Thông tin

nghiencuulichsu.com là chuyên trang giành riêng cho những người đam mê và muốn tìm hiểu về lịch sử. Trang chọn lọc đăng tải các bài nghiên cứu, biên khảo, dịch thuật về các chủ đề liên quan đến lịch sử thế giới và Việt Nam.

Để đóng góp và gửi bài viết cho trang xin email về thongtin.ncls@gmail.com

67 thoughts on “Thông tin

  1. Rất cám ơn trang web đã cho tui được những kiến thức mà tui nghĩ không đâu có được . Nhưng … cho tui nói thật , trang Web có phần nghiêng về một cái gì đó không được chính xác lắm nhất về chính trị và tư tưởng. Cho nên khi tui đọc tui vẩn thấy thật sự không thoải mái và gượng ép lắm . Vì vậy khi viết sữ xin đừng đề cập hay nghiêng về một phía quá nhiều như vậy . Tuy nhiên , tui vô cùng cám ơn một kho báu nho nhỏ của trang web đã dành tặng cho những ai yêu lịch sữ như chúng tui .

    Thích

    • Xin tán đồng với ý kiến rất thật lòng của anh Nguyen Dat. Sự thật, công bằng, chính xác và công tâm là những yếu tố hàng đầu khi viết sử. Tôi muốn con cháu của dân tộc có cái nhìn chính các về đất nước và con người Việt Nam

      Thích

    • Mình thấy một bài viết về thuyết âm dương của page có đề cập đến tác phẩm “Quốc ngữ”. Page có thể cho mình xin thêm thông tin như tên tác giả, năm sản xuất nào và ở đâu về tác phẩm “Quốc ngữ” chứ ạ!

      Thích

  2. Rất là tuyệt vời. Việc tìm về những chân xác lịch sử cho chúng ta hiểu rõ về mình hơn. Ví dụ như việc xưa nay chúng ta thường tự hào về việc Nguyễn Huệ đại phá 20 vạn quân Thanh (hoặc 29 vạn) nhưng con số thực tế chỉ là khoảng 2.1 vạn, con số chính binh nhà Thanh tham chiến trong chiến dịch Kỷ dậu chỉ khoảng 1.1 vạn cho ta thấy một bức tranh khác về lịch sử. Tất nhiên vì thế ta nhận thức rõ về mình hơn.

    Xin cảm ơn chủ trang.

    Thích

  3. Nếu trang web này có sớm cách đây khoảng 20 năm thì việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử của Việt Nam không đến nỗi tồi tệ như ngày nay. Nhưng dù sao muộn còn hơn là không có!

    Thích

  4. Xin cảm ơn chủ trang, bước chân đến đây tôi như một kẻ đói rách lê gót vào bữa đại tiệc của hoàng gia !
    Cho dù có nhiều món ngon, nhưng một vài món cũng có đôi phần đắng cay..


    Cuộc đời vốn dĩ bể dâu
    Biết đâu đắng khổ biết đâu thái bùi
    Biết đâu duyên phận ngậm ngùi
    Đoạn cơn bĩ cực, đến bờ hoa đăng

    Thích

  5. Liên hệ gửi bài viết, nhận thông tin từ trang web này, cách nào? Tham gia nhóm nghiên cứu lịch sử trên fb của nhóm, cách nào?
    Trân trọng cảm ơn. Chúc trang web và fb của Nghiên cứu lịch sử ngày càng phát triển, thu hút.

    Thích

  6. TÔI MUỐN BIẾT QUÝ DANH CHỦ TRANG WEB NÀY (CÓ NHIỀU TÀI LIỆU TỐT, CẦN BIẾT NGUỒN VÀ TÁC GIẢ). GÓP THÊM: MỘT SỐ BÀI VIẾT (CỦA CHỦ TRANG, HOẶC NGƯỜI KHÁC) NHƯNG KHÔNG CÓ TÁC GIẢM, NĂM THÁNG,.. KHÁ BẤT TIỆN. THANKS YOU

    Thích

  7. Mình thích đọc và tìm hiểu lịch sử từ hồi còn học cấp hai, nhưng tài liệu ít ỏi không biết kiếm đâu mà xem. Tình cờ qua facebook, biết được trang này vẫn thường vào đọc luôn. Các bài viết ở đây rất sâu, rất chi tiết, chứa đựng cả những điều trái ngược với sách giáo khoa và các tài liệu chính thống nhưng thế mới gọi là nghiên cứu và tôi vẫn lọc ra được những thông tin hữu ích. Tôi cũng dụng tâm xây dựng được một trang blog về lịch sử tại địa chỉ: http://cauchuyenlichsu.blogspot.com.
    Mong các bạn góp ý thêm.

    Thích

  8. Chưa hề có một dân tộc nào trên thế giới bị nhét vào đầu hàng nhiều thập kỷ những thông tin xuyên tạc , bóp méo , trẻ em bị nhồi sọ tồi tệ hơn các chế độ phát xít Nhật, Ý của Hitler, Mussolini trong đầu thế kỹ 20.
    Sự ra đời của trang điện tử “ Nghiên cứu Lịch sử” là đáp ứng đúng mong đợi của mọi tầng lớp nhân dân , nhất là với những ai đang trăn trở…nhưng còn e lệ.
    Trong khi chờ đợi sự xuất hiện nhiều sự thật nay mai… xin cám ơn công đức phát hiện và nuôi duỡng sự thật đầy can truờng .. của nhóm chủ truơng.

    Thích

  9. Cá nhân mình rất thích trang này, đây được coi như một công cụ hữu ích để giảng dạy trao đổi vấn đề lịch sử và chính trị, văn hóa và xã hội. Đáng chú ý nhất là luôn có nguồn thông tin cực kì đa chiều. Bổ khuyết những gì khuất tất trong nền lịch sử xã hội. Nhưng rất lo lắng là khi Luật ANM thông qua sẽ ảnh hưởng ít nhiều 😦

    Thích

  10. Tôi xin gửi bài viết này ở mục Lịch sử Việt Nam:

    “Thời đại Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam: Từ truyện ký đến tín sử”

    (Việt Nam, tháng 05 năm 2019. Tích Dã thủ bút)

    Tín sử Việt Nam từ thời đại Hai Bà Trưng về sau khi tiếp xúc và ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc là khá rõ ràng. Từ thời Hai Ba Trưng trở về trước, có thời đại Văn Lang – Âu Lạc mà những sự kiện và nhân vật lịch sử của thời đại này phải qua trung gian gián tiếp mới được chép đến. Thời đại Văn Lang-Âu Lạc đặc thù ở Việt Nam chưa tiếp xúc và chưa ảnh hưởng nhiều với văn minh Trung Quốc, cho nên thông tin về thời đại Văn Lang – Âu Lạc chưa đến tai người Trung Quốc, hoặc thông tin rất ít ỏi và mù mờ. Thông qua các truyện ký của các tác giả người Trung Quốc sau khi họ du lịch hoặc sang làm quan ở Giao châu thời Hán-Tấn hoặc An Nam đô hộ phủ thời Đường thì thời đại Văn Lang-Âu Lạc mới được ghi chép trong sách vở, và bắt đầu được các tác giả đưa vào tín sử.

    Liệt kê lần lượt các sách truyện ký được các tác giả trích dẫn qua các thời như sau:

    1. Sử ký – Nam Việt liệt truyện (Tư Mã Thiên thời Hán soạn, Bùi Nhân thời Lưu Tống tập giải, Tư Mã Trinh thời Đường sách ẩn, Trương Thủ Tiết thời Đường chính nghĩa) dẫn Quảng châu ký (Bùi Uyên thời Tấn soạn) chép: 交趾有駱田,仰潮水上下,人食其田,名為駱人。有駱王、駱侯。諸縣自名為駱將,銅印青綬,即今之令長也。後蜀王子將兵討駱侯,自稱為安陽王,治封溪縣。後南越王尉他攻破安陽王,令二使典主交阯、九真二郡人。 Đất quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương-Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê. Sau nữa vua Nam Việt là Úy Tha đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả điển chủ người hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân.

    2. Thủy kinh chú – Diệp Du hà (Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy soạn) dẫn Giao châu ngoại vực kí (tác giả khuyết danh thời Tấn) chép: 交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民,設雒王、雒侯,主諸郡縣。縣多為雒將,雒將銅印青綬。後蜀王子將兵三萬來討雒王、雒侯,服諸雒將,蜀王子因稱為安陽王。後南越王尉佗舉衆攻安陽王,安陽王有神人名臯通,下輔佐,為安陽王治神弩一張,一發殺三百人,南越王知不可戰,却軍住武寧縣。按《晉太康記》,縣屬交趾。越遣太子名始,降服安陽王,稱臣事之。安陽王不知通神人,遇之無道,通便去,語王曰:能持此弩王天下,不能持此弩者亡天下。通去,安陽王有女名曰媚珠,見始端正,珠與始交通,始問珠,令取父弩視之,始見弩,便盜以鋸截弩訖,便逃歸報南越王。南越進兵攻之,安陽王發弩,弩折遂敗。安陽王下船逕出于海,今平道縣後王宮城見有故處。《晉太康地記》,縣屬交趾,越遂服諸雒將。Đất Giao Chỉ ngày xưa khi chưa đặt thành quận huyện, đất đai có ruộng Lạc, dân làm ăn ở ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống, nhân đó có tên là dân Lạc, đặt ra Lạc Vương-Lạc Hầu để làm chủ các quận huyện, huyện phần nhiều có chức Lạc tướng, Lạc tướng đeo ấn đồng thao xanh. Sau có con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương-Lạc hầu, chinh phục các Lạc tướng, con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương. Sau nữa vua Nam Việt là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương, An Dương Vương có người thần tên là Cao Thông xuống phụ tá, làm cho An Dương Vương một chiếc nỏ thần, bắn một phát giết ba trăm người, vua Nam Việt biết không đánh được, rút quân về đóng ở huyện Vũ Ninh. Xét sách Tấn Thái Khang kí chép huyện này thuộc quận Giao Chỉ. Vua Nam Việt sai Thái tử tên là Thủy hàng phục An Dương Vương, xưng thần mà thờ vương. An Dương Vương không biết Thông là người thần, đối đãi không phải đạo, Thông bèn bỏ đi, bảo vương rằng: “Giữ được nỏ này thì làm vương thiên hạ, không giữ được nỏ này thì mất thiên hạ.” Thông đi rồi, An Dương Vương có con gái tên là Mị Châu thấy Thủy đoan chính, Châu thông giao với Thủy, Thủy hỏi Châu xin lấy nỏ của cha ra cho mình xem, Thủy thấy nỏ, bèn lén cưa đứt lẫy nỏ rồi trốn về báo cho vua Nam Việt. Vua Nam Việt tiến binh đánh vương, An Dương Vương bắn nỏ thì nỏ đã gãy, liền thua. An Dương Vương xuống thuyền đi tắt ra ở ngoài biển, thành cung cũ của vương ở huyện Bình Đạo ngày nay còn thấy vết tích. Tấn Thái Khang địa kí chép huyện này thuộc quận Giao Chỉ. Vua Nam Việt bèn chinh phục các Lạc tướng.

    3. Hậu Hán thư – Địa lý chí (Phạm Diệp thời Lưu Tống soạn, Lý Hiền thời Đường chú giải) chép: 交趾郡武帝置,即安陽王國。Quận Giao Chỉ đặt ra ở thời (Hán) Vũ Đế, là nước của An Dương Vương.

    4. Bắc Đường thư sao (Ngu Thế Nam thời Đường soạn) dẫn Giao châu ký (Lưu Hân kỳ thời Tấn soạn) chép: 安陽王者其城在平道縣之東北林賀周相睪通徐作神弩趙曲者南越王佗之孫屢戰不克矯託行人因得與安陽王女媚珠通截弦而兵既重交一戰而霸也。An Dương Vương có thành ở phía đông bắc của huyện Bình Đạo, có (người thần là) Cao Thông làm ra chiếc nỏ thần. Triệu Khúc là cháu của vua Nam Việt tên Đà nhiều lần đến đánh nhưng không thắng, bèn muợn cớ gửi người sang nhân đó mà thông giao với con gái của An Dương Vương là Mị Châu, cắt đứt dây nỏ mà đem binh sang đánh nữa, bèn một trận là xưng bá vậy.

    5. Cựu Đường thư – Địa lý chí (Lưu Hú thời Hậu Tấn soạn) dẫn Nam Việt chí (Thẩm Hoài Viễn thời Tiêu Lương soạn) chép: 交趾之地,最為膏腴。舊有君長曰雄王,其佐曰雄侯。後蜀王將兵三萬討雄王,滅之。蜀以其子為安陽王,治交趾。其國地,在今平道縣東。其城九重,周九里,士庶蕃阜。尉佗在番禺,遣兵攻之。王有神弩,一發殺越軍萬人,趙佗乃與之和,仍以其子始為質。安陽王以媚珠妻之,子始得弩毀之。越兵至,乃殺安陽王,兼其地。Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc. Úy Đà đóng đô ở thành Phiên Ngu phát binh sang đánh. Vương có nỏ thần bắn một phát giết một vạn quân Việt. Triệu Đà bèn hòa với vương, rồi sai con mình tên là Thủy làm con tin. An Dương Vương đem con gái tên là Mị Châu gả cho Thủy, Thủy thấy được nỏ thần bèn hủy đi. Kịp khi quân Việt đến liền giết An Dương Vương, chiếm cả nước ấy.

    6. Thái Bình ngự lãm (Lí Phưởng thời Bắc Tống soạn) dẫn Nhật Nam truyện (tác giả khuyết danh thời Tấn) chép: 南越王尉佗攻安陽。安陽王有神人睪通爲安陽王治神弩一張,一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄。Vua Nam Việt là Úy Đà đánh An Dương Vương. An Dương Vương có người thần là Cao Thông giúp An Dương Vương làm một chiếc nỏ thần, bắn một phát giết chết một vạn người, bắn ba phát giết ba vạn người. Đà bèn rút lui, sai Thái tử tên là Thủy hàng An Dương Vương. An Dương Vương không biết Thông là người thần, đối đãi không phải đạo lí, Thông bỏ đi. Thủy có dáng vẻ đẹp đẽ, con gái An Dương Vương tên là Mị Châu thích dáng vẻ ấy mà giao thông với Thủy. Thủy cùng Châu vào kho, lén cưa đứt lẫy nỏ thần, rồi trốn về báo cho Đà. Đà liền ra chỗ không ngờ mà đánh, An Dương Vương vì nỏ gãy quân thua, bèn vượt biển bỏ trốn.

    Những ghi chép trên là của các tác giả thời Tấn về sau, ít nhất cách thời đại Văn Lang – Âu Lạc khoảng 300 – 400 năm. Đại khái nói đất Giao châu thời xưa có quân trưởng là Hùng Vương (雄王) hoặc Lạc Vương (雒王 hoặc 駱王), sau có An Dương Vương (安陽王), cuối cùng bị Nam Việt Vương (南越王) là Triệu Đà (趙佗) đánh chiếm. Các tác giả ấy không thể tự mình biết các sự kiện và nhân vật thời kỳ ấy, mà họ phải đọc các sách thời trước. Xét đất Giao châu lần lượt nội thuộc nước Nam Việt (2, Tây Hán, Đông Hán, Đông Ngô trước khi nội thuộc nhà Tây Tấn, Đông Tấn và các nhà Nam triều là Lưu Tống – Tiêu Tề – Tiêu Lương – Trần rồi đến thời Tùy-Đường.

    Âu Lạc bắt đầu nội thuộc Nam Việt từ thời Triệu Đà đánh phá An Dương Vương. Sử ký – Nam Việt liệt truyện chép sau khi Lữ Hậu mất (năm 180 trước Công nguyên), “Đà đem quân uy hiếp biên giới, đem tài vật mua chuộc các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc, bắt các nước này thần phục theo mình, đông tây vạn dặm”. Triệu Đà cũng gửi thư cho Hán Văn Đế là Lưu Hằng rằng “phía tây, Âu Lạc là nước cởi trần cũng xưng vương.” Tây Âu Lạc hay Âu Lạc là chỉ nước Âu Lạc của An Dương Vương. Âu Lạc nội thuộc Nam Việt thời điểm năm 180 trước Công nguyên, xét ra cũng phù hợp với truyện ký đã dẫn ở trên và phù hợp với tiến trình lịch sử dựng nước Nam Việt của Triệu Đà. Vào năm Tần Thủy Hoàng thứ ba mươi ba (năm 214 trước Công nguyên) lược định đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận (bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và một phần các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam ngày nay), bấy giờ Triệu Đà được làm quan Huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải. Sau khi nhà Tần mất dẫn đến Hán Sở tranh hùng thành lập nhà Hán (năm 206 – 202 trước Công nguyên) thì Triệu Đà cát cứ lấy ba quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận và xưng Nam Việt Vũ Vương. Khoảng 20 năm dựng nước tích trữ lương thảo và nuôi dưỡng sĩ dân của nước Nam Việt thì Triệu Đà mới có đủ nhân lực, vật lực chống trả cuộc tấn công của nhà Hán thời Lữ Hậu sai tướng Long Lư Hầu là Chu Táo sang đánh và đủ sức khuếch trương sức mạnh ra các nước xung quanh, đó là “đánh biên ấp của nước Trường Sa, phá mấy huyện rồi rút về”, “đem quân uy hiếp biên giới, đem tài vật mua chuộc các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc”. Thời điểm này, Triệu Đà có sai Thái tử là (Triệu) Thủy sang làm tin và lấy con gái An Dương Vương là Mị Châu cũng khá phù hợp. Tạm tính Triệu Đà xưng Nam Việt Vũ Vương (năm 206 – 202 trước Công nguyên), xưng vương là dựng triều nghi đặt bách quan, lập Vương hậu và bắt đầu sinh Thái tử Thủy, đến lúc chinh phục Âu Lạc (năm 180 trước Công nguyên) là khoảng trên 20 năm, là đủ tuổi để Thái tử Thủy lấy Mị Châu rồi.

    Âu Lạc (甌駱) có lẽ còn gọi là Tây Âu (西甌). Hán thư – Lưỡng Việt truyện: 西有西甌,其眾半羸,南面稱王 (Phía tây có Tây Âu, dân nước ấy nửa yếu nhược, cũng ngoảnh mặt nam xưng vương). Tây Âu (西甌) đọc gần giống Tây Vu (西于), là chỉ vùng đất đóng đô của An Dương Vương. Thời xưa chữ Âu (甌) đọc giống chữ Vu (于), ví như ở đất Chiết Giang xưa có nước Âu Việt (甌越) của bọn Câu Tiễn dòng dõi vua Vũ nhà Hạ, còn đọc là Vu Việt (于越 ) vậy. Vì là phiên âm địa phương nên mỗi người đọc một kiểu, giống như nước Ấn Độ (印度) xưa gọi là Thiên Trúc (天竹), còn đọc là Thân Độc (身毒), đều là phiên âm của từ Hindu trong tiếng Ấn Độ thôi. Tây Âu (西甌) hay Tây Vu (西于) là nước phía tây của Nam Việt, đến thời Tư Mã Thiên chép Sử ký Nam Việt liệt truyện cũng gọi là Âu Lạc (甌駱). Khi quân Hán chinh phục Nam Việt thì Tả tướng Âu Lạc là Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương (西于王). Tây Vu Vương có thể là hậu duệ của An Dương Vương được Nam Việt phong cho ở kinh đô Tây Vu hoặc là một tông thất của Nam Việt được phong ở đấy. Kinh đô cũ Tây Vu của Tây Vu Vương sau đó bị đặt thành huyện Tây Vu (西于縣) thuộc quận Giao Chỉ. Thời Đông Hán, sai khi Mã Viện bình Hai Bà Trưng thì chia huyện Tây Vu đặt thêm hai huyện mới là Phong Khê, Vọng Hải. Kinh đô cũ của An Dương Vương thuộc huyện Phong Khê này, cho nên có sách còn nói An Dương Vương trị ở huyện Phong Khê là vì thế.

    Từ khi Âu Lạc nội thuộc Nam Việt, truyện ký về An Dương Vương cũng như lịch sử của Âu Lạc có thể được người Nam Việt bắt đầu ghi lại. Vì thông thường kẻ chinh phục ít nhiều phải điều tra thân thế sự nghiệp của đối thủ, đối thủ của Triệu Đà là An Dương Vương, qua đó gián tiếp biết thêm về Lạc Vương (Hùng Vương), và điều tra về địa lý, nhân khẩu, lịch sử của vùng đất Âu Lạc bị chinh phục nữa. Những thông tin về lịch sử Âu Lạc và thân thế Lạc Vương An Dương Vương lưu truyền qua thời Nam Việt, Tây Hán, Đông Hán, Đông Ngô đến thời Tấn được ghi lại trong các sách truyện ký đã dẫn là rất tự nhiên. Đây là cách tiếp cận thông tin chủ yếu vào thời xưa. Có thể lấy ví dụ, nhà Hán đương thời biết chuyện các nước Dạ Lang và Điền thông qua cuộc nói chuyện của sứ giả nhà Hán là Đường Mông với người Nam Việt, rồi hỏi nhà buôn đất Thục từng buôn bán ở các nước Tây Nam Di mới biết có nước Dạ Lang ở bên sông Tường Kha, từ đó nhà Hán phát binh đánh Dạ Lang, lược định các nước Tây Nam Di đặt thành bảy quận (bao gồm phần nam bộ tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu ngày nay), từ đó mới biết về lịch sử các nước Dạ Lang. Xem ở Sử ký – Tây Nam Di liệt truyện. Nhà Hán bình định Nam Việt chia thành chín quận (bao gồm Lưỡng Quảng, đảo Hải Nam và Bắc bộ Việt Nam ngày nay), trong đó có quận Giao Chỉ vốn là nước Âu Lạc của An Dương Vương, lẽ thường khi nhà Hán tiếp quản quận Giao Chỉ từ nước Nam Việt thì thu lấy sổ sách và điều tra lịch sử của quận Giao Chỉ thì sự tích An Dương Vương cũng được ghi lại. Ví dụ xa hơn nữa về cách tiếp cận thông tin gián tiếp, đó là sự tích về thời nhà Hạ và Ngũ Đế (Hiên Viên, Chuyên Húc, Cao Tân, Nghiêu, Thuấn), có thể được lưu truyền trong sách vở (hoặc các giáp cốt văn, minh văn) từ thời Thương-Chu về sau. Kẻ chinh phục nhà Hạ là nhà Thương có thể đã dùng văn tự ghi lại sự tích về đối thủ của mình là nhà Hạ, và gián tiếp ghi lại sự tích về Ngũ Đế. Dù sao thì văn tự hình thành có hệ thống từ thời Thương-Chu (giáp cốt văn, triện văn) thì truyện ký về thời trước đó là thời nhà Hạ và Ngũ Đế phải được ghi lại từ thời Thương-Chu vậy.

    Lịch sử Văn Lang-Âu Lạc qua truyện ký ghi lại, ít nhất có từ thời Tấn có các sách Giao châu ngoại vực ký (交州外域記), Giao châu ký (交州記), Quảng châu ký (廣州記), Nhật Nam truyện (日南傳), Nam Việt chí (南越志), trải qua thời Nam bắc triều, Tùy, Đường đều được các sách ghi lại, và chính thức được tín sử trích dẫn ở Cựu Đường thư (舊唐書) của tác giả Lưu Hú (劉昫) thời Ngũ đại thập quốc (thế kỷ 10 sau Công nguyên). Đó là cơ sở truyện ký và tín sử để khẳng định thời đại Văn Lang-Âu Lạc của Hùng Vương-An Dương Vương là thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

    Thích

  11. Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ: Truyền kỳ về thời Tam Hoàng trong lịch sử Trung Quốc

    (Đường 唐 – Tư Mã Trinh 司馬貞 biên soạn và chú giải)

    Ông Tư Mã nhỏ (Tiểu Tư Mã Thị 小司馬氏: tức Tư Mã Trinh tự xưng) nói: “Ông Thái Sử (Thái Sử Công 太史公: tức Tư Mã Thiên) làm Sử ký 史記, ghi chuyện vua tôi xưa nay, nên phải trên từ thời mở mang, dưới đến thời nay, để cho thấy chuyện đầu đuôi của một nhà. Nay (Sử ký) thiếu chuyện Tam Hoàng 三皇 mà lấy chuyện Ngũ Đế 五帝 làm đầu, chính là vì sách Đại Đái lễ 大戴禮 có chương Ngũ Đế đức 五帝德, lại nữa sách về các đời vua đều chép chuyện từ thời Ngũ Đế về sau, cho nên nhân đó lấy Ngũ Đế bản kỷ 五帝làm đầu. Thực ra từ thời Tam Hoàng về trước ít có sách vở ghi chép. Nhưng cái gốc của vua tôi, cái nguồn của giáo hóa, đã nói ở sử cũ, cũng không nên để sót. Gần đây Hoàng Phủ Mật (Hoàng Phủ Mật 皇甫密: tác giả thời Tây Tấn) làm Đế vương đại kỷ (Đế vương đại kỷ 帝王代紀: thường gọi là Đế vương thế kỷ 帝王世紀), Từ Chỉnh (Từ Chỉnh 徐整: tác giả thời Tam quốc) làm Tam ngũ lịch 三五曆, đều nói chuyện từ thời Tam Hoàng về sau. Đấy cũng là một lời chứng cho chuyện về thời gần xưa, nay tôi nhặt hết lại mà soạn nên Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀. Tuy còn nông cạn, nhưng tạm chắp vá cho chỗ thiếu sót vậy.”

    1. Thái Hạo 太皡, còn gọi là ông Bào Hy (Bào Hy Thị 庖犧氏) , thuộc họ Phong (Phong tính 風姓), thay ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), vâng mệnh trời mà làm vua. Mẹ ông là Hoa Tư 華胥, dẫm vào vết chân người lớn ở đầm Lôi Trạch 雷澤 mà (có chửa) sinh ra Bào Hy ở đất Thành Kỷ 成紀. Ông mang thân rắn nhưng đầu người. Xét: Chỗ chép ông Phục Hy thuộc họ Phong, là từ sách Quốc ngữ 國語. Chỗ chép từ Hoa Tư về sau là từ Đế vương thế kỷ. Lôi Trạch là tên đầm, là chỗ Thuấn (Thuấn 舜: là vị vua hiền thời Ngũ Đế) bắt cá, ở (quận) Tế Âm 濟陰. Thành Kỷ cũng là tên đất. Xét (quận) Thiên Thủy 天水 có huyện Thành Kỷ. Ông có đức tốt, ngẩng lên thì xem hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn muôn vật ở dưới đất. Nhìn xem vết chân của muông thú, hình thế tiện lợi của đất đai, gần thì xét ở thân mình, xa thì xét ở muôn vật, bắt đầu vẽ ra tám quẻ (bát quái 八卦: tám hình vẽ biểu thị cho muôn vật) để thông với cái đức của thần minh, để biết cái tình của muôn vật. Làm ra thư khế (thư khế 書契: nét vẽ lúc đầu của chữ viết) để thay cho lối thắt gút (kết thằng 結繩: dùng dây buộc thắt gút để ghi nhớ sự việc). Do đó bắt đầu đặt ra lệ cưới gả (làm vợ chồng), dùng da hươu để làm lễ hỏi. Xét: Cổ sử khảo 古史考 của Tiếu Châu (Tiếu Châu 譙周: tác giả thời Tam quốc) chép Phục Hy 伏羲 đặt ra lệ cưới gả, lấy da hươu làm lễ hỏi. Ông dạy người dân buộc tấm lưới võng để săn bắt (chim muông và tôm cá), cho nên gọi là ông Mật Hy (Mật Hy Thị 密羲氏). Xét: Chỗ chép này là từ Hán thư lịch chí 漢書曆志 . Mật, còn đọc là ‘phục’. Ông dạy người dân nuôi con thú hy sinh (gia súc để xẻ thịt như bò, dê, lợn…) để nấu bếp, cho nên cũng gọi là Bào Hy 庖犧 . Có điềm lành rồng hiện, cho nên lấy tên ‘Long’ để gọi quan lại, hiệu là Long sư 龍師. Làm ra đàn sắt (sắt 瑟: một loại đàn thời xưa) có ba mươi lăm dây. Ông theo đức thuộc hành Mộc 木 mà làm vua, chủ về mùa xuân. Cho nên kinh Dịch 易 chép đế vương nổi lên ở quẻ Chấn 震 (chủ về phương đông), chương Nguyệt lệnh 月令 chép đầu mùa xuân có đế vương làm chủ là Thái Hạo 太皡 vậy. Xét: Ngôi vị ở phương đông, tượng trưng cho ánh sáng của Mặt Trời, cho nên gọi là Thái Hạo. Hạo là sáng vậy. Đóng đô ở đất Trần 陳, sang phía đông làm lễ tế trời ở núi Thái (Thái sơn 太山), làm vua được mười một năm thì mất. Xét: Hoàng Phủ Mật nói Phục Hy được chôn ở đất Nam Quận 南郡, có thuyết nói gò mộ ở phía tây (huyện) Cao Bình 高平 (quận) Sơn Dương 山陽. Dòng dõi của ông vào thời Xuân thu có người các nước Nhâm 任, Túc 宿, Tu 須, Câu 句, Chuyên Du 顓臾, đều là người thuộc họ Phong vậy.

    Ông (bà) Nữ Oa (Nữ Oa Thị 女媧氏) cũng thuộc họ Phong, mang mình rắn nhưng đầu người, có đức của thần thánh, thay ông Mật Hy làm vua, gọi là ông (bà) Nữ Hy (Nữ Hy Thị 女希氏), không làm nên cái gì thêm, chỉ làm ra cái khèn bè. Xét: Lễ minh đường vị 禮明堂位 và Hệ bản 系本, đều chép bà Nữ Oa làm ra khèn bè. Cho nên kinh Dịch 易 không nói đến, không ứng theo ngũ vận (chỉ ngũ hành 五行). Có thuyết nói Nữ Oa cũng theo hành Mộc mà làm vua, có lẽ là sau thời ông Phục Hy đã trải mấy đời nữa, các hành Kim-Mộc (và các hành Thổ-Hỏa-Thủy) xoay chuyển xong một vòng lại về như lúc đầu (ngũ hành khởi đầu từ Mộc), chỉ nêu Nữ Oa vì có công lớn mà xếp vào Tam Hoàng, cho nên giống theo hành Mộc mà làm vua vậy. Vào lúc cuối thời (bà Nữ Oa), chư hầu có ông Cộng Công (Cộng Công Thị 共工氏) dùng trí xảo mà lớn mạnh nhưng không được làm vua, muốn theo hành Thủy để tiếp nối hành Mộc, bèn đánh nhau với ông Chúc Dung (Chúc Dung 祝融), không thắng mà tức giận, bèn đâm đầu vào núi Bất Châu 不周山, làm cho núi lở, cột chống trời bị gãy, bốn góc đất bị sụt. Nữ Oa liền nấu đá năm màu để vá trời, chặt bốn chân con ngao (ngao 鰲: một loài rùa lớn thời xưa) để làm bốn cây cột chống bốn góc, chất tro cây lau để ngăn nước lụt, để cứu vớt đất Ký châu 冀州 (một trong chín châu thời xưa ở Trung Quốc). Xét: Chỗ chuyện này chép từ Hoài Nam Tử 淮南子. Do đó đất bằng trời cao, không đổi vật cũ.

    Bà Nữ Oa mất, ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏) lên thay làm vua. Xét: Các sách chép về Tam Hoàng không giống nhau. Tiếu Châu cho rằng Toại Nhân thuộc Tam Hoàng, Tống Quân 宋均 cho rằng Chúc Dung thuộc Tam Hoàng. Trịnh Huyền 鄭玄 theo sách Xuân thu vĩ 春秋緯 cho rằng Nữ Oa thuộc Tam Hoàng, là người tiếp nối Phục Hy, Hoàng Phủ Mật cũng giống như vậy, cho nên nay tôi dựa vào đó mà nói.

    Viêm Đế 炎帝 là ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏), thuộc họ Khương (Khương tính 姜姓). Mẹ ông là Nữ Đăng 女登, là con gái của ông Hữu Oa (Hữu Oa Thị 有媧氏), làm vợ của ông Thiếu Điển 少典, cảm rồng thần mà (có chửa) sinh ra Viêm Đế. Ông mang thân người nhưng đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương (Khương thủy 姜水), nhân đó đặt ra họ ấy. Xét: Quốc ngữ chép Viêm Đế-Hoàng Đế 黃帝 đều là con trai của ông Thiếu Điển, mẹ của hai ông ấy lại đều là con gái của ông Hữu Oa. Dựa theo sách của các nhà và sách Cổ sử khảo chép thì dòng dõi của Viêm Đế có tám đời, trải hơn năm trăm năm thì ông Hiên Viên (Hiên Viên Thị 軒轅氏) tiếp nối lên làm vua. Lẽ nào Viêm Đế-Hoàng Đế là anh em và cùng cha mẹ được đây? Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển-Hữu Oa là tên nước chư hầu, vậy thì hai vua họ Khương 姜 (chỉ Viêm Đế) và họ Cơ 姬 (chỉ Hoàng Đế) cùng sinh ra bởi ông Thiếu Điển, mà mẹ của Hoàng Đế lại là con gái đời sau của mẹ ông Thần Nông, cho nên cùng là con gái của ông Hữu Oa vậy. Ông theo hành Hỏa 火 mà làm vua, cho nên gọi là Viêm Đế, lấy tên ‘Hỏa’ để gọi quan lại. Chặt cây là cày, đẽo gỗ làm bừa, làm các đồ cày cấy để dạy cho muôn dân. Bắt đầu dạy dân cách trồng trọt, cho nên gọi là ông Thần Nông. Do đó đặt ra lễ tế chạp (lạp tế 蜡祭: lễ tế tông miếu tổ tiên vào cuối năm). Dùng cái roi màu đỏ để đập cây cỏ (truyền thuyết nói là ông Thần Nông có cây roi thần đập vào cây cỏ để biết có độc hay làm thuốc được hay không). Bắt đầu nếm trăm loại cỏ. Bắt đầu làm ra thuốc chữa bệnh. Lại làm nên đàn sắt có năm dây. Dạy dân giữa ngày họp chợ, trao đổi (đồ dùng hàng hóa) xong thì về, đều đâu ra đó. Lại chồng tám quẻ thành sáu mươi tư hào quẻ. Mới đầu đóng đô ở đất Trần 陳, sau (dời đến) ở đất Khúc Phụ 曲阜. Xét: (Quận) Hoài Dương 淮陽ngày nay có giếng Thần Nông. Lại theo ông Tả (Tả thị 左氏: tác giả sách Tả truyện 左傳) chép nước Lỗ có kho chứa của ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏) là vậy. Ông làm vua một trăm hai mươi năm thì mất, chôn ở đất Trường Sa 長沙. Ông Thần Nông vốn nổi lên ở núi Liệt Sơn (Liệt sơn 烈山) , cho nên Tả truyện chép “Con của ông Liệt Sơn tên là Trụ (Trụ 柱: một tên gọi của các đời vua sau ông Thần Nông) cũng gọi là ông Lệ Sơn (Lệ Sơn Thị 厲山氏) thời xưa có được thiên hạ” là vậy. Xét: Trịnh Huyền nói núi Lệ Sơn (Lệ sơn 厲山) là chỗ mà Thần Nông nổi lên, cũng gọi là núi Liệt Sơn. Hoàng Phủ Mật nói núi Lệ Sơn ở (làng) Lệ Hương 厲鄉 thuộc (huyện) Tùy 隨 ngày nay vậy.

    Thần Nông lấy con gái của ông Bôn Thủy (Bôn Thủy Thị 奔水氏) tên là Thính Bạt 聽詙 làm vợ, sinh ra Đế Ai 帝哀. Đế Ai sinh ra Đế Khắc 帝克. Đế Khắc sinh ra Đế Du Võng 帝榆罔. Cả thảy là tám đời vua, trải năm trăm ba mươi năm thì ông Hiên Viên nổi lên thay làm vua. Xét: Dòng dõi của Thần Nông cả thảy là tám đời vua, chuyện này chép từ Đế vương đại kỷ và Cổ sử khảo. Tuy các sách cổ đã mất rồi, nhưng hai ông Tiếu-Hoàng (Tiếu Châu và Hoàng Phủ Mật) đều là người quân tử nổi danh thời trước, xét theo sách cũ mà soạn nên sách ấy. Đến nay há lại bỏ trống sao? Cho nên tôi dựa vào đó để chép (Tam Hoàng bản kỷ). Kinh Dịch chép “Ông Thần Nông mất”, tức ông Du Võng mất. Du Võng vẫn nối dùng hiệu Thần Nông vậy. Dòng dõi của ông là người các nước Châu 州, Phủ 甫, Cam 甘, Hứa 許, Hí 戲, Lộ 露, Tề 齊, Kỷ 紀, Di 怡, Hướng 向, Thân 申, Lữ 呂, đều thuộc họ Khương, cùng làm chư hầu, hoặc chia ra nắm giữ chức Tứ nhạc 四岳. Vào thời nhà Châu có Phủ Hầu 甫侯 và Thân Bá 申伯 đều làm Tể tướng giỏi của nhà vua, có vua các nước Tề và nước Hứa xưng bá ở Trung Quốc. Có lẽ đức trạch của thánh nhân rộng lớn, cho nên dòng dõi được hưởng phúc rạng rỡ lâu dài vậy.

    2. Có một thuyết khác nói về Tam Hoàng, gọi Thiên Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇 là Tam Hoàng. Như vậy vào buổi đầu mở mang, lúc mới có vua tôi, là chuyện mà sách Đồ vĩ 圖緯chép lại, không nên bỏ hết, cho nên tôi chép luôn ở đây.

    Vào lúc trời đất mới sinh, có ông Thiên Hoàng, trên mình có mười hai cái đầu, ông sống đạm bạc không làm gì mà muôn dân tự tự giáo hóa, theo hành Mộc mà làm vua, mở đầu lúc sao Tuế (tức sao Mộc) mọc ở chòm sao Nhiếp Đề 攝提. Có mười hai người anh em, đều ở ngôi vua được một vạn tám nghìn năm. Xét: Có lẽ vào lúc trời đất mới sinh ra thì có người thần bắt đầu đi giáo hóa, cho nên số tuổi đời mới lâu dài như vậy. Nhưng nói là có mười hai cái đầu, không phải là mười hai cái đầu trên mình của một người. Có lẽ là vì thời xưa sánh mình như số cái đầu của muông thú vậy.

    Ông Địa Hoàng có mười một cái đầu, theo hành Hỏa mà làm vua, trong họ có mười một người, nổi lên ở các núi Hùng Nhĩ 熊耳-Long Môn 龍門, cũng đều ở ngôi được một vạn tám nghìn năm.

    Ông Nhân Hoàng có chín cái đầu, cưỡi xe mây có sáu cái cánh chim, nổi lên ở cửa hang, có chín người anh em, chia ra làm vua của chín châu (cửu châu九州: chỉ đất Trung Quốc xưa), đều dựng thành ấp, cả thảy trải một trăm năm mươi đời, cộng lại là bốn vạn năm nghìn sáu trăm năm. Xét: Chỗ chép từ Thiên Hoàng về sau đây đều từ sách Hà đồ 河圖 và Tam ngũ lịch.

    Từ sau thời Nhân Hoàng có thời ông Ngũ Long (Ngũ Long Thị 五龍氏), Ông Ngũ Long có năm anh em đều cưỡi rồng đi lại, cho nên gọi là ông Ngũ Long. thời ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), Xét: Vua thời này dùi khoan ra lửa, dạy dân nấu chín đồ ăn, ở trước thời ông Phục Hy. Tiếu Châu cho rằng (Toại Nhân) là đứng đầu của Tam Hoàng vậy. thời ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏), thời ông Bách Hoàng (Bách Hoàng Thị 栢皇氏), thời ông Trung Ương (Trung Ương Thị 中央氏), thời ông Quyển Tu (Quyển Tu Thị 卷須氏), thời ông Lật Lục (Lật Lục Thị 栗陸氏), thời ông Li Liên (Li Liên Thị 驪連氏), thời ông Hách Tư (Hách Tư Thị 赫胥氏), thời ông Tôn Lô (Tôn Lô Thị 尊盧氏), thời ông Hồn Độn (Hồn Độn Thị 渾沌氏), thời ông Hạo Anh (Hạo Anh Thị 昊英氏), thời ông Hữu Sào (Hữu Sào Thị 有巢氏), thời ông Chu Tương (Chu Tương Thị 朱襄氏), thời ông Cát Thiên (Cát Thiên Thị 葛天氏), thời ông Âm Khang (Âm Khang Thị 陰康氏), thời ông Vô Hoài (Vô Hoài Thị 無懷氏). Đấy có lẽ là hiệu của những người có thiên hạ từ thời Tam Hoàng về sau này. Xét: Hoàng Phủ Mật cho rằng từ thời ông Đại Đình về sau có mười lăm vị vua đều tiếp nối gọi là Bào Hy. Chuyện này tôi chưa biết qua, khó mà dựa vào đây. Nhưng xét những vị vua thời xưa từng tế trời ở núi Thái, đứng đầu có ông Vô Hoài, là vị ở trước thời Thái Hạo, sao giống như lời mà (Hoàng Phủ) Mật nói? Nhưng sách vở không ghi, chẳng biết họ, số năm làm vua và chỗ đóng đô. Mà sách Hàn thi 韓詩 cho rằng thời xưa có hơn một vạn vị vua từng tế trời ở núi Thái và tế đất ở núi Lương Phủ 梁甫, Trọng Ni 仲尼 (tức Khổng Tử tên chữ là Trọng Ni) xem qua nhưng không thể nhớ hết. Quản Tử 管子 (tức Quản Trọng tên chữ là Di Ngô) cũng nói thời xưa có bảy mươi hai vị vua từng tế trời ở núi Thái. Di Ngô cũng chỉ biết được tên mười hai vị thôi. Đứng đầu là ông Vô Hoài, nhưng trước ông Vô Hoài, từ thời ông Thiên Hoàng về sau thì số năm xa xôi, biết sao được vị vua nào lên núi Thái mà tế trời? Dù sách xưa đã mất, không ghi lại được, há vì thế mà cho rằng không có vị vua nào (thời Tam Hoàng) sao? Cho nên Xuân thu vĩ 春秋緯 chép từ thủa mở mang đến lúc bắt được con lân (chỉ năm thứ mười bốn thời Lỗ Ai Công 魯哀公 đi săn bắt được con lân) cả thảy là ba trăm hai mươi bảy vạn sáu nghìn năm, chia làm mười kỷ, mỗi đời là bảy vạn sáu trăm năm. Một là kỷ Cửu Đầu (Cửu Đầu kỷ 九頭紀), hai là kỷ Ngũ Long (Ngũ Long kỷ 五龍紀), ba là kỷ Nhiếp Đề (Nhiếp Đề 攝提紀), bốn là kỷ Hợp Lạc (Hợp Lạc kỷ 合雒紀), năm là kỷ Liên Thông (Liên Thông kỷ 連通紀), sáu là kỷ Tự Mệnh (Tự Mệnh kỷ 序命紀), bảy là kỷ Tu Phi (Tu Phi kỷ 脩飛紀), tám là kỷ Nhân Đề (Nhân Đề kỷ 因提紀), chín là kỷ Thiền Thông (Thiền Thông 禪通紀), mười là kỷ Lưu Cật (Lưu Cật kỷ 流訖紀). Có lẽ kỷ Lưu Cật là thời Hoàng Đế 黃帝, gọi tên cho chín kỷ trước. Cho nên tôi chép ở đây, chắp vá thêm vào vậy.

    Thích

  12. Tôi xin gửi tới mục Lịch sử phương Đông:

    Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ: Truyền kỳ về thời Tam Hoàng trong lịch sử Trung Quốc

    (Đường 唐 – Tư Mã Trinh 司馬貞 biên soạn và chú giải)

    Ông Tư Mã nhỏ (Tiểu Tư Mã Thị 小司馬氏: tức Tư Mã Trinh tự xưng) nói: “Ông Thái Sử (Thái Sử Công 太史公: tức Tư Mã Thiên) làm Sử ký 史記, ghi chuyện vua tôi xưa nay, nên phải trên từ thời mở mang, dưới đến thời nay, để cho thấy chuyện đầu đuôi của một nhà. Nay (Sử ký) thiếu chuyện Tam Hoàng 三皇 mà lấy chuyện Ngũ Đế 五帝 làm đầu, chính là vì sách Đại Đái lễ 大戴禮 có chương Ngũ Đế đức 五帝德, lại nữa sách về các đời vua đều chép chuyện từ thời Ngũ Đế về sau, cho nên nhân đó lấy Ngũ Đế bản kỷ 五帝làm đầu. Thực ra từ thời Tam Hoàng về trước ít có sách vở ghi chép. Nhưng cái gốc của vua tôi, cái nguồn của giáo hóa, đã nói ở sử cũ, cũng không nên để sót. Gần đây Hoàng Phủ Mật (Hoàng Phủ Mật 皇甫密: tác giả thời Tây Tấn) làm Đế vương đại kỷ (Đế vương đại kỷ 帝王代紀: thường gọi là Đế vương thế kỷ 帝王世紀), Từ Chỉnh (Từ Chỉnh 徐整: tác giả thời Tam quốc) làm Tam ngũ lịch 三五曆, đều nói chuyện từ thời Tam Hoàng về sau. Đấy cũng là một lời chứng cho chuyện về thời gần xưa, nay tôi nhặt hết lại mà soạn nên Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀. Tuy còn nông cạn, nhưng tạm chắp vá cho chỗ thiếu sót vậy.”

