Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long: chuyện đời vay trả

Hiển Lâm Các

Hiển Lâm Các

Võ Hương An

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái — kèm theo truyện ngắn “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ, viết về sự tàn ác và hèn hạ của vua Gia Long trong việc hành hình vợ chồng Trần Quang Diệu & Bùi Thị Xuân — hai dũng tướng của Tây Sơn — và gia đình (mẹ già và con gái). Nội dung của các điện thư hoặc có ý hỏi tôi sự thật có đúng như vậy không, hoặc tỏ ra đồng ý với tác giả, chê trách vua Gia Long tàn ác. Bài viết này xin xem như một câu trả lời, sự thật lịch sử là một kinh nghiệm chung ở đời…

Đôi nét lịch sử

Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi,  vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Vào đầu thế kỷ XX, vua Khải Định đã chọn ngày này ( mồng 2 tháng Năm âm lịch) làm ngày quốc khánh của nước Đại Nam, đặt tên là ngày Hưng quốc khánh niệm. Những ai ở lứa tuổi trên 70 ở Trung kỳ, từng cắp sách đến trường có thể còn nhớ đôi chút về ngày này, nhất là ở Huế.  Đó là ngày mừng đất nước thống nhất. Niên hiệu Gia Long bao hàm trong ý nghĩa đó — vua muốn nói ông là người đã đi từ Gia Định thành tới Thăng Long thành để thống nhất đất nước. (Võ Hương-An, Thăng Long và Gia Long )

Ngay sau khi chiếm lại Phú Xuân và  trong khi vua Cảnh Thịnh của Tây Sơn đang còn làm chủ ở miền  Bắc thì Nguyễn Vương đã cho « Phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ » (Thực lục I, tr.473).

Sau khi chiếm được Bắc hà, bắt được  trọn gói vua tôi, anh em vua Cảnh Thịnh,  hoàn thành cuộc thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, vua Gia Long khải hoàn về kinh. Ngày giáp tuất  tháng 11 năm Gia Long thứ 1 (7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802) vua đem tù binh ra làm lễ hiến phù ở Thái Miếu. Hiến phù là lễ trình diện tù binh trước bàn thờ tổ tiên, và Thái Miếu là nơi thờ 9 đời chúa Nguyễn. Sau lễ,
 
« Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản [vua Cảnh Thịnh] và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì, cho 5 voi xé xác, đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất đi, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ [bài vị] của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại [Ngoại Đồ Gia, cơ quan chế tạo của triều đình, sau gọi là Võ Khố] (năm Minh Mệnh thứ 2 đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi). Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài. » (Thực lục I, tr.531)

Trong chiếu bố cáo cho toàn dân được rõ về lễ hiến phù ngày 7 háng 11 Nhâm tuất, có câu mở đầu : « Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu … » và kết thúc bằng câu « Nhạc Huệ trời đã giết rồi, cũng đem phanh xác tan xương, để trả thù cho Miếu Xã, rửa hận cho thần nhân. » (Thực lục I, tr.532,533)

Theo tài liệu của Bissachère, trước khi nhận lãnh cái chết thảm khốc, anh em vua Cảnh Thịnh còn bị bắt phải chứng kiến cảnh lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của cha (Nguyễn Huệ) và bác (Nguyện Nhạc) (theo hồi ký của Bissachère) trước khi hài cốt bị đem « giả nát rồi vất đi ».
 
Phẩm bình của lịch sử       

Tại miền Nam trước 1975, có hai bộ thông sử tiếng Việt thông dụng là Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn. Viết về vua Gia Long, cả hai bộ sử đều giống nhau ở một điểm: có phê phán sự hẹp lượng của vua Gia Long qua việc giết hại công thần (vụ án Nguyễn Văn Thành và vụ án Đặng Trần Thường), có kể rõ việc hành hình trả thù Tây Sơn nhưng hoàn toàn không bình luận, phê phán gì đến sự “quá tay” trong việc này. Tại sao?
 
Hoa Bằng, tác giả Quang Trung, Anh hùng dân tộc (Nxb Bốn Phương, Saigon, 1953) khi kết luận thiên biên khảo đầu tiên bằng tiếng Việt về đề tài này đã ngậm ngùi viết:

« Vậy mà Nã [Phá Luân, Napoléon I] được gởi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau hoài niệm, viếng thăm ; còn Quang Trung : mả phải đào, xương phải tán, dòng dõi bị chu di, sự nghiệp liệt liệt oanh oanh gói tròn trong một chữ ‘Ngụy’ »

Nhà viết sử Trần Gia Phụng trong Nhà Tây Sơn (Nxb Non Nước, Toronto, 2005) cũng đã có lời bình phẩm nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc:

« Cuộc trả thù được vua Gia Long xem là ‘ nghĩa lớn Kinh Xuân Thu’ nhưng hành hạ di cốt địch thủ trước mắt con cái họ trái hẳn với đạo lý cổ truyền của dân tộc. » (tr.240)

Phê bình mạnh tay, mạnh mẽ hơn có Quách Giao :

Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.

Còn đối với Nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng [Cảnh Thịnh], cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong Hoàng Cung để làm lọ đi tiểu.

Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những Tướng Tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã.

Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, Vùng An Khê. Vua tôi Nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân Nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.

…Ngót 150 năm, Nhà Nguyễn cố làm cho người người quên Nhà Tây Sơn. Những người yêu nước vẫn luôn nhớ đến Nhà Tây Sơn, ngọn bút yêu nước vẫn chép đi chép lại, vẫn tìm tòi trong nơi khuất tịch những tài liệu còn dấu cất, để viết về Nhà Tây Sơn.

Và tiếng Anh hùng Áo Vải, Anh Hùng Dân Tộc mãi còn vang, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, trên đất nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc.

Còn Nhà Nguyễn đã làm được gì?

Có người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam.

Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.

Trăm năm bia đá thời mòn
Nghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.

(http://tuongvangvn.com/index.php?categoryid=50&p2_articleid=418)
 
Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết, Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử  VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:
 
“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù  đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.” (p.65) (He showed no mercy to his beaten adversaries, dead or alive. His soldiers exhumed the bones of a deceased Tayson leader and his wife and urinated on them before the eyes of their son, whose limbs were then bound to four elephants and ripped apart.)
 
Nếu Nhà Tây Sơn không có Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thắng quân Thanh và quân Xiêm vang dội trong lịch sử thì hành động “vì 9 đời mà trả thù” của vua Gia Long chưa chắc đã bị búa rìu dư luận nhiều như đã xảy ra. Ngoài việc ghi chép khá rõ ràng của Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn thì hồi ký sống động của giáo sĩ De la Bissachère về việc hành hình trả thù của vua Gia Long đối với anh em và vua tôi Cảnh Thịnh (2), đã gây tác động tâm lý không nhỏ trong giới sử học Đông Tây (Thực ra ông này không chứng kiến cuộc hành hình mà chỉ nghe ai đó kể lại). Thử đi vào mạng lưới toàn cầu, gõ mấy từ khóa như Gia Long, Tây Sơn, Nguyễn Huệ, thì tha hổ đọc công luận phẩm bình, đa số đều chê Gia Long về việc này. Điều này cũng dễ hiễu thôi vì hào quang chiến thắng quân Xiêm và quân Thanh của vua Quang Trung rực rỡ quá, đã che mất sự thật thê thảm ở bên trong. Thêm vào đó, với mấy chục năm lịch sử được viết dưới nhãn quan xã hội chủ nghĩa, triều Nguyễn do Gia Long khai sáng, đã bị miệt thị thậm tệ, đã ảnh hưởng không ít trên sự nhận thức của người đọc, nhất là giới trẻ. Mặc dầu ngày nay gió đã đổi chiều, đã bắt đầu có sự chuyển biến trong nhận thức về sự nghiệp của Nhà Nguyễn (3) nhưng không thiếu chi người vẫn tư duy trong nếp cũ.
 
Câu hỏi đặt ra

Các sách sử Việt Nam viết về hành vi “tàn ác” trả thù Tây Sơn của vua Gia Long đều lấy tài liệu từ các bộ chánh sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thục lục đệ nhất kỷ, Đại Nam Liệt Truyện ), trước khi biết đến các chi tiết khác do nguồn sử liệu Tây phương cung cấp. Sử thần Nhà Nguyễn trong Quốc Sử Quán đã không giấu diếm gì cả, viết trắng chuyện này ra cho hậu thế cùng biết, người sau chỉ lặp lại, chỉ thêm lời bình phẩm nặng nể mà không có bớt.

Riêng người viết, trong niềm ngưỡng mộ chiến thắng oanh liệt hào hùng của vua Quang Trung trước quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng, ban đầu thì cũng đồng ý với những bình phẩm chê trách hành động của vua Gia Long đối với Tây Sơn là thái quá, tàn nhẫn, nhưng sau đó, khi được biết những nguồn tin khác, không khỏi đắn đo tự hỏi và tìm lời giải đáp.
 
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát (4)[1] .Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Sau khi làm chủ Bắc hà, vua “Sai chọn người dòng dõi họ Trịnh để giữ việc thờ cúng họ Trịnh. Trước là khi đại giá Bắc phạt, người họ Trịnh ai ai cũng sợ bị giết. Vua thấu rõ tâm tình, xuống chiếu dụ rằng: ‘Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay, trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy nên cùng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trưởng họ, giữ việc thờ cúng để giữ tình nghĩa đời đời.” (Thực lục I, tr.508) Vậy là Trịnh Tư được giao lo việc thờ cúng, họ Trịnh được cấp 500 mẫu ruộng để lấy huê lợi cúng tế hàng năm, 247 người họ Trịnh được xét tha thuế dinh và miễn binh dao (đi lính và chịu sưu dịch).

Ai cũng biết La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, được coi như một Gia Cát Lượng của vua Quang Trung, một cố vấn tối cao, được vua quan trên dưới đều kính nể (4 lần vua khẩn khoản mời ra giúp, cuối cùng nhận chức Viện trưởng Viện Sùng Chính năm 1790, giúp vua chấn chỉnh việc giáo dục, văn hóa, giúp vua chọn đất Nghệ An làm Phượng Hoàng trung đô…). Khi  Nguyễn Vương tái chiếm Phú Xuân, ông đang ở Huế giúp vua Cảnh Thịnh nhưng không chạy theo khi vua đào thoát (hay chạy theo không kịp?) và dường như không bị bị bắt mà chỉ quản thúc tại gia, dù phía Nguyễn Vương biết rõ lý lịch, sau đó Nguyễn Vương đã ra lệnh

“Thả xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp về. Thiếp là người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, đậu Hương tiến đời Lê, làm quan huyện Thanh Chương, bỏ quan về nhà. Khi nhà Lê mất, theo lời mời của Nguyễn Quang Toản mà ở lại Phú Xuân. Tới nay vào yết kiến, xin trở về làng. Vua [Nguyễn Vương] dụ rằng ‘Khanh là người tuổi tác, đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo léo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta.’ [người viết in đậm]. Bèn sai quan quân đưa về (Thực lục I, tr.445)

Lại năm 1803, phái đoàn do vua Cảnh Thịnh phái đi sứ Nhà Thanh (gồm Lê Đức Thận, Nguyễn Đăng Sở và Vũ Duy Nghi) bị trả về nước, bị quan Bắc thành bắt giải về Kinh, vua Gia Long tha hết cho về quê. Lại khi Bộ Hình tâu xin vua định đoạt số phận của người vợ lẻ Nguyễn Nhạc cùng 2 người em họ tên Đại và Vạn bị bắt thì vua nói: “Vợ lẻ Nhạc là một người đàn bà thôi. Bọn Đại tuy là thân đảng của giặc Nhạc mà không dự binh quyền, nay Nhạc chết rồi, giết đi thì có ích gì?” (Thực lục I, tr.544)

Những chứng dẫn nho nhỏ đó cho thấy vua Gia Long là con người phải chăng, tùy theo người, theo trường hợp mà có quyết định tha hay phạt , chứ không phải bạ đâu giết đó, thà giết lầm hơn bỏ sót. Vậy tại sao giết Tây Sơn chưa đủ, phải hành hạ mới hả, kể cả nắm xương khô. Thù chi mà dữ vậy?
 
Sự thật là đây

Về chuyện vua Gia Long trả thù Tây Sơn, nhà viết sử Trần Gia Phụng đã đi xa hơn các học giả đi trước khi lần đầu tiên ông phân tích chính xác rằng:
 
“Không kể cá nhân ông bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì ba việc chính: thứ nhất, năm 1777 Định Vương Nguyễn Phúc Thuần [chú ruột vua Gia Long], Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương [em chú bác ruột] và Nguyễn Phúc Đồng [anh ruột] bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Thứ nhì, hai người em [ruột] của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn năm 1783. Thứ ba, vua Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.” (Việt Sử Đại Cương, Tập 2, tr.445)
 
Chừng đó nợ máu nghe đã nặng (5 người cật ruột), nhất là món nợ thứ 3, nhẹ vật chất mà nặng tâm linh và đạo đức, ít người biết. Nhưng kể vậy cũng chưa đủ.

Khi đọc câu mở đầu của chiếu bố cáo  lễ hiến phù: “ Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu…” * (Thực lục I, tr.532) tôi không khỏi mỉm cười một mình với ý nghĩ : thiệt mấy ông đời xưa văn chương lớn lối quá, cái chi cũng lôi điển tích với sách vở ra, tô vẻ cho long trọng. Nhưng sau đó, khi đọc kỹ Thực lục mới biết mấy chữ vì 9 đời mà trả thù mang một ý nghĩa rất thực, rất cụ thể, bên cạnh màu sắc điển tích văn chương tô điểm.

* “Xuân Thu, Công Dương truyện: Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù 9 đời.” Chú thích của dịch giả Thực lục I, tr.532.
 
