Sưu tầm vài câu nói về ông “Ba Mươi”

914sojc9VYL._SL1500_

Chào đón năm Nhâm Dần 2022, sưu tầm vài câu nói về ông “Ba Mươi”. Là món quà nhỏ đầu năm. Thân tặng các bạn: “Tiêu sầu tại chỗ, vơi đi chút buồn, vui với chữ nghĩa, qua mùa cô Vy”. 

***

Ăn phải gan hùm.

Cáo đội lốt hổ, cáo mượn oai hùm.

Cọp chết để da, người chết để tiếng.

Dữ như cọp cái.

Ky cóp cho cọp nó ăn.

Long tranh hổ đấu.

Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.

Rừng nào cọp ấy.

Thả hổ về rừng.

Trông mèo vẽ hổ.

Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp.

***

Bạo hổ bằng hà (kẻ hữu dũng vô mưu).

Dưỡng hổ di hoạn (nuôi hổ để họa về sau).

Điệu hổ ly sơn (dụ hổ rời núi).

Hà chính mãnh ư hổ (chính trị hà khắc còn tệ hơn hổ báo).

Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm (vẽ hình tướng, vẻ ngoài    của hổ thì dễ, vẽ được phong cốt của hổ mới khó; biết người, biết mặt, khó biết lòng).

Hoạ hổ loại cẩu (khuyển): (vẽ hổ ra chó; bắt chước mà không thành).

Hổ câu hữu thực ngưu chi khí (hổ con mới sinh đã có khí thế nuốt trâu).

Hổ đầu yến hạm (đầu hổ cằm yến).

Hổ độc bất ngật nhi hổ (hùm dữ không ăn thịt con).

Hổ lạc bình nguyên (bị khuyển khi): (cọp lạc trong đồng bằng. Anh hùng hoặc người có sức mạnh rơi vào chỗ thất thế).

Hổ lang dã hữu phụ tử tình (hổ sói cũng có tình cha con).

Hổ phụ sinh cẩu tử (cha hổ sinh con chó; cha giỏi sinh con hèn).

Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ; cha nào con nấy).

Hổ phụ vô khuyển tử (cha hổ không có con là chó).

Hổ thị đam đam (nhìn đăm đăm như hổ).

Kỵ hổ nan hạ (cưỡi hổ khó xuống).

Lang thốn hổ yết (ăn như hổ sói; ăn như hùm đổ).

Long bàn hổ cứ (rồng cuộn hổ ngồi; sức mạnh tiềm tàng, uy dũng mà không lộ diện).

Mãnh hổ nan địch quần hồ (một con hổ dù có sức mạnh đến đâu cũng không chống nổi một bầy hồ nhỏ bé).

Nhất sơn bất dung lưỡng hổ (một núi không thể có hai cọp cùng chung sống).

Như hổ thiêm dực (như hổ thêm cánh).

Sơn sơn hữu lão hổ, xứ xứ hữu cường nhân (ngọn núi nào cũng có một con hổ, xứ nào cũng có một kẻ mạnh).

Tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau).

Ưng lập như miên, hổ hành tự bệnh (ưng đậu như ngủ, hổ đi tựa bệnh. Kẻ có trí tuệ, sức mạnh thực sự thường không khoa trương hay để lộ chân tướng).

*****

Chúc tết năm Dần.

Trâu đi, CỌP đến, dũng mãnh thay!

Uy HỖ, HÙM danh, Cô Vy* chạy.

Vui khỏe, tự tại như Ông KỄNH

Hồi phục, xoay DẦN, phát triển hơn,

*****

Cung kính mời nhau, ly rượu xuân

Chúc lành năm CỌP, tiễn Cô Vy*

Tân niên tài lộc: mãnh như HỖ

Xuân mới, thân tâm luôn an lạc

Vạn chuyện lo toan, thay đổi DẦN

Sự gì bế tắt, đều hanh thông

Như Chúa Sơn Lâm, sống tự tại,

Ý nguyện, duyên lành, thỏa ước mong.

* Cô Vy:  COVID (coronavirus).

Cọp, hỗ, dần, hùm, ông kễnh, ông Ba Mươi, chúa sơn lâm…: là tên gọi của cọp.


Kỳ Thanh, đầu năm Nhâm Dần 2022.

9 thoughts on “Sưu tầm vài câu nói về ông “Ba Mươi”

  1. Xin được đính chính, vì lỗi chính tả khi đánh máy:
    – “vẻ ngoài của hỗ thì dễ” sửa là “bề ngoài của hổ thì dễ”;
    – “cọp lạc trong đồng bằng” sửa là “cọp lạc vào đồng bằng”.
    Kỳ Thanh.

