Xung đột tôn giáo : Liệu Thập tự chinh sẽ đến?

THE-NEXT-CHRISTENDOMtrích từ sách : Những quốc gia Cơ đốc tương lai

tác giả : Philip Jenkins

người dịch: Hoàn Vũ- Nguyễn Hữu Thịnh

Philip Jenkins là giáo sư khoa nhân văn thuộc chương trình Edwin Erle Sparks tại Penn State University. Ông là tác giả cuốn “Phần lịch sử thất lạc của Ki-Tô giáo: Thời hoàng kim một nghìn năm của Giáo hội Trung Đông, Châu Phi, Châu Á – và giáo hội này đã chết như thế nào”, xuất bản năm 2008

CHIẾN DỊCH THẬP TỰ CHINH SẮP ĐẾN

Lòng trung thành tôn giáo là nguồn gốc của nhiều cuộc nội chiến đang tiếp diễn trên thế
giới và bạo lực chính trị ngày nay, trong hầu hết các tình huống, nguyên nhân này thường
đưa đến việc phân định các quan điểm trong cuộc xung đột thời cổ đại giữa Cơ Đốc Giáo
và Hồi Giáo. Tuy nhiên, điều này đã gây ngạc nhiên nhiều cho các phân tích chính trị của
các chính trị gia trong thế hệ hiện tại hay hay thuộc về các thế hệ trước, đề cập đến lĩnh
vực quan điểm chính trị xung quanh thế giới là điều được quyết định không phải bởi thái
độ tầng lớp hay chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng bởi các khái niệm đang còn tranh
cãi về Thượng Đế. Tại khắp các khu vực được cho là Đông dân nhất thế giới trong giữa
thế kỷ qua, các cuộc xung đột tôn giáo nghiêm trọng và các cuộc tranh luận đã nổ ra rõ
ràng rằng chúng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, mặc dù hầu hết các cuộc va
chạm chỉ là số ít theo như quan điểm cộng đồng phương Tây. Xem ra, người ta cho rằng,
các cuộc va chạm này đã diễn tả điều hóc búa liên quan đến số phận của Cơ Đốc Giáo ở
Sudan hay Indonesia, có hàng ngàn người đã khóc cho một Tây Tang tự trị. Việc không
có các sự ngược đãi trong tín đồ Cơ Đốc Giáo là tính chất đặc biệt đã lôi cuốn sự quan
tâm đặc biệt của nhiều sinh viên học sinh tại các sân trường đại học và cao đẳng. Chính
phủ Mỹ có sự thay đổi cái nhìn đối với vấn đề này. Họ tỏ ra quân tâm nhiều hơn đến
quyền tự do tín ngưỡng của con người trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng gây khó khăn cho người ta xoay quanh đề tôn giáo trong số ít các phương tiện truyền thông đạ chúng ( một vài nhà báo – chẳng hạn như Nicholas Kristof, nhà báo cuả thời báo NEWS YORK TIME’S – đưa ra những khái niệm đánh giá thật kinh khủng đối với thái độ thờ ơ với đạo của người ta đang thịnh hành ngày nay).

Chủ nghĩa địa phương hẹp hòi của quan niệm cộng đồng phương Tây đang thực sự thu
hút sự quan tâm của dư luận. Khi các tôn giáo và các chủng tộc đơn lẻ tạo ra động cơ giết
người diễn ra ở Châu Âu hay tại Bắc Mỹ, và khi sự kiện lan rộng thì nó đã đánh thức đến
sự tự vấn lương tâm của nhiều người. Nhưng khi hàng ngàn người bị tàn sát ở khắp nơi vì
cớ đạo của họ ở Nigeria, Indonesia, hay ở Sudan, thì câu chuyện ấy lại hiếm khi được đề
cập đến một cách phổ biến, tự do. Như vậy, cuộc sống của con người ở một số nơi dường
như là có giá trị hơn so với tại những các khác thì phải. Hơn nữa, khi có một loại tôn giáo
thành kiến nào đó họat động, ví dụ như là những người phương Tây theo phong trào tự
do tín ngưỡng thì họ thường miễn cưỡng xuất hiện chống lại Hồi Giáo và Ả Rập, đưa đến
điều đáng nghi ngờ về tiến trình phát triển đạo Hồi của tín đồ Hồi Giáo tại các nước thứ
ba. Trong khi các phưong tiện thông tin đại chúng hợp pháp đang đua nhau đưa tin diễn
tả nỗi khiếp sợ về các cuộc đụng độ tàn bạo gây ra trong nơi dân chúng Hồi Giáo đang
sinh sống ngày càng bành trướng rộng lớn tại khu vực Darfur thuộc Sudan. Các thông tin
ấy đã bày tỏ ít nhiều rằng nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột tôn giáo ấy phần lớn tùy
thuộc vào số lượng Đông hay ít tín đồ Cơ Đốc Giáo tại đất nước đó.

Các dự đoán nhân khẩu học cho rằng những mối hận thù tôn giáo sẽ không chỉ tiếp tục
tiếp diễn ra như thế thôi mà nó còn trở thành nỗi ám ảnh tồi tệ đến tất cả mọi người. Các
trung tâm Đông dân tương lai của dân số toàn cầu lại rơi chủ yếu vào trong các nước đã
và đang có sự phân rẽ giữa hai tôn giáo lớn này và ngày càng có xu hướng trở nên căng
thẳng nghiêm trọng hơn. Và nơi nào xảy ra sự phân rẽ xung khắc ấy cũng mang tính chất
như vậy cả. Thường thường thì, các xung đột trở nên đặc biệt khốc liệt khi truyền thống
của một tôn giáo cho rằng quốc gia X nào đó bắt buộc phải trở thành một xã hội Hồi Giáo
mới được, đòi cho được luật pháp và giá trị văn hóa thích hợp với xã hội ấy nhưng lại
cùng với tất cả các vấn đề chỉ hàm ý cho tôn giáo thiểu số. Đối với các cuộc xung đột ở
Châu Phi hay Châu Á ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy ở đó đã bắt đầu manh múm
diện mạo chính trị cho nửa thế kỷ tới, và có thể các nguồn gốc của nền chính trị tương lai
ấy sẽ chính là sự liên minh Đông đảo giữa nhiều thế lực.

SỰ HIỂU BIẾT VỀ CÁC CON SỐ

Để cố gắng hiểu được cán cân tôn giáo toàn cầu, chúng ta phải quyết định cái gì có thể và
không thể được biết với độ chính xác ra sao. Dự báo về tương lai tôn giáo thì rất rất khó
khăn. Và bây giờ, vấn đề chúng ta muốn nói đến là chúng ta có đang quan tâm đến tình
hình tín đồ Cơ Đốc Giáo hay không, là những tín hữu sống trong cộng đồng hiện tại.

Chẳng hạn như ở xã hội phương Tây, các nhà thờ chính thức được thiết lập lên với hệ
thống có xu hướng đòi hỏi mỗi tín đồ phải như là một thành viên máu thịt của nhà thờ
mà họ trực thuộc sinh hoạt. Vì vậy, các chính phủ tại các quốc gia Hồi Giáo được xem là
quốc giáo chính thức, thường thổi phồng lòng trung thành của các tín đồ Hồi Giáo trong
xã hội của họ.

Còn các nhân tố khác có thể đến với vai trò như một quá trình thực thụ vậy. Chúng ta hãy
lấy một ví dụ về quốc gia Indonesia. Quốc gia này đã tuyên bố mình là quốc gia Hồi Giáo
Đông nhất thế giới. Và thiên hạ phần lớn đều đồng ý rằng Hồi Giáo là đạo hiện giờ phát 

triển rất mạnh ở Indonesia. Các yếu tố chính trị về góc nhìn này đã có nhiều lý giải tại sao
có sự phát triển mạnh mẽ của tín đồ Hồi Giáo một cách tự nhien trong quốc gia đó từ
giữa những năm 1960 như vậy. Trong thời gian đó đã sản sinh ra các tổ chức giết người
chống chủ nghĩa cộng sản.Và sự thiếu khả năng hiểu biết về tôn giáo đã lập tức khiến
người ta nghi ngờ về khả năng và thái độ nổi loạn của con người. Kết quả là, một triệu
người đã xuống đường đòi quyền tự do tín ngưỡng Hồi Giáo cho bản thân họ. Các ngày
lễ kỷ niệm trong kỷ nguyên này có thể giải thích tại sao Indonesia có số dân theo Hồi
Giáo Đông như vậy, chiếm 85% trong tổng số khoảng 180 triệu người Indo. Và các đạo
khác cũng có những kiểu mẫu tương tự. ở Ấn Độ, lòng trung thành tôn giáo được xác
định bởi quan niệm “ không ai ở trên tôi cả”! Dưới luật Ấn Độ, tất cả các công dân có thể
chính thức trở thành người Hindu trừ khi họ có sự xác nhận đặc biệt hoặc là Cơ Đốc Giáo
hoặc Do Thái Giáo Giáo. Tùy thuộc vào lời giải thích, quan niệm này dứt khoát phải kể
đến những người theo đạo Hindu, theo Phật Giáo và đạo Jana ( Jain). Và mỗi người trong
số người này phải được công nhận là thành viên của từng tôn giáo khác biệt.

Ngoài ra, không phải tất cả các quốc gia đều có sự công bằng như ở nước Mỹ hay ở các
quốc gia Châu Âu trong việc điều tra dân số. Bất cứ khi nào chúng ta đọc các khoản ước
lượng dân số có tôn giáo mang tính chất đặc biệt nào đó tại các quốc gia Châu Á hay tại
Châu Phi, chúng ta cũng nên nhớ lại rằng các công dân thi ểu số của xã hội đó thường
không coi trọng các con số chính thức nào đáng nghi ngờ. Điều họ mong chờ không phải
là điều cho họ biết một chế độ Hồi Giáo hay đạo Cơ Đốc hoàn toàn đúng hay sai lầm,
nhưng là điều họ muốn biết chính phủ của họ có uốn nắn các con số nhằm đem lại cho họ
cái nhìn hy vọng về quyền lực tôn giáo cho bản thân họ mà thôi, đặc biệt là trong các
vùng có sự phân chia văn hóa và tôn giáo sâu sắc. Có giả định phổ biến là chính phủ các
nước Hồi Giáo, chẳng hạn như quốc gia Chad hay Sudan thường hay giấu nhẹm số lượng
tín đồ Cơ Đốc Giáo ở nước họ là con số trội số Cơ Đốc Giáo giáo ở Kenya hay ở Philippine, một cách đơn giản, chỉ điều này thôi cũng đã làm sai lệch các phát biểu về sức mạnh của Hồi Giáo trong những xã hội đó. Các tổ chức người Ai Cập quan tâm nhiều đến sự nắm bắt các con số về tín đồ Cơ Đốc Giáo người Coptic, vì phần lớn họ chỉ muốn đãm bảo địa vị quốc tế của nước mình sẽ là nước dẫn đầu trong thế giới Hồi Giáo.

Trong một phần kỹ thuật thống kê về điều tra dân số, Ấn Độ thừa nhận rằng người theo Hồi Giáo chẳng hạn như người Yemem và Afghanistan rất cực đoan, cứng nhắc. Tín đồ Hồi
Giáo sẽ thịnh vượng từ sự bùng nổ dân số của Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Iran,
và từ sự tăng vọt dân số đó lan tràn qua Châu Phi và các nước cận Đông. Có 240 triệu
người Ả Rập ngày nay, và số người này sẽ chiếm bằng ½ dân Hồi Giáo trong năm 2050
là dân đang gia tăng tại nhanh nhất tại Trung Á giữa các quốc gia trẻ đang phát triển, là
những nước được xem là các nước của thế giới thứ ba đang phát triển, chẳng hạn như
quốc gia Uzberkistan hiện giờ có 25 triệu dân, nhưng con số này sẽ là gấp đôi trong năm
2050. Cuối cùng , lòng tin vào đấng tiên tri Muhammad đang phải đương đầu với vấn đề
mang tính âm mưu của Trung Quốc một khi các tín đồ Cơ Đốc Giáo Trung Quốc đang
nuôi dưỡng một đức tin hết sức mạnh mẽ của đạo mà họ đang tin, và được nhìn nhận họ
có con số Đông đảo đáng tin tưởng nhất. Vì vậy, Hồi Giáo đang phải “ đấu” theo tỉ lệ 10
chọi với 1.000.000 của quốc gia rộng lớn này.

Sự phát triển ở Trung Đông và các nước Trung Á đã và đang làm cho tất cả các vấn dề
chính trị trở nên nổi bật hơn bao giờ hết vì cớ mối liên kết đang mở rộng giữa Hồi Giáo
với lợi thế giàu có về dầu hỏa ở các vùng ấy. Tuy yếu tố then chốt này không phải là tất
cả đối với tình hình ngày nay, nhưng nó sẽ được người ta đề cập đến nhiều hơn trong 50 hay 100 năm sau. Các vùng nào có nguồn dầu dự trữ cao nhất thì có tiềm năng đem lại cho túi tiền đầy nhất. Vì điều này, Hồi Giáo sẽ có nền tảng lâu bền về nguồn nguyên liệu đem lại sức mạnh cho nó, trong khi các vùng có sự phát triển dân số then chốt cũng đã có những điều đó thì cũng vẫn sẽ phải sản xuất trong một thời điểm mà các quốc gia dầu lửa cạn kiệt nguồn dự trữ của họ.

Xu hướng này báo trước rất tốt cho các quốc gia thuộc bán đảo Ả Rập cũng như các nước lân cận như Iraq va Iran. Có thể đây là tin xấu cho cộng đồng đạo Cơ Đốc. Khi Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo đánh nhau trong các nước thế giới thứ ba, nước Mỹ và Châu Âu có thể tìm ra sự giúp đỡ cho Hồi Giáo xúc tiến các mối liên hệ tốt với các quốc gia sản xuất dầu hỏa ở Trung Đông, và điều đó giúp cho việc vẫn đưa được dầu hỏa thông thương đến các cảng của Châu Âu. Sự can thiệp này đã xảy ra với tư cách đại diện cho tín ngưỡng Cơ Đốc Giáo , mặc dù, nói về tình thì sự giúp đỡ đó không thuận tiện, thậm chí, yếu tố đó còn có thể tạo ra khoảng cách với phương Tây nữa.

HIỀM KHÍCH PHÂN TRANH VÀ ĐỐI ĐẦU CĂNG THẲNG:

Nếu chúng ta nhìn lại một lần nữa ở các quốc gia giống nhau trong một thời kì về lòng trung thành tôn giáo của họ, sau đó chúng ta có một vài sự kiện nổi bật về họ, có lẽ chúng ta sẽ thấy có sự báo động! ( xem bản 8.1 ). Rằng, trong số 25 quốc gia lớn của thế giới vào năm 2050, sẽ có 20 quốc gia phần lớn hay toàn bộ sẽ theo Cơ Đốc Giáo hoặc Hồi Giáo. Nếu chúng ta tưởng tượng ra cán cân tôn giáo hiện tại sẽ tiếp tục ở điểm ấy, thì sau đó nên chú ngay đến cán cân lực lượng giữa Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo. Quốc gia thứ 9 là quốc gia chủ yếu theo Hồi Giáo; còn quốc gia số 8 là quốc gia chủ yếu theo Cơ Đốc Giáo; và quốc gia số 3 là quốc gia có sự đối đầu căng thẳng giữa hai tôn giáo này.

Bảng 8.1: Cán cân tôn giáo về sức mạnh của các quốc gia rộng lớn nhất thế kỷ XXI:

quoc-gia-Hoi-Giao

Trong các khoảng thời gian tiềm ẩn chuẩn bị sẽ nổ ra cuộc xung đột, chúng ta không có
con số của các nước với dân số đã đã phân bố, nhưng vì vậy sẽ có một lổ hổng chật hẹp
giữa hai tôn giáo trong giới hạn của các con số và sức mạnh. Các quốc gia thống nhất
trong mối quan hệ thì không giống nhau khi đưa ra một lời đe dọa chính cho cuộc xung
đột tôn giáo. Trong khi đó, có thể có một cuộc tranh luận về vấn đề tín ngưỡng thiểu số ở
Ả Rập Sê-út, là nơi có những người không phải Hồi Giáo không có ý định đưa ra một
mối đe dọa nào cho chính phủ họ cả ( bởi vì mối nguy hiểm to lớn hơn sẽ đến từ các tín
đồ chống đối lại các hình thái của Đạo Hồi). Tín đồ Hồi Giáo sẽ không bao giờ đe dọa xã
hộ i Ả Rập Sê-út. Rằng, hơn nữa, tín đồ Hồi Giáo sẽ trở nên mộ t thế lực mạn h mẽ ở
Mexico.

Điểm sáng tiềm năng là các quốc gia đó có số lượng thiểu số 10% hay 20% trong dân số, đầy đủ nội lực tồn tại trong sự hòa bình tôn giáo, và hoàn toàn đủ khả năng chịu đựng xung đột về mặt quân sự chống lại một chính phủ không hợp với dân. Các quốc gia có sự phân chia được liệt kê trong bảng này, vài quốc gia đã có kinh nghiệm lâu dài về việc bạo động với sự mất mát nhân mạng to lớn. Không nhiều hơn 11 trong số 25 quốc gia lớn nhất thế giới trong năm 2050, có thể sẽ có sự phân chia một cách sâu sắc giữa Hồi Giáo và đạo Cơ Đốc, và việc phán xét bởi xu thế hiện tại, bất kì hay tất cả trong số các quốc gia đó có thể là môi trường cho các cuộc xung đột tôn giáo nghiêm trọng nổ ra.

Hai vấn đề đe dọa tới việc tạo tính không ổn định tôn giáo và có thể đưa đến bạo lực.
Một là, do gia tăng dân số không có kiểm soát của quốc gia hay ranh giới tôn giáo. Các
vấn đề sẽ trở nên ít phức tạp trong một thế giới không tưởng, nơi các nước mà ai ai cũng
có thể tạo ra cơ hội cho sự vô thần hay cho các nhóm tôn giáo hoạt động.

Vì vậy cho rằng nó sẽ có khó khăn ít hoặc nhiều ắt sẽ phải tùy thuộc vào việc chính phủ nước đó có cho phép dân số quốc gia mình gia tăng hay giảm lại. Trong một thế giới thực, mặt dù, vẫn có một vài điều khác thường ở một số ít quốc gia, nhưng nói chung các quốc gia có số lượng dân tộc thiểu số đa dạng, và dân số thay đổi làm tăng thêm sự căng thẳng vốn đã tồn tại sẵn. Khi một số lượng dân nghèo va dân di cư có tỷ lệ sinh cao hơn những người có cuộc sống khá giả, thì tôn giáo và truyền thống văn hóa của họ trở nên bị ảnh hưởng qua thời gian, một xu hướng có thể dẫn đến tình trạn không ổn định trong tư tưởng tôn giáo. Có một ví dụ cho tiến trình này như sau: Trong một bức tiểu họa ở Lebanon, nơi mà Hồi Giáo thiểu số là người Shites đã tạo ra sự lạc hậu có tính truyền thống.