Ngày 13/6/1801, Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô Phú Xuân, nơi ông đã vội vã ra đi khi mới 13 tuổi (ta), và ròng rã 27 năm mơ ước được trở về. Tuy đã làm chủ được Phú Xuân  nhưng lực lượng hùng hậu của Tây Sơn Cảnh Thịnh vẫn còn ở bên kia lũy Trường Dục (Quảng Bình), vậy mà đến đầu tháng 8 năm đó đã lo sửa sang lăng mộ tổ tiên và cấp tốc hoàn tất ngay trong tháng. Sao việc này lại làm gấp rút còn hơn cả công tác sửa sang thành trì, xây đồn đắp luỹ để phòng chống Tây Sơn?  Xin đọc kỹ đoạn ghi chép của Thực lục sau đây, có thể thấy được lý do thúc đẩy (những chữ in đậm là do người viết, chữ ghi giữa hai ngoặc đứng [x] là chú giải của người viết):
 
“Tháng 9, ngày Ất hợi [ 9/8/1801], sửa lại sơn lăng.

“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng  Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên. Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Ngày Kỷ hợi [1/11/1801], vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả. Sai đổi xã Cư Hóa làm xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho Huyên làm Cai đội (năm Minh Mệnh thứ 11[1830] phong An Ninh bá, lập đền thờ ở núi Cư Chính) con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về hậu thưởng cho.” (Thực lục I, tr.466)
 
Gạt ra ngoài những chi tiết hoa lá cành như hai con cọp trong bụi rậm nhảy ra, đang đào mả thì nhà cháy, v.v., đoạn sử ngắn ngủi do Thực lục ghi lại tiết lộ hai điều quan trọng mà ít người biết đến hoặc biết mà vì một lý do nào đó đã lơ đi hoặc chỉ phớt nhẹ nói qua:
 
-Thứ nhất,  Quang Trung Nguyễn Huệ đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, lấy hài cốt ném xuống sông.

Việc này cọng với việc giết chết vị chúa thứ 9 là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên năm 1777 thì quả nhiên vua Gia Long tính sổ 9 đời không sai chậy chút nào. Vì vậy có thể nói được rằng chữ 9 đời có một ý nghĩa rất cụ thể.

Đây là 8 đời chúa Nguyễn:

1.Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613);
2.Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635);
3.Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648);

4.Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687)

 5.Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691);
6.Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725);
7.Chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738);
8.Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765);

Về ông tổ Nguyễn Kim, có lẽ vì không biết đích xác mộ phần nẳm ở đâu trong cái bát ngát của núi Triệu Tường ở Thanh Hóa, nên vua Quang Trung đành phải cho qua mà không tình sổ.

Tám đời chúa Nguyễn này không có hận thù gì với anh em Tây Sơn, đã có công rất lớn đối với dân tộc và đất nước khi kế tục nhau mở nước về phương Nam, đến tận Cà Mau, Châu Đốc, cống hiến cho tổ quốc non một nửa nước, trài dài  từ Phú Yên trở vào Nam, với đất đai trù phú, nguồn lợi dồi dào, rộng hơn lãnh thổ nam tiến của các triều Lý, Trần,  Hồ và Hậu Lê cọng lại. Không có sự nghiệp này thì hậu thế ngày nay lấy chi để khoe  với thế giới rằng “nước ta hình cong như chữ S” với “rừng vàng biển bạc”?!

-Thứ hai: Phần mộ của ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long cũng bị quật lên và hài cốt ném xuống sông.
Ông Nguyễn Phúc Côn là con thứ hai của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, mất năm 1765, khi con là Nguyễn Phúc Ánh đang còn bé. Khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế (1806) mới truy tôn cha làm Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế, chứ cho đến khi chết dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, ông chẳng làm vua làm chúa gì. Chỉ vì con ông là Nguyễn Phúc Ánh dám chống lại Tây Sơn mà ông đã không được ngủ yên, lâm vào cảnh con làm cha chịu!

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả  cho biết thêm một chi tiết khác:

“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người). (tr.193)

Thực lục có nói khi Nguyễn Ngọc Huyên chết thì được lập đền thờ và phong làm An Ninh bá. Ở thượng lưu sông Hương có một ngôi miếu, tục gọi là miếu Ông Chài, chính là miếu ông Huyên vậy.

Trong văn hóa Việt Nam, phận làm con cháu là phải lo gìn giữ mồ mả tiên tổ cha ông. Do đó chúng ta thông cảm với vua Gia Long chỉ trong 2 tháng sau khi tái chiếm Phú Xuân đã vội vã hoàn tất việc tu sửa lăng mộ bởi khi đã biết tình trạng lăng mộ bị phá tanh banh thê thảm như thế thì không một ai có thể chờ đợi được nữa.
 
Trong lịch sử Việt Nam, việc tranh giành quyền lực dẫn đến những hành động giết hại nhau tàn nhẫn không phải là hiếm. Điển hình, để cướp ngôi nhà Lý, Trần Thủ Độ không ngần ngại dồn Lý Huệ Tông vào chỗ chết, với ý đồ nhổ cỏ tận gốc, mặc dù Huệ Tông đã biết thân phận, bỏ ngai vàng, vào tu ở chùa Chân Giáo. Đã thế, Trần Thủ Độ còn bày mưu sập bẫy tôn thất Nhà Lý chôn sống trọn gói (may mà Hoàng tử Lý Long Tường nhanh chân thoát qua tị nạn ở Cao Ly, trở thành thuỷ tổ họ Lý của xứ Đại Hàn ngày nay). Nhưng có lẽ trong cuộc tranh chấp quyền lực chưa có ai trong lịch sử phải trả cái giá 5 mạng người ruột thịt và 9 ngôi mộ cha ông tiên tổ tanh banh với xương cốt không biết đâu tìm như trường hợp vua Gia Long trong khi đối đầu với Tây Sơn để phục hồi cơ nghiệp của ông cha đã tốn công xây dựng.

Ở đời, có vay thì có trả. Nợ nào cũng có tính lãi suất, chỉ có khác là nặng hay nhẹ, không hình thức này cũng hình thức khác. Nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không tạo nhân ác thì có thể đã không gặp quả ác.  Hận thù luôn luôn vẫy gọi thù hận là chuyện thường của thế gian, huống chi lại có yếu tố tranh giành quyền lực trong đó, tham lam và sân hận hẳn phải bốc lên ngùn ngụt.

Phải chăng nên thử  tự đặt mình vào địa vị của  vua Gia Long để có nhiều thông cảm và có lời phẩm bình phải chăng hơn.
 
Một vài cảm nghĩ     

Là hậu thế, có lẽ không mấy ai vui khi biết sự thật của tấn thảm kịch Nguyễn Quang Trung và Nguyễn Gia Long. Cả hai, đối với chúng ta, đều có chỗ đáng tôn vinh lẫn chỗ bất cập. Riêng ngưởi viết, từ tấn thảm kịch lịch sử này, học hỏi được một đôi điều, xin gọi là chia sẻ.
 
1/Qua việc điện thư của bạn bè và thân hữu gởi đến tới tấp kèm chuyện “Một ngày lễ Vu lan sầu thảm” của Tịnh Thuỷ,tôi nhận ra rằng té ra loại “lịch sử tiểu thuyết” dễ đi vào lòng người hơn là chính sử khô khan. Đồng ý khi tiểu thuyết hóa lịch sử thì tha hồ cho trí tưởng tượng vẽ vời nhưng cái căn bản của nó xin đừng đổi trắng thay đen. Thực lục ghi rõ vụ hành hình vua tôi anh em Cảnh Thịnh diễn ra ngày giáp tuất tháng 11 năm Gia Long thứ 1 tức ngày 7 tháng 11 Nhâm Tuất, 1/12/1802. Làm chi có ngày Vu Lan trong đó? Có lẽ tác giả muốn gây ấn tượng cho ngưởi đọc về sự tàn ác khó dung tha của vua Gia Long nên mới lựa một ngày như thế. Tội nghiệp cho vua! Vua chỉ dự lễ hiến phù, không dự cuộc hành hình, chỉ sai quan thi hành, nên cuộc đối thoại tay đôi giữa vua và bà Bùi Thị Xuân cũng chỉ là cơ hội bày ra để mạt sát thoải mái. Tội nghiệp.
 
2/Việc cải táng mộ ông Nguyễn Phúc Côn có thể hiểu được, vì tìm được hài cốt và hài cốt này đã được vua Gia Long xác tín rằng đó là di cốt của người đã sinh thành ra ông. Nhưng với 8 chúa thì sao? Sử nói Các lăng đều theo nền cũ mà xây cao lên. Đồng ý là xây lên cao, làm cho to lớn đẹp đẽ hơn xưa, nhưng hài cốt không tìm thấy thì chôn cái gì trong đó? Chẳng lẽ chỉ là một ngôi mộ trống không? Một cái mả gió?

Trong một dịp về thăm Huế sau 7 năm “đi học làm người tốt” (!), tôi được biết sau năm 1975, do đói quá, người ta đã làm bậy. Việc đào trộm mồ mả lăng tẩm giới quyền quí đã xảy ra với ý đồ tìm vàng bạc châu báu tùy táng. Người bạn kể cho nghe (tôi chưa có cơ hội kiểm chứng) khi cụ Vương Hồng Sển, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng của Miền Nam,  biết được kẻ gian đã kiếm được nữ trang trong lăng Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) và đem bán thì cụ đã kêu trời. Dưới cái nhìn cơm áo của kẻ trộm, đó là vàng, tính theo thời giá của chỉ và lượng. Dưới cái nhìn của cụ Vương, đó là đổ cổ vô giá của quốc gia! Nhưng đó không phải là chi tiết tôi quan tâm, vì bảo vật quốc gia người ta bán ra nước ngoài nhiều rồi. Chi tiết lý thú mà tôi nghe được đã giúp tôi hiểu biết thêm và lý giải thắc mắc nêu trên. Chi tiết đó là, bọn kẻ trộm, khi đào đến quan tài của một ông chúa nào đó đã không thấy hài cốt mà chỉ thấy hình người ta bằng gỗ! Điều này xác nhận giả thiết mà tôi đã nghĩ trong đầu nhưng không biết cách nào để kiểm chứng, ấy là tục chiêu hồn nạp táng.

“Chiêu hồn nạp táng là gì?

“Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: “Chiêu hồn nạp táng”.

Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.

Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.
Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân.

Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.
 (http://www.kythu.net/Tang_le/Chieu-hon-nap-tang-la-gi/84.chtml)

2/ Hình như có một nhà tư tưởng nào đó đã nói: “Làm thầy thuốc lầm thì chết một người; làm thầy địa lý lầm thì giết một họ; làm chính trị lầm thì giết một nước, làm làm văn hóa lầm giết cả một đời.”

Dưới ảnh hưởng của môn phong thủy Trung Hoa, người Việt từ vua cho chí dân đều tin rằng âm phần tổ tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh và tương lai của con cháu. Bởi vậy ai cũng mong muốn tìm cho được một huyệt mả tốt để được kết phát, để con cháu được hưởng phước vinh hoa phú quí dài lâu. Bởi vậy, để tận diệt kẻ thù không gì bằng triệt long mạch, phá huyệt mộ, đào mả cha ông nhà người ta lên. Làm thế thì chắc chắn con cháu không thể nào ngóc đầu lên được, lấy gì mà chống trả. Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoài việc sử dụng binh lực đánh Nguyễn Vương chạy dài ra biển, trốn qua đến Xiêm La hai lần, vẫn không quên sữ dụng chiêu thức này để hỗ trợ. Và để cho chắc ăn, thà phá lầm hơn bỏ sót, đã không những quật mồ thân sinh vua Gia Long là huyết thống trực hệ mà còn quật mồ cả 8 đời chúa Nguyễn xa lắc. Thật là một sự tính toán chu đáo.
 
Tuy toan tính chu đáo như vậy nhưng Nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ chỉ tồn tại có 14 năm (1788-1802, 1788 là năm vua Quang Trung đăng quang trước khi ra Bắc phá quân Thanh), trong khi Nguyễn Vương, mặc dầu bị đánh trúng tử huyệt (theo quan niệm phong thủy) nhưng sau 25 năm bền bĩ chiến đấu nhọc nhằn, đã thống nhất đất nước, phục hưng được cơ nghiệp tổ tiên, lập ra triều đại mới, tồn tại 143 năm (1802-1945).

Vậy là thế nào? Chẳng lẽ phong thủy hoàn tòan là một thứ tin mê tín dị đoan? Không, không thể vì vậy mà kết luận phong thủy một cách hồ đổ như thế được. Cái nước Mỹ của khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới này cũng đang chạy theo Feng Shui (Phong thủy) của nền văn minh cổ Trung Hoa, có thua chi Việt Nam xưa và nay đâu, có điều họ chú trọng đến dương cơ hơn âm phần. Như vậy phải có một yếu tố gì khác làm cho độc chiêu do vua Quang Trung phát ra đã không có hiệu quả. Tôi chợt nhớ đến chữ Đức trong câu ca dao

Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau

Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó!

Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn  thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế?
Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt.

Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay  trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh).  

 Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên  tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo. Theo thiển ý, có lẽ hiểu theo cách này mới giải thích được chỗ bất cập của phong thuỷ.

Chú thích :

(1) Mãi đến mùa hạ năm 1806 (Bính dần) vua mới chánh thức làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại điện Thái Hoà.
 
