Việt Nam thiên sử bi hùng 1945-1975- Bài 11

Max Hastings

Trần Quang Nghĩa dịch

CHƯƠNG 11 :  LEO THANG

1 ‘Dưới Đáy Thùng’

Một nhóm tướng lĩnh mới đang nắm quyền lực tại Sài Gòn.  Cầm đầu là Nguyễn Cao Kỳ làm thủ tướng, với Nguyễn Văn Thiệu là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo. Một William Bundy tuyệt vọng  mô tả cặp đôi như là ‘tuyệt đối ở dưới đáy thùng’. Kỳ, trong một tường thuật sau này về cuộc họp các tướng lĩnh trước khí ông được bổ nhiệm,  mô tả mình thách thức các tướng lĩnh khác: ‘Có ai muốn làm thủ tướng không?’ Chỉ sau khi một phút im lặng đã qua ông mới nói mình muốn làm thử. Ông nhún vai: ‘Tôi không phải nhà chính trị giỏi, một nhà ngoại giao tốt. Điều duy nhất tôi làm tốt là lái máy bay.’ Tuy nhiên,  cơn khiêm tốn bộc phát đó chỉ được thú nhận sau những năm sống lưu vong, sau khi thảm bại.

Lyndon Johnson công khai tuyên bố mình bình thản trước sự cố chính trị vừa xảy ra, nói, ‘Chúng ta sẽ tiến lên mạnh mẽ- chính quyền dù vững chắc hay không.’ Vị thủ tướng mới chỉ 34 tuổi,  một người bắc di cư năm 1954, đã được Pháp huấn luyện làm phi công, rồi bay hàng ngàn giờ trên máy bay vận tải và chiến đấu,  tham gia các sứ mạng đánh bom Miền Bắc. 

Kỳ là một người ăn vận bảnh bao chải chuốt, để râu mép  mảnh như viết chì, đóng bộ đồ bay đen được đo may khéo léo và một bầy đoàn phu nhân và bồ bịch. Ông được xem là niềm nở,  lưu loát,  thân tình với mọi thứ thuộc Mỹ trừ hương vị Coca-Cola  – và xa cách như rượu Martian xa cách với nhân dân Miền Nam. Vào tháng 6 năm 196 ông tin rằng mình đã đạt được quyền lực thực sự tại Sài Gòn, giao lại cho ngài Thiệu ít hào nhoáng hơn một vai trò chỉ có tính nghi thức, mặc dù thời gian sẽ chứng tỏ điều ngược lại. 

Chester Cooper mô tả lần xuất hiện đầu tiên của vị tân thủ tướng và chủ tịch nước tại một buổi chiêu đãi của sứ quán Mỹ vào tháng 7 dành cho Robert McNamara: ‘Kỳ bước vào thật đẹp mắt, dáng đi thanh thoát, vận lễ phục trắng tinh,  mang giày da hàng hiệu mũi nhọn và vớ đỏ rực. Một văn phòng chọn vai ở Hollywood ắt hẳn sẽ chộp ông vào vai người thổi kèn saxo trong một hộp đêm hạng hai ở Manilla.’ Bộ trưởng quốc phòng dường như hơi lúng túng trong cuộc gặp gỡ,  sau này mô tả Kỳ như một ” nhân viên điều hành” của ban giám đốc các tướng lĩnh ‘. Một người Mỹ khác quan sát Kỳ rồi thì thầm với Cooper: ‘Ít ra không ai có thể lầm ông ta với Bác Hồ !’ Chủ tịch Thiệu, dè dặt hơn với bộ vét đi làm, dường như hài lòng khi cho phép Kỳ chiếm hết ánh sáng sân khấu mà ông ta khao khát.

Chính vào ngày 16 tháng 7, trong cùng chuyến đi thăm này,  mà bộ trưởng quốc phòng nhận được tin điện khuyến cáo rằng bản thân tổng thống quyết tâm tiến lên với 44 tiểu đoàn tham chiến mà Westmoreland nhắm đến.  Sự vùng lên ấn tượng này đồng hành với việc cãi cọ nội bộ thường lệ: Đô đốc Sharp cảnh báo Tướng Greene rằng ‘Tướng Westmoreland và Đại sứ  Taylor … sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn TQLC nhận được vinh quang cho các thành tựu của họ ở Miền Nam. ‘

Greene, do kết quả của cuộc chiến,  chủ trì một công cuộc mở rộng tầm phục vụ của mình, nhưng dù sao cũng kinh ngạc khi McNamara báo tin cho các Tham mưu trưởng Liên quân về quân tiếp viện, vì còn đang thiếu một kế hoạch chiến lược được nhất trí. Vị tướng của Lục quân Harold Johnson nhìn nhận rằng quyết định leo thang mà công luận không công nhận tầm ý nghĩa của nó là điều bất thường, khiến ông ‘líu lưỡi’. Nhiều năm sau ông nói: ‘Đáng ra tôi phải làm gì? Tôi là một quân nhân đần độn bị phe dân sự điều khiển . . . Tôi có thể từ chức và tôi là ai? Tôi là một tướng lĩnh bất mãn trong 48 giờ và rồi tôi mất hút. Đúng không?’ Tất nhiên,  đây là một lối giải thích không nam tính cho tính hèn yếu của ông. Vào ngày 14 tháng 7 Earle Wheeler bảo với McNamara, ‘Có vẻ không có lý do gì chúng ta không thể thắng nếu ý chí ta như thế – và nếu ý chí đó được thể hiện trong chiến lược và hành quân chiến thuật.’  Tất nhiên, Wheeler muốn nói, nếu bao tay được  cởi ra, hạn chế được dỡ bỏ  khỏi sự phát động  bạo lực, mà tổng thống từ khước làm vì bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng dội bom Miền Bắc quá ác liệt sẽ khởi động cuộc can thiệp của Trung Cộng,  giống như ở Triều Tiên.

Maxwell Taylor, hiển nhiên đã mất lòng tin, được triệu hồi khỏi sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và tạm thời Henry Cabot trở lại. McNamara xác định ba lộ trình khác nhau: rút lui, và chấp nhận bẽ mặt; hoạt động ít nhiều như cũ, và chủ trì một sự xuống dốc tiếp diễn; leo thang, với ‘cơ may đạt được một kết quả chấp nhận được trong một khoảng thời gian hợp lý’. Lodge hậu thuẫn giải pháp thứ ba, biết rằng điều này đã được chấp thuận. Bộ trưởng quốc phòng giờ chủ trương đặt mìn cảng Hải Phòng, đánh bom nặng hơn nữa hạ tầng cơ sở Miền Bắc; động viên quân dự bị để có thể triển khai một đạo quân hùng hậu.

Johnson bác bỏ cương quyết biện pháp cuối cùng này – gọi động viên sẽ tạo ra điều mà ông đã đưa mặt chống lại: tuyên bố với nhân dân Mỹ rằng họ đang bước vào một thế trận lớn. 

George Ball đã đệ trình một bản ghi nhớ mới: ‘Về chính trị Miền Nam là một chính nghĩa đã thất bại. Xứ sở này đã bị vắt kiệt quệ sau 20 năm chiến tranh và nhân dân đã lắm chán chường. Việt Cộng  – như Nghiên cứu Động lực và Tinh thần Chiến đấu của Tập đoàn RAND  – thì hết lòng chiến đấu.  Hà Nội có một chính quyền và một mục đích và một tinh thần kỷ luật … “Chính quyền” Sài Gòn là một trò hề … Miền Nam là một xứ sở có quân đội nhưng không có chính quyền.’ Ball xác nhận rằng những lập luận của Tướng  Matthew Ridgway chống lại cuộc can thiệp 1954 vẫn còn giữ nguyên giá trị sau một thập niên.  Vậy mà McGeorge Bundy tuyệt đối bác bỏ việc xác nhận rằng Mỹ đang nắm giữ cùng một vai trò không xứng đáng như cường quốc thuộc địa cũ, chính ông đã viết, ‘Hoa Kỳ năm 1965 đang đáp ứng với lời kêu gọi của một dân tộc bị Cộng sản xâm lược.’ Vậy mà đâu là chứng cứ cho lời kêu gọi như thế từ bất kỳ bộ phận dân tộc nào ở Miền Nam?

Vào ngày 21 tháng 7, Ball có mặt trong số những người tham dự buổi họp thượng đỉnh Nhà Trắng, để bàn luận tất cả biện pháp. Vậy mà những ai có mặt đều biết rằng họ đã được triệu tập để khẳng định những cam kết đã được đúc sẵn tại một nơi duy nhất quan trọng: bộ não của Lyndon Johnson. Tính thiếu tự tin và nhún nhường thể hiện trong các tuần lễ đầu tiên tại vị tổng thống đã biến mất. Cố vấn đặc biệt  Harry McPherson viết cho ông một thư ngắn cá nhân cho rằng cá tính ông quá lấn áp đến nỗi dư luận ‘sẽ nghĩ về các cố vấn của ông như đám gia súc ngoan ngoãn rúc quanh theo ý của một chú bò duy nhất ‘. Vậy mà đối với Johnson điều quan trọng là bảo đảm đám gia súc vẫn còn quanh quẩn trước khi ông lao vào một quyết định chứng tỏ là quyết định trọng đại trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Vào ngày 21 tháng 7 một trong những  ‘gia súc ngoan ngoãn’, Carl Rowan, người cầm đầu Cục Thông tin Hoa Kỳ,  bày tỏ nỗi lo sợ về sự yếu kém của chế độ Sài Gòn: ‘Trừ khi chúng ta xiết ốc vào chính quyền Kỳ, 175,000 lính sẽ không ăn thua gì.’

Henry Cabot Lodge đối đáp lại: ‘Tôi không nghĩ là chúng ta phải quan tâm nghiêm túc  đến chính quyền này. Đơn giản là không ai có thể làm gì.  Chúng ta cứ làm những gì chúng ta nghĩ mình phải làm bất chấp . . . Khi chúng ta tiến lên giai đoạn mới, chúng ta có quyền và bổn phận làm một số việc dù được hay không được chính quyền đó tán thành.’

Đây là những lời nói xấc xược đáng sợ, phản ánh một não trạng ở ngay trung tâm của thảm họa xảy đến cho việc hoạch định chính sách.  Kỳ có lần cho biết từng nói với người Mỹ: ‘Điều Miền Nam cần là một người như Hồ Chí Minh của Miền Bắc,  một nhà lãnh đạo thực sự cho Miền Nam, không phải một người Mỹ. Nhưng điều đó họ không bao giờ hiểu.’

Christopher Thorne, tác giả của một nghiên cứu cổ điển về trải nghiệm Thế Chiến II của các đồng minh Tây phương ở châu Á, nhận xét rằng một thế hệ sau ở Đông Dương Hoa Kỳ cũng đi theo cùng một con đường sai lầm họ đã phạm phải ở Trung Quốc, ‘tin cậy vào các giả định dựa trên một phóng chiếu các giá trị, trải nghiệm Mỹ với một mức độ đáng kể,  và việc tự nhận thức bản thân, ghép với việc không biết trân trọng bản chất của nền văn minh và văn hoá chính trị rất khác biệt . . . trên bờ biển xa xôi của Thái Bình Dương ‘.

Tại buổi hop ngày 21 tháng 7 George Ball xác nhận lại niềm tin của mình là binh lính Mỹ sẽ không thể làm chủ được trong chiến tranh rừng rậm Á châu. Earle Wheeler ắt hẳn cảm thấy mình mang ơn các chàng trai bác bỏ sự xem thường này, kiên trì bảo đảm với tổng thống rằng chiến lược ‘tìm và diệt ‘ của Westmoreland sẽ tiễn đưa VC. Rồi Ball tuyên bố rằng ông ta sẽ ít phiền muộn hơn nhiều nếu tồn tại một triển vọng thực tiễn của thắng lợi trong vòng một năm,  nhưng rằng nếu cuộc chiến kéo dài hơn, như ông ta sợ phải như vậy,  dư luận trong nước lẫn quốc tế sẽ trở nên nan giải.  Lodge ném cho vị thứ trưởng một lời chế nhạo quen thuộc nhưng rẻ tiền đáng hổ thẹn: một sự so sánh với các nhà lãnh đạo Anh và Pháp cúi gặp mình trước Hitler tại Munich vào năm 1938. 

