Việt gian bán nước trong Lịch Sử (bài 8)

Ông Ngô Đình Diệm: Việt gian thời hiện đại

Gia đình thanh bạch của thượng thư Ngô Đình Khả, hình chụp năm 1905 Từ trái: Ngô Thị Giao (sau này là nhạc mẫu của ông Trần Trung Dung,) bà Ngô Đình Khả bồng Ngô Thị Hiệp (thân mẫu tương lai của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) Thượng Thư đương chức Ngô Đình Khả, 3 con trai: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Khôi (chưa có giầy dép, mặc dù hiếm khi có dịp chụp hình, quần áo rất bình dân),  (các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn chưa ra đời.)  Nguồn: Vĩnh Phúc.

Gia đình thanh bạch của thượng thư Ngô Đình Khả, hình chụp năm 1905- Từ trái: Ngô Thị Giao (sau này là nhạc mẫu của ông Trần Trung Dung,) bà Ngô Đình Khả bồng Ngô Thị Hiệp (thân mẫu tương lai của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) Thượng Thư đương chức Ngô Đình Khả, 3 con trai: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Khôi (chưa có giầy dép, mặc dù hiếm khi có dịp chụp hình, quần áo rất bình dân),(các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn chưa ra đời.)-Nguồn: Vĩnh Phúc.

Nguyễn Ngọc Lanh

– Được đưa vào danh sách, tất nhiên ông không phải Việt Gian “thường” (như các cụ Lê Hoan, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh…), mà là Việt Gian bán nước (!). Nếu so với Lê Chiêu Thống (vua) và Gia Long (cũng vua), ông Diệm bán nước ở cương vị tổng thống. Mà đây là tổng thống do “phổ thông đầu phiếu” bầu ra; tức là quyền hành rất lớn. Vậy, đâu có kém gì?. Nếu so với Kiều Công Tiễn, Ngô Nhật Khánh, Trần Ích Tắc, ông hơn hẳn về địa vị, chức danh. Nó giúp ông, nếu thật tâm định bán nước; ông đủ khả năng làm cái “rụp”.  

– Nhiệm vụ chính trị mà ông Diệm được trao vẫn chỉ là… “trở thành” cái túi để hứng mọi lời lăng mạ, đặng răn đe tất cả những ai rắp tâm “bán nước” như ông.

– Đó là thời điểm miền Bắc coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, còn Diệm là tay sai đắc lực nhất. Trên báo chí, chúng ta gắn liền Mỹ-Diệm. Diệm đổ, được thay bằng Mỹ-Thiệu và Mỹ-Thiệu-Kỳ. Mỹ rút, ta đưa ra cụm từ Thiệu-Kỳ-Hương…

– Do ông Diệm là Việt Gian ngay khi còn sống (khác với các Việt Gian tiền bối), ông có quyền lực và dùng quyền để gây dựng một chế độ thù địch với CNXH… cho nên gọi ông là Việt Gian chính là để dân Việt oán ghét ông mà hưởng ứng cuộc chiến (đã dự định sẵn) nhằm lật nhào cái chế độ của ông. Rất có thể ông là cái cớ cho một cuộc chiến tranh ác liệt gấp bội so với cuộc chiến chống Pháp.

I. Bốn khác biệt so với tiền bối

Tuy nhiên, đúng là hậu sinh khả úy; Việt Gian Ngô Đình Diệm có 4 điểm khác biệt mà các vị Việt Gian trước ông không thể có được. Đây là vị Việt Gian đặc biệt mà nước ta chưa từng có. Nhưng liệu ông có phải là vị cuối cùng?.

       1 – Được phong Việt Gian năm 1954, ông đang sống sờ sờ. Sống đến năm 1963; nếu không muốn nhận vinh dự này, ông vẫn còn mồm để cãi. Nhưng không thấy ông cãi. Hoặc là ông không thèm cãi; hoặc là ông tự thấy có cãi cũng không lại. Đầu đuôi thế này. Năm 1952-1953 khi cuộc kháng chiến chống Pháp liên tiếp thắng lợi, chính phủ ta (VNDCCH) đã kịp cảnh báo toàn dân: Đế quốc Mỹ đang giúp thực dân Pháp kéo dài chiến tranh. Nếu Pháp đành bỏ cuộc, Mỹ sẽ thay thế Pháp tiếp tục xâm lược nước ta... Việc Mỹ giúp Pháp, dân Việt Nam thấy rõ nhất khi Pháp bị vây khốn ở cứ điểm Điện Biên Phủ. Pháp thua. Hiệp định Geneve (tháng 7-1954) chia đôi đất nước ta. Chính phủ “quốc gia” của quốc trưởng Bảo Đại theo chân quân Pháp di chuyển vào miền Nam, kéo theo 1,1 triệu dân di cư; nhưng uy tín thì xuống dốc. Do vậy, quốc trưởng Bảo Đại (đang ở Pháp) thấy cần có một thủ tướng mới, đã mời Ngô Đình Diệm (đang ở Mỹ) tới gặp và đạt được thỏa thuận (16-6-1954). Tuy nhiên, thú vị là quốc trưởng thì thân Pháp, còn thủ tướng thì thân Mỹ, liệu có thể gắn kết lâu dài với nhau?. Nhưng thú vị hơn, là ông Ngô Đình Diệm được vinh phong Việt Gian trước thời hạn. Cụ thể, ngày 7-7-1954 ông mới lập chính phủ; ngày 20-7-1954 các bên mới ký hiệp định Geneve, nhưng trước đó cả tháng, đã có quyết định phong ông là Việt Gian. Quả là việc làm rất kịp thời.

Chú thích. Quyết Định phong Việt Gian cho ông Diệm được đăng trên báo Nhân Dân 24 tháng 6 năm 1954 ; với cách hành văn rất đặc trưng của tờ báo này.

Nguyên văn: “Dưới thời thực dân Pháp trước đây, do tài luồn lọt bợ đỡ, Diệm từ chỗ một tên công chức nhỏ đã được cất nhắc dần dần lên tới tuần phủ. Thấy quan thầy chú ý, Diệm càng trổ tài khuyến mã, ra sức đàn áp cách mạng, áp bức nông dân, nên đến năm 1933 nó được quan thầy đặc cách phong chức thượng thư bộ Lại trong cái thứ triều đình mọt nát của Bảo Đại. Hồi phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, địa vị thực dân Pháp lung lay, Diệm giở mặt thay thầy đổi chủ. Nó cử tên Vũ Đình Dy sang Đông Kinh thay mặt nó lạy van phát xít Nhật và xin cho nó cái chân thủ tướng bù nhìn. Nó lại cho tên tay sai Phan Thúc Ngô sang Nhật lần nữa mang cái “Lời thề trung thành” của nó tâu hỏi với phát xít Nhật và tên bù nhìn Cường Để, đồng thời định rước Cường Để về làm vua bù nhìn,.. Ngô Đình Diệm chính là một con chó săn lai Nhật, lai Tây, lai Mỹ chuyên thay thầy đổi chủ,…”.

Chú thích của chú thích. Tám chữ “đàn áp cách mạng” và “áp bức nông dân” cắt nghĩa cho khẩu hiệu “đả thực dân, bài phong kiến” nên rất hay được dùng, nhất là năm 1954 không khí cải cách ruộng đất còn hừng hực. Tuy vậy, 4 chữ nữa, là “gây nhiều tội ác” cũng phổ dụng không kém, nhưng báo Nhân Dân lần này chưa dùng tới (có lẽ vì họ Ngô theo công giáo nhiều đời và là nạn nhân của sự kỳ thị). Trong Quyết Định nói trên, ta thấy rất nhiều hình dung từ mang tính thóa mạ. Đó là đặc trưng của loại văn phong “căm thù địch” – trước năm 1945 chưa bao giờ có. Dưới đây cũng cần làm rõ tên bù nhìn Cường Để là ai mà (nếu hắn) lên làm vua sẽ thành “bù nhìn” một lần nữa (bù nhìn của bù nhìn). Chó săn đã hiếm, chó săn lai rất hiếm, lai Nhật-Tây-Mỹ… càng hiếm. Rồi xem.

       2 – Bán nước cho đế quốc Mỹ. Vị Việt Gian này không thèm bán nước cho Tàu, hay cho Tây (như các vị “cổ điển” trước ông). Với Tàu, năm 1954 Tàu chưa lộ mặt muốn “mua nước” ta, thậm chí được ta coi là ân nhân. Phải đợi 20 năm sau mới rõ. Với Tây, ông Diệm chống lại từ 1933, được cụ Phan Bội Châu chứng nhận – sẽ nói ở dưới. Chỉ còn Mỹ, nhưng ông không bán nước cho Mỹ. Theo quan điểm của ta, ông bán nước cho đế quốc Mỹ. Đây là tên đế quốc được phong đặc cách, buộc phải nhận – để phục vụ một nhiệm vụ chính trị do phe ta giao cho.

Chú thích. Mỹ chỉ có một thuộc địa là Philippin. Trong Đại chiến II (1939-1945) Philipin bị Nhật chiếm. Khi Nhật đầu hàng (15-8-1945), lẽ ra Mỹ lấy lại Phillippin. Nhưng Mỹ đã trả lại độc lập cho Philippin và mạnh mẽ đề nghị các đế quốc khác cũng làm như vậy. Cứ tưởng Mỹ sẽ được khen “gương mẫu” vì mở ra thời kỳ xóa bỏ chế độ thực dân. Nhưng mà không. Một chục năm sau – khi phong cho Ngô Đình Diệm là Việt Gian (1954), ta vẫn phong Mỹ là “đế quốc”. Tại sao vậy? Nguyên nhân là… nếu Mỹ không còn là đế quốc thì Mỹ cần quái gì “mua nước” nào? Nếu Mỹ không cần “mua nước” thì Ngô Đình Diệm không thể “bán nước”. Chả lẽ bán nước cho kẻ không cần mua nước? Bởi thế, 60 năm sau (2015), khi kỷ niệm ngày 30-4, ta vẫn nói và viết “đế quốc Mỹ”. Đây là ta nói nội bộ, nói với dân; chớ trong ngoại giao Việt-Mỹ, ta không bao giờ nói thế. Trời mà biết, đó là ta không nỡ nói (thương Mỹ), hay là không thèm nói (khinh Mỹ), hay là không dám nói (sợ Mỹ). Trời mà biết… Chỉ biết rằng “đế quốc Mỹ” thích làm phiền ta về nhân quyền. 

       3 – Bị “chửi cha”. Không một vị Việt Gian bán nước nào bị bêu xấu từ đời ông-cha. Rêu rao khắp xóm để rủa xả từ cha ông đến hậu duệ là cách làm đặc bần-cố nông khi họ lâm vào tình huống mất gà. Các cụ sinh ra Gia Long và sinh ra Lê Chiêu Thống đều được yên nghỉ, siêu thoát. Chỉ có cha Việt Gian Ngô Đình Diệm là bị lôi ra khỏi mồ. Bởi vậy, thời nay muốn xét đoán nhân vật này, cần phải đối chiếu tư liệu trước 1954 và sau 1954. Trước năm 1954, cha Ngô Đình Diệm chưa bị ai chửi, vẫn yên thân. Chỉ từ sau năm 1954 ông Ngô Đình Khả (1850 – 1925) mới bị xúc phạm. Thân thế, hành trạng của ông được nói khá đủ ở Wikipedia, nhưng muốn hiểu rõ về con người này vẫn cần khai thác thêm nhiều tư liệu từ nhiều nguồn khác nữa. Sinh trưởng trong một gia đình nho học và công giáo nhiều đời, dáng dấp thư sinh, nho nhã của ông còn giữ tới già trong những bức ảnh hiếm hoi thời đó. Ông được gia đình gửi học 8 năm về tiếng Pháp, tiếng Latin, thêm triết học, thần học ở trường Dòng Penang, Malaysia. Tất nhiên, ông không thành linh mục, mà thành người phiên dịch thạo tiếng Pháp, Latin, Hán và Việt. Việc của ông là giúp tòa Khâm Sứ và Nam Triều hiểu nhau mỗi khi giao tiếp, trao đổi. Rất lâu về sau, ông mới bước vào ngạch quan lại – với chức vụ An Phủ Sứ, đứng đầu hành chính tỉnh Quảng Bình. Trước 1954, ông (cùng với thượng thư Nguyễn Hữu Bài) được ca ngợi bằng hai câu: Đày vua không Khả; đào mà không Bài. Chả là, năm 1907 khi người Pháp nhận ra sự chống đối của vua Thành Thái, họ muốn có sự đồng tình của triều đình để thực hiện truất ngôi vua, nhưng duy nhất Ngô Đình Khả phản đối; dù sau đó ông bị mất chức. Sự việc được cô đọng thành 4 chữ “đày vua không Khả“, lưu truyền trong dân suốt nửa thế kỷ như một tiếng thơm. Sau 1954, một bài báo đã suy luận để cắt nghĩa 4 chữ trên theo cách rất sáng tạo. Câu (nguyên văn) trong bài báo này là: “sự thật thì thế nào? Sau khi “có công” cùng Nguyễn Thân đàn áp phong trào cần vương của cụ Phan Đình Phùng, Khả đã được Pháp đưa vào làm thượng thư để dò xét vua Thành Thái… (báo Nhân Dân ngày 10 Tháng Một 1961) .

Xin ngừng ở đây. Vì mục tiêu của bài viết này chỉ nhằm nói rằng… Việt Gian Ngô Đình Diệm bị “chửi cha”, chứ không định làm rõ những lời chửi là “đúng” (vạch trần sự xấu xa của ông Khả) hay là “sai” (tức vu cáo cho người đã chết).  

Chú thích. Ngô Đình Khả bỗng dưng nổi danh, là nhờ Ngô Đình Diệm thành Việt Gian (1954). Các bài lên án ông Khả không thiếu. Chúng góp phấn quan trọng để nền Giáo Dục nước ta thành công trong dạy Lịch Sử cho nhiều thế hệ liên tiếp. Không khó để tra cứu.

Dần dần, đã xuất hiện những bài thừa nhận “công” của ông Ngô Đình Khả (ví dụ, sáng lập trường Quốc Học ở Huế) nhưng sau đó vẫn chốt lại bằng “tội”. Rồi đến các bài khách quan hơn, đã thanh minh cho ông Khả về những cái “tội” rất vô lý. Có bài đưa cả cụ Hồ vào cuộc. Nhưng các từ điển, như Từ Điển nhân vật, có lẽ tương đối khách quan nhất, vì tác giả tuân theo các nguyên tắc khoa học và tự gắn danh dự vào nội dung mình đã viết ra. Bạn đọc nào quan tâm, rất dễ khai thác các nguồn tư liệu rất phong phú này.

