
Ảnh chụp bức tượng lãnh tụ Enver Hoxha bị lật đổ ở Quảng trường Skanderbeg, trung tâm Tirana năm 1990.
Sergei Alpha
Albania là quốc gia có diện tích vào khoảng tiểu bang Alabama với dân số hơn 3 triệu người. Albania tiếp giáp với các nước Nam Tư, Macedonia, Hy Lạp và biển Adriatic. Qua nhiều thế kỷ bị nước ngoài đô hộ, người dân Albania vẫn giữ được bản tính dân tộc nên đã giành được độc lập vào năm 1920 rồi tới Thế Chiến Thứ Hai, quốc gia nhỏ bé này bị Ý xâm lăng vào tháng 4/1939, rồi bị sát nhập vào nước Ý.
Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai, có ba lực lượng kháng chiến chính trong Albania: Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia NLF (the National Liberation Front) do lãnh đạo đảng Lao Động Albania Enver Hoxha lãnh đạo, lực lượng bảo hoàng gọi là Phong Trào Hợp Pháp (Legality) do Abas Kupi điều khiển, phong trào quốc gia gọi tên là Balli Kombetar do Midhat Frasheri chủ trương. Cả ba nhóm quân sự này vừa đánh quân đội Đức chiếm đóng, vừa đánh lẫn nhau.
Năm 1944, lực lượng bị đánh bật ra khỏi Albania và NLF kiểm soát được đất nước. Hoxha đã thiết lập nên tại Tirana một chính quyền cộng sản và lãnh đạo đất nước với chức vụ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản từ năm 1953. Khi đó đảng Cộng Sản Nam Tư đã giúp đỡ các đảng viên cộng sản Albania tổ chức lại Mặt Trận Giải Phóng NLF nhưng tới năm 1948, sự rạn nứt đã xẩy ra giữa Nam Tư và Liên Xô khiến cho Nam Tư bị trục xuất khỏi Khối Cominform, một tổ chức gồm các đảng cộng sản châu Âu do Liên Xô lãnh đạo. Vào lúc này, Albania theo Liên Xô nên đã tuyệt giao với Nam Tư.
Ông Enver Hoxha (1908-1985), đã lãnh đạo Albania cho tới khi qua đời. Ông là đồng minh thân cận khi đó của Joseph Stalin. Ông đưa ra các chính sách như: mọi ruộng đất đều bị tập trung thành các nông trại tập thể, những người chống đối đều bị cầm tù, các tài sản tư nhân bị tịch thu, mọi cơ sở tôn giáo đều bị đóng cửa. Hoxha đã cô lập xứ Albania, không cho giao tiếp với các quốc gia khác. Chính sách giới hạn mọi tự do cá nhân tại Albania đã khiến cho xứ sở này trở thành quốc gia nghèo đói nhất châu Âu.
Vào đầu thập niên 1960, đã xảy ra một dạn nứt khác giữa Liên xô và Trung Quốc. Vào năm 1961, Albania đoạn tuyệt với Liên Xô. Từ đó Trung Quốc cung cấp mọi trợ giúp cho Albania kể cả trợ giúp kỹ thuật. Tới cuối thập niên 1970, các nhà lãnh đạo cộng sản Albania lại chỉ trích Trung Quốc là đã không theo đúng chủ nghĩa Marx – Lenin nên đã liên lạc với Nam Tư và Hoa Kỳ. Trung Quốc bèn phản ứng lại bằng cách cắt hết viện trợ cho Albania.
Năm 1985, ông Enver Hoxha chết sau khi đã lãnh đạo Albania hơn 40 năm. Ông Ramiz Alia, nguyên là chủ tịch nước từ năm 1982, đã kế tiếp ông Hoxha làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản. Trong khoảng thời gian Mikhail Gorbachev đã áp dụng các chính sách mới về glasnost và perestroika ở Liên Xô vào năm 1985.
Từ năm 1989, vì các quốc gia XNCH Đông Âu bắt đầu tan rã nên Albania cũng bị ảnh hưởng. Các cuộc biểu tình đã xảy ra tại thủ đô Tirana, một sự việc không hề có trong 46 năm, một phần là do sự giảm bớt bóp nghẹt của cơ quan công an mật vụ Sigurimi. Nhiều người Albania vẫn không biết về các sự kiện do sự khan hiếm thông tin do bị cô lập. Một số người Albania thậm chí còn không biết rằng Bức tường Berlin đã sụp đổ vào tháng 11 năm 1989.
