Quá trình bành trướng sức mạnh trên biển của Tây Ban Nha (từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII)

l07031-64-lr-1

Một cảng lị tại Điạ Trung Hải TK 18, tranh của Claude-Joseph Vernet

Nguyễn Văn Vinh

 I . Những nhân tố tác động đến tư duy hướng biển của Tây Ban Nha

  • Bối cảnh quốc tế

Sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ nền kinh tế các nước Tây Âu bước vào thời kỳ phát triển vượt bậc, không ngừng áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong dây truyền sản xuất, nhiều phương tiện thiết bị tiên tiến ra đời trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, góp phần làm cho hàng hóa trở nên chất lượng, phong phú và đa dạng hơn.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sự ra đời và phát triển không ngừng của kỹ thuật luyện kim và rèn sắt đã cung ứng cho nền kinh tế nông nghiệp những loại công cụ hoàn thiện phục vụ cho quá trình khai phá rừng rậm mở rộng diện tích canh tác, cùng với kỹ thuật “luân canh ba khoảnh” kết hợp với phân bón, năng suất sản phẩm cây trồng tăng lên đáng kể. Nền kinh tế nông nghiệp lãnh địa đóng kín trước kia đã bị những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa phá vỡ dần. Hình thức bóc lột nông nô của các lãnh chúa phong kiến có nhiều thay đổi. Sự thay thế tô hiện vật bằng tô tiền càng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp và thương mại thời hậu kỳ trung đại [14; 79].

Trong lĩnh vực công nghiệp: Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp cũng đạt không ít những thành tựu đáng kể. Những năm cuối thế kỷ XIV, sự góp mặt của kỹ thuật guồng nước đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành sản xuất như: sản xuất xay hạt ngũ cốc, xẻ gỗ, ép dạ, nghiền quặng, luyện kim,…đánh dấu một bước ngoặc lịch sử việc thay thế dần sức lao động cơ bắp của con người trong một số cơ sở sản xuất. Trong nghề dệt len dạ, các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm,…đều có những bước cải tiến nhất định. Cuối thế kỷ XV, sự ra đời máy quay sợi tự động có bàn đạp hay sự kết hợp nhiều nguyên liệu được đưa từ phương Đông đến để tạo ra những tấm vải có màu sắc tuyệt đẹp trong khâu kỹ thuật nhuộm. Chính những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong nghề dệt đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, một số nghề khai mỏ, luyện kim, rèn sắt cũng phát triển khá mạnh, việc sử dụng các loại máy chuyển động bằng sức nước, sức gió, họ đã tiến hành khai thác các mỏ quặng ở những hầm mỏ tương đối sâu hơn trước gấp nhiều lần. Như vậy, những tiến bộ đáng kể về khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa theo xu hướng tư bản chủ nghĩa.

Trong lĩnh vực thương nghiệp: sau những cuộc thập tự chinh, người Châu Âu đẩy mạnh quá trình buôn bán với các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Người Châu Âu nhập một số lượng hàng hóa khổng lồ từ phương Đông như gia vị, hương liệu, dược liệu, tơ, lụa, nước hoa,…Trong khi hàng hóa xuất ra bên ngoài chủ yếu là len, dạ, cùng một số nông phẩm như lúa mì, thịt, cá,…Chính vì thế mà khối lượng vàng bạc kiếm được từ Châu Âu chảy hết vào túi các nước phương Đông [9; 20]. Trong khi Tây Âu bước vào thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa lại rất cần đến vàng, mà bản thân Châu Âu không thể bù đắp lại được những khoảng hao hụt ấy do trình độ khai thác còn nhiều hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “cơn khát vàng” diễn ra mạnh mẽ ở các nước Tây Âu.

Như vậy, với tốc độ kinh tế phát triển mạnh đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn đời sống tinh thần, cuộc sống của họ được ấm no hạnh phúc hơn. Từ đây các nước Tây Âu bước vào thời kỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi thời không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại và được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới đó chính là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đây đánh dấu cho sự ra đời hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước Tây Âu.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hóa đã kích thích mạnh mẽ đến mọi tầng lớp thị dân, quý tộc Tây Âu trở nên ham muốn và theo đuổi về vật chất. Từ sau những cuộc viễn chinh từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII thì họ có đủ căn cứ để khẳng định được rằng phương đông là một vùng đất huyền bí, nơi có nhiều của ngon, vật lạ, nhất là vàng bạc và các hương liệu quý hiếm “khắp nơi đầy mật và sữa”[14; 50]. Chính vì thế mà từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI hàng loạt các nước Tây Âu tiến hành cuộc viễn dương lớn để đến được vùng đất phương Đông nơi mà mọi người coi là vùng đất có rất nhiều tài nguyên khoáng sản. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá tìm kiếm thị trường nguồn nhiên vật liệu bằng đường biển đó chính là những nhà hàng hải người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với điều kiện địa lí, xã hội thuận lợi, hai quốc gia này đã tiến hành một cuộc thám hiểm xuyên đại dương. Trước hết phải kể đến nhà thám hiểm Bartholomew Dias năm 1487 người Bồ Đào Nha với hành trình thám hiểm bằng đường biển xuống vùng biển cực Nam Châu Phi và đặt tên thành mũi Bão Táp về sau đổi thành mũi Hảo Vọng, tiếp đến là nhà thám hiểm Christopher Columbus, người Tây Ban Nha gốc Italia là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mỹ vào năm 1492, tiếp theo là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tên là Vasco da Gama tiến hành cuộc hành trình đến với vùng bờ biển Ấn Độ trong những năm 1497-1498 và 1502-1503, đến năm 1511 Don Affonse Albuquerque tiến hành cuộc hành trình đến được vùng đất Đông Nam Á. Đặc biệt là chuyến đi vòng quanh thế giới của nhà khám hiểm Ferdinand Magellan (1519 – 1522) dưới sự tài trợ của chính quyền Tây Ban Nha. Tuy nhiên sau mỗi cuộc thám hiểm kết quả đều bị thiệt hại nặng nề về vật chất thậm chí cả về tính mạng, sức khỏe, tinh thần nhưng bù lại họ có được đầy ấp những chiến lợi phẩm cướp được từ các lần đổ bộ trên bờ.

Những cuộc phát kiến lớn về địa lý từ thế kỷ XV cho đến thế kỷ XVI không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của khoa học, nó đem lại cho nhân loại được hiểu thêm về những kiến thức địa lý, thiên văn, kỹ thuật, kinh nghiệm hàng hải mà còn là động lực kích thích quá trình tích lũy tư bản, cạnh tranh thương mại, thôn tính thuộc địa trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thị trường không ngừng được mở rộng đã góp phần thúc đẩy cho sự ra đời hàng loạt các tổ chức Hiệp Hội, các công ty thương mại tư nhân và của nhà nước ở phương tây mà tiêu biểu như: Hội đồng Ấn Độ và Guine của Bồ Đào Nha; Hội đồng hợp tác và Hội đồng tối cao các xứ Ấn Độ của Tây Ban Nha (thế kỉ XVI); Công ty thương mại London ở Đông Ấn của người Anh (1600); Công ty Đông Ấn Hà Lan (1602); Công ty Đông Ấn Đan Mạch (1616); Công ty Đông Ấn Genoese của Italia (1647), Công ty Đông Ấn Pháp (1664) [10; 20 – 21]. Cùng với những năm đầu thế kỷ XVIII hàng loạt các Công ty Đông Ấn ra đời ở các nước như Bỉ, Thụy Điển, Áo, Hung,…[21; 40 – 44]. Các công ty Đông Ấn này không chỉ tăng cường sức cạnh tranh trong thị trường Tây Âu mà còn hướng đến tìm kiếm tranh giành thị trường ngoài khu vực mà Phương đông là mục tiêu hướng đến.

Có thể khẳng định rằng, từ thế kỷ XVI trở về sau các nước Tây Âu có những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, phải kể đến là sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thay thế bằng quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi thời. Nhu cầu tích lũy tư bản chủ nghĩa bằng con đường mở rộng buôn bán và tước đoạt tài nguyên thiên nhiên ở phương Đông và Tây bán cầu ngày càng trở nên bức thiết đối với các tầng lớp thương gia và quý tộc Tây Âu mới ra đời. Vì mục tiêu làm giàu và có nhiều quyền lực trong tay để thống trị Tây Âu và thế giới mà chính phủ các nước Tây Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cho tới Hà Lan, Anh, Pháp đã không ngừng thôi thúc các thương gia, các nhà tư bản tiến hành cuộc tìm kiếm thị trường, nguồn nhiên liệu ở phương Tây, phương Đông trong đó là khu vực Châu Mỹ, Đông Nam Á, không chỉ bằng cơ sở pháp lý mà ngay cả tiền bạc và quân đội bảo vệ. Từ đây khu vực Châu Mỹ và Đông Nam Á bước vào ngưỡng cửa xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân Tây Âu.

