Đây là bài cuối, chấm dứt loạt bài về Việt gian bán nước trong Lịch Sử
Nguyễn Ngọc Lanh
Bài này nói về các vị mới toanh, được “ta” phong danh hiệu sau năm 1945, buộc phải nhận. Và tất nhiên cũng được trao một sứ mệnh chính trị, buộc phải hoàn thành. Năm 1945 là cái mốc được toàn dân ghi nhớ, vì đó là thời kỳ mới trong Lịch Sử Việt Nam: Nước ta sẽ đi lên CNXH và CNCS. Nay, họ đã hoàn thành sứ mệnh, cần được giải nhiệm để nói lên một điều: “Ta cũng rất lương thiện, chứ bộ!”.
I. Bịa đặt để Chiêu Thống xứng đáng là Việt gian
Trước năm 1945, Lê Chiêu Thống là vị vua không bị bất cứ tư liệu lịch sử nào kết tội là phản quốc. Ngay những điều bịa đặt trong cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí (tiểu thuyết lịch sử) cũng chưa dám kết tội “bán nước” cho vị vua này. Bài thơ của cụ Hồ (Dân ta phải biết sử ta) lên án Gia Long, nhưng tuyệt nhiên không kết tội Chiêu Thống nửa câu nào hết…
Do vậy, nếu muốn mọi người tin rằng Chiêu Thống là Việt gian, cần phải thực hiện đủ 3 việc: a) Bịa đặt nhiều sự kiện lịch sử để vị này xứng đáng là Việt gian; b) Rót những điều bịa đặt vào tai những người cả tin (ví dụ, nhóm trình độ dân trí thấp; c) Viết vào sách, dạy tóm tắt cho học sinh tuổi còn non nớt: Để các cháu dễ nhập tâm và sẽ nhớ suốt đời.
“Ta” đã làm rất tốt cả 3 việc kể trên, nhất là việc thứ 3, nhờ vậy Lê Chiêu Thống giữ vững danh hiệu từ 1945 tới tận hôm nay (2022).
Ví dụ, bịa chuyện vua Chiêu Thống chịu nhục (quỳ lạy vua Tầu). Thời trước, chuyện bề tôi quỳ lạy vua là đương nhiên. Nghi thức đã viết rõ trong sách: Ba lần quỳ xuống, chín lần chạm trán xuống sàn (tam quỵ, cửu khấu). Đời Hậu Lê, kể từ khi đức Lê Thái Tổ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh, hoặc vua Lê Thánh Tông chấn hưng đất nước, cho đến đời Lê Chiêu Thống (vua cuối)… các vua ta đều phải tự xưng là “bề tôi” với các hoàng đế Trung Hoa. May, suốt 360 năm đó, vua hai nước chưa có dịp nào trực tiếp gặp nhau, nhưng nếu (giả sử) họ gặp nhau thật, đương nhiên vua ta phải quỳ xuống và lạy vua Tàu theo đúng quy định. Đây là nghi thức bắt buộc khi bề tôi gặp vua. Không những đời hậu Lê, mà trước đó là đời Trần, đời Lý – dẫu chiến thắng quân xâm lược Tống, Nguyên, vua ta vẫn phải giữ thân phận bề tôi với vua Tàu. Nay, nếu bàn chuyện Lịch Sử thời xưa mà không thừa nhận điều trên, thì chớ nên bàn tiếp. Chỉ tổ mất đoàn kết.
Thế thì, “nếu” thật sự vua Chiêu Thống có quỳ, có lạy vua Càn Long chăng nữa, chẳng qua cũng là tuân theo một nghi thức của một thời. Chẳng có gì đáng phê phán. Khốn nỗi, Lịch Sử cho thấy chưa bao giờ vua Chiêu Thống giáp mặt vua Càn Long, nhưng “ta” cứ bịa ra chuyện hai bên gặp nhau khiến Chiêu Thống phải lạy Càn Long, lấy đó làm cái cớ để mắng Chiêu Thống.
