Mẹ của vua Lê Long Đĩnh là một người Chiêm Thành?

Vũ Hùng

Sau khi vua Lê Đại Hành mất, người con thứ 3 là Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị người em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh, người con thứ 5 của vua Lê Đại Hành, sai người ban đêm trèo tường vào cung giết, thọ 23 tuổi (983 -1005), tên thụy là Trung Tông Hoàng đế. Lê Long Đĩnh làm vua được 4 năm thì mất, thọ 24 tuổi (986 – 1009).

Bộ chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, in năm 2000 và in năm 2017, đều ghi mẹ của vua Lê Trung Tông và Lê Long Đĩnh là “Chi hậu Diệu Nữ”. Trong chú thích bản in năm 2000 có một đoạn ghi về người mẹ của hai vị vua này: “Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là “hầu Di nữ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành?)”[1]. Tuy nhiên, trong chú thích của bản in năm 2017 lại ghi: “Đại Việt sử lược (q.1,21a) chép là mẹ của Long Việt là “hầu di nữ” (con gái người hầu gái người Chiêm Thành)”[2]. Lần này, chữ Di chuyển thành di và không còn dấu hỏi trong ngoặc đơn nữa.  

Không chỉ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, các sử liệu khác ghi chép về người mẹ của hai vị vua này cũng mơ hồ và thiếu thống nhất.

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn, trong lời chua về mẹ Lê Trung Tông ghi: “Thái hậu: con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ gì”[3]. Chi hậu (祇 候) là chức quan lớn trong triều, hầu bên vua giữ việc truyền lệnh và dẫn người ra vào trong triều[4], như Chi hậu Đỗ Thích là người giết vua Đinh Tiên Hoàng, Chi hậu Đào Cam Mộc thời tiền Lê và thời Lý.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Sử Quán Tu Soạn Ngô Sĩ Liên, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, ghi về Trung Tông Hoàng đế: “Húy là Long Việt, con thứ ba của Lê Đại Hành, mẹ là Chi Hậu diệu nữ. Lên ngôi được ba ngày bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết, thọ 23 tuổi”[5]. Diệu không còn là tên riêng.

Cuốn Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, tác giả Ngô Thì Sĩ,  ghi “Lê Long Đĩnh truy tôn mẹ đẻ là Chi Hậu diệu nữ làm Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu”[6].

Tuy nhiên, Đại Nam Dật Sử và Sử Ta So Với Sử Tàu của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố thì sau khi Lê Long Đĩnh cướp ngôi “truy tôn mẹ (không rõ họ gì), là con gái chức tri hậu điện, làm Hưng Quốc Quảng Thánh hoàng thái hậu”[7]. Chưa rõ về chức quan Tri hậu điện, nhưng vào thời Tống, Trị hậu quan (知后官) là những người giữ việc tiến tấu, chức việc như là các Tiến tấu quan ở các châu. Năm 981, bỏ chưc quan này, chọn những người hợp cách làm Tiến tấu quan lệ thuộc vào Tiến tấu viện”[8]. Phải chăng Tri hậu quan là chức quan làm trong Tri hậu điện? Đáng lưu ý, tự dạng chữ Hán Tri hậu trong Tri hậu quan không trùng với chức quan Chi hậu trong các sử liệu trên.

Cuốn Việt Sử Lược, còn có tên khác là Đại Việt Sử Lược, chưa xác định tác giả, được xem là cuốn sử xưa nhất do người Việt viết còn lưu lại cho đến nay, có ghi chép về người mẹ của hai vị vua Lê Trung Tông và Lê Long Đĩnh.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì Việt Sử Lược biên soạn vào cuối đời Trần, khoảng sau năm 1377, là sách lược lại Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, do đó nhiều chổ chép rất giống nhau, giống nhau cả từng chi tiết vụn vặt[9]. Đại Việt Sử Lược thất truyền ở nước ta, đến đời Càn Long (1736-1795), nhà Thanh, mới in ra và lấy nhan đề đề Việt Sử Lược, bỏ chữ đại, chữ đế đổi thành chữ vương, vì cho rằng tiếm hiệu. Như vậy, ghi chép về người mẹ của vua Lê Trung Tông và vua Lê Long Đĩnh trong Việt Sử Lược là sử liệu khả tín xưa nhất còn lại cho đến nay.

Hiện nay, có 2 bản dịch về sử liệu này, bản dịch của giáo sư Trần Quốc Vượng nhan đề sách là Việt Sử Lược, bản dịch của dịch giả Nguyễn Gia Tường nhan đề Đại Việt Sử Lược. Về quan hệ thân tộc của vua Lê Trung Tông và vua Lê Long Đĩnh cả 2 bản đều ghi: “Tên húy là Long Đĩnh, là con thứ năm của vua Đại Hành và là em trai cùng mẹ của vua Trung Tông”[10]. Tuy nhiên, 2 bản dịch về người mẹ này không giống nhau. Bản dịch của giáo sư Trần Quốc Vượng: “Húy là Long Việt, con thứ ba của Đại Hành. Mẹ là con gái cô hầu khách (hầu di nữ) [11]. Cả mẹ và con gái đều là vợ của vua Lê Đại Hành? Bản dịch của Nguyễn Gia Tường: “Tên húy là Long Việt là con thứ ba của vua Đại Hành. Thân mẫu của Trung Tông trước kia là cô gái làm công giúp việc cho người”[12].  Như vậy, cả hai bản đều không dịch mẹ của vua Lê Trung Tông là một người Chiêm Thành.

So sánh tự dạng chữ Hán trong Việt Sử lược chép về người mẹ của vua Lê Trung Tông: 毋初侯 姨 女 (mẫu sơ hầu di nữ)[13], và tự dạng chữ Hán trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: 毋 祇 候 妙 女 (mẫu Chi hậu Diệu nữ)[14] rất đáng lưu ý. Chữ di (姨)nghĩa là vợ lẽ/vợ bé, dì – chị em của mẹ, chị em của vợ (trong văn cảnh này là vợ bé / vợ lẽ hoặc chị hay em của vợ vua Lê Đại Hành), không phải di (夷) để chỉ các dân tộc phía đông Trung Hoa một cách miệt thị, cũng không phải danh từ riêng chỉ dân tộc Di (彝,). So với chữ chữ Diệu/diệu [15](妙) cùng bộ nữ nhưng khác nét. Chữ hầu[16] (侯) trong hầu di nữ và chữ hậu (候) trong quan Chi hậu đều đồng âm nhưng chỉ khác nhau có một nét nhỏ.

Bản dịch “Thân mẫu của Trung Tông trước kia là cô gái làm công giúp việc cho người” có thể là ẩn ý về một cung nữ, phi tần hoặc thê thiếp không chính thức để hạ thấp địa vị và khỏa lấp nguồn gốc của người mẹ.