  • Bối cảnh lịch sử Tây Ban Nha

Những năm đầu thế kỷ XV, Tây Ban Nha vẫn là một nước đang trong tình trạng bị chia cắt, xâm chiếm bởi các thế lực bên ngoài. Năm 711, dưới vương triều Visigodo ngày càng lâm vào tình trạng bế tắc bởi sự khủng hoảng suy yếu ngày càng rõ rệt trong nội tại bộ máy chính quyền. Đồng thời nhìn ở một khía cạnh nguyên nhân khác chính ở chỗ người dân thụ động thiếu ý thức trong việc chống ngoại xâm, đã tạo điều kiện cho người Hồi giáo Ả – Rập tiến hành tấn công và lật đổ vương triều [1; 51]. Mãi cho đến những năm đầu thế kỷ XI, những người Ki tô giáo đã dần dần chiếm lại những vùng đất Tây Ban Nha bị người Hồi giáo Ả – Rập thôn tín thông qua hàng loạt các chiến dịch mang tên Reconquista (có nghĩa là tái chiếm). Đây là một trong những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam Bán đảo Iberia của các vương quốc Công giáo Tây Ban Nha tấn công vào khu vực cư trú của những người Hồi giáo tại chính đất nước của mình được tiến hành bởi các nhà vua với một hệ thống quân sự, tôn giáo làm công cụ chính [9; 37]. Tuy nhiên trải qua nhiều thế kỷ, các vùng tái chiếm được chia thành nhiều vương quốc như: Asturia, Navara, Leon, Galacia, Castilia, Aragon, Catalonia,…mỗi vương quốc có đầy đủ mọi chức năng như một nhà nước cụ thể, có người đứng đầu nhà nước (Vua), có luật pháp, quân đội và tiền tệ riêng. Chính sự phân tán ấy đã tạo không ít những khó khăn nhất định trong việc chóng ngoại xâm và đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước, do đó yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nước nhà không ngoài tiến hành thống nhất đất nước.

Từ những yêu cầu đó, vào năm 1469 một cuộc hôn nhân diễn ra giữa hai vương quốc lớn trên bán đảo Iberia giữa Vua Ferdinand thuộc xứ Aragon và Nữ hoàng Isabella thuộc xứ Castile. Sau khi thống nhất các vương quốc, cả hai đều chú trọng xây dựng chính quyền nhà nước, phát triển sức mạnh quân đội, mở rộng phạm vi lãnh thổ xuống phía Nam bán đảo Iberia, tạo tiền đề cho Tây Ban Nha phát triển mạnh về sau. Năm 1492 với sức mạnh quân sự vốn có, quân Tây Ban Nha tiến hành tấn công vương quốc do người Hồi giáo cai trị tại Granada ra khỏi đất nước. Như vậy từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, Tây Ban Nha về cơ bản đã hoàn thành thống nhất đất nước bao gồm các tiểu vương quốc trên bán đảo Iberia trừ Bồ Đào Nha.

“Trước thế kỷ XIV, các tiểu quốc của Tây Ban Nha không đóng vai trò gì đáng
kể trong nền thương mại châu Âu (trừ Catalonia), chúng quá lạc hậu về kinh tế và
phân tán về chính trị, nằm ngoài các trung tâm thương mại lớn vào thời kỳ hưng
thịnh của các hội chợ Sămpanhơ (Sampagn)”[9; 39].  
Sau thế kỷ XIV, XV, nền kinh tế Tây Ban Nha bắt đầu có sự chuyển hướng ngày càng rõ rệt. Trước những con đường thương lộ sang phương Đông ngày càng gặp phải những khó khăn hầu như không thể nào khắc phục được bởi sự lớn mạnh của đế chế Ottoman đã kiểm soát toàn bộ khu vực Trung Cận Đông, tạo nên cục diện hàng hóa phương Đông đến Châu Âu ngày càng than hiếm trong khi nhu cầu của tầng lớp quý tộc, các giới thương nhân ngày càng được đặt ra. Con đường buôn bán thông qua Địa Trung Hải không còn hiệu quả đối với họ, chính vì vậy mà họ quyết định chuyển hướng sang phía tây (Đại Tây Dương) để hy vọng rằng sẽ tìm ra con đường mới đến được phương Đông mà tiêu biểu là Ấn Độ và Trung Quốc. Từ đó góp phần hình thành các thành thị Tây Ban Nha dọc theo eo biển Gibranta, đây là một trong những điểm thương mại thuận lợi và quan trọng đối với toàn Châu Âu.

Về mặt xã hội, sau công cuộc Reconquista Tây Ban Nha xuất hiện nhiều tầng lớp tiểu quý tộc kỵ sĩ. Cuộc đấu tranh chóng lại người Hồi giáo Ả – Rập kéo dài suốt 8 thế kỷ đã ít nhiều tác động mạnh đến tính cách của họ, làm sản sinh ra một tầng lớp xã hội hiếu chiến, họ là những lẻ kinh miệt lao động. Trong chiến tranh, tầng lớp quý tộc kỵ sĩ này là lực lượng nồng cốt chuyên đi đánh thuê được nhà nước trả lương hậu thỉnh, vì thế họ có một cuộc sống sung túc hoang phí và xem nhẹ việc lao động chân tay, thậm chí là việc buôn bán, không xứng với danh hiệu quý tộc của họ. Sau khi chiến tranh chống người Hồi giáo Ả – Rập kết thúc, thì tầng lớp này lâm vào con đường thất nghiệp nghèo túng, vì cuộc sống và tính cách hiếu chiến, họ đã bất chấp lao vào các cuộc chiến bất cứ nơi đâu để cải thiện đời sống của họ. Chính vì thế đây là lực lượng đi đầu trong việc xâm chiếm và cướp bóc các thuộc địa ở Tân thế giới và ở một số quốc gia Đông Nam Á [9; 31]. Tầng lớp thương nhân ngày càng đông đảo do sự phát triển chung của nền kinh tế, họ là tầng lớp giàu có nắm trong tay tiền bạc và của cải xã hội, chính vì thế tiếng nói của họ có sức mạnh chi phối đến toàn xã hội, tuy nhiên họ cũng phải dựa vào vương quyền của Vua để tăng cường địa vị của mình. Các con đường sang phương đông bị các thế lực bên ngoài đặc biệt là đế chế Ottoman ngày càng kiểm soát chặt chẽ, trong khi nhu cầu hàng hóa phương Đông ngày càng đặt ra, chính vì thế họ quyết định vượt đại dương với hy vong sẽ tìm ra con đường mới để đến được với Trung Quốc và Ấn Độ. Trong các cuộc phát kiến địa lý một trong những tầng lớp có vai trò quan trọng không thể không nhắc đến tầng lớp tăng lữ Công giáo. Ở Tây Ban Nha trong suốt thời kỳ Trung Đại, Công giáo trở thành lực lượng chi phối toàn bộ đời sống của con người, làm chỗ dựa cho chính quyền phong kiến.

  • Những thuận lợi và khó khăn của Tây Ban Nha trong thế kỷ XV

Thế kỷ XV, Tây Ban Nha có đủ các điều kiện thuận lợi để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, làm tiền đề cho quá trình thôn tính thuộc địa về sau. Xét về mặt vị trí địa lý, Tây Ban Nha nằm ở phía Tây Nam Châu Âu, trên bán đảo Iberia, Phía bắc giáp với Pháp, phía tây giáp với Bồ Đào Nha, phía đông giáp Địa Trung Hải và phía Nam giáp eo biển Gibraltar nối liền với Bắc Phi. Với vị trí địa lý như vậy, giúp họ thuận tiện trong việc vận chuyển trao đổi buôn bán hàng hóa mà thuyền bè là phương tiện chính, chính điều này giúp họ luôn tạo ra tâm thế hướng ra bên ngoài để phát triển. Trên lĩnh vực chính trị, Tây Ban Nha là một trong những nước Tây Âu đầu tiên tiến hành thống nhất đất nước thông qua sự kiện 1469 đó là một cuộc hôn nhân chính trị diễn ra giữ Vua Ferdinand thuộc xứ Aragon và Nữ hoàng Isabella xứ Castile. Sau khi thống nhất, cả hai đều chú trọng tăng cường xây dựng củng cố thể chế trung ương tập quyền, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Trong khi các nước Tây Âu khác như Anh, Pháp vẫn đang trong tình trạng hàn gắn vết thương sau cuộc chiến tranh trăm năm (1337 – 1453), cuộc nội chiến hoa hồng (1455 -1485), đây cũng xem là nguyên nhân hai nước Anh, Pháp chưa đủ mạnh để tiến hành các cuộc phát triến địa lý, các cuộc thôn tính thuộc địa diễn ra. Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, Tây Âu đạt được những thành tựu nổi bậc về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ về kiến thức địa lý với quan điểm trái đất hình cầu, sự ứng dụng rộng rải của kỹ thuật la bàn do người Trung Quốc phát minh trong việc ra khơi nhiều ngày trên biển, sự tiến bộ về kỹ thuật hàng hải, đóng tàu thuyền, tất cả đều tạo nên các nhân tố có lợi cho những cuộc phát kiến địa lý của các nhà hàng hải Tây Ban Nha [16; 279].

Song những điều kiện thuận lợi ấy, Tây Ban Nha cũng gặp phải những khó nhất định. Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, hàng hóa phương Đông trở nên than hiếm ở Tây Âu và đất nước Tây Ban Nha không ngoại lệ. Sự lớn mạnh của đế chế Ottoman giữa thế kỷ XV đã kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán sang phương Đông, không cho phép bất kỳ thương gia Châu Âu nào được phép đến đây. Chính điều đó mà hàng hóa phương Đông trở nên đắt đỏ, do nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp quý tộc Tây Ban Nha ngày càng được đặt ra, đây cũng là giai đoạn mà Tây Ban Nha bỏ ra rất nhiều vàng bạc sang phương Đông để mua các hàng hóa cao cấp, trong khi đất nước đang rất cần đến vàng bạc với số lượng lớn để phục vụ cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Với bối cảnh và điều kiện lịch sử, Tây Ban Nha với sự ra đời của nhiều tầng lớp quý tộc kỷ sĩ, nhưng ở họ không đem lại những lợi cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước, họ xem thường lao động và coi đây không xứng đáng với danh hiệu quý tộc của họ, họ lao vào những cuộc ăn chơi, phung phí tiền bạc ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Ban Nha.

