nam. Trao đổi sản vật và những cuộc phiêu lưu có thể đã diễn ra.

10.000 năm cách nay, Kỷ Băng Hà kết thúc, khí hậu ấm lên. Băng tan, mặt đất xanh tươi, nước chảy tràn những dòng sông… mở ra Mùa Xuân của loài người. Người Việt ở phương Nam rộn ràng cho cuộc hành quân lên phương Bắc. So với hai cuộc di cư xảy ra 50.000 và 40.000 năm trước, hôm nay người phương Nam quá giầu có. Trong hành trang lên đường có giống lúa, giống kê, giống gà, giống chó, lợn và trâu bò. Chiếc rìu đá cũ thô sơ trước đây nay đã được cải tiến thành rìu mài bóng Bắc Sơn cùng đồ gốm đủ loại. Ngay sau khi băng tan, những con người tiên phong đã vượt sông. Chính những con người quả cảm này đã để lại dấu vết sớm nhất trên đất Sơn Đông 10.000 năm trước. Tại Tây Hà (Xihe) và Yên Đài (Yantai), tìm ra hiện vật có Cácbon phóng xạ nằm trong khoảng từ 10.000 đến 7400 cal. BP (4)

Rất có thể, một nhóm người phiêu lưu từ Tiên Nhân Động, Ngọc Thiềm Nham của Giang Tây, Quảng Tây đã lên Giả Hồ. Họ gặp đồng bào của mình đang sống bằng săn bắn hái lượm. Hai cộng đồng chung tay lập làng Giả Hồ, ngôi làng đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà 9000 năm trước như một mốc son đánh dấu bước chân mở đất của người Việt. Nơi đất thấp được san bằng, đắp bờ làm ruộng lúa. Những nơi cao thì chặt cây, đốt rẫy trồng kê. Rau củ quả được trồng cho người ăn và chăn nuôi. Đất lành chim đậu, người tìm đến đông vui hơn. Tin tức truyền lan theo dòng người đi như trảy hội. Người ta mách nhau tìm về vùng Sơn Đông ven biển ấm áp, mưa nhiều, có cao nguyên lại có nhiều sông suối dễ đánh bắt cá và trồng lúa, trồng kê… 8000 năm trước, văn hóa Hậu Lý với những địa điểm Việt Trang, Trương Mã Đồn, Tây Hà ra đời. 

Có những dòng người đi về phía Tây Bắc, tới cao nguyên Hoàng Thổ, thuộc địa phận Sơn Tây, Thiểm Tây ngày này. Tại đây khí hậu quá khô, không có chỗ cho cây lúa nên cây kê thành cây trồng chủ lực, tạo nên di chỉ trồng kê Lão Quan Đài 8000 năm trước. 7000 năm cách nay văn hóa Ngưỡng Thiều xuất hiện trên trên diện tích 3.000.000 m2, khắp các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc, Hà Nam, Hà Bắc, Nội Mông, Hồ Bắc, Thanh Hải, Ninh Hạ…Tồn tại tới 3.000 năm TCN. Văn hóa đá mới Ngưỡng Thiều để lại những hiện vật sau:

 – Số lượng lớn công cụ đá cuội mài gồm rìu, cuốc, thuổng, xẻng, dụng cụ gieo hạt.

–  Nhiều đồ gốm men màu nâu, đỏ, đen được chế tác tinh xảo

–  Nhiều ngôi nhà nửa nổi nửa chìm, trong nhà có chum vại đựng số lớn vỏ hạt kê.

–  Nhiều xương lợn, gà, chó nhà.

–  Trong những nghĩa địa tìm thấy di cốt của người Mongoloid phương Nam, gần gũi với người Hán hiện nay.

2

Đồ gốm sơn Ngưỡng Thiều

Văn hóa Ngưỡng Thiều có tầm quan trọng lớn, bởi lẽ, với sự xuất hiện nền văn hóa bản địa trình độ cao trong chế tác công cụ đá mới, đồ gốm và nông nghiệp ngũ cốc, nó khẳng định vai trò của văn minh phương Đông, bác bỏ quan niệm cũ cho rằng, văn minh phương Tây lan tỏa sang phương Đông. Với người Trung Hoa, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì là nơi đầu tiên tìm thấy “di cốt của tổ tiên người Trung Quốc,” trong vai trò chủ nhân của nền văn minh. Từ đây xuất hiện quan niệm văn minh Trung Quốc được khai sinh từ Ngưỡng Thiều rồi lan tỏa về phía Đông Nam.(6)

Một câu hỏi cần được trả lời: Người Mongoloid phương Nam (South Mongoloid) Ngưỡng Thiều từ đâu ra? Theo truyền thống cho rằng, người từ phía Tây Bắc du nhập miền Trung Hoàng Hà sinh ra con người và văn hóa Hoa Hạ, tổ tiên người Hán. Nhưng khi khảo hết dân cư phía Tây Bắc vào thời điểm 7000 năm trước không hề có người Mongoloid phương Nam, học giả Trung quốc Zhou Jixu (7) cho rằng, người Ngưỡng Thiều từ phương Nam lên. Tuy nhiên, khảo cổ học không ủng hộ điều này vì suốt thời đồ đá, phương Nam không có người Mông Cổ!

Chúng tôi cho rằng, do cùng sống bên sông Hoàng Hà, 7000 năm trước người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) tiếp xúc với người Việt chủng Australoid sinh ra người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều. Sau này được gọi là người Việt hiện đại. Với thời gian, người Việt hiện đại tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà.

Khoảng 6000 đến 5500 năm trước, do khí hậu thay đổi, gió mùa hè mạnh hơn, mang mưa tới vùng cao nguyên Hoàng Thổ, đem nước tới cho các  dòng sông trong vùng, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển, làm nên nông nghiệp lúa gạo. Đến nay, khảo cổ đã ghi nhận vô số di tích văn hóa tại lưu vực Hoàng Hà trong khoảng thời gian giữa c. 6500 và c. 500 TCN: Sơn Đông 7134 địa điểm, Hà Nam 2159, Sơn Tây 4611 và Thiểm Tây 6267 (8).

Năm 1982 phát hiện văn hóa khảo cổ Xinglonggou tại lưu vực sông Liaohe vùng Nội Mông có tuổi 8000 đến 7500 cách nay, là tiền thân của văn hóa Xinglongwa (5500 – 5000 BP), văn hóa Hồng Sơn (4000 – 3500 BP) và văn hóa Xiajiadian. Đây là những nền văn hóa phát triển cao ở khu vực Nội Mông. So sánh về thời gian và những đặc điểm văn hóa cho thấy khu vực này chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Ngưỡng Thiều.

2

 Tượng nữ thần Hồng Sơn phục dựng

Trình bày trên cho thấy, khoảng 6500 năm trước, trên lưu vực Hoàng Hà, người Việt đã sinh sống đông đúc, tạo lập hơn 2000 ngôi làng lớn nhỏ với nông nghiệp phát triển: tùy theo khí hậu, nơi trồng lúa, nơi trồng kê cùng nhiều loại rau củ quả. Chăn nuôi gà, lợn, chó, trâu… kết hợp săn bắn và đánh cá.

Hai thập kỷ gần đây, do hợp tác với phương Tây và có chương trình nghiên cứu bài bản, khảo cổ học Trung Quốc thu nhiều thành công lớn, giúp đưa ra ánh sáng nhiều thành tựu của thời Đồ đá mới và Đồ đồng. Không chỉ về văn hóa vật chất mà còn sự tiến bộ về tinh thần tư tưởng. Từ khám phá ngôi mộ có khả năng của Phục Hy ở Bộc Dương Hà Nam 6500 năm trước, cho thấy quan niệm trời tròn đất vuông, thiên văn, địa lý phong thủy, Dịch lý trưởng thành… hé mở giai đoạn đầu hình thành nhà nước của người Việt trên lưu vực hai con sông Dương Tử và Hoàng Hà: nhà nước của Thần Nông 5300 năm TCN với kinh đô Lương Chử rồi sau đó là nhà nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương năm 2879 TCN . Từ đây bước vào thời kỳ đồng thau với văn hóa Long Sơn nổi tiếng, dẫn tới thời nhà nước Hoàng Đế, Hạ, Thương, Chu.

                                                                                Sài Gòn, 18.10. 2020


Tài liệu tham khảo.

  1. A relative from the Tianyuan Cave. https://www.mpg.de/6842535/dna-Tianyuan-cave)
  2. Chu et al. Genetic relationship of populations in China https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC21714/
  3. Yanhua Song. Re-thinking the evolution of microblade technology in East Asia: Techno-functional understanding of the lithic assemblage from Shizitan 29 (Shanxi, China)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6388932/

  1. O3系创造了灿烂的贾湖文化,多项领先中国

https://www.360kuai.com/pc/970d318e8b693f401?cota=4&sign=360_7bc3b157

  1. Gary W Crawford et al. People and plant interaction at the Houli Culture Yuezhuang site in Shandong Province, China https://www.researchgate.net/publication/303769400_People_and_plant_interaction_at_the_Houli_Culture_Yuezhuang_site_in_Shandong_Province_China
  2. 仰韶文化 http://baike.baidu.com/view/9771.htm
  3. Zhou Jixu. The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175  December, 2006
  4. GuiYun Jin et al. Archaeobotanical records of Middle and Late Neolithic agriculture from Shandong Province, East China, and a major change in regional subsistence during the Dawenkou Culture

file:///C:/Users/Admin/Downloads/Archaeobotanical_records_of_Middle_and_L%20(2).pdf                                                                                           

37 thoughts on “Người khai phá lưu vực Hoàng Hà

  1. Một dân tộc mất Văn Hóa thì không còn là dân tộc cũ (gốc) nữa. Trong Văn Hóa thì ngôn ngữ là cốt lõi. Danh ngôn: Truyện Kiều còn (thì) tiếng ta còn. Mà tiếng ta còn (thì) nước ta còn.
    Cái đám người man rợ cách nay 70 ngàn và 40 ngàn năm từ giải đất chữ S (chưa gọi là đất Việt) di cư lên phía Bắc tới… thì đến nay không còn tý gì liên hệ về Văn Hóa (nhất là Ngôn Ngữ) với con cháu Hùng Vương nữa.
    Có thể nghiên cứu, phát hiện này nọ… Nhưng không nên “vơ vào” những gì không còn là của mình, thuộc về mình…
    Ví dụ, về DNA (ADN) thì Anh và Mỹ rất liên quan, cùng nguồn gốc… Nhưng ngày nay đó là hai dân tộc khác nhau.

    Thích

    • Thưa ông Vân Độ,
      “Người khai phá lưu vực Hoàng Hà” là bài khảo cứu công phu. Kết nối những tài liệu khảo cổ và di truyền mới nhất, tác giả khám phá người Lạc Việt với mã di truyền O3 M122 từ Việt Nam đi lên Điền Nguyên Động 40.000 năm trước. Người ở lại Quảng Tây, Giang Tây làm ra đồ gốm đầu tiên 20.000 năm trước và thuần hóa thành công cây lúa hơn 12000 năm trước. Tiếp đó cũng người Lạc Việt đem cây lúa làm nên Văn hóa Giả Hồ, mở đầu cuộc khai phá lưu vực Dương Tử.
      Bằng những chứng cứ cụ thể, tác giả xóa đi mây mù của lịch sử từ cổ thư Trung Hoa nói về những tộc người vô danh man rợ như Cửu Lê, Tam Miêu, Nam Man, Đông Di… trả lại công bằng cho tổ tiên từng khai phá lưu vực Hoàng Hà.
      Vậy mà ông bình luận một cách ngạo nghễ và bất luân: “Cái đám người man rợ cách nay 70 ngàn và 40 ngàn năm từ giải đất chữ S (chưa gọi là đất Việt) di cư lên phía Bắc tới… thì đến nay không còn tý gì liên hệ về văn hóa (nhất là ngôn ngữ) với con cháu Hùng Vương nữa. Có thể nghiên cứu, phát hiện này nọ… nhưng không nên “vơ vào” những gì không còn là của mình, thuộc về mình…”
      Điều này cho thấy ông không hiểu gì về di truyền học cũng như lịch sử Việt tộc. Không những ông nói càn mà ông còn vong bản nữa. Ông quên mất truyền ngôn Việt tộc là: “Cây có cội, nước có nguồn/Con chim có tổ, con người có tông”. Thử hỏi ông từ đâu ra?
      Mấy dòng của ông cho thấy thái độ coi thường người đọc và trước hết là tự coi thường bản thân khi chiềng ra trước thiên hạ sự thiếu hiểu biết của mình.
      Buồn thay!
      Xóm Gà, 26/11/2020; Đào Duy An