Phải chăng các vị sử quan thời hậu Lê, trong quá trình tu soạn – sửa chữa và viết nối tiếp, bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như hiên nay, ảnh hưởng mạnh hệ tư tưởng Nho giáo, bảo vệ phong hóa, nâng cao hình ảnh của một vương triều, đã cố ý làm nhờ nhạt nguồn gốc của người vợ của một vị vua lừng lẫy? Ngô Sĩ Liên, vị sử quan đầu tiên sau Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên tu soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bàn về việc vua Lê Đại Hành lập Dương thị (tục gọi Dương Vân Nga), vợ vua Đinh Tiên Hoàng, làm hoàng hậu đã chép: “Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa…lấy đàn bà tất phải chính đáng”[17]; khi được vua Lê Thánh Tông giao trọng trách tu soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư vào năm 1479, ông viết: “Sai lầm thì sữa chữa, thiếu sót thì bù thêm. Phụ lời bàn nông hẹp để phát minh. Cho những lẽ quan hệ đến phong hóa”[18]. Mạc Bảo Thần Nhượng Tống, người dịch cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ngoại kỷ, nhận xét những hạn chế lịch sử của các sử quan ảnh hưởng Khổng Nho thời ấy: “Các nhà viết sử xưa đầy những chủ quan. Cái đó gây ra tự kinh Xuân Thu của thầy Khổng. Thầy đã muốn “ngụ ý khen chê, phân biệt hay dỡ”…Các tín đồ của thầy về sau, các nhà chép sử theo lối biên niên đều là theo một sáo ấy cả”[19].

Những sử liệu trên ghi chép không thống nhất và mơ hồ về một người vợ của vua Lê Đại Hành, mẹ của vua Lê Trung Tông và vua Lê Long Đỉnh, đã phần nào cho biết thân phận bí ẩn của người phụ nữ này. Tuy nhiên, suy xét kỹ các sử liệu liên quan sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nguồn gốc của người phụ nữ bí ẩn trên.

Lê Đại Hành có 12 người con trai đều được phong tước vương, từ người con thứ 4 trở xuống đều đi trấn giữ các nơi xung yếu[20]. Có 4 vị vương liên quan đến việc tranh ngôi sau khi nhà vua mất vào năm 1005: Năm 989, phong con thứ 2 Lê Ngân/Long Tích là Đông Thành vương, con thứ 3 Lê Long Việt là Nam Phong vương, cả hai cùng ở Hoa Lư với người con thứ nhất Lê Long Thâu (mất năm 1000); vào năm 992, phong người con thứ 5 Lê Long Đĩnh là Khai Minh vương trấn ở Đằng Châu (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), và năm 993, phong người con thứ 9 Lê Long Kính là Trung Quốc vương trấn ở Càn Đà huyện Mạc Liên (nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).

Lê Long Tích mất năm 1005, không rõ năm sinh. Lê Long Việt sinh năm 983 và Lê Long Đĩnh sinh năm 986. Vua Lê Đại Hành từng có dự kiến lập Lê Long Đĩnh làm thái tử để nối ngôi nhưng đình thần can ngăn nên thôi, trước khi mất 1 năm đã lập Lê Long Việt làm hoàng thái tử. Đây có lẽ là nguồn gốc dẫn đến việc Lê Long Đĩnh giết anh đoạt ngôi sau khi vua cha qua đời.

Hai năm sau khi lên ngôi, vào năm 982, Lê Đại Hành phong lập 5 hoàng hậu: Dương thị làm Đại Thắng Minh hoàng hậu, Phụng Càn Chi Lý hoàng hậu, Thuận Thành Minh Đạo hoàng hậu, Trịnh Quốc hoàng hậu và Phạm hoàng hậu[21]. Vì sao hai người con thứ 3 Lê Long Việt và thứ 5 Lê Long Đĩnh đã phong tước vương và dự kiến nối ngôi nhưng mẹ của họ lại không được vua Lê Đại Hành phong hoàng hậu? Phải chăng do không “chính đáng”, vì “dây mối vương hóa”?  Ngay sau khi lên ngôi Lê Long Đĩnh liền truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh hoàng thái hậu có thể là nhằm giải tỏa ẩn khuất và đưa vị thế của mẹ mình ngang với 5 vị hàng hậu được phong vào năm 982[22].

Lê Long Việt sinh năm 983, Lê Long Đĩnh sinh năm 986, đều sau sự kiện vua Lê Đại Hành thân chinh đánh Chiêm Thành “Bắt sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể, cùng kỹ nữ trong cung trăm người…”[23]. Cả trăm kỹ nữ ấy hẳn là để hầu hạ, phục vụ trong cung điện vua. Đời Lý, 2 năm sau khi đánh Chiêm Thành, năm 1046, các cung nữ Chiêm Thành bị bắt đưa về Bắc được vua Lý Thái Tông cho xây cung riêng để tiêu khiển, gọi là cung Ngân Hán[24]. Vì vậy, có cơ sở khả tín rằng mẹ đẻ của vua Lê Long Việt và vua Lê Long Đĩnh là một kỹ nữ Chiêm Thành đã hầu trong cung vua Lê Đại Hành.

Bộ chính sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và các sử liệu khác ghi mẹ của 2 vị vua Lê Trung Tông và Lê Long Đĩnh là “Chi hậu Diệu/diệu nữ”, không rõ họ gì, càng thêm dấu hiệu tin rằng đây là một kỹ nữ Chiêm Thành (người Chàm không có họ như văn hóa phụ hệ).

 Sau khi vua cha mất, tranh ngôi không thành, người con thứ 2 Lê Long Tích chay sang Chiêm Thành nhưng bị giết tại vùng giáp biên Thạch Hà (nay là Hà Tĩnh). Vì sao ông tìm sang Chiêm Thành tìm chỗ dựa? Phải chăng ông cũng là con của một kỹ nữ Chiêm Thành?

Lịch sử thường có những ẩn khuất chi phối bởi hệ tư tưởng, chính trị, văn hóa. Từ khoảng lùi hơn 10 thế kỷ, thoát khỏi sự chi phối ấy, tìm hiểu ẩn khuất về người mẹ của 2 vi vua thời tiền Lê nhằm góp phần tiếp cận sự thật và cũng để biết rằng dân tộc Chàm từ rất sớm đã từng hòa huyết với tầng lớp hoàng tộc, cùng với các dân tộc khác, góp phần làm nên dòng máu Việt./.

                       “Mẫu sơ hầu di nữ” trong Việt sử lược


[1] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Văn hóa Thông tin, 2000, trang 342.

[2] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Văn học, 2017, trang 142. Bản dịch của giáo sư Trần Quốc Vương là Việt sử lược, không phải Đại Việt sử lược như trong 2 chú thích nêu trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

[3] Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Gíam Cương Mục, Viện Sử học dich, Giáo Dục, Hà Nội, 1998, trang 99.

[4] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học, Đỗ Văn Ninh, Từ điển quan chức Việt Nam, Thanh Niên, Hà Nội, 2002, trang 130.

[5] Sử Quán Tu Soạn Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (in lần thứ 3, có sửa chữa), Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, Hồng Bàng và Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây, năm 2012, trang 150.

[6] Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, Dương Thị The tổ chức công trình, Lê Văn Bẩy, Nguyễn Thị Thảo, Dương Thị The,Phạm Thị Thoa dịch và chú thích, Lê Huy Chương hiệu dính, Hồng Bàng và Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây, năm 2012, trang 218.