    1. Thái Hạo 太皡, còn gọi là ông Bào Hy (Bào Hy Thị 庖犧氏) , thuộc họ Phong (Phong tính 風姓), thay ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), vâng mệnh trời mà làm vua. Mẹ ông là Hoa Tư 華胥, dẫm vào vết chân người lớn ở đầm Lôi Trạch 雷澤 mà (có chửa) sinh ra Bào Hy ở đất Thành Kỷ 成紀. Ông mang thân rắn nhưng đầu người. Xét: Chỗ chép ông Phục Hy thuộc họ Phong, là từ sách Quốc ngữ 國語. Chỗ chép từ Hoa Tư về sau là từ Đế vương thế kỷ. Lôi Trạch là tên đầm, là chỗ Thuấn (Thuấn 舜: là vị vua hiền thời Ngũ Đế) bắt cá, ở (quận) Tế Âm 濟陰. Thành Kỷ cũng là tên đất. Xét (quận) Thiên Thủy 天水 có huyện Thành Kỷ. Ông có đức tốt, ngẩng lên thì xem hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn muôn vật ở dưới đất. Nhìn xem vết chân của muông thú, hình thế tiện lợi của đất đai, gần thì xét ở thân mình, xa thì xét ở muôn vật, bắt đầu vẽ ra tám quẻ (bát quái 八卦: tám hình vẽ biểu thị cho muôn vật) để thông với cái đức của thần minh, để biết cái tình của muôn vật. Làm ra thư khế (thư khế 書契: nét vẽ lúc đầu của chữ viết) để thay cho lối thắt gút (kết thằng 結繩: dùng dây buộc thắt gút để ghi nhớ sự việc). Do đó bắt đầu đặt ra lệ cưới gả (làm vợ chồng), dùng da hươu để làm lễ hỏi. Xét: Cổ sử khảo 古史考 của Tiếu Châu (Tiếu Châu 譙周: tác giả thời Tam quốc) chép Phục Hy 伏羲 đặt ra lệ cưới gả, lấy da hươu làm lễ hỏi. Ông dạy người dân buộc tấm lưới võng để săn bắt (chim muông và tôm cá), cho nên gọi là ông Mật Hy (Mật Hy Thị 密羲氏). Xét: Chỗ chép này là từ Hán thư lịch chí 漢書曆志 . Mật, còn đọc là ‘phục’. Ông dạy người dân nuôi con thú hy sinh (gia súc để xẻ thịt như bò, dê, lợn…) để nấu bếp, cho nên cũng gọi là Bào Hy 庖犧 . Có điềm lành rồng hiện, cho nên lấy tên ‘Long’ để gọi quan lại, hiệu là Long sư 龍師. Làm ra đàn sắt (sắt 瑟: một loại đàn thời xưa) có ba mươi lăm dây. Ông theo đức thuộc hành Mộc 木 mà làm vua, chủ về mùa xuân. Cho nên kinh Dịch 易 chép đế vương nổi lên ở quẻ Chấn 震 (chủ về phương đông), chương Nguyệt lệnh 月令 chép đầu mùa xuân có đế vương làm chủ là Thái Hạo 太皡 vậy. Xét: Ngôi vị ở phương đông, tượng trưng cho ánh sáng của Mặt Trời, cho nên gọi là Thái Hạo. Hạo là sáng vậy. Đóng đô ở đất Trần 陳, sang phía đông làm lễ tế trời ở núi Thái (Thái sơn 太山), làm vua được mười một năm thì mất. Xét: Hoàng Phủ Mật nói Phục Hy được chôn ở đất Nam Quận 南郡, có thuyết nói gò mộ ở phía tây (huyện) Cao Bình 高平 (quận) Sơn Dương 山陽. Dòng dõi của ông vào thời Xuân thu có người các nước Nhâm 任, Túc 宿, Tu 須, Câu 句, Chuyên Du 顓臾, đều là người thuộc họ Phong vậy.

    Ông (bà) Nữ Oa (Nữ Oa Thị 女媧氏) cũng thuộc họ Phong, mang mình rắn nhưng đầu người, có đức của thần thánh, thay ông Mật Hy làm vua, gọi là ông (bà) Nữ Hy (Nữ Hy Thị 女希氏), không làm nên cái gì thêm, chỉ làm ra cái khèn bè. Xét: Lễ minh đường vị 禮明堂位 và Hệ bản 系本, đều chép bà Nữ Oa làm ra khèn bè. Cho nên kinh Dịch 易 không nói đến, không ứng theo ngũ vận (chỉ ngũ hành 五行). Có thuyết nói Nữ Oa cũng theo hành Mộc mà làm vua, có lẽ là sau thời ông Phục Hy đã trải mấy đời nữa, các hành Kim-Mộc (và các hành Thổ-Hỏa-Thủy) xoay chuyển xong một vòng lại về như lúc đầu (ngũ hành khởi đầu từ Mộc), chỉ nêu Nữ Oa vì có công lớn mà xếp vào Tam Hoàng, cho nên giống theo hành Mộc mà làm vua vậy. Vào lúc cuối thời (bà Nữ Oa), chư hầu có ông Cộng Công (Cộng Công Thị 共工氏) dùng trí xảo mà lớn mạnh nhưng không được làm vua, muốn theo hành Thủy để tiếp nối hành Mộc, bèn đánh nhau với ông Chúc Dung (Chúc Dung 祝融), không thắng mà tức giận, bèn đâm đầu vào núi Bất Châu 不周山, làm cho núi lở, cột chống trời bị gãy, bốn góc đất bị sụt. Nữ Oa liền nấu đá năm màu để vá trời, chặt bốn chân con ngao (ngao 鰲: một loài rùa lớn thời xưa) để làm bốn cây cột chống bốn góc, chất tro cây lau để ngăn nước lụt, để cứu vớt đất Ký châu 冀州 (một trong chín châu thời xưa ở Trung Quốc). Xét: Chỗ chuyện này chép từ Hoài Nam Tử 淮南子. Do đó đất bằng trời cao, không đổi vật cũ.

    Bà Nữ Oa mất, ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏) lên thay làm vua. Xét: Các sách chép về Tam Hoàng không giống nhau. Tiếu Châu cho rằng Toại Nhân thuộc Tam Hoàng, Tống Quân 宋均 cho rằng Chúc Dung thuộc Tam Hoàng. Trịnh Huyền 鄭玄 theo sách Xuân thu vĩ 春秋緯 cho rằng Nữ Oa thuộc Tam Hoàng, là người tiếp nối Phục Hy, Hoàng Phủ Mật cũng giống như vậy, cho nên nay tôi dựa vào đó mà nói.

    Viêm Đế 炎帝 là ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏), thuộc họ Khương (Khương tính 姜姓). Mẹ ông là Nữ Đăng 女登, là con gái của ông Hữu Oa (Hữu Oa Thị 有媧氏), làm vợ của ông Thiếu Điển 少典, cảm rồng thần mà (có chửa) sinh ra Viêm Đế. Ông mang thân người nhưng đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương (Khương thủy 姜水), nhân đó đặt ra họ ấy. Xét: Quốc ngữ chép Viêm Đế-Hoàng Đế 黃帝 đều là con trai của ông Thiếu Điển, mẹ của hai ông ấy lại đều là con gái của ông Hữu Oa. Dựa theo sách của các nhà và sách Cổ sử khảo chép thì dòng dõi của Viêm Đế có tám đời, trải hơn năm trăm năm thì ông Hiên Viên (Hiên Viên Thị 軒轅氏) tiếp nối lên làm vua. Lẽ nào Viêm Đế-Hoàng Đế là anh em và cùng cha mẹ được đây? Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển-Hữu Oa là tên nước chư hầu, vậy thì hai vua họ Khương 姜 (chỉ Viêm Đế) và họ Cơ 姬 (chỉ Hoàng Đế) cùng sinh ra bởi ông Thiếu Điển, mà mẹ của Hoàng Đế lại là con gái đời sau của mẹ ông Thần Nông, cho nên cùng là con gái của ông Hữu Oa vậy. Ông theo hành Hỏa 火 mà làm vua, cho nên gọi là Viêm Đế, lấy tên ‘Hỏa’ để gọi quan lại. Chặt cây là cày, đẽo gỗ làm bừa, làm các đồ cày cấy để dạy cho muôn dân. Bắt đầu dạy dân cách trồng trọt, cho nên gọi là ông Thần Nông. Do đó đặt ra lễ tế chạp (lạp tế 蜡祭: lễ tế tông miếu tổ tiên vào cuối năm). Dùng cái roi màu đỏ để đập cây cỏ (truyền thuyết nói là ông Thần Nông có cây roi thần đập vào cây cỏ để biết có độc hay làm thuốc được hay không). Bắt đầu nếm trăm loại cỏ. Bắt đầu làm ra thuốc chữa bệnh. Lại làm nên đàn sắt có năm dây. Dạy dân giữa ngày họp chợ, trao đổi (đồ dùng hàng hóa) xong thì về, đều đâu ra đó. Lại chồng tám quẻ thành sáu mươi tư hào quẻ. Mới đầu đóng đô ở đất Trần 陳, sau (dời đến) ở đất Khúc Phụ 曲阜. Xét: (Quận) Hoài Dương 淮陽ngày nay có giếng Thần Nông. Lại theo ông Tả (Tả thị 左氏: tác giả sách Tả truyện 左傳) chép nước Lỗ có kho chứa của ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏) là vậy. Ông làm vua một trăm hai mươi năm thì mất, chôn ở đất Trường Sa 長沙. Ông Thần Nông vốn nổi lên ở núi Liệt Sơn (Liệt sơn 烈山) , cho nên Tả truyện chép “Con của ông Liệt Sơn tên là Trụ (Trụ 柱: một tên gọi của các đời vua sau ông Thần Nông) cũng gọi là ông Lệ Sơn (Lệ Sơn Thị 厲山氏) thời xưa có được thiên hạ” là vậy. Xét: Trịnh Huyền nói núi Lệ Sơn (Lệ sơn 厲山) là chỗ mà Thần Nông nổi lên, cũng gọi là núi Liệt Sơn. Hoàng Phủ Mật nói núi Lệ Sơn ở (làng) Lệ Hương 厲鄉 thuộc (huyện) Tùy 隨 ngày nay vậy.

    Thần Nông lấy con gái của ông Bôn Thủy (Bôn Thủy Thị 奔水氏) tên là Thính Bạt 聽詙 làm vợ, sinh ra Đế Ai 帝哀. Đế Ai sinh ra Đế Khắc 帝克. Đế Khắc sinh ra Đế Du Võng 帝榆罔. Cả thảy là tám đời vua, trải năm trăm ba mươi năm thì ông Hiên Viên nổi lên thay làm vua. Xét: Dòng dõi của Thần Nông cả thảy là tám đời vua, chuyện này chép từ Đế vương đại kỷ và Cổ sử khảo. Tuy các sách cổ đã mất rồi, nhưng hai ông Tiếu-Hoàng (Tiếu Châu và Hoàng Phủ Mật) đều là người quân tử nổi danh thời trước, xét theo sách cũ mà soạn nên sách ấy. Đến nay há lại bỏ trống sao? Cho nên tôi dựa vào đó để chép (Tam Hoàng bản kỷ). Kinh Dịch chép “Ông Thần Nông mất”, tức ông Du Võng mất. Du Võng vẫn nối dùng hiệu Thần Nông vậy. Dòng dõi của ông là người các nước Châu 州, Phủ 甫, Cam 甘, Hứa 許, Hí 戲, Lộ 露, Tề 齊, Kỷ 紀, Di 怡, Hướng 向, Thân 申, Lữ 呂, đều thuộc họ Khương, cùng làm chư hầu, hoặc chia ra nắm giữ chức Tứ nhạc 四岳. Vào thời nhà Châu có Phủ Hầu 甫侯 và Thân Bá 申伯 đều làm Tể tướng giỏi của nhà vua, có vua các nước Tề và nước Hứa xưng bá ở Trung Quốc. Có lẽ đức trạch của thánh nhân rộng lớn, cho nên dòng dõi được hưởng phúc rạng rỡ lâu dài vậy.

    2. Có một thuyết khác nói về Tam Hoàng, gọi Thiên Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇 là Tam Hoàng. Như vậy vào buổi đầu mở mang, lúc mới có vua tôi, là chuyện mà sách Đồ vĩ 圖緯chép lại, không nên bỏ hết, cho nên tôi chép luôn ở đây.

    Vào lúc trời đất mới sinh, có ông Thiên Hoàng, trên mình có mười hai cái đầu, ông sống đạm bạc không làm gì mà muôn dân tự tự giáo hóa, theo hành Mộc mà làm vua, mở đầu lúc sao Tuế (tức sao Mộc) mọc ở chòm sao Nhiếp Đề 攝提. Có mười hai người anh em, đều ở ngôi vua được một vạn tám nghìn năm. Xét: Có lẽ vào lúc trời đất mới sinh ra thì có người thần bắt đầu đi giáo hóa, cho nên số tuổi đời mới lâu dài như vậy. Nhưng nói là có mười hai cái đầu, không phải là mười hai cái đầu trên mình của một người. Có lẽ là vì thời xưa sánh mình như số cái đầu của muông thú vậy.

    Ông Địa Hoàng có mười một cái đầu, theo hành Hỏa mà làm vua, trong họ có mười một người, nổi lên ở các núi Hùng Nhĩ 熊耳-Long Môn 龍門, cũng đều ở ngôi được một vạn tám nghìn năm.

    Ông Nhân Hoàng có chín cái đầu, cưỡi xe mây có sáu cái cánh chim, nổi lên ở cửa hang, có chín người anh em, chia ra làm vua của chín châu (cửu châu九州: chỉ đất Trung Quốc xưa), đều dựng thành ấp, cả thảy trải một trăm năm mươi đời, cộng lại là bốn vạn năm nghìn sáu trăm năm. Xét: Chỗ chép từ Thiên Hoàng về sau đây đều từ sách Hà đồ 河圖 và Tam ngũ lịch.

    Từ sau thời Nhân Hoàng có thời ông Ngũ Long (Ngũ Long Thị 五龍氏), Ông Ngũ Long có năm anh em đều cưỡi rồng đi lại, cho nên gọi là ông Ngũ Long. thời ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), Xét: Vua thời này dùi khoan ra lửa, dạy dân nấu chín đồ ăn, ở trước thời ông Phục Hy. Tiếu Châu cho rằng (Toại Nhân) là đứng đầu của Tam Hoàng vậy. thời ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏), thời ông Bách Hoàng (Bách Hoàng Thị 栢皇氏), thời ông Trung Ương (Trung Ương Thị 中央氏), thời ông Quyển Tu (Quyển Tu Thị 卷須氏), thời ông Lật Lục (Lật Lục Thị 栗陸氏), thời ông Li Liên (Li Liên Thị 驪連氏), thời ông Hách Tư (Hách Tư Thị 赫胥氏), thời ông Tôn Lô (Tôn Lô Thị 尊盧氏), thời ông Hồn Độn (Hồn Độn Thị 渾沌氏), thời ông Hạo Anh (Hạo Anh Thị 昊英氏), thời ông Hữu Sào (Hữu Sào Thị 有巢氏), thời ông Chu Tương (Chu Tương Thị 朱襄氏), thời ông Cát Thiên (Cát Thiên Thị 葛天氏), thời ông Âm Khang (Âm Khang Thị 陰康氏), thời ông Vô Hoài (Vô Hoài Thị 無懷氏). Đấy có lẽ là hiệu của những người có thiên hạ từ thời Tam Hoàng về sau này. Xét: Hoàng Phủ Mật cho rằng từ thời ông Đại Đình về sau có mười lăm vị vua đều tiếp nối gọi là Bào Hy. Chuyện này tôi chưa biết qua, khó mà dựa vào đây. Nhưng xét những vị vua thời xưa từng tế trời ở núi Thái, đứng đầu có ông Vô Hoài, là vị ở trước thời Thái Hạo, sao giống như lời mà (Hoàng Phủ) Mật nói? Nhưng sách vở không ghi, chẳng biết họ, số năm làm vua và chỗ đóng đô. Mà sách Hàn thi 韓詩 cho rằng thời xưa có hơn một vạn vị vua từng tế trời ở núi Thái và tế đất ở núi Lương Phủ 梁甫, Trọng Ni 仲尼 (tức Khổng Tử tên chữ là Trọng Ni) xem qua nhưng không thể nhớ hết. Quản Tử 管子 (tức Quản Trọng tên chữ là Di Ngô) cũng nói thời xưa có bảy mươi hai vị vua từng tế trời ở núi Thái. Di Ngô cũng chỉ biết được tên mười hai vị thôi. Đứng đầu là ông Vô Hoài, nhưng trước ông Vô Hoài, từ thời ông Thiên Hoàng về sau thì số năm xa xôi, biết sao được vị vua nào lên núi Thái mà tế trời? Dù sách xưa đã mất, không ghi lại được, há vì thế mà cho rằng không có vị vua nào (thời Tam Hoàng) sao? Cho nên Xuân thu vĩ 春秋緯 chép từ thủa mở mang đến lúc bắt được con lân (chỉ năm thứ mười bốn thời Lỗ Ai Công 魯哀公 đi săn bắt được con lân) cả thảy là ba trăm hai mươi bảy vạn sáu nghìn năm, chia làm mười kỷ, mỗi đời là bảy vạn sáu trăm năm. Một là kỷ Cửu Đầu (Cửu Đầu kỷ 九頭紀), hai là kỷ Ngũ Long (Ngũ Long kỷ 五龍紀), ba là kỷ Nhiếp Đề (Nhiếp Đề 攝提紀), bốn là kỷ Hợp Lạc (Hợp Lạc kỷ 合雒紀), năm là kỷ Liên Thông (Liên Thông kỷ 連通紀), sáu là kỷ Tự Mệnh (Tự Mệnh kỷ 序命紀), bảy là kỷ Tu Phi (Tu Phi kỷ 脩飛紀), tám là kỷ Nhân Đề (Nhân Đề kỷ 因提紀), chín là kỷ Thiền Thông (Thiền Thông 禪通紀), mười là kỷ Lưu Cật (Lưu Cật kỷ 流訖紀). Có lẽ kỷ Lưu Cật là thời Hoàng Đế 黃帝, gọi tên cho chín kỷ trước. Cho nên tôi chép ở đây, chắp vá thêm vào vậy.

    Thích

  13. Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ: Truyền kỳ về thời Tam Hoàng trong lịch sử Trung Quốc

    Người thời Hán 漢 là Tư Mã Thiên 司馬遷 làm Sử ký 史記 chỉ chép từ thời Ngũ Đế 五帝 về sau mà không chép về thời Tam Hoàng 三皇, chỉ gián tiếp nhắc đến mà thôi. Tuy nhiên các sách vở trước đó và đời sau đều có chép đến Tam Hoàng theo thể văn truyền kỳ. Thời Đường 唐 có Tư Mã Trinh 司馬貞 cóp nhặt các ghi chép đời trước về thời Tam Hoàng gọi là Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀 để bổ sung vào Sử ký. Tuy nhiên thời Tam Hoàng vẫn là thời hồng hoang, không thể xem là chính sử.

    補史記 · 三皇本紀
    Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ

    (Đường 唐 – Tư Mã Trinh 司馬貞 biên soạn và chú giải)

    Ông Tư Mã nhỏ (Tiểu Tư Mã Thị 小司馬氏: tức Tư Mã Trinh tự xưng) nói:

    – “Ông Thái Sử (Thái Sử Công 太史公: tức Tư Mã Thiên 司馬遷) làm Sử ký 史記, ghi chuyện vua tôi xưa nay, nên phải trên từ thời mở mang, dưới đến thời nay, để cho thấy chuyện đầu đuôi của một nhà. Nay (Sử ký) thiếu chuyện Tam Hoàng 三皇 mà lấy chuyện Ngũ Đế 五帝 làm đầu, chính là vì sách Đại Đái lễ 大戴禮 có chương Ngũ Đế đức 五帝德, lại nữa sách về các đời vua đều chép chuyện từ thời Ngũ Đế về sau, cho nên nhân đó lấy Ngũ Đế bản kỷ 五帝làm đầu. Thực ra từ thời Tam Hoàng về trước ít có sách vở ghi chép. Nhưng cái gốc của vua tôi, cái nguồn của giáo hóa, đã nói ở sử cũ, cũng không nên để sót. Gần đây Hoàng Phủ Mật (Hoàng Phủ Mật 皇甫密: tác giả thời Tây Tấn) làm Đế vương đại kỷ (Đế vương đại kỷ 帝王代紀: thường gọi là Đế vương thế kỷ 帝王世紀), Từ Chỉnh (Từ Chỉnh 徐整: tác giả thời Tam quốc) làm Tam ngũ lịch 三五曆, đều nói chuyện từ thời Tam Hoàng về sau. Đấy cũng là một lời chứng cho chuyện về thời gần xưa, nay tôi nhặt hết lại mà soạn nên Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀. Tuy còn nông cạn, nhưng tạm chắp vá cho chỗ thiếu sót vậy.”

    1. Thái Hạo 太皡, còn gọi là ông Bào Hy (Bào Hy Thị 庖犧氏) , thuộc họ Phong (Phong tính 風姓), thay ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), vâng mệnh trời mà làm vua. Mẹ ông là Hoa Tư 華胥, dẫm vào vết chân người lớn ở đầm Lôi Trạch 雷澤 mà (có chửa) sinh ra Bào Hy ở đất Thành Kỷ 成紀. Ông mang thân rắn nhưng đầu người. Xét: Chỗ chép ông Phục Hy thuộc họ Phong, là từ sách Quốc ngữ 國語. Chỗ chép từ Hoa Tư về sau là từ Đế vương thế kỷ. Lôi Trạch là tên đầm, là chỗ Thuấn (Thuấn 舜: là vị vua hiền thời Ngũ Đế) bắt cá, ở (quận) Tế Âm 濟陰. Thành Kỷ cũng là tên đất. Xét (quận) Thiên Thủy 天水 có huyện Thành Kỷ. Ông có đức thánh, ngẩng lên thì xem hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn muôn vật ở dưới đất. Nhìn xem vết chân của muông thú, hình thế tiện lợi của đất đai, gần thì xét ở thân mình, xa thì xét ở muôn vật, bắt đầu vẽ ra tám quẻ (bát quái 八卦: tám hình vẽ biểu thị cho muôn vật) để thông với cái đức của thần minh, để biết cái tình của muôn vật. Làm ra thư khế (thư khế 書契: nét vẽ lúc đầu của chữ viết) để thay cho lối thắt gút (kết thằng 結繩: dùng dây buộc thắt gút để ghi nhớ sự việc). Do đó bắt đầu đặt ra lệ cưới gả (làm vợ chồng), dùng da hươu để làm lễ hỏi. Xét: Cổ sử khảo 古史考 của Tiếu Châu (Tiếu Châu 譙周: tác giả thời Tam quốc) chép Phục Hy 伏羲 đặt ra lệ cưới gả, lấy da hươu làm lễ hỏi. Ông dạy người dân buộc tấm lưới võng để săn bắt (chim muông và tôm cá), cho nên gọi là ông Mật Hy (Mật Hy Thị 密羲氏). Xét: Chỗ chép này là từ Hán thư lịch chí 漢書曆志 . Mật, còn đọc là ‘phục’. Ông dạy người dân nuôi con thú hy sinh (gia súc để xẻ thịt như bò, dê, lợn…) để nấu bếp, cho nên cũng gọi là Bào Hy 庖犧 . Có điềm lành rồng hiện, cho nên lấy tên ‘Long’ để gọi quan lại, hiệu là Long sư 龍師. Làm ra đàn sắt (sắt 瑟: một loại đàn thời xưa) có ba mươi lăm dây. Ông theo đức thuộc hành Mộc 木 mà làm vua, chủ về mùa xuân. Cho nên kinh Dịch 易 chép đế vương nổi lên ở quẻ Chấn 震 (chủ về phương đông), chương Nguyệt lệnh 月令 chép đầu mùa xuân có đế vương làm chủ là Thái Hạo 太皡 vậy. Xét: Ngôi vị ở phương đông, tượng trưng cho ánh sáng của Mặt Trời, cho nên gọi là Thái Hạo. Hạo là sáng vậy. Đóng đô ở đất Trần 陳, sang phía đông làm lễ tế trời ở núi Thái (Thái sơn 太山), làm vua được mười một năm thì mất. Xét: Hoàng Phủ Mật nói Phục Hy được chôn ở đất Nam Quận 南郡, có thuyết nói gò mộ ở phía tây (huyện) Cao Bình 高平 (quận) Sơn Dương 山陽. Dòng dõi của ông vào thời Xuân thu có người các nước Nhâm 任, Túc 宿, Tu 須, Câu 句, Chuyên Du 顓臾, đều là người thuộc họ Phong vậy.

    Ông (bà) Nữ Oa (Nữ Oa Thị 女媧氏) cũng thuộc họ Phong, mang mình rắn nhưng đầu người, có đức của thần thánh, thay ông Mật Hy làm vua, gọi là ông (bà) Nữ Hy (Nữ Hy Thị 女希氏), không làm nên cái gì thêm, chỉ làm ra cái khèn bè. Xét: Lễ minh đường vị 禮明堂位 và Hệ bản 系本, đều chép bà Nữ Oa làm ra khèn bè. Cho nên kinh Dịch 易 không nói đến, không ứng theo ngũ vận (chỉ ngũ hành 五行). Có thuyết nói Nữ Oa cũng theo hành Mộc mà làm vua, có lẽ là sau thời ông Phục Hy đã trải mấy đời nữa, các hành Kim-Mộc (và các hành Thổ-Hỏa-Thủy) xoay chuyển xong một vòng lại về như lúc đầu (ngũ hành khởi đầu từ Mộc), chỉ nêu Nữ Oa vì có công lớn mà xếp vào Tam Hoàng, cho nên giống theo hành Mộc mà làm vua vậy. Vào lúc cuối thời (bà Nữ Oa), chư hầu có ông Cộng Công (Cộng Công Thị 共工氏) dùng trí xảo mà lớn mạnh nhưng không được làm vua, muốn theo hành Thủy để tiếp nối hành Mộc, bèn đánh nhau với ông Chúc Dung (Chúc Dung 祝融), không thắng mà tức giận, bèn đâm đầu vào núi Bất Châu 不周山, làm cho núi lở, cột chống trời bị gãy, bốn góc đất bị sụt. Nữ Oa liền nấu đá năm màu để vá trời, chặt bốn chân con ngao (ngao 鰲: một loài rùa lớn thời xưa) để làm bốn cây cột chống bốn góc, chất tro cây lau để ngăn nước lụt, để cứu vớt đất Ký châu 冀州 (một trong chín châu thời xưa ở Trung Quốc). Xét: Chỗ chuyện này chép từ Hoài Nam Tử 淮南子. Do đó đất bằng trời cao, không đổi vật cũ.

    Bà Nữ Oa mất, ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏) lên thay làm vua. Xét: Các sách chép về Tam Hoàng không giống nhau. Tiếu Châu cho rằng Toại Nhân thuộc Tam Hoàng, Tống Quân 宋均 cho rằng Chúc Dung thuộc Tam Hoàng. Trịnh Huyền 鄭玄 theo sách Xuân thu vĩ 春秋緯 cho rằng Nữ Oa thuộc Tam Hoàng, là người tiếp nối Phục Hy, Hoàng Phủ Mật cũng giống như vậy, cho nên nay tôi dựa vào đó mà nói.

    Viêm Đế 炎帝 là ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏), thuộc họ Khương (Khương tính 姜姓). Mẹ ông là Nữ Đăng 女登, là con gái của ông Hữu Oa (Hữu Oa Thị 有媧氏), làm vợ của ông Thiếu Điển 少典, cảm rồng thần mà (có chửa) sinh ra Viêm Đế. Ông mang thân người nhưng đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương (Khương thủy 姜水), nhân đó đặt ra họ ấy. Xét: Quốc ngữ chép Viêm Đế-Hoàng Đế 黃帝 đều là con trai của ông Thiếu Điển, mẹ của hai ông ấy lại đều là con gái của ông Hữu Oa. Dựa theo sách của các nhà và sách Cổ sử khảo chép thì dòng dõi của Viêm Đế có tám đời, trải hơn năm trăm năm thì ông Hiên Viên (Hiên Viên Thị 軒轅氏) tiếp nối lên làm vua. Lẽ nào Viêm Đế-Hoàng Đế là anh em và cùng cha mẹ được đây? Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển-Hữu Oa là tên nước chư hầu, vậy thì hai vua họ Khương 姜 (chỉ Viêm Đế) và họ Cơ 姬 (chỉ Hoàng Đế) cùng sinh ra bởi ông Thiếu Điển, mà mẹ của Hoàng Đế lại là con gái đời sau của mẹ ông Thần Nông, cho nên cùng là con gái của ông Hữu Oa vậy. Ông theo hành Hỏa 火 mà làm vua, cho nên gọi là Viêm Đế, lấy tên ‘Hỏa’ để gọi quan lại. Chặt cây là cày, đẽo gỗ làm bừa, làm các đồ cày cấy để dạy cho muôn dân. Bắt đầu dạy dân cách trồng trọt, cho nên gọi là ông Thần Nông. Do đó đặt ra lễ tế chạp (lạp tế 蜡祭: lễ tế tông miếu tổ tiên vào cuối năm). Dùng cái roi màu đỏ để đập cây cỏ (truyền thuyết nói là ông Thần Nông có cây roi thần đập vào cây cỏ để biết có độc hay làm thuốc được hay không). Bắt đầu nếm trăm loại cỏ. Bắt đầu làm ra thuốc chữa bệnh. Lại làm nên đàn sắt có năm dây. Dạy dân giữa ngày họp chợ, trao đổi (đồ dùng hàng hóa) xong thì về, đều đâu ra đó. Lại chồng tám quẻ thành sáu mươi tư hào quẻ. Mới đầu đóng đô ở đất Trần 陳, sau (dời đến) ở đất Khúc Phụ 曲阜. Xét: (Quận) Hoài Dương 淮陽ngày nay có giếng Thần Nông. Lại theo Tả truyện 左傳 chép nước Lỗ 魯 có kho chứa của ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏) là vậy. Ông làm vua một trăm hai mươi năm thì mất, chôn ở đất Trường Sa 長沙. Ông Thần Nông vốn nổi lên ở núi Liệt Sơn (Liệt Sơn 烈山) , cho nên ông Tả (Tả Thị 左氏: tức tác giả của Tả truyện 左傳 là Tả Khâu Minh 左丘明) chép “Con của ông Liệt Sơn tên là Trụ (Trụ 柱: một tên gọi của các đời vua sau ông Thần Nông) cũng gọi là ông Lệ Sơn (Lệ Sơn Thị 厲山氏) thời xưa có được thiên hạ” là vậy. Xét: Trịnh Huyền nói núi Lệ Sơn (Lệ sơn 厲山) là chỗ mà Thần Nông nổi lên, cũng gọi là núi Liệt Sơn. Hoàng Phủ Mật nói núi Lệ Sơn ở (làng) Lệ Hương 厲鄉 thuộc (huyện) Tùy 隨 ngày nay vậy.

    Thần Nông lấy con gái của ông Bôn Thủy (Bôn Thủy Thị 奔水氏) tên là Thính Bạt 聽詙 làm vợ, sinh ra Đế Ai 帝哀. Đế Ai sinh ra Đế Khắc 帝克. Đế Khắc sinh ra Đế Du Võng 帝榆罔. Cả thảy là tám đời vua, trải năm trăm ba mươi năm (530 năm) thì ông Hiên Viên nổi lên thay làm vua. Xét: Dòng dõi của Thần Nông cả thảy là tám đời vua, chuyện này chép từ Đế vương đại kỷ và Cổ sử khảo. Tuy các sách cổ đã mất rồi, nhưng hai ông Tiếu-Hoàng (Tiếu Châu và Hoàng Phủ Mật) đều là người quân tử nổi danh thời trước, xét theo sách cũ mà soạn nên sách ấy. Đến nay há lại bỏ trống sao? Cho nên tôi dựa vào đó để chép (Tam Hoàng bản kỷ). Kinh Dịch chép “Ông Thần Nông mất”, tức ông Du Võng mất. Du Võng vẫn nối dùng hiệu Thần Nông vậy. Dòng dõi của ông là vua các nước Châu 州, Phủ 甫, Cam 甘, Hứa 許, Hí 戲, Lộ 露, Tề 齊, Kỷ 紀, Di 怡, Hướng 向, Thân 申, Lữ 呂, đều thuộc họ Khương, cùng làm chư hầu, hoặc chia ra nắm giữ chức Tứ nhạc 四岳. Vào thời nhà Châu có Phủ Hầu 甫侯 và Thân Bá 申伯 đều làm Tể tướng giỏi của nhà vua (nhà Châu), có vua các nước Tề và nước Hứa xưng bá ở Trung Quốc. Có lẽ đức trạch của thánh nhân rộng lớn, cho nên dòng dõi được hưởng phúc rạng rỡ lâu dài vậy.

    2. Có một thuyết khác nói về Tam Hoàng, gọi Thiên Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇 là Tam Hoàng. Như vậy vào buổi đầu mở mang, lúc mới có vua tôi, là chuyện mà sách Đồ vĩ 圖緯chép lại, không nên bỏ hết, cho nên tôi chép luôn ở đây.

    Vào lúc trời đất mới sinh, có ông Thiên Hoàng, trên mình có mười hai cái đầu, ông sống đạm bạc không làm gì mà muôn dân tự giáo hóa, theo hành Mộc mà làm vua, mở đầu lúc sao Tuế (tức sao Mộc, chu kỳ 12 năm trên vòm trời) mọc ở chòm sao Nhiếp Đề 攝提. Có mười hai người anh em, đều ở ngôi vua được một vạn tám nghìn năm. Xét: Có lẽ vào lúc trời đất mới sinh ra thì có người thần bắt đầu đi giáo hóa, cho nên số tuổi đời mới lâu dài như vậy. Nhưng nói là có mười hai cái đầu, không phải là mười hai cái đầu trên mình của một người. Có lẽ là vì thời xưa sánh mình như số cái đầu của muông thú vậy.

    Ông Địa Hoàng có mười một cái đầu, theo hành Hỏa mà làm vua, trong họ có mười một người, nổi lên ở các núi Hùng Nhĩ 熊耳-Long Môn 龍門, cũng đều ở ngôi được một vạn tám nghìn năm (18.000 năm).

    Ông Nhân Hoàng có chín cái đầu, cưỡi xe mây có sáu cái cánh chim, nổi lên ở cửa hang, có chín người anh em, chia ra làm vua của chín châu (cửu châu九州: chỉ đất Trung Quốc xưa), đều dựng thành ấp, cả thảy trải một trăm năm mươi đời, cộng lại là bốn vạn năm nghìn sáu trăm năm (45.600 năm). Xét: Chỗ chép từ Thiên Hoàng về sau đây đều từ sách Hà đồ 河圖 và Tam ngũ lịch.

    Từ sau thời Nhân Hoàng có thời ông Ngũ Long (Ngũ Long Thị 五龍氏), Ông Ngũ Long có năm anh em đều cưỡi rồng đi lại, cho nên gọi là ông Ngũ Long. thời ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), Xét: Vua thời này dùi khoan ra lửa, dạy dân nấu chín đồ ăn, ở trước thời ông Phục Hy. Tiếu Châu cho rằng (Toại Nhân) là đứng đầu của Tam Hoàng vậy. thời ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏), thời ông Bách Hoàng (Bách Hoàng Thị 栢皇氏), thời ông Trung Ương (Trung Ương Thị 中央氏), thời ông Quyển Tu (Quyển Tu Thị 卷須氏), thời ông Lật Lục (Lật Lục Thị 栗陸氏), thời ông Li Liên (Li Liên Thị 驪連氏), thời ông Hách Tư (Hách Tư Thị 赫胥氏), thời ông Tôn Lô (Tôn Lô Thị 尊盧氏), thời ông Hồn Độn (Hồn Độn Thị 渾沌氏), thời ông Hạo Anh (Hạo Anh Thị 昊英氏), thời ông Hữu Sào (Hữu Sào Thị 有巢氏), thời ông Chu Tương (Chu Tương Thị 朱襄氏), thời ông Cát Thiên (Cát Thiên Thị 葛天氏), thời ông Âm Khang (Âm Khang Thị 陰康氏), thời ông Vô Hoài (Vô Hoài Thị 無懷氏). Đấy có lẽ là hiệu của những người có thiên hạ từ thời Tam Hoàng về sau này. Xét: Hoàng Phủ Mật cho rằng từ thời ông Đại Đình về sau có mười lăm vị vua đều tiếp nối gọi là Bào Hy. Chuyện này tôi chưa biết qua, khó mà dựa vào đây. Nhưng xét những vị vua thời xưa từng tế trời ở núi Thái, đứng đầu có ông Vô Hoài, là vị ở trước thời Thái Hạo, sao giống như lời mà (Hoàng Phủ) Mật nói? Nhưng sách vở không ghi, chẳng biết tên họ, số năm làm vua và chỗ đóng đô. Mà sách Hàn thi 韓詩 cho rằng thời xưa có hơn một vạn vị vua từng tế trời ở núi Thái và tế đất ở núi Lương Phủ 梁甫, Trọng Ni 仲尼 (tức Khổng Khâu 孔丘 tên chữ là Trọng Ni) xem qua nhưng không thể nhớ hết. Quản Tử 管子 (tức Quản Trọng 管仲 tên chữ là Di Ngô 夷吾) cũng nói thời xưa có bảy mươi hai vị vua từng tế trời ở núi Thái. Di Ngô cũng chỉ biết được tên mười hai vị thôi. Đứng đầu là ông Vô Hoài, nhưng trước ông Vô Hoài, từ thời ông Thiên Hoàng về sau thì số năm xa xôi, biết sao được vị vua nào lên núi Thái mà tế trời? Dù sách xưa đã mất, không ghi lại được, há vì thế mà cho rằng không có vị vua nào (thời Tam Hoàng) sao? Cho nên Xuân thu vĩ 春秋緯 chép từ thủa mở mang đến lúc bắt được con lân (chỉ năm thứ mười bốn thời Lỗ Ai Công 魯哀公 đi săn bắt được con lân) cả thảy là ba trăm hai mươi bảy vạn sáu nghìn năm (3.276.000 năm), chia làm mười kỷ, mỗi đời là bảy vạn sáu trăm năm (70.600 năm). Một là kỷ Cửu Đầu (Cửu Đầu kỷ 九頭紀), hai là kỷ Ngũ Long (Ngũ Long kỷ 五龍紀), ba là kỷ Nhiếp Đề (Nhiếp Đề 攝提紀), bốn là kỷ Hợp Lạc (Hợp Lạc kỷ 合雒紀), năm là kỷ Liên Thông (Liên Thông kỷ 連通紀), sáu là kỷ Tự Mệnh (Tự Mệnh kỷ 序命紀), bảy là kỷ Tu Phi (Tu Phi kỷ 脩飛紀), tám là kỷ Nhân Đề (Nhân Đề kỷ 因提紀), chín là kỷ Thiền Thông (Thiền Thông 禪通紀), mười là kỷ Lưu Cật (Lưu Cật kỷ 流訖紀). Có lẽ kỷ Lưu Cật là thời Hoàng Đế 黃帝, gọi tên cho chín kỷ trước. Cho nên tôi chép ở đây, chắp vá thêm vào vậy.

    _______


    Tranh vẽ ông Phục Hy

    Thích

    • Tôi xin gửi bài viết tới mục Lịch sử phương Đông:

      Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ: Truyền kỳ về thời Tam Hoàng trong lịch sử Trung Quốc

      Người dịch chú thích rằng:

      – “Người thời Hán 漢 là Tư Mã Thiên 司馬遷 làm Sử ký 史記 chỉ chép từ thời Ngũ Đế 五帝 về sau mà không chép về thời Tam Hoàng 三皇, chỉ gián tiếp nhắc đến mà thôi. Tuy nhiên các sách vở trước đó và đời sau đều có chép đến Tam Hoàng theo thể văn truyền kỳ. Thời Đường 唐 có Tư Mã Trinh 司馬貞 cóp nhặt các ghi chép đời trước về thời Tam Hoàng gọi là Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀 để bổ sung vào Sử ký. Tuy nhiên thời Tam Hoàng vẫn là thời hồng hoang, không thể xem là chính sử.”

      _________

      補史記 · 三皇本紀
      Bổ sử ký – Tam Hoàng bản kỷ

      (Đường 唐 – Tư Mã Trinh 司馬貞 biên soạn và chú giải)

      Ông Tư Mã nhỏ (Tiểu Tư Mã Thị 小司馬氏: tức Tư Mã Trinh tự xưng) nói:

      – “Ông Thái Sử (Thái Sử Công 太史公: tức Tư Mã Thiên 司馬遷) làm Sử ký 史記, ghi chuyện vua tôi xưa nay, nên phải trên từ thời mở mang, dưới đến thời nay, để cho thấy chuyện đầu đuôi của một nhà. Nay (Sử ký) thiếu chuyện Tam Hoàng 三皇 mà lấy chuyện Ngũ Đế 五帝 làm đầu, chính là vì sách Đại Đái lễ 大戴禮 có chương Ngũ Đế đức 五帝德, lại nữa sách về các đời vua đều chép chuyện từ thời Ngũ Đế về sau, cho nên nhân đó lấy Ngũ Đế bản kỷ 五帝làm đầu. Thực ra từ thời Tam Hoàng về trước ít có sách vở ghi chép. Nhưng cái gốc của vua tôi, cái nguồn của giáo hóa, đã nói ở sử cũ, cũng không nên để sót. Gần đây Hoàng Phủ Mật (Hoàng Phủ Mật 皇甫密: tác giả thời Tây Tấn) làm Đế vương đại kỷ (Đế vương đại kỷ 帝王代紀: thường gọi là Đế vương thế kỷ 帝王世紀), Từ Chỉnh (Từ Chỉnh 徐整: tác giả thời Tam quốc) làm Tam ngũ lịch 三五曆, đều nói chuyện từ thời Tam Hoàng về sau. Đấy cũng là một lời chứng cho chuyện về thời gần xưa, nay tôi nhặt hết lại mà soạn nên Tam Hoàng bản kỷ 三皇本紀. Tuy còn nông cạn, nhưng tạm chắp vá cho chỗ thiếu sót vậy.”

      Thái Hạo 太皡, còn gọi là ông Bào Hy (Bào Hy Thị 庖犧氏) , thuộc họ Phong (Phong tính 風姓), thay ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), vâng mệnh trời mà làm vua. Mẹ ông là Hoa Tư 華胥, dẫm vào vết chân người lớn ở đầm Lôi Trạch 雷澤 mà (có chửa) sinh ra Bào Hy ở đất Thành Kỷ 成紀. Ông mang thân rắn nhưng đầu người. [1] Ông có đức thánh, ngẩng lên thì xem hình tượng ở trên trời, cúi xuống thì nhìn muôn vật ở dưới đất. Nhìn xem vết chân của muông thú, hình thế tiện lợi của đất đai, gần thì xét ở thân mình, xa thì xét ở muôn vật, bắt đầu vẽ ra tám quẻ (bát quái 八卦: tám hình vẽ biểu thị cho muôn vật) để thông với cái đức của thần minh, để biết cái tình của muôn vật. Làm ra thư khế (thư khế 書契: nét vẽ lúc đầu của chữ viết) để thay cho lối thắt gút (kết thằng 結繩: dùng dây buộc thắt gút để ghi nhớ sự việc). Do đó bắt đầu đặt ra lệ cưới gả (làm vợ chồng), dùng da hươu để làm lễ hỏi. [2] Ông dạy người dân buộc tấm lưới võng để săn bắt (chim muông và tôm cá), cho nên gọi là ông Mật Hy (Mật Hy Thị 密羲氏). [3] Ông dạy người dân nuôi con thú hy sinh (gia súc để xẻ thịt như bò, dê, lợn…) để nấu bếp, cho nên cũng gọi là Bào Hy 庖犧 . Có điềm lành rồng hiện, cho nên lấy tên ‘Long’ để gọi quan lại, hiệu là Long sư 龍師. Làm ra đàn sắt (sắt 瑟: một loại đàn thời xưa) có ba mươi lăm dây. Ông theo đức thuộc hành Mộc 木 mà làm vua, chủ về mùa xuân. Cho nên kinh Dịch 易 chép đế vương nổi lên ở quẻ Chấn 震 (chủ về phương đông), chương Nguyệt lệnh 月令 chép đầu mùa xuân có đế vương làm chủ là Thái Hạo 太皡 vậy. [4] Đóng đô ở đất Trần 陳, sang phía đông làm lễ tế trời ở núi Thái (Thái sơn 太山), làm vua được mười một năm thì mất. [5] Dòng dõi của ông vào thời Xuân thu có người các nước Nhâm 任, Túc 宿, Tu 須, Câu 句, Chuyên Du 顓臾, đều là người thuộc họ Phong vậy.

      [1] Xét: Chỗ chép ông Phục Hy thuộc họ Phong, là từ sách Quốc ngữ 國語. Chỗ chép từ Hoa Tư về sau là từ Đế vương thế kỷ. Lôi Trạch là tên đầm, là chỗ Thuấn (Thuấn 舜: là vị vua hiền thời Ngũ Đế) bắt cá, ở (quận) Tế Âm 濟陰. Thành Kỷ cũng là tên đất. Xét (quận) Thiên Thủy 天水 có huyện Thành Kỷ.

      [2] Xét: Cổ sử khảo 古史考 của Tiếu Châu (Tiếu Châu 譙周: tác giả thời Tam quốc) chép Phục Hy 伏羲 đặt ra lệ cưới gả, lấy da hươu làm lễ hỏi.

      [3] Xét: Chỗ chép này là từ Hán thư lịch chí 漢書曆志 . Mật, còn đọc là ‘phục’.

      [4] Xét: Ngôi vị ở phương đông, tượng trưng cho ánh sáng của Mặt Trời, cho nên gọi là Thái Hạo. Hạo là sáng vậy.

      [5] Xét: Hoàng Phủ Mật nói Phục Hy được chôn ở đất Nam Quận 南郡, có thuyết nói gò mộ ở phía tây (huyện) Cao Bình 高平 (quận) Sơn Dương 山陽.

      Ông (bà) Nữ Oa (Nữ Oa Thị 女媧氏) cũng thuộc họ Phong, mang mình rắn nhưng đầu người, có đức của thần thánh, thay ông Mật Hy làm vua, gọi là ông (bà) Nữ Hy (Nữ Hy Thị 女希氏), không làm nên cái gì thêm, chỉ làm ra cái khèn bè. [6] Cho nên kinh Dịch 易 không nói đến, không ứng theo ngũ vận (chỉ ngũ hành 五行). Có thuyết nói Nữ Oa cũng theo hành Mộc mà làm vua, có lẽ là sau thời ông Phục Hy đã trải mấy đời nữa, các hành Kim-Mộc (và các hành Thổ-Hỏa-Thủy) xoay chuyển xong một vòng lại về như lúc đầu (ngũ hành khởi đầu từ Mộc), chỉ nêu Nữ Oa vì có công lớn mà xếp vào Tam Hoàng, cho nên giống theo hành Mộc mà làm vua vậy. Vào lúc cuối thời (bà Nữ Oa), chư hầu có ông Cộng Công (Cộng Công Thị 共工氏) dùng trí xảo mà lớn mạnh nhưng không được làm vua, muốn theo hành Thủy để tiếp nối hành Mộc, bèn đánh nhau với ông Chúc Dung (Chúc Dung 祝融), không thắng mà tức giận, bèn đâm đầu vào núi Bất Châu 不周山, làm cho núi lở, cột chống trời bị gãy, bốn góc đất bị sụt. Nữ Oa liền nấu đá năm màu để vá trời, chặt bốn chân con ngao (ngao 鰲: một loài rùa lớn thời xưa) để làm bốn cây cột chống bốn góc, chất tro cây lau để ngăn nước lụt, để cứu vớt đất Ký châu 冀州 (một trong chín châu thời xưa ở Trung Quốc). [7] Do đó đất bằng trời cao, không đổi vật cũ. Bà Nữ Oa mất, ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏) lên thay làm vua. [8]

      [6] Xét: Lễ minh đường vị 禮明堂位 và Hệ bản 系本, đều chép bà Nữ Oa làm ra khèn bè.