        4- Công giáo lâu đời. Cái nhãn “công giáo nhiều đời” duy chỉ Việt Gian Ngô Đình Diệm mới có. Nó có thể bôi nhọ ông, nếu ta tra cứu trang Giao Điểm và nhiều trang tương tự. Đó là những trang kỳ thị công giáo. Nhưng sẽ có lợi cho ông, nếu tra cứu những trang khác, đề cao đức tin, thiện căn của những tín đồ thuần thành: Họ không thể có ác tâm, vì trái với đạo.

Bài viết này không có mục tiêu làm sáng tỏ Đúng/Sai, giữa các quan điểm khen chê liên quan tới công giáo; mà chỉ lưu ý rằng nếu triều Minh Mạng, Tự Đức… rất căm ghét công giáo – cho đến khi mất nước – thì sau khi triều Nguyễn sụp đổ (1945) nếu vẫn tiếp tục nghi kỵ và kỳ thị công giáo sẽ rất bất lợi cho sự nghiệp đoàn kết chung. 

II. Quá khứ Việt Gian Ngô Đình Diệm: Xấu đến mức nào?

  1. Bị mất chức vì bất đồng với Khâm Sứ Pháp

Khi tặng danh hiệu Việt gian cho ông Diệm, báo ta (đã nêu trên) nhắc đến năm 1933. Đây quả là cái mốc quan trọng. Đó là năm ông Diệm đang giữ chức Thượng Thư triều vua Bảo Đại. Thực chất, triều đình Huế chỉ có “quyền rơm”, và quyền này chỉ khu trú ở Trung Kỳ; còn “quyền thật” ở Trung Kỳ nằm trong tay Khâm Sứ (người Pháp). Ở Bắc Kỳ tuy có vị quan đại diện triều đình; nhưng “quyền thật” do quan Thống Sư (người Pháp) nắm giữ. Do thái độ cứng rắn với quan Khâm Sứ, ông Diệm phải từ chức, hoặc bị cách chức. Wikipedia đã viết về sự kiện này, như sau:

Năm 1933, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại, là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Thời gian này ông được bầu làm Tổng thư ký ủy ban cải cách và đã đề xướng hai điểm cần tu chính với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề kể cả chính trị. Việc thống nhất 2 kỳ chủ yếu để buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viện tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không được chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933. Điều đã làm cho ông Diệm nổi cơn thịnh nộ lên và sinh lòng bất mãn, chỉ vì ông Eugène Châtel, vừa nhậm chức khâm sứ Trung Kỳ, đã cùng với Phạm Quỳnh, Tổng lý Ngự tiền văn phòng, muốn bãi bỏ quyền xử án của các hàng quan lại địa phương

Việc bị cách chức (hay dám từ chức, mà bất cần khoản lương 40 cây vàng mỗi tháng) của ông Diệm đã được học giả Phan Khôi ca ngợi (đại ý): Ông Diệm phải kiên định chính kiến lắm mới bị như vậy. Khí tiết của ông có ảnh hưởng rất lớn tới “tâm thuật” của giới sĩ phu. Cụ Phan Bội Châu cũng có thơ tặng. Còn báo chí phe ta (sau 1954) lại cắt nghĩa sự việc trên bằng cách suy luận chắc nịch: Ông Diệm tranh ăn với ông Phạm Quỳnh, bị thua, do đó mất chức, về vườn. Ai tin, thì tin; ai không tin, thì thôi!

  1. Bí mật chống Pháp

Xin đọc tiếp Wikipedia về các hoạt động chống Pháp của ông sau khi bị cách chức thượng thư – cho tới khởi nghĩa 1945; trong đó có việc gia nhập tổ chức cứu quốc của hoàng thân Cường Để. Chỉ cần nhớ rằng, còn nhiều tư liệu khác về những hoạt động chống Pháp của ông, mà Wikipedia chưa nêu hết. Ví dụ, quan hệ giữa ông với cụ Phan Bội Châu.

  1. “Bù nhìn Cường Để” liên quan gì mà cũng bị “chửi”?

Bởi vì, khi phong Việt Gian cho ông Diệm, một tờ báo miền Bắc đã “tiện thể” gọi luôn người đứng đầu một tổ chức yêu nước – mà ông Diệm tham gia – là “tên bù nhìn Cường Để“. Tư liệu về Cường Để thì đầy rẫy. Đem hai từ này (đặt trong ngoặc kép) hỏi google search, ta được tới 250000 kết quả tiếng Việt . Điều đặc biệt là nội dung các kết quả toàn khen Cường Để, chỉ có rất ít (như tờ báo nói trên) là chê. Chính cụ Phan Bội Châu (báo ta chưa dám chửi) là người thuyết phục Cường Để sang Nhật làm ngọn cờ tập hợp lực lượng yêu nước. Đây là vị hoàng thân (họ vua) thuộc dòng chính (hoảng từ Cảnh) của triều Nguyễn. Trước khi sang Nhật, ông được phong tước Hầu, sống cao sang, được kính trọng. Ông chấp nhận dấn thân. Nếu thành công, ông chấp nhận quân chủ lập hiến và chủ nghĩa Tam Dân (mà cụ Hồ cũng muốn áp dụng cho Việt Nam, thể hiện bằng 6 chữ: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc). Tạm đủ, xin tóm tắt tổ chức của hoàng thân Cường Để, mà Ngô Đình Diệm là một thành viên quốc nội.

Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội

còn gọi là Phục quốc Hội –

Tôn Chỉ: Đuổi Pháp,khôi phục chủ quyền cho Việt Nam.

Lãnh tụ: Cường Để

Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần

Thành lập: 12 tháng 3,1939

Giải thể: 1951

Trụ sở: Thượng Hải

Hệ tư tưởng: Chủ nghĩa tam dân
Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Ban Chấp hành Trung ương của Hội:

Ủy viên Tổ chức: Vũ Hải Thu (Nguyễn Hải Thần)

Ủy viên Tài chánh: Trần Hữu Công (Nguyễn Thức Canh tức Trần Trọng Khắc)

Ủy viên Tuyên truyền: Trương Anh Mẫn (Nguyễn Thượng Hiền)

Ủy viên Ngoại giao: Trần Hy Thánh (Trần Văn An, còn có tên tiếng Nhật là Shibata)

Ủy viên Huấn luyện: Hồ Học Lãm

Ủy viên Nội vụ và Nghiên cứu: Hoàng Nam Hùng

Tổng Thư ký: Đặng Nguyên Hùng.

Lực lượng trong nước:

Hoàng Nam Hùng được bổ nhiệm tập hợp nhân sự ở Trung Hoa;

Mai Văn Thông ở Xiêm; Trần Quang Vinh, Trần Văn Ân ở Nam Kỳ

Ngô Đình Diệm, Phan Thúc Ngô ở Trung Kỳ

Dương Bá Trạc, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn ở Bắc Kỳ.

III. Việt gian không bán nước, mà chống Cộng! 

  1. Hành trình Việt Gian

Ông Diệm chống thực dân Pháp, từ năm 1933 đến 1945: nhiều tư liệu đã nói đủ.

Nhưng từ năm 1945 về sau, chính kiến và hành động của ông ra sao?

– Sau khi đảo chính Pháp (tháng 3-1945), người Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, nhưng không hiểu vì sao đợi tới 3 tuần mà ông Diệm không tới Huế để bày tỏ ý kiến; vua bèn chọn ông Trần Trọng Kim lập chính phủ. Wikipedia (về ông Kim) đã xác nhận như vậy. Có nhiều suy đoán: 1) Người Nhật không chuyển lời mời tới ông; vì họ không sử dụng con bài Cường Để nữa; 2) Ông nhận được lời mời, nhưng không muốn làm thủ tướng vì lẽ ra ngôi vua phải dành cho hoàng thân Cường Để; 3) Hoặc ông nhận ra, Nhật sắp thua; chính phủ quốc gia không có tương lai, vì sắp phải đương đầu với Việt Minh (Việt Minh rất mạnh và không chấp nhận hợp tác).

– Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, cụ Hồ cũng mời ông làm thủ tướng – như tài liệu Mỹ mà Wikipedia dẫn ra. Dịp này, ông hỏi cụ Hồ: vì sao Việt Minh giết anh ruột và cháu ruột ông (?); cụ Hồ cho rằng đó là một sai lầm, đáng tiếc. Tuy nhiên, những yêu cầu mà ông đề xuất vẫn không được cụ Hồ đáp ứng, ông không thể nhận làm thủ tướng.

– Về sau, khi Bảo Đại (từ bỏ chức “cố vấn tối cao” cho chính phủ VNDCCH), “chạy” sang Hồng Công, ông Diệm sang tận nơi trao đổi và thuyết phục nhà vua về con đường tranh đấu và mục tiêu tương lai; nhưng rồi nhà vua không thực hiện được những gì đã trao đổi. Do vậy, ông không cộng tác.

– Năm 1954, tình hình biến chuyển nhanh. Đầu năm, khi Pháp gặp khó ở Điện Biên Phủ, ông được Bảo Đại khẩn khoản mời làm thủ tướng, ông vẫn từ chối. Giữa năm 1954, Pháp thua ở Điện Biên Phủ, ngày 4/6/1954, Pháp ký với Quốc gia Việt Nam hiệp ước trao trả hoàn toàn độc lập. Được vậy, ngay 12 ngày sau (16/6/1954), Ngô Đình Diệm đồng ý về nước làm Thủ tướng, với điều kiện chính phủ của ông được toàn quyền về chính trị, quân sự.

– Tháng 10 năm sau (1955) sau một cuộc trưng cầu dân ý, quốc trưởng Bảo Đại (thân Pháp) bị phế truất – lưu vong đến cuối đời ở Pháp – tổng thống Ngô Đình Diệm (thân Mỹ) lên thay.  

  1. Dứt khoát không bán nước

       – Khó kiểm chứng và không cần kiểm chứng.

– Có những câu lưu truyền một thời, nhưng không thể kiểm chứng. Ví dụ, câu “ông Diệm là người yêu nước theo cách của ông ấy“. Nội dung, câu này không sai (nếu ta thừa nhận có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước). Nhưng bảo rằng đây là câu nói “miệng” của cụ Hồ, thì không ai tìm được bằng chứng. Câu “biên giới của Hoa Kỳ lan tới sông Bến Hải” (hàm ý: sáp nhập Việt Nam vào Mỹ) rõ ràng mang tính “bán nước” (dù chỉ là trên giấy). Nhưng có ý kiến bảo rằng đó là sự xuyên tạc câu nói “miệng” của ông Diệm: “Biên giới của thế giới tự do lan tới sông Bến Hải” (hàm ý, VN gia nhập thế giới tự do). Cũng không thể kiểm chứng. Dù vậy, nhưng những câu trên nếu “vận” vào ông Diệm, đều rất khớp, rất trúng. Ông chính là người như vậy.

Tuy nhiên, chẳng cần những câu lưu truyền, vẫn đủ tư liệu khả tín nói lên con người Ngô Đình Diệm, không phụ thuộc vào bên này khen, hay bên kia chê.

– Những câu khác, sau này xuất hiện nhan nhản trên báo chí ta ở miền Bắc, ám chỉ giữa ông Diệm với bà Lệ Xuân có quan hệ bất chính, đều là nói bậy. Và rất dễ kiểm chứng. Tới 1945 cụ Hồ mới đề cao Cần, Kiệm, Liêm, Chính; chứ ông Diệm là hiện thân của 4 mỹ tự này từ khuya rồi. Không thiếu sự việc nói lên cuộc sống thanh bạch và khắc khổ của ông. Cũng rất dễ kiểm chứng.

        – Uy vũ bất năng khuất.

Các nước XHCN (triệu lần dân chủ) chưa quen với quy định toàn dân bầu tổng thống (dân chủ trực tiếp). Cách bầu này khiến tổng thống có quyền hành rất lớn (so với cách quốc hội bầu chủ tịch nước; trong đó đảng cầm quyền giới thiệu “nhõn” một ứng cử viên để mọi người sáng suốt lựa chọn); nhưng tổng thống cũng dễ bị đánh đổ ở lần bầu sau, nếu dân không vừa ý (so với chủ tịch nước –  sẽ không thể bị “đổ” nếu đảng cầm quyền vẫn giới thiệu ứng cử viên cũ).

Ông Diệm được bầu lên bằng tổng tuyển cử, do vậy là tổng thống đầy quyền hành. Ông thân Mỹ. Nếu muốn “bán nước” cho Mỹ, ông có nhiều thuận lợi. Nhưng – trong nhiều năm làm tổng thống – ông dứt khoát không đồng ý cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam, mặc dù Mỹ là dùng đủ cách – từ nài nỉ, vận động, thuyết phục, tới áp lực và đe dọa. Rốt cuộc, Mỹ không dọa suông. Mỹ bật đèn xanh cho một cuộc đảo chính, giết ông (1963). Té ra, nói ông bán nước cho Mỹ là nói bậy? Mỹ mua cá nhân ông còn không nổi, nói gì mua cả nước của ông. Tuy ông phải nhờ cậy Mỹ, nhiều mặt phụ thuộc vào Mỹ; nhưng đối diện Mỹ, ông vẫn cố giữ độc lập đến tối đa. Điều này, ông có lẽ ông bắt chước chính phủ của cụ Hồ khi đối diện các nước anh em (Xô, Trung).

         – Việt gian và “Việt ngay”.

Nếu chúng ta coi là Quy Luật cái câu: Nay (sau năm 1917) là thời đại loài người tiến lên CNXH… (như Cương Lĩnh nêu), thì đương nhiên chúng ta phải chấp nhận định nghĩa sau: Yêu nước trong thời đại này đồng nghĩa với yêu CNXH (mà phải là CNXH của Lênin và Stalin cơ). Nó hợp với xu thế chung, tiến bộ. Làm ngược lại, là phản động. Nếu đem định nghĩa này áp dung cho ông Ngô Đình Diệm, thì ông đúng là Việt Gian “ghét CNXH” – đồng nghĩa với “ghét nước”. Nghe cứ thấy chướng tai thế nào ấy. Cứ cái đà này mà suy, thì chúng ta là “Việt Ngay” ghét CNTB… Đúng, nhưng cứ thấy lạ tai.

