Công thức tính Hà Đồ thành Lạc Thư

10 hau thien bat quai

                                               Viên Như

Trước đây trên trang nghiencuulichsu.com tôi đã trình bày về đề tàiGiải mã Hà đồ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ”, gần đây tôi cũng đã trình bày về nguồn gốc Tết Việt, trong đó tôi đã chỉ ra thời điểm Tết trên trống đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên Tết là thời gian, mà thời gian chỉ có trong Lạc thư hay thế giới hiện tượng mà thôi, có nghĩa là phải biến hình ảnh Hà đồ trên trống đồng Ngọc Lũ thành hình ảnh của Lạc thư, từ đó ta mới có cơ sở để tính các mốc thời gian hay Tết được. Chắc chắn có nhiều người băn khoăn là làm sao tôi lại cho rằng hình ảnh đó là hình ảnh của Lạc thư, có thể tôi đã tùy tiện đưa ra như vậy chăng. Xin thưa rằng tôi không hề tùy tiện mà hình ảnh đó là kết quả của một tiến trình khép kín, vậy làm sao hình ảnh đó là hình ảnh của Lạc thư. Để quý vị có thể theo dõi được tại sao, xin cung cấp cho những ai quan tâm đến văn hóa của dân tộc công thức tính Lạc thư từ Hà đồ, từ đó áp dụng vào hình ảnh Hà đồ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, biến nó thành hình ảnh Lạc thư mà tôi đã sử dụng để tính lịch Kiến Tý, trong đó có Tết, mời quý vị tìm hiểu.

Công thức này đã đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền Tác giả Giấy chứng nhận số: 6382/2017/QTG/21-12-2017.

I. Dẫn nhập.

Trong dịch học có hai sơ đồ căn bản là Hà đồ – Tiên thiên Bát quái và Lạc thư – Hậu thiên Bát quái. Hà đồ – Tiên thiên bát quái là một sơ đồ mà hầu như xưa nay mọi người mặc nhiên chấp nhận, cho dù nguồn gốc của nó chỉ là truyền thuyết. Lạc thư – Hậu thiên Bát quái là sơ đồ được áp dụng trên mọi mặt của đời sống, từ phong thủy, tử vi, xem ngày, tháng, thời tiết, cưới hỏi, ma chay v.v.. Mặc dù nó có vai trò quan trọng như thế nhưng cho đến nay ở Trung Hoa, Việt Nam cũng như trên thế giới trên 6500 năm [1] qua không có sách vở nào giải thích vì sao có sơ đồ đó, giữa Hà đồ – Tiên thiên bát quái và Lạc thư – Hậu thiên bát quái có liên hệ gì hay không. Không biết nhưng người ta vẫn tin rằng sơ đồ đó là chính xác; đồng thời đem ra áp dụng trên mọi mặt của đời sống và lưu truyền hàng ngàn năm cho đến ngày nay. Trong nghiên cứu này, tôi sẽ đưa ra công thức tính tiến trình tương tác âm dương từ Hà đồ – Tiên thiên bát quái sang Lạc thư – Hậu thiên bát quái một cách hệ thống, nói theo ngày nay là tiến trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải do người xưa sắp xếp một cách tùy tiện.

II . Hà đồ – Tiên thiên bát quái và các khái niệm dịch học căn bản trong sơ đồ vũ trụ.

1 . Sơ đồ Hà đồ – Tiên thiên bát quái.

Đây là một sơ đồ biểu thị cho bản thể của vũ trụ được người xưa đúc kết, từ đó đến nay không có sự thay đổi nào, cụ thể như sau:

1.jpg

2. Lý tính theo hình thể.

Về hình thể, sơ đồ vũ trụ được người xưa thể hiện bởi hai khái niệm.

  • Tròn, tượng trưng cho Dương – Trời.
  • Vuông, nội tiếp trong vòng tròn, tượng trưng cho Âm – Đất

3. Trục. Gồm các quái và lý tính của nó.

Hà đồ có 4 trục:

1-Tung – Càn – 2-7 , Khôn – 1-6.

2 -Hoành – Ly 3-8, Khảm 4-9.

 3 -Tả – Đoài Chấn. Không có lý số.

 4 – Hữu – Tốn Cấn. Không có lý số.

