Tagged with Cách Mạng Nga

Bi kịch của một dân tộc: Cách Mạng Nga 1897- 1921 (Phần 3: Chương XVI)

Bi kịch của một dân tộc: Cách Mạng Nga 1897- 1921 (Phần 3: Chương XVI)

Trong khi Lênin đang dưỡng bệnh sau tai biến nước Nga được cai trị bởi tam đầu chế – Stalin, Kamenev và Zinoviev – xuất hiện thành một khối chống Trotsky trong mùa hè 1922. Bộ ba gặp nhau trước những buổi họp đảng để thống nhất chiến lược và chỉ thị cho các bộ hạ cách thức bỏ phiếu. Kamenev từ lâu đã quí mến Stalin: họ từng sống bên nhau lưu vong ở Siberia; và chính Stalin đã đứng ra bênh vực ông khi Lênin định hất cẳng ông ra khỏi đảng khi ông không tán thành cú đảo chính Tháng Mười. Kamenev có tham vọng cầm đầu đảng và điều này khiến ông về phe Stalin chống Trotsky, mà ông xem là mối đe doạ lớn hơn. Vì Kamenev là anh rể của Trotsky, điều này có nghĩa là phe phái được coi trọng hơn gia đình. Về phần Zinoviev, ông ta cũng không ưa gì Stalin. Nhưng mối căm thù của ông đối với Trotsky sâu sắc hơn nên ông phải tạm về phe với Quỷ Dữ để đánh bại kẻ thù. Cả hai người đều nghĩ là mình đang lợi dụng Stalin, mà họ xem là xoàng xĩnh, để chiếm lấy quyền lãnh đạo. Nhưng Stalin đang lợi dụng họ, và một khi mà Trotsky bị đánh bại, y sẽ quay ra triệt hạ họ Tiếp tục đọc

Bi kịch của một dân tộc: Cách Mạng Nga 1897- 1921 (Phần 3: Chương XIII)

Bi kịch của một dân tộc: Cách Mạng Nga 1897- 1921 (Phần 3: Chương XIII)

Lênin coi việc sử dụng khủng bố như một phương tiện đấu tranh giai cấp chống ‘bọn tư sản’. Ngay từ đầu, ông đã cổ vũ việc khủng bố tập thể do các tầng lớp thấp chống giới giàu có và đặc quyền qua khẩu hiệu ‘Cướp bóc bọn cướp bóc!’ Chúng ta phải cổ vũ năng lượng và bản chất phổ biến của khủng bố,’ ông viết vào tháng 6 sau đó. Tiếp tục đọc