Có phải chúng ta đã lạc lối

ho-khuc-tu-chu.jpg

Đặng Thanh Bình

Trong bài Bàn về thời điểm kết thúc ngàn năm bắc thuộc tôi có đưa ra giả thuyết rằng: nhân mùa đông năm 879 Hoàng Sào tấn công Lưỡng Quảng, các tướng lĩnh phủ An Nam tổ chức cuộc đảo chính vào mùa xuân năm 880, buộc Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ trốn khỏi thành, chiếm giữ phủ đô hộ. Tôi cho rằng tuy bắc triều sau đó có cử các quan lại đến An Nam làm Tiết độ sứ, xong trên thực tế các quan lại chưa đến An Nam và chỉ làm Tiết độ sứ trên danh nghĩa. Năm 906 người Hồng Châu tên là Khúc Thừa Dụ được phương bắc trao cho chức Tiết độ sứ, từ đó tôi cho rằng chính Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu cuộc đảo chính vào mùa xuân năm 880. Chấm dứt ngàn năm bắc thuộc.

Câu hỏi quan trọng là chúng ta biết thông tin này từ đâu, vì từ thời điểm năm 880 đến năm 2016 cũng cách nhau 1136 năm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư được Ngô Sĩ Liên soạn hoàn thành thời nhà Hậu Lê chép các sự kiện trên trong Quyển V Ngoại Kỷ, mục Kỷ thuộc Tuỳ Đường. Cuốn sách của sử gia Ngô Sĩ Liên được soạn trên bộ Đại Việt sử ký của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần. Bộ sách sử Tư trị thông giám của Tư Mã Quang thời nhà Tống có chép đến các sự kiện trên. Hiện chúng ta chưa có tài liệu nào ghi nhận các sự kiện trên có niên đại khoảng năm 880, nghĩa là được ghi chép cùng lúc sự kiện xảy ra hoặc ghi chép ngay sau khi sự kiện chấm dứt.

Thời điểm mà Khúc Thừa Dụ tổ chức cuộc binh biến, ngài có nghĩ đến ngàn năm bắc thuộc không ? Ngài có nghĩ rằng đây là cơ hội chưa từng có để người Việt thoát khỏi kiếp nội thuộc phương bắc không ? Ngài có nghĩ đây là sự tiếp nối, là tinh thần bất khuất của 2 nữ anh hùng họ Trưng không ?

Chúng ta không thể biết được! Nhưng chúng ta biết rằng ít nhất là đến thời Hậu Lê, thông qua sử gia Ngô Sĩ Liên, các sự kiện diễn ra năm 880 tại phủ đô hộ An Nam có ý nghĩa rất lớn. Nó vách ra 2 thời kỳ khác nhau: Kỷ thuộc Tuỳ Đường và Kỷ nam bắc phân tranh. Cho đến thế kỷ 20 các sử gia Việt Nam đã bàn rất nhiều về Thời điểm kết thúc ngàn năm bắc thuộc, chúng ta thấy rất rõ khái niệm kết thúc thời bắc thuộc trong bài viết của tác giả Trần Trọng Dương.

Câu hỏi là cái khái niệm kết thúc ngàn năm bắc thuộc bắt đầu hình thành từ Ngô Sĩ Liên hoặc có thể sớm hơn từ thời Tiền Lê. Nhưng có khi nào xuất hiện từ năm 880 không ? Nếu là không thì cái khái niệmấy là do người sau sáng tạo ra và thêm vào cho sự kiện năm 880 chứ tại thờiđiểm cuộcđảo chính diễn ra khái niệmấy chưa hề xuất hiện. Vậy thì vốn dĩ quá khứ không có mà chúng ta thêm vào chẳng phải làđã làm sai lệch so với quá khứ sao ?

Từ trường hợp này chúng ta khái quát thành luậnđiểm màđã được 2 tác giả Trần Trọng Dương và Trần Quang Đức nên lên trong cuộc trò chuyện với độc giả vào mùa xuân năm 2017 tại Sài Gòn.

Nội dung cơ bản như sau: Các thông tin sử được các sử gia viết thường gắn liền với mụcđích nàođó, do vậy mà không thể tìm thấy sự chân thực của lịch sử. Khi đó, lịch sử có tính hữu dụng. Phổ quát hơn thì luậnđiểm này được phát biểu như sau: Các sử gia viết sử luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh của thờiđiểm viết, nên theo lời của Benedetto Croce: “Tất cả lịch sử là lịch sử đương đại”.

Câu hỏi quan trọng là chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này không ? Tức là hoàn toàn loại các yếu tốđương thờiđại tại thờiđiểm viết. Sử gia Leopold Von Ranke đã đưa ra nguyên tắc gây nhiều tranh cãi: “thể hiện những gì đã thực sự diễn ra” mà chúng ta có thể tìm thấy giải pháp rằng: sử gia chỉ nên mô tả các sự kiện lịch sử.

Công việc của các sử gia là dùng mọi phương pháp để mô tả các sự kiện chân xác xảy ra trong quá khứ. Còn sự kiện chân xác xảy ra trong quá khứ thể hiệný nghĩa gì thì giành cho độc giả (người sử dụng lịch sử).

Lịch sử đối với các sử gia là việc mô tả chuỗi các sự kiện liên tục xảy ra chân xác trong quá khứ. Nếu lịch sử chỉ là chuỗi các sự kiện thì chúng ta có thể học gì từ lịch sử ? Có vẻ như chúng ta không học được gì! Quá khứ chỉ có các sự kiện xảy ra, chứ không hề mang ý nghĩa khách quan nàođó, cáiý nghĩa khách quan mà chúng ta nghĩ là lịch sử có, chẳng qua là cáiý nghĩa chủ quan của chúng ta được hình thành trong sự tương tác giữa chủ thể với sự kiện lịch sử mà thôi. Giống hệt như trường hợp của CáiĐẹp!

Chúng ta thấy Ribi Sachi đẹp là bởi khái niệmđẹp được vận dụng trong mối tương tác giữa chủ thể là chúng ta với khách thể là Ribi Sachi. Thế nhưng con sử tửđói trong mối tương tác với (thấy) Ribi Sachi cũng giống chúng ta ở chỗ sự thèm thuồng, nhưng sự thèm thuồng của con sư tử đói và sự thèm thuồng của chúng ta là khác nhau. Cáiđẹp là thuộc tính của khách thể Ribi Sachi chăng ?

Không phải! Khách thể Ribi Sachi không có thuộc tínhđẹp. Vậy khách thể Ribi Sachi là như thế nào ? Chính là như cái máy tính nhận dạng khuân mặt. Với chiếc máy nhận dạng khuân mặt, Ribi Sachi được mô phỏng về kích thước chiều ngang, chiều dọc, kích thước mắt, mũi, miệng. Ribi Sachi chỉ có thế, không nhiều hơn không ít hơn. Lịch sử cũng vậy, chỉ là chuỗi các sự kiện không nhiều hơn không ít hơn. Cái ý nghĩa mà các sử gia đưa ra, là cái ý nghĩa nảy sinh từ những sử gia đó, từ hoàn cảnh đương đại, khi nhìn về các sự kiện trong lịch sử. Cái ý nghĩa là cái ý nghĩa của hiện tại không phải là cái ý nghĩa của quá khứ, vậy thì rõ ràng chúng ta không thể học gì từ quá khứ, vì quá khứ không hề có ý nghĩa để mà cho chúng ta học.

Vậy lịch sử là vô nghĩa ? Không hoàn toàn như vậy ? Người sử dụng lịch sử (độc giả) có thể có Nhận thức (ý nghĩa) lịch sử phù hợp với hoàn cảnhđương đại. Người sử dụng lịch sử có thể xem các sự kiện xảy ra trong quá khứ, sau đó đối chiếu với hoàn cảnhđương đại, đểđưa ra các quyếtđịnh. Theo nghĩa này lịch sử không hoàn toàn vô nghĩa.

P/S: Theo tôi cái đẹp là sự khoái cảm được hình thành trong mối tương tác giữa khách thể với phông nền cái đẹp của chủ thể.

18 thoughts on “Có phải chúng ta đã lạc lối

  1. Khúc đã dễ dàng đầu hàng người Bắc, con cái cũng vậy. Thời điểm D Đ Nghệ từ Thanh Hóa tiến ta Bắc, vây thành và tiêu diệt quân Nam Hán, thì mới là mở ra thời kỳ mới cho VN.

    Thích

  2. Tư trị thông giám – Đường kỉ:

    廣明元年春三月,安南軍亂,節度使曾袞出城避之,諸道兵戍邕管者往往自歸。
    Năm Quảng Minh thứ nhất (năm 880), mùa xuân, tháng 3, An Nam có quân loạn, Tiết độ sứ (Tĩnh Hải quân) là Tăng Cổn bỏ thành để tránh quân ấy, lính thú các đạo ở nơi nơi miền Ung Quản tự ý bỏ về.

    天祐三年春正月乙丑,加靜海節度使曲承裕同平章事。
    Năm Thiên Hựu thứ 3 (năm 906), mùa xuân, tháng 1, ngày ất sửu, phong thêm cho Tiết độ sứ Tĩnh Hải (quân) là Khúc Thừa Dụ làm Đồng bình chương sự.

    ______________________

    Tạm tính từ năm 880 (khi Tiết độ sứ là Tăng Cổn bỏ thành An Nam chạy về Ung Quản) đến năm 906 (khi Tiết độ sứ là Khúc Thừa Dụ được phong thêm làm Đồng bình chương sự) là 26 năm. Trong 26 năm ấy đã xảy ra chuyện gì ở An Nam? Theo ghi chép trên thì Khúc Thừa Dụ đã làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân rồi mới được phong thêm làm Đồng bình chương sự (dù rằng chức Đồng bình chương sự chỉ là chức vụ trên danh nghĩa). Trong khoảng 26 năm đó thì có ít nhất bọn Cao Mậu Khanh (高茂卿), Tạ Triệu (謝肇), An Hữu Quyền (安友權) thay nhau sang làm Tiết độ sứ hoặc Đô hộ ở An Nam, chỉ có bọn Tôn Đức Chiêu (孫德昭), Chu Toàn Dục (朱全昱), Độc Cô Tổn (獨孤損) trên thực tế không sang nhậm chức được. Vậy người thay An Hữu Quyền làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (An Nam) trên thực tế là Khúc Thừa Dụ vậy. Có thể suy đoán Khúc Thừa Dụ là thuộc quan của An Hữu Quyền hoặc có quan hệ phe cánh của An Hữu Quyền hoặc các Tiết độ sứ trước đó như Tạ Triệu-Cao Mậu Khanh. Sử Việt chép Khúc Thừa Dụ “nhân loạn chiếm cứ An Nam” chỉ là suy đoán thôi, thực ra đây là suy đoán của người thời Nguyên là Hồ Tam Tỉnh (胡三省) khi chú thích đoạn văn Tư trị thông giám ở trên mà thôi.

    Thực ra khi Tăng Cổn bỏ thành chạy thì An Nam chưa hẳn là đã mất khỏi tay nhà Đường, đâu có dễ như vậy? Ví dụ thời trước có Đô hộ là Vũ Hồn cũng bị loạn quân đuổi, nhà Đường bằng cách nào đó cũng lấy lại được An Nam đó thôi. Cũng như việc Nam Chiếu vài ba lần hãm An Nam thì nhà Đường cũng lấy lại được. An Nam mất khỏi tay nhà Đường là năm 907 khi nhà Đường mất, nhà Hậu Lương lên thay, Trung Quốc rơi vào tình trạng Ngũ đại thập quốc, các sứ quân cát cứ các nơi, nhà Hậu Lương thay nhà Đường đã phong cho con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo làm Đô hộ Tiết độ sứ An Nam, từ đây họ Khúc cát cứ An Nam thế tập làm Tiết độ sứ An Nam được 3 đời rồi họ Dương, họ Ngô dựng nên độc lập về sau. Cùng thời ở Lưỡng Quảng có anh em Lưu Ẩn-Lưu Cung cũng thay nhau làm Tiết độ sứ Thanh Hải lập nên nước Nam Hán vậy.

    Thích

  3. Lại nói nguyên nhân Tiết độ sứ là Tăng Cổn bỏ thành An Nam chạy về Ung Quản theo Tư trị thông giám – Đường kỉ của Tư Mã Quang thời Tống chép là vì có “quân loạn” (軍亂), nhưng sách Tân Đường thư – Nam Chiếu liệt truyện của Âu Dương Tu thời Tống lại chép khác:

    南詔知蜀強,故襲安南,陷之,都護曾袞奔邕府,戍兵潰。
    Người Nam Chiếu biết đất Thục (Tây Xuyên) mạnh, cho nên đến đánh hãm An Nam, Đô hộ là Tăng Cổn chạy về Ung Phủ (Ung Quản), lính thú tan vỡ.

    Nếu việc này đúng thì Nam Chiếu đánh hãm An Nam đến 3 lần, Đô hộ là Tăng Cổn phải bỏ chạy về Ung Quản. Bối cảnh bấy giờ là Nam Chiếu sau khi bị Đô hộ An Nam là Cao Biền đánh đuổi khỏi An Nam nhưng vẫn còn mạnh, vẫn đánh phá biên giới nhà Đường, có lần đã vây hãm Thành Đô xứ Tây Xuyên, do đó họ lại hãm An Nam lần này nữa chắc cũng xảy ra được. Nhưng sau đó thì Nam Chiếu bắt đầu yếu hẳn, cho nên nhà Đường cũng nhanh chóng thu lại được An Nam.

    Thích

    • Tôi cho rằng:

      1/ Như bác đã chỉ ra, trước năm 906, Khúc Thừa Dụ đã làm Tiết độ sứ rồi, nên năm 906 chỉ là phong thêm Đồng bình chương sư. Nhưng chính xác thì Khúc Thừa Dụ được phong Tiết độ sự năm nào ? Hiện tôi chưa khảo được. Nhưng sách Tục tư trị thông giám có chép thêm năm 907 Thừa Dụ mất, con là Hạo thế quyền. Vậy thì nói các sử gia phương bắc không biết về cha con họ Khúc là không đúng! Có khi nào chức Tiết độ sứ mà Thừa Dụ giữ là tự xưng, sau có biểu dâng xin nhà Đường được giữ chính thống. Nếu vậy khả năng cao là các sử gia phương bắc chép sót.

      2/ Thời điểm Thừa Dụ chính thức nắm quyền tại An Nam là khi nào ? Năm 880 Tăng Cổn bỏ thành để trốn. Năm 882 Chung Truyền tấn công phủ Hồng Châu của Giang Tây trục xuất quan sát sứ Cao Mậu Khanh do triều đình bổ nhiệm. Sau đó, Mậu Khanh được triều đình chiếu cho làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân. Nếu vậy thì Thừa Dụ không thể xuất hiện từ thời của Cao Mậu Khanh. Chu Toàn Dục và Độc Cô Tổn cũng giống Cao Mậu Khanh, chỉ làm Tiết độ sứ trên danh nghĩa. Như thế Thừa Dụ nếu có xuất hiện thì sẽ ở thời điểm: năm 880 khi Tăng Cổn bỏ chạy, thời của Tạ Triệu và An Hữu Quyền, sau khi Độc Cổ Tổn bị bãi nhà Đường chưa kịp cử người thay.