Rốt cuộc, “ngay” hay “gian” là do đối lập nhau về ý thức hệ. Cùng yêu nước, nhưng khác nhau về ý thức hệ, sẽ không thể chấp nhận nhau. Sau năm 1917 các cuộc nội chiến ở Nga, Trung, Triều, Afganistan… là chiến tranh ý thức hệ, trong đó một bên nhận là “ngay”, gọi bên kia là “gian”. 

IV. Chuyện ý thức hệ

Trước đây, Việt Gian cùng ý thức hệ với kẻ xâm lược (nho giáo). Lê Chiêu Thống cùng ý thức hệ với Tôn Sĩ Nghị và vua Càn Long. Về sau có khác. Việt gian hay Việt ngay phân biệt bằng ý thức hệ. Cụ thể là CNXH hay CNTB. Trước kia, mâu thuẫn ý thức hệ giải quyết bằng chiến tranh (nóng và lạnh). Nay, thời thế đã khác (toàn cầu hóa và hòa nhập) cách giải quyết ngày càng ôn hòa. Nhưng về ý thức hệ thì phải rạch ròi. Nếu không, là suy thoái tư tưởng và tự diễn biến (!).

Chú thích. Bởi vậy, ở Việt Nam không được phép quên rằng: Con người XHCN mà chúng ta muốn đào tạo, ngoài tiêu chuẩn “yêu CNXH”, nhất thiết phải có tiêu chuẩn “ghét CNTB” – mà phải là ghét cay, ghét đắng. Ngại nhất là thế hệ trẻ, bị tiêm nhiễm khi du học hoặc qua internet, cứ ca ngợi CNTB. Các cháu không biết rằng trước đây là chuyện sống hay chết. Đâu phải chuyện đùa. 

Cái thời Ngô Đình Diệm khác hôm nay. Khoảng cách đã là nửa thế kỷ, tức là hai thế hệ đã lùi vào quá khứ. Thời đó, ông Diệm và đối thủ về ý thức hệ của ông đã không dấu diếm chủ kiến của mình. Khi chính thức trở thành tổng thống, ông thực hiện chống Cộng công khai, triệt để và rất cực đoan. Ông rất ý thức rằng đối thủ về ý thức hệ sẽ không để ông yên. Chỉ có một kết quả sau xung đột: Một mất, một còn. Chớ mà, các đối thủ cát cứ ở miền Nam (giáo phái, dân tộc) ông dẹp dễ dàng. Nhưng té ra, thế lực trực tiếp không để ông yên lại là Mỹ. Cùng chống Cộng, nhưng Mỹ muốn ngay lập tức đổ quân vào miền Nam, lập các căn cứ (như ở Nhật, Hàn, Đài Loan…) còn ông thì tìm mọi cách trì hoãn, thoái thác. Chết là do quá kiên định (hay quá ngoan cố).

Giả sử, nếu ngay trong thập niên 1950, Ngô Đình Diệm đồng ý cho Mỹ lập nhiều căn cứ quân sự (như ở Nhật, Hàn…) thì tình hình sẽ ra sao? Liệu có xảy ra chiến tranh 2 miền? Nếu không có chiến tranh (thi đua hòa bình) liệu miền Nam nước ta có thành một “Nam Hàn”? Và miền Bắc thêm 20 năm thoát chiến tranh, liệu sớm đi lên CNXH? Thật khó đoán.

Thật may mắn, Việt Nam đã thống nhất. Nghĩa là chúng ta đã có Độc Lập. Chỉ cần thêm Tự Do và Hạnh Phúc là thành thiên đường. Dự đoán lạc quan nhất do Tổng bí thư đưa ra: Cuối thế kỷ. Cháu nào sinh năm 2015 chỉ cần đợi đến 85 tuổi là được… lên thiên đường.

(Hết)

79 thoughts on “Việt gian bán nước trong Lịch Sử (bài 8)

  1. Tôi 40 tuổi, con tôi 14 tuổi. Hai cha con sẽ không thấy được thiên đường. Tôi ước gì hôm nay tôi là cháu nội của… chính tôi (tức là tôi chưa ra đời). Như vậy, đến cuối thế kỷ này, tôi còn sống để nhìn thấy thiên đường.
    Ông Diệm yêu nước từ năm 1933, đó là thời gian cộng sản và tư bản chống đối nhau kịch liệt. Đại thanh trừng đang diễn ra khốc liệt ở Liên Xô.
    Thời nay, chống Cộng là sai. Ở nhiều nước, đảng CS đã mất chính quyền nhưng vẫn được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật như mọi đảng khác. Ai không thích (hay là thích) chủ nghĩa CS cứ nói công khai, nhưng không được đả kích, chửi bới.
    Còn ở VN thì sao?

    Thích

  2. Các bài trước cùng series tác giả viết khá tốt, bài này thì tôi thấy có vài vấn đề:
    1. Việc anh em ông Diệm đi chân đất suy ra nhà thanh bạch???? Tác giả đọc Một bữa no sẽ thấy bà cụ già vào nhà giàu, ăn cùng với họ mà cơm có rau muống chấm nước mắm thôi chị ạ. Đến thời cụ Đoàn Chuẩn thì nước mắm Vân nếu tôi nhớ ko nhầm là một trong bốn đặc sản đi vào ca dao. Thời đấy có cơm trắng mà ăn ko phải ăn độn đã là khá rồi, nước mắm ( chứ ko phải bào ngư vi cá đâu) đã là đặc sản rồi, thế nên việc trẻ con đi chân đất, nhất là cái thời chưa có laptop và bar bủng, còn chơi ô ăn quan thì vô tư đi, nhìn béo tốt thế kia là ăn đứt trẻ con thời đấy rồi.
    2. Nói Mỹ ko phải đế quốc thì hơi nhảm. Mời chị lên youtube, search Yalecourse, tìm khóa học lịch sử, có một ông giáo sư hói và béo người pháp trong các tiết dạy đã nói rất rõ mỹ là một đế quốc, chị có thể tham khảo. Đế quốc có thể xâm chiếm đất đai, hoặc đô hộ kinh tế, hoặc ra luật về quân sự( cấm hạt nhân chẳng hạn) hoặc dẫn đầu một chủ nghĩa nào đó và bắt thằng khác theo( mỹ kêu trung đông ko dân chủ, không nhân quyền, không yêu hòa bình và đánh trung đông chẳng hạn).
    3. Tôi bắt đầu nhận ra sự thiếu công tâm của người viết từ bài viết trước khi chị bảo vệ Nguyễn Ánh thì ít mà chửi xéo Tây Sơn thì nhiều. Chê từ Nguyễn Huệ và bảo vệ Gia Long để qua đó vào mạch chê Cộng Sản ( vì CS khen Nguyễn Huệ chê Gia Long).
    Việc báo nhân dân nhảm và chua ngoa, ko có nghĩa chị nên dùng đúng cái bài cũ của nó để nhồi nhét tư duy chống Cộng vào đầu bạn đọc, tôi coi đó là một cách làm ko đẹp và ko quân tử. Nếu chị muốn đấu tranh, ngoài đám đông chị cần giới trí thức nữa, và tôi e là giới trí thức họ ko thích cái văn phong chộp giật này của chị đâu.
    4. Chị ko đủ tư cách để nói về Quang Trung và vụ Lưỡng Quảng. 20 vạn quân Thanh đa phần từ Lưỡng Quảng, thua chết hết thì Lưỡng Quảng còn mấy mống. Quang Trung là ông vua dám giết, dám đuổi và tận diệt người Hán lắm. Nếu sát nhập chưa chắc mèo nào thắng mỉu nào. (Lập luận ít dân đất hẹp suy ra bị đồng hóa? Mời chị dùng đúng cái lập luận đó để luận về Isarel. )Chị đem cái võ đoán của chị ra để bàn lùi và gièm về một cơ hội mở mang bờ cõi của dân tộc, tôi e chị đã đi quá xa rồi.
    5. Ông Diệm ko phải là một ông vua thú vị. Nếu muốn viết về chủ đề này, chị nên viết về Nguyễn Ánh, một ông vua rất cá tính. Chị nên tham khảo bài viết của Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng về Nguyễn Ánh, và học cách trình bày một bài viết lịch sử đúng đắn về khoa học và duyên dáng về văn phong là như thế nào.
    Thân ái.

    Thích

    • Xin lỗi “bác” Nguyễn nhé , trước khi muốn bình luận hay dạy đời ai thì trước hết nên
      “Sưu tra lý lịch ” một tí . Nguyễn Ngọc Lanh là Gs Ts y khoa ( chứ không phải tiến sĩ bác sĩ như cách gọi quái đản hiện nay ) cũng khá nổi tiếng đấy , cụ (chứ không phải chị ) năm nay (2017) đã ngoài 80 tuổi , có khi cha ,chú của ” bác ” đã từng là học trò của thầy rồi đó

      Thích

    • Nguyễn à ! Kẻ hậu sinh này, lâu nay chỉ biết Ngô Đình Diệm là Việt gian, bán nước. Bây giờ nghe GS Nguyễn Ngọc Lanh nói thì mới biết. Lâu nay, ngu dốt, dại dột chỉ nghe mà tin nhưng được ông Trời thương cho đọc được bài viết của GS Lanh. Là một con người có suy nghĩ phải trái, nhận xét đúng sai, phân biệt sự thật hay bịp bợm, không có cái gì hay con người nào cứ mãi bị xuyên tạc,bị nói xấu, bị gán ghép , phải không ?

      Thích

    • Tôi cho rằng cái quan trọng nhật của cuộc đời ông Diệm là sai lầm về chính trị, dầu rằng bảo ông Diệm không cho Mỹ vào là yêu nước..v.v và v. v
      1. Ông Diệm chui đầu vào cái thòng lọng kết bằng đô la Mỹ , quân đội chính quyền VNCH từ trung ương đến địa phương đều ăn lương từ nguồn viện trợ bằng đô la. Vì thế các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim cần gì đến ông Diệm, họ lấy thẳng từ hầu bao Huê Kỳ có hơn không. Ví thử ông Diệm có tài và nắm chắc hầu bao xem, ai dảm phản ông?
      2. Ông Diệm thiếu lòng yêu nước và sự hy sinh, và tham quyền cố vị. Nếu như ông khiêm tốn và chân thành hợp tác với Hồ Chí Minh thống nhất Vn vào năm 1956 thì toi tin rằng ô Diệm cho đến tận ngày nay ai cũng nhớ đến ông và biết ơn ông. Nhưng ô tài thì không có, quân đội thì ô hợp hết theo Pháp rồi theo Mỹ, trăm người trăm bụng, ông tự cho ra lò cái VNCH phết vào đó đủ cái dân chủ , tự do, như cai trị lại độc tài gia đình trị, nói ai người ta nghe.
      3. Ô Diệm lại cậy vào người Mỹ, đòi lấp sông Bến Hải, Bắc tiến, ra luật 10/59 diệt cộng đến cực đoan bằng máy chém, chống lại sự nghiệp thống nhất dân tộc mà người Pháp đã dày vò dân tộc Vn hơn 80 năm, hờn căm chồng chất. Vì vậy mà cả nước VN chống lại ông. Đây là sai lầm lớn nhất của ông Diệm và dẫn đến tai họa cho gia đình ông và cả dân tộc trong suốt 21 năm 1954/1975.
      Người xưa nói : Bố mẹ dốt thì làm con cái tai họa, quan huyện dốt thì làm tai họa một huyện, ô Vua dốt thì tai họa cả dân tộc.
      Chính vì thiếu hiểu biết về chính trị và chống lại khát vọng thống nhất dân tộc, dù ai đó có cố bênh ông Diệm thì cũng vô ích thôi, và ô Diệm càng về sau này càng còn bị hậu thế “chửi” nữa.

      Thích

      • Tôi cảm thấy thẹn thùng, xấu hổ cho tác giả bình luận này vì hiểu biết lịch sử và thế sự của anh ta nông cạn, sai lầm nhiều, Hãy cố gắng học thêm nữa, thêm mãi để có một tri thức chính xác, đầy đủ. Một tri thức tốt là một ơn phước khi bạn phát ngôn hay bình luận vì những ai nghe hay đọc sẽ được khai sáng còn hiểu biết lõm bõm, một chiều từ những tài liệu mà nội dung chứa đựng những ganh ghét, đố kỵ, hận thù, nói xấu người,… thì thật tai hại cho quốc gia. dân tộc và ngay cả bạn và gia đình.
        Những gì bạn viết ở đây thi đã được đề cập nhiều trong sách vở, báo chí,,… do người CS phát hành, bạn biết chứ ?

        Thích

      • Nếu ông Diệm “chân thành hợp tác” với Hồ C Minh thì VN đã sớm theo chủ nghĩa xã hội với cs quốc tế. Biết đâu chưng VN đã vát bỏ chủ nghĩa cs cùng năm 1989 với các nước Dông Âu và Liên Xô?

        Thích

  3. Tôi thấy tác giả cố tình lờ đi vụ tổng tuyển cử đầy tai tiếng của ông Diệm, mà số phiếu thu vào vượt quá mấy chục % so với tổng số cử tri, như cụ Nguyễn Hiến Lê, một trí thức trung lập và hẳn nhiên không ưa gì cộng sản đã viết trong Hồi ký của mình (cụ NHL có cảm tình với cộng sản trước 1975, chính cụ cũng nói rõ, nhưng sau khi cộng sản vào miền Nam thì cụ đã thay đổi quan điểm, nhưng cái đáng quý là cụ vẫn cố giữ óc khách quan của mình).

    Đây là một điểm quan trọng trong chuỗi lập luận của tác giả, bởi tác giả luôn nói rằng ông Diệm được bầu lên bởi tổng tuyển cử toàn dân, do đó chính danh và đầy quyền lực.