(2) Có thể xem: La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine, hồi ký của Bissachère viết năm 1807 do Charles B. Maybon biên tập và xuất bản năm 1920, từ trang 118 đến trang 120 tronghttp://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up
 
(3) Ngày 18 và 19/10/2008 tại Thanh Hóa có một cuộc hội thảo « Đánh giá lại chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn » được phóng viên ghi nhận là « một hội thảo lịch sử », có lẽ vì phải chuẩn bị tài liệu đến 20 năm và tỉnh Thanh Hóa đã tài trợ gần một tỉ đồng VN để tổ chức, Có hai nhận xét quan trọng được ghi nhận :

« Theo GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, cần có nhận thức mới về nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc trên tinh thần “công minh lịch sử”.
…………………….
« Tổng kết hội thảo, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: Cuộc hội thảo lần này đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi không chỉ của giới khoa học mà còn của dư luận xã hội, chứng tỏ những nhận thức trước đây về vai trò của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc theo hướng phê phán và phủ định đã không còn thỏa đáng nữa » (http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020034945468T0/danh-gia-lai-chua-nguyen-va-vuong-trieu-nguyen-mot-hoi-thao-lich-su.htm
 
Tài liệu tham khảo :
 
-Quốc Sử Quán , Đại Nam Thực Lục, I, bản dịch của Nguyễn Ngọc Tỉnh, Viện Sử Học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2002
-Trần Gia Phụng, Nhà Tây Sơn, Nxb Non Nước, Toronto, Canada, 2005
-Stanley Karnow, VietNam, A History, Penguin Book, 1984
-Hoa Bằng, Quang Trung, Anh hùng dân tộc, Bốn Phương, Saigon, 1953
-Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc, Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả, Nxb Thuận Hòa, Huế, 1995
-Charls,B. Maybon, La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine,http://www.archive.org/stream/larelationsurlet00labi#page/n1/mode/2up.
-Chiêu hồn nạp táng là gì ? http://www.kythu.net/Tang_le/Chieu-hon-nap-tang-la-gi/84.chtml 

(4) Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thóat ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu)
 
[1] Vua Gia Long có một thanh gươm mang tên Qui Y. Sử ghi rằng thanh gươm này có tính ưa giết người (hiếu sát), Tối hôm nào gươm tự động thóat ra khỏi vỏ thì hôm sau thế nào cũng có người phạm tội bị chém bằng thanh gươm đó. Vua Gia Long ghét tính hiếu sát của gươm bèn đem qui y cửa Phật và đặt tên là Qui Y (Quốc Triếu Chánh Biên Toát Yếu)

Nguồn bài đăng

137 thoughts on “Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long: chuyện đời vay trả

  1. Người viết dùng nhiều thủ pháp khiến người đọc NGHE CÓ VẺ công tâm bình luận, dẫn chứng phần đầu chi tiết nhưng phần sau lại LÝ GIẢI NGÂY NGÔ, Chúa Tiên chúa Sãi, là tên chúa tự đặt, có ai dại gì lấy tên Chúa Quỷ, Chúa Sát mà lại bảo là nghe hiền nghe sáng ? nực cười. Nói vua Quang Trung đào mả 8 đời chúa Nguyễn là chưa đúng, di tích còn đó, miệng dân còn đây muốn điên đảo càn khôn e rằng chỉ làm trò hề.
    Một người áo vải, tự thân dựng cờ cứu nước, đánh đông dẹp bắc, dĩ mưu lược, dẹp 5 vạn Xiêm quân, tiến 3 đêm đánh tan 20 vạn Thanh tặc …đằng kia con chúa, đánh không lại dắt rắn vào nhà, ba lần bảy lượt mượn súng Tây mà “rửa nhục” (mà sau này họa di tới con cháu, đám Tây quay lại cướp tiếm quyền lập bù nhìn khiến nước mất nhà tan), AI ANH HÙNG, AI ĐÊ HÈN ? sử cũng đã ghi, lắng tai nghe bia miệng thì biết.
    Dù gì cũng là tích xưa hào hùng, sao còn cố bới móc, xét lại lăn tăn? PR, CHỮA TỘI TÀN BẠO, RƯỚC GIẶC VÀO NHÀ cho ai,? bôi nhọ chê bai NGƯỜI ĐÁNH ĐUỔI NGOẠI XÂM để làm gì ?
    Dù sự thật có thế nào, dù người viết có ý đồ gì, thì trong lòng dân Việt Nam, NGƯỜI CỨU QUỐC VẪN MÃI LÀ ANH HÙNG. Đừng bao giờ quên điều đó!

    Thích

    • Tôi đồng tình với bạn về quan điểm cứu nước . Nhưng tôi cũng đồng tình với bài viết trên quan điểm tâm linh phong thủy ” Đời có vay có trả luật nhân quả không bỏ sót một ai” . Nói về công thì Quang Trung có công đánh đuổi ngoại xâm . Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi . Về đức trị do quý vị suy nghĩ định đoạt sau khi đã xem xét kỹ các sử liệu

      Thích

      • Người viết chỉ luận Hành vi thôi. Đâu phải cứ anh hùng là không có những hành động tàn nhẫn hay trái đạo lý. Người viết không hề phủ nhận chiến tích của bất cứ bên nào, bạn đừng nhầm lẫn. Chỉ mong ta nhìn kỹ lại, đừng để ánh hào quang quá lớn mà lóa mắt phủ nhận những sai lầm của họ, hay một lần tàn nhẫn mà quy tội cả cuộc đời. Chính xác là ” Đã là người thì không ai hoàn hảo, cũng có những sai lầm” và đừng vì ai có công lớn lẫy lừng mà vội quy kẻ thù của họ ghê tởm. Sinh ra trên đời ai cũng có mục đích và ” lý ” riêng trong từng hành động của mình. Xét qua xét lại, xét tới xét lui, là “Tốt” hay “Xấu”, “Tiểu nhân” hay ” Anh hùng” cũng là khái niệm tương đối mà thôi.
        Người Việt có thói quen nhìn phiến diện, giống như học giỏi, xinh xắn, chào hỏi lễ phép thì chắc chắn là người tốt, còn học ngu, xấu xí, ăn nói thô thiển thì đáng khinh. Đừng bao giờ quy xã hội làm 2 loại người tốt- xấu như thế, vì trong tốt có xấu, trong xấu vẫn có tốt. Rõ rành rành.

        Thích

    • Biết tại sao người Hoa ở Cù lao phố lại chạy về quận 5,6 tp hcm ko? Sự thật vẫn là sự thật, tàn sát người Hoa, phá nát 8 lăng chúa Nguyễn, anh em bất hòa kéo quân đánh nhau tranh ngôi….

      Thích

      • Lịch sử là phải mang tính khách quan. Lịch sử mà còn phải mang tính chính trị thì không còn là lịch sử nữa. Đồng ý kiến với Dinh Hanh Nguyen.

        Thích

      • Việc Nguyễn Huệ kéo quân đánh Nguyễn Nhạc là điều không phải nếu xét trên khía cạnh gia đình, nhưng nếu xét trên quan điểm an nguy của triều đại Tây sơn là điều đúng lẽ vì thực sự dù Nguyễn Nhạc là người có tài nhưng tầm nhìn lại hạn hẹp vì vậy ông chính là vật cản trong việc Nguyễn Huệ tiêu diệt Nguyễn Ánh (vì lý do tế nhị, không nói về người đã khuất nên tôi không nêu rõ thông tin, nhưng bạn có thể tìm hiểu thêm về Vũ Văn Nhậm-con rể của Nguyễn Nhạc… thì sẽ rõ hơn). Điều đáng buồn, cũng chính vì chữ tình mà Nguyễn Huệ vẫn cam chịu làm Vua đất Bắc, Nguyễn Nhạc làm Trung ương hoàng đế trị vị miền Trung, còn Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương trấn thành Gia định cho nên Nguyễn Ánh mới có chỗ để có cơ hội phục quốc sau này. Giá như Nguyễn Huệ có được một chút gian hùng, một chút lạnh lùng thì có lẽ giờ đây, Việt nam chúng ta không phải là một thằng nhược tiểu khi đứng cạnh bọn bành trướng Bắc kinh. Và chúng ta cũng không phải chiều chiều rủ nhau vào quán nhậu uất khí gào lên: Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam! Buồn thay!
        Tẵng bạn 2 câu thơ của Nguyễn Nhạc dành cho Nguyễn Huệ khi Nguyễn Huệ vây thành (vây thành chứ chưa đánh nghen bạn, đây là thông tin từ một giáo sĩ người Pháp – Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, sách đã dẫn, tr 177, và người nước ngoài thì ít đơm đặt hơn người Việt?)
        Dù sao cũng nghĩa kim bằng!
        Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?

        Thích

    • Dẫn chứng về việc vua Quang Trung đào mã có vẻ không được công tâm lắm, có tính phiến diện và Bao biện. Nó không có tác dụng xác định chính xác chuyện đã xảy ra như tác giả cố tình. Giọng văn mang thái độ tưởng chừng khách quan nhưng lại không, nặng cảm xúc. Rồi lập luận dựa trên phong thuỷ là nhà Tây Sơn không tồn tại lâu nên chắc phải không có đức thì càng vớ vẩn. Người tốt sống lâu là cái thứ quan điểm vớ vẩn nhất trên đời này. Vậy cuối cùng tác giả muốn rửa bớt cho GL, nhưng bọn bán nước thì muôn đời vẫn vậy, cái đó thuộc về lịch sử, là của nhân dân, dân không cần tg phải bao biện, nói cho cùng thì rõ ràng tác giả có động cơ trong bài này. Nên tìm hiểu thêm về xuất xứ của tác giả

      Thích

      • Bác Gió nói thật chí lý. Không ai có quyền phán xét lịch sử, những gì đã xảy ra trong quá khứ phải được nhìn nhận dưới lăng kính trung thực. Người viết sử có thể chịu áp lực từ nhiều phía, ngòi bút đôi khi thiên lệch. Nhưng dân chúng thì công tâm, không lừa được họ. Công hay tội cứ nhìn vào sự sùng kính của dân chúng nhiều thế hệ với người đã khuất thì sẽ rõ . Thử tìm hiểu thành ngữ “Cõng rắn cắn gà nhà” dành cho ai thì sẽ rõ !

        Thích

      • Bài viết thoạt đầu mới xem làm người đọc dễ tin,nhưng xét cho cùng thì đó chỉ là một thuật pháp của người viết nhằm mục đích để bênh vực cho Nguyễn Ánh mà thôi.
        Trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút 1785, Nguyễn Ánh đã rước giặc Xiêm với 500 ngàn quân,tàu thuyền và đại bác của Tây Phương tấn chiếm Đại Việt,nhưng Nguyễn Huệ tài giỏi với vũ khí thô sơ đã đánh bại quân Xiêm,họ đã sợ Đại Việt như sợ cọp đến ngày nay.Chiến công hiễn hách đó, dân tộc VN luôn nhớ ơn và tồn tại đến ngày nay.
        Tuy nhiên,Nguyễn Ánh chỉ vì muốn phục thù mà lại rước giặc ngoài vào lần nữa. Đó là giặc Pháp. Cán cân quân sự ko cân bằng,đương nhiên quân Tây Sơn phải bị thua và hậu quả là quân Pháp được đóng quân trên nước VN trong lúc Gia Long chính thức làm vua 18 năm,đến thời Tự Đức mất nước luôn.
        Tội này do ai? Ai công ai tội , đã có nhiều sử gia phê phán rồi đâu cần phải đến bây giờ mới có bài viết này để dẫn chứng biện bạch cho Nguyễn Ánh.

        Thích

    • Thực sự là không thể đồng tình được với anh, riêng việc bài viết này là bài viết về “Lịch Sử” chứ không phải là viết về cảm nhận.

      Không ai phủ nhận công lao của Quang Trung. Và tôi tin rằng phàm đã là người thì ai cũng có nhiều mặt, nhiều tính cách cả. Chủ nghĩa “anh hùng” trong trăm năm qua đã chứng minh là cáu xấu thì dấu cái đẹp thì khoe mẽ, nếu chưa đủ thì *bịa*.

      Với lại, việc ai xấu ai tốt, hành động nào là đúng là sai thì chúng ta ai có thể phán xét?

      Đọc bình luận của anh tôi nhớ tới câu chuyện “ăn cắp gà” của Nam Cao mà Ngọc Giao kể, và kết quả thế nào thì… 🙂

      Thích

    • Gui Tieu Ho Trong….Chung ta la the he moi roi, phai co cach nhin cong minh mot chut, dieu ban hoi trong bai cung da co giai thich roi day. Ban nen nghien cuu them nhieu ve lich su de co cach nhin khach quan va chuan muc hon. Ban moi viet mot doan ma cung da sai ve du lieu lich su roi day.
      Xin loi vi viet tren dien thoai khong bo dau duoc

      Thích

    • Tôi nghĩ, về tên gọi của các chúa thì ý tác giả muốn thông qua đó để nói thêm rằng đây là những vị chúa rất nhân từ và thương dân, vì quả thật công lao các chúa rất lớn. Những cái tên này không phải chúa tự đặt mà là người dân thường gọi. Đâu phải vô duyên vô cớ, hay thiếu tên mà gọi mấy cái tên như Chúa Hiền, Chúa Minh, Chúa Nghĩa.
      Sử sách có ghi lại việc vua Quang Trung đào mả các chúa Nguyễn. Đích thân vua Gia Long phải cho người làm lại các mộ. Như thế mà bạn còn còn nghi ngờ nữa thì mình không hiểu nổi.
      Nếu tác giả có ý ” pr, chữa tội tàn bạo, …, bôi nhọ chê bai người đánh đuổi ngoại xâm” như lời bạn nói thì tác giả quá thiếu sót vì đã không nói thêm về triều đại Tây Sơn. Ngay cả trong triều đại này, nước ta vẫn chưa thể gọi là thông nhất, mà lại còn rắc rối hơn trước, vì có tới 3 chính quyền trong một nước. Anh em nội bộ mâu thuẫn. Người ta nói “một chùa không thể thờ hai Phật” . Đằng này một nước có tới ba vua. Đời sống người dân khó khăn nên không phải ngẫu nhiên mà người dân miền Nam ca thán: ” Lạy trời cho cả gió nồm/ Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”. Triều Tây Sơn về sau cũng không được lòng người dân Bắc Hà , vì ngay cả sứ sách (vốn ca ngợi vua Quang Trung ) còn nhắc đến. Triều Tây Sơ cũng nổi tiếng với việc đàn áp người Hoa đến nổi sử sách ghi lại: “Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá… mọi người đều khổ sở”.