Từ những thuận lợi mà Tây Ban Nha đang có cùng với những khó khăn đang vướng phải, đây được xem là những nhân tố quan trọng thôi thúc chính quyền Tây Ban Nha đề ra những chính sách khuyến khích các nhà hàng hải tiến hành các cuộc phát kiến địa lý với mục đích tìm ra con đường mới, thị trường mới, tài nguyên khoáng sản mới ở các vùng đất phương Đông.

2. Quá trình thiết lập hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha

2.1. Châu Mỹ                                                                                                                                   

Cuối thế kỷ XV, Tây Ban Nha có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, mở đầu cho công cuộc thiết lập hệ thống thuộc địa. Năm 1492 là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặc lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển Vương quốc Tây Ban Nha, một nhân vật người Ý là người luôn khao khát ước mơ thực hiện chuyến thám hiểm bằng đường biển để đến được vùng đất phương Đông nơi được mệnh danh là vùng đất giàu có về vàng bạc, tơ lụa, hương liệu. Tháng 4 năm 1492, sau tám năm Columbus đã thuyết phục thành công kế hoạch chuyến đi của mình trước vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella. Sau vài tháng chuẩn bị, ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus cùng 90 thủy thủ trên ba chiếc tàu (Nina, Pinta và Santa Maria) rời cảng biển Palôt, bắt đầu chuyến đi đầu tiên vượt vùng biển Đại Tây Dương. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển ông đã đến được quần đảo Bahamas trên vùng biển Caribbean, sau đó tiếp tục đến Cuba, Haiti (đảo Hispaniola). Những năm sau, Columbus tiếp tục thực hiện ba cuộc thám hiểm tới vùng đất Tân Thế giới mà ông gọi đây là vùng đất Ấn Độ, đã phát hiện một số đảo ở Trung và Nam Châu Mỹ như: Đảo Anti, Marigalan, Goađơlup, Môxêrát, Antiguna, Jamaica, Triniđát,…[14; 93]. Mục đích chính không ngoài việc tìm kiếm vàng bạc, tơ lụa, hương liệu, để có được những thứ đó họ sử dụng mọi hình thức trao đổi, tặng các đồ vật mà họ mang theo thậm chí đôi khi họ sử dụng cả sức mạnh quân sự để chiếm đoạt. Kể từ cuộc phát kiến đầu tiên của Columbus, thực dân Tây Ban Nha đã tiến hành thiết lập hệ thống thuộc địa tại hòn đảo Haiti này, điển hình như đoàn thuyền của ông gồm 88 người trong đó 39 người xin được ở lại với hy vọng rằng sẽ tìm ra được nhiều vàng bạc, hương liệu là những mặt hàng đang rất cần cho sự phát triển của Vương quốc Tây Ban Nha [8; 52 – 53]. Từ việc xin ở lại, họ đã đặt những viên gạch đầu tiên mang bản chất thực dân, làm tiền đề cho chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha tiến hành xâm chiếm vùng đất được gọi là Tân Thế Giới. Trải qua nhiều năm sinh sống trên hòn đảo này, cư dân Châu Âu đã từng bước mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, ngày một tiến sâu vào nội địa ở Trung và Nam Châu Mỹ.

Nhìn theo dòng chạy của lịch sử, trước khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ, khu vực Nam Mỹ có rất nhiều bộ tộc da đỏ sinh sống mà Columbus gọi họ là những người Indiens, ở đó họ đã có một nền văn minh tương đối phát triển rực rỡ và đã hình thành được ngôn ngữ nói, chữ viết, quốc gia, tôn giáo,…của họ tương đối phát triển. Nhưng nổi bậc tại thời điểm này hai quốc gia tương đối phát triển hơn cả đó là vùng Trung Andes – là đất nước của người Inca, Maya sinh sống và vùng cao nguyên Mexico là đất nước của người Aztec. Tại hai quốc gia này đã cho thấy sự xuất hiện một hình thức nhà nước mới đầu tiên sớm hơn các khu vực khác ở Châu Mỹ. Trình độ kinh tế của các nền văn minh Aztec, Inca, Maya đã đạt được những thành tựu vượt bậc, ở họ nền kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp có chung nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu, nhưng khác nhau về phương thức canh tác của mỗi quốc gia tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên tại nơi cư trú. Có thể thấy rằng cư dân của quốc gia Inca đã biết làm ruộng bậc thang, xây dựng các hệ thống thủy lợi để phục vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, người da đỏ ở Trung và Nam Mỹ còn biết đến một số nghề thủ công như: dệt vải, chế tạo đồ gốm, làm đồ trang sức,…Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn đạt được những thành tựu vĩ đại trên các lĩnh vực thiên văn học, toán học và cả về nghệ thuật. Tuy nhiên trình độ phát triển của họ còn thấp bởi đa phần còn sống theo chế độ thị tộc, bộ lạc, họ chưa biết dùng sức kéo của gia súc, đồ sắt chưa xuất hiện, chế độ ruộng đất đa phần là công hữu, chế độ ruộng đất tư hữu chưa xuất hiện [9; 34]. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi cho thực dân Tây Ban Nha tiến hành thôn tính thuộc địa.

Năm 1511, thực dân Tây Ban Nha chính thức sử dụng sức mạnh quân sự, vũ khí tối tân xâm chiếm hòn đảo Cuba, dưới sự lãnh đạo của Velasques, sau khi đã xác lập hệ thống thuộc địa ở đây, Vua Tây Ban Nha chính thức phong tặng cho ông chức Tổng Đốc được quyền quyết định và kiểm soát toàn bộ khu vực này, Từ đây Cuba không chỉ trở thành căn cứ quân sự quan trọng mà còn làm bàn đạp cho các cuộc “Hành quân ăn cướp”[9; 37] tiếp theo.

Ngày 8 tháng 11 năm 1519 Hernán Cortés Pizarro – một chàng trai xuất thân từ tầng lớp quý tộc, chỉ huy 700 binh sĩ trên 11 chiếc tàu rời Cu Ba tiến sâu vào nội địa Mexico. Sau khi đến đây, với mưu trí và sự thông minh Hernán Cortés Pizarro đã sử dụng biện pháp mua chuộc, chia rẻ nội bộ của đối phương trong khi những người da đỏ vẫn cứ hồn nhiên tin theo, nhiều bộ lạc đã liên kết lại với nhau đứng lên chống lại chính quốc gia nơi mà họ sinh ra và trưởng thành. Thậm chí Hernán Cortés Pizarro còn lợi dụng lòng tin và sự mê tín của nhà vua Aztec (Vua Moctezuma), y không tốn một viên đạn nào đem quân vào được kinh thành, ngay sau đó bắt giữ vua Moctezuma làm con tin, lấy danh nghĩa của ông để vơ vét vàng bạc. Năm 1521, cùng với sức mạnh quân sự và vũ khí hiện đại, về cơ bản ông đã chiếm toàn bộ đất đai của người Aztec, cai trị một vùng đất đai trù phú rộng lớn gấp bốn lần vương quốc Tây Ban Nha [17].

Thực dân Tây Ban Nha sau khi xâm chiếm và xác lập hệ thống thuộc địa ở Trung Mỹ, ngày càng đẩy mạnh các cuộc nam nhằm thôn tính và kiểm soát toàn bộ khu vực Nam Châu Mỹ. Một nhân vật thứ hai xuất hiện đó là Francisco Pizarro là một người không biết chữ, chính sự vô tri vô thức ấy đã làm cho ông mất hoàn toàn sự ảnh hưởng của các nền văn minh đối với con người. Năm 1524, Francisco Pizarro tiến hành quá trình xâm chiếm Nam Mỹ với cuộc hành quân chiếm đóng xứ Peru của người Inca, bởi lý do nghe người Indiens nói tại vùng đất này có “Hoàng kim chi quốc”. Với sự khao khát vàng của cư dân Châu Âu đã lôi kéo con người vào vòng xoáy của sự tìm kiếm bất chất sự khó khăn, thậm chí là tính mạng của mình để có được và Francisco Pizarro không ngoại lệ, năm 1531 ông chỉ huy một đơn vị quân đội khoảng hơn một trăm người với phương tiện là ngựa và đại bác, vượt qua dãy núi Andes để đến được “Hoàng kim chi quốc”. Một năm sau, Francisco Pizarro chính thức đổ bộ lên bờ biển Pêrru, vùng đất vốn sinh sống của cư dân Inca. Khi ông vừa đến, đúng lúc nhà vua Inca băng hà, các cuộc chiến tranh nội bộ diễn ra giữa hai người con nhà vua, kết quả người anh chiến thắng thẳng tay giết chết em ruột của mình, Atahualpa chính thức lên nắm vương quyền. Nhưng lại đối với bọn thực dân xâm lược thì tỏa ra thái độ hiếu khách, tự mình đến thăm hỏi, kết quả một đi không trở về. Francisco Pizarro không thách sáu hạ lệnh bắt giam nhà vua, sau đó ông chính thức tuyên bố với thần dân Inca rằng: nếu muốn cứu sống quốc vương thì phải đem vàng đến đây xếp cho đầy phòng giam coi như số vàng đó là “vàng chuộc mệnh” vậy. Tất cả thần dân Inca với lòng tin ngay thơ của mình bất chấp nghe và làm theo yêu cầu của ông, nhưng họ thật sai lầm, sau khi có được một khối lượng vàng khổng lồ, Francisco Pizarro không làm theo lời hứa hẹn ban đầu, không phóng thích nhà vua, mà cũng không giam giữ nhà vua, quyết định treo cổ nhà vua Atahualpa cho đến chết. Cùng với sức mạnh chinh phục, Tây Ban Nha còn mang đến những căn bệnh gây tử vong cao mà từ trước đến giờ thổ dân Peru chưa từng gặp phải như sởi, cúm, sốt rét, đậu mùa,…Kết quả  là “chỉ qua 40 năm, dân số Peru giảm tới 80%: từ 9,6 triệu người giảm xuống khoảng 8,3 triệu người vào năm 1548 và chỉ còn chừng 2,7 triệu vào năm 1570” [6; 38 – 51]. Trong giai đoạn này các phương thuốc chữa trị những căn bệnh trong các trường hợp như vậy hầu như hiếm có, làm cướp đi sinh mạng của rất nhiều người da đỏ cộng vào đó là phương tiện, vũ khí hiện đại của thực dân Tây Ban Nha đã tiêu diệt toàn bộ một nền văn minh phát triển đế chế Inca, biến đế chế đó thành thuộc địa mới của Francisco Pizarro – là người đại diện cho chính quyền thực dân Tây Ban Nha.