    Thích

    • Trưng cầu dân ý thì giống như Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần, dân chúng được hỏi ý kiến về chuyện quốc sự trọng đại. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, ông Ngô Đình Diệm đã được người dân đồng ý còn ông Bảo Đại thì bị truất phế và nước VNCH theo chính thể cộng hòa tổng thống do phổ thông đầu phiếu đã được thành lập. VNCH được Hoa Kỳ bảo trợ bằng viện trợ kinh tế và quân sự. VNCH cũng được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự thật. Sự thật như vậy thì không thể gọi là “tổng tuyển cử đầy tai tiếng” được ! Chỉ có kẻ thù của chế độ cộng hòa, chỉ có những địch thủ xấu bụng, ganh ghét ông Ngô Đình Diệm mới bày chuyện trí trá nói xấu và lên án. Trong 9 năm cầm quyền, TT Diệm đã mang lại ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, đã đưa VNCH trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế.
      Trời không cho Ngô Đình Diệm sống để tiếp tục công việc dang dỡ.

      Thích

      • Hương à, nếu bạn là CS vô thần, thì sẽ không bao giờ tin Trời Đất. Đó là điểm khác biệt chính giữa người vô thần và kẻ hữu thần. Nếu bạn là một người tự do thì ắt hẳn bạn sẽ tôn trọng những ý tưởng khác biệt. Đừng thấy người ta có suy nghĩ hay niềm tin khác biệt mà vội xách mé, mỉa mai. Xách mé, mỉa mai dễ kích động hận thù, xung đột và có thể dẫn đến máu đỗ , thịt rơi. Không một người nào có lòng nhân mà không xúc động, xót thương khi nhìn thấy máu đỗ.
        Tôi hiểu từ “Trời” Lan Phương dùng ở đây có ý nghĩa tin Trời hay nói kiểu triết lý là Thiên mệnh. Bạn có bao giờ nghe câu:”Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” không?, một ý tưởng của thuyết thiên mệnh trong văn minh, văn hóa Đông phương.

        Thích

      • Trời ! Nếu “Ngài Ngô Tổng thống” của nhà chị đúng là đã mang “ấm no, hạnh phúc đến cho toàn dân, đã đưa VNCH trở thành 1 quốc gia có Uy tín trên trường quốc tế” thì cái đám dân đen ở miền nam quả thật là bọn “dốt nát, ngu muội, vô ơn” vì đã đc ấm no, hạnh phúc mà ko biết hưởng, còn đi theo CS đấu tranh làm chi, chặt đầu hết theo luật 10/59 là “đáng đời” lắm ! Còn cái bọn Tướng tá nghe lời bọn Ác nhơn nào đi lật đổ Cụ tổ nhà chị, còn xử tử bằng dao và súng như thời cổ đại thì đúng là “lũ mọi rợ” rồi ! Ko biểt bọn chúng thuộc cái chế độ nào mà có hành động “thất đức” zậy !? Rồi còn các ngài Quan thầy ở WC nữa chứ (cái này đã đc Mỹ giải mật rồi nghen!) sao lại bất chấp “1 quốc gia có Uy tín hãng trên Trường quốc tế” mà bậc đèn xanh cho đám tay chân sát hại dã mang cả nhà ngài Ngô tổng thống – Vị thống soái Vĩ đại của chính họ zậy ?! Chắc là vì Ngô tổng thống Vĩ đại quá, cao siêu quá nên bị đám tay chân lẫn đám Quan thầy “ganh tỵ” nên “hiểu lầm” dẫn tới lỡ ra tay tàn sát hen ?!? Thiện tai ! Thiên tai ! Thiện tai !!!

        Thích

  4. Tư liệu về ông Diệm rất, rất là nhiều. Tha hồ đọc trên internet.
    Các bài này giới hạn trong phạm vi “việt gian” thôi.

    Tôi thấy các ông Việt gian ngày xưa (như Kiều cung Tiến, Ngô Ngọc Khanh và Trần Ích tắc) bị lịch sử lên án, nhưng mức án rất phù hợp với tội.
    Còn các ông sau năm 1945 thường bị oan, không phục vụ nâng cao lòng yêu nước và cảnh giác. Mà chỉ phục vụ chính trị.
    Thành công lớn nhất là làm cho toàn dân cũng đồng tình kết án họ.

    Thích

  5. Gia đình quan thượng thư đương chức mà khi chụp ảnh (hiếm dịp) thì 3 cậu con trai đến đôi guốc không có mà đi.

    Các bác hãy xem các bức ảnh chụp cùng thời (đầu thế kỷ XX), tại các địa chỉ sau:

    http://dantri.com.vn/van-hoa/hinh-anh-ha-noi-gian-di-nhung-nam-dau-the-ky-20-1076100.htm

    http://hanoimoi.com.vn/Hinh-Anh/Anh/757172/hinh-anh-ha-noi-gian-di-nhung-nam-dau-the-ky-20

    http://songmoi.vn/van-hoa-lich-su/trung-bay-%E2%80%9Cgoc-nhin-viet-nam-%E2%80%93-viet-nam-dau-the-ky-20%E2%80%9D

    https://www.google.com/search?q=h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+%C4%91%E1%BA%A7u+th%E1%BA%BF+k%E1%BB%B7+20&biw=853&bih=442&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=pYWOVZixL5LM8gWproCoBA&ved=0CBwQsAQ

    Đủ biết, quan thượng thư này không giàu có gì

    Thích

  6. Có một bác viết bàn luận (nguyên văn) như sau:
    20 vạn quân Thanh đa phần từ Lưỡng Quảng, thua chết hết thì Lưỡng Quảng còn mấy mống. Quang Trung là ông vua dám giết, dám đuổi và tận diệt người Hán lắm.

    – Em sợ quá. Hóa ra bác hiểu rằng 20 vạn quân Thanh bị quân vua Quang Trung giết CHẾT HẾT?.
    – Rồi bác bảo: Chết như vậy thì Lưỡng Quảng “liệu còn mấy mống”?. Dân Lưỡng Quảng tính bằng đơn vị “trăm triệu”
    Chết 20 vạn, mà bảo là “còn lại mấy mống”?

    Thế này ạ! Chủ nghĩa dân tộc Đại hán từ ngàn năm đã làm cho người dân Tàu (dân thường) tự hào là được các nước xung quanh bao nhiêu đời thần phục. Dân họ coi khinh các dân tộc xung quanh. Nếu (giả sử thôi nhé) vua Thanh đồng ý cho Lưỡng Quảng nhập vào VN, thì dân ở hai tỉnh đó có ngoan ngoãn mà quỳ lạy Quang Trung không?
    Nếu (giả sử) Bắc Bộ bị nhập vào Lào, chúng ta có quỳ xuống thần phục không?
    Bác đã đọc nguyên văn bức thư Quang Trung xin thần phục nhà Thanh chưa? Mềm mỏng đến mức khúm núm.
    Nó ở đây:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n1n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

    Chúng ta “tự sướng” về Quang Trung một cách có chứng mực thôi.

    Thích

    • thế nhà mãn thanh có mấy mống mà còn đô hộ cả trung quốc thì quang trung với thực lực như thế tại sao k đồng hóa được lưỡng quảng. đừng có tưởng dân số đông hơn là đè bẹp nước nhỏ nhá. còn cái chuyện khúm núm là sách lược ngoại giao ạ. mong bác công tâm hơn và sử dụng cái đầu hơn là cảm tính nhé

      Thích

  7. “Đế quốc” có thể tra ở wikipedia. Sự hiểu biết rất thống nhất. Đó là những nước có chư hầu (thời xa xưa) hoặc là có thuộc địa (thời hiện đại).
    Còn “đế quốc Mỹ” cũng có thể tra Wikipedia
    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_M%E1%BB%B9

    Nhưng các nội dung đưa ra rất lung tung.

    Đọc kỹ, hóa ra là người ta cố đưa ra các định nghĩa (chủ quan) để gán cho bọn Mỹ là đế quốc. Ví dụ, có định nghĩa “theo ý thức hệ” để thấy phe Mác Lenin nghĩ thế nào
    Nực cười là Liên Xô có 14 nước bâu bám, khi tan ra các nước anh em đã bỏ chạy mất dép. Rõ ràng là Liên Xô là một đế quốc mới, lại nghĩ cách để định nghĩa Mỹ (không có thuộc địa) mới là đế quốc.

    Bài này, tôi thấy có câu: Đế quốc Mỹ thích làm phiền chúng ta về nhân quyền.
    Hóa ra, nước XHCN thì thiếu nhân quyền; còn đế quốc thì phê phán ta thiếu nhân quyền

    Thích

  8. Tôi chưa hiểu hết ý phần 4 và phần 5 của bác Nguyễn
    – Phần 4 bác viết như sau:
    Quang Trung là ông vua dám giết, dám đuổi và tận diệt người Hán lắm. Bác tả vua Quang Trung như vậy, khác gì nói vua ta là quân diệt chủng?
    Rồi bác viết tiếp:
    Nếu sát nhập chưa chắc mèo nào thắng mỉu nào. (Lập luận ít dân đất hẹp suy ra bị đồng hóa?
    Bác hiểu thế nào là bị đồng hóa? Một dân tộc không có chữ, phải mượn chữ Hán, nếu cắp sách đi học sẽ tiếp nhận kiến thức qua chữ Hán. Lấy gì để ghi lại kho tàng văn hóa (ca dao, tục ngữ…).

    Phần 5 bác viết:
    5. Ông Diệm ko phải là một ông vua thú vị. Nếu muốn viết về chủ đề này, chị nên viết về Nguyễn Ánh, một ông vua rất cá tính.
    Xin bác chớ lạc đề: Bài của tác giả bàn về Việt Gian. Và đem các vị Việt Gian ra đánh giá cái danh hiệu mà họ mang là đúng hay oan. Mục tiêu bài đâu cần khai thác nhân vật nào thú vị. Muốn biết ông Diệm được danh VG năm nào phải truy tìm văn bản. Thì ra nó nằm chềnh ềnh trên wikipedia. Tác giả chỉ có việc dẫn ra tư liệu có sẵn. Thế thôi. Nay thì rõ: Báo Nhân Dân mạt sát ông Diệm và ông Cường Để năm 1954.
    Bác viết:
    Chị nên tham khảo bài viết của Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng về Nguyễn Ánh, và học cách trình bày một bài viết lịch sử đúng đắn về khoa học và duyên dáng về văn phong là như thế nào.
    Bác lại lạc đề
    Tác giả không có mục tiêu ấy. Mục tiêu là Nguyễn Ánh “có phải việt gian không”. Hết.
    Còn chuyện học văn phong? Ô hô! Xin bác nói với học sinh tiểu học.

    Thích

  9. Đến bài này,tôi mới hiểu lý do tại sao tác giả Nguyễn Ngọc Lanh phải “rào trước đón
    sau” cẩn thận trước khi viết loạt bài Việt gian trong lịch sử.Lý do chính có lẽ là tác giả
    sợ gây sốc những người vốn qúa tin vào lịch sử do đảng viết ?
    Nói cho công bình,tác giả ở ngay trong nước mà có kiến thức sâu rộng và cũng có nhiều dũng khí thì mới phê phán thẳng thắn như thế này.Điều làm tôi chú ý là tác giả còn biết cả nhóm Giao Điểm và sự tinh tế của tác giả khi hiểu rõ được óc kỳ thị (cực đoan) Công giáo của nhóm này.
    Riêng về bài này,tôi xin được phép mạo muội nói một chút về cuộc chiến vừa qua,
    trong đó việc tuyên truyền là yếu tố đem lại thành công cho miền Bắc và thất bại cho mien Nam.Miền Bắc ăn đứt miền Nam ở khoản này và chiếm thượng phong,nhờ sự
    tiếp tay của giới thiên tả tây phương từng thân cộng lúc đó.Hai miền chỉ giống nhau ở 1 điểm duy nhất là gán tội tay sai cho nhau : miền Nam thì tay sai Mỹ,miền Bắc là tay sai CS.quốc tế Nga-Tàu,nhưng rất khác nhau về phương cách thực hiện.Miền Nam không hê dám xúc phạm nhân vị hay nhân phẩm đối phương,nên không bao giờ gọi lãnh tụ miên Bắc là thằng náy thằng nọ (cùng lắm là giả Hồ),cả trên tài liệu tuyên truyền chính thức,chứ đừng nói là trong văn thơ như ở miên Bắc.
    Phương cách tấn công vào nhân phẩm là sở trường của mien Bắc,nên có tác động
    ảnh hưởng tâm lý rất mạnh,gây ác cảm cực độ và lâu dài trong khi nhà nước CS.
    với độc quyền thông tin báo chí đã thành công trong việc định hướng dư luận.
    Dù sao,thắng thua không phải là vấn đề hiện nay.Do đó,tác giả có lẽ muốn góp
    phần xét lại lịch sử (đã bị chính trị hóa,có tính đảng).Đó là một thiện ý cần thiết
    và thích hợp nhất ở thời điểm này.

    Thích

    • 1. Đánh nhau mà ko tuyên truyền thì khác gì làm kinh doanh mà ko marketing. Tuyên truyền kém là thua về tuyên truyền, chứ không ai bảo đấy là lịch sự hay tử tế cả.
      2. Phe thua thì tư liệu thất tán. Cả kho tàng sách của VN còn bị giặc Minh đốt nữa là. Ngày xưa trong Nam tuyên truyền thế nào, chắc chị biết được hết?
      3. Chính quyền Sài Gòn lật nhau tít mù, chị đọc ngay bài các tướng trẻ VNCH của diễn đàn là rõ. Bản thân lãnh đạo đã loạn xì ngầu lên rồi, thanh minh cho bản thân còn chưa xong thì đi bêu xấu được ai.
      4. Bản chất nó là vấn đề kinh tế chứ không phải tuyên truyền. SG thì sang chảnh, ra các làng quê thì thế nào? Đem vài cái ảnh ô tô xe máy ra, chụp mỗi cái thủ phủ thì lòe trẻ con thôi. Dân khổ thì mới theo phe bên kia, chứ đang an lành thì tuyên truyền lực thế nào để thắng cái ma sát ì yên ấm của dân được.
      5. Nhìn vấn đề nên hướng vào tương lai, có cái viên ngọc cũ rích mà cứ mê đắm hoài, không thấy chán à?

      Thích

      • Bạn Nguyễn nói rất đúng, công tâm vi thượng, công thành vi hạ, VNCH cũng có ban tâm lý chiến, bao nhiêu nhạc sĩ ca sĩ tài danh cũng đầu quân ở đó, tuyên truyền có kém gì miền Bắc. Đánh nhau mà thua thì phải tự nhìn lại mình, đừng đổ lỗi có đối phương.