4. Minh họa 4 trục và các quái trực thuộc trong Hà đồ

2.png

5. Phương hướng và năm hành trong sơ đồ vũ trụ, Hà đồ và Lạc thư.

3.png

Sơ đồ vũ trụ được thể hiện theo bốn phương, cụ thể Nam trên, Bắc dưới, Đông trái, Tây phải. Đây không phải là sơ đồ địa lý, mà là dịch lý, như: Trời trên, Đất dưới, Tả Dương, Hữu Âm. Nam Hỏa, khí nhẹ ở trên, Bắc Thủy, khí nặng ở dưới.

6 . Sự tương tác âm dương nội tại và ngoại tại của các trục trong Hà đồ.

  • Nội tại: Hà đồ.

Hữu 4 – Âm  tương tác với        Tung 1- Dương. 

Tung 1 – Dương, tương tác với Hoành 2 Âm.

Hoành 2 – Âm tương tác với     Tả 3 – Dương.

Tả 3 – Dương  tương tác với     Hữu 4 – Âm.

Do đây là Hà đồ nên các trục xoay theo chiều ngược kim đồng hồ hay xoay sang trái.

  1. Ngoại tại: Lạc thư.

Tung 1- Dương tương tác với         Hữu 4 –  Âm.

Hữu 4 – Âm tương tác với               Tả 3 – Dương.

Tả 3 – Dương  tương tác với            Hoành 2 – Âm.

Hoành 2 – Âm tương tác với           Tung 1 – Dương.

Do đây là Lạc thư nên các trục xoay theo chiều kim đồng hồ hay xoay sang phải

7. Minh họa tiến trình tương tác nội tại và ngoại tại của 4 trục của sơ đồ vũ trụ

4.png

8 . Bốn phần trong Hà đồ.

5.png

Hai trục tung, hoành chia vòng tròn, tượng trưng cho vũ trụ, thành bốn phần bằng nhau, tạm là A.B.C.D. Như thế mỗi phần 90 độ, bốn phần là 360 độ. Trên cơ sở này người ta tính đường đi của các quái thông qua việc các trục xoay trên trục đồng tâm khi tương tác âm dương giữa các trục diễn ra.

9 . Xác định thể và dụng của Hà đồ và Lạc thư.

Theo kinh Dịch, người xưa quy định.

Hà Đồ  thể viên nhi dụng phương. 河 圖 體 圓 而 用 方.

Hà đồ thể tròn – dương, dụng vuông – âm.

Lạc Thư  thể phương nhi dụng viên. 洛 書 體 方 而 用 圓.

Lạc thư thể vuông – âm dụng tròn – dương.

  1. Xác định các quái thuộc thể và dụng của Hà đồ và Lạc thư.

Thể của Hà đồ là Tung  – Càn Khôn

Thể của Lạc thư là Hữu  – Khôn Càn.

 Dụng của Hà đồ Hoành  – Khảm Ly.

Dụng của Lạc thư là Tung  – Ly Khảm.

III. CÔNG THỨC TÍNH HÀ ĐỒ THÀNH LẠC THƯ.

Trước hết ta cần biết rằng trong quy luật mà người xưa đã quy định, căn cứ vào triết lý âm dương, đối với Hà đồ thì tiến trình biến dịch đi ngược kim đồng hồ hay xoay về bên trái, đối với Lạc thư, các quái đi thuận kim đồng hồ hay xoay về bên phải.

  1. Tiến trình Hà đồ thành Lạc thư.

 Lạc thư – Hậu thiên bát quái được hình thành do Âm làm cuộc chỉnh lý lên làm trục chính của vũ trụ, sự biến dịch này tạo ra sự thay đổi thể và dụng của vũ trụ, kết quả là Hà đồ – Tiên thiên bát quái thành Lạc thư – Hậu thiên bát quái. Tiến trình biến dịch đó theo sự tương tác âm dương ngoại tại của các trục như đã trình bày tại phần II, điểm 6. Áp dụng nguyên tắc tương tác âm dương ngoại tại của các trục như đã trình bày tại điểm 6 phần II ta có công thức sau:

1 tương tác với 4, 4 tương tác với 3, 3 tương tác với 2, 2 tương tác với 1.

Cụ thể là:

  • 1 tương tác với 4.

Tung 1- Càn Khôn – Dương tương tác với Hữu 4 – Tốn Cấn – Âm, thành Hữu 4 – Khôn Càn – Âm.