Qua thời gian, tỷ lệ tăng cao của sự phát triển dân số của họ đã đem lại cho nhóm người Shiites một thế lực rất có tiềm năng, thực ra, và nhiều vấn đề trong cuộc nội chiến của quốc gia đó (1975-1990) đều có dính líu xung quanh việc ban hành chỗ định cư cho số lượng lớn người nghèo. Hầu như các nước Tây Âu đối mặt với sự không tương xứng giữa nhóm dân nhập cư và với mối tương quan thống kê dân bản địa, và có thể đem lại kết quả là hình thành
tính không ổn định của tôn giáo. Trong một thời gian dài, cộng đồng người nhập cư đến đây đã chia sẻ những nét đặc trưng về nhân khẩu và tính chất xã hội của nước chủ nhà, vì vậy dân số họ sẽ trở nên ổn định vượt thời gian, nhưng tiến trình đó có thể phải cần vài đến thập mới được hoàn thành. Vì vậy, trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ tới, lổ hổng nhân khẩu sẽ trở thành yếu tố đáng chú ý trong cuộc sống của người dân Châu Âu.

Ngoài ra, còn có mối đe dọa khác kích động xung đột đã được xem xét trong các cuộc
thảo luận. Tất cả các dự đoán được trích dẫn ở đây đều được dựa vào ý kiến rằng Hồi
Giáo và Cơ Đốc Giáo sẽ bảo quản nghiêm ngặt sự phân bố dân số của họ hiện nay đối với
các quốc gia tương ứng, nhưng đó chỉ là sự giả định táo bạo. Điều thứ hai là, các tôn giáo
mang tính truyền giáo thành công hoặc tạo ra sự bí mật về khát vọng của nó để biến đổi
toàn bộ thế giới. Sự canh tranh cho các cuộc biến đổi thật rõ ràng gay gắt trong các khu
vực này ở Châu Phi. Và sự mộ đạo ấy sẽ đi đôi với tỉ lệ gia tăng dân số một cách nhanh
chóng. Sự tranh đua này đủ tạo ra rắc rối tính cạnh tranh cho biến đổi trong số những
người theo sau của các tôn giáo có sự hỗn độn về truyền thống , nhưng trong một vài tình
huống, tín đồ Cơ Đốc Giáo vẫn đ an g tìm k iếm sự trở lại đ ạo củ a tín đồ Hồi Giáo và
ngược lại. Chỗ nượng tựa cho thành công xuyên suốt toàn cầu chính là các công cuộc
truyền giáo Phúc Âm của Phương Tây, là vấn đề đang được người ta bàn đến rất nghiêm
túc về việc rao truyền đạo của họ ra kể cả nơi mà chúng ta được biết đến là thánh địa của
Hồi Giáo. Để đánh giá một cách trung trực về sự vận động nào đó, chúng ta phải nhớ
rằng đối với một tín đồ Hồi Giáo, để từ bỏ đạo mình, thì người đó sẽ bị xem là bội đạo,
sẽ phải nhận một hình phạt nặng nề cho đến chết dưới luật pháp của Hồi Giáo. Vì vậy,
châm ngôn có câu, “Hồi Giáo là cánh cửa một chiều, bạn có thể vào nhưng bạn không thể
ra”.

Và, cách tốt nhất là, trước hết, chúng ta cần phải hiểu được mối quan hệ thành công của
Phú Âm Cơ Đốc Giáo khắp thế giới trong những thế kỷ trước, điều dễ dàng hơn, đó là
phải thấu hiểu về các cơ hội đột phát của cuộc xâm lăng trái đạo đức trong một phần các
cộng đồng Hồi Giáo. Đây không phải là vấn đề dẫn đến việc điều chỉnh các hành động
của bạo lực và sự bức hại giữa các thế lực với nhau, nhưng nó đã cung cấp cho chúng ta
tình huống quan trọng. Quả thực là, sự phản kháng của Hồi Giáo đã thể hiện tính chất che
giấu khuyết điểm họ rất rõ ràng. Để hiểu được sự thay đổi tôn giáo trong những năm gần
đây, chúng ta hãy xem xét một thí dụ về con số của Châu Phi sau đây. Đây là bản báo cáo
của bộ bách khoa Cơ Đốc Giáo thế giới( xem bảng 8-2). Bảng này đưa ra hai vấn đề thực tế cơ bản của tôn giáo Châu Phi ngày nay, cho thấy rõ sự sụt giảm quá mức của những người theo thuyết duy linh và đồng thời gia tăng hai nhánh người theo tín ngưỡng độc thần, nhưng phát triển hơn tất cả là đạo Cơ Đốc

Bảng 8.2  Số tín đồ chủ yếu của lục địa Châu Phi.
( Số tín đồ thể hiện tới hàng triệu, có chú thích rõ hơn kèm theo bằng số % trong ngoặc)

bang-8.2

(nguồn tham khảo: David B.Barrett; Geoge T.Kurian, Todd M.Johnson, World Christian
Encyclopedia, 2nd ed.( New York: Oxford University Press, 2001)

Để đơn giản hóa tối đa, chúng ta quan sát, sẽ thấy có sự thay đổi các tôn giáo trong số các
năm của thế kỷ XX đồng nghĩa với những năm 1900 và 2000, khoảng 40% dân số lục địa
chuyển đổi lòng trung thành của họ từ tín ngưỡng bản địa hay theo thuyết duy linh đến
một khía cạnh khác nhau của Cơ Đốc Giáo. Sự thay đổi này là cú sốc cho tín đồ Hồi
Giáo, là những người đã luôn luôn c hấp nhận Châu Phi là một phần phạm vi tự nhiên
chịu sự ảnh hưởng văn hóa của họ, và sức mạnh của họ đã được cũng cố dưới chế độ
thuộc địa. Vào thời điểm những năm 1960, trước hết, Cơ Đốc Giáo Đông hơn Hồi Giáo
trên toàn bộ lục địa, và sự trội hơn đó đã phát triển nổi bật từ những năm tháng ấy.

Sức mạnh của Cơ Đốc Giáo nằm ở điểm nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ về quan điểm của
nó liên hệ với các mối quan hệ mới. Những năm đầu của thế kỷ IXX, lãnh thổ mà chúng
ta bây giờ biết đó là Nigeria – là một mái nhà biểu hiện chế độ về sức mạnh, sức sống của
Hồi Giáo, sống bên cạnh những người tin tưởng vào thuyết duy linh ở phía Nam. Sự hiện
diện của Cơ Đốc Giáo đã được phát triển trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX, trong
số những thành công nổi bật đó thuộc về cộng đồng người Igbos sống ở phía Đông Nam,
Và đạo của họ sớm được lan truyền xa hơn tới những nơi hẻo lánh. Giữa những năm
1900 và 1970, sự rao truyền Cơ Đốc Giáo trong dân số gia tăng một cách mạnh mẽ, từ
1% đến khoảng 44% dân chúng nhận được sự rao báo Phúc Âm ấy, trong khi đó tỉ lệ
phát triển của Hồi Giáo thì thấp hợn nhiều (xem bảng 8.3).Và vào năm 2000, nhánh Cơ
Đốc Giáo lớn nhất có tên là Anh Giáo( 18-20 triệu) và nhánh Công Giáo La Mã (14-15
triệu). Trong vòng giữa hai nhánh này, có đến 2/3 tín đồ Hồi Giáo là người Nigeria.

Bảng 8.3 Sự thay đổi tôn giáo ở Nigeria
( Số tín đồ thể hiện tới hàng triệu, có chú thích rõ hơn kèm theo bằng số % trong ngoặc)

bang-8.3

Trong việc quan sát các xu hướng này, tín đồ Hồi Giáo có thể bị thuyết phục về nhu cầu
cần có ảnh hưởng của Cơ Đốc Giáo ra sao để họ có thể được thu hút, đặc biệt khi các ảnh
hưởng ấy có sự hậu thuẫn bởi tiền bạc và kỹ thuật từ các công cuộc truyền giáo Phúc Âm
ở phương Tây. Đối vói nhiều tín đồ Hồi Giáo Châu Phi, câu hỏi hết sức rõ ràng dành cho
tín đồ Hồi Giáo là: có lẽ con cháu của họ nên trở thành tín đồ Cơ Đốc Giáo thì hơn phải
không?

THIÊN CHÚA GIÁO VÀ HỒI GIÁO

Ở đây, có câu hỏi chủ yếu là, Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo có thể cùng tồn tại hay không?
Câu hỏi này mới nghe dường như là vô ích. Đã trải qua nhiều thế kỷ, hai tôn giáo này vốn
có sự tồn tại song hành với nhau trong khoảng thời gian khá dài. Hồi Giáo ra đời sau tất
cả, là tôn giáo duy nhất chủ yếu tin vào các vật linh thiêng mà Kinh Thánh có đề cập, là
một lệnh huấn thị khoan dung đối với cho tôn giáo khác, cho “những con người của sách’
khác. Tín đồ Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo có rất nhiều điểm chung. Hiếm khi biết hết tín đồ
Cơ Đốc Giáo, Kinh Hồi Giáo hình như toàn bộ tâp trung các nhân vật giống nhau là
những người có điểm đặc trưng trong Kinh Thánh đạo Cơ Đốc. Kinh Coran có nói nhiều
về Đức Mẹ Maria Đồng Trinh giống như trong Kinh Thánh Tân Ước của Cơ Đốc Giáo sử
dụng vậy. Đối với Hồi Giáo thì, Muhammad vốn là một đấng tiên tri vĩ đại của Hồi Giáo,
và là hiện thân của Chúa Giê-xu. Và chính Chúa Giê-xu , không phải Muhammad, sẽ
hiện diện trong ngày phán xét. Hơn nữa, Chúa Giê-xu là một người đem lại niềm cảm
hứng cho sự huyền bí của Hồi Giáo, là mẫu mực của sự yêu thương và là người thầy
thông thái cho những cô hồn. Vào những năm thập niên 80, có một bộ phim gây tranh
tranh luận với tên phim là “sự cám dỗ cuối cùng của Christ” đã kết xây dựng hình ảnh
chúa Giê-xu trong khung cảnh ánh sáng không được tốt. Và tín đồ Cơ Đốc Giáo phương
Tây đã tổ chức phản đối tập thể. Chính phủ Hồi Giáo tuyên bố cấm lưu hành phim này.
Và năm 2004, bộ phim “Khổ hình của Đấng Christ’ đã được hoan nghênh nhiệt liệt trong
thế giới Hồi Giáo. Nhiều giáo sĩ Hồi Giáo đã khuyến khích các tín đồ của họ đến xem.
Trong khi đó, lại có một số giáo sĩ căm ghét, nhưng không căm ghét chi tiết phim nói về
kỷ niệm thương khó của Giê-xu. Hơn nữa, quan niệm của họ cho rằng đó chỉ là bức chân
dung của phim ảnh mô tả khái niệm Chúa bị báng bổ mà thôi.

Trong thực tế, tín đồ Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo vẫn có các mối quan hệ tốt với nhau.
Phần lớn trong thời kỳ trung cổ, tín đồ Do Thái Giáo và tín đồ Cơ Đốc đã cùng tồn tại
dưới quyền chính phủ Hồi Giáo. Tuy nhiên, cũng c ó một thời, tín đồ Hồi Giáo hoặc tín
đồ Hồi Giáo đã bị tàn sát hay bị trục xuất bởi chính những tín đồ Cơ Đốc láng giềng của
họ. Ngay cả ngày nay, khi bạo lực rất kinh khủng đã xảy ra trong những nơi đa tôn giáo
tại khu vực Trung Đông, là nơi đã từng thể hiện sức mạnh của bình, và hầu hết các chính
phủ Hồi Giáo đều tỏ ra khoan dung cho phép thực hiện các lễ nghi tôn giáo khi sinh hoạt
thờ phượng của tín đồ Cơ Đốc. Ngay cả tại các quốc gia vùng vịnh như Oman, các tiểu
vượng quốc Ả Rập thống nhất cũng đã cho thấy các nơi đó không có những cố gắng làm cho các tín đồ Hồi Giáo quy đạo Cơ Đốc. Và thật mỉa mai, trong quan điểm về ranh giới đạo của các tôn giáo khác thì, nhà nước Palestine hiện đại đang có mô hình “Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo cùng tồn tại”. Khi giáo hoàng john Paul II viếng thăm Ai Cập và Syria, ông được chào đón nồng nhiệt bởi đám Đông dân chúng Hồi Giáo, trong đó cũng có các giáo sĩ Hồi Giáo đứng tuổi. Năm 2001, John Paul trở thành vị khách đầu tiên đã từng vào một nhà thờ Hồi Giáo trong thời gian ông giữ chức giáo chủ. Khi đó, ông đã nói chuyện tại Damascus’s Great Umayyad- một tòa nhà đứng cạnh một ngôi nhà thờ cổ. Ở hầu hết các quốc gia Châu Phi, hơn nữa, mối quan hệ Hồi Giáo- Cơ Đốc Giáo ở mức độ địa phương thì thường (ít nhất vẫn tồn tại trong thời gian gần đây) thể hiện tính chất mong muốn được sống ôn hòa với nhau. Phần lớn, điều này diễn ra khiến người ta cảm động khi nhìn vào thực tiễn hàng ngày của hai tôn giáo lớn người Châu Phi. Tuy nhiên, cả hai tôn giáo này ở đây lại đều mang nét phát họa các truyền thống theo thuyết duy linh cổ xưa. Và, khác với ở Đông và Đông Nam chau Á, mô hình Cơ Đốc Giáo phương Tây đã trở nên phổ biến mang tính thế tục hơn, đã tạo điểm phấn khởi rất thoáng ngay cả trong một quốc gia có nhiều tín đồ Hồi Giáo như Indonesia.

Để nói hết vấn đề này, chúng ta cần có sự dự đoán rằng các mối liên hệ khác nhau giữa
hai tôn giáo này ắt là không tốt. Điều này không có nghĩa là, hoặc tôn giáo tự bản thân nó
gây bạo lực hay không khoan dung, nhưng cả hai có truyền thống tiềm ẩn của việc tìm
kiếm bổ sung các quan niệm của họ thông qua hoạt động chính trị: hai vấn đề này dường
như quá giống nhau để tồn tại song hành nhau. Tuy nhiên, các chính phủ có tín đồ Cơ
Đốc Giáo và của Hồi Giáo đều từng tồn tại trong các thập kỷ hay nhiều thế kỷ qua mà
không có sự khủng bố của thiểu số. Tất cả thường là như vậy, nhưng khi có sự bức hại
nổ ra, có lẽ để đáp lại cho một vài biến động tự nhiên, thì sẽ làm tăng thêm tính quá khích
của một chế độ đặc biệt nào đó. Cộng đồng thiểu số thường bị giảm thiểu hay nằm rải rác
khắp nơi, và ngay cả khi thời thế trở nên khó khăn, thì các vấn đề ấy có thể sẽ không bao
giờ còn được giữ im lặng như vậy lần nữa. Và cuộc sống trở nên càng căng thẳng khó
khăn đối với những người sống sót của cộng đồng thiểu số đang dần dần bị co cụm lại.
Điều này giống như câu chuyện đã xảy ra với người Do Thái Giáo thời trung cổ hay thời
xa xưa của Châu Âu hiện đại.

Ngay cả việc nếu người ta bị tôn giáo chi phối thì thông thường những chi phối đó cũng
chỉ có thể dẫn tới sự bột phát của tính cuồng tín vào nửa thế kỷ qua hay đưa đến sự tàn
phá, khiến sẽ nhổ tận gốc một cộng đồng thiểu số nào đó và ấy là số phận của các tôn
giáo thiểu số trong toàn bộ khu vực Trung Đông trong những năm gần đây. Mặc dù cộng
đồng Cơ Đốc Giáo thiểu số tồn tại trong khắp khu vực, các con số về họ không rõ, không
được đánh giá là quan trọng kể từ những năm 1850, và họ đã bị xóa sổ trong thời gian
đó. Tội diệt chủng người Armenian trong năm 1915 thì quá rõ ràng. Nhưng ít khi sự tàn
phá xảy ra lại là một cuộc tàn sát 10.000 người dân Lebanese và tín đồ Cơ Đốc Giáo
Syrian trong năm 1860 do Hồi Giáo và Druzes gây ra. Trong năm 1915, người Thổ Nhĩ
Kỳ đã tàn sát và trục xuất hàng trăm ngàn tín đồ Cơ Đốc Giáo trên tất cả các vùng. Một
nạn đói cố ý gây ra bởi quân đội người Thổ đã de dọa cuộc sống của 100,000 tín đồ Cơ
Đốc Giáo Lebanese Maronite. Tại khu vực Trung Đông , đã xảy ra cuộc đổ máu năm
1915 phá hủy các nền văn hóa cổ của Cơ Đốc Giáo vốn đã tồn tại lâu đời trong suốt thời
kỳ La Mã do các nhóm người Jacobites, Nestorian và Chaldaeans gây ra. Việc tàn sát đã
tiếp tục lan rộng sau khi chiến tranh kết thúc. Giữa những năm 1919 và 1925, tín đồ Cơ
Đốc Giáo Hy Lạp đã bị trục xuất một số lượng lớn từ khu vực Kemalist mới của Thổ Nhĩ
Kỳ. Cho đến năm 1955, tín đồ Cơ Đốc Giáo Istanbul đã chịu đựng “cuộc nổi loạn phân biệt sắc tộc tồi tệ nhất trong Châu Âu từ Kristallnacht”. Trong năm 1923, dân số Cơ Đốc Giáo ở Istanbul thuộc Hy Lạp là khoảng 400,000. Ngày nay có lẻ số tín đồ này chỉ còn chừng 4,000.

Các kinh nghiệm từng trải này gợi lại cho chúng ta một ký ức buồn về bài học lịch sử về
sự bức hại đã để lại sự ám ảnh khó quên vì sự tàn nhẫn của nó. Có lẽ, người ta không thể
giết chết một ý tưởng, nhưng người ta lại thật dễ dàng tàn sát hay làm thay biến đổi cuộc
sống của người khác, hoặc thao túng hoặc cai trị. Chúng ta phải trả giá cho việc thiếu tập
trung giải quyết rốt ráo cho điều khó chịu này, bởi vì có quá ít học giả đã từng viết về sự
vận động cuối cùng của một nhà thờ hay của các tín ngưỡng, viết về sự ham thích kể lại
các câu chuyện đề cập đến sự đi lên và phát triển của đạo, còn các ví dụ minh họa thì lại
quá sơ sài. Ngày nay, tại bất kỳ nơi nào đó, liệu chúng ta có dễ dàng tìm thấy nhóm người
Albigensian là tộc người từng có có đầy đủ sức mạnh trong thời trung cổ của Tây Âu
chăng? Có nhà thờ của nhóm người Nestorian là một trong những nhà thờ lớn nhất và các
học viện được tồn tại lâu dài ở đó lâu nhất so với các nơi khác trên thế giới: và đến năm
1500, các nhà thờ này hầu như không còn tồn tại nữa. Có một thời, người Thổ vốn có số
lượng tín đồ Cơ Đốc Giáo dân thiểu số khá Đông, nhưng rồi điều ấy không còn nữa chỉ
trong một hay hai thập kỷ. Sự kiện này đã chứng minh phần nào cho tính ảm đạm về tình
hình tôn giáo của các dân tộc thiểu số hiện nay.