      Thích

      • Thưa ông Đào Duy An, vậy theo ông những người “70 ngàn và 40 ngàn năm từ giải đất chữ S (chưa gọi là đất Việt) di cư lên phía Bắc tới” nên gọi là người Việt hay là người Ấn Độ, người Châu Phi…vì họ cũng từ vùng đất đó di cư sang vùng đất “Việt” mà ông nói đó. Còn cái việc cho rằng người nguyên thủy di cư từ Ấn Độ qua Đông Nam Á rồi di cư lên phía bắc đến sông Dương Tử….đã có từ lâu rồi. Tác phẩm NGHIÊN CỨU VIỆT NAM TRƯỚC CÔNG NGUYÊN của tác Trần Quang Trân xuất bản vào năm 2001 đã nói đến và những tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ trước đó như của tác giả ĐÀO DUY ANH cũng đã nói nhiều lần. Nhưng cái quan trọng là ông ĐÀO DUY AN không chịu hiểu đọc giả VÂN ĐỘ nói đến là liệu những người đó có thể gọi là người “VIỆT” chưa? nếu gọi là người Việt thì ai gọi, có sách nào chép đến không? nếu do chúng ta gọi họ là người Việt vì họ di cư từ đất “Việt” ngày nay vậy thì người Ấn Độ sẽ nghiên cứu và cho rằng văn minh Trung Hoa, văn minh Việt Nam bắt nguồn từ Ấn Độ và gọi họ là người ẤN vì họ di cư từ Ấn Độ sang Việt Nam rồi lên khai phá Trung Hoa.
        Thưa ông ĐÀO DUY AN, khoảng 100 năm trở lại đây, sau khi chủ nghĩa quốc gia, tư tưởng dân tộc được dịp lớn mạnh, Nhật Bản thừa nhận và tự hào cho rằng, họ học tập văn minh Trung Hoa, đồng thời đẩy lên một tầm cao mới, còn Hàn Quốc và Việt Nam lại diễn ra các cuộc tranh cãi về vấn đề “bản quyền” của các thành tố văn hóa vốn được coi là có nguồn gốc Trung hoa. Một số người Việt Nam cố gắng chứng minh Nho giáo mang nguồn gốc Việt, chân núi Thái Sơn từng là địa bàn cư trú của dân tộc Việt, Kinh Dịch là phát minh của người lạc việt…tương tự là trường hợp ông Ban Mun Ki, Kang Sang Won chứng minh chữ Hán là phát minh của người Hàn Quốc, sau đó dấy lên một loạt các bài viết tuyên bố người Hàn là chủ thể sáng tạo ra Đông Y, Kinh Dịch, la bàn, thậm chí Khổng Tử, Khương Tử Nha là người Hàn, Xuy Vưu là người chiến thắng Hoàng Đế và là tổ tiên người Hàn.
        Nếu không có gì xảy ra, thời gian tới sẽ nổ ra cuộc đấu tranh của các tác giải đại diện Việt Nam và đại diện Hàn QUốc về vấn đề ai là chủ nhân thực sự của nền văn hóa Trung Hoa.
        Mời HỌC GIẢ ĐÀO DUY AN đọc bài này.
        https://nhatbook.com/2019/02/11/ve-huyen-su-gia-kim-dinh-va-cac-chi-bang-phai-huyen-su-hoc-viet-nam/

        Thích

      • Người Việt (người Kinh) truyền thống nhớ ơn tổ tiên là thờ ông bà cha mẹ mình ở gia đình, thờ thủy tổ dòng họ ở nhà thờ họ ở làng quê. Trên nữa thì giỗ quốc tổ vua Hùng ở đền Hùng (núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ xứ Bắc Kỳ ngày nay).

        Đọc lịch sử truyền kỳ thấy vua Hùng là dòng dõi ông Thần Nông ở hồ Động Đình núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam ở Trung Quốc ngày nay). Nhưng người Việt không thờ ông Thần Nông vì biết vua Hùng mới là người đầu tiên dựng nước ở Việt Nam. Hơn nữa trong 4000 năm lịch sử có rất nhiều dòng họ dựng nước, không chỉ có mỗi vua Hùng, cho nên người Việt chỉ suy tôn những vị vua tổ tiên có nguồn gốc ở Việt Nam mà thôi. Hoặc suy tôn những nhân vật có lịch sử ghi chép rõ ràng có công dựng nước ở Việt Nam. Vì chỉ ở Việt Nam mới khai sinh ra người Kinh 4000 năm lịch sử được thôi.

        Thích

    • Mọi kết quả khảo cổ nhân chủng học mà không qua giải mã ADN đều không có giá trị. Lập luận này bác tất cả các kết quả khảo cổ nhân chủng học mang động cơ chính trị, suy diễn, dân tộc như ông.

      Thích

    • Trang Tử 莊子 – Đạo Chích 盜跖 (Chiến quốc 戰國- Trang Châu 莊周 soạn) chép:

      古者禽獸多而人少,於是民皆巢居以避之,晝拾橡栗,暮栖木上,故命之曰有巢氏之民。古者民不知衣服,夏多積薪,冬則煬之,故命之曰知生之民。神農之世,臥則居居,起則于于,民知其母,不知其父,與麋鹿共處,耕而食,織而衣,無有相害之心,此至德之隆也。
      Ngày xưa cầm thú vẫn nhiều mà người dân còn ít, do đó người dân đều ở nhà sàn để tránh cầm thú, buổi ngày thì hái lượm quả hạt, buổi đêm thì ngủ ở trên nhà sàn, cho nên gọi là người dân ở nhà sàn. Ngày xưa người dân cũng chưa biết làm áo mặc, mùa hè thì cất trữ củi khô để đến mùa đông thì đem đốt để sưởi ấm, cho nên gọi là người dân sống theo tự nhiên. Vào thời ông Thần Nông, nằm thì thư thả, dậy thì khoan khoái, dân chỉ biết mẹ, không biết đến cha, ở cùng bầy với hươu nai, tự cày ruộng mà làm ăn, dệt vải mà may áo mặc, không có lòng làm hại lẫn nhau. Đấy là cái lớn lao của tính chí đức vậy.

      ______________

      Người tiền sử hồn nhiên khoan khoái như vậy đấy, làm gì có người Việt thời ấy!

      Thích

  2. Cảm ơn quý vị đã đọc bài của tôi và viết bình luận. Xin thưa lại đôi lời.
    1. Do “Người yêu sử” không đọc kỹ nên hiểu lầm là người từ Ấn Độ sang VN. Trong khi tài liệu tôi viết là người từ châu Phi đi theo bờ biển Ấn Độ Dương tới VN. Đào Duy Anh theo tài liệu Viễn Đông Bác Cổ mà viết (sai) rằng “2000 năm TCN, do người Arien xâm lăng, người Indonesien từ Ấn Độ tràn sang chiếm Đông Dương.” Thực tế ngược lại, 50.000 năm trước người Indonesian từ VN sang làm nên dân cư Ấn Độ, được gọi là người Dravidian.
    2. Khoảng 20.000 năm trước, người Hòa Bình làm ra công cụ đá mới mà tiêu biểu là cái rìu, còn gọi là việt. Do vậy có tên là người mang việt. Sau đó thành tộc danh người Việt. Từ đó đất quê của người Việt được gọi là đất Việt. Trong sách Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa gọi bốn chủng người Australoid sinh ra trên đất VN Thời đồ đá là người Việt cổ. Còn người Mongoloid phương Nam xuất hiện Thời kim khí là người Việt hiện đại.
    3. Tôi đã trình bày, cụ Điền Nguyên 40.000 năm trước là tổ tiên xa xưa của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Người Hòa Bình đi sang làm nên văn hóa Jomon 30000 năm trước của Nhật Bản. Tổ tiên gần hơn của họ là người Ư Việt từ duyên hải TQ chạy sang vào thời Chiến Quốc, 400 năm TCN. Cố nhiên, là người Việt, họ mang theo dòng máu, ngôn ngữ và Kinh Dịch của tổ tiên.

    Hà Văn Thùy

    Thích

    • Ngày xưa thầy Khổng nói “Người trong bốn cõi đều là anh em” (Tứ hải giai huynh đệ 四海皆兄弟). Quả đúng như vậy, mọi người mọi dân tộc đều có chung một tổ tiên. Tuy nhiên để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia, có nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu phân biệt về ngôn ngữ-văn hóa-phong tục.

      Người Kinh (Kinh tộc 京族) hay nhiều dân tộc khác đều có quá trình phát triển riêng. Đều là tập hợp của rất nhiều bộ lạc 部落 hoặc thị tộc 氏族 và gia tộc 家族 có nguồn gốc khác nhau cùng tụ họp ở vùng đất Việt Nam suốt hàng nghìn năm nay. Từ đó mới hình thành nên người Kinh như ngày nay. Trong hàng nghìn năm đó có nhiều dấu mốc phát triển quan trọng hình thành nên ngôn ngư-văn hóa-phong tục đặc sắc để chúng ta gọi là người Kinh để phân biệt với các dân tộc khác.

      Quá trình hàng nghìn năm lịch sử người Kinh đó, hẳn nhiên là từ một hạt nhân đầu tiên, đứng chân trên đó, xây dựng quốc gia thống nhất, rồi có các quá trình di cư và nhập cư của rất nhiều nhóm dân tộc. Ví dụ thời tiền sử đã có thổ dân người Hòa Bình hoặc người Lạc Việt 駱越 hay người Giao Chỉ 交趾, sau đó lại có sự nhập cư của người Hán Đường 漢唐 thời 1000 năm Bắc thuộc, có sự di cư của cư dân Đại Việt 大越 từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong đồng hóa với người Chiêm Thành 占城-Chân Lạp 真臘.

      Văn hóa thì người Kinh chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ song song với văm hóa bản địa.

      Thích

    • Người Điền Nguyên, người Hòa Bình, người Jomon, người Ư Việt đều là người tiền sử, là tổ tiên chung của người Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên).

      Người Kinh (Kinh tộc 京族) phát triển đến nay, xây dựng nên văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc thì ở Việt Nam 4000 năm văn hiến từ thời vua Hùng dựng nước là có sử sách ghi chép. Trước nữa thì gọi là người tiền sử là không sai. Nói khơi khơi ai chả nói được? Thà đừng nói còn hơn. Về mà đọc sách nghiên cứu ngẫm nghĩ cho sâu xa, còn hơn thao thao bất tuyệt mà chẳng hiểu mô tê gì.

      Thích

      • Tôi đọc các bài viết của ông Hà Văn Thùy, xin góp ý chân thành thế này:

        _ Ông nói về lịch sử người Việt và lịch sử Á Đông mà không hiểu khái niệm dân tộc (民族) là gì, xưa nay khác nhau ra sao? Ông cũng không hiểu người Việt (Việt nhân 越人) xưa nay ý nghĩa ra làm sao? Hay là ông chữ Hán (hoặc chữ Nho) bẻ đôi không biết? Không biết đọc sách sử xưa bằng chữ Hán thì nghiên cứu lịch sử làm gì được? Thôi im lặng cho nhanh. Về nhà mà học lại, đọc sử cho kỹ đi rồi nói chuyện ở chốn đông người này cũng chưa muộn. Ông có muốn nghiên cứu thì phải đọc được Nhị thập tứ sử (Sử ký, Hán thư…) trong đó có nhiều khái niệm lịch sử có liên quan đến lịch sử Việt Nam thì tự nhiên sẽ hiểu biết cái mà mình đang thắc mắc. Sẽ không nói thao thao.

        _ Ông có biết “chim có tổ, người có tông” là sao không? Là truyền thống của gia đình và dòng họ. Chứ không phải của một dân tộc. Một dân tộc là tập hợp của 100 dòng họ có nguồn gốc truyền thống khác nhau. Ông đã nghiên cứu được dòng họ của mình ra sao chưa mà đòi nghiên cứu lịch sử của một dân tộc? Một dòng họ truyền thống ở Bắc Kỳ hiện nay thông thường sẽ có nhà thờ họ (từ đường 祠堂) ở một làng quê truyền thống có lịch sử trên dưới 500 năm hoặc xa hơn là 1000 năm, từ khi ông tổ của dòng họ đó đến lập làng, từ đó ghi thế thứ thế hệ trong gia phả 家譜. Rất ít dòng họ ghi rõ nguồn gốc từ phương bắc, ngoại trừ một số dòng họ đã được sử sách ghi như họ Trần 陳 ở làng Tức Mặc gốc đất Mân 閩, họ Hồ 胡 làng Quỳnh Đôi gốc đất Chiết Giang 浙江. Lịch sử xưa cũng chỉ ghi chép nguồn gốc của từng triều đại, tức lịch sử của một dòng họ nào đó nắm giữ chính quyền như họ Ngô 吳 ở Đường Lâm 唐林, họ Đinh 丁 ở Hoa Lư, họ Lê 黎 ở Lam Sơn 藍山. Hay như lịch sử họ Hồng Bàng 鴻龐 của vua Hùng dựng nước Văn Lang 文郎 cũng chỉ là một chi thứ của dòng họ Thần Nông 神農 mà thôi. Còn 100 dòng họ khác nhau (Bùi 裴, Hoàng 黃, Dương 楊, Nguyễn 阮, Vũ 武, Đỗ 杜, Phạm 范, Hà 何, Trịnh 鄭…) có thể làm công hầu, làm khanh tướng, hay làm binh lính, hoặc làm dân đen, cũng đều có lịch sử riêng, ít được sử sách nói đến. Tuy khác nhau, nhưng cùng ở mảnh đất hình chữ S này qua hàng ngàn năm, cùng chung quốc gia, hạnh phúc cùng hưởng, hoạn nạn cùng chịu. Bởi thế mới suy tôn người dựng nước đầu tiên là vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh 義嶺 đất Phong châu 峰州 làm quốc tổ. Chứ không phải là người tiền sử xa lơ xa lắc ở đâu đó.