        Thích

  10. Bác Hoàng nói:
    Tôi thấy tác giả (NNLanh) cố tình lờ đi vụ tổng tuyển cử đầy tai tiếng của ông Diệm, mà số phiếu thu vào vượt quá mấy chục % so với tổng số cử tri, như cụ Nguyễn Hiến Lê, một trí thức trung lập và hẳn nhiên không ưa gì cộng sản đã viết trong Hồi ký của mình…

    Theo tôi, bác Hoàng nói lạc đề. Ông Ngô Đình Diệm bị chê nhiều điều, mà là chê ĐÚNG. Ví dụ, gia đình trị, cố chấp, truất ngôi quốc trưởng Vĩnh Thụy một cách gian lận…
    Nhưng chủ đề của bài này là làm sáng tỏ hai chữ Việt Gian mà báo Nhân Dân năm 1954 đã “phong” cho ông.
    Sao đọc bài mà không thấy chủ đề, cứ bàn ra ngoài?

    Thích

    • Có lẽ bác chưa đọc kỹ bài viết của tác giả? Tác giả sử dụng một luận điểm “ông Diệm có quyền lực rất lớn và hợp pháp”. Tác giả sử dụng quan điểm này rất nhiều lần, nhắc đi nhắc lại, và căn cứ cho quan điểm là vì ông Diệm được dân bầu lên (có lẽ tác giả muốn đối lập với miền Bắc chẳng do ai bầu lên cả?).

      Thích

    • Dung có biết sử học không phải là khoa học như toán, vật lí, hóa học, sinh học,… không ? Do không phải khoa học chính xác cho nên người CS sử dụng rất hiệu quả phương thức sử học phục vụ chính trị. Trong toán, 1+1=2 nhưng trong sử học thì cái nhìn, nhận định về sự kiện lịch sử rất khác biệt, một trời, một vực. Học sử từ những cuốn sử do phe đối địch với Ngô Đình Diệm viết thì chính xác được bao nhiêu % ? Hãy bình tâm học hỏi và nghiên cứu nhiều hơn thì phát ngôn của mình mới có giá trị, phải không ?

      Thích

  11. Tôi hoan nghênh các ý kiến phản biện và đưa ra chính kiến, tôi xin đáp lại như sau:
    1. Có bạn nói “bác nói Quang Trung là ông vua dám giết, nghe cứ như diệt chủng ý”. Bạn nói rất đúng về hai chữ “diệt chủng”. Ko diệt chủng thì miền Nam và miền Trung sẽ đầy dân Chân Lạp và Chăm Pa nhé. “vua sáng, tôi hiền”. Vua cần đem lại lợi ích cho dân tộc ông ấy, chứ hơi đâu mà nhân đạo với dân khác. Alexander the Great, Ekaterina, Peter I, Louis XIV, Bonaparte, Fredrick II…. Có ai ko ác với kẻ thù ko? Tôi lấy ví dụ vua châu Âu thời rất gần Enlightenment Age để bạn khỏi bảo tôi cuồng Tàu.
    2. Có bạn nói dân Tàu Đại Hán lắm, nó ko nghe mình đâu…. Xin thưa, vua Tàu rất nhiều người “Di”. Nghiêu Thuấn cũng là người Di ( tây di hay đông di tôi ko nhớ, mời bạn đọc lại Hàn Phi Tử bản của cụ Nguyễn Hiến Lê, ngay mấy chương đầu). Đổng Trác ở Tây Lương, bạn đoán xem ở đâu? Tây Lương là đất “Di” mà Tần Mục Công đã đánh, mời bạn đọc lại Đông Chu Liệt Quốc. Và còn Ngũ Hồ loạn Hoa, còn nhà Nguyên, nhà Thanh. Nó chiếm cả nước Tàu còn được, ta lấy có 2 mảnh Quảng Đông Quảng Tây mà đã sợ thế à?
    3. Có bạn bảo dân tàu mấy trăm triệu, 20 vạn quân ko chết hết,…. Tôi xin trả lời. Vét quân ra đánh là vét từ Lưỡng Quảng ra ( chứ chả nhẽ lôi quân miền Bâc của nó thì thằng đại tướng đầu oc đúng là có vấn đề) thì thua to một trận là đủ để nó thọt. Bạn vẫn nhớ Bạch Khởi chôn sống 40 vạn quân Triệu, Hạng Vũ chôn sống 20 vạn quân Tần chứ? Quang Trung lại ko biết đuổi dân Tàu đi và giết đám còn lại sao? Bạn nên nhớ lúc đó chưa có hội đồng bảo an liên hợp quốc, thưa bạn.
    4. Các bạn phản biện ko theo ý lớn, mà ngắt lời ra để phản bác. Việc nước bé đô hộ nước to, tôi lấy ngay ví dụ Isarel từ đầu mà các bạn chả đọc. Hay nước Anh lãnh thổ trải dài đến độ mặt trời ko bao giờ lặn. Hay nước Pháp dưới thời Napoleon chiếm trọn cả Italy và TaayBanNha, rồi xuống cả Châu Phi… Nó là sự thật hiển nhiên, bạn phản bác lí lẽ thế nào cũng được, nhưng việc thằng bé con đè đầu thằng to hơn nó sờ sờ ra đấy, còn phản đối gì nữa, thưa bạn?
    5. Một bạn vẫn giữ quan điểm đi đất là thanh bạch, mời bạn đọc lại phần 1 cuae bài viết cũ của tôi. Bổ sung: đời Hán quan lại còn đi xe bò kéo, chả đủ ngựa mà đi thưa bạn. Mời bạn đọc lại Sử ký Tư Mã Thiên. Phong kiến nó thế, làm nông thuần thôi, có cơm trắng mà ăn đã là sang rồi. Chưa kể dân ta thích dân dã, ăn trầu, nhuộm răng,… Thì đi đất chưa chắc do nghèo, mà có thể do thói quen ở làng quê là vậy. Bạn đọc về Gia Long là vua, mà cơm ăn khá đạm bạc, bạn tham khảo lại các bài cũ về Gia Long nhé.
    6. Ồ vì sao tôi nói về thú vị và văn phong? Vì tôi phát hiện ra tác giả không có tâm thế của người viết sử chân chính thưa bạn. Tinh ý là nhận ra tác giả mượn series này rào trước đón sau để chống Cộng. Bạn cho rằng đích đến là chủ đề Việt gian nên bản phản đối ý kiến tôi đưa ra. Còn tôi thấy rằng mục đích tối hậu của tác giả là thông qua luồng thông tin mang vỏ bọc khách quan để qua đó kích thích thái độ thù ghét CS. Thế nên tôi mới nhắc nhở tác giả, là hãy làm cho khéo, chứ đừng làm thành trò hề. Binh bất yếm trá, lấy ngòi bút làm vũ khí, không sao. Nhưng bày mưu thì bày cho khéo, chứ đừng hở hang thế, người không biết không sao, người biết người ta cười cho.
    7. Ý kiến một bạn về tổng tuyển cử gian lận của ông Diệm tôi ủng hộ. Tôi đặt ra giả thuyết thế này, các bạn nghĩ xem: liệu một bộ trưởng ( thượng thư) của chế độ hiện tại, giả sử có ngày nó đổ, ông ta có đủ tín nhiệm trong dân để ra làm tổng thống ko?….. Câu trả lời rõ như ban ngày là ko đời nào. Bằng phương pháp ánh xạ ( phép tương tự), bạn hãy tự suy ra cái tầm của ông Diệm, một ông quan của cái triều đình đã dặt dẹo ko biết bao lâu, xem dân nghĩ về ông ấy thế nào 🙂
    8. Tôi biết thừa các anh các chị ở đây chống Cộng. Tôi chỉ có lời khuyên thế này: chống j thì chống, chống cho văn minh, để cho dân được nhờ. Cứ vu vạ điêu ngoa, để hào kiệt khắp nơi nóng mắt, là tự bóp đấy.
    Thân ái.

    Thích

  12. Tới anh Dũng
    Tôi xin có lời thế này: tôi nghĩ phản biện của bạn Hoàng là có cơ sở, và không hề lạc đề.
    Giả sử báo nghiên cứu lịch sử không phải là báo lá cải mà là báo cây táo, bài viết của chị Lanh là một quả táo, thì xin thưa rằng, một nửa quả táo vẫn là quả táo, nhưng một nửa sự thật thì nó đã biến thành lời nói dối mất rồi, thưa anh.
    Phàm đã là bài viết mang tính chất học thuật, thì thông tin đưa ra phải chính xác. Không thể nói thông tin này không liên quan đến mục đích của tôi nên có sai cũng không sao. Buồn cười thật, nếu nó đã chả liên quan đến mục đích bài viết thì còn đưa vào để làm gì? Thưa anh?
    Và đây là diễn đàn học thuật, có người đưa ra nguồn thông tin, tôi nghĩ rất đáng trân trọng, vì nhờ đó mà chúng ta có cơ hội học hỏi thêm lẫn nhau. Chứ cả bài viết nhiều thì được chục cái commenf, muốn khách vào tham gia cho vui còn chả được, chứ làm gì đến nỗi “lạc đề”.
    Tôi mong diễn đàn trở thành nơi chúng ta cởi mở trao đổi về học thuật để ngày càng tiến bộ.
    Thân ái.

    Thích

  13. Nhắc lại lời bác Hoàng nói:
    Tôi thấy tác giả (NNLanh) cố tình lờ đi vụ tổng tuyển cử đầy tai tiếng của ông Diệm, mà số phiếu thu vào vượt quá mấy chục % so với tổng số cử tri, như cụ Nguyễn Hiến Lê, một trí thức trung lập và hẳn nhiên không ưa gì cộng sản đã viết trong Hồi ký của mình…

    Giả sử, đưa vụ gian lận của ông Diệm (trưng cầu dân ý phế truất) và vô số những cái sai khác của ông Diệm… thì có liên quan gì với chủ đề Việt Gian? Tôi đã nói rằng ông Diệm có cả loạt cái sai (rất bẩn thỉu về chính trị), nhưng nó không liên quan đến chủ đề việt gian.
    Đọc xong, chủ đề xuyên suốt của loạt bài là: cái danh VG quy kết cho một số nhân vật là ĐÚNG hay SAI. Thế thôi.
    Có người còn giới thiệu viết về ông X thì “thú vị” hơn là viết về ông Y. Ơ hay! Định đổi mục tiêu, thì xin ông tự viết đi, đăng lên cho mọi người đọc.

    Thích

  14. Tư liệu về ông Diệm có hàng đống, tùy chủ đề viết về ông ta mà dùng tư liệu này, không dùng tư liệu khác.
    Nếu bài này đưa ra tư liệu mà bác Hoảng nêu, liệu có làm cho Ông Diệm được “giảm án” hoặc “tăng án” việt gian hay không.
    Nếu bác chứng minh rằng tư liệu đó liên quan thì tốt quá. Tôi xin đợi.
    Tôi thì chẳng thấy nó liên quan với cái danh VG của ông Diệm.

    Thích

  15. Có một bài đang lưu hành ở nghiencuulichsu. Nó nằm ngay trên bài này. Đó là bài: Champa: Vương quốc đa dân tộc

    Champa: vương quốc đa dân tộc

    Ở Nghệ An quê tôi có rất đông đồng bào da rất đen, tóc quăn, dáng người tập. Chính họ tự cho rằng mình là một chủng tộc xưa của Chiêm Thành. Đống hóa không phải là giết sạch dân bản xứ, mà là làm họ thay đổi về văn hóa, ngôn ngữ… Hiện nay, đồng bào Tây Nguyên (bên ngoài rất khác người Kinh) nhưng trẻ em học tiếng Việt, khi học Sử thì công nhận “mẹ Âu Cơ”…
    Dân Mãn Châu từ trước đến nay không suy suyển về dân số, nhưng số người viết được chữ Mãn chỉ còn dưới 100 và không biết dùng để làm gì.
    Không nên hiểu đồng hóa là diệt chủng. Vận dụng chuyện Ngô Khởi vào đây, thật đáng sợ.
    Hiểu như vậy, không ai dám cùng thảo luận.

    Thích

    • Trong bá ngoài vương thôi bạn. Không giết bớt đi để Chế Bồng Nga nó ra Thăng Long quét một mẻ luôn à?
      Vùng Tây Nguyên vẫn luôn là một vùng khá nhức nhối, chứ không phải cứ nhận mẹ Âu Cơ là xong đâu.
      Tôi chỉ giả định thế này: bạn là người Tây Nguyên, dân ít, đất thưa, lại lạc hậu và bị vây kín ở giữa, liệu bạn ngoan ngoãn sống với người Kinh và học tiếng Kinh, hay sẽ hổ báo lên để gây chiến rồi ốm đòn?
      Cái hòa bình vs dân Chăm, Chàm, Khmer và các tộc thiểu số có được là nhờ người Kinh đã chiến đấu và bành trướng cả ngàn năm, đừng thấy yên bình hiện tại mà nghĩ muôn đời nó thế.
      Ngay cả Washington của Mỹ, một nước đề cao dân chủ và nhân quyền mà còn phải nói một câu: “if u want peace, prepare for the war”.
      Và nếu bạn đọc về thời lập quốc của Mỹ, chắc bạn còn nhớ Mỹ giết thổ dân như thế nào chứ nhỉ 😉

      Thích

  16. Bác Nguyễn nói:

    1) Phàm đã là bài viết mang tính chất học thuật, thì thông tin đưa ra phải chính xác.
    2) Không thể nói thông tin này không liên quan đến mục đích của tôi nên có sai cũng không sao.

    Câu 1 hoàn toàn đúng. Thông tin tham khảo đưa vào bài phải chính xác. Thông tin nào (tư liệu về ông Diệm) không chính xác, xin bác cứ nêu ra.

    Câu 2 chưa chuẩn:
    Con người như ông Diệm (nhân vật lịch sử) có vô số khía cạnh và cũng vô số tư liệu về ông.
    Ai viết khía cạnh nào về ông Diệm cần phải chọn những tư liệu liên quan. Tư liệu không liên quan với chủ đề thì đưa vào bài làm gì? Khốn nỗi, người ta không đưa những tư liệu tham khảo THỪA, thì lại bảo là “cố ý không đưa”
    Khó chiều lắm.
    Phát biểu lầm cuối.

    Thích

    • Thà làm như Hạng Võ Sở Bá Vương giết hết 20 vạn quân Tần cho rảnh nợ , Còn hơn giết lần mòn giết từ từ thì đau khổ hơn nhiều vì không biết khi nào mình bị giết chết !

