Quần thể Mộ Bộc Dương là cuốn Vô Tự Chân Kinh của người Việt

1.png

Viên Như

Chủ đề này trước đây tôi đã đăng ở trang này với tiêu đề “Chủ nhân ngôi mộ 45 ở bộc dương- hà nam là ai?” nằm trong loạt bài “Đi tìm người Việt qua chữ Việt”. Tuy nhiên nhận thấy những gì được người Việt ghi lại một cách vô tự trong khu mộ này hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt, vì vậy tôi thấy cần phải công bố đầy đủ các thông tin về người Việt trong ngôi mộ này. Tôi xem đây như là công việc cuối năm chạp mộ tổ tiên, để kính cáo với các ngài rằng con cháu nước Việt vẫn không bao giờ nguôi nhớ về nguồn gốc và đi tìm về cội nguồn của mình. Kính mong tổ tiên minh giám 

1 . GIỚI THIỆU NGÔI MỘ.

Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Họ đặc biệt quan tâm tới ngôi mộ số 45, định tuổi bằng C14, có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Mộ chủ là một hài cốt nam trưởng thành đầu quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây là một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi, dưới chân có một hình tam giác đắp bằng vỏ sò cùng với hai ống xương chày trẻ em. Ngoài ra ngôi mộ số 45 còn có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không tự nhiên.

Cách ngôi mộ 45 về phía nam 20 mét là ngôi mộ số 31, chôn một thi hài cô gái trẻ, nhưng chỉ có hai xương chân, không có xương chày, người ta tin rằng đứa bé bị phẩu thuật lấy hai xương chày để dưới chân mộ chủ 45. Ngoài ra còn có ngôi mộ số 50, trong đó có 8 người bị chôn vùi, xương rất lộn xộn.

Theo các chuyên gia khảo cổ Trung quốc, ngôi mộ này được táng theo phong thủy, cụ thể là tứ tượng, trong đó tả thanh long, hữu bạch hổ. Những người tuẫn táng gồm: Mộ 31 ở phía Nam mộ 45 có một bé gái, tượng trưng cho tiết Hạ chí,  ở phía Tây là một người nữ, tượng trưng cho tiết Thu phân, phía Đông là một người nam, tượng trưng cho tiết Xuân phân, phía Bắc là một bé trai, tượng trưng cho Đông chí. Với quan điểm như vậy người ta tìm thấy 28 điểm tương đồng với vị trí 28 sao theo khoa thiên văn học dịch học.

2

Sơ đồ ngôi mộ [1]

 

2 .THÂN THẾ VÀ ĐỊA VỊ CHỦ MỘ.

  1. Thân thế chủ mộ.

Trong mộ 45 ta thấy một người trưởng thành ở phương nam, tức là chủ mộ, còn lại những người tuẫn táng chỉ là những trẻ em độ tuổi từ 12 đến 16. Như vậy những người làm nên ngôi mộ này có thể có chủ ý cho biết đây là ngôi mộ của người Nam. Không những thế, họ còn chôn một người nữ khác ở phương nam, tức là mộ 31, rồi lấy xương chày để dưới chân chủ mộ, Theo tinh thần dịch học, chủ mộ tượng trưng cho quái Càn, còn người con gái ở mộ 31 tượng trưng cho quái Ly. Trong sơ đồ, các chuyên gia khảo cổ Trung quốc ghi dòng chữ Thái Hạo Đế 太昊帝 Phục Hy Thị伏羲氏, có thể họ nghĩ rằng đây là mộ của Phục Hy. Theo tôi chủ mộ có thể chính là Phục Hy như Trung quốc đề nghị. Tuy nhiên chủ mộ là một người thuộc phương Nam hay người Nam, có nghĩa là Phục Hy là người Nam hay người Việt.

  1. Địa vị chủ mộ.

Nhìn vào quy mô của khu mộ ta biết chủ mộ là một tộc trưởng lúc bấy giờ, ngày ấy tộc trưởng như là vua, vì thời điểm 6500 năm trước nhà nước phong kiến chưa ra đời (theo chính sử). Chủ mộ là một người rất giàu có, ta thấy hai con Thanh long và Bạch hổ được đắp bằng vỏ sò, theo tôi ở đây không phải vì vỏ sò có thể bền vững theo thời gian, vì nếu so với đá thì vẫn còn thua xa, vỏ sò ở đây chính là tài sản rất quý ngày ấy, chứng tỏ chủ mộ là người có địa vị cao và rất giàu có. Ngày đó vỏ sò được sử dụng như là tiền tệ, được thể hiện bằng chữ Bối貝. Tự điển phổ thông: 1.con sò, hến, 2. vật quý, 3. tiền tệ. Về chữ bối 貝 này có liên quan đến người Việt, tự dạng của nó được vẽ từ hình ảnh sinh thực nam, người Việt gọi là Bòi, cái quý nhất của con người. Thuyết văn giải tự viết “古者貨貝而寶龜 – Cổ giả hóa bối nhi bửu quy – Người xưa ví hóa – tiền, bối – tiền là rùa quý, cho nên chữ貝 còn có dị thể như chữ quy𪚾, vì vậy mà ngày nay ta vẫn thường nói “cắt bao quy đầu”. Trong trường hợp này貝và龜 là đơn vị tiền tệ, tuy nhiên chẳng phải bỗng dưng mà người xưa dùng hai khái niệm này để chỉ vật quý, cũng như Thần tài mà là con cóc vậy.

3. DỊCH HỌC VÀ NGÔI MỘ.

  1. So sánh truyền thuyết tác dịch và tuổi mộ.

Xác định tuổi bằng C14, ngôi mộ 45 có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135). Theo truyền thuyết Dịch học, hay thường được biết với cái tên Kinh Dịch, được hình thành bởi Phục Hy, sách củ cho là khoảng 2852-2738 TCN, có sách cho rằng (4477-4363 TCN) tức là cách nay khoảng 5000 năm hay 6500 năm, nhân thấy một con Long mã trôi trên sông Hoàng Hà, với các đốm trên lưng mà vẽ thành, nhưng chỉ có Hà đồ mà thôi, còn Lạc thư do vua Vũ nhà Hạ  (2205-1766 TCN) tức hơn 2000 năm sau, thấy con rùa trên sông Lạc, trên lưng có bức đồ hình, từ đó làm ra Lạc thư và Cửu trù hồng phạm.  Hơn 1000 năm sau, Chu Văn Vương, vào khoảng ( 1144 năm TCN ) trong khi nằm ở ngục Dữu Lý, đã sáng tạo ra Hậu thiên Bát quái; đồng thời xếp lại quẻ Dịch của Phục Hy và viết thoán từ cho quẻ. Tuy nhiên với những gì phát hiện tại khu mộ này cho thấy những thông tin về nguồn gốc dịch học của Trung hoa cổ đại chỉ là các thông tin có được, hoặc từ sự sắp đặt của riêng họ, hoặc lấy từ dân gian hay dân tộc khác, có nghĩa là chính họ cũng hết sức mù mờ về nguồn gốc dịch học. Ta thấy ở khu mộ này có Thanh Long, Bạch hổ, điều này chứng minh rằng ngày ấy Dịch đã hoàn chỉnh rồi, tất nhiên song hành với nó là chữ viết. Như thế có nghĩa là dịch học và chữ viết đã được hình thành từ trước đó hàng ngàn năm và vượt xa khỏi thời gian mà truyền thuyết Trung hoa ghi nhận. Đó là chưa kể sự có mặt của Thanh Long, Bạch hổ chứng tỏ rằng chuyện vua nhà Hạ làm ra Lạc thư và Văn Vương làm ra Hậu thiên Bát quái chỉ có giá trị tác quyền về mặt dân tộc, còn thời đại thì không thể, nói như thế vì tôi cho rằng họ là người cùng một dân tộc, theo tôi là người Lạc Việt, tức là cùng một dân tộc với người nằm trong khu mộ này.

  1. Thể hiện dịch học.

Theo các nhà khảo cổ và dịch học Trung quốc, ngôi mộ được chôn theo sơ đồ thể hiện thiên văn dịch học, căn cứ vào hai con rồng và hổ bằng vỏ sò, người ta suy ra đây là tứ tượng: Thanh Long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ, từ đó người ta tìm thấy 28 điểm tương ứng với 28 sao trong dịch học. Tuy nhiên theo tôi, sơ đồ ngôi mộ cho ta biết nhiều hơn thế, khảo sát khu mộ, cụ thể mộ 50, 31 và 45 cho thấy rằng vào thời điểm này các khái niệm và ứng dụng dịch học đã hoàn thiện, do đó mộ được thể hiện theo hệ thống dịch học căn bản cụ thể như sau: Hà đồ – Tiên thiên bát quái, Lạc thư – Hậu thiên bát quái và 64 quẻ, trên cơ sở này ta có thể truy xuất ra các chữ Việt chỉ người Lạc Việt đang dùng và các dị thể của nó đã tồn tại hàng nghìn năm trong sách vở.

  •  Hà đồ:

Ngôi mộ 50, con số 50 là lý số của bản thể, ở đây tượng trưng cho Hà đồ, trong ngôi mộ này có tám người tượng trưng cho Tiên thiên bát quái, vì vậy xương tại mộ này hết sức lộn xộn, hay ta có thể nói đó là thế giới hổn độn của ban sơ. Theo tôi ngôi mộ này là ngôi mộ hoàn toàn là người nữ – Âm, vì Hà đồ thuộc Âm. Con số 50 này được người Việt thể hiện trong truyền thuyết Hồng Bàng Thị, Âu Cơ đem 50 con lên núi, Lạc Long Quan đem 50 con xuống biển. Có nghĩa là 100 là lý số của bản thể hay Hà đồ. Khi chia hai có nghĩa là Hà đồ đã thành Lạc thư hay thế giới của hiện tượng. Tức là Hà đồ đã sinh Thái cực – Nhị nghi… Vì vậy mà trong Lạc thư số 5 là số giữa.