Cưng biết không,  chị có cảm giác kinh khủng là chúng ta sẽ sớm phải biết phân biệt giữa Việt Nam và Việt Cộng

‘Điều người Mỹ dường như không biết là, dù ta leo thang cao đến đâu, thì đầu kia luôn có người soát vé

Dư luận thế giới dường như đồng loạt hoài nghi về việc Mỹ đem quân tham chiến,  như phản ảnh trong các tranh biếm họa của Osbert Lancaster xuất hiện trên trang báo trong năm 1965 của tờ London Daily Express.

Tổng thống hỏi vặn  Ball: ‘Nhưng George này, bộ không phải tất cả xứ sở này sẽ cho rằng Chú Sam là một con cọp giấy sao, bộ chúng ta sẽ không đánh mất lòng tin vì phá vỡ lời hứa của ba tổng thống, nếu chúng ta làm theo lời anh đề nghị sao? Nó dường như là một quả đấm vô trách nhiệm.’

Ball: ‘Không thưa ngài. Quả đấm tệ hơn sẽ là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới không thể đánh bại một nhóm du kích quân.’

Tổng thống: ‘Nhưng tôi tin người Miền Nam đang ra sức chiến đấu.’

Ball: ‘Thiệu … mới hôm rồi  … đã nói người cộng sản có thể thắng trong một cuộc bầu cử.’

Tổng thống: Tôi không tin điều đó. Có ai tin điều đó không? (Mọi người đều bày tỏ ý kiến trái chiều với Ball.)

Rồi vị thứ trưởng buông thõng hai tay lên mặt bàn, nói, ‘Thưa Tổng thống … Nếu quyết định  là tiến lên, tôi phải theo thôi … Tôi đã làm việc ở tòa án đủ rồi.’ Mặc dù Ball đã thể hiện sự sáng suốt và can đảm để nói ra sự thật,  khát khao với công việc quá lớn khiến ông khó lòng từ chức theo thông lệ.  Một trong những câu nói ưa thích của ông là ‘Không có gì hồng như quan hệ gần gũi,’ theo đó ý ông muốn nói không có gì thay thế được thần dược do quen biết với quyền lực. Tổng thống, với bản năng xuất sắc đối với những điểm dễ tổn thương của người khác, nuông chìu Ball vì tin cậy là ông sẽ không bỏ hàng ngũ.  Sau đó Johnson nói về vị phó tổng thống của mình, ‘Tôi đã nắm được thóp của Hubert, và vì vậy hắn phải theo tôi thôi.’ Điều đó cũng đúng với vị thứ trưởng.

Ngày hôm sau, Johnson  gặp các Tham mưu trưởng Liên quân, họ thúc giục chơi xả láng với việc đánh bom và tăng cường quân số. Wallace Greene của  TQLC nói: ‘Năm năm và 500,000 quân. Tôi nghĩ dân Mỹ sẽ hậu thuẫn ngài.’ Johnson nói, vang vọng lại lời của McNamara mới đây: ‘Giải pháp ít mong muốn nhất là rút lui. It mong muốn thứ hai là tiếp tục những gì chúng ta đang làm.  Giải pháp tốt nhất là xông vào và giải quyết cho xong việc.’ Không ai nghi ngờ cuộc chiến sẽ kéo dài,  giá phải trả cao ngất.

Không giống – chẳng hạn – quyết định 2002 xâm lược Iraq, trong năm 1965 nguy cơ được dự trù. Ngay giữa lúc bàn luận với các Tham mưu trưởng, Johnson thình lình ngừng lại và nói ra suy nghĩ của mình, ‘Nhưng hãy nhớ, bọn họ sẽ viết chuyện này như họ đã viết trong Vịnh Con Heo.  Những chuyện về tôi và các cố vấn của tôi.’

Tổng thống hỏi mọi câu hỏi còn hoài nghi; ông chỉ không thèm đếm xỉa đến các câu trả lời.  Việc ông từ chối động viên Quân Dự bị, để tránh một cuộc tranh luận rùm beng trong nước,  đôi khi được kể là một sai lầm nghiêm trọng của ông. Một số người trong cuộc nghĩ McNamara sẽ từ chức khi tổng thống từ khước lời đề xuất của ông để đi theo lộ trình này; thay vào đó hứng chịu sự ruồng rẫy mà không một lời phàn nàn.

Cho dù từ chối động viên chắc chắn đóng góp đến sự suy thoái nhanh chóng trong chiến tích của Lục quân Hoa Kỳ vào cuối thập niên, và nhất là sự sụp đổ của quân đoàn NSO (Hạ Sĩ Quan), dường như hoàn toàn sai lầm  nếu xem việc này là nguyên nhân chính của thảm bại. Chiến lược toàn bộ được xây dựng trên các giả định sai lầm, cả về thuyết domino và bản chất của chủ nghĩa Cộng sản Á châu. Nhiều người hoạch định chính sách vẫn còn bị ám ảnh bởi việc ‘để mất’ Trung Hoa. Sử gia Michael Howard nhận ra có sự song hành với các ảo tưởng đã bao vây các lãnh đạo Âu châu vào năm 1914:

Sự trộn lẫn của nỗi lo sợ, tính tự đại dân tộc,  nhận thức sai lầm và sự đảm lược quân sự đi lạc hướng … Như các chính khách Đức và Áo của kỷ nguyên trước, các chính khách Mỹ nhìn thấy bằng cách nào một xê dịch nhỏ tại khu vực trong thế cân bằng quyền lực có thể sản sinh một sư biến đổi lớn lao và ghê gớm của trật tự trên toàn thế giới.  Họ tin tưởng rằng Hà Nội có thể gây ra nhiều tổn thất như Belgrade đe dọa vào những năm 1912-14 (hoặc, đối với vấn đề đó, Ai Cập năm 1956); vì thế Hà Nội phải bị kìm hãm và trừng phạt trước khi vấn đề hoàn toàn lọt khỏi tầm tay. Hơn nữa,  ở Mỹ tồn tại một niềm tự phụ và tự hào quá lớn không kém của người Đức trước năm 1914; ý thức về sự vĩ đại của một quốc gia đang tìm một lối thoát, tìm kiếm một thách đố tương xứng với quyền lực của mình, khước từ tin tưởng có vấn đề nào vượt quá năng lực giải quyết của mình. Chính khách nào có thể còn ngờ vực  sẽ nhận thức được gánh nặng của công luận đè nặng lên vai mình.

Trải nghiệm trong hai thế chiến chữa cho phần đông các chính trị gia Âu châu chứng bệnh hay tin tưởng vào khả năng sử dụng xung đột như một công cụ duy nhất của chính sách. Đối với những người hoạch định chính sách của Washington năm 1965, tuy nhiên,  khi không có mối đe dọa hạt nhân lơ lửng trên chiến trường,  chỉ ý niệm giao tranh không gợi ra nhiều khủng khiếp. Không xác định rõ các mục tiêu,  Lyndon Johnson chỉ biết ra lệnh cho các tướng lĩnh tàn sát nhiều VC hơn’. Đô đốc David McDonald, trưởng bộ phận hoạt động hải quân 1963–65 viết một thập niên sau: ‘Có lẽ những thành viên quân sự chúng ta đều yếu đuối. Có lẽ chúng ta đã nên đứng lên và đập bàn … tôi là một phần của nó và tôi cảm thấy xấu hổ cho mình. Có những lúc tôi tự hỏi,  “Tại sao tôi lại đồng ý đi theo thứ như vậy?”‘

Tại buổi họp riêng tư tại Trại David vào tháng 7, cố vấn chính trị kỳ cựu của tổng thống Clark Clifford cảnh báo Johnson, ‘Chúng ta có thể sa lầy … tôi không thấy gì trừ thảm họa cho đất nước tôi.’

McGeorge Bundy, từ trước đến giờ là một diều hâu không khoan nhượng, lùi lại trước đề nghị thêm số lượng lớn quân bộ tham chiến. Vào ngày 23 tháng 7 Bundy cảnh báo,  ‘binh sĩ ta hoàn toàn chưa tập dượt loại chiến tranh này … Chương trình này quá hấp tấp đến độ điên rồ’; McNamara ‘bỏ qua quá trình khảo sát giới hạn trên của nguy cơ Hoa Kỳ’. Thượng nghị sĩ Mike Mansfield và Richard Russell cũng hối thúc tổng thống chống lại việc gửi thêm quân.  Vị đại sứ đã ra đi Max Taylor vậy mà lần nữa thay đổi ý, giờ quay ra tăng cường chống đối. Tất cả đều dẹp qua một bên: chi phí thối lui được xem là mắc mỏ hơn chi phí lún sâu hơn vào.

Tại một cuộc họp báo ngày 28 tháng 7, Johnson thông báo việc gửi thêm tân binh sẽ tăng tổng quân số Mỹ lên 175,000 người. Kỳ lạ thay,  ông trình bày việc này như một quyết định không vì mục đích chiến đấu.  Dean Rusk nói, ‘Chúng ta không hề cất công tạo ra một tâm lý chiến tranh  … Chúng tôi cảm thấy rằng trong một thế giới hạt nhân thật nguy hiểm khi toàn bộ dân tộc nổi giận và chúng tôi cố tình làm việc này nhẹ nhàng.  Chúng tôi cố gắng tiến hành một cách lạnh lùng những gì chỉ có thể tiến hành một cách sôi máu.’ Thật là tương phản sâu sắc giữa luận đề chiến tránh kiềm chế của Johnson, được thiết kế để gìn giữ cho tâm trí của nhân dân Mỹ được bình an, với những lời kêu gọi đinh tai đến lòng yêu nước, chủ nghĩa xã hội,  hy sinh và thống nhất đất nước đang lấn át cuộc sống của môi trường người dân Miền Bắc trong một thập niên tiếp theo.

Một khi các lực lượng bộ binh đầu tiên được gửi đến, sinh mạng và uy tín Hoa Kỳ đặt cọc trên quy mô lớn,  các chính trị gia,  chiến binh  và công dân tất cả đối đầu với một áp lực khủng khiếp phải ‘phát huy tinh thần đồng đội’; bóp nghẹt sự bất đồng,  ủng hộ cam kết này được tiến hành nhân danh nhân dân Mỹ, mặc dù họ không hiểu được và đồng ý.  Thậm chí  George Ball yêu cầu  Walter Lippmann và những kẻ hoài nghi khác hãy câm mồm thôi chỉ trích, viện cớ việc kích động phản chiến sẽ cổ vũ cho Hà Nội. William Small, ông trùm của bộ phận tin tức  đài CBS, bỗng thấy mình đối diện  tại một buổi tiệc cốc tai ở  Washington với Dean Rusk. Ông ta chọc ngón tay vào ngực ông và hằn học nói, ‘Mọi nhà báo Mỹ đều muốn bài phóng sự mình thắng giải Pulitzer, nhưng một ngày nào đó họ sẽ phải hỏi các ông đứng bên phe nào; và tôi không biết các ông sẽ trả lời ra sao.’

Tổng thống còn bất mãn với chỉ trích thậm chí còn chua chát hơn nửa.  Đã trải qua tuần trăng mật với cánh nhà báo qua năm đầu nhậm chức, sau đó ông nghỉ chơi: Johnson cho rằng những ai không thừa nhận cách đánh giá của ông thì đều là bọn nhận tiền của Bobby Kennedy. Khi Thượng nghị sĩ Frank Church trở thành một người lên tiếng chỉ trích chính sách Việt Nam, Johnson nhận xét chua chát, ‘Lần sau già Frank muốn xin tiền xây đập cho Idaho của y, y có thể đến xin Walter Lippmann!’

Các hoạt động quân sự phát sinh quán tính của riêng chúng. Vào tháng 4 1965 Johnson đưa TQLC và Sư đoàn Dù 82 để ngăn cản cộng sản chiếm lấy Cộng Hoà Dominican. Trong một khí hậu khủng hoảng, sự thúc đẩy nhằm ‘yểm trợ các chàng trai của chúng ta’ khiến tổng thống có thể đạt được nhanh chóng từ Quốc hội một số tiền trưng dụng $700 triệu cho các hoạt động ở  Ca-ri-bê … và Việt Nam.