      3/ Năm 860 Nam Chiếu tấn công An Nam nhưng không lợi, năm 863 Nam Chiếu tấn công An Nam và chiếm được, năm 866 Cao Biền lấy lại An Nam cho nhà Đường. Cuộc chiến năm 863-866 Nam Chiếu chiếm được Phủ đô hộ, là cuộc chiến rất lớn, được sách sử chép lại nhiều sự kiện và chúng ta cũng thấy nhà Đường đã mất rất nhiều công sức để lấy lại Đô hộ phủ. Nếu năm 880 Nam Chiếu thực chiếm Phủ đô hộ lần thứ 2 thì chắc rằng sách sử cũng phải ghi chép nhiều các sự kiện xảy ra và nhà Đường cũng phải rất tốn công sức để lấy lại Đô hộ phủ, chứ không lý gì chỉ có vài dòng ghi chép.

      4/Đoạn chép trong Tân đường thư: “Nam Chiếu tri thục cường, cố tập an nam, hãm chi, đô hộ tằng cổn bôn ung phủ, thú binh hội”.
      Nam Chiếu thấy đất Thục (Tây Xuyên) mạnh nên đánh hãm An Nam. Tăng Cổn bôn Ung phủ. Trong trường hợp này có thể là chép gộp không ? Sự kiện Nam Chiếu hãm An Nam và sự kiện Tăng Cổn bôn Ung phủ là 2 sự kiện khác nhau và không có mối liên hệ nào với nhau ? Tân đường thư mục Hi Tông chép: “Năm 880. Tháng 5 (…) Hoàng Sào hãm Quảng Châu, chấp lĩnh nam đông đạo tiết độ sử lý điều, hãm An Nam (…) Tháng 8”. Hoàng Sào tấn công Quảng Châu thì chắc đúng vì nhiều sách sử đều ghi nhưng sách Tân đường thư lại chép thêm sự kiện Hoàng Sào hãm An Nam. Ngờ rằng sách Tân đường thư chép sai sự kiện này, có lẽ Hoàng Sào chỉ hãm Quế Châu thôi, vì để tiến được xuống An Nam (đồng bằng sông Hồng) thì tốn nhiều thời gian cũng như sức của. Hoặc là thời điểm năm 880 khu vực Ung châu thuộc quyền quan sát của Tĩnh hải quân. Vì như sách Tư trị thông giám có chép “lính thú miền Ung Quản tự ý bỏ về”.

      5/ Theo tôi sau khi Hoàng Sào tấn công, thì quân đội nhà Đường ở Lĩnh Nam tan, sau khi Hoàng Sào rút, Lĩnh Nam như mảnh đất vô chủ, các thể lực nổi lên tranh giánh, về tiếng họ vẫn mệnh danh nhà Đường, nhưng trên thực tế họ xây dựng thế lực. Vùng Quảng Châu thì có họ Lưu. Nhưng sức của họ Lưu thời điểm sau khi Hoàng Sào rút không khống chế được An Nam. Về Nam Chiếu. Năm 874 Nam Chiếu tấn công Tây Xuyên (nhà Đường). Rồi tấn công Thành Đô nhưng cũng bị tổn hại nhiều. Có lẽ do chiến thắng Nam Chiếu tại An Nam năm 866 nên Cao Biền được cử chống Nam Chiếu năm 875. Cao Biền thực hiện các cuộc trừng phạt nhỏ. Tuy nhiên năm 876 Nam Chiếu cầu hòa nhưng vẫn thực hiện các cuộc tập kích nhỏ nơi biên giới. Năm 877 vua Nam Chiếu là Thế Long chết, con là Long Thuấn nối. Dưới thời của Long Thuấn, Nam Chiếu và Đại Đường ký hiệp nghị Hòa Thân. Với hiệp nghị này thì hòa bình được lặp lại, nhưng không có nghĩa là không có những xung đột nhỏ trên dọc biên giới. Năm 878 Cao Biền được bổ làm Kinh Nam tiết độ sứ, vậy thì rất có thể việc hòa thân giữa Đại Đường và Nam Chiếu là thật.

      6/ Với việc hòa thân thì rất khó hiểu khi Nam Chiến đem quân tấn công Tĩnh Hải quân của nhà Đường. Theo tôi có thể là sau khi Hoàng Sào rút khỏi Lĩnh Nam, Lĩnh Nam như mảnh đất vô chủ, Nam Chiếu cũng là thế lực muốn dự phần nên đem quân tấn công An Nam. Nhưng tôi cho rằng chỉ là mấy châu quân giáp biên giới mà thôi. Lại thêm sách Tân đường thư nói “Tăng Cổn bôn Ung phủ”. Nên hiểu Tăng Cổn chạy về Ung phủ hay Tăng Cổn chạy khỏi Ung phủ, vì năm 898 Tăng Cổn làm Thứ sử Thiệu Châu tấn công Quảng Châu. Có thể tháng 3/880 binh tại An Nam làm loạn, Cổn phải bỏ Đô hộ phủ chạy về Ung châu, có thể sau đó Nam Chiếu tấn công các quân biên giới, Cổn tiếp tục bỏ chạy khỏi Ung châu. Nên mới chép “miền Ung Quản lính thú tự bỏ về”.

      7/ Sách Tân đường thư chép: “Năm 877. Thập nhị nguyệt, An Nam thú binh loạn, trục quế quản quan sát sử lý toản”. Tháng 12/877 có loạn, có lẽ là sau khi Cao Tầm rời đi, các lính thú tại An Nam không theo Tăng Cổn. Nên tôi nghĩ Cao Tầm rời An Nam vào mùa đông năm 877.

      8/ Sách Tân đường thư được soạn từ năm 1044-1054. Sách Tư trị thông giám được soạn từ 1065-1084. Như vậy thời gian 2 sách được soạn, cách nhau không đáng kể. Về yếu tố thời gian không có nhiều ý nghĩa trong trường hợp này. Lại thêm thông tin được ghi chép trong Tân đường thư thuộc thể truyện nghĩa là khả năng xảy ra hiện tượng gộp sự kiện cao hơn so với thông tin chép trong Tư trị thông giám, chép theo lối biên niên. Sách Tư trị thông giám chép rất rõ: Năm, mùa, tháng và sự kiện. Rất rõ ràng và cụ thể. Cuối cùng, nếu như Tư Mã Quang có tham khảo Tân đường thư. Thì hẳn cao là Mã Quang biết ghi chép của Tân đường thư về thông tin Nam Chiếu tấn công An Nam, Tăng Cổn bôn Ung phủ. Nhưng Mã Quang không chép theo Tân đường thư. Vậy thì không loại trừ trong tay của Mã Quang có tài liệu xác nhận việc Tăng Cổn bỏ chạy khỏi An Nam do binh lính làm loạn.

      Tóm lại, từ 2 bằng cớ sau:

      – Việc tồn tại hiệp nghị hòa thân giữa Đại Đường và Nam Chiếu sẽ ngăn cản Nam Chiếu tấn công An Nam. Giả như có cuộc tấn công của Nam Chiếu vào Phủ đô hộ buộc Tăng Cổn bỏ thành chạy trốn, thì đó là cuộc tấn công lớn tương tự như năm 863 nhưng lại không thấy sách sử ghi chép nhiều. Thêm nữa, với tình hình quân sự nhà Đường thời điểm năm 880 thì rất khó để lấy lại An Nam từ tay Nam Chiếu.

      – Lối viết biên niên trong Tư trị thông giám rõ ràng và cụ thể hơn lối viết truyện trong Tân đường thư về sự kiện Tăng Cổ bỏ Đô hộ phủ để chạy. Cuối cùng rất có thể Tư Mã Quang có tham khảo Tân đường thư nhưng lại không thấy chép theo Tân đường thư, có khả năng Tư Mã Quang có tài liệu xác tín về sự kiện Tăng Cổn bỏ An Nam để chạy năm 880.

      Do những bằng chứng tôi đưa ra không đủ để kết luận, nên tôi chỉ đặt ra 1 giả thuyết, rằng năm 880 binh tại Đô hộ phủ làm loạn, buộc Tăng Cổn bỏ phủ để chạy. Cảm ơn bác đã góp ý! Mong nhận thêm nhiều bình luận của các cao nhân.

      Thích

  4. Có lẽ chuyện Nam Chiếu hãm An Nam sau khi Cao Biền rút về là nhầm thật. Chuyện về Hoàng Sào hãm An Nam cũng nhầm luôn. Tôi có tra khảo lại Cựu Đường thư và Tân Đường thư thì có vẻ như vậy. Tôi cũng tin Tư trị thông giám chép đúng và mạch lạc về An Nam hơn so với Tân-Cựu Đường thư.

    Ví dụ chuyện Hoàng Sào xuống Lĩnh Nam rõ ràng chỉ đánh đến Quảng châu và Quế châu mà thôi, ở lại Lĩnh Nam khoảng 1 năm vì không quen thủy thổ, quân lính chết 3-4/10 bèn nhanh chóng về phía bắc, nhưng Cựu-Tân Đường thư trong một số đoạn văn lại chép cẩu thả là Hoàng Sào sau khi hãm thành Quảng châu đã “hãm An Nam” (陷安南) hay là “cứ An Nam” (據安南), “cứ Giao-Quảng” (據交、廣), khiến cho người đọc hiểu là Hoàng Sào đã đến đánh chiếm được Giao châu hoặc An Nam.

    Tân Đường thư – Hi Tông bản kỉ: 乾符六年五月,黃巢陷廣州,執嶺南東道節度使李迢,陷安南。Càn Phù lục niên ngũ nguyệt, Hoàng Sào hãm Quảng châu, chấp Lĩnh Nam Đông Đạo Tiết độ sứ Lí Điều, hãm An Nam./ Năm Càn Phù thứ 6 (năm 879), tháng 5, Hoàng Sào hãm Quảng châu, bắt giữ Tiết độ sứ Lĩnh Nam Đông Đạo là Lí Điều, (nhân đó) hãm An Nam.

    Tân Đường thư – Hoàng Sào liệt truyện: 巢陷桂管,進寇廣州,詒節度使李迢書,求表為天平節度,又脅崔璆言於朝,宰相鄭畋欲許之,盧攜、田令孜執不可。巢又丐安南都護、廣州節度使。Sào hãm Quế Quản, tiến khấu Quảng châu, di Tiết độ sứ Lí Điều thư, cầu biểu vi Thiên Bình Tiết độ, hựu hiếp Thôi Cầu ngôn ư triều, Tể tướng Trịnh Điền dục hứa chi, Lư Huề-Điền Lệnh Mai chấp bất khả. Sào hựu cái An Nam Đô hộ, Quảng châu Tiết độ sứ./ Sào hãm Quế Quản, đến cướp Quảng châu, gửi thư cho Tiết độ sứ là Lí Điều dâng biểu xin làm Tiết độ sứ Thiên Bình, lại ép Thôi Cầu nói với triều đình, bấy giờ Tể tướng là Trịnh Điền muốn ưng theo việc ấy, nhưng bọn Lư Huề-Điền Lệnh Mai lại giữ ý không cho. Sào lại xin làm Đô hộ An Nam-Tiết độ sứ Quảng châu.

    Tân Đường thư – Trịnh Điền liệt truyện: 乾符六年,黃巢勢浸盛,據安南,騰書求天平節度使。Càn Phù lục niên, Hoàng Sào thế tẩm thịnh, cứ An Nam, thắng thư cầu Thiên Bình Tiết độ sứ./ Năm Càn Phù thứ 6, thế lực Hoàng Sào càng thịnh, chiếm giữ An Nam, gửi thư về xin làm Tiết độ sứ Thiên Bình.

    Cựu Đường thư – Hi Tông bản kỉ: 乾符六年四月,黃巢陷桂管。五月,黃巢陷廣州,大掠嶺南郡邑。Càn Phù lục niên tứ nguyệt, Hoàng Sào hãm Quế Quản. Ngũ nguyệt, Hoàng Sào hãm Quảng châu, đại lược Lĩnh Nam quận ấp./ Năm Càn Phù thứ 6, tháng 4, Hoàng Sào hãm Quế Quản. Tháng 5, Hoàng Sào hãm Quảng châu, cướp bóc các quận ấp miền Lĩnh Nam.

    Cựu Đường thư – Hoàng Sào liệt truyện: 時高駢鎮淮南,表請招討賊,許之,議加都統。巢乃渡淮,偽降於駢。駢遣將張璘率兵受降於天長鎮。巢擒璘殺之,因虜其眾。尋南陷湖、湘,遂據交、廣。托越州觀察使崔璆奏乞天平軍節度,朝議不允。又乞除官,時宰臣鄭畋與樞密使楊復恭奏,欲請授同正員將軍。盧攜駁其議,請授率府率,如其不受,請以高駢討之。及巢見詔,大詬執政,又自表乞安南都護、廣州節度,亦不允。然巢以士眾烏合,欲據南海之地,永為窠穴,坐邀朝命。是歲自春及夏,其眾大疫,死者十三四。眾勸請北歸,以圖大利。巢不得已,廣明元年,北逾五嶺,犯湖、湘、江、浙,進逼廣陵,高駢閉門自固,所過鎮戍,望風降賊。Thời Cao Biền trấn Hoài Nam, biểu thỉnh chiêu thảo tặc, hứa chi, nghị gia Đô thống. Sào nãi độ Hoài, ngụy hàng ư Biền. Biền khiển tướng Trương Lân suất binh thụ hàng ử Thiên Trường trấn. Sào cầm Lân sát chi, nhân lỗ kì chúng. Tầm hãm Hồ-Tương, toại cứ Giao-Quảng. Thác Việt châu Quan sát sứ Thôi Cầu tấu khất Thiên Bình quân Tiết độ, triều nghị bất duẫn. Hựu khất trừ quan, thời Tể thần Trịnh Điền dữ Xu mật sứ Dương Phục Cung tấu dục thỉnh viện Đồng chính viên tướng quân. Lư Cầu bác kì nghị, thỉnh biện Soái phủ soái, như kì bất thụ thỉnh dĩ Cao Biền thảo chi. Cập Sào kiến chiếu, đại cấu chấp chính, hựu tự biểu khất An Nam Đô hộ-Quảng châu Tiết độ, diệc bất duẫn. Nhiên Sào dĩ sĩ chúng ô hợp, dục cứ Nam Hải chi địa, vĩnh vi khỏa huyệt, tọa yêu triều mệnh. Thị tuế tự xuân chí hạ, kì chúng đại dịch, tử giả thập tam tứ. Chúng khuyến thỉnh bắc quy dĩ đồ đại lợi. Sào bất đắc dĩ, Quảng Minh nguyên niên, bắc du Ngũ Lĩnh, phạm Hồ-Tương-Giang-Chiết, tiến bức Quảng Lăng, Cao Biền bế quan tự cố, sở quá trấn thú vọng phong hàng tặc./ Bấy giờ Cao Biến trấn giữ ở miền Hoài Nam, dâng biểu xin đi chiêu thảo giặc, triều đình ưng cho, bàn nghị phong thêm chức Đô thống. Sào bèn vượt sông Hoài giả hàng với Biền. Biền sai thuộc tướng là Trương Lân đem binh đến nhận hàng binh ở trấn Thiên Trường. Sào bèn bắt giết Lân đi, nhân đó bắt giữa quân của Lân. Rồi về phía nam hãm miền Hồ-Tương, bèn chiếm giữ miền Giao-Quảng. Mượn lời Quan sát sứ Việt châu là Thôi Cầu xin làm Tiết độ sứ Thiên Bình quân, triều đình không cho. Lại xin ban chức quan, bấy giờ Tể tướng là Trịnh Điền cùng Xu mật sứ là Dương Phục Cung tấu muốn xin lấy Sào làm Đồng chính viên tướng quân. Lư Huề bác lời xin ấy, chỉ xin cho làm Soái phủ soái, nếu Sào không nhận thì xin lấy Cao Biền đánh Sào. Kịp lúc Sào nhận chiếu thư, mắng lớn kẻ chấp chính, lại tự dâng biểu xin làm Đô hộ An Nam-Tiết độ sứ Quảng châu, triều đình cũng không cho. Lại nữa Sào thấy quân lính của mình là bọn ô hợp, bèn muốn chiếm giữa miền Nam Hải, làm hang ổ lâu dài, bèn ở đấy đón chiếu lệnh của triều đình. Năm đó từ mùa xuân đến mùa hạ, quân của Sao mắc bệnh dịch lớn, chết đến 3-4 phần 10, quân lính khuyên xin nên về phía bắc để mưu viêc có lợi. Sào bất đắc dĩ vào năm Quảng Minh thứ 1 (năm 880) bèn về phía bắc qua dãy núi Ngũ Lĩnh, phạm vào miền Hồ-Tương-Giang-Chiết, đến bức thành Quảng Lăng. Cao Biền đóng cửa tự giữ vững, Sào qua chỗ nào thì các quân tướng trấn thú đều lướt gió theo hàng.