      Thích

      • Quang trung chỉ ra tiếp quản thôi chứ nguyễn thiếp đánh tan giặc rồi. Quân ta đồn trú ở chùa Hương và ra thăng long chỉ nửa ngày đường.

        Thích

    • @Tieu Ho :
      Lịch sử là sự thật, vậy hãy để sự thật cho mọi người đều biết, trong lòng dân Việt Nam lâu nay bị nhồi sọ, bị hiểu 1 chiều theo cách bóp méo, xuyên tạc lịch sử theo sách giáo khoa, theo các sách được “cấp giấy phép” xuất bản.

      Thích

    • Bạn ngu do luyện tập hay bẩm sinh vậy? Tác giả chỉ nói vấn đề là “mối thù của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn”.

      Cứ cho là tên chúa là chúa thích thì đặt vậy thì công lao mở mang bờ cõi đến tận Cà Mau ngày nay và phát triển kinh tế thời đó là do ai? Không phải tự nhiên mà chúa Nguyễn lại được nhân dân ủng hộ. Ngay cả khi Tây Sơn chiếm Gia Định thì nhân dân từ địa chủ tới nông dân chưa bao giờ ủng hộ Tây Sơn nhé.

      Bạn dựa vào đâu mà nói tác giả dựng trò hề điên đảo càn khôn, đừng nói dựa vào mấy cái ca từ “thần thánh” dành cho Tây Sơn và Nguyễn Huệ trong sách giáo khoa lịch sử và cả những tên viết sử dởm đời khi viết sử theo cảm tính mà sự trung thực, khách quan lại hoàn toàn không có.

      Tác giả đâu có phủ nhận công lao đánh Xiêm dẹp Thanh của Nguyễn Huệ mà bạn xồn xồn kể công lại còn sáng tạo ra “3 đêm”? Còn nữa, ở đâu ra 3 lần 7 lượt mượn súng Tây? Đố bạn tìm được tài liệu ghi có quân Tây sang trợ giúp Nguyễn Ánh?. Không biết thì chịu khó đọc chứ đừng có tỏ ra để người ta lại nói ngu.

      Bạn nói tội tàn bạo, rước giặc vào nhà của Nguyễn Ánh? Tôi nói thật ngoài trừ đối với nhà Tây Sơn thì Nguyễn Ánh chẳng giết ai cả mà lý do thù hằn Tây Sơn thì bài viết trên cũng nói. Còn bạn có biết Nguyễn Huệ và Tây Sơn độc ác như nào khi tuyển quân không? Cướp bóc, bắt dân đi lính, ai chống đối đều giết cả. Đất nước thì chưa thống nhất mà anh em TS đã chia nhau mỗi người làm vua 1 chốn? Lý do nào mà không được lòng dân, lý do nào mà quan quân và văn lẫn võ đều phản và theo Nguyễn Ánh? Chả lẽ ăn ở tốt mà bị thế à?

      Tôi chẳng bao giờ quên Nguyễn Huệ bảo vệ đất nước đánh Xiêm dẹp Thanh, nhưng cũng chẳng bao giờ quên công lao của chúa Nguyễn trong việc phát triển kinh tế mở mang bờ cõi và cả công lao phát triển miền Nam của Nguyễn Ánh. Còn bạn có khi còn chả biết thì quên thế nào được.

      Thích

      • Trời sinh Nguyễn Huệ sao còn sinh ra Nguyễn Ánh 🙂
        Hai người đều là những người có công với đất nước nhưng công đều đi kèm với tội. Đáng tiếc là lịch sử quốc doanh đã đào tạo ra những thành phần như trên, mình nghĩ bạn không cần mất công giải thích đâu 🙂

        Thích

      • Anh @Kai Nguyen chỉ với 6 đoạn ngắn đã làm lòi ra những cái nhìn phiến diện, vu khống các bậc anh Hào trong lịch sử. Đã là lịch sử thì phải trung thực dù đúng dù sai. Công tội rõ ràng, thưởng phạt phân minh. Đây là 1 bài viết rất hay, cảm ơn tác giả Võ Hương An và phần phản biện của anh Kai Nguyen.

        P.ls

        Thích

    • Tiêu ho trong! Ban viết quá chuan! Chi nhung ke ngu muoi, bang quan, thieu tri thuc moi di tin vao bai viet do. Dung nhu ban noi: phan dau nghe ve cong tam, phan sau lai lắt léo hướng người đọc sang bào chữa cho Nguyễn Ánh. Càng về sau cang láo xược khi gọi đội quân Tây Sơn là giặc. Ai tự cho mình là người có học thức thì đọc cần phải có suy nghĩ.
      TRONG LÒNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM, NGƯỜI CỨU QUỐC VẪN MÃI LÀ ANH HÙNG. Cho dù thế lực nào, ý đồ gì, thì cũng không thể đổi được người anh hùng cứu quốc trong mỗi người dân việt.

      Thích

  2. Gia Long công ít mà tội thì nhiều. Điều đó rõ như ban ngày còn bàn cãi cái gì? Quang Trung là anh hùng dân tộc: Mà nay áo vải, cờ đào. Giúp dân, dựng nước xiết bao công trình. Dân ta rất công bình. Lễ hội Đống Đa ngày mùng 5 tết đâu chỉ tổ chức bên Gò Đống Đa hay Ngọc Hồi mà ở Bình Định cũng rất lớn. Có lễ hội nào tưởng niệm vua Gia Long đâu?!

    Thích

    • Ôi bình luận không thấy màu tri thức. Hình như là màu mực (squid) gặp nguy. Thanh, Xiêm mấy độ đến đi. Vì đâu người hãy nghĩ suy luận bàn. Bảo Gia Long đêm tàn cõng rắn. Thời Trung Hoa ai khoắn xà về. Thế mà nhục nhã ê chề. Liên quân bát quốc cùng bê hội đồng. Ấy có phải người không rành sử. Sử nước ta cùng sử người ta. Mấy lời mộc mạc nói qua. Chẳng phải đấu đá, chỉ là chat chơi. Chát chơi thơ để mấy lời. Cũng mong hồi đáp cho đời thêm vui.

      Thích

    • Hiện nay, VN tổ chức rất nhiều lễ hội hoành tráng trong lúc dân còn quá nghèo khổ, tinh thần thì lúc cũng nơm nớp lo âu trộm cắp, cướp giật, đâm chém..Xây tháp cho cao, building cho lớn, tượng đài cho nhiều để lòe mắt thiên hạ, để che đậy cái thối nát, mục rửa bên trong đó thôi. Ở trong chăn mới biết có rận hay không?

      Thích

    • coi lại cái dòng thủy tổ của ông xem. tàn bạo độc ác ư, sự thật là như vậy chứ k phải tác giả bịa ra, có nghiên cứu lịch sử mới viết bài vậy. ông là người tri thức đọc không kỹ thì đừng phán bừa, Quang trung giỏi như sgk từng dạy ông hay là dân gian thêm bớt, xằng bậy. tổ tiên chúng tôi độc ác mà tới giờ cho dòng họ ông sống sờ sờ đến bây giờ ông phản tổ kêu là độc ác.
      AE nhạc huệ mà a hùng ư, xin lỗi cũng có lòng phản quốc ,cướp cơ nghiệp của nhà nguyễn mà ra, xá gì còn kêu dân ai oán dựng cờ khởi nghĩa. rắn rết.

      Thích

      • Thưa bạn Nghị! Đất nước này, dân tộc này không phải là cơ nghiệp của ai cả. Bạn hãy bỏ ra khỏi đầu những tư tưởng ấu trĩ này đi. Bạn nên nhớ, trước khi Nguyễn Hoàng vào Nam, đất nước Việt Nam chưa từng bị chia cắt một ngày nào. Ông cha của bạn có phần tội rất lớn trong việc chia rẽ đất nước này đó bạn ạ! Đánh nhau đằng đẵng không biết bao nhiêu đời giữa 2 dòng họ, bạn có biết ai là người khổ không?Máu của ai thấm đỏ sông Gianh bạn biết không? Nếu dòng họ bạn tạo ra được một cuộc sống sung túc cho người dân thì ai đi theo Tây sơn? Đừng nghĩ chiến thắng là xóa đi được sự hèn? Có một chút công là có quyền xóa đi cái tội? Nếu không có nhà Tây sơn, không chừng bây giờ miền Nam và miền Bắc vẫn còn đang đánh nhau đó bạn? Thực sự, thưa với bạn, nhà Tây sơn họ thua là do họ tự diệt chứ không phải là do Nguyễn Ánh giỏi đâu? Bạn nên về hỏi lại các trưởng bối của mình Pháp lấy lý do gì để đánh Việt nam? Tôi là bậc hậu sinh không dám vô lễ với người đã khuất nên không nói toạc móng heo ở đây, mà chỉ có một vài lời nhắn nhủ với bạn : Không ai giúp không ai thứ gì cả, vì vậy nếu anh đạt thành tựu rồi mà ăn quịt nó thì nó đánh anh. Tội nghiệp dân đen chỉ là nhừng con tốt thí mà thôi…

        Thích

      • Nói vì nhãn quan xã hội chủ nghĩa không cho phép tôn thờ Gia Long. Nói như vậy không đúng. Sử gia Trần Trọng Kim,sử gia Phạm văn Sơn là người của xã hội chủ nghĩa(CS)? Họ đã nhận xét và phê phán trung thực,khách quan theo sự kiện lịch sử mà thôi.

        Thích

  3. Đụng vào Nguyễn Huệ là đụng vào cả 1 nền văn hóa tôn thờ bạo lực. Nếu nhà Nguyễn không có công lao to lớn mở mang vùng đất phía Nam và Trung phần của đất nước thì lấy đâu Miền Trung Miền Nam để Tây Sơn thống nhất ?

    Về việc “mượn súng Tây” thì chỉ tiếc là Nguyễn Ánh chưa “mượn” đủ nhiều như Minh Trị bên Nhật mà thôi. Nhà Nguyễn bị mất nước là vì thi hành chính sách bế quan tỏa cảng chứ không phải vì mở cửa đón Tây (được thế thì giờ nước ta cũng khác rồi).

    Những người nào đang sống trên vùng đất Trung Nam phần và Nam phần của đất nước thì cũng nên biết đó là nhờ công lao to lớn của ai ?

    Sau đây là phẩn đọc thêm về Nguyễn Huệ.
    https://bachyencongtu99.wordpress.com/2013/05/02/su-that-ve-quang-trung-nguyen-hue-suu-tam/

    Thích

  4. Ai cũng có lý của họ.Xét cho cùng…chúng ta chỉ là những hậu bối “Không biết thì dựa cột mà nghe.Bàn tán,bươi móc,xét đoán.Chả giải quyết được gì….Chi bằng đưng xa xa…khoanh tay nhìn những con rối đang bị giật dây ,điều khiến… và….cười…. kakaka…..

    Thích

  5. Người Việt đa số trưởng thành từ lũy tre làng mà ra. Do vậy sau này dù có thành khanh tướng hay vua chúa đều tự lo lắng cho dòng họ mình thậm chí đặt quyền lợi của dòng họ lên trên hết. Dòng họ này làm vua thì phải tàn sát dòng họ của vua trước. Việc quật mồ đào mả tổ tiên của nhau cũng không có gì lạ nhưng làm ra những hình phạt tàn khốc man rợ thì nguyễn ánh hơn hẳn Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ có giết người nhưng cách thức không tàn bạo vô nhân tính như nguyễn ánh. Kẻ làm ra những hình phạt đó không còn là con người nữa dù biện minh với bất cứ lý do gì. Tôi đi vào kinh thành Huế mà thấy âm khí nặng nề, nó còn hiện lên trong sự u uẩn của ánh mắt con người nơi đây, từ tiếng rên trong câu hò trên sông Hương.

    Thích

    • Dẫn giải cuả bạn hay hơn tác giả bài này, đúng vậy đó bạn, người xưa chĩ biết có thế, giòng họ , mồ mả, ông bà…..Cho nên việc Vua QT cho đào mấy bộ xương khô cuả Chuá Nguyễn, còn được cho là phản vua Lê tự phong vua chuá trong Nam, lúc đó là không có gì xấu, còn cách giết người man rợ cuả Nguyễn Ánh thì đời nay chĩ có thể giải thích rằng hắn là tên Điên cuồng. Trong khi cả xứ Bình Định còn run sợ cho đến nay người dân không dám học võ Bình Định cuả Vua QT cũng đủ biết tên Nguyễn Ánh ác độc đến tàn khốc, diệt cả làng BĐ, tội nghiệp cho nhân tài Bùi thị Xuân và nhiều nưã chết oan trong tay tên đồ tể N A.

      Thích

    • Đồng ý với bạn phạm kim nguyên, QT chĩ quật mộ người chết vì thời xưa hay tin phong thuỷ, đánh nhau dành ngôi thì nghĩ cách trừ hậu hoạn. QT không hành hình khảo nhục người sốnh như NA. Còn NA như con quỷ vô nhân tính, cách hắn trã thù thật rùng rợn cho người sống không tả nỗi. Thật là tội nghiệp cho ai sống vào thời chiến tranh đó. Thêm tội cuả bọn cướp NA là tiêu diệt một giống dân Chàm ma` nền văn minh cuả họ để lại cho nhân loại những tuyệt phẩm có một không hai. Người dân Việt bị noi gương NA đầu độc có tính tình tàn ác hơn giả thú cho nên mới có bọn VC ngày nay trả thù POW cuả VNCH. Người viết sử mà lại đem phong thủy ra so cho sự lâu bền phúc đức là tầm bậy. Tẫt cả chĩ là thời vận mà thôi. Sao không so với cái đức nào cuả VC có mà ngày nay tàn ác cai trị VN hơn 70 năm rồi, quỳ lạy Tàu để được vinh thân phì da trong khi nước VN nghèo nhất thễ giới thua cà Miên Lào là sao? Cuối đời nhà Nguyễn thật tủi nhục, Bảo Đại là vua cỏ, Bảo Long là Thái tử không quốc gia, không quốc tịch đi lính Pháp cũng không xong , sống dở chết dở vì nhục ăn nhờ ở đậu rồi không ra gì, thế có phải gọi là quả báo hay không mà vịnh vào cái đức do các chúa này nọ gây ra. Nhảm nhí. Đừng mắc mưu bọn tay sai Tàu mà kết tội QT, Tàu không muốn dân Việt thờ vua QT như ta đã thấy bọn VC kg dám kỷ niệm thờ cúng các quân sỹ đánh Tàu năm 79. Lịch sử sẽ viết lại sau cơn mê muội qúa lâu dài này.

