Vũ Ngọc Phương
Báo “ Người Hà Nội” số 73 ngày 01/04/1988.
Gần đây trên các trang thông tin xã hội có nhắc lại phim “ Hà Nội trong mắt ai” và Truyện Tử tế” của Đạo diễn Trần văn Thủy với sự đánh giá như một sự kiện đột phá tư duy Văn học – Nghệ thuật thời mới Cải cách mở cửa. Thời đó khi đã ngoài 30 tuổi, tôi lại có những nhận xét và đánh giá khác. Đến nay xem lại bài viết thấy rằng những nhận xét cách đây 33 năm của tôi cũng có cách nhìn khác về một tác phẩm Nghệ thuật. Để cùng bạn đọc hồi tưởng lại thời ở Việt Nam phá Bao cấp xin trích dẫn nguyên văn bài viết thời ấy của tôi không chạy theo số đông mà giờ báo chí, dư luận xã hội nói hơi thô là “ Tính bầy đàn”, thấy khen thì cũng khen, thấy chê thì cũng chê, phổ thông bây giờ:
Đã một dạo do ngại cái ồn ào, nhộn nhạo ở nơi sinh hoạt công cộng nên tôi trốn xem phim, cả đến phim chiếu “ Nội bộ” ly kỳ.
Một chiều Đông muộm, có người bạn cho tôi đôi vé xem phim “ Hà Nội trong mắt ai” và “ Chuyện tử tế”. Đồn hai phim bị cấm chiếu, rồi lại chiếu, mà là chiếu chiêu đãi Trung ương thì hẳn là phim có tư tưởng lớn, thế thì phải đi. Xem phim xong tôi có suy nghĩ mà viết bài này. Có thể nói “ Hà Nội trong mắt ai” và “ Chuyện tử tế” là hai phần của một cuốn phim liên tục.
Với “ Hà Nội trong mắt ai” cảnh phim giới thiệu cho người xem những Danh Nhân một thời đã từng cùng Dân tạo dựng nên Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Một số cảnh phim được chọn lọc của Hà Nội hôm nay, tự nó, đã gây lòng hoài cảm mà thật xúc động với những ai đã từng sống với Hà Nội. Đã là phim tư liệu hẳn cảnh quan là chính, nhạc điệu làm nền, vậy mà ở cả hai phim tôi ngạc nhiên vì lời bình dài và nhiều. Tôi băn khoăn tự hỏi nếu bỏ lời bình thì bộ phim sẽ ra sao? Là phim du lịch thì không phải, tư liệu xã hội hay lịch sử tự hình ảnh đã rõ nội dung. Hai cuốn phim này thật khó rõ chủ đề phim nếu không có lời bình.
Lời bình chung trong phim nhắc nhiều đến hai chủ đề chính là những Danh Nhân có công dựng Nước và Nhân Dân, nếu chỉ như vậy sẽ không có lời nhận xét, bình luận sau khi xem phim. Với thời Lê Sơ, đạo diễn Trần văn Thủy nhắc đến Nguyễn Trãi – Một Khai Quốc Công thần đã từng cùng Lê Lợi lãnh đạo Nhân Dân ta đánh tan quân xâm lược Nhà Minh giành lại độc lập cho nước Nhà. Đạo diễn bình rằng sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi quên lời ước xưa mạng lòng đố kỵ chém giết các Đại Thần như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn,… Trường đoạn phim liên tiếp đưa những hình ảnh đối lập như Văn bia Thần Đạo ở Vĩnh Lăng, Lam Kinh, Thanh Hóa ghi công Lê Thái Tổ, tượng Lê Lợi trên đường Lê Thái Tổ ở Hà Nội đối lập với tượng Nguyễn Trãi mới dựng. Lịch sử là cái đã đã qua, đã chết, mà đã chết thì không biết cãi, nếu là người không đọc lịch sử Việt Nam, xem phim tôi tin rằng Lê Lợi đã giết Nguyễn Trãi.