    ____________________

    Chuyện lính thú An Nam làm loạn đuổi Quan sát sứ Quế Quản là Lí Toản. Đây chỉ là việc lính thú ở An Nam khi về qua Quế châu thì mới làm loạn ở Quế châu.. Rõ ràng Tân Đường thư chép như vậy cũng sơ sài và cẩu thả, khiến người đọc hiểu nhầm là lính thú An Nam làm loạn ở An Nam chứ không phải ở Quế Quản.

    Tân Đường thư – Hi Tông bản kỉ: 乾符四年十二月,安南戍兵亂,逐桂管觀察使李瓚。Càn Phù tứ niên thập nhị nguyệt, An Nam thú binh loạn, trục Quế Quản Quan sát sứ Lí Toản./ Năm Càn Phù thứ 4 (năm 877), tháng 12, lính thú An Nam làm loạn, đuổi Quan sát sứ Quế Quản là Lí Toản.

    Tư trị thông giám – Đường kỉ: 乾符三年冬十二月,青、滄軍士戍安南,還至桂州,逐觀察使李瓚。瓚,宗閔之子也。以右諫議大夫張禹謨為桂州觀察使。桂管監軍李維周驕橫,瓚曲奉之,浸不能制。桂管有兵八百人,防禦使才得百人,餘皆屬監軍。又預於逐帥之謀,強取兩使印,擅補知州官,奪昭州送使錢。詔禹謨並按之。禹謨,徹之子也。Càn Phù tam niên đông thập nhị nguyệt, Thanh-Thương quân sĩ thú An Nam hoàn chí Quế châu, trục Quan sát sứ Lí Toản. Toản, Tông Mẫn chi tử dã. Dĩ Hữu gián nghị đại phu Trương Vũ Mô vi Quế châu Quan sát sứ. Quế Quản Giám quân Lí Duy Chu kiêu hoành, Toản khúc phụng chi, tẩm bất năng chế. Quế Quản hữu binh bát bách nhân, Phòng ngự sứ tài đắc bách nhân, dư giai thuộc Giám quân. Hựu dự ư trục soái chi mưu, cưỡng thủ lưỡng Sứ ấn, đản bổ tri châu quan, đoạt Chiêu châu tống sứ tiền. Chiếu Vũ Mô tịnh án chi. Vũ Mô, Triệt chi tử dã./ Năm Càn Phù thứ 3 (năm 876), mùa đông, tháng 12, quân lính Thanh-Thương đi thú ở An Nam xong, khi về đến Quế Châu bèn đuổi Quan sát sứ là Lí Toản. Toàn là con của Lí Tông Mẫn. Triều đình lấy Gián nghị đại phu là Trương Vũ Mô làm Quan sát sứ Quế châu. Bấy giờ Giám quân Quế Quản là Lí Duy Chu kiêu ngược, Lí Toản cúi mình vâng theo ý hắn, dần dần không ngăn chặn được. Quế Quản có 800 quân lính đóng giữ, quan Phòng ngự sứ chỉ có 100 quân còn lại đều thuộc Giám quân nắm giữ, lại can dự vào công việc của tướng soái, ép lấy ấn tín của 2 vị quan Sứ [Phòng ngự sứ và Quan sát sứ], tự ý sắp đặt các quan Tri châu, cướp lấy tiền của Tống sứ Chiêu châu. Triều đình hạ chiếu Vũ Mô xét xử việc ấy. Vũ Mô là con của Trương Triệt.

    Thích

    • Cảm ơn bác Tích Dã! Đọc những thông tin mà bác dẫn, tôi thấy mình khảo ẩu quá! Nên rất lấy làm xấu hổ. Nhưng cũng thật may có bác chỉ dẫn, không tôi lại tự phụ trong cái kiến thức hạn hẹp. Dưới góc độ này thực rất cảm ơn bác! Trân trọng.

      Thích

      • Sau đây là các Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân (hoặc Đô hộ An Nam) sau thời Tăng Cổn. Chính sử không chép rõ nhưng một số sách khác có nói đến.

        – Tạ Triệu:

        Cửu quốc chí – Nguy Toàn Phúng truyện (Bắc Tống – Lộ Chấn soạn): 危全諷臨川南城人世為農夫初生赤而毛醜狀駭人父母欲勿舉其姊保護之僅而得全及長人明秀豪勇任氣乾符末所在寇亂乃招合同縣少年即其居為軍營鄉里賴焉時安南都護謝肇受詔安撫江嶺聞而嘉之補為討捕將表加憲職。Nguy Toàn Phúng Lâm Xuyên Nam Thành nhân. Thế vi nông phu. Sơ sinh xích nhi mao, xú trạng hãi nhân, phụ mẫu dục vật cử kì di bảo hộ chi, cận nhi đắc toàn. Cập trưởng nhân minh tú hào dũng nhậm khí. Càn Phù mạt, sở tại khấu loạn, nãi chiêu hợp đồng huyện thiếu niên, tức kì cư vi quân doanh, hương lí lại yên. Thời An Nam Đô hộ Tạ Triệu thụ chiếu an phủ Giang Lĩnh, văn nhi gia chi, bổ vi thảo bổ tướng, biểu gia hiến chức./ Nguy Toàn Phúng là người huyện Nam Thành quận Lâm Xuyên. Nhà làm nông phu, mới sinh ra người đỏ hỏn mà có lông, dáng vẻ xấu xí làm người ta kinh hãi, cha mẹ muốn bèn muốn đem cho người dì nuôi nấng mới được toàn vẹn. Kịp lúc lớn lên thì thông minh-dũng cảm-hào sảng. Cuối những năm Càn Phù (năm 878 – năm 879), ở quê nhà có loạn cướp, bèn tụ họp những người trẻ tuổi cùng huyện ở quê nhà lập nên quân doanh, người cùng quê nhà do đó được nhờ cậy. Bấy giờ Đô hộ An Nam là Tạ Triệu vâng chiếu an phủ miền Giang Lĩnh (miền Lĩnh Nam và Giang Nam) nghe tin ấy mà khen Phúng, bổ Phúng làm tướng để đánh dẹp, lại dâng biểu xin tiến cử làm quan chức.

        Chính sử như Cựu-Tân Đường thư không nhắc đến Tạ Triệu. Theo truyện trên có thể đoán Tạ Triệu làm Đô hộ An Nam khoảng sau những năm Càn Phù bấy giờ là loạn Hoàng Sào. Theo suy đoán thì sau thời Tăng Cổn.

        – An Hữu Quyền:

        授安友權安南節度使制
        Viện An Hữu Quyền An Nam Tiết độ sứ chế (Đường – Trịnh Lân soạn)

        門下。朕以伯侯之崇,列於藩翰。旌鉞之寄,屬在忠勞。況其俾奉詔條,佇乃聲效。宜洽念功之典,用資撫俗之才。具官安友權,學奧六韜,術探三誌。得子玉理兵之要,有少卿養士之心。自屬艱難,勉勵誠節。侍衛之勞既著,星霜之誌靡渝。載陟周行,益恭環列。校其勳績,宜舉寵靈。乃眷海隅,地聯越俗。每思封部,尤在撫安。往分瑞節之榮,更益公台之重。爾當奉茲七德,睦彼四鄰。夙夜以勵武功,周旋以修軍政。成於樂土,副我朝恩。勉服訓詞,欽承厥命。
        Môn hạ, trẫm dĩ bá hầu chi sùng, liệt ư phiên hàn. Tinh việt chi kí, thuộc tại trung lao. Huống kì ti phụng chiếu điều, trữ nãi thanh hiệu . Nghi hiệp niệm công chi điển, dụng tư phủ tục chi tài. Cụ quan An Hữu Quyền, học áo lục thao, thuật thám tam chí. Đắc tử ngọc lí binh chí yếu, hữu thiếu khanh dưỡng sĩ chi tâm. Tự thuộc gian nan, miễn lệ thành tiết. Thị vệ chi lao kí trước, tinh sương chi chí mĩ du. Tải bộ chu hành, ích cung hoàn liệt. Hiệu kì huân tích, nghi cử sủng linh. Nãi quyến hải ngung, địa liên Việt tục. Mỗi tư phong bộ, ưu tại phủ an. Vãng phận thụy tiết chi vinh, canh ích công đài chi trọng. Nhĩ đương phụng tư thất đức, mục bỉ tứ lân. Túc lệ vũ công, chu thi dĩ tu quân chính. Thành ư lạc thổ, phó ngã triều ân. Miễn phục huấn từ, khâm thừa quyết mệnh.

        Bài chế (chiếu) trên không ghi rõ năm tháng nhưng đề rõ là “trao chức Tiết độ sứ An Nam cho An Hữu Quyền”. Trước đó chỉ có Cao Biền, Cao Tầm, Tăng Cổn, Tạ Triệu làm Tiết độ sứ (kiêm Đô hộ) An Nam mà thôi. Vậy An Hữu Quyền phải làm Tiết độ sứ sau những người trên. An Hữu Quyền là con cả của An Hữu Tín (năm 863 – năm 936) trải qua đời Đường Ý Tông-Hi Tông-Chiêu Tông rồi Ngũ đại, theo đó suy đoán An Hữu Quyền sinh sống làm quan vào thời Đường Hi Tông-Chiêu Tông. An Hữu Quyền được trao chức Tiết độ An Nam chắc vào khoảng thời Đường Chiêu Tông. Bài chế trên có nói “đến ở bờ biển, nơi ấy liền kề đất Việt… nên phải an phủ… hòa mục bốn bề xứ ấy..” thì rõ là xứ An Nam rồi.

        ___________

        靜海軍節度使 Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân
        https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%9D%99%E6%B5%B7%E5%86%9B%E8%8A%82%E5%BA%A6%E4%BD%BF

        Bài này có liệt kê các đời Đô hộ (Tiết độ sứ) An Nam (Tĩnh Hải quân) trong đó ghi 高茂卿(882年), tức Cao Mậu Khanh làm Tiết độ sứ vào năm 882. Tôi tìm không thấy chép làm Tiết độ sứ (Đô hộ) khi nào. Chỉ Tân Đường thư – Hi Tông bản kỉ có chép 中和二年七月撫州刺史鐘傳陷洪州,江西觀察使高茂卿奔於江州。Trung Hòa nhị niên thất nguyệt, Phủ châu Thứ sử Chung Truyền hãm Hồng châu, Giang Tây Quan sát sứ Cao Mậu Khanh bôn ư Giang châu./ Năm Trung Hòa thứ 2 (năm 882), tháng 7, Thứ sử Phủ châu là Chung Truyền hãm Hồng châu, Quan sát sứ Giang Tây là Cao Mậu Khanh chạy đến Giang châu.

        Thích

  5. Về chuyện lính thú An Nam làm loạn, Tiết độ sứ là Tăng Cổ ra khỏi thành để tránh, lính thú Ung Quản nơi nơi tự về. Vậy có phải Tăng Cổn bỏ thành An Nam chạy về Ung Quản không? Theo như Tân Đường thư – Nam Chiếu liệt truyện thì Nam Chiếu hãm An Nam, Đô hộ là Tăng Cổn chạy về Ung Quản. Như đã nói chuyện Nam Chiếu hãm An Nam vào năm 880 chưa chắc đã xảy ra, có lẽ là do nhầm lẫn hoặc chép cẩu thả của sử gia. Cuối thời Đường, các chuyện như lính thú làm loạn ở một quân hay quản/phủ nào đó cũng thường xảy ra. Nếu như An Nam có loạn quân thì Tiết độ sứ có dễ dàng bỏ chạy về Ung Quản như vậy? Nếu có Nam Chiếu đánh hãm thì có thể bỏ chạy. Tư trị thông giám chép Tiết độ sứ đã cố gắng đánh lấy thành trì bị loạn quân chiếm, có thể đã lấy lại được:

    Tư trị thông giám – Đường kỉ

    廣明元年春三月,安南軍亂,節度使曾袞出城避之,諸道兵戍邕管者往往自歸。Quảng Minh nguyên niên xuân tam nguyệt, An Nam quân loạn, Tiết độ sứ Tăng Cổn xuất thành tị chi, chư đạo binh thú Ung Quản giả vãng vãng tự quy./ Năm Quảng Minh thứ nhất (năm 880), mùa xuân, tháng 3, An Nam có quân loạn, Tiết độ sứ (Tĩnh Hải quân) là Tăng Cổn bỏ ra khỏi thành để tránh quân ấy, lính thú các đạo ở nơi nơi miền Ung Quản tự ý bỏ về.