Kết quả chuyến đi của Francisco Pizarro đến vùng đất “Hoàng kim chi quốc” thu được một khối lượng vàng khổng lồ, đến nổi số vàng đó cung cấp cho 9 lò luyện kim làm việc liên tục trong vòng 4 tháng trời ở Cajamarca, sản xuất ra 13.420 poud vàng và 26.000 poud bạc với tổng giá trị lên đến 15 triệu rúp vàng. Sau khi nộp một phần năm cho vua Tây Ban Nha, Francisco Pizarro đã chia ra một lượng nhỏ vàng cho những người đã từng theo ông, phần lớn số còn lại thì giữ làm của riêng cho mình, nhiều người trong số đó lập tức quay về Tây Ban Nha để tận hưởng phần còn lại cuộc đời mình một cách thoải mái. Đây là nguyên nhân thôi thúc hàng trăm người Tây Ban Nha tiến hành đi đến châu Mỹ với mục đích làm giàu [9; 39]. Đối với những người ở lại thì họ cùng Pizarro tiến hành tấn công vào Cuzco là thủ đô của người Inca, không gặp bất cứ sự kháng cự lớn nào, tại đây họ đã bắt gặp được một kho báo chứa đựng nhiều tượng hình con vật và người được làm bằng chất liệu vàng nguyên chất, với những thành công đạt được Chính phủ Tây Ban Nha quyết định chuẩn y việc xâm chiếm của Francisco Pizarro và đổi tên Peru thành New Castile, giao toàn quyền kiểm soát vùng đất mới này cho ông.

Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm Perru, từ những năm 30 của thế kỷ XVI thực dân Tây Ban Nha ngày càng tiến xa hơn về phía Nam nhằm thiết lập hệ thống thuộc địa toàn miền Nam Châu Mỹ điển hình như: Năm 1535, Almarago xâm chiếm Chile; 1538 Quesata xâm chiếm toàn bộ Colombia và vùng Venezuela; từ năm 1535 đến 1549 Mendoza xâm chiếm Uruguay, Paraguay và Argentina.

Có thể khẳng định rằng từ giữa thế kỷ XVI, quá trình bành trướng thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha sang Châu Mỹ về cơ bản đã hoàn thành. Trong đó trừ Brazil – thuộc địa Bồ Đào Nha, toàn bộ Trung và Nam Mỹ đều có sự kiểm soát chặt chẽ của giới chính quyền thực dân Tây Ban Nha. Công cuộc phát kiến địa lý đã mang lại cho người Tây Ban Nha nhiều lợi ích hơn sự mong đợi của họ, không chỉ vàng bạc, hương liệu mà còn cung cấp một nguồn lao động dồi giàu giúp Tây Ban Nha trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới về tài chính và hệ thống thuộc địa rộng lớn. Từ đây, Tây Ban Nha có đủ mọi điều kiện, pháp lý để tiến hành khai thác thuộc địa một cách có hợp pháp trên châu lục này.

2.2. Đông Nam Á

Những năm đầu của thế kỷ XVI, trước bối cảnh và điều kiện lịch sử, một nhân vật người Bồ Đào Nha, xuất thân trong một gia đình quý tộc tên là Magellan đã thực hiện thành công chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Là một người luôn khao khát và có một niềm tin vững chắc giống như Columbus, cho rằng nếu vượt qua Châu Nam Mỹ (Tân thế giới) sẽ đến được được vùng đất phương Đông nơi được mệnh danh là vùng đất giàu có, nhiều gia vị. Ngay tại quê hương của ông, chính quyền Bồ Đào Nha từ chối kế hoạch thám hiểm mà ông đề xuất, chính vì thế đến năm 1517, ông quyết định rời bỏ quê hương của mình đến Tây Ban Nha để thực hiện ước mơ trở thành nhà thám hiểm kiệt xuất. Vua Tây Ban Nha ủng hộ và tài trợ kế hoạch chuyến đi, sau 2 năm chuẩn bị, ngày 20 tháng 09 năm 1519, Magellan chỉ huy 265 thủy thủ trên 5 chiếc thuyền, rời cảng biển Tây Ban Nha [14; 95]. Sau hơn hai năm lênh đênh giữa sóng biển, gặp muôn vàng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, đôi lúc chính họ cũng cảm thấy nản lòng muốn quay trở về để sống một một cuộc đời bình thường trước đây, thậm chí sự sống và cái chết luôn rình rập xung quanh họ, để rồi tháng 3 năm 1521, một sự đền đáp đúng nghĩa, đoàn thuyền của Magellan đến được quần đảo Philipines. Tại đây những người Châu Âu đã sử dụng sức mạnh quân sự cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại nhằm cướp bốc vàng bạc, hương liệu, chính vì thế đã diễn ra một cuộc giao chiến quyết liệt giữa những người Châu Âu và dân bản địa, trong cuộc chiến này đã cướp đi tính mạng một nhà hàng hải vĩ đại Magellan. Các thủy thủ còn sống sót tiếp tục cuộc hải trình, vào tháng 9 năm 1522, 18 trên 265 thủy thủ hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển với đầy ấp chiến lợi phẩm khi đi qua quần đảo Moluccas. Cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển của nhà hàng hải Magellan có ý quan trọng trong lịch sử Tây Ban Nha không chỉ tìm ra con đường đến phương Đông mà còn làm tiền đề đầu tiên cho quá trình thiết lập hệ thống thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha ở các nước Đông Nam Á.

Sau cuộc phát kiến địa lý của Magellan, hàng loạt các đoàn thuyền người Tây Ban Nha đến Đông Nam Á để tìm kiếm mở rộng thị trường buôn bán, thiết lập hệ thống thuộc địa, khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế cho chính quốc. Đầu thế kỷ XVI, Indonesia bắt đầu có những thay đổi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Tây Ban Nha tiến hành mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên khu vực này. Năm 1521 sự độc quyền của thực dân Bồ Đào Nha không còn khi người Tây Ban Nha bắt đầu đặt trạm buôn tại đây. Đánh dấu một bước ngoặc đầu tiên trong lịch sử xâm chiếm Indonesia. Họ lợi dụng sự mâu thuẫn giữa bộ lạc sống trên đảo Ternate với bộ lạc trên đảo Tidore để trục lợi sau đó đẩy các mâu thuẫn ấy về thực dân Bồ Đào Nha. Cuộc chiến tranh tranh giành phạm vi ảnh hưởng của mình giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha kéo dài hơn nửa thế kỷ qua. Cuộc chiến kết thúc bằng sự thỏa thuận của cả hai, khi đó Bồ Đào Nha bồi thường cho Tây Ban Nha một số vàng ngược lại Tây Ban Nha rời khỏi Indonesia chuyển sang hoạt động đến quần đảo Philipines [13; 324].