Bức tranh dưới đây đang lưu hành trên mạng với chú thích Chiêu Thống “chịu nhục” quỳ lạy Càn Long. Tuy nhiên, cũng bức tranh trên, lại có chú thích khác hẳn: Quang Trung (áo vàng) và hai bồi thần là Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở (áo đỏ) đang lạy Càn Long. Lịch Sử ta trước đây 150 năm nói rằng, vua Quang Trung (sang Tàu, dịp mừng vua Tàu 80 tuổi) là Quang Trung “giả” (nghĩa là: Vua giả lạy vua thật), nhưng gần đây, tác giả Nguyễn Huy Chính phát hiện những chứng cứ mới, cho thấy đó là Quang Trung “thật”. Thật hay giả, còn phải chờ một kết luận cuối cùng. Còn chuyện “Chiêu Thống lạy vua Tầu” thì kết luận cuối cùng là “bịa đặt”. Bởi vì, hai vua này chưa bao giờ gặp nhau.
![]() |
Bức tranh trên do họa sĩ Tàu vẽ ra. Nhiều bài tiếng Việt chú thích: Chiêu Thống lạy vua Tàu. Sai bét.
Vậy vị áo vàng chỉ có thể là Quang Trung, có điều: Đó là Quang Trung thật hay Quang Trung giả. |
Bịa ra chuyện “mẹ vua đứng ra cầu cứu nhà Thanh”. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, họ Trịnh là bề tôi của vua Lê, có công dựng lại triều Lê, được phong là “chúa” và được “cha truyền, con nối”, nghĩa là chỉ đứng dưới vua một bậc. Qua nhiều đời, họ Trịnh dần dần lấn át cả vua, cho tới khi thế tử (con chúa) dám công nhiên giết cả thái tử (con vua). Ý đồ cướp ngôi chẳng cần che dấu nữa. Đây chính là bi kịch của hoàng tôn (cháu vua) Lê Duy Kỳ. Cha vị này là thái tử Lê Duy Vĩ bị họ Trịnh giết, con trai vị này nối ngôi của ông nội, lên làm vua lúc 21 tuổi, nhưng cơ nghiệp đã tàn lụi, kho tàng đã trống rỗng, ngân quỹ đã cạn kiệt, triều đình lèo tèo, không có quân đội, không biết dựa vào đâu. Cuối cùng, ông đành dựa vào một thế lực quân sự là Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi vua Quang Trung (Tây Sơn) sai tướng Vũ Văn Nhậm diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Chiêu Thống tự thấy mình lâm nguy (vì liên can với Chỉnh), đành bỏ kinh đô đi trốn và thất lạc gia quyến. Quân Tây Sơn truy lùng để tận diệt, khiến gia quyến vua Lê và các quan phù trợ phải chạy qua biên giới (sang Tàu) mà không có bất kỳ giấy tờ nào xác minh thân phận. Do vậy, họ không đủ bất cứ tư cách nào để “cầu cứu nhà Thanh”. Chuyện bịa là “mẹ vua đã đứng ra cầu cứu nhà Thanh”. Thời nay, thử hỏi: Mẹ ông tổng thống có quyền đứng ra ký kết văn bản giữa hai nước hay không?. Bịa đặt chuyện “mẹ vua cầu cứu” chỉ nhằm lừa nhóm dân trí thấp, hoặc trẻ em đang học môn Lịch Sử.
Tôn Sĩ Nghị cũng bịa chuyên. Nhân dịp này, Tôn Sí Nghị muốn lập công (cơ hội chiếm nước ta) nên bịa chuyện tâu lên vua Thanh: “Nước Nam cầu cứu thiên triều”. Vua Thanh tưởng thật, cho phép huy động quân 4 tỉnh, nhưng đòi hỏi Tôn Sĩ Nghị phải trình ra cái “đơn cầu cứu chính thức” của vua nước Nam.
Sát tới ngày xuất quân mà Tôn Sĩ Nghị vẫn không thăm dò được tông tích vua Chiêu Thống, không biết vua đang chui lủi ở đâu, liền cử người sang nước ta lùng sục, chỉ cốt lấy được “thư cầu cứu” do đích thân vua viết. Còn chuyện vua Lê đem cả một triều đình ra đón đại quân của Tôn Sỹ Nghị, kèm theo cả trâu, rượu (để khao quân) cũng là bịa, bịa rất thô kệch. Vua Lê và vài người tùy tùng đang lẩn trốn sự truy lùng của Tây Sơn, làm gì có “triều đình” nào?