      [7] Xét: Chỗ chuyện này chép từ Hoài Nam Tử 淮南子.

      [8] Xét: Các sách chép về Tam Hoàng không giống nhau. Tiếu Châu cho rằng Toại Nhân thuộc Tam Hoàng, Tống Quân 宋均 cho rằng Chúc Dung thuộc Tam Hoàng. Trịnh Huyền 鄭玄 theo sách Xuân thu vĩ 春秋緯 cho rằng Nữ Oa thuộc Tam Hoàng, là người tiếp nối Phục Hy, Hoàng Phủ Mật cũng giống như vậy, cho nên nay tôi dựa vào đó mà nói.

      Viêm Đế 炎帝 là ông Thần Nông (Thần Nông Thị 神農氏), thuộc họ Khương (Khương tính 姜姓). Mẹ ông là Nữ Đăng 女登, là con gái của ông Hữu Oa (Hữu Oa Thị 有媧氏), làm vợ của ông Thiếu Điển 少典, cảm rồng thần mà (có chửa) sinh ra Viêm Đế. Ông mang thân người nhưng đầu bò, lớn lên ở bên sông Khương (Khương thủy 姜水), nhân đó đặt ra họ ấy. [9]

      [9] Xét: Quốc ngữ chép Viêm Đế-Hoàng Đế 黃帝 đều là con trai của ông Thiếu Điển, mẹ của hai ông ấy lại đều là con gái của ông Hữu Oa. Dựa theo sách của các nhà và sách Cổ sử khảo chép thì dòng dõi của Viêm Đế có tám đời, trải hơn năm trăm năm thì ông Hiên Viên (Hiên Viên Thị 軒轅氏) tiếp nối lên làm vua. Lẽ nào Viêm Đế-Hoàng Đế là anh em và cùng cha mẹ được đây? Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển-Hữu Oa là tên nước chư hầu, vậy thì hai vua họ Khương 姜 (chỉ Viêm Đế) và họ Cơ 姬 (chỉ Hoàng Đế) cùng sinh ra bởi ông Thiếu Điển, mà mẹ của Hoàng Đế lại là con gái đời sau của mẹ ông Thần Nông, cho nên cùng là con gái của ông Hữu Oa vậy.

      Ông theo hành Hỏa 火 mà làm vua, cho nên gọi là Viêm Đế, lấy tên ‘Hỏa’ để gọi quan lại. Chặt cây là cày, đẽo gỗ làm bừa, làm các đồ cày cấy để dạy cho muôn dân. Bắt đầu dạy dân cách trồng trọt, cho nên gọi là ông Thần Nông. Do đó đặt ra lễ tế chạp (lạp tế 蜡祭: lễ tế tông miếu tổ tiên vào cuối năm). Dùng cái roi màu đỏ để đập cây cỏ (truyền thuyết nói là ông Thần Nông có cây roi thần đập vào cây cỏ để biết có độc hay làm thuốc được hay không). Bắt đầu nếm trăm loại cỏ. Bắt đầu làm ra thuốc chữa bệnh. Lại làm nên đàn sắt có năm dây. Dạy dân giữa ngày họp chợ, trao đổi (đồ dùng hàng hóa) xong thì về, đều đâu ra đó. Lại chồng tám quẻ thành sáu mươi tư hào quẻ. Mới đầu đóng đô ở đất Trần 陳, sau (dời đến) ở đất Khúc Phụ 曲阜. [10]

      [10] Xét: (Quận) Hoài Dương 淮陽ngày nay có giếng Thần Nông. Lại theo Tả truyện 左傳 chép nước Lỗ 魯 có kho chứa của ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏) là vậy.

      Ông làm vua một trăm hai mươi năm thì mất, chôn ở đất Trường Sa 長沙. Ông Thần Nông vốn nổi lên ở núi Liệt Sơn (Liệt Sơn 烈山) , cho nên ông Tả (Tả Thị 左氏: tức tác giả của Tả truyện 左傳 là Tả Khâu Minh 左丘明) chép “Con của ông Liệt Sơn tên là Trụ (Trụ 柱: một tên gọi của các đời vua sau ông Thần Nông) cũng gọi là ông Lệ Sơn (Lệ Sơn Thị 厲山氏) thời xưa có được thiên hạ” là vậy. [11]

      [11] Xét: Trịnh Huyền nói núi Lệ Sơn (Lệ sơn 厲山) là chỗ mà Thần Nông nổi lên, cũng gọi là núi Liệt Sơn. Hoàng Phủ Mật nói núi Lệ Sơn ở (làng) Lệ Hương 厲鄉 thuộc (huyện) Tùy 隨 ngày nay vậy.

      Thần Nông lấy con gái của ông Bôn Thủy (Bôn Thủy Thị 奔水氏) tên là Thính Bạt 聽詙 làm vợ, sinh ra Đế Ai 帝哀. Đế Ai sinh ra Đế Khắc 帝克. Đế Khắc sinh ra Đế Du Võng 帝榆罔. Cả thảy là tám đời vua, trải năm trăm ba mươi năm (530 năm) thì ông Hiên Viên nổi lên thay làm vua. [12]

      [12] Xét: Dòng dõi của Thần Nông cả thảy là tám đời vua, chuyện này chép từ Đế vương đại kỷ và Cổ sử khảo. Tuy các sách cổ đã mất rồi, nhưng hai ông Tiếu-Hoàng (Tiếu Châu và Hoàng Phủ Mật) đều là người quân tử nổi danh thời trước, xét theo sách cũ mà soạn nên sách ấy. Đến nay há lại bỏ trống sao? Cho nên tôi dựa vào đó để chép (Tam Hoàng bản kỷ). Kinh Dịch chép “Ông Thần Nông mất”, tức ông Du Võng mất. Du Võng vẫn nối dùng hiệu Thần Nông vậy.

      Dòng dõi của ông là vua các nước Châu 州, Phủ 甫, Cam 甘, Hứa 許, Hí 戲, Lộ 露, Tề 齊, Kỷ 紀, Di 怡, Hướng 向, Thân 申, Lữ 呂, đều thuộc họ Khương, cùng làm chư hầu, hoặc chia ra nắm giữ chức Tứ nhạc 四岳. Vào thời nhà Châu có Phủ Hầu 甫侯 và Thân Bá 申伯 đều làm Tể tướng giỏi của nhà vua (nhà Châu), có vua các nước Tề và nước Hứa xưng bá ở Trung Quốc. Có lẽ đức trạch của thánh nhân rộng lớn, cho nên dòng dõi được hưởng phúc rạng rỡ lâu dài vậy.

      Có một thuyết khác nói về Tam Hoàng, gọi Thiên Hoàng 天皇, Địa Hoàng 地皇, Nhân Hoàng 人皇 là Tam Hoàng. Như vậy vào buổi đầu mở mang, lúc mới có vua tôi, là chuyện mà sách Đồ vĩ 圖緯chép lại, không nên bỏ hết, cho nên tôi chép luôn ở đây.

      Vào lúc trời đất mới sinh, có ông Thiên Hoàng, trên mình có mười hai cái đầu, ông sống đạm bạc không làm gì mà muôn dân tự giáo hóa, theo hành Mộc mà làm vua, mở đầu lúc sao Tuế (tức sao Mộc, chu kỳ 12 năm trên vòm trời) mọc ở chòm sao Nhiếp Đề 攝提. Có mười hai người anh em, đều ở ngôi vua được một vạn tám nghìn năm (18.000 năm). [13]

      Ông Địa Hoàng có mười một cái đầu, theo hành Hỏa mà làm vua, trong họ có mười một người, nổi lên ở các núi Hùng Nhĩ 熊耳-Long Môn 龍門, cũng đều ở ngôi được một vạn tám nghìn năm (18.000 năm).

      Ông Nhân Hoàng có chín cái đầu, cưỡi xe mây có sáu cái cánh chim, nổi lên ở cửa hang, có chín người anh em, chia ra làm vua của chín châu (cửu châu九州: chỉ đất Trung Quốc xưa), đều dựng thành ấp, cả thảy trải một trăm năm mươi đời, cộng lại là bốn vạn năm nghìn sáu trăm năm (45.600 năm). [14]

      Từ sau thời ông Nhân Hoàng có thời ông Ngũ Long (Ngũ Long Thị 五龍氏), [15] thời ông Toại Nhân (Toại Nhân Thị 燧人氏), [16] thời ông Đại Đình (Đại Đình Thị 大庭氏), thời ông Bách Hoàng (Bách Hoàng Thị 栢皇氏), thời ông Trung Ương (Trung Ương Thị 中央氏), thời ông Quyển Tu (Quyển Tu Thị 卷須氏), thời ông Lật Lục (Lật Lục Thị 栗陸氏), thời ông Li Liên (Li Liên Thị 驪連氏), thời ông Hách Tư (Hách Tư Thị 赫胥氏), thời ông Tôn Lô (Tôn Lô Thị 尊盧氏), thời ông Hồn Độn (Hồn Độn Thị 渾沌氏), thời ông Hạo Anh (Hạo Anh Thị 昊英氏), thời ông Hữu Sào (Hữu Sào Thị 有巢氏), thời ông Chu Tương (Chu Tương Thị 朱襄氏), thời ông Cát Thiên (Cát Thiên Thị 葛天氏), thời ông Âm Khang (Âm Khang Thị 陰康氏), thời ông Vô Hoài (Vô Hoài Thị 無懷氏). Đấy có lẽ là hiệu của những người có thiên hạ từ thời Tam Hoàng về sau này. [17] Nhưng sách vở không ghi, chẳng biết tên họ, số năm làm vua và chỗ đóng đô. Mà sách Hàn thi 韓詩 cho rằng thời xưa có hơn một vạn vị vua từng tế trời ở núi Thái và tế đất ở núi Lương Phủ 梁甫, Trọng Ni 仲尼 (tức Khổng Khâu 孔丘 tên chữ là Trọng Ni) xem qua nhưng không thể nhớ hết. Quản Tử 管子 (tức Quản Trọng 管仲 tên chữ là Di Ngô 夷吾) cũng nói thời xưa có bảy mươi hai vị vua từng tế trời ở núi Thái. Di Ngô cũng chỉ biết được tên mười hai vị, đứng đầu là ông Vô Hoài, nhưng trước ông Vô Hoài, từ thời ông Thiên Hoàng về sau thì số năm xa xôi, biết sao được vị vua nào lên núi Thái mà tế trời? Dù sách xưa đã mất, không ghi lại được, há vì thế mà cho rằng không có vị vua nào (thời Tam Hoàng) sao? Cho nên Xuân thu vĩ 春秋緯 chép từ thủa mở mang đến lúc bắt được con lân (chỉ năm thứ mười bốn thời Lỗ Ai Công 魯哀公 đi săn bắt được con lân) cả thảy là ba trăm hai mươi bảy vạn sáu nghìn năm (3.276.000 năm), chia làm mười kỷ, mỗi đời là bảy vạn sáu trăm năm (70.600 năm). Một là kỷ Cửu Đầu (Cửu Đầu kỷ 九頭紀), hai là kỷ Ngũ Long (Ngũ Long kỷ 五龍紀), ba là kỷ Nhiếp Đề (Nhiếp Đề 攝提紀), bốn là kỷ Hợp Lạc (Hợp Lạc kỷ 合雒紀), năm là kỷ Liên Thông (Liên Thông kỷ 連通紀), sáu là kỷ Tự Mệnh (Tự Mệnh kỷ 序命紀), bảy là kỷ Tu Phi (Tu Phi kỷ 脩飛紀), tám là kỷ Nhân Đề (Nhân Đề kỷ 因提紀), chín là kỷ Thiền Thông (Thiền Thông 禪通紀), mười là kỷ Lưu Cật (Lưu Cật kỷ 流訖紀). Có lẽ kỷ Lưu Cật là thời Hoàng Đế 黃帝, gọi tên cho chín kỷ trước. Cho nên tôi chép ở đây, chắp vá thêm vào vậy.

      [13] Xét: Có lẽ vào lúc trời đất mới sinh ra thì có người thần bắt đầu đi giáo hóa, cho nên số tuổi đời mới lâu dài như vậy. Nhưng nói là có mười hai cái đầu, không phải là mười hai cái đầu trên mình của một người. Có lẽ là vì thời xưa sánh mình như số cái đầu của muông thú vậy.

      [14] Xét: Chỗ chép từ Thiên Hoàng về sau đây đều từ sách Hà đồ 河圖 và Tam ngũ lịch.

      [15] Ông Ngũ Long có năm anh em đều cưỡi rồng đi lại, cho nên gọi là ông Ngũ Long.

      [16] Xét: Vua thời này dùi khoan ra lửa, dạy dân nấu chín đồ ăn, ở trước thời ông Phục Hy. Tiếu Châu cho rằng (Toại Nhân) là đứng đầu của Tam Hoàng vậy.

      [17] Xét: Hoàng Phủ Mật cho rằng từ thời ông Đại Đình về sau có mười lăm vị vua đều tiếp nối gọi là Bào Hy. Chuyện này tôi chưa biết qua, khó mà dựa vào đây. Nhưng xét những vị vua thời xưa từng tế trời ở núi Thái, đứng đầu có ông Vô Hoài, là vị ở trước thời Thái Hạo, sao giống như lời mà (Hoàng Phủ) Mật nói?

      Thích

  14. Tôi xin gửi đến mục Lịch sử Việt Nam:

    Thục Vương bản kỷ: Lịch sử và truyền kỳ về nước Thục xưa

    Hán 漢 – Dương Hùng 揚雄 soạn

    Người dịch văn là Tích Dã chú thích:

    – “Nước Thục xưa xa lánh ở miền tây nam, ít qua lại với Trung Quốc. Những chuyện xảy ra ở đấy được chính sử chép rất ít, chủ yếu liên quan đến nước Tần 秦 láng giềng. Đến thời Hán 漢 có người đất Thục là Dương Hùng 揚雄 đã dựa theo chính sử và truyền kỳ ở đấy để soạn nên Thục Vương bản kỷ 蜀王本紀, kể chuyện nước Thục 蜀 từ lúc dựng nước đến lúc bị nước Tần diệt và đặt thành quận huyện. Sách ấy qua 2.000 năm bãi bể nương dâu đã bị mất, nhưng được sao chép và trích dẫn ở một số sách khác đời sau.”

    ________

    Tổ tiên của vua nước Thục từng xưng vương có Tàm Tùng 蠶叢, Bách Hoạch 柏濩 (hoặc có sách chép là Bách Quyền 柏灌, có lẽ mặt chữ giống nhau), Ngư Phù 魚鳧, [1] Khai Minh 開明. Người dân (nước Thục) thời ấy búi tóc hình cái vồ, cài vạt áo bên trái, không biết chữ viết, chưa có lễ nhạc. Từ thời Khai Minh về trước đến thời Tàm Tùng cả thảy là ba vạn bốn nghìn năm (34.000 năm). [2]

    [1] Họ Lưu 劉 chú Văn tuyển Thục Đô phú 文選蜀都賦 dẫn (Thục Vương bản kỷ) có thêm hai chữ Bồ Trạch 蒲澤 (tên một đời vua Thục).
    [2] Ngự lãm 御覽 dẫn chép cả thảy là bốn nghìn năm (4.000 năm). Họ Lưu chú Ngụy Đô phú 魏都賦 dẫn. Vương Nguyên Trường 王元長 chú Tam nguyệt tam nhật khúc thủy thi tự 三月三日曲水詩序 dẫn. Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu dẫn.

    Tổ tiên của vua nước Thục tên là Tàm Tùng, vua đời sau tên là Bách Hoạch, sau nữa tên là Ngư Phù. [3] Ba đời vua ấy đều sống thọ mấy trăm tuổi, đều thành thần không chết, người dân thời ấy cũng có kẻ đi theo vua mà cũng thành thần. Ngư Phù làm ruộng ở núi Tiên (Tiên sơn 湔山) mà thành tiên. Miếu thờ ngày nay ở núi Tiên. Bấy giờ dân nước Thục còn ít ỏi. [4]

    [3] Sơ học ký 初學紀 quyển tám dẫn, Nghệ văn loại tụ 藝文類聚 quyển sáu dẫn, Ngự lãm 御覽 quyển một trăm sáu mươi sáu chép sau nữa là Bá Ung 伯雍, lại sau nữa là Ngư Phù.
    [4] Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu và quyển chín trăm mười ba dẫn.

    Sau này có một người con trai tên là Đỗ Vũ 杜宇 từ trên trời xuống ở huyện Chu Đề 朱提, [5] có một người con gái tên là Lợi 利 hiện ra từ trong giếng ở đầu nguồn sông mà đến làm vợ của Đỗ Vũ, (Đỗ Vũ) bèn tự lập làm vua nước Thục, gọi là Vọng Đế 望帝. [6] Dựng ấp ở dưới núi Vấn (Vấn sơn 汶山) gọi là ấp Bì 郫, thường lúc giáo hóa người dân lại đi ra. [7]

    [5] 〈Xét ét Xét: Sử ký Tam đại thế biểu sách ẩn 史記三代世表索隱 dẫn chép là huyện Chu Đề có người con trai tên là Đỗ Vũ 杜宇.
    [6] Xét: Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu dẫn dưới có bốn chữ là cư cố bang ấp 居故邦邑 (nghĩa là “ở chỗ bang ấp trước đây”).
    [7] (Họ Lưu) chú Văn tuyển Tư huyền phú 〈文選思玄賦 dẫn, Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu và quyển tám trăm tám mươi tám dẫn.

    Vọng Đế làm vua được hơn một trăm năm, ở nước Kinh 荊 (tức tên khác của nước Sở 楚) có một người tên là Miết Linh 鱉靈 chết mà xác trôi đi mất, người nước Kinh tìm mà không thấy. Xác Miết Linh trôi ngược sông đến ấp Bì, bèn sống lại, gặp nhau với Vọng Đế, Vọng Đế lấy Miết Linh là Tướng quốc. [8] Bấy giờ ở núi Ngọc (Ngọc sơn 玉山) tuôn nước ra như nước lụt thời vua Nghiêu 堯, Vọng Đế không ngăn được, sai Miết Linh khoét núi Ngọc dẫn nước đi, người dân được ở yên. Sau khi Miết Linh dẫn nước đi được rồi, Vọng Đế lại thông dâm với vợ của Miết Linh, lấy làm hổ thẹn, tự cho là mình đức mỏng, không bằng Miết Linh, bèn trao việc nước cho Miết Linh mà bỏ đi, giống chuyện vua Nghiêu 堯 nhường ngôi vua cho Thuấn. Miết Linh lên ngôi vua, gọi là đế Khai Minh (Khai Minh Đế 開明帝). Vua sinh ra Lô Bảo, cũng gọi là đế Khai Minh. [9]

    [8] Hán thư chú 漢書注, Văn tuyển chú dẫn chép là Miết Linh 鱉令.
    [9] Hậu Hán thư Trương Hành truyện chú 後漢書張衡傳注, Văn tuyển Tư huyền phú chú 文選思玄賦注, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám và quyển chín trăm hai mươi ba, Sự loại phú chú 事類賦注 quyển sáu.

    Vào lúc Vọng Đế bỏ đi, chim tử quy 子䳏 (tức chim cuốc) kêu, cho nên người Thục hễ nghe tiếng chim tử quy kêu buồn lại nhớ Vọng Đế. Vọng Đế tên là Đỗ Vũ, là người từ trên trời xuống. [10]

    [10] Ngự lãm quyển chín trăm hai mươi ba dẫn.

    Từ thời đế Khai Minh về sau được năm đời thì có Khai Minh Thượng 開明尚 bắt đầu bỏ xưng đế, trở lại xưng vương. [11]

    [11] Hậu Hán thư Trương Hành truyện chú dẫn.

    Trời giúp vua Thục có năm vị lực sĩ có thể dời được các trái núi của nước Thục. Vua Thục chết, năm vị lực sĩ liền dựng một khối đá lớn dài ba trượng, nặng nghìn quân, gọi là bò đá (thạch ngưu 石牛), nghìn người không lay được, vạn người không dời được. [12]

    [12] Nghệ văn loại tụ quyển bảy, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn.

    Vua Thục đóng giữ ở đất Ba-Thục, vốn trị ở làng Phàn Hương 樊鄉 huyện Quảng Đô 廣都, sau dời đến ở huyện Thành Đô 成都. Tần Huệ Vương 秦惠王 sai bọn Trương Nghi 張儀-Tư Mã Thác 司馬錯 đi bình định nước Thục, nhân đó lấy đất Thành Đô mà lập thành huyện. Huyện Thành Đô trị ở phố Xích Lí (Xích Lí nhai 赤里街).Trương Nhược 張若 dời đến trị ở trong Thiểu Thành 少城, bắt đầu dựng phủ xá thành huyện, nay giống quy tắc của thành Trường An. [13]

    [13] Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám, Hoàn vũ ký 寰宇記 quyển bảy mươi hai dẫn.

    Vào thời Tần Huệ Vương, vua Thục không hàng người Tần, người Tần cũng không có đường để phát binh vào đánh nước Thục. Bấy giờ vua Thục đem hơn vạn người sang phía đông đi săn, đến ở hang Bao Cốc 褒谷, rút cuộc gặp Tần Huệ Vương. Vua Tần đem một giỏ vàng tặng cho vua Thục. Vua Thục cũng dùng lễ vật tặng lại, nhưng lễ vật đều hóa thành đất. Vua Tần giận, bề tôi đều bái lạy chúc mừng nói: “Đất là lãnh thổ. Nước Tần sẽ lấy được đất Thục vậy.” [14]

    [14] Ngự lãm quyển ba mươi bảy và quyển bốn trăm bảy mươi tám và quyển tám trăm mười một và quyển tám trăm bảy mươi hai và quyển tám trăm tám mươi tám dẫn, Sự loại phú chú 事類賦注 quyển chín dẫn.

    Tần Huệ Vương bản kỷ chép: “Tần Huệ Vương muốn đánh Thục, bèn đẽo năm con bò đá, [15] đặt vàng ở sau (đít) nó. Người Thục thấy thế, cho là bò đá biết ỉa ra vàng〉., d,, dưới bò đá có người lính chăm sóc, cho rằng đấy là bò trời, biết ỉa ra vàng. Vua Thục cho là phải, liền phát hơn một nghìn lính, sai năm vị lực sĩ làm đường để chuyển bò đá về nước Thục, đặt ba con ở Thành Đô. Do đó đường (từ đất Thục) qua đất Tần được mở, là do sức của bò đá vậy. Sau đó vua Tần sai bọn Thừa tướng là Trương Nghi theo đường bò đá mở mà sang đánh Thục. [16]

    [15] Xét: Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn chép vua Tần sợ không có chỗ gặp nhau, bèn đẽo năm con bò đá.
    [16] Bắc đường thư sao 〈北堂書鈔 quyển một trăm mười sáu dẫn, Nghệ văn loại tụ quyển chín mươi tư, Bạch thiếp quyển chín mươi sáu, Ngự lãm quyển ba trăm lẻ năm và quyển tám trăm tám mươi tám.

    Ở quận Vũ Đô 武都 có người tài trí, vua Thục đem vợ và con gái của người ấy về nước Thục. Ở đất Thục không quen đất nước, muốn về. Vua Thục trong lòng thích người con gái ấy, giữ ở lại, bèn làm sáu bài hát ‘Y minh chi thanh’ 伊鳴之聲 mà múa hát cho người con gái ấy vui lòng. [17]

    [17] Xét: Bắc đường thư sao dẫn chép là làm bài hát ‘Đông bình chi ca’ 東平之歌 để cho người con gái ấy vui lòng. Bắc đường thư sao quyển một trăm lẻ sáu, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn. 〉

    Ở quận Vũ Đô có người con trai hóa thành con gái, [18] vẻ mặt xinh đẹp, có lẽ là khí tinh hoa của rừng núi làm nên. Vua Thục lấy người con gái ấy làm vợ. [19] Không quen đất đai, mắc bệnh tật muốn về. Vua Thục giữ ở lại, không lâu thì người con gái ấy chết. Vua Thục phát lính đến quận Vũ Đô gánh đất về Thành Đô cho vào trong quách mà chôn, đắp mả đất rộng ba mẫu, cao bảy trượng, gọi là Vũ đảm 武擔, [20] lấy đá làm một tấm gương đặt ở trên mả. Gương rộng một trượng, cao năm thước. [21]

    [18] Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn chép trước từ ‘Vũ Đô’ là ba chữ ‘hoặc viết tiền’ 或曰前 (nghĩa là: ‘có sách nói trước đây).
    [19] Xét: Nghệ văn loại tụ chép là phu nhân 夫人.
    [20] Xét: Khai Nguyên chiêm kinh 開元占經 dẫn chép là người (nước Thục) giận chuyện ấy gọi là Vũ đảm 武擔.
    [21] Hậu Hán thư Nhâm Văn Công truyện chú 後漢書任文公傳注, Tam quốc chí Thục tiên chủ truyện chú 三國志蜀先主傳注, Bắc đường thư sao quyển chín mươi tư và quyển một trăm ba mươi sáu, Sơ học ký quyển năm, Nghệ văn loại tụ quyển sáu và quyển bảy mươi, Khai Nguyên chiêm kinh quyển một trăm mười ba, Ngự lãm quyển năm mươi hai và quyển bảy trăm mười bảy và quyển tám trăm tám mươi tám, Sự loại phú quyển bảy dẫn.

    Do đó vua Tần biết vua Thục ưa gái đẹp, bèn dâng năm người con gái đẹp cho vua Thục. Vua Thục lấy làm thích, sai năm vị lực sĩ đi đón năm người con gái ấy về. Về qua huyện Tử Đồng, gặp một con rắn lớn chui vào vào trong hang núi. Một vị lực sĩ cầm đuôi rắn kéo ra, rồi cả năm vị cùng kéo rắn, núi bèn lở, đè lên cả năm vị lực sĩ. Năm vị lực sĩ dẫm đất kêu to gọi vua Tần, nhưng cùng năm người con gái và người đi đón đều bị núi đè lên hóa thành đá. Vua Thục lên đài cao ngóng nhìn mà không thấy người về, nhân đó gọi là đài Ngũ Phụ Hầu (Ngũ Phụ Hầu đài 五婦侯臺). Vua Thục tự mình đi chôn mà làm gò mả cho những người ấy, đều đắp đến muôn tảng đá để ghi nhớ mộ của họ. [22]

    [22] Sơ học ký quyển năm, Nghệ văn loại tụ quyển bảy và quyển chín mươi sáu, Bạch thiếp quyển năm, Ngự lãm quyển năm mươi hai và quyển ba trăm tám mươi sáu và quyển tám trăm tám mươi tám và quyển chín trăm ba mươi tư, Sự loại phú chú quyển hai mươi mươi tám dẫn.

    Tần Huệ Vương sai bọn Trương Nghi-Tư Mã Thác đánh Thục. Vua Thục là Khai Minh đánh giữ, không được lợi, rút chạy về huyện Vũ Dương 武陽, bị bắt. [23]

    [23] Hoàn vũ ký quyển bảy mươi hai dẫn.

    Trương Nghi đánh Thục, vua Thục là Khai Minh đánh không thắng, bị Nghi diệt đi. [24]

    [24] Sử ký Tần bản kỷ sách ẩn 〈史記秦本紀索隱 dẫn.

    Vua Thục có thuyền anh vũ (anh vũ chu 鸚武舟). [25]

    [25] Sơ học ký quyển hai mươi lăm, Ngự lãm quyển một trăm ba mươi bảy dẫn.

    Vua Tần làm một vạn chiếc thuyền thái bạch (thái bạch thuyền 太白船) muốn để đánh nước Sở 楚. [26]

    [26] Vốn chú là tên thuyền thái bạch. Sơ học ký quyển hai mươi lăm dẫn.

    Vua Tần làm hơn vạn chiếc thuyền bè, muốn đánh Sở. [27]

    [27] Ngự lãm quyển bảy trăm sáu mươi chín, Sự loại phú chú quyển mười sáu dẫn.

    Vua Tần sau khi giết Thục Hầu 蜀侯 tên là Huy 煇, đón về chôn ở thành Hàm Dương 咸陽, trời mua suốt ba tháng, không đi được, nhân đó chôn ở huyện Thành Đô. Người Thục xin mưa thì cúng Thục Hầu thì tất có mưa. [28]

    [28] Ngự lãm quyển mười một dẫn.

    Vào thời Tần Tương Vương 秦襄王, quận Hữu Cừ (Hữu Cừ quận 宕渠郡) dâng người lớn (trường nhân 長人), cao hai mươi lăm trượng sáu thước. [29]

    [29] Pháp uyển châu lâm 法苑珠林 quyển tám, Ngự lãm quyển ba trăm bảy mươi bảy dẫn.

    Vũ 禹 vốn là người huyện Quảng Nhu (Quảng Nhu huyện 廣柔縣) quận Vấn Sơn (Vấn Sơn quận 汶山郡), sinh ra ở ấp Thạch Nữu 石紐, tên đất ấy là Lị Nghê Bạn 痢兒畔. Mẹ của Vũ nuốt hạt châu mà mang thai Vũ, rạch mổ mà sinh ra Vũ ở núi Đồ (Đồ sơn 塗山) trong huyện ấy. Vũ lấy vợ sinh con tên là Khải 啟. Ở núi Đồ ngày nay có miếu thờ Vũ, cũng có dựng miếu thờ mẹ của Vũ ở đó. [30]

    [30] Sử ký Hạ bản kỷ chính nghĩa 史記夏本紀正義, Sơ học ký quyển chín, Ngự lãm quyển tám mươi ba và quyển năm trăm ba mươi mốt dẫn.

    Lão Tử 老子 vì nể lời của Quan lệnh doãn 關令尹 tên là Hỉ 喜 mà làm sách Đạo đức kinh 道德經, lúc chia tay nói: “Ông học đạo này hơn nghìn ngày sau thì đến tìm ta ở chợ Thanh Dương (Thanh Dương tứ 青羊肆) đất Thành Đô.” Là quán Thanh Ngưu (Thanh Ngưu quán 青牛觀) ngày nay vậy. [31]

    [31] Ngự lãm quyển một trăm chín mươi mốt, Hoàn vũ quyển bảy mươi hai dẫn.

    Nước sông gây hại, Thục Thú 蜀守 là Lý Băng 李冰 làm năm con tê đá, đặt hai con ở trong phủ, đặt một con ở dưới cầu chợ, đặt hai con ở giữa sông để áp thần nước (thủy tinh 水精), nhân đó gọi là làng Thạch Tê (Thạch Tê lý 石犀里). [32]

    [32] Bắc đường thư sao quyển ba mươi chín, Nghệ văn loại tụ quyển chín mươi lăm, Ngự lãm quyển tám trăm chín mươi dẫn.

    Lý Băng vào thời Tần làm Thục Thú 蜀守, gọi núi Vấn (Vấn sơn 汶山) là ải Thiên Bành (Thiên Bành khuyết 天彭門), còn gọi là cửa Thiên Bành (Thiên Bành môn 天彭門), nói rằng hồn người chết phải đi qua giữa cửa ấy, thần linh ma quỷ xuất hiện nhiều ở đấy. [33]

    [33] Hoàn vũ ký quyển bảy mươi ba dẫn.

    Trước huyện Tiên Đê Đạo (Tiên Đê Đạo huyện 湔氐道縣) có hai tảng đá đứng đối nhau như cánh cửa, gọi là cửa Bành (Bành môn 彭門) [34]

    [34] Tục Hán quận quốc chí bổ chú 續漢郡國志補注 dẫn.

    Vào thời Tuyên Đế 宣帝 (nhà Hán) giữa những năm Địa Tiết 地節 (năm 69 – 66 trước Công nguyên) bắt đầu đào mấy chục cái giếng muối (ở đất Thục). [35]

    [35] Ngự lãm quyển tám trăm sáu mươi lăm dẫn.

    Thích

    • Xin sửa lại,

      Tôi xin gửi đến mục Lịch sử Việt Nam:

      Thục Vương bản kỷ: Lịch sử và truyền kỳ về nước Thục xưa

      Hán 漢 – Dương Hùng 揚雄 soạn

      Người dịch văn là Tích Dã chú thích:

      – “Nước Thục xưa xa lánh ở miền tây nam, ít qua lại với Trung Quốc. Những chuyện xảy ra ở đấy được chính sử chép rất ít, chủ yếu liên quan đến nước Tần 秦 láng giềng. Đến thời Hán 漢 có người đất Thục là Dương Hùng 揚雄 đã dựa theo chính sử và truyền kỳ ở đấy để soạn nên Thục Vương bản kỷ 蜀王本紀, kể chuyện nước Thục 蜀 từ lúc dựng nước đến lúc bị nước Tần diệt và đặt thành quận huyện. Sách ấy qua 2.000 năm bãi bể nương dâu đã bị mất, nhưng được sao chép và trích dẫn ở một số sách khác đời sau.”

      ________

      Tổ tiên của vua nước Thục từng xưng vương có Tàm Tùng 蠶叢, Bách Hoạch 柏濩 (hoặc có sách chép là Bách Quyền 柏灌, có lẽ mặt chữ giống nhau), Ngư Phù 魚鳧, [1] Khai Minh 開明. Người dân (nước Thục) thời ấy búi tóc hình cái vồ, cài vạt áo bên trái, không biết chữ viết, chưa có lễ nhạc. Từ thời Khai Minh về trước đến thời Tàm Tùng cả thảy là ba vạn bốn nghìn năm (34.000 năm). [2]

      [1] Họ Lưu 劉 chú Văn tuyển Thục Đô phú 文選蜀都賦 dẫn (Thục Vương bản kỷ) có thêm hai chữ Bồ Trạch 蒲澤 (tên một đời vua Thục).
      [2] Ngự lãm 御覽 dẫn chép cả thảy là bốn nghìn năm (4.000 năm). Họ Lưu chú Ngụy Đô phú 魏都賦 dẫn. Vương Nguyên Trường 王元長 chú Tam nguyệt tam nhật khúc thủy thi tự 三月三日曲水詩序 dẫn. Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu dẫn.

      Tổ tiên của vua nước Thục tên là Tàm Tùng, vua đời sau tên là Bách Hoạch, sau nữa tên là Ngư Phù. [3] Ba đời vua ấy đều sống thọ mấy trăm tuổi, đều thành thần không chết, người dân thời ấy cũng có kẻ đi theo vua mà cũng thành thần. Ngư Phù làm ruộng ở núi Tiên (Tiên sơn 湔山) mà thành tiên. Miếu thờ ngày nay ở núi Tiên. Bấy giờ dân nước Thục còn ít ỏi. [4]

      [3] Sơ học ký 初學紀 quyển tám dẫn, Nghệ văn loại tụ 藝文類聚 quyển sáu dẫn, Ngự lãm 御覽 quyển một trăm sáu mươi sáu chép sau nữa là Bá Ung 伯雍, lại sau nữa là Ngư Phù.
      [4] Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu và quyển chín trăm mười ba dẫn.

      Sau này có một người con trai tên là Đỗ Vũ 杜宇 từ trên trời xuống ở huyện Chu Đề 朱提, [5] có một người con gái tên là Lợi 利 hiện ra từ trong giếng ở đầu nguồn sông mà đến làm vợ của Đỗ Vũ, (Đỗ Vũ) bèn tự lập làm vua nước Thục, gọi là Vọng Đế 望帝. [6] Dựng ấp ở dưới núi Vấn (Vấn sơn 汶山) gọi là ấp Bì 郫, thường lúc giáo hóa người dân lại đi ra. [7]

      [5] 〈Xét ét Xét: Sử ký Tam đại thế biểu sách ẩn 史記三代世表索隱 dẫn chép là huyện Chu Đề có người con trai tên là Đỗ Vũ 杜宇.
      [6] Xét: Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu dẫn dưới có bốn chữ là cư cố bang ấp 居故邦邑 (nghĩa là “ở chỗ bang ấp trước đây”).
      [7] (Họ Lưu) chú Văn tuyển Tư huyền phú 文選思玄賦 dẫn, Ngự lãm quyển một trăm sáu mươi sáu và quyển tám trăm tám mươi tám dẫn.

      Vọng Đế làm vua được hơn một trăm năm, ở nước Kinh 荊 (tức tên khác của nước Sở 楚) có một người tên là Miết Linh 鱉靈 chết mà xác trôi đi mất, người nước Kinh tìm mà không thấy. Xác Miết Linh trôi ngược sông đến ấp Bì, bèn sống lại, gặp nhau với Vọng Đế, Vọng Đế lấy Miết Linh làm Tướng quốc. [8] Bấy giờ ở núi Ngọc (Ngọc sơn 玉山) tuôn nước ra như nước lụt thời vua Nghiêu 堯, Vọng Đế không ngăn được, sai Miết Linh khoét núi Ngọc dẫn nước đi, người dân được ở yên. Sau khi Miết Linh dẫn nước đi được rồi, Vọng Đế lại thông dâm với vợ của Miết Linh, lấy làm hổ thẹn, tự cho là mình đức mỏng, không bằng Miết Linh, bèn trao việc nước cho Miết Linh mà bỏ đi, giống chuyện vua Nghiêu 堯 nhường ngôi vua cho Thuấn. Miết Linh lên ngôi vua, gọi là đế Khai Minh (Khai Minh Đế 開明帝). Vua sinh ra Lô Bảo 盧保, cũng gọi là đế Khai Minh. [9]

      [8] Hán thư chú 漢書注, Văn tuyển chú dẫn chép là Miết Linh 鱉令.
      [9] Hậu Hán thư Trương Hành truyện chú 後漢書張衡傳注, Văn tuyển Tư huyền phú chú 文選思玄賦注, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám và quyển chín trăm hai mươi ba, Sự loại phú chú 事類賦注 quyển sáu.

      Vào lúc Vọng Đế bỏ đi, chim tử quy 子䳏 (tức chim cuốc) kêu, cho nên người Thục hễ nghe tiếng chim tử quy kêu buồn lại nhớ Vọng Đế. Vọng Đế tên là Đỗ Vũ, là người từ trên trời xuống. [10]

      [10] Ngự lãm quyển chín trăm hai mươi ba dẫn.

      Từ thời đế Khai Minh về sau được năm đời thì có Khai Minh Thượng 開明尚 bắt đầu bỏ xưng đế, trở lại xưng vương. [11]

      [11] Hậu Hán thư Trương Hành truyện chú dẫn.

      Trời giúp vua Thục có năm vị lực sĩ có thể dời được các trái núi của nước Thục. Vua Thục chết, năm vị lực sĩ liền dựng một khối đá lớn dài ba trượng, nặng nghìn quân, gọi là bò đá (thạch ngưu 石牛), nghìn người không lay được, vạn người không dời được. [12]

      [12] Nghệ văn loại tụ quyển bảy, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn.

      Vua Thục đóng giữ ở đất Ba-Thục, vốn trị ở làng Phàn Hương 樊鄉 huyện Quảng Đô 廣都, sau dời đến ở huyện Thành Đô 成都. Tần Huệ Vương 秦惠王 sai bọn Trương Nghi 張儀-Tư Mã Thác 司馬錯 đi bình định nước Thục, nhân đó lấy đất Thành Đô mà lập thành huyện. Huyện Thành Đô trị ở phố Xích Lí (Xích Lí nhai 赤里街).Trương Nhược 張若 dời đến trị ở trong Thiểu Thành 少城, bắt đầu dựng phủ xá thành huyện, nay giống quy tắc của thành Trường An. [13]

      [13] Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám, Hoàn vũ ký 寰宇記 quyển bảy mươi hai dẫn.

      Vào thời Tần Huệ Vương, vua Thục không hàng người Tần, người Tần cũng không có đường để phát binh vào đánh nước Thục. Bấy giờ vua Thục đem hơn vạn người sang phía đông đi săn, đến ở hang Bao Cốc 褒谷, rút cuộc gặp Tần Huệ Vương. Vua Tần đem một giỏ vàng tặng cho vua Thục. Vua Thục cũng dùng lễ vật tặng lại, nhưng lễ vật đều hóa thành đất. Vua Tần giận, bề tôi đều bái lạy chúc mừng nói: “Đất là lãnh thổ. Nước Tần sẽ lấy được đất Thục vậy.” [14]

      [14] Ngự lãm quyển ba mươi bảy và quyển bốn trăm bảy mươi tám và quyển tám trăm mười một và quyển tám trăm bảy mươi hai và quyển tám trăm tám mươi tám dẫn, Sự loại phú chú 事類賦注 quyển chín dẫn.

      Tần Huệ Vương bản kỷ chép: “Tần Huệ Vương muốn đánh Thục, bèn đẽo năm con bò đá, [15] đặt vàng ở sau (đít) nó. Người Thục thấy thế, cho là bò đá biết ỉa ra vàng, dưới bò đá có người lính chăm sóc, cho rằng đấy là bò trời, biết ỉa ra vàng. Vua Thục cho là phải, liền phát hơn một nghìn lính, sai năm vị lực sĩ làm đường để chuyển bò đá về nước Thục, đặt ba con ở Thành Đô. Do đó đường (từ đất Thục) qua đất Tần được mở, là do sức của bò đá vậy. Sau đó vua Tần sai bọn Thừa tướng là Trương Nghi theo đường bò đá mở mà sang đánh Thục. [16]

      [15] Xét: Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn chép vua Tần sợ không có chỗ gặp nhau, bèn đẽo năm con bò đá.
      [16] Bắc đường thư sao 北堂書鈔 quyển một trăm mười sáu dẫn, Nghệ văn loại tụ quyển chín mươi tư, Bạch thiếp quyển chín mươi sáu, Ngự lãm quyển ba trăm lẻ năm và quyển tám trăm tám mươi tám.

      Ở quận Vũ Đô 武都 có người tài trí, vua Thục đem vợ và con gái của người ấy về nước Thục. Ở đất Thục không quen đất nước, muốn về. Vua Thục trong lòng thích người con gái ấy, giữ ở lại, bèn làm sáu bài hát ‘Y minh chi thanh’ 伊鳴之聲 mà múa hát cho người con gái ấy vui lòng. [17]

      [17] Xét: Bắc đường thư sao dẫn chép là làm bài hát ‘Đông bình chi ca’ 東平之歌 để cho người con gái ấy vui lòng. Bắc đường thư sao quyển một trăm lẻ sáu, Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn.

      Ở quận Vũ Đô có người con trai hóa thành con gái, [18] vẻ mặt xinh đẹp, có lẽ là khí tinh hoa của rừng núi làm nên. Vua Thục lấy người con gái ấy làm vợ. [19] Không quen đất đai, mắc bệnh tật muốn về. Vua Thục giữ ở lại, không lâu thì người con gái ấy chết. Vua Thục phát lính đến quận Vũ Đô gánh đất về Thành Đô cho vào trong quách mà chôn, đắp mả đất rộng ba mẫu, cao bảy trượng, gọi là Vũ đảm 武擔, [20] lấy đá làm một tấm gương đặt ở trên mả. Gương rộng một trượng, cao năm thước. [21]

      [18] Ngự lãm quyển tám trăm tám mươi tám dẫn chép trước từ ‘Vũ Đô’ là ba chữ ‘hoặc viết tiền’ 或曰前 (nghĩa là: ‘có sách nói trước đây).
      [19] Xét: Nghệ văn loại tụ chép là phu nhân 夫人.
      [20] Xét: Khai Nguyên chiêm kinh 開元占經 dẫn chép là người (nước Thục) giận chuyện ấy gọi là Vũ đảm 武擔.
      [21] Hậu Hán thư Nhâm Văn Công truyện chú 後漢書任文公傳注, Tam quốc chí Thục tiên chủ truyện chú 三國志蜀先主傳注, Bắc đường thư sao quyển chín mươi tư và quyển một trăm ba mươi sáu, Sơ học ký quyển năm, Nghệ văn loại tụ quyển sáu và quyển bảy mươi, Khai Nguyên chiêm kinh quyển một trăm mười ba, Ngự lãm quyển năm mươi hai và quyển bảy trăm mười bảy và quyển tám trăm tám mươi tám, Sự loại phú quyển bảy dẫn.

      Do đó vua Tần biết vua Thục ưa gái đẹp, bèn dâng năm người con gái đẹp cho vua Thục. Vua Thục lấy làm thích, sai năm vị lực sĩ đi đón năm người con gái ấy về. Về qua huyện Tử Đồng 梓潼, gặp một con rắn lớn chui vào vào trong hang núi. Một vị lực sĩ cầm đuôi rắn kéo ra, rồi cả năm vị cùng kéo rắn, núi bèn lở, đè lên cả năm vị lực sĩ. Năm vị lực sĩ dẫm đất kêu to gọi vua Tần, nhưng cùng năm người con gái và người đi đón đều bị núi đè lên, hóa thành đá. Vua Thục lên đài cao ngóng nhìn mà không thấy người về, nhân đó gọi là đài Ngũ Phụ Hầu (Ngũ Phụ Hầu đài 五婦侯臺). Vua Thục tự mình đi chôn mà làm gò mả cho những người ấy, đều đắp đến muôn tảng đá để ghi nhớ mộ của họ. [22]

      [22] Sơ học ký quyển năm, Nghệ văn loại tụ quyển bảy và quyển chín mươi sáu, Bạch thiếp quyển năm, Ngự lãm quyển năm mươi hai và quyển ba trăm tám mươi sáu và quyển tám trăm tám mươi tám và quyển chín trăm ba mươi tư, Sự loại phú chú quyển hai mươi mươi tám dẫn.

      Tần Huệ Vương sai bọn Trương Nghi-Tư Mã Thác đánh Thục. Vua Thục là Khai Minh đánh giữ, không được lợi, rút chạy về huyện Vũ Dương 武陽, bị bắt. [23]

      [23] Hoàn vũ ký quyển bảy mươi hai dẫn.

