Lịch Kiến Tý trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

ngoclu_bronze_drum

Mặt trống đồng Ngọc Lũ

Viên Như

 

I. CƠ SỞ CĂN BẢN CỦA LỊCH ÂM HAY RUỘNG LỊCH.

  1. Hà đồ – TTBQ – Vô cực.

Lịch Âm lấy căn bản từ Dịch học, cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ở trên tôi đã trình bày cách người xưa ghi lại lý số Hà đồ thông qua hình ảnh những người tham dự lễ hội; đồng thời tôi cũng chỉ ra các nhóm hình ảnh tại vòng 6 tương thích với các khái niệm của tứ tượng; tôi cũng đã chỉ ra hai quái Khảm và Ly tương thích với hình ảnh của hướng Tây – Thái âm và Đông – Thái Dương. Với tất cả các khái niệm đó cho phép ta vẽ ra TTBQ tại vòng 6 như sau

Âm thịnh       =  Quái Khôn.

Thiếu Âm      =  Quái Cấn.

Thái Âm        =  Quái Khảm.

Âm suy          =  Quái Tốn.

Dương thịnh  =  Quái Càn.

Thiếu Dương =  Quái Đoài.

Thái Dương   =  Quái Ly.

Dương suy     =  Quái Chấn

Untitled.png

 

  1. Lạc thư – HTBQ – Thái cực.

Từ Hà đồ ta áp dụng công thức tính Lạc thư đã trình bày tại Phần Một – V – 1. Ta sẽ có các tiêu chí thời gian theo thế giới của hiện tượng, tương thích với hình ảnh tại vòng 6 mặt trống đồng Ngọc Lũ. Do hạn chế bởi hình ảnh, Tổ tiên ta chỉ vẽ Hà đồ và TTBQ trên mặt

II. LỊCH KIẾN TÝ.

Lịch Kiến Tý được Tổ tiên nước Việt nói tóm tắc trong bốn chữ: MỘT – CHẠP – GIÊNG – HAI.

Đất nước ta từ bao đời nay dùng lịch Âm – Lịch Kiến Dần, theo đó, đọc theo hàng Địa chi, tháng đầu tiên trong năm là Dần, còn gọi theo hàng số thì đầu tiên là Chánh nguyệt, rồi đến nhị nguyệt, tam, tứ….cuối cùng Thập nhị nguyệt,  nhưng chẳng hiểu sao từ ngàn xưa người Việt vẫn nói Một, Chạp, Giêng, Hai. Ai có quan tâm đến điều này thì đều biết, đây là cách gọi lịch Kiến Tý. Tuy nhiên, vấn đề là tại sao ông cha ta lại gọi theo trật tự lịch Kiến Tý. Nước ta đã từng sử dụng lịch này bao giờ chưa? Khi nào? Nếu chưa, tại sao ông cha ta lại đúc kết một câu thành như tục ngữ  MỘT – CHẠP – GIÊNG – HAI.

Trước khi tìm hiểu vì sao Tổ tiên ta nói như vậy, xin sơ lược về lịch Âm.

  1. Sơ lược lịch sử lịch Âm.

Âm lịch mà ta đang dùng có nguồn gốc từ xa xưa, theo truyền thuyết TH là do Hoàng Đế (黃帝, 2698 tCn-2599 tCn) Nhưng từ đó đến nay đã nhiều lần thay đổi mốc tháng đầu tiên:

– Nhà Hạ (夏, 2205-1766 tCn) chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng đầu năm. Quẻ Thái 泰 (小 往 大 來 , 吉, 亨: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh tức: là cái nhỏ, đi, cái lớn lại, tốt, hanh thông) ở Dần cung, khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới. Đây là Lịch kiến Dần.

– Nhà Thương (商, 1766–1122 tCn), chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng đầu năm. Quẻ Lâm 臨 (Nội quái là ☱ Đoài 兌 hay Đầm, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 hay Đất 地; 元亨, 利貞-至于八月有凶: lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi.) ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi.

– Nhà Chu (周, Zhou, 1122–256 tCn) chọn tháng Tý (tháng thứ 11) làm tháng đầu năm. Quẻ Phục 復 (Nội quái là ☳ Chấn 震 hay Sấm 雷, Ngoại quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; tượng ngoài núi lại còn có núi nữa) ở Tý cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý.

– Nhà Tần (秦, 221 tCn-206 tCn) chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng đầu năm. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn 坤 (Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地, Nội quái là ☷ Khôn 坤 Đất 地; Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật) ở Hợi cung ( bởi Khôn và Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi.

– Đến đời Hán Vũ đế (漢禹帝, 144 tCn) quay lại lấy tháng Giêng là Dần, Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.      

  1. Tên tháng trong năm.

 Lịch Âm căn cứ vào Dịch học mà làm ra, căn bản là 10 thiên can và 12 Địa chi, do đó, theo tôi có thể từ trước tới nay, dù lịch Kiến gì chăng nữa thì vị trí của 12 địa chi trên sơ đồ vũ trụ vẫn không thay đổi, bởi vì nó được dùng để gọi cả tên tháng và năm. Ngoài ra người ta còn gọi tên tháng theo số và chữ thay cho số, vì vậy mỗi lịch có cách gọi khác nhau tên đại diện cho con số. Ở đây xét lịch Kiến Dần thì tháng đầu tiên là Chánh nguyệt và cuối cùng là thập nhị nguyệt, không có Lạp nguyệt. Ngoài ra người ta còn gọi tên tháng theo các loài cây, hoa ứng theo mùa mà nó có mặt.

Dưới đây là bảng liệt kê tháng theo lịch Kiến Tý.

2.jpg

  1. Sự khác biệt trong cách gọi tên tháng qua câu Một – Chạp – giêng – Hai so sánh với lịch Kiến Dần hiện nay.

Dân tộc ta hàng ngàn năm qua đã sử dụng lịch Âm, nhưng ở TH mỗi thời đại có tháng khởi đầu năm khác nhau. Vậy nước ta đã sử dụng lịch gì? Của ai? Khi nào? Lịch ấy có tương thích với câu mà dân tộc ta đã đúc kết thành tục ngữ: Một Chạp Giêng Hai hay không?

Với các thông tin về tên gọi tháng khởi đầu năm kể trên, ta thấy không có lịch của triều đại nào tương thích với câu Một – Chạp – Giêng – Hai. Bởi vì câu của người Việt vừa gọi tháng bằng số, Một, Hai vừa bằng tên, Chạp, Giêng. Tại sao vậy? Ta có hai suy nghĩ như sau:

3-1. Hoặc là dân ta tự đổi ra như vậy.

3-2. Hoặc là người Việt đã có một bộ lịch riêng với tên gọi tương thích với câu rút ngọn “Một – Chạp – Giêng – Hai”.

Câu đầu có vẽ dễ thuyết phục hơn, vì dân ta dùng lịch Tàu, học chữ Hán từ xưa tới nay thì câu trả lời dường như quá dễ và chắc chắn. Đây là kết quả của việc tuyên truyền từ xưa đến nay, qua đó chuyện gì được viết bằng chữ Hán, nhất là vài trăm năm về trước, mặc nhiên là của phương Bắc. Tuy nhiên phân tích câu “1 – Chạp – Giêng – 2 ” ta thấy:

3-2A. Nếu dân ta gọi như vậy cho dễ nhớ thì tại sao không gọi: Tý – Chạp – 1 – Hai, 11 chạp chánh 2, hay 11 chạp giêng 2.

3-2B. Chạp và Giêng là âm Việt xưa cho dù người ta cho rằng đó là hai âm phái sinh từ Hán việt Lạp và Chính. Như vậy, ta thấy dân ta gọi tháng Tý bằng tháng 1, 12 là Chạp, Chánh là Giêng đến mức nằm lòng, đây là một kết quả có ý thức rõ ràng. Điều này cho phép ta nghĩ rằng nhất định cách gọi ấy là kết quả của việc sử dụng một bộ lịch khác trong một thời gian lâu dài.

  1. Lịch âm của người Việt.

Như trên đã nói, câu “Một – Chạp – Giêng – Hai” là kết quả của một việc sử dụng một bộ lịch khác với lịch Kiến Dần như hiện nay.

4-1. Với cách gọi một cách có ý thức số 1 ở chi Tý, cho thấy trước đây rất lâu, dân ta sử dụng lịch Kiến Tý, có thể giống lịch đời Chu. Tuy nhiên hiện nay ta không có tài liệu nào nói về cách gọi tháng cụ thể của nhà Chu ngoài hai chữ Kiến Tý, vì vậy ở đây xin sử dụng lịch Kiến Tý theo câu Một Chạp Giêng Hai, có nghĩa là lịch ấy lấy số 1 đặt tại cung Tý nên gọi là Kiến Tý, gọi là lịch Kiến Tý Việt chứ không phải lịch Kiến Tý đời Chu.

4-2. Nếu sử dụng lịch Kiến Tý thì có làm xáo trộn lý tính của các năm khi phối hợp với ngũ hành và các yếu tố khác về thời tiết như lịch Kiến Dần hiện nay đang sử dụng hay không?

Việc sử dụng lịch Kiến Tý không có gì làm thay đổi lý tính của các năm, khi phối hợp với ngũ hành và các tiêu chí khác, bởi vì lịch ấy vẫn đặt nền tảng trên 12 địa chi, với Tý bắt đầu từ hướng chánh Bắc như lịch Kiến Dần.

  1. Sự khác nhau giữa lịch Kiến Tý và Kiến Dần.

Với những trình bày ta có thể đặt câu hỏi: Nếu đã giống nhau như vậy thì cớ gì phải có Kiến Tý, Kiến Dần làm gì? Theo tôi, giữa hai loại lịch này tuy có sự giống nhau về cái dụng của Dịch như đã nói trên, nhưng nhất định phải có sự khác nhau, có như thế người xưa mới đưa ra cách gọi khác nhau. Vậy chúng khác nhau như thế nào, xin được trình bày như sau:

5-1. Lịch xưa dù với tên gọi nào thì cũng sử dụng quan điểm của dịch học để xây dựng nên, cụ thể là nó được bố trí trên một vòng tròn, tượng trưng cho vũ trụ. Có nghĩa là người ta lấy nguồn gốc của nó là Thái cực. Trên vòng tròn này người ta chia thành 12 cung, tương ứng với 12 Địa chi. Bắt đầu từ chi Tý tại hướng chánh Bắc và kết thúc là Hợi. Từ sơ đồ căn bản này dẫn đến có nhiều sự khác nhau:

5-1A. Về cách gọi tháng vừa tên vừa số.

