Liên Xô phản ứng như thế nào khi mà người Mỹ đã bỏ xa họ trong việc phát triển thành công các bộ vi xử lý và các chip CPU?

Lê Hữu Hà

Câu trả lời chung chung nhất đó là ngành công nghiệp điện tử của Liên Xô cực kỳ lỗi thời nếu như so với phương Tây. Liên Xô có “thung lũng Silicon” của riêng mình (Zelenograd), một thành phố nhỏ – khép kín, chỉ tập trung vào việc phát triển các bộ vi điện tử, nhưng theo những gì được biết công nghệ sản xuất bộ vi xử lý của họ cực cực kỳ lỗi thời (thêm nữa là Zelenograd được thành lập bởi hai gián điệp người Mỹ đào tẩu sang LX là Joel Barr và Alfred Sarant).

Một chi tiết thú vị về kỹ thuật đó là: rất là dễ để ăn cắp một con chip từ phương tây. Bởi vì nó nhỏ, dễ che giấu, và với một mức giá hợp lý, họ (cơ quan Stasi của Liên Xô) có thể trả cho những doanh nhân và kỹ sư ở Tây Đức để gửi cho họ bản mẫu. Nhưng mà không dễ dàng gì để copy những lò đúc nên những con chip vi xử lý (hay còn gọi là những cỗ máy được sử dụng để sản xuất những con chip đó). Những cỗ máy đó cực kỳ to lớn, phức tạp và phải chịu những thủ tục xuất nhập khẩu cực kỳ khắt khe (CoCom). Nên do đó khi mà Liên Xô có thể ý thức một cách rõ ràng những sự cải tiến vượt bậc về chất bán dẫn và thiết bị vi xử lý ở Phương Tây, họ không có cách nào để sao chép những thứ công nghệ đó.

Cả Đông Đức và Liên Xô điều cố gắng nhập khẩu những cỗ máy đúc chip từ Tây Đức và Nhật Bản, nhưng mà những nỗ lực đó đã thất bại bởi vì không qua được những thủ tục xuất – nhập khẩu khắc khe. Đây là một trong những scandal lớn nhất của những công ty Nhật Bản vào những năm 1980.

Theo như một cuốn sách nói về vấn đề này (cơ quan tình báo Stasi của Liên Xô về việc ăn cắp công nghệ) (alexwellerstein .com/publications/?pdf=wellerstein_statesecrets(endeavour) .pdf) việc trộm chip từ phương tây phổ biến tới nỗi mà Liên Xô thỉnh thoảng tìm thấy những thông điệp được ghi lên mặt chip rằng “chừng nào mấy ông mới thôi trộm chip từ chúng tôi” bằng tiếng Nga.

Vào năm 1986 ở Đông Đức, Erich Honecker tuyên bố rằng quốc gia họ có thể sản xuất chip với bộ nhớ 1mb (nhỏ bây giờ nhưng mà lớn vào lúc đó). Ông ta trình làng sản phẩm trước cả một năm so với lịch trình… hóa ra nó chỉ là một bản copy một cách tệ hại từ Phương Tây.

Nói về việc Liên Xô trộm công nghệ chất bán dẫn từ Phương Tây. Bạn mình làm trong Intel nói rằng, lúc còn làm, một sự thật hiển nhiên ai cũng biết rằng những đối thủ của Intel đã phân tích từ a-z những con chip của Intel một tuần trước khi nó được phát hành ra thị trường và do đó họ đã nắm được bản thiết kế (design) của con chip.

Nhưng mà đó không phải là vấn đề bởi vì 2 lý do, lý do thứ nhất thiết kế CPU ngốn đến vài năm, nên do đó kể cả khi họ có thể copy một cách hoàn hảo design của Intel, họ vẫn trễ hơn vài năm trong quá trình phát triển so với Intel. Điều này cũng tương tự với LX, thậm chí có thể chậm hơn bởi sự phát triển lề mề của LX lúc đó.

Một lý do quan trọng khác đó là bản thiết kế chỉ là phần thứ yếu. Cái quan trọng nhất là phần sản xuất con chip đó. Quy trình sản xuất phải qua một quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhất theo tiêu chuẩn của Intel, và đây là phần bí mật được che giấu kỹ nhất, chứ không phải kiến trúc (architectures) của chip. Bản vẽ của các lò đúc (foundry) cực cực kỳ khó để ăn trộm và do đó có nhiều khả năng LX bất lực trong việc copy các con chip trộm được từ phương Tây.


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s