Tự sự Nho lâm Ngoại sử dồn người đọc đi đến chỗ nhận ra thực chất mối quan hệ giữa thế quyền và đạo thống – một mối quan hệ biểu hiện tập trung ra trên con người giai tầng sĩ nhân, hạng mà khoa cử đã biến thành động-vật-đi-thi. Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân – kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam – một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm. Tiếp tục đọc
Tagged with Nho Lâm Ngoại Sử …
Sĩ nhân trên chiếc cầu khoa cử bắc giữa Đạo Thống và Thế Quyền- Một cách đọc Nho Lâm Ngoại Sử- 士在道統和世權之間的科舉橋樑上 (《儒林外史》讀後感)
Miêu tả khoa cử bát cổ trong Nho Lâm Ngoại Sử khiến người đọc ngộ ra một điều là – kẻ thực sự đang chơi trò chơi khoa cử như miếng mồi dụ dỗ nô dịch trí thức nho nhân chính là kẻ thống trị. Vượt lên sự miêu tả chính xác chế độ khoa cử, tác giả tiểu thuyết đã tiến đến chỗ phủ định việc dùng chế độ đó như một công cụ nô dịch cả một giai tầng (trí thức nho sĩ) dẫn đến sự hư hỏng của nhân cách và suy đồi của cả nền văn hóa. Bài viết nêu cách khái quát tác phẩm Nho Lâm Ngoại Sử bằng hình tượng cầu khoa cử ùn chen đoàn sĩ nhân bắc giữa “Đạo Thống” và “Thế Quyền”. Phác họa này phản ánh một cách đọc hiểu mới về đề tài-chủ đề cuốn tiểu thuyết của Ngô Kính Tử. Tiếp tục đọc