[7]Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Đại Nam Dật Sử và Sử Ta So Với Sử Tàu, Hội Nhà văn – Nhã Nam, 2019, trang 238.

[8]Từ điển quan chức Việt Nam, sđd,trang 750.

[9]Việt Sử Lược, Viên Nghiên cứu Hán Nôm, Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải, Thuận Hóa – Trung Tâm Nghiên cứu Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây, 2005, trang 6,8.

[10] ĐạiViệt Sư Lược, Thê kỷ 14 ( 1377-1388), Nguyẽn Gia Tường dịch, NXB TP. Hồ Chí Minh – Bộ môn Châu Á học  Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, trang32. Việt Sử Lược, sđd, trang 65.

[11] Việt sử lược, sđd, trang 64.

[12] Đại Việt Sử Lược, sđd, trang 32.

[13]Việt Sử Lược, sđd, trang 288 (xem ảnh minh họa cuối bài viết).

[14] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản Nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Văn học, 2017,  phần chữ Hán, trang 73, tờ 25 a-b.

[15] Nghĩa: Đẹp, tuyệt, kỳ diệu, hay.

[16] Nghĩa: Tước hầu, các xứ chư hầu như “ấp hầu”邑侯).

[17] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sđd, trang 136.

[18] Ngô Sĩ Liên và các sử thần đời Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ngoại kỷ, Tủ sách Sử học Tân Việt, 1964, trang 20.

[19] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ngoại kỷ, sđd, trang 28.

[20] Viện hàn lâm khoa học xã hội, Viện Sử học, Lịch Sử Việt Nam, tập 2, từ thế kỷ x đến thế kỷ XIV, KHXH, 2013, trang 11. Người con thứ 13 là Lê Thi Phất Ngân, sau này là vợ của vị vua đầu tiên triều Lý – Lý Thải Tổ, phong Lập Giáo hoàng hậu.

[21] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sđd, trang 136.

[22] Không có sử liệu nào ghi chép về năm mất của mẹ vua Lê Long Đĩnh.

[23] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sđd, trang 136.

[24] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sđd, trang 165.

44 thoughts on “Mẹ của vua Lê Long Đĩnh là một người Chiêm Thành?

  1. Tấn thư (晉書) – Liệt nữ liệt truyện (烈女列傳)

    湣懷太子妃王氏,太尉衍女也。
    Mẫn Hoài thái tử phi Vương thị, Thái úy Diễn nữ dã.

    Vợ của Mẫn Hoài thái tử (tức Tư Mã Duật) họ Vương, là con gái của quan Thái úy tên là (Vương) Diễn.

    ————–

    Chi hậu Diệu nữ: Con gái của quan Chi hậu tên là Diệu.

    ———

    Tóm lại là, phải biết đọc cổ văn mới hiểu được.

    Thích

  2. ● Năm 1225 Trần Cảnh ( sau là vua Trần Thái Tông ) được Trần Thủ Độ đưa vào cung nhà Lý để làm quan CHI HẬU . Ngày đêm túc trực hầu hạ Lý Chiêu Hoàng .
    . =》 QUAN CHI HẬU = LÀ NGƯỜI HẦU LUÔN Ở BÊN CẠNH NHÀ VUA .
    ● Còn CHI HẬU DIỆU NỮ = là CHỨC QUAN VÀ TƯỚC HIỆU mà vua Lê Hoàn phong tặng cho bà mẹ của vua Lê Long Việt khi bà được vua Lê Hoàn chọn làm người hầu bên cạnh mình và cùng đi theo trong cuộc chiến đánh Chiêm Thành từ năm 982 đến giữa năm 983
    =》 Trong cuộc chiến này không có bà vợ nào đi theo cả . Cho nên mới nảy sinh tình cảm giữa vua Lê Hoàn và bà mẹ của Lê Long Việt kết quả là bà có mang và sinh ra Lê Long Việt . ( Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 07 năm 941 âm lịch do đó vào thời điểm ấy ông ta cũng mới có 42 tuổi mà thôi . Một ông vua ở vào tuổi ấy mà hơn một năm trời không có bà vợ nào thì có NHỊN được không nhất là trong những buổi tiệc MỪNG CHIẾN THẮNG THẮNG v v )
    ● Chữ Di này khác với chữ DI của MAN DI và cậu chữ cũng không thể nào mà dịch ra nghĩa là nước CHIÊM THÀNH được thì làm gì mà bà mẹ của Lê Long Việt lại là người CHIÊM THÀNH CHỨ ? Nhắm hướng VIẾT CÀNG .
    * Chữ DI này # với nghĩa là người DÌ ( là người em hoặc là chị của mẹ ) hoặc người mẹ kế hay người mẹ đỡ đầu v v
    ☆ Đến đây mà không biết được câu SƠ HẦU DI NỮ là gì nữa thì tôi cũng không biết nói thế nào nữa !
    Vĩnh Long :11/3/2022

    Thích

  3. Mẹ vua Lê Ngọa Triều tất nhiên là vợ của vua Lê Hoàn. Là vợ của vua thì không phải làm chức quan. Đó là theo phép tắc triều đình phong kiến thời xưa.

    Do đó Chi hậu hay Sơ hầu không phải là chức quan hay tước vị của mẹ vua Lê Ngọa Triều.

    Mẹ vua Lê Ngọa Triều là con gái của Chi hậu hay Sơ hầu nào đó. Sử gia khi chép về mẹ của vua thì chép ra sao? Là chép con của ai?

    Chi hậu là chức quan hầu vua, là đàn ông: Đỗ Thích, Đào Cam Mộc, Trần Cảnh là những người từng làm Chi hậu. Không có chỗ cho đàn bà (ở đây nói mẹ vua Lê Ngọa Triều).

    Thích

  4. Mẹ vua Lê Ngọa Triều tất nhiên là vợ của vua Lê Hoàn. Là vợ của vua thì không phải làm chức quan. Đó là theo phép tắc triều đình phong kiến thời xưa.

    Do đó Chi hậu hay Sơ hầu không phải là chức quan hay tước vị của mẹ vua Lê Ngọa Triều.

    Mẹ vua Lê Ngọa Triều là con gái của Chi hậu hay Sơ hầu nào đó. Sử gia khi chép về mẹ của vua thì chép ra sao? Là chép con của ai?

    Chi hậu là chức quan hầu vua, là đàn ông: Đỗ Thích, Đào Cam Mộc, Trần Cảnh là những người từng làm Chi hậu. Không có chỗ cho đàn bà (ở đây nói mẹ vua Lê Ngọa Triều).

    Thích

  5. Vấn đề thường gặp phải của từ Hán Việt là: “dị tự, đồng âm, dị nghĩa” (chữ Hán khác nhau, cùng cách đọc và nghĩa khác nhau), nên phải hiểu chữ Hán, thì sẽ khắc phục phần nào những nhầm lẫn (đáng tiếc). Có khá nhiều “từ Hán Việt đồng âm, chữ Hán đồng âm” (nhưng khác bộ thủ), đa phần dưới dạng từ kép (từ đôi) thì lại phụ thuộc vào trợ từ (đi kèm) mà nghĩa sẽ khác nhau. Phức tạp của từ Hán Việt khá nhiều, phải kiên trì mà học… Không biết có còn được “thức thời”? Được bao người bỏ công sức, thời gian dài để đeo đuổi? Cái học “Cổ Văn – Hán Việt” theo dòng thời gian sẽ bị quên lãng dần!!!???
    Kỳ Thanh.