Lịch Kiến Dần:

Chánh nguyệt – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8– 9 – 10 – 11– 12.

Lịch Kiến Tý Việt:

1 Chạp – Giêng – 2-3-4-5-6-7-8-9-10

Lịch Kiến Dần:         Tháng bằng tên: 1 – Chánh nguyệt.

                                    Tháng bằng số: 11. Từ 2 tới 12.

Lịch Kiến Tý Việt:   Tháng gọi bằng tên: 2 – Chạp – Giêng.

                                    Tháng gọi bằng số: 10 – Từ 1 – 10.

Lịch Kiến Tý không có tháng 11&12. Lịch Kiến Dần không có tháng Chạp.

5-1B. Về sinh hoạt của người sử dụng.

Từ cách chọn tháng đầu năm khác nhau, dẫn đến sinh hoạt của dân chúng cũng khác đi, cụ thể là ăn Tết hay lễ hội tương tợ như vậy phải theo tháng đã chọn, để bắt đầu một năm. Như ta hiện nay ăn Tết vào ngày 1-2-3 Tháng Dần, tức Chánh nguyệt, vậy theo lịch Kiến Tý, người ta có lẽ ăn Tết vào đầu hay giữa tháng Chạp. Như TVGT giải thích về chữ Lạp 臘.冬至後三戌,臘祭百神, ngày Tuất thứ ba sau tiết Đông chí, Cuối năm tế trăm thần. Không có sử liệu nào cho biết cụ thể về ngày tết, tuy nhiên, theo tôi phải tế bách thần và chạp mộ xong mới ăn Tết được.

5-1C. Về quan điểm Dịch học.

Theo tôi, đây mới là điểm quan trọng nhất, chính vì có quan điểm khác nhau về Dịch học, nên ngày xưa mỗi triều đại chọn tháng bắt đầu một năm khác nhau như đã nói trên. Ngoài việc thể hiện quyền lực, cùng khát vọng của triều đại thông qua quẻ mà họ chọn. Trong bài viết này, tôi xin đưa ra quan điểm của cá nhân tôi về điều này, quan điểm ấy chỉ xét từ việc so sánh giữa lịch Kiến Dần và Kiến Tý Việt mà thôi.

  1. So sánh giữa lịch Kiến Dần và Kiến Tý.

Lịch được hình thành trên căn bản dịch học, cho dù kiến Dần, Kiến Tý hay Kiến gì chăng nữa thì cũng căn cứ vào dịch học, Cụ thể là Hà đồ và Lạc thư. Ta hãy xem xét điều này trong lịch Kiến Dần và kiến Tý để so sánh quan điểm đó được thể hiện như thế nào.

6-1. Lịch Kiến Dần:

3.jpg

– Các tháng được bố trí theo 12 địa chi, tháng Tý ở tại hướng chánh Bắc.

– Tháng đầu tiên là tháng Dần, gọi theo hàng số thì tháng Chánh. Rồi đến 2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12. Như vậy ta có thể khẳng định Chánh nguyệt ở đây chính là tháng 1. Lịch Kiến Dần không có tháng Chạp.

–  Chữ Kiến trong Kiến Dần hay Kiến Tý, và các Kiến khác, chỉ cho ta biết rằng: Kiến có nghĩa là tháng bắt đầu năm mới, hay tháng đầu tiên của 12 tháng. Có nghĩa là nó là tháng 1. Vì sao vậy? Vì lịch căn cứ vào Hà đồ, lý số của nó gồm 10 số, bắt đầu từ 1. Thế mà lịch Kiến Dần không có số này. Điều này cho thấy nó không bảo đảm được việc tương thích với căn bản của Dịch. Có nghĩa là, lý số của bản thể hay vũ trụ, đã thể hiện không đúng trong lịch này. Cho dù có thay thế tháng 1 vào chổ Chánh nguyệt chăng nữa, thì cũng vậy thôi, cũng không tương thích với căn bản của Dịch. Ta có thể nghĩ rằng lịch Kiến Dần chỉ là một loại lịch sửa lại từ lịch Kiến Tý. Nói như thế có nghĩa rằng lịch Kiến Tý đã có trước lịch Kiến Dần.

6-2. Lịch Kiến Tý Việt.

– Các tháng được bố trí theo 12 địa chi, tháng Tý ở tại hướng chánh Bắc.

– Tháng đầu tiên là tháng Tý, đọc theo hàng số là 1, sau đó đến Chạp, Giêng, 2-3-4-5-6-7-8-9-10. Như vậy lịch Kiến Tý không có tháng 11 và 12, ta có thể khẳng định rằng Chạp không phải tên gọi tháng 12 và Giêng không phải là tháng 1 (Chánh) như Lịch Kiến Dần, mà chỉ là tháng tương đương mà thôi.

  1. Dịch lý và tên gọi trong lịch Kiến Tý Việt.

Người xưa nói:

Hà đồ thể viên nhi dụng phương. Lạc thư thể phương nhi dụng viên.

Như vậy, nói theo Bản thể thì:

– Lịch Kiến Dần là Nông lịch, chỉ dựa vào Lạc thư.

– Lịch Kiến Tý Việt là Nông lịch, vừa Hà đồ vừa Lạc thư.

Do đó tôi thấy rằng cần phân tích rõ vì sao lịch Kiến Tý lại chọn số 1 tại chi Tý, và tại sao chỉ sử dụng 10 con số; đồng thời cũng tìm hiểu xem tại sao gọi là Chạp, Giêng.

7-1. Vì sao chỉ có 1-10.

Thời gian là gì? Thời gian là sản phẩm của sinh tử, nói khác hơn nó là thước đo sự thay đổi của thế giới hiện tượng, do đó thời gian chỉ có trong thế giới hiện tượng mà thôi, còn đối với bản thể thì không có sanh diệt, vì nó chưa từng sinh ra và mất đi, nó là cõi uyên nguyên, nơi chứa mọi hạt giống để sinh khởi thành hiện tượng, rồi cũng chính nơi ấy là chốn quay về của mọi suy tàn, nên ở đó không có thời gian. Nó là bản thể hay Bất Dịch, trong Dịch học, người ta tượng trưng bằng một sơ đồ gọi là Hà đồ, lý số của nó là 10, thể hiện trên lịch Kiến Tý là 1 tới 10. Từ bản thể này mà sinh hai nghi Âm Dương, thể hiện trên lịch Kiến Tý là Chạp- Giêng. Từ buổi sinh ra nhị nghi, thế giới của hiện tượng bắt đầu, có nghĩa là có sinh tử, mà có sinh tử là thời gian. Lịch là thể hiện thời gian, và những hiện tượng thay đổi trong vòng thời gian đó, tuy nhiên vẫn không thể tách rời bản thể được.

Như đã nói trên, lý số của bản thể là 10; đồng thời người xưa đã cụ thể hóa bằng sơ đồ gọi là Hà đồ, trên sơ đồ này, người xưa còn nhìn sâu hơn vào lòng vũ trụ, từ đó đưa ra những gì bên trong số 10 đó. Cụ thể như sau:

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.

            Theo Hà đồ cùng phương hướng thì các câu trên có thể rút gọn lại như sau: Bắc – Thủy 1-6, Nam – Hỏa  2-7, Đông – Mộc 3-8, Tây- Kim 4-9. Giữa Thổ 5-10.

            Theo Dịch học, tất cả mọi hoạt động không có gì nằm ngoài Bản thể, dù động hay tịnh, thời gian cũng không ngoại lệ. Chính vì quan niệm như vậy, nên khi làm ra cái sơ đồ chỉ thời gian, người ta muốn nhấn mạnh đến Bản thể, đại diện cho nó là Vô cực. Cụ thể về con số chỉ đến số 10, theo thế giới của hiện tượng thì ta gọi là Thái cực – 10, Thái cực sinh Nhị nghi -2. 10 + 2 = 12. Đây là 12 địa chi, thuộc Âm. Còn 10 Thiên can thì tương hợp với số 10 của Vô cực, thuộc Dương, vì Dương nên Động, do đó nó cứ xoay vần, nay Bính Thìn, mai Bính Thân, mốt Bính Tuất, còn Địa chi thuộc Âm, Tịnh, nên muôn đời vẫn thế; đồng thời, Nhị nghi  thuộc lý tính, nó không thuộc lý số của bản thể, mà tháng thì tính bằng lý số của bản thể, do đó người Việt xưa không bao giờ tính nhuận cho hai tháng này, vì nó là hai đứa con lang thang ngoài cuộc đời. Cũng chính vì vậy mà họ không đặt số cho hai tháng này, thay vào đó là Chạp-Giêng. Điều này cũng cho thấy rằng lịch Kiến Dần có 11 con số là không tương thích với lý thuyết căn bản của Dịch học. Là dân tộc tự cho mình là chủ nhân của Dịch học và chữ Vuông sao không biết điều này nhỉ? Một lần nữa chứng minh cho thấy rằng phương Bắc đã tìm cách phi tang nguồn gốc Dịch học, trong đó có lịch pháp.

            Trở lại sơ đồ của lịch Kiến Tý ta thấy số 1 tại chi Tý. Như vậy là phù hợp với “Thiên Nhất sanh thủy” phù hợp với Thiên Can, Giáp Tý là Giáp đầu tiên “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天开於子地夕於丑人生於寅”. Việc bố trí tháng 1 tại cung Tý, đến Chạp, Giêng rồi mới đến 2, 3, 4 và 5 cho ta thấy tính hợp lý của việc thể hiện cái tỉnh của Bản thể, tức là Hà đồ. Bởi vì như thế mới đáp ứng được con số 5 nằm tại Ngọ 午 hay Ngũ 五, điểm cực Dương, giao điểm giữa Dương và Âm. Như thế 1 và 5 cùng nằm trên trục Tung – Dương của vũ trụ, từ đó áp dụng vào Hà đồ ta có 1+5 = 6, suy ra  2+5= 7, 3+5= 8, 4+5 = 9, 5+5 =10. Đây là nguồn gốc của lý số trong Dịch học. Chính vì vậy Tổ tiên nước Việt đã thể hiện nó trên trống Đồng, trong ca dao như “Trai mồng một, gái hôm rằm, nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này”, hay “Ông giăng mà lấy bà trời, mùng năm dẫn cưới, mồng 10 rước dâu”.