  • Lạc thư – Hậu thiên bát quái.

Đã có Thanh long, Bạch hổ tất nhiên là thuộc về Lạc thư rồi, cụ thể chủ mộ là Thái cực, sinh nhị nghi – Thanh Long, Bạch hổ, nó cũng tượng trưng cho tứ tượng cộng với hai nam hai nữ tuẫn táng thành Bát quái. Ngôi mộ 45 thể hiện Lạc thư, vì vậy các người tuẫn tử được chôn theo hướng tương hợp với quái mà họ đại diện, cụ thể:

 Người con trai hướng Bắc – Khảm – Tý – Thủy – Đông chí. Chôn theo hướng thuận, nhưng chỉ một phần thi thể nằm ở hướng chánh Bắc, còn lại thuộc hướng Đông Bắc thể hiện Dương sinh, tức là sau giờ Tý.

Mộ 31 cách chủ mộ 20 mét hướng chính Nam. Con số 20 thể hiện lý số của Lạc Thư, tức Hà đồ – 10, sinh Lạc thư – 10, có nghĩa là Âm Dương riêng biệt, tức thế giới hiện tượng.  Trong mộ này chôn một người con gái, mất hai xương cẳng chân thể hiện quái Ly – Ngọ – Hỏa – hạ chí,  Ly离là chia lìa, rời khỏi.

Hướng chánh Đông, người con trai trưởng  – Chấn – Mão – Mộc – Xuân phân, chôn theo hướng thuận – Dương

Hướng chánh Tây, người con gái Đoài –Dậu – Kim – Thu phân. Thi thể của người này chôn theo hướng nghịch – Âm; đồng thời thể hiện quái Đoài từ trên hướng Đông Nam, theo Hà đồ, xuống Tây thành Lạc thư.

Con số 45 cũng thể hiện tổng lý số âm dương của Lạc thư. 1+3+5+7+9 = 25. 2+4+6+8 = 20. 25+ 20 = 45.

  • Thể hiện kinh Dịch hay 64 quẻ.

Việc bố trí khu mộ cũng như vị trí chôn cất của các người trong ngôi mộ 45 cho thấy rằng ngày ấy người ta đã thực hiện việc trùng quái, cụ thể là 64 quẻ làm nền tảng cho kinh Dịch về sau, cụ thể là:

Kinh Dịch gồm có Thượng kinh và Hạ kinh. Thượng kinh có 30 quẻ, bắt đầu từ quẻ Thuần Càn, kết thúc ở quẻ Thuần Ly. Trong sơ đồ ngôi mộ, chủ mộ là quẻ Thuần Càn và kết thúc là ngôi mộ 31, ngôi mộ này táng một người con gái bị dời đi hai cái xương chày, nó vừa thể hiện quái Ly, vì Ly 离có nghĩa là dời xa, chia lìa, dời khỏi, vừa thể hiện quái Đoài, vì nó nằm ở trên (thượng) mà bị thiếu hai xương (khuyết) Đoài thượng khuyết. Đồng thời nó cũng bắt đầu phần Hạ kinh, tức là quẻ 31 – Trạch sơn hàm. Mỗi quẻ được bố trí trong khu mộ này có một ý nghĩa riêng, rất đặc biệt, tất cả đều khẳng định khu mộ ấy là của người Lạc Việt, như ngôi mộ số 50 ngoài ý nghĩa như đã phân tích trên, nó chính là thứ tự của quẻ Hỏa Phong đỉnh, nó khẳng định khu mộ này là của người phương nam, mộ 45 tức quẻ 45 – Trạch Địa Tụy澤地萃. Ý nghĩa của quẻ Tụy là nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Quần thể khu mộ cho ta thấy ý nghĩa này. Tôi sẽ lần lượt giải thích trong phần tiếp theo.

Với những gì phân tích, rõ ràng những người làm nên khu mộ này đã thực hiện theo dịch học trong đó có trùng quái.

4 . ĐỊNH VỊ HÀ ĐỒ – LẠC THƯ TRÊN NGÔI MỘ.

3.png

5 . CÁC QUẺ VÀ CHỮ VIỆT DÙNG TRONG NGÔI MỘ.

Mặc dù trong ngôi mộ không có bất cứ một quẻ hay một chữ viết nào. Tuy nhiên nó cũng như những gì các nhà dịch học và khảo cổ Trung quốc đã đọc từ ngôi mộ về thiên văn theo dịch học. Ở đây tôi cho rằng cách bố trí các người được chôn ở khu mộ này thể hiện các quẻ qua đó thể hiện chữ Việt chỉ người Lạc Việt. Để tiện theo dõi, xin đưa ra ở đây các quẻ và chữ Việt sẽ được giải mã trong nghiên cứu này.

Quẻ:  Gồm:      1.Thuần Càn. 纯 乾. 30. Thuần Ly. 纯 離.

  1. Hỏa phong đỉnh. Ly – Tốn. 離 – 巽.
  2. Thần Cấn. 纯 艮.
  3. Trạch Địa Tụy. Đoài – Khôn. 兌 -坤.
  4. Trạch sơn hàm. Đoài – Cấn. 兌 -艮.
  5. Lôi phong hằng. Chấn – Tốn. 震 -巽
  6. Thiên sơn độn. Càn – Cấn. 乾 – 艮.

Các chữ Việt chỉ người Lạc Việt. Gồm:

                           戉- 䟠 -趏-越 -𦈭-𧻂-𨒋.

6 . Ý NGHĨA CÁC QUẺ[2].

Ở đây chỉ đưa ra ý nghĩa của các quẻ vắn tắc đủ để phục vụ cho nghiên cứu trong bài này  mà thôi, người đọc muốn tìm hiểu thêm thì đọc trong sách.

  1. Quẻ 1. Thuần Càn.

Ngoại quái là: ☰ Càn hay Trời (天).

Nội quái là: ☰ Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Khang Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.

  1. Quẻ 30. Thuần Ly.

Ngoại quái là: ☷ Khôn = (地) Đất.

Nội quái là: ☷ Khôn = (地) Đất.

Giải nghĩa: Lệ dã. Sáng chói. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài. Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên.

Dịch: Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền

  1. Quẻ 31. Trạch Sơn Hàm.

Trạch Sơn  Hàm澤山咸, gọi tắc là quẻ Hàm咸.

Ngoại quái là ☱ (||: 兌) Đoài hay Đầm (澤).

Nội quái là ☶ (::| 艮) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.

Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.

Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài.

  1. Quẻ 32. Lôi phong hằng.

Ngoại quái là ☳ Chấn hay Sấm (雷)

Nội quái là ☴ Tốn hay Gió (風).

Giải nghĩa: Cửu dã. Trường cửu. Lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ.

  1. Thiên sơn độn.

Ngoại quái là Càn hay Trời ().

Nội quái là Cấn hay Núi ().

Giải nghĩa: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam.

  1. Quẻ 45. Trạch địa tụy.

Ngoại quái là Đoài hay Đầm ().

Nội quái là Khôn hay Đất ().

Giải nghĩa: Tụ dã. Trưng tập. Nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng: tượng rồng mây giao hội.

Gặp nhau rồi thì thành bầy, thành bầy thi phải nhóm họp , cho nên sau quẻ Cấu tới quẻ Tụy (nhóm họp).

Từ buổi hai anh chị Âm Dương bước ra từ bản thể, tức là sanh nhị nghi, cuộc đời bắt đầu có sống chết. Sống thì sống với quê hương, làng xóm, gia đình, vợ con, đồng bào…, vì vậy khi chết cũng nguyện chết cùng quê hương, đồng bào. Hình ảnh ngôi mộ 45 phản ảnh nghĩa này của quẻ Trạch địa tụy.

  1. Quẻ 50. Hỏa Phong đỉnh.

Ngoại quái là ☲ Ly hay Hỏa (火).

Nội quái là ☴ Tốn hay Gió (風).

Giải nghĩa: Định dã. Nung đúc. Đứng được, chậm đứng, trồng, nung nấu, rèn luyện, vững chắc, ước hẹn. Luyện dược thành đơn chi tượng: tượng luyện thuốc thành linh đan, có rèn luyện mới nên người. Kết hợp quẻ này vào cung vợ chồng là tốt, con cái mạnh khoẻ, gia đình yên ấm bền lâu.

Cách là biến đổi, có công dụng “cách vật” (biến đổi các vật ) dễ thấy nhất là cái đỉnh (vạc) vì nó dùng để nấu ăn, biến đồ sống thành đồ chín; cho nên sau quẻ Cách tới quẻ Ðỉnh.

Thoán từ: 鼎: 元吉, 亨.Ðỉnh: Nguyên cát, hanh.

Dịch: Vạc (nấu ăn): rất tốt, hanh thông.

Giảng: Nhìn hình của quẻ , ta thấy vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ đỉnh.

Theo nghĩa thì nội quái Tốn là cây, gỗ (ở đây không nên hiểu tốn là gió), ngoại quái Ly là lửa; đút cây vào lửa để đốt mà nấu thức ăn.

Ở trên đã xét quẻ Tỉnh, về việc uống; ở đây là quẻ Đỉnh, về việc ăn. Cổ nhân trong việc nấu nướng, trước hết để tế Thượng đế, rồi để nuôi bậc thánh hiền. Tế Thượng đế thì cốt thành tâm, nuôi thánh hiền thì cốt trọng hậu. Đó là ý nghĩa câu trong Thoán truyện.

Đại ý đoạn này là đối với Tổ tiên, đất nước thì phải có thành tâm, nuôi dưỡng hiền tài cần phải có tấm lòng tôn trọng.