    Thích

    • Nhiều người không biết cổ văn, hoặc không biết đến nơi đến chốn (nửa mùa) mà cứ bàn chuyện lịch sử. Lịch sử Việt Nam 2000 năm nay, chuyện thời thuộc Hán Đường đến Đinh Lý Trần Lê Nguyễn đều bằng cổ văn cả. Không đọc được cổ văn thì chỉ đọc qua các bản dịch chữ Quốc ngữ (không phải bản dịch nào cũng chuẩn 100%, cũng có nhiều sai sót).

      Nghiên cứu cái gì thì hãy trưng hết tài liệu gốc ra đây. So sánh, phân tích, kết luận là ra chân lý.

      Như ở chuyên đề này.

      Sơ hầu (初侯) hay Chi hậu (祇候)? Là quan Chi hậu là có bằng chứng vì có các nhân vật từng nắm chức ấy như Đỗ Thích hay Đào Cam Mộc. Vậy thì Sơ hầu là sai, là nhầm mặt chữ của Chi hậu mà thôi. Rất rõ ràng, mặt chữ Sơ (初) và chữ Chi (祇), mặt chữ Hầu (侯) và Hậu (候) do sao chép nhầm lẫn nhau.

      Vậy từ Di (姨) và Diệu (妙) cũng là nhầm mặt chữ của nhau. Không còn bằng chứng nói cái nào đúng nữa.

      Là do sao chép đến nay 500 700 năm nay qua nhiều đời đến nay, có thể không đúng nguyên văn nữa.

      Thích

  6. ● Ở bài Vua Bà – Thủy tổ của Quan Họ Bắc Ninh tôi đã nói rõ rồi ! Với 2 câu văn ấy thì không thể nào dịch ra được nghĩa là mẹ của Lê Long Việt là con của ông quan CHI HẬU hay là ông SƠ HẦU được vì thiếu một ít nhất một CHỮ có nghĩa là CON . Nếu tiên sinh biết sử dụng hệ thống dịch thuật thì tiên sinh dùng đoạn văn ( của nghĩa 2 câu này theo ngôn ngữ Việt ) mà dịch sang CHỮ HÁNG rồi tiên sinh đôi chiếu với 2 đoạn văn trên bằng CHỮ HÁNG thì sẽ rõ những chữ còn thiếu ấy . Hoặc dùng những chữ ấy mà dịch sang nghĩa của tiếng Việt ( hiện nay ) thì sẽ có Kết Quả thôi !( Những người còn nghi vấn thì chỉ dùng cách này để xác định )
    ● Ở 2 quyến sử này không hề có sự sao chép nhầm lẫn gì cả ! Cho nên họ mới CHÚ GIẢI LÀ
    * Mẫu thân của Lê Long Việt là : NGƯỜI HẦU KHÁCH hay NGƯỜI GIÚP VIỆC hoặc NGƯỜI HẦU GÁI v v
    * Có một vị thì cho là NỮ HẦU NGƯỜI DI ( chữ DI có nghĩa là MAN DI ) rồi mới suy ra bà là người của nước Chiêm Thành Cho nên mới làm rối tung lên hết !
    ● Ai cũng biết Đinh Bộ Lĩnh bị tên quan CHI HẬU Đỗ Thích sát hại vào năm 979 trước khi Lê Hoàn Lên Ngồi có 2 năm do đó ông đề phòng cẩn thận hơn ngoài việc chọn người thân quen đáng tin cậy ra thì ông còn chọn là nữ giới để làm người hầu kế cận bên mình cho chắc chắn hơn v v Chức quan này ngày cũng như đêm luôn ở bên cạnh vua và ở cùng trong một phòng kể khi vua ngủ người này ngủ ở ở bên ngoài màng để khi cần vua sai vặt v v ) * * Hơn nữa hình như Lê Hoàn cũng có CẢM TÌNH với bà nên mới ban cho bà cái danh hiệu DIỆU NỮ . Chức vụ và danh hiệu này là Lê Hoàn phong tặng cho bà từ lúc đầu TRƯỚC KHI bà được Lê Hoàn chính thức xác Lập bà làm VỢ . Chứ không phải là phong cho bà ở giai đoạn sau khi được xác lập bà làm vợ v v Xin Tiên Sinh HIỂU rõ dùm cho
    ● Ở đây có một vấn đề đặt ra là VÌ SAO CẢ 2 QUYỂN SÁCH SỬ NÀY KHI NÓI ĐẾN THÂN THẾ CỦA BÀ THÌ CHỈ BIẾT TỪ KHI BÀ LÀM NGƯỜI HẦU GÁI CHO BÀ 《 DI 》 VÀ GIAI ĐOẠN SAU KHI BÀ ĐƯỢC VUA LÊ HOÀN CHỌN LÀM NGƯỜI HẦU ?
    * Phải chăng những người viết nên 2 bộ sử này không có nguồn dữ liệu về các bậc sinh thành vì bị mất nguồn dữ liệu ( vì 2 bộ sử này viết sau thời của bà hơn 350 năm ) và cũng chỉ biết đến chừng ấy mà thôi ! Nên các vị sử gia mới chép như vậy !
    * Hay bà có xuất thân trong hoàn cảnh ĐẶC BIỆT mà người nuôi dưỡng bà không hề biết cha mẹ của bà là ai mà chỉ biết bà là người hầu của bà 《DI 》 cho nên các vị sử gia mới chép như vậy ?
    Vĩnh Long : 12/03/2022

    Thích

    • Ông đọc cổ văn 10 năm nữa, may ra hiểu được, rồi nói chuyện tiếp. Nói nhiều suy diễn như đúng rồi ấy.

      Tôi ví dụ Tấn thư – Liệt nữ liệt truyện rồi đấy.

      Thái úy Diễn nữ = Con gái của quan Thái úy tên Diễn (Thái úy là Vương Diễn nhà Tấn có con gái là Vương Huệ Phong, vợ của Mẫn Hoài thái tử Tư Mã Duật.)

      Chi hậu Diệu nữ = Con gái của quan Chi hậu tên là Diệu (tức mẹ vua Lê Ngọa Triều là con gái của quan Chi hậu tên là Diệu. Diệu (妙) có thể cũng không đúng nữa. Vì sử sách 500 năm tồn tại đến nay có thể nhiều lần sao chép nên sai mặt chữ rồi. Vì có sách chép là Di (姨).)

      Ông có so sánh được câu văn này không?

      ———

      Nguyên văn là như thế, người ta không biết dịch ra sao mới dịch là người hầu gái này nọ, là sai.