  1. Chạp:

8-1. Quan điểm của người làm Nông lịch.

Theo sơ đồ lịch Kiến Tý, ta thấy tháng 1 rồi đến tháng Chạp. Chạp và Giêng thêm vào là thể hiện nhị nghi, thoát thai từ bản thể để làm nên thế giới hiện tượng, tượng trưng ở đây là con số 12 của địa chi.

Theo truyền thống, cuối năm ông Táo về trời, ông dùng phương tiện là cỡi con cá Chép, như vậy Chép với Chạp có liên quan với nhau, hay ta có thể nói rằng, Chép là một âm khác của Chạp. Cá chép còn gọi là cá Gáy, Gáy thì phải con đực mới gáy, nên nó thuộc Dương. Có nghĩa là nó đại diện cho Lạc thư hay Thái cực. Nó còn chỉ quái Ly. Ly là lửa, lửa thì phải cháy, cháy là từ thiết hay phản của Chép + Gáy = Cháy + Ghép. Cháy là chỉ quái Ly, Ghép là ghép hai ông – Dương, vào một bà Âm. Ghép là hai cái thành một, cụ thể tháng Chạp là tháng giao nhau giữa phần Âm và Dương theo sơ đồ vũ trụ. Đây là nói về chuyện Ly về với khôn, tuy nhiên đây chỉ mới là cái đầu con cá, vậy còn cái đuôi ở đâu. Tiếp sau sẽ tiếp tục nói về cái đuôi.

Ở trên là nói chuyện cuối năm ông Táo cưỡi cá chép về trời, cá chép vượt vũ môn, tức là chuyện Khảm hóa Càn hay là cá Chép hóa Rồng. Bởi vì Cá thì liên quan đến nước, thuộc Âm, vì vậy cá muốn về trời thì phải vượt vũ môn. Vậy đâu là cái vũ môn? Vũ môn ấy chính là cái chổ mây mưa tức là quái Khảm. Khảm trung mãn, tức trong ruột quái Khảm là hào Dương, bây giờ Dương muốn vùng lên, tuôn ra khỏi cơn mưa tứ bề mà chạy về với ngôi nhà xưa nơi có người cha, nhưng đứng xa xa thấy trong nhà một bà chằn lửa, bèn xông lên đuổi luôn bà chằn trong nhà Ly ra ngoài, thế là cha con lại trùng phùng thành Càn. Bà chằn giờ đây mất lửa – Âm, vì bị đuổi ra khỏi nhà, không muốn bơ vơ trong vũ trụ, bèn chạy về với mẹ Khôn. Vì vậy mà người Việt gọi là “bếp (lửa)núc(nước). Thế mới gọi là Khảm Ly hóa Càn Khôn, hay vạn hữu quy về bản thể, Càn Khôn lại trở về với Càn Khôn, nên mới có chuyện cuối năm ông Táo về Trời, và cũng chính vì vậy mà Trời cho làm ba chức gọi là Tam Công. Tam Công tức là Ba Ông. Có nghĩa là bà đã về thủy phủ ngồi chơi xơi nước. Đồng thời con cá ấy mới trọn vẹn, có đầu có đuôi, con cá này gọi là cá Lý 鯉. Cá Lý là con cá Dịch lý, chứ không phải là cá Ly hay cá dưới sông, dưới biển, hình hài con cá ấy người Việt vẽ thành chữ Ngư 魚. Về chuyện này xin xem “giải mã truyện Ngư tinh”.

Trên là bàn thuần về Dịch Lý của chuyện Khảm Ly hóa Càn Khôn, tuy nhiên mục đích của bài này là Một Chạp Giêng Hai, tức là nói chuyện lịch Kiến Tý của người Việt. Vậy câu chuyện ấy liên quan gì đến lịch Kiến Tý này. Xin thưa là có liên quan hết sức mật thiết, nếu chỉ là chuyện Khảm Ly hóa Càn Khôn thôi thì chẳng nói làm gì, đằng này liên quan tới chuyện cuối năm ông Táo về Trời báo cáo những chuyện đã xảy ra ở dương trần. Đã nói tới năm thì phải có tháng, cụ thể là tháng Chạp, lại báo cáo tức phải có ghi Chép thành văn bản hay sách (Thư).

Như đã nói trên, 12 địa chi là do Bản thể 10 + Nhị nghi 2 = 12. Từ Bản thể – Tịnh, sinh Nhị Nghi – Động, nói cách khác là từ Hà đồ chuyển sang Lạc thư. Từ buổi có Âm Dương từ bản thể nhảy ra, ta có cuộc đời, có sanh tử, từ ấy ta có thời gian. Cuộc đời thì biết bao nhiêu chuyện đổi thay, nên muốn cuối năm hay cuối đời về báo cho Trời thì phải ghi CHÉP cẩn thận vào cuốn sách-THƯ, nếu không, nhớ gì nói nấy, Ngọc Hoàng nhất định quở trách tội không sâu sát. Cho nên vừa mới vào đời đã có cuốn sổ ghi đời, vừa mới sang năm là phải CHÉP, rồi đến cuối năm, cuối đời ôm cuốn sách đã chép việc đời ấy về báo với Thiên đình. Vì vậy cuối năm Táo mới cỡi cá CHÉP lên Thiên đình. Còn đối với con người, nếu không có viết thì lấy gì mà chép thành dòng thành họ. Chính vì vậy mà ngày xưa, cả ngay nay nữa, nhà nào cũng muốn có con trai để có viết mà viết tiếp cuốn sách dòng giống. Ta thấy điều này trên trống đồng, ngay đầu hướng nam. Chuyển sang Thái cực là sau tháng 1. ( Xem hình minh họa lịch bên dưới).

Như vậy tháng Chạp tức là tháng Chép, có nghĩa là guồng máy Lạc thư bắt đầu vận hành với nội các đứng đầu gồm Thái cực, hai vị Âm Dương và 8 thượng thư, đồng thời được phụ tá bởi 12 tỉnh thành. Tất cả mọi sinh hoạt trong nhân gian nhất nhất đều được ghi chép (cá chép)thành tài liệu (Lạc thư) nạp về  cho Càn Khôn (Hà đồ)mỗi khi tắt thở.

Nhờ Chép lại mọi việc, nên đời này sang đời khác người ta mới nhớ đến Tổ tiên, ông bà. Bởi vì bản thân của mỗi con người là một bản chép, nói theo từ hiện nay là bản sao của Tổ tiên, nên mới đi thăm mộ, gọi là Chạp mộ. Trước là sửa sang lại cội nguồn, sau là báo cáo với Tổ tiên rằng chúng con vẫn viết tiếp dòng họ (Xa thư vạn lý đồ); đồng thời cầu nguyện Tổ tiên gia hộ cho một vụ mùa mới.

8 -2. Phản ảnh cuộc sống làm ruộng.

Lịch Âm còn gọi là Nông lịch hay Ruộng lịch(1), có nghĩa là lịch xem để làm ruộng, vì ngày xưa, trồng lúa là quan trọng nhất, quan trọng đến mức nó trở thành văn hóa, gọi là nền văn hóa lúa nước, do đó ngoài chuyện thời tiết ra, nó còn phản ảnh chuyện làm ruộng, tức là trồng lúa. Vì vậy theo tôi, Chạp còn đọc là Cạp. Âm Chép, Chạp đều chỉ một hành động dùng cái gì đó có cán nhấn mạnh xuống một mặt phẳng, nên về sau từ cạp sau thành cuốc tức là Quốc, cho nên chữ Quốc mới có bộ Qua 戈. Về liên hệ tới âm [c-k] = [g-gi] sẽ trình bày ở phần tháng Giêng.

Việc làm lúa ngày xưa chủ yếu nhờ vào nguồn nước trời cho, tháng Tý là tháng giữa Đông, có tiết Đông chí, lúc này nguồn nước dồi dào, đất đã mềm ra, dương khí thịnh lên, vì vậy người ta bắt đầu ra đồng cạp (cày) đất lên để chuẩn bị tháo nước vào đồng, công việc này người Việt đã chép lại trong chữ Lạp巤. Tuy nhiên thông thường người ta dùng chữ Lạp 臘 khi nói về tháng. Đây là một sự cố ý nhầm lẫn của TH về sau này.

TĐTC: 臘. 𦡳.

① Tế chạp. Lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp 大臘, vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là lạp nguyệt 臘月 tháng chạp.

② Thịt cá ướp.

③ Tuổi sư. Phật pháp cứ đi hạ được một năm kể là một tuổi, gọi là lạp hay hạ lạp, chứ không kể tuổi đời.

④ Mũi nhọn..

Theo tôi chữ này là một con chữ phát triển về sau, nên thêm bộ Nhục 肉 vào, vì Tế thì phải có thịt xôi, còn chữ ban đầu của người Việt là 巤, hiện nay đọc là Liệp. Ta hãy tìm hiểu xem chữ 巤 này chứa đựng thông tin gì trong đó.

Chữ Lạp 巤 hay Liệp 巤 được hình thành bởi bốn chữ:

  • Xuyên巛: 1. dòng nước, sông 2. cánh đồng.
  • Võng罒: Lưới.
  • Việt 戉: Cái búa lớn.
  • Thủy 水:

Trước hết ta thấy chữ võng 罒 = 网 cái lưới, nằm ở trung tâm của chữ Chạp巤. Tại sao chữ võng lại nằm ở trung tâm? Vì người ta hình dung cánh đồng là một tấm lưới với các thửa ruộng là các mắt lưới, hình ảnh cả một cánh đồng mênh mông nhìn như tấm lưới phản ảnh trong chữ Chạp, cho thấy rằng đây là thời gian mọi nhà đều ra đồng; đồng thời lúc này mọi câu chuyện xoay quanh chuyện là ruộng.