Quẻ Hỏa Phong đỉnh là một quẻ vô cùng quan trọng, bởi vì nó có nghĩa là trung thành với tổ tiên, đất nước, nuôi dưỡng hiền tài. Đây là yếu tố cốt lõi của một quốc gia. Chính vì vậy mà nhà Hạ cho đúc Cửu đỉnh để tượng trưng cho chín châu và quyền lực, tiếp đến nhà Thương cũng kế thừa, nhà Tần soán ngôi nhà Chu đưa cửu đỉnh từ Lạc Dương về Hàm Dương nhưng chỉ còn tám cái. Một cái rớt xuống sông.

Theo công bố của các nhà khảo cổ Trung quốc, ngôi mộ số 50 gồm có tám người, xương cốt lộn xộn, xương cốt ấy tượng trưng cho củi (Tốn vi mộc – Thuyết quái) tám người là bát quái, đây là cái lò của vũ trụ hay lò bát quái nơi luyện thuốc trường sinh.

7. QUÁI ĐOÀI, CẤN VÀ QUẺ HÀM QUA HÌNH ẢNH CỦA NGÔI MỘ.

Ở trên, căn cứ vào sơ đồ ngôi mộ, tôi đã vẽ ra các quái theo Hà đồ, căn cứ vào chủ mộ – Càn và Lạc thư , căn cứ vào vị trí các người tuẫn táng – Ly, Khảm, Chấn, Đoài. Đặc biệt cô gái ở mộ 31, nếu tính theo Lạc thư là quái Ly, còn tính theo Hà đồ là Quẻ Trạch sơn hàm, vì số thứ tự của quẻ này là 31, trùng với số thứ tự của ngôi mộ này. Tuy nhiên ở đây tôi muốn làm rõ thêm hai quái Đoài, Cấn theo Hà đồ từ đó ta định vị được quẻ Trạch sơn hàm theo sơ đồ ngôi mộ.

  1. Quái Đoài.

Ta có hai phương án để truy xuất quái Đoài.

2.1. Cô gái ở ngôi mộ 31 ở trên (Thượng) phía nam bị mất (khuyết) hai xương chân. Đoài thượng khuyết.

2.2.   Người ta đã lấy hai khúc xương chày của người con gái ở mộ 31 ở phía nam đem để bên trái của tam giác sò hay Cấn. Hai khúc xương đó tượng trưng cho hai hào dương trong quái Đoài, vì chúng được lấy từ mộ 31 ở trên – Thượng, nên cô gái trên bị mất – khuyết hai xương chày. Có nghĩa là hai xương chày nằm bên tam giác sò là quái Đoài – Đoài thượng khuyết ☱ tượng trưng cho thiếu nữ. 兌 三 索 而 得 女 故 謂 之 少 女. (TQ).

  1. Quái Cấn.

Trong ngôi mộ được thể hiện bằng sơ đồ nói trên, người xưa đã sắp một hình tam giác vỏ sò tại vị trí của quái Cấn theo Hà đồ. Điều này cho ta biết hình tam giác đó chính là tượng của quái Cấn, Cấn phúc bồn ☶. Núi trên nhọn – Dương, dưới phình to – Âm. Đối với thiên nhiên Cấn tượng là núi – Cấn vi sơ艮 為 山. Đối với con người, Cấn tượng trưng cho thiếu nam, 艮 三 索 而 得 男 故 謂 之 少 男.  (Thuyết quái – TQ). Ngoài ra Cấn còn là sinh thực nam.

  1. Quẻ Trạch sơn hàm.

Ta có hai phương án để truy xuất quẻ Trạch sơn Hàm.

3.1.   Cô gái mất hai xương chày đã nói trên nằm ở mộ 31. 31 là số thứ tự của quẻ Trạch sơn Hàm trong 64 quẻ; Đồng thời là quẻ đầu tiên của Hạ kinh trong kinh Dịch.

3.2.   Ta thấy người xưa sắp hai xương chày lấy từ mộ 31 đặt bên trái và Cấn bên phải thể hiện Đoài trên và Cấn dưới. Đồng thời hai xương chày đó xác định xương chày và trái núi có tính tương đồng với mộ số 31, tức là quẻ Trạch sơn hàm.

4.png

Ta thấy hai khúc xương và tam giác sò hay quẻ Trạch sơn hàm chính là hình ảnh của cái búa. Đây chính là chìa khóa cho ta biết được khu mộ này hay chủ mộ chính là người Việt.

8. CÁC CHỮ VIỆT QUA QUÁI CẤN VÀ QUẺ TRẠCH SƠN HÀM CÙNG  HÌNH ẢNH KHU MỘ.

Trong chữ Nho cái búa gọi là cái Việt戉 hay gọi đủ là cái Việt phủ戉斧.

Tự điển phổ thông:

Việt戉. Cái búa lớn, cái kích

Phủ斧. Cái rìu, cái búa.  

  1. Hình ảnh của chữ Việt và Việt dị thể của .

Về chữ Việt 戉này, và chữ Việt 䟠 dị thể của chữ越, theo tôi, từ hình ảnh của ngôi mộ 45,  ta có ba phương án truy xuất sau đây.

1.1. Chữ – Cái búa – Người Việt.

Hình ảnh minh họa cho thấy đây là hình ảnh cái búa, một dụng cụ của người Việt, ngày xưa gọi là cái Việt. Chữ戉 thuộc bộ Ất𠄌, bộ𠄌 thuộc Dương, vì vậy các chữ Càn乾 (quái) Nhật 𡆠(mặt trời)Thư书(Lạc thư) 亀 -龜, ngay cả chữ Dịch𠃓 dị thể của chữ 易cũng đều thuộc bộ Ất. Tại sao vậy nhỉ?  Chính vì vậy chữ Ất còn được viết với chữ Điểu鳦, vì người Việt lấy chim diệc, cụ thể là chim Hồng hộc hay chim Cốc làm biểu tượng, cho nên ta chẳng có gì làm lạ khi ngày xưa ấy người ta gọi mặt trời (phương nam) là Kim ô được thể hiện bằng chữ 𡈎 một dị thể của chữ Nhật 日, Kim là hành của quái Càn – Nam, nhưng Kim là âm nên được thể hiện bằng con chim quạ. Như vậy ta có thể kết luận các chữ thuộc bộ Ất mang tính phương Nam – Dương, trong đó có chữ Việt戉.

5.png

1.2. Chữ Việt – Người Việt.

Chữ 䟠 gồm Túc 足– Chân, Việt戉- Búa

Hình ảnh cho thấy cái 戉-Việt búa này có cái cán là hai khúc xương chân, chân tức là Túc足. Đây chính là hình ảnh của chữ Việt 䟠.

6.png

1.3. Chữ Việt – Người Việt.

Ta cũng có thể hiểu chữ Việt này như hình ảnh minh họa: Cái búa戉 nằm dưới chân chủ mộ, chân là Túc足, 足 và 戉 ghép lại thành chữ Việt 䟠 một dị thể của chữ越 chỉ người Lạc Việt.

7.png

9. CÁC CHỮ VIỆT ĐƯỢC SÁNG TÁC THEO KHÁI NIỆM QUẺ.

Ta biết chữ Việt chỉ người Lạc Việt gồm có 6 chữ: 䟠 -趏-越 -𦈭-𧻂-𨒋. Trong 6 chữ này tôi xếp theo trật tự phân tích theo các quẻ trong Kinh Dịch và căn cứ theo sơ đồ ngôi mộ. Tuy nhiên trong ngôi mộ này quẻ đáng quan tâm nhất là quẻ 31- Trạch sơn hàm. Do đó ta khảo sát kỷ ý nghĩa của quẻ này trong tính liên quan đến chữ Việt và người Việt.

  1. Tự dạng chữ Túc trong chữ Việt thể hiện quẻ Trạch Sơn Hàm bằng cách hoán vị quái thành chữ.

Kinh Dịch có 64 quẻ, phần Thượng kinh có 30 quẻ, chủ mộ chính là hình ảnh của quẻ Càn, quẻ đầu tiên trong phần Thượng kinh. Phần Hạ kinh gồm 31 quẻ, quẻ 31 – Trạch sơn hàm là quẻ đầu tiên của Hạ kinh. Kết cấu chữ Việt 䟠 liên quan đến hai quẻ này. Phần khảo sát và định vị sau đây nhằm mục đích giải thích vì sao chữ Việt 䟠 được kết cấu như vậy.

Như đã đề nghị trên, cái búa chính là chữ Việt戉, hai khúc xương chân làm cán búa chính là chữ Túc足. Ghép lại thành chữ Việt 䟠 chỉ người Lạc Việt. Tuy nhiên chữ Túc 足 với kết cấu gồm chữ Khẩu口 và Chỉ 止, đây không phải là sự sắp xếp ngẩu nhiên mà nó được kết cấu theo tiêu chí của quẻ 31 – Trạch sơn hàm.

Người ta đã hoán vị các quái bằng các con chữ, ở đây là chữ Túc 足, lý  tính của con chữ chính là lý tính của quẻ Trạch sơn hàm, cụ thể như sau:

Chữ Khẩu口 – Miệng – Âm – Quái Đoài, 兌 為 口 Đoài là Khẩu. (TQ).

Chữ Chỉ止 – Thôi, dừng – Dương. Cấn vi chỉ – 艮爲止 Cấn là Chỉ. (TQ).

Rõ ràng chữ Túc 足có lý tính của quẻ Trạch sơn hàm, trên Khẩu 口– Âm – Đoài, dưới Chỉ 止- Dương – Cấn.

Như vậy chữ Túc足với chữ Khẩu口và Chỉ 止là thể hiện lý tính của quẻ Hàm vậy.