Còn nhiều chuyện bịa khác. Ví dụ, Chiêu Thống cố chạy theo tàn quân của Tôn Sĩ Nghị, thoát chết, sang được Tàu. Đây là lần đầu tiên vị vua này sang Tàu, nhưng tới khi chết vẫn chưa lần nào được diện kiến vua Tàu. Chuyện “lạy” là bịa. Nói rằng Chiêu Thống cứ nằng nặc xin vua Tàu cứu viện tiếp (!). Lại bịa nữa. Không có chuyện đó. Bởi vì, ngay sau chiến thắng, vua Quang Trung đã kịp cử phái đoàn sang Tàu để xin được phong, mang theo bức thư với lời lẽ cực kỳ khúm núm (1790). Nhà Thanh đã cố ý cho phái đoàn này gặp gỡ nhóm Chiêu Thống, khiến nhóm này tự thấy hết hy vọng. Nhà Thanh đã chuyển sang chính sách công nhận Tây Sơn, sau khi cân nhắc mọi đường: Lợi và hại. Không thể vì lời kêu khóc thảm thiết để rủ lòng thương bất cứ ai.
Tác giả Nguyễn Duy Chính, nhờ tiếp cận với nguồn tư liệu mới, rất đầy đủ, rất khả tín, đã viết tới 10 cuốn sách làm sáng tỏ cả một giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên, chỉ cần đọc bài đã đăng trên Nghiencuulichsu.com, nhan đề Chiêu Thống đáng thương hay đáng trách là đủ thấy: đâu thật, đâu bịa trong câu chuyện phong Việt gian cho ông vua này.
Nguyễn Duy Chính với loạt sách về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn
STT | Thể loại | Tên sách | Nơi
xuất bản |
Số
trang |
1 | Khảo cứu | Việt – Thanh chiến dịch | Văn hóa-Văn nghệ TP HCM | 544 |
2 | Thanh – Việt nghị hòa | 388 | ||
3 | Giở lại một nghi án lịch sử “Giả vương nhập cận” – Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không? | 236 | ||
4 | Phái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần Khánh thọ của Thanh Cao Tông | 484 | ||
5 | Sự suy tàn của triều Lê cuối thế kỷ XVIII | Dân Trí Books và Khoa học xã hội | 408 | |
6 | Tư liệu | Khâm định An Nam Kỷ lược | Hà Nội | 1.080 |
7 | Đại Việt quốc thư | Văn hóa-Văn nghệ TP HCM | 408 | |
8 | Đàng Trong thời chúa Nguyễn | Phương Nam Books và Hội Nhà văn | 224 | |
9 | Tiểu luận | Núi xanh nay vẫn đó | Văn hóa-Văn nghệ TP HCM | 600 |
10 | Vó ngựa và cánh cung | 516 | ||
Tổng số trang | 4.888 |
Sứ mệnh của Chiêu Thống sau khi trở thành Việt gian
Năm 1930 đảng Việt Nam Quốc Dân (sau này gọi tắt là Việt Quốc) của Nguyễn Thái Học đã khởi nghĩa chống Pháp, trong khi đảng Cộng Sản chỉ mới bắt đầu hình thành sơ sài. Khởi nghĩa thất bại, các chiến sĩ Việt Quốc sống sót chạy sang Trung Quốc, khi đó cũng do một đảng cùng tên, cùng chủ nghĩa (Tam Dân) đang cai trị nước này. Cũng ở Trung Quốc, người Việt còn một tổ chức cách mạng là đảng Việt Nam Cách Mạng (gọi tắt là Việt Cách), cũng mưu đồ độc lập cho đất nước.
Khi Việt Quốc đã khởi nghĩa (thất bại) thì đảng Cộng Sản mới bắt đầu nhen nhúm, hoạt động bí mật và gây cơ sở trong nước bằng cách lập ra một tổ chức rộng rãi, gọi tắt là Việt Minh. Ngoài ra, ĐCS cũng có những hoạt động bên Trung Quốc, có quen biết và hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách. Mâu thuẫn giữa ba đoàn thể này chưa xảy ra.
