Chương VI :tiễn khách
Nguyễn Duy Chính
Sau khi làm lễ xong, Thành Lâm hỏi han về tình hình trong nước thì vua Quang Trung nói là nước vốn 13 đạo, nay 12 đạo qui phụ chỉ còn đạo Cao Bình còn do cựu thần nhà Lê chiếm giữ.[1] Về việc gặp gỡ với Nguyễn Quang Bình, Thành Lâm trong lời khai với Quân Cơ đại thần khi được triệu lên kinh nguyên văn như sau:
Tuân chỉ tra hỏi Thành Lâm khai rằng khi tương kiến với Nguyễn Quang Bình thì Nguyễn Quang Bình nói y [vua Quang Trung] ở Quảng Nam xa xôi nóng nực chưa từng đến nội địa nhưng nghe rằng đại hoàng đế lên ngôi đã 54 năm, bốn biển thăng bình, trong ngoài nhất thống, kể cà văn đức võ công đều vượt lên hơn mọi đời trước. Thánh thượng nay đã đến tuổi bát tuần nhưng vẫn an khang mạnh khoẻ người ở xa không biết, nay xin được nghe cho tỏ tường.
Thành Lâm nhân thế mới cho hay rằng đại hoàng đế kính trời, chăm lo cho dân, ngày ngày coi sóc mọi việc không hề bê trễ, tuy ở ngôi cao đã 54 năm mà cũng như một ngày, vạn quốc cửu châu đâu đâu cũng thành tâm quay về.
Hoàng thượng có đủ cả ân uy, những kẻ không chịu ở yên như Y Lê, Hồi bộ Lưỡng Kim Xuyên thì ra quân hỏi tội, giáo trời chỉ xuống thì đều quét sạch, mở đất khai cương hơn hai vạn dặm khiến cho bờ cõi rộng lớn sử sách ít khi nghe tới. Đến như tấu thư chương sớ, công việc của bề dưới trong triều ngoài tỉnh, lớn nhỏ cũng đều xem hết, đích thân phê đáp.
Còn như các nghề thêm vào, thơ văn ngự chế đến mấy vạn thiên, không bài nào mà không lo lắng đến dân, quan hoài đến chính vụ. Đến nay thánh thọ bát tuần, tinh thần vững chãi, thiên nhan chẳng khác gì lúc tráng thời. Mỗi năm cử hành điển lễ thu tiển [秋獮- đi săn mùa thu] cưỡi ngựa vây bắt, đích thân cung tên, bắn trúng như thần. Đến kỳ tế lễ giao miếu cũng đều tự mình hành lễ, đăng hiến nghi văn đều nghiêm trang kính cẩn đủ biết thánh thượng khang cường, kiện hành bất tức [健行不息][2]. Lại thêm năm đời một nhà, cháu chắt đầy đàn, thật là việc thịnh từ xưa chưa từng có.
Nguyễn Quang Bình nghe xong rất là hân hoan, vui mừng quả là chí thành lộ ra hỏi lại về gia thế, niên kỷ của Phúc Khang An cùng con cái thế nào, đang giữ chức gì.
Thành Lâm cho biết Phúc Khang An là cháu [thân điệt – cháu gọi bằng cô hay dì] hoàng hậu Hiếu Hiền, là con trai của đại học sĩ Trung Dũng Công Phó Hằng [傅恒] nhân vì xuất sư Kim Xuyên bình định giặc Hồi được phong Gia Dũng Hầu. Năm ngoái đem binh vượt biển tiêu diệt tặc phỉ Đài Loan nên được tấn phong công tước, năm nay 36 tuổi, có 1 con trai còn nhỏ.
Nguyễn Quang Bình thấy Phúc Khang An vốn dòng dõi công thần lại mấy lần lập được công lao, còn chuyện bình định Đài Loan thì Quảng Nam đường biển tương thông nên cũng đã từng nghe rồi.
Thành Lâm xem sắc mặt thấy có vẻ kính phục sợ hãi nên cũng hứa sẽ tâu lên lòng cung thuận thay y. Nguyễn Quang Bình tỏ vẻ cảm kích lại hỏi đến gia thế tuổi tác Thành Lâm, có con cái chưa?
Thành Lâm nói rằng tôi là người Mãn Châu, 38 tuổi, cha là Hạc Niên [鹤年], anh là Quế Lâm [桂林] cũng đều từng làm việc dưới quyền tổng đốc Lưỡng Quảng.[3]
Thành Lâm sau đó cùng quan lại nước ta đến tế các tướng sĩ trận vong ở miếu mới lập ở phía nam bờ sông. Cũng nhân dịp này, nhà Thanh cũng thoả hiệp với nước ta để đem các thi thể binh sĩ nhà Thanh tử trận đem về nước chôn cất [câu 43-4].
CHƯƠNG V
TÁI LẬP BANG GIAO
Ngày 17 tháng Mười năm Kỷ Dậu [3-12-1789], phái đoàn phong vương của Thành Lâm từ Thăng Long lên đường về nước. Theo lời tâu của Thành Lâm thi khi hai bên cáo biệt, vua Quang Trung “chắp tay đưa tiễn, ra chiều lưu luyến”, sai con là Nguyễn Quang Thùy cùng văn võ đại viên đưa ra đến ngoài 15 dặm, còn Ngô Văn Sở thì tiễn đến ngoài 20 dặm.[4]
Nhân dịp này, vua Quang Trung sai Thanh Tiết Hầu Nguyễn Hoành Khuông (清節侯阮宏匡) làm chánh sứ, Hiển Trạch Bá Tống Danh Lãng (灦澤伯宋名郞), Lê Lương Thận (黎梁愼) làm phó sứ mang tờ biểu tạ ơn vua Càn Long đã ban cho và sứ bộ tuế cống do Trần Ðăng Thiên [陳登天] làm chánh sứ, Nguyễn Chỉ Tín [阮止信], Nguyễn Ðề [阮偍] làm phó sứ cùng đi với phái đoàn nhà Thanh đem 3 biểu văn tạ ơn và lễ vật sang Quảng Tây.
BIỂU TẠ ƠN VÀ TRẦN TÌNH[5]
Nguyên văn
新封安南國王臣阮光平謹奏,為恭謝聖恩敬陳下悃仰祈睿鑒事:
臣安南五服之外屛也。自前代丁氏啟宇,內屬受封,從此世代相因,迭膺封爵之命。
然而地僻桂郊,天遠楓陛,天朝以化外外之。
宋皇所賜黎王桓之書,元朝所徵陳王烜之詔。
千年信史,事猶可徵。
大抵秋肅之意多,春温之澤少,祗以函封請命,姑賜回容,固未有恩施稠叠,珍珠偕玉諭而寵頒,宸翰煇煌,御詩並勅書而榮錫,如今日大皇帝之隆恩,與臣光平此番之遭遇者也。
臣本廣南之田舍子爾,天造草昧于黎,阮鄭二强搆兵滋亂,淪胥以敗,交南無主,臣幸為同志所推,叩關請命。雖有恪恭一念之誠,而未得展出入三覲之敬。
臣所遣親姪阮光顯賚遞投順之表[6],身未及闕,而恩賜已施。
臣嗣遣家臣黃道秀獻上謝恩表文,方當候命在關[7],而寵綸旋降。
臣伏讀前後勅書聖天子諄諄以順天而行,播諸溫諭,聖人之心卽天也,栽培傾覆,大都順其自然,造化生機,儘于貞下起元點出。至于手串之珠,天子將賜履焉,欲其合璧聯珠,旋繞北辰,而有綿延不窮之象也。
御賜之詩諄切,以守封疆傳子孫為訓,而且勉之以欽久,道凛持盈,尤欲其競業特守,祗承天厤,以長守南服之侯度也。夫春秋之義大一統,聖天子一視同仁,併包徧覆,恩澤所加,聲敎所暨,卽胥敖蓬艾,咸在蓋容亭育之中。顧臣實寡眛,膺此榮光,由本國黎陳以上,迄于貉龍建國之初,創見而曠聞,何以答高厚始生之萬一。
臣自聞封旨,卽由義安起程,感激歡欣,急願早承恩命,適勞頓感寒,舊疾復作。伏念臣謬膺封爵,卽為南服屏藩,若不自愛其身,病勢增劇,是在臣家國為小,而辜負大皇帝如天之恩,負罪益重。用敢禀明調治,另改宣封日期,焦急呻吟中,感念無量天恩,實為至優極渥。淪肌浹髓,夙恚頓除,于十月十 五日敬謹領受御詩勅書,從此司牧南郊,臣世世子孫,恪遵聖訓,永奉大清。
臣以西山布衣,榮膺封號,自問無可報答,惟于明年三月上旬,起身赴京,瞻仰天顏,恭祝大皇帝八旬萬夀,並得日聆訓諭,稍知政治之本,遵奉施行,俾舉國臣庶蒙庥,實臣之大願望也。
臣仰感隆恩,俯攄衷素,謹奉遴選家臣:阮宏匡,宋名郎,黎梁愼等,賚遞謝恩表文,並謝儀,款關奏進。再奉查照向例,今年正値臣國歲貢之期,任士之禮,不敢稽曠。謹奉接遣家臣:陳豋天,阮止信,阮偍等,將貢儀一併恭遞至關,伏望聖恩曲垂矜字,准賜臣所遣行价等名,恭詣闕庭瞻覲。並將謝儀貢儀上進,庶得恪守舊章,永覃新澤,無缺共球之職,不墜屏翰之修。臣下情無任瞻天仰聖激切願望之至。謹奉表奏進以聞。
Dịch âm
Tân phong An Nam quốc vương thần Nguyễn Quang Bình cẩn tấu,
Vi cung tạ thánh ân kính trần hạ khổn ngưỡng kì duệ giám sự:
Thần An Nam ngũ phục chi ngoại bình dã.
Tự tiền đại Ðinh thị khải vũ, nội thuộc thụ phong, tòng thử thế đại tương nhân, điệt ưng phong tước chi mệnh.
Nhiên nhi địa tích Quế Giao, thiên viễn phong bệ, thiên triều dĩ hóa ngoại ngoại chi.
Tống hoàng sở tứ Lê vương Hoàn chi thư,
Nguyên triều sở trưng Trần vương Huyễn chi chiếu.
Thiên niên tín sử, sự do khả trưng.
Ðại để thu túc chi ý đa, xuân ôn chi trạch thiểu,
Chi dĩ hàm phong thỉnh mệnh, cô tứ hồi dung,
Cố vị hữu ân thi trù điệp, trân châu giai ngọc dụ nhi sủng ban, thần hàn huy hoàng, ngự thi tịnh sắc thư nhi vinh tích, như kim nhật đại hoàng đế chi long ân, dữ thần Quang Bình thử phiên chi tao ngộ giả dã.
Thần bản Quảng Nam chi điền xá tử nhĩ, thiên tạo thảo muội vu Lê, Nguyễn Trịnh nhị cường cấu binh tư loạn, luân tư dĩ bại, Giao nam vô chủ, thần hạnh vi đồng chí sở thôi, khấu quan thỉnh mệnh.
Tuy hữu khác cung nhất niệm chi thành, nhi vị đắc triển xuất nhập tam cận chi kính.
Thần sở khiển thân điệt Nguyễn Quang Hiển lãi đệ đầu thuận chi biểu, thân vị cập khuyết, nhi ân tứ dĩ thi.
Thần tự khiển gia thần Hoàng Ðạo Tú hiến thượng tạ ân biểu văn, phương đương hậu mệnh tại quan, nhi sủng luân toàn giáng.
Thần phục độc tiền hậu sắc thư
Thánh thiên tử truân truân dĩ thuận thiên nhi hành,
Bá chư ôn dụ, thánh nhân chi tâm tức thiên dã,
Tài bồi khuynh phúc, đại đô thuận kỳ tự nhiên,
Tạo hóa sanh cơ, tẫn vu trinh hạ khởi nguyên điểm xuất.
Chí vu thủ xuyến chi châu, thiên tử tương tứ lý yên, dục kỳ hợp bích liên châu, toàn nhiễu bắc thần, nhi hữu miên diên bất cùng chi tượng dã.