      Trương Nghi đánh Thục, vua Thục là Khai Minh đánh không thắng, bị Nghi diệt đi. [24]

      [24] Sử ký Tần bản kỷ sách ẩn 史記秦本紀索隱 dẫn.

      Vua Thục có thuyền anh vũ (anh vũ chu 鸚武舟). [25]

      [25] Sơ học ký quyển hai mươi lăm, Ngự lãm quyển một trăm ba mươi bảy dẫn.

      Vua Tần làm một vạn chiếc thuyền thái bạch (thái bạch thuyền 太白船) muốn để đánh nước Sở 楚. [26]

      [26] Vốn chú là tên thuyền thái bạch. Sơ học ký quyển hai mươi lăm dẫn.

      Vua Tần làm hơn vạn chiếc thuyền bè, muốn đánh Sở. [27]

      [27] Ngự lãm quyển bảy trăm sáu mươi chín, Sự loại phú chú quyển mười sáu dẫn.

      Vua Tần sau khi giết Thục Hầu 蜀侯 tên là Huy 煇, đón về chôn ở thành Hàm Dương 咸陽, trời mua suốt ba tháng, không đi được, nhân đó chôn ở huyện Thành Đô. Người Thục xin mưa thì cúng Thục Hầu thì tất có mưa. [28]

      [28] Ngự lãm quyển mười một dẫn.

      Vào thời Tần Tương Vương 秦襄王, quận Hữu Cừ (Hữu Cừ quận 宕渠郡) dâng người lớn (trường nhân 長人), cao hai mươi lăm trượng sáu thước. [29]

      [29] Pháp uyển châu lâm 法苑珠林 quyển tám, Ngự lãm quyển ba trăm bảy mươi bảy dẫn.

      Vũ 禹 vốn là người huyện Quảng Nhu (Quảng Nhu huyện 廣柔縣) quận Vấn Sơn (Vấn Sơn quận 汶山郡), sinh ra ở ấp Thạch Nữu 石紐, tên đất ấy là Lị Nghê Bạn 痢兒畔. Mẹ của Vũ nuốt hạt châu mà mang thai Vũ, rạch mổ mà sinh ra Vũ ở núi Đồ (Đồ sơn 塗山) trong huyện ấy. Vũ lấy vợ sinh con tên là Khải 啟. Ở núi Đồ ngày nay có miếu thờ Vũ, cũng có dựng miếu thờ mẹ của Vũ ở đó. [30]

      [30] Sử ký Hạ bản kỷ chính nghĩa 史記夏本紀正義, Sơ học ký quyển chín, Ngự lãm quyển tám mươi ba và quyển năm trăm ba mươi mốt dẫn.

      Lão Tử 老子 vì nể lời của Quan lệnh doãn 關令尹 tên là Hỉ 喜 mà làm sách Đạo đức kinh 道德經, lúc chia tay nói: “Ông học đạo này hơn nghìn ngày sau thì đến tìm ta ở chợ Thanh Dương (Thanh Dương tứ 青羊肆) đất Thành Đô.” Là quán Thanh Ngưu (Thanh Ngưu quán 青牛觀) ngày nay vậy. [31]

      [31] Ngự lãm quyển một trăm chín mươi mốt, Hoàn vũ quyển bảy mươi hai dẫn.

      Nước sông gây hại, Thục Thú 蜀守 là Lý Băng 李冰 làm năm con tê đá, đặt hai con ở trong phủ, đặt một con ở dưới cầu chợ, đặt hai con ở giữa sông để áp thần nước (thủy tinh 水精), nhân đó gọi là làng Thạch Tê (Thạch Tê lý 石犀里). [32]

      [32] Bắc đường thư sao quyển ba mươi chín, Nghệ văn loại tụ quyển chín mươi lăm, Ngự lãm quyển tám trăm chín mươi dẫn.

      Lý Băng vào thời Tần làm Thục Thú 蜀守, gọi núi Vấn (Vấn sơn 汶山) là ải Thiên Bành (Thiên Bành khuyết 天彭門), còn gọi là cửa Thiên Bành (Thiên Bành môn 天彭門), nói rằng hồn người chết phải đi qua giữa cửa ấy, thần linh ma quỷ xuất hiện nhiều ở đấy. [33]

      [33] Hoàn vũ ký quyển bảy mươi ba dẫn.

      Trước huyện Tiên Đê Đạo (Tiên Đê Đạo huyện 湔氐道縣) có hai tảng đá đứng đối nhau như cánh cửa, gọi là cửa Bành (Bành môn 彭門) [34]

      [34] Tục Hán quận quốc chí bổ chú 續漢郡國志補注 dẫn.

      Vào thời Tuyên Đế 宣帝 (nhà Hán) giữa những năm Địa Tiết 地節 (năm 69 – 66 trước Công nguyên) bắt đầu đào mấy chục cái giếng muối (ở đất Thục). [35]

      [35] Ngự lãm quyển tám trăm sáu mươi lăm dẫn.

      Thích

      • Tôi xin gửi đến mục Lịch sử Việt Nam bài viết:

        ______________________

        Truyền kỳ về nước Việt Thường thời xưa

        I. Dẫn nhập

        Việt Thường (chữ Hán: 越裳, còn được viết là 越常, 越嘗), còn gọi là nước Việt Thường (Việt Thường quốc 越裳國) hoặc họ Việt Thường (Việt Thường thị 越裳氏) là một quốc gia hoặc bộ lạc cổ đại được nhắc đến trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam.

        II. Diễn văn

        1. Nước Việt Thường được nhắc đến đầu tiên ở thời Hán 漢 với chuyện dâng chim trĩ cho vua Châu Thành Vương 周成王, cho biết nước ấy ở phía nam đất Giao Chỉ (chữ Hán: 交趾 hoặc 交阯), nhưng không nói rõ ở vùng nào.

        Thượng thư đại truyện – Đại cáo 尚書大傳 – 大誥 (Hán 漢 – Phục Thắng 伏勝 soạn):

        交阯之南,有越裳國。周公居攝六年,制禮作樂,天下和平。越裳以三象,重譯而獻白雉,曰道路悠遠,山川阻深,音使不通,故重譯而朝。成王以歸周公。公曰:德不加焉,則君子不饗其質。政不施焉,則君子不臣其人;吾何以獲此賜也?其使請曰:吾受命吾國之黃耇,曰久矣天之無烈風澍雨,意者中國有聖人乎?有則,盍往朝之。周公乃歸之於王,稱先王之神,致以薦於宗廟。周德既衰,於是稍絕。
        Phía nam đất Giao Chỉ có nước Việt Thường. Châu Công (tên Cơ Đán 姬旦) nhiếp chính được sáu năm, đặt lễ làm nhạc, thiên hạ hòa bình. Người nước Việt Thường qua quan Tam tượng (tức Tượng tư 象胥: chức quan phiên dịch thời nhà Châu) nhiều lần phiên dịch mà dâng chim trĩ trắng, nói: “Đường đi xa xôi, sông núi sâu hiểm, tin tức không thông, cho nên nhiều lần phiên dịch mà đến chầu.” Thành Vương đem cho Châu Công, Châu Công nói: “Đức không trùm nước người thì quân tử không hưởng lễ vật của nước người. Lệnh không đến nước người thì quân tử không bắt nước người xưng thần. Ta cớ gì mà nhận lễ vật ấy?” Sứ giả nước ấy nói: “Tôi vâng lệnh ông kẹ (ông già, tộc trưởng) nước tôi nói nhiều năm nay trời không có mưa rào gió lốc, nghĩ là Trung Quốc có thánh nhân chăng? Có thì cho nên đến chầu vậy.” Châu Công lại trả cho Thành Vương, ca ngợi công đức của tiên vương, đem cúng tế ở tông miếu. Sau này nhà Châu đức suy, (nước Việt Thường) dần dần dứt qua lại.

        Luận hành – Nho tăng 論衡 – 儒增 (Hán 漢 – Vương Sung 王充 soạn):

        周時天下太平,越裳獻白雉,倭人貢鬯草。
        Thời nhà Châu thiên hạ thái bình, người nước Việt Thường dâng chim trĩ trắng, người nước Oa cống cây lúa nếp.

        2. Chuyện nước Việt Thường dâng chim trĩ trở thành biểu tượng cho việc Man Di mến mộ sự thịnh trị của Trung Quốc. Cho nên cuối thời Tây Hán, ngoại thích quyền thần là Vương Mãng 王莽 phụ chính, ngầm sai quận Ích Châu 益州 (thuộc đất Nam Trung 南中, tức tỉnh Vân Nam 雲南 ngày nay) mạo xưng là họ Việt Thường đến cống chim trĩ để tâng bốc công lao của mình.

        Tiền Hán kỷ – Hiếu Bình Hoàng Đế kỷ 前漢紀 – 孝平皇帝紀 ( Hán 漢 – Tuân Duyệt 旬悅 soạn ):

        元始元年春正月,越裳氏重譯獻白雉一,黑雉二。莽令益州諷使之也。群臣奏言莽功德比周公,宜賜號安漢公,益封三萬戶,莽固辭封。
        Năm Nguyên Thủy đầu tiên (năm 1 sau Công nguyên), mùa xuân, tháng giêng, họ Việt Thường qua nhiều lần phiên dịch dâng một con chim trĩ trắng, hai con chim trĩ đen. Là do (Vương) Mãng lệnh cho quận Ích Châu làm nên chuyện ấy vậy. Bầy tôi tấu nói công đức của Mãng sánh với Châu Công, nên ban hiệu là An Hán Công, phong thêm thực ấp ba vạn hộ. Mãng cố từ chối phong thêm.

        3. Muộn nhất đến thời Tam quốc và thời Tấn thì người ta xác định vị trí nước Việt Thường thời nhà Châu ở quận Cửu Đức 九德 (ở phía nam sông sông Lam thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) hoặc ở nước Lâm Ấp 林邑 (ở phía nam đèo Ngang, tức huyện Tượng Lâm 象林 thuộc miền trung Việt Nam ngày nay), tức nước Chiêm Thành 占城 sau này.

        Thủy kinh chú 水涇注 của người thời Bắc Ngụy 北魏 là Lịch Đạo Nguyên 酈道元 dẫn Lâm Ấp ký 林邑記 (Tác giả khuyết danh soạn):

        九德,九夷所極,故以名郡。郡名所置,周越裳氏之夷國。《周禮》,九夷遠極越裳。白雉、象牙,重九譯而來。自九德通類口,水源從西北遠荒,逕寧州界來也。九德浦內逕越裳究、九德究、南陵究。
        Quận Cửu Đức là chỗ cuối cùng của Cửu Di, cho nên đặt tên quận như vậy. Đặt ra quận ấy, vốn là nước Man Di của họ Việt Thường thời nhà Châu. Châu lễ có nói “Chỗ xa nhất của Cửu Di là nước Việt Thường, đem chim trĩ trắng và ngà voi, nhiều lần phiên dịch mà đến chầu.” Từ cửa Thông Loại quận Cửu Đức, nguồn nước chảy ra từ miền xa vắng phía tây bắc, chảy qua đất Ninh châu mà đến đây. Từ bến Cửu Đức đi đến suối Việt Thường, suối Cửu Đức, suối Nam Lăng.

        Cổ kim chú 古今注 (Tấn 晉 – Thôi Báo 崔豹 soạn):

        大駕指南車,起黃帝與蚩尤戰於涿鹿之野。蚩尤作大霧,兵士皆迷,於是作指南車,以示四方,遂擒蚩尤,而即帝位。故後常建焉。舊說周公所作也。周公治致太平,越裳氏重譯來貢白雉一,黑雉二,象牙一,使者迷其歸路,周公錫以文錦二匹,軿車五乘,皆為司南之制,使越裳氏載之以南。緣扶南林邑海際,期年而至其國。使大夫宴將送至國而還,亦乘司南而背其所指,亦期年而還至。
        Xe giá lớn chỉ nam có từ thời Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu ở cánh đồng Trác Lộc. Bấy giờ Xi Vưu làm ra sương mù, quân lính đều lạc đường, do đó (Hoàng Đế) làm ra xe chỉ nam để xác định bốn hướng, cuối cùng bắt được Xi Vưu mà lên ngôi vua. Cho nên người đời sau cũng thường làm xe này. Có thuyết xưa nói là do Châu Công làm nên. Châu Công trị thiên hạ thái bình, họ Việt Thường nhiều lần phiên dịch đến cống một con chim trĩ trắn, hai con chim trĩ đen, một cái ngà voi. Sứ giả quên đường về nước, Châu Công tặng cho hai bó lụa thêu và năm cỗ xe lớn đều có kim chỉ nam, sai người họ Việt Thường chở nó để về phía nam, men theo bờ biển Lâm Ấp-Phù Nam, trong năm đó thì về đến nước ấy, sai quan Đại phu cũng đi theo hộ tống đến nước ấy rồi về, cũng ngồi quay lưng xe chỉ nam ấy trong năm thì về được.

        Tấn thư – Địa lí chí 晉書 – Địa lý chí 地理志 (Đường 唐 – Phòng Huyền Linh 房玄齡 soạn):

        九德郡吳置,周時越常氏地。
        Quận Cửu Đức đặt ra từ thời nhà Ngô (thời Tam quốc), là đất của họ Việt Thường thời nhà Châu.

        Nam Tề thư – Châu quận chí 南齊書 – 州郡志 (Nam Lương 南梁 – Tiêu Tử Hiển 蕭子顯 soạn):

        九德郡,九德、咸驩、浦陽、南陵、都洨、越常、西安。
        Quận Cửu Đức gồm các huyện Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Giao, Việt Thường, Tây An.

        Cựu Đường thư – Địa lý chí 舊唐書 – 地理志 (Hậu Tấn 後晉 – Lưu Hú 劉昫 soạn):

        九德州所治。古越裳氏國。
        Huyện Cửu Đức là sở trị của (Hoan 驩) châu. Là nước của họ Việt Thường thời xưa.

        Lương thư – Chư di liệt truyện 梁書 – 諸夷列傳 (Đường 唐- Diêu Tư Liêm 姚思廉 soạn):

        林邑國者,本漢日南郡象林縣,古越裳之界也。
        Nước Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam thời Hán, là đất của nước Việt Thường thời xưa.

        Thù vực châu tư lục 殊域周咨錄 (Minh 明 – Nghiêm Tòng Giản 嚴從簡 soạn):

        占城國,古越裳氏界。
        Nước Chiêm Thành là dất của họ Việt Thường thời xưa.

        4. Thời Nam bắc triều ghi chuyện người nước Việt Thường dâng rùa thần cho vua Nghiêu 堯 nhà Đào Đường 陶唐.

        Thuật dị chí 述異記 (Nam Lương 南梁 – Nhâm Phưởng 任昉):

        陶唐之世越常國獻千歳神龜方三尺餘,背上有文科斗書,記開闢已來。帝命録之謂之龜厯。伏滔述帝功徳銘曰胡書龜厯之文。
        Vào thời Đào Đường, người nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn năm, vuông hơn ba thước, trên lưng (mai rùa) có lời văn viết bằng chữ khoa đẩu (chữ hình giống con nòng nọc), ghi từ thủa khai tịch đến nay. Vua (Nghiêu) sai ghi lại gọi là lịch rùa. Thuật đế công đức minh của Phục Thao (Phục Thao 伏滔: tác giả thời Tấn 晉) chép “Dùng chữ người Hồ (chắc là một dạng chữ Phạn) ghi lịch rùa.”

        5. Đến thời Minh 明 – Thanh 清 lại nói nước Lão Qua ( Lão Qua 老撾, hoặc tên Nam Chưởng 南掌, tức nước Lào ngày nay) là đất Việt Thường xưa.

        Chi Phong loại thuyết 芝峯類說 (Triều Tiên 朝鮮 – Lý Túy Quang 李睟光 soạn):

        老撾國在安南西南。古越裳之國。
        Nước Lão Qua ở phía tây nam nước An Nam, là nước của họ Việt Thường thời xưa.

        Thánh vũ ký 聖武記 (Thanh 清 – Ngụy Nguyên 魏源 soạn):

        老撾 即古 越裳氏 , 景 邁 二國即 八百息婦國 ,皆來貢象。
        Nước Lão Qua là đất của họ Việt Thường thời xưa, cùng nước Cảnh Mại tức nước Bát Bách Tức Phụ, hai nước đều đến cống voi (cho nhà Thanh).

        6. Sử Việt chép nước họ Việt Thường là một bộ của nước Văn Lang 文郎, hoặc Hùng Vương 雄王 sai sứ tự xưng.

        Việt sử lược 越史略 (Tác giả khuyết danh thời Trần 陳):

        昔黃帝既建萬國,以交趾遠在百粵之表,莫能統屬,遂界於西南隅,其部落十有五焉,曰交趾、越裳氏、武寧、軍寧、嘉寧、寧海、陸海、湯泉、新昌、平文、文郎、九真、日南、懷驤、九德,皆禹貢之所不及。
        Ngày xưa Hoàng Đế đã dựng muôn nước, vì đất Giao Chỉ xa ở ngoài cõi Bách Việt, chẳng thống thuộc được, bèn đặt ranh giới ở góc tây nam, trong đó có mười lăm bộ lạc là Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thang Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức. Đều không được sách Vũ cống nói đến.

        Lĩnh Nam chích quái – Bạch trĩ truyện 嶺南摭怪 – 白雉傳(Trần 陳 – Trần Thế Pháp 陳世法 soạn):

        周成王時,雄王命其臣稱越裳氏,獻白雉於周。其言語不通,周公使人重譯,然後相通。周公問曰:「何為而來?」越裳氏應曰:「今天無淫雨、海不揚波三年矣。意者中國有聖人矣,故來。」周公嘆曰:「政令不施,君子不臣其人;德澤不加,君子不享其物。及記黃帝所誓曰:『交趾方外,無得侵犯。』」賞以重物,教戒放回。越裳使忘其歸路,周公命賜之駢車五乘,皆為向南之制。越裳氏載之由扶南、林邑海渚,期年而至其國,故指南車常為先導。
        Vào thời vua Thành Vương nhà Châu, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim trĩ trắng sang cống cho nhà Châu. Vì ngôn ngữ bất đồng, Châu Công phải sai sứ qua nhiều lần dịch mới hiểu nhau được. Châu Công hỏi: “Tại sao tới đây?” Người họ Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nhân vậy tới đây.” Châu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì người quân tử không bắt được kẻ khác thần phục mình, đức trạch không mở rộng thì người quân tử không hưởng lễ vật của người. Còn nhớ Hoàng Đế có câu thề rằng “Đất Giao Chỉ ở ngoài cõi, không được xâm phạm.” Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy mà cho về. Người họ Việt Thường quên đường về, Châu Công bèn ban cho năm cỗ to đều có kim chỉ nam. Người họ Việt Thường nhận lấy rồi theo bờ biển Phù Nam-Lâm ấp, đi một năm thì về tới nước. Cho nên xe chỉ nam thường dùng để đi trước dẫn đường.

        III. Kết luận

        Niên đại xa xôi lại ít được ghi chép, cho nên phần lớn là do người đời sau suy diễn chủ quan theo ý mình. Theo chủ ý của người viết Tích Dã thì nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ tức đất quận Cửu Đức 九德 thời nhà Đông Ngô là đáng tin hơn, vì được sách vở ghi nhận sớm nhất, ở đó còn có huyện Việt Thường 越裳 để ghi nhận đất cũ vậy.

        Thích

  15. Tôi xin gửi đến mục Lịch sử phương Đông:

    _____________

    Thần tiên truyện: Truyền kỳ về Lão Tử

    Người dịch Tích Dã nói: “Lão Tử 老子 là tác giả lớn về tư tưởng Đạo gia 道家 ở thời xưa, tưới mát văn minh Trung Hoa hơn nghìn năm nay. Truyền kỳ về Lão Tử rất nhiều, tổng quát có sách Thái Bình quảng ký 太平廣記 thời Bắc Tống 北宋 có dẫn sách Thần tiên truyền 神仙傳 do các kẻ sĩ Đạo gia thời xưa làm nên vậy.”

    Thái Bình quảng ký 太平廣記

    Lão Tử 老子

    (Bắc Tống 北宋 – Lý Phưởng 李昉 chủ biên)

    Lão Tử 老子 tên là Trùng Nhĩ 重耳, tên chữ là Bá Dương 伯陽, là người làng Khúc Nhân 曲仁 huyện Khổ 苦 nước Sở 楚. Mẹ ông nuốt dải sao băng lớn mà mang thai (sinh ra Lão Tử). Mẹ ông tuy nhận khí từ trên trời nhưng nơi ấy ở nhà họ Lý, do đó (Lão Tử) mang họ Lý (Lý tính 李姓).

    Có thuyết nói Lão Tử sinh ra trước khi trời đất sinh ra.

    Có thuyết nói ông là tinh hoa của trời, có lẽ là thuộc bậc thần linh.

    Có thuyết nói mẹ ông mang thai bảy mươi hai năm mới sinh ra ông, lúc sinh phải rạch nách trái của mẹ ông mới ra được, mới sinh mà tóc đã trắng, cho nên gọi là Lão Tử.

    Có thuyết nói mẹ ông không lấy chồng, Lão Tử phải mang họ của nhà mẹ.

    Có thuyết nói mẹ của Lão Tử vừa đi đến dưới tán cây mận (lý thụ 李樹) mà sinh ra Lão Tử, mới sinh mà đã biết nói, chỉ vào cây mận nói: “Hãy lấy tên cây này mà đặt họ cho con.”

    Có thuyết nói ông ở thời Tam Hoàng 三皇 là Huyền Trung Pháp Sư 玄中法師, ở sau thời Tam Hoàng là Kim Khuyết Đế Quân 金闕帝君, ở thời vua Phục Hy 伏羲 là Uất Hoa Tử 鬱華子, ở thời ông Thần Nông 神農 là Cửu Linh Lão Tử 九靈老子, ở thời ông Chúc Dung 祝融 là Quảng Thọ Tử 廣壽子, ở thời ông Hoàng Đế 黃帝 là Quảng Thành Tử 廣成子, ở thời ông Chuyên Húc 顓頊 là Xích Tinh Tử 赤精子, ở thời ông Đế Khốc 帝嚳 là Lộc Đồ Tử 祿圖子, ở thời vua Nghiêu 堯 là Vụ Thành Tử 務成子, ở thời vua Thuấn 舜 là Doãn Thọ Tử 尹壽子, ở thời vua Hạ Vũ 夏禹 là Chân Hành Tử 真行子, ở thời vua Ân Thang 殷湯 là Tích Tắc Tử 錫則子, ở thời Văn 文王 (nhà Châu 周) là Văn Ấp Tiên Sinh 文邑先生.

    Có thuyết nói ông làm quan Thủ tàng sử 守藏史 (ở thời nhà Châu).

    Có thuyết nói ông ở nước Việt 越 (thời Xuân thu 春秋) là Phạm Lãi 范蠡, ở nước Tề 齊 là Si Di Tử 鴟夷子, ở nước Ngô 吳 là Đào Chu Công 陶朱公.

    Những thuyết trên đều chép ở các sách, nhưng không thấy chép ở chính văn của Thần tiên truyện 神仙傳. Không đáng tin cậy vậy.

    Cát Trĩ Xuyên 葛稚川 (tức Cát Hồng 葛洪: tác giả Đạo gia thời Tấn 晉) nói:

    – “Hồng cho rằng nếu Lão Tử là thần linh ở trên trời không thời nào không xuất hiện thì sao ông phải bỏ chỗ cao sang mà đến chỗ thấp hèn, rời chỗ an nhàn vào chốn khốn khổ, quay lưng cõi trong sạch mà xuống nơi vẩn đục, vứt chức quan của cõi trời mà lấy chức tước của cõi người nhỉ? Từ lúc có trời đất thì đã có đạo thuật, như kẻ sĩ học đạo thuật thì thời nào có thiếu ai? Cho nên từ thời vua Phục Hy về sau đến thời Tam đại 三代 (tức thời Hạ 夏 – Thương 商 – Châu 周), thời nào cũng có kẻ sĩ nổi về đạo thuật, sao phải thường là chỉ có mỗi Lão Tử mà thôi? Đều là vì bọn học đòi chuyện kỳ dị ở đời sau này chỉ muốn tôn sùng mỗi Lão Tử, cho nên nói ra thuyết ấy. Theo sự thật mà luận thì Lão Tử có lẽ là người ưu tú nhất trong những người học đạo thuật, không phải là thần tiên vậy. Xét Sử ký 史記 chép con của Lão Tử tên là Tông 宗 giúp nước Ngụy 魏 (thời Chiến quốc 戰國) làm Tướng quân 將軍 có công, được phong ở ấp Đoàn 段. Đến thời con của Tông là Uông 汪, con của Uông là Ngôn 言, cháu mấy đời sau nữa của Ngôn là Hà 瑕 làm quan ở thời nhà Hán 漢. Con của Hà là Giải 解 làm Thái phó 太傅 cho Giao Tây Vương 膠西王, làm nhà ở đất Tề 齊. Vậy thì Lão Tử vốn là người ở cõi thường, nhưng trong bọn đạo sĩ có kẻ học thức nông cạn chỉ muốn tôn sùng Lão Tử làm bậc thần tiên mà làm ra thuyết ấy, cho nên có tác giả làm sách đời sau cũng chép theo đó, mà không biết rằng cái đạo thuật sống lâu mà người thường cho là không đáng tin ấy lại có thể học được vậy. Vì sao? Nếu cho rằng Lão Tử vốn là người thường học đạo thuật mà thành thần tiên thì người đời tất ngưỡng mộ gắng sức học tập ông. Nếu cho rằng ông là bậc thần linh không phải người cõi thường thì không thể học theo được vậy. Có thuyết nói Lão Tử muốn đi về phía tây qua ải (tức Hàm Cốc quan 函谷關: ải Hàm Cốc), Quan lệnh doãn 關令尹 tên là Hỷ 喜 biết ông không phải người thường, bèn đón ông mà hỏi đạo thuật. Lão Tử kinh ngạc, cho nên há mồm lưỡi ra vậy, bèn lấy hiệu là Lão Đam 老聃. Cũng không phải vậy. Nay xét sách Cửu biến 九變 và Nguyên sinh thập nhị hóa kinh 元生十二化經 chép lúc Lão Tử chưa qua ải vốn đã có tên là Đam 聃 rồi. Lão Tử nhiều lần đổi tên gọi, không phải chỉ có mỗi tên Đam mà thôi. Sở dĩ như thế là vì theo sách Cửu cung 九宮 và Tam ngũ kinh 三五經 và Nguyên thần kinh 元辰經 chép đời người đều có lúc gặp tai ương, đến lúc đó nếu đổi tên gọi để theo sự biến đổi của nguyên khí thì có thể vượt qua tai ương mà kéo dài tuổi thọ. Những kẻ học đạo thuật thời nay cũng phần nhiều làm chuyện như thế. Lão Tử ở thời nhà Châu sống thọ hơn ba trăm tuổi, trong khoảng ba trăm năm ấy tất không chỉ có một tai ương, cho nên cũng đặt nhiều tên gọi vậy. Muốn tìm hiểu sự tích gốc ngọn của Lão Tử, phải nên lấy sách sử ký thực lục làm đầu, còn như các sách thần tiên truyền kỳ thì phải nên xét kĩ. Những lời nói của dân gian thì phần nhiều là xằng bậy. Hồng lại xét các sách Tây thăng trung di 西昇中胎 và sách Phục mệnh bao 復命苞 và Châu thao ngọc cơ 珠韜玉機 và sách Kim biên nội kinh 金篇內經 đều chép Lão Tử có tóc màu vàng trắng, lông mày đẹp, đầu rộng, tai dài, mắt to, răng thưa, miệng vuông, lưỡi dày, trước trán có dăm ba tướng đạt lý, góc mắt có vết hình Mặt Trăng treo, cột sống mũi có hình thẳng tắp, tai có ba lỗ thông, mỗi bước chân có thể dài hai đến năm thước, ngón tay có mười hoa văn tướng tốt. Ở thời Châu Văn Vương 周文王 làm Thủ tàng sử 守藏史, đến thời Vũ Vương 武王 làm Trụ hạ sử 柱下史. Người thời ấy thấy ông sống lâu, cho nên gọi ông là Lão Tư (Lão Tử 老子: nghĩa là vị thầy già). Người ta sinh ra bởi trời đất, đã tự có tính thông suốt với thần linh, người học đạo thành thần tiên thì tự có lẫm khí 禀氣 (tức nguyên khí 元氣, khí vốn có trong người) không giống với người thường, cho nên được tôn là người chủ về đạo, cho nên người ấy được thần linh trên cõi trời giúp đỡ, được các vị thần tiên đi theo. Cho nên người ấy có đạo thuật giúp được người đời, là có các phương thuật như luyện đan rèn đá, nấu vàng nung ngọc, lại có phương thuật nắm giữ được nguyên khí căn bản trong người, suy nghĩ sâu xa, hít thở nuôi thân, tiêu tai giải nạn, trừ ma dưỡng tính, không ăn vẫn sống, trai tịnh giữ giới, sai khiến được ma quỷ. Cả thảy làm thành sách có chín trăm ba mươi quyển, lại có sách nói về bùa chú có bảy mươi quyển, đều là các sách được ghi lại vốn là do Lão Tử làm ra, các sách ấy đều ghi rõ thứ tự đề mục các phương thuật. Những phương thuật mà không ở trong đề mục ấy thì đều là do bọn đạo sĩ đời sau tự thêm bớt, không phải là lời văn chân thật (của Lão Tử) vậy.”

    Lão Tử sống đạm bạc không tham muốn gì, chỉ chăm vào việc làm sao cho sống lâu, cho nên ở thời nhà Châu đã lâu mà không tăng lên chức tước, có lẽ là ông muốn tên tuổi của mình hòa lẫn vào cõi đời thường, thuận theo lẽ tự nhiên, đắc đạo rồi mới bỏ đi. Có lẽ là thành người tiên (tiên nhân 仙人) vậy.

    Khổng Tử 孔子 thường đến gặp ông hỏi về lễ 禮, sai học trò là Tử Cống 子貢 đến thăm hỏi trước. Tử Cống đến, Lão Tử bảo anh ta rằng:

    – “Thầy của anh tên Khâu 丘, nếu chịu theo tôi ba năm, sau đó thì tôi mới dạy cho ông ấy được.”

    Kịp khi Khổng Tử đã gặp Lão Tử, Lão Tử bèn nói:

    – “Nhà buôn giỏi thì cất giữ hàng hóa vờ như không có gì, bậc quân tử đức tốt thì vẻ ngoài nhìn như kẻ ngu ngốc. Ông hãy bỏ cái vẻ ngoài kiêu căng và cái chí nhiều tham muốn đi. Đấy đều là những thứ không có ích gì cho ông.”

    Khổng Tử đọc sách, Lão Tử thấy mà hỏi ông ấy rằng:

    – “Ông đọc sách gì?”

    Đáp rằng:

    – “Là sách Dịch 易 vậy. Thánh nhân (chỉ Chu Văn Vương là người làm nên sách Dịch) xưa cũng đọc sách này.”

    Lão Tử nói:

    – “Thánh nhân thời xưa đọc sách này thì được. Như ông thời nay thì đọc làm gì? Sách ấy nói chủ yếu là điều gì?”

    Khổng Tử nói:

    – “Chủ yếu ở điều nhân nghĩa.”

    Lão Tử nói:

    – “Con muỗi cắn vào da người thì người ta suốt đêm không ngủ được. Điều nhân nghĩa ở thời nay cũng sầu thảm mà làm buồn lòng người ta, không gì loạn lớn hơn thế. Chim hạc cả ngày không tắm mà tự có lông trắng, chim quạ cả ngày không nhuộm tự có lông đen. Trời xưa nay đã tự cao rồi, đất xưa nay vốn tự dày rồi, Mặt Trời-Mặt Trăng đã tự chiếu sáng, các ngôi sao vốn đã sắp đặt rồi, cây cỏ vốn tự mọc được rồi. Ông nếu tu đạo thì mau theo những lẽ ấy, sao phải theo điều nhân nghĩa! Theo điều (nhân nghĩa) ấy chẳng phải ví như đánh trống để tìm con dê đã chạy đi mất sao? Ông làm thế là làm loạn cái tính vốn có của người ta vậy.”

    Lão Tử lại hỏi Khổng Tử rằng:

    – “Ông đã đắc đạo chưa?”

    Khổng Tử nói:

    – “Tôi tìm đạo hai mươi bảy năm nay mà chưa được.”

    Lão Tử nói:

    – “Nếu đạo dâng cho người được thì người ra ai chẳng dâng cho vua mình rồi? Nếu đạo tặng cho người được thì người ta ai chẳng tặng cho người thân mình rồi? Nếu đạo dạy cho người được thì người ta ai chẳng dạy cho con mình rồi? Vậy thì như thế là không tìm được đạo, là vì không biết cách khác vậy. Nếu trong lòng không có đạo thì đạo không thể có được vậy.”

    Khổng Tử nói:

    – “Khâu suy ngẫm các kinh Thi 詩, Thư 書, Lễ 禮, Nhạc 樂, Dịch 易, Xuân thu 春秋, tìm đọc cái đạo của tiên vương, làm rõ dấu tích của Châu Thiệu 周召 (chỉ Châu Công và Thiệu Công là người hiền làm ra lễ nhạc thời nhà Châu), đã gặp hơn bảy mươi vị vua chư hầu mà không được dùng. Thật là khó để khuyên dạy người ta vậy.”

    Lão Tử nói:

    – “Lục nghệ 六藝 (chỉ sáu kinh Thi 詩, Thư 書, Lễ 禮, Nhạc 樂, Dịch 易, Xuân thu 春秋) là dấu chân của tiên vương vậy. Há dẫm lên được đó sao? Điều mà ông đang làm là dẫm lên vết chân cũ ấy vậy. Dấu chân cũ ấy mà dẫm chân mới lên thì há chẳng khác nhau rồi?”

    Khổng Tử đi về, ba ngày không nói lời nào. Tử Cống thấy lạ mà hỏi với Khổng Tử. Khổng Tử nói:

    – “Ta gặp người ta nói chuyện diễn ý như chim bay thì ta diễn ý như cung nỏ để bắn ra, chưa từng không trúng mà bắt được; gặp người ta nói chuyện diễn ý như hươu nai chạy nhảy thì ta diễn ý như chó săn để đuổi theo, chưa từng không gặm mà bắt được; người ta nói chuyện diễn ý như cá lặn thì ta diễn ý như thả câu để móc lên, chưa từng không cắn mồi mà bắt được. Nay ta gặp Lão Tử, ông ta nói chuyện diễn ý như con rồng ẩn hiện, khiến ta há mồm mà không thốt nên lời, khua lưỡi mà không nói nên tiếng, ví như thần linh không biết ở chỗ nào mà bắt được vậy.”

    Dương Tử 陽子 (Dương Tử 陽子, tên là Dương Chu 楊朱, một ẩn sĩ thời xưa) gặp với Lão Tử. Lão Tử bảo với ông ta rằng:

    – “Hổ báo có bộ lông đẹp đẽ, khỉ vượn có đôi tay nhanh nhẹn, cho nên mới bị người ta săn bắn vậy.”

    Dương Tử nói:

    – “Dám hỏi về cách trị quốc của bậc vua sáng suốt.”

    Lão Tử nói:

    – “Cách trị quốc của bậc vua sáng suốt là tuy có công trùm cả thiên hạ mà không tự nhận về mình. Giáo hóa đắp lên cả muôn vật mà khiến cho dân không không cần nhờ cậy mình. Mình có đức mà không nêu cần nêu rõ danh tiếng. Ngôi vị ở chỗ cao không lường được mà có thể đi đến chỗ mà người ta không có ai đến.”

    Lão Tử đang đi về phía tây ra khỏi ải (tức ải Hàm Cốc) để lên núi Côn Luân 崑崙 (tương truyền là ngọn núi thiêng ở phía tây ngoài đất Trung Quốc). Quan lệnh doãn 關令尹 tên là Hỷ 喜 đoán phong khí 風氣 (chỉ thuật xem hướng gió thổi), biết trước là sẽ có người thần đi qua đây, bèn quét dọn đường dài bốn mươi dặm để đợi. Kịp khi gặp Lão Tử thì biết là người ấy. Lão Tử sống ở đất Trung Quốc 中國, đều chưa có ai xứng để mà truyền đạo cho, biết mệnh Hỷ sẽ đắc đạo, bèn dừng lại ở giữa ải ấy. Bấy giờ Lão Tử có người khách tên là Từ Giáp 徐甲, được Lão Tử thuê giúp việc nhà, chừng một ngày phải trả một trăm đồng tiền công, đến nay tính ra phải trả bảy trăm hai mươi vạn đồng tiền cho Giáp. Giáp thấy Lão Tử ra khỏi ải để đi ngao du, liền đòi Lão Tử trả tiền mà không được, bèn thuê người làm tờ văn tố cáo đến Quan lệnh doãn đòi Lão Tử trả tiền. Người làm tờ văn tố cáo ấy cũng không biết rằng Giáp đã theo giúp việc nhà cho Lão Tử đã hơn hai trăm năm rồi, chỉ biết rằng tính ra số tiền Giáp đòi là rất nhiều, bèn hứa gả con gái cho Giáp. Giáp thấy người con gái ấy xinh đẹp, vui mừng, bèn gửi tờ tố cáo cho Quan lệnh doãn tên là Hỷ. Hỷ nhận tờ tố cáo ấy mà kinh ngạc, liền cho Giáp đến gặp Lão Tử. Lão Tử hỏi Giáp rằng:

    – “Anh đáng lẽ chết lâu rồi. Xưa ta thuê anh vì ta làm quan nhỏ nhà nghèo, không có ai giúp việc nhà, cho nên dùng bùa Thái huyền thanh sinh (Thái huyền thanh sinh phù 太玄清生符) cho anh, vì thế mà anh còn sống đến nay. Anh còn đòi ta trả gì nữa? Ta từng nói với anh là khi ta đến nước An Tức (An Tức quốc 安息國: một nước xưa ở phía tây ngoài Trung Quốc) thì sẽ đem vàng ròng để trả nợ cho anh, sao anh không chịu đợi đến lúc ấy?”

    Bèn sai Giáp há mồm xuống phía mặt đất, bùa thần Thái huyền liền rơi trên đất, hàng chữ đỏ trên đó còn như mới, Giáp trở thành một đống xác xương khô vậy. Hỷ biết Lão Tử là người thần có thể làm cho Giáp sống lại, bèn rập đầu xin giúp cho Giáp, xin Lão Tử đem tiền trả công cho anh ta. Lão Tử bèn đem bùa Thái huyền cho anh ta, Giáp liền được sống lại. Hỷ bèn đem hơn hai trăm vạn đồng tiền trả cho Giáp, trả xong rồi cho anh ta quay về. Lão Tử nhận lễ Hỷ làm học trò, đem các thuật sống lâu dạy cho Hỷ. Hỷ lại xin dạy cho lời răn, Lão Tử đọc cho nghe năm nghìn chữ. Hỷ về mà ghi lại thành sách Đạo đức kinh 道德經 vậy. Quan lệnh doãn tên là Hỷ làm theo đạo ấy, cũng thành tiên 仙.

    Đậu thái hậu 竇太后 của nhà Hán 漢 tin lời của Lão Tử. Hiếu Văn Đế 孝文帝 và những người ngoại thích họ Đậu (chư Đậu 諸竇) đều không ai không đọc sách ấy, đọc rồi đều có lợi ích lớn, cho nên vào thời vua Văn Cảnh 文景 (chỉ Hiếu Văn và Hiếu Cảnh của nhà Hán) thì thiên hạ được yên vui, mà người họ Đậu ba đời giữ được vinh sủng, Thái tử thái phó 太子太傅 là cha con Sơ Quảng 疎廣 (thầy dạy học của Hán Tuyên Đế 漢宣帝) lại càng đọc kỹ sách ấy, biết được cái lẽ thành công rồi thì rút lui, cùng ngày bỏ chức quan mà về quê nhà, chia phát tiền của mà ban bố ân huệ, giữ được tính trong sạch. Các kẻ sĩ ở ẩn sau này đều tôn sùng đạo thuật của Lão Tử, đều ngoài thì bỏ vinh hoa, trong thì dưỡng sinh giữ tính, không bị cuốn ngã vào cõi đời hiểm ác. Cái đạo ấy như nguồn nước chảy dài tưới mát, mênh mông như vậy đấy. Đó chẳng phải là điều mà càn khôn 乾坤 (chỉ trời đất) đặt nên, chẳng phải là người thầy của muôn đời sao! Cho nên những bọn như Trang Châu 莊周 (một ẩn sĩ thời Xuân thu 春秋, làm sách về Đạo gia, người đời gọi là Nam Hoa kinh 南華經 hoặc Trang Tử 莊子), chẳng ai không lấy Lão Tử làm thầy vậy.

    Chuyện này xuất từ sách Thần tiên truyện 神仙傳.

    Thích

  16. Tôi xin gửi đến mục Lịch sử phương Đông:

    Hậu Hán thư – Dật dân liệt truyện: Truyền kỳ về những kẻ sĩ ẩn dật thời Đông Hán (Phần 1)

    Tích Dã nói:

    – “Ẩn dật là một hiện tượng xã hội có từ thời xa xưa. Bản tính tự nhiên của con người là tính thiện, muốn bỏ nguy cầu an, nhất là thời nhiễu loạn lại càng xuất hiện nhiều bậc ẩn dật. Ở xã hội Trung Quốc, chuyện ẩn dật có thể thấy từ thời Ngũ Đế (五帝) với Sào Phủ (巢父)-Hứa Do (許由) không chịu nhận ngôi vua mà trốn tránh ở nơi sông núi. Trải qua các đời Tam đại (三代), biến động xã hội càng nhiều, nhất là bắt đầu thời Tần Hán (秦漢) về sau đã hình thành văn hóa ẩn dật trong giới kẻ sĩ Nho Lão (儒老) với tư tưởng chủ đạo là lánh xa quyền quý, ở ẩn giữ chí trong sạch. Từ đây chuyện kể về các bậc ẩn dật cũng bắt đầu xuất hiện trong chính sử, lưu truyền rộng rãi đến nay.”

    _________________

    Hậu Hán thư – Dật dân liệt truyện (後漢書 – 逸民列傳)

    [Lưu Tống (劉宋) – Phạm Diệp (范曄) soạn

    Đường (唐) – Lý Hiền (李賢) chú]

    Kinh Dịch (易) chép “Ý nghĩa của quẻ Độn [Độn (遯): nghĩa là ẩn trốn] thật là lớn lắm thay!” Lại chép “Không thờ vương hầu, nêu tính cao thượng.” Cho nên vua Nghiêu (堯) dẫu là thiên tử cũng không ép được tính cao thượng của bậc ẩn dật ở phía bắc sông Dĩnh (潁) [1], vua Vũ Vương (武王) dẫu đức tốt cũng phải giữ trọn tiếng trong sạch của con vua nước Cô Trúc (孤竹) [2]. Từ đó về sau, thói ẩn dật được truyền rộng rãi, cách đi ẩn dật không khác nhau, mà nguyên nhân đi ẩn dật cũng không chỉ có một. Có kẻ ở ẩn để nêu đức, có kẻ bỏ về để trọn đạo [3], có kẻ náu thân để giữ tính, có kẻ bỏ nguy để cầu an, có kẻ lánh đời để nêu danh, có kẻ ghét ác để tỏ chí. Nhưng xem những người ẩn dật vui lòng ở giữa đồng ruộng, tiều tụy ở trên sông biển [4], há chỉ muốn gần gũi với chim cá và vui vẻ với cây rừng thôi sao? Cũng vì tính cách mỗi người dẫn đến như thế. Cho nên cũng có bọn [Liễu Hạ Huệ (柳下惠)] bị nhục nhiều lần bị đuổi nhưng cũng không chịu bỏ nước [5], [Lỗ Trọng Liên 魯仲連)] khí tiết nhảy xuống biển, dẫu vua nước nghìn cỗ xe cũng không dời được ý mình [6]. Nếu mà thay đổi nguyên nhân đi hay ở thì bọn ấy cũng không thể làm những việc ấy [7]. Bọn ấy dù ngang bướng có vẻ giống mua danh [8], nhưng mà như ve sầu thoát xác ở trong bụi trần, tự bỏ ra ở ngoài cõi đời, là khác với kẻ dùng trí xảo để theo đòi cái lợi phù du chăng! Đúng như Tuân Khanh (荀卿) có nói “Ý chí cao thượng thì cười nhạo phú quý, đạo nghĩa sâu dày thì coi khinh vương công” vậy.

    [1] Bậc ẩn dật ở phía bắc sông Dĩnh là nói về Sào Hứa [Sào Hứa (巢許) là Sào Phủ (巢父) và Hứa Do (許由)].

    [2] Con vua nước Cô Trúc là nói về Di Tề [Di Tề (夷齊) là Bá Di (伯夷) và Thúc Tề (叔齊)].

    [3] Luận ngữ (論語) chép: Khổng Tử (孔子) nói “Ở ẩn để nêu chí mình, làm việc nghĩa để giữ đạo mình.” Nêu chí là nói về Trường Thư (長沮)-Kiệt Nịch (桀溺), giữ đạo là nói về chuyện Tiết Phương (薛方) nói dối Vương Mãng (王莽) để náu mình.

    [4] Trang Tử (莊子) chép: Vua Thuấn (舜) muốn đem thiên hạ nhường cho người phương bắc là Vô Trạch (無擇), Vô Trạch nói “Lạ thay cho lối làm việc vua. Vua vốn là kẻ ở giữa đồng ruộng rồi vào nhà của vua Nghiêu (堯), chẳng bằng chỉ như thế là được rồi.” Lại chép: Náu ở đầm cỏ, chơi ở bãi rộng, đấy là điều mà kẻ sĩ ẩn dật ở sông biển hay kẻ tránh đời loạn và kẻ thích nhàn hạ vốn ưa làm vậy.

    [5] Liệt nữ truyện (列女傳) chép: Liễu Hạ Huệ chết, vợ ông tụng nói rằng “Chịu nhục cứu người, đức rộng lớn thay, ba lần bị biếm, chí vẫn không đổi.”

    [6] Sử ký (史記) chép: Lỗ Liên (魯連) bảo Tân Viên Diễn (新垣衍) rằng “Nếu vua Tần (秦) lên xưng đế (帝) thì Lỗ Liên nhảy xuống biển Đông mà chết thôi.” Sau này Lỗ Liên có công giúp lấy được Liễu Thành (聊城), được Điền Đan (田單) muốn phong tước cho, nhưng Lỗ Liên trốn tránh ở bờ biển.