Tóm lại, cả Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh đều yêu nước, chỉ khác nhau về cách yêu nước và về mục tiêu cuối cùng (sau khi đã giành lại độc lập). Tới lúc đó, Việt Minh sẽ xóa bỏ tư hữu, còn Việt Quốc và Việt Cách sẽ tôn trọng tư hữu.
Năm 1945, phát xít Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp, rồi ngay sau đó vẫn phải đầu hàng phe Đồng Minh. Dịp này, Việt Minh kịp nắm thời cơ đã khởi nghĩa thành công, giành được chính quyền. Cũng năm 1945, phe Đồng Minh phân công Trung Hoa đem 200.000 quân vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật, nhân đó Việt Quốc và Việt Cách cũng theo về Việt Nam. Ba tổ chức yêu nước này chỉ tạm hợp tác trong thời gian ngắn, nhưng cạnh tranh nhau và tới mức lên án nhau là “phản quốc”, là “cộng sản”, là “bán nước” (bán cho Nga, bán cho Tàu…). Rồi gây đổ máu lẫn nhau. Kịp thời, Việt Minh phong cho một nhân vật lịch sử, đã chết từ 1 – 2 thế kỷ trước – tức Chiêu Thống – danh hiệu Việt gian, để ám chỉ Việt Quốc, Việt Cách. Rốt cuộc, quân Tàu hết nhiệm vụ, rút về nước, khiến các chiến sĩ Việt Quốc, Việt Cách trước nguy cơ bị tiêu diệt cũng phải chạy sang Tảu (1946). Chỉ 3 năm sau, ĐCS Trung Quốc lên cầm quyền, số phận của họ thật bi đát. Do vậy, “ta” chỉ cần bịa đặt hành vi của Chiêu Thống ở thời xưa, cũng tương tự như hành vi của Việt Quốc, Việt Cách ở thời nay, là… xong!. Đó là “rước” quân Tàu về và sau đó “chạy theo Tàu”, để rồi chết nhục ở bên Tàu. Dân chửi bới Chiêu Thống tức là chửi Việt Quốc, Việt Cách. Thật sự, Chiêu Thống không thèm biết Việt Minh là ai, cũng không làm hại gì cho Việt Minh, nhưng bị Việt Minh lôi ra xỉ vả là có lý do.
Thời 1945-1946, chúng tôi đã trên 10 tuổi, có đứa đã 15 tuổi, được các đồng chí Việt Minh dạy bài hát (theo điệu Tiến Quân Ca), trong đó Việt Quốc và Việt Cách bị gọi là “lai Tàu”.
Đoàn quân “Tàu lai” đi… sao mà ốm đói!
Bước chân què, lê trên bước đường Việt gian!
Tóm lại, sứ mệnh chính trị của Việt gian Chiêu Thống là trở thành cái bia hứng mọi lời nhiếc móc những thế lực người Việt thân Tàu, dựa vào Tàu để mưu đồ địa vị cầm quyền. Đến nay, rất nên giải nhiệm cho Chiêu Thống, không những thể hiện sự lương thiện (tôn trọng sự thật lịch sử), mà còn ngỏ ý rằng thời nay đã không còn đám người nào cầu cạnh Tàu để mong giữ quyền trị dân nữa.
II. Nhiệm vụ chính trị của Việt Gian Gia Long
Ngày 15-6 năm 1946, quân Tàu rút hết về nước. Việt Quốc, Việt Cách tan rã, tàn dư chạy sang Tàu. Nội trị hoàn toàn do Việt Minh nắm giữ. Tuy vậy, tình hình vẫn căng thẳng, vì Pháp ngày càng lộ rõ ý đồ chiếm lại nước ta. Ngay cuối năm 1946, chiến tranh Pháp – Việt nổ ra. Do vậy, “Ta” cần tạo ra một Việt gian mới để toàn dân phỉ nhổ, ám chỉ những người Việt rắp tâm theo Pháp. Người được đích thân cụ Hồ chọn lựa là Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long.
|
Điều đặc biệt là ngay từ năm 1942 (Pháp còn cai trị nước ta, triều Nguyễn vẫn tồn tại) cụ Hồ đã coi Gia Long là thủ phạm “dấy can qua” (tức gây nội chiến) và “rước Tây vào nhà”. Xin trích đoạn nói về triều Nguyễn (hơi bị dài, so với các đoạn về những triều vua khác)
Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si.