TVGT: 巤.

毛巤也。象髮在囟上及毛髮巤巤之形。此與籒文子字同。良涉切

Mao liệp dã. Tượng phát tại tín thượng cập mao phát liệp liệp chi hình. Thủ dữ trứu văn tử tự đồng. Lương thiệp thiết.

Luống tóc vậy. tượng hình từ các luống tóc trên đỉnh đầu. Ở đây cùng trứu văn giống nhau. Lương thiệp = Liệp.

Ở trên là phần giải thích một phần của chữ Liệp hay Lạp 巤. Chủ yếu nói rằng chữ Lạp hay Liệp là luống tóc trên đỉnh đầu. Tuy nhiên TVGT còn giải thích thêm.

巛象髮。髮謂之鬊。鬊卽巛也。及毛髮巤巤之形也。巛卽髮。不當復从髟矣。从巛。象髮也.

 Xuyên tượng phát. Phát vị chi thuấn. Thuấn tức xuyên dã. Cập mao phát liệp liệp chi hình dã. Xuyên tức Phát. Bất đương phục tùng tiêu hỉ. Tùng xuyên. Tượng phát dã.

 Xuyên tượng phát. Phát gọi là thuấn. Thuấn tức xuyên vậy. Là hình ảnh của các luống tóc. Xuyên tức phát. Đâu phải theo bộ Tiêu mà là bộ Xuyên. Hình ảnh của tóc vậy.

Qua giải thích này chữ Xuyên vốn có nguồn gốc dính dáng tới mùa xuân, cụ thể là chữ Xuyên 巛 chính là chữ Phát 髮 = Tóc và chữ Phát là chữ Thuấn 鬊 = Tóc tự nhiên rụng đi. Trong chữ Thuấn này trên là bộ Tiêu = Tóc, dưới chữ Xuân = Mùa Xuân. Mà tóc này lại tự nhiên rụng đi. Rụng là vì mái tóc này đã trải qua nhiều mùa xuân rồi, cứ cuối Đông, Xuân lại đến, có nghĩa là cái già xồng xộc đến trên đầu, “Lão tùng đầu thượng lai” (2). Đây chính là lý do vì sao nhà Phật dùng chữ Lạp để tính tuổi, như Hạ lạp. Tất nhiên chữ lạp ấy là chữ 巤 lạp này chứ không phải chữ lạp 臘 có cục thịt 肉 bên cạnh.

Cuối Đông người ta tháo nước từ sông vào ruộng để chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng, đó là cạp bừa hay cày bừa, cày là đảo đất, bừa là làm cho đất nhuyển; đồng thời vừa tầm soát lại gốc cỏ, vì vậy chữ Xuyên 巛 được đặt lên trên. Điều này cho thấy xưa cũng như nay, nước là yếu tố hàng đầu.

Sau khi cho nước vào rồi thì đến công đoạn cày bừa, dưới chữ Võng là chữ Việt 戉, trước hết chỉ người Việt, sau là chỉ cái cày. Vì sao nói trước hết chỉ người Việt. Vì chữ Việt có nghĩa là cái búa, ở đây ta hiểu là cái cày.

TVGT: 戉 – 鉞 .

大斧也。一本奪大字。非。斧所以斫也。从戈。聲。王伐切。俗多金旁作鉞。

Đại phủ dã. Nhất bổn đoạt đại tự. Phi. Phủ sở dĩ chước dã. Tùng qua. Việt thanh. Tục đa kim bảng tác việt.

Búa lớn vậy. Trước đây cho rằng đại tự. Chẳng phải vậy. Búa dùng để chặc vậy. Theo qua. Việt thanh. Thông thường làm búa nhiều sắc dày bảng.

Chữ  tức chữ Việt 戉 – 鉞 có nghĩa là cái búa lớn (TVGT戉), ở đây là có thể hiểu cái cày, nên sách nói theo bộ Qua 戈 (Cày), vì chữ Việt được viết như thế này 戈, do vậy chữ Lạp 臘 mới có nghĩa là mũi nhọn. Ta có thể viết phần dưới chữ Lạp 巤 như sau: 水戈. Nói cách khác là người xưa đã viết chữ Thủy vào giữa chữ Việt với mục đích cho biết là:

  1. Nói lên việc cày ruộng hay rọn (Võng), các đường cày đó đi trong nước, xới đất lên thành từng đường như hình luống hay lọn tóc, đó là nghĩa chữ Xuyên 巛. Về sau người ta gọi luống là liếp, âm này phái sinh từ Liệp 巤 vậy.
  2. Người cày ruộng này chính là người Việt.

4.jpg

Người Việt cày ruộng để làm gì? Dĩ nhiên là để trồng lúa, tức là Hòa, Hòa là phái âm của Hỏa tức là lửa, cận âm với Lúa, chỉ phương Nam hay người Việt (thật ra xưa kia chữ Hòa đọc là Lúa, Huó). Có thể nói ít ai để ý trong chữ Vuông, chữ Mộc là cây, nhưng cây này lá mọc chỉa xuống. Kỳ thực cây này cũng là cây Dịch lý, như con cá chạp – Chép vậy.

Phần sau đây tôi muốn trình bày thêm, cách hình thành các chữ liên quan tới việc trồng lúa. Từ lúc ban đầu tới kết thúc. Phần này bỏ đi cũng được, vì như vậy bài viết liền mạch hơn. Tuy nhiên tôi viết ra đây giúp những ai lười tra tự điển.

8-3. Các chữ liên quan đến việc làm ruộng.

Cách thành lập các chữ Cây -木 Mộc – Lúa – 禾 Hòa – 和 Hòa – Mẹ -米 Mễ – Mạ, tôi sẽ trình bày trong phần Truyện Mộc tinh. Tuy nhiên vì nó cần thiết cho người đọc xin tóm lược lại ở đây các nghĩa chính.

Chữ Mộc, theo tôi ở đây người xưa đã dùng động từ đề làm danh từ, ở đây là Mọc, Hạt (Bạch hạc)mọc thành Cây, cây này là cây Lúa, cây lúa là của người Việt, Lúa lớn lên lại có hạt, trở lại trạng thái ban đầu.

5.jpg

Chữ Mộc là một chữ được thành lập để chỉ sự tương xung, tương khắc và tương hợp của các chi, cụ thể là tứ hành xung. Cái này người xưa gọi là thần Xương Cuồng tức sơ đồ 12 chi tương xung, tương khắc.

9.3.1. Chữ Khẩu 口tượng trưng cho hạt lúa tức là hạt của cây Cốc  gọi là hạt Khóc 粬 = 䒼, 丘玉切, âm Việt đọc là Thóc. Cuối Đông đem ngâm Thóc 䒼 vào nước một đêm đem rồi gieo, cây này là cây Mạ 苗 = Mẹ = Mễ 米. Đầu tháng 2 âm đem cấy hay cài xuống đất. Ta thấy người xưa đã sử dụng ký hiệu tương thích với nhau cho dễ liên tưởng. Thóc 䒼 chứa mầm cây nhưng còn đang ở trong võ –Âm, nên có hai gạch. Khi mọc mầm 苖 rồi thì thành Dương nên chỉ một gạch. Vì vậy chữ Do 由 cũng là chữ Nông 農. Về âm Miêu của chữ 苖 có quan hệ với âm Mẹ, Mèo, Mão, các âm chỉ âm tính xin trình bày ở phần khác.

Tự điển Khang Hy. 由.

楊愼·丹鉛錄》由與農通。韓詩外傳,東西耕曰橫,南北耕曰由。呂氏春秋,管子曆紀皆云:堯使后稷爲大由。註大由,大農也。農作由

(Dương Thận. Đan Diên lục) Do dữ Nông thông. Hàn thi ngoại truyện, Đông Tây canh viết hoành, Nam Bắc canh viết Do. Lã thị xuân thu, Quản Tử lịch kỷ giai vân: Nghiêu sứ hậu tắc vi đại do. Chú đại do. Đại nông dã. Nông tác Do.

Do và Nông liên quan. Hàn thi ngoại truyện, Cày theo hướng Đông Tây gọi là hoành, Nam Bắc gọi là Do. Lã thị Xuân Thu, Quản Tử lịch kỷ đều nói: Sứ Nghiêu gọi lúa hạt lớn là đại do. Giải thích rằng Đại do là Đại Nông vậy. Nông là Do.

8.3.2. Hạt này đẻ ra cây hay Mọc 木 thành cây.

8.3.3. Cây này là cây của người phương Nam hay Lạc Việt. Người xưa thêm vào chữ Thiên丿đồng âm với Thiên là trời để chỉ phương Nam, phương Nam thuộc Hỏa nên âm của chữ này là Hòa nghĩa là lúa, còn có tên gọi khác đó là Cốc.

                                                                                                                                          二月始生。八月而孰。得之中和。故謂之禾。二月始生。八月而孰。得之中和。故謂之禾。和禾曡韵。禾,木也。木王而生。金王而死.

Cốc nhị nguyệt thỉ sanh. Bát nguyệt nhi thục. Đắc chi trung hòa. Cố vị chi hòa. Nhị nguyệt thỉ sanh, bát nguyệt nhi thục. Đắc chi trung hòa…Hòa hòa điệp vận. Hòa, mộc dã. Mộc vương nhi sinh. Kim vương nhi tử.

 Cốc tháng 2 bắt đầu mọc, tháng 8 chín, lại có hạt, gọi là hòa, nên gọi là Hòa. Tháng 2 bắt đầu mọc. Tháng 8 mới chín. Ở vào chổ giữa (chia đều hai bên). Nên gọi là Hòa. … Hòa hòa trùng âm. Hòa, một loài cây. Tháng Mộc(2) sanh. Tháng Kim(8) chết.