Và chúng ta không thể phủ nhận rằng, tín đồ Cơ Đốc Giáo hiện nay cũng rất hăng hái tận
tâm với những hành vi có thể bị xem là nhẫn tâm đối với người khác. Hành động động
tàn sát người Serbian do tín đồ Hồi Giáo Bosian ở Srebrnica gây ra năm 1995 vẫn để lại
dư âm về tội ác theo dòng sự kiện 1945 ở Châu Âu. Trong những năm gần đây, mặc dù,
khuôn mẫu của cuộc xung đột tôn giáo đã có sự thay đổi thật rõ ràng, kể cả trên toàn thế
giới nói chung, nhưng không có lý do gì phải lo sợ sự đe dọa sẽ có tính không dung hòa
và sự bức hại chủ yếu trong nhiều mối tương quan đến từ phía Hồi Giáo mà thôi. Vòng
quanh thế giới, chính phủ Hồi Giáo đang trải qua xuyên suốt một trong những vấn đề lịch
sử vừa mang nhiệt huyết nhưng lại mang tính bức hại của kiểu cách vừa được đề cập.

Chúng ta có thể bàn luận sâu thêm về lý do tại sao chủ nghĩa cực đoan này phải xảy ra. Đã và đang tồn tại qua 20 năm qua, thế giới Hồi Giáo đã bắt gặp sự gây dựng lại niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, và sự vận động này diễn tả bản thân nó yêu cầu các chính phủ tôn giáo thuần khiết phải trổi dậy với đầy đủ cơ cấu phức tạp của luật Hồi Giáo. Có lẻ ý tưởng này làm xuất hiện sự e ngại của con người, làm mất đi bản chất văn hóa thực sự trong việc đối mặt với sự toàn cầu hóa. Ngoài ra, người ta còn có thể xem như đó là một sự ban tặng giải pháp cho giới người nghèo liều lĩnh trên thế giới đã bị chế ngự bởi sự giàu có và sự thờ ơ của phưong Tây. Với bất kì lý do nào, thì các quốc gia Trung Đông cũng đã có sự sao chép rất tồi tề với các thử thách mang tính chất hiện đại và toàn cầu hóa, đã bị rơi vào sai lầm sâu hơn, đằng sau các khoảng cách thời gian cải tiến khoa Nhật Bản và các quốc gia khác như Rim ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện giờ nữa.

Mặc dù Đông dân số, nhưng các quốc gia Hồi Giáo chỉ đóng góp một lượng rất nhỏ thành
tựu nghiên cứu khoa học, và được công nhận bởi giấy đãng ký và các bài báo trên các tập
Kỷ yếu. Điều này sẽ gây ngạc nhiên nếu những sai lầm này dồn lại không đem lại kết quả
gì cho những người Hồi Giáo theo trào lưu chính thống. Cũng trong thời gi an đó, các tu
sĩ Cơ Đốc Giáo dường như có lợi dụng thời cơ ảnh hưởng của truyền thông và chính trị
phương Tây để mà tạo ra cuộc xâm nhập vào trong Daral – Islam, truyền rao ra cái mà
ngay cả tín đồ Hồi Giáo ôn hòa cũng cho rằng đó là sự gây hấn không khoan dung. 

Nếu những lời giải thích này là đúng, thì sau đó xu hướng của xã hội là giống nhau để
dẫn đến nhiều sự ủng hộ cho chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo. Theo một bài báo cáo nọ của
cơ quan tình báo Mỹ, thì ngay cả trong năm 2015, “trong nhiều tín ngưỡng ở Trun g
Đông, dân số sẽ trở nên điển hình, người nghèo hơn, nhiều thành thị hơn, và càng nhiều
sự vỡ mộng hơn”; các vấn đề sẽ gia tăng thêm trầm trọng trong năm 2050 và xa hơn. Khi
xem xét những vấn đề này trong lĩnh vực kinh tế và xã hội không có nghĩa là chúng ta
không quan tâm đến nhu cầu theo qui định Hồi Giáo ở một giá trị thực, và chấp nhận
rằng con người chân thật đáng tin cậy mà tín ngưỡng của họ thực sự lại mang tính chính
trị. Nhưng dù bất cứ lý do nào, bạo lực do khác biệt tôn giáo trong những năm gần đây
hướng tới việc khởi xướng của Hồi Giáo nhằm chống lại Cơ Đốc Giáo, và xu hướng này
không có vẻ gì sẽ thay đổi khác đi cả.

CÁC MẶT TRẬN XUNG ĐỘT

Để minh họa cho các động cơ của bạo lực, chúng ta có thể xem xét một vài mật trận
chính của xung đột tôn giáo ngày nay. Tất cả đã xảy ra trong các quốc gia sớm sẽ trở
thành thế giới rộng lớn. Có lẽ cuộc xung đột tàn bạo nhất đã xảy ra tại đất nước Sudan,
nơi mà tôn giáo và phân biệt sắc tộc biên giới đồng thời xảy ra rất khốc liệt. Đất nước bị
cai trị bởi một bộ phận dân số Hồi Giáo phía Bắc nói tiếng Ả Rập. Trong khi ở phía Nam,
người Châu Phi da đen theo Cơ Đốc Giáo bên cạnh nhiều người theo thuyết duy linh.
Dựa vào những thống kê chính thức, Sudan có khoảng 25 triệu tín đồ Hồi Giáo, 2 triệu
Cơ Đốc Giáo, và 9 triệu người theo phái duy linh ( theo con số thống kê năm 2050, mặc
dù, tổng thể dân số có thể cao hơn 84 triệu người). Mặc dù cán cân dân số như vậy, chính
phủ Sudan vẫn đã giới thiệu Hồi Giáo như là tôn giáo chính thức cho toàn bộ quốc gia,
tuyên bố tiếng Ả Rập là ngôn ngữ quốc gia, và công nhận ngày thứ sáu là ngày nghỉ thay
vì là ngày chủ nhật. Những người phương Nam tự nhiên đã chịu đựng sự điều khiển này
của Hồi Giáo. Một cuộc nổi loạn đẫm máu diễn ra ác liệt từ năm 1963 cho đến năm 1972.
Và cuộc xung đột tiếp tục nổ ra trong những năm 1980, khi chính phủ chính thức áp dụng
luật tôn giáo của Hồi Giáo, đạo luật Shari’a trên toàn đất nước.

Điều này dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu nhất ở Châu Phi, khiến mất mát một
triệu rưỡi sinh mạng trong những ngày tháng đó. Văn phòng chính phủ Hoa Kỳ đã mô tả
có hệ thống về sự tàn bạo chống lại số dân không theo Hồi Giáo ra sao, rằng “ đã diễn ra
những cuộc ném bom bừa bãi, những vụ đốt phá và cướp bóc làng mạc, giết người và bắt
cóc, hãm hiếp và việc bắt bớ giam cầm thường dân một cách tùy tiện”. Nhiều khu vực
trong thế giới thứ ba đã trải qua những cuộc chiến tranh tàn bạo đủ loại này, nhưng điều
khác biệt cuộc xung đột ở Sudan là tự bản thân nó đã dứt khoát với tính tự nhiên của tôn
giáo, khi chính phủ Hồi Giáo hướng đến chấp nhận khái niệm người theo đạo chính thống
sẽ giữ vai trò tôn giáo trong quốc gia. Sudan cũng là một trong số ít quốc gia vẫn còn áp
dụng chế độ nô lệ như quốc gia Châu Phi Hồi Giáo của người Mauretania. Trong cả hai
trường hợp, mô hình thông thường liên quan đến những chủ nô lệ Ả Rập da trắng, và nô
lệ là người da đen. Vì vậy thông thường, người nô lệ Sudan là nhửng tín đồ Cơ Đốc Giáo.
Chúng ta có thể tranh luận sâu về kinh nghiệm từng trải của người Sudan tương phản tự
một cách nhiên không thể tránh được đối với qui luật Hồi Giáo, và cách đối xử của Hồi
Giáo dành cho cộng đồng thiểu số. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải biết, các quốc gia lạc hậu
như Sudan và Yemen thì còn quá nhiều sự không dung hòa hơn là sự giàu có và tiến bộ
như Pháp hay Thụy Điển, nhưng đó là kết quả của sự nghèo đói và tình trạng lạc hậu, không chỉ riêng về các truyền thống tôn giáo. Chúng ta không nên so sánh trái táo với trái cam. Nhưng điều nàu đã nói lên mức cân bằng trong các quốc gia có sự thống trị Cơ Đốc Giáo nghèo đã không hành động bất cứ việc gì giống như sự khắc khe hướng đến dân thiểu số tôn giáo của họ. Ở cùng một thời điểm, chúng ta tìm thấy một vài sự không dung hòa, bức hại trong các quốc gia giàu có và tiến bộ hơn chính phủ Hồi Giáo, là sự dung hòa chính thức tồn tại trong cộng đồng thiểu số, nhưng bài học về sự cai trị tàn nhẫn của các tín ngưỡng này. Trong quốc gia giàu có như Ả Rập Sê-út, việc sinh hoạt thờ phượng của Cơ Đốc Giáo lại bị cấm một cách chính thức, mặc dù sự dung hòa kia không mang tính thống nhất.

Kinh nghiệm từng trải của người Sudaneses cho thấy rằng, trong môi trường tôn giáo
mới, sự tồn tại của thiểu số không Hồi Giáo có thể bị suy giảm và thậm chí còn có thể bị
loại trừ vĩnh viễn. Có thể những vị hàng xóm quan trọng rất gần với của Sudan và Ai Cập
– mái nhà của cộng đồng tín đồ Cơ Đốc Giáo Coptic cổ xưa, đang nếm trải bài học cay
đắng này. Vị trí của cộng đồng Coptic đã làm giảm tầm vóc của nó trong những thập kỷ
gần đây, mặc dù các điều kiện không có gì giống tình trạng xấu như Sudan. Trong suốt
những năm 1990, các nhóm du kích Hồi Giáo có vũ trang đã tấn công nhiều ngôi làng
cộng đồng người Coptic, giết chóc gần một trăm nạn nhân. Trong lần đó, có nhiều người
Hồi Giáo hàng xóm với tinh thần nhân văn truyền thống đã kịp báo trước các cuộc tấn
công và đã tận tình giúp đỡ các nạn nhân đạo Cơ Đốc. Tuy nhiên, sự cố gắng phát huy
tinh thần độ lượng ấy vẫn không ngăn ngừa được những cuộc nổi loạn quần chúng ở các
làng mạc có sự pha trộn tín ngưỡng. Và tình hình này đã được thay đổi rõ trong năm
1991, được ghi nhận lại trong tác phẩm “Sfiyya and theMonastery” do một nhà văn người
Ai Cập là Bahaa’ Taher viết. Tác phẩm này đã tạo ra một bức chân dung lãng mạn về sự
cùng tồn tại của Hồi Giáo – Coptic và tình bằng hữu trong cộng đồng Upper Egypt, mãi
cho đến khi sự hận thù “gia đình” này làm phát sinh cuộc tranh cãi đa tôn giáo khiến đe
dọa đến tính bền vững của mối quan hệ lâu dài này. Câu chuyện thuật lại biến cố tại ngôi
làng gần Luxor, đã xảy các cuộc khủng bố năm 1997, giết chết hơn 60 khách du lịch
Châu Âu.

Càng ngày, các xung đột Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo vẫn không dịu đi chút nào. Trong
một trường hợp hi hữu vào năm 2000, diễn ra một cuộc tranh giành giữa một nhà buôn và
một khách hàng tại một ngôi làng của người Al- Kosheh, đã dẫn đến điều đượ c gọi là
khơi mào cho một cuộc tàn sát, làm chết hai mươi người dân Coptis và hàng trăm ngôi
nhà đã bị đốt cháy. Khi nói đến bạo lực là nói đến những gì tồi tệ, kinh hoàng nhất. Nó
thường gây nên sự xáo trộn bất ổn cho người ta, nên nó luôn tạo thành kiến cho tác giả
Châu Âu. Biến cố này cứ được người ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Và người Coptic đã bị
kết tội vu cáo trách nhiệm phạm tội, phải lãnh chịu các bản án khắc khe dẫn đến tù tội vì
những lời bình luận gay gắt chống đối lại đạo luật của Hồi Giáo. Trong khi người Coptic
phải cam chịu các hành động bạo lực dân chúng, còn cảnh sát thì hay thờ ơ lãnh đạm với
những kẻ thủ phạm. Cảnh sát chỉ sử dụng sự điều tra thẩm vấn như một lý do để bắt
người ta phải chịu các bức hại nhiều hơn khi họ là các nạn nhân Cơ Đốc Giáo. Trong dân
chúng sống ở Al- Kosheh, có một vụ xét xử tha bổng cho những kẻ Hồi Giáo nổi loạn, và
những kẻ ấy được xử không phải gánh chịu trách nhiệm về những gì chúng đã gây ra.
Điều này đã xảy ra như để báo trước cho các giáo sĩ Coptic biết nhằm kích động bạo lực.
Như vậy, đoạn kết lại càng làm tăng thêm ý nghĩ: liệu các tín đồ Cơ Đốc Giáo có thể chịu
đựng nổi khi sống dưới luật lệ Hồi Giáo hay không, thậm chí kể cả việc Hồi Giáo cũng
không bao giờ coi các nhóm tộc thiểu số ra gì cả.

NHỮNG CUỘC XUNG ĐỘT CỦA NGƯỜI NIGERIA

Hai kinh nghiệm từng trải song hành của Sudan và Ai Cập giải thích lý do tại sao tín đồ
Cơ Đốc Châu Phi vẫn có bất tiện khi tiếp cận các cuộc xunh đột, tai sao họ lo lắng về sự
mở rộng của luật Hồi Giáo và văn hóa chính trị ở đó. Nếu tín đồ Hồi Giáo khăng khăng
cho rằng tín ngưỡng của họ sẽ đáp ứng được cho sự thiết lập chính phủ Hồi Giáo, và họ
không thừa nhận sự tồn tại của thiểu số tôn giáo, thì chắc chắn bạo lực sẽ xảy ra.

Điều luật này trở thành gay gắt trong một quốc gia có tầm quan trọng rất lớn là Nigeria,
nơi mà ngày nay đang có sự phân chia đồng đều giữa Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo, mặc dù
sự ước lựợng này mang tính đa dạng và cán cân dân số thể hiện rất rõ ràng. Tính phức tạp
của bức tranh này cho thấy các nhóm tôn giáo không có đóng góp cân bằng: phía Bắc chủ
yếu là Hồi Giáo, phía động là số lượng lớn Cơ Đốc Giáo, vì vậy mỗi nhóm có thể có
tham vọng áp đặt các tiêu chuẩn của bản thân nó tương ứng với các vùng. Sự đóng góp
này cũng có nghĩa rằng, tại quốc gia Sudan, lòng trung thành tôn giáo trùng với tính vô
thần của bộ tộc và sự trung thành địa giới. Gồm có ba nhóm vô thần chính là, phía Bắc
nhóm người Hausa mang đậm tính Hồi Giáo, phía Đông nhóm người Igbo là Cơ Đốc
Giáo, và nhóm người Yoruba thì một nửa theo Hồi Giáo nửa còn lại theo Cơ Đốc Giáo.
Sự ganh tỵ tranh chấp giữa Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo thường dẫn tới bạo lực. Năm 1966,
có 10,000 người Igbos Cơ Đốc đã bị tàn sát ở phía Bắc. Bắt buộc dẫn đến việc những
người sống sót phải lẫn trốn tới những vùng an toàn. Các sự kiện này đã tạo xu hướng bá
chủ của Hồi Giáo ở phía Bắc, và làm giảm số tín hữu Cơ Đốc còn lại, tạo nên tình trạng
thiểu số rõ ràng. Giữa năm 1967 và 1970, tín đồ Cơ Đốc phía Đông đã cố ý gây bất thành
để ly khai khỏi Nigeria, dẫn đến cuộc nội chiến đẫm máu khiến một triệu người thiệt
mạng. Mặc dù tôn giáo đóng vai trò một phần quan trọng gây ra chiến tranh, xung đột,
nhưng vấn đề này không xảy ra do những người Hồi Giáo –Cơ Đốc Giáo thuần khiết. Có
lẽ Tín đồ Cơ Đốc đã tạo ra một nửa dân số trong quân đội liên bang Nigeria, và người
lãnh đạo liên bang lại là một người có vẻ không rành về Cơ Đốc Giáo. Nhưng nguyên
nhân gây ra sự phá hoại bạo lực lại bắt nguồn từ người chủ trương ly khai phía Đông
được gọi là Biafra, là một thảm họa cho dân số Cơ Đốc Giáo trên toàn đất nước.

Tình trang căng thẳng gia tăng trong suốt những năm 1980, khi lực lượng Hồi Giáo đã
được xác nhận rằng, nó không chỉ gây cản trở hầu làm ngừng sự tiến triển của Cơ Đốc
Giáo mà còn khống chế công cuộc truyền bá Phúc Âm rộng khắp Châu Phi – một dự án
đã bị quay lưng bởi khả năng tài chính của các nước dầu mỏ Trung Đông. Trong năm
1989, thủ đô Abuja của liên bang Nigeria đã đãng cai “hội nghị các quốc gia Hồi Giáo
Châu Phi”. Sự kết thúc thực chất của lần tập trung này là cuộc tranh luận, và các học
thuyết âm mưu đã ban bố mục đích cho các kế hoạch bí mật mà bạo động khiến cho phù
hợp với tình hình Hồi Giáo trong khu vực, sự chinh phục lên tới tột đỉnh, tạo sức mạnh
biến đổi cho tất cả những người không có lòng trung thành với đạo. Tuy nhiên, khi xem
xét đến nhiều phương diện hơn, chúng ta không có quan điểm rằng hội nghi Abuja trùng
với một cuộc diễu hành ầm ĩ khuếch trương cho việc áp dụng đạo luật Shari’a của Hồi
Giáo tại bất cứ nơi nào là khả thi.