Ngự tứ chi thi truân thiết, dĩ thủ phong cương truyền tử tôn vi huấn, nhi thả miễn chi dĩ khâm cửu, đạo lẫm trì doanh, vưu dục kỳ cạnh nghiệp đặc thủ, chi thừa thiên lịch, dĩ trường thủ nam phục chi hầu độ dã.
Phù xuân thu chi nghĩa đại nhất thống, thánh thiên tử nhất thị đồng nhân, tính bao biến phúc, ân trạch sở gia, thanh giáo sở kỵ, tức tư ngao bồng ngải, hàm tại cái dung đình dục chi trung.
Cố thần thật quả muội, ưng thử vinh quang, do bản quốc Lê Trần dĩ thượng, hất vu hạc kiến quốc chi sơ, sang kiến nhi khoáng văn, hà dĩ đáp cao hậu thủy sinh chi vạn nhất?
Thần tự văn phong chỉ, tức do Nghĩa An khởi trình, cảm kích hoan hân, cấp nguyện tảo thừa ân mệnh, thích lao đốn cảm hàn, cựu tật phục tác.
Phục niệm thần mậu ưng phong tước, tức vi nam phục bình phiên, nhược bất tự ái kỳ thân, bệnh thế tăng kịch, thị tại thần gia quốc vi tiểu, nhi cô phụ đại hoàng đế như thiên chi ân, phụ tội ích trọng.
Dụng cảm bẩm minh điều trị, lánh cải tuyên phong nhật kỳ, tiêu cấp thân ngâm trung, cảm niệm vô lượng thiên ân, thật vi chí ưu cực ác.
Luân cơ tiếp tủy, túc khuể đốn trừ, vu thập nguyệt thập ngũ nhật kính cẩn lĩnh thụ ngự thi sắc thư, tòng thử ti mục Nam Giao, thần thế thế tử tôn, khác tuân thánh huấn, vĩnh phụng Ðại Thanh.
Thần dĩ Tây Sơn bố y, vinh ưng phong hào, tự vấn vô khả báo đáp, duy vu minh niên tam nguyệt thượng tuần, khởi thân phó kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, cung chúc đại hoàng đế bát tuần vạn thọ, tịnh đắc nhật linh huấn dụ, sảo tri chính trị chi bản, tuân phụng thi hành, tỉ cử quốc thần thứ mông hưu, thật thần chi đại nguyện vọng dã.
Thần ngưỡng cảm long ân, phủ sư trung tố, cẩn phụng lấn tuyển gia thần: Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lang, Lê Lương Thận đẳng, lãi đệ tạ ân biểu văn, tịnh tạ nghi, khoản quan tấu tiến.
Tái phụng tra chiếu hướng lệ, kim niên chánh trị thần quốc tuế cống chi kỳ, nhiệm sĩ chi lễ, bất cảm kê khoáng.
Cẩn phụng tiếp khiển gia thần: Trần Ðăng Thiên, Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề đẳng, tương cống nghi nhất tính cung đệ chí quan, phục vọng thánh ân khúc thùy căng tự, chuẩn tứ thần sở khiển hành giới đẳng danh, cung nghệ khuyết đình chiêm cận.
Tịnh tương tạ nghi cống nghi thượng tiến, thứ đắc khác thủ cựu chương, vĩnh đàm tân trạch, vô khuyết cộng cầu chi chức, bất trụy bình hàn chi tu.
Thần hạ tình vô nhiệm chiêm thiên ngưỡng thánh kích thiết nguyện vọng chi chí. Cẩn phụng biểu tấu tiến dĩ văn.
Dịch nghĩa
Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên để mong thánh thượng trông xuống xem xét cho tấm lòng thành của thần.
Ðất An Nam của thần vốn là che chắn bên ngoài ngũ phục[8]. Từ triều đại Ðinh mở nước ngày trước thì đã nội thuộc thụ phong. Tuy náu ở đất Quế, đất Giao, xa cách thiên triều bệ ngọc, thành ra ở ngoài vùng giáo hoá nhưng sắc thư nhà Tống phong cho vua Lê Hằng (Hoàn?), nhà Nguyên phong cho vua Trần Huyễn vẫn còn, mười năm tín sử, có thể làm bằng chứng.
Nói chung mùa thu tiêu điều nhưng ý vẫn nhiều, mùa xuân ấm áp nhưng ân thấm cũng không được mấy. Thế mà thần vừa xin phong hỏi mệnh, đã được trả lại, thi ân lớp lớp, nào là trân châu, nào là ngọc đẹp, sủng ban dụ xuống, nét bút huy hoàng, ngự bút kèm theo sắc thư mà vinh tích, long ân như đại hoàng đế ngày hôm nay thật quả là tao ngộ của thần Nguyễn Quang Bình vậy.
Thần là con nhà điền dã đất Quảng Nam, vì trời khiến cho nhà Lê mờ tối, cường thần làm loạn, lênh đênh bại vong khiến cho đất Giao ở phương nam vô chủ, thần may gặp những người cùng chí hướng thúc đẩy, gõ cửa khuyết thỉnh mệnh. Tuy có lòng thành khác cung nhưng chưa tỏ kính vào triều tam cận. Thần đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển dâng biểu đầu thuận tuy thân chưa đến được cửa khuyết, vậy mà ơn đã ban xuống rồi.
Thần lại sai gia thần Hoàng Ðạo Tú dâng lên biểu văn tạ ơn, còn đang đợi lệnh ở cửa quan thì sủng ân đã đến. Thần quì đọc thánh dụ sắc thư trước sau, khăng khắng theo lẽ trời, lời lời ôn tồn, lòng của bậc thánh nhân quả là lòng trời, vun đắp ngả nghiêng, cốt thuận với tự nhiên, sinh cơ tạo hoá, theo chữ trinh xuống cho dân, đi từ thuở ban đầu. Lại còn vòng đeo tay bằng ngọc trai, thiên tử ban cho, đúng là liên châu hợp bích, là tượng rực rỡ không cùng của sao Bắc Thần vậy.
Còn bài thơ ngự tứ, khắng khít nhắc việc truyền tử lưu tôn giữ lấy bờ cõi, lại phải luôn luôn tuân theo đạo để được lâu dài, chăm chăm như bưng bát canh đầy, nơm nớp lo giữ lấy nghiệp nước, kế thừa mệnh trời để trường kỳ giữ phận nơi nam phục.
Phàm nghĩa lớn của Xuân Thu ấy là nhất thống, thánh thiên tử đãi ai cũng đồng nhân, bao phủ hết cả mọi nơi, ân trạch thấm nhuần thanh giáo, nên những nước nhỏ thấp hèn cũng được ở dưới bóng râm của mái đình nên dù thần đức kém, ngu muội cũng được hưởng vinh quang. Còn bản quốc từ Lê, Trần trở về trước đến tận vua Lạc Long dựng nước, ít thấy mà cũng không được nghe, biết làm sao để báo đáp ơn cao dầy một phần trong muôn vạn?
Thần nghe tin chỉ được phong, lập tức từ Nghệ An khởi trình, sung sướng cảm kích, mong sớm được nhận ân mệnh, nào ngờ lao lực mệt nhọc nên cảm hàn, bệnh cũ trở lại. Trộm nghĩ thần được phong tước rồi, ấy là phên dậu ở cõi nam, nếu không biết yêu lấy thân mình để cho bệnh thêm nguy kịch thì đối với nhà với nước của thần là chuyện nhỏ nhưng phụ ơn như trời của đại hoàng đế đó mới thật là tội lớn nên đành phải tâu lên rõ ràng về việc điều trị, xin thay đổi nhật kỳ tuyên phong.
Trong lúc vội vã rên xiết, nghĩ đến thiên ân vô lượng, ấy thực là dày rộng, phủ ngoài da, thấm vào tuỷ khiến cho bệnh tật biến mất. Ngày 15 tháng Mười, kính cẩn lãnh thụ ngự thi và sắc thư, từ nay chăn dắt đất Nam Giao, thần đời đời con cháu, tuân theo thánh huấn, phụng sự nhà Ðại Thanh.
Thần vốn chỉ là kẻ áo vải đất Tây Sơn, được vinh dự phong hiệu, tự biết không thể nào báo đáp được, chỉ mong thượng tuần tháng ba sang năm, khởi thân lên kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, chúc mừng đại hoàng đế bát tuần vạn thọ, mong được ngày ngày nghe lời thánh dụ, biết qua căn bản chính trị, tuân phụng thi hành, dân chúng thần tử trong nước cũng được nhờ ấy là đại nguyện của thần vậy.
Thần cảm kích ơn đức sâu dày, chỉ có chút mọn đạm bạc, kính cẩn sai kẻ gia thần thân tín là Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lang, Lê Lương Thận đem biểu văn tạ ơn và chút lễ dâng lên. Lại tra theo lệ, năm nay đúng là kỳ hạn tuế cống của nước thần, lễ thổ sản không dám thiếu sót, kính cẩn sai gia thần là Trần Phong Ðại[đúng ra là Trần Đăng Thiên], Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề đem cống nghi đến cửa quan.
Trộm mong ơn thánh soi xuống kẻ dưới, chấp thuận cho những người thần sai đi được cung kính đến nơi cửa khuyết chiêm cận, để được dâng lên cống vật tạ ơn, lòng thành giữ theo lệ cũ mãi mãi được thấm nhuần ân trạch, không thiếu bổn phận kẻ cộng cầu, không rơi nhiệm vụ làm phên dậu. Hạ thần không được chiêm ngưỡng thiên nhan, thánh thể, nhưng thật hết dạ cầu mong.
TẠ ÂN BIỂU
Nguyên văn
新封安南國王阮光平謹奏上言:
茲欽奉特頒恩命敕書,並賞賜御製親筆詩章,綸綍煇煌,宸奎璀璨,蓋自白雉賓周以後,指南之嶺嶠重煇,粵從朱鳶屬汗迄今,拱北之星宸增彩,實自天之異數,眞曠古之奇逢。
臣叩首承恩,捫心感德,天地父母之為量,固莫德而形容,塵壤涓滴之至微,實何階而報稱?
謹奉表稱謝者:
伏以
太和保合,乾施照龍德之正中,
鄞治流行,晉錫仰洪恩之溥慱,
隆霑逮遠,素悃瞻高。
欽惟大皇帝陛下,豈弟為綱,中和作則。
敬止緝熙穆穆[9],久道而天下化成,
欽明文思安安[10],惇德而蠻夷率服。
北極辰居其所,
南溟波自不揚,
聖心恢綏附懷來,雨露繼風霆而潤澤。
天道體栽培傾覆,山陵因淵谷以推移,
蓋洪鈞陶鑄之至公,斯皇極馴彝之無黨。尺札十行天詔,賜臣以藉寵靈而資鎭撫,風行融液之奏,一章八句宸翰,勉臣以謹特守而保封疆,日朗光明之燭。
恩旨降而榮回梅驛,德音宣而慶溢桂郊,臣敢不祗奉聖謨,恪遵侯度,天顏咫尺,期明年身親鳳闕之鈞韶,地面十三,願奕世永執象方之玉帛。臣下情無任瞻天仰聖不勝激切感戀之至,謹奉表稱謝以聞。
一,謹遣奉貢家臣三名:阮宏匡,宋名郎,黎梁愼。
一,奉進恭謝儀物:金子二十鎰,銀子一百鎰,土絹一百疋,羅紈一百疋,象牙三對,該重二百斤。
Dịch âm
Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình cẩn tấu thượng ngôn:
Tư khâm phụng đặc ban ân mệnh sắc thư, tịnh thưởng tứ ngự chế thân bút thi chương,
Luân phất huy hoàng,
Thần khuê thôi xán,
Cái tự bạch trĩ tân Chu dĩ hậu, chỉ nam chi Lĩnh Kiệu[11] trùng huy,
Việt tòng Chu Diên thuộc hãn hất kim, củng bắc chi tinh thần tăng thải,
Thật tự thiên chi dị số,
Chân khoáng cổ chi kỳ phùng.
Thần khấu thủ thừa ân,
Môn tâm cảm đức,
Thiên địa phụ mẫu chi vi lượng, cố mạc đức nhi hình dung,
Trần nhưỡng quyên tích chi chí vi, thật hà giai nhi báo xứng!