    廣明元年夏六月,趙宗政之還南詔也,西川節度使崔安潛表以崔澹之說為是,且曰:「南詔小蠻,本雲南一郡之地。今遣使與和,彼謂中國為怯,復求尚主,何以拒之!」上命宰相議之。盧攜、豆盧琢上言:「大中之末,府庫充實。自咸通以來,蠻兩陷安南、邕管,一入黔中,四犯西川,徵兵運糧,天下疲弊,逾十五年,租賦太半不入京師,三使、內庫由茲虛竭。戰士死於瘴癘,百姓困為盜賊,致中原榛杞,皆蠻故也。前歲冬,蠻不為寇,由趙宗政未歸。去歲冬,蠻不為寇,由徐雲虔覆命,蠻尚有冀望。今安南子城為叛卒所據,節度使攻之未下,自餘戍卒,多已自歸,邕管客軍,又減其半。冬期且至,倘蠻寇侵軼,何以枝梧!不若且遣使臣報復,縱未得其稱臣奉貢,且不使之懷怨益深,堅決犯邊,則可矣。」乃作詔賜陳敬瑄,許其和親,不稱臣,令敬瑄錄詔白,並移書與之,仍增賜金帛。以嗣曹王龜年為宗正少卿充使,以徐去虔為副使,別遣內使,共繼詣南詔。Quảng Minh nguyên niên hạ lục nguyệt, Triệu Tông Chính chi hoàn Nam Chiếu dã, Tây Xuyên Tiết độ sứ Thôi An Tiềm biểu dĩ Thôi Đạm chi thuyết vi thị, thả viết: “Nam Chiếu tiểu Man, bản Vân Nam nhất quận chi quận. Kim khiển sứ dữ hòa, bỉ vị Trung Quốc vi khiếp, phục cầu thượng chủ, hà dĩ cự chi!” Thượng mệnh Tể tướng nghị chi. Lư Huề-Đậu Lư Trác thượng ngôn:”Đại Trung chi mạt, phủ khố sung thực. Tự Hàm Thông dĩ lai, Man lưỡng hãm An Nam-Ung Quản, nhất nhập Kiềm Trung, tứ phạm Tây Xuyên, trưng binh vận lương, thiên hạ bì tệ, du thập ngũ niên, tô thuế thái bán bất nhập kinh sư, Tam sứ-Nội khố do tư hư kiệt. Chiến sĩ tử ư chướng lệ, bách tính khốn ư đạo tặc, trí Trung Nguyên trăn kỉ, giai Man cố dã. Tiền tuế đông, Man bất vi khấu, do Triệu Tông Chính vị quy. Khứ tuế đông, Man bất vi khấu do Từ Vân Kiền phục mệnh, Man thượng hữu kí vọng. Kim An Nam Tử Thành vi bạn tốt sở cứ, Tiết độ sứ công chi vị hạ, tự dư thú tốt đa dĩ tự quy, Ung Quản khách quân hựu giảm kì bán. Đông kì thả chí, thảng Man khấu xâm dật, hà chĩ chi ngô! Bất nhược thả khiển sứ thần báo phục, túng vị đắc kì xưng thần phụng cống, thả bấy sử chi hoài oán ích thâm, kiên quyết phạm biên, tắc khả hĩ.” Nãi tác chiếu tứ Trần Kính Tuyên, hứa kì hòa thân, bất xưng thần, lệnh Kính Tuyên lục chiếu bạch, tịnh di thư dữ chi, nhưng tặng tứ kim bạch. Dĩ Tự Tào Vương Quy Niên vi Tông chính thiếu khanh sung sứ, dĩ Từ Khứ Kiền vi Phó sứ, biệt khiển Nội sứ, cộng kế chỉ Nam Chiếu./ Năm Quảng Minh thứ nhất (năm 880), mùa hạ, tháng 6, vào lúc Triệu Tông Chính về nước Nam Chiếu, bấy giờ Tiết độ sứ Tây Xuyên là Thôi An Tiềm dâng biểu cho rằng lời của Thôi Đạm là đúng, lại nói: “Nam Chiếu là nước Man nhỏ, vốn là một quận của miền Vân Nam. Nay sai sứ giả sang xin hòa, nếu bên ấy cho là người Trung Quốc hèn yếu mà lại đòi cầu hôn công chúa thì lấy gì mà từ chối họ!” Nhà vua sai quan Tể tướng bàn việc này. Lư Huề-Đậu Lư Trác nói rằng:”Cuối những năm Đại Trung thì phủ khố còn đầy đủ. Từ những năm Hàm Thông đến nay, người Man hai lần hãm miền An Nam-Ung Quản, một lần vào miền Kiềm Trung, bốn lần phạm miền Tây Xuyên, triều đinh phải điều binh chở lương, thiên hạ vì thế mệt mỏi đã hơn 15 năm rồi, hơn nửa tô thuế vì thế cũng không được nhập về kinh sư. Tam sứ (Độ chi-Hộ bộ-Diêm thiết)-Nội khố vì thế cũng trống không. Chiến sĩ ở ngoài chết vì chướng lệ, trăm họ ở trong khổ vì trộm cướp, khiến miền Trung Nguyên cây mỏ mọc um tùm (ý chỉ hoang tàn), đều là người Man vậy. Mùa đông năm ngoái người Man không vào cướp là vì Triệu Tông Chính chưa về nước. Mùa đông năm trước nữa người Man cũng không vào cướp là vì Từ Vân Kiền về báo tin mà người Man còn mong muốn hòa thân vậy. Nay Tử Thành (sở trị của Đô hộ phủ) của An Nam bị quân lính làm phản chiếm giữ, Tiết độ sứ đánh thành ấy chưa hạ được, bọn lính thú còn lại phần nhiều tự quay về, quân lính đóng giữ ở miền Ung Quản lại giảm hơn nửa. Mùa đông lại sắp đến, nếu người Nam Chiếu chợt đến đánh cướp thì lấy gì mà chống giữ! Không bằng hãy sai sứ giả đến báo tin, như thế nếu bên ấy không xưng thần phụng cống thì cũng khiến cho bên ấy không mang lòng oán kiên quyết phạm vào biên giới hơn trước, như vậy cũng được rồi.” Nhà vua bèn hạ chiếu thư trao cho (Tiết độ sứ Tây Xuyên) Trần Kính Tuyên cho được hòa thân với họ, không bắt họ phải xưng thần, lệnh cho Kính Tuyên chép lại chiếu thư cùng gửi sang cho họ, vẫn tặng vàng-lụa cho họ. Nhà vua lại lấy Tự Tào Vương là (Lí) Quy Niên làm Tông chính thiếu khanh để đi sứ, lấy Từ Khứ Kiền làm Phó sứ, lại sai riêng Nội sứ đi theo cùng đến nước Nam Chiếu.

    _______________________

    Như vậy vào năm 880 thì quân lính ở An Nam làm loạn chiếm giữ Tử Thành (bấy giờ thời Đường, thành nhỏ gọi là Tử Thành, thành lớn gọi là La Thành) của An Nam Đô hộ. Tiết độ sứ là Tăng Cổn phải ra khỏi thành để tránh loạn rồi đánh chiếm lại. Vậy có lẽ Tăng Cổn đã không chạy về Ung Quản như Tân Đường thư chép, cũng không có chuyện người Nam Chiếu hãm An Nam vào lúc ấy. Khi quân loạn thì Tăng Cổn chỉ ra khỏi thành rồi quay lại đánh chiếm lại, có lẽ là lính thú ở Ung Quản sang tiếp viện, nhưng trong đó có nhiều quân Ung Quản đã tự ý bỏ về. Từ đây không thấy chính sử chép Tăng Cổn có chiếm lại được thành không. Nhưng các gia phả hay chiếu thư có nhắc đến một số Tiết độ sứ sau thời Tăng Cổn như Tạ Triệu, Tạ Hữu Quyền thì cho phép chúng ta nghĩ là nhà Đường đã bình định được loạn quân thì mới có các đời Tiết độ sứ sau đó chứ? Giả sử người đứng đầu loạn quân ấy là Khúc Thừa Dụ thì sao nhà Đường lại để cho họ Khúc tự trị khoảng 26 năm dài như vậy cho đến khi năm 906? Kể cũng khó giải thích.

    Thích

  6. Thêm bằng chứng nữa sau khi Tăng Cổn ra khỏi thành tránh loạn quân thì An Nam vẫn thuộc nhà Đường:

    Tân Đường thư -Hi Tông bản kỉ: 中和元年十二月,安南戍將閔頊逐湖南觀察使李裕,自稱留後。Trung Hòa nguyên niên thập nhị nguyệt, An Nam thú tướng Mẫn Húc trục Hồ Nam Quan sát sứ Lí Dụ, tự xưng Lưu hậu./ Năm Trung Hòa thứ 1 (năm 881), tháng 12, thú tướng An Nam là Mẫn Húc đuổi Quan sát sứ Hồ Nam là Lí Dụ, tự xưng Lưu hậu.

    Tân Đường thư – Đặng Xử Nột liệt truyện: 鄧處訥字沖韞,邵州龍潭人。少從江西人閔頊防秋安南。中和元年還,道潭州,逐觀察使李裕,召諸州戍校徇曰:「天下未定,今與君等安護州邑,以待天子命,若何?」眾稱善。乃推頊為留後,請諸朝。僖宗方在蜀,遣使者撫慰。當是時,撫州刺史鐘傳據洪州,議者欲二盜相噬,即復置鎮南軍,擢頊節度使。頊悟,不受命。更為檢校尚書右僕射、欽化軍節度使,以處訥為邵州刺史。Đặng Xử Nột tự Xung Uẩn, Thiệu châu Long Đàm nhân. Thiểu tòng Giang Tây nhân Mẫn Húc Phòng thu An Nam. Trung Hòa nguyên niên hoàn, đạo Đàm châu, trục Quan sát sứ Lí Dụ, triệu chư châu thú hiệu tuẫn viết: “Thiên hạ vị định, kim dữ quân đẳng an hộ châu ấp dĩ đãi thiên tử mệnh, nhược hà?” Chúng xưng thiện. Nãi suy Hạo vi Lưu hậu, thỉnh chư triều. Hi Tông phương tại Thục, khiển sứ giả phủ úy. Đương thị thời, Phủ châu Thứ sử Chung Truyền cứ Hồng châu, nghị giả dục nhị đạo tương phệ, tức phục trí Trấn Nam quân, trạc Húc Tiết độ sứ. Húc ngộ, bất thụ mệnh, cánh vi Kiểm hiệu thượng thư hữu bộc xạ-Khâm Hóa quân Tiết độ sứ, dĩ Xử Nột vi Thiệu châu Thứ sử. / Đặng Xử Nột tên chữ là Xung Uẩn, người huyện Long Đàm châu Thiệu. Thủa trẻ theo người xứ Giang Tây là Mẫn Húc đi làm lính Phòng thu ở An Nam. Đến năm Trung Hòa thứ 1 (năm 881) thì về, trên đường qua Đàm châu bèn đuổi Quan sát sứ là Lí Dụ, gọi thú hiệu của các châu đến bảo rằng: “Thiên hạ chưa định, nay cùng các ông tự giữ gìn châu ấp để đợi lệnh thiên tử, thế nào?” Mọi người đều cho là phải, bèn bầu Húc làm Lưu hậu, xin với triều đình. Hi Tông đang ở đất Thục, sai sứ giả đến vỗ về. Vào thời này, Thứ sử Phủ châu là Chung Truyền chiếm giữ Hồng châu, triều đình bàn nghị muốn 2 bên giặc đánh nhau, liền lại đặt ra Trấn Nam quân, lấy Húc làm Tiết độ sứ. Húc biết, không vâng lệnh. Bèn cho làm Kiểm hiệu thượng thư Hữu bộc xạ-Tiết độ sứ Khâm Hóa quân, lấy Xử Nột làm Thứ sử Thiệu châu.

    Cửu quốc chí – Đặng Xử Nột liệt truyện: 鄧處訥邵州龍潭人少為州兵累遷至軍校唐乾符中從閔頊征蠻于安南黃巢之亂盜殺潭州觀察使李巢城中無主會頊自安南回以所部兵駐郡中傳檄諸州同捍寇盜境內以安遣使奉表于朝詔以頊為檢校右僕射欽化軍節度使潭州刺史處訥從頊久在安南及是欲歸邵州省其親族頊因署處訥為邵州兵馬留後。Đặng Xử Nột Thiệu châu Long Đàm nhân. Thiểu vi châu binh, lũy thiên chí Quân hiệu. Đường Càn Phù trung, tòng Giang Tây nhân Mẫn Húc chinh Man vu An Nam. Hoàng Sào chi loạn, đạo sát Đàm châu Quan sát sứ Lí Sào, thành trung vô chủ, hội Húc tự An Nam hồi, dĩ sở bộ binh trú quận trung, truyền hịch chư châu đồng hãn khấu đạo, cảnh nội dĩ an, khiển sứ phụng biểu vu triều. Chiếu dĩ Húc vi Kiểm hiệu hữu bộc xạ-Khâm Hóa quân Tiết độ sứ-Đàm châu Thứ sử. Xử Nột tòng Húc cửu tại An Nam, cập thị dục quy Thiệu châu tỉnh kì thân tộc, Húc nhân thự Xử Nột vi Thiệu châu binh mã Lưu hậu./ Đặng Xử Nột là người huyện Long Đàm châu Thiệu. Thủa trẻ làm lính ở bản châu, dần dần chuyển làm Quân hiệu. Vào giữa những năm Càn Phù (năm 876 – năm 877) thời nhà Đường thì theo Mẫn Húc đánh người Man ở xứ An Nam. Bấy giờ đang loạn Hoàng Sào, giặc giết Quan sát sứ Đàm châu là Lí Sào, trong thành không có chủ, vừa lúc Húc từ xứ An Nam về, đem quân bản bộ đóng giữ ở trong châu, truyền hịch đến các châu cùng ngăn giặc cướp, do đó trong châu được yên, bèn sai sứ mang biểu đến triều đình. Triều đình hạ chiếu lấy Húc làm Kiểm hiệu hữu bộc xạ-Tiết độ sứ Khâm Hóa quân-Thứ sử Đàm châu. Xử Nột theo Húc lâu ngày ở xứ An Nam, đến đây muốn về Thiệu châu để thăm người thân, Húc nhân đó bổ Nột làm Binh mã Lưu hậu Thiệu châu.
    http://ctext.org/library.pl?if=gb&file=22594&page=39

    _________________

    Trên là tiểu sử của nhân vật Đặng Xử Nột người Thiệu châu (thuộc thành phố Trùng Khánh ngày nay) là lính thú theo thú tướng Mẫn Húc (người thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay) làm lính Phòng thu ở xứ An Nam khoảng giữa năm Càn Phù (khoảng năm 876 – năm 877), đến năm Trung Hòa thứ 1 (năm 881) thì về qua Đàm châu đuổi Quan sát sứ Hồ Nam (Đàm châu) là Lí Dục để cát cứ Đàm châu. Theo phép dùng binh của nhà Đường thì lính thú 3 năm được thay. Ở đây bọn Mẫn Húc-Đặng Xử Nột làm lính thú ở An Nam khoảng từ năm 877, đến năm 881 thì về, vậy thì ít nhất quá hạn 1 năm rồi, theo lẽ thường đã phải về từ năm 880. Tôi nghĩ có lẽ do loạn quân đuổi Tiết độ sứ Tăng Cổn năm 880 nên mới ở lại thêm một năm để dẹp loạn chăng? Vậy suy ra cuộc loạn quân năm Quảng Minh thứ 1 (năm 880) ở An Nam có vẻ như đã yên lặng sau đó, muộn nhất là năm 881.

    Lại nói chuyện Hoàng Sào hãm Quảng châu vào năm 789, nhưng loạn quân An Nam đuổi Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Tăng Cổn xảy ra 1 năm sau tức năm 880 kia mà! Vậy ít ra cùng lúc Hoàng Sào hãm Quảng châu thì Tiết độ sứ là Tăng Cổn vẫn đang đóng giữ ở An Nam.