Hoàn cảnh khó khăn của các thiểu số Cơ Đốc Giáo Nigeria dưới qui định của Hồi Giáo
không bao giờ dễ dàng. Đã có sự phá hoại trong những năm đầu 1990, khi chế độ cai trị
Hồi Giáo bắt đầu áp đặt đạo luật Shari’a. lên các quan chức địa phương trong các vùng
này, cản trở việc xây dựng hay tu sửa các nhà thờ, trong khi Hồi Giáo lại đi tài trợ tích
cực cho việc chi trả cho các cuộc hàng hương và xây dựng nhiều nhà thờ Hồi Giáo. Các sự kiện của quốc gia đã khuyến khích cho sự không khoan nhượng của Hồi Giáo. Từ năm 1979 đến năm 1999, Nigeria đã cai trị bằng một chế độ liên bang tham nhũng phổ biến hàng loạt, nơi mà sự ảnh hưởng của quân đội luôn là vấn đề then chốt. Với một ngoại lệ đặc b iệt, tất cả sự cai trị n ày đ ã h ướng q uyền lợi v ề ch o tín đ ồ Hồi Giáo. Trong năm 1999, tuy nhiên, người tổng thống mới là Ol usegun Obasanjo, một tín đồ Cơ Đốc GiáoYoruba – người đã công bố phải có sự biến đổi cuộc sống từng trải làm sống lại tinh thần truyền giáo Phúc Âm. Đặc biệt, trong một thời gian thuyết giáo Phúc Âm Cơ Đốc Giáo đã và đang gây ảnh hưởng rất sâu rộng, uy thế của Obasajno đã làm lung lay tư tưởng của một số các quan chức Hồi Giáo. Năm 2003, có đến 12 trong số 36 bang Nigeria đã có sự lợi dụng đạo luật Shari’a trong tổng thể hay một phần, và số khác thì đang bàn bạc ý tưởng, vì vậy đạo luật Shari’a đã trở nên thịnh hành trong tất cả các liên bang bên cạnh các quốc gia có biên giới chung ở phía Bắc. Sự lan truyền đạo luật Shari’a đã gây sự phản đối ồn ào về một vài điều có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trong vấn đề tín ngưỡng. Tuy nhiên, vẫn có nhận định qua một báo cáo tuyên bố về tính thống nhất của luật Hồi Giáo và làm nổi rõ niềm hãnh diện của bộ tộc Hausa. Đâu đâu người ta cũng thảo luận nhiều về các đạo luật Hồi Giáo. Chúng ta đã nhắc đi nhắc lại việc nhận thức cần được xác nhận lại mối đe dọa vai trò nòi giống và cấu trúc gia đình, và về những đe dọa liên quan sự biến đổi kinh tế. Trong hoàn cảnh này, Cơ Đốc Giáo đã đưa ra một quan điểm điển hình về tính phương Tây hóa , toàn cầu hóa, và sự dịch huyển giới tính.

Tín đồ Cơ Đốc Giáo Nigeria sợ hãi e rằng họ sẽ không có khả năng hiểu biết về
viễn cảnh của cuộc sống họ dưới đạo luật Shari’a. Sự cải cách này có nhiều kết quả thực
tiễn cho nhóm thiểu số không theo Hồi Giáo, từ sự kích thích (chẳng hạn như việc loại bỏ
rượu) cho đến các vụ đàn áp dữ dội. Trong trường hợp cuối cùng, tín đồ không theo Hồi
Giáo có thể bị phụ thuộc vào sự bạo hành tổng thể của công chức Hồi Giáo, về tội phạm
và luật gia đình. Vì vậy, tín đồ Hồi Giáo có thể chịu đựng bất kì các hình phạt về thể chất,
những trận đòn và sự tổn thương để được phong chức do truyền thống đó gây ra. Dưới
luật Shari’a, các hoạt động tôn giáo của tín đồ không theo Hồi Giáo đã bị cưỡg ép một
cách khắc khe, tàn bạo. Bất cứ hình thức truyền giáo Phúc Âm nào cũng bị cấm cách
nghiêm ngặt, trong khi nếu ai bội đạo đối với Hồi Giáo sẽ lãnh lấy hình phạt phải chết.
Những ảnh hưởng trong các mối liên hệ giới tính đã gây tác động sâu rộng, khi mà phụ
nữ phải đối mặt với giới hạn khả năng của họ để di chuyển hay làm việc gì đó cách tự do.
Tại một đồn cảnh sát của Hồi Giáo, một cảnh sát đã bị khai trừ trong năm 2000 vì có
hành động bắt hàng trăm người đang nói chuyện với các thành viên khác phái trong công
chúng. Điều này dẫn đến việc thẩm tra liên quan tới tội thông dâm hay hoạt động mãi
dâm. Tại khu vực phía Bắc Zamfara, một bé gái 17 tuổi người đã có thai trước khi cưới
đã bị kết án và bị đánh phạt 180 roi. Đó là hình phạt nặng nề và có thể chỉ cần bị đánh
phạt khoảng 90 roi thì đã có khả năng giết chết cô ấy rồi. Một cuộc khủng hoảng đa tôn
giáo bùng nổ ra. Khi một người đàn ông Kano đã quy đạo Hồi và khăng khăng rằng các
con gái của ông chấp nhận việc sắp xếp cưới xin với những người chồng Hồi Giáo.

Những cô con gái, có cả tín đồ Cơ Đốc Giáo, đã tìm tới tỵ nạn với giáo sĩ Anh Giáotại địa
phương và các gia đình thế tục. Sau đó, ảnh sát đã can thiệp vào việc bắt bớ những người
giúp đỡ tín đồ Cơ Đốc vì bị quy cho tội danh bắt cóc và thậm chí còn bị kết tội xúi giục
sách động khiến khủng hoảng chính trị trở nên tồi tệ hơn. Đây là lời của một giáo thầy tư
tế phái Anh Giáotại địa phương đó, “ Cuộc sống ở đây đang căng thẳng về mặt tôn giáo
chẳng khác nào mạng sống con người đang bi đe dọa bởi cuộc thánh chiến Hồi Giáo
vậy”.

Trong những năm cuối 1990, Nigeria đã trải qua làn sóng mới của các cuộc bạo loạn địa
phương. Và nhữn g vụ tàn sát khiến người ta nhớ tới cuộc tắm máu trong những năm
1960, mối căng thẳng leo thang xa hơn khi đạo luật Shari’a được áp đặt. Trong vài tuần
của năm 2000, có khoảng 2 ngàn người bị giết có sự liên quan tới cuộc nổi loạn trong
chính phủ Hồi Giáo ở Kaduna. Vì bị trả thù mà phải có đến vài trăm tín đồ Hồi Giáo đã
bị sát hạt tại một thị trấn của tín đồ Cơ Đốc Giáo. Trong một chuỗi các sự kiện làm nhớ
lại nỗi khiếp sợ của những năm 1960, những tín đồ Hồi Giáo còn lại đã bắt đầu một cuộc
di cư từ quốc gia Cơ Đốc Giáo trở về lãnh thổ trước kia của họ, trong khi đó tín đồ Cơ
Đốc Giáo lại phải phiêu dạt lên phía Bắc.

Các sự kiện có tiếng xấu đó đã làm lay động bạo lực mới, đặc biệt trong sự phân
chia các thành phố, chẳng hạn như thành Jos. Trong năm 2001, sự kiện ngày 11/9 tấn
công vào nước Mỹ đã đánh thức lực lượng Hồi Giáo và các cuộc tấn công vào tín đồ Cơ
Đốc Giáo. Các thường dân tranh nhau nhau tiếp cận những người lái xe môtô và các tài
xế xe hơi, và đòi hỏi ở những người này lòng trung thành với đạo bằng cách yêu cầu họ
phải thuật lại những chương và đoạn Kinh Thánh quan trọng. Tín đồ Hồi Giáo khẳng
định tính thống nhất tôn giáo của họ bằng việc lặp di lặp lai đạo luật Shahada và tuyên bố
tín ngưỡng của họ một cách công khai. Các tín đồ Cơ Đốc muốn biết có hay không việc
người của họ bị bên Hồi Giáo giam giữ, thì nên căn cứ vào tinh thần câu Kinh Thánh
trong sách Giăng 3:16. Có những người đã đưa ra những nhận định sai lầm – họ chính là
các thành viên của sực ganh tỵ tôn giáo, hoặc một cách đơn giản đ ó là sự thông báo
những lý thuyết mang tính chât bệnh hoạn – được thể hiện ra bằng sự chém giết và tàn
sát. Một cuộc khủng hoảng mới phát sinh trong năm 2002, khi cuộc thi người đẹp hoàn
vũ thế giới đựoc tổ chức tại Abuja. Lúc có nhiều tín đồ Hồi Giáo lên tiếng phản đối các
cuộc trình diễn mang tính chất suy đồi giới tính hôm đó, thì có một nhà báo nữ của thời
báo This Day đã lý luận thiếu khôn khéo rằng nếu Muhammad ngày nay có sống lại ông
sẽ co thể chọn một trong số người đẹp làm vợ. đáp trả của cộng đồng là một sự giận dữ.

Các kẻ gangtơ của giới trẻ Hồi Giáo phản ứng với nhà lãnh đạo keu gọi hành động bằng
cách gây ra việc đốt cháy trên các đường phố Kaduna, tại văn phòng đại diện của thời
báo THIS DAYvà tấn công sát hại những người Cơ Đốc ngoài cuộc, tạ o ra vụ bạo lực
thật kinh hoàng. Ttrước tuần đã qua, hàng tá các khách sạn và nhà thờ ở Kaduna đã bị đốt
cháy. Có ít nhất hai trăm người bị giết, hàng trăm người bị thương,và hàng ngàn người đã
mất nhà ở khiến họ phải tránh xa các ngôi nhà của họ trong sự sợ hãi cho tính mạng.

Phó văn phòng chính phủ của Zamfara đã ban hành một đạo luật chống lại sự phạm tội
của nhà báo, tuyên bố rằng, “Điều này giống như sự báng bổ của nhà văn Ấn Độ Salman
Rushdie, máu của Isioma Daniel có thể đổ ra”. Khi một tạp chí Đan Mạch phát hành các
tranh biếm họa lăng mạ đấng tiên tri Muhammad, nhiều sự phản đối lan rộng với sự giận
dữ tột cùng của tín đồ Hồi Giáo một cách tự nhiên lan truyền vào trong Nigeria, khiến 15
người đã bị giết trong một khu vực thuộc phía Đông Bắc. Giữa năm 2000 và 2005, chỉ
trong một tiểu bang đơn lẻ của Plateau, sự nổi loạn do khác biệt tôn giáo đã giết chết và
làm mất chổ ở của khoảng 50 ngàn người. Nhiều Giáo sĩ Cơ Đốc nổi tiếng, kể cả các tu sĩ
phái Anh Giáocủa nhóm người Jos, đã tổ chức tấn công và tạo ra các mục tiêu cho các nổ
lực ám sát. Các cuộc xung đột tôn giáo của người Nigeria lan truyền sang các khu vực
biên giới của các quốc gia láng giềng chẳng hạn như Niger, là sự kiện tính đến cuối năm
ấy chưa hề từng bị nổ ra ở đây trước đó do mâu thuẫn tôn giáo. Tầm quan trọng của các
sự kiện này có thể rất khó để được thổi phồng lên. Nigeria có thể có đến hàng trăm triệu
người trong năm 2050, và có lẽ sẽ là nửa tỷ vào cuối thế kỷ. Bản thân nó là quốc gia sản xuất dầu mỏ khổng lồ. Ắt sẽ có vấn đề các quốc gia liên kết lại với nhau chăng?

Và đó là một câu hỏi mở. Đối với quốc gia rộng lớn này, sự giàu có sẽ đảm bảo cho nó trở thành một quốc gia quan trọng trong khu vực, và có khả năng nó sẽ trờ thành một thế lực manh của thế giới. Tùy thuộc vào thời hạn của các cuộc xung đột, Nigeria có thể trở thành một quốc gia Hồi Giáo siêu cường, hay nó có thể nó sẽ là mảnh vỡ làm thành hai hay ba quốc gia nhỏ, được kết nối một cách chặt chẽ bởi hai tôn giáo nhỏ đó và bởi sự thống nhất giữa các bộ tộc.

Cơ quan tình báo Mỹ đã có nhiều năm quan sát khả năng bùng nổ của tôn giáo và sự căng thẳng do tính chất vô thần trong Nigeria. Điều này trở thành mối đe dọa chính cho sự an toàn của thế giới. Và trong thời gian thực hiện các bài bình luận, những người làm chính trị đang cố gắng phát hiện ra mối đe dọa nghiêm trọng có thể xảy ra nguy cơ nào đó khi liên bang quốc gia ấy tổ chức bầu cử trong năm 2007. Dựa vào mối liên kết quốc tế, số phận tôn giáo của Nigeria có thể đưa đến yếu tố chính trị mới vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến các thế hệ sau.

CHIẾN TRƯỜNG Ở CHÂU Á

Ở Châu Á cũng vậy. Sự phân biệt và bức hại tôn giáo đã đe dọa nguồn gốc của các xung
đột tương lai. Tính cứng nhắc của thái độ tiến bộ trong những năm gần đây qua bằng
chứng là Pakistan, nơi mà, mặc dù đặc điểm Hồi Giáo có tính áp đảo nhưng bản thân nó
còn có bên cạnh một bộ phận nhỏ Cơ Đốc Giáo. Tín đồ Cơ Đốc Giáo được tính vào
khoảng 2% dân số Pakistan, tức khoảng 3 triệu người, thường thường xuất phát từ tầng
lớp nghèo khiêm tốn. Trong khi nói về tính khoan dung thống nhất hóa, tín đồ Cơ Đốc
Giáo và thiểu số khác thông thường hay bị rơi vào sự lợi dụng các hình phạt luật pháp
dưới các điều khoản mang tính lý thuyết trực tiếp chống lại lời báng bổ và sự bội giáo.
Theo một điều luật năm 1986, rằng bất cứ ai “ trực tiếp hay gián tiếp có những lời nói, cử
chỉ, lời ám chỉ, hoặc làm ô uế thanh danh của Đấng Tiên Tri thánh Muhammad, sẽ bị phạt
cho đến chết hoặc bị cầm tù.” Đạo luật này tạo ra một bản tuyên án tiềm ẩn về sự chết
chóc cho bất cứ ai truyền bá Phúc Âm cho tín đồ Hồi Giáo, hoặc ngay cả đối với việc
xem xét thay đổi tôn giáo cũng thế. Có một vài tín đồ Cơ Đốc Giáo đã lên án cái chết mà
người ta đã dành cho người phạm tội có liên quan. Thông thường, các tín đồ Cơ Đốc
Giáo ở đó cũng hay tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạo lực, cũng có khi tham gia giết hại
và tàn sát dân chúng.

Không ai nghi ngờ rằng trong thực tiễn, Pakistan sẽ tiếp tục trở thành một quốc gia Hồi
Giáo nghiêm ngặt. Nhưng trong các quốc gia khác, tính thống nhất tôn giáo đang hồi trở
nên tính cạnh tranh gay gắt. Tại một quốc gia Đông dân khác là Indonesia, và như
Nigeria, sự phân biệt tôn giáo bởi yếu tố vô thần làm xấu thêm các xung đột tôn giáo.
Cũng như tại Nigeria, các cuộc xung dột dưới phương cách ngày nay có thể được định
nghĩa mang tính chính trị trong tôn giáo của quốc gia cho những năm tiếp theo. Ở
Indonesia, mặc dù Hồi Giáo áp đảo, nhưng Indonesia còn có bộ phận thiểu số to lớn,
điểm nổi bật trong số đó là cộng đồng Cơ Đốc Giáo có 23 triệu người : tín đồ Cơ Đốc
Giáo chiếm 10% trong tổng dân số. Tín đồ Cơ Đốc Giáo tập trung tại các khu vực đặc
biệt và nơi có các nhóm vô thần. Tại nhiều thành phố, Cơ Đốc Giáo đã tạo sự xâm nhập
trong số cộng đồng Trung Hoa vô thần, là những người đóng vai trò then chốt trong đời
sống thương mại quốc gia. Hơn nữa, các khu vực Cơ Đốc Giáo nằm rải rác khắp phía
Đông, chiếm một nửa quốc đảo này. Trong các vùng đó, giống như người dân
Phillippine, tính truyền thống được xem như là sức mạnh của người Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha và nó cũng được tuyên bố mạnh mẽ là di sản của người Hà Lan. Các trung tâm Cơ Đốc Giáo chính ở khu vực ấy lúc bấy giờ bao gồm cả Timor, các đảo của Sulawesi và Lombok, và Maluku( the Moluccas hay Spce Islands).

Từ sau những năm 1990, bạo lực giữa Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo đã diễn ra ác liệt lan tỏa
khắp khu vực phía Đông. Đặc biệt những kẻ tàn bạo dã man đã trấn áp lãnh thổ giáo dân
Thiên Chúa Giáo ở Đông Timor, xâm lược và chiếm lấy vùng ấy vào năm 1975. Điều
này không mang ý nghĩa độc quyền xung đột đa tôn giáo, nhưng khi khu vực lên tiếng
cho sự độc lập của nó vào năm 1999, thì quân đội chính phủ đã nhắm tới các giáo sĩ
Thiên Chúa Giáo và những ai theo đạo Công Giáo để tàn sát.

Bạo lực tồi tệ nhất trong vòng thập kỷ qua xảy ra ở Maluku, nơi chính phủ nước này đã
mất quyền kiểm soát khu vực trong những năm 1999 và 2000. Trong khi đó, một cuộc
nội chiến vẫn diễn ra ác liệt. Có đến 5 ngàn người đã bị giết trong cuộc bạo lực cộng
đồng này, tạo nên cán cân cân bằng số lượng về con số tín đồ cho cả hai cộng đồng tôn
giáo lớn ở đây. Nhìn chung, cũng có nhiều tín đồ Hồi Giáo bị tàn sát và bị trục xuất, khi
chính trị Hồi Giáo quân đội Hồi Giáo bành trướng qua khắp các vùng. Giữa năm 1998 và
2002, có đến 400 nhà thờ Hồi Giáo ở Indonesia bị đốt cháy và bị thả bom. Trong một tai
nạn năm 2000, ở Halmahera, 200 tín đồ Hồi Giáo bị giết một cách bừa bãi chỉ trong một
giờ bởi lực lượng bán quân sự Hồi Giáo thuộc nhóm quân Larkar Jihad gây ra. Sau năm
đó, còn có hơn hai trăm tín đồ Hồi Giáo đã bị giết hoàn toàn trên đảo của Saparua. Cho
đến cuối năm 2000, nửa triệu tín dồ Cơ Đốc Giáo người Maluku đã bị trục xuất, chủ yếu
là bởi các tay súng Jihad, với sự giúp đỡ không chính thức của lực lựong vũ trang
Indonesia.

Hàng ngàn tín đồ Cơ Đốc Giáo phía Bắc Maluku bị ép buộc chuyển sang Hồi Giáo trong các lễ ki niện của dân chúng. Một số đã từ chối sự chuyển đổi này. Có rất nhiều nhà thờ Cơ Đốc Giáo bị phá hủy trước sự vô thần và thờ ơ hoàn toàn của giới truyền thông và của các nhà cầm quyền phương Tây. Bên cạnh sự kiện Maluku, một trận chiến khác nổ ra tại trung tâm Sulawesi, nơi chủ nghĩa Hồi Giáo cố gắng tẩy chay tín đồ Cơ Đốc Giáo ra khỏi các vùng bằng cách khủng bố họ công khai. Sự kiện này làm tăng thêm nỗi sợ hãi rằng Cơ Đốc Giáo sẽ bị trừ diệt hoàn toàn ở khắp các vùng phía Đông Indonesia trong vòng một hay hai thập kỷ tới. Cuộc chiến tôn giáo đang ngày càng nóng dần lên, trở thành nan đề nghiêm trọng cho quốc gia hơn là chỉ ản hưởng tại nội bộ các vùng. Những hành động này đi đến kết quả cuối cùng là vào lễ giáng sinh năm 2000, có một quả bom đã phát nổ trong các cuộc vui chơi tại nhà thờ ở 9 thành phố, giết chết 15 người đang nhóm họp thờ phượng.