Đây là chỗ yếu, không rành mạch của “ Sen” trong kịch bản và đạo diễn Trần Văn Thủy, nhưng với “ Cảm hứng” sau Đổi mới, mở cửa thì dư luận cứ theo nhau mà tranh khen rào rào (!)
Kể từ năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi cùng với các tướng Lê Thạch, Lê Liễu dấy nghĩa quân chống lại Nhà Minh xâm lược nước ta đến nay đã 570 năm, Thăng Long – Đông Đô – Hà nội đã trải hàng nghìn lần binh lửa tàn phá. Sử sách phần bị cướp, phần thất lạc, phần bị thiêu đốt. Đời chỉ còn truyền lại trong Dân gian những chuyện Đức Lớn hay chuyện Ác sâu mà không lưu muôn sự nhỏ vặt nào đã gộp lại nên Thiện – Ác. Tôi nhận rằng hôm nay chúng ta cần khảo cứu hiện tượng “ Lê Lợi vi Quân, Nguyễn Trãi vi Thần” bằng cách nhìn khách quan duy vật Marl. Hiện tượng Người Anh hùng áo vải Lê Lợi ở đất Lam Sơn là kết tinh cao đẹp tinh thần quật khởi, mưu trí, bất khuất chống ngoại xâm của Dân tộc Việt đầu thế kỷ XIV.
Cái vĩ đại của Lê Lợi là Tài dùng Người, biết kết hợp Tài – Đức của nhiều người vào một mối để trị Nước, yên Dân, mang lại Thái Bình – Độc lập. Có thể vì đạo diễn Trần văn Thủy thiên về Nghệ sỹ đã không có nhãn quan chính trị để thấu suốt quy luật này.
Dưới thời Lê Lợi, vì có công góp phần giữ Nước – Khai Quốc Đại Việt nên Nguyễn Trãi được đứng đầu bên Văn, Lê Vấn đứng đầu bên Võ, cả thảy 227 người đều được phong Quốc tính là họ Lê, vậy nên Nguyễn Trãi còn được gọi là Lê Trãi. Nguyễn Trãi được phong đến Nhất phẩm Vĩnh Lộc Đại phu, Nhập nội hành khiển, Tri tam quán sự quyền cao triều chính. Đến đời vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi tuổi cao, công lớn trùm thiên hạ, có người thiếp yêu Nguyễn thị Lộ rất có tài sắc, được phong Nữ Học sỹ, thường ra vào Cung cấm, theo hầu ngày đêm vua Lê Thái Tông. Vào cuối Niên hiệu Thiệu Bình (1434 – 1439), Thị Lộ theo hầu Thái Tông nghỉ đêm tại Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), bất ngờ đêm vua mất, Triều thần vốn đố kỵ đã vu cho Nguyễn Thị Lộ giết vua, bởi thế Nguyễn Trãi thân chịu nhục hình, bị giết cả ba họ, đó là một đoạn Thảm Sử nước ta, sống dưới thời Phong kiến Quân chủ chuyên chế thật đáng buồn thay!
Thiên nhiên gồm cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đâu chỉ mãi mãi một mùa Xuân? Đã là người tài trí phải biết tiến, biết lui. Khi Tài mình, Sức mình còn thực sự ích Nước, lợi Dân thì ra giúp Nước, khi sức yếu, thì lui về nghỉ đó mới là Tài – Đức vẹn toàn. Thời đã thay, Thế đã đổi, vạ chết cả ba họ chẳng đáng trách sao.
Cũng không ít người đương thời và đời sau thương và cho rằng Nguyễn Trãi đã không theo quy luật Trời – Đất “ Trăng tròn thì khuyết, Mặt Trời cao rồi lặn”, các Vị Danh Nho Việt có câu: “ Cấp lưu Dũng thoái” – Nghĩa là Thế mạnh như dòng Nước xiết thì Quyết thoái vị. Sự khó nhất một đời người của Kẻ Sỹ (Người Tài) là Khởi đầu đúng lúc, Kết thúc đúng lúc. Trong Phạm Thư, Thái Trạch liệt truyện – Sử ký Tư Mã Thiên, Thái Trạch là kẻ Biện sỹ giỏi nhất thời Chiến Quốc có nói: “ Người ta lập công, ai lại không muốn thành đạt toàn vẹn. Thân và Danh được toàn vẹn là tốt nhất. Danh có thể nêu gương mà Thân thì chết đó là hạng thứ hai. Danh bị ô nhục mà Thân được toàn vẹn thì đó là hạng bét”.