Tháng 2 năm 1524, chính quyền Tây Ban Nha quyết định phái một đoàn quân tới vùng đất Đông Nam Á (ngày nay), mà tiêu biểu là quần đảo Philipines, do Ruy Lopez de Villalobos chỉ huy năm chiếc tàu cùng với 370 thủy thủ, xuất phát từ Mexico (Tân thế giới). Cuộc viễn dương đến quần đảo Philipines hầu như không thu được kết quả gì, nguồn gốc tên gọi Philippines bắt nguồn từ đây, chính ông là người lấy tên Philip con trai của hoàng đế Charles V, là người thừa kế ngai vàng của Tây Ban Nha đặt tên gọi cho quần đảo này là quần đảo Philipines, bất chấp sự kháng cự chống đối mạnh mẽ của Bồ Đào Nha. Điều đó cho thấy việc đặt tên cho hòn đảo này đã chứng tỏ cho thế giới biết rằng quần đảo Philippines chính thức trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha từ đây. Tuy nhiên trong quá trình ban hành và thực thi các yêu sách trên quần đảo này trong suốt 20 năm vẫn chưa thấy tính hiệu quả. Sau đó, cuối năm 1564 Miguel Lopez de Legaspi, với một lực lượng không lớn bằng lực lượng ban đầu của Ruy Lopez de Villalobos đã rời Mexico đi chiếm đóng vĩnh viễn quần đảo này, một năm sau đó với sức mạnh về quân sự, quân đội của ông chính thức đổ bộ lên hòn đảo Cebu và xây dựng căn cứ định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại đậy [4; 390]. Trong vòng 8 năm, Miguel Lopez de Legaspi đã từng bước mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở Trung và Nam quần đảo Philipines như Cebu, Leyte, Panay, Mindoro và đồng bằng trung tâm màu mỡ của Luzon, đỉnh cao của quá trình thiết lập hệ thống thuộc địa ở Philipines chính là thành công trong việc chiếm được thành phố Manila và biến thành phố Manila thành kinh đô của lãnh địa thực dân Tây Ban Nha. Trong hơn 3 thế kỷ chinh phục thực dân Tây Ban Nha mới chiếm toàn bộ bán đảo ở Philipines, mặc dù họ chiếm được miền trung nước này khá sớm. Qúa trình thiết lập hệ thống thuộc địa ở quần đảo Philipines gắn liền với quá trình truyền đạo của các giáo sĩ người Tây Ban Nha. Các tu sĩ được chính quyền thực dân Tây Ban Nha phái về các vùng quê đẩy mạnh việc truyền đạo chủ yếu thông qua con đường cưỡng bức, điển hình với câu nói của một bộ tộc sinh sống ở vùng Minđanao “Các giáo sĩ thuyết mãi mà không được thì bộ tộc sẽ dùng mũi gươm đuổi dân ra sông để rửa tội”[7; 332]. Thế lực Cơ Đốc giáo ngày càng lớn mạnh chi phối hầu hết các đảo thuộc địa, do đó chính quyền thực dân Tây Ban Nha đã dùng sức mạnh của Cơ Đốc giáo chống lại những người Hồi giáo ở Minđanao, gây ra các cuộc xung đột tôn giáo kéo dài hơn nửa thế kỷ.

III .  Quá trình bành trướng thương mại của Tây Ban Nha

Sau các cuộc phát kiến địa lý của Columbus, đặc biệt chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng đường biển của nhà hàng hải Magellan đã góp phần quan trọng trong việc mở đường cho các thương gia, các nhà quý tộc Tây Ban Nha mở rộng trao đổi buôn bán với khu vực bên ngoài. Với chính sách cai trị từ các vị vua dòng Habsburgs trong gần hai hai thế kỷ, không ngừng đẩy mạnh thiết lập mạng lưới thương mại buôn bán xuyên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Từ giữa thế kỷ XVI Tây Ban Nha trở thành đất mặt trời không bao giơ lặn đầu tiên trên thế giới, với diện tích thuộc địa khoảng 4 triệu km2, trải rộng hầu khắp châu Âu, châu Mỹ và một số nơi ở châu Á Thái Bình Dương” [9; 29]. Đồng hành cùng với sự phát triển của hệ thống thuộc địa thì hệ thống thương mại ngày một mở rộng trở thành cường quốc lớn thế giới.

Chính quyền thực dân Tây Ban Nha đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới thương mại buôn bán qua ba tuyến cụ thể như sau:

Thứ nhất là tuyến đường thương mại giữa chính quốc và thuộc địa các nước Châu Mỹ: Thực dân Tây Ban Nha quyết định chọn cảng biển Seville là nơi giao dịch buôn bán với Châu Mỹ, cho đến mãi thế kỷ XVIII mới chuyển sang cảng Cádiz. Với lợi thế là một quốc gia sở hữu hai mỏ bạc lớn nhất thế giới ở Châu Mỹ đó là khu vực Peru và Mêxicô, vì thế mà các thương nhân Tây Ban Nha coi Châu Mỹ là điểm dừng chân lý tưởng nhất, cho nên trong suốt thời kỳ phát triển từ năm 1504 sau khi nhà hàng hải Columbus kết thúc cuộc hải trình của mình cho đến 1650 ước tính có hơn 17.767 lượt thuyền qua lại trên tuyến đường thương mại này, tương ứng với 6.701.886 ngày [19; 81]. Điều đó đã chứng minh rằng việc trao đổi buôn bán giữa chính quốc và thuộc địa Châu Mỹ không ngừng được đẩy mạnh và phát triển vượt bậc, mang lại một khối lượng lớn về của cải cho chính quốc. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ấy, Tây Ban Nha cũng gặp những khó khăn nhất định đối với các thế lực bên ngoài luôn rình rập chống phá con đường thương mại này, tiêu biểu là những năm cuối của triều đại Charles I (1516 – 1556), tuyến thương mại này ngày càng giảm nhanh chóng bởi sự chiến tranh kéo dài với Pháp. Có thể thấy vào năm 1550 có 133 tàu buôn Tây Ban Nha đến Châu Mỹ thì có 82 tàu buôn trở về trong khi đó năm 1554 có 23 tàu buôn Tây Ban Nha đến Châu Mỹ thì có 36 tàu buôn trở về, số lượng tàu buôn đi và về trong những năm 1550 không cân đối, điều này cho thấy thương mại giữa Tây Ban Nha và Châu Mỹ có nhiều bất động không ổn định. Trước tình đó, chính quyền thực dân Tây Ban Nha quyết định ký hiệp định đình chiến với Pháp năm 1559 (Hiệp định Câteau – Cambrésis) nhằm khôi phục ổn định tình hình thương mại, ngay sau những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, thương mại giữa chính quốc và thuộc địa Châu Mỹ ngày tăng cường hoạt động buôn bán trở lại. Một bằng chứng có thể thấy vào năm 1608 đã có hơn 200 con tàu buôn rời cảng biển Seville Tây Ban Nha đến vùng biển Caribbean [9; 73]. Tại đây hoạt động xuất khẩu của Tây Ban Nha trước năm 1550 chủ yếu là các mặt hàng nông phẩm như: bột mì, dầu, quả hạch, hạt đậu, cá, xúc xích, thịt dăm bông, hoa quả, nho khô,…bên cạnh đó còn xuất hiện các mặt hàng vải len, đồ gốm, dao, kiếm, giấy, các đồ mỹ phẩm. Sự xuất khẩu sang Châu Mỹ những sản phẩm trên đã chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng cao của những người thực dân Tây Ban Nha trong bước đầu thích nghi sinh sống với điều kiện mới ở Châu Mỹ. Nhưng kể từ sau năm 1550, thì các mặt hàng nông phẩm ngày càng giảm đi, các mặt hàng nước ngoài của Tây Ban Nha như các sản phẩm dệt, các loại rượu ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng trên thị trường Châu Mỹ. Đối với nhập khẩu, Tây Ban Nha cũng nhập khẩu các mặt hàng nông phẩm từ Châu Mỹ như đường, ngọc trai, thuốc lá, cà phê, hạt ca cao,…nhưng mặt hàng chiếm số lượng nhiều nhất quyết định đến sự phát triển đất nước Tây Ban Nha chủ yếu là vàng bạc và khai khác mỏ, sau đây là bảng thống kê để thấy điều đó:

Bảng: Vàng và Bạc từ Châu Mỹ nhập khẩu vào Tây Ban Nha (1521 – 1660) [22; 436 – 472]

Giai đoạn % Bạc theo trọng lượng % vàng theo trọng lượng
1521 – 1530 2,949 97,051
1531 – 1540 89,602 10,398
1541 – 1550 87,677 12,323
1551 – 1560 87,672 12,328
1561 – 1570 98,803 1,197
1571 – 1580 99,164 0,836
1581 – 1590 99,428 0,572
1591 – 1600 99,287 0,713
1601 – 1610 99,466 0,534
1611 – 1620 99,598 0,402
1621 – 1630 99,819 0,181
1631 – 1640 99,911 0,089
1641 – 1650 99,848 0,152
1651 – 1660 99,890 0,110

 

Thứ hai là tuyến từ thuộc địa Châu Mỹ đến thuộc địa Philipines: Là tuyến đường thương mại xuyên qua Thái Bình Dương làm cầu nối liên kết giữa các thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu Mỹ và Philipines, mà cụ thể là giữa Manila (Philippines) với Acapulco (Mexico). Sau khi xác lập hệ thống thuộc ở quần đảo Philippines, Tây Ban Nha từng bước biến quần đảo này thành phòng tuyến ngăn chặn sự bành trướng của Bồ Đào Nha, đồng thời làm bàn đạp hướng ra thị trường hương liệu Đông Nam Á, thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc và xa hơn nữa là Nhật Bản. Năm 1573, lần đầu tiên trong lịch sử, tuyến đường thương mại nối liền giữa hai thuộc địa thông qua Thái Bình Dương đã được bắt đầu khi các tàu buôn từ thuộc địa Acapulco (Mexico) chuyên chở một lượng lớn bạc trắng cập bến Manila (Philippines), để đổi lấy hàng hóa từ Châu Á như: “hương liệu từ
Moluccas, gốm sứ, ngọc bích và tơ lụa từ Trung Quốc, hàng sơn mài từ Nhật Bản,
cây quế ở Philippines”
[9; 66]. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ Philippines trở về Chính quốc qua vùng biển Thái Bình Dương, các thương gia thường xuyên bị cướp biển cướp hết hàng hóa, trước tình hình đó chính quyền Tây Ban Nha cho thiết lập hệ thống tàu hộ tống để đảm bảo số lượng hàng hóa khi vận chuyển về.

