Nước Mỹ và Đông Dương 1940 -1945 (Phần 1)

USprepares-7_19400922-Japan_invades_French_Indochina

Lính Nhật xâm lược Đông Dương. Nguồn ảnh

Trích dịch chương 4 cuốn Việt Nam 1945 của David Marr

Người dịch Nguyễn Tuấn Anh

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Dương chiếm được sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách tại Washington vì ý nghĩa quân sự của nó. Từ  năm 1941, khi Mỹ không thành công trong việc cố gắng gây áp lực buộc Nhật phải rút lực lượng của họ khỏi miền nam Đông Dương vì mối đe dọa đối với Philippines và Singapore, nên các mục tiêu quân sự mới được quan tâm như vậy. Tiếp sau là các vấn đề liên quan đến chính trị, đến nỗ lực khôi phục niềm tự hào dân tộc của Pháp, tương lai của chủ nghĩa thực dân trên toàn châu Á, và Roosevelt đã cố gắng nâng cao địa vị cho Trung Hoa Dân quốc. Một loạt các văn bản góp ý kiến, bản ghi nhớ, hồ sơ các cuộc trò chuyện và điện tín về Đông Dương đã được trao đổi giữa các văn phòng Washington, và gửi ra bên ngoài thủ đô Mỹ tới London, Kandy, Trùng Khánh và Algiers. Trong phần lớn các thảo luận này, Đông Dương là một ẩn dụ cho các vấn đề rộng lớn hơn, chứ không phải để hiểu và xử lý theo bất kỳ nghĩa thực tế nào. Trớ trêu thay, đến khi cần phải hành động quyết định, việc không có lý do quân sự chính đáng để tiến vào Đông Dương, đã giúp các quan chức Mỹ lựa chọn con đường chính trị ít trở ngại nhất – tái khẳng định chủ quyền của Pháp.

Tổng thống Roosevelt thường nhận xét rằng người Pháp không xứng đáng để giữ lại Đông Dương sau chiến tranh. Ông ta có niềm tin, nhưng chưa bao giờ giải thích chi tiết, rằng Pháp đã đối xử với người bản xứ ở Đông Dương tệ hơn nhiều so với những gì người Anh đã làm ở Ấn Độ hoặc Malaya, hay tất nhiên là người Mỹ ở Philippines. Nó cũng khiến Roosevelt cho rằng thực dân Pháp đã không chỉ chịu sự cưỡng bức của Nhật trong những năm 1940-41, mà sau đó còn tiếp tục làm việc với kẻ xâm lược vì những động cơ mà ông cho là hẹp hòi và ích kỷ nhất. Tuy nhiên, ngoài những ý kiến cá nhân như vậy, Roosevelt coi Đông Dương như đầu nhọn của cái nêm khi thúc đẩy khái niệm bao trùm của ông về các ủy thác quốc tế thời hậu chiến ở các thuộc địa cũ của phương Tây. Hiểu được điều này, người Anh cảm thấy buộc phải bảo vệ lập trường của Pháp ở Đông Dương. Roosevelt đã đánh dấu xác nhận (earmarked) Đông Dương là thuộc sự quản lý của Trung Hoa, hay Trung Hoa-Mỹ, là một phần trong kế hoạch lớn của ông nhằm thúc đẩy Trung Hoa trở thành một thành viên của Tứ cường. Người Anh thường nghi ngờ rằng Roosevelt chỉ đơn giản là thổi phồng Tưởng Giới Thạch làm bình phong cho sự thống trị châu Á của Mỹ thời hậu chiến, trong khi Stalin có vẻ âm thầm hoài nghi hành động này.

Tổng thống Roosevelt không bao giờ gây sức ép vấn đề Đông Dương với Thủ tướng Churchill. Tình bạn cá nhân giữa hai người đàn ông này, rất quan trọng đối với sự thành công của liên minh. Tình bạn này đã nhận được một số thử thách nghiêm trọng liên quan đến chính sách chiến tranh của châu Âu, nhưng Roosevelt đánh giá rằng địa vị tương lai của Đông Dương khó có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ của ông với Churchill. Đến lượt mình, Churchill tránh nâng cao Đông Dương với Roosevelt, ngay cả khi cấp dưới đưa ra những lý do thuyết phục tại sao những khác biệt cụ thể cần được giải quyết. Cả hai người tìm các bỏ qua người kia để cố gắng gây ảnh hưởng đến các quan chức của nhau; cả hai thỉnh thoảng đưa ra các quyết định đơn phương liên quan đến Đông Dương. Trong trò chơi này, Roosevelt đã gặp bất

lợi, vì nhiều người trong Bộ Ngoại giao và cơ quan quân sự Mỹ nghi ngờ sự khôn ngoan trong những nỗ lực của ông. Hơn nữa, bộ máy hành chính thời chiến của Mỹ phát triển quá nhanh và phong cách lãnh đạo của Roosevelt vẫn mang tính cá nhân, vì vậy các vấn đề chính sách thứ yếu thường thoát khỏi định hướng của ông trong nhiều tháng.

Vào tháng 4 năm 1942, như một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm làm suy yếu sự kìm kẹp của Đức đối với Pháp và Bắc Phi, thứ trưởng ngoại giao, Sumner Welles, đã công khai hứa trả lại quyền lực của Pháp đối với tất cả các vùng lãnh thổ thuộc Pháp trước chiến tranh.78 Tuy nhiên, vào tháng sau, Roosevelt đã mâu thuẫn với cam kết này về vấn đề cụ thể liên quan đến Đông Dương khi trao đổi riêng với Hội đồng Chiến tranh Thái Bình Dương ở Washington; Các thành viên của hội đồng người Anh đã báo cáo một cách nghiêm túc những nhận xét của tổng thống cho London.79 Vào tháng 10, trong bối cảnh các cuộc chuyển quân lộn xộn nhằm vô hiệu hóa lực lượng Vichy ở Bắc Phi trước khi Đồng minh đổ bộ, đại diện cá nhân của tổng thống đã đảm bảo với Tướng Henri Giraud bằng văn bản rằng Đồng minh nhằm tái lập chủ quyền của Pháp ‘trên tất cả các lãnh thổ, lục địa và thuộc địa mà cờ Pháp từng tung bay năm 1939’.80 Roosevelt sau đó đã quở trách người đại diện của mình và không thừa nhận cam kết với các quan chức chủ chốt của Mỹ, nhưng không thèm sửa lại hồ sơ với người Pháp hoặc người Anh.81

Căn cứ vào Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, trong đó Mỹ và Anh đã tuyên bố “quyền của tất cả các dân tộc được lựa chọn hình thức chính phủ mà họ sẽ sống”, Roosevelt và ngoại trưởng của ông, Cordell Hull, khẳng định rằng công thức này áp dụng cho tất cả các dân tộc bị áp bức hoặc bị đô hộ, trong khi Churchill liên hệ [điều này] chủ yếu đến các quốc gia bị chiếm đóng ở châu Âu và nhấn mạnh rằng bất kỳ chính phủ tự trị nào tại thuộc địa của Anh sẽ nằm trong Khối thịnh vượng chung.82 Đôi khi các quan chức Mỹ tuyên bố công khai rằng thời đại của chủ nghĩa đế quốc đã kết thúc, rằng chiến thắng trong cuộc chiến sẽ mang lại sự giải phóng cho tất cả các dân tộc.83 Báo chí Mỹ đã thêu dệt về chủ đề này, trước sự quan tâm của Churchill và Bộ Ngoại giao Anh. Không phải không có lý do, người Anh cảm

nhận được đằng sau lời nói hoa mỹ này là hệ tư tưởng đế quốc tự do mới, theo đó nền kinh tế vượt trội của Mỹ sẽ thu hút các quốc gia kém hơn vào quỹ đạo thương mại tự do của nó và khiến họ phụ thuộc vào Mỹ để được bảo vệ và thịnh vượng.