Từ ngày 22 tháng 11 1963 trở đi, Lyndon Johnson có bao giờ thực sự dao động trước việc leo thang,  hay chỉ giả bộ như thế,  chẳng hạn trong các cuộc trao đổi khổ sở quá điện thoại với Thượng nghị sĩ Richard Russell và với những người khác? Có một luận cứ hợp lý rằng, với tất cả những giờ phút ông bỏ ra để thảo luận với các cố vấn quân sự và dân sự, thật là không hề hợp lý nếu ông chấp nhận một lộ trình có thể khiến đồng bào mình kết án mình là hèn yếu, chấp nhận thảm bại. Hơn nữa, Triều Tiên đã quy định một tiền lệ quan trọng, nuôi dưỡng một niềm tin rằng một kết quả quân sự dù không thắng lợi dù sao cũng có thể đưa đến một nền hoà bình đàm phán chấp nhận được. 

Ai đáng bị đổ lỗi? H.R. McMaster đã viết: ‘Các Tham mưu trưởng … không thể đương đầu với Tổng thống trong việc chống đối cách tiếp cận của McNamara đối với cuộc chiến.  Thay vào đó họ ra sức làm việc bên trong chiến lược đó để theo thời gian cởi bỏ các hạn chế cho các hành động xa hơn. Họ không tiến cử phương thức lực mà họ tin cuối cùng chiến trường Việt Nam sẽ phải cần đến.’ Trung tướng Bruce Palmer là một quân nhân khác lên án Bộ Tổng tham mưu Liên quân đã thất bại không nói cho người lãnh đạo nhân dân rằng việc leo thang từng bước sẽ dẫn đến phá sản: ‘Họ không thể chường mặt đưa ra một phát biểu tiêu cực như thế hoặc tỏ ra không trung thành. ‘

Vậy mà các lãnh đạo quân đội đối mặt với một vấn nạn cứ lặp đi lặp lại: bổn phận của mình là hoàn thành các mục tiêu của các ông trùm chính trị,  và họ cứ cần biện minh cho sự tồn tại cực kỳ đắt tiền của lực lượng vũ trang.  Nếu binh lính Mỹ không có năng lực đánh bại một lực lượng du kích cà tàng, thế thì ích lợi của họ nằm ở đâu? Đối với tất cả hạn chế của Westmoreland, ông không phải nhận lỗi cho quyết định đem đạo quân hùng hậu tham chiến chỉ vì mình chỉ yêu cầu một đạo quân. Johnson và McNamara mới là người đưa ra quyết định sinh tử. Đô đốc Sharp, Tư lệnh Trưởng Thái Bình Dương, phàn nàn rằng mọi buổi họp có ngài bộ trưởng quốc phòng tham dự đều kết thúc bằng quyết định mà ông ta muốn: McNamara điều hành bộ của mình theo kiểu một tư lệnh chiến trường hơn là một nhà quản lý chính trị. 

Về phần Lyndon Johnson, không phải chả là cái gì cả mà tổng thống Hoa Kỳ mang danh hiệu tổng tư lệnh. Lựa chọn gì đặt trước  mặt ông trong những năm 1964-65? Một số các chỉ trích hiện đại cho quyết định leo thang không chịu nhìn nhận rằng nhượng bộ thắng lợi cho người cộng sản là đày đọa nhân dân Miền Nam vào một tương lai thời đồ đá dưới ách độc tài tập thể của Lê Duẩn, đúng như số phận của họ cuối cùng đã gánh chịu sau năm 1975. Frances Fitzgerald viết: ‘Không tồn tại “phe bên kia” trong cuộc chiến này  … Chúng ta không chỉ ở bên phe thua cuộc,  mà chúng ta còn tạo ra phe thua cuộc  … Không phải người Việt là người khởi xướng bạo lực, mà chính là chúng ta làm việc ấy khi xông vào nơi đó . . . Ở Việt Nam những gì chúng ta làm là cố ngăn cản một chính quyền bản xứ nắm quyền.’ Ý kiến này phớt lờ đặc điểm phi dân chủ,  vô nhân đạo của chế độ Miền Bắc. Quan điểm dường như sáng suốt hơn là của Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, người nói khá lâu sau này: ‘Vấn đề đạo lý theo như tôi nhìn thấy cuối cùng rút lại là câu hỏi có tỷ lệ nào giữa sự hủy diệt và điều tốt khả dĩ xuất phát từ đó hay không?  … Bạn bắt đầu bằng một phán xét … về nhân dân Miền Nam muốn có một xã hội tự do.  Nhưng cái giá để có được điều ấy là sự hủy diệt gần như là toàn bộ cộng đồng.

Trong khi ngày nay thất bại của chủ nghĩa tập thể là hiển nhiên trong mọi xã hội nơi nó được đem ra thử nghiệm, trong thế kỷ 20 việc đó về phương diện lịch sử là không thể thoát khỏi, dẫn đến việc  bần cùng hóa các xã hội nông nghiệp, mà Trung Quốc và Việt Nam nổi bật trong số đó, đã thử áp dụng cơ cấu các học thuyết Mác-Lê, để rồi tự mình phát hiện tính chất không hiệu quả của chúng. Tổn phí sinh mạng thật là kinh khủng – nhưng tổn phí của Hoa Kỳ cũng vậy khi ra sức ngăn cản một thử nghiệm như thế bằng lực lượng vũ trang.  Doug Ramsey cho rằng chủ nghĩa cộng sản trao cho nhân dân Việt Nam, vốn gắn kết mạnh mẽ mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, mối quan hệ gia đình và xã hội,  một tầm nhìn có vẻ hợp lý hơn chủ nghĩa cá nhân.

Trong năm 1965 người ta hiếm khi bị đổ lỗi cho phán xét rằng hoà bình với bất cứ giá nào đều tốt hơn là tiếp tục một cuộc chiến sát nhân của mình.  Sai lầm chết người của Hoa Kỳ là cam kết gần như vô giới hạn cho Miền Nam, trong khi lợi ích chiến lược thực sự của nó là quá nhỏ, khi Miền Bắc  – kẻ thù – nặng lòng đặt cược tất cả vốn liếng,  và không phải đối mặt với việc phải có được hoặc làm mới lại sự đồng thuận của nhân dân. Hơn nữa, việc Mỹ chiếm đóng Miền Nam những năm 1964-65, vốn là điều đã xảy ra, đã vô tình  hợp pháp hóa chủ nghĩa cộng sản Việt Nam. 

Cơ sở cho việc buộc tội có tính lịch sử quyết định của Lyndon Johnson là rằng  ông đưa ra giải pháp theo quan điểm hợp với lợi ích của riêng mình và của xứ sở mình,  hơn là lợi ích của nhân dân Việt Nam; ông thể hiện mình mù quáng với cái tỷ lệ, được Eugene McCarthy xác định; ông không thèm nghe các cố vấn sáng suốt và kiên trì kêu gọi là việc lâm chiến sẽ gần như chắc chắn thất bại; và cuối cùng ông lừa dối nhân dân Mỹ. Daniel Ellsberg, phụ tá của John McNaughton tại Ngũ Giác Đài  những năm 1965-66, sau này chua chát  nói, sau khi ông đã đổi lập trường; ‘Mọi việc chúng ta làm đều giấu nhẹm với dân chúng,  mọi điều dối trá,  những hoạt động phi pháp đang được sẵn sàng, các hành động gây hấn ở Miền Bắc.’ Vào ngày 27 tháng 7 1965, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield báo cáo lại với tổng thống trong một buổi họp ông đã tổ chức chiều hôm đó với Fulbright, Russell và một số thượng nghị sĩ cao cấp khác của Ủy ban Quan hệ Đối ngoại: ‘Có một ý thức chung về sự tái cam đoan là mục tiêu của ngài là không nhúng  sâu vào, và ngài dự định chỉ làm những gì cần thiết theo đường hướng quân sự cho đến tháng giêng, trong lúc (đại sứ tại LHQ Arthur) Goldberg và Rusk đang tập trung tìm cách giúp chúng ta ra khỏi.’

 Dean Rusk thừa nhận việc chuyên chở binh sĩ gần như là lén lút: ‘Chúng ta không muốn đưa ra trước mắt Moscow và Hà Nội một tình hình ấn tượng mới.’ Vì vậy,  theo chuẩn mực quân số di chuyển đến Việt Nam,  ‘một tuần không khác nhiều với tuần trước đó ‘. Hành pháp thận trọng tránh né những kịch tính của diễu hành, trung đoàn bước đi qua đường phố  đến cảng hoặc cạnh máy bay.  Robert McNamara đang sẵn sàng gửi thêm quân.  Như quá nhiều bậc thầy, vị bộ trưởng quốc phòng rất nhạy cảm trước mệnh lệnh của cấp trên mình,  như Lyndon Johnson chẳng hạn.

Nếu tổng thống gọi và mời ông đến khi ông đang làm hamburger cho cả gia đình vào buổi cơm trưa chủ nhật, McNamara sẽ tắt lò nướng thịt và trèo vào ô tô, mặc dù lời nhắn chỉ là thất thường và có tính xã giao. Hậu thế đã trói buộc hai nhân vật này vào chiếc xe đạp đôi cuộc chiến,  vậy mà họ ít có gì chung: McNamara khó tính không ưa ngôn ngữ và hành vi thô lỗ của Johnson. Nhưng ông ta lại e sợ quyền lực và sức mạnh ý chí của tổng thống.  Trong khi đó ông xếp của ông đánh giá cao tài trí, tính nhẫn tâm và trên hết lòng trung thành của ông. Một vài tháng sau đó, khi cuộc chiến đã rõ ràng trở nên tồi tệ, bạn bè thúc giục ngài bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông trả lời mình phải ở lại để ‘xem hết vụ Việt Nam’. Sự thật,  ông không thể đành lòng bỏ đi. Có một nghịch lý khó chịu là ông hiểu rõ hơn hầu hết người khác sự yếu kém chắc chắn không thể cứu vãn được của chế độ Miền Nam,  vậy mà ông ngày càng có thái độ hằn học đối với những người chỉ trích như George Ball. Đây là một nhân vật hoạch định chính sách tự hào về lý trí của mình,  nhưng từ giữa năm 1965 ông trở nên bị ám ảnh, một số quyết định của ông gần như điên rồ. Không ai trả giá cho tiếng tăm cao cho cuộc chiến hơn ngài bộ trưởng quốc phòng.  

Thượng nghị sĩ Mike Mansfield viết như dự cảm cho tổng thống vào ngày 27 tháng 7 1965: ‘Sự rắc rối chủ yếu  … là, thậm chí nếu bạn thắng, một cách toàn diện,  bạn còn không ra khỏi một cách tốt đẹp. Bạn đã thành tựu được gì?’ Trong số các đồng nghiệp của ông trong Ủy ban Quan hệ Đối ngoại,  ông nói, ‘có sự nhất trí hoàn toàn rằng … Chúng ta đang lún sâu vào một nơi mà đáng ra không nên vào; rằng tình hình đang nhanh chóng lọt ra ngoài vòng kiểm soát; và rằng mọi nỗ lực phải tập trung vào việc thoát ra khỏi’. Lyndon Johnson không bao giờ có thể nói mình không được cảnh báo về các hậu quả chắc chắn của lộ trình trên đó giờ ông đang lao vào.

Về phần kẻ địch,  một cán bộ cao cấp MTDTGP viết rằng viễn cảnh mà Mỹ tham chiến với toàn bộ lực lượng ‘chất  đầy tâm khảm chúng tôi một dự kiến nặng nề về một cuộc chiến kéo dài, rộng lớn và tàn khốc hơn nhiều. Đó không phải là vấn đề thiếu quyết tâm hay tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của chúng tôi… Nhưng nếu người Mỹ can thiệp bằng vũ lực,  quy mô của bạo lực sẽ tăng lên một cách lũy tiến.’