Thứ ba là tuyến đường thương mại từ Châu Phi sang Châu Mỹ: Năm 1510, Tây Ban Nha từng bước thiết lập hệ thống thương mại giữa sa mạc Sahara với Châu Âu, mà hàng hóa khu vực này chủ yếu là nô lệ, nhằm cung cấp một nguồn lao động mạnh phục vụ trong việc khai thác trong các mỏ vàng, bạc và tập trung hầu khắp ở Trung và Nam Châu Mỹ. Từ năm 1519 cho đến 1867, số người Châu phi đến Châu Mỹ chiếm 17,5 %, đây là một con số không hề nhỏ trong việc hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Tây Ban Nha.

Như vậy, Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chính quyền Tây Ban Nha chú trọng tăng cường hoạt động thương mại sang Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi, nhằm tìm ra một thị trường rộng lớn, nguồn nhân lực, tài nguyên khoáng sản (chủ yếu là vàng, bạc), phục vụ cho sự phát triển của chính quốc. Trong ba thế kỷ qua, Tây Ban Nha với sức mạnh quân sự vốn có cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cao đã mang về một khối lượng của cải khổng lồ từ Á – Phi – Mỹ La Tinh. Từ một nước nhỏ bé nằm trên bán đảo Iberia dần dần trở thành một cường quốc giàu mạnh không chỉ về hệ thống thuộc địa trải dài mà hoạt động thương mại phát triển trở thành một cường quốc thế giới giữa thế kỷ XVII.

IV . Các cuộc chiến tranh

Trong quá trình thôn tính và thiết lập hệ thống thuộc địa, Tây Ban Nha thường xuyên xảy ra các cuộc chiến đẫm máu giữa thực dân Tây Ban Nha và dân bản địa, giữa  chính quyền Tây Ban Nha với các thế lực bên ngoài, có thể dễ thấy nhất vào năm 1519 Hernán Cortés Pizarro rời Cu Ba tiến sâu vào nội địa Mexico, áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật quân sự sử dụng các loại vũ khí hiện đại như đại bác, hỏa mai và nhiều loại phương tiện khác nhằm mục đích đánh bại và chinh phục đế chế Aztec năm 1521. Hay cuộc chinh phục đế chế Inca của thực dân Tây Ban Nha, do Francisco Pizarro chỉ huy, bắt đầu xâm chiếm Nam Mỹ ở phía nam Panama, sau đó tiến sâu vào lãnh thỗ của người Inca, 1532 đổ bộ lên bờ biển Pêrru, chinh phục hoàn toàn đế chế Inca (dùng khoảng 180 tay súng, 1 khẩu pháo và 27 con ngựa, do lực lương quân sự đông và được trang bị vũ khí hiện đại đã thẳng tay giết chết 20.000 người lính Inca. Kế đến là quá trình thôn tính ở quần đảo Philippines chính quyền Tây Ban Nha đã bỏ ra rất nhiều của cải, tâm huyết lao vào những cuộc chiến tranh tôn giáo mà tiêu biểu là Hồi giáo ở Mindanao.

Trong quá trình hoạt động thương mại, việc vận chuyển hàng hóa từ thuộc địa về chính quốc thường xuyên bị thực dân Hà Lan và Anh thay nhau cướp bóc, tình trạng này ngày càng kéo dài làm cho chính quyền Tây Ban Nha vô cùng giận dữ, nên đã quyết định tuyên chiến để bảo vệ các tuyến đường thương mại, đồng thời mang lại sự bình yên cho các thương gia Tây Ban Nha yên tâm vận chuyển hàng hóa lưu thông trên biển. Do chính sách cai trị quá hà thắt tại các thuộc địa, phải kể đến khu vực Nederland bao gồm các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Luxemburg với chính sách tôn giáo đề cao đạo Thiên chúa, bắt người dân bản địa phải từ bỏ đạo của mình (Tân giáo), thậm chỉ những ai tiếp xúc kinh sách của Tân giáo, nếu là đàn ông đem ra chém đầu, phụ nữ thì chôn sống, nặng thì thêu sống. Một sự việc xảy ra vô cùng tàn bạo khi Nederland đón nhận một tổng đốc mới, được nhà vua Tây Ban Nha cử ra, tên là Alba với lời tuyên bố nổi tiếng “Thà để lại một Nederland nghèo túng cho Thượng Đế, cũng không để lại một Nederland giàu có cho ma quỷ”[16; 322].  Chỉ trong vòng hơn một năm, mà ông đã thẳng tay giết hơn 8 nghìn người bằng hình thức tử hình và hàng vạn người chịu đựng các loại cực hình. Chính sự việc này đã làm cho người dân Nederland vô cùng câm phẫn, họ liên tục đứng lên đấu tranh chống lại bằng hình thức cướp bóc hàng hóa trên các tuyến đường thương mại trên biển của Tây Ban Nha. Tuy lực lượng quân sự hiện đại được trang bị vũ khí tối tân nhưng liên tục thất bại trước những người Nederland với sự tổn thất nặng nề trên mọi phương diện, trước sự suy yếu của mạng lưới thương mại trên biển ngày càng trầm trọng, tháng 4 năm 1609, Hiệp định đình chiến 12 năm với Hà Lan được ký kết, thừa nhận nền độc lập nước cộng hòa Hà Lan. Cùng thời gian ấy, khi nữ hoàng Anh Elizabeth tử hình Mary Stuart Của Scotland, thì Giáo hoàng La Mã vô cùng tức giận kêu gọi tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo đứng lên chống Anh, được sự hưởng ứng của vua Philip II (Tây Ban Nha), tháng 7 năm 1588, ông chính thức tuyên chiến với quân Anh, cùng hơn 130 chiến thuyền rầm rộ nối đuôi nhau tiến vào vùng biển phía Nam nước Anh, với tính ỷ lại vào sức mạnh của chính mình tàu của Tây Ban Nha nhanh chóng lọt vào quỹ đạo mai phục của Anh, hàng loạt chiếc thuyền của Anh với kích thước nhỏ gọn đã tấn công từ phía sau Tây Ban Nha kết hợp với hỏa lực, không bao lâu thì hạm đội Tây Ban Nha nhanh chống bị tiêu diệt (1588), với số quân lên đến 30 ngàn quân [17; 150].

Tây Ban Nha là một trong những đất nước trãi qua biết bao thăng trầm lịch sử với hàng loạt các cuộc chiến tranh đẫm máu. Các cuộc chiến tranh vừa kể trên chỉ là một phần nhỏ phản ánh phần nào về tiến trình lịch sử phát triển của Tây Ban Nha. Có thể thấy trong suốt quá trình chiến tranh, Tây Ban Nha mang nặng về yếu tố tôn giáo ngay tại chính thuộc địa của mình. Chính vì thế, chính quyền Tây Ban Nha luôn từng ngày đối diện với hàng loạt các cuộc nổi dậy chống việc đàn áp tôn giáo. Chính nguyên nhân này, vàng bạc kiếm được từ thuộc địa phần lớn phục vụ cho những cuộc chiến tranh, bảo vệ lợi ích Công giáo, không dùng số tiền kiếm được để xây dựng các cở sở hạ tầng phát triển đất nước mà xài một cách phung phí. Trong những cuộc chiến tranh, sự thất bại của hạm đội Armada (Tây Ban Nha) trước hải quân Anh, đã đánh dấu một bước ngoặc thời kỳ suy yếu của chính quyền Tây Ban Nha trên mọi phương diện.

V. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm

5.1. Thành tựu

Từ thế kỷ XVI, các vương triều công giáo Tây Ban Nha đã đạt được những thành tựu về chính trị và tôn giáo. Trong thời kỳ này, đối thủ mạnh nhất của Tây Ban Nha là Pháp, nhằm chống lại thế lực của Pháp đe dọa đến sự lớn mạnh của Tây Ban Nha, một thành tựu vĩ đại nhất có lẽ phải thừa nhận là sự ra đời của các liên minh, thông qua các cuộc hôn nhân chính trị. Tiêu biểu là cuộc hôn nhân giữa Catherine (Aragon) với hoàng tử Henry VIII (Anh); cuộc hôn nhân giữa Juana – cô Công chúa út của Vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella kết hôn cùng con trai của Hoàng đế Habsburgs, Maximilian I. Con trai của họ là Charles V, là người sáng lập ra vương triều Habsburgs ở Tây Ban Nha, trên cương vị là Hoàng đế Tây Ban Nha đồng thời cũng là Hoàng đế đế quốc Rô Ma Thần Thánh. Trong những năm trị vì (1516 – 1556) dưới sự cai trị của vua Charles V, Tây Ban Nha nhanh chống trở thành một cường quốc lớn nhất Châu Âu với một hệ thống thuộc địa rộng lớn ở Trung và Nam Châu Mỹ và một số nước Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng sức mạnh của Tây Ban Nha đối với các nước Châu Âu đến nổi mỗi khi các nước Châu Âu nào đưa ra các quyết sách ngoại giao mà không tính đến những phản ứng từ Tây Ban Nha [9; 49]. Trên cương vị là Hoàng đế của đế quốc Rô Ma Thần Thánh có nhiệm vụ bảo vệ Công giáo, Charles V cũng đạt được một số thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo của mình, cụ thể là thành công trong việc chống lại các mối đe dọa của Tin Lành (Bắc Âu) và đế quốc Hồi giáo Ottoman ở Địa Trung Hải. Năm 1556, Charles V thoái vị nhường ngôi lại cho con trai là Philip II, trong suốt thời gian trị vì có thể thấy nếu như  Charles V là một vị vua ham chinh chiến mở rộng lãnh thổ thì Philip II lại là vị vua quản lý hành chính kiệt xuất của Tây Ban Nha. Dưới sự cai trị của Vua Philip II, Tây Ban Nha luôn trong tư thế phòng thủ và làm mọi cách để bảo vệ nguyên vẹn những vùng đất vốn có, chứ không chú trọng vào những cuộc chiến tranh nhằm mở rộng vương quốc. Trong thời kỳ này, Tây Ban Nha cũng được xem là một trong những cường lớn nhất Châu Âu với hệ thống thuộc địa rộng lớn.