Sau khi Nicolae Ceauşescu, nhà lãnh đạo của Romania, bị hành quyết năm 1989, Alia biết rằng ông có thể là người tiếp theo nếu những thay đổi triệt để không được thực hiện. Sau đó, ông đã ký Thỏa thuận Helsinki, sau đó buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền của Tây Âu. Alia cũng tổ chức một cuộc họp với các trí thức hàng đầu thời bấy giờ về cách thức cải cách hệ thống chính trị Albania.
Vào tháng 1 năm 1990, các cuộc nổi dậy đầu tiên bắt đầu ở Shkodra, nơi có vài trăm người muốn phá bỏ tượng của Joseph Stalin, và từ đó chúng lan sang một vài thành phố khác. Khi đó, Ramiz Alia đã công bố một chương trình “dân chủ hóa”, cho phép nông dân được quyền canh tác trên các mảnh đất tư hữu, chấp nhận việc du lịch ra nước ngoài và cho phép dân chúng thực hành tôn giáo tại gia đình. Một cải tiến khác của Albania là trả tiền thưởng cho các công nhân làm việc chăm chỉ, để sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn. Những nỗ lực đã được bắt đầu để cải thiện mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
Thế nhưng, những cải cách này chưa thực sự mang lại các kết quả tốt. Vào tháng 7/1990, 5,000 người Albania đã xuống đường, phản đối chính quyền, đập phá các tòa đại sứ để yêu cầu được ra các nước ngoài, đỉnh điểm vào tháng 12/1990 với các cuộc biểu tình của sinh viên ở thủ đô Tirana. Nhiều người liều mạng băng qua biên giới Nam Tư và Hy Lạp mà không có giấy tờ, để tìm tự do và tránh các hiểm nghèo kinh tế.
Nhiều thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ mới thành lập đã mặc áo khoác sáng màu trong các cuộc biểu tình, trong khi Sali Berisha, khi đó vẫn là thành viên Đảng Lao động, đã nghe lời cảm ơn của Ramiz Alia khi phát biểu trước các cuộc biểu tình của sinh viên và lái xe quanh Quảng trường Skanderbeg bằng xe chính phủ. Trong khi đó, một cuộc biểu tình của sinh viên đã bị cảnh sát dẹp trong ký túc xá Thành phố Sinh viên của Tirana. Ramiz Alia đã mời một phái đoàn gồm các sinh viên Đại học Tirana để thảo luận về mối quan tâm của họ và đưa ra một thỏa hiệp.
Ủy ban Trung ương của Đảng đã phải cho phép đa nguyên chính trị vào ngày 11/12/1990 và đảng đối lập lớn nhất, Đảng Dân chủ Albania (the Albanian Democratic Party), được thành lập vào ngày hôm sau do Sali Berisha thành lập. Sau cuộc bầu cử diễn ra vào 31/3/1991, đảng Lao Động Albania giành được nhiều phiếu bầu. Họ đã cố gắng giữ quyền kiểm soát chính phủ trong vòng bầu cử đầu tiên, nhưng hai tháng sau đã thất bại trong một cuộc tổng đình công, dẫn đến việc thành lập một “chính phủ ổn định” bao gồm 9 nhân vật độc lập.
Một ủy ban “cứu quốc” lên thay nhưng cũng sụp đổ trong vòng sáu tháng. Alia từ chức tổng thống. Cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 1992 trong bối cảnh kinh tế suy sụp và bất ổn xã hội, với Đảng Dân chủ giành được hầu hết các ghế và người đứng đầu đảng, Sali Berisha, một y sĩ giải phẫu tim, 47 tuổi, trở thành tổng thống và là nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ đầu tiên của Albania kể từ năm 1924. Sau khi trở thành nhà lãnh đạo của Albania, ông Sali Berisha đã thực hiện nhiều chuyến công du ra các nước ngoài để xin trợ giúp.
Sự thay đổi sang chủ nghĩa tư bản rõ ràng có nhiều thách thức. Đảng Dân chủ đã phải thực hiện những cải cách mà họ đã hứa hẹn, nhưng họ đã quá chậm hoặc không giải quyết được các vấn đề của quốc gia, vì vậy người dân thất vọng khi hy vọng về sự thịnh vượng nhanh chóng không được thực hiện. Khi tiếp cận với nền kinh tế thị trường, hệ thống tài chính non trẻ không tránh khỏi những sai sót. Nó trở thành miếng mồi ngon cho “mô hình Ponzi”. Mô hình Ponzi – được gọi mỹ miều là phương án kim tự tháp Albania (PIF) – khởi động từ năm 1991, hoạt động giống như một ngân hàng, nhưng lại không có đầu tư cụ thể, không cho vay, chỉ để thu và trả lãi. Giám đốc đầu tiên của PIF là Hajdin Sejdisë, người sau đó đã bỏ trốn sang Thụy Sĩ cùng với hàng triệu USD cuỗm được của khách hàng.
