Một bài báo cho thấy sự bế tắc trong việc khám phá lịch sử Đông Á

aa

Hà Văn Thuỳ

Thưa bạn đọc,

Tôn tử nói “tri kỷ tri bỉ”. Nhưng biết mình đã khó mà biết người nào có dễ. Do vậy, nhiều năm tôi yên phận làm cậu học trò chăm chỉ học các Thầy rồi tập viết. Khi thấy các Thầy chệch choạc, không dám nói sai mà chỉ lặng lẽ tìm đường đi của riêng mình. Nay bỗng nhận ra cái việc thiết cốt nhất của lịch sử phương Đông mà 15 năm trước mình đã tìm ra một cách nhẹ nhàng thì hôm nay các Thầy đang lạc trong mê lộ! Biết mà im lặng là có tội. Nhưng nói ra, chí ít cũng thêm một lần nghe mỉa mai: “Trứng đòi khôn hơn vịt. Là cái thá gì mà đòi hơn học giả quốc tế. Nhớ rằng anh chỉ là cử nhân, còn người ta toàn Giáo sư, Tiến sỹ!” Trong khi đó, tiếng nói của các Thầy là thánh chỉ. Nếu không tìm cách để các Thầy biết mà thay đổi thì bao giờ các dân tộc Đông Á mới có lịch sử đích thực ? Vì lẽ đó mà mạo muội viết bài này!

Đấy là bài Suy luận lịch sử loài người ở Đông Á từ nhiễm sắc thể Y. (Inferring human history in East Asia from Y chromosomes) * của Vương Truyền Siêu (王传超) và Lý Huy (李慧), hai học giả hàng đầu của Di truyền học Trung Quốc. Với hai chữ “suy luận – Inferring,” các tác giả thể hiện sự thận trọng trong cách nhìn nhận của họ về vấn đề nhạy cảm, đang tranh cãi trong giới học thuật. Dùng từ “suy luận” cũng có nghĩa là họ chưa có thể đưa ra một kết luận mang tính khẳng định.

Tuy nhiên đây là bài báo có giá trị vì tổng hợp những tư liệu và ý tưởng của giới nghiên cứu, giúp biết được “bước chân” của học giả thế giới trên con đường khám phá lịch sử phương Đông.

I. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo:

Bài báo viết:

  1. Một khi người ta chấp nhận rộng rãi rằng con người hiện đại tiến hóa gần đây ở Châu Phi, thì thời gian và lộ trình di cư đến Đông Á vẫn còn gây tranh cãi. Ba mô hình khác nhau đã được các nhà nghiên cứu khác nhau nhấn mạnh. Mô hình đầu tiên công nhận rằng các nhóm cư dân phía bắc Đông Á di cư xuống phía nam và trộn lẫn với tổ tiên người Úc đã định cư ở Đông Nam Á. Mô hình thứ hai cho rằng các dân cư phía bắc Đông Á tiến hóa từ những người định cư phía nam. Tuy nhiên, mô hình thứ ba cho rằng các quần thể phía bắc và nam Đông Á đã tiến hóa độc lập kể từ cuối kỷ Pleistocen hơn 10.000 năm trước.
  2. Có bốn nhóm vĩ mô nhiễm sắc thể Y chiếm ưu thế ở Đông Á : O-M175, C-M130, D-M174 và N-M231 – chiếm khoảng 93% nhiễm sắc thể Y ở Đông Á. Haplogroup O-M175 là nhóm haplogroup lớn nhất ở Đông Á, bao gồm khoảng 75% dân số Trung Quốc và hơn một nửa dân số Nhật Bản và do đó, có liên quan đến những người di cư thời kỳ đồ đá mới (Hình 1). O-M175 đã làm phát sinh ba nhóm haplog ở hạ nguồn – O1a-M119, O2-M268 và O3-M122 – chiếm tổng cộng 60% nhiễm sắc thể Y trong các quần thể Đông Á . Dữ liệu cho thấy nhóm haplog O3-M122 ở nam Đông Á đa dạng hơn nhóm ở bắc Đông Á, ủng hộ nguồn gốc phía nam của O3-M122.