Việc thiếu một chính sách rõ ràng về Đông Dương khiến các thành phần khác nhau trong giới quan chức Mỹ có nhiều dư địa để tranh luận và ứng biến. Một cuộc khảo sát của OSS năm 1942 đã tự tin tuyên bố rằng “người An Nam đã chứng tỏ mình có khả năng lập chính phủ tự trị.”84 Cũng vào cuối năm đó, một ủy ban cố vấn của Bộ Ngoại giao về chính sách đối ngoại thời hậu chiến bày tỏ ý kiến do Pháp đã đầu hàng Nhật, nên người Pháp không có quyền yêu cầu giành lại Đông Dương.85 Tuy nhiên, vào năm 1943, Sumner Welles nói với đại sứ Anh rằng Đông Dương phải được trả lại cho Pháp dưới một số hình thức thanh tra quốc tế vì nền độc lập hoàn toàn có thể dẫn đến sự tan rã xã hội và chính trị. Vào tháng 2 năm 1944, văn phòng châu Âu và văn phòng Viễn Đông của Bộ Ngoại giao xung đột về vấn đề Đông Dương, văn phòng Châu Âu ủng hộ việc tiếp tục quản lý của Pháp với một số mức độ trách nhiệm quốc tế, văn phòng Viễn Đông là sự ủy thác quốc tế để chuẩn bị cho người bản xứ tự trị hoặc độc lập. 86. Sáu tháng sau, William Langdon, tổng lãnh sự Mỹ tại Côn Minh, lập luận rằng “người An Nam chưa chuẩn bị đầy đủ về vật chất hoặc chính trị cho độc lập;” nếu trao cho họ sớm, họ có thể nhanh chóng bị người Trung Hoa bóp chết. Do đó, vì “lý do thực tế”, Langdon kết luận, người Pháp nên thực hiện “quyền thống trị tạm thời.”87 Trong khi đó, một số sĩ quan tham mưu quân sự cấp cao ở Washington đã ủng hộ sự tham gia khiêm tốn của Pháp trong Chiến tranh Thái Bình Dương, bao gồm cả các chiến dịch Đông Dương.88

Đông Dương Ủy trị* của Roosevelt

Tổng thống Roosevelt có một cam kết tình cảm mạnh mẽ đối với khái niệm Ủy trị quốc tế, theo đó trong khoảng thời gian hai mươi hoặc có lẽ là ba mươi năm, một số đảng có tư tưởng tiến bộ hơn và không vụ lợi sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với cư dân của lãnh thổ thuộc địa cũ, chịu trách nhiệm trước tổ chức Liên hợp quốc đang được thành lập, kiên nhẫn dẫn dắt người dân tiến tới độc lập.89 Roosevelt đánh giá rằng hệ thống thuộc địa trước chiến tranh không thể duy trì và cảm nhận được sự trỗi dậy của tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở châu Á sẽ không biến mất.90 Mặt khác, Roosevelt hoặc hầu hết các nhà hoạch định chính sách Mỹ khác đã không có ý nghĩ rằng chủ nghĩa dân tộc sơ khởi này có thể nhanh chóng chuyển thành quyền lực chính trị trực tiếp, rằng các dân tộc bị đô hộ có thể cố gắng giành lấy quyền chủ động, mạnh mẽ phản đối quyết định của người ngoài cho dù đó là Washington, London hay Paris. Bản thân là một người yêu nước, Roosevelt chỉ đơn giản cho rằng những người bản xứ nghèo, ít học sẽ thấy công lao của việc nhận được sự hướng dẫn từ những người may mắn hơn hoặc có kinh nghiệm hơn, giống như một trẻ vị thành niên mồ côi chấp nhận người bảo trợ được chỉ định theo quyết định của tòa án. Ông coi Philippines là một mô hình thích hợp, vui vẻ bỏ qua các chiến dịch khủng bố thời kỳ đầu của Mỹ và sau đó giao quyền cho một tổ chức tài phiệt Philippines nhỏ để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Bất chấp có những hạn chế này, ý tưởng về chế độ ủy trị khiến người châu Âu sợ hãi, một số tin rằng cuộc chiến đang diễn ra là để khôi phục các đế chế cũng như tiêu diệt những kẻ xâm lược Đức và Nhật, số khác muốn thực hiện những thay đổi theo cách riêng của họ mà không can thiệp từ người khác.

Roosevelt lần đầu tiên thảo luận về vấn đề ủy trị Đông Dương với Ngoại trưởng Anh, Anthony Eden, vào tháng 3 năm 1943, và nhận được phản hồi tiêu cực năm tháng sau đó.92. Vào tháng 11, ông nêu vấn đề ở Cairo với Tưởng Giới Thạch, và sau đó tại Teheran với Stalin, đề cập 20 đến 30 năm là thời gian ủy trị thích hợp. Cả hai đều đồng ý.93 Tuy nhiên, Roosevelt rõ ràng đã không thực hiện bước đi hợp lý tiếp theo là cố gắng thuyết phục Churchill đồng ý. Vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và London về cuộc đổ bộ vào Pháp năm 1944, Roosevelt chắc chắn đánh giá rằng Đông Dương, và thực sự là toàn bộ vấn đề ủy trị, không đáng để khiêu khích trực tiếp Thủ tướng. Thay vào đó, với sự tinh quái khó đoán định nổi tiếng, Roosevelt gọi điện cho đại sứ Trung Hoa và Thổ Nhĩ Kỳ, bộ trưởng Ai Cập, và các bí thư thứ nhất của Liên Xô và Ba Tư đến Nhà Trắng để thông báo rằng ông đã tiến hành ngăn chặn Đông Dương trở lại thành thuộc địa của Pháp, và ông muốn một cơ quan ủy trị của Liên hợp quốc được hỗ trợ bởi “cảnh sát thế giới” hoạt động ở đó cho đến khi người dân có khả năng tự quản lý.94

Tại cuộc gặp gỡ bất thường này, Roosevelt không nêu tên các ứng cử viên được ủy trị hay cảnh sát ở Đông Dương, nhưng từ cuộc nói chuyện trước đó của ông với Tưởng Giới Thạch và các bằng chứng khác, có khả năng ông đã nghĩ đến Trung Hoa và có thể là Mỹ.95 Trung Hoa đã nắm bắt được trí tưởng tượng của Roosevelt và sự ủng hộ của Trung Hoa chống lại sự xâm lược của Nhật là cực kỳ phổ biến ở Mỹ. Hơn thế nữa, Roosevelt tin rằng quan hệ đối tác Hoa-Mỹ trong thời chiến có thể chuyển sang việc quản lý chung các vấn đề châu Á trong thời bình.96 Đông Dương là nơi mà Trung Hoa có thể chứng minh địa vị quốc tế của mình, mặc dù chính xác bằng cách nào để một nhà tài phiệt tham nhũng Quốc dân đảng thực hiện các lý tưởng cao cả về bảo vệ công bằng của Liên hợp quốc vẫn chưa được giải quyết.97

Văn phòng Ngoại giao Anh, kinh hoàng trước ý tưởng mới của Roosevelt liên quan đến Đông Dương vào cuối năm 1943, đã thúc giục Churchill đối đầu với tổng thống. Tuy nhiên, giống như Roosevelt, Churchill muốn hạn chế các tranh cãi cá nhân như vậy ảnh hưởng đến các vấn đề quan trọng liên quan đến châu Âu. Nhận thức được rằng nhiều quan chức Mỹ không đồng ý với tổng thống về vấn đề Đông Dương, ông đã chỉ thị cho Eden thông qua Bộ Ngoại giao tiến hành một nỗ lực âm thầm chống lại.98 Khi bị Ngoại trưởng Hull hỏi về các lập luận của Bộ Ngoại giao Anh, Roosevelt trả lời rằng trường hợp về quyền ủy trị Đông Dương là hoàn toàn rõ ràng: Pháp đã “vắt sữa  (milked) nó trong một trăm năm”; người Đông Dương đáng được hưởng “một cái gì đó tốt hơn.”