        Thích

    • Trăm sông đều đổ về biển lớn, mọi con đường đều dẫn đến thành Tràng An hoa lệ. Ông nói dông dài, nhưng cũng chỉ có thể nói chung là người tiền sử đã xây dựng nên các nền văn minh xa xưa ở Á Đông, họ là tổ tiên chung của người Á Đông (54 dân tộc Việt Nam, 56 dân tộc Trung Hoa, dân tộc Nhật Bản, dân tộc Triều Tiên) hiện đại (thế kỷ 20-21).

      3000-4000 năm trước, ở đồng bằng Hoàng Hà, người tiền sử xây dựng văn minh Hạ 夏-Thương 商-Châu 周 với thành tựu chữ Hán (Hán tự 漢字), Tứ thư 四書, Ngũ kinh 五經. Cùng lúc ở đồng bằng sông Hồng xứ Bắc Kỳ Việt Nam, người tiền sử xây dựng văn minh Đông Sơn (nhà nước Văn Lang 文郎) với các vua Hùng, với thành tựu trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Ví như cùng thời thế kỷ 10 Triệu Khuông Dận dựng nên nhà Tống 宋 ở Trung Quốc thì Đinh Bộ Lĩnh dựng nên nhà Đinh 丁 ở Bắc Kỳ Việt Nam.

      Thích

  3. Rất đồng tình với đọc giả TÍCH DÃ. Tác giả Hà Văn Thùy nói rất nhiều, rất hay nhưng tôi thấy chả đâu vào đâu, rồi ông lại còn VIẾT LẠI LỊCH SỬ TRUNG HOA. Các quan trọng là NGƯỜI VIỆT mà ông nói liệu có phải là một dân tộc chưa? Ông cho rằng “Giáo sư Nguyễn Đình Khoa gọi bốn chủng người Australoid sinh ra trên đất VN Thời đồ đá là người Việt cổ. Còn người Mongoloid phương Nam xuất hiện Thời kim khí là người Việt hiện đại”, vậy là có nghĩa họ chưa phải là người VIỆT mà chỉ là chủng người Australoid, do sinh sống ở vùng đất NGÀY NAY GỌI LÀ ĐẤT VIỆT nên gọi là người Việt cổ thôi. Rồi ông cố chứng minh một điều hơi phi lý là rõ ràng người việt hiện đại thuộc chủng Mongoloid, da vàng chứ không phải chủng Australoid da ngăm đen bằng cách hợp chủng, rồi lai nên người Việt chuyển hóa từ Australoid sang Mongoloid. Một dân tộc lớn, có nền văn hóa cao, phát minh ra hầu như tất cả mọi thứ trên thế giới, dân số đông đúc mà bị chuyển hóa hết thì khó mà chấp nhận được, đến nay không thấy có một người Việt nào thuần Australoid hoặc những dân tộc gần gũi với người Việt thuần Australoid, quá phi lý. Bị chuyển hóa 100/1000 luôn.
    Những bằng chứng Hà Văn Thùy đưa ra không biết ai chứng minh, ai công bố và đã công bố chưa, có ai chấp nhận chưa vì ông hầu như chỉ nói: khảo cổ học chứng minh, kết quả nghiên cứu di truyền chứng minh….nhưng những cái đó đã được chấp nhận chưa, có ai sử dụng để nghiên cứu chưa. Bài viết trên cho rằng người Việt thuần hóa và trồng lúa cách đây 12.000 năm, trong khi các sách của các tác giả nổi tiếng như JARED DIAMOND trong sách SÚNG, VI TRÙNG VÀ THÉP ghi rằng nơi trồng lúa sớm nhất là ở Tây Nam Á.
    Từ trước đến nay các học giả trên thế giới đều cho rằng nguồn gốc nền văn minh là ở vùng Trung Đông, nhưng nếu theo Hà Văn Thùy thì phải là ở Việt Nam, thế giới có 4 nền văn minh lớn thì nay phải đổi lại là 1 nền văn minh lớn là Việt Nam, tất cả các nền văn minh còn lại đều do người Việt sáng tạo ra, kể cả nền văn minh Ấn Độ.

    Thích

    • Do nhận thức thế nào thì nói ra như thế. Ví như con chim trong lồng thì chỉ thấy cảnh vật trong phạm vi cái lồng. Con chim bay trên trời thì có thể thấy cảnh rộng lớn bao la.

      Người Á Đông gồm 56 dân tộc Trung Quốc, 54 dân tộc Việt Nam, người Hàn Quốc và người Nhật Bản đều là người da vàng tóc đen, tuy văn hóa tương đồng, nhưng ngôn ngữ khác nhau, cho nên mới phân biệt người Kinh khác người Hán, khác người Nhật, khác người Hàn. Lịch sử hình thành và phát triển mỗi dân tộc cũng khác nhau.

      Lịch sử người Kinh chủ thể trong 54 dân tộc Việt Nam hình thành và phát triển có lịch sử 4000 năm nay, là hợp chủng của rất nhiều bộ lạc và thị tộc, gia tộc và dòng họ trong lịch sử, kể từ khi chúng ta ý thức được mình là ai. Trước đó người tiền sử cầm rìu đá, săn bắn trong rừng, bắt cá ven sông, sống ở hang núi, quần tụ theo từng bộ lạc nhỏ thì chưa hình thành dân tộc, chưa hình thành quốc gia, chưa có biên giới quốc gia, tức là chưa ý thức được mình là dân tộc gì. Bấy giờ chưa có người Kinh hay người Hán hay người Nhật. Chúng ta chỉ biết người tiền sử dùng rìu đá, hoặc săn bắn, hoặc đã bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi, nhưng không biết người tiền sử ấy theo phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ ra sao, chưa có sử sách ghi chép thì sao gọi là người Kinh được. Cùng lắm chúng ta chỉ suy đoán người tiền sử CÓ THỂ là tổ tiên của người Kinh mà thôi.

      4000 năm phát triển người Kinh từ họ Hồng Bàng 鴻龐 dựng nước Văn Lang thống nhất 15 bộ lạc, đóng đô Phong Châu 峰州 cho đến An Dương Vương 安陽王 hợp nhất Âu 甌 và Lạc 駱, cho đến 1000 băm Bắc thuộc Hán Đường 漢唐, rồi nhà Đinh 丁, Lý 李, Trần 陳, Lê 黎, Nguyễn 阮 thay nhau mở mang, trăm họ (bách tính 百姓) tụ họp ở đây, mới hình thành người Kinh (Kinh tộc 京族) gần 100 triệu dân trong tổng số 54 dân tộc anh em. Đó là công sức của biết bao thế hệ cha anh và 100 dòng họ lớn nhỏ, trải qua 4000 năm vất vả và gian lao. Không phải chỉ có người tiền sử mà làm được. Người Kinh từ thời họ Hồng Bàng dựng nước, 4000 năm văn hiến mới có đất nước Việt Nam hình chữ S như vậy! Thật là lớn lao và cũng lắm gian nan! Thử hỏi người tiền sử mà ông Hà Vă Thùy nói với rìu đá thì làm gì mà mở mang được Trung Hoa? Ông có biết lịch sử 5000 năm Trung Hoa ra sao không mà nói xằng vậy? Ông có biết từ thời Tam Hoàng 三皇 và Ngũ Đế 五帝 dựng nước, cho đến Hạ Vũ 夏禹 định Cửu Châu 九州 cho đến Tần Hán 秦漢 mở mang phải bao lâu mới tạo dựng văn minh Trung Hoa của lễ nhạc và thi thư ra sao không mà dám nói bừa người Việt khai sáng văn minh Trung Hoa? Hay là chỉ nói cho sướng miệng?

      Xin nhắn nữa cho ai muốn nghiên cứu lịch sử Trung Hoa cũng như Á Đông rằng: Hãy đọc được cổ văn với hàng nghìn chữ Hán, thuộc làu Nhị thập tứ sử với Sử ký Hán thư đi đã rồi hãy khua môi múa mép hay cào bàn phím ở sử đài danh giá này. Nếu không học đến nơi đến chốn mà làm ô uế sử đài thì chỉ làm trò cười mà thôi.

      Thích

    • Văn minh là do con người ở môi trường sống ở mỗi nơi sản sinh ra. Ở đồng bằng Hoàng Hà rộng rãi bằng phẳng khí hậu ôn đới gần với thảo nguyên thì tự nhiên sẽ trồng lúa khô (kê, mạch, đậu…), làm xe ngựa, đắp thành quách để ở. Ở phương nam ẩm thấp, sông hồ chằng chịt thì trồng lúa nước và làm thuyền bè, đánh bắt tôm cá. Đồng bằng Hoàng Hà tiếp thu hoặc có kỹ thuật đúc đồng sớm hơn, tạo nên văn minh Hoa Hạ rực rỡ 5000 năm với nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật. Trong khi ở phương nam chậm hơn, văn hóa Việt Nam 4000 năm nhưng thời đại Văn Lang của các vua Hùng kéo dài ngót 2000 năm mà không có nhiều thành tựu gì, để sau đó 2000 năm nay ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Địa lý tự nhiên khiến nên như thế. Cho đến thế kỷ 19-20 nền kỹ thuật Tây Âu du nhập lại bước sang ngã rẽ mới như ngày nay.

      Thích

  4. Cách nay (tính từ năm 2020) khoảng 3000 năm về trước ở đồng bằng sông Hồng, khi các vua Hùng tổ chức lễ hội đánh trống đồng mừng mùa lúa mới tụ họp các Lạc hầu, Lạc tướng ở đất Phong châu thì ở đồng bằng Hoàng Hà đang xảy ra chuyện gì?

    Bấy giờ vua Trụ nhà Thương đang bày ao rượu rừng thịt ở thành Triều Ca, với người đẹp Đát Kỷ, đốt lửa liên thành gọi tướng giữ ải chạy về để làm vui. Trong lúc vua Hùng đang cùng các Lạc hầu bàn bạc mùa nước lên xuống để tổ chức cho Lạc dân 駱民 trồng lúa nước ở ven sông Hồng thì Châu Văn Vương cũng dạy dân trồng lúa mạch ở bên bờ sông Vị.

    Khi vua Hùng đang tổ chức thợ đúc trống đồng thì Châu Văn Vương cũng đang đúc cái vạc dầu ở thành Phong Cảo.

    Khi vua Hùng đang đang hát mừng ngày lễ tế trời đất trên núi Nghĩa Lĩnh thì Châu Văn Vương đang ngẫm nghĩ sáng tác ra Kinh Dịch ở ngục Dũ Lý.

    Cùng lúc vua Hùng ngồi thuyền du ngoạn với bầy tôi ở đầm Dạ Trạch thì Châu Vũ Vương đang họp 800 chư hầu ở bến Mạnh Tân chuẩn bị đánh vua Trụ ở cánh đồng Mục Dã.

    Vua Hùng thay nhau thống trị Văn Lang ngót 2000 năm thì ở Trung Nguyên ba nhà Hạ-Thương-Châu đã thay nhau mở mang Trung Quốc cũng hơn 2000 năm.

    Khi vua Hùng đang hát xoan hát đối ở Phong châu thì Khổng Tử đang ngâm vịnh Kinh Thi và Ngũ Kinh.

    Khi vua Hùng đang xuôi chèo thuyền ngao du ở sông Hồng thì Xuân thu liệt quốc Khổng Tử đang rầm rập xe ngựa rong ruổi chu du các nước chư hầu Tống-Vệ-Trần-Khuông.

    Thích

  5. Cái đám người man rợ từ châu Phi qua Ấn Đô (tên gọi ngày nay) tới giải đất chữ S (chưa có tên là VN) thì không phải là họ đi một mạch.
    Đi đến đâu, họ định cư đến đó, sinh đẻ nhiều đời và lan rộng (ngoài ý thức) tới vùng đất mới, Họ tốn nhiều chục ngàn năm, qua hàng ngàn kiếp người mới tới được lưu vực Hoàng Hà… và khai phá.
    Không ai có quyền vu oan (đổ điêu) cho họ là “người Việt” – khi mà ý thức dân tộc của họ chưa nảy sinh, khi họ chưa tự gọi mình là “người Việt”.

    Thích

    • Những bộ tộc người tiền sử hàng nghìn năm trước, không ai biết ngôn ngữ và phong tục của họ là gì? Chỉ biết đến họ qua các di tích đồ đá thì họ dùng rìu đá và săn bắt hái lượm và bắt đầu trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống còn khá đơn giản như ở nhà sàn, theo mẫu hệ (chỉ biết đến mẹ). Khi có quốc gia ra đời, thì các bộ lạc nhỏ tập hợp thành các bộ lạc và liên minh bộ lạc và bắt đầu hình thành DÂN TỘC. Từ một dân tộc có dân số ít ở một quốc gia nhỏ, sau quá trình thôn tính và di cư có thể hình thành một dân tộc có dân số nhiều. Dân tộc Kinh hình thành từ thời vua Hùng dựng nước 4000 năm trước mới đầu có 15 bộ lạc, đến nay có 65 tỉnh thành với 100 triệu dân, là trải qua quá trình di nhập và đồng hóa Hán Đường thời 1000 năm Bắc thuộc, và mở mang bờ cõi Chiêm Thành, Chân Lạp mà thành.