      Thích

    • Bạn cần tìm hiểu kỹ hơn rồi phán rùng rợn tàn nhẫn gì nhé. Cách xử phạt của Gia Long đối với nhà Tây Sơn là dựa vào pháp luật đàng hoàng chứ không phải ông tự biên tự diễn nhé. Trong bộ luật Hồng Đức của nhà Lê, tội nặng nhất chính là ”Lăng trì xử tử” tức là xẻ thịt ngàn miếng cho tới chết, nhưng Gia Long cảm thấy hình phạt này quá tàn nhẫn nên cho đổi thành 5 voi xé xác. Gia Long dùng hình phạt nặng nhất trong bộ luật thời đó để xử nhà Tây Sơn là chuyện rất bình thường so với những gì Tây Sơn gây ra cho Gia Long. Vậy hỏi lại, Tây Sơn bị tội gì mà phán án nặng nhất? Trên đời này còn tội nào nặng hơn tội ”phản quốc”? Nên nhớ Gia Long là hoàng thất của chúa Nguyễn, lúc bấy giờ, suốt 200 năm, họ Nguyễn Phúc mới là hoàng tộc chính thống cai quản đất Nam Hà, nhưng Tây Sơn là dân Nam Hà, nổi lên, đánh đuổi chúa Nguyễn, giết 2 chúa Nguyễn, tàn sát họ Nguyễn Phúc, thì đó không phải là tội ”phản quốc” sao? Nói sử thời nào thì nên đứng ở hoàn cảnh chính trị thời đó mà nói, đem cái quan điểm hiện đại mà phê phán này nọ là đúng hay sai? Còn việc đào mồ mả? Bạn nhìn về lịch sử trước thời Tây Sơn, bạn nêu dùm mình có thời nào mà triều đại mới quật mồ triều đại cũ không? Bên Trung Quốc thì có nhưng mình chưa đọc được tư liệu lịch sử của nước mình nào nói về vụ quật mồ trừ thời Tây Sơn cả. Đến cả quân Trịnh là kẻ thù mấy trăm năm với họ Nguyễn, chiếm Phú Xuân mà còn chưa cho đập phá lăng mộ các chúa. Vậy thì Tây Sơn cho mình cái quyền gì để đập phá lăng các chúa? Nhờ có việc này của Tây Sơn nên sau này Gia Long mới thêm 1 cách xử phạt vào luật lệ đương thời là lục thi (quật mồ, hành xác) đấy. Có qua có lại mà thôi.

      Thích

  6. Những nội dung này có lợi cho cho nhà Nguyễn thì tại sao ko được công bố từ thời vua Gia Long mà che giấu đến ngày nay để tác giả “phát hiện” ?. Nói về những mâu thuẫn trong xử sự của vua Gia Long đối với dòng họ chúa Trịnh và vua Quang Trung để đưa ra 1 tư liệu nhằm biện minh cho hành vi tàn bạo của nhà Nguyễn có quá phiến diện, gượng ép ko ? Và với cách minh chứng đó thì giải thích sao hào khí của vua Quang Trung được tôn vinh là anh hùng dân tộc thể hiện rất rõ nét trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
    Dù là ở chế độ trước đây hay chế độ hiện tại, lịch sử ghi chép về sự trả thù của Gia Long với Vua Quang Trung và hậu nhân, tướng lĩnh là như nhau, ko hề chịu áp lực nào hết.
    Giải thích cho hành vi nhỏ nhen của vua Gia Long cũng có mà: mối thù trực tiếp vì đánh trận nào thua trận đó, bị vua Quang Trung đập cho chạy trốn ko kịp thở đến phải đem quân xâm lược Pháp về trợ giúp. Một kẻ làm cái việc “cõng rắn cắn gà nhà” chỉ vì tham vọng cá nhân và như tác giả bài viết này là thù cá nhân đem tai họa cho toàn dân tộc thì lý giải cái gì ở đây ?

    Thích

    • Rất đồng ý ý kiến của bạn! Gia Long trả thù triều Nguyễn Huệ độc ác, vô nhân, hèn hạ.. vì mối thậm thù bị thua tơi bời, trốn chui nhủi ..do đối thủ quá giỏi! Đánh không lại, phải cầu viện Xiêm La, rồi đưa con trai qua Tây làm tin cầu lực nước ngoài.. về chống lại Quang Trung cũng không nổi! Đương thời đối đầu thua thê thảm nên mang mối thù xương cốt! Chỉ biết trả thù khi đối thủ đã chết, hành hạ nắm xương tàn và người thân, thuộc hạ bầy tôi.. để hả giận! Đó là cốt cách của tiểu nhân, không thể nào ngang hàng với hào khí đánh đuổi giặc ngoại xâm của Vua QT- Nguyễn Huệ được!

      Thích

    • Nếu Quang Trung-Nguyễn Huệ tàn ác với Nguyễn Ánh thì tại sao Gia Long 1802 lên ngôi vua sao không kể tội này cho bàn dân thiên hạ biết mà để đến 250 năm giờ tác giả mới viết hay tác giả chỉ dựa theo Đại Nam Nhất Thống Chí đăng vào 2002 tức 200 năm sau để bênh vực cho Nguyễn Ánh ?

      Thích

  7. Đúng là nói phét … chỉ dựa vào cuốn Đại Nam Thực Lục in năm 2002 tại Hà Nội , mà vẽ rắn thêm chân . Thật sự thì ai cũng biết chính quyền hiện nay đang bôi đen và sửa lại lịch sử . Theo cái trò …” lời nói dối lâu ngày thành sự thật ” theo kiểu ” chúng khẩu đồng từ , ông sư cũng chết ” … đừng nói sách lịch sử ngay cả sách dành cho tuổi thơ cũng chứa đầy những nội dung bậy bạ và xuyên tạc sự thật . Bó tay …

    Thích

  8. thật ra thì với cá nhân toi cho rằng, khi chúng ta đàm luận về một vấn đề mang tính chất lịch sử , chúng ta không chỉ dựa vào những nghiên cứu cảu một vài tác giả mà định ra đúng sai.
    Ở đây có một chi tiết lớn tác giả đưa ra là nhà Tây Sơn cho quật mộ Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691). (lần đầu được nghe, chưa có dữ liệu lịch sử đúng hay sai), còn Gia Long chúa Nguyễn Ánh quật mộ Nguyễn Huệ theo lịch sử đc học thì có. Thế nhưng mội người thường quên mất một điều là dữ liệu lịch sử chúng ta được học suốt nhiều năm phổ thông đó nó có nguồn gố từ đâu và từ khi nào,Đa số dữ liệu lịch sử chúng ta học có nguồn gố sao chép lại từ nhiều những bài viết trong trong khoảng thời gian bị Pháp đô hộ một vài năm, khi đó lòng căm thù dân tộc đang lên cao và các nhà yêu nước thời đó cần có một điển hình anh hùng dân tộc và một kẻ chịu trận ở đây là Nguyễn Ánh người mang họa về cho giang sơn là ng chịu trận lý tưởng nhất, khi có một bài báo hoặc một truyền đơn đc viết ra gây hiệu ứng mạnh về tinh thần dân tộc trong nhân dân thì dĩ nhiên nó sẽ thành bài hít của thời đại khi đó, những ng yêu nước , những nhà văn có thể nói là ” hùa gió bẻ măng” sao chép ra tam sao thất bản với mục đích lúc đầu là đoàn kết tinh thần dân tộc, tôi dám chắc với các bạn rằng những liệu lịch sử về thời Tây Sơn trong sách giáo khoa ngày nay vẫn chưa được kểm chứng về mức độ chính xác, họ chỉ dựa vào nhưng bài viết thu thập được từ những bài viết có được trong những năm đầu Pháp xâm lăng ( túc là khoảng thời gia sau năm 1858 khi Pháp lần dầu đánh vào Đà Nẵng) cái mà có rất nhiều những bản viết tam sao thất bản viết về Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Ở đây tôi không bênh vực Tây Sơn Hoặc Nguyễn Ánh, về triều đại Tây Sơn những điều chúng ta được biết chỉ thông qua một hình thức truyền miệng giống như là một truyền thuyết, các bạn muốn hiểu rõ hơn thì xin mời đến bảo tàng Quang Trung ở BÌnh Định mướn sách nghiên cứu sẽ rõ hơn, sự Thật có rất nhiều dữ liệu về Thời Nguyễn Ánh trong gia đoạn trước và sau khi đánh đổ được triều Tây Sơn và sau quật mộ Nguyễn Huệ đã không được đưa vào sách giáo khoa (cho tới những năm gần đây mới thu thập được tư liệu và nó cố nguồn gốc xuất xứ từ trước khi Pháp đánh Việt Nam , đucọ viết từ những nho sĩ sống trong thời đó và có cả những người trong triều Tây Sơn) . những tư liệu này cho ta tháy một Nguyễn Ánh khác hơn chúng ta biết rất nhiều và một trieuf Tây Sơn chưa hẳn đã hoàn toàn như ta đã được học, cách đay gần một năm có một bài báo của Tuổi Trẻ cũng đã viết về vấn đề này và cũng đã yêu cầu nhà sử học nghiên cứ thêm để bổ sung sửa đổi SGK hiện thời,

    Thích

    • Năm 1858, khi gặc Pháp xâm lược nước ta triều Nguyễn vẫn còn tại vị, vị vua triều Nguyễn lúc đó là Tự Đức. Thiết nghĩ không ai ngu dại mà đi tuyên truyền và bôi xấu hình ảnh của Nguyễn Ánh đâu bạn ơi.

      Thích

  9. Các giả hứớng dẫn lý do tại sao Nguyễn Ánh không phải là kẻ ác đối với người khác mà chĩ ác đối với Vua Quang Trung là do QT đào chín đời mồ mả chuá Nguyễn….khiến người đọc có cảm tưỡng tội lỗi do QT gây ra trước. Đọc kỷ lại chúng ta chẵng thấy vua QT cho hành hình người sống ghê rợn như Nguyễn Ánh đã làm. Công vua QT đánh đuổi giặc đem lại tiếng tăm muôn thuỡ cho nước Việt toả sáng ngời không cần phải soi sét bới móc chuyện đào mấy bộ xương khô. Nếu là Nguyễn Ánh phải đối diện giặc Tàu, với tư cách cuả hắn, có thể nước Việt đã thành một tĩnh cuả Tàu từ thời đó.

    Thích

    • Kim không rành sử thì phải. Thời nào mà chúng ta không phải bang giao với Trung Hoa. Chúng ta không thể nói lúc nào cũng nói xấu Trung Hoa được. Không phải vô cớ mà Trung Hoa đánh nước ta. Chỉ khi Quang Trung lên nắm quyền thì Trung Hoa mới cho quân sang đánh. Sau khi Gia Long nắm quyền Trung Hoa không gây chiến. Thời Gia Long là thời đại mà biên cương lãnh thổ được vẹn toàn và rộng lớn nhất từ thời Hùng Vương cho đến ngày nay. Chúng ta không thể phủ nhận Quang Trung là thiên tài quân sự nhưng về thiên tài bảo vệ, gìn giữ cho quốc thái dân an thì thua xa Gia Long. Triều Tây Sơn chỉ toàn chiến tranh, đánh thế lực trong nước, đánh thế lực ngoài nước, đánh cả anh em chú bác ruột (Quang Trung Nguyễn Huệ đánh Thái Đức Nguyễn Nhạc, Quang Toản đem quân vây thành Quy Nhơn của Thái Đức Nguyễn Nhạc). Gia Long tránh được chiến tranh với nước ngoài còn Quang Trung thì không tránh được mà phải động binh. Thử hỏi bên nào lợi dân hơn, bên nào khiến dân phải ly cửa tán nhà, đầu rơi máu đổ nhiều hơn? Chính sử còn ghi rõ. Tây Sơn chỉ có hai đời. Kim có khi nào tự hỏi vì sao con Quang Trung là Quang Toản vừa thất trận bỏ kinh thành thì bị nhân dân vây bắt nộp cho Gia Long hay chưa? Các tướng tá của Quang Trung khi thất trận có rất nhiều người bị dân vây bắt, chạy ra nước ngoài cũng bị bắt giao cho Gia Long. Trong lúc đó Gia Long khi còn trẻ thì đi đến đâu nhân dân nuôi dưỡng, che dấu đến đó–> đến nỗi thiên tài quân sự như Quang Trung mà cũng không bao giờ bắt được. Kim nên nhớ rằng khi Quang Trung nam chinh bắc chiến thì Gia Long còn nhỏ, chỉ khoảng mười mấy tuổi và trong tay không có binh quyền lớn. Nếu Gia Long và Quang Trung ngang tuổi nhau thì sự việc ra sao? Bình luận về các vị vua từng giữ yên bờ cõi và xây dựng một Việt Nam quốc thái dân an mà gọi là “hắn” thì không nên chút nào. Kim nên xem lại môn Lịch sử và Giáo dục công dân. À. Kim còn phải học lại tiếng Việt nữa. Lỗi chính tả nhiều quá, không thể là do nhầm được.

      Thích

  10. Cái quan nhận định.
    Hãy nói chuyện mới hơn. “Nghe nói’ để giải phóng mN, đảng ta đã tiêu diệt hàng triệu “tên Ngụy”. Vậy thì mồ mả của “chúng” đâu? Trước 1975, ở mN, hầu như mỗi quân huyện đều có nghĩa trang quân đội dành riêng cho các tử sỹ QLVNCH. Bây giờ ai thấy còn cái ntqđ nào làm ơn chỉ giùm.