8.3.4. Cây lúa trưởng thành đơm bông kết nhụy 咊.

8.3.5. Rồi lại có hạt, trở về với trạng thái ban đầu, như vậy là hòa, đắc chi trung hòa 和.

8.3.6. Hạt ấy chính là cây lương thực tức Mễ 米- gạo.

8.3.7.Trong hình minh họa trên không có chữ Thóc 粬 = 䒼 là vì theo tôi chữ này người ta làm sau chữ Mễ tức Mẹ, chữ Mẹ là hình ảnh tượng trưng cho vũ trụ, đặc biệt là màu trắng tức là màu của vô cực, nơi chứa đựng sự sống. Có lẽ chính vì vậy mà người xưa mới sáng tác chữ mễ trước, sau đó mới sáng tác chữ Thóc. Chữ Thóc 䒼 âm chữ Nho là Khóc丘玉切, khưu ngọc thiết, Khóc này là trại âm của Cốc. Như  vậy Cốc lại hoàn Cốc, nên gọi là 得之中和.

Tóm lại chính từ Lạp 巤 đã cho biết rằng vì sao người Việt chọn tháng 1 (tức 11 theo Kiến Dần) làm tháng đầu năm, vì sau những ngày Tết là phải bắt đầu công việc đồng áng, ngày xưa đây là công việc quan trọng nhất. Đồng thời qua sự biểu ý của con chữ này, ta biết rằng chính người Việt và cánh đồng của họ là hình ảnh vẽ nên chữ Lạp. Thế mà cứ nói mãi người Hán sang đây dạy ta, khai hóa dân ta, nên cái gì cũng Hán cả, thật nghịch lý. (Xem thêm về các chữ này tại phần Mộc tinh, trang 156.).

  1. Giêng :

Trên là tháng Chạp, giờ đến tháng Giêng. Theo An Chi, Giêng là  âm xưa của Chính hay Chinh, nay đọc là Chánh (3). Như thế tháng này cũng được viết chữ Chánh như lịch Kiến Dần nhưng lại đọc là Giêng. Nếu ở lịch Kiến Dần thì chữ chánh có thể hiểu là đầu, tháng đầu “Tuế chi thủ nguyệt” nhứt, như vợ chánh, chánh thanh tra, vì ở lịch này không có tên gọi nào nữa ngoài Chánh, mà lại nằm ngay tháng đầu tiên trong năm, thì ta có thể hiểu chữ Chánh với nghĩa như trên. Tuy nhiên ở lịch Kiến Tý Việt, người Việt đọc là Giêng, như vậy nhất định âm Giêng này không có nghĩa là 1 hay đầu tiên, vì đã có tháng 1. Vậy chữ Chánh với âm Giêng có nghĩa như thế nào? Đây là một chữ có nhiều nghĩa đáp ứng được cái sơ đồ chỉ thời gian mà người xưa đã thiết lập, gọi là lịch, do đó tôi thấy cần trích ra đây, để từ đó ta có một cách hiểu cho từ này.

Tự điển Khang Hy: 正

1.《禮·射儀》循聲而發,不失正鵠。《註》畫布曰正,棲皮曰鵠

(Lễ . Xạ Nghi). Tuân thanh nhi phát, bất thất chánh cốc. (Chú) Họa bố viết chánh, thê bì viết cốc.

Nghe lệnh mà bắn, không được trật đích. Vải để vẽ gọi là chánh, miếng da gọi là cốc.

2.《儀禮·大射儀鄭註》正者,正也。亦鳥名。齊魯之閒名題肩爲正。鳥之捷黠者,射之難中,以中爲雋,故射取名焉。又鳥名。《禮·月令·季冬之月征鳥厲疾註》征鳥,題肩也。齊人謂之擊征.

(Nghi Lễ. Đại xạ nghi Trịnh chú) Chánh giả, chánh dã. Diệc điểu danh. Tề Lỗ chi gian danh đề kiên vi chánh. Điểu chi thiệp giả, xạ chi nan trúng, dĩ trúng vi tuấn, cố xạ thủ danh yên.

Hựu điểu danh.(Lễ). Nguyệt lệnh. Quý đông chi nguyệt chinh điểu lại tật chú). Chinh điểu. Đề kiên dã. Tề nhân vị chi kích chinh.       

Chánh ấy, chánh vậy. Cũng là tên một loài chim. Đời Tề, Lỗ gọi đề kiên là chánh. Chim là điểm(bắn) linh hoạt, khó mà bắn trúng, nếu trúng là tài, nên gọi là xạ thủ.

Tên chim. (Lễ) Nguyệt lệnh. Ghi chú về bệnh tật của chim chinh về cuối đông. Chinh điểu. Đề kiên dã. Người Tề gọi là chim tấn công.

TVGT:

  1. 古文正从二。二古文上字。此亦同示辰龍童音章皆从二.

Cổ văn chánh tùng nhị. Nhị cổ văn thượng tự. thử diệc đồng kỳ, thìn, long, đồng, âm chương giai tùng nhị.

Cổ văn Chánh theo Nhị. Nhị văn cổ thuộc thượng tự. Đây cũng cùng âm Ngòng -Ông- Luồng – Rồng – Giống, sách vở đều nói theo nhị.

Về các chữkỳ, thìn, long, đồng” đều có âm [[ồng] tôi đã giải thích tại phần “Bàn về chữ Rồng”  trang  45.

Với các trích dẫn (TD) trên ta có những kết luận sau:

TD1. Đáp ứng được nghĩa của chữ Chạp = Chép trước đó, đồng thời cho ta biết cái đích bắn được vẽ trên một tấm da. Đây là mô tả cụ thể việc bắn tên. Người ta gọi việc làm này là Chánh Cốc.

TD2. Cho ta biết chữ Chánh 正 vốn cũng là tên một loài chim, đó là chim cốc, vốn nhanh nhạy, khó bắn, ai bắn trúng thì gọi là tài hay là xạ thủ; đồng thời giải thích này còn cho ta biết người nước Tề, Lỗ gọi Đề Kiên là Chánh.

Ghi chú còn cho ta biết, Đề Kiên chính là Chinh Điểu. Như vậy Chánh là một cách gọi khác Chinh tức là chim Cốc.

Các giải thích trên, tựu trung giải thích rằng chánh tức là chánh cốc, chánh với cốc chỉ là một, hay là tên của loài chim Cốc, chánh còn gọi là đề kiên. Vậy các giải thích ấy có giúp gì cho ta trong việc xác định âm Chánh là Giêng hay không?

Như đã nói trên, chữ Chánh vốn xưa kia có âm là Giêng, Chánh còn gọi là Chinh, người Việt xưa phát âm [inh] là [iêng] Trình làng thì nói Chiềng làng, tứ chánh gọi là tứ chiếng. Tinh linh người Việt nói là Thiêng liêng. Như vậy việc gọi âm [inh] đọc là [iêng] là có cơ sở.

 Vậy còn âm [ch] thành [gi] thì sao?

Trước đây người Việt có những chữ phát âm với [gi] nhưng TH thì đọc là [ c – k] ta thấy điều này xảy ra trong các chữ Gian, TH đọc 古寒切 Cổ hàn thiết = Càn. Giác 覺 TH đọc 古岳切 Cổ nhạc thiết = Cạc. Như vậy, trong một số trường hợp,  người Việt sử dụng âm [c-k] = [gi]. Chính vì vậy mà Chinh mới thành Giêng.

Tuy nhiên, ngoài những gì đã trình bày trên, tôi cho rằng âm Giêng là cách phát âm chữ Kiên. Như TD 2 ở trên, người Tề, Lỗ dùng Đề Kiên là chữ Chánh 齊魯之閒名題肩爲正. Đề 題 là trán, đầu. Kiên 肩 là vai, gánh vác. Theo tôi hai chữ này ngày xưa người Việt đọc là Đội Khiêng = Đề Kiên, như vậy chữ Chánh còn đọc là Gánh. Chính vì vậy mà chữ Chánh còn được viết trên chữ Nhất = Đòn gánh, xưa gọi cái Triêng, dưới chữ Túc là chân 𧾸.

古文正。从一足。足亦止也。止部曰。止爲足.

Cổ văn chánh. Tùng nhất túc. Túc diệc chỉ dã. Chỉ bộ viết. Chỉ vi  túc.

Văn xưa (nói chữ) chánh. Theo nhất, túc. Túc cũng là chỉ vậy. Bộ chỉ nói: Chỉ là túc.

Biểu ý là gánh giống ra đồng, từ đó mới có Gánh Gồng, nên sách TVGT mới nói chữ Chánh vốn có âm Ồng như Ông – Rồng – Giống.

古文正从二。二古文上字。此亦同示辰龍童音章皆从二.

Văn xưa (nói chữ) chánh theo nhị. Nhị, văn xưa thuộc thượng tự. Điều này cũng như chữ Ngòng – Hồng  Ông 示, Luồng hay ruồng (thuồng) 辰 Rồng 龍, Giống 童(3).

Tóm lại, chữ Chánh là chữ Việt đọc là Gánh hay Gồng, nó cũng đại diện luôn việc Đội, Khiêng, từ đó có âm chung là Giêng. Như vậy người xưa mới gọi là Nông lịch hay Ruộng lịch. Có nghĩa là tháng Giêng là tháng mà người ta bắt đầu làm ruộng, phải gánh giống ra đồng. Vì vậy mà người Việt chúng ta mới có từ “Triên gióng”. Triên là cái đòn gánh, Gióng là cái để đựng đồ để gánh, ở đây là cái để Gióng hay Mạ để gánh ra đồng. Như vậy chữ từ “Triên gióng” gắn bó với việc trồng lúa, và chữ Triêng là phái sinh của từ “Kiên”, còn có âm khác là gánh. Nói chung là Đội, Khiêng, Gánh (triên) là các phương thức người ta vận chuyển các thứ liên quan tới việc làm ruộng ra đồng, bởi vì tháng hai là bắt đầu trồng lúa, tức là Hòa, chữ Hòa này là biểu ý việc trồng lúa. Nhị nguyệt thỉ sanh, bát nguyệt nhi thục. Đây là mốc thời gian đánh dấu việc bắt đầu làm ruộng, vì vậy người xưa còn gọi là Chánh cốc.

TĐTC. 鵠

Một âm là “cốc”. (Danh) Cái đĩa để tập bắn. § Trong cái bia vẽ một cái vòng, bắn vào giữa vòng là trúng, người xưa gọi là “chánh” 正 hay là “cốc” 鵠. Vì thế cho nên làm cái gì khả dĩ làm nêu làm mốc cho việc làm cũng gọi là “chánh cốc” 正鵠.