      Quá trình hình thành dân tộc Hoa Hạ có 5000 năm lịch sử lại là hợp nhất và thôn tính nhiều quốc gia, rồi di dân và mở mang từ thời Viêm Hoàng trải Hạ-Thương-Châu rồi Tần Hán, Nam bắc triều, Đường-Tống-Minh-Thanh đến nay.

      Thích

    • Người Kinh hay người Hán, người Nhật ngày nay ít nhiều đều kế thừa di sản ngôn ngữ, huyết thống, phong tục của tổ tiên xa xưa để lại. Nói đúng hơn, chúng ta là hậu duệ của người tiền sử.

      Trung Hoa rộng lớn ngày xưa có rất nhiều bộ tộc mở mang khai thác, ở các vùng địa lý khác nhau sẽ hình thành nên các bộ lạc có ngôn ngữ và phong tục khác nhau. Sử sách ghi có nhiều bộ tộc cư trú ở Trung Hoa:

      – Hoa Hạ 華夏 ở sông Hà- Lạc
      – Tam Miêu 三苗 ở vùng hồ Động Đình và hồ Bành Lãi.
      – Ngô Việt 吳越 ở cửa sông Trường Giang.
      – Đông Di 東夷 ở vùng sông Hoai-Tứ.
      – Ba Thục 巴蜀 ở vùng Tứ Xuyên.
      – Khương Nhung 羌戎 ở vùng Tây Tạng- Thanh Hải.

      Riêng ở miền Bắc Việt Nam xưa có người Lạc Việt 駱越 (hoặc gọi là Giao Chỉ 交趾), miền Trung Việt Nam có người Lâm Ấp 林邑 (sau gọi là Chiêm Thành 占城).

      Tất cả các dân tộc kể trên đều là tiền đề và tổ tiên của 56 dân tộc Trung Hoa và 54 dân tộc Việt Nam ngày nay.

      Thích

  6. Tôi xin chép lại (nguyên văn) đoạn trả lời của tác giả Hà Văn Thùy (ở trên), nhu sau:
    2- Khoảng 20.000 năm trước, người Hòa Bình làm ra công cụ đá mới mà tiêu biểu là cái rìu, còn gọi là việt. Do vậy có tên là người mang việt. Sau đó thành tộc danh người Việt. Từ đó đất quê của người Việt được gọi là đất Việt. Trong sách Nhân chủng học Đông Nam Á, Giáo sư Nguyễn Đình Khoa gọi bốn chủng người Australoid sinh ra trên đất VN Thời đồ đá là người Việt cổ. Còn người Mongoloid phương Nam xuất hiện Thời kim khí là người Việt hiện đại.
    – Thế này ạ… Hai mươi ngàn năm trước, người Hòa Bình (chưa tự gọi mình là người Việt) làm ra công cụ “rìu đá”. Nghĩa là họ còn mông muội lắm lắm thời kỳ đồ đá). Rất lâu về sau, mới có chữ Hán, thứ chữ này gọi cái rìu là “việt”, và gán cái tên gọi này cho đám người “đồ đá” nói trên là “dân Việt. Gán luôn cho quê hương họ là “quê Việt”. Nói thật nhé, khi họ sống ở lưu vực Hoàng Hà, họ quên hẳn “quê” rồi).
    Cái đám người (bị gán tên Việt và gán cả quê Việt) này dù có khai phá lưu vực Hoàng Hà gỏi giang tới đâu chăng nữa… nay chẳng còn ai, chẳng có chữ, để ghi lại quá khứ. Do vậy, thời nay các tác giả tha hồ vu cho họ đủ thứ, miễn là có lợi cho mình.

    Thích

    • Người khai phá lưu vực Hoàng Hà thời xưa là NGƯỜI TIỀN SỬ, di chỉ còn để lại là văn hóa Ngưỡng Thiều, văn hóa Long Sơn. Đến thời nhà Châu 周 phân phong 800 chư hầu thì bắt đầu gọi 800 chư hầu cùng khai phá lưu vực Hoàng Hà dựng nên các nước Tấn, Tống, Vệ, Trần, Tần, Sở, Tề ấy, sử sách mới gọi là Hoa Hạ 華夏 hay Chư Hạ 諸夏, Khu Hạ 區夏 hoặc Trung Quốc 中國.

      Thích

      • NGƯỜI TIỀN SỬ đã khai phá và dựng nên các nền văn hóa đồ đá mới rực rỡ ở lưu vực Hoàng Hà với thành tựu làm đồ gốm, bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi (các nền văn hóa Long Sơn, Ngưỡng Thiều, Giả Hồ, Bán Pha…) mà truyền kỳ về thời đại ấy có lẽ là thời Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông) và Ngũ Đế.(Hoàng Đế, Khốc, Nghiêu, Thuấn, Vũ). Sau đó kỹ thuật đồ đồng xuất hiện, kéo theo sự ra đời của các nhà nước Hạ 夏, Thương 商, Châu 周 với thành tựu chữ Hán ra đời (lúc đầu là Giáp cốt văn, sau là Triện thư), từ đó mới hình thành nên văn minh Trung Hoa với thi thư lễ nhạc.

        Thích

      • Thật buồn, tôi đang cô đơn trên đỉnh cao tri thức lịch sử. Trên sử đài, tôi là Độc Cô Cầu Bại, tinh thông chữ Hán, thuộc làu kinh sử cũng như lịch sử Trung Hoa và Á Đông. Tôi từng rửa bút chậu vàng, định đi ẩn dật “thâm tàng thân dữ danh” rồi. Nay nghe những luận điệu bẻ cong lịch sử này, tôi lại phải lên tiếng, ngõ hầu muốn lập lại sự tôn nghiêm của sử đài vậy.

        Thích

      • Hoài Nam Tử 淮南子 – Tu vụ huấn 脩務訓 (Hán 漢 – Lưu An 劉安 soạn):

        古者,民茹草飲水,采樹木之實,食蠃蠬之肉。時多疾病毒傷之害,於是神農乃始教民播種五穀,相土地宜,燥濕肥墝高下,嘗百草之滋味,水泉之甘苦,令民知所辟就。當此之時,一日而遇七十毒。堯立孝慈仁愛,使民如子弟。西教沃民,東至黑齒,北撫幽都,南道交趾。放讙兜於崇山,竄三苗于三危,流共工於幽州,殛鯀於羽山。舜作室,築牆茨屋,辟地樹穀,令民皆知去岩穴,各有家室。南征三苗,道死蒼梧。禹沐浴霪雨,櫛扶風,決江疏河,鑿龍門,辟伊闕,修彭蠡之防,乘四載,隨山刊木,平治水土,定千八百國。湯夙興夜寐,以致聰明,輕賦薄斂,以寬民氓,布德施惠,以振困窮,吊死問疾,以養孤孀。百姓親附,政令流行,乃整兵鳴條,困夏南巢,譙以其過,放之曆山。此五聖者,天下之盛主,勞形盡慮,為民興利除害而不懈。
        Ngày xưa, người dân ăn rau cỏ uống nước suối, hái quả ở trên cây cao, ăn thịt loài ốc ong, bấy giờ nhiều người bị bệnh tật trúng độc, do đó ông Thần Nông bèn dạy người dân gieo trồng ngũ cốc (các loại lúa đậu), xét chỗ ẩm khô màu mỡ cao trũng để gieo trồng, nếm mùi vị của trăm loài cây cỏ, uống thử tính ngọt đắng của sông suối, để cho người dân biết cái mà mình nên tránh. Vào lúc bấy giờ, ông Thần Nông mỗi ngày phải nếm trải bảy mươi vị độc. Sau này có vua Nghiêu tỏ lòng hiếu từ nhân ái, xem dân như con em, phía tây giáo hóa Ốc Dân, phía đông đi đến Hắc Xỉ (vùng Ngô Việt), phía bắc vỗ về U Đô (vùng lạnh lẽo tăm tối phía bắc), phía nam trải đến Giao Chỉ (vùng Lĩnh Nam), đuổi Hoan Đâu đến ở Sùng Sơn, xua Tam Miêu đến ở Tam Nguy (vùng Thanh Hải), đày Cộng Công đến ở U Châu, diệt Cổn ở Vũ Sơn. Vua Thuấn nối ngôi, làm nhà tường đất mái cỏ, khai khẩn ruộng đất trồng lúa, làm cho người dân đều biết bỏ hang hốc, đều tự dựng nhà ở, phía nam đánh Tam Miêu mà chết trên đường đi ở bên núi Thương Ngô. Vua Vũ (nhà Hạ) dãi dầu mưa móc, xông pha gió mướt, vét sông đào kênh, đục thông núi Long Môn, mở ải Y Quan, đắp đê ngăn hồ Bành Lãi (tức hồ Bà Dương), ruổi khắp bốn phương, trèo núi chặt cây, đắp đất dẫn nước, đặt ra một nghìn tám trăm nước. Vua Thang (nhà Thương) dậy sớm ngủ muộn, dốc hết trí khôn, giảm bớt phú liễm để nới sức dân, bố đức ban huệ để cứu dân khốn, chăm ốm thăm chết để nuôi kẻ khổ, bấy giờ trăm họ theo về, chính lệnh thi hành, bèn dấy binh ở Minh Điều, vây khốn vua nhà Hạ (tức vua Kiệt) ở Nam Sào, kể tội vua ấy mà đày đến ở Lịch Sơn. Năm vị vua hiền trên đều là vua lớn của thiên hạ, đều nhọc công khổ ý, làm lợi trừ hại giúp dân mà không lười.

        ____________

        Văn minh Trung Hoa 5000 năm là do các vị tiên hiền xây dựng nên, từ thủa Phục Hy, Nữ Oa vẽ bát quái, định hôn lễ cho đến Thần Nông trồng ngũ cốc làm thuốc chữa bệnh chỉ là điều kiện cần ở thời đồ đá, hình thái xã hội bộ lạc. Điều kiện đủ là thời đại kim khí (đồ đồng, sắt) khi có Nghiêu, Thuấn, Vũ trị thủy đặt ra chín châu, dựng nên quốc gia, đặt ra phú liễm lao dịch, xây thành, đắp đê, chinh phạt, mở mang bờ cõi. Sau nữa nhà Thương-Châu làm ra chữ viết, xe ngựa, Văn Vương tác Kinh Dịch, Châu Công làm ra Lễ nhạc, đến thời Xuân thu Chiến quốc thì Khổng Tử san định Ngũ Kinh, bách gia bày ra các môn học Khổng Mạnh, Lão Trang, Pháp, Mặc, Âm Dương. Thời Tần Hán lại biên soạn Sử ký thì văn minh Trung Hoa mới rực rỡ. Đó là thành tựu không phải NGƯỜI TIỀN SỬ thời đồ đá có thể làm được vậy.

        Thích

      • Trang Tử 莊子 – Khư khiếp 胠篋(Chiến quốc 戰國- Trang Châu 莊周 soạn):

        昔者容成氏、大庭氏、伯皇氏、中央氏、栗陸氏、驪畜氏、軒轅氏、赫胥氏、尊盧氏、祝融氏、伏羲氏、神農氏,當是時也,民結繩而用之,甘其食,美其服,樂其俗,安其居,鄰國相望,雞狗之音相聞,民至老死而不相往來。若此之時,則至治已。
        Ngày xưa, có các ông Dung Thành, ông Đại Đình, ông Bá Hoàng, ông Trung Ương, ông Lật Lục, ông Li Súc, ông Hiên Viên, ông Hách Tư, ông Tôn Lô, ông Chúc Dung, ông Phục Hy, ông Thần Nông. Vào thời bấy giờ, người dân buộc dây thắt nút mà ghi ngày tháng, ăn món mình ưa, mặc áo mình thích, vui với phong tục, ở nhà mình làm, nước ở gần nhau nghe được tiếng gà chó của nhau nhưng người dân đến lúc già chết cũng không qua lại thăm hỏi lẫn nhau. Vào thời như thế mới là thời yên bình nhất.

        ___________

        Từ thời ông Thần Nông, Phục Hy trở về trước, các bộ lạc thắt nút, người dân ở khép kín, chưa có ý thức quốc gia dân tộc, chưa có chiến tranh chinh phạt, Lão Trang xem là thời yên bình nhất trong xã hội loài người vậy.

        Từ thời Ngũ Đế (Hoàng Đế, Khốc, Nghiêu, Thuấn, Vũ) về sau mới dựng nên quốc gia, bỏ lối thắt nút mà sáng tạo nên chữ viết, xe ngựa, lễ nhạc, ý thức quốc gia dân tộc bắt đầu hình thành. Các bộ lạc hợp nhất thành dân tộc lớn vậy, sau nữa thì thành các nước lớn Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ngày nay.