    Thích

  2. ● Hoạ hổ, hoạ bì nan hoạ cốt =》 có nghĩa là người ta vẽ con cọp thì chỉ vẽ được phần ở bên ngoài (da ) chứ khó mà vẽ được phần ở bên trong ( xương ) được .
    ● Cứ nằm mơ đi vì thiên cơ từ lâu đã cho thấy quá rõ rằng đến hết năm 2023 thì nhân loại mới vượt qua được hết kiếp nạn thứ 3 . Do đó nhân loại vẫn còn phải chịu nhiều cảnh thảm thương hơn nữa đấy !
    * Kiếp nạn thứ nhất xảy ra từ năm 2000 đến hết năm 2003
    * Kiếp nạn lần thứ 2 xảy ra từ năm 2010 đến hết năm 2013
    * Kiếp nạn lần thứ 3 xảy ra từ năm 2020 đến năm 2023
    * Kiếp nạn lần thứ 4 xảy ra từ năm 2030 đến năm 2033 《 NHÂN LOẠI CÓ THỂ BỊ HỦY DIỆT HẾT 》
    =》 hãy tự suy gẫm lại xem có đúng vậy không ? ( theo chu kỳ 10 năm )
    Đầu năm 2001 Lão nhọc công lặn lội đến bưu điện của tỉnh để gởi thơ bảo đảm sang đài BBC ở Vương quốc Anh và chỉ rõ từng kiếp nạn mà con người sẽ hứng chịu v v Là mong mọi người thận trọng và ứng xử cho phù hợp nhất là trên lãnh vực của chiến tranh nhằm giúp cho thế giới giảm bớt cảnh đau thương v v. Nhưng bị cái đám CHÓ MÁ ở bưu điện nó đem ra kiểm duyệt và thủ tiêu luôn ! Cho nên nhân loại luôn bị kiếp nạn đến thảm thương như thế này !
    Nếu mà nhân loại không biết kiềm chế để gìn giữ HOÀ BÌNH thì sẽ bị DIỆT VONG. !
    Phú Tiên – TN : 24/01/2022

    Thích

  3. Xin được đính chính lại, vì lỗi chính tả khi đánh máy:
    – “vẻ ngoài của hổ thì dễ” sửa là “bề ngoài của hổ thì dễ”.
    – “cọp lạc trong đồng bằng” sửa là “cọp lạc vào đồng bằng”.
    – “Uy HỖ, HÙM danh” sửa là “Uy HỔ, HÙM danh”.
    – “mãnh như HỖ” sửa là “mãnh như HỔ”.
    Xin lỗi mọi người.
    Kỳ Thanh.

    Thích

  4. ● Hoạ = Vẽ , Hổ = con Hổ ( con Cọp v v ) , Bì = Da , Nan =Khó , Cốt =Xương
    ● Mãnh hổ nan địch quần hồ =》 Một con hổ dù có dũng mãnh ( khỏe mạnh ) đến đâu cũng khó mà thắng được một bầy khỉ ( Hồ = Khỉ ) =》 Đây là nghĩa bóng chứ không phải là nghĩa thực !
    Mấy câu này có ở trong sách Minh Tâm Bửu Giám của Trương Vĩnh Ký được xuất bản thời kỳ đầu
    Phú Tiên – TN : 25/01/2022

    Thích

    • Thưa các cụ, mỗ cực lực phản đối việc gán ghép (Hồ = Khỉ).
      Hồ là Cáo chồn, Hồ ly tinh. Còn Hầu mới là Khỉ. Hầu ca nhà ta nổi danh Tề Thiên Đại Thánh chính là một con Thạch Hầu – Khỉ đá.
      Còn câu “mãnh hổ nan địch quần hồ” kia thì dân mạng ngày nay diễn thành “hổ báo gặp cáo chồn” rồi.

      Thích

  5. Dạ xin thưa với tiên sinh từ Hồ khi xưa cũng tương đương với từ Hầu đấy ạ ! Nó chỉ trùng âm chứ không có trùng chữ đâu ạ !
    Ngày nay có những âm từ trùng lập rất là nhiều nhưng chữ và nghĩa là hoàn toàn khác nhau đấy ạ !
    Muốn biết rõ thì nên tìm những sách cổ xưa thì sẽ rõ Từ ngữ của vài ngàn năm trước có một phần khác biệt với từ ngữ hiện nay nhất là tiếng phổ thông của TQ hiện nay !
    Phú Tiên – TN : 01/02/2022

    Thích

  6. Xin phép được góp thêm ý nhỏ về câu “mãnh hổ nan địch quần hồ” là câu tục ngữ Hán Việt “猛虎难敌群狐”; ý rằng: một con hổ dũng mãnh cũng khó thắng nổi một bầy chồn (nhỏ mà tinh ranh hơn).
    Kỳ Thanh.

    Thích

  7. ● Sao lại là tục ngữ chứ Tiên Sinh ?
    ● Tất cả các loài vật điều khiếp sợ cọp cả chỉ có vài trường hợp đặc biệt là không sợ con cọp mà thôi ! Trong đó đứng đầu là loài khỉ . Riêng về chồn, cáo, cầy, chó sói v v chỉ nghe mùi của cọp thì chân không còn đứng vững nữa vậy thì lấy gì mà chiến đấu với cọp ? ? Chẳng lẽ người xưa nói chuyện không có thật à ?
    Ngày nay viết cũng như dịch các câu chữ cổ có rất nhiều sai sót chẳng hạn như câu Viêm Đế Thần Nông Thị, tam thế dã Đế Minh có rất nhiều vị dịch ra trong bài viết của mình là : Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm Đế thuộc thị tộc Thần Nông . Họ quên là Viêm ở đây là họ của một bộ tộc thuộc thị tộc Thần Nông , còn Đế là chức vị ĐẾ CỦA ĐẾ VƯƠNG . Họ dịch như vậy chẳng khác gì nói Viêm Đế là họ , tên của một người . ( cụ thể là ông nội của Đế Minh tên họ là Viêm Đế vậy !)
    Hay câu : Đế Minh phong cho Lộc Tục LÀM KINH DƯƠNG VƯƠNG chẳng có một vị nào viết bài hiểu và dịch nghĩa đúng của câu này cả !
    Hoặc từ Câu Ngô hay Câu Tiễn họ cho rằng những từ này là vô nghĩa v v
    Từ trước cho tới nay nói về nguồn gốc của người Việt Nam là bắt đầu từ thuở Hồng Bàng Thị nhưng cũng chẳng có một ai dịch nghĩa đúng của 3 từ này cả !
    Phú Tiên – TN : 01/02/2022

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s