Trên là nói những gì liên quan tới âm Giêng và chữ chánh. Như ta biết Ruộng lịch được làm ra dựa trên dịch học, căn bản là 10 Thiên can và 12 chi như đã trình bày ở trước. Tuy nhiên người Việt còn gởi gắm nhiều hơn thế. Ta hãy tìm hiểu.

TVGT:

(正)是也。从一。句。一止。江沅曰。一所止之也。如乍之止亡。皆以一止之。之盛切。

Thị dã. Tùng nhất. Câu. Nhất  chỉ. Giang Nguyên viết: Nhất sở  chỉ chi dã. Như sạ chi chỉ vong. Giai dĩ nhất chỉ chi. Chi thạnh thiết.

Tạm dịch:

Thị vậy. Theo Nhất. Câu. Động tịnh của cái một tức Cóc  (bản thể) vậy. Giang Nguyên nói: Y vào bản thể mà biến dịch vậy. Như chợt có chợt mất. Vì vậy gọi là nhất chỉ, Chạnh hay Chánh.

Ở đây ta thấy sách ghi一止 Nhất Cóc chỉ = 一日止 tức chữ Thị 是. Như thế, Nhật 日=. Nhật là mặt trời tức Thái dương, Cóc là con Cóc, tượng trưng cho Thái cực. Như vậy Mặt trời là Thái cực là hoàn toàn phù hợp với những gì được người Việt khắc họa trên trống đồng. 一止 nhất Cóc chỉ là sự vận động của Thái dương hay Thái cực, chính nhờ vào sự vận động này mà có mùa màng, hoa lá, nói khác hơn là có mọi hiện tượng. Căn cứ vào điều này, câu ấy còn có thể dịch và hiểu như sau:

Tính thể vậy. Theo Nhất. Câu. Động tịnh của cái một tức Cóc  (bản thể) vậy. Giang Nguyên nói: Y vào bản thể mà biến dịch vậy. Như chợt có chợt mất. Vì vậy gọi là nhất chỉ, Chạnh hay Chánh.

Câu này rất khó dịch, tạm dịch như thế và xin giải thích như sau:

Thị 是 có nhiều nghĩa, theo tôi ở đây có nghĩa là LÀ, tương đương với To be trong tiếng Anh, có nghĩa là cái đang là, cái dòng chảy bất biến của bản thể, nếu không có nó, mọi thứ không hiện hữu, như câu mà không có động từ thì không thành câu, nó không có giá trị trong ngôn ngữ. Nói cách khác là một bản văn đến từ nhiều câu, mỗi câu có đủ Động và Tịnh, ngày nay ta gọi là Chủ Vị. Cuộc đời hay hiện thực cũng thế, có thăng có trầm như con sóng chợt vươn lên rồi lắng xuống, đó là nghĩa của chữ Chỉ 止, nói theo dịch học thì đó là cái dụng của Dịch hay chính là cơ chế của tứ tượng vậy. Chính sự thay đổi làm nên thời gian, vì vậy ta mới nói thời gian là sản phẩm sanh tử. Tuy nhiên mọi biến đổi không ngoài bản thể, như sóng lặng vào biển khơi. Đây là nghĩa của câu Nhất Cóc chỉ一止. Nhất là Cóc  tức là Bản thể. Về chữ Cóc  này, đây là chữ của người Việt, TH không biết được, thế mà hiện hữu trong cuốn TVGT rất nhiều, vậy phải chăng nguyên trước sách TVGT là của người Việt. Xem phần Thái cực.

Về chữ Cốc  này, tôi đã giải thích ở trên, từ sau khi dùng âm Cốc hay Cóc chỉ Thái cực hay Bản thể, võ âm thanh này được dùng để chỉ những gì có khái niệm là Thái cực hay hình tròn và đặc chỉ sinh thực nam. Với phương cách như vậy, một loài chim cánh đen, bụng trắng, thể hiện trên Âm, dưới Dương tức là Thái cực – Dương, có tên là Cốc. Người Việt ở phương Nam, thuộc Dương nên khi xưa gọi là Cóc tía, do đó âm và chữ Cốc này liên quan đến người Việt. Người Việt, về dụng thì lấy nước làm đầu, nên quốc gia thì gọi là Nước, như nước Việt, nước Mĩ. Nên HTBQ chung quanh là nước (quái Khảm) Về thể thì chọn con chim làm vật tổ, ngày nay hay gọi là totem, cụ thể là loài chim Diệc, về sau thành Dịch, chim Cốc là một trong loài ấy, nên chữ Điểu 鳥 đều là Dương. Chim Cốc nói đủ là Hồng hộc, ta hay gọi là Còng cọc,  có thể gọi riêng ra là Cốc hay theo sách là Hộc và Hồng.

Trong Hồng Bàng Thị truyện 鴻龐氏傳, câu chuyện nói về nguồn gốc dân tộc và văn hóa cốt lõi của dân Lạc Việt, người Việt đã minh định vật tổ của người Việt là chim Hồng, tức Hộc hay Cốc. Vì vậy tháng Giêng của người Việt còn gọi là Chánh Cốc, tức là đánh dấu đây là sản phẩm của người Việt vậy.

  1. GIỜ – NGÀY – THÁNG & NĂM – MÙA – TIẾT –NHUẬN.

 Về nguyên tắc, lịch Kiến Tý có 12 tháng, nhưng chỉ có 10 tháng gọi bằng số mà thôi. Gọi như thế mới phù hợp với nguyên tắc dịch lý khi kết hợp với các tiêu chí khác của dịch học để tính Giờ, Ngày, Tháng và Năm. Cụ thể như sau:

10.2. Ngày. Tính theo mặt trời

Ban đầu người ta tính theo thiên nhiên, bắt đầu từ khi mặt trời mọc cho tới mọc sau một đêm. Về sau được tính tương ứng với 12 nhóm hình ảnh vòng 6, khởi đầu từ giữa cung Tý, tức 12 giờ khuya hiện nay. Thời gian một ngày là 12 cung giờ, tương ứng với 12 nhóm hình ảnh tại vòng 6. Xem hình minh họa.

10.3. Tháng. Tính theo mặt trăng.

Ban đầu người ta tính theo thiên nhiên, tính từ khi có trăng khuyết trở lại. Một tháng có 30 ngày, con số này được thể hiện bằng số người tham dự lễ hội, cụ thể là: Bắc 6 + Tây 9 + Nam 7 + Đông 8. Tất cả là 30.

10.4. Năm đủ theo Dịch lý trên mặt trống NL.

Một năm có 12 tháng, tương ứng với tên gọi 12 địa chi. Như vậy ta có: 30.12=360 ngày.

Như đã trình bày trên, thời gian là sản phẩm của thế giới của hiện tượng, tức cái dụng của Hậu thiên bát quái, nhưng nó vẫn phải hoạt động trong bản thể, lý số là 10, một năm là tròn một vòng của vũ trụ, điều này được thể hiện trên mặt trống đồng. Tại vòng 10, ta có 36 con chim, 18 con bay, 18 con đậu, từ 36 ta nhân với lý số của bản thể =10, ta có 36.10 = 360 ngày. Ta chia con số này cho lý số của hiện tượng, bản thể 10 + 2 nghi = 12, ta có 360 : 12 = 30. Như vậy ta thấy trời –Thiên người – Nhân tương hợp. Điều này thể hiện tính xuyên suốt của dịch học, vì vậy chẳng phải bổng dưng các nhà thơ lại nói:

Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,

Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.

 

Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ

 Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày

 Nguyễn Công Trứ.

Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt,

Con mắt già cái kính đã mòn tai.

Nguyễn Khuyến

36.000 ngày là 100 năm, suy ra một năm 360 ngày.

 

10.5. Mùa. 1 tháng của vũ trụ, tức Tam tài.  30.3=90.

4 mùa, thời điểm bắt đầu một mùa tương ứng với các hình ảnh thể hiện các tiêu chí dịch học, cụ thể như sau: Xem hình minh họa.

Mùa Đông: Tương ứng với Thái âm.

Mùa Xuân: Tương ứng với Dương thịnh.

Mùa Hạ: Tương ứng với Thái dương.

Mùa Thu: Tương ứng với Âm thịnh.

9.6. 24 Tiết khí.

24 tiết khí của 4 mùa, điểm bắt đầu tương ứng với hình ảnh các nhóm thể hiện tiến trình lý tính của tứ tượng. Xem hình minh họa, như:

Mùa Đông: Thái âm tương ứng với Lập đông.

Mùa Xuân: Dương thịnh tương ứng với Lập xuân.

Mùa Hạ: Thái dương tương ứng với Lập hạ.

Mùa Thu: Âm thịnh tương ứng với Lập thu.

10.7. Minh họa lịch Kiến Tý & Kiến Dần trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Lịch là các quy ước về thời gian của thế giới hiện tượng, vì vậy các hình ảnh của trống được chuyển sang Thái cực. Có nghĩa là Âm thành Dương, cụ thể là: Các hình ảnh từ chuyển động ngược thành xuôi theo kim đồng hồ, tức là Vô cực chuyển thành Thái cực. Các hình hướng Bắc lên hướng Nam, có nghĩa là Hoành-Âm lên thế Tung-Dương.

6.jpg 10.8. Năm nhuận theo Dịch lý trên mặt trống NL.

Sơ đồ trên chỉ có Nhân và Thiên, sở dĩ làm như vậy cốt để cho người đọc dễ tham khảo. Tuy nhiên sơ đồ này chưa hoàn toàn đầy đủ tất cả các yếu tố mà Tổ tiên nước Việt thể hiện trên mặt trống NL, cụ thể là sơ đồ trên chưa có hình ảnh của vòng 8, hay nói khác hơn là Địa. Địa là đất, nơi biểu lộ các hình thái thay đổi của 4 mùa.

Nhìn vào sơ đồ minh họa dưới, ta thấy 24 tiết của 4 mùa bao quanh vòng 8. Vòng 8 có 34 hình ảnh, gồm: 20 hươu + 14 gà = 34. Đây là số nhỏ nhất của Bản thể của Địa, dùng để tính thời gian. Từ đó ta suy ra con số thật, tính theo bản thể là 34.10 = 340, cũng như cách tính thời gian theo bản thể của Thiên, 36.10 = 360.