        Thích

      • Dịch 易 – Hệ từ 繫辭 (Xuân thu 春秋 – Khổng Khâu 孔丘 soạn)

        古者包羲氏之王天下也, 仰則觀象於天, 俯則觀法於地,觀鳥獸之文,與地之宜,近取諸身,遠取諸物,於是始作八卦,以通神明之德,以類萬物之情。作結繩而為網罟,以佃以漁,蓋取諸離。包羲氏沒,神農氏作,斲木為耜,揉木為耒,耒耨之利,以教天下,蓋取諸益。日中為市,致天下之民,聚天下之貨,交易而退,各得其所, 蓋取諸噬嗑。神農氏沒,黃帝、堯、舜氏作,通其變,使民不倦,神而化之,使民宜之。易窮則變,變則通,通則久。 是以自天佑之,吉無不利,黃帝、堯、舜,垂衣裳而天下治,蓋取諸乾坤。刳木為舟,剡木為楫,舟楫之利,以濟不通,致遠以利天下,蓋取諸渙。服牛乘馬,引重致遠,以利天下,蓋取諸隨。重門擊柝,以待暴客,蓋取諸豫。斷木為杵,掘地為臼,臼杵之利,萬民以濟,蓋取諸小過。弦木為弧,剡木為矢,弧矢之利,以威天下,蓋取諸睽。上古穴居而野處,后世聖人易之以宮室, 上棟下宇, 以待風雨,蓋取諸大壯。古之葬者,厚衣之以薪,葬之中野,不封不樹,喪期無數,后世聖人易之以棺槨,蓋取諸大過。上古結繩而治,后世聖人易之以書契,百官以治,萬民以察,蓋取諸夬。

        Ngày xưa ông Bào Hy (Bào Hi 包羲, thường gọi là Phục Hy 伏羲) thống trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem các hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn các hình thế ở dưới đất, xét các dấu vết của chim muông và sự thích nghi của đất đai. Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở muôn vật, rồi làm ra bát quái (八卦) để thông suốt cái đức thần minh và giống với cái tình của muôn vật. Buộc sợi dây mà làm vó lưới để săn thú bắt cá, là dựa theo hình tượng của quẻ Ly (離).

        Ông Bào Hy mất thì ông Thần Nông (神農) lên thay. Đẽo gỗ làm cày, uốn gỗ làm cuốc, đem cái lợi của cày cuốc dạy để cho thiên hạ, là lấy từ hình tượng của quẻ Ích (益). Giữa ngày thì họp chợ, cho người dân trong thiên hạ tụ họp trao đổi hàng hoá với nhau xong rồi về, đều được cái mình muốn, là lấy từ hình tượng của quẻ Phệ hạp (噬嗑).

        Ông Thần Nông mất thì các ông Hoàng Đế (黃帝), Nghiêu (堯), Thuấn (舜) lên thay, lại cũng biến đổi, làm cho người dân không mệt, thông suốt với cái đức của thần minh để dạy người dân, làm cho người dân noi theo. Đạo của kinh Dịch (易) là đến lúc cùng tất phải đổi, đã đổi thì thông, đã thông thì mới được lâu dài. Cho nên tự có trời giúp cho, đã tốt thì không có gì là không lợi. Các ông Hoàng Ðế, Nghiêu, Thuấn rũ áo (ngồi yên không làm gì) mà thiên hạ được trị, là lấy từ hình tượng của quẻ Càn (乾) quẻ Khôn (坤). Xẻ gỗ làm thuyền, róc gỗ làm chèo, đem cái lợi của thuyền chèo để đi lại ở chỗ không thông suốt, đi đến được nơi xa để làm lợi cho thiên hạ, là lấy từ hình tượng của quẻ Hoán (渙)。Ngồi bò cưỡi ngựa, chở đồ nặng đi được xa để làm lợi cho thiên hạ, là lấy từ hình tượng của quẻ Tùy (隨). Đóng cửa gõ kẻng (báo động) để ngăn kẻ trộm, là lấy từ hình tượng của quẻ Dự (豫). Chặt gỗ làm chày, đẽo đá làm cối, dùng cái lợi của chày cối để giúp muôn dân, là lấy từ hình tượng của quẻ Tiểu quá (小過). Uốn gỗ làm cung, xẻ gỗ làm tên, dùng cái lợi của cung tên để ra oai với thiên hạ, là lấy từ hình tượng của quẻ Khuê (睽). Thời xa xưa người dân ở trong hang (vào mùa đông) và ngoài đồng (vào mùa hè), thánh nhân đời sau đổi xây nhà cửa, trên thì bắc cột kèo dưới thì đắp tường vách để tránh mưa gió, là lấy từ hình tượng của quẻ Đại tráng (大壯). Việc chôn người chết thời xưa thì chất củi khô thành lớp dày chung quanh rồi chôn ở giữa đồng, không đắp mộ cũng không trồng cây bên bộ, để tang bao lâu không kỳ hạn, thánh nhân đời sau thì thay dùng bằng áo quan và xây quách, là lấy từ hình tượng của quẻ Đại quá (大過). Thời xa xưa dùng lối buộc dây thắt nút mà ghi sự việc, thánh nhân đời sau thì thay bằng cách làm ra chữ viết, đặt ra trăm quan để trông coi muôn việc, là lấy từ hình tượng của quẻ Quái (夬).

        __________

        Bát quái (八卦) là do ông Phục Hi thời xa xưa vẽ nên, ở thời bộ lạc dùng lối buộc dây thắt nút. Kinh Dịch (易) lại là kinh điển tư tưởng ra đời ở thời có chữ viết sau này, do Châu Văn Vương (周文王), Khổng Khâu (孔丘) và nhiều thế hệ học giả đời sau bổ sung mà thành. Sản phẩm văn hóa là do cả một tầng lớp học giả tri thức trong xã hội mới làm nên được. Chứ tầng lớp cần lao thời xưa rỗi đâu mà làm được?

        Thích

    • Quốc ngữ 國語 – Trịnh ngữ 鄭語 (Chiến quốc 戰國 – Nho gia 儒家 soạn)

      桓公為司徒,甚得周眾與東土之人,問于史伯曰:「王室多故,余懼及焉,其何所可以逃死?」史伯對曰:「王室將卑,戎狄必昌,不可偪也。當成周者,南有荊、蠻、申、呂、應、鄧、陳、蔡、隨、唐;北有衛、燕、狄、鮮虞、潞、洛、泉、徐、蒲;西有虞、虢、晉、隗、霍、楊、魏、芮;東有齊、魯、曹、宋、滕、薛、鄒、莒;是非王之支子母弟甥舅也,則皆蠻、荊、戎、狄之人也。非親則頑,不可入也。其濟、洛、河、潁之間乎!是其子男之國,虢、鄶、為大,虢叔恃勢,鄶仲恃險,是皆有驕侈怠慢之心,而加之以貪冒。君若以周難之故,寄孥與賄焉,不敢不許。周亂而弊,是驕而貪,必將背君,君若以成周之眾,奉辭伐罪,無不克矣。若克二邑,鄔、弊、補、舟、依、𪑶 、歷、華,君之土也。若前華後河,右洛左濟,主芣、騩而食溱、洧,修典刑以守之,是可以少固。」

      (Trịnh 鄭) Hoàn Công (Hoàn Công 桓公, ở vào thời Châu U Vương 周幽王) làm Tư đồ (司徒), rất được lòng người nhà Châu (周) và người miền đông (người các nước phía đông của nhà Châu), hỏi với Sử Bá (史伯) rằng:

      – “Nhà Châu đang nhiều biến cố (tai họa), ta sợ họa đến thân mình, làm thế nào để tránh được diệt vong?”

      Sử Bá đáp rằng:

      – “Nhà Châu đang suy, Nhung Địch (戎狄) tất hưng thịnh, ta không nên trông cậy vào họ. Lúc này phía nam của nhà Châu có các nước Kinh Man (荊蠻), Thân (申), Lữ (呂), Ứng (應), Đặng (鄧), Trần (陳), Thái (蔡), Tùy (隨), Đường (唐); phía bắc có các nước Vệ (衛), Yên (燕), Địch (狄), Tiên Ngu (鮮虞), Lộ (潞), Lạc (洛), Tuyền (泉), Từ (徐), Bồ (蒲); phía tây có các nước Ngu (虞), Quắc (虢), Tấn (晉), Ngôi (隗), Hoắc (霍), Dương (楊), Ngụy (魏), Nhuế (芮); phía đông có các nước Tề (齊), Lỗ (魯), Tào (曹), Tống (宋), Đằng (滕), Tiết (薛), Trâu (鄒), Cử (莒), đấy là những nước không phải là anh em thân thiết cùng mẹ của nhà vua, đều là người Man Di Nhung Địch (蠻夷戎狄), đã không thân thiết thì ương bướng, ta không nên trông cậy vào họ được. Chỉ còn trông cậy được các nước ở các vùng Tế (濟), Lạc (洛), Hà (河), Dĩnh (潁) mà thôi. Đấy là các nước được nhà vua phong cho tước Tử (子)-Nam (男), trong đó nước Quắc (虢)-Cối(鄶) là lớn nhất, nước Quắc cậy quyền thế, nước Cối cậy chỗ hiểm, cho nên đều có lòng kiêu căng lười biếng, lại thêm vào đó là tính tham lam. Nếu vì nhà Châu gặp nạn thì ngài nên đem vợ con và tiền của mà đến nương nhờ vào họ, họ tất không dám không giúp đỡ. Nhà Châu loạn mà suy thì họ kiêu căng và tham lam, tất sẽ quay lưng lại với ngài. Lúc đó nếu ngài đem dân của nhà Châu mà vâng mệnh đánh họ thì không đâu không thắng vậy. Nếu đánh được hai nước (Quắc-Cối) ấy thì các ấp Ô (鄔), Tệ (弊), Bổ (補), Chu (舟), Y(依), Nhu (𪑶), Lịch (歷), Hoa (華) sẽ là đất của ngài. Lúc ấy đất của ngài có núi Hoa (華) ở phía trước, có sông (河) ở phía sau, có sông Lạc (洛) ở bên phải, có sông Tế (濟) ở bên trái, dựa vào núi Phù (芣)-Quy (騩) mà ở sông Trân (溱)-Vĩ (洧), sửa phép tắc để giữ chỗ ấy, thì có thể giữ vững được cơ nghiệp.”

      ________________

      Bấy giờ vào thời Châu U Vương (周幽王) có hàng chục nước chư hầu khác nhau, cũng không cùng nguồn gốc họ Cơ (Cơ tính 姬姓) với nhà Châu, cũng bị xem là Man Di (蠻夷), tức thời này dân tộc Hoa Hạ (華夏) cũng chưa thống nhất.

      – Kinh Man (荊蠻) tức nước Sở (楚), vua nước này họ Mị (Mị tính 羋姓).

      – Thân (申)-Lữ (呂)-Tề (齊), vua các nước này họ Khương (Khương tính 姜姓).

      – Đặng (鄧), vua nước này họ Mạn (Mạn tính 曼姓).

      – Trần (陳), vua nước này họ Quy (Quy tính 媯姓), dòng dõi vua Thuấn (舜).

      – Địch (狄), vua nước này là rợ Bắc Địch (北狄).

      – Tiên Ngu (鮮虞), sau là nước Trung Sơn (中山), vua nước này họ Cơ nhưng bị đồng hóa bởi Bắc Địch.

      – Lộ (潞)-Lạc (洛)-Tuyền (泉)-Từ (徐)-Bồ (蒲), vua các nước này đều họ Ngôi (Ngôi tính 隗姓), là rợ Xích Địch (赤狄) vậy.

      – Tống (宋), vua nước này họ Tử (Tử tính 子姓), dòng dõi nhà Thương (商)。

      – Tiết (薛), vua nước này họ Nhâm (Nhâm tính 任姓)

      – Trâu (鄒), vua nước này họ Tào (Tào tính 曹姓).

      – Cử (莒), vua nước này họ Kỷ (Kỷ tính 己姓), là người Đông Di (東夷) vậy.

      Ít nhất từ thời nhà Châu (周) thì Hoa Hạ (華夏) đã liên minh và dung hòa với Man Di Nhung Địch (蠻夷戎狄) vậy.

      Thích

      • Lễ ký 禮記 – Vương chế 王制 ( Chiến quốc 戰國 – Nho gia 儒家 soạn)

        Người Trung Quốc (中國) với Nhung Di (戎夷), tức người dân của năm miền (đông, tây, giữa, nam, bắc) đều có phong tục riêng của mình, không nên thay bỏ. Người miền đông gọi là Di (夷), người dân xõa tóc, xăm mình, có người dân không ăn đồ ăn nấu chín. Người miền nam gọi là Man (蠻), người dân khắc trán, ngồi bắt chéo chân, có người dân không ăn đồ ăn nấu chín. Người miền tây gọi là Nhung (戎), người dân xõa tóc, mặc áo da thú, có người dân không ăn ngũ cốc. Người miền bắc gọi là Địch (狄), người dân mặc áo lông chim thú, ở hang hốc, có người dân không ăn ngũ cốc. Người Trung Quốc (中國), Di (夷), Man (蠻), Nhung (戎), Địch (狄), đều có kiểu nhà ở riêng, món ăn riêng, áo mặc riêng, phong tục riêng, đồ dùng riêng. Dân của năm miền ấy đều có tiếng nói không hiểu nhau, phong tục không giống nhau. Để hiểu nhau và biết được nhau thì Trung Quốc đặt ra quan phiên dịch ở bốn miền, miền đông gọi là Ký (寄), miền nam gọi là Tượng (象), miền tây gọi là Địch đề (狄鞮), miền bắc gọi là Dịch (譯).

        _______________

        Thời xưa đã biết các dân tộc có tiếng nói, phong tục khác nhau rồi, cho nên Trung Quốc (中國) ở giữa phân biệt với bốn miền (Man Di Nhung Địch 蠻夷戎狄) vậy.