2 Người Mới, Cuộc Chiến Mới

Và sau đó những quân đoàn Mỹ đổ bộ vào Việt Nam. Y sĩ David Rogers phải mua vé một chiều đến Oakland để xuống tàu: ‘Gần như họ lén lút đưa bạn ra khỏi xứ.’ Cô tiếp viên ở quầy hàng không hỏi, ‘Không quay về sao?’ Chuyến bay quá kỳ lạ và mới mẻ đối với Robert Daniels, một cậu bé da đen từ một khu phố nghèo trên Chicago’s South Side, đến nỗi trên máy bay băng qua Thái Bình Dương  ‘Tôi sợ đến chết khiếp. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ không bao giờ đến được đó.’ Sau chuyến bay 17 giờ, những người mới đến mệt nhoài được lệnh ‘Này, mọi người hãy tập hợp trên bãi đỗ,’ rồi được lùa vào xe buýt chở họ đến một tòa nhà ván màu trắng. Họ đổi tiền ra  MPC – chứng từ chi trả quân sự – và họ được bố trí giường ngủ trong các trại lính tạm thời. 

Khi Trung sĩ Jimmie Spencer đến đó vào tháng 12 1965, ‘đối với tôi có vẻ như là Hoa Kỳ đã chiếm đóng xứ sở này’. Spencer sinh tại Mobile, Alabama vào năm 1944’. Lúc đầu anh tình nguyện đi ba năm, rồi sau đó giải ngũ và bỗng thấy nhớ đời quân ngũ nên đăng ký lại lần nữa.  Lúc đầu anh phục vụ ở Việt Nam trong đơn vị lực lượng đặc biệt, biết rõ sâu sắc về các cựu hạ sĩ quan NCO chung quanh mình đã từng tham dự chiến tranh Triều Tiên và Thế Chiến II,  nỗ lực sánh vai cho bằng họ. Mỗi người mới đến đều nhận cùng một lời khuyến cáo phải xử sự với người Việt như thế nào: ‘Hãy kiểm soát cuộc đời họ, thì trái tim và khối óc họ sẽ theo bạn.’ Spencer nói: ‘Tôi như cá gặp nước.  Tôi rất tự hào về nhiệm vụ của mình. Chúng tôi đang làm những gì người ta đã làm trong Thế Chiến II  – đi giúp đỡ những ai cần được giúp đỡ. ‘ Đại uý Gordon Sullivan nói: ‘Vào năm 1965 chúng tôi quyết tâm mình đến để chiến thắng cuộc chiến này và chúng tôi muốn người Việt đứng qua một bên trong khi chúng tôi làm việc ấy. .. Người Mỹ rất khinh thường người Việt.’ Đại úy Henry Gole mô tả mình và các đồng đội mình trong lực lượng đặc biệt  nói với các đồng minh: ‘Các anh tránh qua một bên. Đội đầu tiên đã đến đây để dọn đẹp rác rưởi này.’ Một số người trẻ này còn xa lạ với những vùng miền hẻo lánh của đất nước mình huống hồ với xứ sở họ được chuyển đến. Đại uý Joseph Fitzgerald lưu ý rằng ‘Một số binh sĩ nghĩ thật hách để đi nghênh ngang ở Sài Gòn với súng lục vắt bên hông như các tay cao bồi Viễn Tây trong phim ảnh.’

Cú sốc đầu tiên của Hạ sĩ nhất Reg Edwards không dính líu gì với tàn phá và chết chóc, mà là nhận thấy thậm chí trẻ em cũng bày đặt hút thuốc.  Những chữ Việt anh học trước tiên là Thuốc lá có hại cho sức khỏe (Tiếng Việt trong nguyên bản). Trong vùng hoang dã, nhiều người sợ rắn, bực dọc vì mấy con vượn hú thét trên cây. Họ ghê tởm đỉa có mặt khắp nơi.

Bộ binh được phát rựa, xẻng để đào hố, mìn Claymore với dây điện thiết bị kích nổ, poncho và túi lót poncho, mũ sắt với lớp lót, thuốc chống côn trùng,  khăn màu xanh ôliu, đây nịt vải, túi đạn, pin cho đài, và một khẩu súng trường bán tự động M-14. Các NCO lên lớp với các binh sĩ của mình: ‘Ở khoảng cách 100 mét anh nhắm vào hạ bộ  và bắn trúng vào lồng ngực. Ở khoảng cách 300 mét, anh nhắm vào đầu thì bắn trúng vào lồng ngực.’ Họ được cho biết các chủ đồn điền cao su người Pháp là các cảm tình viên cộng sản và đóng thuế cho VC. Người Việt nhận được truyền đơn giải thích rằng các vị khác mới có thể vui vẻ tiếp nhận một vài cụm từ tiếng Anh như: ‘I want peace,’ ‘Do you miss your wife and children?’ ‘We are civilians,’ ‘This route is dangerous.’ Tuy nhiên, thay vào đó, bọn trẻ con ắt hẳn sẽ nói, ‘Hello … No VC … Vietnam Number One.’

Nông dân thích trò đùa cợt của lính Mỹ – chẳng bao lâu sẽ được gọi là bọn Mẽo trong cuộc chiến mới này – hay quấn các lá cờ của MTDTGP quanh đầu mình và la lớn với dân làng ‘VC Number One!’ Đi sau binh lính là số lượng khổng lồ các trang thiết bị, xe cộ và cơ giới: ngoài trực thăng  và phi cơ cánh cố định, còn có xe jeep, xe tải, côngtenơ thép, hàng triệu bao cát và hàng triệu dặm dây điện; hàng trăm ngàn tấn bê tông; hàng loạt vũ khí tối tân; một vài triệu bao cao su để tiện dụng; hàng tỷ điếu thuốc lá trong những ngày đó gần như mọi binh sĩ đều hút thuốc, cho dù họ chưa nâng cấp lên ma túy. Trong năm 1966 người Mỹ sẽ hoàn thành 59 sân bay; mỗi tháng chở tàu vào Việt Nam 600,000 tấn hàng hóa; viết các chi phiếu trị giá gần 2 tỷ đô. 42 công ty xây dựng cật lực làm 12 tiếng mỗi ngày, trong khi các nhà thầu quân sự như RMK-BRJ và DMJM mang vào các ống 30 in-xơ, các xe chở rác 30 tấn, máy nghiền đá 400 tấn một giờ, máy nâng khổng lồ, xe ủi đất, máy xúc Rome tiêu thụ 600 ga-long dầu một ngày.

Họ đào mương, dựng tường chống chất nổ, xây các nhà tiền chế 32 bộ x 16 bộ lợp tôn mỗi khi mưa xuống kêu lộp bộp chói cả tai. Các nhà thầu Pacific Architects & Engineers, Vinnell Corp, Computer Sciences Corporation, Dynalectron và nhiều nhà thầu khác hốt bạc nhờ hệ thống chi phí cộng thêm, nghĩa là họ bỏ tiền ra càng nhiều  – chẳng hạn, vào việc ăn ở của công nhân  – họ càng hưởng lợi tức nhiều. Frank Scotton nói: ‘Người Việt biết tất cả những điều này,  và nó làm xấu đi hình ảnh của người Mỹ như là những đối tác đáng tin cậy.’

Một sĩ quan CIA nói về một nhà thầu điển hình trong quán ba Mimi ở Saigon: ‘Màu mè, cổ bạnh, áo sơ mi ca rô phủ xuống một cái bụng to như trống … Tại đây trong tất cả hào quang của mình là tên trùm Mỹ, một tài xế xe tải  hay một đốc công trước đây,  giờ hết năm này đến năm khác làm xếp các băng đảng đường phố hoặc đội thi công xây dựng. Làm chồng chúa của một bà vợ Việt hoặc các nhân tình riu ríu, người gìn giữ phức hợp thượng đẳng Hoa Kỳ. ‘

Mọi thứ thuộc về cuộc chiến đều cứng rắn: xe cộ, súng đạn, pháo, máy bay, ce bọc thép chở quân, hộp khẩu phần,  côngtenơ, ý chí của địch – trừ da thịt người và hầu hết mặt đất dưới chân. Giữa họ, binh lính và  dân sự đang trải thảm xứ sở này một mạng lưới căn cứ,  đường băng, đường xá chịu mọi thời tiết và các PX – cửa hàng tạp hóa. Cho mỗi người Mỹ phục vụ một trăm cân đồ tiếp tế và trang bị được giao mỗi ngày, các phương tiện cảng và sân bay của một đất nước Á châu tương đối nguyên sơ phải căng mình đến cực điểm. Trộm cắp trên quy mô kỹ nghệ trở thành đặc hữu.  Các quân xa dằn xóc đến gãy cổ trên con đường đầy ổ gà, xô lấn các nông dân và đàn trâu lầm lì dạt sang lề đường, trong khi các trực thăng Huey bay thấp quần thảo trên đầu, thổi những đám mây bụi lên vô số các dây phơi quần áo.  Ở phía xa nơi hoang dã truyền đơn Mỹ ‘biến rừng thành màu trắng’, theo lời một sĩ quan VC – khoảng năm 1968 MACV sẽ rải 400 triệu truyền đơn mỗi tháng. Một truyền đơn được xem là đặc biệt hiệu quả được gửi đến bộ đội đi dọc Đường Mòn HCM: ‘Bài Thơ Gửi Mẹ của một Bộ Đội Miền Bắc’. Trên khắp các đường rừng lớn ở Lào và Miền Nam,  chất làm trụi lá rải từ máy bay làm lá cây rừng và thật ra mọi thảm thực vật đều biến mất.

Khi nữ y tá Sharon Bystran rời Oakland vào tháng 7 trên con tàu chở 3,000 lính, cô nhận xét rằng  thậm chí vào thời điểm sớm sủa đó, một nhóm nhỏ biểu tình phản chiến đứng vẫy cờ trên bờ biển.  Là một thiếu nữ Oregon 23 tuổi,  cô cảm thấy phấn khích trước viễn cảnh đầy chất phiêu lưu: ‘đó là một loại phấn chấn vì được đến khám phá những vùng chưa biết. ‘ Tuy nhiên,  khi họ đổ bộ lên Quy Nhơn, cảm xúc đầu tiên của họ là ghê tởm vì mùi hôi nồng nặc.  Cô tham gia công tác tại Bệnh viện Tản Thương 85, và trong năm sau đó nhận được một trải nghiệm y tá tương xứng với một thập niên.  Nhưng thật gay go cho một phụ nữ sống giữa môi trường đa số áp đảo là đàn ông,  bởi vì nhiều sĩ quan cao cấp cho rằng phụ nữ là nguồn gốc của sự bất hoà. Vị đại uý điều hành nhà ăn đã xuỵt đuổi họ đi : ‘Ông giải thích với tôi là đánh  nhau không có phụ nữ quanh quẩn thì tốt hơn  … Tôi nghĩ đó là ý thức muốn giữ trọn lòng trung thành với bà xã và ông không thích ý tưởng có phụ nữ ở đó, liên tục nhắc cho ông phụ nữ vốn tồn tại.’ Các y tá học cách tắm chung từng nhóm, được cấp phát 30 giây nước mỗi người: ‘Chúng tôi quen kháo, ‘Một người tắm vòi sen, một người tắm vòi ấm và một người tại chậu.” Quy tắc là không được khóa cửa buồng tắm  trừ khi bạn có kinh. Khi đó bạn được cho một ít riêng tư hơn.’

Trong lúc đó các chiến binh mới đến bắt đầu ra trận,  ‘tìm và diệt’. Phil Caputo viết: Không có kiểu thức cho các cuộc tuần tra và hành quân này. Không có tiền quân, bên sườn hoặc hậu quân, chúng tôi chiến đấu một cuộc chiến chống lại một kẻ thù vô hình bốc hơi như sương sớm rừng núi, chỉ lại thành hình tại một nơi không định trước.  Hầu hết thời gian không có gì xảy ra, nhưng khi có điều gì đó xảy ra, nó  xảy ra đột ngột và không báo trước.’

Westmoreland đã kêu gọi tiếp viện khủng dựa trên giả định rằng Việt Cộng đang leo thang các chiến dịch,  dự trù các cuộc công kích lớn rất thích hợp cho các tiểu đoàn cơ động của Quân đội Mỹ đương đầu. Vậy mà George Ball hoài nghi: ‘Chúng ta không có cơ sở giả định rằng VC sẽ chiến đấu theo kiểu của chúng ta … Chúng ta hiếm khi có thể kỳ vọng Tướng Giáp đáp ứng với chúng ta bằng cách chấp nhận phương thức tác chiến sở trường của chúng ta, không cần biết chúng ta gửi đến bao nhiêu quân.’