7.jpg

Ta đã có thời gian của Thiên – Địa, vậy đâu là thời gian của con người. Con người là trung tâm của trời đất, vì vậy thời gian của con người là kết hợp trung hòa giữa trời và đất. Từ quan niệm này ta có: 340 + 360 =700. Chia 700 này cho thời gian tháng của trời và đất, 12 Thiên +12 Địa = 24, ta có: 700:24 = 29.1666666667. Đây là số thời gian tính bằng ngày trong một tháng của con người – Nhân, tức thế giới hiện tượng. Từ đây ta nhân với 12 tháng sẽ cho ra số ngày của một năm. 29.1666666667. 12 = 350 ngày. Như vậy một năm, tính theo lịch cổ của người Việt là 350 ngày. Có nghĩa là mỗi năm thiếu 10 ngày so với thời gian năm của bản thể – 360 ngày, suy ra cứ 3 năm thiếu mất 30 ngày, chính vì vậy năm thứ tư là năm có 13 tháng hay năm nhuận, vì năm thứ tư là tròn một vòng của tứ tượng. Từ Âm thành Dương rồi từ Dương thành Âm, do đó phải bù vào cho tương hợp với bản thể, tức là số 36.10=360. Chính vì lý do này mà không bao giờ nhuận vào tháng Chạp và Giêng, vì hai tháng này không nằm trong lý số 10 của bản thể.

            Ở trên là các thông số chỉ thời gian trong lịch Kiến Tý của người Việt, cách tính đó dựa trên hình ảnh đã có sẳn của trống đồng NL, có nghĩa đây là cách tính ngược, từ kết quả có rồi đến nguyên tắc ban đầu. Như vậy trước khi vẽ ra những hình ảnh và nội dung mà nó chứa đựng, Tổ tiên ta đã có những nguyên tắc đó rồi. Với suy nghĩ như vậy, xin đề nghị ở đây cái nguyên tắc ấy, tất nhiên kết quả của nó là lịch Kiến Tý, cái mà người Việt đã đúc kết trong bốn chữ “Một Chạp Giêng Hai”.

            Như đã nói trên, Ruộng lịch căn cứ vào dịch học để tính, căn bản của dịch học là Hà đồ – TTBQ và Lạc thư – HTBQ. Do đó lý số của Hà đồ phải là tiên quyết, sau mới tới Lạc thư, tức thế giới hiện tượng. Nếu không như vậy thì xem như không sâu sát với các nguyên tắc dịch học, cho dù kết quả cuối cùng vẫn cho ra một đáp số. Tuy nhiên, như thế thì khi kiểm chứng ngược, nó sẽ không tương hợp với lý số của bản thể. Đây là chính là chổ bất cập của lịch Kiến Dần. Nguyên tắc ấy như sau:

            Lịch lấy Hà đồ làm nền tảng, Hà đồ đại diện cho bản thể, lý số là 10. Đây là con số mẹ, từ đây kết hợp với các lý số của các khái niệm dịch học mà tính ra các con số khác của thời gian.Ta bắt đầu từ 1, ở đây là một ngày, hình ảnh vòng 6 thể hiện các tiêu chí tứ tượng của một ngày, một tháng, một năm. Bản thể -10, thể hiện trên 3 phương diện: Thiên-Địa-Nhân.

            Ngày xưa người ta chia thời gian ra ngày, tuần, tháng, năm, vì vậy ta có:

1 ngày. 10 = 10 ngày. 10 ngày là một tuần. Tương ứng với tổng số dưới, tức là 1+2+3+4=10 (Dương).

1 tháng là hoạt động của 1 tuần trong vũ trụ, tức tam tài.

10 ngày. 3 tài = 30 ngày. Tương ứng với số trên, tức là: 6+7+8+9=30 (Âm).

1 năm là hoạt động của tháng trên ba phương diện, tức tam tài, ta có:

30.3.4 = 360. 360 ngày là thời gian của một năm theo bản thể.

Sở dĩ 4 tượng được nhân vào tiêu chí năm là vì năm là thời gian chứa tất cả các yếu tố ngày, tháng. Có nghĩa là Tứ tượng của năm cũng là của tháng và ngày.

Trên đây là thời gian được tính từ căn bản của Hà đồ. Chính vì vậy mà ta thấy lịch Kiến Tý có 10 tháng có số, và số đó được tính từ 1 tới 10. Nếu không như vậy lấy cơ sở nào để tính thời gian.

Tuy nhiên, thời gian là biểu hiện của thế giới hiện tượng, tức Lạc thư. Có nghĩa là những thay đổi của thế giới hiện tượng (Con người và nhiên giới) là sự hoạt động của của Lạc thư – HTBQ. Lạc thư là một sơ đồ biểu hiện cho việc Âm và Dương đã từ bản thể phát lộ ra ngoài, tức Bản thể sinh Nhị nghi. Bản thể 10 + 2 nghi = 12, sự vận hành của 2 nghi sinh 4 tượng, từ 4 tượng sinh 8 quái. Từ đây ta cảm nhận mọi thay đổi bằng cảm quan của chúng ta. Có sinh có diệt, có nắng mưa bốn mùa, có nóng, có lạnh. Từ quan điểm này người ta tính giờ cho ngày, tháng cho năm với con số 12. Tuy có sự tham gia của nhị nghi vào giờ, tháng, nhưng về mặt bản thể, tức là thời gian của năm vẫn không thay đổi. Bằng chứng là ta chia 360 ngày cho 12 vẫn có kết quả là 30.

Lạc thư – HTBQ là kết quả của một cuộc đảo chính trong vũ trụ, Âm biến thành Dương và ngược lại. Sự thay đổi này dẫn đến mất cân bằng âm dương trong hiện tượng. Người ta quan sát thực tế nhiên giới, họ thấy rằng có sự chậm trể trong thời tiết, từ đó họ kiểm nghiệm vào dịch học căn cứ vào HTBQ, cụ thể là các hoạt động của 2 nghi, 4 tượng và 8 quái trong Bản thể của Âm – Dương có vấn đề, vấn đề đó xuất phát từ sự phối hợp giữa Thiên và Địa không cân bằng, dẫn đến thời gian mà con người nhận được không như con số của Bản thể. Sự không cân bằng đó được kiểm nghiệm như sau:

14 tiêu chí hoạt động của dịch lý + lý số của Bản thể của Âm 10 – Dương 10 bằng 34. Điều này được thể hiện tại vòng 8 – Địa của mặt trống. 14 gà+20 hươu = 34. 34 là phần nhỏ nhất của bản thể thuộc Địa hay hiện tượng, vì vậy ta nhân số này với lý số của Bản thể, ta sẽ có thời gian một năm của Địa. 34.10 = 340. Làm như thế để tương hợp với thời gian năm của Thiên, tức 36.10 =360.

Con người là sản phẩm của Thiên địa, từ quan điểm này, người Việt cổ cho rằng thời gian mà con người nhận được một ngày là tổng hợp thời gian của Thiên – Địa, cụ thể là: 360+340=700. Từ số thời gian này, ta chia cho lý số của các yếu tố vận hành của các lý số trong bản thể, tức Bản thể = 10 + 2 nghi + 4 tượng + 8 quái = 24, con số này được thể hiện trên trống đồng NL là vòng 6 + 8 + 10. Con số này tương hợp với hoạt động của Thái cực, tượng trưng cho nó là mặt trời 14 tia. Mặt trời = Thái cực, lý số = 10 + 14 tia = 24. Từ đây ta có thời gian thật của một tháng của Nhân. 700:24= 29.1666666667.

Như vậy thời gian mà con người nhận được từ kết quả thầm lặng qua cơ chế tứ tượng của nhiên giới trong một tháng là 29.1666666667. Suy ra một năm trong thế giới hiện tượng, tức Lạc Thư là: 29.1666666667.12= 350 ngày.

So với thời gian một năm của Bản thể hay Hà đồ là 360, thời gian trong một năm của thế giới hiện tượng hay Lạc thư ít hơn 10 ngày.  Như vậy cứ 3 năm sẽ thiếu mất 30 ngày hay một tháng, vì vậy mà cứ 4 năm người ta thêm vào một tháng gọi là tháng nhuận. Vì sao phải là 4 năm? Vì cơ chế của tứ tượng, 4 giai đoạn là trở lại ban đầu, ở đây là trở lại thời gian của Bản thể, tức 360 ngày.

10.9. Ngày trăng tròn – Âm suy.

Ở trên đã nói tháng 30 ngày, tức 6+7+8+9=30 (Âm). Nói khác hơn là người xưa tính tháng theo sự xuất hiện của mặt trăng. Vì vậy ta lật ngược sơ đồ Thái cực thành Vô cực, tức theo hình ảnh trên mặt trống ta sẽ có ngày 16, trăng tròn vào điểm  Âm suy .

8.jpg

10.9. Tại sao không bao giờ  nhuận vào tháng Chạp và Giêng?

Hai tháng này là tượng trưng cho nhị nghi trong 12 chi. Chính nó là tác nhân gây nên sự thiếu hụt thời gian của bản thể, lẽ nào giờ đây là bù cho nó. 360 ngày là thời gian của bản thể, tháng bù vào là bù vào cho bản thể, lý số là 10. Vì vậy các tháng nhuận chỉ tính cho các tháng có số từ 1 tới 10 mà thôi. Điều này cho thấy lịch Kiến Tý sâu sắc đến chừng nào.

Trên đây là những nguyên tắc căn bản mà tôi tin rằng Tổ tiên nước Việt đã dùng để tính thời gian, về sau thêm vào các tiết khí, do như cầu làm ruộng, nên mới gọi lịch này là Ruộng lịch. Từ đó về sau cách tính lịch thêm vào các chi tiết khác, như tính tháng đủ thiếu bằng hòa trực hay trung khí, tuy nhiên vẫn không thể vượt ra ngoài nguyên tắc ấy được.