  • 4 tương tác với 3.

Hữu 4 -Tốn Cấn -Âm, tương tác với Tả 3 – Đoài  Chấn – Dương, thành Tả 3 – Cấn Tốn – Dương.

  • 3 tương tác với 2.

Tả 3 – Đoài Chấn-Dương, tương tác với Hoành 2- Khảm Ly -Âm, thành Hoành 2- Chấn Đoài-Âm.

  •  2 tương tác với 1.

Hoành 2- Khảm Ly -Âm, tương tác với Tung 1-Càn Khôn-Dương, thành Tung 1- Khảm Ly-Dương.

2 . Minh họa và giải thích tiến trình Hà đồ thành Lạc thư. 

Trong vũ trụ chỉ có hai nghi âm dương mà thôi, đại diện cho nó là hai quái Càn Khôn, gọi là hai quái nguyên thể, còn các quái Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Chấn, Đoài chỉ là hình ảnh của hai quái nguyên thể sinh ra trong quá trình tương tác nội tại mà thôi, do đó mọi biến dịch phải bắt đầu từ Càn Khôn.

  • 1 TƯƠNG TÁC 4.

Tung 1- Càn Khôn – Dương tương tác với Hữu 4 – Tốn Cấn 4– Âm thành Hữu – Khôn Càn – Âm.

 Để trùng với trục Hữu, Tung phải xoay trên trục đồng tâm với Hữu [2], đồng thời xoay sang phải 180 độ. Sở dĩ nó xoay 180 độ là vì Tung và Hữu cùng chiếm hai phần B,D

6.png

  • 4 TƯƠNG TÁC 3.

Hữu 4 -Tốn Cấn – Âm, tương tác với Tả 3 – Đoài – Chấn – Dương, thành Tả 3 – Cấn Tốn – Dương.

Để trùng với trục Tả, Hữu phải xoay trên trục đồng tâm với Tả, đồng thời xoay sang phải 360 độ. Sở dĩ nó xoay 360 độ là vì Hữu và Tả chiếm bốn phần B D và A,C.

7.png

  • 3 TƯƠNG TÁC 2.

Tả 3- Đoài Chấn – Dương, tương tác với Hoành 2- Khảm Ly – Âm, thành Hoành 2 – Chấn Đoài – Âm.

Để trùng với Hoành, Tả phải xoay trên trục đồng tâm với Hoành; đồng thời xoay sang phải 90 độ. Sở dĩ nó xoay 90 độ là vì Tả chiếm hai phần A,C  nhưng bị chia hai bởi Hoành, vì vậy nó chỉ xoay sang phải 90 độ ở mà thôi.

8.png

  • 2 TƯƠNG TÁC VỚI 1.

 Hoành 2- Khảm Ly – Âm, tương tác với Tung 1- Càn Khôn – Dương, thành Tung 1- Khảm Ly – Dương.

Để trùng với trục Tung, Hoành phải xoay trên trục đồng tâm với Tung; đồng thời phải xoay sang phải 90 độ. Sở dĩ nó xoay 90 độ là vì Hoành chiếm phần A,B, nhưng bị trục Tung chia hai, vì vậy nó chỉ xoay sang phải 90 độ ở mà thôi.

9.png

Tiến trình biến dịch này làm cho Hà đồ – Tiên thiên Bát quái thành Lạc thư – Hậu thiên Bát quái

10 hau thien bat quai.png

Tiến trình biến dịch này đã thay đổi vị trí của các quái trong Tiên thiên thành Hậu thiên như đã trình bày trên.

Tuy nhiên còn một vấn đề nữa đặt ra là tại sao các lý số từ Hà đồ sang Lạc thư lại có vị trí như sơ đồ thể hiện, xin giải thích như sau:

– Theo Hà đồ, trục Tung – Dương, có hai nhóm lý số, Bắc-Âm 1- 6, Nam-Dương 2-7. Vì trục Tung – Dương nên khi đi chỉ đem theo lý số Dương, tức 2-7.

– Theo Hà đồ, trục Hoành – Âm có hai nhóm lý số, Đông – Dương – 3-8, Tây – Âm – 4-9. Vì trục Hoành – Âm nên khi đi chỉ mang theo lý số Âm, tức 4-9.