Tình hình rối reng căng thẳng này trở nên lắng dịu sau năm 2000. Có được điều này là
bởi việc tính vô thần của người ta đã được thanh lọc đi phần nào. Tuy vậy, trong nhiều
vùng vẫn còn một vài thiểu số Cơ Đốc Giáo bị bức hại. Quân đội Hồi Giáo cực đoan vẫn
tồn tại và đã trở thành một tổ chức có sự phối hợp tốt hơn, vì quân đội Hồi Giáo được
trang bị vũ khí và huấn luyện bởi một nhóm cuồng tín được liên kết với nhóm
JemaabIslamiyab. Nhóm Jemaah người Daulah Islam Nusantara thuộc tổ chức tiểu vương
Hồi Giáo Đông Nam Á, dưới điều luật Shari’a, sẽ hợp nhất tất cả các phần đất mà họ đã
chiếm được bởi một tổ chức của Indonesia, Philippine và Malaysia. Nhóm này cũng có
dính líu đến các âm mưu ở Thái Land và Camuchia. Từ năm 2001, nhóm Jemaah đã đựoc
xem như là một thành phần của mạng lưới tổ chức AL – Qaeda, mặc dù không có gì rõ
ràng cho sự hiện diện của nó hơn là đang có sự tồn tại một sách lược liên minh giữa các
nhóm bán vũ trang. Các cuộc khủng bố của Hồi Giáo đã đáp trả cho một số các cuộc tấn
công chống lại người Tây Âu khét tiếng. Chẳng hạn trong năm 2002 ở Bali, một vụ nổ
bom đã giết đi hai trăm người. Dưới mức độ vượt trội của nhóm Jamaah và Laskar Jihad, 

chúng ta cũng có thể thấy một mang lưới các nhóm vũ trang nhỏ hơn chịu trách nhiệm
tàn sát cục bộ và luôn chống lại sự thanh trừng Cơ Đốc Giáo. Một tai nạn khủng khiếp
xảy ra trong năm 2005, ba em bé gái đã bị chặt đầu tại trung tâm Sulawesi. Và để cảnh
cáo tín đồ Cơ Đốc Giáo, người của nhóm Jihadis đã chặt đầu một trong ba bé gái này tại
bên ngoài nhà thờ Ngũ Tuần mà em đã tham gia nhóm họp thờ phượng..

Bạo lực chống Cơ Đốc Giáo có nhiều nguyên nhân. Một phần, các động cơ mang tính
hiềm khích giữa các tôn giáo rất rõ ràng. Các nhóm, chẳng hạn như nhóm Jemaah đã
hướng theo kiểu mẩu Wahhabi thuộc trào lưu Hồi Giáo chính thống, là điều chẳng mới
mẻ gì ở Indonesia. Chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan đã nhận thấy sự biểu hiện trong các
nhóm có tính chất chính trị theo tổ chức, bao gồm các thành viên tham gia phá hủy các
quán bar vì họ cho rằng những quán xá này hành nghề trái đạo đức. Sự căm ghét hiềm
khích đối với Cơ Đốc Giáo phần nào cũng là do tinh thần chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của
những kẻ cực đoan đó, kể từ khi họ thấy đạo Cơ Đốc Giáo trở nên mạnh mẽ trong các
vùng chẳng hạn như IrianJaya, đã có đầy đủ sức mạnh cho cuộc vận động chủ trương ly
khai. Họ cho rằng giết một tín đồ Hồi Giáo là một sự phá hủy một tiềm năng của người
huấn thị và nhằm xác nhận lại tính thống nhất quốc gia. Người theo Hồi Giáo nhắm đến
mục tiêu để phá hủy là các hộp đêm và nhà thờ, vì họ quan niệm rằng đó là hiện thân của
sự xâm nhập nước ngoài và của sự suy đồi đạo đức.

Tuy nhiên, có nhiều người có niềm tin mù quáng vào tôn giáo lại là những thành phần có
có sức mạnh kinh tế. Tại quốc gia Indonesia, Cơ Đốc Giáo ngoại thành liên kết với những
cộng đồng người buôn bán ở Trung Quốc, là những người đã từng tham gia vào một số
cuộc tấn công lác đác từ khi nền kinh tế Indonesia gặp những bước thăng trầm trong
những năm 1997. Khi xảy ra các cuộc tấn công này, thì gặp phải sự phản kháng mà phần
lớn bị kích động bởi nhà độc tài Suharto là người bị xem là một trong những kẻ mắc phải
sai lầm chính trị. Chỉ vài ngày trong năm 1998, đã có khoảng hai ngàn người Indonesia
gốc Trung Hoa bị giết chết trong cuộc phản kháng bạo lực hỗn loạn của dân chúng. Và có
hàng trăm phụ nữ Trung Quốc bị các tay găngstơ hãm hiếp. Trong khi tại một miền đất
Châu Á khác như Malaysia, lại có nhiều Cơ Đốc Nhân đứng về phía các công dân Trung
Hoa vô thần. Người ta cho rằng, những kẻ nào kích động hiềm khích trong tôn giáo thì đó
chính là hiện thân của kẻ lợi dụng sự xâm nhập của nước ngoài vào nước mình khiến đất
nước thêm rối reng. Từ sự nhìn nhận này, người ta đã coi việc chống lại Cơ Đốc Giáo
như khả năng chống đối tiềm ẩn của một ý thức hệ, như chủ nghĩa dân túy chống lại
phong cách xenít đã xảy ra ở Châu Âu trong thế kỷ 19. Và điều này sẽ gây ra nhiều hậu
quả khó khăn trong thế kỷ 20. Vì vậy, đối chiếu với quốc gia Nigeria, ta sẽ có câu hỏi đặt
ra cho quốc gia Indonesia là, liệu Indonesia sẽ nổi lên mạnh mẽ tại khu vực này với tình
trạng 1 đất nước vô thần hoặc sẽ trở thành một quốc gia đa tôn giáo, hay là, nó sẽ có thể
trở thành một quốc gia Hồi Giáo thuần túy chăng?

Tương tự như ở Indonesia, Philippine sẽ sớm trở thành một trong số mắt xích của vòng
quay Bánh Xe Hòa Bình của các quốc gia đông dân số. Và nếu như vậy, các sự kiện gần
đây có sự gia tăng hoài nghi về các khả năng có thể tồn tại. Mặc dù Philippine có truyền
thống luôn giữ một xã hội Thiên Chúa Giáo vững mạnh, tuy nhiên, hiện vẫn đang có sự
hiện diện mạnh mẽ của Hồi Giáo tồn tại ở phía Nam đảo Mindanao, nơi có tính văn hóa
được coi như gần giống với Indonesia. Từ những năm 1970, Hồi Giáo Moro gồm những
người thuộc khu vực phía Nam của Philippine đã giao chiến trong một thời gian dài cho
quyền tự trị. Căng thẳng lên đến cực điểm trong năm 1996, khi chính phủ đã thành lập
được mối liên hệ có giới hạn với nhóm du kích đang tác chiến trên một khu vực khá rộng 

lớn. Tuy nhiên, còn có lực lượng bán quân sự khác đã duy trì cuộc đấu tranh sống còn.
Trong năm 2000, một cuộc cách mạng kéo dài trỗi dậy bất ngờ khiến hàng trăm chiến
binh và thường dân bị giết. Ngày nay, khoảng 80 ngàn quân đội Philippine đang hoạt
động tại Mindanao với sự trợ giúp của lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ. Chiến dịch này đã
sản sinh ra một lực lượng luôn sẵn sàng đối phó lại nhóm khủng bố Abu Sayyaf – một tổ
chức mạng lưới tội phạm cho sự vận động khủng bố. Nhưng sự khoa trương bản thân của
nhóm khủng bố này thì lại gần giống với mục tiêu của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan.
Nhóm này đã tìm và liên kết với một tổ chức Hồi Giáo thuần khiết ở Mindanao. Sự vận
động giao chiến tỏ rõ thái độ chống Cơ Đốc Giáo. Vụ việc trở nên rất gay go khi có liên
quan đến một giáo sĩ Ky-tô Giáo hoạt động bên ngoài giáo hội Công Giáo trong năm
1997. Và chi tiết cuối tại mặt trận này là vụ bắt cóc tín đồ Philippine Cơ Đốc và giáo sĩ
người Mỹ. Trong năm 2004, lực lượng quân đội Abu Sayyaf đánh bom ở bến phà Philippine giết chết hơn một trăm thường dân. Vì vậy, tại Indonesia, Cơ Đốc Giáo luôn luôn trong tinh thần trường kỳ chuẩn bị đối phó với việc đánh bom chống lại Cơ Đốc Giáo và cuộc tàn sát cộng đồng thiểu số.

VÒNG QUAY BẠO LỰC

Hầu như nét đặc trưng làm hỗn loạn các xung đột Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo mang tính
tạm thời là trò quá cũ rích. Tình hình họ đã ra sao? Tại sao tình hình ấy lại không trở nên
bình thường được? Người ta đã nhận được tin tức từ Phương Tây báo trước về cuộc đổ
máu ở Nigeria và Indonesia. Bạo lực ở đây lúc bấy giờ chưa trở thành kiểu mẫu tiêu biểu
nào để nhanh chóng được lan truyền trong các báo cáo kể cả tại Ai Cập, nơi có sự hoạt
động lâu dài của nguyên tắc lối sống rất ôn hòa, thân thiện. Trải qua nhiều thập kỷ, bạo
lực Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo đã xảy ra trong vài nơi kéo dài suốt một thời gian dài như
là các mô hình của mối quan hệ và sự khoan dung tại vùng Ả Rập Sê -út của người
Palestinia và tại nơi có hòa bình truyền thống của người dân Malaysia. Đây là lời trích
dẫn của một nhà phân tích chính trị, “Hồi Giáo đang trở thành lực lượng xác định trong
chính trị của Malaysia và Indonesia…. thời đại đa nguyên đã qua trong khu vực Đông
Nam Á,”. Những năm tháng quá khứ đã qua, một trong các vùng hầu như thường xuyên
được trích dẫn như là một mô hình của sự khoan dung vốn là lãnh thổ của người
Indonesia ở Maluku, nơi các tập quán xã hội cầu kỳ đã phác họa khía cạnh khuyến khích
giữa các tín ngưỡng. Vào những ngày nghĩ lễ kép dài,: tín đồ Hồi Giáo được phép viếng
thăm những tín đồ Hồi Giáo lánh giềng trong các mùa lễ của Cơ Đốc Giáo. Việc viếng
thăm được đáp lại qua các kỳ lễ Ramadan. Tuy nhiên, sau tất cả cuộc tàn sát kéo dài
trong vài năm, mối quan hệ bằng hữu của họ đã đi đến giai đoạn không còn bền chặt
nữa”.

Nhiều thất bại tương tự đã xảy ra trên khắp các nước Châu Phi. Thường thì tại một số
nơi, trong 5 năm hay 10 năm trước, nếu có người quan sát tình hình, ắt sẽ có thể đoán
trước về các cuộc xung đột tôn giáo. Trong năm 2000, bạo lực dân chúng giữa Hồi Giáo
và Cơ Đốc Giáo bùng nổ tại thủ đô Nairobi của Keenyan. Ngay cả tại quốc gia Bờ Biển
Ngà, là nơi luôn luôn được công nhận như là một xã hội dung hòa và tế nhị, các xung đột
tôn giáo vẫn đã xuất hiện ở đây như ở bất cứ nơi nào. Bờ Biển Ngà là một xã hội rất phức
tạp, tín đồ Hồi Giáo xấp xỉ 40%, và tín đồ Cơ Đốc Giáo 33%. Với số còn lại theo tôn giáo
truyền thống Châu Phi, hoặc không theo tôn giáo nào cả. Tuy nhiên, năm 1999 xảy ra sự
bất ổn chính trị, và trong vòng chỉ một năm, tín đồ Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo đã chém 

giết nhau loạn xạ trên các đường phố. Trong thời gian đầu, hai tôn giáo đã yêu cầu cần có
sự phân chia ranh giới tôn giáo, hạn chế việc tín đồ Hồi Giáo ở phương Bắc chuyển sang
quy đạo Cơ Đốc ở phương Nam. Sự xung đột đã gây hậu quả cho toàn thế giới, từ khi qui
luật Cơ Đốc Giáo của quốc gia này nhận biết chính nó đang có quan hệ căng thẳng với
Hồi Giáo, Mali và Burkina Fago. Thực ra, Bờ Biển Ngà đã trở thành một nạn nhân khác
nào đó cho sự lan truyền tai họa của cuộc chiến tranh tôn giáo. Đây là một vấn đề quan
trọng bởi vì nó là một quốc gia Châu Phi đang phát triển nhanh chóng có số dân số hiện
tại là 16 triệu người, và trong năm 2050 sẽ đạt con số 36 triệu. Trong năm 2004 cuộc nổi
loạn Hồi Giáo- Cơ Đốc Giáo xảy ra tại trung tâm thủ đô của Liberia, gây ra nỗi khiếp sợ
dai dẳng rắc rối cho quốc gia. Một trong số khác biệt tôn giáo là có những sự ban hành
không có sức lôi cuốn mối quân tâm của cộng đồng.

Rõ ràng, việc ban hành những quy định tôn giáo đưa đến các cuộc xung đột nhóm và các
quyền lợi thiểu số sẽ tiếp tục tồn tại ở trung tâm chính trị Châu Phi cho đến vài thập kỷ
tới. Và các cơ hội dành cho việc can thiệp của quốc tế và việc làm mất ổn định là không
thể kiềm chế được. Tất cả những điều này nguy hiểm vô cùng cho việc phát triển các
chiến lược quan trọng của Châu Phi vì đó là một nguồn dầu mỏ của Mỹ. Châu Phi đã
cung cấp 15% lượng dầu thô nhập khẩu vào Mỹ và con số đó có thể tăng 25% trong năm
2015. Việc nhập khẩu đã gia tăng từ khi hoàn thành ống dẫn dầu của Chad – Cameroon,
một sự kiện chiến lược có dính líu tới sức mạnh các tôn giáo. Cameroon tự bản thân là
một điển hình của sự phân chia tôn giáo đang nổi cộm nhất trong các nước Châu Phi. Dân
số của họ hiện nay có khoảng 54% là Cơ Đốc Giáo, 24% theo chủ nghĩa duy linh, 21% là
Hồi Giáo. Quốc gia có ít dấu ấn về sự hận thù tôn giáo. Tuy nhiên, tính đến nay không
phải vậy, cho đến những năm gần đây, nó đã có sự va chạm vói Bờ Biển Ngà. Một dây
chuyền xấu của tôn giáo xuyên suốt các quốc gia Châu Phi thường kéo theo nợ nần thanh
toán cho việc mua dầu hỏa, và bạo lực tôn giáo sẽ gây tác động ảnh hưởng để hấp dẫn các
nhà đầu tư Mỹ.

Một ví dụ khác về bạo lực đã được thừa nhận gây ngạc nhiên nhất đã xảy ra trong lòng
Châu Âu. Sự tàn bạo đnổ ra sớm ở Yugoslavia trong những năm 1990 đã xảy ra trong
một số cộng đồng nổi tiếng cho đến nay vì thái độ tự do tín ngưỡng. Các mối quan hệ hôn
nhân đa tôn giáo và các mối quan hệ chung chung khác vẫn được thiết lập giữa các nhóm
Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo chính thống và Hồi Giáo. Khi bạo lực bắt đầu, tuy nhiên,
sự thống nhất tôn giáo lại lên tiếng cho quyền lực bản thân họ. Các nhóm tương ứng bắt
đầu đánh nhau và giết chết lợi ích của tín ngưỡng, việc phá hủy các biểu tượng tôn giáo
của các kẻ thù cộng thêm vào việc giảm trừ dân số. Khi có sự lo lắng báo hiệu trực tiếp
tương lai của các cuộc xung đột nào đó, các nhóm quốc tế cần tiếng nói của tôn giáo
tuyên bố thật nghiêm túc, vì vậy các cuộc chiến ở Bosnia va Kosovo đích thực đã quay
vào trong cuộc vận động lớn quốc tế và nhóm Jihads. Đó là những điều khoản tôn giáo
mà cuộc nội chiến của người Tây Ban Nha đòi hỏi cho phe cánh Tả và cánh Hữu trong
những năm 1930.

Một khi đã bắt đầu, bạo lực cộng đồng có xu hướng tự bản thân duy trì. Nơi các cộng
đồng đã có sự tồn tại lịch sử bên cạnh nhau, các sự lăng mạ và khiêu khích tiềm ẩn thì
thường đối xử với sự kiềm chế, nhưng một khi chiến tranh đã xảy ra, ngưỡng cửa cho bạo
động đã được hạ xuống thật thấp. Các cuộc nổi loạn của người Nairobi trong năm 2000 bị
khiêu khích khi một đám thanh niên đã hạ một vài cái lều đã được dựng lên tỏ ra thiếu
tôn kính nằm gần một nhà thờ Hồi Giáo. Khi cuộc nổi lọan nổ ra tại các cộng đồng thiểu số, những người tỵ nạn này quay trở lại khơi mào xấu thêm cho của cuộc bạo loạn, khi họ được sự ủng hộ chính sách chính trị cứng rắn trong các cuộc xung đột tương lai.

Mỗi lần khi con nguời đã có bồi dưỡng niềm tin cho sự công bằng từ chiến tranh tín
ngưỡng, nó có thể dễ dàng cho các nhóm ngoài cuộc tác động đến tâm trạng của dân
chúng vì muc tiêu cuối cùng của họ. Trong khi chúng ta hòan toàn có quyền nghi ngờ các
lý thuyết thù địch gây ấn tượng thâm hiểm về các tổ chức bí mật đang cố gắng đột nhập
vào cuộc bạo động dân chúng, một vài âm mưu đã được xác thực, và một vài tổ chức tình
báo đã tiến hành các cuộc tấn công dường như ngẩu nhiên như một phần của chiến lược
gây căng thẳng. Các hành động thuộc dạng này được dẫn chứng bằng nhiều tài liệu ở
Nam Phi trong những năm 1980. Xa hơn gần đây, các chiến lược bị phá vỡ nói chung
nhằm mục đích gây kích động bạo lực tôn giáo, với mục tiêu làm mất thể diện của chế độ
dân chủ. Một sự giải thích thông thường của cơn đột phá của bạo lực xuyên suốt
Indonesia trong năm 2000- 2001 là, điều đó nó được kích động bởi các tổ chức của chế
độ độc tài trước của quốc gia đó, để làm mất thể diện của người kế nghiệp chế độ dân
chủ. Tổng thống đắc cử trong thời gian này của quốc gia là Abdurrahman Wahid, một
học giả Hồi Giáo, người bị kế án cho các hành động không khoan dung và áp đặt sự biến
đổi, và rõ ràng đã khuyến cáo các cơ quan tình báo cũ cho các hoạt động hung bạo. bất cứ
cái gì đúng với sự thật, nó đang làm thất vọng những người gây kích động đặt nền móng
như một miếng bùi nhùi khô cho các nổ lực của họ, và một lần nữa chu kì của bạo lực lại
bắt đầu, nó đã tiếp tục với ít nhiều sự khích lệ.