Trong năm 1944, rõ ràng là thành công quân sự ở Trung Hoa không phải là yếu tố cần thiết để đánh bại Nhật. Ngay từ tháng 11 năm 1943, Bộ phận Chiến lược của Bộ Chiến tranh Mỹ đã lập luận rằng bất kỳ hoạt động trên bộ nào ở Trung Hoa cũng quá trễ để hỗ trợ cho các cuộc tấn công quân Nhật.99 Vào giữa năm 1944, kế hoạch của Mỹ sử dụng Trung Hoa làm căn cứ để ném bom khiến Nhật khuất phục đã được thực hiện với tiến độ nhanh hơn nhiều từ căn cứ ở trung tâm Thái Bình Dương. Sự sụp đổ sau đó của quân đội Trung Hoa và việc mất các căn cứ cho máy bay ném bom tầm xa của Mỹ khi Nhật tiến hành Chiến dịch Ichigo chỉ đơn giản xác nhận chiến lược nghiêng về sử dụng quần đảo Mariana và Philippines. Mặc dù một số nhà hoạch định Mỹ vẫn lo ngại rằng Lục quân Đế quốc Nhật có thể chiến đấu trên đại lục Trung Hoa một vài năm sau thất bại ở các đảo chính quốc.100 Ở Washington càng ngày người ta càng cho rằng không cần đổ bộ lên Trung Hoa.101. Vào giữa tháng 10, hạm đội chính của Nhật đã tham chiến và bị phá hủy ở Vịnh Leyte, Philippines. Manila được an toàn vào đầu tháng 2 năm 1945. Với việc Okinawa được chọn làm mục tiêu chính tiếp theo, cả Đài Loan và Đông Dương đều bị Bộ Tham mưu Liên quân loại bỏ khỏi danh sách ứng viên của cuộc đổ bộ, mặc dù điều này không được các đồng minh của Mỹ nói rõ. Các thông cáo truyền thông của Mỹ được thiết kế để đánh lừa người Nhật có thể đã khiến nhiều nhà phân tích Trung Hoa, Anh và Pháp bối rối.

Bất chấp việc Trung Hoa như là lực lượng quân sự ở Mặt trận [Trung Hoa] bị hạ cấp nghiêm trọng, Tổng thống Roosevelt vẫn có nhiều lý do chính trị để tiếp tục thúc đẩy liên minh Hoa-Mỹ. Tuy nhiên, đến cuối năm 1944, niềm tin của ông đã bị lung lay. Ông đã thất bại trong nỗ lực thuyết phục hoặc ép buộc Tưởng Giới Thạch chấp nhận Tướng Joseph Stilwell làm chỉ huy tất cả các lực lượng ở Trung Hoa, nhằm chấn chỉnh toàn bộ cơ cấu Quốc dân đảng và ngừng giao tranh bạo lực với các đơn vị cộng sản. Tuy nhiên, Roosevelt đã từ chối đề xuất chấm dứt viện trợ của Mỹ cho Tưởng, và không làm gì để công chúng Mỹ hiểu rõ về sự khác biệt ngày càng tăng giữa Washington và Trùng Khánh. Tuyên truyền về chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa dũng cảm chiến đấu đã trở thành một phần của thực tế chính trị ở Mỹ, mặc dù một số nhà báo bắt đầu đặt những câu hỏi khó chịu trên báo in.102 Chính sách chính thức đã tự tạo ra một khiếm khuyết lớn, khiến Roosevelt quá mệt mỏi và ốm yếu để điều chỉnh, trong khi các trợ lý của ông lo lắng giải cứu để cho ông tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn, đặc biệt là cuộc gặp sắp tới với Churchill và Stalin tại Yalta.

Với việc giải phóng Paris vào tháng 8 năm 1944 và chính thức công nhận chính phủ lâm thời của de Gaulle vào tháng 10, yêu cầu của Pháp tham gia cuộc chiến chống Nhật và tái khẳng định chủ quyền của mình đối với Đông Dương đã có chỗ đứng ở Washington. Văn phòng châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao đã dẫn đầu việc lập luận rằng Pháp cần phải lấy lại phẩm giá và tài sản ở nước ngoài của mình nếu nước này đóng một vai trò mang tính xây dựng trong thời bình.103 Mặt khác, một báo cáo của OSS Washington lập luận rằng, “sử dụng lực lượng của Pháp để đánh bật quân Nhật khỏi Đông Dương. . . có thể làm giảm cơ hội ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách Đông Dương của Mỹ hoặc khuyến khích sự phát triển và độc lập lớn hơn trong khu vực.”104 Trong hơn một năm, Roosevelt đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Pháp và Anh về việc một đơn vị quân Pháp tham gia vào đội quân dưới quyền chỉ huy của Lord Mountbatten.105 Vào tháng 10, Churchill cuối cùng tự mình quyết định chấp thuận một phái đoàn nhỏ của Pháp tới SEAC, và nói thêm, “Tôi không cần phải điện báo cho Tổng thống.”106 Nghe báo cáo về việc này ngay sau đó, Roosevelt có thể đã có xu hướng chấp nhận các báo cáo của Bộ Ngoại giao và OSS rằng Anh, Pháp và Hà Lan hiện đang tích cực thông đồng để lấy lại các thuộc địa châu Á của họ.107 Một lần nữa, ông chọn không đối đầu với Churchill về vấn đề này, thay vào đó chỉ đơn giản là nói lại với một số quan chức Mỹ ông từ chối công nhận sự tham gia của Pháp.108 Văn phòng Thông tin Chiến tranh Mỹ (OWI) được yêu cầu không báo cáo gì về sự hiện diện mới của Pháp tại trụ sở của Mountbatten.

Cũng trong những tháng này, cam kết của Mỹ đối với toàn bộ ý tưởng về quyền ủy trị quốc tế đã bị rút ruột. Khi hội nghị Dumbarton Oaks về tổ chức thế giới sau chiến tranh được triệu tập vào tháng 8 năm 1944, đề xuất của Mỹ về các thuộc địa không đề cập đến nền độc lập cuối cùng đối với các thuộc địa của Châu Âu. Bộ Ngoại giao ngày càng lo sợ rằng Liên Xô sẽ lợi dụng tình hình hỗn loạn sau chiến tranh ở châu Á, trong khi Bộ Tham mưu liên quân muốn đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp quản một loạt các căn cứ quân sự ở các vùng lãnh thổ Thái Bình Dương từng bị Nhật cai trị.109 Khi vấn đề ủy trị được nêu ra tại Yalta vào tháng 2 năm 1945, Churchill đã giận dữ nói rằng ông sẽ không bao giờ đồng ý để ‘‘bốn mươi hoặc năm mươi quốc gia nhúng ngón tay can thiệp vào sự tồn tại của Đế chế Anh”. Sau khi tạm hoãn một thời gian ngắn, Alger Hiss, phụ tá của Roosevelt, đề xuất sửa đổi ngôn từ để các nước có thuộc địa quyết định có đặt lãnh thổ dưới chế độ ủy trị hay không.110 Với sự sửa đổi nhanh chóng đó, tham vọng của Roosevelt trong việc định hình lại châu Á bằng phương thức ủy trị đã chết.

Tuy nhiên, Roosevelt vẫn từ chối áp dụng ngôn ngữ Yalta về việc tự nguyện ủy trị cho Đông Dương. Stein Tonnesson đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy Roosevelt có ý định đánh bật quân Nhật ra khỏi Đông Dương bằng vũ lực, do đó có thể lấy cớ thay thế thuật ngữ ủy trị thành “các vùng lãnh thổ tách khỏi kẻ thù”. Vào tháng 10 năm 1944, tổng thống yêu cầu các nhà hoạch định quân sự Mỹ điều tra xem liệu Đông Dương có thể được sử dụng để thay thế cho con đường tiếp tế của Miến Điện cho Trung Hoa hay không. Mặc dù Ban Tham mưu Kế hoạch Liên hợp tuân lệnh soạn thảo một kế hoạch tiến hành các cuộc đổ bộ đầu tiên là lên đảo Hải Nam và sau đó là Bắc Bộ vào tháng 3 năm 1945, nhưng nó cũng đưa ra nhiều lý do tại sao việc phân bổ nguồn lực như vậy sẽ rất lãng phí, buộc phải trì hoãn sáu tháng cho cuộc tấn công vòa Okinawa, do đó có thể hoãn cuộc xâm lược các đảo chính quốc Nhật trong một khoảng thời gian tương tự. Vào tháng Giêng, một phiên bản khiêm tốn hơn của kế hoạch đã được chuyển đến các chỉ huy Mặt trận Mỹ, liên quan đến việc Mỹ một mình đánh chiếm Hải Nam trước thời kỳ gió mùa hè, nhưng nó cũng bị gác lại. Trong khi đó, các cuộc không kích từ tàu sân bay vào Đông Dương và Hải Nam trong tháng Một đã thuyết phục một số nhà phân tích Nhật rằng các cuộc đổ bộ sắp xảy ra. Thật vậy, có thể Roosevelt đã coi những cuộc không kích này, cùng với những nỗ lực đánh lừa bí mật khác nhau đang được tiến hành, như một công cụ để kích hoạt Nhật loại bỏ Pháp ở Đông Dương. Trong mọi trường hợp, nếu Roosevelt còn sống, ông ta sẽ tiếp tục tìm cách, có lẽ vào mùa thu năm 1945, đưa quân đội Trung Hoa hoặc Mỹ đến Đông Dương.111

