TS Nguyễn Bê
Lịch sử là môn học được trang bị cho tất cả học sinh phổ thông và là những kiến thức cần thiết cho mọi công dân trong cộng đồng. Ngoại trừ những người nghiên cứu hàn lâm ngành sử học, tất cả những bài viết phải phù hợp với nhiều đối tượng để kiến thức này được quảng bá rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng. Bài viết về lịch sử phải chuyển tải đủ các yếu tố thời gian, không gian và các biến đổi từ sự kiện này sang sự kiện khác trong cùng tính chất, ta gọi đó là quá trình.
Ví dụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật… của một triều đại. Mở mang bờ cõi cũng là một quá trình của cha ông ta và đã có bài đăng trên https://nghiencuulichsu.com/2018/10/29/lich-su-viet-nam-tom-tat-qua-trinh-mo-coi/
- Mô tả quá trình trong lịch sử
Có nhiều cách mô tả quá trình, miễn sao người đọc dễ dàng theo dõi những biến động theo thời gian. Quá trình ở chế độ liên tục, nhưng số liệu của lịch sử để lại là gián đoạn nên khó phục hồi tính liên tục của quá trình. Do đó người thực hiện có thể chọn những sự kiện trung gian thích hợp để mô tả. Hầu hết sử dụng những hình vẽ phù hợp để mô tả và cho nó xuất hiện tuần tự từ sự kiện đầu tiên đến những sự kiện trung gian cho đến sự kiện cuối cùng.
Trong kỹ thuật người ta thường nghiên cứu hai quá trình: quá trình quá độ và quá trình sản xuất một loại sản phẩm nào đó
– Quá trình quá độ: nghiên cứu các biến động khi bắt đầu khởi động máy, dừng máy, hoặc thay đổi một chế độ làm việc nào đó. Quá trình này được vẽ bằng đường cong liên tục biều thị sự biến thiên biên độ so với giá trị đặt
Hình 2 mô tả đường cong tốc độ khi khởi động với nhiều giải pháp khởi động khác nhau. Đường màu đỏ cho thấy khi khởi động, tốc độ động cơ vượt qua giá trị đặt (đường ngang màu xanh) khoảng 1,3 nghĩa là 130%. Điều này không tốt nên người ta đưa ra giải pháp điều khiển để có đường màu đen. Nghiên cứu này cho phép ta lựa chọn giải pháp điều khiển phù hợp nhằm làm cho hệ thống ổn định nhanh nhất
– Quá trình sản xuất: những hệ thống làm việc dài hạn, ít khởi động như lò nung xi măng, lò nướng bánh… Đăc điểm là vài ba tháng mới dừng lại để bảo dưỡng nên việc khởi động ít được quan tâm mà quan tâm đến quá trình làm ra sản phẩm. Người ta theo dõi những thông số ở những vị trí thích hợp, từ đó đưa ra giải pháp điều khiển tối ưu để có sản phẩm tốt nhất.
Trong lịch sử, sự kiện đã xảy ra nên việc nghiên cứu quá trình nhằm làm sáng tỏ thêm sự kiện xảy ra cuối quá trình. Không thể mô tả quá trình trong lịch sử bằng đường cong liên tục như đã biểu diễn ở hình 2 mà phải mô tả bằng các sự kiện trung gian (sự kiện phụ) như ở hình 3. Vấn đề là đưa ra một số những sự kiện trung gian thích hợp có thể minh họa cho người đọc hình dung được sự biến xảy ra một cách liên tục
Sự kiện chính của quá trình này có thể là sự kiện trung gian của quá trình khác; ví dụ như chiến thắng Bạch Đằng (thời nhà Trần) là sự kiện chính khi mô tả trận đánh Bạch Đằng từ quá trình cắm cọc trên sông, phục binh, nhử địch vào bãi cọc, phản công, đốt tàu giặc, thu dọn chiến trường…. nhưng là sự kiện trung gian khi mô tả quá trình chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3.
- Cách mô tả quá trình lịch sử
– Mô tả bằng nhiều bản đồ có sự khác biệt về lãnh thổ và sắp xếp sự xuất hiện tự động như bài “quá trình mở cõi” đã đăng trên NCLS.
– Mô tả quá trình bằng các mũi tên, trên đó có thể ghi chú những thông tin cần thiết. Từ sự kiện chính ta cho các sự kiện trung gian lần lượt xuất hiện với các thông số là thời gian và không gian tương ứng. Đối với không gian ta có thể ghi tên hoặc sử dụng bản đồ có địa chỉ cụ thể
2.1 Mô tả quá trình: chiến cuộc nhà Lương – Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục
Sử dụng tên gọi các địa danh bằng một ô có ghi tên của địa danh đó
Tập hợp 11 hình từ hình 5 đến hình 15 ta có một file động mô tả quá trình “cuộc chiến với nhà Lương – Triệu Việt Vương 548 – 571” trình bày trên hình 16
2.2. Mô tả quá trình: chiến cuộc Trịnh – Mạc
Diễn giải từng sự kiện trung gian tương tự như 2.1, chỉ khác là dùng bản đồ để thể hiện không gian của sự kiện
- Kết luận
Từ xưa, với nguyên liệu là gạo người ta đã chế biến ra những món ăn hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Lý do đơn giản con người muốn sự khác biết, không thể nào ăn mãi một món cơm. Lịch sử cũng thế, không thể nào dành cho bạn đọc chỉ độc một món, mà cần được chế biến thành nhiều món hợp khẩu vị và bắt mắt giống như mâm cổ của người Huế.
Bài viết chỉ là một món được chế biến từ những con chữ và sử dụng những tiến bộ của công nghệ để có sự khác biệt trong cách viết về lịch sử. Hy vọng sự khác biệt này sẽ là món ăn tinh thần có đầy đủ dinh dưỡng cho bạn đọc.
Tôi thật sự Chúc mừng NCLS mỗi khi có tác giả tin cẩn mà gửi bài GỐC của mình tới trang này.
Nuôi sống và giúp trưởng thảnh một tạp chí Nghiên Cứu chính là các bài nghiên cứu (như bài này).
Nếu tôi là admin, có lẽ tôi phải tỏ lòng biết ơn tới các tác giả này.
ThíchThích
cảm ơn ông
ThíchThích
Cám ơn ban Vân Độ rất nhiều. Tôi cố gắng hết sức của mình để mong có những bạn đọc như bạn. Chúc bạn vui khỏe và luôn đồng hành với tôi trong các nghiên cứu sau nầy.
TS Nguyễn Bê
ThíchThích