Như vậy Tổ tiên ta đã làm ra Âm lịch, đó là Lịch Kiến Tý, tất cả những gì đã trình bày cho thấy điều đó hoàn toàn hợp lý, có cơ sở. Mong sao thời gian tới người Việt tự làm lấy lịch của mình, gọi là lịch Kiến Tý để báo đáp công ơn của Tổ tiên của nước Việt. Chuyện làm này, chủ yếu do nhận thức thôi, chứ làm thì quá dễ, vì chỉ đổi tháng 11 và 12 của lịch Kiến Dần hiện nay thành tháng 1 và Chạp thôi, còn mọi thứ vẫn như nhau mà thôi. Có như thế may ra Tổ tiên có chút mát lòng,  mát dạ với con cháu vua Hùng thông minh ngày nay. Mong lắm thay.

Với những gì trình bày trên cho thấy rằng câu “Một – Chạp – Giêng – Hai” là một đúc kết từ việc dùng lịch Kiến Tý của dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm. Lịch Kiến Tý ấy, về tổng thể, không có gì  khác với lịch Kiến Dần hiện nay, nhưng về căn bản thì rõ ràng lịch Kiến Tý sâu sát hơn về mặt nguồn gốc dịch học. Xưa nay ai cũng biết Âm lịch là của TH, vậy mà từ trước tới giờ chẳng thấy sách vỡ nào của họ nói vì sao ngày, tháng, năm, có các số như thế, tại sao có nhuận, và vì sao không bao giờ nhuận vào tháng Chạp và Giêng, họ chỉ nó rằng Do Hoàng Đế làm ra, thế thôi. Thế thì làm sao nói rằng lịch của họ được, mà lịch không phải của họ thì chữ cũng vậy thôi. Một câu hỏi được đặt ra là: Từ trước tới giờ ta học chữ Hán, xem lịch Kiến Dần, nay nói trước đây ta dùng lịch Kiến Tý. Vậy trước đây là lúc nào, ở đâu. Lịch Kiến Tý viết bằng chữ gì?

Đây là câu hỏi cần thiết, cần có câu trả lời. Trước hết cần phải thấy rằng câu “Một – Chạp – Giêng – Hai” tuy chỉ có 4 chữ nhưng đã đóng ngoặc lại cái gọi là “chữ Hán, văn hóa Hán”. Bởi vì bốn chữ này đã tố cáo rằng trước khi người Hán sang Giao Chỉ, dân ta đã có lịch, đó là lịch Kiến Tý, dĩ nhiên nó được viết bằng chữ Vuông tức là chữ Khoa đẩu. Nếu không thì bốn chữ “Một – Chạp – Giêng – Hai” ở đâu ra, rồi lại truyền mãi thế! Nói “trước khi” là liên quan tới lịch sử của dân tộc Việt, có nghĩa là trước đây, khi dân tộc ta còn sống trên lưu vực sông Hoàng hà, nơi có bình nguyên Trong Nguồn và núi Thái. Có như thế mới có bài ca dao “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra” và cũng vì vậy mà Tổ tiên ta mới nói “Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, dắt nhau về ở núi Long Đại Nham” Núi Long Đại Nham gọi tắt là núi Đại, tức núi Thái sơn. Đâu khi không lại thiết tha với cái vùng đất mà ta chưa từng đặt chân đến. Ngay cả lịch Kiến Tý Việt, không phải chỉ với những gì trình bày trên, mà điều này người Việt đã thể hiện bằng hình ảnh trên trống đồng và truyền thuyết.

Hình ảnh trên trống đồng NL cho thấy, lễ hội bắt đầu từ đầu tháng Tý, tức tháng 1. Điều này tương hợp với chuyện bánh Chưng, bánh Giày. Câu chuyện nói rằng cuối năm dùng bánh chưng bánh giày dâng cúng Tổ tiên. Xưa nay ta thường dùng lá Dong để gói bánh chưng, lá Dong tức lá mùa Đông, ở TH gọi là Đông diệp, tục này hiện nay vẫn còn ở vùng Lĩnh Nam TH. Có thể ngày xưa dân ta ăn tết vào đầu tháng 1, tức là tháng 11 Nông lịch hiện nay, tháng có tiết Đông chí. Lại nữa là trống đồng ít nhất cũng thuộc thời kì đồ đồng muộn, 500 – 800 năm TCN, trong khi nhà Hán chỉ bắt đầu từ 203 TCN – 220. Vậy ai dạy người Việt làm lịch và viết chữ, vì trên trống có cả chữ Vuông nữa. Như đã nói trên, nhà Chu kéo dài từ 1122 tới 256 TCN, lại dùng lịch Kiến Tý. Như vậy việc trống đồng thể hiện lễ hội ở tháng Tý; đồng thời nó thuộc thời kỳ đồ đồng muộn. Như vậy ta có thể nói rằng lịch Kiến Tý Việt có thể giống lịch nhà Chu.

Theo lịch sử dùng lịch của TH như đã nói trên, ta thấy nhà Hạ dùng lịch Kiến Dần, tiếp theo các triều đại lại thay đổi khác nhau tới nhà Hán lại dùng lịch Kiến Dần cho tới nay. Theo truyền thuyết thì ban đầu lịch ấy do Hoàng Đế làm ra, nhưng nhân vật này chỉ là truyền thuyết; đồng thời căn bản của lịch âm là Dịch học, mà theo  truyền thuyết TH, Phục Hy là người tác Dịch. Như vậy chính truyền thuyết của TH lại mâu thuẩn với chính truyền thuyết của họ.

Câu “Một – Chạp – Giêng – Hai” là phần nỗi của tảng băng văn hóa, phần còn lại chìm khuất quá lâu, nên ta tưởng rằng cái phần nổi ấy chỉ là chổ hóng mát mà thôi. Tuy nhiên từ phần nỗi này, ta đào sâu vào mới biết rằng trong ấy chứa đựng cả một kho tàng văn hóa của dân tộc, từ dịch học, chữ viết, lịch pháp. Câu nói ấy là sự đúc kết cái văn hóa đã đi cùng dân tộc ta hàng ngàn năm, trước khi những kẻ du mục chiếm lấy, rồi tìm mọi cách xóa đi dấu vết của dân tộc đã làm nên cái văn hóa kì vĩ ấy.

 Với những gì trình bày cho thấy lịch ấy do người Lạc Việt làm ra, mà lịch thì căn cứ trên Dịch học và viết bằng chữ Vuông. Vậy Lịch, Dịch và Chữ viết ấy là của ai, nếu không phải là người Lạc Việt, đồng thời vì trong một thời gian dài, dân tộc ta đã sử dụng lịch ấy cho đến khi bị cướp mất tác quyền và lãnh thổ, nên ông cha ta mới đúc kết lại thành bốn chữ “Một – Chạp – Giêng – Hai” để ghi dấu; hy vọng qua câu này, hậu thế nước Việt biết rằng, đó là cái văn hóa còn lại của một dân tộc, sau khi bị kẻ mạnh tước mất bản quyền, tuy chỉ bốn chữ, nhưng chừng ấy cũng tạm đủ cho phép ta hiểu rằng Dịch học, chữ Vuông, lịch pháp là thành tựu văn hóa của dân tộc ta, với những gì nêu trên khẳng định điều đó, mong rằng những ai quan tâm hãy lên tiếng, phản biện để cho việc nghiên cứu càng ngày càng rõ ràng, chi tiết hơn.

Trích từ sách: NGƯỜI VIỆT – CHỦ NHÂN CỦA DỊCH HỌC VÀ CHỮ VUÔNG

 Tác giả Viên Như

Chú thích:

  1. Nông lịch. 農曆. Theo tôi, chữ đọc là Ruộng. Chữ Nông gồm hai chữ Khúc tức là = Khóc= Cóc hay Thóc và chữ nay đọc là Thìn là Rồng. Tuy nhiên theo như câu古文正从二。二古文上字。此亦同 示辰龍童音章皆从二 đã giải thích trên, thì chữ có âm là Luồng hay Lồng (Thuồng). Xưa và nay có nhiều nơi hai âm L – R dùng như nhau như: Long = Rồng, như vậy Luồng + đọc là Luộng là bình thường, từ Luộng ta có Ruộng. Như vậy hai chữ 農曆 này đọc là Ruộng Lịch. Âm [nông] là do đọc chữ là rồng, [rồng – lồng – nồng – nông] như [hà lội] =[hà nội] vậy.
  2. Chữ Ngồng đã giải thích trước, Chữ này hiện nay đọc là Kỳ, theo tôi, chữ này của người Việt đọc là Mồng, chỉ bản thể từ 1-10, thuộc dương, nên ta nói mồng một, mồng hai và chỉ đến mồng 10 về sau viết chữ Sơ với bộ Kỳ𥘉, nhưng TH ăn gian, thêm chấm vào thành bộ Y. Tuy nhiên chữ xưa thể hiện bộ Kỳ, vì vậy nó còn được viết với bộ Bòi 𧵋.. Chữ Giống , chữ này đã giải thích tại phần Thánh Gióng.
  3. Cáo tật thị chúng . Thiền sư Mãn Giác.

4.http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4324-4324-633765268001562500

 

2 thoughts on “Lịch Kiến Tý trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

  1. Bạn nên làm rõ hà đồ và lạc thư.
    Khi rõ tất sẽ thông tất cả.
    Tôi đồng ý với bạn về: MỘT CHẠP GIÊNG HAI.
    Nhưng phân lịch sẽ không có nhuận đâu. Vì nó sẽ giống tây lịch.
    Hà đồ, lạc thư sẽ nói rõ vấn đề này.
    ———–
    P/s: hà đồ và lạc thư của Việt Nam không giống như những gì sách vở ghi.
    Vì sách vở do Trung Quốc đốt hết chỉ còn sách vở do Trung Quốc tuyên truyền mà thôi.
    Nhưng ông bà ta rất hay mà không để thất truyền. Chỉ có người sau 500 năm tính từ Trạng Trình sẽ hiểu và lý giải ngọn nguồn tổ tiên.
    Tôi đã hiệu chỉnh Hà Đồ và Lạc Thư theo đúng tự nhiên của tổ tiên rồi. Còn phân giải cho người sau hiểu thì tôi đang làm. Lịch pháp tôi đang tính. Lỗ ban và phong thủy đang chỉnh…..
    Rất mong có ngày hội tụ.
    Cười ka ka ka
    TỪ THỊ cẩn bút
    VN 22:34pm 14/10/2016

    Thích

  2. Pingback: Công thức tính Hà Đồ thành Lạc Thư | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bình luận về bài viết này