Cẩn phụng biểu xưng tạ giả:
Phục dĩ
Thái hòa bảo hiệp, can thi chiếu đức chi chính trung,
Ngân trì lưu hành, tấn tích ngưỡng hồng ân chi phổ đoạn,
Long triêm đãi viễn,
Tố khổn chiêm cao.
Khâm duy đại hoàng đế bệ hạ,
Khởi đễ vi cương,
Trung hòa tác tắc,
Kính chỉ tập hi mục mục, cửu đạo nhi thiên hạ hóa thành,
Khâm minh văn tư an an, đôn đức nhi man di suất phục.
Bắc cực thần cư kỳ sở,
Nam minh ba tự bất dương,
Thánh tâm khôi tuy phụ hoài lai, vũ lộ kế phong đình nhi nhuận trạch.
Thiên đạo thể tài bồi khuynh phúc, san lăng nhân uyên cốc dĩ thôi di,
Cái hồng quân đào chú chi chí công, tư hoàng cực tuần di chi vô đảng.
Xích trát thập hàng thiên chiếu tứ thần, dĩ tạ sủng linh nhi tư trấn phủ,
Phong hành dung dịch chi tấu, nhất chương bát cú thần hàn, miễn thần dĩ cẩn đặc thủ nhi bảo phong cương, nhật lãng quang minh chi chúc.
Ân chỉ giáng nhi vinh hồi mai dịch, đức âm tuyên nhi khánh dật Quế Giao, thần cảm bất chi phụng thánh mô, khác tuân hầu độ,
Thiên nhan chỉ xích, kỳ minh niên thân thân phượng khuyết chi quân thiều,
Ðịa diện thập tam, nguyện dịch thế vĩnh chấp tượng phương chi ngọc bạch.
Thần hạ tình vô nhiệm chiêm thiên ngưỡng thánh, bất thắng kích thiết, cảm luyến chi chí, cẩn phụng biểu xưng tạ dĩ văn.
– Cẩn khiển phụng cống gia thần tam danh: Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lang, Lê Lương Thận.
– Phụng tiến cung tạ nghi vật : kim tử nhị thập dật, ngân tử nhất bách dật, thổ quyên nhất bách thất, la hoàn nhất bách thất, tượng nha tam đối, cai trọng nhị bách cân.
Dịch nghĩa
Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên rằng:
Thần được đặc ân ban cho sắc thư, lại được thưởng thơ ngự chế do đích thân hoàng đế viết,
Lời lẽ huy hoàng, nét bút sáng sủa.
Từ khi chim trĩ trắng cống cho nhà Chu trở về sau, kim chỉ nam đưa về đất Lĩnh Kiệu mới lại được sáng thêm lần nữa. Nước Việt từ khi còn là Chu Diên tới giờ, tinh tú chầu về phương Bắc càng thêm rực rỡ, ấy là ơn hiếm có của thiên triều, thực xưa nay khó mà gặp được.
Thần khấu đầu nhận ơn, trong lòng cảm đức,
Lượng trên quả lớn như trời đất cha mẹ, nên không sao có thể hình dung,
Phận nhỏ nhoi như hạt bụi, như mạt nước biết làm sao báo đáp.
Kính cẩn dâng biểu cảm tạ:
Phục dĩ[12]
Bảo hợp thái hoà[13], đạo càn lấy long đức chính trung làm gốc
Chư hầu hội hợp, trông hồng ân ban xuống khắp mọi nơi
Ân trạch thấm tới tận nơi xa
Ngẩng lên cao mong tưới xuống
Khâm duy đại hoàng đế bệ hạ, mối giềng rộng mở, phép tắc trung hoà
Luôn luôn kính ngưỡng, đạo bền giáo hoá cho thiên hạ
Văn tư an an, lấy đức để thu phục man di
Sao sáng nơi cực Bắc
Sóng lặng tại biển Nam
Lòng thánh vỗ về người xa đến, sau sấm chớp ơn mưa móc lại đầy tràn[14]
Ðạo trời tài bồi kẻ ngả nghiêng, non cao với vực sâu nay đổi chỗ
Việc rèn đúc quả thật công bằng, phép hoàng cực không hề phe đảng
Mười dòng chữ trên thiên chiếu ban cho, dặn dò thần việc trấn phủ
Chuẩn cho lời tâu, lại thêm một chương tám câu thần
Dặn thần gắng sức giữ gìn bảo vệ phong cương, thật sáng láng như ánh đuốc
Ân chỉ đưa xuống do ngựa trạm đưa về, đức bề trên tràn đầy đất Giao, đất Quế
Những lời chỉ dạy của thánh thượng, thần xin cung kính tuân theo.
Mặt rồng chỉ trong gang tấc, đến sang năm đích thân sang nơi cung phượng để nghe khúc quân thiều,
Ðất mười ba đạo, nguyện đời đời luôn được mang ngọc lụa sang triều cống [ ý nói chung sống hoà bình, ngọc lụa thay gươm giáo]
Thần chưa có dịp chiêm ngưỡng thiên [nhan], thánh [thể], không khỏi bồn chồn, hết sức lưu luyến, kính cẩn dâng lên biểu văn tạ ơn này.
Kính cẩn sai ba gia thần đem cống phẩm là Nguyễn Hoành Khuông, Tống Danh Lãng, Lê Lương Thận.
Phụng tiến các vật tạ ơn: hai mươi dật[15] vàng, một trăm dật bạc, lụa một trăm tấm, sa một trăm tấm, ba đôi ngà voi nặng tổng cộng hai trăm cân.
TUẾ CỐNG BIỂU
Nguyên văn
新封安南國王阮光平謹奏上言:
兹臣欽奉恩旨,勅封為安南王,奉照向例,今年正値臣國歲貢之期。
竊維旅百實庭,會同乃明堂之制,譯三獻篚,供斯侯度之常。
臣
幸沐恩光,叨膺穹爵。
樹之司牧,承天莫狀於宏休,
陳其物宜,任土恪循於舊典。
謹奉表上進者:
伏以
厥中允執[16],衣裳感仰于堯明,
惟正之供[17],玉帛虔修于夏貢。
抬頭見日,叩首焚香。
欽惟大皇帝陛下:
福德聖人,綱常宗主。
夀考為綱為紀,出乎震,見乎離,說乎兌,勞乎坎[18],範圍在久之美成,
言行是訓是彝,漸于東,被于西,暨于朔,訖于南,規矩祗先之德化。
蓋亭育丕恢于聖度,而寂敷仰體于天心。
輸誠曲軫微衷,不忍限暄和于銅柱,
作屏寵頒新命,遂獲登猥陋于寳書。
誠泰山滄海之難量,
豈勺水涓塵之能報。
臣
仰蒙陶造,劇切戴親。
共球恪展微儀,正忻九千里海山之初達,
冠帶願偕盛會,厪[廑]祝億萬年日月之長輝。
臣
下情無任瞻天仰聖不勝激切翹望之至,謹奉上進以聞。
一,謹遣奉貢家臣三名:陳登天,阮止信,阮偍。
一,奉進歲貢儀物:金香爐花瓶四對,該重二百九兩,折作金子二十錠[19],銀盆十二口,該重二百九兩,折作銀子六十九錠,沉香八百十二兩,速香一千九十五兩。
Dịch âm
Tân phong An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình cẩn tấu thượng ngôn:
Tư thần khâm phụng ân chỉ, sắc phong vi An Nam vương, phụng chiếu hướng lệ, kim niên chánh trị thần quốc tuế cống chi kỳ.
Thiết duy lữ bách thật đình, hội đồng nãi minh đường chi chế, dịch tam hiến phỉ, cung tư hầu độ chi thường.
Thần
Hạnh mộc ân quang,
Thao ưng khung tước,
Thụ chi ti mục, thừa thiên mạc trạng ư hoành hưu,
Trần kỳ vật nghi, nhiệm thổ khác tuần ư cựu điển.
Cẩn phụng biểu thượng tiến giả:
Phục dĩ,
Quyết trung doãn chấp, y thường cảm ngưỡng vu Nghiêu minh,
Duy chánh chi cung, ngọc bạch kiền tu vu Hạ cống.
Sĩ đầu kiến nhật,
Khấu thủ phần hương.
Khâm duy đại hoàng đế bệ hạ,
Phúc đức thánh nhân,
Cương thường tông chủ,
Thọ khảo vi cương vi kỉ, xuất hồ chấn, kiến hồ ly, thuyết hồ đoài, lao hồ khảm, phạm vi tại cửu chi mỹ thành,
Ngôn hành thị huấn thị di, tiệm vu đông, bỉ vu tây, kỵ vu sóc, cật vu nam, quy củ chi tiên chi đức hóa.
Cái đình dục phi khôi vu thánh độ,
Nhi tịch phu ngưỡng thể vu thiên tâm.
Thâu thành khúc chẩn vi trung, bất nhẫn hạn huyên hòa vu đồng trụ,
Tác bình sủng ban tân mệnh, toại hoạch đăng ổi lậu vu bảo thư.
Thành Thái Sơn thương hải chi nan lượng,
Khởi chước thủy quyên trần chi năng báo,
Thần
Ngưỡng mông đào tạo,
Kịch thiết đái thân.
Cộng cầu khác triển vi nghi, chánh hãn cửu thiên lý hải sơn chi sơ đạt,
Quan đái nguyện giai thịnh hội, cần chúc ức vạn niên nhật nguyệt chi trường huy.
Thần hạ tình vô nhiệm chiêm thiên ngưỡng thánh,
Bất thắng kích thiết
Kiều vọng chi chí,
Cẩn phụng thượng tiến dĩ văn.
Cẩn khiển phụng cống gia thần tam danh : Trần Ðăng Thiên, Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề.
Phụng tiến tuế cống nghi vật :
– kim hương lô hoa bình tứ đối, cai trọng nhị bách cửu lượng,
– chiết tác kim tử nhị thập đĩnh, ngân bồn thập nhị khẩu, cai trọng nhị bách cửu lượng,
– chiết tác ngân tử lục thập cửu đĩnh,
– trầm hương bát bách thập nhị lượng,
– tốc hương nhất thiên cửu thập ngũ lượng.
Dịch nghĩa
Quốc vương mới được phong nước An Nam là Nguyễn Quang Bình kính cẩn tâu lên rằng:
Từ khi thần được ân chỉ của bệ hạ, sắc phong làm vua nước An Nam, chiếu theo thể lệ cũ, năm nay chính là đến kỳ tuế cống.
Trộm nghĩ thần đã được dự vào chốn thực đình, thì cũng phải theo chế độ của minh đường, qua ba lần dịch để dâng lên.
Thần may mắn được tắm gội ân quang, ban cho vương tước, cho làm ti mục, vâng theo mệnh trời rộng lớn, có chút phẩm vật, theo điển cũ để tỏ lòng thành kính. Cho nên dâng biểu lên thánh thượng:
Cúi lạy:
Khăng khăng giữ điều trung, ngẩng lên xem đức sáng của vua Nghiêu
Chỉ nhận cho vừa đủ, đem ngọc lụa để cống vua Hạ Vũ.
Rập đầu thấy trời, cúi xuống đốt hương.
Kính xin đại hoàng đế bệ hạ
Phúc đức của bậc thánh nhân
Mối giềng của đấng tông chủ
Sống thọ để sắp đặt cương kỷ, ra ngoài theo quẻ chấn, xét việc như quẻ ly, nói năng như quẻ đoài, nỗ lực như quẻ khảm, để mọi việc tốt đẹp dài lâu.
Lời nói việc làm đều dạy bảo, khuôn phép, thu góp ở đông, hoàn bị ở tây, khởi đầu ở bắc, kết thúc ở nam, mực thước lấy chi [cung kính] lấy đức hoá.
Nghiệp lớn được trở lại cũng là nhờ thánh thượng độ cho, ban bố khắp bốn phương cũng là do lòng thiên tử.
Vì thành thực qui phục bằng tấm lòng trung, nên không giới hạn trụ đồng mà không toả ánh nắng ấm,
Nhận làm phên dậu nên yêu ban mệnh mới, lại thương mến không nệ hủ lậu mà cho thêm bảo thư.