Vào thời điểm cuối năm 1996, các DN theo mô hình PIF phát triển cực thịnh, lãi suất vô cùng hấp dẫn để câu khách, nhưng thực ra cũng là dấu hiệu suy tàn. Ước tính có khoảng 2/3 số dân Albania đã bị lừa với khoản tiền hơn 1,2 tỷ USD. Số tiền trên tự động chảy vào các công ty cung ứng dịch vụ đa cấp Ponzi với mức lãi suất từ 10 – 25%/tháng. Nhiều người tham lãi suất cao đã bán cả nhà cửa, tài sản, huy động tiền bạn bè, người thân để tham gia. Thậm chí cả những người xa xứ làm việc tại Hy Lạp và Italy cũng chuyển tiền về Albania để “gửi trứng cho ác”.
Sở dĩ mô hình này tồn tại được là do kẽ hở pháp luật. Năm 1994, Quốc hội Albania đã ban hành đạo luật ngân hàng, trong đó không quy định Ngân hàng Quốc gia Albania phải giám sát các hoạt động của các NHTM, hoặc của các DN cho vay tiền. Sai lầm này là dựa trên khuyến cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hai năm sau đó, IMF thấy sai lầm nên sửa lại, nhưng đã quá muộn. Nghiêm trọng hơn, khi IMF khuyến cáo đóng cửa các mô hình hoạt động PIF thì chính phủ Albania lại chần chừ. Theo dư luận, việc chậm trễ của chính phủ là do có bàn tay của “lợi ích nhóm”. Đến trung tuần tháng Giêng năm 1997, hầu hết các công ty PIF đều sụp đổ, “cướp trắng” những khoản tiền góp nhặt cả đời của người dân.
Ngày 22/1/1997, chính phủ Albania chính thức đóng cửa ba “công ty lừa” gồm: Xhaferri, Populli và Gjallica, duy chỉ có Công ty Vefa vẫn được phép hoạt động bởi tiền vốn nằm cả trong bất động sản như khách sạn, nhà hàng, nhà máy và một số dự án hữu hình khác… Cũng phải nói thêm rằng, vào năm 1997, việc buôn bán ở Albania gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm nên những người có tiền bắt đầu chuyển hướng đầu tư. Nắm được điểm yếu này, các công ty tài chính hoạt động theo mô hình Ponzi được hậu thuẫn đã vào cuộc.
Những cú lừa như trên đã gây sốc cộng thêm hiều người Albania cũng thất vọng trước chủ nghĩa độc tài ngày càng tăng của Sali Berisha, bao gồm áp lực lên phe đối lập, truyền thông và xã hội dân sự (trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6 năm 1996, Đảng Dân chủ cố gắng giành đa số tuyệt đối và thao túng kết quả) và nạn tham nhũng lan rộng đã châm ngòi cho cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ngay sau đó. Chính phủ đã cố gắng đàn áp cuộc nổi dậy bằng vũ lực nhưng nỗ lực này đã thất bại, do tinh thần xuống thấp và sự tham nhũng trong lực lượng vũ trang.
Với sự giúp đỡ của đặc phái viên OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu) Franz Vranitzky dẫn đầu, các đảng cầm quyền và đối lập đã đồng ý thành lập Chính phủ hòa giải và tổ chức các cuộc bầu cử mới. Ngày 1/3/1997, Thủ tướng Albani, Aleksander Meksi từ chức và ngay sau đó, Tổng thống Sali Berisha đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 11/3/1997, Đảng Xã hội giành chiến thắng bằng việc thủ lĩnh đảng này, ông Bashkim Fino đã được bổ nhiệm làm thủ tướng. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền lực không hề suôn sẻ và cải thiện được tình thế, biểu tình vẫn lan rộng buộc chính phủ phải huy động tới quân đội để trấn an.