CHÂU ÂU

Một cách chính xác, ngay bây giò, không có cách nào tránh đư ợc xung đột giữa Cơ Đốc
Giáo và Hồi Giáo là thích hợp cả. Trong thời gian đầu, đây là một vấn nạn nghiêm túc tại
nhiều nước Châu Âu, và không chỉ là trong khu vực Balkans. Sự ganh tị trong tôn giáo có
một thời gian đóng vai trò đứng bên lề các xung đột xã hội trong vài quốc gia Tây Âu. ở
nước Pháp và các quốc gia Bắc Phi đã tạo ra khá cân đối giữa giới thanh niên cấp thấp là
đối tượng thường có những va chạm với cảnh sát trong những cuộc nổi loạn ở thành thị
từ những năm 1980. Các cuộc phản đối chống di cư cũng có mùi vị của tôn giáo. Trong
những năm 1980, phong trào nghệ thuật Grafito ở Berlin để tưởng nhớ “ Vienna 1683”,
cột mốc của quyết định đã đánh bại quân Thổ và Hồi Giáo ở Trung Âu.

Trong giai đoạn này, sự phản đối là chủ yếu là từ phía những kẻ vô thần. Nhưng nói một
cách cụ thể, các mối bất bình tôn giáo hiển nhiên đang trở nên ngày càng nhiều trong năm
1989, khi chế độ Iran đã ban hành đi ều luật về bản án tử hình, và đạo luật Fatwa, chống
lại nhà văn Anh Salman Rushdie. Một cuộc diễu hành phản đối lại được cho là báng bổ
đã vận động hàng ngàn người Hồi Giáo biểu tình ở Anh Quốc, Pháp, Đức, Bỉ, và Hà Lan.
Vấn đề Rushdie đã tạo dấu ấn một giai đoạn mới của tổ chức chính trị Hồi Giáo và các tổ
chức cấp tiến. Vấn đề sau đó đã có tiếng vang xuyên suốt Châu Âu, gây sự giận dữ đối
với các tranh biếm họa của người Đan Mạch khi các bức tranh ấy mô tả về đấng tiên tri
Muhammad trong năm 2005- 2006. Nhiều cuộc tranh luận dấy lên mối nghi ngờ về các
mâu thuẫn đưa đến các phong trào Châu Âu tự do, đem lại cho người ta nền tảng cơ bản
cho sự tự do ngôn luận và thể hiện tài năng tự nhiên của họ ra mỗi ngày càng rõ hơn,
tương phản với giá trị của sự đa văn hóa và lòng tôn trọng đối với sự nhạy cảm của thiểu
số. 

Những cuộc diễu hành khác nhắm tới các biểu tượng tiềm ẩn của sự thống nhất văn hóa
Châu Âu. Tín đồ Italia Hồi Giáo bị kích động bởi sự vận động phản đối trực tiếp chống
lại một bích họa của thế kỷ 15, vẽ về ngày tận thế ở Bologna Cathedral. Tác phẩm nghệ
thuật này gây cho tín đồ Hồi Giáo sự phản đối mạnh mẽ, khi nó mô tả đấng tiên tri
Muhammad bị ném vào địa ngục trong hình hài khỏa thân cùng với một con rắn được
quấn xung quanh thân người, và được chăm sóc bởi một con quỉ. Người ta tỏ thái độ
phản đối kịch liệt bức họa này còn hơn c ả so với khi xem tác phẩm Satanic Verses của
Rushdie. Cũng trong thời gian đó, người ta không thề hiểu lý do tại sao Cơ Đốc Giáo
Italia lại lên tiếng kêu gọi phá hủy bất cứ cái gì không bị hoài nghi thuộc loại những vật
quí hiếm nhất của thành phố. Cuộc diễu hành của Hồi Giáo cũng dấy lên khả năng các
đưa đến cuộc diễu hành tương lai do sự vận động chống lại các vấn đề liên quan đến
quyền tự do ở Châu Âu.

Biểu hiện của xung đột bắt đầu rõ nét hơn từ năm 2001, với một loạt sự xúc phạm khủng
bố, các bằng chứng gia tăng của việc mở rộng tổ chức bí mật bởi chủ nghĩa Hồi Giáo cực
đoan, thông thường tập trung ở các nhà thờ Hồi Giáo cấp tiến và các tổ chức từ thiện giả
tạo. Trong số những vụ việc xảy ra có tiếng xấu nhất là, vào năm 2004 có vụ đánh bom ở
thủ đô Madrid, và xe điện ngầm bị tấn công ở LonDon trong năm sau đó. Tính cả hai vụ
lại thì có đến 250 người chết. Cũng phải kể đến cả vụ việc ám sát nhà làm phim Hà Lan
Theo van Gogh nữa. Các vụ đánh bom ở London đã mang lại nhiều lo ngại, bởi vì chúng
đã gây chú ý đến nhiều thế hệ tín đồ Hồi Giáo có nền văn hóa vùng vốn được cho là có sự
hội nhập.

Với những tiền lệ trong suy nghĩ, nhiều nỗi sợ hãi bạo lực nổ ra do khác biệt tôn giáo có
thể bùng nổ tại Châu Âu, với các nhóm bán quân sự Hồi Giáo đang tiến hành cùng với
nhóm Jihad trên đất nước của người Pháp hay Đức. Chúng ta hãy nhớ lại rằng, Đức là
một trong số các quốc gia được liệt kê ở trên có một công đồng Hồi Giáo cốt lõi, và năm
2050, thiểu số Hồi Giáo Pháp có thể đạt xấp xỉ 25 % dân số. Chúng ta phải thận trọng về
bức tranh mô tả sự đối đầu tương lai trong các điều khoản tôn giáo nghiêm ngặt, khi
nhiều cuộc xung đột của những kẻ vô thần – chẳng hạn n hư các cuộc nổi loạn ngoại
thành Pháp trong năm 2005 – dường như là một động cơ thúc đẩy nhiều hơn mối bất bình
tầng lớp và thiện cảm chống lại cảnh sát, hơn là cực đoan tôn giáo. Như vậy, tiềm năng
đối với quân đội Hồi Giáo thường luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Ngay cả, nếu bạo lực
hiện tại được ngăn ngừa, khi các chính phủ tương lai sẽ phải cố gắng tránh xa sự kích
động xung đột tôn giáo, và điều này nên có hiệu quả gây ấn tượng cho thái độ của người
Châu Âu đối vối các chính sách chính trị, trên tất cả là khu vực Trung Đông. Điểm này
hoàn toàn giống nhau tại các quốc gia Châu Âu tin cậy nhiều vào sự cung cấp dầu hỏa từ
các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông. Vì vậy, việc cân nhắc cũng sẽ làm cho các quốc gia
Châu Âu đối xử một cách thận trọng khi bị lôi cuốn vào cuộc trấn áp các thiểu số Hồi
Giáo tại các quốc gia Hồi Giáo.

Cuộc tranh luận điểm khác biệt tôn giáo đã làm thay đổi hình thức của cuộc tranh luận về
việc di cư Châu Âu với tính truyền thống vốn hiện diện tại các quy định chủng tộc đơn
giản. Hiện tại, mặc dù tình hình tôn giáo đang hình thành m ột bức tranh mới, nhưng vẫn
có một số người Châu Âu bảo thủ tranh cãi rằng các chính phủ phải thận trong trong việc
xúc tiến định cư cho những người Cơ Đốc, vì lý do những người này ắt sẽ làm giảm tầm ảnh hưởng của Hồi Giáo. ở Italy, ông Bologna’s Cardinal Giacomo Biffi đã cho ra lời đềnghị tranh luận rằng trong khi những người di cư cần thiết phải được xét thật kỹ, nên ưu tiên trước cho hững người thuộc tầng lớp xã hội Thiên Chúa Giáo, “ và như vậy sẽ có nhiều người” – ông ta nói, “ đó sẽ là những người Mỹ La-tinh, Filipinos,và Eritrans.” 

Mặc dù các ý kiến của Biffi tương phản với mối quan tâm binh vực cho các khái niệm truyền thống của văn hóa người Châu Âu, nhưng nó đã đi quá xa, và nó đã đi t ừ sự khoe trương chủ nghĩa dân tộc truyền thống nào đó. Vấn đề mối quan hệ giữa Thiên Chúa Giáovà Hồi Giáo sẽ tiếp tục hình thành trong tương lai ra sao đã t ừng đóng vai trò quan trọng và được nhấn mạnh nhiều hơn trong các bài diễn văn chính trị của người Châu Âu.

CƠ ĐỐC GIÁO, HỒI GIÁO VÀ DO THÁI GIÁO

Câu hỏi của các mối quan hệ Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo trở nên rất nhạy cảm bởi vì vị trí
của Do Thái Giáo Giáo luôn tạo ra tâm điểm của cuộc đối thoại. Tại cả Châu Âu và Mỹ,
Do Thái Giáo từ lâu đã được công nhận chính thức ở đó. Và hầu như bên cạnhk lý do
khác biệt tôn giáo, thì còn có sự khác biệt về ngôn ngữ trong giao tiếp đối thoại nữa. Điều
này gây ra những khó khăn khi đang có các mối quan hệ tốt đẹp với tín đồ Do Thái Giáo
trong nước có liên quan đến quan điểm chính trị ngoại giao đặc biệt nào đó. Tín đồ Cơ
Đốc Giáo người Mỹ thường phải tuân theo quyết định của chính phủ trong việc hết sức
nghiêm túc trợ giúp không phê phán cho các tổ chức của Israel. Sự việc này làm khuấy
động cơn giận điên cuồng không chỉ đối với các bộ phận chính của chính phủ Hồi Giáo
mà còn đ ối với nhiều quốc gia Cơ Đốc Giáo của các nước thứ III ( không đề cập đến
hàng triệu tín đồ Ả Rập Cơ Đốc Giáo). Trào lưu Hồi Giáo chính thống sẽ có khả năng
không tham gia đầy đủ làm nên sự thành công mà nó đã vượt qua 30 năm để tồn tại. Trào
lưu này không vì mục đích đem lại sự kích động lan rộng khi bàn về sự tồn tại quốc gia
Israel. Những nguyên nhân đưa đến chính sách chính trị của phương Tây thân Israel
không khó để nhận biết, có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng chúng là tội ác của
phương Tây vượt qua cả nạn tàn sát người Do Thái Giáo thời Hitler và sai lầm giải thoát
Do Thái Giáo người Châu Âu trong những năm 1940.

Nhưng các hậu quả đang được báo động. Hãy thử chọn ra một con số trong các điều
khoản, có ít hơn 20 triệu dân Do Thái Giáo trên thế giới, được so sánh với một tỷ tín đồ
Hồi Giáo, sự thiếu bình đẳng tiếp tục gia tăng đột ngột trong các thập kỷ tới. Năm 2050,
tín đồ Hồi Giáo đông đảo sẽ Đông hơn Do Thái Giáo, chẳng khác nào chúng ta lấy con số
hơn 100 so với 1. Người ta đặt ra câu hỏi, có hay không các mối quan hệ giữa tín đồ Hồi
Giáo và Cơ Đốc Giáo có thể có khả năng tồn tại lâu dài ở phương Tây, và đặc biệt là ở
Mỹ, duy trì một chính sách chính trị Trung Đông như đã đư ợc biết? Và sự tồn tại mối
quan hệ đó là đúng đắn hay sai lầm trong việc chống lại Hồi Giáo tàn bạo?

Hãy nhìn về tương lai, một con số ở viễn cảnh chắc chắc khác biệt xảy đến với bản thân
chúng trong hiện tại. Trong vấn đề về chính sách của Israel có lợi cho phân chia tín đồCơ
Đốc Giáo phương Bắc không chỉ xuất phát từ Hồi Giáo mà còn từ việc gia tăng con số
các nhà thờ ở phương Nam. Nếu chúng ta ngây ngô chấp nhận điều sai quấy theo cái nhìn
của phương Tây hướng về Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo Châu Phi và Châu Á thì có thể sẽ
đi đến chỗ đồng tình với việc đàn áp người dân Palestinia ở Do Thái. Vì vậy tại vùng này,
tín đồ Cơ Đốc Giáo phương Nam có thể đứng song hàng với tín đồ Hồi Giáo. Điều này 

dấy lên các câu hỏi về tương lai toàn bộ các mối quan hệ Cơ Đốc Giáo và Do Thái sẽ ra
sao. Xuất phát từ hoạt động chống phong trào Xê Mít, lý thuyết Cơ Đốc Giáo đã có sự
nổi tiếng từ lịch sử của nó được hình thành tư tưởng siêu đạo đức, lý thuyết đạo Cơ Đốc
làm cho hoàn thiện và thay thế cho lý thuyết của Do Thái Giáo mà trước đó đã bị lỗi
thời, cho rằng: nhà thờ chính là đất nước mới Israel. Việc thay thế các lý thuyết này dẫn
tới cuộc tranh luận nhóm những người ủng hộ vụ tàn sát người Do Thái Giáo thời Hitler,
và nó đã trờ thành quan niệm thiểu số trong giới phương Tây và đặc biệt là tại Bắc Mỹ.
Tư tưởng có thể phục hồi tốt trong nhà thờ được quản lý ở phương Bắc, trong các vùng
nơi mà các cộng đồng Do Thái Giáo thực sự rất là ít và trong một nền văn hóa tôn giáo
được hình thành dựa trên nội dung các bản dịch Kinh Thánh. Người Cơ Đốc Châu Á và
Châu Phi không cần thiết quan tâm mức độ các mối lo ngại từ phương Bắc về những lời
thở than đau đớn của Do Thái Giáo về cái chết của Chúa Giê-xu, hay sự tin tưởng rằng
lỗi lầm đớn đau này phải nên trút lên toàn thể nhân loại. Chúng ta có thể đã hơn một lần
nhận thấy các biểu tượng thời trung cổ giống vậy về sức sống và nghị lực từ giáo hội
đang cố gắng làm sáng tỏ tính cố chấp của nó trong đạo Do Thái Giáo. Vẻ bề ngoài của
nghệ thuật và lý thuyết, nó sẽ không thể xảy ra được để thấy sự ganh đua chống lại Do
Thái Giáo, tức là trực tiếp chống lại quốc gia theo Do Thái Giáo là Israel.

Để lựa chọn, tín đồ Cơ Đốc Giáo phương Nam có thể nhận thức sự quan tâm thực tế của
họ tiếp cận sự hài hòa với những điều này của nhà nước Do Thái. Israel có một kỷ luật
lâu dài trong việc liên minh với các nhóm Cơ Đốc Giáo để chống lại xung đột với sự
ganh đua của Hồi Giáo, nhằm loại trừ quyền tôn giáo trên các kẻ thù của Hồi Giáo ra
khỏi cán cân. Quay trở lại những năm 1960, các cố vấn Do Thái Giáo đã và đang ph ản
đối các cuộc nổi loạn Cơ Đốc Giáo ở Susdan. Với tất cả khả năng quân đội của ḿinh
cùng với khả năng tình báo, và đ ể thoát ra khỏi sự mất cân xứng đối với nhiều quốc gia
nhỏ, Israel có thể là một liên minh tiềm năng cho các tín đồ Cơ Đốc Giáo Châu Á và
Châu Phi để đương đầu với tín đồ Hồi Giáo láng giềng. Trong bối cảnh đó, sự mở rộng
các xung đột của Do Thái Giáo với Ả Rập và kẻ thù Hồi Giáo có thể thực sự làm xấu
thêm mối quan hệ của Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo, vượt ra khỏi giới hạn hiện thời nơi giao
tranh của cuộc xung đột tại Trung Đông.

Mặc dù, trong một trường hợp khác, sự tương tác không chỉ giữa hai mà c̣òn là giữa cả ba
tôn giáo đang trở thành đề tài chỉ trích cho khả năng dự đoán tương lai. Nó sẽ là tai họa
nếu những nhà chính trị Châu Âu hay châu Mỹ thành thạo một cách đầy đủ về các tư
tưởng và thái độ của đạo Do Thái Giáo, và họ dựa vào các mẫu sẵn đã mất uy tín để cô
lập đạo Do Thái Giáo.

KHÔNG CHỈ LÀ DO THÁI GIÁO

Mặc dù các tin tức báo cáo vế bạo lực tôn giáo thường thường tập trung vào tình trạng
căn thẳng của Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo, điều này không chỉ không thể xảy ra trên cùng
một trục của cuộc xung đột. Sự bành trướng của Cơ Đốc Giáo cũng đã de dọa kích động
các tương tác bạo lực từ hai tôn giáo lớn khác, đó là sự ám chỉ đạo Hindu và Phật Giáo,
và việc ban hành nguyên tắc chặt chẽ tương tự sự phân tranh Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo
vậy

Trường hợp của đạo Hindu là đạo then chốt từ India, vẫn là mái nhà cho hầu hết các
thành viên của tín ngưỡng đó, sẽ sớm trội hơn Trung Quốc về dân số, và có thể đạt 1.5 tỷ
vào năm 2040 hay xa hơn. Năm 2050 sẽ có khoảng 1.2 tỷ dân Hindu. Trong những năm
gần đây, các báo cáo về bạo lực chống lại các giáo sĩ và tu sĩ Cơ Đốc Giáo đã thường
xuyên gây chú ý trên phương ti ện truyền thông của Phưong Tây, nhưng thường ít có
thông tin cần thiết hay sự giải thích. Trái lại, với các nghi ngờ của họ về kiểu mẫu có sẵn
của Do Thái Giáo, nhiều người phương Tây có một ấn tượng thoải mái về đạo Hindu, và
nó được liên tưởng với chủ nghĩa thần bí Gandhian chủ trương không bạo lực cùng với
sự khoan dung vô hạn. Về lý thuyết, Đạo Hindu nên được mở rộng thích đáng kể cả trong
tư tưởng thần học. Tại sao chúa Giê-xu không nên được xem là một hiện thân nào đó hay
là bản tuyên ngôn của Đức Chúa Trời? Chính Gandhi là người rất yêu thích Kinh Tân
Ước. Baọ lực Hindu chống lại Cơ Đốc Giáo dường như rất hỗn độn và lộn xộn, đặc biệt
từ khi Thánh. Thomas Christians đã trở thành một phần thân thiện của phong cảnh người
Ấn qua 1500 năm. Các trường học Cơ Đốc Giáo rất phổ biến với các gia đình của Indian
elites, bao gồm một số phần tử theo trào lưu chính thống Hindu phản động. Vậy, hà cớ gì
lại cho rằng Cơ Đốc Giáo là đối tượng khó chịu hoặc đáng căm ghét đối với người
Hindu?