Lượng trên thật to như biển cả, như Thái Sơn
Tài hèn mọn như thìa, như bụi làm sao báo đáp
Thần,
Ơn trên đào tạo, hết sức hết lòng
Cộng cầu kính đem chút nhỏ mọn, vượt chín ngàn dặm núi biển đến dâng
Nơi triều đình đều là thịnh hội, chúc [thiên tử] sáng mãi như nhật nguyệt
Hạ thần không thể tự mình đến chiêm thiên ngưỡng thánh, mong mỏi không biết chừng nào, kính cẩn dâng lên bài văn này.
Kính sai ba gia thần mang đồ cống là Trần Ðăng Thiên, Nguyễn Chỉ Tín, Nguyễn Ðề
Phụng tiến tuế cống những phẩm vật sau đây: lò hương và bình hoa bằng vàng bốn đôi, nặng cả thảy hai trăm lẻ chín lượng, vàng ròng hai mươi nén, bồn bạc mười hai cái, nặng cả thảy hai trăm lẻ chín lượng, bạc ròng sáu mươi chín nén, trầm hương tám trăm mười hai lượng, tốc hương một nghìn không trăm chín mươi lăm lượng.
LIÊN LẠC VỚI QUAN LẠI NHÀ THANH
Cũng trong dịp này, vua Quang Trung cũng gửi lễ vật tạ ơn Phúc Khang An đồng thời kèm theo quà chúc thọ nhân kỳ sinh nhật của họ Phúc và cũng không quên tạ ơn Lâm Hổ Bảng, Thang Hùng Nghiệp. Những văn thư này còn ghi trong Lịch Triều Tạp Kỷ, quyển VI. Tuy chủ yếu vẫn là văn chương thù tạc, đa hư thiểu thực nhưng qua nội duy chúng ta cũng biết được phần nào giao tình của triều đình Tây Sơn với quan lại nhà Thanh ở biên giới, vốn dĩ là trạm nối liền của Thanh – Việt. Một số chi tiết về việc đàm phán và giảng hoà cũng được nhắc đến như chứng tích về công tác tái lập bang giao.
Vua Quang Trung cũng sai Nguyễn Quang Thùy, Ngô Văn Sở đem một số phương vật cảm tạ những giới chức nhà Thanh.
THÀNH LÂM – VƯƠNG PHỦ ĐƯỜNG
Thiếp gửi đến Thành Lâm và Vương Phủ Đường nội dung như sau:
Nay xe tiên lên đường trở về cửa ngọc [đây chỉ Nam Quan] cùng các hành viên[20] theo hầu vạn dặm. Hạ ấp đơn sơ không kịp chuẩn bị hành lý nên chỉ có 50 dật bạc đưa tặng để nhớ đến người ở xa, mong xem xét nhận cho để tự phân cấp.
Còn hai viên tuần kiểm thì gửi biếu thêm 2 cân nhục quế, mười thiên bả tổng 10 cân nhục quế.
Phẩm vật tạ ơn Thành Lâm và Vương Phủ Đường
Vàng | 5 dật (鎰) |
Bạc | 50 dật |
Thổ quyên | 200 tấm |
La hoàn | 200 tấm |
Ngà voi | 2 đôi |
Hoa tê giác | 1 cái |
Ô tê giác | 1 cái |
Nhục quế Thanh Hoa | 40 cân |
Huân hương | 2 bình |
Phẩm vật tạ ơn tổng quản
Vàng | 2 dật |
Bạc | 20 dật |
Thổ quyên | 100 tấm |
La hoàn | 100 tấm |
Ngà voi | 2 đôi |
Ô tê giác | 2 cái |
Nhục quế | 10 cân |
LÂM HỔ BẢNG
Thư gửi Lâm Hổ Bảng như sau:[21]
Trước đây bản quốc gõ cửa quan xin thần phục, được quí đài phụng mệnh hộ tống trên đường đi, mọi việc đều được bẩm trước cho tỏ tường. Nghĩ đến thịnh tình chiếu cố và truyền đạt tấm lòng nhân của thiên tử vỗ về người ở xa và tỏ cái lòng bao dung của chế hiến tôn đại nhân (tức tổng đốc Phúc Khang An) nên những công văn đệ lên đều được hết sức phi đạt khiến cho tấm lòng cung thuận của kẻ hèn này đã được thiên tử nghe đến.
Chỉ trong một tuần tôi đã nhận được chỉ giáng xuống ban cho phong hiệu, sắc thư rực rỡ, lãnh kiệu sinh huy. Bộc có được sự gặp gỡ hiếm loi kỳ lạ như thế này phần nhiều là nhờ vào sự giúp đỡ của đại nhân vậy.
Kịp khi sứ thần mang cờ tiết xuất quan, mọi việc nghi thức đưa đón lại cũng do quí đài dạy bảo cho biết trước, bản quốc chỉ kính cẩn tuân hành. Việc tiếp đón ở mười dịch trạm thật là qua loa nhưng nhờ tình nghĩ đến nên cũng chu toàn may mà không gây sai sót. Còn như đại điển tuyên phong tuy đã nhận được công văn định ngày nhưng vì bộc bất ngờ bị bệnh nên phải đổi hạn kỳ, trình lên hai vị tướng sự đại viên để đưa lên ngài xem xét.
Vậy nên ngày 15 tháng Mười đã bái lãnh ân của thiên triều gồm sắc thư và ngự thi, mãi mãi làm phiên phục. Nay soạn biểu văn cùng chuẩn bị nghi vật tạ ơn và tiến cống sai bồi thần mang đến cửa quan để đợi tiến cận cùng sai người đem bẩm văn, nghi vật khấu tạ trước viên môn chế hiến tôn đại nhân.
Lần này ngoài người được cử lên hầu mệnh ở ngoài cửa quan, cũng mong được đại nhân dạy bảo để cho mọi sự được hợp với thể thức tỏ tấm lòng cảm ơn vá thành thực của bản quốc.
Kèm theo lá thư này là các phẫm vật tạ ơn Lâm Hổ Bảng
Thổ quyên | 50 tấm |
La hoàn | 50 tấm |
Ngà voi | 5 đôi |
Hoa tê giác | 2 cái |
Nhục quế hạng nhất | 10 cân |
THANG HÙNG NGHIỆP
Thư gửi Thang Hùng Nghiệp như sau:
Trộm nghe Kinh Dịch có nói rằng: Hạc minh tại âm, kỳ tử hoạ chi (鶴鳴在陰,其子和之)[22]. Trong Hệ từ Khổng phu tử giảng rằng: Quân tử cư thất, xuất kỳ ngôn thiện tắc thiên lý chi ngoại, ứng chi. (君子居室,出其言善,則千里之外應之)[23] Cho nên âm hoà thì tìm đến nhau là lý tất nhiên của mọi vật, lời thiện ứng với nhau là điều đương nhiên của đạo làm người.
Đầu năm Mậu Thân, bộc đem tình hình trong nước gõ cửa quan xin đầu khoản, nhưng không được quan tổng đốc tiền nhiệm nhận cho, khiến gây ra một phen tranh chấp. Khi ấy tấm lòng tin chưa đệ đạt lên nên tiếng kêu cũng chưa được nghe đến nên dẫu muốn cho tiếng hoạ được ứng theo thì cũng không biết do đâu mà làm vậy. Thành ra chỉ đành ấm ức giữ riêng trong lòng.
Tự nghĩ: Đại hoàng đế như trời. Trời không che chở riêng ai nhưng cũng có chỗ chưa đoái tới. Hay là khi khúc thành có lúc cũng không thấu đến việc nhỏ nhoi nên người nói trước được thắng, còn phong cương đại thần chỉ mới nghe lời dèm pha của một bên mà giúp cho nên mới gửi văn thư cho tổng đốc tiền nhiệm kèm theo bút chú để nhờ trình lên, về sau lại hối vì xem ra cũng chẳng ích lợi gì.[24] Phong thư đó vừa gửi qua lại e rằng một lời mà gây chuyện binh đao, hối hận cũng không kịp.
Thế nhưng chỉ trong một tuần thì nhận được thư của đại nhân khuyên những điều nên tránh, chớ đem giận dữ mà gây thêm rắc rối, sẽ giữ lá thư trước không gửi đi để cho bộc này có thể tự tân rồi sẽ ở bên trong giúp đỡ cho cơ hội ngọc thành.
Bộc nghe lời chỉ bảo đều nhất nhất tuân theo, biết đại nhân ắt có cách đóng mở ảo diệu, nếu không cửa khuyết vạn dặm, dù to như núi Thái hay nhỏ như hạt bụi, một lòng thành kính nếu không ai đề đạt lên cũng chẳng khác gì những việc nhỏ nhoi khác không được biết tới.
Việc bộc này được phụng sự đại hoàng đế, làm bầy tôi phên dậu bên ngoài, từ nay sinh linh bản quốc đều được hưởng phúc, mấu chốt cũng là do một câu “giới nộ” (戒怒) để làm phương thuốc chữa cho cái ngu tối của tôi. Lòng đại nhân thực không khác gì nước mùa thu, lượng của đại nhân chẳng kém gì núi mùa xuân nên đã soi thấu cái lòng kính sợ thiên tử, thờ nước lớn không ra ngoài vòng giáo hoá nên nhân khi đốc bộ đường tiền nhiệm được điều về kinh bệ kiến đã đề đạt lên trước trung đường Phúc công gia, lại hết sức lo liệu không để cho lúc còn mờ mịt mà gạt bỏ.
Công trung đường vốn là tay chân tâm phúc của thiên tử, hoàng thường nguyên cát (áo bào vàng hàng đầu quan lại, chỉ văn quan) dùng mềm dẻo để cai trị vạn bang, xích tích bất hà (mang hia đỏ không tì vết, chỉ võ nghiệp), lấy thư thái mà vỗ về bốn phía. Cho nên trong việc qui phụ này, đại nhân đã nhận soái tiết (lệnh vua làm nguyên soái) đến tận cửa quan, bằng lòng nhận tờ biểu chuyển tấu, cho phép Nguyễn Quang Hiển thay mặt(vua Quang Trung) hành lễ rồi sau đó hoàn thành việc chiêm cận (lên kinh đô triều kiến vua Càn Long), chỉ hơnmột tháng, đã khâm phụng sắc thư ngự ban, lại ban cho vòng đeo bằng trân châu cùng thưởng cho cả những người cùng đến nhập cận thiên nhan. Đại nhân lại lãnh mệnh đi cùng lên kinh đô (chỉ Thang Hùng Nghiệp bạn tống Nguyễn Quang Hiển), đường xa gian khổ.
Quả đúng như phong cương đại thần đề đạt lên hoàng thượng, lập tức có lệnh phong vương và được đại hoàng đế ban xuống sắc thư, ngự thi và công trung đường sai bọn Thành đại nhân sang nước tôi tuyên thị.
Ngày vọng tháng Mười (tức 15) hoàn thành đại lễ tuyên phong, vinh dự khác thường, xưa nay chưa từng nghe đến khiến cho tôi hết sức xúc động, không thể nào hình dung cho hết được. Hiện nay ấn vàng và cáo sắc nhà vua ban cho thì Nguyễn Quang Hiển đã về đến nhà, lại đem theo các món thưởng tứ, thật là dồi dào ưu hậu, đủ thấy công ơn trời che đất chở của đại hoàng đế.
Nhành mai nở rộ, biết được gió đông nay hộ trì. Bèo xanh toả sáng, nhận ra thuỷ tê đang dẫn chiếu. Nếu hoạ lại nguyên âm của vũ trụ thì ứng với tiếng của hạc linh. Phàm trong nhà của người quân tử có lời nói lành thì mới được như thế.
Truyện viết:
Một lời có thể làm hưng đất nước, lời nói người nhân thì lợi to lớn là nhường nào.
Người nhân không đòi báo đáp nhưng thói thường không thể không lo đáp đền. Bộc lúc đầu muốn trả ơn thì nghĩ rằng Giao Nam là nơi hoang vắng, quê mùa được lễ nghĩa văn chương Trung Quốc dạy cho, vậy dùng lễ mà báo đáp.
