Tagged with Trang Tử

Nhận thức luận quan hệ ngôn ngữ- hiện thực của Trang Tử trong bối cảnh  Giải Cấu Trúc Luận

Nhận thức luận quan hệ ngôn ngữ- hiện thực của Trang Tử trong bối cảnh  Giải Cấu Trúc Luận

Triết gia Trung Hoa Trang Tử nhận thấy có sự tồn tại của hai thế giới: thế giới của vật thực khách quan (ngón tay – 手 指  thủ chỉ, con ngựa – 馬  mã, cả hành động chỉ vào và nói câu liên quan đến con ngựa) và thế giới của “指” [zhǐ] “碼” [mǎ] viết/nói – tức là thế giới của ngôn ngữ muốn và cũng tự cho mình có thể bao trùm và chứa đựng được tất thảy (Ngôi nhà Hữu Thể – Heidegger). Quan hệ giữa hai thế giới đó diễn ra như thế nào ở nhân loại nói-viết? Đó là câu hỏi mà Trang Tử đã đề xuất ở thiên tản văn triết học Tề Vật Luận. Bài viết này là một cố gắng cắt nghĩa nhận thức Trang Tử về quan hệ ngôn ngữ-hiện thực trong bối cảnh ngôn ngữ học triết học Giải cấu trúc luận. Tiếp tục đọc

“Logos Ngữ Âm Trung Tâm luận” của Phương Tây và “Đại Đạo Vô Ngôn” của Trung Hoa

“Logos Ngữ Âm Trung Tâm luận” của Phương Tây và “Đại Đạo Vô Ngôn” của Trung Hoa

Derida bắt đầu giải cấu trúc đối với cái ý thức logos ngữ âm trung tâm chủ nghĩa của văn hoá phương Tây với hành động cải biến chỉ một chữ cái E trong từ DIFFERENCE thành chữ A, sinh tạo một “từ” mới DIFFERANCE – một “từ” có thể viết, nhưng không có thể nghe và không thể được lí giải trong nói (ngôn thuyết – speech). Vậy mà theo chúng tôi Giải cấu trúc luận cuối cùng vẫn còn công nhận một logos ngữ âm chung cực tối cao “đang ngôn thuyết” như là “biên giới sau cùng”. Lão Trang Trung Hoa thì không như vậy. Dường như họ đã bước qua cái giới hạn sau cùng đó để đi vào trong bản nguyên siêu/tiền ngôn ngữ  mệnh danh “Đạo”. Thế nhưng cần biết “Đạo” vô thuỷ vô chung, vượt lên trên cái gọi là “in the beginning was the Word”. Liên hệ Lão Trang với Derida là dịp để nêu câu hỏi – giữa Vô Ngôn im lìm, Giải cấu trúc luận tìm thấy khác biệt gì giữa Đông và Tây?  Tiếp tục đọc