1

Hình : Bốn nhóm nhiễm sắc thể

  1. Haplogroup C = chủng Melanesian
  2. Haplogroup D = chủng Negritos
  3. Halogroup   N = chủng Mongoloid
  4. Halogruop   O = chủng Indonesian
  1. Haplogroup C-M130 có thể đại diện cho một trong những khu định cư sớm nhất ở Đông Á. Mô hình phân bố rộng rãi này của C-M130 cho thấy rằng C-M130 có thể đã phát sinh ở đâu đó ở lục địa Á trước khi con người hiện đại đến Đông Nam Á. Sự xuất hiện của haplogroup C ở Đông Nam Á và Australia phải sớm hơn nhiều so với thời điểm cách đây khoảng 60 nghìn năm. Do đó, những quần thể có haplogroup C phải định cư ở Đông Á sớm hơn khoảng 10 nghìn năm so với những quần thể có haplogroup O.
  2. Lịch sử di cư của haplogroup D-M174 là bí ẩn nhất. Haplogroup D-M174 có tần suất cao ở Andaman Negritos, các quần thể Tạng-Miến phía bắc và Ainu của Nhật Bản, và cũng xuất hiện với tần suất thấp ở các quần thể Đông và Đông Nam Á và Trung Á khác (Hình 1). Nếu haplogroup D có nguồn gốc từ Châu Phi, thì điều bí ẩn nhất là nó đã di chuyển qua các quần thể có haplogroup CF đến Đông Á như thế nào. Một bí ẩn khác là haplogroup D đã di cư từ Tây Nam Á đến Nhật Bản như thế nào? Có thể Negritos đã chiếm toàn bộ Sundaland vào cuối Thời đại đồ đá cũ. Do đó, những quần thể này có thể di chuyển trực tiếp từ Philippines đến Đài Loan và Ryukyu. Vấn đề duy nhất là không có haplogroup D nào được tìm thấy ở Negritos ở Philippines. Dòng dõi của họ có thể đã bị thay thế bởi sự mở rộng của nhóm haplog nhóm C2 và K từ Papua khoảng 18 nghìn năm trước hoặc sự di cư gần đây hơn của nhóm haplogroup O từ lục địa Đông Á. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu, lịch sử của haplogroup D, như một di sản di truyền của Thời đại đồ đá cũ ở Đông Á, vẫn còn là một bí ẩn.
  3. Haplogroup O có một nhóm haplogroup anh em, N-M231, đạt tần suất cao nhất ở phía bắc Á-Âu, đặc biệt là trong số hầu hết các quần thể Uralic, bao gồm người Finnic, Ugric, Samoyedic và Yukaghir, cũng như một số quần thể Altaic và Eskimo ở bắc Siberia. Nó cũng xuất hiện với tần suất thấp ở Đông Á (Hình 1). Sự di cư của haplogroup N là một bằng chứng khác cho nguồn gốc phía nam của người Đông Á. Xue và cộng sự báo cáo rằng Y-STRs có sự đa dạng cao hơn ở các quần thể phía bắc Đông Á so với các quần thể phía nam. Các quần thể phía bắc mở rộng sớm hơn các quần thể phía nam. Tuy nhiên, Shi et al. chỉ ra rằng sự đa dạng lớn hơn giữa các nhóm nhiễm sắc thể Y được quan sát thấy ở Đông Bắc Á được khẳng định bởi Karafet và cộng sự, thực sự là một ấn tượng sai do sự kết hợp dân số gần đây.

II. Kết quả khảo cứu của chúng tôi.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của học giả quốc tế về lịch sử dân cư Đông Á. Muốn bình luận về chúng, phải có ít nhất một nghiên cứu khác làm đối chứng. Rất may là chúng tôi đã giành nhiều công sức cho đề tài này. Từ năm 2005, bắt đầu bằng chuyên luận Tìm Lại Cội Nguồn Tổ Tiên, Cội Nguồn Văn Hóa (1), sau đó là bài Con người rời châu Phi khi nào (2), cùng nhiều sách đã xuất bản như Viết lại lịch sử Trung Hoa (3), The Formation Process of The Origin and Culture of The Viet People (4)… chúng tôi công bố những nhận định sau:

  1. Di cư của người tiền sử phụ thuộc hai điều kiện là sự bùng nổ dân số thúc đẩy di cư và khí hậu thuận lợi. Cuộc rời châu Phi đầu tiên diễn ra 135.000 năm trước. Dòng người từ Tây Bắc châu Phi đi sang Trung Đông. Thật không may, 90.000 năm cách nay, khí hậu chuyển lạnh dữ dội, toàn bộ con người ngoài châu Phi bị tiêu diệt trên đất Levant của Israel. 85.000 năm trước, cuộc di cư thứ hai xảy ra. Lần này, người di cư đi qua cửa Hồng Hải sang bán đảo A Rập. Bị bức thành băng giá chắn phía Bắc, đoàn người chia đôi. Một bộ phận ở lại trên đất Yemen. Bộ phận còn lại theo ven biển Ấn Độ đi về phương Đông. Dòng người này cũng chia đôi. Một bộ phận đi “tàu nhanh” tới Đông Nam Á 80.000 năm trước. Nhưng không may, nhiệt độ xuống quá thấp, xóa sổ nhóm người này. Khảo cổ học chỉ tìm được 47 chiếc răng hóa thạch của họ tại Động Phúc Nham tỉnh Hồ Nam. Khảo cổ học cũng tìm được công cụ đá của người Homo sapiens 80.000 năm trước tại Úc. Điều này chứng tỏ, một số hành khách đi “tàu nhanh” đã đến được Úc, trở thành dân cư đầu tiên của châu lục. Nhóm đi tàu chậm tới Việt Nam 70.000 năm trước, làm nên toàn bộ dân cư châu Á.
  2. Muốn tìm hiểu sự hình thành dân cư Đông Á buộc phải trả lời câu hỏi thứ hai: người tới Việt Nam là ai và người rời Việt Nam chiếm lĩnh châu Á là ai? Rất may là Nguyễn Đình Khoa (5), cho biết: “Thời đá mới trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Mongoloid và Australoid. Họ lai giống với nhau rồi con cháu họ lai giống tiếp, sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Negritoid và Vedoid, cùng thuộc loại hình Australoid. Trong đó Indonesian là đa số, giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Sang thời đồng-sắt, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở thành chủ thể của dân cư. Người Australoid biến mất khỏi đất này, không hiểu do nhập cư hay đồng hóa?” Một câu hỏi được đặt ra là: vì sao người Mongoloid có mặt lúc ban đầu, sau đó biến mất để xuất hiện trở lại vào Thời kim khí? Từ những tài liệu di truyền học nói: “Người Mongoloid cũng từ phía Nam lên,” kết hợp với bộ xương Mongoloid 68.000 năm tìm thấy ở Lưu Giang Quảng Tây, chúng tôi suy luận rằng: “Trong khi đa số gặp gỡ hòa huyết với người Australoid để sinh ra người Việt cổ thì có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên Tây Bắc Việt Nam và sống biệt lập trong giá lạnh.” Bộ xương Lưu Giang là bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của nhóm người này.
  1. 50.000 năm trước, người từ Việt Nam di cư ra các đảo Đông Nam Á và chiếm lĩnh đất Ấn Độ. Do sống biệt lập, nhóm Mongoloid không tham gia cuộc di cư này. 40.000 năm trước, khí hậu ấm lên, người Việt cổ đi lên Quảng Đông, Quảng Tây. Lúc này nhóm người Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba-Thục đi lên chinh phục đất Mông Cổ. Khi Kỷ Băng Hà chấm dứt, họ chuyển sang sống du mục ở Bắc Hoàng Hà. Do giữ được bộ gen Mongoloid thuần chủng, họ được gọi là chủng Mongoloid phương Bắc.
  1. Tại lục địa Đông Nam Á, bao gồm Nam Dương Tử, người Hòa Bình sáng tạo công cụ đá mới, thuần hóa lúa, kê, gà, chó, lợn và xây dựng kinh tế nông nghiệp. Khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng Hà kết thúc, người Việt mang nghề nông lên lưu vực Hoàng Hà, trồng lúa nước ở Giả Hồ và trồng kê tại Ngưỡng Thiều.
  2. Khoảng 7000 năm trước, tại Ngưỡng Thiều, người Việt Australoid gặp gỡ hòa huyết với người Mongoloid phương Bắc sống du mục ở Bắc Hoàng Hà, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam. Người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà.
  3. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ chiếm miền Trung Hoàng Hà, thành lập nhà nước Hoàng Đế. Do tỵ nạn chiến tranh, một bộ phận người Việt chủng Mongoloid phương Nam chạy xuống Nam Dương Tử rồi đi tiếp tới Việt Nam, đem nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, được nhân học gọi là người Việt hiện đại. Người di cư đi xuống rải rác suốt nửa sau thiên niên kỷ III TCN. Quá trình chuyển hóa di truyền người Việt Nam diễn ra từ từ mà không phải là cuộc chiếm đóng ồ ạt thay thế dân cư. Vì vậy người Việt Nam giữ được đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á.