8.png

 Đồng thời Cấn liên quan đến chữ Ất𠄌. Thuyết văn giải tự giải thích chữ Ất 𠄌như sau:

𠄌.人主從上方讀之。止、輒乙其處.

 Nhân chủ tùng thượng phương độc chi. Chỉ. Triếp ất kỳ xứ.

Tên gọi cái hướng lên trên của con người. Chỉ, liền với chổ can Ất.

Tên gọi cái hướng lên trên của con người tức là dương vật. Trong Chu Dịch, Cấn còn gọi là Đậu豆, vì vậy mà các bà có thai gọi là cấn bầu hay đậu thai.

Chữ Chỉ止tức quái Cấn (đã nói trên).

Liền với chổ can Ất tức là quái Cấn vậy. (Tham khảo sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái phối can, chi).

Như vậy chữ Việt 䟠 được sáng tác từ lý tính của quẻ Hàm và Độn (Thiên sơn độn), vì chữ Túc 足 là quẻ Hàm, còn chữ Việt cái búa – quái Cấn. Búa thuộc Kim, tức là chủ mộ, quái Càn. Trên Càn dưới Cấn tức quẻ 33- Thiên sơn độn. Nếu ta đặt con chữ như hình minh họa, ta có hiểu chữ Việt戉 thuộc Kim, nằm trên chủ mộ, người Nam hay Việt, ở hướng nam – Càn – Kim, cả hai Kim ở hướng nam tức quẻ Thuần càn. Như vậy chữ Việt 䟠 phản ảnh cuốn kinh Dịch gồm quẻ đầu tiên của Thượng Kinh – Thuần càn, và quẻ đầu tiên của Hạ kinh – Trạch sơn hàm.

  1. Định vị quẻ Hàm và xác minh người Việt trên sơ đồ dịch học.

Đoài nằm ở chi Tỵ và Cấn ở chi Hợi. Tức là Dần Thân Tỵ Hợi. Tỵ Hợi là quẻ 31 Trạch sơn hàm澤山咸, gọi tắc là quẻ Hàm咸, Dần Thân là quẻ 32 – 震風恆 Lôi phong hằng, gọi tắc là quẻ Hằng恆. Chẳng phải bỗng dưng mà người ta xếp quẻ Hằng 32 sau quẻ Hàm 31[3] mà vì chúng nằm chung một tứ hành xung. Ai quan tâm đến truyền thuyết Đầm Dạ Trạch hay Tiên Dung và Chữ Đồng Tử thì biết rằng khi biết Tiên Dung lấy chồng, vua Hùng, (Thuần Càn) nói “Tiên Dung không biết lễ nghĩa, tôn ti, cấm không cho về (Quẻ Hàm) nhưng Tiên Dung nói “Ta quyết theo lẽ chính, mặc cha chém giết vì lúc này Tiên Dung đã có chồng – Chữ Đồng Tử (Quẻ Hằng). Tuy nhiên ở đây người xưa lại dùng quẻ Hàm là có lí do của nó. Đó chính là xác định người nằm đó là người Việt. Tại sao tôi cho như vậy? Xin trình bày như sau:

Trong bài “Đi tìm người Việt qua chữ Việt” tôi đã trích dẫn câu giải thích nguồn gốc về người Việt 越trong Thuyết Văn giải tự như sau:

周書曰。粤三日丁。今召誥 越三日丁。亥當作巳.

Sách nhà Chu nói: Người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Hợi, nay lại nói người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Tỵ. Hợi tương tác với Tỵ.

Về nội hàm ngữ nghĩa câu này xin vui lòng xem ở bài “Đi tìm người Việt…” Ở đây xin trình bày tại sao mộ 50, 31 nói chung và ngôi mộ 45 nói riêng là của người Việt. Như đã trích dẫn trên, câu “粤: 三日丁亥。今召誥越三日丁巳。亥當作巳” xác nhận người Việt, cả Lưỡng Quảng và Lạc Việt là người Nam, vì phương nam, theo Hà đồ thuộc quái Càn三, hành Hỏa, Đinh, Tỵ đều thuộc Hỏa, nhưng người Lạc Việt 越thuộc Dương vì nó thuộc Tỵ巳, còn người Việt 粤 ở Lưỡng Quảng cũng là người phương nam, nhưng ở lại bờ nam sông Dương Tử揚子, không lên Hoàng hà nên thuộc Hợi亥, thuộc Âm.

9.png

Nhìn vào sơ đồ minh họa ta thấy trục Tỵ Hợi chính là quẻ Trạch sơn hàm. Chi Tỵ 巳nằm sau chi Ngọ午, tức là xác người chủ mộ, (lưu ý đây là Hà đồ, do đó đọc từ phải sang trái) Như giải thích trên “越三日丁巳 –  Việt: Càn Nhật, Đinh, Tỵ” như thế Người Việt 䟠-越 hay Lạc Việt  洛 越thuộc Tỵ – Dương. Với cách xác định như vậy ta có thể  nói người nằm đó là người Việt.

Như đã trình bày trên “Đoài vi khẩu -兌 為 口” vị trí của quái Đoài cũng là vị trí của chi Tỵ 巳 và vị trí của quái Cấn là vị trí của chi Hợi亥. Từ xác định này ta có thể vẽ lại chữ Việt 䟠 như hình minh họa.

Cũng trong phần giải thích chữ Ất 𠄌, Thuyết văn giải tự viết:

戉斧之字从𠄌爲聲 – Việt phủ chi tự tùng Ất vi thanh. Chữ Việt戉, Phủ斧 thuộc âm Ất𠄌.

Theo tôi Việt phủ戉斧 là từ kép, gọi cái búa của người Việt, về sau dùng riêng lẻ Việt 戉là búa , phủ斧 là rìu. Có nghĩa rằng ban đầu chữ Việt 戉để chỉ người Việt, còn chữ Phủ 斧là cái búa, nhưng về sau người ta làm thêm cái búa nhỏ nữa, gọi là cái Phủ 斧hay rìu, nên chuyển nghĩa cái búa cho chữ Việt戉.

 Thuyết văn giải tự cho cả chữ Việt 戉 búa và Phủ 斧 rìu cùng thuộc thanh Ất , chứng tỏ chúng có liên quan với nhau. Chia chữ Phủ斧ra ta có trên chữ Phụ 父cha, dưới Cân斤 búa, chữ 斤cũng đọc là Cấn chỉ quái Cấn, trong Kinh Dịch – Hào từ viết “斤.易二篇之爻,隂陽變動之象”[4] Như vậy chữ 斤cũng dùng như 艮tên quái Cấn.

10.png

Nhìn vào sơ đồ ngôi mộ, ta thấy trên là người đàn ông – Cha父, dưới là hình cái búa, Cấn 斤, Có nghĩa hình ảnh đó biểu ý của chữ Phủ 斧 vậy; đồng thời nó được kết cấu theo quẻ Độn, Phụ父 – Càn, Cấn 斤. Với cách hiểu như vậy ta biết ngày xưa hai chữ Việt戉hay Phủ斧 được sáng tác ra do một dân tộc và cùng một khái niệm và mục đích. Nếu không có ngôi mộ này chắc chắn ai cũng nghĩ chữ Phụ 父trong chữ Phủ斧chỉ là yếu tố để định âm cho con chữ mà thôi như Thuyết văn giải tự  nói. Kỳ thật con chữ cho ta biết xưa kia việc sử dụng Búa Rìu là việc của người đàn ông hay cha trong gia đình.

  1. Lý tính trong chữ Hàm .

Xin nói rằng chữ Nho chính là chữ Khoa đẩu, tức là chữ Âm Dương hay Dịch học, vì vậy tất cả những gì trình bày trong bài viết này căn cứ vào tinh thần đó, việc đọc thông tin bên trong kết cấu con chữ hay quẻ cho ta thông tin về những suy nghĩ và việc làm của người xưa cũng căn cứ trên tinh thần này. Ở trên tôi đã trình bày về của quẻ Trạch sơn hàm澤山咸 thông qua hình ảnh của cái búa với cái cán là hai khúc xương cẳng chân của thiếu nữ ở ngôi mộ 31 hướng chánh nam. Tôi cũng chỉ ra chữ Túc 足chính là sự hoán vị quẻ Hàm từ quái sang con chữ, nói như thế nhất định chữ Hàm 咸cũng liên quan đến người Việt. Kết cấu của chữ Hàm 咸gồm:

Chữ Nhất一, tượng trưng cho Dương. 

Chữ Khẩu口, tượng trưng cho Âm.

Chữ Mậu 戊, vị thứ 5 trong 10 can.

  1. Hoán vị các chi bằng khái niệm chữ mang lý tính âm dương.

Chữ Hàm 咸này được sáng tác cùng một phương pháp và mục đích như chữ Việt 䟠 nhưng cách trình bày khác nhau. Cụ thể như sau:

– Chữ Việt sáng tác căn cứ vào lý tính âm dương của hai quái:

Đoài – Âm – Khẩu 口và Cấn – Dương – Chỉ 止, tức chữ Túc 足và chữ Việt 戉 đã phân tích trên. 

– Chữ Hàm sáng tác ra căn cứ vào lý tính của Can Chi:

Chữ  Nhất  一 thay thế chi Tỵ巳, chữ Khẩu 口thay thế chi Hợi 亥, chữ  Mậu戊là can thứ 5 trong 10 can. Lưu ý chữ Nhất và Khẩu ở đây là hai ký hiệu để biểu thị âm dương nói chung.

Tất nhiên Tỵ – Đoài và Hợi Cấn có cùng một vị trí trên sơ đồ bát quái và can chi, tuy nhiên Tỵ thuộc Dương nên được thay thế bằng chữ Nhất一, Hợi thuộc Âm nên được thay thế bằng chữ Khẩu口.