    Thích

  11. Cảm phục người xưa . Hết triều đại này sẽ đến triều đại khác thay nhau giữ gìn bờ cõi, đem hạnh phúc lại cho toàn dân, ” DÂN VI QUÝ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH.”
    Ai làm vua cũng được – miễn rằng đem lại ấm no cho toàn dân, đất nước yên bình, tiến lên sánh vai cùng với các nước khác trong tinh thần chung hưởng hoà bình thịnh vượng ,…..là tốt rồi.

    Thích

  12. Trong chiến tranh không chuyện gì không thể xảy ra, tội ác các bên với nhau không thể một vài tư liệu, vài lời bình phẩm có thể xét đoán công minh. Chúng ta thừa nhận và tự hào về công trạng của hai Triều trong việc mở mang bờ cỏi và đánh đuổi giặc ngoại xâm nhưng hòa bình, độc lập rồi thì lich sử Việt Nam sau đó chỉ toàn đề cao những anh hùng của những cuộc chiến, ít thấy bàn về những người hùng trong xây dựng phát triển đất nước, dân tộc làm tấm gương sáng cho các đời sau noi theo.

    Thích

  13. Chắc cái thằng tác giả viết bài này có quan hệ mật thiết với Nguyễn Ánh hoặc các quan thân tín của Nguyễn Ánh đấy mà! Chứ nếu vua Quang Trung làm điều xấu thì lúc đấy dân đâu để yên mà ủng hộ ông hết mình như thế được và Triều đại chỉ tồn tại có 14 năm nhưng mà tiếng thơm thì để đời cho đến ngày Hôm nay. Còn Nguyễn Anh triều đại 13 vua nhưng chỉ được 2 ông vua yêu nước chống lại Pháp là Thành Thái và Hàm Nghi là rõ nhất.

    Thích

    • Thật ra dân không ủng hộ Tây Sơn lắm đâu bạn. Trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí (là một cuốn khá bênh Tây Sơn) cũng có nói dân Bắc Hà thậm chí ủng hộ quân Thanh hơn quân Tây Sơn.

      Còn dân miền Nam ủng hộ chúa Nguyễn cũng khá đông. Vì vậy mà dù Nguyễn Ánh thua dài dài nhưng cuối cùng trở về được.

      Những chiến thắng của Tây Sơn có lẽ phần lớn nhờ tài năng của Nguyễn Huệ nhiều hơn. Thực tế là sau khi Quang Trung mất thì nhà Tây Sơn bị đánh chạy dài đấy thôi,

      Thích

  14. Tôi có suy nghĩ thế này: xét về tiếng tăm trên thế giời thì vua Quang Trung nổi tiếng thật. Khi muốn tập hợp toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm thì các nhà tuyên truyền thường lấy hình ảnh một anh hùng nào đó để kích động lòng yêu nước của dân. Trong hơn 100 năm đánh đuổi giặc Pháp và giặc Mỹ tư tưởng này đã ăn sâu vào tâm chí người Việt rồi.
    Còn đối với vừa Gia Long thì không được như vậy mà mang tiếng là cõng rắn cắn gà nhà. Thực ra thì các nhà chính trị vì phục vụ lợi ích của mình mà tuyên truyền vậy thôi chứ không phải như vậy.
    Nhà Nguyễn có công quá lớn với chúng ta ngày này, để có một đất nước đẹp như vậy bao đời chúa nguyễn cùng với người dân Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào khai phá hàng trăm năm mới được.
    Chúng ta nên bỏ qua những tiểu tiết li kì trong các bài viết của các nhà lịch sử và các chính trị gia, để nhìn về một hướng và tự hào về cha anh chúng ta, dân tộc ta, đất nước Việt Nam ta.

    Thích

  15. Nhà Nguyễn là cái nhà thần phục Thanh cũng xem như thần phục Tàu, t khinh….dù cho Nguyễn Huệ có lỗi gì với ông vua Gia Long thì với tinh thần khoan dung, ông ta cũng nên đối xử ít tàn nhẫn bớt đi, đằng này đem cả nhà, dòng họ Nguyễn Huệ ra cho voi giày xéo xác, ác đến thế là cùng, hèn gì bị quả báo sau này … 3 ông vua chết sớm, các ông vua Nguyễn khác thì bị Pháp bắt đi đày, lưu vong,…con cháu nhà Nguyễn đến tận bây giờ sống tủi nhục, người chạy xe ôm, người nghèo khổ…

    Thích

    • một người ko hiểu một cái gì về lịch sử, đưa ra lời bình luận ko khác gì một đứa trẻ con, một mụ bán cá chửi nhau ngoài chợ. “Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh” nên đáng bị khinh thường hả. Thử hỏi trong suốt quá trình lịch sử, từ Đinh, Lý, Trần, Lê và cả nhà Tây Sơn có vương triều nào ko thần phục “thiên triều” Trung Hoa ở phía Bắc ko. Thậm chí vua Quang Trung còn qua chầu Càn Long nhà Thanh( ko biết là đích thân hay giả danh). Còn cái cách chỉ trích con cháu của bạn thì bạn mới là người nhỏ nhen đáng khinh đó. Bạn nên hiểu ai cũng có công, có tội cả.

      Thích

    • -Lời Trần Xuân Thanh có điểm chưa chính xác. Thiếu vua Duy Tân chống Pháp thì phải.
      -Lời Trần Xuân Thanh có điểm bất lịch sự. Gọi người bình luận, viết bài không hợp ý mình bằng thằng.
      -Lời Trần Xuân Thanh có điểm thể hiện sự thiếu kiến thức về sự kiện lịch sử và mất tính logic. Nếu nhân dân tin yêu vua Quang Trung và triều đại Tây Sơn hết mình thì triều Tây Sơn đã có thể tồn tại lâu hơn và không có chuyện chính người dân vây bắt vua Quang Toản là con ruột vua Quang Trung cùng 1 số binh tướng nộp cho vua Gia Long.
      -Lời Trần Xuân Thanh có điểm mang tính quy chụp, áp đặt. Chưa chi đã cho rằng người viết bình luận có quan hệ mật thiết với Nguyễn Ánh hoặc các quan thân tín của Nguyễn Ánh.

      Trần Xuân Thanh: tên thì đẹp mà ……..

      Thích

  16. Các vị nhà văn ngồi rỗi biện luận diễn giải theo cảm tính cá nhân . Sự thật người nào tốt người nào xấu trong lòng dân đều rõ , 100 năm bia đá thì mòn , nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ . Công và tội trong long dân đều rõ , bây h anh cố tình bào chữa hay , giảm nhẹ cái tội của ng xưa cũng khó vì anh đâu có tồn tại thời kỳ đó mà bietet mà thấy , anh chỉ đọc qua nhưng tài lieuj lịch sử ko đầy đủ hoặc bị thay đổi nhieu ., Tại sao nhân dân lại tưởng nhớ đến Vua Quang Trung mà lại ko tưởng nhớ vua Gia Long ??? . 1 người có thể cho là sai nhưng hàng 100 năm qua đi , nhan dân vẫn thờ tự vẫn nhớ công ơn vậy họ đều sai ?? hay anh nhà văn viết trên kia sai >??? . Ai là người dc nhân dân yêu mến anh và tôi , và tất cả mọi người ở VN đều biết . Đừng có biện luận vớ vẩn giải thik lam gì cho mệt , lịch sửu sự thật vẫn thế , ko thay đôi dc đâu

    Thích

    • “Tại sao nhân dân lại tưởng nhớ đến Vua Quang Trung mà lại ko tưởng nhớ vua Gia Long ???” nếu bạn có tiền thì hãy đến Phú Quốc mà xem người ta tưởng nhớ đến Vua Gia Long nhé, đừng ngồi 1 chổ đọc vài cuốn sách mà phán người này có tội còn người kia ko! Hơn 40 năm qua sách sử đã bị thay đổi thì “tất cả mọi người Việt Nam” đều học bạn nhé, nên việc hướng dư luận là việc làm rất dễ của nhà cầm quyền

      Thích

  17. Tôi thật không hiểu nỗi một số lời bình, mang tính hằn học, tại sao lại thế ?Lịch sử nước nhà thời gian qua biến động không ngừng và có người hiểu thế này, có người biết thế khác qua những tài liệu ghi chép , và lịch sử của VN có chính sử , liên tục không ( chưa nói chính quyền nào lên thì ca ngợi mình và gần như xóa cái cũ ) do đó người hậu thế chỉ biết được từng phần mà thôi )
    Nữa cái bánh thì vẫn là cái bánh, nhưng nữa sự thật đâu phải là sự thật

    Thích

  18. Bài đọc hữu ích. Nên đọc qua mặc dù hơi dài. Vua Quang Trung có tài nhưng không có đức, nên sự nghiệp không bền vững. Có lẽ, chiến công của ông quá hiển hách khiến làm lu mờ tội ác của ông. Sự nghiệp thành công của vua Quang Trung cũng giống như sự nghiệp thành công của CSVN. CSVN thường ca tụng vua QT vì họ giống vua QT. Đạt mục tiêu bất chấp thủ đoạn. Chính sách hộ khẩu của CSVN là học của vua QT đó. Dân tình của người Việt dưới thời vua Quang Trung có lẽ cũng giống dân tình người việt sau 1975. Ôi! Khi con người có kinh nghiệm rồi thì đã quá trể. Thế hệ nối tiếp rồi cũng thế. Mấy ai học được lịch sử ?. Đáng tiếc, đáng tiếc!!!

    Thích

    • ” Vua Quang Trung co tai ma khong co duc” ?

      Dung co ma phat bieu ham ho nua! nghi lai xem minh la ai? Giao su su hoc chang?Vay chang hoa ra Dan toc VN qua ngu khi ton sung Vua Quang TRung ?
      Hoa ra chi co cac Ban la thong suot Lich Su ?
      Muon gop mot y nhung thay uong thoi gian .
      danh xin loi vay .

      Thích

    • Trong thời phong kiến vua chúa tranh quyền đoạt lợi tùy theo bối cảnh đất nước mà họ ra tay hạ độc đối phương là chuyện thường. Xét ra thì chúa Nguyễn và Quang Trung-Nguyễn Huệ đều có công . Nguyễn Ánh là chúa Nguyễn cuối cùng nhà Nguyễn đã mở mang bở cỏi từ Phú Yên đến Cà Mau dân chúng yêu mến,điều này không sai.
      Quang Trung- Nguyễn Huệ có công dẹp Xiêm đánh Thanh,công này rất to lớn,nếu Quang Trung Nguyễn Huệ không thắng được 2 vạn quân Xiêm hay 20 vạn quân Thanh thì tình hình sau đó ra sao. Quang Trung cũng đã chấn chỉnh mọi lãnh vực trong nước,nâng cao đời sống yên bình,Tài năng của ông được sống mãi trong lòng mọi người dân qua nhiều đời.
      Còn cho rằng Quang Trung có tài mà không có đức nên chỉ tồn tại 14 năm và chiến công hiển hách làm lu mờ tội ác của ông. Lối lý luận này chỉ mang tính cảm tính và xuyên tạc,không thuyết phục.
      Ngô Quyền,con người hào kiệt đã chấm dứt nạn vong quốc hơn 10 thế kỷ,đã có công trong việc mở đường dọn lối cho các triều đại tự chủ sau này là Đinh,Lê,Lý,Trần, ông được toàn dân cả nước thương tiếc nhưng chỉ tồn tại có 6 năm sau cơn bạo bệnh. Vậy Ngô Quyền có tài mà không có đức hay sao ?
      Vua Trần Nhân Tôn là vị vua kiệt xuất được quân và dân kính phục đã có tài điều binh khiển tướng đánh bại 2 lần quân Nguyên nhưng chỉ tồn tại 14 năm( bằng số năm vua Quang Trung),vậy vua Trần Nhân Tôn cũng có tài mà không có đức hay sao ?

      Thích

  19. Luận về anh hùng: tài năng của vua Quang như con Đại Bàng, của vua Gia Long như Con Rắn. Cả hai đều lên tới đỉnh núi bằng hai cách khác nhau. Cả hai đều là anh hùng. Mỗi người một cách. Nên trân trọng những anh hùng của đất nước. Không nên vì cảm tính mà bên người nầy, thóa mạ người kia. Hoàn cảnh xã hội VN của thế kỷ 21 khác với cách đây 3, 4 thế kỷ.

    Thích

  20. Tôi là con cháu dòng họ Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng không biết gì về Cụ Tổ.Rất mong những ai có tin,bài về Cụ cho chúng tôi được biết và cùng phân tích công,tội của Cụ.
    Xin chân thành cảm ơn.

    Thích

  21. Hồi đó (cũng như bây giờ) nhiều người tin rằng Phong Thủy (mồ mã, âm phần…) đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh suy của một giòng họ, vì vậy các đối thủ chính trị sẵn sàng ra tay tàn độc kể cả những người đã chết.

    Thích

  22. “Phàm làm việc gì trước phải xét kỹ hậu quả của nó”
    Câu nói tuy đơn sơ nhưng ít ai thực hiện được, nhất là những người có quyền thế uy lực như quan vua, lãnh đạo đất nước.
    Các bạn rảnh rỗi mở nghe câu chuyện “bài học ngàn vàng”

    sẽ không bàn cãi chuyện này làm gì phí thời gian!
    5viet

    Thích

  23. Ở đây ta không bàn tới công và tội của Quang Trung Nguyen Hue hay Gia Long. Nguyễn Huệ cho quật mồ tổ tiên Gia Long vì tin địa lý phong thủy. Gia Long vì tư thù tàn sát con cháu nhà Nguyễn Huệ. Nhưng hành động của Gia Long nói lên lòng dạ tâm địa hẹp hòi không xứng là minh quân. Đối với các cận thần cùng đồng lao cộng khổ, ông cũng xử sự như Hán Cao Tổ, dùng xong rồi bỏ, thì xá gì đến kẻ thù. Tác giả muốn bênh Gia Long cũng khó lắm, mang luật nhân quả để biện minh cho hành động tra thù của Gia Long e rằng không đúng chỗ. Trần Trọng Kim viết bộ Việt Nam Sử Lược năm 1919 cũng rất công tâm khi phê bình công và tội của nhà Tây Sơn, không xếp vào ngụy triều như các nhà chép sử của triều đình, và cũng thẳng thắn phê bình Gia Long dù ông là người rất bảo hoàng.