– Theo Hà đồ, 5-10 là lý số của trung tâm, nhưng khi biến dịch thành Lạc thư ta thấy chỉ còn số 5 tại trung tâm, tại sao vậy? Xin giải thích như sau:

– Vì số 10 đã nằm trong tổng của hai lý số đối diện, như 2+8, 3+7, 6+4, 1+9 ta cộng 10 với 5 thành 15, như vậy 5 và 10 luôn đi với nhau cũng như 2-7, 3-8, 4-9,1- 6 luôn đi với nhau, ta có thể kiểm chứng trong sơ đồ Hà Lạc. Mặc dù 1 và 6, 3 và 8 ta thấy không thay đổi, nhưng thật ra lý tính của nó đã thay đổi sau cuộc chỉnh lý này, cụ thể nó là đã phân thành 2, 1 tại Khảm, 6 tại Càn, 3 tại Chấn, 8 tại Cấn. Có nghĩa lúc này Bản thể đã sinh nhị nghi, tức là thế giới hiện tượng hay Lạc thư. Qua đây ta mới thấy cái tinh túy của người xưa khi đặt các lý số trong Hà đồ thành 4 nhóm không tách biệt, trong mỗi nhóm có số chẳn, số lẻ, tức âm dương, điều này thể hiện câu “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”. Đạo ở đây là bản thể vậy.

– Vì số 5 là số trung gian hay giữa nên khi biến dịch ta thấy nó vẫn nằm tại trung tâm, ta có thể kiểm chứng điều này khi xếp số theo chiều ngang hay chiều dọc.

– Lạc thư là sơ đồ thể hiện 9 cung, trong đó các lí số đều thuộc hàng đơn vị, vì vậy không thể có số 10 tại trung tâm được.

Vị trí của lý số trong sơ đồ vũ trụ theo lý tính âm dương không bao giờ thay đổi, cho dù nó ở trạng thái nào trong vũ trụ, Hà đồ  hay Lạc thư, cụ thể số Dương 1,3,7,9 luôn luôn nằm trên vòng tròn – Dương, còn số Âm 2,4,6,8 luôn luôn nằm trên hình vuông – Âm. Vì vậy ta thấy lý số 2 phải nằm tại Khôn và 4 nằm tại Tốn là vì 1-6 và 3-8 đã có sẳn rồi. Có nghĩa là nó chỉ đứng vào chổ phù hợp với phương hướng và lý tính của nó mà thôi.

Trục Tả 3 – Dương và Hữu 4 – Âm không có lý số, do đó khi biến dịch chúng chỉ mang theo các quái mà thôi.

Lạc thư có 4 trục:

Hữu – Âm – Khôn Càn – Lý số 2 – 6.

Tả – Dương – Cấn Tốn – Lý số 4 – 8.

Hoành – Âm – Chấn Đoài – Lý số 3-7.

Tung Dương – Khảm Ly – Lý số 1-9.

Vì vuông tượng trưng cho âm – Lạc thư, hai quái Khôn Càn nằm trên trục Hữu – Âm nên Lạc thư thể âm mà dụng dương; đồng thời bốn cặp quái: Khôn Càn, Cấn Tốn, Chấn Đoài, Khảm Ly luôn nằm trên một trục, dù ở Hà đồ hay Lạc thư.

IV. CÔNG THỨC TÍNH LẠC THƯ THÀNH HÀ ĐỒ.

Lạc thư – Hậu thiên Bát quái là thế giới hiện tượng, có nghĩa là thế giới có sinh có tử. Sinh là từ bản thể, tức Hà đồ sinh ra, Tử là quay về với bản thể, tức Hà đồ. Có nghĩa là Trục Dụng – Khảm Ly tượng trưng cho thế giới hiện tượng, khi Khảm Ly lên chiếm Tung, nó tượng trưng cho một sinh thể được sinh ra. Theo sự vận hành của tứ tượng, Khảm Ly lần đi qua A, B, C, D tương đương với thành, trụ, hoại, không hay sanh, lão, bệnh, tử thì Khảm Ly quay về vị trí củ, có nghĩa là hết một vòng đời thì quay về với bản thể hay Hà đồ.