III. Nhận định.

So sánh hai kết quả nghiên cứu cho thấy:

    1. Phát hiện bốn nhóm dân cư Đông Á phản ánh cấu trúc dân cư Đông Á hiện tại. Bốn nhóm này hình thành từ Việt Nam 70.000 năm trước, sau đó lan tỏa ra toàn Đông Á. Thực trạng dân cư hiện nay có khác với tài liệu cổ nhân chủng của Nguyễn Đình Khoa ở chỗ: chỉ có một nhóm da đen Negritos D và thêm nhóm Mông Cổ N. Trong khi tài liệu Nguyễn Đình Khoa không có chủng Mông Cổ nhưng lại có hai chủng da đen Negritoid và Vedoid.

    Xin được giải thích  như sau

    • Người Mongoloid rời khỏi Việt Nam từ 40.000 năm trước nên không có mặt trong dân cư Việt Nam. Vì vậy không có trong sưu tập sọ cổ Việt Nam. Cố nhiên không có trong tài liệu của Nguyễn Đình Khoa.
    • Người Mongoloid sống từ 40.000 năm trước ở phía Bắc Âu-Á, giữ được bộ gen Mongoloid thuần nên được gọi là North Mongoloid, tạo nên nhóm di truyền N.
  1. Việc xác định nhóm N ở Bắc Âu-Á có đa dạng di truyền cao nhất trong chủng Mongoloid là chính xác. Bởi lẽ sau 30.000 năm sống riêng biệt ở Tây Bắc Việt Nam, họ mang lên phương Bắc nguồn gen Mông Cổ thuần. Người Mongoloid phương Nam là con lai của North Mongoloid với người Australoid nên cố nhiên đa dạng sinh học thấp hơn tổ tiên North Mongoloid. Tuy nhiên nhiều tác giả vì không thấy được mối quan hệ này nên đã phản đối một phát hiện đúng. Điều này khiến cho việc tìm lịch sử dân cư Đông Á thêm khó khăn.
  2. Trên đất Đông Á, hai chủng da đen Negritoid và Vedoid do gần gũi về máu huyết và sống gần nhau nên đã hợp nhất thành nhóm di truyền Negritos, được gọi là nhóm D. Khi nhóm D được sinh ra tại Việt Nam thì việc họ đi lên Hoa lục rồi rẽ sang phía Tây chiếm lĩnh Miến Điện, Tây Tạng hay lên Đông Bắc Trung Quốc rồi xâm nhập Nhật Bản là điều dễ hiểu.
  3. Có thể thấy rằng, do xác định không đúng con đường di cư tới Đông Á nên trong các nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm, các tác giả tỏ ra bối rối, lạc đường, dẫn tới không đưa ra được kết luận phù hợp thực tế. Kết quả là cho đến nay chưa xác định được lịch sử dân cư Đông Á.