        Thích

      • Lễ ký 禮記 – Vương chế 王制 ( Chiến quốc 戰國 – Nho gia 儒家 soạn)

        中國戎夷,五方之民,皆有其性也,不可推移。東方曰夷,被髮文身,有不火食者矣。南方曰蠻,雕題交趾,有不火食者矣。西方曰戎,被髮衣皮,有不粒食者矣。北方曰狄,衣羽毛穴居,有不粒食者矣。中國、夷、蠻、戎、狄,皆有安居、和味、宜服、利用、備器,五方之民,言語不通,嗜欲不同。達其志,通其欲:東方曰寄,南方曰象,西方曰狄鞮,北方曰譯。

        Người Trung Quốc (中國) với Nhung Di (戎夷), tức người dân của năm miền (đông, tây, giữa, nam, bắc) đều có phong tục riêng của mình, không nên thay bỏ. Người miền đông gọi là Di (夷), người dân xõa tóc, xăm mình, có người dân không ăn đồ ăn nấu chín. Người miền nam gọi là Man (蠻), người dân khắc trán, ngồi bắt chéo chân, có người dân không ăn đồ ăn nấu chín. Người miền tây gọi là Nhung (戎), người dân xõa tóc, mặc áo da thú, có người dân không ăn ngũ cốc. Người miền bắc gọi là Địch (狄), người dân mặc áo lông chim thú, ở hang hốc, có người dân không ăn ngũ cốc. Người Trung Quốc (中國), Di (夷), Man (蠻), Nhung (戎), Địch (狄), đều có kiểu nhà ở riêng, món ăn riêng, áo mặc riêng, phong tục riêng, đồ dùng riêng. Dân của năm miền ấy đều có tiếng nói không hiểu nhau, phong tục không giống nhau. Để hiểu tiếng nói của nhau và biết phong tục của nhau thì Trung Quốc đặt ra quan phiên dịch ở bốn miền, miền đông gọi là Ký (寄), miền nam gọi là Tượng (象), miền tây gọi là Địch đề (狄鞮), miền bắc gọi là Dịch (譯).

        _______________

        Thời xưa đã biết các dân tộc có tiếng nói, phong tục khác nhau rồi, cho nên Trung Quốc (中國) ở giữa phân biệt với bốn miền (Man Di Nhung Địch 蠻夷戎狄) vậy.

        Thích

  7. Tôi biết ông Tích Dã cách đây chừng 10 năm trên Diễn đàn Việt học. Khi đó, tôi kính phục ông lắm. Phải nói là trình độ Hán ngữ của ông rất cao, ông hiểu biết về cổ sử Ta – Tàu rất sâu và rộng. Trên diễn đàn Việt học, ông dịch rất nhiều sử liệu cổ rất hay, rất bổ ích. Tôi vẫn còn lưu lại các bản dịch ấy và thường sử dụng chúng để làm tư liệu. Cám ơn ông rất nhiều. Tôi còn nhớ, ông hứa sẽ dịch những tư liệu nói về Chương Hàm. Theo ông, tư liệu viết về Chương Hàm đã tìm thấy, chúng được ghi chép trên các thẻ tre trong các mộ cổ Nhưng … Ông rất giỏi nhưng nếu bảo rằng là Độc Cô Cầu Bại thì có quá không ? Gần đây, trên FB, tôi đã trao đổi với 1 số dịch giả. Họ cũng rất giỏi Hán ngữ và cũng hiểu biết về cổ sử Ta – Tàu rất sâu và rộng. Những bản dịch của các dịch giả này về các tư liệu mà ông Tích Dã đã từng dịch trước đây có phần chuẩn xác hơn và trôi chảy hơn.

    Kính !

    Đã thích bởi 1 người

    • Ông kính phục tôi về sự học chữ Hán và lịch sử Á Đông là đương nhiên thôi! Tôi thuộc lòng hàng nghìn chữ Hán, biết đọc hiểu cổ văn và tiếng Hán hiện đại. Nhiều tài liệu nghiên cứu lịch sử Trung Hoa tôi đã đọc hiểu qua. Có thể nói không gì là tôi không học. Nói là Cầu Bại (求敗) cũng không ngoa đâu. Trên sử đài về lịch sử văn hóa Á Đông thì tôi không thắng thì chỉ có hòa, chưa từng bại bao giờ. Vì vậy tôi rất cô đơn, cho nên cũng mới gọi là Độc Cô (獨孤).

      Chuyện 10 năm cũng lâu, những lời nhỏ nhặt tôi không nhớ hết. Chuyện tôi hứa nhất định sẽ làm trong khả năng, nhưng hình như chuyện Chương Hàm (章邯) danh tướng cuối thời Tần (秦) không có liên quan gì nhiều đến sử Việt.

      Trường giang sóng sau dồn sóng trước, hiện nay sử đài cũng xuất hiện nhiều hào kiệt mới nổi. Chuyện về Chương Hàm có chép ở một số chương trong Sử ký (史記), nhất định sẽ có người dịch trọn Sử ký thôi. Trước mắt tôi chỉ quan tâm những chuyện liên quan đến sử Việt vậy.

      Đã thích bởi 1 người

      • Ông Tích Dã ngày xưa trao đổi cùng chúng tôi trên diễn đàn Việt học giỏi lắm nhưng cũng bình dị lắm. Chúng tôi trao đổi với nhau hàng trăm cmt nhưng chưa bao giờ thấy ông tỏ ra rằng mình là vô đối. Hơi nghi ngờ…

        Thích

    • Thuyết văn giải tự tự: Lý giải nguồn gốc và sự phát triển của chữ Hán

      Chữ Hán viết [Hán tự (漢字)] là thành tựu to lớn của văn minh Trung Hoa, dùng để ghi nhớ sự việc, ra đời từ sau thời con người dùng lối buộc dây thắt nút [kết thằng (結繩)]. Từ những ký hiệu thô sơ lúc đầu như hình vẽ bát quái (八卦), sau đó qua thời gian nghiên cứu ra nhiều thể chữ viết khác nhau nhưng có quy tắc cấu tạo thông minh và hoàn chỉnh. Đó là một quá trình song hành với sự vận động chính tri-văn hóa-xã hội không ngừng nghỉ của một nền văn minh dài đằng đẵng 5.000 năm lịch sử.

      _______________

      Thuyết văn giải tự tự (說文解字敘)

      [Hán (漢) – Hứa Thận (許慎) soạn]

      古者庖羲氏之王天下也,仰則觀象於天,俯則觀法於地,視鳥獸之文與地之宜,近取諸身,遠取諸物;於是始作《易》八卦,以垂憲象。及神農氏,結繩為治,而統其事。庶業其繁,飾偽萌生。黃帝史官倉頡,見鳥獸蹄迒之跡,知分理之可相別異也,初造書契。百工以乂,萬品以察,蓋取諸夬。夬,揚於王庭,言文者,宣教明化於王者朝庭,君子所以施祿及下,居德則忌也。

      倉頡之初作書也,蓋依類象形,故謂之文。其後形聲相益,即謂之字。文者,物象之本;字者,言孳乳而寖多也。著於竹帛謂之書。書者,如也。以迄五帝三王之世,改易殊體,封於泰山者七十有二代,靡有同焉。

      《周禮》八歲入小學,保氏教國子,先以六書。一曰指事。指事者,視而可識,察而見意,「上、下」是也。二曰象形。象形者,畫成其物,隨體詰詘,「日、月」是也。三曰形聲。形聲者,以事為名,取譬相成,「江、河」是也。四曰會意。會意者,比類合誼,以見指撝,「武、信」是也。五曰轉注。轉注者,建類一首,同意相受,「考、老」是也。六曰假借。假借者,本無其事,依聲託事,「令、長」是也。

      及宣王太史籀,著大篆十五篇,與古文或異。至孔子書六經,左丘明述春秋傳,皆以古文,厥意可得而說也。

      其後諸侯力政,不統於王。惡禮樂之害己,而皆去其典籍。分為七國,田疇異畝,車塗異軌,律令異法,衣冠異制,言語異聲,文字異形。秦始皇帝初兼天下,丞相李斯乃奏同之,罷其不與秦文合者。斯作《倉頡篇》。中車府令趙高作《爰歷篇》。大史令胡毋敬作《博學篇》。皆取史籀大篆,或頗省改,所謂小篆也。

      是時,秦燒滅經書,滌除舊典。大發吏卒,興戍役。官獄職務繁,初有隸書,以趣約易,而古文由此絕矣。自爾秦書有八體:一曰大篆,二曰小篆,三曰刻符,四曰蟲書,五曰摹印,六曰署書,七曰殳書,八曰隸書。漢興有草書。

      尉律學僮十七以上始試。諷籀書九千字,乃得為史。又以八體試之。郡移太史並課。最者,以為尚書史。書或不正,輒舉劾之。今雖有尉律,不課,小學不修,莫達其說久矣。

      孝宣皇帝時,召通《倉頡》讀者,張敞從受之。涼州刺史杜業,沛人爰禮,講學大夫秦近,亦能言之。孝平皇帝時,徵禮等百餘人,令說文字未央廷中,以禮為小學元士。黃門侍郎揚雄,采以作《訓纂篇》。凡《倉頡》以下十四篇,凡五千三百四十字,群書所載,略存之矣。

      及亡新居攝,使大司空甄豐等校文書之部。自以為應製作,頗改定古文。時有六書:一曰古文,孔子壁中書也。二曰奇字,即古文而異也。三曰篆書,即小篆。四曰左書,即秦隸書。秦始皇帝使下杜人程邈所作也。五曰繆篆,所以摹印也。六曰鳥蟲書,所以書幡信也。

      壁中書者,魯恭王壞孔子宅,而得《禮記》、《尚書》、《春秋》、《論語》、《孝經》。又北平侯張蒼獻《春秋左氏傳》。郡國亦往往於山川得鼎彝,其銘即前代之古文,皆自相似。雖叵復見遠流,其詳可得略說也。

      而世人大共非訾,以為好奇者也,故詭更正文,鄉壁虛造不可知之書,變亂常行,以耀於世。諸生競逐說字,解經誼,稱秦之隸書為倉頡時書,云:「父子相傳,何得改易!」乃猥曰:「馬頭人為長,人持十為斗,蟲者,屈中也。」廷尉說律,至以字斷法:「苛人受錢,苛之字止句也。」若此者甚眾,皆不合孔氏古文,謬於《史籀》。俗儒鄙夫,翫其所習,蔽所希聞。不見通學,未嘗睹字例之條。怪舊埶而善野言,以其所知為秘妙,究洞聖人之微恉。又見《倉頡篇》中「幼子承詔」,因曰:「古帝之所作也,其辭有神僊之術焉。」其迷誤不諭,豈不悖哉!

      《書》曰:「予欲觀古人之象。」言必遵修舊文而不穿鑿。孔子曰:「吾猶及史之闕文,今亡矣夫。」蓋非其不知而不問。人用己私,是非無正,巧說邪辭,使天下學者疑。

      蓋文字者,經藝之本,王政之始。前人所以垂後,後人所以識古。故曰:「本立而道生。」知天下之至賾而不可亂也。今敘篆文,合以古籀;博採通人,至於小大;信而有證,稽譔其說。將以理群類,解謬誤,曉學者,達神恉。分別部居,不相雜廁也。萬物咸睹,靡不兼載。厥誼不昭,爰明以喻。其稱《易》孟氏、《書》孔氏、《詩》毛氏、《禮》周官、《春秋》左氏、《論語》、《孝經》,皆古文也。其於所不知,蓋闕如也。

      Ngày xưa ông Bào Hy [Bào Hy thị (庖犧氏)] thống trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem hiện tượng ở trời, cúi xuống thì nhìn hình thế ở đất, xem dấu vết của chim thú, xét sự thích nghi của đất đai, gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở muôn vật, do đó bắt đầu vẽ ra bát quái (八卦) của kinh Dịch (易) để biểu thị hình tượng của muôn vật. Kịp lúc ông Thần Nông [Thần Nông thị (神農氏)] lên thay thì buộc dây thắt nút để ghi nhớ năm tháng. Bấy giờ sự việc rối bời, trăm việc muôn vẻ. Do đó ông sử quan của Hoàng Đế (黃帝) là Thương Hiệt (倉頡) xét vết chân dẫm trên đất của chim thú mà biết được cái lý có sự khác biệt nhau ấy, bèn bắt đầu làm ra chữ viết. Từ đó trăm nghề được suôn sẻ, muôn việc được sắp đặt, là lấy từ hình tượng của quẻ Quái (夬). Quái (夬) là nêu lên ở triều đình, ý nói là nêu rõ giáo hóa ở triều đình của đế vương. [Chữ viết] là cái mà đế vương dùng để ban ân cho muôn dân, nêu đức để ngăn ngừa muôn dân làm trái đạo.

      Thương Hiệt (倉頡) mới đầu làm ra chữ viết thì chỉ vẽ lại hình dáng của sự vật, cho nên gọi là văn (文), sau lại ghi âm với nhau thì gọi là tự (字). Tự (字) là nảy nở mà thêm nhiều vậy. Ghi chép lên thẻ tre và dải lụa thì gọi là thư (書). Thư (書) là viết thành câu văn vậy. Từ thời Ngũ Đế (五帝)-Tam Vương (三王) [1] về sau, chữ viết ở các thời được đổi khác nét, cho nên có bảy mươi hai vị đế vương ngày xưa có khắc trên bia đá khi tế trời ở núi Thái [Thái sơn (泰山)] lại chẳng có nét chữ giống nhau vậy.