  1. Tiến trình Lạc thư thành Hà đồ.

Ở trên là tiến trình biến dịch âm dương ngoại tại của các trục trong Hà đồ – Tiên thiên Bát quái, kết quả là Lạc thư – Hậu thiên Bát quái. Khi tiến trình này đi ngược lại chính là tiến trình Lạc thư – Hậu thiên Bát quái thành Hà đồ – Tiên thiên Bát quái. Tiến trình biến dịch đó theo sự tương tác âm dương nội tại của các trục như đã trình bày tại phần II, điểm 6. Áp dụng nguyên tắc tương tác âm dương nội tại của các trục như đã trình bày tại phần II, điểm 6 ta có công thức sau:

4 TƯƠNG TÁC 1, 1 TƯƠNG TÁC 2, 2 TƯƠNG TÁC 3, 3 TƯƠNG TÁC 4. 

Cụ thể là:

– Hữu 4 – Khôn Càn –Âm, tương tác với Tung 1 – Khảm Ly –Dương, thành Tung 1– Càn Khôn – Dương.

– Tung 1– Khảm Ly –Dương, tương tác với  Hoành 2– Chấn Đoài –Âm, thành Hoành 2– Ly Khảm – Âm.

– Hoành 2– Chấn Đoài –Âm, tương tác với Tả 3 – Cấn Tốn – Dương, thành Tả  3 –Đoài Chấn – Dương.

– Tả 3 – Cấn Tốn –Dương, tương tác với Hữu 4 – Khôn Càn – Âm, thành Hữu 4 – Tốn Cấn – Âm.

  1. Minh họa tiến trình Lạc thư thành Hà đồ.

Tiến trình Lạc thư thành Hà đồ là tiến trình ngược lại với tiến trình Hà đồ thành Lạc thư mà tôi đã trình bày trên. Do ở đây chủ yếu là cách hình thành Lạc thư từ Hà đồ nên người đọc có thể tự tìm hiểu và vẽ ra như công thức đã cho trên.

KẾT LUẬN.

            Với những gì đã trình bày trên chứng minh rằng hai sơ đồ Hà đồ – Tiên thiên Bát quái và Lạc thư – Hậu thiên Bát quái được lưu hành hàng ngàn năm qua là hoàn toàn hợp lý, vấn đề là người kế thừa, do không có sách vở nào ghi lại các phương thức tính toán theo dịch học cho hai sơ đồ đó, vì vậy trải dài hơn 6500 ngàn năm qua không ai biết vì sao có Lạc thư – Hậu thiên Bát quái. Những gì trình bày trên chứng minh cho thấy Lạc Thư – Hậu thiên bát quái được hình thành từ Hà đồ – Tiên thiên bát quái do sự tương tác âm dương giữa các trục, tiến trình này diễn ra một cách khách quan chứ không phải là do người xưa tùy tiện sắp xếp, do đó nó không thể thay đổi bất cứ một quái hay một lý số nào từ chổ này sang chổ khác. Chứng minh này cũng cho thấy rằng truyền thuyết về tác dịch, cụ thể Lạc thư và Hậu Thiên bát quái của Trung Hoa chỉ là những thông tin lượm lặt trong dân gian mà thôi; đồng thời với chứng minh này cho thấy Hà đồ và Lạc thư chỉ do một dân tộc làm ra, đó là Lạc Việt, dĩ nhiên Hà đồ có trước và Lạc thư có sau, nhưng khi đưa vào áp dụng rộng rãi trong cuộc sống thì cả hai đều đã hình thành, vì Hà đồ thuộc Âm, Lạc thư thuộc Dương, Âm Dương không bao giờ rời nhau được, tất nhiên người xưa thừa khả năng hiểu điều đó, bởi vì nếu không như vậy thì làm sao mà họ có thể nghĩ ra cả một hệ thống dịch học, trong đó có những thứ mà hàng mấy ngàn năm không ai biết được vì sao nó được hình thành, nhưng con người vẫn tin và áp dụng trên mọi mặt của đời sống, Lạc thư – Hậu thiên Bát quái là một điển hình.

Chú thích:

[1] Tính theo mốc thời gian của ngôi mộ ở Bộc Dương.

[2] Tất cả các biến dịch đều diễn ra trong lòng vũ trụ do đó chỉ có một tâm mà thôi, vì vậy tất cả các trục luôn xoay trên một trục đồng tâm, tuy nhiên do tương tác âm dương làm nên biến dịch vì vậy các trục trong cùng  một lúc diễn ra hai tiến trình, một là xoay trên một trục đồng tâm, hai là di chuyển về hướng mà nó tương tác.