Các sự kiện chứng tỏ Ball nói đúng: nhiều vụ đụng độ ban đầu của Mỹ chỉ liên quan đến những nhóm VC nhỏ: du kích quân trung bình thấy mình chỉ hoạt động một ngày mỗi tháng. Nỗ lực chiến tranh của cộng sản ở Miền Nam được duy trì ở mức 380 tấn đồ tiếp tế và quân nhu mỗi ngày, 9 phần 10 trong số đó được xoay sở tại địa phương.  Chỉ 34 tấn mỗi ngày được chở từ Miền Bắc, tương đương 7 xe tải 2 tấn rưỡi, mặc dù thường được chở bằng xe đạp hoặc người khuân vác.  Tham mưu Liên quân báo cáo trong tháng 8 1965 rằng số lượng đồ tiếp tế Hà Nội chở về Miền Nam ‘chủ yếu là một chức năng do họ tự chọn’. Bộ binh Mỹ mới đến thấy mình càn quét những vạt rừng liên tiếp gần như bất khả xâm phạm.  Một sĩ quan NCO nói: ‘Nếu chúng ta cố tiếp cận địch sẽ không đứng lại và chiến đấu  – thường nhất là họ chỉ để lại những tên bắn tỉa kỳ lạ buộc mình phía trên thân cây … Trong rừng Cao nguyên Trung phần bạn may mắn mới có thể nhìn xa hơn 20 bộ. Đôi khi rừng cây quá rậm đến nổi gần như không thể tiếp tế.’ Trong những ngày đầu đó họ cố gắng leo núi mang theo áo chống đạn nặng hơn 8 kí, gây ra nhiều thương vong do sốc nhiệt.

Mặc dù Bộ binh và TQLC Mỹ tác chiến phần nào hiệu quả hơn phần đông đội hình QĐVNCH, các ông trùm  chính trị ở Washington đã sai lầm khi cho rằng chỉ cần xuất hiện người Mỹ là sẽ mở đường đến thắng lợi. Đại uý Andrew Comer là sĩ quan điều hành của TQLC 3/3th trong Chiến dịch Starlite tháng 8 1965, một cuộc tấn công lội nước vào mũi Ba Làng An. Mặc dù cấp trên của anh báo cáo thắng lợi,  anh đánh giá trận đánh là một cảnh hỗn loạn. Anh mô tả bằng cách nào chỉ huy xe tăng ‘dùng súng máy bắn vào một bé trai khoảng 10 tuổi tại một cự ly khoảng 70 mét’. Comer chạy đến con mương nơi thằng bé trú ẩn, ‘phát hiện rằng nó không vũ trang và không bị thương, và đưa em đi khỏi trận địa’. Tìm người bắn bậy để khiển trách, nhưng tiếng anh bị chìm lấp giữa tiếng gầm thét của động cơ xe tăng.  Một tài xế xe thiết giáp bỗng hốt hoảng dưới hoả lực súng cối đang đến. Y lùi xe lại điên cuồng cán lên những người bị thương nằm phía sau xe, giết chết 5 người không di chuyển được dưới bánh xích sắt. Khi Comer cố ngăn tên tài xế ‘điên cuồng’ y phớt lờ. Viên đại úy trố mắt khủng khiếp nhìn chiếc đầu còn đội mũ sắt của một nạn nhân còn phần thân bị kẹt trong bánh xích. Comer cũng mô tả cơn phẫn nộ của mình khi một binh nhì được thưởng huân chương Sao Bạc: ‘Sự thật là y trốn khỏi chiến trường bằng cách leo lên một trực thăng và lái về Chu Lai  … Y không làm gì mà tôi nhớ là anh hùng.’ Viên sĩ quan TQLC này viết trong năm 1991: ‘Tôi đã đè nén cơn phẫn nộ của mình về vụ hành động xe tăng trên Đồi 30 trong 26 năm và cảm thấy mình không thể xuống mồ mà không tiết lộ về các sự kiện này … Tôi ước muốn sự hiểu biết của tôi sẽ được ghi lại.’

Một chỉ thị của Tổng Tham mưu Miền Bắc ban hành vào ngày 10 tháng 6 1965 yêu cầu tất cả các đơn vị gửi báo cáo chi tiết về các cuộc chạm trán với các lực lượng Mỹ, để các kinh nghiệm tác chiến có thể được học hỏi. Nó chỉ thị: ‘Giữ cho địch liên tục ở vào thế phòng thủ, phản ứng. Buộc họ chiến đấu theo cách của mình  … trong một trạng thái căng thẳng tâm lý để bào mòn sức mạnh của họ … Phục kích và tiêu diệt các nhóm nhỏ … Tiến hành những vụ tấn công đặc công độc lập, riêng biệt.’ Các đơn vị được thúc giục tìm cơ hội tấn công vào những đội tiếp viện/giải cứu, để làm tăng căng thẳng giữa bên ‘mũi lõ’ và binh lính QĐVNCH. Điểm yếu căn bản của người mới đến, các chỉ huy quân sự của Hà Nội nói, là ác cảm với sự thương vong: ‘Nếu chúng ta có thể tiến hành một số hoạt động sớm sủa trong đó các đơn vị Mỹ bị tiêu diệt,  họ sẽ lúng túng về mặt chính trị cũng như về quân sự.’

Trong khi hầu hết các tiểu đoàn Mỹ chịu thương vong, nhưng chưa thấm vào đâu so với một hai năm tới. Giữa tháng 3 và tháng 8 1965, 1/3th TQLC chẳng hạn – mất 10 phần trăm sức mạnh của mình, với hơn 100 người chết và bị thương.  Nhưng trong một trận đánh vào mùa xuân sau, một đại đội sẽ mất chừng ấy người chỉ trong một giờ. Những người mới đến đều tự xem mình là nhà nghề, và theo lời một sĩ quan ‘tự tin và tự hào’: họ đã lãnh hội mọi phẩm chất quân sự ‘ở cái giá của lòng trắc ẩn đã thui chột’. Đại uý Walt Boomer ‘muốn làm mọi việc để đến Việt Nam bởi vì tôi sợ cuộc chiến sẽ đi qua mặt tôi. Tôi hoàn toàn tin tưởng là bọn cộng sản sắp sửa chiếm toàn thế giới, và đây là nơi để ngăn chúng lại.

Jimmie Spencer bối rối trước cảnh cộng đồng nông thôn Việt Nam có vẻ như thuộc một thế giới khác: ‘Một số người này thậm chí không biết có gì ở bên kia ngọn núi họ sống.’ Binh lính Mỹ học cách căm thù dân làng ở trong những ấp gần nơi xảy ra các cuộc phục kích trong đó các đồng đội của mình bị giết chết hoặc bị thương tật, bởi vì những con người mặt mày chai đá này phải biết bọn thủ phạm; nơi chúng ẩn nấp chờ đến khi trời mới sáng, một thời điểm lý tưởng để giết lính Mỹ. Doug Ramsey viết vào tháng 8 1965 than phiền ‘hành động đơn phuong và cố tình đốt cháy toàn bộ các ngôi làng bởi các TQLC Mỹ để đáp trả chỉ một vài phát đạn bắn tỉa của địch.’ Ramsey và John Vann cũng soạn thảo một báo cáo về việc bình định hóa tại tỉnh Hậu Nghĩa chỉ trích gay gắt chế độ Sài Gòn. ‘Các lãnh đạo, quan chức và các viên chức tỉnh và quận không xuất thân từ, không  suy nghĩ như, không hiểu nhiều về, hoặc đáp ứng đúng nguyện vọng của,  đa số dân chúng nông thôn.’ Cấu trúc xã hội đã bị chương trình tìm giết cán bộ cộng sản biến đổi,  thành ra hầu hết điền chủ và những người tương đối giàu có đều chết hoặc bỏ trốn, chỉ có nông dân nghèo ở lại làng ấp, làm mồi cho cả hai bên.

Quận trưởng Vĩnh Kim của chính quyền Sài Gòn được cố vấn Mỹ mô tả là ‘liêm khiết, công bình,  năng nổ,  và là một người rõ ràng có khả năng quân sự  … Dần dần ông tạo cho nông dân cảm nhận rằng Vĩnh Kim là nơi an toàn khỏi sự quấy nhiễu của Việt Cộng.’ Vào tháng 8 1965 Marguerite Higgins, một người lạc quan thâm căn cố đế, viết một câu chuyện về nhân vật đáng ngưỡng mộ này tựa đề ‘Vietnam Town Regains Prosperity’ (Thị Trấn Việt Nam Hồi phục Thịnh Vượng). Vậy mà dân địa phương thù ghét ‘Ông D’, như ông được gọi, bởi vì họ đổ cho ông trách nhiệm gọi pháo  tới tấp chụp xuống đầu họ. Ông sau đó bị thay thế bởi một sĩ quan được dân chúng yêu mến vì ông kiểm soát được các vụ oanh kích.

Nhiều lính Mỹ thấy không thể coi các túp lều tranh tre nứa, trong lều chỉ là nồi niêu và chõng tre trải chiếu, là những ngôi nhà của dân chúng cần được coi trọng. Người dân theo dõi với sự dửng dưng rõ ràng khi các TQLC chọc vào vách nhà và ụ rơm bằng lưỡi lê. Phil Caputo viết; ‘Tôi mỉm cười một cách ngu ngốc  và hăng hái dọn dẹp đống bề bộn để lấy lòng họ. Thấy chưa,  quý bà, chúng tôi không như bọn Pháp. Chúng tôi là bộ binh Hoa Kỳ tử tế.  Các bà nên hiểu và thích chúng tôi.’ Caputo thất vọng khi khám phá ra rằng không phải tất cả lính TQLC, mà ông tự hào, đều có lòng nhân đạo nhiều như kỹ năng tác chiến của họ.’ Một số không quá đàng hoàng và tử tế.  Nhiều người mang nặng đố kỵ, căm thù  và thành kiến. Và tính kiêu căng tôi luyện chủ nghĩa lý tưởng Mỹ đã ăn sâu.’ Trung sĩ của ông nhận xét rằng ở Triều Tiên y đã chứng kiến bình lính Mỹ thử súng của họ bằng cách bắn vào các nông dân: ‘Trước khi ngài rời bỏ đây, thưa ngài, ngài sẽ biết rằng một trong những sinh vật tàn nhẫn nhất trên thế giới là chàng trai Mỹ 19 tuổi trung bình của ngài.’

Ông đang nghĩ về những người như Marion McGhee, chỉ huy đội chữa lửa trong TQLC 3/3rd, người mà vào ngày 12/8/1965 bước ra ngoài phạm vi đóng quân của đơn vị, thông báo mình ‘đang đuổi theo một tên VC’. Hai người được phái đi truy đuổi nghe một tiếng súng và một tiếng thét, rồi bắt gặp McGhee đang bước đi về phía họ . Y nói mình vừa giết một tên VC, và sẽ trở lại giết thêm. Sự việc sau đó vỡ lỡ là y đã đá sập vách nhà tranh trong đó một gia đình đang ngủ, bắt một bé gái 14 tuổi và bắn chết ba em khi ông này ra sức can ngăn y.  Tại tòa án quân sự sau đó ông đưa ra lời biện hộ là do mất trí – cái cớ thông thường trong nhiều vụ án như thế xảy ra những năm sau này – nhưng cuối cùng bị tuyên án là có tội sát nhân không mưu tính, và kêu án 6 năm tù.

Phần đông lính TQLC, phần đông binh sĩ, đều không giống như anh chàng McGhee này. Nhưng từ những ngày đầu của việc đưa quân tham chiến 1965 gần như rõ ràng là thật khó thuyết phục người dân Miền Nam rằng việc leo thang là nhằm phục vụ lợi ích của họ.