    Thích

  24. Gia Long thuộc loại chẳng vừa gì khi quật mồ mã, tàn sát anh em tướng tá nhà Tây Sơn, còn chuyện Nguyễn Huệ quật mồ mã là chuyện dã sử nhà Nguyễn dựng lên để bao biện cho hành vi của Gia Long thôi.

    Thích

  25. Chuyện Nguyễn Huệ cho khai quật mồ mã chẳng có ai ghi chép cụ thể mà chỉ sau khi Gia Long lên ngôi mới có chuyện này. Nên có thể hiểu Gia Long cho người dựng chuyện để bao biện cho hành vi tàn ác của mình.

    Thích

    • Không ai phủ nhận công lao của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng cương thổ đến tận Cà Mau như ngày hôm nay,nhưng Đại Nam Nhất Thống Chí đã bênh vực cho Nguyễn Ánh rằng Quang Trung có những hành động tàn bạo đối với các chúa Nguyễn thì tại sao từ năm1802 ĐNNTC không viết sữ để lên án mà mãi đến năm 2002 ĐNNTC mới viết ? Vậy đây có công tâm không hay chỉ là thuật pháp của người viết sữ ĐNNTC nhằm bôi nhọ và đả phá Quang Trung ?

      Thích

  26. tôi không biết tác giả bài viết này có phải là sử gia hay không. nhưng khi đọc xong bài tôi rất không đồng tình và có phần gọi là khinh bỉ tác giả. cái nhân quả thì gieo nhân nào gặt quả ấy cái đó ai cũng biết, và cái trả thù trả đũa của vua chúa cũng là điều bình thường và dẫu có là vua là chúa thì cũng là con người cũng có tâm tư tình cảm cũng có hận thù. cái đó là tất yếu của con người và lịch sử xin phép không bàn đến chỉ xin nói 2 điều sau: cùng đều là vua là 2 nhà như nhau nhưng tác giả gọi vua quang trung và nhà tây sơn lúc nào cũng dùng sự trịch thượng gọi bằng ngôn ngữ của vua nhà nguyễn khi xưa còn gọi vuagia long thì lúc nào cũng là nguyễn vương. xin hỏi vậy sự tôn trọng công đức của bạn với vua quang trung nhà tây sơn ở đâu và ngòi bút của bạn có gãy khi viết 2 chữ công bằng không. rồi bạn gọi nguyễn vương thống nhất đất nước ak. xin thưa rằng là chiếm ngôi nhà tây sơn chứ thống nhất đất nước thì 9 đời chuán guyễn chỉ có họ trịnh thôi đó sao ko giỏi đánh mà thống nhất. trong khi nhà tây sơn vua quang trung một mạch đánh từ trịnh nguyễn đến xâm lược xiêm thanh thống nhất non sông một dải kết thúc cảnh đất nước chia cắt suốt mấy trăm năm chấm dứt thương đâu chia cắt binh đao cho con dân đất nước.rồi sau khi thừa hưởng cái thành quả của người ta nghuyễn vương của bạn làm gì.không chỉ cõng rắn cắn gà nhà trước đó rồi lại rước pháp vào đất nước tròng thêm vào cổ người dân một tầng xiềng xích để đất nước lại phen chìm nổi lên đênh ở cận đại để roifnhowf cái đức của nhà nguyễn mà bạn nói đó mà dân tộc lại đổ bao xương máu rồi đất nước chậm phát triển so với người ta như đương đại ngày nay, chưa kể có đức đến nỗi trong thời gian tồn tại của mình không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra để lật đổ nhiều nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến việt nam ta. bạn có hổ thẹn không khi viết bài này. nếu là một nhà lịch sử thì tui nghĩ bạn nên bỏ bút đi đừng có bẻ cong lịch sử, còn là người thường thi nên suy nghĩ lại về những gì mình đã viết. thân!

    Thích

  27. Đời sau luận về lịch sử, nhiều việc cũng sáng, rõ ra… nhiều việc cũng được thêu dệt thêm… Tuy nhiên ko cần phải biện minh nữa, lịch sử là sự thật được cả Dân tộc công nhận, đó là:
    Trong lịch sử dân tộc Việt, Quang Trung Nguyễn Huệ là một trong các anh hùng dân tộc. Còn Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà”, sau này lên ngôi gọi là Gia Long… sử sách còn ghi, chứng cứ còn đó !.
    Hiển nhiên như Vua Hùng là Tổ nước Nam dù ai đi ngược về xuôi…/ nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3 !
    Là người Việt Nam ai cũng phải biết điều này.

    Thích

  28. Không ngờ trong thời buổi “xuôi ngược” này, vẫn còn có rất nhiều người tìm hiểu và tranh luận về lịch sử dân tộc Việt Nam. Không như các bác “nhà đài” mang danh Việt Nam, nhưng toàn truyền bá lịch sử dân tộc của tàu. Nản

    Thích

  29. Triều đại Quang Trung chỉ tồn tại có 14 năm chứng tỏ triều đại nầy không hợp long dân . Nguyễn Ánh đã thất bại hầu hết các cuộc chiến với quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ nhưng cuối cùng ông đã thắng , cũng giống như cuộc chiến của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý . Các bạn và tôi có thể khen Tây Sơn khi đánh bại các đội quân hung hậu ở nước ngoài nhưng chúng ta vẫn không thể sửa được lịch sử là Nguyễn Huệ đã thất bại và Nguyễn Ánh đã thành công . Thiên Đạo rất công bang và lạnh lùng , luât nhân quả hiện diện mọi lúc mọi nơi và vận hành rất chính xác . Không cần xem xét bằng chứng , sử liệu ta có thể suy được nhà Tây Sơn thất bại là do cái nhân nó gây ra nên nó nhận cái quả tương ứng . Vua Quang Trung vừa chết nhà Tây Sơn đã xãy ra lục đục và bị đánh bại dễ dàng mặc dù các tướng của Tây Sơn theo Nguyễn Huệ còn đầy đủ , nhân dân không ủng hộ vì chính sách cai trị khá khắc nghiệt của nhà Tây Sơn . Tôi chẳng ủng hộ nhà Nguyễn cũng như nhà Tây Sơn nhưng lịch sử do 2 triều đại nầy tạo ra không ai có thể sửa , lịch sử Việt Nam thể hiện văn hóa Việt Nam nó chính là cái Nhân cho cái Quả chúng ta đang có hôm nay . Vấn đề quan trọng không phải xác định ông Quang Trung hay ông Nguyễn Ánh ai độc ác hơn ai mà cái cần quan tâm là cái nhân họ gieo đã để lại cái quả cho con cháu của họ là chúng ta ngày nay , vậy chúng ta nên tạo cái nhân gì hôm nay cho con cháu chúng ta nhận cái quả tốt đẹp tương lai , theo tôi đó là nói không với thứ văn hóa bạo lực tôn thờ chiến tranh của dân tộc ta .

    Thích

  30. Dù có thù oán gì thì khi đã chết rồi mà còn dùng những hành động trả thù như thế là dã man đê tiện bỉ ổi quá. Đã chết là hết, còn nếu có gì sai đúng thì để lịch sử phán xét đừng làm những việc quả không bằng loài cầm thú.

    Thích

    • Bài viết hay quá, thấu tình đạt lý, tác giả đã nghiên cứu rất sâu lịch sử… Tôi thì nghĩ sai lầm của Nguyễn Ánh là không thông thương với ngoại bang, không nhượng bộ và đồng ý cho ngoại bang xuất hiện ở Đại Nam mặc dù trước đó có nhờ trợ giúp lấy lại Phú Xuân. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong mở mang bờ cõi. Bản chất của chính trị là thủ đoạn là độc ác, bởi vậy đừng mong một cuộc cách mạng nào mà không có tội ác. Công trạng Nguyễn Ánh lớn lao hơn nhiều một vài vết xước…

      Thích

  31. con người ko thể sống cùng thời với lịch sử, tất cả chỉ là nghe kể, đọc lại. Chính vậy nên mới có các bài khảo để luận bàn, người viết bài chỉ là viết ý cá nhân (đúng hoặc sai) rồi mọi người nhận xét
    Chứ mọi người đừng nên miệt thị nhau ở đây, (một số ông cứ cộng sản này, tàu nọ tàu kia vốn ko liên quan) cũng đừng nhảy sổ chửi ngu này ngu nọ nữa

    Các ý kiến nên có những đóng góp tích cực cho bài viết hoàn thiện
    Đọc nhiều ý kiến khác nhau cho ta có cái nhìn đa chiều về một sự việc (dù có cả chiều ko đúng)
    Điều đó hay mà

    Thích

  32. Bài viết hay, thể hiện được góc nhìn của tác giả. Chỉ tiếc có nhiều bạn đọc không rành sử nên tranh luận không đúng. Việc quân Tây Sơn tàn ác như thế nào các bạn nên Google mà kiếm câu trả lời trước khi kết luận tác giả sai.

    Thích

    • Mình không buồn cho những con người chủ quan, bảo thủ khi thấy một bài viết nào phù hợp với quan điểm của minh thì cho bài đó là Hay rồi gọi người khác không rành sử trong khi không đưa ra một lời bình nào mà bắt người khác vào google thì tôi xin lỗi là loại dỡm.

      Thích

  33. Thực ra, có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo từng nguồn sử liệu mà mình tiếp cận. Tuy nhiên, các sứ gia VN viết vẫn chưa được khách quan. Nếu tìm hiểu, có thể thấy sử gia nước ngoài viết khách quan hơn.

    Thích

  34. Xin bổ sung thêm là nguyễn thiếp là trưởng tộc nguyễn dòng trưởng việt nam nên gia long mới không giết mà còn mời ra làm quan nhưng ông từ chối. Trước đó ông cũng được cả 2 bên nhờ giúp đánh bên kia nhưng ông từ chối cả 2. Các cánh quân đánh vào thăng long đều do ông tổ chức và 4 người con chỉ huy. Bản thân ông mang quân đóng giả dân thường vào biếu rượu thịt cho quân thanh. Ngày 30 tết ông bỏ thuốc độc vào rượu và động thủ, trong đánh ra, ngoài đánh vào làm quân thanh chết không biết bao nhiêu.

    Thích

  35. Không có Nguyễn Huệ phá nát các rào cản phân chia Trịnh Nguyễn ..thì liệu Nguyễn Ánh có thể thống nhất được đất nước?. Hắn đã thừa hưởng thành quả của Nguyễn Huệ vậy mà sử Nguyễn (và không ít người thời nay )cứ lẻo mép rằng Nguyễn Ánh đã là người ‘ thống nhât ” (HIC) đất nước. Một triều đại mà khởi triều thì “cõng rắn căn gà nhà ..143 năm sau tên vua trót đã “miêng vua trôn trẻ ” hôm trước thoái vị nói hùng hồn : thà làm công dân độc lâp…” nhận làm cố vân CP ,ăn lương cao,, ở nhà lầu.. sau lại chạy theo giặc làm cái chân “quốc trưởng ” bù nhìn ở lì trên DALAT…không giám đi đâu…Chính tên vua bù nhìn vô liêm sì này đả đẻ ra cái đạo quân mà sau gọi là quân Ngụy chuyên đánh thuê cho chủ ngoại…Thật nhục cho cái triều Nguyễn..Mà cũng dúng với câu :gieo gí gặt nấy.. Tổ tiên thế.,con cháu thế nên cuối đời chết tha hương …chẳng ai nghĩ đến việc
    cho chuyển về cố đô nữa…NHỤC HƠN CÁ NỤC

    Thích

    • đồng ý với thao nguyen,
      Ngoài việc Nguyễn Ánh chỉ với việc mở rộng bờ cõi được coi là công, còn lại thì Nguyễn Ánh là tội nhân muôn đời của nước Việt. Toàn là những ý thức phản động, bỉ ổi, cõng rắn cắn gà nhà,….. Đi trả thù cả đời cũng không thắng nổi Tây Sơn đến khi người ta chết rồi chỉ biết trả thù trên xương cốt của người đã khuất. Một con người mang toàn những tính xấu của nhân loại. Lịch sử VN tồn tại Nguyễn Ánh và nhà Nguyễn sau này là 1 vết nhơ dơ bẩn của nước Việt, toàn đem lại những chuyện trời không dung đất không tha, bán nước cho Pháp…. Công không bù được tội đâu.

      Thích

    • Tôi cũng nhận thấy Gia Long được thừa hưởng sau cuộc chiến từ cái thảm cảnh tam phân Mạc-Trịnh-Nguyễn gần 300 năm(1527-1802)sức đã cùng lực đã kiệt,chỉ còn lại 2 võ sĩ đấu nhau,kẻ kia thua thì người còn lại phải giành chiến thắng, chẳng gì lạ ? Ở đây tôi không bên ai bỏ ai vì thiết nghĩ chúng ta chưa đủ tư cách để phê phán thậm chí các sử gia VN nữa.nên tôi nêu sử gia Phạm văn Sơn đã có lời đồng ý với các sử gia Pháp rằng:”Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã thống nhất dưới thời Tây Sơn bởi khi nhà Tây Sơn toàn thắng 1778,Nhạc làm trung ương Hoàng Đế,Huệ làm Bắc Bình Vương,Lữ làm Động Định Vương,chúa Nguyễn Ánh lưu vong hải ngoại,ai bảo khi đó Việt Nam không thống nhất? Sau này nhà Tây Sơn bị diệt,còn lại Nguyễn Ánh,ai chia xẻ nước Việt Nam nữa mà chẳng thống nhất? “.
      Tôi công nhận GiaLong giỏi chính trị,ngoại giao.Khi sức cùng lực tận.,ông ta đã giao con của mình cho giám mục Bá Đa Lộc làm tin đi Pháp cầu cứu khéo léo giao thiệp với Xiêm,Miên,Lào để giúp mình đánh Tây Sơn. Ngoại giao khéo léo tuy rằng mang người ngoài về đánh anh em trong nhà là một hành động không đẹp nếu so với việc 12 sứ quân nhiều thế kỹ trước. Đến khi sự nghiệp đã thành thì GiaLong lên mặt kẻ cả với Xiêm,bắt Miên,Lào vào vòng lệ thuộc.