ÁP DỤNG CÔNG THỨC TÍNH LẠC THƯ VÀO TRỐNG ĐỒNG NGỌC LŨ

Nếu có thể, xin người đọc vui lòng tìm hiểu việc giải mã Hà đồ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ trước, vì ở đây chỉ nêu tóm tắt mà thôi.

  1. Hà đồ: Hình ảnh quay về bên trái.

11.png

Hình ảnh đầy đủ Hà đồ tại vòng 6.

12.png

  1. Áp dụng công thức tính Lạc thư, biến hình ảnh Hà đồ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ thành hình ảnh Lạc thư.

Tại phần giải mã Hà đồ tôi đã chỉ ra quái Ly ở hướng đông, quái Khảm ở hướng tây. Áp dụng công thức tính Lạc thư từ Hà đồ, ta có hai bước:

  • Áp dụng công thức tính Lạc thư từ Hà đồ, cụ thể 2 tương tác với 1, tức Hoành 2 Khảm Ly – Âm, tương tác với Tung 1–Càn Khôn – Dương –Thành Tung 1- Khảm  Ly – Dương.
  • Chuyển hình ảnh của mặt trống theo chiều kim đồng hồ.

 Kết quả là ta có hình ảnh của Lạc thư như hình minh họa. 

13.png

Hình ảnh đầy đủ như sau:

14.png

Tất nhiên là các hình ảnh này phải tương thích với lý tính của tứ tượng, nếu không thì không thể tính thời gian, trong đó có tháng, mùa và tiết khí.

3. Hình ảnh tương thích với các tiêu chí tính thời gian, một ngày, một tháng, một năm theo nông lịch.

            Ở trên tôi đã chỉ ra hình ảnh tương thích với tứ tượng, với các tiêu chí này ta suy ra các tiết khí và các tiêu chí khác như thiên can, địa chi, v.v.. như hình minh họa sau:

15.png

Từ cơ sở này ta tính thời điểm Tuế chung và Tết theo truyền thuyết “Chưng bính truyện” hay “Bánh Giày – Bánh Chưng”.

4. Hình ảnh trai gái nước Việt giã gạo làm bánh chưng, bánh giày dâng cùng tổ tiên vào dịp cuối năm và tết.

16.png

TỔ TIÊN ĐÃ ĐỂ LẠI CHO DÂN TỘC MỘT TÀI SẢN VÔ GIÁ NHƯ VẬY SAO AI ĐÓ CỨ THỜ Ơ. THẬT ĐÁNG BUỒN VẬY.

11 thoughts on “Công thức tính Hà Đồ thành Lạc Thư

  1. Pingback: Nguồn gốc Dịch học: Trung hay Việt | Nghiên Cứu Lịch Sử

  2. Kính gửi tác giả bài nghiên cứu “Công thức tính Hà Đồ thành Lạc Thư”.

    Tôi tên Lê Vĩnh An, giảng viên khoa Kiến trúc và Mỹ thuật Ứng dụng học Duy Tân Đà Nẵng. Đọc được bài viết này tôi rất xúc động, và lại càng ưu tư hơn khi đọc được dòng cuối của bài viết :”TỔ TIÊN ĐÃ ĐỂ LẠI CHO DÂN TỘC MỘT TÀI SẢN VÔ GIÁ NHƯ VẬY SAO AI ĐÓ CỨ THỜ Ơ. THẬT ĐÁNG BUỒN VẬY”.

    Kính thưa Tác giả.

    Nghề của tôi là thầy giáo dạy kiến trúc, việc truyền đạt kiến thức Phong Thuỷ cho các thế hệ sinh viên là rất cần thiết và đã được biên chế trong khung chương trình đào tạo của Khoa chúng tôi. Lý giải ngọn nguồn của Hà Đồ và Lạc Thư và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng là chìa khoá để hiểu quy luật vũ trụ và nhân sinh mà ngành kiến trúc không thể không đề cập tới. Nghiên cứu của Tác giả rất giá trị và hữu ích, phải rất dày công chuyên chú mới luận giải được điều này. Với tư cách cá nhân, tôi xin bày tỏ sự thán phục trước tâm huyết, trí tuệ của Tác giả và trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu của Tác giả cho xã hội, cho đất nước, cho sự nghiệp giáo dục qua nghiên cứu này.