Từ năm Tân Hợi trở đi,
Tây đà gây chuyện thị phi với mình.
Vậy mà vua chúa triều đình,
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.
Nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.
Năm Tự Đức thập nhất niên,
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.
Hăm lăm năm sau trận này,
Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan,
Ngàn năm gấm vóc giang san,
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!
Tội kia càng đắp càng đầy,
Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,
Cùng thành còn mất làm gương để đời.
Đây là bài thơ năm 1942, có mục đích khơi gợi lòng yêu nước nhằm động viên nhân dân tham gia Việt Minh, chống Pháp (đang cai trị nước ta) nhưng những sự kiện lịch sử dẫn ra để làm minh chứng trong bài thơ này thì… sai. Xỉ vả Gia Long chính là nhằm xỉ vả những người Việt theo Pháp, thời gian 1946-1954.
Đầu đuôi tóm tắt như sau. Trương Phúc Loan mưu đồ chiếm ngôi của chúa Nguyễn đã giết hại dòng họ này, khiến dân oán hận. Tây Sơn nổi lên với danh nghĩa chống Trương Phúc Loan, ủng hộ người kế vị chúa Nguyễn (gả cả con gái cho vị này), nhờ vậy đã bành trướng thế lực. Nhưng chúa Trịnh ở Bắc Hà nghe tin đã kéo quân vào Nam, cũng với danh nghĩa diệt Trương Phúc Loan, nên thắng thế, khiến Tây Sơn phải đầu hàng và gia tộc chúa Nguyễn (sống sót) phải chạy bán sới vào tận Nam Bộ. Nội chiến ba phe bắt đầu. Chuyện “dấy can qua” thì thủ phạm chính là Tây Sơn, còn ba phe tham chiến là Tây Sơn, Trịnh và Nguyễn. Gia Long khi đó (tên là Nguyễn Phúc Ánh) còn quá nhỏ tuổi, không thể “dấy can qua” – như bài thơ trên bịa ra. Kết quả diễn biến của nội chiến là: 1) Tây Sơn diệt Trịnh; 2) Chúa Nguyễn diệt Tây Sơn, thống nhất đất nước.
Nguyễn Ánh có lính đánh thuê (người Pháp) cũng như Tây Sơn có lính đánh thuê (giặc biển, người Tàu). Thuê xong, là chấm dứt hợp động. Không nên vu tội cho những người thuê. Sau đó, Gia Long đã chết trên nửa thế kỷ, Pháp (và thực dân châu Âu) mới sang chinh phục châu Á. Và hầu như mọi nước châu Á đều mất nước trước sức mạnh châu Âu, không riêng Việt Nam. Sao các dân tộc khác không đổ tội cho vua của họ, mà dân ta cứ khăng khăng đổ tội cho vua ta?
Trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, cháu, chắt và chút của Gia Long đã quyết chiến, đã huy động toàn lực và cử những tướng giỏi nhất đánh Pháp. Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật… đều tuân lệnh triều đình mà chống Pháp. Bài thơ trên, sao chỉ khen mấy vị tướng (tuân lệnh), mà lại chê bai người ra lệnh?. Thật vô lối.
Tóm lại, muốn phong Gia Long danh hiệu Việt Gian, phải bịa chuyện. Phát động cuộc chửi bới Gia Long không nhằm vào Gia Long. Bởi vì, mãi mãi, Lịch Sử vẫn công nhân đây là vị vua có công thống nhất đất nước (như Đinh Tiên Hoàng), có công giữ Trường Sa, Hoàng Sa, đặt ra quốc hiệu “Việt Nam” và tạo ra thành ngữ “từ Nam Quan tới Cà Mau”… Gia Long buộc phải làm Việt gian để trở thành biểu tượng hứng lấy sự nguyền rủa những người theo Pháp khi Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).
Liệu đã tới lúc giải nhiệm cho vị vua này, vì cuộc kháng chiến chống Pháp đã trôi qua được 70 năm rồi?. Không phải vì thương hại Gia Long, mà vì cứu vớt sự lương thiện và đạo đức của các thế hệ đã chửi bới vị vua này.
