Liên Xô đã dùng cách gì để biện minh cho các cuộc xâm lược của họ đối với các quốc gia khác

275136851_397206365405030_1856917477906150960_n

Liên Xô không “xâm lược” các quốc gia khác. Chúng tôi có những câu khác nhau để nói về việc này, mỗi câu trong số này đều là các lời biện minh cho hành động đấy.

Khi chúng tôi tiến đến các vùng lãnh thổ của các dân tộc xung quanh nền văn minh Nga, những dân tộc đã tuyên bố độc lập vào năm 1917–1920, như Ukraine và Nam Kavkaz, chúng tôi chỉ “hỗ trợ” hoặc “giúp đỡ” các lực lượng địa phương thân Liên Xô.

Trong cuộc hành quân không may tiến vào Warsaw năm 1920, chúng tôi đã “dẹp bỏ sự xâm lược của quân Bạch Vệ tại Ba Lan ”. Các cuộc đụng độ đầu tiên với họ đã xảy ra trên lãnh thổ Belorussia và Ukraine. Cả hai nơi này trước đây đều là lãnh thổ của đế quốc Nga, nó tạo thêm cho chúng tôi một lý do để coi hành động này là để bảo vệ những người anh em Đông Slav của chúng tôi, còn những tư sản Ba Lan là những kẻ xâm lược.

Cũng tương tự vậy, vào năm 1939, chúng tôi đã “tiến vào để bảo vệ” các vùng đất Ukraina và Belorussia giùm “nhà nước Ba Lan thất bại”.

Sự chiếm đóng vùng Baltic vào năm 1940 xảy ra vì “làm theo đúng các thỏa thuận với các chính phủ vùng Baltic” và “thuận theo ý chí của nhân dân lao động tại Latvia, Estonia và Lithuania”. Bessarabia đã được Romania “chuyển giao” cho chúng tôi, sau sự “nhấn mạnh” của chính phủ Liên Xô về việc “tìm kiếm một giải pháp hòa bình” cho tất cả các vấn đề có thể “gây ra bất đồng” giữa Liên Xô và Romania.

Chiến Tranh Mùa Đông năm 1939–1940 là “câu trả lời cho những hành động khiêu khích không dừng từ quân đội Phần Lan” sau khi Phần Lan từ chối “những đề nghị yêu chuộng hòa bình của chính phủ Liên Xô” về việc nhượng lại những vùng lãnh thổ có tầm quan trọng chiến lược gần Leningrad (St Peterburg ngày nay) và hạm đội Baltic của chúng ta.

Hành động của chúng tôi ở Đông và Trung Âu trong Thế chiến 2 không ai gọi là “xâm lược” hết. Chúng tôi gọi nó là “giải phóng”, hoặc trong trường hợp của Đức và Hungary, nó gọi là vzyátiye, một thuật ngữ quân sự nghĩa là “chiếm giữ”. (Áo cũng được “giải phóng”. Chúng tôi không coi ý kiến của 99,73% dân số địa phương là người Đức vào năm 1938 là đủ để đại diện cho nước Đức. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu như cái logic này được áp dụng lại với Crimea sau khi Putin tiến vào năm 2014.)

Tại Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968 là chúng tôi đã “giúp đỡ những người anh em” và “bảo vệ những thành tựu của Chủ nghĩa xã hội”.
Tại Afghanistan 1979 thì là “sử dụng lực lượng quân sự giới hạn” và “sự trợ giúp của chủ nghĩa quốc tế”.
Trong bức ảnh dưới đây, là một cuộc biểu tình của người Afghanistan ủng hộ cuộc xâm lược của Liên Xô. Các cô gái cầm biểu ngữ bằng tiếng Nga: “Người dân Afghanistan cảm ơn sự giúp đỡ của các chiến binh quốc tế”. Những người phụ nữ quấn các mảnh vải quanh thân dường như là vợ của các cố vấn quân sự thuộc Liên Xô. Còn các vị cố vấn thì là những người đàn ông mặc quân phục đứng ngay phía sau biểu ngữ.

Phong Lý dịch tại QRVN

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s