    Luận bàn về nguồn gốc của Kinh Dịch thì tôi không dám vì chưa đủ kiến thức, tuy nhiên tôi nhận thấy rằng việc phân tích sự liên quan mật thiết giữa Lạc Thư với những hình vẽ có trên trống đồng Ngọc Lũ là phát hiện đáng kinh ngạc, gần gũi thân thiết với tâm tư người Việt chúng ta. Nếu nguyên tắc dịch chuyển này được giải mã cụ thể hơn, nôm na dễ hiểu hơn có thể sẽ giúp sinh viên kiến trúc hiểu được qui luật của vũ trụ và nhân sinh, sẽ ứng dụng hữu ích cho công việc thiết kế kiến trúc, góp phần xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

    Vì vậy, tôi xin phép Tác giả được sử dụng những kiến thức và hình vẽ minh hoạ trong bài viết này để thêm vào trong nội dung bài giảng về Phong Thuỷ học Kiến trúc giúp sinh viên hiểu sâu hơn nội hàm Kinh Dịch và vũ trụ quan, nhân sinh quan Đông phương.

    Rất mong được sự cho phép của Tác giả.

    Trân trọng cảm ơn.
    LVA

    Thích

    • Chính xác là bạn muốn nó thế thì nó thế. Kiểu như gọt ý. Người khác ko thích thế thì gọt khác. Bài này ko có giá trị học thuật. Thứ nhất nó ko mô tả được thực tại khách quan, thứ 2 nó ko thể hiện qui luật rõ ràng, ở đây tác giả gán ghép ý chí chủ quan của tác giả vào. Mình chỉ ví dụ sao nó tương tác trục tung hoành mà ko tương tác theo các đường chéo… Thực tế vật lý chứng minh các tương tác vũ trụ gồm nhiều lực như ly tâm, hướng tâm, quán tính… đó là thực tại khách quan…. Chốt lại bài này mơ hồ như lịch sử 1000 năm phong kiến mà thôi. Gọt!

      Thích

  3. ● TIÊN CHỦ – HẬU KHÁCH ( có nghĩa là : Trước chủ rồi sau đó mới đến lược khách ) =》 Do đó TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI là nói đến thời điểm ra đời của 2 cái HÌNH ĐỒ BÁT QUÁI mà thôi ! ( Tiên thiên BÁT QUÁI ra đời trước còn Hậu thiên BÁT QUÁI ra đời sau .
    Hai ĐỒ HÌNH này là do hai NHÓM NGƯỜI KHÁC NGUỒN CỘI VÀ KHÁC Ý THỨC HỆ VỚI NHAU CHO NÊN HỌ ĐỔI TÊN CÁC PHƯƠNG VỊ ( phương hướng ) KHÁC NHAU .Dựa vào cách ĐẶT TÊN CHO CÁC PHƯƠNG VỊ này mà ta có thể biết CHỦ NHÂN của NÓ là NHÓM NGƯỜI NÀO VÀ Ở THỜI NÀO !
    ● HÀ ĐỒ và LẠC THƯ là SẢN PHẨM CHẾ BIẾN RA TỪ BÁT QUÁI ĐỒ HÌNH mà thôi ! Còn những con số ÂM – DUONG được thể hiện trên HÀ ĐỒ và LẠC THƯ là do đám HẬU SINH CHẾ TÁC ra để phục vụ cho việc BÓI TOÁN và truyền bá ĐẠO GIÁO
    《 THUYẾT ÂM -DUONG 》và DỊCH HỌC v v
    ☆ TẤT CẢ ĐIỀU BẮT NGUỒN TỪ 《 BÁT QUÁI ĐỒ HÌNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA BÁT QUÁI ĐỒ HÌNH Ở THỜI MỚI KHAI SINH RA 》
    NẾU ĐEM BÀI VIẾT NÀY MÀ TRUYỀN DẠY CHO THẾ HỆ 《 HỌC VẸT – HỌC LÀM THƯ KÝ 》 THÌ TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG ! ! !
    Vĩnh Long : 13/01/2023

    Thích

    • tôi cũng ở Vũng Liêm (xã Trung Hiếu, không biết tiền bối Minh Thương ở khu vực nào của Vũng Liêm, có thể cho tôi thông tin liên lạc và học hỏi, thanks

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s