Tuy nhiên, với sở thích thường xuyên để ngỏ các lựa chọn, Tổng thống Roosevelt không loại trừ sẽ có một số thỏa hiệp trong tương lai với Paris về Đông Dương. Vào giữa tháng 3, ông nói với một quan chức Bộ Ngoại giao rằng ông sẽ đồng ý để Pháp tự chấp nhận các nghĩa vụ của một người được ủy thác với điều kiện là sự độc lập được khẳng định là mục tiêu cuối cùng. 112 Tướng de Gaulle đã sớm nói rõ rằng ông không có ý định chấp nhận nguyên tắc ủy trị hay hứa hẹn độc lập. Ngay trước khi Roosevelt qua đời vào ngày 12 tháng 4, một bản dự thảo chính sách do Bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại giao xây dựng cho rằng thật là thất sách nếu cố gắng áp đặt các điều kiện đối với Pháp mà không yêu cầu đối với Anh hoặc Hà Lan. Ngoài ra, “một nước Pháp bất mãn, tâm lý bệnh hoạn và có ý thức về chủ quyền sẽ không mang lại lợi ích tốt cho sự hợp tác sau chiến tranh ở châu Âu và trên toàn thế giới nói chung.”113 Trong khi đó, lo ngại ngày càng tăng về quyền bá chủ của Liên Xô ở châu Á đã làm thay đổi phương trình bên trong OSS, khiến Tướng William Donovan gửi báo cáo cho tổng thống với lập luận rằng Mỹ cũng nên nhận ra lợi ích của mình đối với việc duy trì các đế quốc thuộc địa Anh, Pháp và Hà Lan.114 Trong vòng hai tuần sau khi Roosevelt qua đời, văn phòng châu Âu của Bộ Ngoại giao đã thuyết phục tổng thống mới, Harry Truman, chấp nhận các điều khoản của de Gaulle, với một đoạn bổ sung mơ hồ về cải cách thuộc địa. Tại Hội nghị San Francisco vào tháng Năm, khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault trút sự phẫn nộ lên chính sách của Mỹ, Ngoại trưởng Edward Stettinius và trợ lý của ông, James Dunn, đã hết sức xoa dịu ông ta, khẳng định một cách không thành thật rằng đó “không phải là tuyên bố chính sách chính thức của Chính phủ … không bao giờ nghi ngờ thậm chí ngụ ý về chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương”. Trong nội bộ Bộ Ngoại giao, Dunn đã thúc đẩy thành công việc đình chỉ các thảo luận về Đông Dương với Paris, cho rằng Pháp là một quốc gia “bị đánh đập và sỉ nhục thậm tệ” với một sự nhạy cảm đặc biệt về thuộc địa châu Á đó.115

Mối quan tâm ở cấp độ Mặt trận

Trong hai năm đầu Chiến tranh Thái Bình Dương, các chỉ huy và sĩ quan tham mưu của Mỹ ở Măt trận Trung Hoa và Ấn Độ không có lý do gì để chú ý nhiều đến Đông Dương. Việc ngăn chặn quân Nhật xâm nhập vào Ấn Độ, nâng cao năng lực chiến đấu của Trung Hoa và thành lập lực lượng máy bay ném bom tầm xa đã chiếm hầu hết sự chú ý của họ. Tất nhiên sẽ rất hữu ích nếu biết được người Nhật cần thực phẩm và nguyên liệu nào từ Đông Dương, cảng và hệ thống giao thông vận tải hoạt động như thế nào, cũng như vị trí các căn cứ của kẻ thù – nhằm mục đích đó lộ trình các chuyến bay trinh sát được lên kế hoạch và nhân lực cho nhiệm vụ sàng lọc các báo cáo nhận được từ các nguồn bí mật khác nhau. Khi chiến tranh tiến triển, cả cơ quan tình báo Mỹ và Anh đều lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm các chuyên gia hiểu biết về địa phương. Không có gì ngạc nhiên khi những người này thường là các doanh nhân và quan chức thuộc địa đã hoạt động trong khu vực trước năm 1941. Việc tuyển mộ như vậy làm tăng mức độ cạnh tranh trong nội bộ Đồng minh, vì những người như vậy không thể không quan tâm đến hình thái châu Á thời hậu chiến nói chung hay Đông Dương nói riêng.116

Vào tháng 5 năm 1943, Đại úy Hải quân Milton Miles, sĩ quan tình báo cao cấp của Mỹ tại Trung Hoa, đã đến Alger để thảo luận về Đông Dương với người của chính phủ Pháp Tự do. Ông ta đã có được sự hợp tác của Tướng Giraud trong việc thiết lập một mạng lưới gián điệp, do Robert Meynier, một chỉ huy hải quân trẻ tuổi của Pháp (đã đề cập ở phần trước), đứng đầu.  Meynier có vợ xuất thân từ một gia đình quan lại Việt Nam nổi tiếng.117 Cuối năm đó, Meynier thiết lập được một mạng lưới những người cung cấp thông tin trong các văn phòng chính phủ Đông Dương, những người này cung cấp thông tin về các mục tiêu ném bom, chuyển quân của Nhật, công trình phòng thủ và sự phát triển chính trị địa phương. Trong khi đó tại Mỹ, Đại úy Miles hỗ trợ huấn luyện đặc biệt cho một nhóm 18 quân nhân Mỹ và 2 quân nhân Pháp, những người sẽ nhảy dù xuống vùng cao nguyên miền trung An Nam, [tuyển người] từ các bộ lạc để thành lập một lực lượng du kích lớn. Tuy nhiên, vào giữa năm 1944, Meynier bị các sĩ quan Pháp trung thành với Tướng de Gaulle bêu xấu và ép phải dừng việc đào tạo, nhóm đào tạo cũng bị giải tán trước khi rời khỏi Mỹ.118

May mắn thay, một mạng lưới gián điệp khác đã chứng minh được giá trị của nó vào thời điểm này. Được gọi là “GBT,” theo tên cuối cùng của ba nhà lãnh đạo của nó, Laurence Gordon, Harry Bernard và Frank Tan, nhóm này vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Vichy hay chính phủ Pháp Tự do, nhưng bằng cách nào đó đã đạt được quyền truy cập đáng kể vào cơ sở hành chính và kinh doanh Đông Dương .129 Được thành lập với mục đích ban đầu để cố gắng bảo vệ một số lợi ích thương mại nhất định của phương Tây trong thời chiến, GBT sau đó đã chấp nhận sự tài trợ của tình báo Anh và liên kết với một hoặc nhiều cơ quan tình báo Trung Hoa. Hoạt động chợ đen xuyên biên giới đã giúp tài trợ cho các nỗ lực gián điệp. Mạng lưới những người cung cấp thông tin, liên lạc viên và các đài thu phát bí mật của GBT được điều phối từ một trụ sở ngay bên kia biên giới ở Quản Tây. Các đội chặn bắt liên lạc vô tuyến (signal intercept)của Nhật biết về những liên lạc này, nhưng không thể bắt được thủ phạm địa phương.120 Khi các hoạt động không quân của Đồng minh mở rộng trên khắp Đông Dương vào năm 1944, GBT đã nhận được tiền và máy phát vô tuyến mạnh hơn từ Không Lực 14 Mỹ. OSS cũng đóng góp các nguồn lực, sau đó ra giá để tiếp quản hoàn toàn GBT. Trong khi được quan tâm tới tấp như vậy, GBT ngoài việc thu thập thông tin tình báo quân sự còn đánh giá thái độ chính trị và khuyến khích lực lượng ngầm vũ trang chống Nhật.121 Vào cuối năm 1944, GBT đã làm việc với một danh sách đáng kinh ngạc các cơ quan tình báo Hoa, Anh, Pháp và Mỹ, đồng thời phát triển các mối liên hệ với các nhóm người Việt ở cả hai bên biên giới.122