Quá nhiều điều đã được nói về người Mỹ tác tệ xấu xa nên cần được đề cao những người Mỹ tốt đẹp,  một số họ được ghi lại trong nhật ký chiến trường của Elliott tại đồng bằng Cửu Long. Thiếu tá William Willcox là một người Miền Trung Tây ‘có mối giao lưu tuyệt vời với dân Việt,  và thể hiện mọi phẩm chất tốt đẹp của quốc gia mình. Ông có thể là một hình mẫu cho một cố vấn hoàn hảo.’ Khi thời hạn công tác của ông đã hết hạn, David Elliott khẩn khoản voi cấp trên cho ông gia hạn, nhưng điều lệ của Quân đội Mỹ thì vô tình: vị thiếu tá phải ra đi. Elliott than thở: ‘Anh chỉ vừa mới quen nước quen cái, vừa mới thông thạo đường đi nước bước.’ Một người hùng khác trong con mắt của Elliott là Đại uý Hải quân Henry Klein, xuất hiện ở Mỹ Tho vào một ngày  để tổ chức sinh hoạt ven sông,  và làm họ vui thú vì nhiệt tình muốn tìm hiểu dân địa phương và cách sống của họ: ‘Anh ấy không chỉ xem công tác nhiệm vụ được tính bằng các con số.’ Khi một ít tháng sau đó nghe tin anh bị giết, họ than thở: ‘Anh ấy quả là một chàng trai Mỹ vẹn toàn, bông hoa của tuổi trẻ Mỹ đã hy sinh mạng sống khi làm điều gì đó lạc lõng.’

Sid Berry được Đại úy Peter Dawkins đến tiếp tay một thời gian. Ông là một người xuất thân từ trường Võ Bị West Point, xuất hiện trên trang bìa tờ Life số ngày 8 tháng 4 1966.

Những tay chơi từ các quốc gia đồng minh cũng lục tục kéo đến, khi Washington kêu gọi sự biết ơn và thiện ý của họ. Nam Hàn gửi một đạo quân phát triển đến hai sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn TQLC – họ là các chiến binh được đánh giá cao và rút cục tổn thất hơn 5,000 người chết,  mặc dù binh sĩ họ cũng chịu trách nhiệm cho các vụ tàn sát người dân đầy tai tiếng. Philippin phái đến một lữ đoàn. Mỹ có được một người bạn Úc hùng mạnh khi Paul Hasluck trở thành bộ trưởng ngoại giao trong năm 1964 của chính quyền mình. Ông theo đuổi lý thuyết domino với.một nhiệt tình đặc biệt, tại một thời điểm khi binh lính Úc đang đương đầu với người Indonesia ở  Borneo.

Hasluck, như thủ tướng Robert Menzies của mình, tin rằng Úc có bổn phận kiên định với người Mỹ ở Đông Nam Á, như họ đã làm ở Triều Tiên.  Menzies  và Hasluck phớt lờ các cảnh báo của các nhà báo có uy tín như Denis Warner, người đã viết trong tháng 12 1964 rằng Miền Nam đã trở thành một  ‘phi quốc gia’.

Họ kéo đằng sau chính quyền New Zealand, vốn cho rằng không có gì tốt đẹp phát xuất từ chiến tranh,  nhưng cảm thấy bó buộc phải theo sự dẫn dắt của người láng giềng rộng lớn hơn của mình. 

Vào ngày 28 tháng 4 1965 một hiệp ước đem quân tham chiến được ký kết giữa chính quyền Úc và Sài Gòn, và một tiểu đoàn được tiếp viện bởi một đạo quân của New Zealand sẽ sớm lên đường, cuối cùng sẽ phình to đến mức lữ đoàn, với các bộ phận yểm trợ và các lực lượng đặc biệt.  Một trong những người này, Trung uý Neil Smith 19 tuổi,  trố mắt nhìn quanh quất khi mới đến, nhất là vào các người da đen  và Mỹ Latinh: ‘Trong những ngày đó, anh không thấy nhiều người như họ ở Úc. Và bạn chưa bao giờ nhìn thấy quá nhiều khí tài quân sự trong đời bạn  – chúng tôi không biết có quá nhiều máy bay và trực thăng tồn tại.’ Thủ tướng Menzies bác bỏ kịch liệt những người chỉ trích việc tham chiến,  nhưng chi phí mà người kế vị ông phải trả quả là cao: trước khi kết thúc thập niên, thái độ táo bạo hậu thuẫn cho Mỹ đã trở thành vấn đề nổi cộm trong nền chính trị Úc.

Và từ giờ trở đi người Mỹ thấy mình là tay chơi tiên phong trong cuộc chiến,  nhưng người Việt tiếp tục chết nhiều hơn nhiều; trong mắt Washington họ chỉ là những người lép vế hơn nhiều so với những người của Westmoreland, có lẽ cũng của thế giới. Doug Ramsey mô tả sự bành trướng của lực lượng Sài Gòn: ‘Chúng ta đang xây dựng,  thay vì một quân đội, một mặt tiền  ngày càng rộng lớn của một quân đội  – một siêu cấu trúc bằng sắt thép gồm các xe bọc thép chở quân M-113, xe tăng Patton, và phản lực cơ, đứng trên đôi chân xã hội thậm chí chưa bằng đất sét cứng.’ Người Việt trải nghiệm những thói tàn bạo quen thuộc của cuộc nồi da xáo thịt đến độ không người nước ngoài nào hiểu nỗi. Có một phi công trực thăng bay vào tận Huế để chở một túi đựng xác một QĐVNCH, và phát hiện từ nhãn ghi xác trong túi chính là thi thể em mình. Phi công Skyraider Trần Hội nói rằng trước khi ông bay trong sứ mạng đầu tiên ra Miền Bắc,  ‘Khi nổ máy khởi hành tôi cầu nguyện tổ tiên có linh thiêng thì phù hộ cho anh tôi không có mặt trong đám bộ đội hứng bom của tôi hôm đó.’

Bà xã của Lý Văn Quang, một đại tá trong binh chủng dù, duy trì liên lạc thư từ trong suốt chiến tranh với người anh trai ỏ ngoài Bắc, một vị tướng có tiếng, qua trung gian Paris. Một hôm Quang nổi dóa quát tháo với vợ, ‘Bà muốn tôi bị xử bắn lắm hay sao, mà cứ thư từ với quân địch?’ Tuy nhiên, bà không nao núng. Đối với bà, cũng như nhiều người Việt, tình cảm gia đình là điều thiêng liêng nhất. Khi một trong 9 đứa con của bà tử trận trên chiến trường, bà cuối cùng biết được chi tiết về cái chết của con trai qua người anh ở Hà Nội. 

Một trong những chương trình nhiều tưởng tượng hơn của CIA là việc lập ra một trạm phát sóng Sài Gòn,  có tên Ngôi Nhà Số 7, tại đó các phát thanh viên nữ đọc các trích đoạn thư hoặc nhật ký bắt được trên Đường Mòn của các bộ đội Miền Bắc gửi về cho người thân. Chương trình này có tên Mẹ Việt Nam,  và được dàn dựng nhằm làm lung lạc kẻ xâm nhập bằng  cách bắn phá họ bằng các chứng cứ phũ phàng nhằm làm nổi bật sự phá sản đang đến gần của họ. Tuy nhiên,  như nhiều hoạt động loại này,  Ngôi Nhà Số 7 có các hậu quả không lường trước được: một phụ nữ bỗng hóa ra xúc động trước những câu chuyện mình đọc trên sóng đến nỗi cô ta đi theo lý tưởng cộng sản.  Và các ông trùm CIA tiếp nối phải lòng các phát thanh viên xinh đẹp của đài, và gần như không sai chạy cuối cùng dính chặt với một trong số họ.

Tiếng cánh quạt lạch cạch đã trở thành tiếng nhạc nền của cuộc chiến,  thân thiết với mọi người chiến đấu như tiếng lên đạn của cò súng và tiếng rít của sóng tĩnh điện.  Trước khi các binh sĩ Miền Nam lái Huey vào trận họ trao đổi với nhau lời dặn dò quen thuộc: ‘Cẩn thận đừng để “cái chân thứ ba của mầy” bị bắn đứt nha!’ Phe cộng sản triển khai vũ khí tự động ngày càng hiệu quả chống lại các phí cơ bay thấp. Một phi công Việt nói: ‘Trừ khi bạn có kinh nghiệm,  bạn không thể hiểu nỗi cô độc khi bay về căn cứ sau một sứ mạng mà không có máy bay yểm trợ bên sườn nào bay theo. Các trực thăng thật là kiên cố, nhưng chúng sống sót được phần lớn nhờ vào may mắn.  Nguyễn Văn Úc có lần bay một chiếc CH-34 vào trong vùng hỏa lực, và hứng chịu một tràng đạn bắn trúng mà không một người nào trong phi hành đoàn bị trầy xước. Tuy nhiên,  khi đáp xuống,  trưởng phi hành chỉ lên trên và nói,  ‘Chúng ta chắc đã chết hết rồi.’ Một viên đạn súng máy hạng nặng đã cắt đứt phân nửa thanh truyền động của cánh quạt.  Nếu đứt, trực thăng ắt đã ngã nhào trên trời.

Sự can thiệp của người Mỹ đã gây lo âu nhiều cán bộ VC vốn từ đầu năm mới 1965 đã kỳ vọng một thắng lợi đến gần.  Trong những vùng do cộng sản  kiểm soát có một cuộc vận động mới về hướng khắc khổ và thuần khiết ý thức hệ; các đài riêng tư bị cấm để tránh nghe lời tuyên truyền của Sài Gòn.  Một chiến dịch tẩy chay hàng hoá Mỹ được phát động, cho thấy là không mấy thành công. Người cộng sản luôn xem thường tính duyên dáng của hàng hoá tiêu thụ, vậy mà quần áo bằng vải nylon đặc biệt được trân trọng.  Khi một du kích quân trong vùng đồng bằng chết đi trong bộ đồ phong cách này, nó sẽ bị lột ra khỏi thi thể,  bộ y phục sau đó được nhận thấy khoác trên người của trung đội trưởng. Một nhân chứng dân thường nói, ‘Tôi phải nói tôi thật tình khâm phục người VC kiên cường vì có trái tim lạnh giá!’

Phần lớn,  Việt Cộng phô bày tính kiên cường trên chiến trường hơn hẳn các lực lượng của chính quyền.  Điều này khiến những thể hiện lòng quả cảm của quân nhân Miền Nam càng thêm xúc động,  bởi vì họ hiếm khi nhận được sự tôn vinh. Thế giới không hề biết về một trung uý Biệt động chỉ huy một cứ điểm bị bao vây, liền gọi pháo dội thẳng lên đầu mình căn cứ vào quả lựu đạn khói màu đỏ của anh, giết chết anh và nửa trung đội của mình, nhưng cứu được số còn lại của trung đội. Không có tít lớn trên báo đăng tin một đứa bé trai 12 tuổi dẫn một phi công chiến đấu cơ Mỹ F-101 bị bắn rơi trong vùng do VC kiểm soát đến nơi an toàn – các trực thăng được gửi đến bốc gia đình cậu bé đi khỏi làng trước khí du kích quân đến trả thù họ. Một bình nhất tên Nguyễn Văn Mới ở Đức Long Chương Thiện nhận hai bằng khen về lòng quả cảm dường như xứng đáng phi thường, vì ông đã 70 tuổi.

Giồng Dinh là một tiền đồn nhỏ chỉ cách Sài Gòn 35 dặm về phía nam, lúc 02:25 sáng ngày 3 tháng 10 1965 trở thành mục tiêu tấn công của một lực lượng lớn VC. Trong cuộc đọ súng ban đầu, 2 trong số 5 lính phòng thủ bị tử trận,  hai boongke bị phá hủy bởi pháo không giật, tiếp theo một màn pháo kích bằng súng cối. Nguyễn Văn Thi, chỉ huy đồn 35 tuổi,  rút lui cùng với 15 đồng đội vào boongke và tháp canh duy nhất còn nguyên vẹn. Anh bảo Mận, lính truyền tin, gọi pháo binh yểm trợ, nhưng máy gặp sự cố. Một giờ căng thẳng trôi qua, hai bên trao đổi hỏa lực lẻ tẻ trong bóng đêm. Một nhóm địch xông vào khu gia binh và bắt đi hai người đàn ông,  bốn phụ nữ  và bốn trẻ em. Rồi họ buộc các bà vợ kêu gọi chồng đầu hàng, nếu không con tin sẽ bị mất mạng.  Thi từ chối,  và người của anh ném một loạt lựu đạn. 