  1. Chữ Hàm liên quan đến người Việt như thế nào?

 Ở trên tôi đã chỉ ra một định nghĩa về người Việt theo dịch học của Thuyết văn giải tự, xin dẫn lại đây để tiện theo dõi.

周書曰。粤三日丁亥。今召誥越三日丁巳。亥當作巳.

Sách nhà Chu nói: Người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Hợi, nay lại nói người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Tỵ. Hợi tương tác với Tỵ.

 Như vậy chữ Nhất一chữ Khẩu口trong chữ Hàm 咸chính là hoán vị chi Tỵ 巳và Hợi亥, chi đi với can, ở đây là Mậu 戊thì hợp lí rồi, Đặc biệt chữ Mậu 戊cũng xác định người Việt trong con chữ 咸này. Chữ Mậu 戊 còn viết như thế này 戉. Đây cũng là chữ Việt 戉 với nghĩa ban đầu là người Việt, về sau là cái búa hay quái Cấn đã nói trên. Trước hết ta hãy bàn về chữ Mậu戊 còn là chữ Việt戉.

Tự điển phổ thông: 戉. Mậu – Việt.

Mậu. Vị thứ năm trong Thập Can — Tươi tốt. Như chữ Mậu 懋.

Việt. 1. cái búa lớn, cái kích (vũ khí) 2. sao Việt.

Như thế chữ Mậu 戊trong chữ Hàm 咸cũng là chữ Việt戉.

Như vậy chữ Hàm 咸rõ ràng được sáng tác ra từ các nguyên liệu trong sơ đồ Can, chi của dịch học, tất cả các yếu tố đó đều liên quan đến người Việt như đã trình bày trên.

11.png

Với chừng ấy thông tin ta có thể khẳng định chữ Nho ấy, Dịch học ấy là của ai nếu không phải là người Lạc Việt! Tuy nhiên như đã nói trên chữ Mậu cũng là chữ Việt , do đó ta hãy tìm hiểu tiếp về chữ Mậu戊.

Thuyết văn giải tự:

戊. 中宮也。象六甲五龍相拘絞也。戊承丁,象人脅。凡戊之屬皆从戊。莫侯切.

Trung cung dã. Tượng lục giáp ngũ long tương câu giảo dã. Mậu thừa đinh, Tượng nhân hiếp. Phàm mậu chi thuộc giai tùng mậu. Mạc hầu thiết.

Giữa cung vậy. Tượng sáu giáp, năm rồng tương tác với nhau vậy. Mậu kế tiếp Đinh, Tượng xương sườn người ta vậy. Đọc là Mầu (Mậu).

Mậu thuộc trung cung, căn cứ vào ngũ hành của 10 Thiên can, Mậu, Kỷ thuộc Thổ. Mậu là Can thứ 5, trong dịch học số 5 vô cùng quan trọng, vì vậy Thổ là hành thứ 5. Số 5 cũng là số giữa của lý số bản thể, vì vậy mà 5 cũng là lý số trung cung của Lạc thư – Hậu thiên bát quái. 5 cũng là tháng Ngọ – Chánh nam và tổng của lý số âm dương trong Hà đồ là 55, Lạc thư là 45.

Tính theo quái thì Khôn Cấn thuộc trung cung, tức thuộc Thổ. Như vậy Mậu có chung một ADN với Cấn đó là Trung cung – Thổ.

Mậu. Tượng sáu giáp, năm rồng tương tác với nhau vậy.

Sáu giáp là Tý, Ngọ, Thìn, Tuất, Dần, Thân, tượng sáu Giáp có nghĩa là Mậu tương đương với Giáp, vì không bao giờ có Mậu hay Giáp kết hợp với sáu chi còn lại, tức là Sửu, Mùi, Tỵ, Hợi, Mão, Dậu. Chỉ có Mậu – Giáp Tý, Mậu – Giáp Ngọ, Mậu – Giáp Thìn, Mậu – Giáp Tuất, Mậu – Giáp Dần, Mậu – Giáp Thân mà thôi.

 Câu “Tượng sáu giáp năm rồng (5 hành) tương tác với nhau象六甲五龍相拘絞也” chính là nói về nguyên lý Ngũ hành nạp âm cho ra kết quả là sáu mươi hoa giáp.            

Một câu hỏi rất lớn đặt ra ở đây là thông tin Ngũ hành nạp âm được ghi lại trong Thuyết văn giải tự như thế chứng tỏ người viết cuốn từ điển này nắm rất rõ nguyên lý hoạt động của ngũ hành trong sáu giáp. Vậy mà mấy ngàn năm qua chưa một sách vở nào của Trung Hoa giải thích được nguyên lý nào để tính ngũ hành nạp âm, vậy làm sao nói sách Thuyết văn giải tự là của họ được? Đây là một bổ đề của lịch sử phát triển của dịch học, tất nhiên nói bổ đề có nghĩa là nó đã được chứng minh. Câu “Tượng sáu giáp năm rồng (5 hành) tương tác với nhau象六甲五龍相拘絞也”.  Tương câu giảo dã có nghĩa là chúng ràng buộc với nhau, giữ gìn nhau. Ta có thể hình dung ra hình ảnh 5 hành tương tác với 10 thiên can và 12 địa chi như là bánh xe luân hồi với 12 nan xe vậy, việc này có thể vẽ ra sơ đồ nhưng chỉ tốn thời gian, nên không cần thiết.

Mậu tiếp theo Đinh thì ai cũng biết, còn tượng xương sườn con người thì sẽ thấy trong sơ đồ minh họa chữ Hàm 咸với chủ nhân ngôi mộ 45 ở trên.

Với những gì trình bày, rõ ràng chữ Hàm咸 mang dấu ấn của người Việt, chữ của người Việt thì dịch học ấy của ai?

Việc Hạ kinh bắt đầu bằng quẻ 31 -Trạch sơn hỏa, rồi đến 32 – Lôi phong hằng và 33 – Thiên sơn độn có một ý nghĩa lớn đối với dân tộc làm ra dịch học, hay nói khác hơn với cách sắp xếp như vậy ta có thể nói Kinh Dịch là do người Việt viết ra, việc phân tích kết cấu của các chữ Việt  tương thích với lý tính của các quái và quẻ được định vị trên sơ đồ khẳng định điều ấy, điều này sẽ được cụ thể hóa hơn nữa với các phân tích các chữ Việt còn lại với cùng ý tưởng trên.

10. KẾT CẤU BẰNG CÁCH HOÁN VỊ QUÁI THÀNH CHỮ CỦA CÁC DỊ THỂ CHỮ VIỆT.

Ở trên tôi đã kê ra 6 chữ Việt: 䟠-趏-越 -𦈭-𧻂-𨒋, trong đó chữ Việt 䟠 đã được giải thích trên, còn lại 5 chữ Việt nữa. Tất cả các chữ này đều được sáng tác theo cách hoán vị quái – quẻ thành chữ.

  1. Chữ Việt : Kết cấu gồm hai quẻ Hàm và Hằng.

Chữ Việt趏này là một con chữ được sáng tác bằng cách hoán vị lý tính của các quái trong hai quẻ Hàm và Hằng (Lôi phong hằng), tức là quẻ 31 và 32 trong dịch học, cụ thể chữ Tẩu走 – Quẻ Hàm, chữ Thiệt 舌 – Quẻ Hằng. Trong kết cấu của chữ趏này, ta có chữ Tẩu走 gồm Thổ土và Chỉ止, do chữ Thiệt 舌, tượng trưng cho quẻ Hằng đã có chữ Khẩu口 nên người ta đã thay thế chữ Khẩu 口trong chữ Túc 足bằng chữ Thổ土, vừa có lý tính âm, vừa mang nét nghĩa của can Mậu đã nói trên, chữ 足đã phân tích rồi, ở đây tôi chỉ giải thích chữ Thiệt舌, tượng trưng cho quẻ Hằng. Quẻ Hằng:

Ngoại quái là ☳ (|:: 震  Chấn hay Sấm (雷).

Nội quái là ☴ (:|| 巽Tốn hay Gió (風).

Trên Chấn – Dương, được hoán vị bằng chữ Thiên千.

Dưới Tốn – Âm , được hoán vị bằng chữ Khẩu口.

Như vậy ta thấy chữ Việt趏chính là con chữ được cấu tạo từ hai chữ đại diện cho hai quẻ. Chữ 走 – Hàm, bên trái và Thiệt舌- Hằng, bên phải. Ta có thể hình dung ra giữa con chữ đó chính là người chủ mộ 45, tức là quẻ Thuần càn hay người Việt.

Minh họa chữ  趏  với hai quẻ Hàm và Hằng  và  chủ  ngôi mộ.

  1. Chữ Việt .

Theo tôi chữ này được sáng tác sau hai chữ 䟠-趏, với kết cấu như chữ 䟠 đã giải thích trên.

12.png

  1. Chữ Việt 𧻂.

Chữ 𣥚 là dị thể của chữ Tẩu走, như vậy chữ 𧻂  kết cấu như chữ Việt 䟠 và 越 đã trình bày. Có nghĩa là nó gồm quẻ Hàm và chữ Việt戉.

𧻂 này có chữ dị thể là 𣥚 trên chữ Yêu夭, dưới chữ Chỉ 止. Thuyết văn giải tự giải thích周頌。對越在夭 – Châu Tụng – Đối Việt tại yêu. Câu này cho biết chữ Việt 越cũng như chữ Việt 𧻂. Như vậy chữ 夭có lý tính như chữ Thổ土- Âm.

  1. Chữ Việt 𦈭. Quẻ 33 – Thiên sơn độn.

Ngoài chữ Việt 趏được sáng tác bằng phương pháp hoán vị quái bằng chữ thông qua hai quẻ 31, 32 người xưa còn sáng tác chữ Việt theo quẻ 33, tức là quẻ Thiên Sơn độn. Cụ thể ở đây là hai chữ Việt 𦈭-𧻂.