Máy bay Mỹ đóng ở miền Nam Trung Hoa ném bom vào các mục tiêu ở Đông Dương lần đầu vào tháng 8/1942, sau đó tăng tốc độ từ tháng 9/1943 trở đi. Cảng Hải Phòng liên tục bị tấn công, cho đến cuối năm 1944, các tàu Nhật dường như đã hoàn toàn tránh vào cảng. Các mục tiêu ưu tiên tấn công khác bao gồm vận tải ven biển, hệ thống đường sắt và một số các cơ sở sản xuất được lựa chọn. Các mỏ phốt phát gần Lào Cai và mỏ thiếc ở Cao Bằng bị tấn công từ cuối năm 1943 trở đi.123 Các nhà máy chưng cất ở Nam Định và Thanh Hóa bị hư hại nặng vào tháng 2 – tháng 3 năm 1944, làm giảm khả năng cung cấp butanol cho máy bay Nhật và cồn cho các phương tiện cơ giới. Các vụ ném bom nặng nề vào nhà máy dệt Nam Định vào tháng 4 – 5 đã buộc công nhân phải phân tán đến các làng gần đó, nơi được ghi nhận một số vẫn dệt vải thủ công.124 Vào tháng 5, Không Lực 14 cũng bắt đầu sử dung B-24 ‘Giải phóng’ thực hiện các phi vụ tấn công đêm đến tận phía Nam Sài Gòn, nhắm vào các bến tàu và bãi xe lửa, nhưng đôi khi ném vào các khu dân cư.125 Một cuộc tấn công vào ngày 16 tháng 5 đã giết chết 213 thường dân Việt Nam và 843 bị thương.126 Ngày 7 tháng 2 năm 1945, những chiếc B-29 ‘Siêu Pháo đài bay’ từ Calcutta, ẩn nấp trong nhữn đám mây thấp và thả bom bằng radar, đã ném nhầm vào bệnh viện Sài Gòn và một doanh trại quân đội Pháp.127. Ba mươi người châu Âu và khoảng 150 người Việt Nam thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương; như một báo cáo của Pháp đã nhận xét một cách cay đắng, “Không có một nạn nhân Nhật nào.”128

Cho đến khi Nhật đảo chính, các điệp viên Gaullist ở Đông Dương đã gửi một lượng lớn thông tin mục tiêu qua mạng lưới 136 của Lực lượng Anh129 cho các phái bộ quân sự của Pháp ở Ấn Độ và Trung Hoa, từ đó chuyển một phần cho tình báo Mỹ.130 Không có gì là ngạc nhiên khi các phái bộ của Pháp ít quan tâm đến việc cung cấp dữ liệu về các nhà máy, hầm mỏ, trạm phát điện hoặc nhà kho thuộc sở hữu của Pháp hơn là các mục tiêu của Nhật.

Các tin tức chi tiết qua radio về các di chuyển của tàu Nhật dọc theo bờ biển Đông Dương đã tỏ ra đặc biệt có giá trị, đỉnh điểm là các cuộc tấn công từ tàu sân bay Mỹ vào tháng 1 năm 1945 làm chìm 24 tàu và làm hư hỏng 13 chiếc khác. Nhiều thông tin về hoạt động tầu thuyền đến từ một quan chức Pháp giấu tên có khả năng tiếp cận với các đại lý địa phương từ Sài Gòn đến Qui Nhơn.131 Một hoa tiêu tàu dân sự Pháp trên sông Sài Gòn theo khuynh hướng chính trị cánh tả đã chuyển những thông tin đó đến các liên lạc của Đồng minh cho đến ít nhất là tháng 3 và tiếp tục làm việc cho quân Nhật cho đến tháng 8 mà không bị phát hiện.152 Những người khác không may mắn như vậy, bị Hiến binh Kenpeitai bắt và thẩm vấn dã man.

Đến tháng 7 năm 1945, máy bay Mỹ tùy ý bay khắp Đông Dương, ném bom đánh phá các đoàn tàu hỏa, các thuyền chở khách và bưu chính nhỏ, các tòa nhà chính phủ, và các nhà kho. Ví dụ, một cuộc tấn công vào tàu chạy bằng hơi nước Nam Hải ở tỉnh Nam Định vào ngày 4 tháng 7 khiến hai người thiệt mạng, năm người mất tích và hai mươi bảy người phải nhập viện, với hai người chết trên đường đi. Vài ngày sau, một tàu cuốc bị chìm ở cảng Hải Phòng và một ụ nổi bị hư hỏng nặng.133 Những con tàu trước đây neo đậu tại Sài Gòn hay Vũng Tàu nay phải ẩn nấp trên vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long để cố gắng thoát khỏi sự tấn công phá hủy.134 Các tờ rơi bằng tiếng Việt do máy bay Đồng minh thả xuống cảnh báo mọi người tránh xa tất cả các tuyến đường sắt, cầu và tàu thuyền hoặc phà. Cũng không nên hỗ trợ người Nhật sửa chữa các cơ sở bị ném bom: “Máy bay của chúng tôi sẽ lại đến, và nếu bạn ở gần mục tiêu, bạn có thể sẽ bị hy sinh vô ích.”135

Với việc cả Bộ Tư lệnh Mặt trận Trung Hoa và Đông Nam Á cùng quan tâm đến Đông Dương, chắc chắn một lúc nào đó sẽ nảy sinh tranh chấp về quyền tài phán. Vào tháng 10 năm 1943, Tưởng Giới Thạch và Mountbatten đã đạt được một thỏa thuận không chính thức “giữa các quý ông”, theo đó cả hai Mặt trận có thể tiến hành các hoạt động ở Đông Dương (và Thái Lan) cho đến khi có thông báo mới, điều kiện là

1

Hình 20. Tờ rơi của Không Lực Mỹ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, được thiết kế để thuyết phục mọi người tránh làm việc trên các tuyến đường sắt cho người Nhật. Văn bản tiếng Việt kém hoàn hảo, nhưng đáng chú ý là xưng hô ‘Các bạn Việt Nam’, chứ không phải ‘Người Annam’ hay ‘người Đông Dương.’ Được phép của Allison K. Thomas.

mỗi bên cung cấp thông tin cho bên kia và mọi người đều thừa nhận các đặc quyền chính thức của Tưởng.136 Dường như không ai bận tâm nhiều đến việc trao đổi thông tin cho đến khi, vào tháng 7 năm 1944, một sĩ quan OSS cấp cao của Mỹ tại SEAC phát hiện ra rằng Lực lượng 136 của Anh đã bí mật đưa một quan chức Pháp Tự do qua Côn Minh mang theo một bức thư viết tay của Tướng de Gaulle gửi Tướng Eugéne Mordant, Tư lệnh quân đội Đông Dương. Tình tiết được coi là đủ nghiêm trọng bởi Phó tướng người Mỹ của Mountbatten, Tướng Wedemeyer, phải triệu tập một hội nghị nhân viên cấp cao và báo cáo cho cả London và Washington.137 Người Anh lập luận một cách gian xảo rằng việc họ giúp các điệp viên Gaullist nhảy dù xuống Đông Dương “không có mục tiêu chính trị bí mật nào cả.”138 Khi không có giải pháp nào được đưa ra từ các cấp cao hơn, Mặt trận Trung Hoa và SEAC tiếp tục theo những quỹ đạo riêng biệt, kết quả là quan hệ cá nhân giữa các sĩ quan Mỹ và Anh bị ảnh hưởng. Sự ngờ vực càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự cạnh tranh của Mỹ và Anh để giành quyền lãnh đạo các hoạt động chống

Nhật ở Thái Lan. OSS và Lực lượng 136 xây dựng các mạng lưới hoàn toàn riêng biệt và mỗi bên nghi ngờ mạng lưới của bên kia được thiết kế để kiểm soát Thái Lan sau chiến tranh. 139.