Phần hai bộ phim được cho là phim “ Chuyện Tử tế”, nhà đạo diễn đã phải rào trước là chuyện khó nói xưa nay, tuy rằng tục ngữ ca dao Dân Việt ngàn đời vẫn nói mới thấy “Dũng khí” vừa phải của Đạo diễn Trần văn Thủy. Phim có phần nào phảng phất “ Hà Nội trong mắt ai” nếu bỏ lời bình để phim chỉ giữ lại hình ảnh thì đố biết tác giả kịch bản định nói gì? Trường đoạn (Sen) phim có nhiều hình ảnh đối lập, chúng ta có thể dẫn vài trường đoạn như cảnh từng đoàn xe Vonga đen bong dừng bánh trước thảm đỏ cửa Hội trường Ba đình, kế theo là cảnh chen chúc, xô đẩy của Dân đi vào g axe lửa, cảnh những người gồn gánh, những người lang thang không nhà cửa, rồi cảnh quân đội, trụ sở cơ quan,… có chữ “… Nhân Dân”, phải chăng đạo diễn Trần văn Thủy cho rằng Nhà nước này, quân đội này đối lập với quyền lợi Nhân Dân? Tôi là người sinh ra trong kháng chiến chống Pháp, trưởng thành trong kháng chiến Chống Mỹ đoan rằng trong suốt lịch sử dựng Nước, giữ Nước Việt chưa từng có thế hệ Lãnh đạo Quốc gia – Dân tộc thời kỳ nào thực sự liêm chính, hy sinh vì Độc lập, Tự do, thống nhất Nước ta trong cuộc chiến hơn 40 năm nay chưa từng chấm dứt như thế hệ lãnh đạo hiện nay – Thế hệ Hồ Chí Minh, đó là sự thật lịch sử tuyệt nhiên không hề xu nịnh.
Việt Nam đã trải qua sự thống trị hơn một nghìn năm của Phương Bắc, lại chìm đắm trong vô cùng các cuộc chiến triền miên rồi bị áp bức, bóc lột tận cùng hơn một trăm năm của Thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ thì cảnh đối lập giầu sang, nghèo khó không hề thiếu như vậy phải cần nhãn quan sâu sắc của Nhà văn hóa nói chung, đạo diễn Trần văn Thủy nói riêng để Dân thấy rõ bản chất chế độ nào đã hy sinh cho Dân, cho Nước.
Những sai lầm trong lãnh đạo Kinh tế từ sau 1975 – 1986 đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng công khai nhận khuyết điểm, phê phán để tiến hành Công cuộc Đổi Mới 1986 do Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh Chủ trì. Một nền kinh tế Tiểu Nông hàng mấy nghìn năm không dễ gì thay đổi một sớm, một chiều.
Đạo lý mỗi thời một khác, đạo diễn Trần văn Thủy ca ngợi Nguyễn Trãi mà chê bóng gió quan chức thời nay qua hình ảnh ô tô Vonga thì hãy nhận ra khi Nguyễn Trãi làm Quan cực phẩm đến tước Hầu, khi ra ngồi Đài sảnh lầu son, gác tía, văn quan, giáp sỹ đứng hầu có hàng nghìn người. Trong Phủ có hàng trăm Thê Thiếp, Nô bộc. Khi đi ra có Kiệu tám người khiêng, có lính dẹp đường,… Vậy có nên vì thế mà ca ngợi công đức vì Nước của Nguyễn Trãi? Vậy sự ấu trĩ cực đoan cho rằng lãnh đạo vì Dân phải bỏ ô tô đi bộ sẽ như thế nào khi Nước không còn Uy, Quốc gia không còn Thế ? Vì Nước, vì Dân là , làm sao cho Dân giầu, Nước mạnh, lãnh đạo vì thế cũng giầu sang vinh hiển chính cương trong một đất nước có Đạo lý, Phép Nước phân minh. Lịch sử hôm nay đang cần có một Lê Lợi để trị loạn, trong dụng được Người tài đức ra giúp Nước cường thịnh.