Phép nước không cho vượt biên cảnh, chưa được tham yết nên một tấm vải không đủ gọi là báo đền. Bộc lại nghĩ rằng Giao Nam tuy nhỏ nhưng sản xuất được cả ngũ kim, dùng vật chẳng hay sao? Người quân tử không ham vật lạ, dù có trân châu Hợp Phố, ngọc bích họ Hoà, cũng không đủ để đáp lại. Suy nghĩ thêm nữa thì thịnh đức của đại nhân, sở dĩ ban xuống cho bộc này thật không mỏng. Chỉ có theo phép tắc của thánh nhân, hết lòng cung thuận không thất thố để thờ thiên tử, kính cẩn không lơi là để giữ nước có thế mới không phụ lòng nhân của đại hoàng đế vun trồng cho, báo đáp thịnh tình giúp đỡ của đại nhân, ấy thực là cách trả lại cho người nhân vậy.
Vì thế tôi đã sai nội thư gia lấy lời theo thể Nhạc Phủ ngày xưa để ca tụng công đức rằng:
交之山,有傘圓。石璘峋其體玄。
大人閉虎關以寜邊。納下邑億萬家于管絃。
此功與此山並其高堅。
交之海,有思容。水澎澎其連空。
大人帖鯨浸以朝東。奠新邦億萬年之丕洪。
此德與此海相爲冲瀜。
Núi ở Giao Nam có Tản Viên,
Sắc đá lấp lánh màu đen tuyền.
Đại nhân đóng hổ quan, giữ biên cương được yên.
Giúp dân chúng hạ bang muôn nhà đều quản huyền.
Công đức đó sánh với núi vừa cao vừa kiên.
Biển ở Giao Nam có Tư Dung,
Nước chảy mênh mông đến trời không.
Đại nhân dẹp cá kình, nước chảy về phương đông.
Giữ nền móng cho hạ bang mãi vô cùng.
Công đức đó sánh với biển vượt cùng chung.
Lời lẽ nôm na ca tụng đại nhân được bách phúc. Giấy má xa xôi, cung chúc vinh hỉ.[25]
Nhân dịp chánh sứ Thanh Tiết Hầu Nguyễn Hoành Khuông đem biểu tạ ơn và tiến cống nên vua Quang Trung cũng sai đem tặng cho Thang Hùng Nghiệp như sau:
Bạc | 10 dật |
Thổ quyên | 50 tấm |
La hoàn | 50 tấm |
Ngà voi | 2 đôi |
Nhục quế hạng nhất | 40 cân |
PHÚC KHANG AN
Riêng Phúc Khang An là mệnh quan của nhà Thanh, lại là người trung gian công lao rất nhiều nên vua Quang Trung gửi thư cám ơn như sau:
Trộm nghe: Việc cao nhất ở trên đời không gì bằng thi (ân) báo (đáp). Cho nên trời cao vô tình nhưng linh khí đều tụ cả vào đấy. Những bậc cao minh đều theo đường hoà để đạt được thuận.
Vậy nên Kinh Lễ dạy có qua có lại, Kinh Thi ca ngợi việc báo đáp là tình người phải có mà thiên lý cũng là chuyện đương nhiên.
Vừa đây tiểu phiên xin được phong vương, cũng nhờ tôn đại nhân từ đầu chí cuối ngọc thành nên may mắn sớm được ân phong, điển sách long trọng, thật là vinh dự chưa từng có của bản quốc, ngũ quan đều cảm kích bội phục, không sao hình dung cho hết.
Lại được vật quí gồm ba thanh ngọc như ý, một con hùng mã, mười tấm thái đoạn sai tổng quản lão gia đem qua làm quà mừng. Được thi ân mấy đợt, sóng tràn thật nhiều, từ xưa phong cương đại thần của thiên triều đãi ngộ ngoại phiên thực chưa bao giờ lại chăm lo khác thường đến như thế.
Tiểu phiên vốn phận nhỏ bé nghèo hèn, nay được vào hàng mũ đai ở chốn minh đường, Xét kỹ căn do, nếu chẳng được tôn đại nhân chỉ bảo khai sáng thì làm sao đến được cửa trời vạn dặm? Lại còn ban cho tân bang vật hiếm quí trên đời, thấm ướt vượt mức đến khắp hạ ấp. Ngày tiểu phiên được lãnh phong những vật chúc mừng thượng hạng kia đã kính cẩn bái lãnh.
Tự nghĩ mình chỉ nhỏ như một hạt bụi, không biết cách nào báo đáp ơn cao trong muôn một. Chỉ có cách đeo ngọc quỳnh để cảm nhận ân trạch lam điền, cài hoa mai để biết ơn nặng của gió đông. Cái tình nâng đỡ không thể nào quên. Kính dâng lòng thành giãi lên mấy lời trên lụa hiến thọ cẩm đường. Lại sửa soạn chút thổ nghi đưa lên tạ ơn.
Thêm nữa gia điệt là Nguyễn Quang Hiển cung tiến nghi vật thỉnh phong đã được thu nhận, chỉ có vài món quà nhỏ hiện đã trả về. Đây chỉ là chút lòng thành đơn bạc mong được đưa lên bộ đường nên kính cẩn sai gia thần theo hai vị tướng sự đại nhân (tức Thành Lâm và Vương Phủ Đường) cùng đi lên cửa quan trình hiến. Mong được tôn đại nhân soi xét rõ ràng, sương vực bao la mà dung cho tình báo đáp gửi trong lễ vật cho tới trước viên môn để đệ lên những món tạ nghi này, đợi để thu nạp.
Ấy là dẫu chưa đủ lời báo nhưng may mắn tả những lời này đến bậc cao minh, mong nhận chút quà nhỏ mọn.
Ngoài lá thư cám ơn này, vua Quang Trung cũng gửi một bài văn chúc thọ nhân dịp sinh nhật của Phúc Khang An có tên là Hiến Thọ Cẩm Đường Văn (獻夀錦堂文) thêu trên trục gấm như sau:
獻夀錦堂文 (書于錦軸)
恭審。
泰朗開昌。名世應河清之運。
普康蒙錫。下邦覃草潤之私。
仰恩庥而感切五衷。
瞻台座而神馳萬里。
敬惟
督部堂尊大人。
忠賢名世。文武邦基。
銀潢爲帝室腹心。
冠紳弁宣猷二十年來。彰赤舄黄裳之懿爍。
玉鉉應天家喉舌。從臺閣賦政數千里外。
勒滄漠雪窖之崇鴻。
德車留慶於十閩。帥節敷輝於百粵。
體楓陛柔懷至德。幈幪推大厦之仁。
鑒葵心恭順眞誠。風浪息虛舟之怒。
瀝册表旣豋於宣室。飛白書旋降於建章。
輝煌新命賁雙旌。軫翼度芒寒增正色。
優渥先施來百寶。珥瀘江波况自中心。
蓋玉成莫狀於陶鎔。而瓊報何加於封植。
栽培仰天心來復。旣親見色犧一陽初動之春。
芝茁憑晷影照臨。願遙上召虎萬壽無疆之祝。
其詞曰。
宏潤流光。崧高毓德。
宗臣派出仙源。文經武緯。
品望蓋中原。表裏青藩黄閣。
洪謨偉烈賛貞元。眞正是弼星降世。
八斗耀天垣。翰旋參化紐。
春風扇煖。冬日舒温。
神功歸太極。夫子無言。稠疊崑山渥水。
七襄雲錦下天孫。施澤普。遥歌戩款。獻上棨衣轅。
Bản dịch Hoàng Văn Lâu
Ngô Cao Lãng. Lịch Triều Tạp Kỷ [bản dịch Hoa Bằng và Hoàng Văn Lâu] (KHXH, 1995) tr. 675-6
Thái hoà hội mở, danh thế theo vận nước Hoàng Hà trong; tấn phong sắc ban, nước dưới nhận ơn trên nhuần khắp. Ngưỡng phúc ân mà xúc động trong lòng, vọng đài toạ mà hồn bay muôn dặm. Kính nghĩ:
Đốc bộ đường tôn đại nhân, đức trung, hiền nổi tiếng trên đời, tài văn, võ dựng nền đất nước. Tựa Ngân Hà, làm phúc tâm đế thất, đứng đầu các quan, bầy mưu hay hai chục năm nay, rỡ ràng hia đỏ, áo vàng vinh hạnh!
Như đỉnh ngọc, là tai mắt nhà trời, theo hầu đài các, trị nước giỏi bên ngoài ngàn dặm, trấn giữ trời băng, biển thẳm bao la. Xe đức để nguồn vui cho khắp cõi Mân, cờ suý soi ánh sáng mọi miền Bách Việt. Thế đức cưu mang ở nơi thềm bệ, suy lòng nhân che chở tựa nhà to; soi lòng hướng dương cung thuận chân thành, lặng sóng gió dập vùi thuyền giữa bể. Dâng biểu văn tới tận chốn triều đường; truyền sắc mệnh ban từ nơi cửa khuyết.
Huy hoàng lệnh mới sáng nơi nơi, vùng Dực, Chẩn ánh ngời tăng chính sắc; ưu ái ban ngọc châu sang trước, sông Nhị, Lô sóng cuộn tự trong lòng !
Ôi ! công tác thành còn hơn cả đức nhân, mà báo đáp có gì hơn vun xới ! Ơn tài bồi trông lòng trời ban xuống, đã thấy cảnh xuân tươi hưởng nắng của Phục Hi; đức nuôi nấng tựa ánh nhật chiếu soi, dâng chúc lời vạn thọ vô cương đời Thiệu Hổ.
Lời rằng: Ánh soi nhuần khắp, như ngọn Tung sơn chung đúc đức nhân, dòng giống tiên vốn nẩy tự Tống thần; Văn vũ gồm hai, phẩm đức, uy vọng nổi danh khắp cõi, ngoài phiên, trong Các, mưu cao, công lớn vang dội xưa nay.
Thực đúng là sao phụ bật giáng trần, tài đức sáng vòm trời, xoay vần theo tạo hoá. Gió xuân thổi ấm, nắng sưởi ngày đông. Thành công qui về thái cực. Phu tử không lời. Lớp lớp Côn Sơn ân trạch nặng, gấm mây Chức nữ xuống điểm tô. Ban ân khắp, ca bài Phúc lộc dâng tới viên môn.
Việc quốc vương An Nam gửi thư mừng sinh nhật một viên quan nhà Thanh có kèm theo thọ lễ là việc ít xảy ra và cũng là đầu mối của tin đồn là nước ta phải đút lót cho xong việc. Xem những thư này, phần nào có thể hiểu được diễn tiến việc đàm phán trong đó Thang Hùng Nghiệp làm con thoi để giúp cho việc cầu phong được khứng hợp với đòi hỏi và mong đợi của nhà Thanh.
trên đường lên kinh đô
Ngày 18 tháng 12 năm Kỷ Dậu [2-1-1790] phái đoàn Nguyễn Hoành Khuông [tổng cộng 18 người] được Tống Văn Hình đưa đến Quảng Tây. Việc An Nam hai lần tạ ơn kèm theo cống phẩm, khiến cho vua Càn Long rất xứng ý nhưng cũng phiền trách là làm như thế hao tốn cho tài nguyên[26] nên đã gửi chỉ dụ ra lệnh phải làm sao để phái bộ An Nam lên kinh đô trước ngày 10 tháng giêng ngõ hầu được vào dự yến vào dịp đầu năm.
Phái bộ cũng được tặng cho áo bông, mũ da, giày vớ vì miền bắc đang vào mùa đông, khí hậu giá buốt cần y phục ngự hàn. Tôn Vĩnh Thanh cũng cử hậu bổ đạo Hoàng Phù Thải [黃符綵] và phó tướng Đức Khắc Tinh Ngạch [德克精額] hộ tống lên kinh.[27]
Việc vua Quang Trung gửi ngay phái bộ Nguyễn Hoành Khuông sang kinh đô là một biến cố lớn, đánh dấu việc công nhận nhà Tây Sơn đã hoàn tất. Vua Càn Long nhiều lần gửi thư hoả tốc về hành trình và đã nặng lời khiển trách Tôn Vĩnh Thanh vì viên tuần phủ Quảng Tây đã theo đúng thủ tục chờ cho triều đình chấp thuận mới đưa phái bộ lên kinh đô. Trong dụ chỉ ngày 24 tháng Chạp năm Kỷ Dậu, có đoạn như sau:
… An Nam cống sứ tiến quan đã lâu, Tôn Vĩnh Thanh vẫn không lập tức ra lệnh khởi trình mà cứ giữ tại Thái Bình, Nam Ninh lần lữa, mãi đến đầu tháng Chạp mới từ Quế Lâm ra đi, tính toán hành trình không thể đến kinh trước cuối năm nay mà phải Tết Hoa Đăng sang năm mới đến kinh đô được. Như vậy các sứ thần đó đi đường mệt nhọc cũng vì viên tuần phủ này câu nệ diên trì mà ra.