Tình hình ngày càng nghiêm trọng, buộc các nước phải sơ tán công dân của mình ra khỏi khu vực căng thẳng. Ngày 28/3/1997, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 1101, cho phép sử dụng quân đội để đảm bảo an ninh tại Albania. Ngày 15/4/1997, 7.265 binh lính đã tham gia chiến dịch Alba do Italia dẫn đầu để khôi phục lại trật tự cho Albania. Bắt đầu từ ngày 15 tháng 4, 7.265 quân (trong đó hơn một nửa là người Ý) đã được triển khai để nhanh chóng lập lại trật tự ở Tirana. Các mục tiêu chính của nhiệm vụ bao gồm truy bắt tội phạm và thu thập vũ khí, nhưng trong những tháng sau đó, quân đội hoạt động cũng giúp đào tạo lại lực lượng Albania theo tiêu chuẩn hiện đại. Chiến dịch Alba cuối cùng cũng kết thúc vào tháng 8, khi những binh lính cuối cùng được rút khỏi đất nước.
Các cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 1997 đã đưa Đảng Xã hội (đảng Lao Động Albania cũ) lên nắm quyền, và họ cầm quyền dưới nhiều thủ tướng khác nhau cho đến năm 2005. Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2005 và 2009, và Albania lại được điều hành bởi Thủ tướng Sali Berisha. Cho đến nay, Berisha là nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ lâu nhất và là Thủ tướng duy nhất phục vụ hai nhiệm kỳ đầy đủ. Đảng Xã hội đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2013 và được điều hành bởi người đứng đầu đảng và Thủ tướng Edi Rama.
Theo hiến pháp, được thông qua bằng trưng cầu dân ý ngày 22 tháng 11 năm 1998, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 1998 và được sửa đổi vào tháng 1 năm 2007, Albania có một hệ thống chính phủ dân chủ với sự phân quyền và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Kể từ khi thay đổi chế độ, đất nước này hướng về phương Tây nhiều hơn là quan hệ với Nga hoặc Trung Quốc. Albania gia nhập NATO năm 2009 và đang hướng tới việc gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai.
Nguồn:
Abrahams, Fred C. (2015). Modern Albania: From Dictatorship to Democracy
Rama, Shinasi (2019). The End of Communist Rule in Albania: Political Change and The Role of The Student Movement
● Albania làm gì có CHỦ NGHĨA XÃ HỘI để mà sụp đổ chứ ? ? ?
● Suốt một thời gian dài ở thời kỳ đầu họ xây dựng nhà nước theo mô hình CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA dưới mô típ là XÃ HỘI CHỦ NGHĨA và giai đoạn cuối thì chuyển sang mô típ ĐA NGUYÊN – ĐA ĐẢNG . Chính vì sự tranh giành quyền lực cùng với sự bất tài cộng với sự làm ngơ của các tổ chức quốc tế ( khi họ cần sự trợ giúp về kinh tế v v ) mới dẫn đến sụp đổ hoàn toàn ●|●
● Nếu ngay từ lúc ban đầu họ xây dựng nhà nước theo mô hình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI một cách nghiêm túc thì chưa chắc có chuyện sụp đổ như thế đâu ●|●
● CHỦ NGHĨA XÃ HỘI hoàn toàn khác với XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ●|● Xin đừng có nhầm lẫn mà nói càng như thế ●|●
=》Cho đến hôm nay cũng chưa có một vị lãnh đạo hay một tay chính trị gia nào biết được rõ là mô hình của CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là như thế nào cả ●|●
=》Chính vì thế mà năm 2018 Lão tổng bí thư của VN mới ví von rằng ĐẾN HẾT THẾ KỶ XXI NÀY CŨNG CHƯA BIẾT CÁI MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ NHƯ THẾ NÀO NỮA ●|●
=》 Một vị lãnh đạo tối cao và được xem là tài cao BẮC ĐẨU của VN mà còn phát biểu như vậy ●|● =》 Vậy mà hàng ngày kể từ thuở bình minh họ huyên hoang khoác lát mãi ●|●
=》 Nhưng buồn cười nhất là họ lại cho rằng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI và XÃ HỘI CHỦ NGHĨA là như nhau nên lúc thì dùng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA lúc thì dùng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI v v ● ● ● ●|●
☆ Vậy thì họ lãnh đạo quốc gia tiến lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI là như thế nào nhỉ ?.Bao giờ thì người dân của VN mới biết được cái nhà nước mang danh CHỦ NGHĨA XÃ HỘI đây ? ? ?
☆ Vậy có THAM NHŨNG QUYỀN LỰC không nhỉ ? ? ?
Phú Tiên – TN : 02/01/2022
ThíchThích