    [7] Người đểu có chí mà mình thích, không thể đổi được chí của người. Khổng Tử nghe được lời của Trường Thư-Kiệt Nịch, bèn bảo Tử Lộ (子路) rằng “Người trong thiên hạ đều có đạo, Khâu không thay đổi được.”

    [8] Luận ngữ chép: Khổng Tử gõ khánh ở nước Vệ (衛), có người là Hà Quỹ (荷蕢) đi qua cửa nhà thầy Khổng nói “Người gõ khánh có tâm làm sao!” Rồi lại nói “Thô thay! Bướng bỉnh thay! Không biết tài mình vậy.” Lại chép: Tử Cống nói “Có ngọc đẹp ở đây, gói bọc mà cất dấu đi, hay là tìm nhà buôn giỏi mà bán đắt đi?” Khổng Tử nói “Bán đi thôi! Bán đi thôi! Ta đợi nhà buôn đến đây.” Bán đắt là rao bán vậy.

    Nhà Hán [Hán thất (漢室)] giữa đường suy yếu bị Vương Mãng (王莽) cướp ngôi, nhiều kẻ sĩ giữ nghĩa ấm ức trong lòng. Bấy giờ những kẻ xẻ mũ cắt cổn, lôi kéo nhau mà bỏ đi nhiều không thể hết [9]. Dương Hùng (楊雄) nói “Chim hồng bay cao cao, thợ săn bắt được sao? [10]” Ý nói là bỏ đi xa để tránh vạ. Vua Quang Vũ (光武) trải chiếu một bên tiếp đón bậc ẩn dật, tìm người hiền như sợ không làm kịp [11], xe ngựa cắm cờ mao lót cỏ bồ kéo đến dài liền nhau trên đường vào vách núi [12]. Như bọn Tiết Phương (薛方)-Phùng Manh (逢萌) được đến mời nhưng không chịu ra [13], bọn Nghiêm Quang (嚴光)-Châu Đảng (周黨)-Vương Bá (王霸) về triều rồi nhưng không chịu nhận quan tước. Bấy giờ mọi chuyện yên ổn, kẻ sĩ vui lòng, điều ấy vốn gọi là “Tiến cử bậc ẩn dật thì thiên hạ theo về” [14] chăng! Vua Túc Tông (肅宗) cũng dùng lễ gọi Trịnh Quân (鄭均) và mời Cao Phượng (高鳳) để nêu tính cao thượng của bọn ấy. Sau đó nhà vua đức kém, kẻ gian tà nắm triều chính. Do đó bậc ẩn dật ngay thẳng thấy thẹn vì ở cùng hàng với công khanh, bèn liền ghét bỏ mà không quay lại, phần nhiều làm mất cái đạo trung dung. Cho nên tôi kể chuyện những ẩn sĩ không quay lại [15] và những bậc ẩn dật ở đời thường [16], chép xếp chung vào một quyển này.

    [9] Tả truyện (左傳) chép: Vương sai Đam Hoàn Bá (詹桓伯) nói với vua Tấn (晉) rằng “Nếu bá phụ xẻ mũ cắt cổn, nhổ gốc chặn nguồn.” Mao thi tự (毛詩序) chép: Trăm họ chẳng ai không dắt kéo nhau mà bỏ đi.”

    [10] Tống Trung (宋衷) nói “Bắt là tóm lấy. Chim hồng bay cao cao trên trời, dẫu có thợ săn khéo đến mấy cũng tóm lấy sao được? Ví như người hiền ở ẩn cũng chẳng phải là tránh được cái vạ bạo loạn sao?”

    [11] Quốc ngữ (國語) chép: Phu nhân của Việt Vương (越王) bỏ trải chiếu một bên mà ngồi.” Vi Chiêu (韋昭) chú rằng “Một bên giống đặc biệt. Theo lễ, người được coi trọng thì trải chiếu đặc biệt mà ngồi.” Tiền thư Công Tôn Hoàng tán (前書公孫弘贊) chép “Nhà vua đang muốn dùng văn võ, tìm người hiền như sợ không kịp.”

    [12] Mao thi tự (毛詩序) chép “Cờ mao, là cờ rất đẹp đẽ.” Có thơ rằng “Cờ mao phần phật, dựng ở thành Tuấn (浚).” Dịch Bí quái lục ngũ (易賁卦六五) chép “Đến thăm ở vườn đồi, mang bó lụa nho nhỏ.” Xe lót cỏ bồ, lấy cỏ bồ lót ở trong xe để ngồi cho êm. Tiền thư (前書) chép Vũ Đế (武帝) đem xe lót cỏ bồ đến mời ẩn sĩ nước Lỗ (魯) là Thân Công (申公) vậy.

    [13] Tiền thư (前書) chép Tiết Phương (薛方) tên chữ là Tử Dung (子容).

    [14] Là lời Luận ngữ.

    [15] Trang Tử (莊子) chép: Nhan Hồi (顏回) nói với Trọng Ni (仲尼) rằng “Phu tử bước chậm thì tôi cũng bước chậm, phu tử đi nhanh thì tôi cũng đi nhanh, phu tử chạy nhanh cắt bụi thì tôi chỉ có thể dõi mắt nhìn theo sau mà thôi.” Tư Mã Bưu (司馬彪) chú rằng “Ý nói là đi theo không kịp.” Hàn thi ngoại truyện (韓詩外傳) chép “Kẻ sĩ bỏ vào ở núi rừng thì một đi không quay lại.”

    [16] Luận ngữ chép: Người hiền một là lánh đời, sau là lánh ngôi vị, sau nữa là tránh nữ sắc, sau nữa là lánh nghe lời sàm. Phu tử nói “Có bảy người làm chuyện như thế.”

    Hai ông già ở huyện Dã Vương (野王), không biết là người thế nào. Trước đây, vua Quang Vũ (光武) chia tách với vua Canh Thủy (更始), gặp buổi miền Quan Trung (關中) nhiễu loạn, [vua Quang Vũ] bèn sai Tiền tướng quân (前將軍) là Đặng Vũ (鄧禹) đi đánh dẹp ở miền tây [chỉ miền Quan Trung], chia tay ở trên đường rồi về, nhân đó đi săn ở huyện Dã Vương, dọc đường gặp hai ông già cũng đang đi săn. Vua Quang Vũ hỏi rằng:

    – “Hai ông đi săn phía nào?”

    Hai ông già cùng trỏ tay về phía tây nói:

    – “Trong chỗ ấy có nhiều hổ, chúng tôi hễ săn được thì cũng bị hổ ăn mất. Đại vương chớ đến chỗ ấy.”

    Vua Quang Vũ nói:

    – “Nếu ta phòng bị rồi thì hổ cũng có gì đáng lo.”

    Hai ông già nói:

    – “Sao đại vương nói xằng vậy! Ngày xưa vua Thang (湯) bắt được Kiệt (桀) ở đất Minh Điều (鳴條) và đắp thành lớn ở đất Bạc (亳) [17], Vũ Vương (武王) cũng bắt được Trụ (紂) ở đất Mục Dã ( 牧野) mà đắp thành lớn ở đất Hiểm Nhục (郟鄏) [18]. Hai vị vua ấy phòng bị không gì là không sâu xa vậy. Cho nên ta bắt được người thì người cũng có thể bắt được ta, há lơ là được sao!”

    Vua Quang Vũ hiểu ý ấy, ngoảnh lại bảo tả hữu rằng:

    – “Đấy là người ẩn dật vậy.”

    Vua Quang Vũ muốn dùng hai ông già ấy, nhưng họ từ chối mà bỏ đi, chẳng ai biết đi đâu.

    [17] Đế vương kỷ (帝王紀) chép: Xét Mạnh Tử (孟子) chép Kiệt chết ở Minh Điều là ở đất của người Đông Di (東夷). Có sách chép ở huyện Bình Khâu (平丘 ) quận Trần Lưu (陳留) ngày nay có đình Minh Điều [Minh Điều đình (鳴條亭)]. Chỉ có Khổng An Quốc (孔安國) chú Thượng thư (尚書) chép Minh Điều ở phía tây huyện An Ấp (安邑). Xét lời của ba nhà trên thì lời của Khổng [An Quốc] là đúng hơn.

    [18] Đỗ Dự (杜預) chú Tả truyện (左傳) chép: Ở quận Hà Nam ( 河南) ngày nay. Phía tây huyện Hà Nam có bờ Hiểm Nhục [Hiểm Nhục mạch (郟鄏陌)].

    Hướng Trường (向長) tên chữ là Tử Bình (子平), người huyện Triều Ca (朝歌) quận Hà Nội (河內). Ở ẩn không ra làm quan, tính chuộng sự trung hòa, ưa đọc sách Lão Tử (老子) và kinh Dịch (易), nhà nghèo không đủ ăn, người hâm mộ cấp đồ ăn cho ông, ông chỉ lấy đủ dùng mà trả lại phần còn thừa. Bấy giờ viên Đại tư không (大司空) của Vương Mãng (王莽) là Vương Ấp (王邑) gọi ông, nhiều năm ông mới đến gặp, [Vương Ấp] muốn tiến cử ông cho Mãng, ông cố từ chối mới thôi. Ông ẩn dật ở nhà, đọc kinh Dịch đến phần quẻ Tổn (損) và quẻ Ích (益) [19], bùi ngùi than rằng:

    – “Ta đã biết giàu không bằng nghèo, sang không bằng hèn, nhưng chưa biết chết có bằng sống hay không mà thôi.”

    Giữa những năm Kiến Vũ (建武), khi con trai và con gái đã cưới gả xong, ông dứt bỏ việc nhà không quan hệ với nhau xem như mình đã chết. Từ đó ông bèn thỏa thích làm theo ý mình, cùng với người bạn thân cùng quận là Cầm Khánh (禽慶) [20] đi chơi ở các ngọn núi cao, rút cuộc không biết cuối đời ông ra sao.

    [19] Dịch Tổn quái (易損卦) chép: “Hai cái khay dùng đựng đồ cúng tế được. Bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu, tùy thời mà làm.” Ích quái (益卦) chép: “Bớt chỗ cao đắp chỗ dưới, vui vẻ vô ngần.”

    [20] Tiền thư (前書) chép Khánh tên chữ là Tử Hạ (子夏).

    Phùng Manh (逢萌) tên chữ là Tử Khang (子康), người huyện Đô Xương (都昌) quận Bắc Hải (北海). Nhà nghèo, ông dấn thân cho huyện làm chức Đình trưởng (亭長) [21]. Bấy giờ quan Úy (尉) đi qua đình, Manh chờ đón bái yết, thế rồi quẳng thuẫn than rằng:

    – “Đại trượng phu há để cho người sai khiến sao!”

    Ông bèn bỏ chức, đến học ở thành Tràng An, thuộc làu kinh Xuân thu (春秋經). Bấy giờ Vương Mãng (王莽) giết con mình là Vũ (宇) [22], Manh bảo người bạn rằng:

    – “Tam cương (三綱) [23] mất rồi! Nếu không bỏ đi thì họa sẽ đến thân.”

    Ông liền cởi mũ treo ở cửa Đông Đô [Đông Đô môn (東都門)] [24], bỏ về quê, đem người nhà vượt biển đến làm khách ở quận Liêu Đông (遼東)。

    [21] Đình trưởng (亭長) chủ việc bắt trộm giặc, do đó phải cầm thuẫn (楯).

    [22] Tiền thư (前書) chép: Vương Mãng ngăn chặn nhà ngoại của Bình Đế (平帝) là nhà họ Vệ [Vệ thị (衛氏)], con Mãng là Vũ (宇) sợ bị Thái hậu (太后 ) của Bình Đế oán người nhà mình, lại cho là không thể can ngăn được Mãng mà theo đuổi việc thờ quỷ thần, liền nhân buổi đêm lấy máu quệt lên cửa nhà Mãng, quan thuộc phát giác được chuyện ấy, Mãng bèn bắt Vũ tống vào ngục, cho uống thuốc độc mà chết.

    [23] Là nói quan hệ vua-tôi, vợ-chồng, cha-con.

    [24] Hán cung điện danh (漢宮殿名) chép: Cửa Đông Đô [Đông Đô môn (東都門)] là cửa Xanh [Thanh môn (青門)] ngày nay. Tiền thư âm nghĩa (前書音義) chép: Là của thứ nhất đầu phía bắc vòng thành ngoài phía đông của kinh đô Tràng An (長安).

    Manh vốn thấu tỏ thuật bói Âm Dương (陰陽), biết Mãng sẽ thua, có lúc bèn đội cái ang gốm [25] lên đầu, khóc ở chợ rằng:

    – “Tân ơi Tân ơi [26]!”

    Nhân đó ông sống ẩn dật.

    [25] Ang là cái bồn (盆).

    [26] Vương Mãng được phong làm Tân Đô Hầu (新都侯), kịp lúc soán ngôi bèn đặt tên nước là nhà Tân [Tân thất (新室)]. Do đó khóc gọi như vậy.

    Kịp khi vua Quang Vũ (光武) lên ngôi, ông bèn đến núi Lao [Lao sơn(勞山)] [27] ở quận Lang Da (琅邪), nuôi chí tu đạo, người dân ở đấy đều khen đức của ông.

    [27] Ở phía đông nam huyện Tức Mặc (即墨) thuộc Lai châu (萊州) ngày nay có núi Đại Lao (大勞) và Tiểu Lao (小勞).

    Thái thú Bắc Hải vốn nghe tính cao thượng của ông, sai quan thuộc đem lễ vật đến gặp, Manh không đáp. Thái thú ôm lòng giận mà sai người đi bắt ông. Quan thuộc rập đầu nói:

    – “Tử Khang là bậc đại hiền, thiên hạ cùng nghe nói đến, được người dân kính như cha. Nay ta đến chắc không bắt được, lại cũng chịu sỉ nhục thôi.”

    Thái thú giận, bắt trói quan thuộc ấy tống vào nhà ngục, lại sai quan thuộc khác đi, đến núi Lao, quả nhiên người dân kéo nhau đem binh khí cung nỏ ngăn chặn, quan thuộc bị thương chảy máu, bỏ chạy mà về. Sau này [vua Quang Vũ] có chiếu thư gọi Manh, Manh mượn cớ già lão, lầm đường đông tây, bảo sứ giả rằng:

    – “Triều đình gọi tôi là vì tôi có ích cho việc chính trị. Nhưng nay tôi còn không biết phương hướng chỗ nào, sao giúp đời được gì?”

    Sứ giả đành quay xe về. Triều đình nhiều lần gọi ông cũng không đi. Cuối cùng chết thọ.

    Trước đây, Manh thân thiết với người cùng quận là Từ Phòng (徐房), người quận Bình Nguyên (平原) là Lý Tử Vân (李子雲)- Vương Quân Công (王君公), đều là người hiểu thuật Âm Dương, ôm chí ẩn dật ở giữa cõi dân thường. Phòng cùng Tử Vân đều dạy nghìn học trò. Quân Công gặp loạn không bỏ đi, làm mối lái mua bán bò mà tự ở ẩn, người thời ấy luận về ông rằng “Ẩn dật ở chợ đông, ấy là Vương Quân Công [28].”

    [28] Cao sĩ truyện (高士傳) của Kê Khang (嵇康) chép: Quân Công hiểu rõ kinh Dịch, làm quan Lang (郎), nhiều lần dâng biểu nói lên việc triều chính nhưng không được dùng, bèn thông dâm với người hầu gái của nhà quan để tự làm xấu tiếng tăm của mình, bãi quan về quê. Ở quê giả ngây mà làm mối lái buôn bán bò, miệng không nói hai giá tiền.

    Châu Đảng (周黨) tên chữ là Bá Huống (伯況), người huyện Quảng Vũ (廣武) quận Thái Nguyên (太原). Nhà có nghìn vàng, thủa nhỏ mồ côi, được người trong họ nuôi nấng nhưng đối đãi không đúng đạo lý. Kịp khi lớn lên, người họ hàng cũng không trả lại tiền của cho Đảng. Đảng đến sở quan hương huyện tố cáo, người họ hàng mới trả lại tiền của cho. Sau đó Đảng phân chia tiền của phát cho họ hàng, tha bỏ hết nô tỳ, rồi đến thành Trường An du học.

    Trước đây, Hương tá (鄉佐) [29] từng làm nhục Đảng giữa chốn người đông, Đảng lâu ngày vẫn ôm lòng hận việc ấy. Sau khi đọc kinh Xuân thu (春秋) biết được cái lẽ báo thù [30], liền nghỉ học mà về, báo tin cho nhau với Hương tá, hẹn ngày đánh tay đôi. Sau khi giao phong thì Đảng bị Hương tá đâm trúng thương, ngã sập. Hương tá cảm nghĩa ấy, chở Đảng về chăm sóc, mấy ngày sau mới sống lại. Đảng tỉnh ngộ rồi về. Từ đấy Đảng giữ mình tu chí, châu lí khen tính cao thượng ấy.

    [29] Tục Hán chí (續漢志) chép Hương tá (鄉佐) là quan chủ về thu phú thuế.

    [30] Xuân thu kinh (春秋經) chép: “Kỷ Hầu (紀侯) phải rời bỏ nước của mình.” Công Dương truyện (公羊傳) chép: “Sao phải bỏ đi? Vì bị diệt. Ai diệt nước ấy? Tề (齊) diệt nước ấy. Sao lại không nói thẳng là Tề diệt nước ấy?” Là vì kỵ húy Tương Công (襄公) vậy. Tổ tiên chín đời của vua nước Tề thụy Tương Công (齊襄公) là Ai Công (哀公) được nhà Châu (周) ban thưởng, nhưng bị Kỷ Hầu nói gièm, cho nên Tương Công ôm lòng thù với nước Kỷ. Mối thù chín đời có thể báo không? Dẫu trăm đời cũng báo được vậy.”

    Kịp khi Vương Mãng dòm ngó ngôi vua, Đảng mượn cớ bệnh đóng cửa không ra ngoài. Từ đó về sau thì giặc dữ hoành hành, tàn diệt quận huyện, Đảng chỉ đến huyện Quảng Vũ nhưng lướt qua mà không vào thành.

    Giữa những năm Kiến Vũ, triều đình vời Đảng làm Nghị lang (議郎), lại lấy cớ bệnh bỏ chức, rồi đưa vợ con đến ở huyện Miễn Trì (黽池). Lại bị gọi, bất đắc dĩ Đảng bèn áo vải đơn ngắn, lấy vỏ cây dó buộc tóc trên đầu mà đợi gặp quan Thượng thư (尚書). Kịp khi vua Quang Vũ sai người dẫn vào gặp thì Đảng nép mình nhưng không chịu đáp để tự bày tỏ ý mà mình muốn giữ lấy. Vua bèn chịu theo.

    Bác sĩ (博士) là Phạm Thăng (范升) tấu cợt Đảng rằng:

    – “Thần nghe vua Nghiêu (堯) không cần Hứa Do (許由)-Sào Phủ (巢父) mà vẫn nêu danh với thiên hạ, nhà Châu không dùng Bá Di (伯夷)-Thúc Tề (叔齊) mà vương đạo cũng thành. Cúi nghĩ bọn người quận Thái Nguyên là Châu Đảng, người quận Đông Hải (東海) là Vương Lương (王良), người quận Sơn Dương (山陽) là Vương Thành (王成), đều chịu nhận ân dày, sứ giả ba lần đến thăm mới chịu ngồi xe đi ra. Kịp lúc dẫn gặp ở triều đình, Đảng không dùng lễ vâng mệnh, cúi mình nhưng không đáp, ngạo mạn kiêu căng, cùng lúc đều bỏ về. Như bọn Đảng, văn không giải nghĩa xong, võ không chết vì vua được, thế mà đều được nêu tiếng thơm, ở gần ngôi Tam công (三公). Thần xin ngồi nói chuyện với bọn ấy ở dưới Vân đài, xét hỏi cái đạo trị quốc. Nếu bọn ấy không như thần nói thì thần xin chịu tội xằng bậy. Nếu đúng bọn ấy dám tự nêu danh hão, khoe khoang tự kiêu thì đều phải chịu tội bất kính.”

    Tấu xong, thiên tử đem thư ấy cho công khanh xem, hạ chiếu rằng:

    – “Những vị vua hiền chúa sáng từ xưa cũng hẳn là có kẻ sĩ không chịu phục mình, ví như Bá Di-Thúc Tề không ăn thóc của nhà Châu. Nay người quận Thái Nguyên là Châu Đảng không nhận lộc của trẫm, cũng đều có chí như vậy. Nay ban cho bốn chục bó lụa.”

    Đảng cuối cùng ẩn dật ở huyện Miễn Trì. Soạn sách có hai chương thượng-hạ xong thì chết. Người trong huyện cho là hiền mà dựng miếu thờ Đảng.

    Trước đây, Đảng với người cùng quận là Đàm Hiền (譚賢) tên chữ là Bá Thăng 伯升, người quận Nhạn Môn (鴈門) là Ân Mô (殷謨) tên chữ là Quân Trưởng (君長), đều giữ khí tiết không làm quan ở thời Vương Mãng, kịp đến thời giữa những năm Kiến Vũ được gọi cũng đều không đến.

    Vương Bá (王霸) tên chữ là Nho Trọng (儒仲), người huyện Quảng Vũ (廣武) quận Thái Nguyên (太原). Thủa trẻ có khí tiết trong sạch, kịp lúc Vương Mãng soán ngôi, Đảng vứt đai mũ, dứt kết giao quan chức. Giữa những năm Kiến Vũ, gọi đến sở quan Thượng thư, bái xưng tên nhưng không xưng thần. Hữu ti (有司) hỏi vì sao thế, Bá nói:

    – “Thiên tử có khi không phải xưng thần, chư hầu có lúc chẳng cần làm thân [31].”

    Tư đồ (司徒) là Hầu Bá (侯霸) muốn nhường chức cho Bá. Diêm Dương (閻陽) [32] can ngăn nói:

    – “Người quận Thái Nguyên có thói kết bè đảng ngang bướng [33], Nho Trọng cũng có thói ấy.”

    Bèn thôi. Đảng lấy cớ bệnh về quê, ẩn mình giữ chí, ở nhà mái cỏ tranh cửa cỏ bồng. Triều đình nhiều lần gọi nhưng không đến, cuối cùng chết thọ.

    [31] Lễ ký chép: Nhà Nho có khi trên không xưng thần với thiên tử, dưới không kết thân với chư hầu.

    [32] Cao sĩ truyện (高士 傳) của Hoàng Phủ Mật (皇甫謐) chép viên Lệnh (令) trước đây của huyện Lương (梁) là Diêm Dương (閻陽).

    [33] Tiền thư (前書) chép: Quận Thái Nguyên có nhiều con cháu họ hàng của vua nước Tấn, hay dùng trá lực xô đẩy nhau, khoe khoang công danh, báo thù quá mức. Khi nhà Hán nổi lên, người đất ấy có tiếng là khó giáo hóa, triều đình thường kén chọn mãnh tướng đến trấn giữ, có khi đánh dẹp ra oai. Lại nữa dù cha anh có bị tru diệt thì con em vẫn oán giận, đến nỗi cáo giác với quan Thứ sử (刺史), Nhị thiên thạch (二千石).

    Nghiêm Quang (嚴光) tên chữ là Tử Lăng (子陵), còn có tên là Tuân (遵), người huyện Dư Diêu (餘姚) quận Cối Kê (會稽). Thủa trẻ có tiếng cao thượng, cùng du học với vua Quang Vũ. Kịp khi vua Quang Vũ lên ngôi, Quang bèn đổi họ tên, ẩn mình không ra. Vua nhớ tài của Quang, bèn sai người vẽ hình dong để đi tìm Quang. Sau đó người nước Tề dâng thư nói:

    – “Có một người đàn ông mặc áo da cừu câu cá giữa đầm.”

    Vua nghi đó là Quang, bèn sắm xe êm trải thảm đỏ sẫm, sai sứ đến thăm, ba lần mời mới ra, nghỉ ở trại quân phía bắc, cấp cho chăn giường, Thái quan (太官) sớm tối nấu cho ăn.

    Tư đồ (司徒) là Hầu Bá (侯霸) vốn quen với Quang, sai người mang thư đến thăm [34], nhân đó bảo Quang rằng:

    – “Hầu Công nghe nói tiên sinh đến, hồ hởi muốn đi thăm hỏi ngay, nhưng việc quan gấp vội, cho nên không đi được. Xin hẹn chiều tối mời ông đến nói chuyện.”

    Quang không đáp, bèn gửi thư lại, nói miệng rằng:

    – “Quân Phòng [Quân Phòng (君房) là tên chữ của Hầu Bá] túc hạ làm đến Đỉnh túc (鼎足), rất giỏi. Tôi chỉ có lời nhắn là ôm lòng nhân làm việc nghĩa thì thiên hạ vui mừng, làm chuyện a dua theo ý vua thì chuốc lấy mất mát.”

    Bá nhận thư, gói lại tấu lên, vua cười rằng:

    – “Thật đúng là kẻ sĩ ngang bướng vậy.”

    Vua liền hôm đó đi xe đến chỗ Quang. Quang nằm không dậy, vua bèn đến nơi Quang nằm, vỗ bụng Quang nói:

    – “Dậy dậy Tử Lăng! Ông không giúp tôi trị quốc được sao?”

    Quang vẫn ngủ không đáp, hồi lâu mới mở mắt nhìn kỹ, nói:

    – “Ngày xưa Đường Nghiêu (唐堯) nêu đức sáng thì Sào Phủ (巢父) rửa tai. Kẻ sĩ vốn có chí riêng, sao phải ép nhau thế?”

    Vua nói:

    – “Tử Lăng, ta rút cuộc không mời được ông sao?”

    Do đó vua than thở, lên xe mà về.

    [34] Cao sĩ truyện của Hoàng Phủ Mật chép: Bá sai Tây tào thuộc (西曹屬) là Hầu Tử Đạo (侯子道) mang thư đến gặp Quang, Quang không dậy, ngồi xí xổm trên giường ôm gối mở thư đọc xong, hỏi Tử Đạo rằng “Quân Phòng vốn ngu dốt, nay nắm ngôi Tam công, có gì sai sao?” Tử Đạo nói “Nắm được ngôi Đỉnh túc thì không ngu dốt đâu.” Quang nói “Sai ông đến đây muốn nói gì?” Tử Đạo liền kể lời của Bá. Quang nói “Ông nói không ngu dốt, là không phải lời nói ngu dốt sao? Thiên tử mời ta ba lần mới gặp. Ta còn không muốn gặp bậc làm vua, nói gì gặp bậc làm tôi?” Tử Đạo xin đáp thư. Quang nói “Tay ta không tự viết được”. Bèn nói miệng cho ghi lại, Tử Đạo chê ít câu, xin nhiều câu nữa. Quang nói “Dễ như mua rau sao? Đòi thêm nhiều làm gì?”

    Vua lại dẫn Quang vào, nói chuyện ngày xưa, đối mặt nhau nói chuyện mấy ngày. Vua ung dung hỏi Quang rằng:

    – “Trẫm ngày nay so với ngày xưa thế nào?”

    Quang đáp nói:

    – “Bệ hạ hơi béo hơn ngày xưa.”

    Nhân đó cùng nằm nghỉ, Quang bắc chân lên trên bụng vua. Hôm sau, Thái sử (太史 ) tấu có sao khách [khách tinh (客星): ngôi sao xuất hiện trên trời rồi chốc lát tắt mất] phạm vào chòm Ngự Tọa (御坐), điềm thiên văn là sẽ có chuyện rất gấp. Vua cười rằng:

    – “Là trẫm cùng nằm với bạn cũ là Nghiêm Tử Lăng mà thôi.”

    Vua lấy Quang làm Gián nghị đại phu (諫議大夫), Quang không chịu làm quan, bèn tự làm ruộng ở núi Phú Xuân [Phú Xuân sơn (富春山)] [35]. Người đời sau gọi chỗ Quang câu cá là khe Nghiêm Lăng [Nghiêm Lăng lại (嚴陵瀨)] [36]. Năm Kiến Vũ thứ mười bảy, vua lại gọi, Quang không đến. Năm tám mươi tuổi thì chết ở nhà. Vua thương tiếc, hạ chiếu sai quận huyện tặng trăm vạn tiền-nghìn hộc thóc cho người nhà Quang.

    [35] Ở huyện Phú Dương (富陽) thuộc Hàng châu (杭州) ngày nay vậy. Vốn tên là huyện Phú Xuân, tránh tên húy Trịnh thái hậu (鄭太后) của Tấn Giản Văn Đế (晉簡文帝), bèn đổi tên là huyện Phú Dương.

    [36] Dư địa chí (輿地志) của Cố Dã Vương (顧野王) chép: Khe Thất Lí [Thất Lí lại (七里瀨) ] ở dưới sông Đông Dương [Đông Dương giang (東陽江)], gặp nhau với khe Nghiêm Lăng, chỗ ấy có núi Nghiêm [Nghiêm sơn (嚴山)]. Phía nam huyện Đồng Lư (桐廬) có chỗ câu cá của Nghiêm Tử Lăng, nay bên núi còn có một khối đá ở bên suối, trên mặt khối đá bằng phẳng, có thể cho mười người ngồi, gọi là đàn câu cá Nghiêm Lăng.

    […]

    Thích

    • Tôi xin gửi đến mục Lịch sử phương Đông:

      Hậu Hán thư – Dật dân liệt truyện: Truyền kỳ về những kẻ sĩ ẩn dật thời Đông Hán (Phần 2)

      […]

      Tỉnh Đan (井丹) tên chữ là Đại Xuân (大春), người huyện Mi (郿) quận Phù Phong (扶風). Thủa trẻ học văn ở trường Thái học (太學), thuộc làu Ngũ kinh (五經), giỏi bàn luận, cho nên người kinh sư nói về Đan rằng “Làu làu Ngũ kinh, ấy anh họ Tỉnh.” Tính Đan cao thượng, chưa từng nêu tên tuổi của mình để khoe khoang với người khác.

      Cuối những năm Kiến Vũ, năm người bọn Bái Vương (沛王) tên là Phụ (輔) đến ở Bắc Cung (北宮), đều ưa tụ họp tân khách, liền sai người mời Đan nhưng không được. Bấy giờ Tín Dương Hầu (信陽侯) là Âm Tựu (陰就), là em của Quang Liệt hoàng hậu (光烈皇后), vì là ngoại thích mà có quyền quý, lại nói khích năm vị vương cho nghìn vạn tiền cho mình thì sẽ mời được Đan, do đó lén sai người đi bắt ép Đan đến. Đan bất đắc dĩ phải đi, Tựu đã bày các món ăn cơm mì rau hành sẵn, Đan gạt bỏ các món ấy, nói:

      – “Tôi quân hầu có thể mời ăn món ngon, cho nên đến gặp nhau, sao lại cơm nhạt thế?”

      Tựu liền bày món ngon, Đan mới ăn. Kịp khi Tựu đứng dậy, tả hữu kéo xe nhỏ đến. Đan cười rằng:

      – “Tôi nghe nói vua Kiệt (桀) ngồi xe người kéo [37], giống ở đây sao?”

      Mọi người đang ngồi đều xanh mặt. Tựu bất đắc dĩ mà sai bỏ xe nhỏ ấy đi. Từ đó Đan đóng cửa ẩn dật không màng đến chuyện người ngoài nữa, cuối cùng chết thọ.

      [37] Đế vương kỷ (帝王紀 ) chép: Vua Kiệt (桀) sai người kéo xe.

      Lương Hồng (梁鴻) tên chữ là Bá Loan (伯鸞), người huyện Bình Lăng (平陵) quận Phù Phong. Cha là Nhượng (讓,) vào thời Vương Mãng làm Thành môn hiệu úy (城門校尉), được phong làm Tu Viễn Bá (脩遠伯), được sai đi cúng tế thần Thiếu Hạo (少昊) [38], ngụ ở quận Bắc Địa (北地) thì chết, bấy giờ Hồng còn nhỏ, vì gặp đời loạn nên chỉ bó chiếu mà chôn.

      [38] Tiền thư (前書) chép Vương Mãng đổi tên huyện Doãn Ngô (允吾) thành huyện Tu Viễn (脩遠). Thiếu Hạo (少昊) là hiệu của ông Kim Thiên [Kim Thiên thị (金天氏)], là vua ở sau thời Hoàng Đế (黃帝). Quận Bắc Địa là đất Ninh châu (寧州) ngày nay.

      Sau đi học ở trường Thái học, nhà nghèo nhưng chuộng khí tiết, đọc rộng không gì không thuộc làu, nhưng không muốn theo nghiệp văn chương. Học xong, Hồng bèn chăn lợn ở trong vườn Thượng Lâm [Thượng Lâm uyển (上林苑)], từng lỡ làm lửa cháy sang nhà người khác, Hồng liền tìm đến thăm nhà bị cháy, hỏi những thứ bị rụi mất, rồi đem hết lợn để đền lại cho nhà ấy. Chủ nhà ấy vẫn cho là ít. Hồng nói:

      – “Tôi không có tiền của nào khác, xin lấy thân mình làm việc để đền nợ.”

      Chủ nhà ấy nghe theo. Do đó Hồng làm việc chăm chỉ, sớm tôi không lười. Những bậc bô lão nhà hàng xóm thấy Hồng không phải người tầm thường, bèn cùng chê trách chủ nhà ấy, lại khen Hồng là bậc cao thượng. Do đó chủ nhà ấy mới lấy làm kính phục, trả hết lợn về cho Hồng. Hồng không nhận mà bỏ về thôn xóm.

      Bọn hào tộc trong vùng ngưỡng mộ tính cao thượng của Hồng, nhiều người muốn gả con gái cho Hồng, Hồng đều từ chối không cưới. Người cùng huyện họ Mạnh [Mạnh thị (孟氏)] có con gái hình dáng mập xấu mà da đen, nhưng sức khỏe nhắc được cái cối đá, kén chọn mà chưa lấy chồng, đã đến ba mươi tuổi rồi, cha mẹ hỏi nguyên nhân, con gái ấy nói:

      – “Con muốn lấy người hiền như Lương Bá Loan.”

      Hồng nghe nói vậy, liền hỏi cưới cô gái ấy. Cô gái ấy xin làm áo vải-giày gai, lấy các đồ đan dệt thoi cửi, kịp lúc về nhà chồng mới đeo trang sức vào nhà. Nhưng qua bảy ngày mà Hồng không đáp, vợ bèn quỳ dưới gường hỏi rằng:

      – “Thiếp nghe nói tiên sinh có tính cao thượng, từng từ chối nhiều cô gái rồi. Thiếp cũng kén chọn nhiều chàng trai rồi. Nay gặp rồi lại không lấy, dám hỏi có lỗi gì?”

      Hồng nói:

      – “Ta muốn lấy người mặc áo vải thô, có thể cùng ẩn dật trong núi sâu mà thôi. Nay nàng mặc áo thêu hoa, mặt bôi phấn mực, há như người mà Hồng muốn sao?”

      Vợ nói:

      – “Để cho vừa ý của tiên sinh, thiếp tự có áo mặc cho cuộc sống ở ẩn.”

      Vợ liền đổi làm tóc búi hình cái vồ, mặc áo vải, đi làm việc nhà luôn. Hồng mừng rỡ nói:

      – “Đây mới là vợ của Lương Hồng, có thể theo chí ta rồi!”

      Bèn đặt tên chữ cho vợ là Đức Diệu (德曜), tên gọi là Mạnh Quang (孟光). Được mấy lâu, vợ nói:

      – “Thiếp thường nghe tiên sinh muốn ở ẩn tránh vạ. Nay sao lại im ỉm? Chẳng lẽ muốn sẽ cúi đầu đi sao?”

      Hồng nói:

      – “Phải.”

      Bèn cùng vào trong núi Bá Lăng [Bá Lăng sơn (霸陵山)], làm nghề cày ruộng dệt vải, ngâm thi thư, gảy đàn cầm để tự làm vui. Hồng ngưỡng mộ những kẻ sĩ cao thượng thời xưa, liền làm văn khen ngợi hai mươi tư kẻ sĩ ẩn dật từ bọn Tứ hạo [Tứ hạo (四皓): bốn vị ẩn sĩ thời Tần
      (秦)] về sau này.

      Hồng nhân đó đi về phía đông, ra khỏi cửa ải [Hàm Cốc (函谷)], qua kinh sư, làm bài hát Ngũ y chi ca (五噫之歌) rằng:

      – “Lên núi Bắc Mang (北芒) chừ, ôi! Ngắm xem kinh sư chừ, ôi! Cung điện nguy nga chừ, ôi! Dân phải vất vả chừ, ôi! Dằng dặc không dứt chừ, ôi!”

      Vua Túc Tông (肅宗) nghe bài hát này cho là phỉ báng triều đình, tìm bắt Hồng không được. Hồng bèn đổi họ là Vận Kỳ (運期), tên là Diệu (燿), tên chữ là Hầu Quang (侯光), cùng vợ con sang ẩn dật ở vùng Tề Lỗ (齊魯).

      Chốc lát, Hồng lại bỏ sang đất Ngô (吳). Sắp đi, làm bài thơ rằng:

      – “Rời quê cũ chừ đi xa, sắp ở trọ chừ miền Đông. Lòng nao nao chừ thương xót, chí vời vợi chừ bay bổng. Muốn lướt xe chừ chạy xa, ghét thói tục chừ a dua. Người dối gian chừ bỏ thẳng, đều xu nịnh chừ gièm pha. Vốn chẳng thẹn chừ mỗi ta, ở xứ lạ chừ nêu đức. Vui tiêu dao chừ thỏa thích, học Trọng Ni (仲尼) chừ đi chơi. Chân rong ruổi chừ ta ham, bèn lên thuyền chừ lướt bơi. Thăm Quý Trát (季札) chừ Diên Lăng (延陵), tìm Lỗ Liên (魯連) chừ góc bể. Dẫu không gặp chừ người xưa, mong tinh thần chừ thông nhau. Cây cuối xuân chừ xanh mởn, lúa phây phây chừ đang trổ. Nhớ lúc tươi chừ đã xa, thương mùi thơm chừ càng thối.Cảm lòng ta chừ lỗi thời, ấm ức suốt chừ sao trôi! Miệng lem lẻm chừ gièm ta, ta lo lắng chừ ai tỏ?”

      Rồi đến đất Ngô, ở nhờ nhà hào tộc là Cao Bá Thông (皋伯通), ngụ ở dưới dãy phòng phụ, giã lúa thuê cho chủ nhà. Hễ về phòng, vợ liền sắm đồ ăn, không dám ngẩng nhìn thẳng trước mặt Hồng, nâng khay đựng cơm lên chỉ ngang mi mắt mà thôi. Bá Thông thấy thì lấy làm lạ, nói:

      – “Người này có thể làm cho vợ kính mình như thế, không phải kẻ tầm thường vậy.”

      Bèn mới cho Hồng vào ở phòng chính. Hồng ngầm đóng cửa soạn sách hoen chục quyển. Sau đó mắc bệnh nặng, bảo chủ nhà rằng:

      – “Ngày xưa Diên Lăng Quý Tử (延陵季子) chôn con ở giữa vùng Doanh Bác (嬴博), không đem về chôn ở quê nhà. Xin ông chớ cho con tôi đưa tang tôi về.”

      Kịp khi Hồng chết, bọn Bá Thông tìm được nơi chôn ở bên mộ của người nước Ngô là Yêu Ly (要離) [39], mọi người đều nói:

      – “Yêu Ly là liệt sỹ mà Bá Loan là bậc cao thượng, chôn ở gần nhau được.”

      Chôn xong, vợ con Hồng về ở quận Phù Phong.

      [39] Yêu Ly (要離) là người đâm con vua Ngô tên Liêu (僚) là Khánh Kỵ (慶忌), mộ ở phía tây huyện Ngô [Ngô huyện (吳縣)] thuộc Tô châu (蘇州) ngày nay. Mộ Bá Loan ở phía bắc mộ Yêu Ly.

      Trước đây, có người bạn của Hồng người quận Kinh Triệu (京兆) là Cao Khôi (高恢), là người thủa trẻ ưa đọc sách Lão Tử (老子), ẩn dật ở trong núi Hoa Âm [Hoa Âm sơn (華陰山)]. Kịp khi Hồng đi rong ruổi ở miền đông, nhớ đến Khôi bèn làm thơ rằng:

      – “Chim líu lo chừ kêu gọi bầy [40], nhớ Cao Tử chừ ta ngẫm nghĩ, nhớ mong Khôi chừ hãy đến đây.”

      Hai người rút cuộc không còn gặp nhau. Khôi cũng có tính cao thượng, cả đời không làm quan [41].

      [40] Mao thi chép: “Chặt cây đanh đanh, chim kiêu oang oang, sinh trong rừng sâu, đậu ở cành cao, tiếng kêu oang oang, chim kêu gọi đàn.”

      [41] Cao sĩ truyện chép Khôi tên chữ là Bá Thông (伯通).

      Cao Phượng (高鳳) tên chữ là Văn Thông (文通), người huyện Diệp (葉) quận Nam Dương (南陽). Thuở trẻ là kẻ đọc sách, nhà theo nghề làm ruộng đồng, nhưng chăm chỉ ngâm đọc, ngày đêm không nghỉ. Vợ từng ra đồng, phơi lúa ở sân, gọi Phượng trông gà. Bấy giờ trời mưa to mà Phượng vẫn cầm sách ngâm đọc, không ngờ nước ngập trôi lúa. Vợ về thấy lạ hỏi chuyện, Phượng mới vỡ lẽ. Sau đó bèn thành nhà Nho có tiếng, liền mở lớp dạy học ở trong núi Tây Đường [Tây Đường sơn (西唐山)] [42].

      [42] Núi ấy ở phía tây bắc huyện Hồ Dương (湖陽) thuộc Đường châu (唐州) ngày nay. Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú Thủy kinh (水經) chép núi Đường Sơn là chỗ mà Cao Phượng ở ẩn.

      Có nhà hàng xóm tranh tiền của, cầm binh khí mà đánh nhau, Phượng đến can giải, không chịu, bèn cởi khăn rập đầu, cố xin rằng:

      – “Điều nhân nghĩa nhường nhịn, sao lại vứt đi!”

      Do đó nhà tranh tiền của cảm kích, bỏ binh khí xuống mà xin lỗi. Phượng tuổi già vẫn giữ chí không mỏi, tiếng tăm nêu cao. Thái thú nhiều lần gọi mời, Phượng sợ không tránh được, bèn tự nói dối vốn là con nhà thầy mo, không được làm quan, lại vờ kiện tụng ruộng đất với chị dâu góa chồng, cuối cùng không làm quan. Giữa những năm Kiến Sơ, quan Tướng tác đại tượng (將作大匠) là Nhâm Ngôi (任隗) tiến cử Phượng là người nói thẳng, mời đến phủ Công xa (公車). Phượng mượn cớ bệnh trốn về, bèn đem hết tiền của ban cho con anh mồ côi, rồi ẩn dật làm nghề câu cá. Cuối cùng chết ở nhà.

      Luận rằng: Tiên đại phu là Tuyên Hầu (宣侯) [43] từng dạy học, nhân lúc rảnh rỗi có đọc truyện về kẻ sĩ ẩn dật, đến truyện Cao Văn Thông thì dừng lại mà cảm thán, cho rằng đây mới thật là bậc ẩn dật. Nhân đó mới chép chuyện về người này mà bàn rằng “Những bậc ẩn dật thời xưa thật là có tính cao thượng. Bậc ẩn dật ở phía bắc sông Dĩnh xấu hổ khi nghe chuyện nhường ngôi [44], con vua nước Cô Trúc thà chịu đói mà thấy thẹn khi ăn thóc của nhà Châu (周) [45]. Có người cố ý làm trái để bị đuổi mà tránh xa, có kẻ mượn cớ bệnh để lui về che dấu ý muốn, dẫu cách làm khác nhau nhưng chỉ một ý là rời bỏ mà không làm quan vậy. Như chuyện người này, chí có thể bay trên mây trời, thân có thể vùi dưới bùn lầy, nhưng tâm ý vẫn không bị lộ, huống chi là những lòng oán thán đây! Những kẻ đem thân lấy mình nhảy vào suối sâu, gảy đàn dưới bóng nắng [46], chẳng phải khác xa sao?”

      [43] Tống thư (宋書) của Thẩm Ước (沈約) chép: “Phạm Thái (范泰) tên chữ là Bá Luân (伯倫). Tổ là Uông (汪), cha là Ninh (甯). Vào thời Tống Cao Tổ (宋高祖) vâng mệnh lên ngôi, bái Thái làm Kim tử quang lộc đại phu (金紫光祿大夫), gia hàm Tán kỵ thường thị (散騎常侍), lĩnh chức Quốc tử tế tửu (國子祭酒), có nhiều lời can gián. Thái đọc rộng các sách, ưa làm văn chương, thích truyền cho đời sau, chăm chỉ không mỏi. Chết được tặng thụy là Tuyên Hầu (宣侯).” Là cha của [Phạm (范)] Diệp (曄) vậy.

      [44] Hứa Do (許由) ẩn dật ở phía bắc sông Dĩnh (潁), nghe nói vua Nghiêu (堯) muốn nhường ngôi cho mình, bèn đến sông Dĩnh mà rửa tai.

      [45] Bá Di (伯夷)-Thúc Tề (叔齊) là con của vua nước Cô Trúc (孤竹), không chịu ăn thóc của nhà Châu (周).

      [46] Lấy mình nhảy vào suối sâu là nói Khuất Nguyên (屈原) ôm đá sỏi mà tự chìm sông vậy. Gảy đàn dưới bóng nắng là nói Kê Khang (嵇康) lúc bị hành hình vẫn nhìn bóng nắng mà gảy đàn. Người bàn dẫn sự tích mà so với nhau, cho nên dẫn chuyện Kê Khang làm ví dụ.

      Đài Đông (臺佟) tên chữ là Hiếu Oai (孝威), người huyện Nghiệp (鄴) quận Ngụy [Ngụy quận (魏郡)]. Ẩn dật ở núi Vũ An [Vũ An sơn (武安山)] [47], đào hang làm chỗ ở, tự làm nghề hái thuốc. Giữa những năm Kiến Sơ (建初), châu gọi nhưng Đông không đến. Thứ sử (刺史) đi tuần xét trong châu, bèn sai tòng sự đến thăm [48], Đông mượn cớ bệnh từ chối. Thứ sử bèn mang lễ vật đến gặp Đông, nói:

      – “Hiếu Oai để mình như thế rất khổ, phải không?”