Mặc dù đã có ấn tượng xác thực, nhưng đạo Hindu ở Ấn Độ thường gánh chịu nặng nề
các căng thẳng nội tại và có thể hiểu được sự đe dọa trong tương lai của tôn giáo. Xa hơn
điểm nổi bật nhất là sự tồn tại của cái gọi là đối tượng không thể chạm tới – người Dalits
– một cộng đồng to lớn mà ngày nay có thể được thấy ở bất cứ nơi nào gồm từ 150 triệu
đến 250 triệu người. Hãy nhìn nó với cái nhìn thật triển vọng, ngay cả với sự ước lượng
thấp hơn cho số lượng người Dalits là có thể so sánh kết hợp dân số Anh , Pháp và Ý.
Mặc dù người Dalits là người đã sống ngoài vòng pháp luật từ năm 1950, tuy nhiên, họ
vẫn phải chịu đựng từ sự bức hại và bạo lực kinh khủng và thường có những câu chuyện
ám sát, tra tấn, hãm hiếp. Điều này đang làm trở ngại tại sao một thế giới phương Tây lại
có thể cố tình đem lại cái nhìn hoàn toàn tuyệt vọng cho người dân đen Nam Phi dưới nạn
phân biệt chủng tộc thật quá thờ ơ như thế? Là điều có thể ví sánh như sự ngược đãi đối
số lượng lớn người Dalits của India vậy. Điều này thật thật dễ hiểu, đó là một trường hợp
đơn lẻ có qui mô nhất về sự thiếu công bằng có tổ chức đang lan rộng trong thế giới ngày
nay.

Sự ban hành đạo luật Dalits cũng là một xung đột tôn giáo. Những sự vận động thành
công cho quyền lợi của người Dalits đã đe d ọa việc tháo gở tính cộng đồng ra khỏi tính
áp bức hệ thống đạo Hindu với nhau, bằng việc biến đổi to lớn một vài tôn giáo tự do làm
ảnh hưởng xấu đến địa vị đẳng cấp tiêu biểu của đạo Do Thái Giáo, Phật Giáo hay Cơ
Đốc Giáo. Trong các thập kỷ gần đây các nhà truyền giáo Cơ Đốc Giáo đã có những
đóng góp thành công cho người nghèo, tthường là những người thuộc tầng lớp thấp nhất.
Hoặc chẳng hạn như đối với người Dalits: khiến có nhiều sự biến đổi khác xảy ra với“ bộ
tộc” người của họ – vì tương tục dân tộc này cứ một mực muốn sống ngoài lề của xã hội
Hindu mà thôi. Trong một quốc gia mà Cơ Đốc Giáo chỉ chiếm từ 2 hoặc 3 % dân số
như vậy, thì chúng ta phải nên chú ý đến chương 4 có những đánh giá cho dù có thể đó là
sự đánh giá chưa đúng nhất. Hiện tại, một con số khổng lồ là 40 triệu dân đã trở thành tín
đồ Ấn Độ Cơ Đốc lại là người Dalits. Người Dalits đại diện cho 90% số hội viên của nhà
thờ Đạo Tin Lành ở Bắc Ấn Độ, họ có khoảng một nửa số nhà thờ ở Nam Ấn Độ, họ 

cũng chiếm 60% trong 17 triệu dân Ấn Độ theo Công Giáo La Mã. Đã có sự thành công
này mặc dù các nhà thờ tự bản thân chúng không mang ý nghĩa t ự do về thành kiến giai
cấp. Trong số 156 tu sĩ Công Giáo ở Ấn Độ, có 150 người có trình độ thuộc tầng lớp cao
trong xã hội, và đại đa số là các giáo trường Thiên Chúa Giáo.

Để đưa ra được một kết luận hợp lý, thuyết Phúc Âm Cơ Đốc Giáo dành cho các tầng lớp
có địa vị thấp nhất sẽ đưa đến sự lật đổ triệt để xã hội Hindu, và ngay cả Gandhi là người
rất cứng rắn cũng đã phản đối tín đồCơ Đốc về việc họ đã ra sức tìm kiếm các biến đổi ở
Ấn Độ. Người ta lo lắng vì tín đồ Cơ Đốc Giáo có thể tạo ra được sự xâm nhập sâu hơn
vào trong số dân nghèo nhất đi xa hướng tới sự giải thích các sự bức hại có định kỳ và
bạo lực dân chúng, trực tiếp chống lại các nhà thờ ở khắp Ấn Độ, các hành động thỉnh
thoảng xảy ra với sự bằng lòng ngầm của chính quyền và cảnh sát địa phương. Các vấn
đề đã làm giảm giá trị một cách sâu sắc từ năm 1997, khi chủ nghĩa dân tộc Hindu đã
tham gia một cách bộc phát có tính chất bầu cử. Trong một tai nạn khủng khiếp, nhà
truyền giáo người ÚC Graham Staines và hai đứa con trai nhỏ của ông đã bị đốt chết bởi
một thường dân ở Orissa. Nguyên nhân sản sinh ra mối bất bình đậm nér tội phạm này là
hậu quả của việc Cơ Đốc Giáo đã cố biến đổi đạo của các bộ tộc người.

Những vụ như thế nổ ra mang tính cộng đồng dù chỉ với một vài nguyên nhân không
đáng kể nhưng vẫn gây nên các tai họa hiện tại. Thường đó là những vụ tấn công nhà thờ,
giáo sĩ, và thương dân. Chính phủ Gujarat đã có cảnh báo về một vài cuộc bạo lực tồi tệ,
và đã xảy ra hàng tá nhà thờ đã bị phá hủy trong một vài năm gần đây. Trong một thảm
họa, một thường dân đã tiếp quản một nhà thờ Phúc Âm và đã quay trở lại việc xây dựng
tại đó một đền thờ cho Hindu. Sau đó là những vụ động đất tàn phá trong cùng một quốc
gia trong năm 2001, những người theo trào lưu Hindu chính thống đã bị khủng hoảng
niềm tin tôn giáo trước các nhóm họat động của Cơ Đốc Giáo, cho đến các nạn nhân của
cuộc thảm họa động đất cũng thế. Những người sống sót phải đi khai báo tín ngưỡng với
ban lãnh đạo của Hindu trước khi họ nhận được thực phẩm. Đối với người Dalits, thì “
Sự biến đổi đạo của họ có thể cho thấy nỗi đau họ đã nhận được hay cái chết của những
người này để thiết lập quyền lợi sinh hoạt thờ phượng trong ngày Chủ nhật”. Vì vậy tại
bất cứ nơi nào khác ở Châu Á, hiện tại sự lan tràn của bạo lực đã mở ra các khả năng có
thể đưa đến các cuộc khiêu khích tấn công. Trong một trường hợp, hàng loạt vụ đánh
bom tấn công vào các nhà thờ thuộc phía Tây Ấn Độ gia tăng theo bạo lực giữa Hindu
và Cơ Đốc Giáo. Sự gia tăng căng thẳng là kết quả của các nhóm tội phạm thực ra đã bị
bắt giữ vì lý do tội phạm, là những kẻ cố chứng tỏ trở thành thành viên của nhóm vũ
trang Hồi Giáo quá khích.

Có những trường hợp gây khó khăn trở ngại cho thuyết Phúc Âm tại địa phương, khi có
sự đối xử phân biệt chính thức chống lại Cơ Đốc Giáo, và nhiều biện pháp khác nữa được
xem như cương lĩnh chính tr ị chung chung cho những người theo các chính sách chính
trị trường phái Hindu, chẳng hạn như nhóm theo Đảng Bharatiya Janata và nhóm BJT.
Từ chủ trương khuếch đại tính vượt trội trong tinh thần dân tộc của nhóm Hinduva hiện
diện ở Ấn Độ dưới sự bao vây từ lực lượng xâm lăng của nước ngoài, và đã làm cho khu
vực của Hindu không thể tách rời nền văn hóa và sự thống nhất quốc gia. Dưới ảnh
hưởng của đạo luật Hiduva, mỗi khu vực thành phố và chính phủ đã có lệnh cấm biến đổi
hay gia tăng sự phức tạp luật pháp cho các khả năng biến đổi, chẳng hạn, sự thay đổi của 

một khu vực nào đó phải được xác nhận bởi chính quyền địa phương. Một mô hình được
xem là đặc biệt liên quan đến các vấn đề luật pháp cấm như là, “sự biến đổi từ một tôn
giáo này sang một tôn giáo khác bằng việc sử dụng vũ lực hay sự cám dỗ hay bằng một
phương tiện gian trá nào đó”. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cắt nghĩa cho từ gian
trá cũng là một mục tiêu chính của các biện pháp thuộc công việc truyền bá Phúc Âm liên
quan đến sự biến đổi kia, ngay cả khi đó chỉ là kết quả của vấn đề hôn nhân mang tính tín
ngưỡng đa hợp.

Tùy thuộc vào sự phê bình hay chỉ trích của phái Hindu, các sự biến đổi đã bị quyến rũ
bởi sức mạnh của đồng tiền từ các tu viện trực thuộc thế giới phương Tây. Chẳng hạn
như một sự viện lý là một cách cần thiết cho sự hoa mĩ, vì nó giải thích lý do tại sao
nhiều người Ấn Độ sẽ ao ước ruồng bỏ con chiên của Hindu. Điều đặc biệt quan tâm ở
đây là, vị trí này có thể được ghi nhận bở Dalai Lama, một trong những nhân vật tôn giáo
được ưu thích nhất ở phương Tây: trong năm 2001, ông ta đã xác nhận một người Hindu
truyền cảm hứng cho sự tuyên bố chống lại “ sự biến đổi truyền thống tôn giáo nào đó
bằng việc sử dụng các phương cách của sự cám dỗ đa dạng”. Vì vậy, như chúng ta đã
biết, điều này khó khăn cho nhiều người phương Tây theo phong trào tự do để nhận một
bài học quá đắt cho việc ban hành cấm sự biến đối hay truyền bá Phúc Âm, từ khi họ
đồng ý với quan điểm cơ bản một tôn giáo nào đó là một vấn đế văn hóa thuần chất. Họ
cũng đồng ý rằng đó là sự thích hợp hiếm có để viếng thăm một tôn giáo phương Tây
vượt trội một cách rõ ràng, dựa vào tính xác thực văn hóa trong các quốc gia thuộc các
nước thứ ba, đặc biệt đó là một trong những tính chất tư tưởng của thuyết Hindu.
Tôn giáo mang tính tu hành rộng lớn trên thế giới là Phật Giáo, mà ngày nay ít được đưa
ra bình phẩm như là một thế lực chính trị. Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi. Đã có quan
điểm vượt thời gian lịch sử loài người, Phật Giáo ngày nay là một mô hình ít có sự suy
tàn. Trong những năm gần đây, vào năm 1900, những tín hữu Phật Giáo đã tuyên bố đạo
của mình chiếm khoảng 15% -20% dân số thế giới, mặc dù con số đó bây giờ chỉ còn
đứng gần với 5%. Thật không khó khăn gì khi nhận biết các lý do của sự suy tàn đó. Thật
là tai hại, đó là thời điểm tại các trung tâm của Phật Giáo đã xảy ra các cơn lốc của
phong trào chống lại đạo ở Trung Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam và Campuchia.

Kỷ nguyên tồi tệ nhất của sự trấn áp và tàn sát dường như đã kết thúc. Và đã qua 40 năm
hay 50 năm, Phật Giáo có sự xung đột để thay đổi vị trí lịch sử của nó như các khu vực
Đông Á và Đông Nam Á. Vấn đề chính của sự phát triển sẽ trở thành một trong số các
quốc gia đông dân số, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Tại mỗi trường hợp,
mặc dù, sự phục hồi sẽ được tìm thấy chính nó trong sự cạnh tranh với việc mở rộng của
các tôn giáo, trên tất cả là Cơ Đốc Giáo rồi đến Hồi Giáo. Sự cạnh tranh đó tất nhiên
không cần liên quan đến xung đột xảy ra, và tín đồ Cơ Đốc Giáo Châu Á đã làm việc cật
lực để duy trì các kênh thông tin và đ ối thoại với những người phục vụ trong Phật Giáo.
Đó là một cách nghĩ v ề Phật Giáo, một tôn giáo đã được xây dựng dựa trên quan điểm
hòa bình và sự hy sinh bản thân, sẽ không đưa ra một sự hợp lý nào cho các quan đi ểm ý
tưởng về bạo lực của quốc gia và dân chúng, nhưng cũng có th ể đề cập vấn đề tương tự
đối với Cơ Đốc Giáo. Sự phục hưng của Phật Giáo cũng sẽ gây bức bách khó chịu cho
các chính sách chính trị trong các thế kỷ tới.

CÁC BIÊN GIỚI CÓ NHIỀU TRỞ NGẠI

Vì có sự gia tăng dân số trong các khu vực xảy ra nhiều cuộc xung đột tôn giáo dữ dội,
nên việc ban hành tín ngưỡng sẽ làm cho các chính sách chính trị trở nên căng thẳng hơn,
sâu sắc hơn kể cả trong nước và quốc tế. Hiện giờ, vai trò tôn giáo trên trư ờng quốc tế
được mở rộng gây nhiều tranh luận, và sự liên minh tôn giáo căn bản thường nhiều nặng
chất hùng biện rõ hơn là đi đến thực tế. Ngay cả trong thế giới phương Tây, khi các tố
chức chính phủ đã chống đối làm nảy sinh ra các đạo giáo, thì các tôn giáo tại nhiều khu
vực biên giới thường hay bị lộn xộn rối reng và bị cản trở vượt qua các tính toán mưu
toan chính sách chính trị hoài nghi. Trong thế kỷ thứ 16 và 17, khi người Thổ đang bị đe
dọa sự hấp thụ nhiều điều từ phương Tây và trung tâm Châu Âu, họ thường có hành động
liên minh với “the Most Christian King” và cũng là France, ngư ời đã thấy “đế chế” Hồi
Giáo là một thế lực quan trọng mà ông rất muốn đưa nó đi theo hướngThiên Chúa Giáo
của ông cùng các qui luật của Habsburg. Ngay cả các giáo hoàng cũng đã liên minh v ới
nhóm Sultan khi họ thấy thích hợp. Trong thế giới hiện đại ngày nay, một số cuộc xung
đột vũ trang đẫm máu đã xảy ra trong phạm vi giữa các quốc gia Hồi Giáo, chẳng hạn
như cuộc nội chiến đã lan tràn từ Pakistan tới Banglades trong năm 1971, hay cuộc bạo
loạn rối reng kéo dài giữa Iraq và Iran trong những năm 1980.

Gần đây, các thế lực phương Tây đã chỉ ra rằng họ thấy họ không được tôn trọng trong
các mối ràng buộc thù địch. Trong suốt cuộc chiến khủng hoảng ở Yugoslav vào những
năm1990, nước Mỹ và các nước Tây Âu đã phản bác tính kiên định với các mối quan tâm
của Hồi Giáo chống lại tín đồ Cơ Đốc Giáo Serbia, và họ đưa ra quan điểm can thiệp vào
quân sự ở Kosovo. Giới truyền thông phương Tây thường mô tả xung đột trong các điều
khoản chỉ mang tính công bằng một phía giữa người Serbis với người German Nazis,
như một ấn tượng cố tình duy trì sự thờ ơ trước cuộc xâm lược và tàn sát bởi lực lương
Hồi Giáo, bao gồm đội quân bán quân sự quốc tế của các tổ chức chính thống. Thành quả
của mạng lưới liên minh can thiệp là một sự tiến bộ to lớn của lực lượng Hồi Giáo và
quân đội trong phạm vi thuộc Tây Nam Châu Âu, và điều đó được coi như là phí tổn cổ
xưa của cộng đồng Cơ Đốc Giáo. Ở cùng một thời điểm đó, sự đàn áp tín đồ Cơ Đốc
Giáo ở Sudan được nhìn nhận là không có sự ủng hộ từ NATO hay từ phương Tây cũng
như từ các thế lực khác của Cơ Đốc Giáo. Ngay cả các dòng tu của nhà thờ phương Tây
cũng không thiện chí mong muốn thẳng thắn thông cáo về các sự bức hại mà họ đã bị.
Trước Konard Raiser, một tổ chức cộng đồng thế giới gồm các nhà thờ đã bị tàn sát ở
Indonesia và Nigeria, các tín đồ Cơ Đốc Giáo cần phải được chỉ dẫn để biết nhận định
đánh giá lại sự cố gắng truyền giáo của họ nhằm tránh được việc cản trở các nền văn hóa
đương thời đó. Sau sự kiện khủng bố 11/9, sự quản lý của Mỹ đã có những cố gắng ảnh
hưởng vượt trội nhằm tránh xảy ra các xung đột chống lại chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan
trong bất kỳ trường hợp nào. Cuối cùng, đối với phương Tây – nếu họ còn tiếp tục hiềm
khích với Hồi Giáo – thì cuộc thập tự chinh trong quá khứ ắt sẽ cứ còn kéo dài và tiếp tục
diễn ra.

Nhưng để nói lên điều này, chúng ta có thể tưởng tượng dễ dàng các tình hình mà nơi
đó tôn giáo thực ra sẽ quyết định tới hành động của chính trị. Ngay cả không có sự tồn tại
căng thẳng, sự thay đổi địa lý tự bản thân nó sẽ kích động đến nhiều sự xam lược chính
trị thế giới, khi các quốc gia với sự gia tăng một cách chóng mặt số dân số cần mở rộng
nhu cầu không gian sống hay tài nguyên thiên nhiên. Các hàng động này có thể là trách
nhiệm của các chính phủ, bên cạnh các lực lượng quân sự tư hữu đã gât ra những vụ cướp 

bóc ở Liberia và Sierra Leno từ những năm 1990. Sự tàn phá của chiến tranh khủng khiếp
này đã xảy ra bởi các lực lượng quân đội xây dựng những đội quân gồm những trẻ em
trai mới chừng 14 tuổi vô giáo dục, được họ trang bị vũ khí tận răng để sẵn sàng giết chóc
người khác hoặc có thể chết bất kì lúc nào theo lệnh của những kẻ chỉ huy buộc chúng
phải thi hành. Sự căng thẳng tại các biên giới sẽ tăng cao trong các khu vực có dân số
gồm nhiều người trẻ đang bùng nổ, đương đầu với các quốc gia có dân số gồm nhiều
người già và đang gặp trở ngại trong việc cư ngụ tại những vị trí địa lý có không gian bao
la rộng lớn. Ngoài ra, các quốc gia đang phát triển với những căng thẳng nội địa gay gắt,
chính quyền ở đó thường cố gắng làm thỏa mãn những người bất măn bằng cách hướng
họ vào bên trong những sự đầu tư nước ngoài. Các hiềm khích ganh tỵ về tôn giáo sẽ tạo
cơ hội cho những lời biện hộ can thiệp từ bên ngoài vào.