Đến tháng 10 năm 1944, Mountbatten háo hức chuyển từ việc thỉnh thoảng các điệp viên thuộc Lực lượng 136 và Pháp Tự do nhảy dù của vào Đông Dương sang các hoạt động ‘tiền-chiến dịch’ (pre-operational) liên quan đến hơn một nghìn kẻ phá hoại và lãnh đạo các toán du kích tiềm năng. Tại thời điểm này, như đã đề cập ở phần trước, Thủ tướng Churchill đã cho phép một nhóm nhỏ quân Pháp đi cùng SEAC, nhưng một lữ đoàn Lê dương (CLI) lớn hơn nhiều, khoảng 1.200 người, phải ở lại các trại huấn luyện ở Bắc Phi để chờ quyết định chuyển quân mà người Mỹ nắm quyền phủ quyết. Mặc dù Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ hiện chấp nhận sự hữu ích trong tương lai của quân Pháp ở Đông Dương, nhưng họ đã trì hoãn cho phép chuyển quân trong khi chờ đợi thỏa thuận của Tổng thống Roosevelt.140 Trong khi đó, Mountbatten tiến hành mở rộng dần dần số lượng các nhiệm vụ của Lực lượng 136, dường như dựa vào các nhân viên Pháp được tuyển dụng tại Mẫu quốc.141 Các nhà hoạch định quân sự của Mỹ đã thấy lợi ích của việc chính phủ Pháp Tự do phát triển một mối quan hệ bí mật với chính quyền Decoux ở Đông Dương, mặc dù điều này làm tăng nguy cơ Nhật trả đòn.142 Vào đầu tháng 1 năm 1945, bị thúc ép liên tục từ nhiều phía khác nhau, Roosevelt thừa nhận với đại sứ Anh rằng nếu các thành viên trong chính phủ của ông ta cho rằng việc sử dụng công dân Pháp cho các công việc phá hoại là quan trọng, họ nên tiếp tục và không cần xin phép. Tuy nhiên, thông qua Tham mưu trưởng Liên quân, Roosevelt tiếp tục ngăn chặn sự di chuyển của CLI từ Bắc Phi đến SEAC.143 Tại Yalta, Roosevelt nói với Stalin rằng de Gaulle đã hứa với quân đội của ông ta rằng bất cứ khi nào Roosevelt, tìm thấy các con tàu. Nhưng đến nay, tổng thống nói thêm, có lẽ với ánh mắt lấp lánh, không có con tàu nào cả.144 Tướng Wedemeyer, người đã thay thế Tướng Stilwell làm tham mưu trưởng Mặt trận Trung Hoa vào tháng 11 năm 1944, quyết định mở lại vấn đề ranh giới, cho rằng Đông Dương nằm trong phạm vi hoạt động của ông ta.145 Các cuộc thảo luận mặt-đối- mặt với Mountbatten không giải quyết được tranh chấp, khiến một lần nữa mỗi Mặt trận hành động theo cách riêng của mình. Mối nguy hiểm của cách tiếp cận này đã khiến tất cả lo ngại khi hai, có lẽ ba, chiếc B-24 của Không quân Hoàng gia Anh được cho là đã vô tình bị bắn rơi vào ban đêm trên phía bắc Bắc Bộ bởi máy bay chiến đấu P-61 Black Widow (Góa phụ đen) có trang bị radar của Không Lực 14.146 Vào giữa tháng 3 năm 1945, Churchill đã viết thư cho Roosevelt để tìm kiếm sự đồng ý với việc giải thích ranh giới của Mountbatten; Roosevelt trả lời năm ngày sau với quan điểm của Wedemeyer. Đến tháng 5, cuộc tranh cãi giữa Wedemeyer và Mountbatten trở thành cuộc tranh cãi cá nhân đến mức Tướng George Marshall, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, phàn nàn rằng sẽ thật đáng tiếc nếu “mối quan hệ tốt đẹp bị đe dọa vì một tranh chấp phát sinh về những vấn đề có tầm quan trọng thấp như hoạt động bí mật ở Đông Dương.” Cuối cùng, vào cuối tháng 7, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Anh đã trao cho mỗi Mặt trận một nửa Đông Dương.147

Bình luận của Tướng Marshall phản ánh một thực tế rằng ở Washington, cả Mặt trận Trung Hoa và SEAC đều bị coi là vũng nước tù đọng* về mặt quân sự vào đầu năm 1945. Sự chú ý được tập trung vào trận đánh cuối cùng chống lại Hitler và cuộc tấn công ở trung tâm Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ở Trùng Khánh và Kandy, vẫn có những con rồng để giết. Ở một cấp độ, vấn đề phân định ranh giới Mặt trận dường như là một cuộc tranh cãi nhỏ giữa các chỉ huy chính**, được các nhân viên của mỗi bên tán thành. Ở một cấp độ khác, cả hai đều cho rằng họ cần phải gây khó khăn cho cuộc sống của quân Nhật ở Đông Dương, Mountbatten chỉ ra rằng các đơn vị Quân đội Đế quốc ở Miến Điện và Thái Lan được tiếp tế từ Sài Gòn, còn Wedemeyer lo ngại về cuộc tấn công thọc sườn khi các sư đoàn Trung Hoa tiến về phía đông. Bất chấp sự xuống cấp trên thực tế của cả hai mặt trận, việc sản xuất vũ khí và thiết bị của Mỹ giờ đây đã đạt đến mức không còn cần đến những lựa chọn hậu cần đầy khó khăn; mỗi Mặt trận có thể duy trì mục đích (raison d’étre) và thể chế hoạt động (institutional momentum) của riêng mình. SEAC đã nhận đủ nguồn cung cấp để tiến hành một cuộc tấn công về phía Rangoon (chiếm vào đầu tháng 5) và chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên bờ biển Malaysia vào tháng 9. Mặt trận Trung Hoa có đủ nguồn lực để quân đội Trung Hoa giành lại toàn bộ lãnh thổ bị mất năm trước và sau đó nhìn ra Biển Đông Việt Nam vào tháng Bảy. Các Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã lên kế hoạch đảm bảo mở cảng Fort Bayard, trên bán đảo Liễu Châu, để có thể giảm đáng kể khoảng cách tiếp tế cho các lực lượng Trung Hoa, hiện đang vận chuyển từ Mỹ đến Calcutta và qua Hump đến Côn Minh.148

Tuy nhiên, cả yếu tố cá nhân và quân sự đều không thể giải thích khoảng thời gian quá dài mà Wedemeyer và Mountbatten đã dành để tranh cãi về Đông Dương. Cả hai chắc hẳn đều đánh giá cao những lợi ích chính trị liên quan, với Mountbatten để tạo điều kiện thuận lợi cho người Pháp trở lại Đông Dương, và Wedemeyer quyết tâm làm cho điều này càng khó càng tốt. Cho đến khi Roosevelt qua đời vào tháng 4, Wedemeyer có lý do để tự tin về vị thế của mình; thật vậy, tổng thống có thể đã nói riêng với ông về ý định xâm lược Đông Dương vào cuối năm [1945]. Sau khi Truman lên nắm quyền, Washington không giải thích rõ ràng với Đại sứ Patrick Hurley hoặc Tướng Wedemeyer ở Trùng Khánh rằng chính sách của Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Pháp. Vào tháng 5, nghe đồn, Đại sứ Hurley đã gửi một thư cá nhân cho Tổng thống Truman hỏi thẳng rằng liệu các nguồn viện trợ của Mỹ hiện nay có cho Mountbatten sử dụng để tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Đông Dương hay không. Nhà Trắng chỉ thị cho Bộ Ngoại giao trả lời là không có “thay đổi cơ bản” trong chính sách, mặc dù dường như người Pháp sẽ không chấp nhận thành lập cơ quan ủy trị ở Đông Dương. 149. Hurley không được thông báo về những đảm bảo gần đây của Ngoại trưởng Stettinius với Bộ trưởng Ngoại giao Bidault, cũng như về lệnh hoãn thảo luận thêm với Paris về Đông Dương.