      Đông nói:

      – “Đông may giữ trọn được tính mệnh, giữ chí dưỡng thần. Như minh phủ quân vâng đọc chiếu thư, sớm tối làm việc, há chẳng khổ sao?”

      Rồi đi ở ẩn, cuối cùng không gặp nữa.

      [47] Là trái núi ở huyện Vũ An [Vũ An huyện (武安縣) ]vậy.

      [48] Cao sĩ truyện (高士傳) của Kê Khang (嵇康) chép Thứ sử mang lễ vật quả táo và hạt dẻ đến gặp Đông.

      Hàn Khang (韓康) tên chữ là Bá Hưu (伯休), còn có tên là Điềm Hưu (恬休), người huyện Bá Lăng (霸陵) quận Kinh Triệu (京兆). Là con nhà hào tộc, thường hái thuốc ở các trái núi cao, đem bán ở chợ thành Tràng An (長安), miệng không nói hai giá, như thế hơn ba mươi năm. Bấy giờ có một cô gái đến chỗ Khang mua thuốc, Khang giữ giá không đổi, cô gái giận nói:

      – “Ông là Hàn Bá Hưu sao? Là người không nói hai giá tiền chăng?”

      Khang than rằng:

      – “Ta vốn muốn giấu tên, mà nay có cô gái trẻ cũng biết ta. Ta bán thuốc làm gì nữa?”

      Bèn trốn vào trong núi Bá Lăng [Bá Lăng sơn (霸陵山)]. Phủ Bác sĩ công xa (博士公車) nhiều lần gọi nhưng Khang không đến. Hoàn Đế (桓帝) bèn sắm lễ dùng thảm đỏ sẫm, đưa xe đệm êm đến mời. Sứ giả đem chiếu thư đến cho Khang, Khang bất đắc dĩ phải nghe lời, nhưng Khang từ chối ngồi xe đệm êm, mà chỉ ngồi xe lót củi, tự ý buổi sáng sớm đi trước sứ giả. Đến đình, Đình trưởng (亭長) biết Hàn Bá Hưu phải qua đấy, đang sai người ngựa sửa cầu đường. Kịp khi thấy Hàn Khang đội khăn vải đi xe lót củi, nhưng cho là người đi làm ruộng, sai người đoạt lấy bò. Khang liền đem xe cho Đình trưởng. Chốc lát thì sứ giả đến, mới biết người bị đoạt xe bò là Hàn Khang. Sứ giả muốn tấu xin trị tội Đình trưởng. Khang nói:

      – “Đấy là ông già này đem cho Đình trưởng, Đình trưởng có lỗi gì!”

      Sứ giả mới thôi. Khang nhân lúc trên đường đi thì bỏ trốn, cuối cùng chết thọ.

      Kiều Thận (矯慎) [49] tên chữ là Trọng Ngạn (仲彥), người huyện Mậu Lăng (茂陵) quận Phù Phong. Thủa trẻ ưa đọc sách Hoàng Lão [Hoàng Lão (黃老): tức Hoàng Đế (黃帝) và Lão Tử (老子), đều là tác giả Đạo gia thời xưa), ẩn dật ở hang núi, đào hang làm nhà, ngưỡng mộ thuật đạo dẫn của Tùng Kiều [Tùng Kiều (松喬) là Xích Tùng Tử (赤松子) và Vương Tử Kiều (王子喬), đều là đạo sĩ thời xưa). Thận sống cùng thời với người cùng thôn ấp là bọn Mã Dung (馬融)-Tô Chương (蘇章). Dung vì học rộng mà nêu danh, Chương vì ngay thẳng mà nức tiếng, đều suy tôn Thận ở hàng đầu.

      [49] Phong tục thông (風俗通) chép Thận là dòng dõi của viên Đại phu (大夫) nước Tấn (晉) là Kiều Phụ (矯父).

      Người quận Nhữ Nam (汝南) là Ngô Thương (吳蒼) rất coi trọng Thận, nhân đó gửi thư thăm hỏi chí của Thận rằng:

      – “Trọng Ngạn túc hạ: Chăm làm chính sự hay giữ chí ẩn dật, thật như kẻ lướt mây người lội bùn, đi ở không giống nhau vậy. Tôi mỗi khi nghe tiếng gió tây [50] thổi lại thì chưa từng không cảm thán! Tôi nghe lời của Hoàng Lão (黃老) vốn là nói chuyện đi mây về trời, ẩn mình trốn xa, nhưng cũng có đạo giúp nước nuôi dân, dấn thân vào đời [51]. Còn như việc lên núi náu mình thì thần không nêu được đức sáng, người cũng chẳng nghe được tiếng cao. Tôi muốn tiên sinh làm những việc có thể xét thấy được, ý tiên sinh thế nào? Ví như ngày xưa Y Doãn (伊尹) không ôm chí ẩn dật để đợi vua hiền như Nghiêu Thuấn (堯舜 ) vậy [52]. Nay đang buổi nhà vua sáng suốt, bốn cõi rộng mở, Sào Hứa (巢許) không lánh ở núi Cơ [Cơ sơn (箕山)], Di Tề (夷齊) phải hối tiếc nếu vào ở núi Thú Dương (首陽). Túc hạ đúng là có thể cưỡi rồng gọi phượng [53], bay lượn giữa mây, cũng là những việc mà cáo-thỏ-yến-tước không mưu làm được vậy.”

      Thận không đáp. Bấy giờ Thận đã hơn bảy mươi tuổi mà không chịu lấy vợ, sau đó chợt về nhà, tự nói ngày chết. Đến ngày ấy quả nhiên chết thật. Người đời sau có kẻ thấy Thận ở quận Đôn Hoàng (敦煌). Cho nên người đời lấy làm lạ, có người nói Thận đắc đạo thành tiên rồi.

      [50] Quận Nhữ Nam ở phía đông quận Phù Phong.

      [51] Lão Tử (老子) chép “Đến nơi cùng không, giữ chí tĩnh lặng.” Lại chép “Sâu thay xa thay, trong đó có thần.” Lại chép “Trị nước lớn như nấu món canh rau nhỏ.” Lại chép “Không phải là điều mà để giúp dân trị quốc.”

      [52] Mạnh Tử (孟子) chép: Vua Thang (湯) sai người đem tiền của đến thăm Y Doãn (伊尹). Y Doãn nói “Ta lấy tiền của của vua Thang làm gì?” Rồi lại bất chợt đổi ý nói “Để cho ta được yên vui cày cấy giữa ruộng đồng, cho nên nếu được vui cái đạo của Nghiêu Thuấn (堯舜) thì ta phải giúp vua ta làm vua như Nghiêu Thuấn sao? Ta phải làm cho người dân ta yên vui như người dân của thời Nghiêu Thuấn sao?”

      [53] Liệt tiên truyện (列僊傳) chép: Tiêu Sử (簫史) là người thời Tần Mâu Công (秦繆公), giỏi thổi sáo, công chúa là Lộng Ngọc (弄玉) thích, bèn gả làm vợ cho. Tiêu Sử bèn dạy Lộng Ngọc thổi sáo gọi chim phượng hoàng. Được mấy chục năm thì thổi thành tiếng chim phượng hoàng, phượng hoàng bay đến đậu ở nhà mình. Vợ chồng bèn cưỡi trên lưng phượng hoàng, một sớm đều theo phượng hoàng bay đi. Lại chép: Đào An Công (陶安公) là thợ rèn ở huyện Lục An (六安), giỏi thổi lửa. Một hôm, có đám lửa màu tía bốc lên liền trời, chốc lát có con chim tước màu đỏ bay đến đậu ở trên lò, nói “An Công An Công, lửa bốc liền trời, ngày bảy tháng bảy, rồng đỏ đến đón ông.” Đến hẹn, An Công cưỡi rồng đỏ mà bay đi.

      Người cùng quận với Thận là Mã Dao (馬瑤) , ẩn dật ở núi Khiên [Khiên sơn (汧山)], lấy việc bắt thỏ [54] làm ăn, phong tục nơi mà mình ở được giáo hóa. Trăm họ khen ngợi Dao, gọi là Mã mục tiên sinh (馬牧先生).

      [54] Bắt thỏ là dùng tấm lưới bắt thỏ vậy. Mao thi tự (毛詩序) chép: “Kinh Thi 詩 nói việc bắt thỏ vốn là ra giáo hóa của hậu phi. Giáo hóa của hậu phi được tỏ ra thì chẳng ai không khen đức, cho nên người hiền đông nhiều.” Cho nên Dao lấy làm việc ấy.

      Đái Lương (戴良) tên chữ là Thúc Loan (叔鸞), người huyện Thận Dương (慎陽) quận Nhữ Nam (汝南). Ông cố nội là Tuân (遵) tên chữ là Tử Cao (子高), thời Bình Đế (平帝) làm Thị ngự sử (侍御史), Vương Mãng soán ngôi thì xưng bệnh về quê nhà. Lương nhà giàu, lại ưa cho tặng, chuộng hiệp khí, thường nuôi ba bốn trăm vị khách trong nhà. Người đương thời nói về Lương là “Hào tộc Quan Đông (關東), ấy là Đái Công.”

      Lương thủa trẻ phóng túng, mẹ thích nghe tiếng lừa kêu, Lương thường học kêu tiếng lừa để làm cho mẹ vui vẻ. Kịp lúc mẹ chết, anh trai là Bá Loan (伯鸞) ở lều cỏ và ăn cháo, việc không đúng lễ thì không làm, mỗi Lương ăn thịt uống rượu, khi thương xót mới khóc. Nhưng hai người đều có dáng vẻ tiều tụy. Có người hỏi Lương rằng:

      – “Anh để tang như vậy có đúng lễ không?”

      Lương nói:

      – “Đúng lễ. Lễ là dùng để ngăn tình cảm phóng túng. Tình cảm mà không phóng túng thì người ta đặt ra lễ làm gì? Ví như ăn cơm không thấy ngon thì dẫn đến vẻ mặt tiều tụy, nếu miệng không còn mùi ngon thì có thể ăn được vậy.”

      Người bàn luận không bắt bẻ được.

      Lương đã có tài năng cao đạt, mà bàn luận càng hay, khiến cho mọi người kinh ngạc. Người cùng quận là Tạ Quý Hiếu (謝季孝) hỏi rằng:

      – “Anh tự xét ai trong thiên hạ sánh được với mình?”

      Lương nói:

      – “Tôi như Trọng Ni (仲尼) lớn ở Đông Lỗ (東魯), như Đại Vũ (大禹) sinh ở Tây Khương (西羌) [55], bước một mình ở thiên hạ. Thời nay ai sánh ngang với tôi được!”

      [55] Đế vương kỷ (帝王紀) chép: “Hạ Vũ (夏禹) sinh ở đất Thạch Nữu (石紐), lớn ở đất Tây Khương (西羌).” Là người Tây Di (西夷) vậy.

      Lương được cử hiếu liêm (孝廉), nhưng không đến. Lại gọi đến phủ Tư không (司空), nhiều năm cũng không đi, châu quận bắt ép, bèn dùng lời từ tốn gửi đến phủ, rồi đưa hết vợ con đi trên đường, nhân đó trốn vào trong núi Giang Hạ [Giang Hạ sơn (江夏山)]. Lương tự do thỏa thích, cuối cùng chết thọ.

      Trước đây, năm con gái của Lương đều là người hiền, hễ có người đến xin cưới thì Lương đều gả cho, lấy váy thô-áo vải-rương tre-guốc gỗ làm lễ vật về nhà chồng. Năm người con gái theo lời dạy của Lương, đều có phong cách của bậc ẩn dật.

      Pháp Chân (法真) tên chữ là Cao Khanh (高卿), người huyện Mi (郿) quận Phù Phong, là con của Thái thú Nam Quận là Hùng (雄) vậy. Chân ham học nhưng không chỉ học một nhà, đọc rộng các sách trong ngoài, là bậc nhà Nho nức tiếng ở miền Quan Tây (關西). Học trò từ phương xa đến theo học có đến mấy trăm người như bọn người quận Trần Lưu (陳留) là Phạm Nhiễm (范冉).

      Chân tính điềm nhiên ít ham muốn, không màng chuyện ngoài đời. Thái thú xin được gặp, Chân bèn đội khăn vải đến gặp, Thái thú nói:

      – “Ngày xưa Lỗ Ai Công (魯哀公) dẫu là vua không ra gì nhưng Trọng Ni (仲尼) vẫn làm bề tôi. Thái thú tôi dẫu tài mỏng nhưng cũng muốn ông làm Công tào (功曹) giúp nhau, nêu rõ triều đình, thế nào?”

      Chân nói:

      – “Vì minh phủ có lễ đợi gặp, cho nên tôi dám tự đến thăm. Nếu muốn cho tôi làm quan thuộc thì Chân phải bỏ trốn ở phía bắc của núi Bắc, phía nam của núi Nam mà thôi.”

      Thái thú ngạc nhiên, không dám nói nữa. Công phủ (公府) gọi, cử là người hiền lương (賢良), Chân đều không đến. Người cùng quận là Điền Nhược (田弱) tiến cử Chân nói:

      – “Bậc ẩn dật tên là Pháp Chân, học cả bốn môn [56], đọc khắp sách vở, đạm bạc sâu xa, vui để quên buồn, sắp bước theo dấu chân của Lão Thị (老氏), không bị lễ trải thảm đỏ sẫm mời gọi. Thần xin thánh triều đến bái cho Cổn chức (袞職) [57], tất có thể hát bài Thanh miếu (清廟), gọi phượng hoàng đến đến đậu [58] vậy.”

      Gặp lúc vua Thuận Đế (順帝) đi tuần thú ở miền tây, Nhược lại tiến cử Chân. Đế vừa ý muốn mời, trước sau bốn lần gọi, Chân nói:

      – “Ta đã không ẩn thân tránh đời được rồi, há còn uống nước rửa tai nữa sao?”

      Chân bèn tự náu mình nơi sâu, rút cuộc không chịu ra. Người bạn là Quách Chính (郭正) khen Chân rằng:

      – “Pháp Chân tiếng tăm có thể nghe nói được, nhưng thân mình thì khó mời mà gặp được. Càng tránh tiếng tăm thì tiếng tăm càng lẫy lừng, càng trốn tiếng tăm thì tiếng tăm càng đuổi theo, có thể gọi là bậc thầy của trăm đời vậy!”

      Bèn cùng khắc văn khen ngợi Chân vào trên bia đá, gọi là Huyền đức tiên sinh (玄德先生). Năm tám mươi chín tuổi tức năm Trung Bình (中平) thứ năm [năm 188] thì cuối cùng chết thọ.

      [56] Là nói bốn kinh Thi (詩), Thư (書), Lễ (禮), Nhạc (樂).

      [57] Mao thi (毛詩) chép: “Cổn chức (袞職) có sót.” Là nói quan Tam công (三公).

      [58] Thi thanh miếu (詩清廟) chép: “Thanh miếu đẹp đẽ, cúng tế nghiêm trang, trăm quan răm rắp, khen đức Văn Vương.” Thượng thư (尚書) chép “Tiêu thiều (蕭韶) vang vọng, phượng hoàng (鳳皇) đến đậu.”

      Ông già ở phía nam sông Hán (漢), không biết người nhà nào. Giữa những năm Diên Hy (延熹), vua Hoàn Đế (桓帝) đến huyện Cánh Lăng (竟陵), qua đầm Vân Mộng (雲夢), đến bên sông Miện (沔), trăm họ chẳng ai không đi xem, chỉ có một ông già đang cày ruộng không dừng. Thượng thư lang (尚書郎) người quận Nam Dương (南陽) là Trương Ôn (張溫) lấy làm lạ, sai người hỏi rằng:

      – “Người ta đều đi xem, mỗi ông già không đi, là sao?”

      Ông già cười mà không đáp. Ôn xuống đường đi bộ trăm bước đến tự nói với ông già. Ông già nói:

      – “Tôi là người thôn quê, không hiểu lời ông. Xin hỏi thiên hạ loạn thì đặt ra thiên tử sao? Thiên hạ trị thì lập ra thiên tử sao? Đặt ra thiên tử để làm bố của thiên hạ sao? Sai khiến thiên hạ để chăm dưỡng thiên tử sao? Ngày xưa thánh vương trị quốc, ở nhà mái tranh kèo thô [59] mà muôn dân được yên. Nay vua của ông tự ý phóng túng, người dân vất vả, rong chơi không nghỉ. Tôi thẹn thay cho ông. Ông sao nỡ muốn người khác đi xem việc này!”

      Ôn thẹn thùng, hỏi họ tên ông già. Ông già không nói mà quay đi.

      [59 Hàn Tử (韓子) chép: Nghiêu Thuấn (堯舜) làm nhà cột kèo không đẽo nhẵn, mái tranh không cắt thẳng.

      Ông già ở quận Trần Lưu (陳留), không biết là người nhà nào. Vào thời Hoàn Đế (桓帝), xảy ra chuyện đảng cố (黨錮), quan Lệnh (令) huyện Ngoại Hoàng (外黃) người quận Trần Lưu là Trương Thăng (張升) bỏ chức về quê nhà, trên đường về gặp một người bạn, cùng lót cỏ ngồi mà nói chuyện, Thăng nói:

      – “Tôi nghe nói họ Triệu (趙) giết Minh Độc (鳴犢) thì Trọng Ni (仲尼) vừa đến sông Hà (河) bèn quay về, ổ lật ao cạn thì rồng phượng bay đi không trở lại. Nay hoạn thụ [hoạn thụ (宦豎): tên gọi khinh miệt của hoạn quan (宦官) thời xưa] ngày càng làm loạn, hãm hại kẻ trung lương, người hiền nhân quân tử phải bỏ triều đình sao? Kẻ không nêu đức thì người không giúp [60], tính mệnh sẽ không tránh được, làm sao?”

      Nhân đó ôm nhau mà khóc. Có ông già đang đi thì gặp hai người, cắm cây gậy xuống, thở dài nói:

      – “Ôi! Hai vị đại phu sao khóc thương vậy? Rồng không ẩn vảy, phượng không giấu cánh, bây giờ võng lưới đã giăng cao, đi đâu cho thoát được? Dù khóc còn kịp nữa sao [61]!”

      Hai người muốn nói chuyện với ông già, nhưng ông già bỏ đi không quay đầu nhìn lại, chẳng ai biết đi đâu.

      [60] Tả truyện (左傳) chép: Tang Văn Trọng (臧文仲) nghe tin nước Lục (六) và nước Liễu (蓼) bị diệt, nói “Cao Dao (皋陶)-Đình Kiên (廷堅) không còn người cúng tế xã tắc nữa rồi. Là bởi vua các nước ấy không nêu đức, người dân không cứu giúp vậy. Thương thay!”

      [61] Mao thi (毛詩) chép: “Sụt sùi khóc lóc, sao còn kịp nữa.” Nói là dẫu khóc thì không kịp nữa rồi.

      Bàng Công (龐公) là người huyện Tương Dương (襄陽) quận Nam [Nam quận (南郡)], ẩn dật ở phía nam núi Hiện [Hiện sơn (峴山)] [62], chưa từng vào phủ thành. Vợ chồng kính nhau như khách. Thứ sử Kinh châu [Kinh châu (荊州刺史)] là Lưu Biểu (劉表) nhiều lần gọi nhưng không mời được, bèn tự đến thăm ông, bảo rằng:

      – “Giữ trọn một tấm thân, há bằng giữ trọn cả thiên hạ sao?”

      Bàng Công cười rằng:

      – “Hồng hộc làm ổ ở trên rừng cao thì chiều tối về mà có chỗ mà đậu, rùa giải đào hang ở dưới ao sâu thì đêm tới có chỗ mà nghỉ. Bỏ đi hay ở lại thì cũng như hang ổ của con người. Tôi chỉ mong tạm có chỗ đậu nghỉ mà thôi, thiên hạ là cái mà tôi không muốn nắm lấy vậy.”

      Nhân đó Bàng Công buông cày ở trên ruộng, cho vợ con làm cỏ ở phía trước. Biểu trỏ tay mà hỏi rằng:

      – “Tiên sinh làm việc vất vả ở đồng ruộng mà không chịu nhận quan lộc, lấy gì truyền cho con cháu đời sau đây [63]?”

      Bàng Công nói:

      – “Người đời đều lấy điều nguy truyền cho con cháu. Nay mỗi tôi lấy điều an truyền cho con cháu. Dẫu điều truyền cho không giống nhau, nhưng chẳng phải là không truyền cho điều gì.”

      Biểu thở dài mà bỏ về. Sau đó Bàng Công bèn đưa vợ con lên núi Lộc Môn [Lộc Môn sơn (鹿門山)] [64], nhân đó ở lại đấy hái thuốc không trở về nữa.

      [62] Núi Hiện ở phía đông huyện Tương Dương ngày nay. Tương Dương ký (襄陽記) chép: Gia Cát Khổng Minh (諸葛孔明) hễ đến nhà Đức Công (德公), chỉ bái ở dưới giường, Đức Công mới đầu không sai dừng lại. Tư Mã Đức Tháo (司馬德操) từng đến nhà Đức Công, gặp lúc Đức Công đang qua sông Miện (沔) thăm mộ tổ tiên, Đức Tháo đi tắt về nhà Đức Công, gọi vợ con Đức Công nhanh nấu cơm nói “Từ Nguyên Trực (徐元直) sắp đến thăm chuyện với tôi và Đức Công.” Vợ con Đức Công đều kéo nhau ra đợi ở dưới phòng chính, ngược xuôi sắp đặt nấu nướng. Chốc lát thì Đức Công về, đi vào gặp nhau, không biết ai là khách nữa. Đức Tháo nhỏ hơn Đức Công mười tuổi, xem Đức Công là anh, gọi là Bàng Công (龐公). Người đời xưa cho rằng Bàng Công là tên của Đức Công, là sai vậy.

      [63] Tương Dương ký (襄陽記) chép: Con trai của Đức Công (德公) tên chữ là Sơn Nhân (山人), cũng có tiếng cao, lấy chị gái của Gia Cát Khổng Minh làm vợ, làm Hoàng môn lại bộ lang (黃門吏部郎) cho nhà Ngụy (魏), có con là Hoán 渙, giữa những năm Thái Khang (太康) thời nhà Tấn (晉) làm Thái thú Tường Kha [Tường Kha thái thú (牂柯太守)].

      [64] Tương Dương ký (襄陽記) chép: Núi Lộc Môn có tên cũ là núi Tô Lĩnh [Tô Lĩnh sơn (蘇嶺山)]. Giữa những năm Kiến Vũ, Tương Dương Hầu (襄陽侯) là Tập Uất (習鬱) dựng miếu thờ thần ở trên núi, đẽo hai con hươu đá, đặt kẹp hai bên tạo thành cửa thần đạo, người đời nhân đó gọi là miếu Lộc Môn [Lộc Môn miếu (鹿門廟)], bèn lấy tên miếu đặt tên núi.

      Tán rằng: Ẩn ở sông biển, náu ở núi rừng, lướt theo làn gió, bay bổng trên mây, đạo đến cõi hư, tránh khỏi cõi trần.

      ________


      Hứa Do (許由) dẩn dật ở núi Cơ (Cơ sơn 箕山)

      Thích

  17. Tín sử về nước Âu Lạc thời xưa

    I. DẪN NHẬP

    Âu Lạc [Âu Lạc (甌駱), sách sử Việt Nam hoặc chép là Âu Lạc (甌貉)] là một quốc gia hoặc dân tộc được nói đến ở thời Hán (漢) trong chính sử Trung Quốc cùng với các nước trong vùng phương nam của nhà Hán như Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Dạ Lang (夜郎), Điền (滇), Côn Minh (昆明)…

    II. DIỄN VĂN

    1. Nước Âu Lạc (甌駱) lần đầu tiên được chính sử thời Hán (漢) nói đến, đó là một nước ở phía tây của nước Nam Việt (南越), cùng với nước Mân Việt (閩越) ở phía đông đều bị vua Nam Việt là Triệu Đà (趙佗) dùng của cải mua chuộc và đem binh uy hiếp dịch thuộc vào nước Nam Việt. Khi nhà Hán bình định Nam Việt, các quận huyện hàng phục thì Âu Lạc cũng bị dụ hàng, đặt thành quận huyện.

    Sử ký (史記) – Nam Việt liệt truyện (南越列傳) – Kiến Nguyên dĩ lai hầu giả niên biểu (建元以來侯者年表) [Hán (漢) – Tư Mã Thiên (司馬遷) soạn]

    高后時,有司請禁南越關市鐵器。佗曰:「高帝立我,通使物,今高後聽讒臣,別異蠻夷,隔絕器物,此必長沙王計也,欲倚中國,擊滅南越而并王之,自為功也。」於是佗乃自尊號為南越武帝,發兵攻長沙邊邑,敗數縣而去焉。高後遣將軍隆慮侯灶往擊之。會暑溼,士卒大疫,兵不能踰嶺。歲餘,高后崩,即罷兵。佗因此以兵威邊,財物賂遺閩越、西甌駱,役屬焉,東西萬餘里。乃乘黃屋左纛,稱制,與中國侔。
    Vào thời Cao Hậu, quan coi việc [giao thương] xin cấm mở chợ búa bán đồ sắt cho người nước Nam Việt, [Triệu] Đà nói: “Cao Đế lập ta làm vua, cho sứ giả qua lại trao đổi đồ dùng. Nay Cao Hậu nghe lời bề tôi gièm pha, phân biệt Man Di, ngăn chặn đồ dùng. Đấy tất là kế của vua nước Trường Sa muốn cậy vào Trung Quốc để đánh diệt nước Nam Việt mà làm vua cả nước ta vậy.” Do đó Đà bèn tự tôn hiệu là Vũ Đế của nước Nam Việt, phát binh đánh biên giới của nước Trường Sa, đánh phá mấy huyện rồi rút quân về. Cao Hậu sai Long Lự Hầu là [họ Châu (周)] Táo đến đánh nước ấy, gặp lúc nóng nực, quân lính bị bệnh dịch lớn, quân không qua được [Ngũ] Lĩnh. Được hơn một năm thì Cao Hậu chết, [nhà Hán] liền bãi binh ấy. [Triệu] Đà nhân đó đem binh uy hiếp biên giới, đưa của cải mua chuộc người các nước Mân Việt-Tây Âu Lạc [1], bắt người các nước ấy thần phục mình, [đất đai] chiều đông tây dài hơn một vạn dặm. Bèn ngồi xe mui vàng cắm cờ tiết mao bên trái, sánh ngang với Trung Quốc.

    且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。
    Vả lại miền nam ẩm ướt, người Man Di ở giữa chỗ ấy. Phía đông chỗ ấy là nước Mân Việt có nghìn người hiệu xưng làm vua, phía tây chỗ ấy là nước Âu Lạc có dân cởi trần cũng xưng làm vua.

    蒼梧王趙光者,越王同姓,聞漢兵至,及越揭陽令定自定屬漢;越桂林監居翁諭甌駱屬漢,皆得為侯。戈船、下厲將軍兵及馳義侯所發夜郎兵未下,南越已平矣。遂為九郡。
    Vua nước Thương Ngô là Triệu Quang, là người cùng họ của vua nước [Nam] Việt, khi nghe tin quân Hán đến thì cùng quan Lệnh huyện Yết Dương tên là Định của nước [Nam] Việt tự quyết định hàng phục nhà Hán. Quan Giám quận Quế Lâm của nước [Nam] Việt là Cư Ông dụ người nước Âu Lạc thần phục nhà Hán, đều được phong tước Hầu. Quân của Qua thuyền-Hạ lệ tướng quân và quân của nước Dạ Lang mà Trì Nghĩa Hầu đem đi chưa xuống đến nơi thì nước Nam Việt đã được bình định rồi. Rút cuộc đặt nước ấy thành chín quận.

    湘成以南越桂林監聞漢兵破番禺,諭甌駱兵四十餘萬降侯。
    Tương Thành Hầu vì có công khi làm quan Giám quận Quế Lâm của nước Nam Việt nghe tin quân Hán phá được thành Phiên Ngung, dụ hơn bốn mươi vạn quân Âu Lạc hàng [nhà Hán] được phong tước Hầu.

    下酈以故甌駱左將斬西于王功侯。
    Hạ Lịch Hầu vì trước đây làm Tả tướng của nước Âu Lạc có công chém Tây Vu Vương [2], được phong tước Hầu.

    Hán thư (漢書) – Vũ Đế kỷ (武帝紀) – Tuy Lưỡng Hạ Hầu Kinh Dực Lý truyện (眭兩夏侯京翼李傳) [Hán (漢) – Ban Cố (班固) soạn]

    春,至汲新中鄉,得呂嘉首,以為獲嘉縣。馳義侯遺兵未及下,上便令征西南夷,平之。遂定越地,以為南海、蒼梧、鬱林、合浦、交阯、九真、日南、珠崖、儋耳郡。定西南夷,以為武都、牂柯、越嶲、沈黎、文山郡。
    [Năm Nguyên Đỉnh thứ sáu] Mùa xuân, nhà vua đến huyện Tân Trung Hương, nghe tin chém được đầu Lữ Gia, bèn đổi tên huyện ấy thành huyện Hoạch Gia. Bấy giờ Trì Nghĩa Hầu đem binh chưa kịp xuống đến nơi thì nhà vua sai đánh các nước Tây Nam Di, bình đình được các nước ấy. Rút cuộc lược định đất [Nam] Việt đặt thành các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Châu Nhai, Đam Nhĩ. Lại lược định đất Tây Nam Di đặt thành các quận Vũ Đô, Tường Kha, Việt Tủy, Thẩm Lê, Văn Sơn.

    孝武皇帝躬仁誼,厲威武,北征匈奴,單于遠遁,南平氐羌、昆明、甌駱、兩越,東定薉、貉、朝鮮,廓地斥境,立郡縣,百蠻率服。
    Hiếu Vũ Hoàng Đế tỏ nhân nghĩa, nêu oai vũ, phía bắc đánh rợ Hung Nô khiến cho Thiền vu chạy dài; phía nam dẹp yên các nước Đê Khương, Côn Minh, Âu Lạc, Lưỡng Việt [3]; phía đông lược định các nước Uế, Mạch, Triều Tiên; mở đất lấn cõi, đặt thành quận huyện, Bách Man thần phục.

    2. Từ thời Tam quốc (三國) về sau đến thời Nam bắc triều (南北朝) và thời Đường (唐) thì chính sử và truyền kỳ chép về quận Giao Chỉ (交趾) là nước của An Dương Vương (安陽王) cũng như chép việc vua nước Nam Việt là Triệu Đà vỗ về chinh phục nước ấy. Tức là nói vua nước Âu Lạc là An Dương Vương và đất của nước Âu Lạc bị nhà Hán đặt thành quận Giao Chỉ (交趾).

    Tam quốc chí (三國志) – Tiết Tổng truyện (薛綜傳) [Tấn (晉) – Trần Thọ (陳壽) soạn]

    昔帝舜南巡,卒於蒼梧。秦置桂林、南海、象郡,然則四國之內屬也,有自來矣。趙佗起番禺,懷服百越之君,珠宮之南是也。漢武帝誅呂嘉,開九郡,設交阯刺史以鎮監之。
    Ngày xưa Đế Thuấn đi tuần thú miền nam, chết ở quận Thương Ngô. Nhà Tần đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận, vậy thì bốn quận ấy đã nội thuộc rồi. Sau có Triệu Đà nổi lên ở thành Phiên Ngung, vỗ về chinh phục vua của các nước Bách Việt, đấy là các nước ở phía nam quận Châu Quan [4] vậy. Hán Vũ Đế diệt Lữ Gia, mở ra chín quận, đặt chức Giao châu thứ sử để trong coi đất ấy.

    Quảng châu ký (廣州記) [Tấn (晉) – Bùi Uyên (裴淵) soạn]

    交趾有駱田,仰潮水上下,人食其田,名為駱人。有駱王、駱侯。諸縣自名為駱將,銅印青綬,即今之令長也。後蜀王子將兵討駱侯,自稱為安陽王,治封溪縣。後南越王尉他攻破安陽王,令二使典主交阯、九真二郡人。
    Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, người dân trong theo nước sông lên xuống mà cày trồng ở ruộng ấy, gọi là người Lạc. Đất ấy xưa có Lạc Vương, các huyện tự có các Lạc tướng, đo ấn đồng tua xanh, tức quan Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau con vua Thục đánh dẹp Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê [5]. Sau vua Nam Việt là Úy Đà đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả thống trị người dân của hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân.

    Thủy kinh chú (水經注) [Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) soạn]

    《交州外域記》曰:越王令二使者典主交趾、九真二郡民,後漢遣伏波將軍路博德討越王,路將軍到合浦,越王令二使者,齎牛百頭,酒千鍾,及二郡民戶口簿,詣路將軍,乃拜二使者為交趾、九真太守,諸雒將主民如故。
    Giao châu ngoại vực ký chép: Vua [Nam] Việt sai hai sứ giả thống trị người dân hai quận Giao Chỉ-Cửu Chân. Sau nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Lộ Bác Đức đánh vua [Nam] Việt. Vào lúc Lộ tướng quân đến quận Hợp Phố, vua Nam Việt sai hai sứ giả đem một trăm con bò, một nghìn vò rượu cùng sổ hộ khẩu của dân hai quận ấy đến gặp Lộ tướng quân, bèn lấy hai sứ giả ấy làm Thái thú Giao Chỉ-Cửu Chân. Còn các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

    Hậu Hán thư (後漢書)- Địa lý chí (地理志) [Lưu Tống (劉宋) – Phạm Diệp (范曄) soạn, Đường (唐) – Lý Hiền (李賢) chú]

    交趾郡武帝置,即安陽王國。
    Quận Giao Chỉ đặt ra ở thời [Hán] Vũ Đế, là nước của An Dương Vương [thời xưa].

    III. KẾT LUẬN

    Nước Âu Lạc (甌駱) là quốc gia ra đời ở thời Hán (漢) thuộc miền bắc Việt Nam ngày nay.

    _______________

    Chú thích

    [1] Tây Âu Lạc: Tây Âu Lạc (西甌駱) hoặc có thể hiểu hiểu là Tây Âu (西甌) và Lạc (駱), đều là các nước phía tây của nước Nam Việt (南越) bị Triệu Đà (趙佗) mua chuộc chinh phục.
    [2] Tây Vu Vương: Tây Vu Vương (西于王) là vua nước Tây Vu (西于). Xét thấy Hán thư (漢書) – Địa lý chí (地理志) chép quận Giao Chỉ (交阯) có huyện Tây Vu (西于). Hậu Hán thư (後漢書) – Mã Viện liệt truyện (馬援列傳) chép huyện Tây Vu thời ấy có khoảng ba vạn hai nghìn hộ. Suy đoán huyện Tây Vu thời Hán vốn là nước Tây Vu thuộc nước Nam Việt như nước Thương Ngô (蒼梧) vậy.
    [3] Lưỡng Việt: Lưỡng Việt (兩越) chỉ hai nước Nam Việt (南越) và Mân Việt (閩越).
    [4] Triệu Đà nổi lên ở thành Phiên Ngung, vỗ về chinh phục vua của các nước Bách Việt, đấy là các nước ở phía nam quận Châu Quan: Quận Châu Quan (珠官) vốn là do thời vua Đông Ngô (東吳) là Tôn Quyền (孫權) đổi tên quận Hợp Phố (合浦). Bấy giờ thời Tam quốc (三國) thì Tiết Tổng (薛綜) từng làm Thái thú Giao Chỉ (交趾)-Hợp Phố (合浦), biết lịch sử của các quận ấy, cho nên mới tấu nói như vậy, nói Triệu Đà vỗ về vua các nước Bách Việt ở phía nam quận Châu Quan [vốn tên Hợp Phố], tức vua An Dương Vương (安陽王) nước Âu Lạc (甌駱) vậy.
    [5] Huyện Phong Khê: Huyện Phong Khê (封溪) cùng huyện Vọng Hải (望海) vốn tách ra từ huyện Tây Vu (西于) thời Hán (漢). Thời Hán, Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) đánh phá Trưng Trắc (徵側) xong tấu xin chia huyện Tây Vu đặt ra hai huyện Phong Khê-Vọng Hải.

    ___________________


    Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh thành phố Hà Nội ngày nay [thuộc huyện Phong Khê (封溪) quận Giao Chỉ (交趾) thời Hán (漢)]

    Thích

  18. Sử ký – Luật thư: Nấc đo xác định âm nhạc của văn minh Trung Hoa thời xưa

    ______________

    Sử ký (史記) – Luật thư (律書)

    [Hán (漢) – Tư Mã Thiên (司馬遷) soạn
    Lưu Tống (劉宋) – Bùi Nhân (裴駰) tập giải]
    Đường (唐) – Tư Mã Trinh (司馬貞) sách ẩn, Trương Thủ Tiết (張守節) chính nghĩa ]

    Bậc đế vương làm việc dựng nghiệp, đo khuôn lường phép, đều dựa vào Lục luật (六律). [1] Lục luật (六律) là gốc rễ của muôn việc. [2] Là làm nên binh khí lại càng phải coi trọng. [3] Cho nên nói “Nhìn thế trận của quân địch mà biết được lành hay dữ, [4] nghe tiếng hò reo của quân địch mà biết được thắng hay thua.” [5] Đây là cách nghe nhìn không đổi của bậc đế vương xưa nay vậy.

    [1] Sách ẩn (索隱): Xét luật (律) có mười hai nấc; sáu nấc Dương gọi là luật (律), lần lượt là Hoàng chung (黃鍾), Thái thấu (太蔟), Cô tiển (姑洗), Nhuy tân (蕤賔), Di tắc (夷則), Vô dịch (無射); sáu nấc Âm gọi là lữ (呂), lần lượt là Đại lữ (大呂), Giáp chung (夾鍾), Trung lữ (中呂), Lâm chung (林鍾), Nam lữ (南呂), Ứng chung (應鍾) vậy. Sao lại gọi là luật? Theo sách Thích danh (釋名) chép “Luật (律) là là bày kể, là bày kể các nấc khí Dương vậy.” Luật lịch chí (律曆志) chép “Lữ (呂) là trình bày, trình bày khí Dương vậy.” Xét: Luật xưa dùng ống tre để làm nấc đo, lại dùng ống ngọc, cuối thời Hán (漢) thì dùng ống đồng. Lữ (呂) cũng gọi là nhàn (閒), cho nên có các tên gọi Lục luật (六律)-Lục nhàn (六閒). Nấc nhàn đầu là Đại lữ (大呂), nấc nhàn thứ hai là Giáp chung (夾鍾) vậy. Người thời Hán (漢) là Kinh Phòng (京房) biết số nấc Ngũ âm (五音)-Lục luật (六律), hiểu sự biến chuyển của luật có mười hai nấc mà chia ra đến sáu mươi nấc, giống Bát quái (八卦) biến chuyển thành sáu mươi tư quẻ vậy. Ví như trên nấc Trung lữ (中呂) đến nấc Chấp thủy (執始), dưới nấc Chấp thủy (執始) đến nấc Khứ diệt (去滅), trên dưới cách nhau, cuối ở nấc Nam sự (南事) thì trọn sáu mươi nấc vậy.

    [2] Sách ẩn: Luật lịch chí (律曆志) chép “Xét lịch đặt luật, làm nên các đồ dùng thì phải dựa vào cái khuôn tròn thước vuông, cân nặng nhấc nhẹ, căng dây làm chuẩn, sờ mó kín kẽ, suy tính sâu xa, không gì không dựa vào lục luật.” Lục luật là gốc rễ của muôn việc.

    [3] Sách ẩn: Xét Dịch (易) chép “Xuất quân phải dựa vào luật.” Là nói với binh giới thì càng coi trọng dựa vào lục luật vậy. Chính nghĩa (正義): Khí giới mang trong người thì gọi là khí (器), cầm ngoài người thì gọi là giới (械). Giới (械) là cung, tên, dáo, mâu, qua, kích. Lưu Bá Trang (劉伯莊) nói “Nghe tiếng xét luật, nghe nhạc biết chuyện, Sư Khoáng (師曠) nghe hát mà biết quân Tấn (晉)-Sở (楚) mạnh hay yếu, cho nên nói nhà binh càng phải coi trọng vào nó.”

    [4] Sách ẩn: Mỗi khi đánh trận, trên trận địch đều có sắc khí, khí mạnh thì tiếng mạnh, tiếng mạnh thì quân địch mạnh. Luật là cái mà để xét sắc khí, cho nên biết được lành hay dữ. Chính nghĩa: Mỗi khi hai quân đối địch, trên đó đều có khí mây và quầng sáng. Thiên quan thư (天官書) chép “Quầng sáng đều nhau thì sức ngang nhau, quầng sáng dày-dài-to thì có thắng, quầng sáng mỏng-ngắn-nhỏ thì không thắng.” Cho nên xem khí mây thì biết được thắng hay thua, mạnh hay yếu.

    [5] Sách ẩn: Châu lễ (周禮) chép “Thái sư (太師) nghe tiếng quân reo thuộc nấc luật nào để xét lành hay dữ.” Cho nên Tả truyện (左傳) chép Sư Khoáng (師曠) biết tiếng không vang khỏe của khúc nhạc phương nam. Đại khái giống như thế.

    Vũ Vương (武王) đánh vua Trụ (紂) nghe tiếng xem luật, [6] từ mạnh xuân (孟春) cho đến quý đông (季冬) là lúc sát khí cùng nhau, [7] mà theo luật của âm (音) thì hợp với âm Cung (宮). [8] Cùng nấc luật thì theo nhau, là tính tự nhiên của muôn vật, có gì đáng lạ đâu?

    [6] Sách ẩn: Việc này đáng có chép từ sách nào đó. Nay thì không rõ.

    [7] Chính nghĩa: Người làm vua mà bạo ngược nghiêm ngặt thì ứng với khí lạnh. Khí lạnh sinh ở phương bắc, là khí giết chóc vậy. Vào lúc Vũ Vương (武王) đánh vua Trụ (紂), xét luật thì từ mùa xuân đến mùa đông, khí giết chóc cùng nhau, luật của âm nhạc cũng ứng với chuyện ấy. Cho nên Hồng phạm (洪範)-Cữu trưng (咎徵) chép “Nghiêm ngặt thường lạnh.”

    [8] Chính nghĩa: Binh thư (兵書) chép “Khi có đánh trận thì quan Thái sư (太師) xét luật, tiếng quân reo hợp âm Thương (商) thì đánh thắng, việc quân suôn sẻ; hợp âm Giốc (角) thì việc quân có nhiều lo lắng, lòng quân dao động; hợp âm Cung (宮) thì việc quân yên ổn, quân tướng cùng lòng; hợp âm Chủy (徵) thì tướng vội vàng nóng nảy, quân lính vất vả; hợp âm Vũ (羽) vì quân yếu, ít có oai.”

    Binh khí là thứ mà thánh nhân dùng để trừ cường bạo, dẹp đời loạn, phá hiểm trở, cứu nguy nan. Từ loài muông thú uống máu hay đội sừng khi bị xâm phạm thì phải đánh lại, huống chi là người mang tính khí tốt-xấu-vui-giận? Vui thì sinh lòng yêu thích, giận thì thêm ý thù ghét, là cái lẽ thường của tính khí vậy. Ngày xưa Hoàng Đế (黃帝) có trận Trác Lộc (涿鹿) để trừ cái họa của vua lửa, [9] vua Chuyên Húc (顓頊) có trận đánh Cộng Công (共工) để dẹp cái hại của vua nước, [10] vua Thành Thang (成湯) có trận đánh Nam Sào (南巢) để trừ mối loạn của nhà Hạ (夏). [11] Hết hưng lại phế, kẻ thắng làm vua, vốn là do thuận ở mệnh trời vậy. Từ đó về sau, những kẻ sĩ lừng lẫy thay nhau nổi lên, vua Tấn (晉) dùng Cữu Phạm (咎犯) [12] mà vua Tề (齊) dùng Vương tử (王子), [13] vua Ngô (吳) dùng Tôn Vũ (孫武), nêu rõ quân luật, thưởng phạt đúng phép, rút cuộc xưng bá chư hầu, kiêm tính đất đai; dẫu không bằng lời cáo thệ của thời Tam đại (三代) nhưng thân quý vua trọng, nổi danh trong đời, không đáng gọi là vinh sao? Há như bọn nhà Nho quèn mù mờ ở đại giác, [14] không hiểu nặng nhẹ, chỉ nói về đức hóa, không biết dùng binh, lớn thì đến mức mang nhục thất thủ, [15] nhỏ thì bị xâm phạm suy yếu, rút cuộc đến nỗi không thay đổi được thế cuộc sao! Cho nên giáo huấn không nên bỏ ở nhà, hình phạt không nên giảm ở nước, đánh dẹp không nên ngừng ở thiên hạ, dùng các thứ ấy có chừng mực, làm các việc ấy có nặng nhẹ vậy.

    [9] Tập giải (集解): Văn Dĩnh (文穎) nói “Con cháu của vua Thần Nông (神農) bạo ngược, Hoàng Đế (黃帝) đánh diệt đi, cho nên nói là dẹp vua lửa.”

    [10] Tập giải: Văn Dĩnh nói “Cộng Công (共工) là quan chủ về sông nước. Vua Thiếu Hạo (少昊) suy kém, làm việc trái ngược, cho nên vua Chuyên Húc (顓頊) đánh dẹp đi. Vốn là quan chủ về sông nước, nhân đó thuộc hành Thủy (水).”

    [11] Chính nghĩa: Nam Sào (南巢) là huyện Sào (巢) thuộc Lư châu (廬州) ngày nay vậy. Hoài Nam Tử (淮南子) chép “Vua Thang (湯) đánh vua Kiệt (桀), đày vua Kiệt đến ở núi Lịch Sơn (歷山), nhân đó cùng với Mạt Hỉ (末喜) cưỡi thuyền trên sông chạy đến ở ngọn núi ở ấp Nam Sào mà chết ở đấy.” Xét tên là núi Sào, ở nước của Sào Bá (巢伯). Nói ấp Nam Sào (南巢) là ở phía nam của Trung Quốc (中國) vậy.

    [12] Chính nghĩa: Bấy giờ có Hồ Yển (狐偃), Cữu Quý (咎季). Lại gọi là Tư Thần (胥臣).

    [13] Sách ẩn: Từ Quảng (徐廣) nói “Vương tử (王子) là Thành Phụ (成父).

    [14] Sách ẩn: Đại giác (大較) là đại pháp (大法). Thuần Vu Khôn (淳于髠) nói “Xe không có cái móc càng thì không phanh lại được.”