    Chuyện Nam Chiếu như bạn nói trước đó, bấy giờ Nam Chiếu đang hướng đến Tây Xuyên, tôi nghĩ khó mà hướng đến An Nam được. Không phải dễ như những năm Hàm Thông đánh hãm An Nam thời Đô hộ Thái Tập nữa, vì sau thời Cao Biền làm Đô hộ thì nhà Đường đã đặt thêm Tĩnh Hải quân để phòng bị. Chuyện lính thú làm loạn đuổi Tiết độ sứ hay Quan sát sứ ở một xứ nào đó cũng thường xảy ra vào cuối nhà Đường, không chỉ có ở An Nam mà thôi. Mà nguyên nhân chủ yếu là lính thú là lính ở nơi khác đến đóng giữ, có khi Tiết độ sứ trái ý hay làm gì đó thì họ nổi loạn, triều đình biết như vậy cũng không làm gì được, chỉ cử Tiết độ sứ mới sang thay thôi, phủ dụ là xong.

    Tư trị thông giám – Đường kỉ: 中和二年秋八月,桂邕州軍亂,逐節度使張從訓,以前容管經略使崔焯為嶺南西道節度使。Trung Hòa nhị niên thu bát nguyệt, Quế-Ung châu quân loạn, trục Tiết độ sứ Trương Tòng Huấn, dĩ Tiền Dung Quản Kinh lược sứ Thôi Chước vi Lĩnh Nam Tây Đạo Tiết độ sứ./ Năm Trung Hòa thứ 2 (năm 882), mùa thu, tháng 8, quân Quế-Ung châu làm loạn, đuổi Tiết độ sứ là Trương Tòng Huấn, lấy Tiết độ sứ Dung Quản trước kia là Thôi Chước làm Tiết độ sứ Lĩnh Nam Tây Đạo.

    Tôi nghĩ chuyện quân An Nam làm loạn vào năm 880 đuổi Tiết độ sứ là Tăng Cổn cùng lắm cũng giống quân Quế-Ung châu làm loạn vào năm 882 đuổi Tiết độ sứ là Trương Tòng Huấn ở trên.

    Tư trị thông giám hay Cựu-Tân Đường thư chép rất rõ ràng các sự kiện, nhưng không nhắc tới việc chiếm lại phủ đô hộ khi nào. Thực ra nhiều việc xảy ra không chép được hết là chuyện dễ hiểu. Ví như Tiết độ sứ Lĩnh Nam Tây Đạo trị ở Ung châu sau cuộc loạn năm 882 cũng có nhiều Tiết độ sứ sang thay nhưng chính sử cũng không chép hết được.

    Hoặc như Chu Toàn Dục không được chép là được phong làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân vào năm nào, chỉ chép là được phong làm Thái sư về nghỉ quan vào tháng 2 năm Thiên Hựu thứ 2 (năm 905). Khúc Thừa Dụ cũng không chép được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ khi nào chỉ biết là năm 906 được phong thêm làm Đồng bình chương sự. Theo suy đoán thì Khúc Thừa Dụ thay Chu Toàn Dục thì Khúc Thừa Dụ được phong Tiết độ sứ vào năm sau khi Chu Toàn Dục được làm Thái sư về nghỉ vậy.

    Vậy thì những sự kiện nhân vật mà chính sử (Cựu-Tân Đường thư, Tư trị thông giám…) không chép thì chưa hẳn là không có, chỉ là không chép mà thôi.

    Còn về nhân vật Tạ Triệu làm Đô hộ An Nam an phủ miền Giang Lĩnh. Chuyện xảy ra sau khi Hoàng Sào từ Lĩnh Nam rút quân về phía bắc. Theo lẽ thường là mệnh quan nhà Đường thì Tạ Triệu chỉ đánh dẹp dư đảng của Hoàng Sào ở Giang Lĩnh mà thôi, còn các quan lại Tiết độ sứ cũ ở Giang Lĩnh thì “an phủ”, cho nên miền Quảng châu của họ Lưu vẫn thần phục trên danh nghĩa, các xứ Ung Quản, An Nam cũng như vậy, các Tiết độ sứ ở Lĩnh Nam vẫn danh nghĩa là thuộc nhà Đường, ví dụ mệnh quan nhà Đường đi nhậm chức ở An Nam thì họ Lưu ở Quảng châu lẽ nào lại không cho qua, có thay mình đâu mà ngăn chặn, nếu ngăn chặn là làm phản triều đình rồi.

    Trong tờ chế (chiếu) An Hữu Quyền làm Tiết độ sứ An Nam có nói 乃眷海隅,地聯越俗。Nãi quyến hải ngung, địa liên Việt tục.

    Hải ngung là bờ biển, góc biển, là chỉ An Nam đấy. Bấy giờ họ Lưu đã làm Tiết độ sứ ở Quảng châu (thành Phiên Ngung) rồi thì làm gì nữa? An Nam bốn về Man Di là Lạc Việt xưa cho nên nói nói liền kề với đất Việt vậy. Chứ như Phiên Ngung ở Quảng châu thì đã Hán hóa đã lâu rồi không còn kề đất Việt (Man Di) như ở An Nam nữa.

    Thích

    • Cảm ơn bác đã phản hồi!

      1/ Về năm Hoàng Sào tấn công Quảng Châu năm 879 và lính ở An Nam làm phản năm 880. Tôi nghĩ là không đến 1 năm. Theo sách Tư trị thì tháng 9/879 Hoàng Sào tấn công Quảng Châu và tháng 3/880 lính tại An Nam làm loạn. Như vậy là khoảng 6 tháng. Nếu tính thời gian tin tức từ Quảng Châu tới An Nam và nếu Khúc Thừa Dụ là người cẩn thận, muốn xác minh thông tin có chính xác không ? Lại thêm cũng cần thời gian để chuẩn bị cho cuộc nổi loạn thì thời gian 6 tháng cũng không phải là không hợp lý. Rồi cùng xảy ra trường hợp, sau khi Hoàng Sào chiếm được Quảng Châu, tin tức Quảng Châu thất thủ cũng chưa phải ngay lập tức được phát đến An Nam. Có khi cả tháng sau, qua những người buôn bán, thông tin mới chuẩn bị được phát tới An Nam. Cũng không loại trừ, Thừa Dụ cẩn thận, quan sát tình hình diễn biến sau khi Quảng Châu thất thủ xem, quân đội nhà Đường có lấy lại được Quảng Châu không ?

      2/ Qua 2 chi tiết trong Cựu quốc chí là “Vào giữa những năm Càn Phù (năm 876 – năm 877) thời nhà Đường thì theo Mẫn Húc” và “Xử Nột theo Húc lâu ngày ở xứ An Nam”. Vậy thì rất có thể Nột theo Húc từ lâu. Như bác viết, theo lệ thường thì đi lính chỉ 3 năm. Húc và Nột phải về từ năm 880. Nhưng chưa về, có thể là do loạn An Nam. Tôi đồng ý với bác, Nột và Húc chưa về là do loạn An Nam. Nhưng mà khi xảy ra loạn thì Nột và Húc đang ở đâu ? Nếu ở phủ đô hộ An Nam thì rõ là cũng như Tăng Cổn bị quân lính làm phản, buộc phải chạy ra khỏi phủ thành. Vậy thì không có cơ sở nào để nói rằng Nột và Húc lấy lại được phủ đô hộ. Và cũng tương tự, trong trường hợp khi xảy ra loạn, Nột và Húc không ở phủ đô hộ, mà đang trên đường về, khi nghe lính ở phủ đô hộ làm loạn, liền quay lại cùng với Tăng Cổn tấn công phủ thành để giành lại phủ đô hộ, nhưng như sách Tân Đường thư chép, Tăng Cổn chạy về Ung Quản, vậy là Cổn cùng với thuộc hạ không lấy lại được phủ thành, buộc phải về giữ Ung Quản.

      3/ Có 1 chi tiết nhỏ đó là Húc giữ Đàm Châu. Vì sách Tân Đường thư và Cựu quốc chí chép sai khác nên không rõ thực hư ra sao. Nhưng cả 2 sách đều chép rằng: Húc và Nột đang trên đường về (quê) ? Nếu là trên đường về quê thì vì sao không về thẳng mà lại chiếm giữ Đàm Châu ? Cả 2 sách đều nói là dâng biểu xin triều đình, vậy là Húc tự ý chiếm giữ Đàm châu và xét tình thế nên quy thuận triều đình, chứ không phải triều đình chủ động cho Húc giữ Đàm Châu. Vậy Húc cũng là 1 thế lực riêng. Tôi cho rằng sau khi Cổn huy động quân ở Ung Quản để cùng chiếm lại phủ đô hộ, nhưng không thành công, lính ở Ung Quản thì bỏ về Ung Châu, Cổn thấy vậy cũng về theo. Đám thuộc hạ của Cổn là Húc và Nột cũng về theo, nhưng sau thấy Đàm Châu trống người giữ nên Húc và Nột đem lính vào thành, nhân đó mà coi giữ Đàm Châu.

      4/ Đúng là như thế, các tiết độ sứ, tuy có lòng khác, song bên ngoài vẫn giả quy thuận triều đình, đó là tình trạng chung, như Húc cũng thế. Họ Lưu cũng vậy. Và tôi ngờ rằng Khúc Thừa Dụ cũng vậy, nên mới có chuyện được phong làm Đồng bình chương sự năm 906. Xét trường hợp của Hoàng Sào, Hoàng Sào chưa xuống An Nam, nhưng vẫn dâng thư lên triều đình xin làm Tiết độ sứ An Nam, ấy là họ chỉ xin cái danh của triều đình mà đem quân đi chinh phục các vùng đất. Tôi cho rằng Tạ Triệu cũng thế, tiếng là Đô hộ An Nam nhưng chưa xuống An Nam. Xuống An Nam với số lượng binh lính nhiều thì lương thảo ở đâu để chu cấp, vua quan nhà đường thì chẳng chu cấp được rồi, các tướng lĩnh khác thì đang thu gom lương thảo, vàng bạc, binh lính để xây dựng thế lực riêng, sẽ không hỗ trợ Tạ Triệu. Mà rồi, có người phương bắc nào muốn xuống An Nam, nơi nhiều lam chướng chứ, ai cũng muốn từ chối An Nam để về phương bắc. Nên nói Tạ Triệu xuống coi giữ An Nam tôi nghi ngờ lắm.

      5/ Chính vì Quảng Châu đã Hán hóa nên mới được gọi là “liền kề” (ngay sát) với đất Việt. Chứ An Nam thì là Việt rồi, thì sách phải chép là “chính đất Việt”, chứ nói là “nằm ngay sát đất Việt” thì thật mâu thuẫn ? Giống như viết rằng “liền kề với Hà Nội”, thì phải là Hà Nam, Hà Tây, Bắc Giang, Hưng Yên. Chứ làm sao có thể là Hà Nội được ? Về Hải Ngung thì tôi chỉ để xuất Ngung là dấu vết của Phiên Ngung thôi. Chứ không dám khẳng định Ngung là danh từ cụ thể.

      Cảm ơn bác!

      Thích

  7. Tư trị thông giám – Đường kỉ

    景福二年秋九月甲申,貶讓能梧州刺史,又流觀軍容使西門君遂於儋州,內樞密使李周潼於崖州,段詡於歡州。乙酉,上御安福門,斬君遂、周潼、詡,再貶讓能雷州司戶。Cảnh Phúc nhị niên thu cửu nguyệt giáp thân, biếm Nhượng Năng Ngô châu Thứ sử, hựu lưu Quán quân dung sứ Tây Môn Quân Toại ư Đam châu, Nội xu mật sứ Lí Chu Đồng ư Nhai châu, Đoàn Hủ ư Hoan châu. Ất dậu, thượng ngự An Phúc môn, trảm Quân Toại-Chu Đồng-Hủ, tái biếm Nhượng Năng Lôi châu Tư hộ./ Năm Cảnh Phúc thứ 2 (năm 893), mùa thu, tháng 9, ngày giáp thân, biếm (Đỗ) Nhượng Năng làm Thứ sử Ngô châu, lại lưu đày Quán quân dung sứ là Tây Môn Quân Toại đến ở Đam châu, lưu đày Nội xu mật sứ là Lí Chu Đồng đến ở Nhai châu, lưu đày Đoàn Hủ đến ở Hoan châu. Ngày ất dậu, nhà vua đến ở cửa An Phúc, chém Quân Toại-Chu Đồng-Hủ, lại biếm Nhượng Năng đến làm Tư hộ Lôi châu.