      Thích

  17. Vâng, anh Dũng đã nêu ra quan điểm của mình, tôi cũng xin nêu ra quan điểm của tôi thế này:
    1. Anh Dũng nói: ” việc tổng tuyển cử gian lận không liên quan đến chủ đề Việt gian”. Anh hoàn toàn đúng. Thế nên tôi mới đặt ra câu hỏi : đã không liên quan thì tác giả còn đưa vào bài viết để làm gì? Và đã trót đưa, lại còn đưa sai ! Và khi có một bạn độc giả phát hiện ra lỗi sai này, thì bị anh cho là ” lạc đề”! Tôi cho rằng trách bạn ấy lạc đề thì oan cho bạn ấy, anh trách thẳng tác giả viết lan man, đưa thừa thông tin ( lại còn thông tin sai ) thì có lẽ hợp lí hơn. Thực sự tôi khá ngạc nhiên khi mà một độc giả phát hiện lỗi sai trong bài viết lại bị coi là “lạc đề”. Có lẽ anh chàng phát hiện ra con ruồi trong chai nước của Tân Hiệp Phát cũng” lạc đề”, và “lạc loài”, khi anh ta dám nói thật trong cái thế giới của những người yêu thích sự giả dối và ghét người bắt thóp mình?
    2. Anh Dũng nói :” lại còn gợi ý viết về ông X”. Thưa anh, comment trước của tôi đã nêu rõ quan điểm của tôi về vấn đề này. Nếu viết để “tổ lái” thì tác giả đã fail toàn tập vì lộ quá rõ ý đồ và tư liệu không chuẩn, còn nếu viết công tâm thì sử liệu có vấn đề ( sử liệu nhé, thưa anh, còn quan điểm thì tôi hoan nghênh mọi quan điểm, miễn là chứng minh được, và luận cứ xác thực, còn lập luận trên tư liệu sai lạc thì tôi chịu luôn).
    Và quan điểm của tôi là tác giả có động cơ chính trị, nên tôi mới khuyên tác giả nên viết về Gia Long ( chủ đề hay, có “bột”), và học cách viết của cụ Trần Quốc Vượng ( cách viết lôi cuốn, và công tâm, nghĩa là biết cách “gột”) thì mới “nên hồ” ( thay đổi nhận thức của người dân theo hướng tích cực, văn minh, khai sáng, chứ không phải kiểu đâm bị thóc chọc bị gạo làm loạn dư luận lên).
    3. Anh Dũng nói :”ông đi mà tự viết”. Vậy anh Dũng có tự cấy lúa, có tự đổ phân, có tự xây nhà không, thưa anh? Mỗi người có một nhiệm vụ riêng, và người cầm bút thì phải làm cho tốt nhiệm vụ cầm bút. Không thể nói theo kiểu:” ông thích thì ông đi mà làm” hoặc ” đã làm được như người ta chưa mà nói”.
    4. Khi anh Dũng phản biện lại comment tôi gửi riêng tới anh, mà lại xoáy vào một comment khác của tôi, thì ai là người đã “lạc đề” đây, thưa anh? Trong tranh luận, nhắc lại một việc cũ ( nhất là với mục đích không tích cực) mà lơ đi vấn đề chính đang tranh luận, là một cách hành xử rất không đẹp, thưa anh.
    5. Anh không cần thanh minh về việc anh nghĩ sao về ông Diệm, bởi đó là việc của riêng bản thân anh, nó không mang bất kỳ một giá trị học thuật nào. Khi anh tranh luận, chỉ có lí lẽ và dẫn chứng, đúng hay là sai, còn việc anh nghĩ gì hay tin vào điều gì, tôi e là sẽ chẳng có ai bận tâm đến đâu.
    Thân ái.

    Thích

    • Cảm ơn bác Nguyễn.

      Tôi xin bàn thêm thế này: việc ô Diệm “Việt gian” hay không đúng là chả liên quan gì tới tổng tuyển cử, nhưng vì tác giả nhắc đi nhắc lại cái vụ bầu cử nên tôi thấy không ổn.

      Nếu vụ tổng tuyển cử đó “ngon lành” thì đó là điều cực kỳ quan trọng, bởi ông Diệm nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân, tức là quyền lực tối thượng, vậy thì ông ấy phải ghê gớm lắm lắm.

      Còn lại thì đúng như bác Nguyễn nói, không liên quan thì sao tác giả đưa vào. Tác giả đưa vào thì tôi có quyền phản biện bài viết của tác giả (đến cả dấu chấm câu chẳng hạn, tác giả dùng sai thì tôi cũng có quyền comment). Còn lạc đề thì phải nói tác giả lạc đề trước.

      Thích

  18. Các tư liệu lịch sử liên quan tới các sự việc sau đây, tìm rất dễ.
    1) Vua Quang Trung dâng thư “cầu phong” với vua Càn Long, lời lẽ cực kỳ lễ phép, cung kính. Bản chữ Hán đã được dịch ra tiếng Việt.
    2) Khi vua ta (đóng giả) sang gặp vua Tàu đã được tiếp đại cực kỳ trọng thể, thân thiện. Sử Tàu viết: “như tình cha con”. Vua ta kém vua tàu 40 tuổi.
    3) Nhân dịp vua Tàu 80 tuổi, vua ta và rất nhiều vua các nước chư hầu đã có mặt, chúc tụng rất lễ phép, cung kính (quỳ xuống). Xin nhớ, “quỳ” là quy định khi bề tôi gặp vua, không coi là nhục nhã. Một bức tranh vẽ vua ta quỳ khi kiệu vua Tàu đi qua. Chú thích rõ: người quỳ là AN NAM QUỐC VƯƠNG.
    4) Chuyện XIN cầu hôn và XIN lại đất cũ nếu có, chỉ là lễ phép “ướm hỏi”, còn chờ trả lời…

    Chả biết các nhà sử học ta viết lách thế nào mà ở diễn đàn này có người cứ hùng hổ như là phen này Quang Trung có thể làm như Ngô Khởi… Coi dân Tàu như cỏ rác.
    Giúp giới trẻ tự sướng thật là tài.

    Thích

    • Những nghi lễ ngoại giao mà bác Dung đưa thành quan điểm của quốc gia thì tôi e là hơi nguy. Ngay bây giờ, 2 nước chửi nhau như chó mèo mà tới khi sang thăm vẫn phải niềm nở tiếp đón, ôm hôn thắm thiết, rồi ca ngợi tình hữu nghị trời biển bốn tốt tám tươi mười sáu chữ vàng gì gì đó

      Thích

  19. Tới anh Dũng và anh Khánh, cảm ơn hai anh đã tham gia phản biện.
    Tôi thấy vấn đề cơ bản và mấu chốt trong tranh luận của chúng ta là: việc thông tin sai trong vụ tổng tuyển cử thì chả ảnh hưởng gì tới cái án Việt gian. ??
    Thiển ý của tôi là: đọc cái gì mà có liên quan đến lịch sử, và nhất là chính trị, thì nên nhìn cho xa ra. Tác giả viết chỉ để chứng minh ông Diệm không phải Việt gian, hay là đang gián tiếp ca ngợi ông ấy và hạ thấp phe đối lập? Đi trời nóng vào điều hòa nó mát hơn hẳn ngồi điều hoà sẵn, một chính khách thường thường bậc trung, bị bôi nhọ và sau đó được minh oan, thì vô tình sẽ được đánh bóng lên gấp bội. Và các phe lưu vong vin vào đó mà đặt hình ảnh của ông Diệm ra như một thứ để hiệu triệu, cái này các anh chị quá rõ, các trang blog và báo lề trái làm suốt, xài luôn cả những thứ kém xa tầm ông Diệm. Hiệu ứng tương tự, nhưng trái chiều xảy ra với phe CS. Ông Diệm được minh oan xong, phe vu oan cho ông sẽ thành ra thế nào?
    Chỉ cần tinh ý một chút, các anh cũng thấy tác giả ca ngợi khá nhiều về ông Diệm (thanh bạch, làm hòa với Bảo Đại, bố ông không phế vua, được dân bầu). Đây là một phiên tòa, muốn trắng án thì chứng minh vô tội, chứ kể lể em là người tốt thì nó hơi lan man, và hơi “lạc đề” trong chính cái đề tài mà mình đã đưa ra. Thanh bạch (còn đang tranh cãi, thanh bạch mà gia đình trị và bị Mỹ kêu ca về tham nhũng)suy ra không bán nước? (liên quan?) Bố ko bán nước suy ra con ko bán nước? (liên quan?) Làm hòa với Bảo Đại (chưa được xác thực) suy ra không bán nước (liên quan?) Được dân bầu (sai lè) suy ra không bán nước(liên quan?).
    Khi tác giả đưa ra hàng loạt thông tin không có giá trị biện hộ trực tiếp cho bị cáo mà chỉ đưa ra thông tin ( thiếu chính xác hoặc chưa kiểm chứng) để gián tiếp đánh bóng bị cáo, thì tôi e là cô luật sư này đã hại bị cáo mất rồi!
    Thân ái.

    Thích

  20. Sau khi xem nhận xét của quý vị ở trên, có người khen, người chê, tôi lại có vài điều muốn nói:
    Tôi đã theo dõi loạt bài viết “Việt gian bán nước trong lịch sử” của Nguyễn Ngọc Lanh từ bài 1, và ngay từ bài 1 tác giả đã nhấn mạnh, loạt bài viết nhằm giảm nhẹ tội của các Việt Gian cha ông, nếu có thể. (Vậy các vị cứ chăm chăm ông này ông nọ là Việt Gian như các vị đã “mặc định” với bản thân như thế thì quả thực bài viết này không có tý giá trị với các vị)
    Từ nhỏ, tôi đã được học, được đọc lịch sử của sử gia bắc việt sau 1945 và sử gia XHCN sau 1975. Đọc đã nhiều, đã đủ và đã ngán (tôi không dám nhận đã được học, được học nhiều hơn bất kỳ ai trong số các vị đâu) – Nên giờ đây tôi chỉ muốn đọc những bài viết bàn về lịch sử với cái nhìn khác đi, tôi chưa nói đến những bài viết bàn về lịch sử “khác đi” này là đúng hay sai, có lẽ với sự hiểu biết của tôi thì chưa đủ để đánh giá đúng – sai (mà tôi nghĩ thế hệ 9x như tôi, việc đánh giá tiền nhân đã khó lại càng khó, nhất là với những quyển sách sử trên thị trường hiện giờ)
    Tóm lại: chính những bài viết như thế này và diễn đàn như thế này mới là điều tôi cần để có vài cái nhìn về lịch sử “khác đi” (dù đúng, hay sai), nếu không tôi đã chẳng truy cập vào nghiencuulichsu.com

    Thích

    • Có ai comment là ông Diệm Việt gian đâu bạn?
      Vấn đề là cách chứng minh không chuẩn.
      Bổ đề cơ bản đúng là việc của nó, nhưng anh X chứng minh không đến nơi đến chốn, thì người ta vẫn có quyền nói anh chứng minh sai ( tất nhiên cái điều mà anh đang đi chứng minh nó hiển nhiên đúng).
      Định lý Fermat đúng, nhưng chỉ có Andrew Wiles chứng minh được, còn các ông khác đều là ngộ nhận (tưởng mình chứng minh được mà hóa ra không phải).

      Thích

  21. Tới anh Dũng
    Khà khà, tôi gom cả 3 ý của anh vào phản biện luôn.
    Trịnh Trang Công quỳ lạy Chu Thiên Tử, nhưng vẫn bắn Chu thiên tử bị thương và kéo quân đi cướp lúa nhà Chu ầm ầm.
    Câu Tiễn nếm phân Phù Sai, và sau đó thế nào, chắc tôi khỏi cần nói.
    Lưu Bang bị Hạng Vũ dọa cho té đái ở Hồng Môn yến, kết quả thế nào?
    Người làm chính trị, quyền lực, binh mã, tô thuế làm trọng, còn ba quỳ chín lạy thì vô tư đi anh.
    Và Bình Ngô Đại Cáo viết rất oai, nhưng sớ Lê Thái Tổ viết cho Minh Tuyên Đức, tôi e còn quá cái chiếu Nguyễn Huệ viết cho Thanh Cao Tông.
    Vậy từ đó suy ra Lê Thái Tổ sợ nhà Minh? Quang Trung sợ nhà Thanh? Đó chẳng qua là cái lễ từ thời Triệu Đà, cứ theo cho nó đỡ hục hoặc, còn đánh nhau ai mạnh nấy thắng, không thể bảo mình khúm núm thì mình không có cơ ăn nó. Trong chính trị, cái thằng khúm núm mới là thằng đáng sợ. Anh còn nhớ Tề Hoàn Công chết về tay ai chứ?

    Thích

  22. À anh Dũng còn ý 4, tôi sơ ý quên mất, tôi bổ sung luôn. Người làm chính trị họ khéo làm đẹp lòng nhau thôi anh. Quang Trung ra Bắc lần đầu vẫn lạy vua Lê như thường, vua Lê phong quan cho Quang Trung như thường.
    Ngày xưa Tào Tháo viết chiếu cũng xin Hiến Đế anh ơi kí cho em, đóng dấu cho em. Ừ nó xin đấy, có dám không cho không? Bố bảo!
    Ngày xưa Liêu cũng phong cái nọ cái kia cho Kim rồi bị Kim diệt, Kim với Mông Cổ lại bổn cũ soạn lại. Phong kiến nó có Lễ nhà Chu, xin cứ xin, nhưng lắm khi là xin đểu, nó mạnh ông không cho nó mà được à.
    Chu Nguyên Chương ngày xưa cũng tôn Hàn Lâm Nhi làm đại ca, hay Lê Lợi tôn Trần Cảo làm vua, rồi Tây Sơn phù hoàng tôn Dương… Kể ra có cả ngày anh ạ.