    [15] Sách ẩn: Từ Quảng nói “Ví như Tống Tương Công (宋襄公) vậy.”

    Hạ Kiệt (夏桀)-Ân Trụ (殷紂) tay bắt được lang sói, chân chạy ngang bốn con ngựa, cái dũng không phải nhỏ; lại còn trăm trận trăm thắng, chư hầu sợ phục, cái quyền không phải nhẹ. Tần Nhị Thế (秦二世) đóng quân ở đất không dùng được, [16] dùng binh nhiều lần ở biên thùy, cái sức không phải yếu, lại nữa gây oán với rợ Hung Nô (匈奴), chuốc họa với người Việt (越), cái thế không phải ít. Kịp khi thế cùng uy hết thì kẻ ở ngõ xóm nổi lên chống lại, cái họa sinh ra vì dùng binh không biết nghỉ và lòng tham muốn chẳng biết đủ vậy.

    [16] Sách ẩn: Là nói thường dùng binh ở ngoài nơi hẻo lánh. Chính nghĩa: Là nói đem ba mươi vạn quân phòng giữ ở cửa ải phía bắc và phát năm mươi vạn quân giữ ở đất Ngũ Lĩnh (五嶺). Nói dùng binh nhiều lần ở biên thùy là đóng quân ở đất không dùng được.

    Cao Tổ (高祖) đã có thiên hạ, người ở ngoài ba phía biên thùy đều làm phản, vua của nước lớn dẫu xưng là phiên phụ nhưng không dốc hết lòng thần phục. Gặp lúc Cao Tổ e ngại việc dùng binh, cũng do mưu của bọn Tiêu (蕭)-Trương (張) nữa, cho nên đóng binh tạm dừng nghỉ, lỏng lẻo không phòng giữ mấy.

    Trải đến thời Hiếu Văn (孝文) lên ngôi vua, Tướng quân (將軍) là bọn Trần Vũ (陳武) bàn rằng:

    – “Người các nước Nam Việt (南越)-Triều Tiên (朝鮮) [17] từ thời nhà Tần (秦) nội thuộc làm bề tôi, sau lại đem binh ngăn chặn, ngọ nguậy dòm ngó. [18] Vào thời Cao Tổ thiên hạ mới định, người dân tạm yên, chưa thể dùng binh đến đánh dẹp. Nay bệ hạ tỏ lòng nhân huệ vỗ về trăm họ, ban bố ân trạch khắp nước, nên cùng quân dân vui làm, đáng dẹp bọn phản nghịch để thống nhất bờ cõi.”

    Hiếu Văn nói:

    – “Trẫm tự dùng quan lại mặc áo mũ, không nghĩ đến chuyện ấy. Gặp lúc loạn họ Lữ, công thần-tông thất cùng không cho vì trẫm là kẻ thấp kém, cho nên được ngồi nhầm ngôi vị, thường run run rẩy rẩy, sợ việc chẳng nên. Vả lại binh khí là đồ dữ, dẫu có đánh được thì cũng tổn hại, trăm họ sao tránh được phải lao dịch xa xôi? Lại nữa tiên đế biết không nên làm cho dân vất vả, cho nên không làm chuyện ấy. Trẫm há lại tự làm? Nay rợ Hung Nô (匈奴) vào xâm lấn, quan quân đánh dẹp không có công gì, cha con người dân ở biên thùy khổ vì việc binh ngày càng nhiều. Trẫm thường vì vậy mà đau lòng thương xót, không ngày nào không nghĩ đến chuyện ấy. Nay chưa thể cất binh khí thì hãy tạm giữ vững biên giới mà dò xét, kết hòa thông sứ, làm dịu phương bắc, đấy là lập công nhiều vậy. Tạm không bàn chuyện dùng binh nữa.”

    Do đó trăm họ không có việc lao dịch trong ngoài, được nghỉ ngơi ở vườn ruộng, thiên hạ giàu có, giá thóc đến hơn chục tiền, gà gáy chó sủa, khói lửa muôn dặm, có thể gọi là thời yên vui vậy!

    [17] Chính nghĩa: Thành Bình Nhưỡng (平壤) của nước Cao Ly (高驪) vốn là thành Vương Hiểm (王險) của quận Lạc Lãng (樂浪) thời Hán (漢), tức đất của nước Triều Tiên (朝鮮) xưa, lúc ấy vua nước Triều Tiên là Mãn (滿) giữ thành ấy.

    [18] Sách ẩn: Nhuyễn (蠕) đọc là nhuyễn (軟). Ngọ nguậy là nói hình dáng dẫn thân muốn đánh lấy vậy.

    Thái sử công (太史公) nói:

    – “Vào thời Văn Đế (文帝), đúng lúc thiên hạ mới rũ khỏi cơn nước lửa, [19] người dân vui nghiệp, trị dân dựa vào ý muốn của họ mới không nhiễu loạn, cho nên trăm họ bèn yên. Bấy giờ có người già sáu-bảy mươi tuổi cũng chưa từng đến phố chợ, ngao du dạo chơi như đứa trẻ con. Đấy là điều mà Khổng Tử (孔子) khen có đức của quân tử chăng!” [20]

    [19] Sách ẩn: Là nói thời loạn nhà Tần (秦) đến lúc Hán (漢)-Sở (楚) dấy binh, người dân như rơi vào nồi nước lửa, tức kinh Thư (書) chép “Người dân hãm vào bùn than” vậy.

    [20] Sách ẩn: Luận ngữ (論語) chép “Người thiện trị nước được một trăm năm thì cũng có thể làm cho nước ấy bỏ việc đánh giết.”

    Thư (書) chép về Thất chính (七正), Nhị thập bát xá (二十八舍), [21] Luật lịch (律曆), là cái mà trời dùng để thông khí của Ngũ hành (五行)-Bát chính (八正), [22] là cái mà trời dùng để làm thành muôn vật. Xá (舍) là chỗ mà Mặt Trời-Mặt Trăng đến nghỉ. Xá (舍) xả hơi vậy.

    [21] Sách ẩn: Thất chính (七正) là Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ tinh (五星). Thất chính dùng để tính thời buổi. Lại theo Khổng An Quốc (孔安國) nói “Thất chính (七正) là Mặt Trời-Mặt Trăng-Ngũ tinh (五星) đều có cách tính riêng. Nhị thập bát xá (二十八舍) là chỗ mà Nhị thập bát tú (二十八宿) đến nghỉ. Xá (舍) là dừng. Tú (宿) là đến nghỉ. Ý nói Mặt Trời-Mặt Trăng-Ngũ tinh di chuyển, có lúc nghỉ ở chỗ của Nhị thập bát thứ (二十八次).

    [22] Sách ẩn: Bát chính (八政) là khí của Bát tiết (八節) để ứng với gió của tám phương.

    Gió Bất châu (不周) ở phía tây bắc, chủ về sát sinh. Đông Bích (東壁) ở phía đông gió Bất châu, chủ về sinh ra khí mà chuyển về phía đông, đến ở Doanh Thất (營室). [23] Doanh Thất (營室) là nơi chủ về thai nghén khí Dương (陽) mà sinh ra nó. Về phía đông đến ở Nguy (危). Nguy (危) là cái ổ vậy, ý nói là cái ổ của khí Dương, cho nên gọi là Nguy (危). Ứng với tháng mười, ứng với luật là nấc Ứng chung (應鐘). [24] Ứng chung (應鐘) là đối ứng của khí Dương. Ứng với Nhị thập tử (十二子) là Hợi (亥). Hợi (亥) là bao trùm, ý nói là khí Dương ẩn giấu ở dưới, cho nên nói là che trùm. [25]

    [23] Sách ẩn: Là chòm Định Tinh (定星). Ở giữa chòm Định Tinh thì có thể dựng nhà, cho nên gọi là Doanh Thất (營室). Chòm sao này có hình ngôi nhà, cho nên Thiên quan thư (天官書) chép là chủ về đền miếu. Đây nói “Chủ về thai nghén khí Dương mà sinh ra nó” là thuyết khác. Chính nghĩa: Thiên quan thư chép “Chòm Doanh Thất (營室) là Thanh miếu (清廟), còn gọi là Ly cung (離宮)-Các đạo (閣道).” Là chòm sao chủ về cung thất.

    [24] Chính nghĩa: Ứng (應), đọc là ất chứng (乙證) phiên. Bạch hổ thông (白虎通) chép “Ứng là đối ứng, ý nói muôn vật ứng với khí Dương mà vận động ẩn giấu xuống dưới.” Đầu thời Hán (漢) dựa vào luật lệ của nhà Tần (秦) là lấy tháng mười làm đầu năm, cho nên luật mở đầu từ nấc Ứng chung (應鍾).

    [25] Sách ẩn: Xét chương Luật lịch chí (律曆志) chép “Vùi lấp ở tháng Hợi (亥).” Chính nghĩa: Mạnh Khang (孟康) nói “Vùi lấp là ẩn giấu. Khí Âm lẫn khí Dương ẩn giấu, giúp muôn vật trồng cấy.”

    Gió Quảng mộ (廣莫) ở phía bắc. Quảng mộ (廣莫) là nói khí Dương ở dưới, khí Âm suy yếu, khí Dương rộng lớn, cho nên gọi là Quảng mộ. Phía đông đến Hư (虛). Hư (虛) là lúc đầy lúc trống, ý nói khí Dương vào mùa đông thì ẩn giấu ở Hư (虛). Vào ngày đông chí (冬至) thì khí Âm ẩn xuống dưới, khí Dương xông lên trên, cho nên gọi là hư (虛). Phía đông đến ở Tu Nữ (須女), [26] ý nói là muôn vật biến động ở đây, hai khí Âm-Dương chưa rời nhau, còn cuốn lấy nhau, cho nên gọi là Tu Nữ (須女). Ứng với tháng mười một, ứng với luật là nấc Hoàng chung (黃鐘). [27] Hoàng chung (黃鐘) là khí Dương theo suối vàng mà chuyển lên. Ứng với Thập nhị tử (十二子) là Tý (子). Tý (子) là sinh sôi , ý nói là muôn vật sinh sôi ở dưới. Ứng với Thập mẫu (十母) là Nhâm (壬)-Quý (癸). Nhâm (壬) là thai nghén, ý nói là khí Dương thai nghén muôn vật ở dưới. Quý (癸) là nói về đo lường, ý là muôn vật có hình dáng cơ thể đo lường được rồi, cho nên gọi là Quý. Phía đông đến Khiên Ngưu (牽牛). Khiên Ngưu (牽牛) là nói khí Dương dẫn dắt muôn vật đi ra. Ngưu (牛) là xông ra, ý nói đất tuy đóng băng nhưng muôn vật có thể xông ra mà nảy nở. Ngưu (牛) là cày cấy trồng trọt muôn vật vậy. Phía đông đến ở Kiến Tinh (建星). Kiến Tinh (建星) là tạo dựng sự sống vậy. Ứng với tháng mười hai, ứng với luật là nấc Đại lữ (大呂). Đại lữ (大呂) ứng với Thập nhị tử là Sửu (丑). Sửu (丑) là buộc lại, ý nói khí Dương ở trên chưa xuống, muôn vật bị níu buộc chưa dám mọc ra.

    [26] Sách ẩn: Tên của Vụ Nữ (婺女).

    [27] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Khí trung hòa của suối vàng, ý nói là khí Dương ở dưới suối vàng nuôi dưỡng muôn vật vậy.”

    Gió Điều (條) ở phía đông bắc, chủ sinh ra muôn vật. Điều (條) là nói sửa chữa muôn vật mà sinh ra nó, cho nên gọi là gió Điều (條). Phía nam đến ở Cơ (箕). Cơ (箕) là nói gốc rễ của muôn vật, cho nên gọi là Cơ (箕). Ứng với tháng giêng, ứng với luật là nấc Thái thấu (泰簇). [28] Thái thấu (泰簇) là nói muôn vật cùng sinh ra, cho nên gọi là Thái thấu (泰簇). Ứng với Thập nhị tử là Dần (寅). Dần (寅) là nói muôn vật mới sinh ra vừa ngọ nguậy, cho nêm gọi là Dần (寅). Phía nam đến ở Vĩ (尾), ý nói muôn vật mới sinh như cái đuôi. Phía nam đến ở Tâm (心), ý nói muôn vật mới sinh như nụ hoa. Phía nam đến ở Phòng (房). Phòng (房) là nói cái cửa của muôn vật, đến cửa thì đi ra vậy.

    [28] Chính nghĩa: Thấu (蔟), đọc là thiên đậu (千豆) phiên. Bạch hổ thông chép “Thái (泰) là lớn. Thấu (簇) là nhích lên. Ý nói muôn vật bắt đầu mới nhích lên mặt đất mà mọc ra vậy.

    Gió Minh thứ (明庶) ở phía đông. Minh thứ (明庶) là nêu rõ muôn vật đã sinh ra hết thảy. Ứng với tháng hai, ứng với luật là nấc Giáp chung (夾鐘). [29] Giáp chung (夾鐘) là nói hai khí Âm-Dương kẹp với nhau. Ứng với Thập nhị tử là Mão (卯). Mão (卯), ý nói là tươi tốt, nói là muôn vật tươi tốt vậy. Ứng với Thập mẫu là Giáp (甲)-Ất (乙). Giáp (甲) là nói muôn vật xẻ màng vỏ mà chui ra. Ất (乙) là nói muôn vật sinh ra ào ào. Phía nam đến ở Đê (氐). Đê (氐) là nói muôn vật đều đến. Phía nam đến ở Cang (亢). Cang (亢) là nói muôn vật đã cao lên. Phía nam đến ở Giác (角). Giác (角) là nói muôn vật đều có cành nhánh như cái sừng. Ứng với tháng ba, ứng với luật là nấc Cô tiển (姑洗). [30] Cô tiển (姑洗) là nói muôn vật mới sinh ra được tưới rửa. Ứng với Thập nhị tử là Thìn (辰), ý nói muôn vật vươn dậy. [31]

    [29] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Giáp (夾) là màng vỏ. Ý nói là muôn vật chui ra khỏi màng vỏ, chia ra giống nòi.”

    [30] Chính nghĩa: Cô (姑), đọc là cô (沽). Tiển (洗), đọc là tiên điển (先典) phiên. Bạch hổ thông chép “Cô (沽) là cũ. Tiển (洗) là mới. Ý nói muôn vật bỏ cũ nảy mới, chẳng gì không tươi sáng.”

    [31] Sách ẩn: Luật lịch chí (律曆志) chép “Vươn dậy ở Thìn (辰).”

    Gió Thanh minh (清明) ở góc đông nam, chủ về thổi đẩy muôn vật mà chuyển về phía tây đến ở Chẩn (軫). Chẩn (軫) là nói muôn vật càng lớn mà rậm rạp. Phía tây đến ở Dực (翼). Dực (翼) là nói muôn vật đều có lông cánh. Ứng với tháng tư, ứng với luật là nấc Trọng lữ (仲呂). [32] Trọng lữ (仲呂) là nói muôn vật chuyển hết mà đi về phía tây. Ứng với Thập nhị tử là Tỵ (巳). Tỵ (巳) là nói khí Dương đã hết. Phía tây đến ở Thất Tinh (七星). Thất Tinh (七星) là số Dương thành ở số bảy, cho nên gọi là Thất Tinh (七星). Phía tây đến ở Trương (張). Trương (張), ý nói vạn vật đều căng to. Phía tây đến ở Chú (注). [33] Chú (注) là nói muôn vật bắt đầu héo úa, khí Dương rót xuống dưới, cho nên gọi là Chú (注). Ứng với tháng năm, ứng với luật là nấc Nhuy tân (蕤賔). [34] Nhuy tân (蕤賔) là nói khí Âm nhỏ bé, cho nên gọi là Nhuy (蕤), khí Dương ốm yếu không làm việc được, cho nên gọi là tân (賔) 。

    [32] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Nói là khí Dương sắp lên cao nhất thì càng lớn.”

    [33] Sách ẩn: Chú (注), đọc là đinh cứu (丁救) phiên. Chú (注) là cái mỏ chim. Thiên quan thư chép “Chòm Liễu (柳) xếp thành hình cái mỏ chim.” Vậy thì Chú (注) là chòm Liễu (柳) vậy.

    [34] Chính nghĩa: Nhuy (蕤), đọc là nhân giai (仁佳) phiên. Bạch hổ thông chép “Nhuy (蕤) là xuống dưới. Tân (賔) là tôn kính. Ý nói khí Dương lên đến tột cùng, khí Âm mới hạ mình tôn kính theo.”

    Gió Cảnh (景) ở phương nam. Cảnh (景) là nói khí Dương đến lúc hết, cho nên gọi là gió Cảnh (景). Ứng với Thập nhị tử là Ngọ (午). Ngọ (午) là hai khí Âm-Dương ngang nhau, cho nên gọi là Ngọ (午). [35] Ứng với Thập mẫu là Bính (丙)-Đinh (丁). Bính (丙) là nói khí Dương sáng rõ, cho nên gọi là Bính (丙). Đinh (丁) là nói muôn vật đang lúc đinh tráng, cho nên gọi là Đinh (丁). Phía tây đến ở Hồ (弧). Hồ (弧) là nói muôn vật sang lúc rũ héo, sắp đến lúc chết. Phía tây đến ở Lang (狼). Lang (狼) là nói muôn vật có thể đo đếm được. Xét đoán muôn vật, cho nên gọi là Lang (狼).

    [35] Sách ẩn: Luật lịch chí (律曆志) chép “Phân bố ở Ngọ (午).”

    Gió Lương (涼) ở góc tây nam, chủ về đất. Đất là chủ đoạt lấy khí của muôn vật. Ứng với tháng sáu, ứng với luật là nấc Lâm chung (林鍾). [36] Lâm chung (林鐘) là nói vẻ run rẩy của muôn vật khi đến lúc chết. Ứng với Thập nhị tử là Mùi (未). Mùi (未) là nói muôn vật đã chín tới, có vị ngon. [37] Phía bắc đến ở Phạt (罰). Phạt (罰) là nói khí muôn vật đã bị đoạt lấy và có thể chặt đi. Phía bắc đến ở Sâm (參). [38] Sâm (參) là nói muôn vật có thể ăn được, cho nên gọi là Sâm (參). Ứng với tháng bảy, ứng với luật là nấc Di tắc (夷則). [39] Di tắc (夷則) là nói khí Âm (陰) [40] phá hại muôn vật. Ứng với Thập nhị tử là Thân (申). Thân (申) là nói khí Âm làm chủ, gây hại muôn vật, [41] cho nên gọi là Thân (申). Phía bắc đến ở Trọc (濁). [42] Trọc (濁) là húc, ý nói muôn vật đều húc vào khí Âm mà chết, cho nên gọi là Trọc (濁). Phía bắc đến ở Lưu (留). [43] Lưu (留) là nói khí Dương còn giữ ở lại, cho nên gọi là Lưu (留). Ứng với tháng tám, ứng với luật là nấc Nam lữ (南呂). [44] Nam lữ (南呂) là nói khí Dương chuyển đi ẩn giấu. Ứng với Thập nhị tử là Dậu (酉). Dậu (酉) là muôn vật đã già, [45] cho nên gọi là Dậu (酉).

    [36] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Lâm (林) là nhiều. Ý nói muôn vật chín tới, giống nòi nhiều.”

    [37] Sách ẩn: Luật lịch chí chép “Che lấp ở Mùi (未).”

    [38] Chính nghĩa: Sâm (參), đọc là sở lâm (所林) phiên.

    [39] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Di (夷) là tổn hại. Tắc (則) là hình pháp. Ý nói muôn vật bắt đầu tổn hại, bị hình pháp.”

    [40] Tập giải: Từ Quảng nói “Còn chép là khí Dương (陽).”

    [41] Sách ẩn: Luật lịch chí chép “Vững chắc ở Thân (申).”

    [42] Sách ẩn: Xét sách Nhĩ nhã (爾雅) chép “Trọc (濁) là nói chòm Tất (畢).”

    [43] Sách ẩn: Lưu (留) là chòm Mão (昴). Mao truyện (毛傳) cũng cho rằng Lưu (留) là chòm Mão (昴).

    [44] Chính nghĩa: Bạch hổ thông chép “Nam (南) là làm việc. Ý nói khí Dương còn làm việc, giúp cho cây tể mạch (薺麥) mọc lên.”

    [45] Sách ẩn: Luật lịch chí chép “Chín tới ở Dậu (酉).”

    Gió Xương hạp (閶闔) ở phương tây. Xương (閶) là dẫn đường, Hạp (闔) là ẩn giấu, ý nói khí Dương dẫn đường cho muôn vật đến ẩn giấu ở suối vàng. Ứng với Thập mẫu là Canh (庚)-Tân (辛). Canh (庚) là khí Âm thay đổi cho muôn vật, cho nên gọi là Canh (庚). Tân (辛) là nói muôn vật được có cuộc sống mới, cho nên gọi là Tân (辛). Phía bắc đến ở Vị (胃). Vị (胃) là nói khí Dương đến lúc ẩn giấu, đều gói bọc lại. Phía bắc đến ở Lâu (婁). Lâu (婁) là gọi muôn vật mà cho nó vào trong. Phía bắc đến ở Khuê (奎). [46] Khuê (奎) là giết chóc muôn vật, gói bọc mà cất giấu đi. Ứng với tháng chín, ứng với luật là nấc Vô dịch (無射). [47] Vô dịch (無射) là khí Âm đang thịnh mà làm chủ muôn vật, khí Dương không còn gì nữa, cho nên gọi là Vô dịch (無射). Ứng với Thập nhị tử là Tuất (戌). Tuất (戌) là nói muôn vật đã diệt hết, cho nên gọi là Tuất (戌). [48]

    [46] Sách ẩn: Xét chương Thiên quan thư (天官書) chép “Chòm Khuê (奎) chủ về ao rãnh, chòm Lâu (婁) chủ về tụ họp. Chòm Vị (胃) là kho trời.” Nay thuyết này đều khác, cùng Lục luật (六律)-Thập mẫu (十母) lại không giống với Hán thư (漢書).

    [47] Chính nghĩa: Đọc là diệc (亦). Bạch hổ thông chép “Dịch (射) là cuối cùng. Ý nói muôn vật theo khí Dương đã đến cuối cùng, lại phải theo khí Âm mà đi, không có ngừng nghỉ.” Thuyết này nói Lục lữ (六呂)-Thập can (十干)-Thập nhị chi (十二支) không giống với Hán thư (漢書).

    [48] Sách ẩn: Luật lịch chí chép “Xong vào ở Tuất (戌).”

    Số của luật:

    – Chín (9) lần chín (9) là tám mươi mốt (81), lấy làm âm Cung (宮).

    – Chia ba (3) bỏ một (1) là năm mươi tư (54), lấy làm âm Chủy (徵).

    – Chia ba (3) thêm một (1) là bảy mươi hai (72), lấy làm âm Thương (商).

    – Chia ba (3) bỏ một (1) là bốn mươi tám (48), lấy làm âm Vũ (羽).

    – Chia ba (3) thêm một (1) là sáu mươi tư (64), lấy làm âm Giốc (角).

    Độ dài của nấc Hoàng chung (黃鐘) là tám tấc một phần bảy (8 tấc 1/7 phân), ứng với âm Cung (宮). [49]

    [49] Sách ẩn: Độ dài của nấc Hoàng chung (黃鍾) là tám tấc một phần mười phân (8 tấc + 1/10 phân), ứng với âm Cung (宮). Xét lời văn trên chép “Số của luật là chín lần chín là tám mươi mốt (9 x 9 = 81), lấy làm âm Cung (宮)”, cho nên nói độ dài (của nấc Hoàng chung) là tám tấc một phần mười phân (8 tấc + 1/10 phân), ứng với âm Cung (宮). Lại có thuyết nói nấc Hoàng chung (黃鍾) dài chín tấc (9 tấc), chín phân là một tấc (9 phân = 1 tấc). Bọn Lưu Hâm (劉歆)-Trịnh Huyền (鄭玄) đều cho là dài chín tấc (9 tấc) và mười phân là một tấc (10 phân = 1 tấc), là không theo thuyết ấy. Nói rằng âm Cung (宮) ứng với nấc Hoàng chung (黃鍾) là nấc đầu của luật, âm Cung (宮) là nấc đầu của Ngũ âm (五音). Tháng mười một ứng với nấc Hoàng chung (黃鍾) là âm Cung (宮) thì âm nhạc được ngay thẳng. Nhiều bản cũ chép “dài phần bảy (/7)” là lầm vậy.

    Nấc Đại lữ (大呂) dài bảy tấc năm phân một phần ba (7 tấc 5+1/3 phân). [50]

    [50] Sách ẩn: Nói tháng mười một lấy nấc Hoàng chung (黃鍾) ứng với âm Cung (宮). Ngũ hành theo nhau, Thổ (土) sinh ra Kim (金), cho nên nấc Đại lữ (大呂) ứng với âm Thương (商), Đại lữ (大呂) nghĩa là để giúp khí Dương tạo hóa muôn vật.

    Nấc Thái thấu (太蔟) dài bảy tấc hai phần bảy phân (7 tấc 2/7 phân), ứng với âm Giốc (角).

    Nấc Giáp chung (夾鐘) dài sáu tấc một phân một phần ba (6 tấc + 1 phân + 1/3 phân ).

    Nấc Cô tiển (姑洗) dài sáu tấc bốn phần bảy phân (6 tấc 4/7 phân), ứng với âm Vũ (羽). [51]

    [51] Sách ẩn: Cũng vì hành Kim (金) sinh ra hành Thủy (水) nên như vậy.

    Nấc Trọng lữ (仲呂) dài năm tấc chín phân hai phần ba (5 tấc 9+2/3 phân), ứng với âm Chủy (徵).

    Nấc Nhuy tân (蕤賔) dài năm tấc sáu phân một phần ba (5 tấc 6+1/3 phân).

    Nấc Lâm chung (林鐘) dài năm tấc bốn phần bảy phân (5 tấc 4/7 phân), ứng với âm Giốc (角). [52]

    [52] Sách ẩn: Thủy (水) sinh ra Mộc (木), cho nên là âm Giốc (角). Không ứng với nấc Nhuy tân (蕤賔) là vì khí Âm nổi lên, khí Dương không chủ muôn vật, cho nên bỏ nấc ấy.

    Nấc Di tắc (夷則) dài năm tấc bốn phân hai phần ba (5 tấc 4+2/3 phân), ứng với âm Thương (商).

    Nấc Nam lữ (南呂) dài bốn tấc tám phần bảy phân (4 tấc 8/7 phân), ứng với âm Chủy (徵).

    Nấc Vô dịch (無射) dài bốn tấc bốn phân hai phần ba (4 tấc 4+2/3 phân).

    Nấc Ứng chung (應鐘) dài bốn tấc hai phân hai phần ba (4 tấc 2+2/3 phân), ứng với âm Vũ (羽).

    Phép tính luật của âm nhạc: [53]

    [53] Sách ẩn: Đây là phép tính số của các nấc luật của âm nhạc. Chính nghĩa: Phân (分), đọc là phù vấn (扶問) phiên.

    – Tý (子) là một phân (1). [54]

    [54] Sách ẩn: Từ đây trở xuống là mười một thần trong Thập nhị thần (十二辰), đều nhân ba lên, là số nhân lên của nấc Hoàng chung (黃鍾).

    – Sửu (丑) là hai phần ba (2/3). [55]

    [55] Sách ẩn: Xét tháng Tý (子) nấc Hoàng chung (黃鍾) dài chín tấc, tháng Sửu (丑) nấc Lâm chung (林鍾) dài gần sáu tấc. Lấy chín chia sáu là bằng gần một phần ba, cho nên nói Sửu (丑) là hai phần ba phân. Tức là từ số nấc Hoàng chung (黃鍾) chia ba bỏ một thì sinh xuống ra số của nấc Lâm chung (林鍾).

    – Dần (寅) là tám phần chín (8/9). [56]

    [56] Sách ẩn: Thập nhị luật (十二律) lấy nấc Hoàng chung (黃鍾) làm chủ. Nấc Hoàng chung (黃鍾) dài chín tấc, nấc Thái thấu (太蔟) dài tám tấc. Dần (寅) dài tám phần chín phân, tức là lấy số nấc Lâm chung (林鍾) chia ba thêm một thì sinh lên ra nấc Thái thấu (太蔟). Chính nghĩa: Mạnh Khang (孟康) nói “Khí gốc bắt đầu sinh ra ở Tý (子). Vào lúc chưa phân chia thì Trời-Đất-Người hỗn độn làm một thể, cho nên số của Tý (子) là một.” Hán thư Luật lịch chí (漢書律曆志) chép “Khí gốc Thái Cực (太極) gộp ba làm một, di chuyển ở Thập nhị thần (十二辰), bắt đầu ở Tý (子), nhân ba đến ở Sửu (丑) được ba; lại nhân ba đến ở Dần (寅) được chín; lại nhân ba đến ở Mão (卯) được bảy mươi hai; lại nhân ba đến ở Thìn (辰) được tám mươi mốt; lại nhân ba đến ở Tỵ (巳) được hai trăm bốn mươi ba; lại nhân ba đến ở Ngọ (午) được bảy trăm hai mươi chín; lại nhân ba đến ở Mùi (未) được hai nghìn một trăm tám mươi bảy; lại nhân ba d đến ở Thân (申) được sáu nghìn năm sáu mươi mốt; lại nhân ba đến ở Dậu (酉) được một vạn chín nghìn sáu trăm tám mươi ba; lại nhân ba đến ở Tuất (戌) được năm vạn chín nghìn bốn mươi chín; lại nhân ba đến ở Hợi (亥) được mười bảy vạn bảy nghìn một trăm bốn mươi bảy. Đấy là Âm-Dương hòa hợp, khí mọc ra ở Tý (子), rồi sinh ra muôn vật vậy.” Nhưng đây chép Sửu (丑) là hai phần ba, Dần (寅) là tám phần chín, đều là số thừa của một phân thì Hán thư (漢書) không chép.

    Mão (卯) là mười sáu phần hai mươi bảy (16/27). [57]

    [57] Sách ẩn: Đây là lấy số của Sửu (丑) nhân ba lên là số của Dần (寅), số của Dần nhân ba lên là số của Mão (卯), được hai mươi bảy. Nấc Nam lữ (南呂) ứng với Mão (卯), dài gần năm tấc một phần ba phân, lấy hai mươi bảy chia ba thì được chín, tức là số gốc của nấc Hoàng chung (黃鍾). Lại lấy mười sáu chia ba thì được năm, dư một phần ba, tức là số của nấc Nam lữ (南呂), cho nên nói Mão (卯) là mười sáu phần hai mươi bảy, cũng là số của nấc Thái thấu (太) chia ba bỏ một thì sinh xuống ra số của nấc Nam lữ (南呂). Tám trong Thập nhị thần (十二辰) dưới đây đều đúng như thế. Nhưng nói Sửu (丑) là hai phần ba và Dần (寅) là tám phần chín thì đều là số dư của một phân.

    Thìn (辰) là sáu mươi tư phần tám mươi mốt (64/81).

    Tỵ (巳) là một trăm hai mươi tám phần hai trăm bốn mươi ba (128/243).

    Ngọ (午) là năm trăm mười hai phần bảy trăm hai mươi chín (512/729).

    Mùi (未) là một nghìn hai mươi tư phần hai nghìn một trăm tám mươi bảy (1024/2187).

    Thân (申) là bốn nghìn chín mươi sáu phần sáu nghìn năm trăm sáu mươi mốt (4096/6561).

    Dậu (酉) là tám nghìn một trăm chín mươi hai phần một vạn chín nghìn sáu trăm tám mươi ba (8192/19683).

    Tuất (戌) là ba vạn hai nghìn bảy trăm sáu mươi tám phần năm vạn chín nghìn bốn mươi chín (32768/59049).

    Hợi (亥) là sáu vạn năm nghìn năm trăm ba mươi sáu phần mười bảy vạn bảy nghìn một trăm bốn mươi bảy (65536/177147).

    Phép tính luật từ nấc Hoàng chung (黃鐘) là:

    – Từ nấc Dương sinh xuống nấc Âm [58] thì nhân hai (2) số phân tử, nhân ba (3) số phân mẫu. [59]

    [58] Sách ẩn: Thái Ung (蔡邕) nói “Nấc Dương sinh ra nấc Âm là sinh xuống, nấc Âm sinh ra nấc Dương là sinh lên. Từ Tý (子)-Ngọ (午) về phía đông là sinh lên, về phía tây là sinh xuống.” Lại nữa Luật lịch chí (律曆志) chép “Âm-Dương sinh ra nhau, mở đầu là nấc Hoàng chung (黃鍾), nấc Hoàng chung sinh ra nấc Thái thấu (太蔟), cứ thế chuyển về phía trái một vòng được tám và tám nấc làm đôi.” Từ Tý (子) đến Mùi (未) là tám nấc, sinh xuống ra nấc Lâm chung (林鍾). Lại từ Mùi (未) đến Dần (寅) cũng được tám nấc, sinh lên ra nấc Thái thấu (太蔟). Do đó lên xuống sinh ra nhau đều lấy đó làm chuẩn.

    [59] Sách ẩn: Là nói nấc Hoàng chung (黃鍾) sinh xuống ra nấc Lâm chung (林鍾), nấc Hoàng chung (黃鍾) dài chín tấc (9 tấc), nhân hai phân tử là hai nhân chín bằng mười tám (2×9= 18), nhân ba phân mẫu là lấy ba làm phân mẫu, chia gọn lại (phân tử chia cho phân mẫu) bằng sáu (18/3 = 6), là độ dài của nấc Lâm chung (林鍾).

    – Từ nấc Âm sinh lên nấc Dương thì nhân bốn (4) số phân tử, nhân ba (3) số phân mẫu. [60]

    [60] Sách ẩn: Nhân bốn phân tử là nói nấc Lâm chung (林鍾) sinh lên nấc Thái thấu (太蔟), độ dài của nấc Lâm chung (林鍾) là sáu tấc (6 tấc), lấy bốn nhân sáu thì được hai mươi tư (4 x 6 = 24), lấy chia ba rút gọn được tám (24 / 3 = 8), là độ dài của nấc Thái thấu (太蔟).

    – Lớn nhất là số chín (9), âm Thương (商) là số tám (8), âm Vũ (羽) là số bảy (7), âm Giốc (角) là số sáu (6), âm Cung (宮) là số năm (5), âm Chủy (徵) là số chín (9). [61]

    [61] Sách ẩn: Số của Ngũ thanh (五聲) cũng là sinh lên thì chia ba thêm một, sinh xuống thì chia ba bỏ một. Âm Cung (宮) sinh xuống ra âm Chủy (徵), âm Chủy (徵) thêm một sinh lên ra âm Thương (商), âm Thương (商) sinh xuống ra âm Vũ (羽), âm Vũ (羽) thêm một sinh lên ra âm Giốc (角). Nhưng lời này có vẻ sai, chưa rảnh xét kỹ được.

    – Lấy số một làm gốc thì lấy số chín và số ba làm phân mẫu. [62]

    [62] Sách ẩn: Hán thư luật lịch lịch chí.(漢書律曆志) chép “Khí buổi đầu là Thái Cực (太極) gồm cả ba [Trời-Đất-Người] làm một, rồi vận hành ở Thập nhị thần (十二辰), bắt đầu di chuyển ở Tý (子), nhân ba lên ở Sửu (丑) thì được ba (3), lại nhân ba lên ở Dần (寅) thì được chín (9).” Đây là nói do đó mà được số chín và số ba vậy. Vi Chiêu (韋昭) nói “Đặt số một (1) làm gốc mà sinh ra số chín (9), là vì nhân ba (3) lên vậy.” Nhạc Sản (樂產) nói “Khí sinh ra ở Tý (子) là một (1), đến Sửu (丑) là ba (3), đấy là từ số một đến số ba vậy. Lại từ Sửu (丑) đến Dần (寅) là chín (9), đều lấy nhân ba lên, đây là số chín và số ba vậy. Lại nhân ba lên ở Mão (卯) là hai mươi bảy (27), nhân ba lên ở Thìn (辰) là tám mươi mốt (81), lại nhân ba lên ở Tỵ (巳) là hai trăm bốn mươi ba (243), lại nhân ba lên ở Ngọ (午) là bảy trăm hai mươi chín (729), lại nhân ba lên ở Mùi (未) là hai nghìn sáu trăm tám mươi bảy (2687), lại nhân ba lên ở Thân (申) là sáu nghìn năm trăm sáu mươi ba (6563), lại nhân ba lên ở Dậu (酉) là một vạn chín nghìn sáu trăm tám mươi ba (19683), lại nhân ba lên ở Tuất (戌) là năm vạn chín nghìn bốn mươi chín (59049), lại nhân ba lên ở Hợi (亥) là mười bảy vạn bảy nghìn một trăm bốn mươi bảy (177147), gọi là số nhân lên. Đấy là Âm-Dương hòa hợp, khí nảy lên ở Tý (子), sinh ra muôn vật. Mà Sửu (丑) được phần ba (/3), Dần (寅) được phần chín (/9), là số dư của một phần (1/) vậy.”

    – Phân tử bằng phân mẫu, là được dài một tấc (1 tấc), [63] cả thảy được chín tấc (9 tấc), gọi là âm Cung (宮) của nấc Hoàng chung (黃鐘). Cho nên nói âm (音) bắt đầu ở âm Cung (宮), cuối cùng ở âm Giốc (角), [64] số (數) bắt đầu ở số một (1), cuối cùng ở số mười (10), lớn lên ở số ba (3), khí (氣) bắt đầu từ ngày đông chí (冬至), cứ thế xoay vòng lại sinh ra.

    [63] Sách ẩn: Phân tử bằng phân mẫu là bằng một (1). Phân tử là nói từ Tý (子) là số một (1) nhân ba lên ở Sửu (丑) là ba (3), đến ở Hợi (亥) là mười bảy vạn bảy nghìn một trăm bốn mươi bảy (177147) là số phân tử. Bằng phân mẫu là nói số phân mẫu là một vạn chín nghìn sáu trăm tám mươi ba (19683) chia cho số phân tử thì bằng chín (9), là độ dài của nấc Hoàng chung (黃鍾). Nói “bằng một” là nói phép tính đặt ra phân mẫu vậy. Dưới từ “được” là từ “dài một tấc” đều từ diễn giải thêm. Vi Chiêu (韋昭) nói là được một phần chín tấc (1/9 tấc). Họ Diêu [Diêu thị (姚氏) ] nói được một (1) là số con (phân tử) của nấc Hoàng chung (黃鍾).

    [64] Sách ẩn: Là như lời trên nói âm Cung (宮) sinh xuống ra âm Chủy (徵), âm Chủy (徵) sinh lên ra âm Thương (商), âm Thương (商) sinh xuống ra âm Vũ (羽), âm Vũ sinh lên ra âm Giốc (角), đến đây là cuối cùng vậy.

    Thần (神) sinh ra ở chỗ không có hình, [65] muôn vật có hình (形) sinh ra ở chỗ có hình, [66] sau khi muôn vật có hình rồi thì mới có số (數), có hình rồi mới có thanh (聲). [67] Cho nên nói thần (神) sinh ra khí (氣), khí sinh ra muôn vật có hình. Muôn vật có hình là có dáng vẻ có thể chia ra các giống loài. Muôn vật chưa có hình thì chưa thể chia ra các giống loài, muôn vật có hình giống nhau thì cùng giống loài. Muôn vật có giống loài thì có thể phân biệt, muôn vật có giống loài thì có thể nhận biết được. Thánh nhân (聖人) biết được các giống loài ở trong trời đất, cho nên khi phân biệt được muôn vật đã có hình thì nhận biết được muôn vật từ lúc chưa có hình, [68] nhân đó biết được các vật nhỏ bé như khí (氣), hiểu được các vật sâu xa như thanh (聲). [69] Do đó thánh nhân (聖人) dựa vào thần (神) mà nhận biết được muôn vật. [70] Muôn vật dẫu có nguồn gốc sâu xa nhưng tất có quy luật, xét kỹ quy luật sâu xa ấy thì sẽ thấy rõ vậy. [71] Nếu không có tấm lòng của thánh nhân để nêu rõ tính thông suốt thì ai có thể nhận biết được cái thần của trời đất mà hiểu rõ được nguồn gốc của muôn vật có hình đây? Thần (神) là chủ làm ra muôn vật nhưng không thể biết rõ được sự đến hay đi của nó. [72] Cho nên thánh nhân (聖人) kính sợ mà muốn nhận biết được nó. Chỉ khi muốn nhận biết được thì mới nhận hiểu biết được thần. [73] Người đã muốn nhận biết được thì chẳng gì quý bằng. [74]

    [65] Chính nghĩa: Chỗ không có hình là khí Thái Dịch (太易), vào lúc trời đất chưa thành hình. Ý nói thần (神) vốn ở giữa của cõi Thái Hư (太虛) mà không có hình vậy.

    [66] Chính nghĩa: Khi trời đất đã phân chia, Nhị Nghi (二儀) đã thành chất, lúc ấy hình của muôn vật được tạo thành ở giữa cõi trời đất, thần (神) cũng ở trong ấy.

    [67] Chính nghĩa: Số (數) là nói số của trời. Thanh (聲) là nói các âm Cung (宮), âm Thương (商), âm Giốc (角), âm Chủy (徵), âm Vũ (羽). Ý nói số của trời đã thành thì mới làm nên Ngũ thanh (五聲).

    [68] Chính nghĩa: Đã có là nói lúc muôn vật đã có hình chất, chưa có là nói lúc trời đất chưa có hình.

    [69] Chính nghĩa: Khí (氣) là nói khí của cõi Thái Dịch (太易), thanh (聲) là nói thanh của Ngũ thanh (五聲).

    [70] Chính nghĩa: Nói là thánh nhân (聖人) dựa vào việc thần (神) tạo ra hình thể của muôn vật mới lần theo dấu vết đó mà biết được khí của cõi Thái Dịch (太易), cho nên nói dựa vào thần (神) mà nhận biết được muôn vật. Như trên nói phân biệt được muôn vật đã có hình thì nhận biết được muôn vật từ lúc chưa có hình vậy.

    [71] Chính nghĩa: Ý nói muôn vật dù có tính chất sâu xa, nhưng phải nên xét kỹ cái tính chất ấy, rồi mới hiểu rõ được cái quy luật sâu xa, mới thấy được hình thể của nó, phân biệt được thanh âm của nó, cho nên nói là thấy rõ.

    [72] Chính nghĩa: Nói là muôn vật nhận lấy khí sâu xa, không thể nhìn thấy. Thần đến hay đi thế nào cũng không biết được.

    [73] Chính nghĩa: Ý nói thánh nhân sợ quy luật sâu xa khó biết, cho nên thường muốn nhận biết được nó. Chỉ khi muốn nhận biết thì mới nhận biết được nó vậy.

    [74] Chính nghĩa: Ý nói người bình thường muốn hiểu biết được quy luật sâu xa ấy thì cũng chẳng gì quý báu hơn.

    Thái sử công (太史公) nói:

    – “Người xưa xem sao Tuyền Cơ (旋璣)-Ngọc Hành (玉衡) để xét Thất Chính (七政) có chuyển động đúng đường hay không, là nói Nhị thập bát tú (二十八宿), [75] Thập mẫu (十母), [76] Thập nhị tử (十二子), [77] Chung luật (鐘律) đã được gán ghép từ thời xa xưa. Đặt luật (律), tính lịch (歷), làm nhật độ (日度), có thể dựa vào nó mà đo đếm. Làm phù tiết (符節), trổ đạo đức (道德), là đều theo nó vậy.”

    [75] Chính nghĩa: Tú (宿), đọc là tức tụ (息袖) phiên, lại đọc là túc (肅). Là nói phương đông có các chòm sao Giác (角), Cang (亢), Đê (氐), Phòng (房), Tâm (心), Vĩ (尾), Cơ (箕); phương nam có các chòm sao Tỉnh (井), Quỷ (鬼), Liễu (柳), Tinh (星), Trương (張), Dực (翼), Chẩn (軫); phương tây có các chòm sao Khuê (奎), Lâu (婁), Vị (胃), Mão (昴), Tất (畢), Chủy (觜), Sâm (參); phương bắc có các chòm sao Đấu (斗), Ngưu (牛), Nữ (女), Hư (虛), Nguy (危), Thất (室), Bích (壁); cả thảy là hai mươi tám chòm sao có một trăm hai mươi tám ngôi sao.

    [76] Chính nghĩa: Thập can (十干) là Giáp (甲), Ất (乙), Bính (丙), Đinh (丁), Mậu (戊), Kỷ (己), Canh (庚), Tân (辛), Nhâm (壬), Quý (癸).

    [77] Chính nghĩa: Thập nhị chi (十二支) là Tý (子), Sửu (丑), Dần (寅), Mão (卯), Thìn (辰), Tỵ (巳), Ngọ (午), Mùi (未), Thân (申), Dậu (酉), Tuất (戌), Hợi (亥).

    Sách ẩn: Thuật tán rằng:

    Xưa vua Hiên Hậu (軒后),
    Lệnh cho Linh Luân (伶綸),
    Nghe tiếng trầm bổng,
    Cân bằng dày mỏng,
    Xem xét khí hậu,
    Ngắm trông trăng sao,
    Sắp đặt quân dung,
    Điều chỉnh nhạc cụ,
    Xét nhỏ biết to,
    Đo đếm như thần,
    Tấm lòng thấu tỏ,
    Nuôi dưỡng muôn dân.


    12 ống tre xác định luật [lấy ống tre thứ 1 dài 81 phân làm gốc rồi lần lượt chia theo tỷ lệ “chia ba bỏ một ” (2/3) và “chia ba thêm một” (4/3) thì được độ dài của 11 ống tre còn lại]

    Thích

  19. Giao thông giữa miền bắc Việt Nam với nội địa Trung Quốc trước thời Đường.

    Tác giả: Trương Kim Liên (張金蓮)
    Hiệu đính và phiên dịch: Tích Dã (辟野)

    Ở vùng đất miền bắc Việt Nam (越南) ngày nay, từ thời Hán (漢) đã đặt ra quận Giao Chỉ [Giao Chỉ quận (交趾郡)] và Giao châu (交州), đến thời Đường (唐) lại đặt ra An Nam đô hộ phủ (安南都護府). Do đó người thời Đường (唐)-Tống (宋) về sau sau dùng tên gọi Giao Chỉ (交趾), Giao châu (交州) hoặc An Nam (安南) để chỉ vùng đất miền bắc Việt Nam ngày nay. Từ thời xưa đã có sự đi lại giữa người dân miền bắc Việt Nam với vùng đất Trung Quốc (中國) ngày nay, sau quá trình nội thuộc từ thời Hán (漢) đến thời Nam bắc triều (南北朝), giao thông giữa đất Giao Chỉ với nội địa Trung Quốc ngày càng phát triển thuận lợi, chủ yếu là lấy đường biển làm đường chính, tác dụng chính là sử dụng trong chiến tranh và mua bán. Qua đó thúc đẩy kinh tế-văn hóa của hai nước được phát triển, vùng đất Giao Chỉ cũng trở thành cửa ngõ giao thông giữa Trung Quốc với các nước ven biển phía nam.