Một lính đồn bò đến kho quân nhu, nơi đó sau một phen trao đổi hỏa lực anh có thể mang được thêm lựu đạn trở về vị trí của Thi. Quận trưởng giờ đang giám sát trận đánh từ bộ chỉ huy cách đó 5 dặm,  và gọi pháo bắn về hướng đồn bị bao vây.  Rồi Mận sửa được máy truyền tin. Cô vợ 19 tuổi, núp bên cạnh anh, điều chỉnh pháo yểm trợ trong vòng 25 mét cách boongke của họ . Khi bình minh đến pháo đã bắn hết 550 viên đạn. Việt Cộng rút lui, để lại 3 xác chết của họ, hai người nữa bị thương và 12 vũ khí.  Lúc 09:30 lực lượng tiếp viện Địa phương quân đến Giồng Dinh, tại đó họ tìm thấy 12 người thuộc lực lượng đồn trú và gia đình họ bị giết chết, 10 trong số này bị sát hại trong máu lạnh bởi người cộng sản. Đây là loại hành động người Mỹ hẳn đã ban thưởng cho Thi và đồng đội những Ngôi Sao Bạc,  thậm chí có thể Huy chương Danh dự.

Việc cho là không thể thiếu các cố vấn quân sự Mỹ bên cạnh binh sĩ Miền Nam đặt ra một câu hỏi lớn: thế thì làm thế nào MTDTGP có thể tiến hành cuộc chiến mà không có sự hỗ trợ tương tự? Câu trả lời hiển nhiên là người cộng sản có động lực lớn hơn và có kỹ năng nhiều hơn. Một chiêu tuyên truyền gian xảo của Hà Nội là trong khi lực lượng của họ lệ thuộc vào vũ khí ngoại bang, nhân sự Trung Quốc và Nga vẫn giấu mặt trong mọi vùng trên Miền Bắc, hoàn toàn vắng mặt tại Miền Nam.  Ngược lại,  người Mỹ không nhận thức được thiệt hại do sự hiện diện của các sĩ quan họ ngay cùi chỏ của mỗi người Việt có quyền hành.  Thủ tướng Miền Nam Nguyễn Cao Kỳ viết: ‘Không ngại chường mặt ra là đặc tính cách tiếp cận của người Mỹ. . . Có đến hàng trăm ngàn lính Tàu ở Miền Bắc , cùng với một số không nhỏ bọn Xô viết có mặt, nhưng không thằng Tàu hoặc Xô viết nào họp báo và phát biểu linh tinh.  Họ để chuyện đó cho người Miền Bắc lo.’ Ngay sau khi Nikita Khrushchev bị hạ bệ vào tháng 10 1964 bọn Nga bắt đầu gửi kỹ thuật viên đến huấn luyện lực lượng phòng không Miền Bắc  – và thoạt đầu, thỉnh thoảng bắn tên lửa – nhưng sự giúp đỡ hào phóng không khiến họ tránh khỏi bị chủ nhà khinh thường. 

Vào năm 1965, hai bên đều đổ máu nhiều. Doug Ramsey ghi lại một chương hồi ở tỉnh Bình Định trong đó các vụ  không kích và pháo kích rầm rộ ‘các đội hình quân sự đáng ngờ’ gây tổn thất 1,100 thương vong người Việt, trong đó qua khám nghiệm thi thể chỉ phát hiện đúng 15 tên cộng sản mang vũ khí. Anh phát cáu ở thành kiến các phi hành đoàn Mỹ hay xem một dòng người đi mặc đồ đen  trên mặt đất bên dưới chắc chắn là đội hình quân sự, trong khi chắc chắn hơn đó  là dòng người nhà quê đi ra ruộng.  ‘Nếu dòng người bỏ chạy  – một bản năng tự nhiên – điều này còn làm vấn đề tệ hơn, vì một số phi công ắt hắn càng tin chắc điều mình nghi ngờ là đúng.’ Phi công trực thăng Huey Dan Hickman thừa nhận rằng một người thấy trực thăng mà bỏ chạy thường được xem là có tội: ‘Tôi từng gặp một người bị bắn hóa ra không có vũ trang. Y chạy, có vẻ y có mang túi xách, vì thế tôi la lên “Bắn nó,” bởi vì kẻ địch đang rất gần đó. Hóa ra y chỉ đang mang một giỏ xách cá, nhưng tôi vẫn nghĩ y đang tiếp tế thực phẩm cho bọn VC địa phương.’ Địch học cách khai thác bản năng các phi công bằng cách chỉ thị cho cán bộ đứng tại chỗ khi trực thăng bay qua đầu, như thế phi công sẽ tin họ là dân thường vô tội.

Tuy vậy sự thiếu thốn vật chất và hỏa lực đối phương giáng những tổn thất trừng phạt cho bộ đội Miền Bắc gửi vào Nam cũng như cho lực lượng VC địa phương. Vào tháng 5 1965 Lê Duẩn đã trở nên cân nhắc hơn về tình hình. Trong một bức thư mới gửi vào Trung ương Cục Miền Nam,  ông nhìn nhận là  không có giải pháp chính trị nào đến gần  – ‘Giờ không phải thời điểm để mặc cả và thương lượng.’ Ông thú nhận mình đã đánh giá thấp sức mạnh ý chí của người Mỹ. Trong số các lực lượng ở Miền Nam,  trong một tháng bắt đầu từ ngày 19 tháng 10, Trung đoàn 32 của Miền Bắc báo cáo tổn thất 166 chết và 199 bị thương; Trung đoàn 33 170 chết và 232 bị thương; Trung đoàn 66 208 chết và  146 bị thương – và tất cả con số này chắc chắn thấp hơn thực tế.

Thêm vào đó,  bệnh sốt rét kinh niên và beri-beri khiến trong vài đơn vị bộ đội ở Miền Nam  phân nửa binh sĩ không đủ điều kiện chiến đấu.  Một trong các sĩ quan của họ sau này viết rằng tinh thần binh sĩ hao mòn; họ gần như sẵn sàng bật khóc. Thật khó để khép vào kỷ luật vệ sinh – những người thấy mình sắp chết không thiết đến tắm rửa.  Các chính ủy kiểm tra thư từ binh sĩ mất tinh thần khi phát hiện binh sĩ ai cũng tin mình một đi không trở về  – do đói khát nếu không chết vì bom đạn. Chung quanh lửa trại họ hát những bài ca ngắn ai oán:

Đường đến Cao nguyên dễ tìm hơn đường về nhà,

Thiếu gạo, thiếu muối làm trái tim tê buốt,

Khi cơn bệnh đến thuốc men không có,

Thế thì  mục đích yêu nhau là vì sao?

Con cua nằm yên trên thớt,

Không thèm biết khi nào lưỡi dao rơi xuống.

 

Các cuộc tấn công của VC vào thành thị bào mòn lòng tin tưởng của dân chúng vào chế độ Sài Gòn,  nhưng luôn luôn bị đẩy lui.  Một vụ tấn công ban đêm tại trung tâm quận Cái Bè trong vùng châu thổ của Tiểu đoàn 261 VC nhắm vào bưu điện,  sở chỉ huy cảnh sát  và doanh trại Nhân dân Tự vệ gặp sự chống trả của pháo kích và oanh kích của máy bay Skyraider, tổn thất 200 thương vong cho phe tấn công.  Một nhân chứng dân thường nói rằng lúc bình minh y nhìn thấy những người sống sót rút lui.  ‘Họ trông có vẻ buồn bã và mệt mỏi,  và hàng ngũ của họ chỉ còn thưa thớt.  Phần đông họ mang đi hai hay ba khẩu súng của người chết..’ Một vụ tấn công vào một đồn lớn của chính quyền tại Phú Mỹ cũng gặp thất bại, với 42 chết, chỉ trong một đại đội của Tiểu đoàn 514 VC.

Vào ngày 17 tháng 5 1965 Trung ương Cục Miền Nam phát đi một chỉ thị có tựa đề ‘Các Hoạt động An ninh Chống Cảnh sát Tay Sai’, kêu gọi các cán bộ địa phương ‘tận dụng mọi cơ hội để ám sát bọn cầm đầu địch và lũ côn đồ ác bá, tăng cường đấu tranh chính trị nhằm gieo sợ hãi và hoảng loạn trong lòng địch,  và  … chiêu mộ sự hậu thuẫn trong hàng ngũ cảnh sát cấp thấp.’

Một thành viên bộ chính trị Hà Nội có lần khoác lác với trưởng trạm tình báo Anh SIS là mình có cài đặc vụ trong mỗi bộ ngành và làng mạc ở Miền Nam.  Điệp viên Anh Daphne Park hăm hở trả lời, ‘Trong trường hợp này, tại sao ngài thấy cần phải treo cổ các trưởng làng?’ Nhà lãnh đạo Việt trả lời,  ‘Vì chúng tôi là người Leninit và Lenin tin vào  bạo lực cách mạng.’

Tổ tình báo Sài Gòn của cộng sản nắm giữ một danh sách mục tiêu gồm khoảng 200 nhân vật của chế độ.  Trong số các nạn nhân nổi cộm nhất có chủ tịch Quốc hội.  Ba vụ âm mưu ám sát ông đã thất bại,  nhưng đến một buổi sáng bốn đặc vụ cộng sản cưỡi xe gắn máy áp sát ôtô ông đang chạy và bắn bốn phát, một phát gây tử thương. Trước sự hí hửng của Hà Nội, đài BBC loan tin ông đã bị ám sát bởi chế độ Sài Gòn trong cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ, buộc Tổng thống Thiệu phải lên truyền hình đính chính. Cùng tổ khủng bố ấy đặt một quả bom vào băng sau một ô tô lái vào khu vực Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia rồi phát nổ, giết chết và làm bị thương 17 sĩ quan.

Là một chuyên viên thực địa của RAND Dương Văn Mai ấn tượng trước ý chí không lay chuyển được của một cán bộ Việt Cộng cao cấp bị bắt làm tù binh mà cô phỏng vấn: ‘Nhìn chứng cứ không làm bạn đổi ý. Nhưng nó làm bạn lo sợ,  vì bạn thấy rằng họ có thể thắng.’ Cô thấy mình đi theo một quan điểm không hợp lý được nhiều người theo: ‘Tôi căm thù chiến tranh và mong ước hoà bình, nhưng là một nền hoà bình mà người cộng sản không thắng.’ Các cảm nhận của Frank Scotton cũng đã trở nên lúng túng: ‘Tôi thình lình chợt lóe lên một ý tưởng rằng chúng ta sẽ thắng bằng cách đổ vào vô vàn tài nguyên, hàng trăm ngàn binh lính,  nhưng chúng ta sẽ thắng theo một phương thức sai lầm  … bằng cách làm ngạt thở Việt Nam với vật chất và làm khô héo vùng nông thôn.’

Trong các đường phố của nước Mỹ, và đặc biệt ở Washington, các cuộc biểu tình phản chiến đã bắt đầu thu hút hàng ngàn người,  không chỉ toàn là người trẻ tuổi sắp đi quân dịch.  Vào ngày 2 tháng 11 1965 người theo giáo phái Quaker Norman Morrison 31 tuổi bắt chước các nhá sư Sài Gòn, tự thiêu theo nghi thức đến chết bên ngoài cửa sổ văn phòng McNamara

Trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến mới xảy ra tại thung lũng Ia Drang ỏ Cao nguyên Trung phần, được quân Bắc Việt ưng ý như là trận kiểm tra cho bộ đội vừa mới từ Miền Bắc vào.  Các cứ điểm của lực lượng đặc biệt (LLĐB), có đến khoảng 100 trên khắp Miền Nam, được xem là các mục tiêu hấp dẫn,  bởi vì hầu như tất cả nằm ngoài tầm yểm trợ pháo binh của Mỹ.

Tham mưu trưởng  Lục quân Hoa Kỳ Harold Johnson bày tỏ ‘nỗi khiếp đảm’ với các hoạt động của LLĐB mà ông cho là ngốn quá lãng phí tài nguyên.  Theo quan điểm khinh thị của ông, nhân sự của họ chỉ là ‘những tên lẫn trốn trách nhiệm tìm chỗ ẩn náu nơi các hành động của họ không được xăm xoi kỹ lưỡng ‘. Mike Eiland, một sĩ quan LLĐB điều hành các đội trinh sát Khmer Krom vào Lào và Cao Miên, chia sẻ sự hoài nghi của Johnson, sau này nói: ‘Câu hỏi tồn tại là “Chúng ta làm tốt cỡ nào?” và tôi ngờ rằng câu trả lời là “Không nhiều lắm.” Thông tin mà các đội mang về đều ở mức thấp.’