    Thích

  23. À, anh Dũng cứ nói tôi ra, cần gì dùng đại từ phiếm chỉ “có người” mãi, thế nó không thân mật anh ạ.
    Và người chôn 40 vạn quân Triệu là Bạch Khởi, chứ không phải Ngô Khởi đâu anh.
    Thân ái.
    Tái bút: nước có lúc yếu lúc mạnh, yếu thì thủ, mạnh thì công, đúng thì phát triển, sai thì sửa lỗi. Tôi nghĩ rằng giới trẻ nó dám “tự sướng”, nhất là khi có cơ sở để sướng, là một điều may mắn cho đất nước. Chứ cứ bạc nhược và hoài nghi, thấy cái gì không hợp với mình thì kêu “lạc đề” với viển vông, thì tôi e cái ngày nước Nam cựa mình, nó còn xa lắm!
    Chả nhẽ tôi lại trích lời Tào A Man bình luận về Lưu Cảnh Thăng( cũng có thể là Lưu Quý Ngọc, anh thông cảm nhân vật phụ tôi ít quan tâm lắm): ” à Lưu gì gì đó, cũng chỉ có thể làm con chó giữ cửa ở thềm ngọc mà thôi”.
    Hê hê, tạm biệt anh. Cuộc vui có được là mấy chốc! Hề hề…

    Thích

  24. Quang Trung thắng trên chiến trường nhưng vẫn phải cầu hòa, thậm chí xin thần phục. Làm như vậy là ĐÚNG. Làm so ta có thể cương với Tàu?
    Quang Trung tỏ ra khúm núm cũng là hành xử ĐÚNG. Nhờ vậy thu được thắng lợi về ngoại giao.

    Các tư liệu
    1) Vua Quang Trung dâng thư “cầu phong” với vua Càn Long, lời lẽ cực kỳ lễ phép, cung kính. Bản chữ Hán đã được dịch ra tiếng Việt.
    2) Khi vua ta (đóng giả) sang gặp vua Tàu đã được tiếp đại cực kỳ trọng thể, thân thiện. Sử Tàu viết: “như tình cha con”. Vua ta kém vua tàu 40 tuổi.
    3) Nhân dịp vua Tàu 80 tuổi, vua ta và rất nhiều vua các nước chư hầu đã có mặt, chúc tụng rất lễ phép, cung kính (quỳ xuống). Xin nhớ, “quỳ” là quy định khi bề tôi gặp vua, không coi là nhục nhã. Một bức tranh vẽ vua ta quỳ khi kiệu vua Tàu đi qua. Chú thích rõ: người quỳ là AN NAM QUỐC VƯƠNG.
    4) Chuyện XIN cầu hôn và XIN lại đất cũ nếu có, chỉ là lễ phép “ướm hỏi”, còn chờ trả lời…

    …đều là SỰ THẬT. Còn những điều bác Nguyễn đưa ra (câu tiễn, trịnh trang công…) là tự ý SUY LUẬN rằng “Quang Trung rất có thể bắt chước các ông ấy”. Chỉ là giả sử thôi. Đó là cách bênh vực Quang Trung để tự sướng mà thôi.

    Thích

    • Bạn xem bản đồ nhà Thanh thời Càn Long và Gia Khánh là nó ra ngay vấn đề chứ có gì mà suy với luận. Càn Long háo danh, tự xưng Thập toàn lão nhân, đánh đâu thua đấy, quốc khố tan hoang. Đất đời Khang Hy rộng nhất, sau giảm dần, đến Gia Khánh thì chuẩn bị Thái Bình thiên quốc…. Đọc Hoàng Lê nhất thống chí ( tôi không coi đây là sử liệu, nhưng nói để bạn dễ hình dung) Quang Trung có nói với Ngô Thì Nhậm, đại ý là : “chú viết cái chiếu, dùi giắng cho anh chục năm, anh gây dựng thực lực thì sợ gì thằng Tàu, còn bây giờ cứ mềm với nó đã.” Ngô gia cũng toàn bậc cự Nho, loại như tôi còn chém bậy, chứ mấy ông đấy chắc cũng không dám nói quá bừa.
      P/S: tàu dân đông nhưng chơi 10 chiến dịch, chịu sao thấu? Dân nó vào thời điểm đấy không khủng khiếp như bây giờ đâu. Dân tàu đông như bây giờ một thời do bác Mao cỗ vũ, sau cũng chính bác Mao thấy sợ quá nên đảo ngược chính sách ra cái một con như bây giờ.
      Có dịp bạn nên tìm quả địa cầu nổi mà xem, núi đá sẽ gồ lên và đồng bằng giữ nguyên. Nhìn mới thấy quá nửa đất tàu toàn núi, thời xưa nông nghiệp dân ta đủ ăn hơn nó chắc. Nông chiến thắng thêm đánh trận giỏi, không đùa được đâu bạn.

      Thích

  25. Sử học VN.được chính giảng viên sử Đại học Huế Hà Văn Thịnh khẳng định có
    30% sự thật và 70% đồ giả,chứ không phải do tên “phản động” hay “chống cộng”
    nào nói đâu nhé ! Đừng … chụp mũ ẩu lên đầu tác giả NNL.!
    Do đó,tôi thiét nghĩ là xét lại lịch sử cho công bằng như tác giả trên là điều kiện
    tiên quyết và duy nhất để hòa hợp hòa giải dân tộc trước hoạ ngoại xâm là giặc
    Tàu Cộng đang lấn chiếm đất liền,hai đảo Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông,
    vùng lãnh hải của VN.hiện nay.

    Thích

    • Ko có bằng chứng thì là chụp mũ, có đầy đủ bằng chứng thì là suy luận. Chống Cộng thì nó cũng như đảng Dân Chủ chống đảng Cộng Hòa thôi chứ tôi có bảo tác giả phản động đâu mà chị phải thanh minh.
      Sử liệu tôi dẫn ra có chỗ nào lấy của sgk lịch sử hay sách sử vn đâu? Toàn dẫn cổ sử TQ( chắc CSVN khó sửa được nhỉ), sách của cụ Nguyễn Hiến Lê và các ví dụ về lịch sử phương Tây thời Enlightenment Age.
      Lập luận dựa hoàn toàn vào logic khoa học và phép tương tự, phép phản chứng.
      Và tôi đã nói rất rõ: ông Diệm không phải Việt Gian, nhưng tác giả đã thất bại trong việc chứng minh điều đó. Giống như định lý Fermat đúng, nhưng tất cả các nhà toán học trừ Andrew Wiles đều ngộ nhận và chứng minh sai lè.
      Cách lập luận và dẫn chứng sai tức là sai từ phương pháp, không thể đem cái kết quả đúng ra mà lấp liếm được.
      Còn điều phải chứng minh thì trè ranh nó cũng biết là đúng, cần j phải lên gân lên cốt gào lên là nó đúng cứ như không ai biết không bằng.
      P/S: có lẽ các bạn vẫn chưa phân định rạch ròi giữa kết quả ( điều phải chứng minh), phương pháp chứng minh, và hệ quả trực tiếp của bài toán.
      Thân ái.

      Thích

  26. Nước nhỏ chiếm được nước lớn thì nhiều. Nhưng nếu cứ đóng lâu (làm vua) chỉ sau trăm năm là bị đồng hóa.
    Đồng hóa khác với diệt chủng.
    Dân Việt ở Tàu thiếu gì (bách việt) nay bị đồng hóa hết rồi. Bảo rằng họ bị diệt chủng thì không phải.
    Xin chấm dứt chuyện hiểu thế nào là đồng hóa.

    Chuyện khác. Quang Trung “tận diệt” 20 vạn quân Thanh (nghe không nổi) nhưng cứ cho là đúng đi. Nếu vua Thanh đồng ý trả lại Lưỡng Quảng, dân phản kháng (trên một trăm triệu người, mới mất có 20 vạn, tức là 2% dân số) thì Quang Trung sẽ thịt hết 98% còn lại???. Nghe không nổi. Cứ cho là Quang Trung đem toàn bộ dân Việt 15 triệu sang Lưỡng Quạng thịt hết 100 triệu? Nước Việt để rỗng?

    Tôi ù té đây.

    Thích

    • 1. Bạn dựa vào sử liệu nào để nói Lưỡng Quảng có trăm triệu dân?
      2. Cần gì tận diệt, đánh cho thua to là đủ cho đối phương không ngóc được đầu lên trong ít nhất 15 năm rồi( thời gian có lớp lính mới)
      3. Tôi thấy người Do Thái lang bạt khắp nơi, và họ vẫn là Do Thái. Tôi thấy 8 nước xâu xé TQ, và tôi chưa thấy nước nào bị TQ đồng hóa ngược cả.
      Thân ái.

      Thích

  27. Tôi sợ quá!
    Không hiểu ĐCS tuyên truyền thế nào về Quang Trung mà có nhiều người rất hào hứng với bạo lực. Đội quân 20 vạn của Tôn Sĩ Nghĩ tan vỡ, chạy dài về Tàu (tất nhien chúng bị chết nhiều) nhưng các ông tự sướng lại nghĩ rằng chúng “chết hết”. Đến thánh Gióng đánh giặc Ân cũng không làm được như vậy.
    Và vì chúng “chết hết” nên dân Lưỡng Quảng “liệu còn được mấy mống?”. Giả sử (muôn năm không có đâu) VN tiếp thu Lưỡng Quảng, ai cũng nghĩ tiếp thu hòa bình và nói về đống hóa, thì các đáng hậu sinh thời nay lại sẵn sàng “làm cỏ” số dân Lưỡng Quảng đông đảo gấp mấy lần dân Việt nếu “chúng” tỏ ra cứng đầu..
    Nên có một diễn đàn cho cái đám này tự sướng với nhau, áp dụng chuyện bên Tàu cái thời chiến chinh man rợ.

    Thích

    • 1. Cứ bám mãi vào cái từ “chết hết” mãi mà không thấy mệt à? Người thông minh thì tự biết nắm ý mà quên lời chứ.
      2. Phong kiến có quân thì đánh, không có quân thì phải hàng, quân chủ lực Lưỡng Quảng bị đánh te tua, thêm 10 chiến dịch trước đó của Càn Long làm số lính hao hụt rất lớn, thế thì có gì mà VN không quản được.
      3. Quang Trung là anh hùng. Đến Ngô gia là trung thần phe Lê Trịnh còn phải khen, hữu xạ tự nhiên hương thì dân chúng tự biết ngưỡng mộ, chứ cần j CS tuyên truyền.
      4. Tôi nói thời ấy vừa đuổi vừa giết, chị lại bảo thời này làm cỏ. Chị sai hai điểm cơ bản nhất là thời gian (tôi nói thời Quang Trung chị lại đi lái sang ngày nay) và cách thức( tôi nói vừa đuổi vừa giết, còn lại đồng hóa, tức là kết hợp cả ba phương pháp, chị cố tình gói gọn vào một chữ ” làm cỏ” là có ý gì?)
      5. Chả phải CS tuyên truyền, chả phải Á Đông man rợ, chị nhìn ngay lịch sử lập quốc của nước Mỹ xem, người Mỹ đã tàn sát thổ dân da đỏ thế nào.
      6. Đọc thì chả đọc hết, cứ tóm bừa một vài từ rồi la toáng cả lên!
      Thân ái.

      Thích

    • Thật hết ý kiến khi lôi ĐCS vào đây.

      Đánh nhau thì đương nhiên phải có bạo lực, chứ chẳng lẽ khi đánh nhau lại dùng đàn ca sáo nhị diễn tấu cho nhau nghe à.

      Nghe cách nói của bạn thì tôi mạn phép đoán là bạn không ưa cộng sản. Cũng không sao. Nhưng bạn có thể chỉ ra cho tôi một nước nào không có bạo lực không?

      Thích

  28. Tôi có cảm nghĩ thế này. Nói trước, chỉ là cảm nghĩ thôi nhé.
    Vài bạn lo cho tác giả loạt bài sẽ bị đả kích. Tôi rất cảm kích với suy nghĩ này. Sự lên tiếng (tuy ít ỏi) chứng tỏ tác giả đã tìm được bạn đọc thích hợp.
    Tôi nghĩ rằng số bạn đọc này không ít đâu, nhưng với diễn đàn như hiện nay, họ không thích thú gì chuyện xông vào đôi co lạc đề.
    Có người “chân thành” khuyên ông ta bắt chước văn của cụ A hay bác B. Thật là không tự biết mình đang nói với ai.

    Tôi tin rằng tác giả không bận tâm với mọi phê phán hay khuyên bảo.
    Ông ta cứ “đường mình chọn, mình cứ đi” – qua cái văn phong “tưng tửng”, rất đặc trưng. Đợi xem.

    Giới thiệu một bài của tác giả cách nay khá lâu, để thấy đây là con người “đường ta chọn, ta cứ đi”
    Một ý trong bài: Chủ nghĩa Mác Lê là của bạo chúa Stalin và ĐCS phải nhớ ơn vị bạo chúa này.

    http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tien_len_cnxh_tu_phuong_thuc_san_xuat_chau_a-e.html

    Thích

    • Tôi cũng có cảm nghĩ thế này, ồ chỉ là cảm nghĩ thôi nhé:
      1. Diễn đàn này vốn rất ít comment, sao bài này lắm thế.
      2. Các comment liệu có phải đều xuất phát từ một người thay email, hoặc cùng một nhóm ra sức tuyên truyền?
      3. Tác giả quan tâm không là việc của tâc giả. Làm không tốt không lo sửa đi thì tác giả chịu chứ sao.
      4. Tôi thấy đa phần các comment nói kháy kiểu của bạn đều chỉ xoáy vào một vài chi tiết nhỏ trong bài của tôi để nói, trong khi nói lý lẽ tay đôi làm rõ từng quan điểm thì fail toàn tập.
      5. Nói theo kiểu chó cứ sủa đoàn người cứ đi thì trước hết bạn phải là phần tử thuộc tập hợp đoàn người đã, còn khi bạn không nằm trong cái tập hợp đó thì….
      Thân ái.

      Thích

  29. Vẫn còn tôi nói tiếp đây.
    Bác Nguyễn ta xung hữu đột, nên khi viết hơi bị ẩu.
    Người ta tin vào những dòng bác viết (ẩu) mà comment thì bác đòi người ta phải hiểu những “ý lớn” của bác.
    Người ta bỏ chạy là phải.