Một vài vùng trên thế giới đưa ra đề nghị có thể thực hiện được những thiết lập cho
những cuộc xung đột theo dạng này. Các tổ chức chính phủ Úc từ lâu chỉ quan tâm tới sự
kiện đánh bom của dân Indonesia ở phía Bắc một cách đơn giản. Trong khoảng thời gian
2050, dân Indonesia sẽ đông hơn dân Úc theo tỉ lệ xấp xỉ 14 người so với 1. Đặc biệt
trong khu vực này, tín ngưỡng quân đội có thể làm xấu thêm về mặt nhân khẩu học và
những áp lực về kinh tế. Chúng ta cũng có thể nhìn vào cộng đồng Liên Bang Xô Viết
trước kia, nơi thường phải đối mặt các vấn đề khó khăn nghiêm trọng, kể cả việc phải làm
thế nào để giúp đỡ chính nó giải quyết vấn nạn dân tộc Hồi Giáo thiểu số thường gây hấn
ở đó. Sự tan rã của liên bang Xô Viết đã đưa ra giải pháp tạm thời cho sự xoay vần của
các nước cộng ḥòa ở Trung Á . Nhưng trong thời gian dài, sự chia cắt này cũng đã tạo ra
chế độ chính trị mới có khả năng hành động độc lập. Lãnh thổ người Nga được cư ngụ
thưa thớt (nhưng rất giàu trữ lượng dầu mỏ) sẽ đề nghị phần thưởng hấp dẫn cho các cư
dân Hồi Giáo nào đông dân quá thì nên di chuyển đến phía Nam và Đông. Nếu chúng ta
lấy dân số 5 nước cộng hòa ở Trung Á gộp lai với nhau, thì giả sử tổng dân số được liên
kết hiện tại là 57 triệu người, ắt sẽ phát triển lên tới hơn 100 triệu người trong khoảng
nửa thế kỷ tới. Và đây là sự lo lắng trái ngược đối với nước Nga xuống dốc. Một quan
điểm tương tự cũng có thể được gán cho sự phát triển của nước cộng hòa Xô Viết trước
kia tại vùng Caucasus.

Về phương diện Nhân khẩu học có thể cam đoan thay đổi được cán cân tôn giáo trong
phạm vi các nhà nước quốc gia mới này. Từ khi dân số người Nga và Châu Âu trong
phạm vi các quốc gia này có tỷ lệ sinh thấp khá xa so với cộng đồng Hồi Giáo châu Á của
họ, những người Nga có thể tìm thấy được vị trí bản thân họ trong thiểu số Hồi Giáo
trong phạm vi các nhà nước Hồi Giáo nghiêm ngặt. Vào chế độ nhà nước tiền nhiệm
trước Sô Viết là Kazakhtan, dân số đã được phân chia ngay sau đó, đối với dân cư Cơ
Đốc Giáo và Hồi Giáo thì theo tỉ lệ 50: 50. Nhưng một thời gian dài tiếp theo, đã có
những xu hướng đảm bảo Hồi Giáo được duy trì phát triển dân số nhanh hơn. Lúc bây`
giờ, Hồi Giáo Đông dân hơn Cơ Đốc Giáo theo tỉ lệ 4( người Hồi):1(người Cơ Đốc) ở
Kyrgyzstan, 9 : 1 ở Uzbekistan, và sự chênh lệch đang gia tăng một cách rõ ràng. Hiện
tại, hầu hết các tổ chức chính phủ này có sự hoài nghi về chủ nghĩa Hồi Giáochính trị tích
cực. Nhưng điều đó có thể thay đổi. Nếu Cơ Đốc Giáo tại bất cứ nơi nào trong khu vực
này chỉ ra sự bức hại tôn giáo, thì khả năng can thiệp của quân đội Nga áp vào khu vực
ấy sẽ có thể cao, và chắc chắn sẽ xảy ra thảm khốc cho khu vực yêu cầu can thiệp ly khai
đó. Tại Chechnya, máu đã đổ xuống cho vì vấn đề tôn giáo và xung đột quốc gia chắc
chắn phải diễn ra. Tôn giáo và chiến tranh phân biệt sắc tộc tại liên bang Xô Viết trước
kia sẽ làm tồi tệ thêm tình hình tranh chấp về nguồn tài nguyên thiên nhiên- trên tất cả là dầu hỏa. Không có gì phải quá ngạc nhiên khi cơ quan tình báo Mỹ đã liệt kê“ khu vực Trung Á” vào danh sách thuộc “ khu vực nóng bỏng” trong một vài thập kỷ tới.

Nếu chúng ta nhìn vào quốc gia có dân số đông nhất và phát triển nhanh nhất vượt qua
Nam bán cầu, sau đó chúng ta sẽ thấy các nhà nước Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo đứng kế
nhau và có sự phân rẽ sâu sắc giữa hai tín ngưỡng này. Vì thế, giữa các thiểu số tốn giáo
có sự chênh lệch nhưng lại có khả năng tập trung tại các vùng có nguốn tài nguyên thiên
nhien giàu có, thì khi xảy ra mà những cuộc xung đột tôn giáo có khả năng là do lợi ích
kinh tế. Thực tế, khi tôn giáo thiểu số nào đó vốn có vị trí quá ưu đãi có thể được coi
giống như một sự biểu lộ của sự ban tặng mang tính cảm quan khó hiểu và rất hài hước
của Thượng Đế. Tuy nhiên, vẫn có những hiện tượng đi kèm với nền tảng lịch sử có cơ
sở hẳn hoi. Trong nhiều thế kỷ thời quá khứ, những người bất đồng tôn giáo gay gắt
thường thường bị ép buộc phải đến sống nơi xa xôi cách xa các trung tâm của quyền lực
chính trị đã được định vị trong các vùng có đất đai nông nghiệp giàu mỡ hơn nhiều. Để
sống sót, các tôn giáo thiểu số đã phải di chuyển đi xa tới những vùng đất đai khó trồng
trọt để tìm kế sinh nhai, là nơi thường dành cho dân nghèo theo những tiêu chuẩn của nền
kinh tế truyền thống. Khi có sự khám phá dầu hỏa và các khu công nghiệp khai khoáng
khác đã phát triển trong thời hiện đại, thì những vùng đất khó trồng trọt này đã cho thấy
triển vọng có thể trở thành vô cùng giàu có. Như vậy, vị trí địa lý nơi sinh sống thường
có ảnh hưởng rất lớn. Lịch sử này giải thích lý do tại sao, chẳng hạn, thiểu số Hồi Giáo
người Shi’ite tại Ả Rập thường bám trụ trong các vùng có nhiều giàu hỏa. Điều đó cũng
cho biết vì lý do mà nhiều người đã tách rời khỏi nhiệt huyết tôn giáo của mình, nhưng
cũng có những người đến gần với sự xúi giục của chính phủ, can thiệp vào đó với tư cách
là đại diện liên minh những người cuồng tín, là người đại diện cho một cộng đồng thiểu
số bị bức hại tại đất nước láng giềng nào đó.

Hiện tại, điều quan trọng của vấn đề là, mặc dù các tổ chức nhà nước ở châu Phi và
châu Á đang hình thành ngày càng nhiều nhưng cần phải có giới hạn nghiêm ngặt trong
khả năng của họ, để họ phải chịu trách nhiệm những hoạt động quân sự đa quốc gia:
Bằng chứng là, đã xảy ra sự thất bại thảm khốc của các liên minh khu vực người châu Phi
trong sự nổ lực kết thúc chiến tranh nội bộ tại Liberia và các quốc gia Châu Á đi cùng với
các khả năng của quân đội được dựa vào những vũ khí hóa học và sinh học. Và nếu như
vậy thì, có thể sau đó, các thế lực khu vực sẽ bị đặt dưới áp lực nặng nề, không thể đứng
vững được nếu sự liên minh với những người cuồng tín trong các quốc gia lân cận bị đe
dọa với sự bức hại và tàn sát. Chúng ta hãy nhớ lại tính chất quốc tế hóa của chiến tranh
tại Yugoslavia trước kia.

LIỆU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI CÓ KẾT THÚC KHÔNG?

Chúng ta có thể tưởng tượng ra một tương lai có sự liên minh Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo
làm hỏng mối xung đột bên trong, khi các mạng lưới tay đôi của các quốc gia Châu Âu
đã đạt tới thời điểm của cuộc chiến tranh năm 1914. Một vài viễn cảnh có vẻ hợp lý với
tình hình quốc gia Châu Phi, nên đã có những người lập chiến lược ra “những đêm không
ngủ”. Một vài tổ chức người Sub-Saharan có các ranh giới liên minh một cách chặt chẽ
với các lực lượng vô thần hoặc với thực tế tự nhiên. Nhiều người vô thần và các nhóm bộ
tộc thường nằm rải rác khắp trên hai hay nhiều quốc gia, mặc dù họ vẫn có những nét văn
hóa rất gần với nhau cùng với mối liên kết tôn giáo. Cũng có sự lăng mạ chống đối giữa
các bè phái đưa đến sự phân nhánh quốc tế xâm nhập vào bên trong lãnh thổ khổng lồ
Congo. Sau đó, khi Zaire, Angola, Zimbabwe, Namibia, Uganda,và Rwanda… t ất cả đã 

liên quan trực tiếp với những gì đã được mô tả với nhiều nét tương đồng đã xảy ra ở
châu Phi như chiến tranh thế giới thứ nhất. Và một số quốc gia khác đã rất lo lắng khi
nghĩ đến điều ấy. Các mối xung đột đã kết thúc năm 2004, và có lẽ có đến 4 triệu người
Congolese đã bị chết. Thậm chí, ngay cả một số người phương Tây cũng lưu tâm đến
cuộc tàn sát này, bởi vì nó đã xảy ra quá xa các trung tâm hoạt động truyền thông, và bởi
vì nó có dính líu với quốc gia siêu cường nên có các lọai vũ khí với sức công phá kinh
khủng đã được sử dụng. Không có gì đảm bảo cho việc hòa bình thế giới đã được lập lại
sẽ tồn tại trong bao lâu. Congo có thể trở thành khu vực chiến tranh liên tục khiến người
ta phải nhớ lại cuộc chiến của Germany kéo dài 30 năm xưa.

Tại điểm này buộc chúng ta phải tạm dừng lại, thậm chí dù nhận thức vấn đề đã muộn,
nhưng chúng ta vẫn hiểu ra được rằng nước Đức sẽ không thể nào giữ được mãi các nạn
nhân rủi ro, và cả hai quốc gia đều hướng cả về nhà nước củaChâu Phi. Chúng ta hãy
tưởng tượng ra một tương lai gần về các nước Nigeria, Uganda, và Congo, tất cả đều trở
nên hùng cường có sức mạnh và được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi người Hồi Giáo
và Cơ Đốc Giáo lại bắt đầu và cứ mãi chém giết lẫn nhau tại một quốc gia nhỏ bé hơn
nào đó- tại Cameroon chẳng hạn. Và có lẽ, liên minh bộ tộc và tôn giáo trong các vùng
đất láng giềng sẽ mau chóng tàn rụi đi. Hồi Giáo tại Nigeria yêu cầu chấm dứt chiến sự
và đe dọa gởi các lực lượng vũ trang đến. những lực lượng Cơ Đốc Giáo đáp trả với mối
đe dọa của chính bản thân họ và tình trang leo thang khi có sự can thiệp quốc gia chủ yếu
khác. Mối liên minh Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo đang phải đối diện với trong một những
ví dụ điển hình về sự đối chiếu văn hóa và tôn giáo – điều mà Huntington cho là chiến
tranh phạm biên giới. Trong lúc đó, mọi thế lực đều cố gắng làm mất ổn định những đối
thủ của nó bằng cách dấy lên những cộng đồng thiểu số đồng cảnh trong phạm vi các
quốc gia đối địch. Nhiều nhân viên mật vụ Uganda kích động cuộc nổi loạn tôn giáo vượt
qua phía Đông Nigeria, người Nigeria đáp trả với các cuộc tấn công khủng bố chống lại
đối thủ của họ. Những vấn đề này rất phức tạp vì có sự hiện diện của những người tị nạn
bị trục xuất khỏi khu có cuộc xung đột. Người ta đã kể những câu chuyện tàn bạo và
chuyện đi báo thù. Khi tình tín ngưỡng trở nên công khai hơn, những người theo trào lưu
chính thống của mỗi mỗi bên đã biện hộ cứng rắn hơn cho những vị trí đường biên giới.
các nhà thờ Hồi Giáo và nhà thờ Cơ Đốc Giáo tuôn ra nhiều lời tuyên truyềnvới thái độ
không đúng mức, khuyến cáo chống lại thỏa hiệp với sức mạnh của tội lội.

Nghiêm trọng hơn, thuyết theo trào luu tôn giáo chính thống đôi khi liên quan tới chính
trị thần quyền và các hình thức độc đoán của tổ chức chính phủ. Sự thật, đó là một dạng
chế độ không muốn trở thành người trình bày lại cuộc khủng hoảng đa quốc gia một cách
tế nhị. Có lẽ nhiều quốc gia giữ vai trò chủ đạo sẽ trở thành người lãnh đạo bằng quyền
hành tôn giáo bởi các lănh tụ Hồi Giáo hay các giám mục. Một số người chiến thắng có
khả năng kiểm soát tiềm lực tôn giáo cho 50 năm tới. Người ta mạnh dạn đặt quan điểm
dự đoán dựa trên nội dung sách Khải Huyền. Chiến thắng sẽ có liên quan tới tầm nhìn về
một thế giới đã bị tàn phá bởi chiến tranh và bệnh dịch. Điều này có thể gây nguy hiểm
cho cả một hệ tư tưởng mới muốn đem lại một trật tự thế giới mới vốn đã bị chi phối bởi
các quốc gia có vũ khí được trang bị bởi vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học, và có thể bị
kích động bởi sự không nhận tình trạng suy yếu như thời năm 1914.

Một cuộc xung đột lớn tương tự có thể xảy ra và lớn dậy từ một cuộc xung đột nhỏ tại
Châu Á giữa Cơ Đốc Giáo Philippine mạnh mẽ và Hồi Giáo Indonesia luôn có tính gây
hấn. Đặc biệt, nếu mỗi quốc gia tạo cơ hội ủng hộ các phe cánh để chủ trương ly khai các
nhóm trong lãnh thổ lánh giềng của nó, thì chiến tranh sẽ bùng nổ và có thể sẽ lan tỏa dọc 

đường biên giới phía Đông này, có thể sẽ làm suy tàn mối liên minh giữa các sức mạnh
tôn giáo. Ngay cả không có tác nhân tôn giáo đi chăng nữa thì, phần này của vòng Bánh
Xe Thái Bình Dương sẽ tiếp tục trở thành một trong những vùng chủ chốt của cuộc xung
đột nguy hiểm trong 20 hay 30 năm tới. Khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát
triển quân đội, nó sẽ diễn đạt rõ sức mạnh của nó tại các vùng biển Trung Hoa, khu vực ở
gần bờ biển bị bao vây bởi Đài Loan, Philippine, Malaysia, và Việt Nam. Một số bản đồ
của Trung Quốc đã công khai điểm đỏ những vùng này thuộc vùng biển quốc gia của
Trung Quốc. Đây là mối quan tâm lo lắng cho nhiều người kể từ khi hải phận Trung Hoa
trở thành là lộ trình quan trọng nhất cho dài hỏa cung cấp tới các quốc gia công nghiệp
hàng đầu tại Á Đông. Tính ổn định căn bản của tôn giáo làm cho tình hình trở nên tồi tệ
thêm về tiềm lực cho cuộc xung đột có sức hủy phá to lớn, đặc biệt khi ( như tại Indonesia hay Malaysia) bạo lực chống Cơ Đốc Giáo xảy ra cũng là trực tiếp chống đối người Trung Quốc vô thần.

Trung Quốc sẽ nhận biết ai là kẻ xúc phạm người che trở cho dân Trung Quốc đang ở bất cứ nơi đâu. Họ cần sự can thiệp để che trở bà con họ hàng của mình thoát khỏi cuộc tàn sát bởi lực lựơng quân đội Hồi Giáo. Chủ thể bạo vệ môi trường tự nhiên và bảo trợ các cộng đồng Cơ Đốc Giáo Á Châu trong nhiều năm tiếp theo có thể không phải là Mỹ, Anh hay Úc…nhằm chống lại tôn giáo ở Trung Hoa.

Sẽ thật là trớ trêu nếu, trong tình huống có thể xảy ra thế này, mà sức mạnh của dân Ango Saxon lại được thể hiện ở bên ngoài khu vực, cùng sự đấu tranh nổ ra của các tổ chức quốc gia Hồi Giáo nhằm chống đối lại sự can thiệp của bất cứ ai ủng hộ Cơ Đốc Giáo.

Viễn cảnh đã được mô tả ở đây chỉ là hình ảnh do tưởng tượng thuần túy, nhưng phía
sau vẫn đang có điều gì đó diễn ra như sự tự biên. Các quốc gia có liên quan sẽ giữ vai
trò chính trị quan trọng đối với tất cả, và họ sẽ ở vị trí tiên phong trước sự phát triển của
cả Cơ Đốc Giáo lẫn Hồi Giáo. Có thể nhận định được điều đó trong phạm vi của một số
thập kỷ tới, hai tôn giáo sẽ có được sự thống nhất các điều khoản hòa giải đem lại sự
cùng tồn tại cho cả đôi bên. Tuy nhiên, khi nhìn vào những vấn đề này tại các vị thế của
chúng ngày nay, thì việc để đạt được mơ ước đó dường như không thể có được. Việc ban
hành học thuyết và luật tôn giáo, sự khoan dung và những quyền lợi trong cộng đồng
thiểu số, sự chuyển đổi tôn giáo và sự bội đạo sẽ nằm trong số những điều được xem là
nguyên nhân gây hiềm khích chia rẽ nghiêm trọng nhất trong nội địa và trong chính sách
chính trị đa quốc gia cho các thập kỷ tới. Chúng ta hoàn toàn có thể để tưởng tượng ra
được một tương lai có người theo đạo Cơ Đốc không có nhiều khác biệt lắm so với thế hệ
trước. Sẽ có được sự hài hòa tư tưởng hơn khi có sự thống nhất đồng tâm hiệp lực chống
lại bất cứ sự đe dọa nào phổ biến từ bên ngoài. Chúng ta phải biết rằng những thành viên
phe Trung Cộng mới của Trung Quốc sẽ không đương đầu nổi với quân đội Hồi Giáo thế
giới (Dar al- Islam). Đồng thời, thì giờ này, chúng ta hãy quay vòng quay trở lại đến điểm
đặc trưng tồi tệ nhất của thế kỷ 13.

(chương 8- Những quốc gia cơ đốc mới- Philips Jenkins)

One thought on “Xung đột tôn giáo : Liệu Thập tự chinh sẽ đến?

  1. Pingback: Đằng sau vụ giết người tại Woolwich | Nghiên cứu lịch sử

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s