Các nước G7 cam kết hỗ trợ 20 tỷ USD cho Ukraina

Cù Tuấn dịch từ New York Times.

Nhóm 7 cường quốc kinh tế hôm 20/5 đã đồng ý cung cấp gần 20 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế Ukraina trong những tháng tới để giúp duy trì hoạt động của chính phủ nước này trong khi chiến đấu đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.

Trong một tuyên bố chung sau hai ngày họp, các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm G7 khẳng định cam kết giúp Ukraina bằng sự kết hợp giữa các khoản viện trợ và cho vay. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ukraina cần khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng để duy trì các dịch vụ cơ bản của chính phủ.

Khoản tài trợ 19,8 tỷ USD đã được đồng ý sau khi Mỹ, nước đang đóng góp hơn 9 tỷ USD tài chính ngắn hạn, thúc ép các đồng minh của mình phải làm nhiều hơn nữa để giúp đảm bảo tương lai của Ukraina. Tuyên bố không nói chi tiết số tiền từng quốc gia trong G7 đóng góp là bao nhiêu.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu trước đó đã đồng ý cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraina lên tới 9 tỷ euro. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu và Tập đoàn Tài chính Quốc tế có kế hoạch cung cấp thêm 3,4 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhà nước Ukraina và khu vực tư nhân.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng Ukraina trong suốt cuộc chiến này và hơn thế nữa, sẵn sàng làm nhiều việc hơn khi cần thiết,” tuyên bố cho biết.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế cũng thừa nhận rằng có nhiều hậu quả từ cuộc chiến còn đang ở phía trước và họ cam kết vào ngày 20/5 sẽ giữ cho thị trường mở cửa khi họ chống lại giá thực phẩm và năng lượng tăng trên toàn thế giới. Họ cũng nói rằng các ngân hàng trung ương của họ sẽ theo dõi chặt chẽ các biện pháp lạm phát và tác động của giá cả tăng lên nền kinh tế của họ.

“Chúng tôi rất lo ngại về các cuộc khủng hoảng và diễn biến kinh tế vĩ mô,” Christian Lindner, Bộ trưởng Tài chính của Đức, cho biết trong một cuộc họp báo bế mạc vào 20/5, theo bản dịch tiếng Anh.

Hội nghị thượng đỉnh này kéo dài hai ngày ở ngoại ô Bonn, diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, với lo ngại rằng sự kết hợp của chiến tranh, các vấn đề chuỗi cung ứng và những tác động kéo dài của đại dịch có thể dẫn đến sản lượng toàn cầu bị thu hẹp. Các bộ trưởng tài chính đã thảo luận về các cách để gây áp lực lên Nga trong khi giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế của họ khi họ tranh luận về giá trị của lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu mỏ của Nga, và liệu các tài sản Nga bị tịch thu có thể được sử dụng để thanh toán cho quá trình tái thiết của Ukraina hay không.

Ông Lindner nói: “Các giá trị của cộng đồng quốc tế đã bị Nga xóa bỏ hoàn toàn.”

Các quan chức từ các nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới đã thảo luận về các lĩnh vực khác để có thể hợp tác, chẳng hạn như chống biến đổi khí hậu và đạt được tiến bộ trong thỏa thuận thuế toàn cầu đã đạt được vào năm ngoái nhưng phải đối mặt với các vấn đề thực thi.

Nhưng sự đan xen phức tạp giữa những thách thức chính sách đối ngoại và những biến động kinh tế đã chi phối các cuộc họp của nhóm.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen cảnh báo trong tuần này rằng châu Âu có thể dễ bị suy thoái do tiếp xúc với năng lượng của Nga. Bà không mong đợi một cuộc suy thoái ở Mỹ nhưng cho biết hôm 19/5 rằng việc “hạ cánh mềm” không được đảm bảo khi Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Bà Yellen nói với các phóng viên bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 rằng việc việc “hạ cánh mềm” là điều có thể xảy ra, nhưng cần nhiều may mắn và kỹ thuật. “Hiện tại là một tình hình kinh tế rất khó khăn.”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s