      Thích

      • Đại Việt sử kí toàn thư

        太子既娶李女,授李明字,拜女舅蘇忠詞為殿前指揮使。
        Thái tử kí thú Lý nữ, viện Lý Minh tự, bái nữ cữu Tô Trung Từ vi Điện tiền chỉ huy sứ.
        – Dịch văn: Thái tử (tức Lý Hạo Sảm, vua Lý Huệ Tông sau này) đã lấy con gái của Lý (tức Trần Lý, tổ vua Trần sau này), cho Lý làm Minh tự, bái cậu của của người con gái ấy là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

        英宗次妃號靜惠者,殿帥范五老女也。
        Anh Tông thứ phi hiệu Tĩnh Huệ giả, Điện soái Phạm Ngũ Lão nữ dã.
        – Dịch văn: Vợ thứ của vua (Trần) Anh Tông hiệu là Tĩnh Huệ, là con gái của quan Điện soái (tức Điện tiền chỉ huy sứ) là Phạm Ngũ Lão.

        ————–

        Từng này đủ nói nữ (女) là con gái chưa?

        ——–

        Mẫu – Chi hậu – Diệu – nữ:
        = Mẹ (là) – con gái (của) – Chi hậu (tên là) – Diệu

        Mẫu – Sơ hầu – Di – nữ.
        = Mẹ (là) – con gái (của) – Sơ hầu (tên là) – Di
        = Mẹ (là) – di nữ (của) – Sơ hầu

        https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=771692&searchu=%E5%A5%B3

        Thích

    • Đại Việt sử kí toàn thư

      夫鴻鵠髙飛,必資六翮。縱無六翮,乃凣鳥耳。
      Phù hồng hộc cao phi, tất tư lục cách. Túng vô lục cách, nãi phàm điểu nhĩ.

      Hồng hộc bay cao phải nhờ vào đôi cánh. Nếu không có đôi cánh thì chỉ là con chim tầm thường mà thôi.

      ————–

      Ngô Vương Quyền sở dĩ có vương nghiệp, cũng nhờ là con rể của Dương sứ quân. Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn dựng nước cũng là con rể của họ Dương (lấy vợ là Dương Vân Nga, dòng dõi Dương sứ quân).Vua Lê Hoàn cũng nhờ Dương hậu khoác áo bào mà lên ngôi.

      Cho nên đế vương thời xưa cẩn thận ở việc lấy vợ, thường là con gái quan lại quý tộc cả.

      Vua Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) và vua Lê Trung Tông (Lê Long Việt) là anh em cùng mẹ là “Chi hậu Diệu nữ”. Trung Tông được vua Lê Hoàn truyền ngôi, đánh bại các vương tranh ngôi. Ngọa Triều lại cướp ngôi của anh. Tất phải có vây cánh, nếu không phải là quan lại đồng đảng thì cũng phải có ngoại thích (họ mẹ, họ vợ) giúp đỡ. Thử hỏi, nếu mẹ là một kĩ nữ Chiêm Thành bị bắt về thì có thế lực gì được mà tranh ngôi vua cơ chứ? Tất phải là con cháu của quan lại quý tộc trong nước mà thôi.

      Chuyện suy diễn mẹ vua Lê Ngọa Triều là người Chiêm Thành nên chấm dứt VĨNH VIỄN ở đây. Sau khi tôi dẫn chứng ra ở đây. Đây là dẫn chứng rõ ràng, không thể tranh cãi được nữa.

      Thích

      • Vẫn còn ẩn khuất: “Hai năm sau khi lên ngôi, vào năm 982, Lê Đại Hành phong lập 5 hoàng hậu: Dương thị làm Đại Thắng Minh hoàng hậu, Phụng Càn Chi Lý hoàng hậu, Thuận Thành Minh Đạo hoàng hậu, Trịnh Quốc hoàng hậu và Phạm hoàng hậu[21]. Vì sao hai người con thứ 3 Lê Long Việt và thứ 5 Lê Long Đĩnh đã phong tước vương và dự kiến nối ngôi nhưng mẹ của họ lại không được vua Lê Đại Hành phong hoàng hậu? Phải chăng do không ‘chính đáng’, vì ‘dây mối vương hóa’? Ngay sau khi lên ngôi Lê Long Đĩnh liền truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh hoàng thái hậu có thể là nhằm giải tỏa ẩn khuất và đưa vị thế của mẹ mình ngang với 5 vị hàng hậu được phong vào năm 982[22].”

        Thích

      • Nhà Đinh từng lập 5 hoàng hậu, nhà Tiền Lê cũng vậy, không có nghĩa Thái tử nối ngôi là con của 1 trong 5 hoàng hậu đó. Thôi, sử không chép rõ, thì không biết. Đừng suy diễn lung tung nữa.

        Khi một vị vua mới lên ngôi, thì mẹ vua mặc nhiên là Thái hậu, dù mẹ vua có là thứ phi vợ lẽ hay chăng nữa.

        Ví dụ vua Lý Thánh Tông có hoàng hậu là Dương thị không có con trai, vợ lẽ là Lê thị Ỷ Lan. Lê thị Ỷ Lan sinh ra con trai được lập làm Thái tử là Lý Càn Đức. Lý Càn Đức lên ngôi là vua Lý Nhân Tông, mẹ là thứ phi Ỷ Lan nghiễm nhiên làm Thái hậu.

        Thích

      • Tiên sinh đang tự mâu thuẫn với chính mình đấy. “Thế lực gì” mà 2 con trai được phong vương, thừa kế ngôi vua, còn mẹ ruột lại không được phong hoàng hậu? Chắc không cần tôi kể chuyện xưa tích cũ về cái mâu chọt cái thuẫn đâu nhỉ ?

        Thích

      • Sử không chép thì chưa chắc không có. Vua Lê Hoàn có hơn 10 hoàng tử đều được phong vương, đều không chép là con trai của 5 bà Hoàng hậu nào.

        Theo pháp chế phong kiến từ thời Hán Đường, vua chỉ lập 1 Hoàng hậu thôi. Thế mà nhà Đinh, Tiền Lê, Lí lại lập 5 hoặc hơn nữa Hoàng hậu. Lí do là gì? Ngoài chuyện để liên kết các thủ lĩnh và quan lại quý tộc để làm vây cánh trong thời buổi chế độ phong kiến tập quyền chưa gắn kết của Việt Nam lúc ấy? Do đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Không chắc phải là con trai của 5 bà Hoàng hậu ấy mới được lập làm Thái tử nối ngôi.

        Vua Lê Hoàn lúc đầu lập con trai cả Lê Long Thâu làm Thái tử để nối ngôi, nhưng chết sớm. Sau mới lập con trai thứ 3 là Lê Long Việt (tức Trung Tông) làm Thái tử nối ngôi. Mà bỏ qua con trai thứ 2 đáng lẽ lập Thái tử là Long Tích. Vậy là sao? Lập ra Thái tử nối ngôi không phải chuyện nhỏ, là mối liên kết giữa các phe cánh là ngoại thích trong triều. Do đó không thể lập hoàng tử là con trai của một kĩ nữ Chiêm Thành vô danh nước ngoài nào được. Trong triều sẽ phản đối, là mầm họa. Cũng vì bỏ von trai thứ 2 mà lập con trai thứ 3, cho nên mới dẫn đến loạn tranh ngôi 8 tháng sau khi vua Lê Hoàn mất, Long Việt (hoàng tử thứ 3) vừa lập thì Long Tích (hoàng tử thứ 2, Long Đĩnh (hoàng tử thứ 5), Long Kính (hoàng tử thứ 9) tranh ngôi.

