Trong khi người ta vẫn có thể diễn giải các cuộc xung đột biên giới giữa Liên Xô (cũ) và Trung Hoa vào năm 1969, và sự can thiệp của quân đội Sô-viết vào Đức (1953), vào Hung ( 1956), vào Tiệp khắc (1968), vào Afganistan (1980) bằng các thuật ngữ như (tùy theo khẩu vị mỗi người)- chủ nghĩa đế quốc kiểu xã hội chủ nghĩa (social imperialism), hay “chủ nghĩa xã hội phòng vệ” (defending socialism), v.v., tôi nghĩ sẽ không một ai nghiêm túc tin rằng các từ vựng như vậy có thể phù hợp để mô tả cho những gì xẩy ra tại Đông Dương.
Nếu cuộc xâm lược và sau đó là chiếm cứ Cam-pu-chia của Việt Nam vào tháng 12 năm 1978 và vào tháng Giêng năm 1979 đã cho thấy lần đầu tiên một cuộc chiến tranh quy ước cỡ lớn đã nổ ra giữa một chế độ Marxist chống lại một chế độ Marxist khác(1), cuộc tấn công của Trung Hoa vào Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 đã nhanh chóng xác nhận tiền lệ này Tiếp tục đọc