Cù Tuấn dịch từ The Economist.
Các đồng minh phương Tây bắt đầu xây dựng các điều kiện khác nhau cho một nền hòa bình tại Ukraina.
Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, nói rằng cuộc chiến ở Ukraina, sẽ chiến thắng trên chiến trường nhưng chỉ có thể kết thúc thông qua các cuộc đàm phán. Khi nào thì ngừng chiến, và theo những điều kiện nào? Phương Tây nói rằng quyền quyết định là của Ukraina. Tuy nhiên, ba tháng sau cuộc chiến, các nước phương Tây đang xem xét các lựa chọn cách kết thúc chiến cuộc tại đây.
Ivan Krastev, thuộc Trung tâm Chiến lược Tự do, một tổ chức tư vấn ở Sofia, giải thích rằng các nước này đang chia thành hai phe lớn. Một là “phe hòa bình”, muốn ngừng giao tranh và bắt đầu đàm phán càng sớm càng tốt. Bên còn lại là “phe công lý”, cho rằng Nga cần phải trả giá đắt cho hành động gây hấn của mình.
Lập luận đầu tiên xoay quanh vấn đề lãnh thổ: để Nga giữ các vùng đất mà nước này đã chiếm được cho đến nay; hay đẩy Nga trở lại vạch xuất phát vào ngày 24 tháng 2; hay cố gắng đẩy Nga ra xa hơn nữa, tới biên giới quốc tế và khôi phục các vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ vào năm 2014? Cuộc tranh luận xoay quanh nhiều điều khác, chưa kể tranh cãi về chi phí, rủi ro và phần thưởng của việc kéo dài chiến tranh; và vị thế của Nga trong trật tự chung ở châu Âu.
Phe hòa bình đang nỗ lực vận động. Đức đã kêu gọi ngừng bắn; Ý đang đưa ra một kế hoạch cho một dàn xếp chính trị với bốn lựa chọn; Pháp nói về một thỏa thuận hòa bình trong tương lai mà không làm Nga cảm thấy bị “sỉ nhục”. Chống lại các nước này chủ yếu là Ba Lan và các nước Baltic, và Anh là nước đứng đầu.
Thế còn nước Mỹ thì sao? Quốc gia ủng hộ Ukraina quan trọng nhất vẫn chưa đặt ra mục tiêu rõ ràng, ngoài việc củng cố Ukraina để giúp Ukraina có một vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn. Cho đến nay, Mỹ đã chi gần 14 tỷ đô la cho cuộc chiến và Quốc hội vừa phân bổ thêm 40 tỷ đô la nữa. Mỹ đã tập hợp các khoản tài trợ quân sự từ hơn 40 quốc gia khác. Nhưng sự giúp đỡ này không phải là không có giới hạn. Mỹ đã chuyển giao các loại pháo, nhưng không phải các hệ thống tên lửa tầm xa hơn mà Ukraina đang yêu cầu.
Nhận xét của Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự mơ hồ đã có sẵn. Sau khi đến thăm Kyiv vào tháng trước, ông đã ủng hộ phe công lý, nói rằng phương Tây nên giúp Ukraina “chiến thắng” và “làm suy yếu” Nga. Ba tuần sau, ông dường như lại gia nhập phe hòa bình, kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” sau cuộc điện thoại với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu. Lầu Năm Góc thì khẳng định không có sự thay đổi chính sách nào cả.
Một đòn khác giáng vào phe công lý là một bài xã luận trên tờ New York Times cho rằng thất bại của Nga là phi thực tế và nguy hiểm. Sau đó, Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, nói rằng các cuộc đàm phán nên bắt đầu trong vòng hai tháng tới để tránh “những biến động và căng thẳng sẽ không dễ dàng vượt qua”. Lý tưởng nhất là sẽ quay trở lại vào thời điểm ngày 24 tháng 2; Kissinger tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, một cuộc tọa đàm ở Davos, “theo đuổi cuộc chiến ngoài thời điểm đó thì cuộc chiến sẽ không còn vì tự do của Ukraina, mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga.” Kissinger nói, Nga có một vai trò quan trọng trong sự cân bằng quyền lực của châu Âu; không nên đẩy nó vào một “liên minh vĩnh viễn” với Trung Quốc.
Hiện tại, những rạn nứt như vậy ở phương Tây được che đậy bằng câu khẩu hiệu rằng “tương lai Ukraina là do người Ukraina quyết định”. Tuy nhiên, các lựa chọn của Ukraina lần lượt được định hình từ những gì phương Tây sẽ cung cấp. “Châu Âu và thế giới nói chung, nên đoàn kết. Chúng tôi mạnh mẽ như các bạn đoàn kết,” ông Zelensky nói trong một cuộc họp tại Davos. Ông nói rằng “Ukraina sẽ chiến đấu cho đến khi giành lại được tất cả lãnh thổ của mình.” Nhưng Zelensky dường như cũng để lại cho mình khả năng thỏa hiệp. Ông nói, các cuộc đàm phán với Nga có thể bắt đầu sau khi nước này rút về biên giới vào ngày 24 tháng 2.