Trong cuộc Đại cách mạng Đổi Mới, chúng ta phải đưa cái xấu, cái ác, cái suy đổi ra nghiêm trị để Cán bộ, Nhân Dân biết mà tránh. Tác phẩm Văn học – Nghệ thuật nói chung và phim ảnh nói riêng cần được xây dựng các hình tượng điển hình để phê phán, ca ngợi sao cho cái Tốt, cái Thiện thắng thế, dẹp trừ được cái Xấu, cái Ác trong đời sống cho xã hội phồn vinh, không nên quá tự nhiên cảm tính như một số trường đoạn trong phim “ Hà Nội trong mắt ai” và “ Chuyện Tử tế”. Đổi Mới Tư duy nhất là Tư duy Kinh tế là điều cấp thiết hiện nay. Song không thể nào Đổi Mới được các phần Hồn trừu tượng khi mà ăn mặc, cư xử vẫn theo lối cũ, nếp cũ
“ Thà Xấu đều hơn Tốt lỏi”. Dốt thì Dốt cả, Nghèo thì Nghèo cả, rồi chia đều cái Nghèo cho mọi người để cho rằng công bằng – Đó là đạo lý bao cấp kiểu Tiểu Nông cần được xóa bỏ. Trừ hoàn cảnh nhất định, Nghèo Khổ không phải là đạo đức.
Thật ngạc nhiên khi biết phim “ Hà Nội trong mắt ai” chưa bao giờ có văn bản nào cấm chiếu! Trong Văn học Nghệ thuật thì duyệt Phim, duyệt Kịch là dễ hơn cả vì có hình ảnh cụ thể. Duyệt phim lâu nay của giới Điện ảnh để bớt trách nhiệm là làm phim xong mời vài vị Lãnh đạo Đảng – Nhà nước xem coi như duyệt. Bởi phim “ Hà Nội trong mắt ai” mời nhiều, xem nhiều, lắm ý nên “Cấm” lại chính là Cán bộ của giới Phim ảnh.
Tôi mong được thấy phim của ta sẽ đưa được cái Ác bây giờ là thói bất tài xu nịnh, cơ hội giảo quyệt, thích thành tích mà sợ trách nhiệm, ghen người hiền, ghét người tài, trù dập người trung chính vốn là bản chất tạo ra nạn tham nhũng đang là căn bệnh hiểm nghèo hiện đã di căn vào khắp đời sống kinh tế xã hội, đôi khi báo cáo láo mà thành công trạng. Xem phim phải thấy được cái xấu và có lòng tin ở tương lai. Còn xem để cười cho đã rồi buồn, rồi chán thì Dân phải trả công quay phim đắt quá. Phim cũng phải nói đến lớp trẻ trên dưới đôi mươi hiện nay đang có nhiều điều bị cha anh phê phán. Nhưng cần thấy sức mạnh tuổi đôi mươi là trung thực, nói thẳng, biết giải quyết những vấn đề phức tạp một cách đơn giản và nhậy bén với cái mới. Tương lai Đất Nước thuộc về họ, còn chúng ta chỉ có quá khứ và hiện tại. Điều đáng chê trách của chúng ta là để Nhân Dân và nhất là thế hệ đôi mươi mất lòng tin vào tương lai đất nước.
Phim “ Hà Nội trong mắt ai” đã mở đầu bằng hình ảnh Nghệ sỹ Văn Vượng với tiếng đàn Guitar trữ tình tha thiết với cuộc đời, tiếng đàn của người Nhạc Sỹ Mù sao mà đẹp, mà yêu đời, mà trong sáng, trong khi phim rặt cảnh buồn chán mất lòng tin góp vào màn ảnh.