Có lẽ những chỉ thị rõ ràng nhất Trùng Khánh nhận được là từ Tướng Marshall, người đã thông báo cho Wedemeyer vào đầu tháng 6 là quan điểm của Bộ Ngoại giao đã loại bỏ “sự cần thiết chính trị của việc cắt giảm các hoạt động của Lord Mountbatten ở Đông Dương,” để những hoạt động như vậy được đánh giá “nghiêm túc bởi công lao quân sự và liên quan đến lập trường của Thống chế”. 153. Ít nhất là trong hai tháng nữa, “công lao quân sự” không


  1. Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng Tỉnh ủy Lạng Sơn, Lịch Sử Đấu Tranh Cách Mạng Huyện Bắc Sơn (1935-1945) (Lạng Sơn, 1974), 61
  2. FRUS, 1942, vol. 2 (Washington, D.C., 1962), 561.
  3. Thorne, “Indochina,” 78.
  4. Như được trích dẫn trong Sbrega, ‘First catch your hare,’ 65—66. Xem the discussion in Edward R. Drachman, U.S Policy toward Vietnam, 1940-1945 (Cranbury, N.J., 1970), 36-40.
  5. Viet-Nam Crisis: A Documentary History, ed. Allen W. Cameron, vol. 1, 1940-1956 (Ithaca, N.Y., 1971), 8-9.
  6. Cordell Hull, The Memoirs of Cordell Hull (New York, 1948), 2:1476.
  7. Xem, e.g., the Sumner Welles statement in Department of State Bulletin, 20 May 1942, 488. Drachman, United States Policy toward Vietnam, 40-43, cung cấp thêm bằng chứng về luận điệu chống thực dân của Mỹ.
  8. USNA, OSS Research and Analysis study no. 719 (Mar. 1942).
  9. Thorne, “Indochina,” 79.
  10. Ibid., 82, 93.
  11. USNA, DOS Papers, file 851G, U.S. consul general, Kunming, to DOS, 3 Aug. 1944.
  12. Sbrega, ‘First catch your hare,’’’ 69. Một số người trong OSS cũng ủng hộ việc sử dụng quân đội Pháp cho bất kỳ cuộc đổ bộ nào trong tương lai ở Đông Dương. USNA, OSS Research and Analysis report No. 2439 (9 Aug. 1944). Như Stein Tonnesson đã chỉ ra với tôi trong một cuộc trao đổi cá nhân, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ không quan tâm đến việc sử dụng quân đội Pháp tại Mặt trận Trung Hoa hay trong Bộ chỉ huy Tây Nam Thái Bình Dương của Tướng Mac-Arthur. Đô đốc Leahy ủng hộ việc Anh sử dụng lực lượng Pháp trong SEAC nhưng phản đối việc nêu vấn đề chính thức với Roosevelt.

* n/v Trusteeship. Năm 45 thường dịch là ủy trị, sau 45 thường dịch là ủy thác.