III. Kết luận và đề nghị.

Năm 2005, tài liệu di truyền cũng như khảo cổ học còn hạn chế. Dựa trên những tri thức ban đầu ấy, chúng tôi đã mạo muội đưa ra mô hình lịch sử dân cư Đông Á. Sau 15 năm, rất nhiều khảo cứu di truyền và khảo cổ phương Đông được công bố, ủng hộ mô hình do chúng tôi đề xuất. Chẳng hạn, việc phát hiện chủ nhân của Tiên Nhân Động Chu Khẩu Điếm khẳng định người Lạc Việt đi lên Nam Hoàng Hà 40000 năm trước. Khai quật di chỉ Động Người Tiên tỉnh Giang Tây, gò đất Cảm Tang Quảng Tây… cho thấy người Lạc Việt từ xa xưa đã cư trú ở đây, chế tác đồ gốm đầu tiên 20.000 năm trước, thuần hóa cây lúa sớm nhất 12.400 năm trước, chế tạo chữ tượng hình 6000 năm trước… Điều đáng tiếc, chủng tôi chỉ là nhà nghiên cứu nghiệp dư, viết bằng tiếng Việt nên giới nghiên cứu hàn lâm quốc tế không biết tới khảo cứu của chúng tôi. Trong khi đó họ bỏ biết bao công sức đẩy cánh cửa đã mở!

Hy vọng rằng bài viết của tôi đến được với học giả quốc tế để mang lại lợi ích chung trong việc khám phá lịch sử dân cư Đông Á. Cũng với mục đích này, chúng tôi xin đề nghị:

  1. Để nghiên cứu lịch sử phương Đông, trước hết cần khẳng con đường di cư phương Nam đưa người hiện đại tới Việt Nam và làm nên toàn bộ dân cư châu Á.
  2. Do nhiều nghiên cứu di truyền phát hiện người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á nên cần có dự án khảo sát di truyền của người Việt Nam để rút ra kết luận chính xác về bộ gen người Việt rồi từ đó tìm ra mối quan hệ giữa người Việt Nam với các cộng đồng châu Á khác.
  3. Giải trình tự DNA của hơn 70 sọ cổ, sưu tập lớn nhất hiện có được lưu trữ ở Việt Nam sẽ là cách tốt nhất để tìm nguồn gốc dân cư châu Á.
  4. Việc cộng đồng khoa học quốc tế đưa ra kết luận cuối cùng về lịch sử dân cư Đông Á là điều vô cùng quan thiết. Bởi lẽ, chỉ có trên cơ sở đó, các nhà sử học mới có tài liệu tin cậy để viết lại cuốn sử Đông Á, giải phóng các dân tộc Đông Á khỏi lịch sử lầm lạc hiện nay!

                                                                                   Sài Gòn, 2. 12. 20120


*Investigative Genetics volume 4, Article number: 11 (2013) https://investigativegenetics.biomedcentral.com/articles/10.1186/2041-2223-4-11

Tài liệu tham khảo.

  1. Hà Văn Thùy. Tìm lại cội nguồn tổ tiên cội nguồn văn hóa. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3789&rb=0302
  2. Hà Văn Thùy. Con người rời khỏi Châu Phi khi nào? – Diễn …www.nhatbaovanhoa.com › ha-van-thuy-con-nguoi-roi…
  3. Hà Văn Thùy. Viết lại lịch sử Trung Hoa.
  1. Hà Văn Thùy. The Formation Process of The Origin and Culture of The Viet People https://www.amazon.com/Formation-Process-Origin-Culture-People/dp/1989993303/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=ha+van+thuy&qid=1604280858&sr=8-1
  2. Nguyễn Ðình Khoa. Nhân chủng học Ðông Nam Á. ÐH&THCN. H.1983

7 thoughts on “Một bài báo cho thấy sự bế tắc trong việc khám phá lịch sử Đông Á

    • Hơn chục năm trước, tôi cũng từng nhầm lẫn như vậy. Nhưng từ khi học được chữ Hán, đọc được Tứ thư ngũ kinh, Sử ký Hán thư, bách gia chư tử, nồi kinh nấu sử không nghỉ, nay tôi đã hiểu ra vấn đề.

      Thích

      • Tam tự kinh 三字經 nói:

        Nhân bất học, bất tri lí. 人不學,不知理。
        Ấu bất học, lão hà vi? 幼不學, 老何為?