III. Nhiệm vụ chính trị của Việt Gian Ngô Đình Diệm
Ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến tranh chống Mỹ. Do vậy, ngay sau Việt gian Gia Long, phe “ta” cần một Việt gian mới, để thay mặt những kẻ tay sai Mỹ, nhận mọi lời mắng nhiếc. Lần này, vai trò thích hợp rơi vào cụ Ngô Đình Diệm. Dưới thời thuộc Pháp, cụ Diệm là một thượng thư, nhưng là ủy viên quốc nội của Hội Quang Phục Việt Nam do cụ Phan Bội Châu đứng đầu. Tóm lại, đây là một nhà yêu nước, chống Pháp.
Sinh thời, năm 1954, giữa cụ Hồ và cụ Ngô đã từng trao đổi với nhau lời chúc tết trên cương vị chủ tịch nước VNDCCH gửi tổng thống CHVN. Hữu nghị và tôn trọng giữa hai vị nguyên thủ. Tiếp đó, cụ Hồ có nhận định: ông Ngô Đình Diệm yêu nước theo cách của ông ấy. Đúng vậy, có rất nhiều cách yêu nước (thời hiện đại, yêu nước mà tận diệt lẫn nhau là do quan điểm trái ngược nhau đối với quyền tư hữu và quyền tôn giáo). Sớm hơn nữa, năm 1946 cụ Hồ đã mời cụ Ngô giữ chức thủ tướng chính phủ do cụ Hồ làm chủ tịch. Việc không thành. Tóm lại, dẫu nhìn từ góc nào, cụ Ngô cũng không thể là Việt gian “bán nước”, nhất là khi cụ chống lại ý đồ Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam; do vậy mà bị Mỹ giết bỏ. Xin không nói dài.
IV. Phải giải nhiệm cho các vị Việt gian
Phe “ta” liên tiếp chống Việt Quốc, Việt Cách, Pháp và Mỹ, do vậy đã liên tiếp tạo ra 3 vị “việt gian” thích hợp. Các vị “việt gian” đều yêu nước theo cách của mình. Bịa chuyện để phong vị này hay vị khác là “việt gian” chỉ để hỗ trợ một mục tiêu chính trị (trước mắt và rất cụ thể) nào đó… thì nay (sau 80 năm) cần sửa sai, sau khi đã thực hiện xong mục tiêu.
Cụ Hồ để lại cả một cơ nghiệp đồ sộ. Kèm theo cơ nghiệp này, cụ Hồ còn trao lại một quyền lục – “tuyệt đối và toàn diện” – rất đủ, để những vị hiện nay đang trực tiếp thừa hưởng cơ nghiệp nói trên… có vũ khí sắc bén mà giữ chắc lấy cơ nghiệp đó.
Liệu các vị có trách nhiệm sửa sai với các “việt gian”, hay đợi ai khác sửa cho?
Chú thích. Bài này không đưa link tài liệu tham khảo (vì sử dụng chúng từ các bài trước)
Loạt bài Việt Gian trong lịch sử :
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 1)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 2)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 3)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 4)
- Việt gian trong lịch sử (bài 5)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 6)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 6: tiếp)
- Việt gian bán nước trong lịch sử (bài 7)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (bài 8)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (bài 9)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10a)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10b)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10c)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10d)
- Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10e)- Hết
- Việt gian bán nước trong lịch sử : vua Gia Long làm Việt Gian để tôn vinh vua Quang Trung
- TÌNH CẢM và LÝ TRÍ khi tìm hiểu Lịch Sử: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VUA QUANG TRUNG
quá là chí lý, rõ ràng và sáng sủa. dìm hàng , truyền thông tin giả, phao tinđồn nhảm là chiêu để thắng trong một cuộc chiến. Đúng là đã đến lúc diễn giải khác đi cho hợp với 4.0
ThíchThích
“Việt Minh sẽ xóa bỏ tư hữu, còn Việt Quốc và Việt Cách sẽ tôn trọng tư hữu”
Rất đúng . Chính vì vậy mà Việt Minh được sự ủng hộ của (đa số) dân mình lúc đó
“Ông Trần Văn Giàu khen “chỉ có người mác xít (Marxist) mới ký được hiệp ước Xít Mác”
Rất chính xác . Mong mọi người đừng tách rời chủ nghĩa Mác-Lê khỏi tư tưởng Hồ Chí Minh từ giờ trở đi
“Phe “ta” liên tiếp chống Việt Quốc, Việt Cách, Pháp và Mỹ, do vậy đã liên tiếp tạo ra 3 vị “việt gian” thích hợp”
May quá, phe Ta tức phe cụ Nguyễn Ngọc Lanh chả bao giờ chống Cộng cả .