Tôi cũng là Người Hà Nội đến nay ở đã sáu đời, không xu thời mà viết bài này nếu đạo diễn Trần văn Thủy một lần biết đến. Trong hai cuốn phim đã có mấy thành công làm cảm động lòng người Hà Nội, những phim sau nếu đạo diễn Trần văn Thủy còn làm cần cho người xem thấy được niềm tin vào tương lai tươi sáng của Dân tộc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 1988
Trần Văn Thủy đã thành danh trong nghệ thuật, không chỉ ở VN mà ở tầm quốc tế.
Nhân vật này không cần biết đến những bài viết về ông ở tầm cỡ bài này.
Mời đọc (rất dễ tìm trên mạng):
– Trần Văn Thủy (wikipedia tiếng Việt) https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%E1%BB%A7y
– Trần Văn Thủy (wikipedia tiếng Anh)
https://en.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%E1%BB%A7y
– Trần Văn Thủy – Wikiwand
https://www.wikiwand.com/vi/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%E1%BB%A7y
– Trần Văn Thủy wikinew.wiki (tiếng Malay) https://ms.wikinew.wiki/wiki/tr%e1%ba%a7n_v%c4%83n_th%e1%bb%a7y
ThíchĐã thích bởi 1 người
Mục “Thông tin hai chiều” cách nay trên 30 năm giúp những bài viết có thể nói ý kiến riêng của các tác giả mà không sợ rắc rối về quan điểm, lập trường và ý thức hệ. Chuyện rào trước đón sau là đương nhiên. Ngay 2 bộ phim của Trần Văn Thủy cũng xuất hiện dưới dạng “thông tin hai chiều” và rào trước đón sau.
Và cái bài của bác Phương nhận xét 2 phim này cũng không thiếu chỗ phải “rào sau, đón trước”. Một số chỗ nói vống lên, ví dụ “Thăng Long đã chịu hàng ngàn cơn binh lửa” (lối văn đặc trưng Xô Viết). Có chỗ vu cho Nguyễn Trãi không biết “lui sớm”…
Lê Lợi: Những người phò tá Lê Lợi đều trải 10 năm chiến tranh, có tài thao lược, có kinh nghiệm mọi mặt về trị nước sau khi đuổi được giặc Minh… khiến Lê Lợi lo lắng cho con mình (có thể bị cướp ngôi), do vậy đã giết hại công thần.
Điều này xảy ra nhan nhản bên Tàu.
Chỉ có Nguyễn Trãi là sớm về trí sĩ, xa lánh kinh đô. Lê Lợi chết khá lâu mới tới lượt Nguyễn Trãi – lúc đó ông đang sống ở trang trại của mình.
Bàn tiếp sẽ lạc đề.
Chỉ xin nêu 2 vị dụ về trình độ và tầm nhìn được nêu trong bài này.
1- Trần Văn Thủy vạch ra được “nhân dân” thời ấy có địa vị và số phận thê thảm, trái ngược với cái thứ lý luận (rêu rao) coi “nhân dân” là ông chủ đất nước này.
Đến nay, 2021, số phận của “nhân dân” vẫn vậy. Hãy xem cách bầu cử Quốc Hội vừa qua (2021). Đó là cơ quan tiêu biểu, đại diện “nhân dân”. Vậy mà dưới sự lãnh đạo, đảng viên xông vào chiếm 96% số ghế. Báo chí một giọng: Cuộc bầu thành công rực rỡ. Đúng: ĐCS thành công, còn “nhân dân” thất bại.
Trần Văn Thủy vẫn tiếp tục con đường của mình, nhất là khi được nhiều giải thưởng quốc tế, không dễ bị đàn áp nữa. Ngoài ra dư luận trong nước cũng ủng hộ ngày càng mạnh.
Tiếp tục con đường tự vạch, chứng tỏ tầm nhìn và trình độ.