 Ngoại quái là ☰ (||| 乾 Càn hay Trời (天).

 Nội quái là ☶ (::| 艮 Cấn hay Núi (山).

 Chữ Việt 𦈭 gồm: 缶 Phữu – Vò, Chum. Thuật术 – Đường đi nhỏ trong làng.

Chữ Phữu缶là con chữ thể hiện quẻ 33 Thiên sơn độn. Cụ thể trên Ngọ午phương Nam, chỉ quái Càn天. Dưới Sơn山chỉ quái Cấn艮 為 山.

Chữ Thuật 术 chỉ đường đi trong làng, trong nước. Thuyết văn giải tự giải thích术. 邑中道也 đường đi trong làng vậy, có nghĩa là nó tương đương với Cấn. 艮 為 山, 為 徑 路. Cấn là núi, là đường đi.

Như vậy chữ Việt 𦈭 là một con chữ được sáng tác ra từ quẻ Độn và chữ Thuật có nghĩa như quái Cấn. Ở đây có nghĩa là người Việt.

13.png

  1. Chữ Việt 𨒋.

Chữ Việt 𨒋 gồm sước辶 – Chợt đi chợt dừng, như vậy nghĩa giống chữ Chỉ止, tức quái Cấn, 辶có dị thể là辵, trên là chữ Sam彡 một hình thức thể hiện chữ Tam hay quái Càn, dưới Chỉ 止Cấn, cả hai thể hiện quẻ Độn. Như vậy kết cấu của chữ Việt 𨒋 này thể hiện quẻ Độn và chữ Việt戉 hay quẻ Độn và quẻ Thuần càn.

Có thể nói các chữ Việt được sáng tác ra chủ yếu xoay quanh ba quẻ Hàm, Hằng và Độn cùng quái Cấn, điều này nói cho ta biết rằng cái tên Khoa đẩu chính là chữ loại chữ kết cấu như vậy, nói khác hơn chữ Khoa đẩu là chữ Nho. Việc ghi dấu tính phương nam hay Lạc Việt thông qua các quẻ và quái nói trên còn được thể hiện trong các chữ khác, xin nêu ra vài ví dụ. Chữ Đạo道. Chữ道 gồm bộ Sước辶- 辵tức quẻ Độn và Thủ首- quái Càn, Càn vi thủ乾 為 首(TQ) nó có dị thể 𨗓, chữ này có kết cấu gồm Sước – Độn và quẻ Thái, chữ Khẩu 口– Khôn, Thủ 首- Càn. Hay chữ Tích 跡– Dấu vết, dấu chân. Như  鳥 跡 một loại chữ viết cổ, tiền thân của chữ Khoa đẩu. Chữ 跡 gồm Túc – Quẻ Hàm và Diệc亦, qua con chữ này ta biết rõ ràng chữ 亦 xưa kia chính là hình ảnh con chim diệc, ngày nay đã không còn nghĩa đó.

Với những gì đã phân tích giải mã trên, ta thấy các quẻ Hàm, Hằng và Độn, đặc biệt ta thấy vai trò của quái Cấn quan trọng như thế nào đối với quá trình phát triển dịch học, nó quan trọng không phải vì nó có gì đặc biệt mà vì nó được dân tộc làm ra dịch học đã gởi vào đó một dấu ấn nhằm ghi dấu ấn của dân tộc họ, đó là tộc Lạc Việt, trong sáu chữ Việt chỉ người Lạc Việt nói trên không một chữ nào không có quái Cấn. Chính vì vậy mà trong ngôi mộ người xưa đã sắp đặt duy nhất một công cụ của người Việt cổ, đó là cái búa, nó không phải chỉ là dụng cụ mà thôi, mà tên của nó còn lại đặt tên cho cái dụng cụ đó bằng chính cái tên của dân tộc mình – VIỆT. Vai trò của quẻ Hàm, Hằng, Độn và quái Cấn còn được thể hiện nhiều hơn nữa và nhất quán từ khi dịch học mới hình thành thông qua hai tên gọi Liên sơn dịch và Quy tàng dịch cho đến trống đồng Ngọc Lũ. Tất nhiên quái Cấn và các quẻ liên quan đã nêu phải liên quan đến tổ của dịch học, đó là Phục Hy, ta hãy xem tên của  ông liên quan đến dịch học như thế nào.

  1. PHỤC HY LÀ NGƯỜI LẠC VIỆT.

Ở trên tôi đã nói Phục Hy là người Lạc Việt, xin trình bày như sau. Xưa nay ta chỉ nghe nói Phục Hy là người tác quái, đúc kết nên Hà đồ, dĩ nhiên Trung Hoa cho đó là tổ tiên của họ, vì họ cho rằng dịch học vốn do tổ tiên họ làm ra. Có người cho rằng Phục Hy chỉ là một nhân vật thần thoại mà thôi, người ta đã tạo dựng nên hình ảnh của ông để có cơ sở bắt đầu cho một triết thuyết, thế thôi. Tất nhiên dù không có Phục Hy thì cũng phải có ai đó thay mặt cho một cộng đồng đã làm nên dịch học, bởi vì sự có mặt của dịch học là một thực tế.  Như những gì được ghi trên sơ đồ ngôi mộ, rõ ràng các nhà nghiên cứu Trung quốc tin rằng ngôi mộ 45 là của Phục Hy, nói khác hơn, bộ xương người lớn nằm quay đầu về hướng nam chính là Phục Hy, họ đã ghi rõ điều ấy vào sơ đồ với dòng chữ: Thái Hạo Đế, Phục Hy Thị太昊帝伏羲氏, có nghĩa là giờ đây họ xác định rằng Phục Hy có thật, và là người làm ra dịch học, dĩ nhiên là người Trung Hoa rồi. Thế mà những gì tôi đã trình bày trong nghiên cứu này đều thuộc về người Việt, dĩ nhiên người nằm đó và những người tuẫn táng đều là người Việt, với những gì đã trình bày đủ để chứng minh cho điều ấy. Tuy nhiên tôi muốn tìm hiểu xem người Việt cổ có để lại thông tin gì về Phục Hy thông qua ngôi mộ 45 này cùng tên gọi của ông hay không. Phục Hy có nhiều tên, ở đây chỉ chon hai tên mà Trung quốc đã ghi trên sơ đồ mà thôi. Đó là 太昊 – 伏羲.

1.Thái Hạo太昊.

Chữ Thái太 có nghĩa là rất lớn, còn dùng để tôn xưng một người đáng kính trọng, chữ này còn được dùng như chữ泰 có nghĩa là hanh thông, tốt, về mặt dịch học, cả hai chữ đều có lý tính dương, trong trường hợp này, theo tôi chữ Thái 太dùng để tôn xưng.

Chữ Hạo昊 có nghĩa là trời xanh, mùa hè. Vì đây là tên một người nên không thể hiểu Thái Hạo là bầu trời xanh rộng lớn được, nó chỉ có nghĩa là tôn xưng một người đến từ xứ nắng hay phương nam, kết cấu chữ Hạo trên Nhật日- Mặt trời, Thiên天- Trời, trong dịch học đều thuộc phương nam, chính vì vậy mà chữ Hạo có nét nghĩa là mùa hè. Như vậy với cái tên Thái Hạo, ta có thể hiểu rằng nó là cách gọi tôn xưng một người phương Nam đáng kính vậy.

  1. Phục Hy伏曦.

Chữ Phục 伏gồm hai chữ Nhân 亻và Khuyển犬.

Trước hết ta hãy xét bộ亻Nhân -人, theo tôi chữ nhân là một chữ được thành lập căn cứ vào quẻ Hàm, Hằng, Độn, một cách làm như hai chữ Quê hương. (Xem hình minh họa).

14.png

Chữ Khuyển犬cũng được thành lập trên cơ sở như chữ Nhân, tuy nhiên nó có thêm trục hoành để thành chữ Đại, một con chữ có kết cấu và ý nghĩa từ sơ đồ vũ trụ trong dịch học. Thiên đại, địa đại, nhân đại. Tuy nhiên người ta thêm một chấm ở trên để thành chữ Khuyển. Ở đây ta cần để ý rằng Phục Hy còn có tên là Thái太 Hạo, hai chữ chỉ khác chữ một chấm trên dưới mà thôi, theo tôi hai chấm đó tượng trưng cho hai quái Cấn và Khôn, điều này liên quan đến Liên sơn dịch và Quy tàng dịch, tức hai quẻ Độn và Tiệm, tuy nhiên vì nó nằm ngoài đề tài này nên xin trình bày ở bài khác. Cụ thể cái chấm trong chữ Thái tượng trưng cho quái Cấn, cái chấm trong chữ Khuyển tượng trưng cho quái Khôn, tức hai quái thuộc Hậu thiên theo trục phân chia âm dương, điều này nói lên rằng cả hai loại dịch đó đều do Phục Hy làm ra cả.

Tuy nhiên tại sao tên một con người quan trọng như vậy mà lại có chó đi với con người? Trước tiên 犬 là con chó, chó là một loài vật làm bạn với con người từ thuở ban sơ, đối với người Việt cổ, chó là một con vật mà họ thường đem theo như một thành viên của gia đình, ngay cả những lúc vượt biển, bởi vì ta thấy hình ảnh này trên thuyền được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ. (Xem hình minh họa). Đặc biệt, con chó chính là quái Cấn. Cấn vi Cẩu艮 為 狗 (Thuyết quái). Như thế ta thấy Phục Hy liên quan mật thiết quái Cấn như thế nào; đồng thời qua đó ta biết ông ta là người người Lạc Việt.

