T-90 của Nga ở Ukraine

1

Từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine, người ta đã nói nhiều đến khả năng đón đánh của nước này trước lực lượng xe tăng hùng hậu có tính truyền thống của Nga.

Đến khi cuộc chiến trải qua được vài ngày thì thấy có nhiều hình ảnh được đăng tải về những chiếc xe tăng Nga cháy rụi, không những thế còn vỡ tan tành ra từng mảnh. Có người còn bình luận “thép Nga gì mà tồi thế.”

Mấy năm trước, Nga đã cho ra lò loại chiến xa mới là T-14 “Armata” nhưng nó chưa chứng minh được độ tin cậy, nên gánh nặng lần này sẽ được trao lên vai T-90, thậm chí các dòng cũ hơn như T-80 hay T-72. Từ lâu người ta, đặc biệt ở Việt Nam vẫn ca ngợi T-90 có sức mạnh vô địch có thể vượt trội so với xe tăng Phương Tây ở nhiều tiêu chí. “Nạn nhân” bị đem so sánh nhiều nhất là xe tăng Abram M1A1 của Hoa Kỳ. Cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa thực sự có kế hoạch phát triển thích đáng một loại MBT (xe tăng chiến đấu chủ lực) mới, nên Abram M1A1 còn bị so sánh với T-14 Armata, đương nhiên là “không có cửa!” Trò này thì gần đây có trang Soha đặc biệt thích thú, cũng là một cách tung hô “Nga là nhất.”

T-90 nghe quảng cáo thì đúng là nhất quả đất. Ở đây ta không nói đến phương tiện tấn công của nó, mà về phòng ngự. Lớp vỏ giáp Kontakt-5 Composite có giáp phản ứng nổ ERA ở ngoài. Hơn thế nữa, nó còn có hệ thống bảo vệ chủ động Shtora-1 gì đó có thể phát hiện đầu dò của tên lửa chống tăng đang đến gần để vô hiệu hóa (kích nổ tên lửa trước khi đến mục tiêu) bằng cách tung lựu đạn hay xịt khói lửa thế nào đó. Nhìn chung là tăng đấu tăng, nó không có đối thủ.

Nga cung cấp cho quân đội Syria của Bassar Al Assad 30 chiếc T-90, và theo các nguồn tin thì có đến 5 chiếc bị hạ bởi tên lửa chống tăng TOW-A2 do Mỹ cung cấp cho phiến quân. Loại này người bắn vẫn phải theo dõi và điều khiển bằng dây. Nó cũng nặng yêu cầu phải có giá 3 chân (tripod)

Gần đây Ukraine nhận được nhiều tên lửa chống tăng Javelin cũng của Hoa Kỳ. Loại này thuộc kiểu “bắn rồi quên” người bắn thậm chí không cần ngắm bắn. Tầm bắn của nó 2.5 dặm (4 kilometer) nên người bắn khá an toàn ít bị lộ vị trí. Nguyên lý tấn công của nó là dội trên tháp pháo xuống.

T-90 cũng như tất cả các loại xe tăng Nga theo truyền thống Xô-viết là thiết kế muốn thu nhỏ mục tiêu, tăng chiều dày vỏ thép, nên kho đạn được bố trí quanh tháp pháo. Với Abram M1A1, nó có kho đạn riêng ở dưới, sau tháp pháo và bảo vệ khá kỹ. Ưu điểm của cách bố trí quanh tháp pháo là dễ thiết kế nạp đạn tự động, tăng tốc độ xạ kích. Còn có một điểm nữa cần nói, là đạn của Nga nổ mạnh hơn nhiều so với đạn của phương Tây, cái này gọi là “tham công suất” trong thiết kế, đương nhiên phải chấp nhận việc thiếu an toàn. Kho đạn trên xe tăng Mỹ kể cả bắt lửa cũng còn lâu mới nổ.

Đó là lý do trước cách tấn công mới của các vũ khí hiện đại: tên lửa chống tăng dội nóc, UAV, drone cảm tử… xe tăng nói chung gần như thúc thủ, không có cách nào chống nổi. Về lý thuyết những ưu điểm của T-90 là chống lại được hết những nguy cơ trên nếu tất cả những trang bị của nó hoạt động tốt như quảng cáo.

Thực tiễn chiến trường đang cho thấy điều ngược lại.

Còn nói thép nó tồi thì chắc là không phải, nó nổ banh xác là vì bị tên lửa dội nóc, kho đạn trong xe nổ ngay lập tức nên tan tành ra như thế. Nó vẫn là tốt nhất thế giới, chỉ có tư duy của người đưa nó vào cuộc chiến mới lỗi thời.


Người thang lang cuối cùng

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s