      Theo sách Châu lễ (周禮) [2] chép trẻ con tám tuổi thì bắt đầu vào tiểu học (小學), Bảo thị [Bảo thị (保氏) là quan coi việc dạy học] trước tiên dạy cho Quốc tử [Quốc tử (國子) là con em công khanh quý tộc thời xưa] biết sáu cách làm nên con chữ [lục thư (六書)]:

      – Một là chỉ sự (指事), chỉ sự (指事) là nhìn nét biết nghĩa, xét chữ hiểu ý, ví như các chữ thượng (上)-hạ(下) vậy.

      – Hai là tượng hình (象形), tượng hình (象形) là viết chữ theo hình, theo hình hiểu nghĩa, ví như các chữ nhật (日)-nguyệt (月) vậy.

      – Ba là hình thanh (形聲), hình thanh (形聲) là làm chữ ghi âm, âm nghĩa theo nhau, ví như các chữ giang (江)-hà (河) vậy.

      – Bốn là hội ý (會意), hội ý (會意) là hai chữ ghép lại, để thấy ý nghĩa, ví như các chữ vũ (武)-tín (信) vậy.

      – Năm là chuyển chú (轉注), chuyển chú (轉注) là lấy từ chữ đầu, ý nghĩa nối nhau, ví như các chữ khảo (考)-lão (老) vậy.

      – Sáu là giả tá (假借), giả tá (假借) là vốn không chữ ấy, đọc giống để hiểu, ví như các chữ lệnh (令)-trưởng (長) vậy.

      Kịp đến thời Tuyên Vương (宣王) có Thái sử (太史) tên là Trứu (籀) làm ra thể chữ Đại triện (大篆) có mười lăm chương, có nét hơi khác với chữ cũ [cổ văn (古文)]. Đến thời họ Khổng [Khổng thị (孔氏) chỉ Khổng Tử (孔子) là học giả người nước Lỗ (魯) thời Xuân thu (春秋)] soạn nên Lục kinh (六經) [3] và Tả Khâu Minh (左丘明) làm sách Xuân thu truyện (春秋傳), đều viết bằng chữ cũ. Chữ cũ ấy cũng được nhiều người đọc hiểu mà soạn thành sách. Sau này chư hầu (諸侯) chuyên chính, không chịu theo lệnh của nhà vua [nhà Châu (周)]. Chư hầu ghét lễ nhạc gây hại cho mình mà đều bỏ sách vở cũ, rút cuộc chia ra bảy nước [4], tạo nên hình thế ruộng đất trái khoảnh, xe đường ngược khổ, pháp lệnh sai điều, áo mũ lạ kiểu, tiếng nói lạc giọng, chữ viết khác nét.

      Vào thời Tần Thủy Hoàng Đế (秦始皇帝) mới kiêm tính thiên hạ, Thừa tướng (丞相) là Lý Tư (李斯) bèn tấu xin thống nhất chữ viết, bỏ các thể chữ viết không giống với chữ viết của nhà Tần (秦). Do đó Lý Tư làm sách Thương Hiệt biên (倉頡篇), Trung xa phủ lệnh (中車府令) là Triệu Cao (趙高) làm sách Viên lịch biên (爰歷篇), Thái sử lệnh (太史令) là Hồ Vô Kính (胡毋敬) làm sách Bác học biên (博學篇), đều viết bằng chữ Đại triện (大篆) của Sử Trứu (史籀) [5] thời xưa, chỉ hơi thay bớt nét viết, cho nên gọi là chữ Tiểu triện (小篆) vậy.

      Bấy giờ nhà Tần thiêu đốt sách vở, hủy bỏ phép cũ, trưng phát quan quân, dấy cử lao dịch, việc quan rối ren, bèn bắt đầu làm nên thể chữ Lệ thư (隸書) để thay giảm nét viết, do đó chữ cũ [thể chữ Trứu (籀)] dần bị mất [không dùng phổ biến].

      Từ thời nhà Tần (秦) đã có tám thể chữ viết:

      – Một là chữ Đại triện (大篆).

      – Hai là chữ Tiểu triện (小篆).

      – Ba là chữ Khắc phù (刻符).

      – Bốn là chữ Trùng thư (蟲書).

      – Năm là chữ Mô tức (摹即).

      – Sáu là chữ Thự thư (署書).

      – Bảy là chữ Đầu thư (殳書).

      – Tám là chữ Lệ thư (隸書).

      Nhà Hán (漢) nổi lên thì có thêm chữ Thảo thư (草書). Theo Úy luật (尉律) [6] thì trẻ con từ mười bảy tuổi trở lên mới được thi cử, phải viết thạo chín nghìn chữ Trứu [Trứu thư (籀書)] [7] mới được cử làm quan. Lại thi viết tám thể chữ [có từ thời Tần (秦)], quận (郡) gửi [thí sinh] cho quan Thái sử (太史) coi thi, kẻ đứng đầu khoa thi sẽ được lấy làm Thượng thư sử (尚書史), Thượng thư sử (尚書史)] coi việc có xem xét chữ viết của quan lại có không thẳng nét hay không. Nay [thời Đông Hán] đã dẫu không thi cử theo Úy luật nữa, mà chuyện viết chữ ở tiểu học cũng không sửa sang, chẳng được như thời xưa [chỉ đầu thời Hán] đã lâu rồi vậy.

      Vào thời Hiếu Tuyên Đế (孝宣帝), gọi bọn đọc thạo chữ viết của sách Thương Hiệt biên (倉頡篇) vào triều đình, sai Trương Xưởng (張敞) theo học bọn ấy. Lương châu thứ sử (涼州刺史) là Đỗ Nghiệp (杜業), người nước Bái (沛) là Viên Lễ (爰禮), Giảng học đại phu (講學大夫) là Tần Cận (秦近) cũng đọc được chữ viết ấy. Vào thời Hiếu Bình Đế (孝平帝) bèn gọi hơn một trăm người bọn Viên Lễ vào triều đình, sai dạy viết chữ ở trong sân cung Vị Ương (未央), lấy Lễ làm Tiểu học nguyên sĩ (小學元士). Bấy giờ Hoàng môn thị lang (黃門侍郎) là Dương Hùng (楊雄) chọn các chữ viết ấy mà làm sách Huấn toản biên (訓纂編), gồm cả mười bốn chương của sách Thương Hiệt biên (倉頡篇), cả thảy có năm nghìn ba trăm bốn mươi chữ, những chữ mà sác sách đã chép cũng được ghi lại vào đấy.

      Kịp đến thời Vong Tân (亡新) [8] nhiếp chính, sai bọn Đại tư không (大司空) là Chân Phong (甄豐) tra xét sách vở, tự cho là phải sắp đặt, bèn sửa đổi chữ cũ. Bấy giờ dùng sáu thể chữ:

      – Một là chữ Cổ văn (古文), là chữ tìm thấy ở trong vách nhà của Khổng Tử (孔子) vậy.

      – Hai là chữ Kỳ tự (奇字), là chữ Cổ văn (古文) nhưng chỉ hơi khác chút ít vậy.

      – Ba là chữ Triện thư (篆書), là chữ Tiểu triện (小篆) vậy.

      – Bốn là chữ Tả thư (左書), là chữ Lệ thư (隸書) thời Tần (秦), vốn là chữ mà Tần Thủy Hoàng Đế (秦始皇帝) sai người huyện Hạ Đỗ (下杜) là Trình Mạo (程邈) làm ra vậy.

      – Năm là chữ Mâu triện (繆篆), là chữ mà khắc lên ấn tín vậy.

      – Sáu là chữ Điểu trùng thư (鳥蟲書), là chữ mà thêu lên cờ phướn vậy.

      Bấy giờ phát hiện chữ viết ở trong vách nhà, [9] vào lúc Lỗ Cung Vương (魯恭王) dỡ nhà cũ của Khổng Tử (孔子) mà lấy được các sách Lễ ký (禮記), Thượng thư (尚書), Xuân thu (春秋), Luận ngữ (論語), Hiếu kinh (孝經). Lại nữa Bắc Bình Hầu (北平侯) là Trương Thương (張倉) dâng sách Xuân thu Tả thị truyện (春秋左氏傳). Các nơi quận quốc cũng thu được chén vạc ở sông núi, có chữ khắc trên đó là chữ cũ của thời trước. Đều có nét chữ giống nhau. Dẫu không thể hiểu được sâu xa hết, nhưng có thể biết được tóm lược vậy. Thế nhưng người đời vẫn có nhiều kẻ cùng giễu cợt chữ cũ ấy, cho rằng thể chữ cũ ấy là do kẻ hiếu kỳ sửa đổi chữ viết hiện nay, làm giả chữ viết ở trong vách [nhà cũ của Khổng Tử] mà nên. Cho rằng (chữ cũ) là do có kẻ cố ý làm loạn lẽ thường, để muốn nổi tiếng ở đời.

      Bọn học sinh tranh nhau giải chữ giảng kinh, bàn rằng chữ Lệ thư (隸書) của thời Tần (秦) là chữ viết của ông Thương Hiệt (倉頡) thời xưa, nói là “Cha con truyền cho nhau, sao phải thay đổi?” Lại giải xằng rằng “Chữ nhân (人) trên đầu chữ mã (馬) là chữ trường (長), chữ nhân (人) cầm chữ thập (十) là chữ đấu (斗), chữ trùng (虫) ở trong chữ khuất (屈)”. Hoặc cho rằng quan Đình úy (廷尉) nêu luật là lấy chữ đoán luật, có các điều “cấm xỉ nhục người” hay “cấm nhận hối lộ” lại giải xằng là “Chữ ha (苛) là gồm chữ chỉ (止) và chữ câu (句)”. Những lời giải xằng như thế rất nhiều, đều không hợp với chữ cũ của thời họ Khổng [Khổng thị (孔氏), chỉ Khổng Tử (孔子)], lại trái với chữ của thời Sử Trứu (史籀). Bọn tục Nho bỉ phu, chỉ biết một phía, tầm nhìn ngắn hẹp, không được học rộng, chưa từng xem qua quy luật của chữ viết, khinh nhờn sách xưa mà đua đòi chuyện phiếm, cho rằng cái mà mình biết là kỳ diệu. Bọn ấy tuy vẫn xét kỹ cái ý nghĩa sâu xa của thánh nhân, nhưng lại xem trong sách Thương Hiệt biên (倉頡篇) có chỗ nói “học trò vâng theo lời thầy giáo”, nhân đó cho rằng chữ viết ấy [chỉ chữ Tiểu triện (小篆)] là cái mà bậc đế vương [chỉ Hoàng Đế (黃帝) thời xưa làm nên, lời ấy có phong cách mơ hồ của thuật thần tiên. Lời ấy mù mờ không rõ như vậy, há chẳng lầm sao?

      Kinh Thư (書) có chép [lời của vua Thuấn (舜)] rằng “Ta muốn xem hình dáng của người xưa”. Ý nói là phải hiểu rõ chữ viết của thời xưa mà không nên diễn giải sai ý nghĩa của câu chữ. [Khổng Tử (孔子) ] nói “Ta còn nghi ngờ chỗ thiếu sót của sử cũ. Mà người đời nay không như vậy nữa!” Ý nói là chê trách chuyện đã không hiểu rõ rồi lại còn không học hỏi cho kỹ càng. Người ta chỉ cậy vào cái học của riêng mình, không biết đúng sai, nói xằng luận bậy, làm cho kẻ học hành trong thiên hạ phải nghi ngờ. Đại khái chữ viết là cái gốc của sách vở, là đầu mối của vương chính, là cái mà người xưa để truyền cho người sau, là cái mà người sau để biết về người xưa. Cho nên nói “Cái gốc dựng nên thì cái đạo mới mọc ra”. Đấy là biết được đến nơi cái sâu xa nhất của thiên hạ thì tâm trí không loạn được vậy. Nay tôi [Hứa Thận (許慎)] sắp xếp chữ Triện văn [Triện văn (篆文) hoặc Triện thư (篆書), hoặc gọi là Tiểu triện (小篆)] cùng với chữ Trứu (籀), xem khắp các sách, xét cả lớn nhỏ, lời lẽ đáng tin, soạn nên sách này [tức sách Thuyết văn giải tự (說文解字)]. Sách này làm ra là để giải nghĩa chữ viết của các nhà, chỉ ra các lỗi lầm, khiến cho người học chữ được thấu hiểu, thông đạt quy luật then chốt của chữ viết. Trong sách chia thành các bộ chữ riêng, không lẫn lộn nhau, gom cả các chữ, không gì không chép. Những chỗ không rõ thì tôi nêu lời giảng để hiểu. Trong sách dẫn chữ viết trong sách Dịch (易) của họ Mạnh [Mạnh thị (孟氏) chỉ Mạnh Hỉ (孟喜) là học giả người quận Đông Hải (東海) thời Hán (漢)], sách Thư (書) của họ Khổng [Khổng thị (孔氏) chỉ Khổng An Quốc (孔安國) là học giả người nước Lỗ (魯) thời Hán (漢)], sách Thi (詩) của họ Mao [Mao thị (毛氏) chỉ Mao Hanh (毛亨) là học giả người nước Lỗ (魯) cuối thời Chiến quốc (戰國)] cùng các sách Lễ (禮), Châu quan (周官), Xuân thu Tả thị (春秋左氏), Luận ngữ (論語), Hiếu kinh (孝經), là các sách được chép bằng chữ cũ. Còn như những chữ mà tôi không biết thì bỏ qua không soạn ở đây vậy./

      Chú thích:

      [1] Ngũ Đế (五帝)-Tam Vương (三王): chỉ từ thời Hoàng Đế (黃帝) đến thời Hạ (夏)-Thương (商)-Châu (周).