    光化三年春二月壬午,以吏部尚書崔胤同平章事,充清海節度使。夏六月,邕州軍亂,逐節度使李鐬。鐬借兵鄰道討平之。司空、門下侍郎、同平章事王摶,明達有度量,時稱良相。上素疾宦官樞密使朱道弼、景務修專橫,崔胤日與上謀去宦官,宦官知之。由是南、北司益相憎嫉,各結籓鎮為援以相傾奪。摶恐其致亂,從容言於上曰:「人君當務明大體,無所偏私。宦官擅權之弊,誰不知之!顧其勢未可猝除,宜俟多難漸平,以道消息。願陛下言勿輕洩以速奸變。」胤聞之,譖摶於上曰:「王摶奸邪,已為道弼輩外應。」上疑之。及胤罷相,意摶排己,愈恨之。及出鎮廣州,遺朱全忠書,具道摶語,令全忠表論之。全忠上言:「胤不可離輔弼之地,摶與敕使相表裡,同危社稷。」表連上不已。上雖察其情,迫於全忠,不得已,胤至湖南復召還。丁卯,以胤為司空、門下侍郎、同平章事,摶罷為工部侍郎。以道弼監荊南軍,務修監青州軍。戊辰,貶摶溪州刺史;己巳,又貶崖州司戶。道弼長流歡州,務修長流愛州。是日,皆賜自盡。摶死於藍田驛,道弼、務修死於霸橋驛。於是胤專制朝政,勢震中外,宦官皆側目,不勝其憤。… 秋九月,崔胤以太保、門下侍郎、同平章事徐彥若位在己上,惡之。彥若亦自求引去。時籓鎮皆為強臣所據,惟嗣薛王知柔在廣州,乃求代之。乙巳,以彥若同平章事,充清海節度使。丙午,升桂管為靜江軍,以經略使劉士政為節度使。冬十月,靜江節度使劉士政聞馬殷悉平嶺北,大懼,遣副使陳可璠屯全義嶺以備之。殷遣使修好於士政,可璠拒之。殷遣其將秦彥暉、李瓊等將兵七千擊士政。湖南軍至全義,士政又遣指揮使王建武屯秦城。可璠掠縣民耕牛以犒軍,縣民怨之,請為湖南鄉異,曰:「此西南有小徑,距秦城才五十里,僅通單騎。」彥暉遣李瓊將騎六十、步兵三百襲秦城,中宵,逾垣而入,擒王建武,比明,復還,絲斥之以練,造可璠壁下示之,可璠猶未之信。斬其首,投壁中,桂人震恐。瓊因勒兵擊之,擒可璠,降其將士二千,皆殺之。引兵趣桂州,自秦城以南二十餘壁皆望風奔潰,遂圍桂州。數日,士政出降,桂、宜、巖、柳、象五州皆降於湖南。馬殷以李瓊為桂州刺史,未幾,表為靜江節度使。十二月,清海節度使薛王知柔薨。Quang Hóa tam niên xuân nhị nguyệt nhâm ngọ, dĩ Lại bộ Thượng thư Thôi Dận Đồng bình chương sự, sung Thanh Hải Tiết độ sứ. Hạ lục nguyệt, Ung châu quân loạn, trục Tiết độ sứ Lí Hội. Hội thác binh lân đạo thảo bình chi. Tư không-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự Vương Đoàn minh đạt hữu độ lượng, thời xưng lương tướng. Thượng tố tật hoạn quan Xu mật sứ Chu Đạo Bật-Cảnh Vụ Tu chuyên hoành, Thôi Dận nhật dữ thượng mưu khứ hoạn quan, hoạn quan tri chi. Do thị Nam-Bắc ti ích tương tăng tật, các kết phiên trấn vi viện dĩ tương khuynh đoạt. Đoàn khủng kì trí loạn, thung dung ngôn ư thượng viết: “Nhân quân đương vụ minh đại thể, vô sở thiên tư. Hoạn quan thiện quyền chi tệ, thùy bất tri chi! Cố kì thế vị khả thốt trừ, nghi sĩ đa nạn tiệm bình, dĩ đạo tiêu tức. Nguyện bệ hạ ngôn vật khinh tiết dĩ tốc gian biến.” Dận văn chi, trấm Đoàn vu thượng viết: “Vương Đoàn gian tà, dĩ vi Đạo Bật bối ngoại ứng.” Thượng nghi chi. Cập Dận bãi tướng, ý Đoàn bài kỉ, du hận chi. Cập xuất trấn Quảng châu, di Chu Toàn Trung thư, cụ đạo Bác ngữ, lệnh Toàn Trung biểu luận chi. Toàn Trung thượng ngôn: “Dận bất khả li phụ bật chi địa, Đoàn dữ sắc sứ tương biểu lí, đồng nguy xã tắc.” Biểu liên thượng bất dĩ. Thượng nan sát kì tình, bách ư Toàn Trung, bất đắc dĩ, Dận chí Hồ Nam phục triệu hoàn. Đinh mão, dĩ Dận vi Tư không-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự, Đoàn bãi vi Công bộ thị lang. Dĩ Đạo Bật giám Kinh Nam quân, Vụ Tu giám Thanh châu quân. Mậu thìn, biếm Đoàn Khê châu Thứ sử. Ất tị, hựu biếm Nhai châu Tư hộ. Đạo Bật trường lưu Hoan châu, Vụ Tu trường lưu Ái châu. Thị nhật, giai tứ tự tận. Đoàn tử ư Lam Điền dịch, Đạo Bật-Vụ Tu tử ư Bá Kiều dịch. Ư thị Dận chuyên chế triều chính, thế chân trung ngoại, hoạn quan giai trắc mục, bất thắng kì phẫn… Thu cửu nguyệt, Thôi Dận dĩ Thái bảo-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự Từ Ngạn Nhược vị tại kỉ thượng, ố chi. Ngạn Nhược diệc tự cầu dẫn khứ. Thời phiên trấn giai vi cường thần sở cứ, duy Tự Tiết Vương Tri Nhu tại Quảng châu, nãi cầu đại chi. Ất tị, dĩ Ngạn Nhược Đồng bình chương sự, sung Thanh Hải Tiết độ sứ. Bính ngọ, thăng Quế Quản bi Tĩnh Giang quân, dĩ Kinh lược sứ Lưu Sĩ Chính vi Tiết độ sứ. Đông thập nguyệt, Tĩnh Giang Tiết độ sứ Lưu Sĩ Chính văn Mã Ân tất bình Lĩnh Bắc, đại cụ, khiển Phó sứ Trần Khả Phan đồn Toàn Nghĩa lĩnh dĩ bị chi. Ân khiển sứ tu hảo ư Sĩ Chính, Khả Phan cự chi. Ân khiển kì tướng Tần Ngạn Huy-Lí Quỳnh đẳng tương binh thất thiên kích Sĩ Chính. Hồ Nam quân chí Toàn Nghĩa, Sĩ Chính hựu khiển Chỉ huy sứ Vương Kiến Vũ đồn Tần Thành. Khả Phan lược huyện dân canh ngưu dĩ khao quân, huyện dân oán chi, thỉnh vi Hồ Nam hướng dị, viết: “Thử tây nam hữu tiểu kính, cự Tần Thành tài ngũ thập lí, cận thông đơn kị.” Ngạn Huy khiển Lí Quỳnh tương kị lục thập, bộ binh tam bách tập Tần Thành, trung tiêu, du hoàn nhi nhập, cầm Vương Kiến Vũ, tỉ minh, phục hoàn, ti xích chi dĩ luyện, tạo Khả Phan bích hạ thị chi, Khả Phan do vị chi tín. Trảm kì thủ, đầu bích trung, Quế nhân chấn khủng. Quỳnh nhân lặc binh kích chi, cầm Khả Phan, hàng kì tướng sĩ nhị thiên, giai sát chi. Dẫn binh xúc Quế châu, tự Tần Thành dĩ nam nhị thập dư bích giai vọng phong bôn hội, toại vi Quế châu. Sổ nhật, Sĩ Chính xuất hàng, Quế-Nghi-Nham-Liễu-Tượng ngũ châu giai hàng ư Hồ Nam. Mã Ân dĩ Lí Quỳnh vi Quế châu Thứ sử, vị cơ biểu vi Tĩnh Giang Tiết độ sứ. Thập nhị nguyệt, Thanh Hải Tiết độ sứ Tiết Vương Tri Nhu hoăng./ Năm Quang Hóa thứ 3 (năm 900), mùa xuân, tháng 2, ngày nhâm ngọ, lấy Lại bộ Thượng thư là Thôi Dận làm Đồng bình chương sự, sung thêm làm Tiết độ sứ Thanh Hải. Mùa hạ, tháng 6, Ung châu có quân làm loạn, đuổi Tiết độ sứ là Lí Hội. Hội mượn binh ở các xứ khác đánh dẹp được quân ấy. Tư không-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự là Vương Đoàn vốn thông đạt có độ lượng, người đương thời khen là tướng giỏi. Nhà vua vốn ghét hoạn quan Xu mật sứ là Chu Đạo Bật-Cảnh Vụ Tu chuyên quyền, Thôi Dận hằng ngày cùng nhà vua mưu trừ hoạn quan, hoạn quan biết việc ấy. Do đó Nam-Bắc ti ganh ghét lẫn nhau, đều liên kết với phiên trấn để mưu xâm đoạt lẫn nhau. Đoàn sợ như vậy sẽ dẫn đến loạn, thong thả bảo với nhà vua rằng: “Nhà vua nên làm rõ những việc lớn, không nên làm điều riêng lệch. Hoạn quan làm việc chuyên quyền là điều ai mà chẳng biết! Nhưng trộm thấy thế của họ chưa thể dẹp trừ được, hãy nên đợi các nạn khác tạm lắng để đợi nghỉ ngơi. Xin bệ hạ chớ nói lời khinh suất mà gây nên gian biến.” Dận nghe tin ấy, gièm Đoàn với nhà vua rằng: “Vương Đoàn là kẻ gian tà, đã làm ngoại ứng với bọn Đạo Bật rồi.” Nhà vua ngờ việc ấy. Kịp lúc Dận bị bãi chức Tể tướng, trong lòng nghờ Đoàn bài xích mình, bèn càng giận Đoàn. Vừa lúc đi ra nhận chức ở Quảng châu, trên đường đi gửi thư cho Chu Toàn Trung kể hết lời của Đoàn, xin Toàn Trung dâng biểu về. Toàn Trung dâng biểu rằng: “Dận là kẻ không nên cho rời chức Phụ bật, Đoàn là kẻ hợp sức trong ngoài với hoạn quan, cùng mưu nguy xã tắc.” Dâng biểu lên nhà vua không dứt. Nhà vua dù biết được sự tình nhưng bị Toàn Trung bức ép, không biết làm sao. Dận đến Hồ Nam thì được gọi về. Ngày đinh mão, lấy Dận làm Tư không-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự, bãi Đoàn làm Công bộ thị lang, lấy Đạo Bật làm Giám quan Kinh Nam quân, lấy Vụ Tu làm Giám quan Thanh châu quân. Ngày mậu thìn, biếm Đoàn làm Thứ sử Khê châu. Ngày kỉ tị, lại biếm Đoàn làm Tư hộ Nhai châu, lưu đày Đạo Bật đến ở Hoan châu, lưu đày Vụ Tu đến ở Ái châu. Hôm đó đều ban cho tự tận. Đoàn chết ở trạm ngựa Lam Điền, Đạo Bật-Vụ Tu chết ở trạm ngựa Bá Kiều. Do đó Dận chuyên chế triều đình, thế chấn trong ngoài, hoạn quan đều lườm mắt, không khỏi tức giận… Mùa thu, tháng 9, Thôi Dận vì thấy Thái bảo-Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự là Từ Ngạn Nhược ở chức vị hơn mình, ghét việc ấy. Ngạn Nhược cũng tự xin rời đi. Bấy giờ phiên trấn đều bị cường thần chiếm giữ, chỉ có Tự Tiết Vương là (Lí) Tri Nhu ở Quảng châu, bèn xin thay người này. Ngày ất tị, lấy Ngạn Nhược làm Đồng bình chương sự, sung thêm làm Tiết độ sứ Thanh Hải. Ngày bính ngọ, thăng Quế Quản làm Tĩnh Giang quân, lấy Kinh lược sứ là Lưu Sĩ Chính làm Tiết độ sứ… Mùa đông, tháng 10, Tiết độ sứ Tĩnh Giang quân là Lưu Sĩ Chính nghe tin Mã Ân đã bình định cả miền Lĩnh Bắc, cả sợ, sai Phó sứ là Trần Khả Phan đóng đồn ở núi Toàn Nghĩa để phòng bị. Ân sai sứ sang thông hảo với Sĩ Chính nhưng Khả Phan chặn lại. Ân bèn sai tướng là bọn Tần Ngạn Huy-Lí Quỳnh đem 7.000 quân đánh Sĩ Chính. Quân Hồ Nam đến núi Toàn Nghĩa, Sĩ Chính lại sai Chỉ huy sứ là Vương Kiến Vũ đóng đồn ở huyện Tần Thành. Khả Phan cướp trâu cày của dân huyện ấy để khao quân, dân huyện ấy giận, xin làm dẫn đường cho quân Hồ Nam rằng: “Phía tây nam nơi này có con đường tắt nhỏ, cách huyện Tần Thành khoảng 50 dặm, chỉ có một quân kị đi vừa.” Ngạn Huy bèn sai Lí Quỳnh đem 60 quân kị, 300 bộ binh đánh úp huyện Tần Thành, nửa đêm trèo tường mà vào, bắt được Vương Kiến Vũ, đến sáng lại về, lấy sợi tơ trói buộc lại, treo lên thành của Khả Phan để mọi người biết, Khả Phan còn chưa tin, kịp lúc chém đầu Vương Kiến Vũ ném vào trong thành, bấy giờ người Quế châu mới sợ hãi. Quỳnh nhân đó xua binh đánh vào, bắt được Khả Phan, thu hàng 2.000 tướng sĩ bên ấy, rồi đều giết đi. Dẫn binh đến Quế châu, từ huyện Tần Thành về phía nam có hơn 20 lũy đều nghe tin mà tan chạy, rồi vây thành Quế châu. Được mấy ngày thì Sĩ Chính ra hàng, 5 châu Quế-Nghi-Nham-Liễu-Tượng đều hàng về người Hồ Nam. Mã Ân lấy Lí Quỳnh làm Thứ sử Quế châu, không lâu lại dâng biểu xin cho làm Tiết độ sứ Tĩnh Giang. Tháng 12, Tiết độ sứ Thanh Hải là Tự Tiết Vương là (Lí) Tri Nhu chết.

    天復元年春正月丙戌,以孫德昭同平章事,充靜海節度使,賜姓名李繼昭。庚寅,以周承誨為嶺南西道節度使,賜姓名李繼誨,董彥弼為寧遠節度,賜姓李,並同平章事;與李繼昭俱留宿衛,十日乃出還家,賞賜傾府庫,時人謂之「三使相」。… 冬十二月,清海節度使徐彥若薨,遺表薦行軍司馬劉隱權留後。Thiên Phục nguyên niên xuân chính nguyệt bính tuất, dĩ Tôn Đức Chiêu Đồng bình chương sự, sung Tĩnh Hải Tiết độ sứ, tứ tính danh Lí Kế Chiêu. Canh dần, dĩ Chu Thừa Hối bi Lĩnh Nam Tây Đạo Tiết độ sứ, tứ tính danh Lí Kế Hối, Đổng Ngạn Bật vi Ninh Viễn Tiết độ, tứ tính Lí, tịnh Đồng bình chương sự, dữ Lí Kế Chiêu cụ lưu Túc vệ, thập nhật nãi xuất hoàn gia, thưởng tứ khuynh phủ khố, thời nhân vị chi ‘Tam sứ tướng’… Đông thập nhị nguyệt, Thanh Hải Tiết độ sứ Từ Ngạn Nhược hoăng, di biểu tiến Hành quân tư mã Lưu Ẩn vi Lưu hậu./ Năm Thiên Phục thứ 1 (năm 901), mùa xuân, tháng 1, ngày bính tuất, lấy Tôn Đức Chiêu làm Đồng bình chương sự, sung thêm làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải, ban họ tên là Lí Kế Chiêu. Ngày canh dần, lấy Chu Thừa Hối làm Tiết độ sứ Lĩnh Nam Tây Đạo, ban họ tên là Lí Kế Hối, lấy Đổng Ngạn Bật làm Tiết độ sứ Ninh Viễn, ban họ Lí, cùng làm Đồng bình chương sự, cùng bọn Lí Kế Chiêu ở lại làm Túc vệ, được 10 ngày lại ra về nhà, tặng thưởng vét hết cả phủ khố, người đương thời gọi họ là ‘Tam sứ tướng’… Mùa đông, tháng 12, Tiết độ sứ Thanh Hải là Từ Ngạn Nhược chết, để biểu lại tiến cử Hành quân tư mã là Lưu Ẩn làm Lưu hậu.

    天祐元年,初清海節度使徐彥若遺表薦副使劉隱權留後,朝廷以兵部尚書崔遠為清海節度使。遠至江陵,聞嶺南多盜,且畏隱不受代,不敢前,朝廷召遠還。隱遣使以重賂結朱全忠,乃奏以隱為清海節度使。Thiên Hựu nguyên niên, sơ Thanh Hải Tiết độ sứ Từ Ngạn Nhược di biểu tiến Phó sứ Lưu Ẩn quyền Lưu hậu, triều đình dĩ Binh bộ thượng thư Thôi Viễn vi Thanh Hải Tiết độ sứ. Viễn chí Giang Lăng văn Lĩnh Nam đa đạo, thả úy Ẩn bất thụ đại, bất cảm tiền, triều đình triệu Viễn hoàn. Ẩn khiển sứ trọng lộ kết Chu Toàn Trung, nãi tấu dĩ Ẩn vi Thanh Hải Tiết độ sứ./ Năm Thiên Hựu thứ 1 (năm 904), trước đây Tiết độ sứ Thanh Hải là Từ Ngạn Nhược để biểu lại tiến cử Phó sứ là Lưu Ẩn làm Lưu hậu, triều đình lấy Binh bộ thượng thư Thôi Viễn làm Tiết độ sứ Thanh Hải. Viễn đi đến quận Giang Lăng nghe tin miền Lĩnh Nam nhiều giặc cướp, lại sợ Ẩn không chịu cho thay chức, bèn không dám tiến, triều đình gọi Viễn về. Ẩn sai sứ giả đem tiền của hối lộ cho Chu Toàn Trung, bèn tấu lấy Ẩn làm Tiết độ sứ Thanh Hải.