    Giao thông giữa hai nước Trung-Việt đã bắt đầu từ thời xa xưa.

    – Sách vở Trung Quốc ghi chép các vị đế vương Ngũ Đế (五帝) thời xưa đã từng “đi về phía nam vỗ về Giao Chỉ”, hay như sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) có chép “Phía nam đất Giao Chỉ có nước Việt Thường (越裳), Châu Công (周公) nhiếp chính được sáu năm, đặt lễ làm nhạc, thiên hạ hòa bình, người nước Việt Thường bèn qua quan Tam tượng mà dâng chim trĩ trắng.” Có thể thấy từ rất lâu rồi đã có sự qua lại giữa Giao Chỉ và Trung Nguyên. Nhưng vì từ Giao Chỉ ở trên là chỉ phương nam nói chung, không phải là chỉ vùng đất xác định, vả lại ghi chép ở trên phần lớn là truyền thuyết, do đó không phải là lời đáng tin.

    – Thủy kinh chú (水經注) dẫn Giao châu ngoại vực ký (交州外域記) chép “Giao Chỉ ngày xưa chưa có quận huyện, đất đai có ruộng Lạc điền (雒田), ruộng ấy theo nước thủy triều lên xuống, người dân làm ăn ở ruộng ấy, nhân đó gọi là người Lạc dân (雒民), đặt ra Lạc vương (雒王)-Lạc hầu (雒侯) làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần nhiều có Lạc tướng (雒將), Lạc tướng đeo ấn đồng dây thao xanh. Sau con vua Thục [Thục vương tử (蜀王子)] đem ba vạn lính đến đánh Lạc vương-Lạc hầu, chinh phục các Lạc tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương (安陽王). Sau vua nước Nam Việt (南越) là Úy Đà (尉佗) dấy binh đánh An Dương Vương.” Lời chép này nói từ trước thời Hán đã có giao thông từ miền tây nam Trung Quốc đến miền bắc Việt Nam. Nhà sử học là Mông Văn Thông (蒙文通) chỉ ra con đường đi về phía nam của con vua Thục là qua Mao Ngưu đạo (旄牛道) [thuộc huyện Hán Nguyên (漢源) tỉnh Tứ Xuyên (四川) ngày nay] đến Tủy châu (雟州) [thuộc huyện Tây Xương (西昌) tỉnh Tứ Xuyên ngày nay], vượt sông Kim Sa [Kim Sa giang (金沙江)] đi về phía nam đến Diêu châu (姚州) [thuộc huyện Diêu An (姚安) tỉnh Vân Nam (雲南) ngày nay], lại men sông Bộc [Bộc thủy (濮水)]-sông Lao [Lao thủy (勞水)] [tức sông Lễ Xã {Lễ Xã giang (禮社江)}, thượng du của sông Hồng (紅河) nước Việt Nam] mà đi vào đất Giao Chỉ. Các sách Quảng châu ký (廣州記)-Nam Việt chí (南越志)-Cựu Đường thư (舊唐書)-Thái Bình hoàn vũ ký (太平寰宇記) đều có chép về sự tích An Dương Vương. Do đó chuyện An Dương Vương đi về phía nam đến ở Giao Chỉ là mở đầu cho giao thông về quân sự-chính trị của hai nước Trung-Việt thời xưa.

    Từ thời Hán đến thời Nam bắc triều, giao thông giữa Giao Chỉ với nội địa Trung Quốc đã phát triển, có sử sách ghi chép kỹ hơn.

    1. Giao thông đường biển

    – Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười tám [năm 40], vua Quang Vũ Đế (光武帝) sai bọn Phục ba tướng quân (伏波將軍) là Mã Viện (馬援) đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của Trưng Trắc (徵側) ở Giao Chỉ, sau khi đến quận Hợp Phố (合浦), Mã Viện “bèn men bờ biển mà đi” (theo Hậu Hán thư Mã Viện liệt truyện). Con đường men bờ biển là đi qua các trấn Đại Quan Cảng [Đại Quan Cảng trấn (大觀港鎮)], trấn Tê Ngưu Cước [Tê Ngưu Cước trấn (犀牛腳鎮)], trấn Long Môn Cảng [Long Môn Cảng trấn (龍門港鎮)], sau mới đi vào Giao Chỉ.

    – Đến thời Tam quốc (三國)-Lưỡng Tấn (兩晉)-Nam bắc triều (南北朝), đường biển từ nội địa Trung Quốc vào Giao Chỉ vẫn là đường đi chủ yếu. Sử cũ ghi chép Hứa Tĩnh (許靖) từ đất Ngô (吳) vào Giao châu phải “bơi vượt biển xanh” (theo Tam quốc chí Hứa Tĩnh truyện). Lữ Đại (呂岱) “ngày đêm vượt biển“ đến đánh Giao Chỉ (theo Tam quốc chí Lữ Đại truyện). Vào lúc Đào Hoàng (陶璜) đoạt lấy Giao châu cũng “đi theo đường biển, ra chỗ không ngờ, đi tắt đến Giao Chỉ” (theo Tấn thư Đào Hoàng liệt truyện). Trương Dung (張融) đến nhậm chức Lệnh huyện Phong Khê (封溪) quận Giao Chỉ thuộc Giao châu cũng “vượt biển đến Giao châu” (theo Nam Tề thư Trương Dung liệt truyện).

    2. Giao thông đường bộ

    – Sách sử không ghi chép rõ ràng con đường bộ mà Mã Viện đi đánh Giao Chỉ, nhưng dựa vào một số di tích lịch sử, chúng ta có thể suy đoán được sơ qua con đường ấy. Dựa theo khảo cổ, mộ táng thời Tây Hán (西漢) ở đất Lĩnh Nam tiếp giáp Giao Chỉ chủ yếu tập trung ở các vùng Quế Lâm (桂林)、(梧州), Ngọc Lâm (玉林), Khâm Châu (欽州), tức là nơi người dân tập trung đông đúc, giao thông đi lại tương đối phát triển, do đó Mã Viện tiến quân từ phía bắc xuống Lĩnh Nam tất phải đi qua chỗ ấy trước khi vào Giao Chỉ. Sử cũ chép “quân đến Hợp Phố thì Đoàn Chí bệnh chết, hạ chiếu cho Mã Viện kiêm luôn cánh quân ấy, bèn men bờ biển mà tiến, theo triền núi mở đường hơn một nghìn dặm thì đến Lãng Bạc.” (theo Hậu Hán thư Mã Viện liệt truyện), tức quân Hán từ quận Hợp Phố cùng lúc tiến vào Giao Chỉ bằng đường biển và đường bộ. Thủy kinh chú (水經注) cũng chép “vào lúc ấy Tây Thục (西蜀) đem binh cùng đem binh đi đánh bọn Trưng Trắc”, Tây Thục là chỉ vùng phía tây của Tứ Xuyên ngày nay, là chỗ của người Khương (羌), đất ấy kề đất Vân Nam, do đó quân Tây Thục đã đi qua Vân Nam mà vào Giao Chỉ. Bấy giờ các bộ tộc bản địa là bọn Đống Tàm (棟蠶) ở quận Ích Châu [Ích Châu quận (益州郡)] cũng nổi lên chống nhà Hán, “Thái thú Ích Châu là Phồn Thắng (繁勝) đánh dẹp được, phải lui về giữ huyện Chu Đề (朱提)” (theo Hậu Hán thư Tây nam di liệt truyện). Thủy kinh chú cũng chép “Năm Kiến Vũ thứ mười chín, Phục ba tướng quân là Mã Viện dâng sớ nói từ huyện Mi Linh (麊泠) qua huyện Bôn Cổ (賁古) để đánh quận Ích Châu, thần đem hơn một vạn người Lạc Việt (駱越), trong đó có hơn nghìn lính quen thạo chiến đấu, mang theo cung tên tẩm thuốc độc sắc bén, bắn nhiều phát thì tên bay như mưa, kẻ trúng tên chắc chết. Thần cho rằng đem quân theo đường ấy là tiện nhất, đi theo con sông ấy, hành quân được nhanh chóng.” Sách này còn chép “Huyện Tiến Tang (進桑) là sở trị của Nam bộ đô úy (南部都尉) quận Tường Kha (牂柯), trên sông ở huyện ấy có ải, gọi là ải Tiến Tang [Tiến Tang quan (進桑關). Cho nên Mã Viện mới dâng sớ “Từ đường sông Mi Linh đi qua huyện Tiến Tang thì đến huyện Bôn Cổ của quận Ích Châu, vận chuyển thuận lợi, là con đường mà binh xa phải đi qua. Từ huyện Tây Tùy (西隨) đến quận Giao Chỉ, núi non hiểm trở, gồm cả đường sông dài ba nghìn dặm.” Xét rằng huyện Mi Linh là một dải các tỉnh Phú Thọ (富壽)-Vĩnh Phúc (永福) nước Việt Nam ngày nay, huyện Bôn Cổ là một dải các huyện (蒙自)-Cá Cựu (個舊)-Nguyên Dương (元陽) tỉnh Vân Nam ngày nay, huyện Tiến Tang là một dải các huyện Hà Khẩu (河口)-Mã Quan (馬關)-Văn Sơn (文山) tỉnh Vân Nam ngày nay, huyện Tây Tùy là một dải các huyện Man Hao (蠻耗)-Bình Biên (屏邊)-Kim Bình (金平) tỉnh Vân Nam ngày nay. Sông Mi Linh tức phụ lưu của sông Hồng là sông Thao. Con đường này là ngược sông Thao ở Việt Nam lên đến huyện Hà Khẩu, đến một dải các huyện Man Hao-Bình Biên tỉnh Vân Nam rồi đi bộ đến một dải các huyện Mông Tự-Cá Cựu, rồi lên đến vùng Điền Trì (滇池).

    – Vào thời Tam quốc, Lưu Ba sau khi đến Giao Chỉ, bàn luận không hợp ý với Thái thú Giao Chỉ, bèn theo đường qua quận Tường Kha để đến đất Thục. Người nước Thục đánh quận Ích Châu, tiện tay vỗ về Giao châu, nhân đó sai Thái thú Kiến Ninh (建甯) là Lý Khôi (李恢) từ xa lĩnh chức Giao châu thứ sử (交州刺史). Quận Kiến Ninh trị ở huyện Vị (味) tức huyện Khúc Tịnh (曲靖) tỉnh Vân Nam ngày nay, tức nói Thái thú Kiến Ninh ở huyện Vị kiêm lĩnh từ xa đối với Giao châu, vì hai nơi này gần nhau, giao thông cũng thuận lợi.

    – Sau khi nhà Tấn (晉) diệt nước Thục, lấy Nam Trung giám quân (南中監軍) là Hoắc Dặc (霍弋) cũng từ xa lĩnh chức Giao châu thứ sử. Thời trước, bọn Hứa Tĩnh (許靖) từ Giao châu đi vào đất Thục có thể cũng đi theo con đường ấy. Thời nhà Tấn, quan lại quận Giao Chỉ phản nước Ngô (吳), sai sứ sang vùng Nam Trung (南中) xin nội phụ nhà Tấn, do đó tướng nhà Tấn là Hoắc Dặc sai bọn Thoán Cốc (爨谷)-Đổng Nguyên (董元) đem bộ khúc “từ đất Thục đến Giao Chỉ” (theo Tấn thư Đào Hoàng liệt truyện). Có thể thấy đường đi từ Giao Chỉ đến đất Thục phải qua quận Tường Kha, cho nên Thục đô phú (蜀都賦) của Tả Tư (左思) chép “Phía trước nhảy qua Kiền-Tường, men theo Giao Chỉ, đường đi dài đến hơn năm nghìn dặm, núi đồi trập trùng, khe suối nhiễu quanh, gò đống lởm chởm, vách đá chạm mây.” Người thời Tấn là Đào Hoàng (陶璜) từng làm Giao châu thứ sử dâng sớ nói “Quận Hưng Cổ (興古) [trị ở huyện Nghiễn Sơn (硯山) tỉnh Vân Nam ngày nay] của Ninh châu (甯州) nằm ở miền thượng lưu, cách quận Giao Chỉ một nghìn sáu trăm dặm, thủy lục đều thông, giữ gìn với nhau.” Quận Hưng Cổ là chia đất quận Tường Kha mà lập nên.

    3. Đặc điểm của giao thông giữa nội địa Trung Quốc với Giao Chỉ trước thời Đường

    – Tuyến đường giao thông còn sơ sài, chưa rõ số đo dặm đường và lịch trình. Một phần vì niên đại xa xưa, sử sách ít ghi chép, một phần vì phương tiện kỹ thuật còn thô sơ. Ví dụ con đường Mã Viện đi vào Giao Chỉ chỉ có thể dựa vào một số đoạn ghi chép vắn tắt trong sách sử và truyền thuyết để suy đoán sơ lược mà thôi.

    – Giao thông chủ yếu là qua đường thủy. Đường thủy bao gồm đường sông và đường biển. Vì phương tiện kỹ thuật thời xưa lạc hậu, người dân phần nhiều phải dựa vào điều kiện tự nhiên, men theo các dòng sông và biển lớn để tiện cho việc giao thông. Miền nam mưa nhiều, sông hồ chằng chịt, dễ dùng thuyền để đi lại. Cho nên giao thông đường thủy tiện lợi hơn cả. Sau này giao thông giữa nội địa Trung Quốc với Giao Chỉ lấy đường biển làm chủ yếu. Vì từ thời Tam quốc trải qua thời Lưỡng Tấn và Nam bắc triều, chính quyền Trung Quốc thống trị Giao Chỉ đều đóng đô ở miền cửa sông ven biển như thành Kiến Nghiệp (建業) [thuộc thành Nam Kinh (南京) ngày nay], ngoài ra dùng đường biển để giao thông còn tránh được sự gây nhiễu của các bộ tộc bản địa ở nội địa ở đất Lĩnh Nam. Bấy giờ, các bộ tộc nội địa Lí (俚)-Lão (獠) còn chiếm giữ nhiều nơi, lại cũng hay nổi loạn, cho nên quan lại và quân đội của chính quyền Trung Nguyên không dễ đi qua đấy bằng đường bộ và đường sông ở nội địa.

    – Quận Hợp Phố (合浦) [vùng giao giới giữa Lưỡng Quảng (兩廣) và Giao Chỉ ngày nay] là cửa ngõ từ nội địa Trung Quốc để đi vào Giao Chỉ. Quận Hợp Phố từ thời Hán là một trong các cảng biển chủ yếu của con đường tơ lụa trên biển. Quận Hợp Phố liền kề đất Giao Chỉ, hướng ra biển lớn, có cảng biển tự nhiên thuận lợi, từ đây đi thuyền vượt biển sang Giao Chỉ rất tiện lợi. Cũng từ đây lên sông Tây Giang (西江) và Linh Cừ (靈渠) để vào nội địa Trung Quốc cũng rất thuận tiện. Do đó từ thời Hán đã đặt cửa ải ở đây.

    – Giao thông chủ yếu là mục đích chính trị và quân sự. Từ thời Hán, Tam quốc, Lưỡng Tấn và Nam bắc triều, các chính quyền Trung Nguyên tranh chiếm Giao Chỉ rất gay gắt, cho nên giao thông có tác dụng rất quan trọng. Trong đó quận Hợp Phố là cửa ngõ giao thông then chốt, các cuộc hành quân từ Trung Nguyên vào Giao Chỉ đều phải đi qua đấy. Ví như thời Hán có Mã Viện đánh Trưng Trắc, thời Tam quốc có bọn Lữ Đại (呂岱) đánh Sĩ Huy (士徽), thời Tấn có bọn Đào Hoàng (陶璜) tranh chiếm Giao châu, sau có bọn Lư Tuần (盧循) rút chạy vào Giao châu. Thời Lương (梁) có bọn Tôn Quýnh (孫冏) đánh Lý Bôn (李賁)…

    4. Trao đổi giữa nội địa Trung Quốc với Giao Chỉ

    – Qua giao thông giữa hai nước đã xúc tiến sự phát triển văn hóa-kinh tế. Cuối thời Hán, đất Trung Nguyên rối loạn, rất nhiều người dân di dời sang miền nam, nhưng so với miền Kinh châu (荊州) và Dương châu (揚州) thì người dân đến Giao châu không nhiều. Vì đường đi xa xôi và gian khổ, phần lớn là quan lại kẻ sĩ mới có điều kiện thuận lợi để đi xa đến Giao Chỉ. Trong số đó có những kẻ sĩ như bọn Hứa Từ (許慈), Hứa Tĩnh (許靖), Trình Bỉnh (程秉), Tiết Tổng (薛綜), Lưu Hy (劉熙), Mâu Tử (牟子), là bọn có tri thức phong phú, ở Giao châu đều được tin dùng, truyền bá văn hóa Trung Hoa vào Giao Chỉ.

    – Trao đổi phương tiện kỹ thuật và sản vật giữa hai nước. Giao Chỉ sản vật phong phú, quan lại ở đây đều tiến cống về Trung Nguyên các đồ như sừng tê, ngà voi, vàng, san hô, đồi mồi, trái cây… Các kỹ thuật trồng trọt, kiến trúc của Trung Nguyên cũng được truyền bá vào Giao Chỉ như Thái thú Cửu Chân (九真) là Nhâm Diên (任延) dạy dân phương pháp trồng cấy bằng trâu bò thay cho lối đốt cỏ làm ruộng, Mã Viện đắp thành quách vét mương rãnh ở Giao Chỉ…

    – Giao Chỉ trở thành cửa ngõ trao đổi giữa Trung Nguyên với các nước ven biển phía nam. Vì địa lý kề biển và giáp với các nước phía nam nên Giao Chỉ thành trạm dừng chân quan trọng của các người các nước ấy trước khi vào Trung Quốc. Từ thời Hán nhiều nhà buôn và đạo sỹ Ấn Độ và Tây Á đã đi qua đây, có người còn ở lại Giao Chỉ. Ví như năm Hoàng Vũ (黃武) thứ năm, nhà buôn nước Đại Tần (大秦) [thuộc vùng Tây Á ngày nay) là Tần Luận (秦論) đến Giao Chỉ, Thái thú Giao Chỉ là Ngô Mạo (吳邈) sai người hộ tống đến thành Kiến Nghiệp của nước Ngô. Cao tăng truyện (高僧傳) chép “Tổ tiên của Khang Tăng Hội (康僧會) là người nước Khang Cư (康居) [thuộc vùng Trung Á ngày nay) ở nước Thiên Trúc (天竺), nhân đi buôn đến ở Giao Chỉ.” Giao châu nhờ đó mà tiếp thu Phật giáo (佛教) qua ngả phương nam từ sớm.


    Bản đồ đường đi đến tranh chiếm của hai quân Tấn và Ngô đầu thời Tấn, cũng là tuyến đường chính từ nội địa Trung Quốc vào Giao Chỉ trước thời Đường.

    Thích

  20. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Lần theo dấu vết từ sông Diệp Du đến sông Mê Linh

    I. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng xảy ra vào đầu thời Đông Hán (東漢), tuy nhiên sử sách ghi lại chuyện ấy còn lưu giữ được sớm nhất vào thời Đông Tấn (東晉).

    1. Hậu Hán kỉ (後漢紀) – Quang Vũ Hoàng Đế kỉ (光武皇帝紀)

    [Đông Tấn (東晉) – Viên Hoành (袁宏) soạn]

    夏四月,伏波將軍馬援、扶樂侯劉隆、樓船將軍殷志、平樂侯韓宇擊交阯。至合浦,殷志病死。援當浮海入交阯,船少不足渡,乃問山行者,遂 緣海隨山開道千餘里,自西至浪泊。擊征貳等,降者數千人。韓宇後病死,援並將其眾,追徵貳等至禁溪,連破之。貳等各將數百人走。
    [Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười tám] Mùa hạ, tháng bốn, bọn Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援)-Phù Lạc Hầu là Lưu Long (劉隆), Lâu thuyền tướng quân là Ân Chí (殷志)-Bình Lạc Hầu là Hàn Vũ (韓宇) đi đánh quận Giao Chỉ (交阯). Đến quận Hợp Phố (合浦), Ân Chí bệnh chết. Viện đáng lẽ vượt biển vào Giao Chỉ, nhưng vì thuyền ít, không đủ chở quân, liền hỏi người đi đường núi, bèn men theo bờ biển triền núi mở đường hơn nghìn dặm, về phía tây đến Lãng Bạc (浪泊), đánh bọn Trưng Nhị (徵貳), bắt mấy nghìn người ra hàng. Sau đó Hàn Vũ bệnh chết, Viện đem cả cánh quân ấy đuổi theo bọn Trưng Nhị đến Cấm Khê (禁溪), liên tiếp phá được bọn ấy, bọn Nhị đều đem mấy trăm người bỏ chạy.

    馬援斬徵貳等。二月,封援爲新息侯,設牛酒勞軍士,因撫觴而言曰:「吾從弟少遊哀吾慷慨多大志,曰:『人生一世,但求衣食,仕官不過郡掾吏,守墳墓,護妻子,鄉里稱善人,斯可矣,安用餘爲?』當吾在浪泊西時,下潦上霧,毒氣浮蒸,仰視飛鳶跕跕墮水中,憶少遊語,何可得也?今賴諸士大夫之力,而吾先受其賜,所以喜且愧也。」坐者聞之,莫不歎息之。詔援復擊九真,自無功至居風,斬首三千餘級,徙其渠帥數百家於零陵。援所過,令治城郭,修溉灌,申舊制,明約束,是後駱越常奉馬將軍故事。
    [Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, mùa xuân, tháng giêng] Mã Viện (馬援) chém bọn Trưng Nhị (徵貳). Tháng hai, phong Viện làm Tân Tức Hầu (新息侯), mổ bò rót rượu an ủi quân sĩ, nhân đó nâng chén rượu mà nói rằng: “Em họ tôi là Thiếu Du (少遊) xót tính tôi khảng khái nhiều chí lớn nói ‘Làm người sinh ra ở một đời, chỉ cần cơm áo đủ dùng, làm quan không quá chức nhỏ trong quận, trông coi phần mộ của tổ tiên, nuôi nấng vợ con, ở làng xóm được khen là người thiện là được rồi, còn muốn dư thừa mà làm gì?’ Khi tôi đang ở vùng phía tây Lãng Bạc (浪泊), dưới lụt trên mây, khí độc nghi ngút, ngẩng lên thấy chim diều hâu bay là là rơi xuống giữa nước, mới nghĩ lại lời của Thiếu Du, còn sao được nữa? Nay nhờ sức của các sĩ đại phu mà tôi lập được công nhận ban thưởng, cho nên vừa mừng vừa thẹn.” Mọi người ngồi uống rượu không ai không than thở. Hạ chiếu Viện lại đánh quận Cửu Chân (九真), từ huyện Vô Công (無功) đến huyện Cư Phong (居風) bắt chém hơn ba nghìn thủ cấp, dời mấy trăm nhà cừ soái (渠帥) đến ở quận Linh Lăng (零陵). Chỗ mà Viện đi qua liền sai sửa thành quách, vét mương rãnh, xét thói cũ, nêu luật mới. Từ đấy người Lạc Việt (駱越) thường vâng theo việc cũ của Mã tướng quân (馬將軍).

    II. Từ đồng bằng sông Hồng đi Lưỡng Quảng thì gọi là đường cũ Mã Viện [Mã Viện cố đạo [馬援故道)], là đường mòn ven biển Quảng Ninh sang Khâm Châu, là con đường mà Mã Viện từng đi vào Giao Chỉ đánh Hai Bà Trưng. Còn có con đường quận Tường Kha [Tường Kha đạo (牂牁道)] hoặc đường sông huyện Mê Linh [Mê Linh thủy đạo (𥹆泠水道)] tức là con đường từ quận Giao Chỉ theo hệ thống sông Hồng (sông Thao, sông Đà, sông Lô) qua quận Tường Kha-quận Ích Châu mà vào miền Ba Thục. Đó có lẽ là con đường mà một cánh quân khác từ miền Tây Thục (西蜀) phải đi qua để cùng Mã Viện đi đánh Hai Bà Trưng. Cũng là con đường Mã Viện muốn đi đánh quận Ích Châu [bấy giờ ở đây có các cuộc nổi dậy của thổ dân, Ích Châu thái thú (益州太守) là Phồn Thắng (瀪勝) đánh dẹp không được, phải lui về giữ huyện Chu Đề (朱提)]

    1. Thủy kinh chú (水經注) – Diệp Du hà (葉榆河)

    [Đông Hán (東漢) – Tang Khâm (桑欽) soạn, Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú]

    益州葉榆河,出其縣北界,屈從縣東北流,過不韋縣,東南出益州界,入牂柯郡西隨縣北為西隨水,又東出進桑關,過交趾𥹆泠縣北,分為五水,絡交趾郡中,至南界,復合為三水,東入海。
    Sông Diệp Du hà (葉榆河) của quận Ích Châu (益州) chảy ra từ chỗ phía bắc huyện [Diệp Du (葉榆)] ấy, chảy uốn về phía đông bắc huyện ấy, chảy qua huyện Bất Vi (不韋), về phía đông nam ra khỏi cõi quận Ích Châu, vào phía bắc huyện Tây Tùy (西隨) của quận Tường Kha (牂柯) gọi là sông Tây Tùy thủy (西隨水), lại chảy về phía đông ra khỏi cửa Tiến Tang quan (進桑關), chảy qua phía bắc huyện Mê Linh (𥹆泠) của quận Giao Chỉ (交趾), chia làm năm dòng chảy, lạc vào giữa quận Giao Chỉ, đến phía nam của quận ấy lại hợp làm ba dòng, rồi chảy về phía đông vào biển.

    縣,故滇池葉榆之國也。漢武帝元封二年,使唐蒙開之,以為益州郡。郡有葉榆縣,縣西北八十里,有弔鳥山,衆鳥千百為羣,其會嗚呼啁哳,每歲七八月至,十六七日則止。一歲六至,雉雀來弔,夜燃火伺取之。其無嗉不食,似特悲者,以為義,則不取也。俗言鳳凰死于此山,故衆鳥來弔,因名弔鳥。縣之東有葉榆澤,葉榆水所鍾而為此川藪也。
    Huyện [Diệp Du (葉榆)] vốn là nước Diệp Du bên hồ Điền Trì (滇池). Thời vua Hán Vũ Đế (漢武帝) năm Nguyên Phong (元封) thứ hai, sai Đường Mông (唐蒙) mở đường đến nước ấy, đặt ra quận Ích Châu (益州). Quận ấy có huyện Diệp Du. Phía tây huyện có núi Điếu Điểu sơn (弔鳥山), có từng đàn chim hàng trăm hàng nghìn con bay đến đậu kêu hót ríu rít, hễ đến tháng bảy-tháng tám hằng năm lại bay đến đậu mười sáu-mười bảy ngày rồi bay đi. Có năm sáu lần bay đến đậu. Chim trĩ tước bay đến đậu, người dân buổi đêm đốt lửa để bắt lấy nó, riêng những con không có tườu chẳng ăn được thì như có vẻ buồn thương, người dân cho là con chim có nghĩa, cho nên không bắt nó. Tục truyền có chim phượng hoàng chết ở núi ấy, cho nên đàn chim bay đến thăm viếng, nhân đó gọi Điếu Điểu (弔鳥) làm tên. Phía đông huyện có đầm Diệp Du trạch (葉榆澤), là chỗ mà nước sông Diệp Du thủy (葉榆水) ứ đọng lại mà làm nên đầm ao ấy.

    漢明帝永平十二年,置為永昌郡,郡治不韋縣。蓋秦始皇徙呂不韋子孫于此,故以不韋名縣。北去葉榆六百餘里,葉榆水不逕其縣,自不韋北注者,盧倉禁水耳。葉榆水自縣南逕遂久縣東,又逕姑復縣西,與淹水合。又東南逕永昌邪龍縣。
    Thời vua Hán Minh Đế (漢明帝) năm Vĩnh Bình (永平) thứ mười hai, đặt ra quận Vĩnh Xương (永昌), quận trị ở huyện Bất Vi (不韋). Có lẽ là Tần Thủy Hoàng (秦始皇) dời con cháu của Lữ Bất Vi (呂不韋) đến ở đấy, cho nên đặt tên huyện là Bất Vi. Phía bắc cách huyện Diệp Du (葉榆) hơn sáu trăm dặm, sông Diệp Du thủy (葉榆水) không chảy qua huyện này, từ phía bắc huyện Bất Vi đổ vào là sông Lô Thương (盧倉)-sông Cấm thủy (禁水). Sông Diệp Du thủy (葉榆水) từ phía nam huyện ấy chảy qua phía đông huyện Toại Cửu (遂久), lại chảy qua phía tây huyện Cô Phục (姑復), hợp với sông Yêm thủy (淹水). Lại về phía đông nam chảy qua huyện Tà Long (邪龍) quận Vĩnh Xương (永昌).

    建武十九年,伏波將軍馬援上言:從𥹆泠同賁古,擊益州,臣所將駱越萬餘人,便習戰鬬者二千兵以上,弦毒矢利,以數發,矢注如雨,所中輒死。愚以行兵此道最便,蓋承藉水利,用為神捷也。
    Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) dâng sớ nói: “Từ huyện Mê Linh (𥹆泠) đi huyện Bôn Cổ (賁古) đánh quận Ích Châu (益州), thần có đem hơn vạn người Lạc Việt (駱越), trong đó có hai nghìn lính quen thạo chiến đấu trở lên, dùng cung tên tẩm thuốc độc, khi bắn ra thì tên bay như mưa, trúng ai thì chết liền. Thần nghĩ dùng binh đi theo đường này là tiện hơn cả, men theo cái lợi của đường sông, là cách binh nhanh chóng vậy.”

    進桑縣,牂柯之南部都尉治也。水上有關,故曰進桑關也。故馬援言,從𥹆泠水道出進桑王國,至益州賁古縣,轉輸通利,蓋兵車資運所由矣。自西隨至交趾,崇山接險,水路三千里。葉榆水又東南絶溫水,而東南注于交趾。
    Huyện Tiến Tang (進桑) là nơi đặt sở trị của Nam bộ đô úy (南部都尉) của quận Tường Kha (牂柯) vậy. Trên sông ấy có cửa ải, cho nên gọi là cửa Tiến Tang quan (進桑關). Cho nên Mã Viện mới nói từ đường sông huyện Mê Linh (𥹆泠) ra khỏi vương quốc Tiến Tang (進桑) đến huyện Bôn Cổ (賁古) quận Ích Châu (益州), chuyển chở nhanh gọn, là con đường mà xe chở các đồ binh tư phải đi qua. Từ huyện Tây Tùy (西隨) đến quận Giao Chỉ (交趾) núi cao hiểm trở, đường sông dài ba nghìn dặm. Sông Diệp Du thủy (葉榆水) lại chảy về phía đông nam cắt qua sông Ôn thủy (溫水) rồi chảy về phía đông nam đổ vào quận Giao Chỉ (交趾)。

    朱䳒雒將子名詩,索𥹆泠雒將女名徵側為妻,側為人有膽勇,將詩起賊,攻破州郡,服諸雒將皆屬徵側為王,治𥹆泠縣,得交趾、九真二郡民二歲調賦。後漢遣伏波將軍馬援將兵討側,詩走入金溪究,三歲乃得。爾時西蜀竝遣兵共討側等,悉定郡縣,為令長也。
    Con trai Lạc tướng (雒將) của huyện Chu Diên (朱䳒) tên là Thi (詩) hỏi cưới con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (𥹆泠) tên là Trưng Trắc (徵側) làm vợ, Trắc là người có đảm dũng, đem Thi nổi dậy làm giặc, đánh phá châu quận, chinh phục các Lạc tướng, đều suy tôn Trưng Trắc làm vua, trị ở huyện Mê Linh (𥹆泠), thu thuế của dân hai quận Giao Chỉ (交趾)-Cửu Chân (九真) được hai năm. Sau nhà Hán (漢) sai Phục ba tướng quân là Mã Viện (馬援) đem quân đến đánh, Trắc-Thi chạy vào khe Kim Khê cứu (金溪究), cả thảy được ba năm thì bị bắt. Bấy giờ người Tây Thục (西蜀) cũng sai quân cùng đánh bọn Trắc, bình định tất thảy quận huyện, sắp đặt quan Lệnh (令)-Trưởng (長).

    建武十九年九月,馬援上言:臣謹與交趾精兵萬二千人,與大兵合二萬人,船車大小二千艘,自入交趾,于今為盛。十月,援南入九真,至無切縣,賊渠降,進入餘發,渠帥朱伯棄郡亡入深林巨藪,犀象所聚,羊牛數千頭,時見象數十百為羣。援又分兵入無編縣,王莽之九真亭,至居風縣,帥不降,竝斬級數十百,九真乃靖。
    Năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín, tháng chín, Mã Viện (馬援) dâng sớ rằng: “Thần cẩn thận đem một vạn hai nghìn lính tinh nhuệ của quận Giao Chỉ (交趾), họp với đại binh cả thảy là hai vạn người, sắm hai nghìn thuyền xe lớn nhỏ, từ khi vào quận Giao Chỉ (交趾) đến nay càng thêm mạnh.” Tháng mười, Viện xuống phía nam vào quận Cửu Chân (九真), đến huyện Vô Thiết (無切), tướng giặc ra hàng. Tiến vào huyện Dư Phát (餘發), cừ soái là Chu Bá (朱伯) bỏ quận trốn vào bãi to rừng sâu, là chỗ mà tê-voi tụ họp, có mấy nghìn con dê-bò. Bấy giờ thấy bầy voi đến hàng trăm con. Viện lại chia quân vào huyện Vô Biên (無編), tức huyện Cửu Chân Đình (九真亭) thời Vương Mãng (王莽). Đến huyện Cư Phong (居風), tướng giặc không hàng, liền chém hàng trăm thủ cấp. Do đó quận Cửu Chân (九真) bèn yên.

    北二水,左水東北逕望海縣南,建武十九年,馬援征徵側置。又東逕龍淵縣北,又東合南水,水自𥹆泠縣東逕封溪縣北。
    Phía bắc có hai dòng sông, sông Tả thủy (左水) chảy về phía đông bắc qua phía nam huyện Vọng Hải (望海), là huyện đặt ra khi Mã Viện (馬援) đánh dẹp Trưng Trắc (徵側) vào năm Kiến Vũ (建武) thứ mười chín. Sông ấy lại chảy về phía đông qua phía bắc huyện Long Uyên (龍淵). Lại chảy về phía đông hợp với sông Nam thủy (南水), sông này từ huyện Mê Linh (𥹆泠) chảy về phía đông qua phía bắc huyện Phong Khê (封溪).

    又東逕浪泊,馬援以其地高,自西里進屯此。又東逕龍淵縣故城南,又東,左合北水。建安二十三年立州之始,蛟龍蟠編于南、北二津,故改龍淵以龍編為名也。
    Lại chảy về phía đông qua Lãng Bạc (浪泊), Mã Viện (馬援) vì thấy đất ấy cao, bèn từ Tây Lí (西里) đến đóng quân ở đấy. Lại chảy về phía đông qua phía nam thành cũ huyện Long Uyên (龍淵). Lại chảy về phía đông hợp với sông Bắc thủy (北水). Năm Kiến An (建安) thứ hai mươi ba, bắt đầu đặt thành châu, có giao long (蛟龍) cuộn tròn ở hai bờ nam-bắc sông, cho nên đổi tên Long Uyên (龍淵) gọi là Long Biên (龍編).

    其水又東逕曲易縣,東流注于泿鬱。《經》言:于郡東界復合為三水,此其一也。其次一水,東逕封溪縣南,又西南逕西于縣南,又東逕羸𨻻縣北,又東逕北帶縣南,又東逕稽徐縣,涇水注之。水出龍編縣高山,東南流入稽徐縣,注于中水。中水又東逕羸𨻻縣南,《交州外域記》曰:縣,本交趾郡治也。
    Sông ấy lại chảy về phía đông qua huyện Khúc Dị (曲易), chảy về phía đông đổ vào sông Ngân Uất (泿鬱). [Thủy] kinh chép “Ở cõi phía đông quận lại hợp lại thành ba dòng.” Đấy là một dòng. Còn có một dòng nữa chảy về phía đông qua phía nam huyện Phong Khê (封溪). Lại chảy về phía tây nam qua phía nam huyện Tây Vu (西于). Lại chảy về phía đông qua phía bắc huyện Luy Lâu (羸𨻻). Lại chảy về phía đông qua phía nam huyện Bắc Đái (北帶). Lại chảy về phía đông qua huyện Kê Từ (稽徐), có sông Kinh thủy (涇水) đổ vào đó, sông này chảy ra từ núi Cao Sơn (高山) của huyện Long Biên (龍編), chảy về phía đông nam vào huyện Kê Từ (稽徐), đổ vào sông Trung thủy (中水). Sông Trung thủy (中水) lại chảy về phía đông qua phía nam huyện Luy Lâu (羸𨻻).

    其水自縣東逕安定縣,北帶長江,江中有越王所鑄銅船,潮水退時,人有見之者。其水又東流,隔水有泥黎城,言阿育王所築也。
    Sông ấy từ phía đông huyện [Luy Lâu (羸𨻻)] chảy qua huyện An Định (安定), phía bắc huyện liền với sông lớn, giữa sông có thuyền đồng mà vua Việt Vương (越王) đúc nên, vào lúc nước triều rút, có người thấy được thuyền ấy. Sông ấy lại chảy về phía đông, cạnh sông có thành Nê Lê (泥黎), [truyền thuyết] nói là thành mà vua A Dục Vương (阿育王) đắp nên.

    交趾郡界有扶嚴究,在郡之北,隔渡一江,即是水也。江水對交趾朱䳒縣。
    Cõi quận Giao Chỉ (交趾) có khe Phù Nghiêm cứu (扶嚴究) ở phía bắc quận, chỉ cách một dòng sông, là sông ấy. Đối bên kia sông là huyện Chu Diên (朱䳒) của quận Giao Chỉ.

    其水又東逕句漏縣,縣帶江水,江水對安定縣。Sông ấy lại chảy về phía đông qua huyện Câu Lậu (句漏), huyện kề sông lớn, đối bên kia sông lớn là huyện An Định (安定).

    2. Thủy kinh chú (水經注) – Giang thủy (江水)

    [Đông Hán (東漢) – Tang Khâm (桑欽) soạn, Bắc Ngụy (北魏) – Lịch Đạo Nguyên (酈道元) chú]

    其一水南逕越巂邛都縣西,東南至雲南郡之青蛉縣,入于僕。郡本雲川地也,蜀建興三年置。僕水又南逕永昌郡邪龍縣,而與貪水合。水出青蛉縣,上承青蛉水,逕葉榆縣,又東南至邪龍入于僕。僕水又逕寧州建寧郡。州,故庲降都督屯,故南人謂之屯下,劉禪建興三年,分益州郡置。歷雙柏縣,即水入焉。水出秦臧縣牛蘭山,南流至雙柏縣,東注僕水。又東至來唯縣入勞水,水出徼外,東逕其縣與僕水合。僕水東至交州交趾郡𥹆泠縣,南流入于海。
    Một dòng sông trong số đó chảy về phía nam qua phía tây huyện Cung Đô (都邛) quận Việt Tủy (越巂), chảy về phía đông nam đến huyện Thanh Linh (青蛉) quận Vân Nam (雲南) đổ vào sông Bộc (僕). Quận [Vân Nam (雲南)] vốn là đất Vân Xuyên (雲川), đặt ra vào thời nhà Thục (蜀) năm Kiến Hưng (建興) thứ ba. Sông Bộc thủy (僕水) lại chảy về phía nam qua huyện Tà Long (邪龍) quận Vĩnh Xương (永昌) mà hợp với sông Tham thủy (貪水). Sông [Tham thủy (貪水)] chảy ra từ huyện Thanh Linh (青蛉), phía trên đón nước sông Thanh Linh thủy (青蛉水), chảy qua huyện Diệp Du (葉榆), lại chảy về phía đông đến huyện Tà Long (邪龍) đổ vào sông Bộc (僕). Sông Bộc thủy (僕水) lại chảy qua quận Kiến Ninh (建寧) của Ninh châu (寧州). (Ninh) châu là nơi đóng đồn của Lai hàng đô đốc (庲降都督), cho nên người miền nam gọi là Đồn Hạ (屯下), thời vua Lưu Thiện (劉禪) năm Kiến Hưng (建興) thứ ba, chia quận Ích Châu (益州) đặt ra quận ấy. Lại chảy qua huyện Song Bách (雙柏), có sông Tức thủy (即水) chảy vào đó. Sông [Tức thủy (即水)] chảy ra từ núi Ngưu Lan sơn (牛蘭山) huyện Tần Tang (秦臧), chảy về phía nam đến huyện Song Bách (雙柏), chảy về phía đông đổ vào sông Bộc thủy (僕水). Lại chảy về phía đông đến huyện Lai Duy (來唯) đổ vào sông Lao thủy (勞水). Sông [Lao thủy (勞水)] chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông qua huyện ấy [huyện Lai Duy (來唯)] mà hợp với sông Bộc thủy (僕水). Sông Bộc thủy (僕水) chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (𥹆泠) quận Giao Chỉ (交趾) của Giao châu (交州), chảy về phía nam đổ vào biển.

    3. Hán thư (漢書) – Địa lí chí (地理志)

    [Hán (漢) – Ban Cố (班固) soạn, Đường (唐) – Nhan Sư Cổ (顏師古) chú]

    靑蛉。臨池澤在北。僕水出徼外,東南至來惟入勞,過郡二,行千八百八十里。
    Huyện Thanh Linh (靑蛉) [thuộc quận Việt Tủy (越嶲郡)]: Có đầm Lâm Trì trạch (臨池澤) ở phía bắc. Có sông Bộc thủy (僕水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông nam đến huyện Lai Duy (來惟) thì đổ vào sông Lao (勞), chảy qua hai quận dài một nghìn tám trăm tám mươi dặm.

    秦臧,牛蘭山,卽水所出,南至雙柏入僕,行八百二十里。
    Huyện Tần Tang (秦臧) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có núi Ngưu Lan sơn (牛蘭山) là chỗ mà sông Tức thủy (卽水) chảy ra, chảy về phía nam đến huyện Song Bách (雙柏) thì đổ vào sông Bộc (僕), dài tám trăm hai mươi dặm.

    葉楡,葉楡澤在東。貪水首受靑蛉,南至邪龍入僕,行五百里。
    Huyện Diệp Du (葉楡) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có đầm Diệp Du trạch (葉楡澤) ở phía đông. Có sông Tham thủy (貪水) bắt đầu nhận nước sông Thanh Linh (靑蛉), chảy về phía nam đến huyện Tà Long (邪龍) thì đổ vào sông Bộc (僕), dài năm trăm dặm.

    來唯。從𨹁山出銅。勞水出徼外,東至麋泠入南海,過郡三,行三千五百六十里。
    Huyện Lai Duy (來唯) [thuộc quận Ích Châu (益州)]: Có núi Tổng Hồng sơn (從𨹁山) xuất đồng (銅). Có sông Lao thủy (勞水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (麋泠) rồi đổ vào biển Nam Hải (南海), chảy qua ba quận, dài ba nghìn năm trăm sáu mươi dặm.

    西隨,麋水西受徼外,東至麋泠入尚龍谿,過郡二,行千一百六里。
    Huyện Tây Tùy (西隨) [thuộc quận Tường Kha (牂柯)]: Có sông Mê thủy (麋水) chảy ra từ cõi ngoài biên giới, chảy về phía đông đến huyện Mê Linh (麋泠) thì đổ vào khe Thượng Long khê (尚龍谿), chảy qua hai quận, dài một nghìn một trăm lẻ sáu dặm.

    都夢,壺水東南至麋泠入尚龍谿,過郡二,行千一百六十里。
    Huyện Đô Mộng (都夢) [thuộc quận Tường Kha (牂柯)]: Có sông Hồ thủy (壺水) chảy về phía đông nam đến huyện Mê Linh (麋泠) thì đổ vào khe Thượng Long khê (尚龍谿), chảy qua hai quận, dài một nghìn một trăm sáu mươi dặm.

    III. Con đường theo quận Tường Kha là con đường chính từ quận Giao Chỉ sang đất Ba Thục.

    Tam quốc chí (三國志) – Lưu Ba truyện (劉巴傳)

    [Tây Tấn (西晉) – Trần Thọ (陳壽) soạn, Lưu Tống (劉宋) – Bùi Tùng Chi (裴松之) chú]

    零陵先賢傳曰:巴入交阯,更姓為張。與交阯太守士爕計議不合,乃由牂牁道去。為益州郡所拘留,太守欲殺之。主簿曰:「此非常人,不可殺也。」主簿請自送至州,見益州牧劉璋,璋父焉昔為巴父祥所舉孝廉,見巴驚喜,每大事輒以咨訪。
    Linh Lăng tiên hiền truyện (零陵先賢傳) chép: “Ba vào quận Giao Chỉ (交阯), đổi họ làm họ Trương (張). [Ba] bàn mưu không hợp với Giao Chỉ thái thú (交阯太守) là Sĩ Nhiếp (士爕), bèn theo đường quận Tường Kha (牂牁) mà bỏ đi. Trên đường đi bị người quận Ích Châu (益州) bắt giữ, Thái thú muốn giết Ba, Chủ bạ (主簿) nói ‘Hắn là kẻ phi phường, không được giết vậy.’ Chủ bạ xin tự hộ tống đến châu, gặp Ích châu mục (益州牧) là Lưu Chương (劉璋). Cha Chương là Yên (焉) là người mà ngày xưa được cha Ba là Tường (祥) cử hiếu liêm (孝廉), khi gặp Ba thì mừng rỡ, hễ có chuyện lớn gì thì liền đem hỏi kĩ.”

    https://5b0988e595225.cdn.sohucs.com/q_70,c_zoom,w_640/images/20200408/4a9b0b7eb97f4f869428fb20a9f73499.webp
    Bản đồ đường quận Tường Kha theo sông Hồng

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s