      [2] Châu lễ (周禮): hoặc gọi là Châu quan (周官), là sách kể về lễ nghi-phong tục của nhà Châu (周).

      [3] Lục kinh (六經): chỉ sáu kinh là Thi (詩), Thư (書), Lễ (禮), Nhạc (樂), Dịch (易), Xuân thu (春秋).

      [4] Bảy nước: chỉ bảy nước lớn thời Chiến quốc (戰國) tự xưng vương chuyên chính và không theo lệnh của nhà Châu (周) như lúc đầu nữa, là Tần (秦), Sở (楚), Hàn (韓), Triệu (趙), Ngụy (魏), Yên (燕), Tề (齊).

      [5] Sử Trứu (史籀): chỉ Thái sử (太史) tên Trứu (籀) thời Tuyên Vương (宣王) nhà Châu (周).

      [6] Úy luật (尉律): là pháp luật thời Hán do quan Đình úy (廷尉) chủ quản.

      [7] Chữ Trứu [ Trứu thư (籀書)]: hoặc gọi là Trứu văn (籀文), tức là chữ Đại triện (大篆) do Sử Trứu (史籀) thời Châu (周) làm ra.

      [8] Vong Tân (亡新): chỉ Vương Mãng (王莽) là kẻ cướp ngôi nhà Hán (漢) lập nên nhà Tân (新) rồi bị Quang Vũ Đế (光武帝) đánh diệt.

      [9] Chữ viết ở trong vách nhà: Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝) có chư hầu của nhà Hán (漢) ở nước Lỗ (魯) là Lỗ Cung Vương (魯共王) dỡ vách nhà cũ của Khổng Tử (孔子), lấy được các bộ sách cũ là Lễ ký (禮記), Thượng thư (尚書), Xuân thu (春秋), Luận ngữ (論語), Hiếu kinh (孝經) đều được viết bằng chữ cũ [cổ văn (古文)], nét chữ có hình dạng trên to dưới nhỏ như con nòng nọc [khoa đẩu (蝌蚪)], cho nên người đương thời gọi là chữ nòng nọc [Khoa đẩu thư (蝌蚪書) hoặc Khoa đẩu văn (蝌蚪文)]. Suy đoán đây là một thể chữ cũ [hoặc là chữ cũ thời Thương Hiệt (倉頡) hoặc là Trứu thư (籀書) thời Châu (周), hoặc là một trong tám thể chữ thời Tần (秦)].


      Tranh vẽ ông Thương Hiệt (倉頡) làm ra chữ viết

      Thích

  8. 1. Kinh, Thư là di sản vô giá của văn minh phương Đông. Nhưng được viết từ 2000 năm trước nên không thể đề cập thời tiền sử xa xôi; cũng không thể giải quyết những vấn đề của hôm nay. Do đó, dù có tới nhị thập tứ sử, người Trung Quốc cũng chưa có được cuốn sử chân thực. Vậy nên người Việt Nam là tộc trưởng, nhân danh tổ tiên tộc Việt, Viết Lại Lịch Sử Trung Hoa, chỉ cho người Trung Quốc biết tổ tiên họ là ai, tiếng nói, chữ viết, văn hóa họ từ đâu ra!
    2. Sau khi đánh bại Si Vưu, truyền thuyết và lịch sử Trung Quốc được dùng để xúc phạm và xóa bỏ vai trò của dân tộc bại trận. Do vậy khi không hiểu chính xác lịch sử mà biểu dương, quảng bá truyền thuyết Trung Quốc, không khỏi có lúc rơi vào thảm trạng của kẻ vong quốc ca ngợi quân xâm lược! Ông Tích Dã dịch rồi quảng bá bài Ngũ Đế Vỗ Về Giao Chỉ là việc làm như vậy.
    3. Do không tiếp cận khoa học hiện đại nên ông Tích Dã hiểu thuật ngữ dân tộc thiếu chuẩn mực. Nhân học chia con người làm ba cấp độ là loài (species), chủng (race, nation) và thứ (ethnicity). Trước đây người Trung Quốc nói họ có 56 dân tộc. Nhưng khi biết sai, họ sửa lại: Trung Quốc có 5 dân tộc anh em: Hán, Hồi, Mông, Mãn, Tạng. Việt Nam học theo Tàu nên cũng nói có 54 “dân tộc anh em.” Trên thực tế chỉ có duy nhất dân tộc Việt với 54 sắc tộc!
    4. Xin hỏi ông Tích Dã: Dựa vào đâu ông nói người Kinh có từ 4000 năm trước? Tài liệu lịch sử chính thức hiện nay viết rằng: “Người Việt và người Mường cùng chung một gốc. Khoảng thế kỷ XII, người Việt tách khỏi người Mường, thành dân tộc Kinh.” Còn theo khảo cứu của tôi, khoảng 300 năm TCN, do nước biển rút, đồng bằng sông Hồng hình thành. Các bộ lạc người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ xung quanh kéo về khai thác đất mới. Do điều kiện thuận lợi, nơi đây phát triển nhanh, được đô thị hóa, tạo nên quần thể dân cư rồi thành sắc dân sống nơi kinh kỳ. Nhưng cũng phải đến thế kỷ XII mới hình thành người Kinh. Trong khi các nhóm người Việt khác sống tại bản vùng núi bị coi là Trại.
    5. Xin kể câu chuyện cổ, đại ý, một người hỏi người kia: “Xưa nay ông làm gì? Tôi đọc sách thánh hiền. Thánh hiền của ông còn sống hay đã chết? Họ chết cả rồi! Vậy hóa ra ông nhai lại lời những người đã chết? Người chết có nói cho ông biết trưa nay ông ăn món gì không?” Câu chuyện ngụ ngôn cho thấy không phải mọi chuyện xưa đều có ích với nay. Thuộc kinh sách nhưng chỉ với việc giảng tích Ngũ Đế… thấy ông chẳng hiểu gì về lai lịch của địa danh giao chỉ, lại càng chẳng biết người Giao Chỉ là ai! Cái học như thế người xưa gọi là hủ nho phải không ông?
    6. Ông khuyên tôi “học kinh sử trước đã rồi hãy nghiên cứu sử!” Cảm ơn ông nhưng đó là xui dại. Nếu thông kinh sử mà giải quyết được mọi vấn đề của lịch sử thì chắc trước ông người ta đã làm rồi! Ông có ngờ được rằng, câu đầu tiên trong sách Toàn thư, Ngô Sỹ Liên đã viết rất sai :” Thuở Hoàng Đế dựng muôn nước” (!) Trong khi, Hiên Viên thị lập nhà nước Hoàng Đế năm 2698 TCN còn 180 năm trước, Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ! Do ngu tín kinh sách Tàu, bậc đại nho của chúng ta biến con cháu thành thủy tổ để cả dân tộc tôn thờ!
    7. Xin chân thành khuyên ông: vốn cổ thư của ông thực sự quý hiếm. Nếu ở vào thịnh thời, một Đại học danh tiếng sẽ mời ông về làm giáo sư dạy các cử nhân, tiến sỹ như cụ Đông Hồ từng nhận vinh dự ấy! Nhưng thời như vậy không còn. Để thoát khỏi tệ trạng “độc cô cầu bại” như ông nói, theo tôi, chỉ có con đường tự cứu là ông phải học, học thực sự những tri thức lịch sử mới của thời đai rồi lấy ánh sáng từ đó rọi chiếu vào cổ thư, cổ sử để khám phá những bí mật còn ẩn tàng. Nếu may mắn và được Tổ tiên phù hộ, ông sẽ đạt những thành tựu vô giá.

    Khai bút năm 2021
    Hà Văn Thùy

    Thích

    • Thuyết văn giải tự (說文解字) [Hán (漢) – Hứa Thận (許慎) soạn]:

      Sử là ghi chép sự việc [Sử, ký sự giả dã. (史,記事者也。)].

      ________

      Sở dĩ ta có lịch sử là do các sử gia thời xưa ghi chép nên. Xưa nay thường chỉ ghi chép thế hệ và chính trị của các triều đại hoặc một dòng họ cụ thể. Chứ không thể ghi chép được nguồn gốc của dân tộc. Ví dụ Sử ký (史記) của Tư Mã Thiên (司馬遷) thời Hán (漢) cũng chỉ ghi chép các sự việc từ thời Ngũ Đế (五帝) đến thời Tần Hán (秦漢), về sự thịnh suy của các triều đại. Chứ không thể ghi chép hết được mọi chuyện hay nguồn gốc của một dân tộc. Vì người thiên hạ thời xưa chỉ quan tâm đến gia tộc và dòng họ của mình là chính, họ phải ghi chép về gia tộc của mình. Chứ không thể nghiên cứu được sâu xa nguồn gốc của dân tộc.

      Thời nay có các nghiên cứu về di truyền, khảo cổ, ngôn ngữ nhưng cũng chỉ phán xét được một phần hoặc kết luận chung chung về nguồn gốc và sự phát triển của dân tộc mà thôi. Những chuyện cách đây 4000-5000 năm, đến Sử ký ghi chuyện thời Ngũ Đế còn không ghi chép hết được, thì người thời nay làm sao mà phán xét được nguồn gốc của một dân tộc?

      Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, cha truyền con nối, trường giang sóng sau dồn sóng trước. Mảnh đất Trung Hoa 5000 năm lịch sử rất nhiều dân tộc từng cư ngụ qua lại, họ để lại các di chỉ khảo cổ, để lại ngôn ngữ, để lại di truyền. Trung Hoa 5000 năm có thể bị Xuân thu chiến quốc xào nấu, bị Ngũ Hồ (五胡) giày xéo, bị Mông Cổ (蒙古) dẫm đạp, nhưng vẫn tồn tại là bởi ngôn ngữ và văn hóa thi thư lễ nhạc vẫn kế thừa và phát triển vậy.

      Ngày nay người ta phát hiện nhiều di chỉ thành quách như Lương Chử (良渚) cách nay 4000 – 5000 năm, trước khi dân tộc Hoa Hạ (華夏) hay Bách Việt (百越) hình thành. Người ta cũng chỉ gọi là Nước Lương Chử cổ [Lương Chử cổ quốc (良渚古國)] mà thôi. Không có ghi chép nào về nước cổ Lương Chử này cho đến khi nó được khảo cổ phát hiện. Không thể phán xét này kia là của dân tộc Hoa Hạ hay là Bách Việt nào được.

      Thích

      • Bách Việt (百越) hay Chư Việt (諸越), hoặc gọi là Việt (越) là tên gọi chung của các bộ lạc hoặc quốc gia từ thời Tiên Tần (先秦) cho đến thời Hán Đường (漢唐) ở một dải đông nam Trung Quốc thời xưa, từ Cối Kê (會稽) đến Giao Chỉ (交趾). Thời Hán (漢) có nước Nam Việt (南越) bao gồm cả Lưỡng Quảng (兩廣) và Bắc Việt Nam ngày nay. Bắc Việt Nam có Lạc Việt (駱越).

        Người Kinh [Kinh tộc (京族)] cũng gọi là người Việt [Việt nhân (越人)] ngày nay là lấy từ tên gọi Vương quốc Đại Việt (大越王國) và tên nước Việt Nam (越南) hiện nay. Cơ bản là ý nghĩa khác nhau về nguồn gốc và địa lý – chính trị. Cũng có tên Việt (粵) đồng âm khác nghĩa để chỉ người Quảng Đông (廣東) của Trung Quốc.

        Do đó Việt (越) ở Việt Nam hay Việt (粵) ở Quảng Đông đều dùng chung tên Việt (越/粵) đều cùng là đất cũ của Bách Việt nói chung và Nam Việt nói riêng. Tuy nhiên lịch sử phát triển theo chiều hướng khác nhau nên thành ra hiện nay. Nó là một quá trình dài hàng nghìn năm, chứ không phải ngày một ngày hai.

        Thích

    • Trung Quốc có 5 dân tộc anh em: Hán, Hồi, Mông, Mãn, Tạng. Việt Nam học theo Tàu nên cũng nói có 54 “dân tộc anh em.” Trên thực tế chỉ có duy nhất dân tộc Việt với 54 sắc tộc!
      Cái này ông đã sai hoàn toàn, phải nói trước đây khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc người Trung Quốc nói Hán, Hồi, Mông, Mãn, Tạng, bây giờ họ nói 56 dân tộc. Nếu ông nói chỉ có Việt Nam chỉ có 1 dân tộc duy nhất và 54 sắc tộc vậy là ông phải tìm hiểu kỷ khái niệm dân tộc đi. dân tộc được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng nhé.

      Thích

  9. Pingback: Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s