        (Người không học kinh sử thì không biết đạo lý. Trẻ không học kinh sử thì già làm được cái gì?)

        Cho nên nghiên cứu lịch sử Trung Hoa nói riêng và Á Đônh nói chung mà không học chữ Hán, không đọc được kinh sử thì không làm được cái gì! Ví như loạt bài viết của ông Hà Văn Thùy dài dòng mà chẳng có ý nghĩa gì cả!

        Thích

      • Đây không chỉ là nghiên cứu lịch sử mà là nghiên cứu nhân chủng học, tức là nghiên cứu khoa học thực thụ. Mà nghiên cứu khoa học, nếu chỉ dựa vào kinh sử, chữ nghĩa thánh hiền không thôi thì chẳng làm được cái gì. Hãy xem Khổng Tử nói về “sở học” của mình : “Khâu này nghe nói quái vật do gỗ và đá sinh ra là con quỳ và con võng lưỡng, quái vật do nước sinh ra là con rồng và con vọng tượng, quái vật do đất sinh ra là con phần dương…”
        Hay như khi gặp hai đứa bé cãi nhau : một đứa nói Mặt Trời buổi sáng gần hơn buổi trưa vì trông nó to hơn, một đứa nói Mặt Trời buổi trưa gần hơn nên nóng hơn, Khổng Tử bối rối, không biết nói sao. Đấy, chỉ dựa vào Tứ thư Ngũ kinh, chỉ dựa vào sử sách của thánh hiền không thôi thì làm sao làm khoa học được, làm sao có được những đột phá với cơ sở khoa học vững chắc về lịch sử thiên di của loài người.

        Thích

  1. “người Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhất trong dân cư châu Á” vì Việt Nam là chốn nương thân cuối cùng của rất nhiều dân tộc bại trận trước Hán tộc, Mông Cổ và Mãn Thanh. Ngay cả Hán tộc sau thất bại của nhà Tống trước Mông Cổ, và thất bại của nhà Minh trước Mãn Thanh cũng chạy xuống Việt Nam rất nhiều.

    Thích

  2. Những chỉ dấu gene có thể vẽ nên bản đồ di cư của loài người nói chung, vì có sự di cư và nhập cư thông hôn qua lại. Những di tích khảo cổ có thể xác định nơi con người từng sinh sống, vì con người có thể ở chỗ này và đến chỗ kia. Luôn vận động không ngừng nghỉ. Lịch sử của một dân tộc lại phải dưạ vào quá trình vận động của lịch sử chính trị và văn hóa của mỗi nơi mà dân tộc đó từng sinh sống.

    Lịch sử người Kinh (Kinh tộc 京族) hình thành bản sắc rõ nét, lịch sử 4000 năm từ thời Văn Lang-Âu Lạc, bà Trưng-bà Triệu, các nhà Đinh-Lý-Trần Lê-Nguyễn vận động không ngừng trên mảnh đất hình chữ S với nhiều cuộc di cư và nhập cư, chiến tranh và thống nhất của rất nhiều quốc gia và dân tộc liên quan đến nhau.

    Trước đó là thời tiền sử, truyền kỳ về ông Bàn Cổ 盤古 khai thiên lập địa, ông Hữu Sào 有巢 dựng nhà sàn, ông Toại Nhân 燧人 làm bếp lửa, ông Phục Hy 伏羲 làm lưới bắt cá, ông Thần Nông 神農 cày ruộng, hay các bộ lạc tiền sử khác ở Đông Á chỉ là chỉ dấu của những nền văn minh, là tổ tiên chung của người Á Đông, khi chưa hình thành nên người Kinh hay người Hán, người Nhật.

    Các vị sử gia ngày xưa chỉ chép sử của từng dòng họ, của từng triều đại mà thôi. Cả dân tộc có hàng trăm gia tộc hoặc thị tộc, gọi là “trăm họ” (bách tính 百姓) thì có nguồn gốc khác nhau, Hoa Di lẫn lộn, không biết đâu mà lần. Hoa có thể thành Di, Di cũng có thể thành Hoa. Chỉ phân biệt nhau bằng ngôn ngữ và phong tục.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s