Trên lĩnh vực kinh tế: Từ thế kỷ XVI, Tây Ban Nha dưới sự cai trị của các vị vua tài giỏi như Charles V, Philip II với các chính sách đối nội, đối ngoại đã không ngừng từng bước đưa đất nước Tây Ban Nha đứng đầu Châu Âu về kinh tế. Với hệ thống thương mại rộng lớn xuyên qua cả bốn châu lục Âu – Mỹ – Á – Phi, cùng với thị trường rộng lớn, nguồn lao động dồi dào ở các nước thuộc địa. Sau các cuộc phát kiến địa lý, Tây Ban Nha tiếp cận được được một nguồn của cải khổng lồ ở Trung và Nam Châu Mỹ, phục vụ tốt cho sự phát triển của Tây Ban Nha, ước tính từ năm 1560 đến năm 1685, Tây Ban Nha nhập khẩu khoảng hơn 30.000 tấn bạc, trong giai đoạn tiếp theo từ năm 1686 đến 1810, thì số bạc thu được gấp đôi giai đoạn trước [19; 60]. Hay tổng trọng lượng vàng trung bình mà Tây Ban Nha nhập khẩu từ Châu Mỹ giai đoạn (1521 – 1660) lên đến 9,8225% (đơn vị: % vàng theo trọng lượng) [22; 436 – 472]. Bên cạnh đó các ngành kinh tế trong nước như: công nghiệp và thương mại gặt hái không ít những thành tựu quan trọng. Ngành công nghiệp len dạ không ngừng cải tiến về kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp lớn như: Grenada, Valencia, Barcelona,….Trong đó trung tâm lớn nhất là Seville “Có 16.000 xưởng dệt thủ công với 130.000 thợ, hay Toledo vào giữa thế kỷ XVI cũng có 3.000 xưởng sản xuất lụa với 30.000 thợ”[9; 47].

Như vậy, chính những thành tựu đạt được là nhân tố quyết định đến sự phát triển thịnh vượng của Tây Ban Nha nửa đầu thế kỷ XVI, trở thành một cường quốc lớn nhất Châu Âu trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, là trung tâm tài chính, sức mạnh có tầm ảnh hưởng, chi phối toàn Châu Âu.

5.2. Hạn chế

Trong quá trình hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, Tây Ban Nha lao vào những cuộc chiến tranh liên tiếp, dồn dập làm tiêu tan những món tiền khổng lồ mà giới cầm quyền đã cố công khai thác, cướp bóc từ thuộc địa ở Châu Mỹ và Philippines. Điển hình như thời kì Charles V tiến đánh người Pháp, Thổ Nhĩ Kì, sau đó lại tiến đánh cả giáo đồ mới của Martin Ludwing trong nước. Bên cạnh đó có thể dễ thấy rằng từ Vương triều Habsburgs đến vương triều Bourbons, các vị vua đều sử dụng đồng tiền kiếm được bất hợp lý, phung phí vào những cuộc chiến tranh chiến đấu vì lợi ích và đức tin Công giáo của họ, điển hình như cuộc xung đột tôn giáo ở Philippines, Indonesia. Thậm chí họ dùng tiền có được từ thuộc địa vào những cuộc ăn chơi xa xỉ, của các tầng lớp vương công, quý tộc. Thay vì quan tâm đến việc cân đối thu chi tài chính, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng củng cố cấu trúc thượng tầng phát triển đất nước, thì họ lại làm ngược lại, khiến cho đất nước Tây Ban Nha ngày càng suy giảm.

Đối với chính sách đối ngoại: Sự thống trị và hạn chế những vùng đất thuộc địa mà Tây Ban Nha kiểm soát được, quản lí chặt chẽ gây ra tình trạng ức chế tăng trưởng nhân khẩu, còn chính sách đối nội thì chính phủ Tây Ban Nha với chính sách thu thuế quá cao trong các công ty nhà máy, xí nghiệp dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đủ khả năng đáp ứng, làm cho nền kinh tế bất ổn và suy yếu. Sự suy sụp trên lĩnh vực công thương nghiệp đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, hàng loạt các cuộc chiến tranh đối ngoại bị thất bại nặng nề [8; 73].

Một hạn chế vô cùng quan trọng khi chính quyền Tây Ban Nha mắc phải một sai lầm lớn khi trục xuất tộc người Moro ra khỏi Tây Ban Nha: “Năm 1609 đánh dấu một trong những cuộc trục xuất tôn giáo lớn nhất châu Âu khi khoảng 300.000 người Morisco – những tín đồ Hồi giáo cải sang đạo Cơ đốc – đã bị chính quyền đuổi khỏi Tây Ban Nha nhằm tạo ra một nhà nước thuần nhất”[3]. Đó cũng là một trong những chương đen tối nhất của lịch sử bán đảo Iberia.năm 1610 nhà vua đã ra sắc lệnh trục xuất người Moro, với hành động này vua Tây Ban Nha đã mất đi 300.000 thần dân chăm chỉ. Đó được xem như là sự mất mát lớn của Đất nước Tây Ban Nha, chính họ là một trong những nguồn nhân lực dồi giàu để phát triển kinh tế. Đã vậy, mà chính họ lại thiếu đi sự đề cao lao động, chăm chỉ, cần cù  mà người Anh, Hà Lan có, sự lười biếng và thối ăn sẵn làm cho họ quay lưng lại với việc buôn bán và xa rời hoạt động sản xuất.

Trong quá trình thôn tính và khai thác thuộc địa, chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha vô cùng gây gắt, khắc nghiệt đối với người dân bản địa. Kể từ năm 1503, Vua Tây Ban Nha đã ban bố sắc lệnh về việc thực hiện chế độ chia đất và giám hộ, như ở Châu Mỹ sau khi Cortes chinh phục vùng đất Mexico đã tiến hành chia 22 thành trấn, 25 nghìn dặm vuông Anh đất đai và 115 nghìn người Indians làm nô lệ, phần lớn những người nô lệ này thường được đưa vào các đồn điền và các hầm mỏ, công việc vô cùng vất vả, bị đối xử một cách tàn tệ, nên rất nhiều người Indians chết. Tính đến thời điểm nửa đầu thế kỷ XVI con số người chết lên đến từ 12 đến 15.000.000 người, ví dụ sau khi thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm Haiti thì cư dân ở đây có 60.000 người, nhưng đến năm 1548 thì còn lại 500 người; vùng đất Jamaica năm 1503 có 300.000 người, sau quá trình xâm chiếm và cai trị thì dân số bản địa nơi đây hoàn toàn bị tiêu diệt gần hết [8; 66]. Có thể thấy số người chết rất nhiều, những số liệu kể trên đã từng bước vang lên một hồi chuông bao động trong việc thực thi chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha đối với cư dân bản địa, một chính sách quá tàn bạo. Chính vì thế, ngay từ buổi đầu bước chân lên vùng mới (châu Mỹ và một số nước châu Á Thái Bình Dương) đã tạo ra những cuộc xung đột, các mâu thuẫn giữa người đi mở cõi và cư dân bản địa, do đó mà trong suốt cả quá trình cai trị Tây Ban Nha luôn đối diện với sự chống đối bất hợp tác, thái độ không ủng hộ của đại đa số cư dân bản địa trên vùng đất Tân thế giới.

5.3. Bài học kinh nghiệm

Từ những hạn chế nhất định của chính quyền Tây Ban Nha, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

  • Thứ nhất trên lĩnh vực chính trị: Đất nước phải thật sự thống nhất, thì mới tạo ra sức mạnh, có đủ tiềm lực để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý, mở rộng phạm vi lãnh thổ, phát triển đất nước. Tăng cường củng cố hệ thống liên minh thông qua các cuộc hôn nhân chính trị, nhằm tạo ra sức mạnh chống lại các thế lực bên ngoài, ban hành các chính sách tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất với mức thuế ưu đãi, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Không ngừng củng cố, xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước, cấu trúc thượng tầng.
  • Thứ hai trên lĩnh vực kinh tế: Xây dựng các tuyến giao thông thương mại trên biển vững chắc, kết hợp sức mạnh quân sự nhằm ổn định kinh tế, không chỉ việc trú trọng khai thác mà còn phải đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc địa nhằm đẩy mạnh khai thác được lâu dài. Sử dụng nguồn của cải kiếm được từ thuộc địa đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất trong nước, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào dây truyền sản xuất, thậm chí có thể dùng số tiền này hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, yếu có điều kiện để sản xuất phát triển, thường xuyên thay đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
  • Thứ ba trên lĩnh vực quân sự: Thường xuyên luyện tập một cách đều đặn, không ỷ lại sức mạnh có được mà có thái độ khinh thường địch, người lãnh đạo phải nhạy bén với từng chiến thuật của địch, cũng cố hệ thống tàu chiến, vũ khí tác chiến phải linh động trong mọi trường hợp. Trong một cuộc chiến bất kỳ, Tây Ban Nha không nên đồn hết lực lượng nồng cốt của đất nước vào đó, điển hình sau cuộc chiến thất bại thảm hại với quân Anh 1588, Tây Ban Nha lâm vào suy yếu.
  • Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Không áp đặt quá gây gắt đặt tôn giáo của mình lên trên tôn giáo của người khác, hoặc ép buộc người khác phải cải đạo, điều đó là một sai lầm rất lớn, bởi tôn giáo là tín ngưỡng thiêng liêng nhất của họ đối các bậc siêu nhiên. Khi va chạm đến tôn giáo thì chính Tây Ban Nha phải đối đầu với các cuộc chiến tranh xảy ra không mong muốn, mà lịch sử Tây Ban Nha đã cho thấy điều đó, cụ thể có khoảng 12.000 nhà thờ được xây dựng trong suốt ba thế kỷ Tây Ban Nha thống trị trên vùng đất Tân thế giới [20; 66 – 67].