15.png

Ở trên là phân tích thông tin về hai chữ Nhân 亻và Khuyển 犬trong chữ Phục伏, tuy nhiên chữ Phục còn có thông tin thú vị hơn, đó là thông qua hai chữ Phục Hy ta biết thời của ông đã có Lạc thư rồi, cụ thể chữ Phục伏tức là thể hiện quái Khảm坎為 隱 伏 – Khảm vi ẩn phục. Như thế chữ Hy 曦 phải thể hiện quái Ly.  Ta hãy xem chữ Hy曦 có liên quan đến quái Ly hay không.

  1. Chữ Hy. Ánh sáng mặt trời.

Ở đây tôi dùng chữ 曦này, vì theo tôi ban đầu người ta viết chữ Hy曦với bộ Nhật日để chỉ Phục Hy, về sau bỏ bộ 日đi thành羲 để sử dụng cho tên riêng mà thôi, vì vậy mà nó không có nghĩa.

Tại sao tôi cho rằng ngày xưa người ta dùng chữ Hy曦? Ngoài các chữ nằm trong kết cấu của chữ Hy曦, theo tôi còn có mấy lý do sau đây:

  • Ông là người Lạc Việt, phương Nam, trong dịch học mặt trời 日- Dương, tượng trưng cho phương nam. 離為 日. (Thuyết quái).
  • Như ta biết Phục Hy là tổ của Dịch học, dĩ nhiên tên của ông phải gắn với cái triết lý âm dương mà ông đã đưa ra. Chính vì vậy mà chữ 曦 không những viết với chữ Nhật日mà còn với chữ Hỏa火- 爔, vì phương nam thuộc hành Hỏa, đồng thời lại kết cấu với chữ Nguyệt 月– Mặt trăng – Âm 𣎮. Bởi vì ông là người đưa ra thuyết âm dương, ngũ hành thì con chữ nói về ông phải phản ảnh các yếu tố đó, tức là phải có Nhật 日–曦- Dương, Nguyệt月– 𣎮 -Âm.

Chữ Hy 曦gồm: Nhật 日Dương羊– Dê – Mùi. Hòa禾– Lúa, Khảo丂– Việt. Qua戈.

– Nhật日. Mặt trời, phương nam, quái Ly. 離 為 火, 為 日 – Ly là lửa, mặt trời. (Thuyết quái).

– Dương 羊– Mùi. Chữ này được sử dụng để chỉ lý tính Dương của phương Nam, ở Trung quốc vẫn còn bức tranh Tam dương khai thái với hình ảnh ba con dê[5], như vậy羊ở đây đại diện quái Càn. Trong quẻ Hằng ở đầu âm có hai chi, Mùi, Thân, Mùi thuộc Dương, Thân thuộc Âm. Chính vì vậy mà chữ Dương羊 được dùng trong các chữ có nghĩa tốt đẹp, như: Nghĩa義, Mỹ 美 – đẹp, Tường 祥– điềm lành, Thiện 善– Điều lành.

16.png

– Chữ Hòa禾có kết cấu gồm: Mộc木cây, Thiên 丿. Chữ Mộc được vẽ ra từ sơ đồ vũ trụ, cây lúa hay Hòa禾được hình thành từ chữ Mộc木 thêm ở trên chữ Thiên丿(đồng âm với Thiên là trời) trên đầu, để chỉ phương Nam. Như thế chữ 禾hay cây lúa thuộc người Nam hay Lạc Việt. Theo Thuyết văn giải tự ban đầu chữ Hòa vốn là chữ Mộc 禾. 木也 Hòa. Mộc vậy , có lẽ về sau chữ Mộc chết nghĩa là cây rồi nên người ta mới thêm Thiên丿vào đề thành chữ Hòa.

– Khảo丂. Xưa là chữ Việt. Chữ Khảo 丂này nguyên là chữ Việt đã trình bày trong bài « Đi tìm người Việt qua chữ Việt, chính vì vậy nó như là con dấu để người lạc Việt đóng vào các con chữ quan trọng nhằm xác định chủ quyền của dân tộc mình, như Việt粤, Khoa 夸, Hy 曦, Cóc- phụ 𠻰 , Hà 河.            

17.png

– Qua戈. Một loại vũ khí xưa. Nó cũng thể hiện quái Ly. 離為 戈 兵 Ly vi qua binh (Thuyết quái). Vì vậy ta thấy chữ Qua 戈này liên quan đến người nam hay Lạc Việt, cho nên nó được dùng trong chữ có âm [việt] như Việt  戉-鉞 – Cái búa, Việt 越.

Như vậy ta thấy chữ Hy 曦 vốn được tạo ra từ sự hội ý của các con chữ có lý tính Dương và liên quan đến quái Ly, nói khác hơn là của người phương Nam – Lạc Việt.

Khái niệm Phục Hy với nghĩa biểu tượng là hai quái Khảm Ly còn được người Việt thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ. Cụ thể như hình minh họa.

18.png

Ta thấy chữ Nhân 亻chính là cánh tay với hai ngón chỉ xuống, chữ Khuyển犬chính là người chiến binh, nói khác hơn là hình ảnh người chiến binh cầm thanh côn tay sau chỉ xuống là thể hiện hình ảnh của chữ Phục伏. Tượng trưng cho quái Khảm, Khảm坎為 隱 伏 – Khảm vi ẩn phục伏.

Chữ 曦 nghĩa là ánh sáng mặt trời, theo Thuyết quái, Ly là lửa, là mặt trời, là qua binh離 為 火, 為 日, 為 戈 兵. Chữ Nhật日, Qua戈 đều có trong kết cấu của chữ Hy Trong chữ Hy曦, trong hình minh họa trích từ mặt trống Ngọc Lũ, ta thấy một mặt trời phát ra 14 tia.

 Như thế trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã thể hiện hai quái Khảm Ly, đồng thời với hai hình ảnh trên nó còn được hiểu là Càn – Cấn, tức quẻ Độn,  vì Ly cũng là Càn, 離為 乾 卦, các chiến binh với chữ Sơn trên vai đi quanh mặt trời, tức quái Cấn. Cấn vi sơn 艮 為 山.

19.png

Tóm lại hai chữ Phục Hy được kết cấu từ dịch học hay Khoa đẩu, cụ thể nó phản ảnh hai quái Khảm Ly, như đã phân tích trên, Ly là Hỏa, mặt trời, là Qua, như vậy Ly này đã ở phương nam, có nghĩa là từ thời Phục Hy đã có Lạc thư – Hậu thiên bát quái rồi. Đồng thời với các thông tin từ các con chữ trong hai chữ Phục Hy cho ta biết ông là phương nam hay người Lạc Việt.

XII. QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT.

Với những gì đã phân tích và xác định tác quyền của người Lạc Việt đối với dịch học và chữ Vuông – Nho thông qua một khu mộ ta biết rằng quê hương xưa kia của người Việt chính là vùng đất nơi ngôi mộ được hình thành, tất nhiên hai chữ “Quê hương” phải liên quan đến những gì được ghi lại trên ngôi mộ này. Có thể việc đưa thêm ý này vào đây thì hơi xa đề tài đang bàn, tuy nhiên tôi muốn đưa vào đây để chứng minh rằng ngày ấy Tổ tiên nước Việt đã gởi vào hai chữ “quê hương” những thông tin cốt lõi của dịch học liên quan đến người Việt, nó tương đồng với những gì mà họ đã gởi vào ngôi mộ 45. Hai chữ “Quê hương” là một di chỉ mà người Việt không bao giờ có thể mất đi được, cho dù thời gian có thể làm phải mờ hay bị lãng quên trước sự biến thiên của lịch sử, nhưng di chỉ đó mãi mãi còn đó, vấn đề là cháu con nước Việt sẽ khai quật nó khi nào mà thôi và hôm nay chúng ta làm việc đó.

  1. Quẻ Hàm, Hằng, Độn và quái Cấn và hai chữ Quê hương

Về giải thích hai chữ Quê hương đầy đủ xin xem bài “Nguồn gốc hai chữ Quê Hương” trên trang này, ở đây chỉ giải thích liên quan đến các khái niệm quẻ mà thôi. Nhìn vào sơ đồ, ta thấy hai chữ quê hương nằm tại hai đầu của quẻ Hàm và Hằng. Chữ Quê – Mẹ nằm ở vị trí của quẻ Hàm vì nó là quẻ Âm, tức là Đoài làm chủ, còn chữ Hương – Nằm ở quẻ Hằng là vì Hằng là quẻ Dương, tức Chấn làm chủ. Còn quẻ Độn thì ta thấy chữ Quê ở vị trí quái Càn, chữ Hương ở vị trí quái Cấn.

Chính vì vậy, hai chữ Quê hương đều có đủ các tiêu chí nơi nó đang đứng, cụ thể như sau:

Quê 暌–Mẹ gồm có hai chữ: Nhật日- Mặt trời- Dương, là phần đối trọng với Âm, tức là hướng về Dương – Cha, tức là nửa bên trái của sơ đồ vũ trụ.

 Chữ Quý癸 – Kinh nguyệt, Can Quý 癸- Hành Thủy.

 Chữ Quý 癸 gồm chữ Bát癶- đạp, gạt ra. chữ Thiên天- Trời, tượng trưng cho quái Càn乾 為 天.

 Hương鄉- Cha gồm có hai chữ:

Chữ Hương 乡 cũng là bộ Ất 乙, Can Ất – Hành Mộc, ngày xưa gọi sinh thực nam là cái khổ mộc là vậy; đồng thời như đã giải thích và trích dẩn trên.

Chữ Lang郎chàng trai.

Chữ Lang郎 – Dương có hai chữ : Lương 良thuộc bộ Cấn艮, chỉ quái Cấn 艮– tượng là núi, tức sinh thực nam. Theo thuyết quái, Cấn là khung cửa艮為 門 闕, vì vậy chữ Hương 鄉có nghĩa là cửa hướng về phía bắc. Chữ Ấp阝-邑– Âm, phần đối trọng của Dương, tức là hướng về phía bắc nửa bên phải của sơ đồ vũ trụ.