    Thích

  30. Sau khi bị đả kích 1 lần ở bài Gia Long là không có lấy trích dẫn , minh họa ; lần này tác giả đã rút kinh nghiệm bằng cách dẫn link tràn lan vào bài viết , 1 phong cách rất “wiki”( dĩ nhiên không rõ có phải do ít đọc sách hay không mà dẫn link toàn vào những bài viết ngắn trên web hoặc vào chính wikipedia ) . Vì không có thời gian , tôi chỉ dám đưa ra 1 vài câu hỏi và key word cho tác giả và bạn đọc tìm hiểu ( phỏng cách “cái …này là hiển nhiên , tự đi mà tìm hiểu ở …Wiki ” của tác giả ) :
    -Military Assistance Advisory Group (MAAG)- Vietnam , Saigon Military Mission là những tổ chức gì ? US Aid là tổ chức gì và thực chất họ đã làm gì ở Việt Nam thời ông Diệm ? .Từ năm 54 đến năm 63 đã có bao nhiêu người Mĩ ở VN , tòa đại sứ Mĩ ở Sài Gòn có quyền lực cỡ nào ?
    – Lucien Conein , Edward Lansdale là ai , làm cho tổ chức nào ? Họ đã làm gì ở VN thời ông Diệm ?
    – Nội dung Hiệp định Genève là gì ? Cái trò hề mà tác giả mạnh dạn gọi là ” được bầu lên bằng tổng tuyển cử ” được tổ chức và kết quả như thế nào ? ( Nhân tiện là tôi chợt để ý là tác giả có nói ở xứ dân chủ tổng thống cũng dễ bị đánh đổ ở lần bầu sau nhưng chẳng thấy nhắc đến lần bầu sau nào của ông Diệm và thứ duy nhất đánh đổ ông Diệm là mấy phát đạn – đạn dân chủ chăng ??)
    Key word ( không dám dẫn link bừa phứa như tác giả, tôi chỉ dám dẫn tên một vài sách ) : “Vietnam: A history” ; “Kennedy’s and Johnson’ Use of Spies, Saboteurs, and Covert warriors in north Vietnam” ;”Why Viet Nam”; ” A Bright Shining Lie”; “Việt Nam máu lửa quê hương tôi ” …
    “Khó kiểm chứng và không cần kiểm chứng” : Tôi không dám nhận xét về quan điểm của tác giả . Chỉ xin trích dẫn chuyện Tàu : ” Giai thoại kể rằng, Nguyên soái Hàn Thế Trung đã chất vấn Tần Cối: xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu? Tần Cối trả lời: Không có, nhưng cũng không cần có.”
    Vẫn một câu cũ : Nghiên cứu lịch sử cần có tâm và khách quan . Dĩ nhiên tôi không hy vọng lắm vào điều này ở tác giả .

    Thích

  31. Có nhiều cách tiếp cận Lịch Sử.
    Các nhà sử học chuyên nghiệp (theo nghĩa tốt) thì phát hiện sự kiện mới…
    Có người chỉ dùng sự kiện sẵn có, ai cũng biết, nhưng từ đó đưa ra nhận định mới khác hẳn những nhận định cũ. Cũng tốt chứ sao?

    Nhân tâm, tùy thích. Còn đòi gì?

    Thích

  32. Tôi thấy bài nào cũng có tài liệu tham khảo (in bằng chữ đậm). Tài liệu đưa ra chẳng mới, nhưng nhận định thì mới.

    Nếu ai cũng thấy rằng loạt bài này nói lên:
    – Các ông Việt Gian xa xưa được lịch sử đánh giá “đúng tội” và mức án hợp lý… (3 ông)
    – Các ông Việt Gian sau 1945 bị vu oan, chỉ nhằm phục vụ mục tiêu trước mắt (3 ông)
    – Khốn nạn nhất là khi họ đã hết nhiệm vụ cũng không được giải oan
    – Loạt bài này xóa được tình trạng khốn nạn sau 1945, giải oan cho người bị bêu riếu.

    Muốn gì hơn?

    Thích

  33. Không muốn viết gì. Buồn lắm
    Gia phả họ tôi (viết bằng chữ hán) thì tổ tiên nhiều đời là những người có học, giữ được nếp nhà. Sống trong sạch.

    Nhưng tai họa trời giáng. Sau năm 1945 một vị tổ bị vu là Việt Gian. Báo đảng nhiều lần bêu xấu. Chúng tôi đã cắt các bài này, lưu lại đủ.
    Chưa phải cỡ “bán nước” nhưng dứt khoát là Việt Gian. Ngay trẻ con quanh nhà cũng chửi cạnh, chửi khóe.

    Gần đây chúng nó ngầm sửa chữa, cho xây mộ đẹp, cho một đại diện (tỉnh) về dự khánh thành, nói dăm câu ban ơn. Tôi bảo ông này (lễ phép): Chính quyền đã chính thức kết tội, thì nay nên chính thức có văn bản xóa tội.
    Lập tức tôi bị sừng sộ.
    Xin các bạn và admin cho tôi nói một câu: Đ (éo) mẹ cả lũ chúng nó.
    Tuy nhiên, phải đồng ý (với người viết loạt bài): Chúng nó tuyên truyền cực giỏi. Thấy ngay ở các comments. Cháu Bác còn nhiều…

    Thích

  34. Thảo luận bài này lạc đề quá
    Admin nên chấm dứt các thảo luận lạc chủ đề đi. Cần quái gì phải thu thập Số Lượng ý kiến, toàn là vô bổ?

    Tác giả nêu rằng “ông Diệm không phải là việt gian bán nước cho Mỹ” (có thể, những người sau ông ta – như ông Thiệu – thì như vậy). Mà ông Diệm là một người chống cộng triệt để. Thế thôi.
    Chống Cộng có tội hay không, lại là đề tài khác. Ai thích thảo luận có thể lập diễn đàn khác: “Tội chống Cộng”.

    Còn đề tài thảo luận ở đây là ÔNG DIỆM CÓ PHẢI LÀ VIỆT GIAN BÁN NƯỚC HAY KHÔNG.
    Sao nhiều người cứ lái sang phía khác?
    CÓ hay KHÔNG? xin nói vào đấy cho chúng tôi nhờ.

    Cực chẳng đã, tôi phải phát biểu vì đợi mãi chẳng biết “quần chúng” có lập luận gì cho câu hỏi nêu trên: Diệm có phái là VG bán nước hay không.

    Thích

    • Thế nào bảo là bán nước? tôi thấy lập luận của tác giả khong chuẩn. Nếu xét thục tế thì chẳng ai có thể bán nước được cả, ngay vua Quang Trung muốn bán đất cho Nhà Thanh cũng không thể.Vì sau lưng Quang Trung là cả dân tộc. Nếu ai đó dám bán đất thật thì sẽ bị nhân dân căm hận và tìm cách đòi lại, và trước sau thì triều đại đó cũng bị đổ. Triều đình nhà Nguyễn thực tế là đã nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp theo Hiệp ước Nhâm Tuất, như vậy có phải là bán nước hay không? Bị Pháp nó ép đấy chứ..Nói răng công hàm PVĐ 1958 là bán nước cho Tàu cộng là càng sai. Vì Bắc VN là nước cộng hòa có quốc hội , bán nước mà ko qua quốc hội là không xong.Vả lại HS, TR Sa là do chính quyền sài gòn quản lý thì bán làm sao, Bán thì phải có giá cả, vậy nó là bao nhiêu, tiền ai cầm lúc nào có tư liệu nào chứng minh điều này ko?
      Vậy chúng ta chỉ nên hiểu “bán nước” chỉ là hình dung từ dành cho những ai từ người dân đến lãnh tụ vì lợi ích cá nhân mà theo giặc thì đều có thể gọi là bọn bán nước.
      Theo tôi đánh giá một người cầm quyền trước hết hãy xét đường lối của ông ta có lợi cho dân, và ko tốn xương máu của dân , biết hy sinh quyền lợi mà mang về hòa hợp dân tộc, không bị nước ngoài cuốn vào mưu đồ của họ, nghĩa là sáng suốt về chính trị, biết giữ quốc thể.

      Thích

  35. Tôi rất thích loạt bài viết của tác giả, tôi cũng thích đọc các comments vì đã cung cấp cái nhìn nhiều chiều, cảm ơn tất cả mọi người.

    Thích

  36. Ông Diệm là một người yêu nước, và muốn giành độc lập cho Việt nam theo cách và hiểu biết của ông. Trước đó Hoàng thân Cường để cũng muốn dựa vào Nhật để giành độc lập cho Việt nam, hay phong trào đông du của cụ Phan. Ông Diệm là người yêu nước có thân phụ là Ngô đình Khả phò trợ vua Thành Thái có chủ trương chống Pháp, ông được một nền học vấn có ảnh hưởng của tây phương qua hệ thống nhà dòng là có tiến bộ so với đương thời. Mong ước cháy bỏng của tất cả các sĩ phu, quan lại, nhân dân Việt nam là giành độc lập cho nước nhà từ một kẻ đô hộ hùng mạnh như Thực dân Pháp gần như vô vọng từ thời Văn tân , Cần vương. Biết bao máu của đồng bào, chiến sĩ đã đổ, biết bao chí sĩ đã chết trong lao tù đế quốc như các đồng chí của Nguyễn thái Học. Với một kẻ thù như vậy mà Việt nam không dựa vào một thế lực theo một chủ thuyết nào đó bên ngoài bay thời cơ như thế chiến 2 thì cái đích đến vẫn mờ mịt. Ở đây ta đánh giá nhân vật lịch sử phải công tâm, không nên đứng trên một cách tư duy phiến diện, đình kiến quy chụp mà phải có cách đânhs gia khách quan khoa học. Nếu ông Ông Hồ chí Minh và ông Diệm hợp tác với nhau có lẽ Lịch sử Việt nam đã diễn biến khác. Nhưng thời điểm đó có lẽ cá nhân ông Hồ cũng không tự quyết định những điều kiện hợp tác của ông Diêm. Cho nên định mệnh ghiệt ngã đẫ để hai người yêu nước nhưng lại trông nhờ vào hai thế lực đối đầu nhau thì một bên phải thua là một điều tất yếu. Nhưng do cách hành xử lãnh dạo hơi cực đoan của ông Diêm là dựa vào Mỹ nhưng nhất đình không phải là kẻ bù nhìn và nhất là cương quyết chống can dự trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh Việt nam. Do vậy cái chết của ông Diệm sau đảo chính của bọn tướng tá mà phần lớn là kế tục của đội quân tay sai thời thuộc địa vì đồng đo la bẩn thỉu mà phản bội lãnh đạo của mình đã đẩy nhanh thất bại của bên tham chiến không còn tính chính danh nữa.
    Bài học lịch sử cay đắng không chỉ cho một cá nhân mà cà một dân tộc lâm vào cảnh nồi da xáo thịt hàng mấy chục năm mà bây giờ có độc lập 40 năm rồi mà chúng ta vẫn cấu xé chửi bới nhau. Sao chúng ta không nhìn sang lân bang láng giềng họ thua ta nhiều mặt, nhưng sao họ đã thành rồng thành cọp rồi. Vây cho nên có độc lập mà lòng dân ly tán, chưa có dân chủ phồn vinh, người dân chưa được hưởng đầy đủ điều mà họ đangs ra được hưởng đó mới là điều đáng quan tâm hơn.
    Theo tôi ai mà không rước quân đội nước ngoài vào, sống hay đã chết mà làm được điều đó toàn tâm vì dân vì nước, súng kề cổ, hay lợi ích không mua nổi đó là người Việt chân chính khác hẳn bọn Việt gian đúng nghĩa.

    Thích

  37. Tôi thấy người tên Nguyen luôn có ý bênh vực chính quyền. Chắc bác Ng cũng hay đọc sách lịch sử,tôi chỉ xin hoi bác một câu trong lịch sử nước ta đa chinh quyền nào căt đất cho ngoại bang chưa? Đã vị đại diện quốc gia nào lại gửi cả công hàm chấp thuận cho k lãnh thổ của mình cho nước k?! tôi ngu muội nên hiểu đơn giản Bán nước là đem đất đai biển đảo của cha ông đem cho nước khác để đổi lấy một thứ lợi ích gì đó!!!

    Thích

  38. Lịch sử là sự thật đã qua không thể sửa đổi được. Nếu viết về Lịch sử thì tuyệt đối khách quan, không nên nhận thức theo tư duy chính trị. Từ Việt Gian là một danh từ chính trị của một thời đã qua. Vì vậy khi viết khoa học lịch sử không nên dùng từ này, hãy viết thật đúng với sự thật lịch sử, còn hiện tượng, còn bản chất hãy để công chúng phán xét. Thiếu gì người bị đối phương bắt, giết nhưng phía đối lập tôn là Anh Hùng,… Khoa học không có tuổi, chỉ có giá trị thật sự nếu khách quan.
    Vũ Ngọc Phương

    Thích

    • Bài này mà nói là hay sao? Ngu xuẩn. Ngô Đình Diệm đưa cả gia đình (anh, em của ông ta) vào bộ máy cai trị, người như vậy mà vì quyến lợi quốc gia, dân tộc cái gì. Ai bầu ông ta làm tổng thống? Mỹ đưa ông ta lên, khi thấy ông ta quá độc tài nên lại hất xuống (qua đảo chính). Nếu ông ta thật sự do dân bầu thì tại sao khi bị đảo chính lại chẳng có người dân nào lên tiếng bảo vệ ông.

      Thích

  39. Trời ạ ! Chị “Huong trong” nói “Có phải ý bác: Mỹ là ông trời phải không ạ?” là vì Lan Phuong nói “Trời không cho Ngô Đình Diệm sống để tiếp tục công việc dang dỡ” đấy ! Vì ai cũng biết chính các Quan thầy Mỹ đã bật đèn xanh cho đám Tướng tá tay chân – cũng chính là thuộc hạ của ngài Ngô tổng – đồ sát cả 3 anh em họ Ngô nên chính các Ngài cố vấn Mỹ ko cho Ngô tổng sống chứ “Trời” nào mà ác vậy ?! Vì vậy nếu có thì là “Mỹ mệnh” chứ “Thiên mệnh” gì ở đây hả Trời ?!? Đừng có gì cũng … đổ oan cho Ông trời chứ ?!

    Thích

  40. Pingback: Việt gian bán nước trong Lịch Sử (bài 9) | Nghiên Cứu Lịch Sử

  41. Pingback: Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10c) | Nghiên Cứu Lịch Sử

  42. Pingback: Việt gian bán nước trong Lịch Sử (Bài 10d) | Nghiên Cứu Lịch Sử

  43. Pingback: Cần giải nhiệm sứ mệnh lịch sử cho 3 vị Việt gian gần đây nhất | Nghiên Cứu Lịch Sử

Bình luận về bài viết này