      Tiến thoái kinh quyền thật mau lẹ,qủy quyệt.
      Tuy nhiên Gia Long cũng có những sở đoản:Hay nghe lời dèm pha sàm tấu,quá bạc bẽo và tàn nhẫn với các công thần vì vậy mà Đỗ Thanh Nhân,Lê văn Câu,Nguyễn văn Thành,Đặng trấn Thành là những kẻ đã theo phò Chúa Nguyễn đều bị giết hết.Đến đời Minh Mạng,nắm xương khô Lê văn Duyệt,Lê Chất cũng bị xiềng xích.
      Khi suy bĩ,Gia Long biết cầu cứu nước Pháp,chính GiaLong đã hiểu sự dã tâm của liệt cường Tây Phương trước thời ông và trong thời ông,vậy mà ông vẫn ung dung cho người Pháp vào mà không tìm nổi một kế sách giữ nước cho khỏi nạv bạch họa,chỉ biết bế quan tỏa cảng, các trìều kế tiếp chẳng sáng suốt hơn,làm sao không mất nước.

      Về việc lo việc nước sau khi lên ngôi vua,ông cũng chẳng khá hơn các triều đại trước.
      Chuyện Quang Trung quật mồ chúa Nguyễn không có gì dẫn chứng theo độ chuẩn xác, bỗng dưng giờ nghe chuyệ̣n này thật khó tin! mà Gia Long quật mồ vợ chồng vua Quang Trung giam bộ xương khô vào ngục sắt dùng vật tiểu tiện cho con của Quang Trung thấy nhằm để làm nhục,sau đó bắt những người này trói vào 5 con voi xé xác thì có.
      tướng Bùi thị Xuân của Quan Trung cũng bị GiaLong cho voi xé xác…. Ôi tàn ác quá một vị vua nhà Nguyễn.

      Trong bối cảnh đất nước lúc đó giặc Xiêm giặc Thanh lăm le lấn lướt nước mình nếu không có Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan thì có lẽ VN đã bị mất về Xiêm hay Thanh vào lúc đó rồi. Anh hùng tài giỏi như thế không nhắc đến thì nhắc ai? và dĩ nhiên tiếng thơm ấy sẽ được lưu truyền mãi bất luận là gì.Ngược lại kẻ nào phản quốc, rước voi về giày mã tổ,giết hại anh em trong nhà phải bị lưu xú ngàn năm.

      Thích

  36. Gia Long có chiến tích nào lẫy lừng hơn việc hèn hạ hành xử nhà Tây Sơn. Có cuộc khởi nghĩa nông dân nào xuất phát từ lí do quyền lực hay bị đàn áp. Chúa Nguyễn biết lo cho dân thì đã ko có khởi nghĩa Tây Sơn.
    Còn bản thân tôi thấy những thông tin phản pháo nhà Tây Sơn để bảo vệ cho Gia Long ko có tính thuyết phục, ko có cơ sở nào để thuyết phục người khác.
    Tôi ko phủ nhận những công lao to lớn của các chúa Nguyễn, những người mở rộng bờ cõi phía Nam mà người dân quê tôi gọi là Tiền hiền( tức là người khai phá vùng đất mới và được kính trọng nhất, tôn thờ nhất với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, vô bờ bến nhất). Nhưng với Nguyễn Ánh, tôi thấy ở con người ông ta là đam mê quyền lực, tiểu nhân và lợi ích cá nhân. Ông ta đã bao lần mời ngoại bang về xâm lược nước nhà,( đừng nói với tôi là ông ta thuê trả công nhé, nếu quân Xiêm thành công chiếm nước ta thì há chẳng phải nước ta thành thuộc địa của Thái, thậm chí vùng lãnh thổ chúa Nguyễn khai phá chắc j đã vẹn nguyên thế này.) đừng đem quy luật nhân quả ra đây, hãy xem Gia Long Nguyễn Ánh đã rước thực dân về nước ta như thế nào. Ông ta có công rất lớn để thực dân Pháp đô hộ nước ta với danh nghĩa mỹ miều, bảo hộ cho Việt Nam phát triển. Công của Gia Long với đất nước này lớn vậy đó, vì cá nhân mà dâng Tổ quốc cho ngoại bang.
    Trong bài viết trên luận anh hùng, có nhiều cái mà người viết bảo vệ cho Gia Long nhưng ko đủ sức thuyết phục người có suy nghĩ, có nhiều chi tiết lên án Quang Trung nhưng cũng ko đủ sức thuyết phục người khác.

    Thích

  37. Quang Trung ban đầu không phải là dựng cờ khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyễn mà là tiêu diệt kẻ phản loạn Trương Phúc Loan, do vậy mà được người dân ủng hộ. Sau đó ông ấy trở mặt lật đổ luôn nhà Nguyễn luôn đấy. Khi dã tâm lộ rõ, các tướng lĩnh mới chuyển phe đứng về Nguyễn Ánh. Ngay cả lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc cũng chỉ giương cờ phù Lê diệt Trịnh thôi nhé các bạn, và trong hoàng Lê nhất thống chí cũng ghi rõ người dân Bắc hà rất ghét Tây sơn. Còn việc bạn nào bảo Quang Trung có công thống nhất đất nước thì quả thật rất buồn cười, bởi sau khi nhà Tây Sơn được thành lập thì đất nước bị chia ba, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mỗi người tự xưng vương. Và mối quan hệ giữa ba người chưa bao giờ tốt đẹp cả, có lần Nguyễn Huệ còn kéo quân ra đánh Nguyễn Nhạc nữa là. Do đó các bạn đừng để cảm tính lưu mờ lý trí, đừng vì tài quân sự của Quang Trung mà quên mất rằng ai cũng có cái tốt và cái xấu nhé.
    Về phần Nguyễn Ánh, ông bị gắn mác cõng rắn cắn gà nhà, tôi không hiểu là do ai nói cho bạn câu này, hay do các bạn tự suy diễn do thiếu hiểu biết về lịch sử nữa. Trước tiên bàn về việc nước Xiêm giúp Nguyễn Ánh. Trước đây Tháng 10 âm lịch năm 1781, vua Xiêm La là Taksin sai hai anh em đại tướng Chakri (Chất Tri) và Sô Si chỉ huy quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân mang quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua Taksin, có lẽ bị rối loạn tâm thần, bắt giam vợ con hai tướng Chakri, ở Xiêm lại xảy ra loạn do tướng Phraya San (Phan Nha Văn Sản – Oan Sản) cầm đầu. Hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si buộc phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn, rồi rút quân về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết luôn Taksin. Chất Tri đoạt ngôi, xưng là vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri[20]. Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh[27]. Do có mối giao hảo này với chúa Nguyễn Ánh, sau này, Rama đã hỗ trợ Nguyễn Ánh khi Nguyễn Ánh chạy trốn Tây Sơn.
    Về việc cầu viện Pháp: Với số binh tướng từ Đại Việt mà Nguyễn Ánh thu nhặt được, ông cho tổ chức lại binh tướng trên đất Xiêm rồi lâu lâu cho quân đột kích về Gia Định[70]. Tháng 2 năm 1786, Nguyễn Ánh cùng tướng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành giúp vua Xiêm Rama I đánh quân Miến Điện ở đất Sài Nặc. Vua Xiêm cảm tạ, định lại cho mượn quân sang đánh lấy lại Gia Định nhưng Nguyễn Văn Thành can ngăn nên Nguyễn Ánh từ chối.[79] Tháng 3 năm 1786, Lê Văn Quân lại giúp Xiêm đánh quân hải tạc Mã Lai, nên Xiêm La rất hậu đãi[79][80].

    Đầu năm 1787, có người Bồ Đào Nha tên Ăng Tôn Nui đến gặp Nguyễn Ánh dâng quốc thư và nói rằng hoàng tử Cảnh có nhờ nước Bồ Đào Nha giúp, đã chuẩn bị được 56 tàu chiến ở Goa, mời Nguyễn Ánh sang đất thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nguyễn Ánh có cử sứ giả đi thăm dò nhưng do thấy vua Xiêm không hài lòng nên rốt cục không hợp tác[81][82][83].
    Về Bá Đa Lộc, do một số vấn đề rắc rối tại Pondichéry, mãi đến tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787[84], tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước “Tương trợ tấn công và phòng thủ” (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi)[84] và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam[85], mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông[86].

    Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh; nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này[87]. Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 không thành hiện thực[88].
    Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh rời Pháp và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn nhắc đến hiệp ước cũ nữa[98].

    Chờ mãi không nhận được sự chi viện từ Bá tước De Conway[98], Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 6 năm 1789, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định[99]. Tiếp đó, các tàu buôn chở súng ống thuốc đạn cũng lục tục sang sau. Bấy giờ những người Pháp gồm Jean-Baptiste Chaigneau, Philippe Vannier, De Forcant, Olivier de Puymanel, Jean-Marie Dayot v.v.. cả thảy đến non 20 người theo Bá Đa Lộc sang gia nhập phe Nguyễn Ánh. Những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ này ra sức giúp đỡ Nguyễn Ánh trong việc tiến hành du nhập kỹ nghệ, và xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí…[105].

    Việc Nguyễn Ánh ra sức củng cố Gia Định cộng thêm những sự giúp đỡ đó từ người Pháp đã giúp cho thế lực quân Nguyễn ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn.[98] Như sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét: “Từ đó, thế lực của Nguyễn Vương mỗi ngày một mạnh, tướng tá mỗi ngày một đông, lương thực nhiều, quân sĩ giỏi, việc đánh phá Tây Sơn đã chắc lắm rồi.”[106]

    Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của Giám mục Bá Đa Lộc không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động tự nguyện của một nhóm người theo sự vận động cá nhân của Giám mục. Thực tế này đã bị cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một “sự nhập nhằng không rõ ràng” và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó[88].
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Long#Ng.C6.B0.E1.BB.9Di_Ph.C3.A1p_gi.C3.BAp_.C4.91.E1.BB.A1
    http://vntinnhanh.vn/tin-24h/nguyen-anh—gia-long-ke-toi-do-hay-vi-nhan-lich-su-92660

    Thích

  38. Ngày nay mọi người đều không sống trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ nên không thể hiểu hết được ngọn nguồn, không nên tranh cãi những truyện đã qua một cách thiếu căn cứ mang nặng tính võ đoán và cảm tính. Ai có tài liệu hoặc chứng cứ gì cứ đem ra tham khảo để đời sau rút bài học mà tránh thôi. Theo tôi mỗi chế độ đều có một quan điểm khác nhau về lịch sử dựa trên nền tảng bảo vệ chế độ chính trị của mình. Do đó có những thông tin sẽ không được công khai, có những sự thật sẽ bị che dấu. Sống ở chế độ nào thì sẽ nằm trong vòng kiểm soát thông tin của chế độ đó, vì vậy không thể biết hết những sự thật đã sảy ra từ chế độ đó trở về trước. Xét về công, nếu như nhiều người đều đã công nhận Nguyễn Ánh có công mở mang bờ cõi, Nguyễn Huệ có công đánh đuổi ngoại xâm, đó là những công lớn cho đất nước, vậy thì hãy ghi nhận những công lao của cá vị tiền bối ấy đi, còn truyện trả thù qua lại là truyện nội bộ giữa 2 chế độ khác nhau mà trong lịch sử bao giờ cũng có cả, nó không ảnh hưởng gì đến số đông nhân dân, ai không liên quan thì không nên công kích nhau chỉ vì tự cho mình là hiểu biết là đứng về lẽ phải. Thật ra mọi hiểu biết của ta đều từ ngoài vào cả thôi, với cổng thông tin giới hạn của mắt tai mũi lưỡi da trong một thời gian hữu hạn, không bao giờ mọi thông tin đều vào được cả, có người thông tin này vào, có người thông tin khác vào, giống như hai anh mù xem voi. Chúc tất cả mọi người đều vui vẻ sống cho ngày nay và ngày mai không sống khổ vì quá khứ.

    Thích

  39. Mỗi người một quan điểm nhưng vẫn chỉ dựa vào thông tin lịch sử chính thống mà thôi, nếu dựa vào truyền miệng thì tốt hơn.

    Sống gần 40 tuổi tôi đã hiểu ra rằng (ít nhất là ở vn)
    1/ Kẻ chiến thắng thì luôn được xem là kẻ tốt.
    2/ Trên đời này không có sự tồn tại cho người tốt
    3/ Sự tàn nhẫn, ác độc, khôn khéo và dẫn dụ số đông người tin sẽ thành công.

    Nếu bạn nào nghĩ Gia Long Nguyễn Phúc Ánh tốt, giỏi được lòng dân vì nhà Nguyễn tồn tại lâu và nhà Hồ (Quang Trung) tồn tại ngắn ngũi thì các bạn hay suy nghĩ về đất nước VN hiện nay, nó đang tồn tại khá lâu đấy các bạn ạ và ai là người chiến thắng ?

    Lưu ý: mở mang bờ cõi là thế hệ cha ông nhà Nguyễn trước Gia Long nhé, chứ đừng gom vào cho Nguyễn Phúc Ánh.

    Thích

Gửi phản hồi cho thao nguyen Hủy trả lời