  1. Roosevelt và những người ủng hộ quyền ủy trị khác đã nghĩ đến một phiên bản cải tiến của hệ thống Hội Quốc Liên về các lãnh thổ được ủy trị. Louis, Imperialism at Bay, 3-26, 88-117. Để gợi lên một cách nhạy cảm về thái độ của Roosevelt đối với người dân thuộc địa và phong cách chính trị độc đáo của ông, hãy xem Gardner, Approaching Vietnam, 23-32, 40, 52.
  2. Henry Wallace, phó tổng thống cho đến tháng 1 năm 1945, thường tuyên bố những ý kiến này thậm chí còn hùng hồn hơn, phản ánh di sản dân túy miền Trung Tây của ông nhiều hơn bất kỳ sự nắm bắt nào về các sự kiện đương đại ở châu Á.
  3. William Brothers Dunn, ‘American Policy and Vietnamese Nationalism: 1950-1954” (Ph.D. diss., University of Chicago, 1960), 14—19.
  4. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,” 1279.
  5. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 10-11. Louis, Imperialism at Bay, 283-85. Herbert Feis, Churchill, Roosevelt, Stalin: The War They Waged and the Peace They Sought (Princeton, 1957), 246-53.
  6. La Feber, ‘‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,” 1284-85.
  7. Vào nhiều thời điểm khác nhau, Roosevelt cũng đề cập đến việc Anh, Pháp, Liên Xô, và thậm chí cả Philippines tham gia vào cơ quan quản trị Đông Dương. Tôi nghi ngờ đây là trò chơi chiến thuật, nhằm xoa dịu sự phản đối về trách nhiệm thiết yếu của Hoa-Mỹ.
  8. Tuchman, Stilwell, 249-50, 291, 360.
  9. Một nơi khác mà Roosevelt nghĩ để Trung Hoa được ủy thác là Triều Tiên, lúc đó đang là thuộc địa của Nhật. Ông ấy có thể cũng đã cân nhắc đến Miến Điện và Thái Lan, nhưng đánh giá rằng Vương quốc Anh sẽ không ngừng phản đối cả hai ý tưởng này. Theo quan điểm của Roosevelt, nền độc lập của Thái Lan đã bị tổn hại bởi liên minh của họ với Nhật.
  10. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1286. Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decisions, ed. Gareth Porter (Stanfordville, N.Y., 1979), 1:10-11. U.S. Department of Defense, United States-Vietnam Relations, 1945-1967, vol. 1 (Washington, D.C., 1971), A12—A15.
  11. Christopher Thorne, Allies of a Kind: The United States, Britain and the War against Japan, 1941-1945 (London, 1978), 324. Tuy nhiên, trong sáu tháng nữa, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân tiếp tục nhấn mạnh tiềm năng của Trung Hoa.
  12. Tuchman, Stilwell, 466-67, 515.
  13. Thorne, Allies, 428.
  14. Tuchman, Stilwell, 491-509.
  15. Thorne, ‘Indochina,’ 91. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1288-89.
  16. USNA, OSS Research and Analysis Washington, report No. 2439 (9 Aug. 1944).
  17. Sbrega, ‘First catch your hare,’ 69-70. Thorne, ‘Indochina,’ 90. Patti, Why Viet Nam? 20-21.
  18. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1291.
  19. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 15-17. Thorne, ‘Indochina,’ 75. Thorne, Allies, 604. Thorne khẳng định rằng trên thực tế không có sự thông đồng như vậy tồn tại.
  20. Hull, Memoirs, 2:1597-98. Thorne, ‘Indochina,’ 79-80. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1291-95. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 14-15, 17-19. Patti, Why Viet Nam? 20, 22.
  21. Louis, Imperialism at Bay, 351-80. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1289.
  22. Louis, Imperialism at Bay, 459. Language defining three categories of future trusteeship had been put forward at Dumbarton Oaks but not discussed.
  23. Toennesson, Vietnamese Revolution, 187-99, 213-14, 260, 273-74, 300-301.
  24. FRUS, 1945, vol. 1 (Washington, D.C., 1967), 124. Vietnam, ed. Porter, 22~23. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 32-33.
  25. Vietnam, ed. Porter, 23-27.
  26. OSS memorandum, 2 Apr. 1945, quoted in Richard Aldrich, ‘Imperial Rivalry: British and American Intelligence in Asia, 1942-46,’ Intelligence and National Security (London) 3, no. 1 (Jan. 1988): 45-46.
  27. George C. Herring, ‘The Truman Administration and the Restoration of French Sovereignty in Indochina,’ Diplomatic History (Wilmington, Del.) 1, No. 2 (Spring 1977): 100-105. Vietnam, ed. Porter, 40-46, chứa một cuộc trao đổi được tiết lộ vào ngày 20—21 tháng 4 giữa các bộ phận Châu Âu và Viễn Đông của Bộ Ngoại giao.
  28. Aldrich, ‘Imperial Rivalry,’ 9-10.
  29. R. Harris Smith, OSS: The Secret History of America’s First Central Intelligence Agency (Berkeley and Los Angeles, 1972), 322-23. Một số điệp viên Pháp và Anh được cho là đã chết để hỗ trợ Mme Meynier, con gái của Hoàng Trọng Phu, trốn khỏi trại tù của Đức để tham gia vào các hoạt động này.
  30. Spector, United States Army in Vietnam, 24-27.
  31. Laurence Gordon, công dân Canada, từng là giám đốc hoạt động của công ty dầu Texaco tại Hải Phòng trước chiến tranh. Harry Bernard là thương gia thuốc lá người Anh. Frank Tan là doanh nhân trẻ người Mỹ gốc Hoa. Một người tham gia quan trọng khác là một linh mục người Pháp, dường như có thể khai thác rất nhiều từ hoạt động truyền [Công] giáo ở Đông Dương.
  32. Thời gian không rõ (nhưng có thể là cuối năm 1943) trong AOM, INF, GF 67.
  33. Spector, United States Army in Vietnam, 27. Patti, Why Viet Nam? 43-45. Tennesson, Vietnamese Revolution, 197.
  34. Charbonneau and Maigre, Les Parias, 35-36. Một ấn phẩm gần đây kết nối GBT với Freemasons, nếu đúng, có thể giúp giải thích cho thành phần đa sắc tộc đáng ngạc nhiên của mạng lưới bí mật này.Gilbert David, Chroniques secretes d’Indochine (1928-1946), vol. 1 (Paris, 1994), 75-262.
  35. USNA, OSS reports 103144 (15 Oct. 1944), 2594 (1 Jan. 1945), and 12033 (14 May 1945). U.S. Opintel reports, Indochina: 26 Nov. 1944 (fuel supplies); 15 Dec. 1944 (railroads); 22 Dec. 1944 (phosphate); 20 Jan. 1945 (industries).
  36. USNA, OSS reports 2594 (1 Jan. 1945).
  37. USNA, Joint Intelligence Collection Agency (New Delhi) report of 16 Feb. 1945 (OSS document 118215) chứa một bản đồ các mục tiêu chi tiết ở Sài Gòn, phần lớn dựa trên thông tin thu được từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1944.
  38. Jacques Le Bourgeois, Ici Radio Saigon, 1939-1945 (Paris, 1985), 239-33:
  39. Peter M. Dunn, ‘An Interpretation of Documentation and Oral Primary Source Materials for the Period September 1945 until May 1946 in the Region of Cochinchina and Southern Annam’ (Ph.D. diss., [University of London] School of Oriental and African Studies, 1980), ch. 2, 21-22; and ch. 5, 34-35:
  40. Michel Desiré, La Campagne d’Indochine (1945-1954): Bibliographie, vol. 1 (Vincennes, 1971), 10. AOM, INF, c. 123, d. 1108, reports of 24 Feb. and 1 Mar. 1945.
  41. Lực lượng 136 là tên mã được sử dụng từ tháng 3 năm 1944 của chi nhánh của Cơ quan điều hành hoạt động đặc biệt của Anh (SOE) hoạt động ở phía đông Suez. Trước đó nó có tên là “Sứ mệnh Ấn Độ”. Cho đến tháng 10 năm 1943, nó được cho là nhận lệnh hoạt động từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ, và phần còn lại của cuộc chiến từ Bộ Tư lệnh Đông Nam Á. Tuy nhiên, Lực lượng 136 và trụ sở SOE ở London đôi khi khiến các chỉ huy quân sự không biết gì về các hoạt động có liên quan đến chính trị. Charles Cruikshank, SOE in the Far East (Oxford, 1983), 21, 83-84, 88. Aldrich, ‘Imperial Rivalry,’ 32.
  42. USNA, Joint Intelligence Collection Agency (New Delhi) report of 12 June 1945 (OSS document 114748). Charbonneau and Maigre, Les Parias, 41-42.
  43. USNA, OSS report L54936 (ngày 19 tháng 3 năm 1945), chứa tám trang thông tin về các chuyển động của tàu từ quan chức này.
  44. Phỏng vấn Hồ Hữu Tường, Sài Gòn, ngày 3 tháng 3 năm 1967. Tường gọi người hoa tiêu là ‘‘M. Canac,”có lẽ là tiếng lóng của một người nào đó từ Nam Thái Bình Dương (Kanak).
  45. AOM, INF, GF 4. Báo cáo Hải Phòng do R. Cassoux, Giám đốc cảng, một trong những quan chức Pháp được Nhật cho phép tiếp tục làm việc, đã được các cơ quan chức năng Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận.
  46. AOM, INF, GF 36, báo cáo của các thành viên Cục Kinh tế thuộc địa cũ gửi Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam, ngày 29 tháng 8 năm 1945.
  47. AOM, INF, GF 66 gồm hai tờ rơi trên tỉnh Hưng Yên ngày 20 tháng 7 năm 1945, một tờ bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Nhật. Không phải tất cả các tin nhắn đều đe dọa. Ví dụ, một bộ truyền đơn của Không quân Mỹ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, dường như đã được thả vào tháng 9 năm 1944, có các bức ảnh chụp Paris được giải phóng và những trích dẫn dài từ các báo cáo hào hứng của các phóng viên chiến trường Mỹ. Tôi rất cảm kích Allison Thomas vì đã cung cấp các bản sao của những tờ rơi này.
  48. Thorne, ‘Indochina,’ 77-78. Sbrega, ‘First catch your hare,’ 73-74. Dunn, First Vietnam War, 79-80. Vào tháng 8 năm 1943, những người đứng đầu SOE và OSS đã đạt được một thỏa thuận tương tự cho toàn bộ Đông Nam Á, nhưng không đề cập đến Tưởng Giới Thạch. Aldrich, “Imperial Rivalry,” 17.
  49. Patti, Why Viet Nam? 30-31. Aldrich, “Imperial Rivalry,” 29-31.
  50. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,” 1291
  51. Smith, OSS, 288-91, 303-8. Aldrich, ‘Imperial Rivalry,’ 20, 24-26. Aldrich đưa ra luận điểm tổng quát rằng các hoạt động ở châu Á của SOE và OSS đạt được lợi thế về mặt chính trị ít quan trọng hơn đối với những thiệt hại mà họ gây ra cho quan hệ Anh-Mỹ.
  52. Sbrega, ‘First catch your hare,’ 70. Gautier, 9 mars 1945, 122-24. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1295. Drachman, United States Policy toward Vietnam, 61-63.
  53. Patti, Why Viet Nam? 20.
  54. U.S. Opintel report, Indochina, 22 Oct. 1944.
  55. Thorne, ‘Indochina,’ 90. La Feber, ‘Roosevelt, Churchill, and Indochina,’ 1291. Dunn, First Vietnam War, 88-89, 93.
  56. FRUS: The Conference of Berlin, vol. 1 (Washington, D.C., 1960), 917. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 21-22.
  57. Peter Dennis, Troubled Days of Peace: Mountbatten and South East Asia Command, 1945-46 (Manchester, 1987), 28. Vào cuối năm 1944, bộ tham mưu của Wedemeyer đã phát triển một kế hoạch phản công (BETA), kế hoạch này nhanh chóng bao gồm một cuộc tấn công nghi binh vào Bắc Kỳ, dự kiến vào tháng 5 năm 1945.
  58. Dunn, First Vietnam War, 87-88. Dunn’s assertion is challenged in Anthony Short, The Origins of the Vietnam War (London, 1989), 58-59, dựa trên thư từ gần đây với các cựu phi công và các nhà sử học quân sự Anh, nhưng không có bằng chứng tài liệu mới. Ít nhất, báo cáo ban đầu (của đại diện quân đội Anh ở Trùng Khánh) về vụ bắn hạ được cho là sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa các mặt trận.
  59. Dunn, First Vietnam War, 95-96, 98, 103, 105-10, 117-18. FRUS: The Conference of Berlin, 1:921-22; 2:83-85, 1319, 1465-66. U.S. Department of Defense, United States—Vietnam Relations, 1:A15—A22.

* n/v: backwater ý nói một nơi xa xôi không quan trọng và do đó không ảnh hưởng đến các sự kiện chính. ** n/v prima donna (tiếng Ý) có nghĩa là nữ ca sĩ chính trong đoàn hát hay opera.

  1. FRUS: The Conference of Berlin, 2:351.
  2. Viet-Nam Crisis, ed. Cameron, 33-39. Patti, Why Viet Nam? 118-120. Vietnam, ed. Porter, 49-50. Herring, ‘Truman Administration,’ 106-7.
  3. Ronald Spector, ‘Allied Intelligence and Indochina, 1943-1945,’ Pacific Historical Review (Berkeley) 51 (1982): 48.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s