        Thích

      • Tôi chỉ nói rằng vẫn “còn Ẩn khuất”, chưa rõ ràng, nên sẽ còn “Tranh luận mãi”. Thân mẫu của 2 vị vương tử mà sau này đều ngồi lên đế vị, làm sao lại không được phong hậu như 5 bà hoàng hậu kia. Là vì không “Chính danh” nên không thể sắc phong. Tiên sinh có cố gắng nhồi nhét thật nhiều cổ thư vào đây đi nữa thì cũng chỉ “làm loãng vấn đề” đi chứ chả “giải quyết ẩn khuất” được đâu.

        Thích

      • 1. Như tôi đã nói, 5 bà Hoàng hậu không được sử chép có con trai là ai. Không ngoại trừ “Chi hậu Diệu nữ” là 1 trong 5 bà Hoàng hậu ấy. Trong lịch sử cũng không hiếm chuyện hoàng tử là con trai của một phi tần bình thường (không phải con trai của Hoàng hậu) vẫn được làm Thái tử nối ngôi.

        2. Bằng chứng không rõ ràng thì đừng suy diễn. Thế nào là chính danh? Nhà Tiền Lê lập 5 bà Hoàng hậu, thế nào mới đủ điều kiện để làm Hoàng hậu? Rõ ràng 1 kĩ nữ Chiêm Thành nếu có bị bắt về, rất khó được cho làm Hoàng hậu, cùng lắm là phi tần bình thường.

        Thích

      • Chính bởi bằng chứng không rõ ràng, bằng này đá chứng kia nên mới phải suy diễn xem cái nào hợp lý, cái nào phi lý, nếu cả hai cùng hợp lý thì cái nào hợp lý hơn. Như tôi đã nói, sẽ còn “tranh luận mãi”.
        Giờ muốn nhanh thì như câu chuyện Thầy bói xem voi, ông cũng tự cho là mình đúng thì chỉ còn cách dùng nắm đấm để giải quyết. 🙂

        Thích

      • Từ câu dịch sai từ nguyên văn “Sơ Hầu di nữ” với câu chú thích ngu dốt là người hầu gái người Di (cho rằng là người Chiêm Thành) mà dẫn đến hệ lụy này đây.

        Bộp, bộp, bộp! Cái lỗi đã ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm này!

        Chốt lại: Ôn luyện cổ văn đi mười năm nữa rồi đến báo cáo với tôi là nhận lỗi sai đi.

        ———-

        Chuyện nữa: hoàng tử gì đó tranh ngôi không được bỏ trốn sang Chiêm Thành. Trước đó thời nhà Đinh, phò mã Ngô Nhật Khánh còn bỏ sang Chiêm Thành cầu viện nữa kìa. Mẹ Nhật Khánh là người Chiêm Thành cơ à?

        Thích

      • Bẻ cái chốt. “Mẫu sơ hầu di nữ” trong Việt sử lược nêu ở bài viết trên là bằng chứng rất hợp lý. Việc tiên sinh chỉ trích người khác ngu dốt, rồi bẻ lái sang chuyện không liên quan, thay vì cung cấp bằng chứng mạnh hơn, chỉ càng chứng tỏ tiên sinh đang đuối lý. Chiêu bỏ bóng đá người này không phù hợp với người đọc sách thánh hiền đâu.

        Thích

  7. ● Hì ● ● Hì Tiên Sinh CÂU ĐƯỢC CON CÁ SỬU VÀNG to đùng rồi nhỉ ?
    =》 Nhưng Tiên Sinh CHƠI KHÔNG PLÂY chút nào cả ! Trước là Tiên sinh ĐÁ TÔI MỘT CÁI CHO TÔI BAY LÊN CAO ĐỂ RỒI TIÊN SINH NẮM LẤY CHÂN TÔI MÀ BAY THEO ●
    Vì ở trên Tiên Sinh phủ nhận là mẹ của Long Việt và Long Đỉnh không phải là 《 CHI HẬU DIỆU NỮ 》 vậy thì CỚ SAO ở các COM ở dưới thì lại nói là mẹ của Long Việt và Long Đỉnh là bà 《 CHI HẬU DIỆU NỮ 》 Chứ ? ? ?
    =》 CHẮC LÀ ĐANG LƠ LỬNG 9 TẦNG MÂY À ? ? ?
    ● Đáng lý ra tôi còn tiến tới gần hơn nữa nhưng làm mất hứng hết v v =》 Làm cho nhiều hậu duệ tắt hết tia hy vọng v v .
    Nhưng tôi xin đảm bảo 100% là mẹ của Lê Long Việt và Lê Long Đỉnh không phải là người Chiêm Thành ●|●
    Còn việc luận giải là quyền của mỗi người ai ngăn cấm được sao ? ? ?
    Vĩnh Long : 13/03/2022

    Thích

    • Hờ, hờ. Song quyền nan địch tứ thủ. Tôi dự định nếu Tích Dã tiên sinh đồng ý với đề xuất dùng nắm đấm để dứt điểm tranh luận này, thì tôi sẽ liên thủ cùng Minh Thương tiên sinh. Giờ bẻ lái, lật kèo tùm lum như này thì còn đánh đấm gì nữa.

      Thích

    • Chuyện nhỏ là dịch đúng nguyên văn mà không xong, nói gì chuyện lớn hơn?

      Thôi, tôi dịch như thế là hết cỡ rồi. Không nói nữa. Không tin thì đi hỏi người Tàu, người Hàn, người Nhật, họ dịch cho, họ cũng có truyền thống cổ văn, xem có dịch giống như tôi không?

      Thích

  8. Hì ● ● ● Hì. ● ● ● Vậy thì tốt rồi !
    Ở bài viết 《 Vua Bà – Thủy tổ của Quan Họ Bắc Ninh . . .》 Tôi đã nói rồi chữ SƠ ở trong đoạn này là chỉ thời mốc thời gian gian Lại Việt Tiên Sinh nói cũng đúng. Chữ SƠ này ngày nay ta cũng thường dùng đấy ! Lê Thánh Tông có một bài thơ SƠ HẠ cũng khá hay đấy hãy tìm mà đọc .
    ● 《 SƠ HẦU DI NỮ = THỜI GIAN ĐẦU MẸ CỦA LÊ LONG VIỆT THEO HẦU NGƯỜI DÌ 》 Đoạn văn ấy dịch ra đầy đủ là như thế đấy !
    ● Bà Dì này lại là vợ của Lê Hoàn . Chính vì thế mà Lê Hoàn mới tin tưởng chọn bà làm người 《 HẦU CẬN 》 ( bà vợ này phải là một trong những bà vợ lâu năm của Lê Hoàn )
    =》 Một quyển sử chép thời gian đầu của bà mẹ Lê Long Việt khi chưa được Lê Hoàn chọn làm người 《 HẦU CẬN 》 còn một quyển thì chép bà mẹ của Lê Long Việt khi bà được Lê Hoàn chọn bà làm người 《 HẦU CẬN 》
    Cho nên mới có trình trạng tréo cẳng ngỗng như vậy !
    ==》 Tóm lại bà mẹ của Lê Long Việt là CHÁU VỢ CỦA LÊ HOÀN
    ĐƠN GIÃN THẾ MÀ CŨNG KHÔNG BIẾT NỮA ●|●
    Vĩnh Long :14/03/2022