KẾT LUẬN

Từ những năm cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, sau những cuộc phát kiến địa lý của nhà hành hải Columbus là người đầu tiên phát hiện ra Châu Mỹ và cuộc hải trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của nhà hàng hải Magellan từ Châu Âu sang Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi đã đặt nên những viên gạch đầu tiên, mở đầu cho quá trình thiết lập hệ thống thuộc địa, thương mại trên các vùng đất mới. Dưới triều đại của Ferdinand (1479 – 1516) và Charles V (1516 – 1556), các vị vua đã không ngừng củng cố xây dựng một nền chuyên chế đủ mạnh để chống lại các thế lực bên ngoài và phát triển mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước. Là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu tiến hành thống nhất đất nước với thể chế trung ương tập quyền, đẩy mạnh công cuộc phát kiến địa lý, thiết lập các hệ thống thuộc địa và mạng lưới thương mại bằng đường biển, trong khi các nước Tây Âu khác như Anh, Pháp gặp phải những khó khăn về mặt chính trị như Anh và Pháp đang phải hàn gắn vết thương sau cuộc “chiến tranh trăm năm (1337 -1453) và ở Anh xảy ra cuộc nội chiến “Hoa hồng (1455 -1485)”. Sau khi đất nước được thống nhất, chính quyền Tây Ban Nha rất chú tâm đến việc thống nhất về tiền tệ nhằm khắc phục tình trạng hỗn loạn trong lưu thông tiền tệ trước đây, cụ thể như nhà vua cho đúc tiền vàng, bạc, đồng theo quy chuẩn mới, do đó tạo nên một thị trường tiền tệ thống nhất, phát triển kinh tế. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, trên lộ trình tìm kiếm, mở rộng và khai thác thuộc địa, Tây Ban Nha từng bước gặt hái không ít những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Với sức mạnh quân sự cùng với sự nổ lực của các đời vua, giữa thế kỷ XVI Tây Ban Nha có một hệ thống thuộc địa rộng lớn trải dài từ Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á Thái Bình Dương với diện tích 4 triệu Km2 [9; 29]. Cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế đã từng bước đưa Tây Ban Nha trở thành một cường quốc lớn nhất trên thế giới. Chỉ trong 15 năm kể từ năm 1545 đến năm 1560, hằng năm Tây Ban Nha nhập khẩu vàng bạc từ Châu Mỹ về chính quốc một khổi lưởng khổng lồ, con số lên đến 5.500kg vàng và số lượng Bạc là 246.000 kg [8; 66].

Đồng thời, Tây Ban Nha với tư tưởng sùng bái và đề cao Thiên Chúa giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội, nên những kẻ thực dân ra đi họ đều mang theo Chúa của họ đến những vùng đất mới điển hình như ở Châu Mỹ, Philippine, Indonesia. Tất là họ mang theo cả một nền văn hóa của mình đến với các nước thuộc địa để truyền bá và phát triển. Bên cạnh đó với tư tưởng “trọng tiền”, làm cho Tây Ban Nha cứ đắm say vào hoạt động cướp bóc, chiếm đoạt, khai thác, nhờ vậy mà trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng 50 năm đầu thế kỷ XVI, Tây Ban Nha trở thành một cường quốc về tài chính ở Châu Âu và hệ thống thuộc địa vô cùng rộng lớn. Tuy nhiên số tiền họ kiếm được lại không phục vụ cho nền kinh tế của chính quốc mà chạy theo những cuộc đầu tư thám hiểm, thậm chí vào những cuộc chiến tranh của tôn giáo để rồi khi sức mạnh của nhà nước chuyên chế suy yếu, Tây Ban Nha không còn đủ sức để duy trì hệ thống thương mại độc quyền như trước được nữa.

Ngoài những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại, Tây Ban Nha cũng có những đóng góp không hề nhỏ trong quan hệ quốc tế. Là đất nước khởi đầu tìm ra các con đường thương lộ bằng đường biển sang các nước phương Tây và Châu Á, hình thành một hệ thống thương mại bằng đường biển xuyên Châu Lục (Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). Tây Ban Nha giúp cho các nước trên thế giới biết rằng để trở thành một cường quốc phát triển mạnh, đầu tiên hết chính đất nước đó phải là một đất nước thống nhất, thị trường tiền tệ thống nhất, tăng cường củng cố bộ máy mà nước để phù hợp với từng thời điểm, từng bối cảnh lịch sử diễn ra. Sự thất bại và suy yếu trên chặn đường phát triển của mình, Tây Ban Nha dạy cho thế giới biết rằng trong quá trình cai trị thuộc địa nên hạn chế đến mức thấp nhất những mâu thuẫn, tạo mối quan hệ thân thiện với cư dân thuộc địa nhằm tránh các cuộc phản kháng, chống phá tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy mạnh công tác khai thác, những món tiền kiếm được từ thuộc địa phải phục vụ cho sự phát triển của chính quốc làm căn cứ sức mạnh để tồn tại. Ngoài việc chỉ tập trung khai thác thuộc địa cần chú trọng đến đầu tư phát triển cơ sở kinh tế nhằm góp phần duy trì phát triển hệ thống thuộc địa không ngoài việc phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Chính sách thu thuế cần giảm nhẹ tối đa, tạo điều kiện cho các thương nhân vừa và nhỏ phát triển, thậm chí còn phải khuyến khích họ, hỗ trợ nguồn vốn giúp cho họ đẩy mạnh phát triển quy mô cơ sở sản xuất, bởi chính họ là một trong những nhân tố đẩy mạnh phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Antonio Dominguez Ortiz (2009), Tây Ban Nha ba nghìn năm lịch sử, Thế giới.
  2. Đặng Đức An (2009), Đại cương lịch sử thế giới trung đại, Chính trị Quốc gia.
  3. Trần Anh, Sự kiện trục xuất người Morisco khỏi Tây Ban Nha, cập nhật ngày 27/7/2015, truy cập ngày 15/12/2017, từ https://nghiencuulichsu.com/2015/07/27/su-kien-truc-xuat-nguoi-moor-khoi-tay-ban-nha/.
  4. G.E.HALL (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Daniel J. Boorstin (2016), Những nhà khám phá lịch sử tri kiến vạn vật và con người, Thế giới.
  6. Nguyễn Anh Hùng (2005), Những nét cơ bản của lịch sử chính trị – xã hội Peru, Tạp chí nghiên cứu Châu Mỹ ngày nay, Số 01.
  7. Nguyễn Văn Hồng – Vũ Dương Ninh (1985), Lịch sử cận đại thế giới, quyển 3, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
  8. Đào Minh Hồng (2016), Lịch sử quan hệ quốc tế thời cận đại các cường quốc đại dương, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  9. Phạm Thị Thanh Huyền (2016), Quá trình hoạt động thương mại của Tây Ban Nha ở các thuộc địa Mỹ La Tinh (Thế kỷ XVI – Đầu thế kỷ XIX), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  10. Trần Khánh (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV, Nxb Khoa học xã hội.
  11. Văn Sinh Nguyên (2004), Những câu chuyện về lịch sử phương Tây, Lao động – Xã hội.
  12. Lương Ninh (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Giáo dục.
  13. Lương Ninh (2015), Đông Nam Á lịch sử từ nguyên thủy đến nay, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
  14. Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La (2010), Lịch sử thế giới trung đại, Giáo dục Việt Nam.
  15. Patricias Daniels Stepheng G.Hyslop (2007), Lược sử thế giới, Nxb. Từ Điển Bách Khoa.
  16. Trần Giang Sơn (2012), Lược sử thế giới cổ trung cận hiện đại, Nxb. Quân đội Nhân dân.
  17. Lê Thành (2004), Lịch sử chiến tranh, Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
  18. Phạm Nguyên Trường (2012), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử (1660 – 1783), Nxb. Tri thức.
  19. Hoàng Anh Tuấn (2016), Thương mại thế giới và hội nhập của Việt Nam, thế kỷ XVI – XVIII, Nxb, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  20. Lương Thị Thoa, Phạm Thị Thanh Huyền, Một số tác động tích cực, của chính sách thực dân Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Số 4, 2009, Tr. 60 – 67.
  21. Trần Thị Thanh Vân, Các công ty Đông Ấn thế kỷ XVII – XVIII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6 (111), 2009.
  22. Imports of American Gold and Silver Into Spain, 1503 – 1660, Earl J. Hamilton. P. 468 (In The Quarterly Journal of Economics, Vol.43, No.3 (May, 1929), 436.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s