2- Tác giả bài này nói đúng một điều: Thế hệ CS tiền bối thật sự quên mình vì nhân dân. Và từ 1988 đã lên tiếng bênh vực thế hệ này thể hiện trong bài viết.
Nhưng do tầm nhìn và trình độ, tác giả không thể thấy thế hệ CS tiền bối đã sai lầm từ gốc, do vậy nếu họ càng quyết liệt và kiên định “đường lối” càng đẩy nhân dân vào thảm cảnh.
Cho tới khi buộc phải thực hiên Đổi Mới. Khốn nỗi, thực chất của “đổi mới” chỉ là sửa sai những sai lầm mắc phải. Cũng do tầm nhìn và trình độ, tác giả bài này không dự kiến được sự thoái hóa của các đồng chí lãnh đạo về sau. Họ khác xa các tiền bối…
Điều này xảy ra ở Liên Xô năm 1991, nghĩa là chỉ sau 1988 có ba năm.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Tiếc rằng phim làm những năm 80 mà đến nay đã không thể tìm thấy bản phim tương đối đẹp để xem. Có ai biết mách dùm người hâm mộ.
ThíchThích
VN ĐÃ TIẾN VÀO GIAI ĐOẠN THAM NHŨNG QUYỀN LỰC
Tham nhũng đất đai, tiền bạc… là giai đoạn sớm.
Chế độ phong kiến ở châu Á trải mấy ngàn năm. Ông vua nắm quyền tối thượng, cả về Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp. Vua ra Luật, vua thi hành Luật, vua trừng trị người không tuân Luật.
Nhờ nắm quyền lực tuyệt đối, vua sở hữu cả thiên hạ. Giang sơn này, thần dân này… đều là của “Trẫm”.
Một triều đại bị đổ, có nghĩa là mọi quyền chuyển sang một cá nhân khác. Cá nhân này lại được gọi là vua và sẽ sở hữu cả thiên hạ.
Mỗi người dân dưới chế độ phong kiến thì ngay cái mạng sống của mình cũng là của vua, còn nói gì tới tư hữu cá nhân.
Nói vậy, để thấy rằng chiếm dụng (tham nhũng) quyền lực là tai họa lớn nhất cho dân. Dân trắng tay, trên danh nghĩa không còn sở hữu bất cứ cái gì.
Ở mọi nước do ĐCS cầm quyền, đều tiến tới công khai chuyện đảng viên chiếm 100% vị trí ở Hành Pháp, Tư pháp. Riêng cơ quan Lập Pháp ở VN, dân vẫn còn được bố thí 4% số ghế. Nói khác, ĐCS nào cũng tiến tới nắm giữ toàn bộ quyền lực. Một chế độ như vậy chính là Phong Kiến, tự nó sinh ra tham nhũng. Lò nào đốt cho xuể?
Các nhà cách mạng tư sản nhìn ra điều này: Họ thực hiện chế độ Tam Quyền phân lập và chủ trương tôn trọng quyền tư hữu của mỗi cá nhân trong xã hội… chính là để làm tiệt nọc sự tái sinh chế độ phong kiến. Các ĐCS đều làm ngược lại, để thể hiện lập trường chống Tư sản.
Ban đầu, tất cả các ĐCS đều thật lòng muốn đem lại hạnh phúc cho dân, nhưng cách làm của Marx (không Tam quyền phân lập và quyết xóa tư hữu) là cách tái lập chế độ phong kiến – trong đó giới chóp bu CS sớm hay muộn sẽ thành Vua.
Hiện nay, ĐCS VN mới chỉ tiến đến giai đoạn xóa bỏ tư hữu đất đai, coi đất đai thuộc “sở hữu toàn dân”. Ai tự vỗ ngực “đại diện toàn dân” để sở hữu đất đai?. Chỉ biết, số đơn kiện về oan ức đất đai chiến 75% tổng số vụ kiện cáo.
Viết cho NCLS dễ mà khó. Đây là môi trường khoa học. Người viết đầu tư uy tín khoa học cả đời của cá nhân mình và cái nền kiến thức của mình vào bài viết của mình.
ThíchThích