    Thích

  9. ● Dạ xin thưa với Tiên Sinh là 5 bà Hoàng Hậu ấy được lập vào năm 982 có nghĩa là thời gian này xảy ra trước khi Lê Hoàn xuất quân đi đánh nước Chiêm Thành . Lúc này bà mẹ của Lê Long Việt chỉ là người 《 HẦU CẬN 》 mà thôi !
    ● Bà mẹ của Lê Long Việt chỉ được nhìn nhận chính thức là vợ của Lê Hoàn là khi ông kéo quân trở về vào giữa năm 983 mà thôi !
    ● Còn 2 bà hoàng hậu họ Trịnh và họ Phạm chắc có lẽ là mới được Lê Hoàn chọn làm vợ. Cho nên chỉ có danh là hoàng hậu chứ không có tước hiệu như 3 bà kia .
    =》 Do đó 2 bà này cũng khó mà là bà DÌ của bà mẹ của Lê Long Việt được .
    Vậy chỉ còn lại 2 bà còn lại mà thôi ! Bà thứ nhất họ Lý bà thứ 2 không biết có phải là họ ĐẠO hay không ? ( vì không biết có họ này hay không hay là in nhầm ?)
    ● Vì sử liệu không còn . Ngay cả họ – tên còn không biết thì làm gì biết là CHÁU CỦA BÀ NÀO ĐƯỢC CHỨ Tiên Sinh ?
    ● Nếu ai thích thì cứ GÁN đi nhé !
    ● Tôi đang suy nghĩ xem trong phần phong tặng danh hiệu cho bà của vua Lê Long Đỉnh có ẩn chứa họ của bà hay là không ?
    Vĩnh Long :15/03/2022

    Thích

    • Theo tra cứu từ điển này https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%A7%A8 thì di-nữ chỉ đơn giản là con gái – của – người dì, tương tự như di-muội, di-tử.
      Sơ-hầu thì đúng như cụ Minh Thương đã nói là là người hầu từ lúc ban đầu.
      Sơ-hầu Di-nữ chỉ đơn giản là em gái con dì của người hầu cũ, thân phận thấp kém nên không thể phong hậu.

      Thích

    • Di (姨): dì (em gái và chị gái của mẹ).

      Nữ (女): con gái

      Di nữ (姨女): “con gái – của – dì”

      ____

      Có đúng ngữ cảnh không? Mẹ vua Trung Tông lúc đầu hầu hạ giúp việc cho người con gái của dì? Suy ra mẹ vua Trung Tông là con gái của người em gái hoặc chị gái của mẹ mình. Lại hầu hạ giúp việc cho con gái của dì mình nữa.

      Trong khi đó, thân phận là vợ vua. Rất nhiều khả năng mẹ vua Trung Tông phải có địa vị cao quý, có thể là tiểu thư cành vàng lá ngọc, là khuê nữ con gái nhà quan lại nào đó, như rất nhiều người con gái từng làm vợ vua thời xưa.

      Việt sử lược và Đại Việt sử kí toàn thư chép Sơ hầu di nữ, Chi hậu diệu nữ. Cách nay 700 năm, sao chép qua lại, có thể không đúng nguyên văn như thế. Loại trừ, so sánh.

      Tôi đã nói rồi, đọc cổ văn đi 10 năm nữa, các người còn non xanh lắm. Chưa đủ trình để nói chuyện đâu. Dịch sai hiểu sai thì kết quả là sai lầm về nhận thức.

      Thích

    • Tục Hán thư (續漢書)

      [Tây Tấn – Tư Mã Bưu soạn]

      孝明賈貴人,南陽人,明德馬后之姨女,孝章皇帝之母也。初選入後宮,為貴人,生章帝。
      Hiếu Minh Giả quý nhân, Nam Dương nhân. Minh Đức Mã Hậu chi di nữ, Hiếu Chương Hoàng Đế chi mẫu dã. Sơ tuyển nhập hậu cung, vi Quý nhân, sinh Chương Đế.

      – Dịch văn: Quý nhân họ Giả của vua Hiếu Minh (vua tức Hán Minh Đế), người quận Nam Dương. Là con gái của dì của Minh Đức Mã Hậu (tức con gái của Phục ba tướng quân là Mã Viện). Lúc đầu chọn vào hậu cung, làm Quý nhân (một tước hiệu của vợ vua), sinh ra vua (Hán) Chương Đế.

      ———
      Vậy đã rõ, di nữ (姨女) nghĩa là gì rồi.

      Đấy là nói về vợ vua Hán Minh Đế là Quý nhân họ Giả, bà là con gái của Giả Trọng (賈武仲) tức là con trai của Giả Phục (một trong 28 võ tướng có công dựng nước thời vua Quang Vũ), mẹ là Mã Khương (馬姜), ông ngoại là Mã Viện. Cho nên là con dì của Mã Hoàng Hậu (Mã Viện có hai con gái là Mã Khương và Mã Hoàng Hậu). Cái này phải đọc cổ văn mới biết được nhé. Tôi chỉ nói sơ qua như vậy thôi, chứ có thời gian đâu mà nói cho các người mãi được.

      Vợ vua thời xưa phần lớn là con dòng cháu giống cả.

      Thích

      • Nếu tiên sinh không có thời gian thì giương cờ trắng chịu thua tôi đi, đừng còm làm gì nữa. Theo tôi thì “Mẫu sơ hầu di nữ” là bản chép chính xác nhất từ Đại Việt Sử ký của cụ Lê Văn Hưu, hiểu đơn giản là “con gái người hầu cũ”.
        Chép nhầm thành “Chi hậu Diệu nữ” hay hiểu nhầm thành “Di nữ Chiêm Thành” đều không hợp lý.

        Thích

      • Tục Hán thư

        孝明明德馬皇后,伏波將軍新息侯援之女。
        Hiếu Minh Minh Đức Mã Hoàng Hậu, Phục ba tướng quân Tân Tức Hầu Viện chi nữ.

        – Dịch văn: Minh Đức Mã Hoàng Hậu của vua Hiếu Minh, là con gái của Phục ba tướng quân Tân Tức Hầu tên là (Mã) Viện.

        ———–

        Tân Tức Hầu Viện chi nữ = Con gái của Tân Tức Hầu tên là Viện.

        Sơ Hầu Di nữ = Con gái của Sơ Hầu tên là Di.

        Câu văn giống nhau không? Các người có biết đọc không?

        Sử gia thời xưa khi chép về hoàng hậu, vợ vua, mẹ vua thì thường chép như vậy. Là con của ai đó, của ông quan tước hiệu nào. Có dở hơi mà nói là người hầu con dì nào đó.

        Thích

    • Sơ (初): lúc đầu, cũng có thể là tên hiệu Sơ (viết hoa)

      Hầu (侯): tước hầu, 1 trong 5 tước thời phong kiến, chỉ tước hiệu được nhà vua phong.