Tôn Vĩnh Thanh trong nhiệm vụ tuần phủ đã mấy lần sai lầm đáng ra không thể lưu nhiệm nhưng vì Nguyễn Quang Bình đã định sang xuân nhập cận mà Tôn Vĩnh Thanh ở đây chiếu liệu vốn đã thuần thuộc nên không tiện đổi đi, lại cũng dễ khiến Nguyễn Quang Bình sinh nghi …[28]
Tôn Vĩnh Thanh còn bị truất bổng dưỡng liêm và số tiền đó được sử dụng vào việc xây cất nhà cửa, phòng ốc cho nhóm Lê Duy Kỳ được đưa lên kinh đô vào đầu năm Canh Tuất.[29] Cũng theo tài liệu trong cung, vua Càn Long đã ra lệnh cho các tỉnh báo cáo bằng phương tiện hoả tốc đường đi của phái đoàn.[30]
Tấu thư của Tôn Vĩnh Thanh
ngày 18 tháng Giêng năm Càn Long 55
nhận lỗi đã chậm trễ trong việc đưa sứ thần An Nam lên kinh đô
Ngày 13 tháng Chạp, sứ bộ đến Trường Sa, tính toán sẽ có thể đến kinh ngày 12 tháng Giêng.[31] Ngày 21 tháng Chạp, sứ bộ đến Hà Nam, lại nhận được sắc dụ thúc giục phải đi nhanh hơn để đến kịp dịp tết Hoa Đăng.[32]Ngày 25 tháng Chạp, phái đoàn đến Hứa Châu, Hà Nam thì lại nhận được tờ trát thứ ba bảo phải đi gấp để sao cho sáng sớm ngày mồng 6 tháng Giêng đến được kinh đô. Nhưng trong thời gian đó, gió bấc thổi mạnh e rằng không thể vượt qua sông Hoàng Hà nên vua Càn Long gia hạn cho đến mồng 9.[33] Cũng nên thêm rằng khi phái đoàn đến Hà Nam thì đã vào Tết Nguyên Đán nhưng không được ăn tết mà còn cố gắng đi nhanh hơn cho kịp ngày giờ đủ biết vua Càn Long quan tâm đến việc nước ta thần phục biết chừng nào.
Ngày 29 tháng Chạp, phái đoàn đến cảnh giới tỉnh Trực Lệ, ngày mồng 3 tháng Giêng đến Bảo Định và dự tính sẽ đến kinh đô ngày mồng 5 và vào ăn yến ngày mồng 6.[34]
Khuya ngày mồng 5 tháng Giêng, Phúc Trường An tâu lên:
Bọn cống sứ nước An Nam Nguyễn Hoành Khuông ngày mồng 5 giờ Hợi [tức nửa đêm] đã đến kinh đô. Thần lập tức tuân chỉ đến ngay Tứ Dịch Quán để xem và đã phụng dụ chỉ cho biết là quốc vương sai các ngươi tiến cống, tạ ơn đủ biết thành tâm qui phục.
Các ngươi khi đến cửa quan hoàng thượng vốn đã bảo tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh lập tức lo liệu khởi hành để cho đi được thong thả. Thế nhưng Tôn tuần phủ câu nệ diên trì bắt các ngươi phải chờ ở cửa quan khiến cho phải đi gấp mới kịp ăn yến vào đầu năm, đường đi không khỏi khó nhọc. Hoàng thượng đã gửi chỉ nghiêm nghị trách mắng Tôn tuần phủ và sai đến an ủi các ngươi hỏi xem đường đi lao khổ thế nào.
Thần lại bưng biểu văn của Nguyễn Quang Bình có lời châu phê cho các bồi thần được xem và nói rằng hoàng thượng xem tấu biểu của quốc vương các ngươi thấy tình từ khẩn thiết nên hết sức khen ngợi nên đặc biệt dùng bút son phê lên để cho các ngươi đem về trình cho quốc vương xem. Quốc vương các ngươi nhận được những ưu đãi đặc biệt như thế của đại hoàng đế ắt là sẽ rất vui vẻ đến khuyết đình chúc thọ để tỏ lòng thành hầu mãi mãi được hưởng ân quyến.
Bọn Nguyễn Hoành Khuông khấu đầu tạ ơn nói rằng bọn Hoành Khuông nhận lệnh quốc vương Nguyễn Quang Bình sai đem biểu tiến cống khiến cho bồi thần ở nơi hoang viễn được biết đến cảnh thổ Trung Hoa vốn là ân điển đặc biệt của việc chiêm tựu [chiêm vân tựu nhật, ý nói được triều kiến hoàng đế]. Nay tới kinh đô dự yến đầu năm để thấy vạn quốc lũ lượt kéo đến cùng hưởng ân trạch thấm ướt thật vui mừng vượt qua mong đợi nên phải đi đường xa cũng không mệt nhọc chút nào. Huống chi trên đường phu mã cung đốn không đâu không trông lên ân điển nên đã đến kịp thực là vạn hạnh.
Còn như biểu văn của quốc vương Nguyễn Quang Bình lại được đại hoàng đế ngự bút thân phê ưu hậu trông xuống, quả thật ngoại phiên xưa nay hiếm gặp, bọn Hoành Khuông sẽ kính cẩn đem về thì khi quốc vương quì đọc rồi sẽ cảm kích truyền cho con cháu đời đời làm quốc bảo …[35]
Ngày 11 tháng giêng, vua Càn Long mở tiệc tại phòng bên phải của Sơn Cao Thuỷ Trường Các trong vườn Viên Minh. Theo lời tường thuật của phái bộ Triều Tiên thì các sứ thần được ngồi cùng với các vương công, chỉ cách chỗ ngồi của vua Càn Long trong gang tấc[36]. Ngoài vương công và đại quan, năm phái đoàn phiên thuộc có mặt là Triều Tiên [nay là Hàn Quốc], An Nam [tức Ðại Việt], Lưu Cầu [tức quần đảo Ryukyu, nguyên là một tiểu quốc, bị sáp nhập vào Nhật Bản từ 1872, nay là Okinawa], Tiêm La [tức Thái Lan ngày nay], và Khuếch Nhĩ Khách [tức Gurkha, tiểu quốc vùng Népal, Bắc Ấn Ðộ].
Theo Hoa Trình Tiêu Khiển Tập [華程消遣集] của Nguyễn Đề thì sứ thần được đích thân vua Càn Long ban rượu và dự Thiên Tẩu Yến [千叟宴] dành riêng cho những người từ 70 tuổi trở lên. Nguyễn Đề, phó sứ nước ta, là người ít tuổi nhất dự đại tiệc này.[37] Phái đoàn cũng được theo hầu vua Càn Long du ngoạn trên thuyền rồng trên hồ tại Viên Minh Viên.
hoạ thơ vua càn long
Theo Dưỡng Cát Trai Tùng Lục [養吉齋叢錄] của Ngô Chấn Vực [吳振棫][38] thì vua Càn Long ban yến ở ngự viên[39]. Sáu sứ thần nước ta được dự các buổi đại yến vì vua Quang Trung năm đó hẹn sẽ sang dự lễ khánh thọ bát tuần nên hoàng đế Trung Hoa rất lấy làm đắc ý. Theo tường thuật của sứ bộ Triều Tiên, Lễ bộ thượng thư Thường Thanh [常清] đưa từng người lên quì trước ngự toạ [chỗ vua ngồi] để hoàng đế nhà Thanh tự tay rót rượu ban cho và nói vài lời phủ dụ. Việc đích thân nhà vua ban rượu là một nghi lễ đặc biệt của triều Mãn Thanh du nhập từ tập tục của dân du mục, người trên chia xẻ cho kẻ dưới, vốn dĩ trước đây chưa từng có. Chính vì thế, những ai đi sứ được ban ngự tửu đều vinh dự đặc biệt.
Giờ Ngọ hôm đó, vua Càn Long cho tuyên đọc một bài ngự chế thi [thơ nhà vua làm] để cho những sứ thần có thể hoạ lại. Trong dịp này, sứ thần các nước đã dâng lên 9 bài thơ, trong đó có 6 bài do 6 sứ thần nước Nam trổ tài[40].
NGUYÊN THI
Theo Thanh Cao Tông Ngự Chế thi văn toàn tập, tập Ðệ Ngũ, quyển 52, trang 4-5 thì bài thơ của vua Càn Long như sau:
節前御園賜宴席中得句
慶典今年値八旬,祚春華宴那辭頻。
聯茵瀛嶂敶五國,武帳穹窿容百人。
異數特宣首介近,分班各賜手危親。
一家中外真和浃,俶祉胥蒙大造仁[41]。
Dịch âm
Khánh điển kim niên trị bát tuần,
Tộ xuân hoa yến nả từ tần.
Liên nhân doanh chướng trần ngũ quốc,
Võ trướng khung lung dung bách nhân.
Dị số đặc tuyên thủ giới cận,
Phân ban các tứ thủ nguy thân.
Nhất gia trung ngoại chân hoà hiệp,
Thục chỉ tư mông đại tạo nhân.
Dịch nghĩa
Lễ mừng khánh thọ năm nay là tuổi tám mươi,
Tiệc tùng liên tiếp nhiều lần để cùng vui.
Chung lại cùng với nhau năm nước phiên thuộc,
Trướng võ khum khum che phủ đủ cho cả trăm người.
Ðặc biệt tuyên gọi các chánh sứ lên tận bên cạnh,
Ban [rượu] cho người nào cũng trịnh trọng nâng lên cao.
Trong ngoài một nhà quả thực là hoà hợp,
Mong phúc đến khắp nơi để tạo được điều nhân.
CÁC BÀI HOẠ LẠI CỦA SỨ THẦN AN NAM
Hình Bộ Hữu Thị Lang [刑部左侍郎] Nguyễn Hoành Khuông [阮宏匡] là chánh sứ tạ ân nước ta hoạ lại như sau:
Nguyên văn
筵開前節值新旬,春暖名園詔問頻。
恩侈帲幪高覆物,澤覃優渥廣同人。
懷侯柔遠天生聖,飽德觀光子慕親。
化外幸陪冠帶會,期頤介壽拜皇仁。
Dịch âm
Diên khai tiền tiết trị tân tuần,
Xuân noãn danh viên chiếu vấn tần.
Ân xỉ bình mông cao phúc vật,
Trạch đàm ưu ác quảng đồng nhân.
Hoài hầu nhu viễn thiên sanh thánh,
Bão đức quan quang tử mộ thân.
Hóa ngoại hạnh bồi quan đái hội,
Kỳ di giới thọ bái hoàng nhân.
Dịch nghĩa
Tiệc vào lúc đầu năm để mở đầu một tuần mới[42]
Mùa xuân ấm áp nơi khu vườn danh tiếng được vua vời lên hỏi mấy lần
Ơn rộng rãi che phủ tất cả mọi vật
Trạch thấm nhuần đều khắp mọi người[43]
Dùng đường lối cai trị mềm dẻo với kẻ ở xa, quả là trời sinh bậc thánh
Ðược đức dầy nên thấy sáng, kẻ làm con cái ngưỡng mộ cha mẹ
Giáo hoá bên ngoài nên may mắn được dự hội của bậc đai mũ
Vào kỳ chúc thọ nay được lạy bậc vua nhân từ
Phó sứ tạ ân An Nam là Ðông Các Học Sĩ [東閣學士] Tống Danh Lang[44] [宋名郎]
虞廷肆覲未盈旬,拜奉天恩灌沃頻。
不限陽春覃異域,式隆膏澤寵來人。
淪肌浹髓知優渥,望日瞻雲妥戴親。
分外帡幪何報答,願將嵩夀祝皇仁。
Dịch âm
Ngu đình tứ cận vị doanh tuần,
Bái phụng thiên ân quán ốc tần.
Bất hạn dương xuân đàm dị vực,
Thức long cao trạch sủng lai nhân.