Như vậy trong hai chữ Quê Hương chứa đựng cả quẻ Hàm, Hằng và Độn, dĩ nhiên không thể thiếu quái Cấn, tức là nó được sáng tác cùng phương pháp như các chữ Việt đã phân tích nói trên. Sơ đồ bên dưới thể hiện điều này.

  1. Hai chữ « Quê hương » với nghĩa Càn Khôn.

Thuyết quái nói Khôn vi mẫu坤為母,  Càn vi phụ, 乾為父 Khôn là Mẹ, Càn là Cha, hai chữ  « Quê Hương »  mang trong nó thông điệp này, vì Quê là mẹ, Hương là cha. Cha mẹ là Càn Khôn, là cốt lõi của dịch học mà cũng là cốt lõi của nhân sinh vũ trụ này.

20.png

13. KẾT LUẬN.

Từ một khu mộ, không một chữ viết, tôi đã giải mã thành những khái niệm trong hệ thống dịch học, bao gồm cả Hà đồ và Lạc thư. Đồng thời tôi cũng giải mã các quái, quẻ, thông qua đó giải mã các con chữ, tất cả đều là dấu tích của người Việt. Điều đáng tiếc là các nhà Khảo cổ Trung quốc không công bố vị trí toàn bộ khu mộ, như đã nói trên. Tuy nhiên việc công bố mộ 50, 45, 31 chứng tỏ rằng họ đã khảo sát rất nhiều, theo tôi con số đó là 64, tức là 64 quẻ. Sở dĩ từ một khu mộ mà giải mã ra phức tạp như vậy là vì dịch học là văn hóa cốt lõi của người Việt, đây là thành quả mà tổ tiên họ đã mất cả hàng chục nghìn năm để đúc kết nên, từ đó lan tỏa ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống, trong đó có chữ viết, chữ Khoa đẩu hay chữ Âm dương – Dịch học, vì vậy làm sao mà chỉ vài trang mà nói cho đủ. Cũng chính vì vậy mà phương bắc đã cố công làm cho cái khái niệm Khoa đẩu trở thành mơ hồ, không có thật, bởi vì mỗi khi người Việt đã tìm ra nguồn gốc chữ Khoa đẩu thì họ sẽ tìm ra con đường trở về văn hóa dịch học và những thứ liên quan hàng chục ngàn năm trên khu vực Hoàng hà vốn là của tổ tiên họ. Tất nhiên phương bắc cũng đã thành công trong một thời gian rất dài, cả hàng ngàn năm, ngay cả ngày nay hầu hết người Việt có quan tâm đến chữ Khoa đẩu đều rơi vào hai khuynh hướng, hoặc tin vào những gì phương bắc tuyên truyền, có nghĩa là chữ Khoa đẩu không có thật, hoặc tin rằng có thật nhưng đó là loại chữ biểu âm như nhiều nước trong cộng đồng ngôn ngữ Môn – Khờmer. Việc xếp tiếng Việt vào ngữ tộc này đã làm lạc hướng nghiên cứu về nguồn gốc con người và tiếng Việt, đó là chưa kể người Việt còn ra sức bài bác chính chữ viết và văn hóa do tổ tiên họ đẻ ra, một nghịch lý cười ra nước mắt. Mỗi khi đã từ chối nguồn gốc của mình thì việc đi tìm kiếm nguồn gốc văn hóa qua đó tìm về cội nguồn chỉ là một việc tìm trăng đáy nước mà thôi. Qua đây ta biết không ít người nghiên cứu ở Việt nam hầu như trông cậy vào hoặc phương Bắc, hoặc phương Tây, rất ít người có tính độc lập trong hướng tìm vào một ngữ tộc khác, cho dù văn hóa của nước Việt phản ảnh điều đó, từ truyền thuyết, tranh dân gian, ca dao, tục ngữ cho đến trống đồng. Có lẽ đó là thành quả của Viện Viễn Đông Bác Cổ, do Pháp thành lập bắt đầu từ những năm 1898 chính thức năm 1900, được điều hành bởi các học giả phương tây, những người dùng kiến thức của phương tây để giải thích nguồn tư liệu phương bắc, cả hai đều được xem như là khả tín, còn người Việt, chỉ là đối tượng nghiên cứu xem thử họ đã được Hán hóa bao nhiêu trên nền tảng xã hội cũng như con người mà thôi.

Thông qua ngôi mộ này, với những gì đã được giải mã, chúng ta thấy bóng dáng sừng sửng của người Lạc Việt trên sông Hoàng Hà, họ không những là cư dân chủ chốt ở đó mà còn là những con người đã đem hết tinh hoa của mình để xây dựng nên một nền văn hóa mà ảnh hưởng của nó hết sức lớn lao, không những sáu bảy ngàn năm xưa ấy mà ngay cả ngày nay nữa, đó là Dịch học. Với tất cả những gì đã trình bày trên, ta có thể nói rằng chủ nhân của khu mộ nói chung và mộ 45 là người Lạc Việt, mộ này của người Việt thì chữ Nho ấy, Dịch học ấy của ai?



 

Chú thích:

[1] http://blog.sina.com.cn/s/blog_4a4bd8ad0100n3e7.html

[2] Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch. Đạo của người quân tử.

[3] Con số 31 này rất có thể còn liên quan đến trật tự trong Lục thập hoa giáp. Theo đó 31 là số thứ tự của Giáp Ngọ, hướng chính nam. Nó cũng là hành xung đầu tiên để định vị toàn bộ 60 hoa giáp.

[4] Tự điển Khang Hy. Cấn斤. Kinh Dịch- Hào từ, Tượng sự biến động của âm dương.

[5] http://tuonggocaocap.com.vn/y-nghia-bieu-trung-cua-tuong-tam-duong-khai-thai-trong-phong-thuy.html

6 thoughts on “Quần thể Mộ Bộc Dương là cuốn Vô Tự Chân Kinh của người Việt

  1. Cám ơn tác giả đã có những kiến giải rất sâu xa về ý nghĩa của ngôi mộ và chủ nhân.
    Nếu có thể, xin tác giả sưu tầm và đăng thêm những lý giải của người Trung Quốc về ngôi mộ và chủ nhân để có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn.

    Thích

    • Ai cũng có thể chia sẻ bài viết, chỉ vui lòng trích nguồn, vì nếu có gì tác giả phải có trách nhiệm, còn hồi hướng, xin hãy hồi hướng đến biết bao con người đã thầm lặng cống hiến cho dân tộc. Việc làm của tôi chỉ là một nốt lặng giữa một bản giao hưởng dài cả chục ngàn năm, có là gì đâu. Cám ơn tấm lòng của bạn.

      Thích

  2. Pingback: Nguồn gốc Dịch học: Trung hay Việt | Nghiên Cứu Lịch Sử

  3. Đoán mò rồi nói bừa quá đi! !! Đây không phải là Phục HY mà là con trai cả ( Thanh Kìên ) hoặc là cháu chắc của ông ta mà thôi vì ông ta cai quãn phương đông, ông là một trong năm dòng ngū Đế gồm : Thanh Đế cai quản phương đông thuộc hành mộc ,Xích Đế cai ( con trai thứ hai Chu Tứ Đan ) quản phương nam,thuộc hành hoả ,Bạch Đế là con thứ 3 ( Hoàng Nam ) cai quản phương tây thuộc hành thủy, Hắc Đế là con út tên là Huề Mặc Kiềm cai quản phuong bắc , còn ở Trung tâm là Hoàng Đế thuộc hành Thổ. Năm vị trí Đế này trong sách tử vi ai cũng biết rồi! !!
    Riêng về Phục Hy vào khoảng năm 4600 TCN thuộc thị tộc Khuong ( tộc yêu mặt người mình rắn ) ở vùng tây bắc của TQ thuộc chủng người từ tây Á di chuyển đến. …Vậy thì làm gì là người Viêt được chứ? ? ?
    Ngôi mô này chôn theo một nghi thức Ngũ hành tuong sinh theo tục hợp Long .cho nên đầu quay về hướng nam (thuộc hành hoả ) theo chiều tuong sinh .riêng khối vỏ sò dưới chân có thể ám chỉ kim tự tháp hợp Long có mỗi mặt một màu ở Hàm Dương v v Vì chưa rõ 2 cái xương chày xếp ở dưới như thế nào nên tôi chưa dám khẳng định được. ( chẳng hạn hai khúc xương ấy xếp cùng một chiều và phần giáp khớp gối nằm ở hướng đông thì ý là sē quay về kim tự tháp Hợp Long để tái sinh thành một vị Đế Vương mới còn nếu 2 khúc xương trở đầu là có ý nghĩa khác v v
    Tất cả chẳng liên quan gì tới người Việt xưa ở Việt Nam cả .!!! Xin đừng đoán mò rồi gán ghép bừa bãi v v …
    Riêng vê những hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là cảnh quan quân đến nhà kho buộc người trên nhà kho giao nạp phần lương thực dự trữ trong kho nhưng người này không tuân theo còn cảnh thứ hai là họ xin được lệnh cấp trên nên buộc người trông kho xuống mau nhưng người này chống lại bằng cách 2 tay cầm 2 cây làm vũ khí. Họ Trương thẻ lệnh cho người ấy xem . v v chứ chữ Phục gì chứ? ? ? Đó là cái qua họ chĩa xuống là ý là ra lệnh cho người trên nhà kho xuống ngay đấy! !! Có biết giải hình hiệu học không vậy? ? ? Trên 2 tấm biển lệnh có chū rõ ràng cả đấy có biết đọc không vậy? ? ? .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s