    天祐二年春二月戊戌,以安南節度使、同平章事朱全昱為太師,致仕。全昱,全忠之兄也,戇樸無能,先領安南,全忠自請罷之。三月戊寅,以門下侍郎、同平章事獨孤損同平章事,充靜海節度使。甲申,加清海節度使劉隱同平意事。夏五月癸酉,貶獨孤損為棣州刺史,裴樞為登州刺史,崔遠為萊州刺史。辛巳,再貶裴樞為瀧州司戶,獨孤損為瓊州司戶,崔遠為白州司戶。六月戊子朔,敕裴樞、獨孤損、崔遠、陸扆、王溥、趙崇、王贊等並所在賜自盡。時全忠聚樞等及朝士貶官者三十餘人於白馬驛,一夕盡殺之,投屍於河。Thiên Hựu nhị niên xuân nhị nguyệt mậu tuất, dĩ An Nam Tiết độ sứ-Đồng bình chương sự Chu Toàn Dục vi Thái sư, trí sĩ. Toàn Dục, Toàn Trung chi huynh dã, tráng phác vô năng, tiên lĩnh An Nam, Toàn Trung tự thỉnh bãi chi. Tam nguyệt mậu dần, dĩ Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự Độc Cô Tổn Đồng bình chương sự, sung Tĩnh Hải Tiết độ sứ. Giáp thân, gia Thanh Hải Tiết độ sứ Lưu Ẩn Đồng bình chương sự. Hạ ngũ nguyệt quý dậu, biếm Độc Cô Tổn vi Lệ châu Thứ sử, Bùi Xu vi Đăng châu Thứ sử, Thôi Viễn vi Lai châu Thứ sử. Tân tị, tái biếm Bùi Xu vi Sang châu Tư hộ, Độc Cô Tổn vi Quỳnh châu Tư hộ, Thôi Viễn vi Bạch châu Tư hộ. Lục nguyệt mậu tí sóc, sắc Bùi Xu-Độc Cô Tổn-Thôi Viễn-Lục Ỷ-Vương Phổ-Triệu Sùng-Vương Tán đẳng tịnh sở tại tứ tự tận. Thời Toàn Trung tụ Xu đẳng cập triều sĩ biếm quan giả tam thập dư nhân ư Bạch Mã dịch, nhất tịch tận sát chi, đầu thi ư Hà./ Năm Thiên Hựu thứ 2 (năm 905), mùa xuân, tháng 2, ngày mậu tuất, lấy Tiết độ sứ An Nam-Đồng bình chương sự là Chu Toàn Dục làm Thái sư, cho về nghỉ. Toàn Dục là anh của Toàn Trung, ngu đần không có tài năng, lúc đầu lĩnh chức ở An Nam, đến đây Toàn Trung tự xin bãi chức hắn. Tháng 3, ngày mậu dần, lấy Môn hạ thị lang-Đồng bình chương sự là Độc Cô Tổn làm Đồng bình chương sự, sung thêm làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải. Ngày giáp thân, phong thêm cho Tiết độ sứ Thanh Hải là Lưu Ẩn làm Đồng bình chương sự. Mùa hạ, tháng 5, ngày quý dậu, biếm Độc Cô Tổn làm Thứ sử Lệ châu, biếm Bùi Xu làm Thứ sử Đăng châu, biếm Thôi Viễn làm Thứ sử Lai châu. Tháng 6, ngày đầu mậu tí, hạ lệnh cho bọn Bùi Xu-Độc Cô Tổn-Thôi Viễn-Lục Ỷ-Vương Phổ-Triệu Sùng-Vương Tán đều tự tận ở sở tại. Bấy giờ Chu Toàn Trung tụ bọn Xu cùng 30 người là bọn triều sĩ bị biếm chức ở trạm ngựa Bạch Mã, trong một đêm giết hết họ, ném thây xuống ở sông Hà.

    天祐三年春正月乙丑,加靜海節度使曲承裕同平章事。辛未,以權知寧遠留後龐巨昭、嶺南西道留後葉廣略並為節度使。Thiên Hữu tam niên xuân chính nguyệt ất sửu, gia Tĩnh Hải Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ Đồng bình chương sự. Tân mùi, dĩ Quyền tri Ninh Viễn Lưu hậu Bàng Cự Chiêu-Lĩnh Nam Tây Đạo Lưu hậu Diệp Quảng Lược tịnh vi Tiết độ sứ./ Năm Thiên Hựu thứ 3 (năm 906), mùa xuân, tháng 1, ngày ất sửu, phong thêm cho Tiết độ sứ Tĩnh Hải là Khúc Thừa Dụ làm Đồng bình chương sự. Ngày tân mùi, lấy Quyền Lưu hậu Ninh Viễn là Bàng Cự Chiêu-Lưu hậu Lĩnh Nam Tây Đạo là Diệp Quảng Lược đều làm Tiết độ sứ (Ninh Viễn-Lĩnh Nam Tây Đạo).

    ________________

    Tư trị thông giám – Hậu Lương kỉ

    開平元年夏五月己卯,加清海節度使劉隱、威武節度使王審知兼侍中,乃以隱為大彭王。秋七月甲午,靜海節度使曲裕卒,丙申,以其子權知留後顥為節度使。Khai Bình nguyên niên hạ ngũ nguyệt ất mão, gia Thanh Hải Tiết độ sứ Lưu Ẩn-Uy Vũ Tiết độ sứ Vương Thẩm Tri kiêm Thị trung, nãi dĩ Ẩn vi Đại Bành Vương. Thu thất nguyệt giáp ngọ, Tĩnh Hải Tiết độ sứ Khúc Dụ tốt, bính thân, dĩ kì tử Quyền tri Lưu hậu Hạo vi Tiết độ sứ./ Năm Khai Bình thứ 1 (năm 907), mùa hạ, tháng 5, ngày kỉ mão, phong thêm cho Tiết độ sứ Thanh Hải là Lưu Ẩn-Tiết độ sứ Uy Vũ là Vương Thẩm Tri đều làm Thị trung, lại lấy Ẩn làm Đại Bành Vương. Mùa thu, tháng 7, ngày giáp ngọ, Tiết độ sứ Tĩnh Hải là Khúc (Thừa) Dụ chết, ngày bính thân, lấy con hắn là Quyền tri Lưu hậu là Hạo làm Tiết độ sứ (Tĩnh Hải).

    __________________________________

    Ta thấy rằng cuối thời Đường cho đại thần (cường thần) ra nhậm chức ở phiên trấn, chức vụ thường là “Đồng bình chương sự, sung (…)Tiết độ sứ”. Ví dụ là Thôi Dận-Từ Ngạn Nhược từng được phong làm Đồng bình chương sự, sung Thanh Hải Tiết độ sứ. Tôn Đức Chiêu từng được phong làm Đồng bình chương sự, sung Tĩnh Hải Tiết độ sứ. Có thể Chu Toàn Dục cũng vậy từng làm Đồng bình chương sự-An Nam Tiết độ sứ rồi làm Thái sư, về nghỉ.

    Lưu Ẩn thay Từ Ngạn Nhược làm Tiết độ sứ Thanh Hải, sau đó được phong thêm làm Đồng bình chương sự. Khúc Thừa Dụ thay Chu Toàn Dục làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải sau đó cũng được phong thêm làm Đồng bình chương sự. Có thể thấy Lưu Ẩn và Khúc Khúc Dụ vốn không phải đại thần ở triều đình phái đến, mà là thuộc quan của bản xứ cho nên phương cách được nhà Đường phong quan giống nhau.

    Thích

    • Tôi đồng ý với bác rằng Khúc Thừa Dụ cũng giống Lưu Ẩn là người bản xứ. Cũng từng có thời gian phục vụ các Tiết độ sứ người phương bắc, nhưng vị Tiết độ sứ đó là ai ? Ban đầu tôi cũng theo quan điểm của GS Trần Quốc Vượng rằng do Độc Cổ Tổn không đến được An Nam, nên chức Tiết độ sứ bị trống, thành ra Khúc Thừa Dụ tạm giữ vào năm 905. Nhưng về sau này tôi phát hiện ra có những chi tiết nhỏ, vô tình mâu thuẫn với quan điểm trên của GS.

      1/ Tháng 2/905 lấy Tiết độ sứ An Nam là Chu Toàn Dục làm Thái sư. Nhưng đến tháng 3/905 mới lấy Độc Cô Tổn làm Tiết độ sứ An Nam, thay cho Toàn Dục. Lẽ thường là khi bãi ai đó thì phải có người thế luôn, chứ không có lý gì để trống chức, vì như thế lấy ai xử lý việc ở châu quận ? Sau đó tháng 5/905 biếm Cô Tổn làm Thứ sử Lệ Châu, tháng 6/905 ép buộc Tổn tự vẫn. Từ đó trở đi không thấy sử chép phong cho ai làm Tiết độ sứ An Nam nữa ? Vậy lúc này tại An Nam ai đang điều hành ? Sách Tư trị chép năm 906 thêm cho Thừa Dụ làm Đồng bình chương sự, vậy thì rõ ràng tại An Nam Thừa Dụ coi giữ.

      2/ Vì sao Độc Cô Tổn bị ép phải chết ? Vì Cô Tổn và các trung thần khác chống lại Chu Toàn Trung. Việc ban cho Cô Tổn làm Tiết độ sứ thực ra đó là đày Cô Tổn chứ không phải ban phúc gì cả. Nhưng nếu như nhà Đường kiểm soát được An Nam thì để Cô Tổn làm Tiết đổ sứ chẳng phải là thả hổ về rừng sao ? Đây là 1 mưu rất cao của Chu Toàn Trung, do An Nam từ lâu không thuộc nhà Đường, nên Toàn Trung cho Cô Tổn làm Tiết độ sứ An Nam, nếu Cô Tổn thành công thì nhà Đường lấy lại được An Nam, nhưng nếu thất bại thì mượn tay Khúc Thừa Dụ giết Độc Cô Tổn. Nhưng có lẽ Toàn Trung đã nóng lòng, muốn đưa đám người phản đối mình ra xa vùng biên cảnh, để dễ dàng hạ độc thủ với họ. Nên tôi cho rằng Độc Cô Tổn trên thực tế chưa tới An Nam.

      3/ Nếu Toàn Dục thực sự kiểm soát được An Nam, thì có lẽ vị Tiết độ sứ này sẽ chờ người mới đến thay chức mình rồi mới trở về phương bắc, chứ không có lý gì bỏ mặc An Nam hoặc trao quyền quản lý cho 1 thuộc tướng người bản sứ tạm coi trông trong tình hình xã hội rất phức tạp, các thế lực đang nhăm nhe chiếm đất. Lại thêm 1 chi tiết nhỏ, ấy là Toàn Dục bị chính anh trai là Toàn Trung dâng biểu xin tự phế do không có tài. Vậy thì rõ ràng là Toàn Trung phế Toàn Dục vì Dục không có tài, không kiểm soát được An Nam như là Toàn Trung mong muốn. Vậy thì thế lực nào mới thực sự kiểm soát An Nam ? Nhìn trước ngó sau có lẽ chỉ có Khúc Thừa Dụ! Khúc Thừa Dụ coi giữ An Nam nhưng không ra mặt trước cả khi Toàn Dục đến (tôi ngờ rằng Toàn Dục cũng không đến An Nam luôn, nhưng không chứng minh được). Và như trường hợp của Cao Mậu Khanh, Tạ Triệu, An Hữu Quyền trong những bình luận trước, thì khả năng cao là Khúc Thừa Dụ cũng nắm An Nam từ trước khi 3 vị Tiết độ sứ này đến nhậm chức ở An Nam.

      4/ Câu hỏi cuối cùng là, đám quân lính ở phủ đô hộ làm phản năm 880, đến Tăng Cổn và lính ở Ung Châu cũng không thắng nổi thì thế lực nào có thể đánh bại họ đây ? Khúc Thừa Dụ có thể đánh bại để lấy lại phủ thành không ? Hay chính Thừa Dụ là người dẫn đầu đám lính làm phản ấy ? Đành rằng lời chú là của Hồ Tam Tỉnh tận thời nhà Nguyên, nhưng không lẽ Tam Tỉnh chú bậy, chú mà không có 1 căn cứ nào, không có 1 tài liệu nào, 1 lời đồn nào ? Nếu vậy thì ít nhất là thời nhà Nguyên có Hồ Tam Tỉnh và thời hiện tại có tôi khi nhìn vào các ghi chép và tình hình thời mạt Đường đều đồng ý rằng chính Khúc Thừa Dụ dẫn đầu đám lính phế truất Tiết độ sứ An Nam là Tăng Cổn.

      Cảm ơn bác đã vất vả dẫn những đoạn trích dài ở trên để làm rõ hơn về thông tin Khúc Thừa Dụ là người bản xứ. Về thân thế của Khúc Thừa Dụ thực sự tôi còn rất lấn cấn và mơ hồ. Tôi có tham khảo về nhân vật Khúc Lãm trong Thiền uyển tập anh và các vị Thái thú họ Khúc người phương bắc làm quan ở phương nam nhưng đều không thấy mối liên hệ nào ? Tôi từng nghĩ là khi Cao Biền xuống phương nam đánh Nam Chiếu thì có thể cha của Khúc Thừa Dụ và Thừa Dụ đi theo, nhưng tôi không thấy chứng cớ nào cho giả thuyết đó.

      Trân trọng!
      Đặng Bình.

      Thích

  8. Sử Việt (Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời nhà Nguyễn) chép Khúc Thừa Dụ người Hồng châu, đời đời là hào trưởng. Thực ra tên gọi Hồng châu (huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương ngày nay) chỉ có từ thời Lí-Trần về sau này. Hồng châu thời Lí- Trần có lẽ thuộc huyện Chu Diên thuộc Giao châu (trực thuộc An Nam đô hộ phủ) hoặc Vũ An châu thời nhà Đường.

    Họ Khúc là họ hiếm gặp ở Việt Nam, cho nên tôi suy đoán có gốc từ phương bắc xuống, có quan hệ phe cánh hoặc thuộc tướng hoặc thuộc quan của các quan Đô hộ-Tiết độ sứ trước đó, nhưng đến thời Khúc Thừa Dụ có thể là đời thứ 2-3 rồi, giống như Lưu Ẩn vậy (tổ tiên Ẩn vốn là người huyện Thượng Thái tỉnh Hà Nam, đến đời Ẩn thì đã định cư ở Quảng châu rồi mới làm thuộc tướng của Tiết độ sứ Quảng châu là Từ Ngạn Nhược.). Cũng không loại trừ họ Khúc là hào trưởng bản địa giống như họ Đỗ như Đỗ Anh Sách làm quan thuộc ở Đô hộ phủ thời Đô hộ Triệu Xương, hay như hào trưởng Hoan châu là Dương Thanh làm Nha tướng Đô hộ phủ thời Đô hộ Lí Tượng Cổ.