      => Sơ Hầu (初侯): tước Sơ Hầu.

      Sơ Hầu di nữ: nếu dịch là con gái của dì của Sơ hầu là vô lý. Vì Sơ Hầu là tước vị, xưa dành cho đàn ông. Vậy di nữ ở đây là con cái của Di (là tên người mới hợp ngữ cảnh).

      => Sơ Hầu Di nữ = con gái – của – Sơ Hầu – tên là – Di.

      Là đúng nguyên văn, ngữ cảnh, dễ hiểu.

      Hầu gái cái gì ở đây, vô lý rành rành còn cãi đi được.

      Thích

      • Tiên sinh vẫn còn thời gian để còm à, thế mới phải chứ. Chúng ta sẽ còn “tranh luận mãi”. Giờ nên để các vị tiên sinh khác vào đóng góp cao kiến, đặc biệt là chủ bút Vũ Hùng.

        Thích

  10. ● Chữ CHI ( HÌNH DẠNG NHƯ CHỮ Z ) VÀ CHỮ CHI trong đoạn văn trong bài là có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đấy ! Trong câu văn nói về con gái của Mã Viện thì dùng chữ chi ấy thì đúng còn dùng chữ chi trong bài viết này là sai .Nếu như đoạn văn ấy KHÔNG có chữ CHI ấy thì không thể dịch là con gái của Mã Viện được .
    ● Khi còn làm vị tướng quân gia đình của Lê Hoàn cũng có nhiều việc nhất là khi vợ sinh con v v Cho nên bà Chị vợ mới sai con gái của mình đến để mà giúp việc v v Chứ không phải là người hầu như những người hầu bình thường khác . Chuyện này ngày nay vẫn còn diễn ra đầy trong xh đấy ! Cho nên các nhà nghiên cứu mới chú giải là người giúp việc . Người hầu khách ( Tức là người thay mặt cho bà Dì để tiếp các vị khách đến thăm viếng v v
    ☆ Ở đây tôi thấy những người TUNG RA CHUYỆN NÀY LÀ CÓ MỤC ĐÍCH LÀ LÂU DẦN SẼ ĐI ĐẾN KẾT LUẬN LÀ BÀ MẸ CỦA LÊ LONG VIỆT LÀ NGƯỜI CHIÊM THÀNH ĐỂ RỒI HỢP THỨC HÓA CHO BÀ TA LÀ THỦY TỔ CỦA LÀNG QUAN HỌ CỞ TỈNH BẮC NINH ĐẤY !
    ☆ VẬY RẤT MONG CÁC VỊ ĐỌC GIẢ CŨNG NÊN CẨN THẬN HƠN !
    =》 CÁCH DIỄN GIẢI VỀ 2 TỪ 《 QUAN HỌ 》 NHƯ HIỆN NAY LÀ HOÀN TOÀN SAI BÉT CẢ ! NẾU CÁC VỊ NÀO CÓ ĐIỀU KIỆN TRA CỨU Ở CÁC THƯ VIỆN SÁCH THÌ NÊN TÌM NGUYÊN MẪU CỦA 2 CHỮ NÓI VỀ LÀN ĐIỆU 《 QUAN HỌ 》 THÌ ẮT SẼ RÕ
    Vĩnh Long :15/03/2022

    Thích

  11. Hề… hề…., thưa hai cụ Minh Thương và Đoàn Dựa.
    1. Nếu 2 cụ cứ tiếp tục tranh cãi với nhau và với những vị như Tích Dã hoặc Kỳ Thanh thì chính 2 cụ (sau này hậu thế sẽ quy tội) đã biến xứ Việt mình thành xứ Đông Lào đấy, vì thế, tôi mong 2 cụ dừng tranh luận ở đây thôi!
    2. Nhưng mà tôi lại rất mong 2 cụ, với vốn Hán Nôm cao siêu của mình, thử tra cứu xem có một đàn ông thời cổ nào (được cha mẹ đặt tên), mà tên của ông ta lại có bộ NỮ ở đó không?. XIN VÔ VÀN CẢM TẠ!!!

    Thích

    • Thưa cụ Lại Việt, xin cụ giữ truyền thống của người đọc sách thánh hiền, đừng chơi chiêu bỏ bóng đá người, quy chụp này nọ lên nhựng người bất đồng ý kiến như cụ Tích Dã đã làm phía trên.
      Còn thực sự nếu muốn bắt tội thì tôi cá là cụ Lê Long Đĩnh sẽ bắt cả lũ chúng ta giơ đầu ra làm thớt chẻ củi chứ không sót ai đâu.

      Thích

  12. HÌ ○ ○ ○ HÌ ○ ○ ○ Hóa ra thì Tiên Sinh Đang 《 《 TỌA SƠN QUAN HỔ ĐẤU》 à ?
    Chữ DI ở phía trước là một người nữ còn ở phía sau là một cậu nhóc ( trần truồng quấn mảnh khăn ANH LẠC đang dang rộng hai tay ) Vậy có nam nhân nào chọn hay không ?
    Còn ngày nay thì khác đấy chẳng hạn cơn trai thì tên EM hay tên PHỤNG ( con chim mái ) hoặc tên NỮ v v còn nữ thì lấy tên là ANH hay LOAN ( là con chim trống ) hoặc tên là UYÊN ( là con vịt ĐỰC ) nếu đổi sang chữ NHO thì chắc ● ● ●
    ☆ Sau khi Lê Long Đỉnh lên ngôi thì phong tặng cho mẹ mình là HƯNG QUỐC QUÃNG THÁNH HOÀNG THÁI HẬU ai cũng biết thái hậu = mẹ của vua vậy còn chữ HOÀNG ở trước là gì nhỉ ? ? ?
    Giờ thì ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

    Vĩnh Long 15/03/2022

    Thích

  13. Bần tăng Thích Dựa Dẫm, lòng chứa chúng sinh, Việt Chiêm Miên Lào gì cũng không kỳ thị, luôn kêu gọi hòa bình cho nhân loại, cho nên không bao giờ nóng giận, chỉ là nhắn nhủ vài lời chính đạo thôi. Tranh luận học thuật chứ có phải đấu võ đài đâu mà cứ quyết phân thắng bại.

    Thích

  14. Cái chuyện mẹ của Long Việt/Long Đĩnh là cô hầu người di (Chiêm) được ông Tạ Chí Đại Trường nêu ra rất lâu rồi. Ngoài việc phân tích chữ nghĩa như các tiên sinh, ông còn đưa ra 1 dẫn chứng đó là …. Lê Long Đĩnh thích ăn thạch sùng (một món ăn kinh khủng với người Việt hấp thu văn hóa Hán lúc bấy giờ). Ông cho rằng Lê Long Đĩnh không ăn thạch sùng mà ăn con kì nhông – loại động vật giống thạch sùng, sống nhiều ở duyên hải miền Trung, thịt rất ngon. Người Chiêm xưa sống ở vùng này thì chắc là biết món thịt kì nhông. Do đó khi bị bắt về kinh đô họ vẫn còn nhớ và ăn mỗi khi có dịp. Lê long Đĩnh ăn kì nhông là theo văn hóa ẩm thực của người Chiêm.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s