Luân cơ tiếp tủy tri ưu ác,
Vọng nhật chiêm vân thỏa đái thân.
Phân ngoại bình mông hà báo đáp,
Nguyện tương tung thọ chúc hoàng nhân.
Dịch nghĩa
Ðến triều đình nước Ngu[45] được ban ơn cho triều kiến vào lúc thượng tuần
Bái phụng ơn thiên tử mấy lần ban yến
Mùa xuân ấm áp không vì nơi xứ lạ mà không đầy tràn
Cao trạch bề trên thật ưu đãi kẻ xa đến
Khắp cả thịt da chỗ nào cũng thấm đầy ơn nhà vua
Ðưôc thấy mặt trời và mây [lành] thật thoả lòng
Phận che chắn bên ngoài biết lấy gì báo đáp
Chỉ đành tung hô chúc thọ vị vua nhân từ
Phó sứ tạ ân An Nam Hàn Lâm Viện Ðãi Chế [翰林院待制] Lê Lương Thận [黎梁慎]
天眷皇王啟壽旬,億年聖澤祝聲頻。
御園日暖常佳氣,華宴春濃及遠人。
星度共旋依北極,威顏咫尺仰慈親。
觀光幸綴明堂列,頂踵均沾雨露仁。
Dịch âm
Thiên quyến hoàng vương khải thọ tuần,
Ức niên thánh trạch chúc thanh tần.
Ngự viên nhật noãn thường giai khí,
Hoa yến xuân nùng cập viễn nhân.
Tinh độ cộng toàn y bắc cực,
Uy nhan chỉ xích ngưỡng từ thân.
Quan quang hạnh chuế minh đường liệt,
Ðính chủng quân triêm vũ lộ nhân.
Dịch nghĩa
Trời ngó xuống bậc hoàng đế vui mừng vào thọ tuần
Ơn của vua thánh hàng vạn năm biết bao lời chúc tụng
Ánh mặt trời ấm áp ở ngự viên đầy khí tốt
Tiệc thịnh soạn mùa xuân ban cho kẻ ở xa
Ngôi sao xoay quanh thật không khác gì Bắc Thần[46]
Mặt rồng ở gần trong gang tấc khiến cho ngưỡng mộ như người thân
Ðược vinh hạnh dự vào trong minh đường
Từ trên xuống dưới chỗ nào cũng thấm ướt đức nhân mưa móc
Chính sứ tiến cống An Nam Hàn Lâm Viện Thị Ðộc [翰林院侍讀] Trần Ðăng Thiên [陳登天]
虞階何待舞經旬,玉帛初通雨露頻。
煦育肯分千里外,綏懷渾似一家人。
幸陪周宴清光接,近挹堯樽咫尺親。
新寵歸來分海國,共將華祝頌皇仁。
Dịch âm
Ngu giai hà đãi vũ kinh tuần,
Ngọc bạch sơ thông vũ lộ tần.
Hú dục khẳng phân thiên lý ngoại,
Tuy hoài hồn tự nhất gia nhân.
Hạnh bồi Chu yến thanh quang tiếp,
Cận ấp Nghiêu tôn chỉ xích thân.
Tân sủng quy lai phân hải quốc,
Cộng tương hoa chúc tụng hoàng nhân.
Dịch nghĩa
Bệ Ngu đâu cần phải đợi múa vài ba tuần
Các đại thần đã được nhiều lần hưởng ơn mưa móc
Ân cần vồn vã đâu phân biệt kẻ xa hàng nghìn dặm
Vỗ về như thể người cùng trong một nhà
May mắn được ngồi trong tiệc nhà Chu để hưởng thanh quang
Nhà vua rót rượu ban cho đứng gần trong gang tấc
Là kẻ mới được sủng ái cùng với những nước khác
Cùng nhau chúc tụng bậc vua nhân từ
Phó sứ tiến cống An Nam Ðông Các Học Sĩ [東閣學士] Nguyễn Chỉ Tín [阮止信]
華旦欣逢萬壽旬,春巵祝廑叩筵頻。
象方玉帛聯王會,鹿宴笙簧慰遠人。
望日有年陶煦暖,朝天何幸妥尊親。
南歸願即呈黃耇[47],早拜丹墀仰至仁。
Dịch âm
Hoa đán hân phùng vạn thọ tuần,
Xuân chi chúc cận khấu diên tần.
Tượng phương ngọc bạch liên vương hội,
Lộc yến sanh hoàng ủy viễn nhân.
Vọng nhật hữu niên đào hú noãn,
Triều thiên hà hạnh thỏa tôn thân.
Nam quy nguyện tức trình hoàng cẩu,
Tảo bái đan trì ngưỡng chí nhân.
Dịch nghĩa
Ngày xuân may thay được gặp tuần vạn thọ
Chén mùa xuân chúc nhà vua khấu đầu mấy lần
Các đại thần cùng các sứ thần cùng trong một vương hội
Yến tiệc và tiếng nhạc uỷ lạo kẻ từ xa đến
Ngước nhìn nhà vua tuổi cao ban cho chén rượu ấm
Triều kiến hoàng đế may mắn được gần gũi
Khi về nam nguyện sẽ trình lên vua nước tôi
Mau sớm sớm đến thềm son bái kiến bậc chí nhân[48]
Phó sứ tiến cống An Nam Hàn Lâm Viện [翰林院] Nguyễn Ðề [阮偍][49] hoạ lại như sau:
九十韶光甫二旬,靈園鶯燕報春頻。
星馳輪轡趨行殿,雲集衣冠拜聖人。
仰見英君德得壽,可知天命敬惟親。
金章玉席洪恩浹,瀘傘難酬頂踵仁。[50]
Dịch âm
Cửu thập thiều quang phủ nhị tuần,
Linh[51] viên oanh yến báo xuân tần.
Tinh trì luân bí[52] xu hành điện,
Vân tập y quan bái thánh nhân.
Ngưỡng kiến anh quân[53] đức đắc thọ,
Khả tri thiên mệnh kính duy thân.
Kim chương ngọc tịch hồng ân tiếp,
Lô Tản nan thù đính chủng nhân.
Dịch nghĩa
Chín mươi ngày mùa xuân nay đã được hai tuần rồi
Trong vườn ngự uyển chim oanh chim yến đã báo xuân mấy lần
Ngày đêm rong ruổi xe đến nơi hành điện
Các đại thần tụ tập đông đảo để bái kiến bậc thánh nhân
Ngưỡng mộ bậc anh quân vì có đức nên được đại thọ
Ðủ biết mệnh trời kính và rất thân
Thơ trên giấy vàng là hồng ân của nhà vua ban xuống chiếu ngọc
Ðức nhân của nhà vua rót ruợu ban cho người ở sông Lô núi Tản
ban thưởng
Theo danh sách ở Việt Nam Tập Lược (Từ Diên Húc, đời Thanh) quyển 42 được Lý Quang Ðào chép lại trong Ký Càn Long Niên Bình Ðịnh An Nam Chi Dịch (Ðài Bắc, 1976) tr. 170-1 thì sứ bộ Nguyễn Hoành Khuông trong chuyến đi này đã nhận được năm lần ban thưởng như sau đây:
Quốc vương (5 lần)
– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc, Quan Âm bằng ngọc, triều châu bằng thuỷ tinh màu xanh lục, bình thuỷ tinh, bình sứ đỏ mỗi món một cái. Hộp đan bằng sợi bạc (2 cái), cẩm đoạn (3 tấm), giấy hoa tiên (3 cuộn).
– Lần thứ hai: Mãng đoạn [mãng là rồng chân có bốn móng, dành cho bậc thân vương], thiểm đoạn, thô đoạn mỗi thứ hai tấm.
– Lần thứ ba: Trà Trịnh Trạch (4 hộp), trà Phổ Nhĩ (4 bánh) , trà cao (2 hộp), bình ngửi [tị yên là loại bình đựng hương liệu của quí tộc] (2 cái), phật thủ (1 mâm).
– Lần thứ tư: Như ý, bình ngửi, bát bằng gỗ sơn mài, chén pháp lang [chén theo kiểu Âu Châu chế tạo, tráng men] mỗi thứ một món. Ðoạn thêu nhiều màu sắc, chương nhung [một loại vải] mỗi thứ 3 tấm.
– Lần thứ năm: Bình sứ lớn, đĩa sứ lớn, đĩa sơn mài, bát, lò hương mỗi thứ hai cái, dao nhỏ (một cái).
Chánh sứ (5 lần)
– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc, Quan Âm bằng sứ, bình thuỷ tinh [mỗi thứ một món], cẩm đoạn (2 tấm), hộp đan bằng sợi chỉ bạc (2 cái), giấy hoa tiên (2 cuộn).
– Lần thứ hai: Ðoạn nhiều màu, đoạn dệt bằng 8 loại tơ [mỗi thứ 2 tấm], sa cuộn nhỏ [bốn cuộn]
– Lần thứ ba: Trà Liên Tâm (một bình), trà Tử Dương (một hộp), trà cao (2 hộp), trà Phổ Nhĩ (4 bánh), bình ngửi (1 cái), chén sứ, bình sứ (mỗi thứ 1 cái), phật thủ (1 mâm).
– Lần thứ tư: Như ý (1 cái), đoạn màu, chương nhung (mỗi thứ 2 tấm), bình ngửi (1 cái), hà bao (1 đôi).
– Lần thứ năm: Bình hoa bằng sứ, đĩa lớn bằng sứ, tô sơn mài, dao nhỏ, bình sứ nhỏ (mỗi thứ một món).
Phó sứ (5 lần)
– Lần thứ nhất: Như ý bằng ngọc (một cái) , hộp đan bằng tơ bạc (hai cái), cẩm đoạn (2 tấm), giấy hoa tiên (2 cuộn).
– Lần thứ hai: Ðoạn nhiều màu, đoạn dệt bằng 8 loại tơ (mỗi thứ 1 tấm), đoạn dệt bằng 5 loại tơ (6 tấm).
– Lần thứ ba: Trà cao (1 hộp), bình nhiều màu (1 cái), trà Phổ Nhĩ (4 bánh), phật thủ (2 mâm).
– Lần thứ tư: Ðoạn (3 tấm), Như ý (1 cái), hà bao (1 đôi), bình ngửi bằng sứ (1 cái).
– Lần thứ năm: Ðĩa sứ lớn, bát sứ, dao nhỏ (mỗi thứ 1 món)
Hành nhân [người nhà đi theo để sai phái] năm người, mỗi người được thưởng 10 lượng bạc, tòng nhân [người đi theo mang vác đồ đạc] 10 người, mỗi người 5 lượng bạc.
Ngày 11 tháng Giêng, vua Càn Long lại chiếu theo lệ cũ ban thưởng cho vua Quang Trung một chữ Phúc do chính tay ông viết. Vua Càn Long cũng cho biết sẽ đặc biệt dùng lễ bão kiến thỉnh an để đón vua Quang Trung. Những sứ thần hoạ thơ cũng được thưởng vải vóc, bút mực, ngọc như ý và các loại đồ sứ.[54]
Quốc vương
Ngự bút chữ Phúc | 1 tờ | |
Ngọc như ý | 1 thanh | |
Giấy có in hình chữ Phúc vuông | 100 tờ | |
Ngọc khí | 2 món | |
Đồ sứ | 4 món | |
Pha lê | 4 món | |
Giấy lụa lớn nhỏ | Mỗi thứ 4 tờ | |
Mực | 3 hộp | |
Bút | 3 hộp | |
Nghiên | 2 cái | |
Hộp sơn mài | 4 cái |
Thưởng các sứ thần hoạ thơ (mỗi người)
Đại đoạn | 1 tấm | |
Bút | 2 hộp | |
Mực | 2 hộp | |
Giấy hoa tiên | 2 cuộn |
Ngày 17 tháng Giêng, vua Càn Long lại ra một đặc chỉ cho phép các sứ thần nước ta được trả lời thư của vua Quang Trung [do Tôn Vĩnh Thanh chuyển]. Lá thư đó được gửi về Quảng Tây để quan nhà Thanh đưa đến Nam Quan chạy trạm về Thăng Long.