Mỹ, châu Âu và Ukraina phải tiếp tục điều chỉnh vị trí của mình theo những gì mỗi bên nghĩ rằng bên kia sẽ chấp nhận. “Người Ukraina đang đàm phán với các đối tác phương Tây của họ, và có lẽ còn hơn thế nữa, họ đang đàm phán với người Nga”, Olga Oliker của Nhóm nghiên cứu về Khủng hoảng Quốc tế, cho biết. Sự không rõ ràng này cũng phản ánh những bất ổn của chiến tranh. Ukraina có được coi là thắng không, vì đã bảo vệ được Kyiv và đẩy lùi Nga khỏi Kharkiv; hay là đang thua, vì Nga đã chiếm được Mariupol và có thể sớm bao vây Severodonetsk? Phe hòa bình lo ngại rằng khi giao tranh càng kéo dài, thiệt hại về người và kinh tế đối với Ukraina và phần còn lại của thế giới càng lớn. Phe công lý thì phản bác rằng: các lệnh trừng phạt đối với Nga mới bắt đầu có hiệu lực; thêm nhiều thời gian hơn, nhiều vũ khí hơn, vũ khí chất lượng tốt hơn thì Ukraina có thể giành chiến thắng.
Đằng sau tất cả sự khác biệt này là hai nỗi lo trái ngược nhau. Một nỗi lo là quân Nga vẫn còn mạnh và sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc chiến tranh khốc liệt. Hai là chúng dễ bị tan rã. Nếu bị thua trên chiến trường, Nga có thể chuyển qua tấn công NATO, hoặc sử dụng vũ khí hóa học, hoặc thậm chí vũ khí hạt nhân để tránh thất bại chung cuộc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng: về dài hạn, châu Âu sẽ cần phải tìm cách chung sống với Nga. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, phản pháo lại, “Việc nhượng bộ Putin nguy hiểm hơn nhiều so với việc khiêu khích ông ta.” Trong thời gian qua các quan chức Mỹ và châu Âu đã âm thầm giúp Ukraina phát triển các quan điểm đàm phán. Một điểm đàm phán là nhu cầu của Ukraina về việc cần có sự đảm bảo an ninh từ phương Tây. Nếu không có lời hứa bảo vệ Ukraina trực tiếp thì phải có cơ chế áp dụng trở lại bất kỳ lệnh trừng phạt nào từng được áp dụng đối với Nga; và cơ chế nhanh chóng tái vũ trang cho Ukraina nếu nước này lại bị tấn công lần nữa.
Hiện tại, Ukraina đang lạc quan một cách hợp lý. Nước này đã khiến Nga không thể chiến thắng một cách dễ dàng, và những vũ khí mới của phương Tây đã và đang xuất hiện trên tiền tuyến. Phát biểu từ trụ sở tổng thống được che chắn bằng hàng đống bao cát, Mykhailo Podolyak, trưởng đoàn đàm phán của ông Zelensky, cho biết ông ngày càng lo ngại về “sự mệt mỏi” ở một số nước châu Âu. “Họ không nói trực tiếp, nhưng mọi việc giống như một nỗ lực để buộc chúng tôi phải đầu hàng. Bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng có nghĩa là cuộc xung đột bị đóng băng”. Ông cũng phàn nàn về “sức ì” ở Washington: vũ khí Mỹ không đến với số lượng mà Ukraina đang cần.
Khi nào chiến tranh kết thúc sẽ phụ thuộc phần lớn vào Nga. Nga vẫn đang tỏ ra chưa vội ngừng bắn. Nước này dường như quyết tâm chinh phục toàn bộ vùng Donbas ở phía đông và đàm phán về việc chiếm thêm đất ở phía tây. Volodymyr Fesenko, một nhà phân tích chính trị ở Kyiv, cho biết: “Điều nghịch lý của tình hình hiện nay là cả hai bên vẫn tin rằng họ có thể thắng. “Chỉ khi nào hai bên thực sự đi đến bế tắc, và khi Moscow và Kyiv nhận ra điều đó, thì bất kỳ cuộc đàm phán đạt tới một thỏa hiệp mới có thể xảy ra. Ngay cả lúc đó đi nữa, thỏa hiệp này có khả năng chỉ là tạm thời ”.
1. Phe chủ hòa đã bộc lộ bản chất dã man của thiên đường mù 2: không hề có Tổ Quốc mà chỉ lấy lợi nhuận làm trọng, thể hiện ở lời phát ngôn (cực thối từ lỗ mồm) của Henry Kissinger khi nó “khuyên” Ukraine đổi đất lấy hòa bình.
2. Mong các bạn Ukraine luôn kiên định với lập trường TỔ QUỐC TRÊN HẾT của mình nhé, và, hãy vứt vào sọt rác mọi thứ dụ khị của mọi thứ mất dậy để cùng đoàn kết chống kẻ thù.
ThíchThích