Tiếp sau một vụ tấn công vào căn cứ Pleime ngày 19/10/1965 Westmoreland ra lệnh Sư đoàn Kỵ bình 1 ‘tìm và diệt’ các đơn vị địch chịu trách nhiệm trong thung lũng la Drang. Việc này hợp ý các chỉ huy bộ đội muốn kiểm tra dũng khí của kẻ thù mới. Đại tá Nguyễn Hữu An tuyên bố rằng Chiến dịch Lưỡi Lê Bạc của MACV ‘cho chúng tôi cơ hội bắt đầu giết được người Mỹ’. Tại buổi họp tư lệnh kéo dài 2 giờ vào ngày 13/11 mà ông mô tả là ‘có tính lịch sử’ ông trình bày mục tiêu: học cách đánh người mới đến bằng cách giao tranh hàng loạt các hoạt động cấp đại đội và tiểu đoàn: ‘Chúng ta sẽ đập bọn Mỹ, giống như đã đập bọn tay sai.’

Vào ngày 14/11 binh lính ông bắt đầu giao tranh trong một trận đụng độ tàn khốc, kéo dài theo sau một trận không kích vào nơi tập trung của họ ở ‘LZ X-Ray’ bởi Kỵ binh 1/7th  của Đại tá Hal Moore, được B-52 yểm trợ.  Sáng đó Đại tá An lên đường lặn lội trên đoạn đường lấy lội về hướng núi Chu Pong , theo sau là nhóm chỉ huy 30 người.  Ngay trước trưa , giữa hỏa lực và tiếng nổ không ngừng quanh X-Ray, ông đang dựa người lên chiếc gậy đi đường,  quan sát địa hình,  thì bỗng một sĩ quan tham mưu của ông chụp ông và kéo ông xuống đất ngay trước một loạt chấn động hủy diệt rung lắc mặt đất,  từ những quả bom bỏ xuống từ một Pháo đài bay.  An nhún vai khi ông đứng lên,  phủi bụi bám trên quần áo, nói rằng khi giữa đạn pháo bay tứ phía như vầy, chỉ nhờ trời bắt chúng tránh ta chứ ta không thể tránh chúng được,  dù đứng hay nằm. Ông bảo nhóm tham mưu của mình nấp dưới các lỗ bom mới, và ra lệnh một tiểu đoàn tấn công quân Mỹ ngay trước bình minh ngày hôm sau, ngày 15. An mô tả những gì theo sau: ‘Trong khoảng 15 phút địch trở nên hỗn loạn,  rồi đáp trả dữ dội.’ Cuộc giao tranh tiếp tục suốt ngày,  rồi sau khi đêm buông xuống những chiếc C-130 vần vũ phía trên thả pháo sáng;  các khẩu pháo 105mm bắn ra 33,000 viên đạn. Khi quân Cộng mở lại cuộc tấn công vào sáng sớm hôm sau,  một tiểu đoàn bộ đội bị lạc đường khi tiến ra chiến tuyến,  và các tiểu đoàn khác thấy mình giao tranh trong một tinh thể tuyệt vọng.  Một tướng Mỹ viết sau đó: ‘Một số trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ xảy ra, tất cả gần như trong vòng chiều dài một sân bóng.’ Đối với Kỵ binh, giai đoạn chết chóc nhất của trận chiến xảy đến vào ngày 17. Lúc trưa một tiểu đoàn của  An đang ăn thì các thám báo về báo quân địch đang đến. Bộ đội vội vàng dàn quân, và phục kích tiểu đoàn 2/7th còn non nớt khi họ đang tiến đến trong đội hình kéo giãn qua đám cỏ voi.  Trong gần hai giờ, các nhóm nhỏ lính Mỹ lúng túng đánh cận chiến với địch, thành ra không thể gọi pháo binh hay không lực yểm trợ. An cũng thấy tình hình ‘căng thẳng,  phức tạp và khó khăn’.

Theo quan điểm của ông trận chiến tệ nhất xảy ra giữa 14:00 ngày 17 và 20:00 ngày 18. Cuối cùng người Mỹ có thể gọi không kich và pháo binh,  gây cho quân đội Miền Bắc tổn thất nặng nề trong lực lượng đưa tin và sĩ quan liên lạc  – những người buộc phải luôn di chuyến qua trận địa – vốn thường biến mất không để lại dấu vết. Trung đoàn 66 được xem như đã chiến đấu xuất sắc, cho dù vị đại tá chỉ huy biến mất một cách bí ẩn khỏi đơn vị ngay từ phút đầu trận đánh  – và vẫn biệt tăm, được xem.là mất tích,  trong ba ngày; chính uỷ La Ngọc Châu phải lên thay quyền chỉ huy. 

Các thác pháo, bom và đạn tuông xuống cuối cùng cũng bẽ gãy hoạt động của Cộng quân. Sau đó họ khẳng định giao chiến với Bộ binh Mỹ không có gì đặc biệt đáng sợ, nhưng – theo.lời Đại tá An – ‘điều này không có nghĩa đánh nhau với người Mỹ là điều dễ dàng,  như một số người chúng ta đã tuyên bố. Hỏa lực của họ quả là khủng khiếp.  Họ có quá nhiều phi cơ,  quá nhiều bom, quá nhiều pháo. Họ là những người thực tiễn biết học hỏi nhanh chóng từ kinh nghiệm,  và có công nghệ thay đổi trò chơi  … Họ khôn khéo, đôi khi có năng lực xoay chuyển hoàn toàn một cục diện chiến thuật bất lợi.

Hai bên đều cho là mình chiến thắng sau trận đánh la Drang: Kỵ binh ước tính họ đã tiêu diệt hơn 10 người so với mỗi người Mỹ thiệt mạng. 

Các quan chức Mỹ cao cấp cho rằng kẻ địch không thể trụ được lâu với mức trừng phạt quy mô như thế. Westmoreland xem trận Ia Drang, chính thức kết thúc vào ngày 26/11, chứng tỏ rằng pháo và không kích có thể thành tựu trong việc yểm trợ cho ‘tìm và diệt’. MACV ước tính địch tổn thất 3,561. Bên phía Mỹ 2/7th chết 305 người,  bị thương theo tỷ lệ.  Tuy nhiên,  không chỉ  tổn thất của Cộng quân đã bị kẻ thù đẩy lên, nhưng các chỉ huy Miền Bắc chấp nhận, và giữ vững, một mức độ thương vong nhẫn tâm. Sau trận la Drang, các chỉ huy của họ tổ chức hội nghị mừng công tại bộ chỉ huy Mặt trận B3, dưới quyền chủ trì của tư lệnh Lữ đoàn Cao nguyên Trung phần Chu Huy Man. Đại tá An viết: ‘Tôi hiếm khi dự một buổi họp mặt chiến trường quá hạnh phúc và sôi động như thế.’

Mọi người,  bạn bè và người lạ, bắt tay chúc tụng nhau về thắng lợi.’ Phe cộng sản, cũng như phe Mỹ, phóng đại quá mức thành tựu của mình, tuyên bố đã ‘tiêu diệt’ – một trong các từ được họ ưa chuộng – vài tiểu đoàn Mỹ.

Thật dễ dàng suy nghĩ một cách mỉa mai về các xô diễn hàng năm của danh hài Bop Hope, hoặc các chuyến viếng thăm vùng chiến sự của các minh tinh Hollywood khác, nhưng những ai có dịp phục vụ, đều yêu mỗi giây phút của họ. Một đội cố vấn Mỹ khích động lên khi có James Garner, Robert Mitchum, Henry Fonda xuất hiện trong vùng châu thổ.  Họ đặc biệt biết ơn khi Ann-Margret thể hiện quá xuất sắc khi cô bắt gặp hai chàng NCO khúc khích cười khi nhìn trộm qua khe ván hở lúc cô thay đồ trong lều. Đại tá Sid Berry và đội cố vấn của ông tại Mỹ Tho tổ chức tiệc Giáng Sinh trong một trường dòng bên ngoài bộ chỉ huy của họ cho 300 thành viên gia đình của nhân viên Việt, ‘một số các bé kháu khỉnh nhất, đáng yêu nhất mà tôi từng gặp.  Hầu hết mọi người Mỹ chúng tôi chỉ đi loanh quanh giữa đám nhân loại thơ trẻ cố hấp thu tình thương,  hạnh phúc, dịu dàng, niềm vui, và lòng trắc ẩn.’ Các vị khách ngoại quốc to xác phân phát kem,  bánh ngọt,  và mỗi em một món quà trước khi được xem phim hoạt hình. ‘Với tính khéo léo vô hạn của người Mỹ, họ tạo ra một điểm nhấn lễ hội hợp thời: một máy điều hòa tiên tiến kêu vù vù trên đầu, phun ra một cơn bão tuyết giấy trắng vụn.’

Hiện giờ có đến 4 sư đoàn và một quân số tổng cộng lên đến gần 200,000 người ở Việt Nam,  nhưng Robert McNamara báo cáo với tổng thống rằng vẫn chưa đủ. Nếu Bắc Việt không bỏ cuộc,  năm 1966 ông đề xuất tăng gấp đôi quy mô Westmoreland yêu cầu, ắt hẳn đến 600 ngàn người trong năm 1967: ‘Tử xuất chết khi thi hành nhiệm vụ có thể lên đến 1,000 mỗi tháng,’ con người mê thống kê đến mức ám ảnh này khuyến cáo. Vậy mà,  thể hiện một sự hoang mang trong tâm trí hơn cả Dương Văn Mai,  vị chúa tể hành pháp Mỹ trong thâm tâm đang lo Trung Cộng có thể bước vào; và điều tốt nhất Hoa Kỳ có thể kỳ vọng là ‘ra đi trong danh dự’. Vào ngày 21 tháng giêng 1966, McNamara bảo với một nhóm trong đó có Arthur Schlesinger và J.K. Galbraith rằng ‘ông không coi một giải pháp quân sự là điều có thể  … Ông dường như bị bức bách và lo âu sâu sắc trước viễn ảnh một cuộc leo thang vô hạn định.’ Sau cuộc đối thoại đó Schlesinger viết rằng: ‘Phe quân sự rất quyết tâm và tin rằng mình có thể ‘thắng cuộc chiến.’ Điều mỉa mai, các người cấp tiến ghi nhận,  là ngay cả khi McNamara mất cả lòng tin – một bước ngoặt sự kiện đáng kinh ngạc  – thì Dean Rusk đón nhận nó: vị bộ trưởng ngoại giao tiếp lấy ngọn đuốc từ tay vị bộ trưởng quốc phòng  và giơ lên cao trong suốt năm 1968. Điều trở nên rõ ràng với người thân của McNamara là gần hai năm và vô số thi thể trước chuyến ra đi muộn màng, ông đã bị gậm nhấm bởi nỗi ngờ vực và bi quan. Thật là phi thường khi ông chọn ở lại chức vụ trong khi chứa đầy những nỗi hồ nghi. Tại tuyến đầu cuộc chiến, Trung sĩ Jimmie Spencer rầu rĩ nói,  ‘Hóa ra là một cuộc marathon, chứ không phải cuộc đua nước rút.’ Sid Berry viết thư về nhà: ‘Tôi sẽ không đi đâu khác … Tôi tin vào sự đúng đắn và quan trọng của việc chúng ta ở đây. Tôi đã trở nên tôn trọng và có tình cảm với người Việt.  Họ thể hiện hết sức tốt đẹp dưới những hoàn cảnh khó khăn hơn đất nước ta có thể tưởng tượng. Nhưng đường dài còn ở phía trước. Tôi hy vọng xứ sở và đồng bào chúng ta có đủ chín chắn, sự bền bỉ,  lòng nhẫn nại, đởm lược,  niềm tin để ở lại chiến đấu lâu dài như cần thiết.’ Đỉnh thang còn ở  xa tầm nhìn. Tuy nhiên,  vẫn còn khuất khỏi tầm mắt là một thoáng nhìn về một lối thoát phía kia.

 


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s