Nguyên trước đây, khi phái bộ Nguyễn Hoành Khuông đã sang Quảng Tây, vua Quang Trung có gửi theo một tờ thư dặn trình lên về việc xung đột giữa Xiêm La và An Nam để xin vua Càn Long cứu xét.[55] Quân Cơ Xứ cũng trỉnh lên một tấu thư về việc đó như sau:
… Cứ như bọn Nguyễn Hoành Khuông quì tâu rằng vua nước tôi Nguyễn Quang Bình nhận được ơn điển vượt mức của thiên triều thật là to lớn. Nguyên trước đây đã từng gây hấn với Xiêm La nên giao binh nên sợ rằng sứ thần nước Xiêm khéo lời trình lên tố cáo với thiên triều nên quốc vương Nguyễn Quang Bình đã gửi thư cho Hoành Khuông thành thực tâu lên nguyên do hai bên tranh chấp. Mong đại hoàng đế sắc dụ quốc vương và sứ thần cùng đứng trong triều ban điển nghi nghiêm chỉnh không để hai bên lời qua tiếng lại mà như vô sự.
Thể chế thiên triều không hỏi đến việc riêng của ngoại phiên, hoàng đế vỗ về trong ngoài đều cùng như nhau vậy nên quốc vương Nguyễn Quang Bình nhận được lời của thiên tử sáng sủa ắt là bao nhiêu nghi ngại đều tiêu giảm từ nay đối với lân bang tốt đẹp để cùng tắm gội ơn trên.
Còn như quốc mẫu tuổi cao, khí thể hơi suy nên quốc vương có ra lệnh cho Hoành Khuông mua nhân sâm để phụng dưỡng nên đại hoàng đế thể tuất thưởng cho một cân nhân sâm. Vì quốc vương chưa khởi trình đến cửa quan nên theo đường dịch 600 dặm gửi cho để thoả lòng hiếu thảo sớm có thể lên đường nhập cận. Ấy là ân quyến khó gặp lại thêm tạ ân biểu lần trước có châu phê cũng gửi lại cả kèm với lời tra hỏi bọn Hoành Khuông và lời bẩm lên phụ vào.
Đại hoàng đế ân trạch dày, lòng nhân sâu không chỗ nhỏ nhoi nào không xét đến, quốc vương Nguyễn Quang Bình quì lãnh rồi không biết sẽ cảm kích đến chừng nào sẽ chạy đến khuyết đình tạ ơn sủng quyến.
Bọn Hoành Khuông cũng hết sức vui sướng nói rằng họ đã soạn thư gửi quốc vương nay sẽ viết lại cho rõ ràng để sớm giao cho đem đi …[56]
Nhân việc vua Quang Trung sai bọn Nguyễn Hoành Khuông mua nhân sâm cho mẹ, Phúc Khang An cũng lấy sâm trong kho của mình gửi sang. Ngày mồng 2 tháng 2, Phúc Khang An viết lá thư sau đây:
Về việc tiếp đón, thì theo bản văn nhận được của quốc vương gửi hồi đầu tháng giêng năm nay, nên trả lời kỹ càng mọi việc. Từ khi nghe tin quốc mẫu cần phải có sâm linh để tẩm bổ, (tôi đã) lấy sâm chi đang dùng, đem giao cho Tả Giang Thang (Hồng Nghiệp) đem gấp xuống Lạng Sơn, giao cho trấn mục quí quốc chuyển cho quốc vương. Sau đó lại nghe Ngô Văn Sở nói với Tả Giang đạo là xin cho được theo quốc vương tiến kinh, mong được thánh thượng thương tình mà cho phép, nhưng y là người đắc lực ở trong nước, quốc vương nhập quan triều cận thì nên ở lại để trông coi để không xảy ra chuyện gì trục trặc, và đã vội vã sức cho tuần phủ Minh Tích lo liệu việc đó, lần này không nên đi theo, đủ biết tấm lòng quyến cố không phải bình thường, ắt quốc vương trước sau đã nhận được đầy đủ.
Năm trước bọn uỷ viên tuyên phong họ Thành (tức Thành Lâm) trở về rồi, hoàng thượng quan tâm tình hình quý quốc, giáng chỉ ra lệnh cho sắp xếp việc tiến kinh, hỏi han kỹ lưỡng rồi ra lệnh cho khởi hành sớm sủa. Cứ như Thành Lâm từ kinh về cho biết, sau khi được hoàng thượng triệu vào hỏi là năm nay mùa màng thuế má thu được ra sao? Quốc vương tuổi tác bao nhiêu? Trước đây đau ốm nay đã khỏi chưa? Sau khi được phong vương sắp đặt thế nào? Dùng người trong việc hành chính có thích hợp không? Lòng người có theo về hay chăng? Mười ba đạo địa phương có yên tĩnh không? Mọi việc nhà vua hỏi han rất kỹ, Thành Lâm nhất nhất tâu lên, thánh tâm cực kỳ vui vẻ.
Về sau khi hoàng thượng nghe tin quốc vương đã định ngày nhập cận (vào yết kiến vua Thanh) là tháng ba, nên lại hỏi han thêm mũ đai ăn mặc ra sao, Thành Lâm tâu rõ ràng, liền sức cho tỉnh thần Giang Nam[57] dệt tạo, sắp xếp các loại tơ lụa, hàng thêu, mãng bào, mũ miện rồng vàng, đai đeo màu kim hoàng để ban cho.
Hoàng thượng cũng dụ rằng đợi đến khi quốc vương đến kinh đô, sau khi làm lễ bão kiến thỉnh an xong rồi, sẽ thưởng thêm đai màu kim hoàng, để tăng thêm việc ưu đãi người ở nơi xa, cũng nhân việc đã uỷ thác cho cống sứ Nguyễn Hoành Khuông dâng thư trình lên để mong thánh chúa ngó xuống, quốc mẫu nay niên kỷ đã cao, cần có thuốc men tẩm bổ, quốc vương nghĩ đến công lao nuôi dưỡng, nên đặc biệt ban cho một cân nhân sâm trong nội phủ, lại soạn một đạo sắc thư, cùng ngự bút châu phê trên biểu văn sai dịch trạm giao cho phủ bộ Quảng Tây lập tức chuyển đệ.
Những ân sủng khác thường như thế, không chỉ phiên thần thuộc quốc chẳng dám mơ tưởng, ngay cả người thân quý của thiên triều cũng không mấy ai được, quốc vương từ năm ngoái đến nay, ân sủng mấy phen, quả là chưa từng có, lại được cả bút mực của hoàng thượng ngõ hầu yên lòng mà tới. Ðến như xin gì được nấy, cầu phong được phong, chỉ trong vài tháng, được ban cho danh phận chính thức của phiên vương, mở cửa ải cho buôn bán, ban lịch cho đúng ngày tháng, mấy lần được ban ơn, thật quả là thánh chúa lấy lòng trời mà chăn dắt, theo lòng dân mà đãi người hiền, ân trạch khắp vạn phần, quang vinh cũng hơn từ nghìn xưa trở lại.
Bản tước các bộ đường thay mặt quốc vương nhận những ân điển đó, trong lòng cảm kích lại thêm kính sợ, thấy rằng chịu ơn thì dễ mà báo đáp khó biết là nhường nào. Nếu chưa đáp đền được thì lúc ăn, lúc nghỉ, lúc ngủ, lúc thức, ắt có chiều áy náy không an, chỉ có cách sớm chạy đến bệ rồng, chiêm ngưỡng thiên nhan, để được nghe lời giáo huấn, dẫu những ơn kia không thể báo đáp, cũng là nghĩ đến báo đáp vậy.
Quốc vương ở đất Giao (Chỉ) xa xôi phương nam, chắc không thông hiểu cách thức của thiên triều. Phàm các bầy tôi vào triều cận, thường là nghi lễ bình thời, (còn như) bão kiến thỉnh an, ấy là vượt hẳn điển lệ, trước đây chỉ có tướng quân Triệu Công khi bình định Hồi bộ trở về, và tướng quân A Công, khi bình định hai Kim Xuyên xong, ca khúc khải hoàn vào triều kiến hoàng đế, hoàng thượng muốn tướng sĩ ra sức, khi đó mới cho thi hành đại lễ này. Còn như ban cho đai màu kim hoàng, thì cực kỳ phi thường, đến như ngự bút viết bằng chữ son, thuộc quốc lại càng khó được. Thế mà ngày nay quốc vương ở phương nam mới thần phục, mọi thứ đều được cả, thật là khó gặp ai được vinh sủng đến thế.
Khi quốc vương khởi trình đi lên kinh đô, có thể cứ dùng đai màu đỏ, đợi đến khi triều kiến hãy thay đổi qua đai được thưởng. Còn như nhân sâm là kết tụ sơn xuyên linh tú của đất Thịnh Kinh, phẩm chất thật là quí giá, không phải chỉ hiếm có ở đất An Nam mà ngay trong nội địa cũng khó mà kiếm được.
Trước đây có nghe Nguyễn Quang Hiển tìm mua ở kinh đô, đã định đợi khi quốc vương đến cận chúc, khi đó (tôi) sẽ thay mặt mà xin hoàng đế ban cho, nhưng cứ theo lời bẩm của Tả Giang đạo mới hay quốc vương đã khiến Nguyễn Hoành Khuông tìm mua rồi, bản tước bộ đường mới lấy bốn lượng sâm chi đang dùng, phẩm chất chỉ là loại trung bình thôi, không được như sâm trong nội khố là thứ tuyển chọn trong hàng nghìn cân mới lấy được một.
Ðến nay được hoàng thượng ban cho nhiều đến một cân, quốc mẫu được ân tứ thấm đến, cả nhà được hưởng ơn trên, thật là vô cùng vô lượng, quốc vương trong lòng thơ thới, khi vào triều cận không băn khoăn về chuyện ở nhà, tâm thái thân vinh, cũng đều do hồng ân ban cho, phàm là phận bầy tôi ai ai cũng đều vui thích, huống hồ là người được hưởng thì còn biết như thế nào.
Quốc vương mới khai ấn tín, ắt sẽ dâng biểu cung tạ sắc ấn thi chương kèm theo cống vật, khi đó sẽ sai sứ mang theo trên đường đi, hiện nay tôi đã phụng chỉ đợi khi biểu văn, cống vật đến cửa ải, sẽ lập tức thu nhận ngay, lại hộ tống bồi thần tới kinh đô, sắp đặt mọi việc tiếp đón.
Lại thêm việc quốc vương trong thư có bảo Nguyễn Hoành Khuông cứ thực trình bày việc xích mích giữa Tiêm La và An Nam, sau khi nguyên thư trình lên, hoàng thượng thấy quốc vương cẩn thận cung kính, nên cũng đã lo liệu mọi việc thật chu đáo. Hiện giờ bồi thần của cả hai nước cùng nhập triều, cùng ăn tiệc với nhau, chuyện nọ kia đều không nhắc đến, cũng không để lộ hình tích, lá thư cũng đã đưa cho Nguyễn Hoành Khuông được đọc.
Còn như việc hai nước trước đây có sự bất hoà, khi quốc vương tiến kinh, nên để Ngô Văn Sở ở lại trong nước, lo việc trấn thủ, đến lần tiến cống sau hãy đi, nhà vua cũng đã chỉ dụ cho bản tước các bộ đường rất minh bạch, sự lo lắng của bậc thánh minh ban xuống hết việc này đến việc khác, vậy hãy cố gắng mà noi theo Ân đức thiên triều rải ra khắp chốn, ban cho vạn quốc, đông tây nam bắc, tất cả đều nhận được, đến dịp bát tuần vạn thọ của hoàng thượng, ngũ đại nhất đường, thuyền bè xe cộ từ bốn biển kéo đến, ắt đầy cung khuyết.
Quốc vương khởi nghiệp ở Tây Sơn, nay được phong tước chẳng khác nào xem mây thấy mặt trời, đến triều kiến chúc thọ, thi hành lễ huân quí, thật là vinh hạnh biết bao, lại được quang sủng ân vinh đầy đủ, bản tước các bộ đường cũng được dự phần vào việc tao ngộ vui mừng của quốc vương.
Mưa thuận gió hoà, nay đã trọng xuân, bấm đốt ngón tay, ngày quốc vương nhập quan chẳng còn mấy chốc, bản tước các bộ đường đến cuối tháng hai sẽ lên đường về phương tây, đợi ở cửa quan để gặp gỡ, và tiếp đón ngài.[58]