    Trang mạng Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân tôi từng dẫn cho rằng Chu Toàn Dục cùng Tôn Đức Chiêu-Độc Cô Tổn chưa từng xuống An Nam làm Tiết độ sứ. Nhưng tôi nghĩ Tôn Đức Chiêu và Độc Cô Tổn thì đã rõ là không xuống nhậm chức được. Tôn Đức Chiêu cùng với Khang Thừa Huấn-Đổng Ngạn Bật sau khi dẹp loạn hoạn quan vào năm 901 thì đều được phong làm Đồng bình chương sự (Tể tướng), sung làm Tiết độ sứ (Tĩnh Hải, Lĩnh Nam Tây Đạo, Ninh Viễn) đều là những vùng đất ở cực nam của nhà Đường. Tĩnh Hải quân ở An Nam, Lĩnh Nam Tây Đạo ở Ung châu, Ninh Viễn quân ở Dung châu. Người đương thời gọi là “Tam sứ tướng”, tức là “3 ông Tể tướng kiêm Tiết độ sứ.” Đây là chính sách cuối thời Đường lấy đại thần trông coi phiên trấn như bọn Thôi Dận, Thôi Viễn, Từ Ngạn Nhược từng làm Đồng bình chương sự, sung Thanh Hải Tiết độ sứ vậy.

    Còn về Chu Toàn Dục có thể là đã xuống nhậm chức. Vì sử Việt từng chép Chu Toàn Dục bị người trong châu gọi là “Ngục thượng thư”. Gần đúng như Tư trị thông giám chép là “ngu đần không có tài năng”, có thể làm mất lòng người, lạm dụng hình pháp… Năm 901 thì Tôn Đức Chiêu làm Đồng bình chương sự, sung Tĩnh Hải Tiết độ sứ, trên thực tế không sang nhậm chức ở An Nam, có thể cùng năm này Chu Toàn Dục được làm Tiết độ sứ An Nam, đến tháng 2 năm 905 thì làm Thái sư, về nghỉ, vậy Toàn Dục ở An Nam khoảng 4-5 năm, cũng đủ để lại tiếng “Ngục trung thư” chứ nhỉ?

    Tháng 2/905 lấy Tiết độ sứ An Nam là Chu Toàn Dục làm Thái sư. Nhưng đến tháng 3/905 mới lấy Độc Cô Tổn làm Tiết độ sứ An Nam, thay cho Toàn Dục. Có thể là từ An Nam về thành Tràng An khoảng 1 tháng, do đó đến đây mới lấy Độc Cô Tổn làm Tiết độ sứ để chuẩn bị đi nhậm chức luôn. Theo lẽ thường khi một Tiết độ sứ bị gọi về sẽ để lại một Phó sứ gọi là Lưu hậu tạm trông coi việc Tiết độ sứ. Có thể Khúc Thừa Dụ là Phó sứ hoặc Lưu hậu lúc ấy.

    Độc Cô Tổn thực tế bị sung làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải là bị đày trong một âm mưu thanh trừng của Chu Toàn Trung, sau đó không lâu lại chuyển làm Thứ sử Lệ châu và trên đường đi đày đến đảo Hải Nam đã bị Chu Toàn Trung giết hại cùng 30 người bị biếm chức ở trạm ngựa Bạch Mã vậy. Vậy có thể suy đoán, từ lúc Độc Cô Tổn bị đày và giết hại thì vào tháng 6/905 thì nhà Đường (bấy giờ bị thế lực Chu Toàn Trung thao túng chuẩn bị cướp ngôi lập nên nhà Hậu Lương) bắt đầu phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải luôn, năm sau phong thêm làm Đồng bình chương sự, cùng bọn Tiết độ sứ Ninh Viễn-Lĩnh Nam Tây Đạo là bọn Bàng Cự Chiêu-Diệp Quảng Lược để vỗ về miền cực nam.

    Thực ra có thể Khúc Thừa Dụ đứng đầu loạn quân năm 880 đuổi Tiết độ sứ Tăng Cổn vì chính sử không chép rõ là nhà Đường có dẹp được loạn quân ấy hay không. Nhưng tôi nghĩ khả năng này rất thấp. Tất nhiên là bằng chứng phủ phận việc ấy cũng không có. Có chăng có phát hiện gì mới, nhưng tạm thời tôi tìm mãi chẳng có tài liệu nào. Nhưng tôi không nghĩ 26 năm nhà Đường chẳng lẽ lại không làm gì, Khúc Thừa Dụ lại chẳng lẽ không gửi sớ biểu gì với nhà Đường để bị tuyệt tích như vậy cho đến khi được phong làm Đồng bình chương sự?

    Vả chăng một số nhân vật thời Đường bấy giờ bị lưu đày sang Hoan châu (xứ Nghệ Tĩnh ngày nay), Ái châu (Xứ Thanh Hóa ngày nay), có lẽ An Nam bấy giờ trên danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường dù Khúc Thừa Dụ có làm Tiết độ sứ hay không?

    Thích

    • Cũng vì sử phương bắc không chép chi tiết nên tôi cũng chỉ dám đưa ra giả thuyết chứ không dám khẳng định. Sử phương nam tuy có chép nhưng do thời điểm chép sử và thời điểm xảy ra sự kiện rất xa, rất khó để tin. Trong những cuốn sử phương nam chép về Khúc Thừa Dụ thì gây được sự chú ý đối với tôi là cuốn Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ. Nhưng Ngô Thì Sĩ lấy thông tin từ đâu ? Tôi nghĩ có thể đã có cuộc điền dã về Hồng Châu (Ninh Giang Hải Dương) để thu thập tài liệu. Người thực hiện điền dã có thể không phải là Thì Sĩ mà là 1 người khác.

      Về địa danh Hồng Châu quê của Khúc Thừa Dụ là ở đâu ? Tôi vẫn cho rằng đó là Ninh Giang Hải Dương. Bởi vì thời điểm Thì Sĩ chép sử thì Hồng Châu ở Ninh Giang đã xuất hiện. Nhưng có điều lạ rằng họ Khúc lại chọn Đại La làm kinh sư chứ không phải là quê của họ Khúc ở Hồng Châu như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn ? Nên tôi ngờ rằng quê gốc của họ Khúc là ở Đại La, nhưng sau thất bại năm 930, thân thuộc của họ Khúc mới dạt về Hồng Châu Ninh Giang.

      Ngoài cuốn Việt sử tiêu án thì cuốn sách thời Trần là Thiền Uyển tập anh có chép về nhân vật tên Khúc Lãm trong chuyện Trưởng lão La Quy cũng rất đáng quan tâm. Qua lời đối đáp của Thần Nghi và Thường Chiếu thì rất có thể Thông Biện thời Lý Nhân Tông là người khởi chép Thiền uyển tập anh và Thông Biện là người thực cẩn thận. Vậy thì chuyện về Trường Lão La Quý không phải không có căn cứ ?

      Thiền uyển tập anh chép La Quý khuyên Khúc Lãm lấp 19 ao mà Cao Biền đào để yểm đất Cổ Pháp. Việc lấp 19 ao hẳn là công việc nặng nhọc, 1 mình Khúc Lãm chắc không làm nổi nếu không có thuộc hạ. Như thế hẳn Khúc Lãm là người có thế lực và có mối quan hệ với các thiền sư, tầng lớp trên cùng trong phân tầng xã hội tại An Nam thời điểm đó. Vị Khúc Lãm này có quan hệ nào với Khúc Thừa Dụ không ? Tôi ngờ rằng 2 vị này chỉ là 1.

      Nhưng Khúc Thừa Dụ xuất hiện từ khi nào ? Tôi cho rằng sau khi Cao Biền rời khỏi An Nam. Cao Tầm giữ chức Tiết độ sứ. Tuy nhiên Nam Chiếu vẫn thường uy hiếp An Nam, do vậy để củng cố phòng bị, Tầm đã tuyển thêm lính bản địa. Chính lúc này Khúc Thừa Dụ đã dẫn thuộc hạ đầu quân cho Cao Tầm giống như trường hợp của Đỗ Anh Sách và Dương Thanh. Sau khi Tầm về phương bắc khoảng năm 878 trao chức Tiết độ sứ cho Tăng Cổn đã dẫn đến sự bất mãn của Thừa Dụ. Và sự kiện Hoàng Sào tấn công Quảng Châu đã được Thừa Dụ tận dụng. Việc nhà Đường đồng ý thêm cho Dụ chức Đồng bình chương sự thì rõ Thừa Dụ cũng là người khôn ngoan.

      Thích

  9. ử Việt (Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời nhà Nguyễn) chép Khúc Thừa Dụ người Hồng châu, đời đời là hào trưởng. Thực ra tên gọi Hồng châu (huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương ngày nay) chỉ có từ thời Lí-Trần về sau này. Hồng châu thời Lí- Trần có lẽ thuộc huyện Chu Diên thuộc Giao châu (trực thuộc An Nam đô hộ phủ) hoặc Vũ An châu thời nhà Đường.

    Họ Khúc là họ hiếm gặp ở Việt Nam, cho nên tôi suy đoán có gốc từ phương bắc xuống, có quan hệ phe cánh hoặc thuộc tướng hoặc thuộc quan của các quan Đô hộ-Tiết độ sứ trước đó, nhưng đến thời Khúc Thừa Dụ có thể là đời thứ 2-3 rồi, giống như Lưu Ẩn vậy (tổ tiên Ẩn vốn là người huyện Thượng Thái tỉnh Hà Nam, đến đời Ẩn thì đã định cư ở Quảng châu rồi mới làm thuộc tướng của Tiết độ sứ Quảng châu là Từ Ngạn Nhược.). Cũng không loại trừ họ Khúc là hào trưởng bản địa giống như họ Đỗ như Đỗ Anh Sách làm quan thuộc ở Đô hộ phủ thời Đô hộ Triệu Xương, hay như hào trưởng Hoan châu là Dương Thanh làm Nha tướng Đô hộ phủ thời Đô hộ Lí Tượng Cổ.

    Trang mạng Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân tôi từng dẫn cho rằng Chu Toàn Dục cùng Tôn Đức Chiêu-Độc Cô Tổn chưa từng xuống An Nam làm Tiết độ sứ. Nhưng tôi nghĩ Tôn Đức Chiêu và Độc Cô Tổn thì đã rõ là không xuống nhậm chức được. Tôn Đức Chiêu cùng với Khang Thừa Huấn-Đổng Ngạn Bật sau khi dẹp loạn hoạn quan vào năm 901 thì đều được phong làm Đồng bình chương sự (Tể tướng), sung làm Tiết độ sứ (Tĩnh Hải, Lĩnh Nam Tây Đạo, Ninh Viễn) đều là những vùng đất ở cực nam của nhà Đường. Tĩnh Hải quân ở An Nam, Lĩnh Nam Tây Đạo ở Ung châu, Ninh Viễn quân ở Dung châu. Người đương thời gọi là “Tam sứ tướng”, tức là “3 ông Tể tướng kiêm Tiết độ sứ.” Đây là chính sách cuối thời Đường lấy đại thần trông coi phiên trấn như bọn Thôi Dận, Thôi Viễn, Từ Ngạn Nhược từng làm Đồng bình chương sự, sung Thanh Hải Tiết độ sứ vậy.

    Còn về Chu Toàn Dục có thể là đã xuống nhậm chức. Vì sử Việt từng chép Chu Toàn Dục bị người trong châu gọi là “Ngục thượng thư”. Gần đúng như Tư trị thông giám chép là “ngu đần không có tài năng”, có thể làm mất lòng người, lạm dụng hình pháp… Năm 901 thì Tôn Đức Chiêu làm Đồng bình chương sự, sung Tĩnh Hải Tiết độ sứ, trên thực tế không sang nhậm chức ở An Nam, có thể cùng năm này Chu Toàn Dục được làm Tiết độ sứ An Nam, đến tháng 2 năm 905 thì làm Thái sư, về nghỉ, vậy Toàn Dục ở An Nam khoảng 4-5 năm, cũng đủ để lại tiếng “Ngục trung thư” chứ nhỉ?

    Tháng 2/905 lấy Tiết độ sứ An Nam là Chu Toàn Dục làm Thái sư. Nhưng đến tháng 3/905 mới lấy Độc Cô Tổn làm Tiết độ sứ An Nam, thay cho Toàn Dục. Có thể là từ An Nam về thành Tràng An khoảng 1 tháng, do đó đến đây mới lấy Độc Cô Tổn làm Tiết độ sứ để chuẩn bị đi nhậm chức luôn. Theo lẽ thường khi một Tiết độ sứ bị gọi về sẽ để lại một Phó sứ gọi là Lưu hậu tạm trông coi việc Tiết độ sứ. Có thể Khúc Thừa Dụ là Phó sứ hoặc Lưu hậu lúc ấy.

    Độc Cô Tổn thực tế bị sung làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải là bị đày trong một âm mưu thanh trừng của Chu Toàn Trung, sau đó không lâu lại chuyển làm Thứ sử Lệ châu và trên đường đi đày đến đảo Hải Nam đã bị Chu Toàn Trung giết hại cùng 30 người bị biếm chức ở trạm ngựa Bạch Mã vậy. Vậy có thể suy đoán, từ lúc Độc Cô Tổn bị đày và giết hại thì vào tháng 6/905 thì nhà Đường (bấy giờ bị thế lực Chu Toàn Trung thao túng chuẩn bị cướp ngôi lập nên nhà Hậu Lương) bắt đầu phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải luôn, năm sau phong thêm làm Đồng bình chương sự, cùng bọn Tiết độ sứ Ninh Viễn-Lĩnh Nam Tây Đạo là bọn Bàng Cự Chiêu-Diệp Quảng Lược để vỗ về miền cực nam.

    Thực ra có thể Khúc Thừa Dụ đứng đầu loạn quân năm 880 đuổi Tiết độ sứ Tăng Cổn vì chính sử không chép rõ là nhà Đường có dẹp được loạn quân ấy hay không. Nhưng tôi nghĩ khả năng này rất thấp. Tất nhiên là bằng chứng phủ phận việc ấy cũng không có. Có chăng có phát hiện gì mới, nhưng tạm thời tôi tìm mãi chẳng có tài liệu nào. Nhưng tôi không nghĩ 26 năm nhà Đường chẳng lẽ lại không làm gì, Khúc Thừa Dụ lại chẳng lẽ không gửi sớ biểu gì với nhà Đường để bị tuyệt tích như vậy cho đến khi được phong làm Đồng bình chương sự?

    Vả chăng một số nhân vật thời Đường bấy giờ bị lưu đày sang Hoan châu (xứ Nghệ Tĩnh ngày nay), Ái châu (Xứ Thanh Hóa ngày nay), có lẽ An Nam bấy giờ trên danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường dù Khúc Thừa Dụ có làm Tiết độ sứ hay không?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s