ThíchThích
Nói chung thời Lê chiêu Thống thì có thể bạn đúng (ô ấy chưa gặp vua Tàu bao giờ) chứ còn cầu cứu viện binh của Tàu sang là không thể tránh khỏi? Thời xưa chuyên có kiểu thất thế là đem lễ vật sang nước mạnh để cầu cứu sau đó hứa thần phục và cắt đất..vv…
Còn Gia Long không cầu cứu ng Tây nhưng cầu cứu Xiêm La (Thái Lan) khi cùng quân Xiêm La sang đánh nước ta bằng đường biển thì bị quân Tây Sơn đánh thua tan tác. Tội ô này cõng rắn cắn gà nhà là đúng rồi không biện hộ gì đc nữa.
Ngô Đình Diệm thì tội nặng hơn rất nhiều, làm tổng thống ngụy quyền chỉ chuyên tâm hại đồng bào, luật 10/59 của họ Ngô chuyên lê máy chém đi khắp các tỉnh Nam Bộ để giết hại ng yêu nước, giết hại ng dân vô tội…
Tóm lại 3 vị trên đều là Việt gian là đúng rồi. Không bào chữa đc gì cả bởi sự thật mãi là sự thật. Ai có công ai có tội chẳng thể nói mà đc.
ThíchThích
Đâu cần quá chi tiết của 3 vị này. Ta chỉ cần nói các điều chính yếu bản chất công bằng để đánh giá mà thôi. Thứ nhất về tài thì tôi đồng ý là các vị đều có tài cả, không có thì làm sao mà có người theo, mà tây tàu nó dùng. Thứ 2 về yêu nước. Nếu ai nói họ yêu nước thì thật ngây thơ để nói về chính trị, họ chỉ yêu mục đích của họ bất chấp hậu quả mà thôi. Cách mà họ làm là nhờ quân đội nước ngoài vào lãnh thổ VN giúp họ nếu thành công thì họ là nô lệ cho nước đó. Lê chiêu thống không thành thì thôi, Nguyễn Ánh may mắn vì Quang Trung mất mà thành công. Ngô Đình Diệm cũng gọi là thành công nhưng kết cục cũng bị đàn em sát hại. Tóm lại xét bản chất thì các đó không có gì để dân tộc này phải tôn trọng cả, dân tộc này là dân tộc anh hùng bất khuất và có quá nhiều anh hùng kiệt xuất rồi. 3 vị này gọi việt gian cũng không phải là quá đáng lắm.
ThíchThích
1- Về comment của Nguyễn Trung Thành.
Loạt chủ đề này tới 15 bài, nhưng có lẽ người này chỉ đọc bài cuối và vẫn khư khư giữ những gì đã học từ thời khăn quàng đỏ.
2- Về bác Nguyễn Duy Phương. Thế nào là yêu nước? Khi nước ta còn là thuộc địa, vị nào chủ trương giành độc lập đều là yêu nước. Ngô Đình Diệm và Việt Minh, Việt Cách, Việt Quốc đều yêu nước (chủ trương đuổi Pháp). Họ tiêu diệt nhau vì thấy rằng sau khi có độc lập thì một bên sẽ tiêu diệt tư hữu (theo CS) bên kia sẽ tôn trọng tư hữu (theo Tư Bản).
3- Nam Hàn khi sắp bị Bắc Hàn thôn tính, đành rước Mỹ vào cứu. Nay Mỹ vẫn còn đóng ở đó. Nam Hàn có bán nước cho Mỹ không?
ThíchThích