Trả lời học giả Hà Văn Thùy

Viên Như

Thưa học giả Hà Văn Thùy

Thật ra khi mới thấy đầu đề bài viết của ông tôi rất vui, vì ít ra cuốn sách của mình cũng có người quan tâm, tuy nhiên đọc bài ông xong tôi thấy quá thất vọng, vì trọng tâm của tôi là “Đi tìm nguồn gốc người Việt qua Kinh dịch và Truyền thuyết”, nhưng không thấy ông đề cập đến hai vấn đề này, thay vào đó là phê bình vài chi tiết được ông ngắt ra, nhưng dù sao ông đã công bố lên đây thì tôi cũng nên trả lời cho thỏa đáng, trước là tôn trọng người đọc, sau nữa là để trả lời cho những câu hỏi của ông.

Do trong quá trình trả lời liên quan đến Kinh dịch, nhất là Kinh hạ, cuốn kinh đã bị mất đi trên 2000 năm qua, nay tôi phục hồi lại, vì vậy trước hết xin tóm tắt phần vĩ mô kinh dịch như sau:

Người xưa hoán vị hai phạm trù bản thể và hiện tượng của dịch học vào ba phạm trù gọi là Tam tài: Thiên Địa Nhân. Thiên Địa (Càn Khôn) là bản thể, âm và Nhân là hiện tượng, dương.

Tuy nhiên kinh dịch hiện hành, Chu dịch, chỉ có Thiên Địa, Càn Khôn mà thôi, cụ thể là hai quẻ đại diện cho Hà đồ và Lạc thư là Thiên địa bĩ và Địa Thiên thái. Vậy quái gì đại diện cho Nhân? Hơn 2000 năm qua không thấy sách vở nào nói đến.

Rõ ràng kinh dịch có hai cuốn chứ không phải một như ta biết, tôi tạm gọi cuốn kinh hiện nay là cuốn một hay kinh thượng và cuốn đã mất là cuốn hai hay kinh hạ.

Vậy quái gì đại cho Nhân trong Tam tài? Xin thưa đó là quái Cấn.

Khang Hy giải thích chữ Cấn  斤 như sau:

斤. 易二篇之爻,隂陽變動之象

Cấn. Dịch nhị thiên chi hào, âm dương biến động chi tượng.

Cấn. Các hào trong cuốn hai kinh dịch, nói về sự biến động của âm dương (vạn vật).

Giải thích này chứng minh rằng kinh dịch vốn có hai cuốn và cuốn hai lấy quái Jin  斤 ngày nay đọc là Cấn, làm đại diện. Như vậy Kinh hạ gồm đủ cả Tam tài: Thiên Địa Nhân.

Người xưa hoán vị Càn là Cha, Khôn là Mẹ, con là Cấn, tức là cha mẹ hay âm dương giao hòa mà sinh ra con, ba khái niệm này được thể hiện bằng hình ảnh Phục Hy, Nữ Oa và đứa con.

Ngày nay đã số người nghiên cứu dịch đều biết chữ 艮 chỉ quái Cấn, trong dịch học người ta cho rằng Cấn sinh ra nhân ở chi Dần, vì vậy mà nói “Nhân sanh ư Dần”. Tuy nhiên trước nhà Chu chữ để chỉ quái Cấn là  斤 có âm là [jin], chữ 斤giáp cốt là mũi tên như trích dẫn bên dưới, Nhân 人 là jín và Dần 寅 là jìn. Như vậy ta đọc câu trên theo âm trước thời Chu là jin 斤 sinh ra jín 人 ở chi jìn 寅,  cho nên người này là người Jin, tức người Kinh; nhưng người xưa sáng tác ra chữ khác để chỉ cho khái niệm này, đó là 京, chữ kim văn như hình minh họa. Chính vì vậy mà âm cũng như tự dạng của chữ 人 và 寅 và 京 cũng mang DNA của chữ 斤 giáp cốt (mũi tên).

Như thế danh xưng Kinh này đã có từ hơn 4000 năm trước, tất nhiên nghiên cứu của tôi khác với hiểu biết của ông Thùy, theo ông thì khái niệm người Kinh chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ XIII.

Ta biết trung tâm văn hóa đầu tiên của nước Việt là Luy Lâu 累樓 được thành lập khoảng 2000 YBP, còn gọi là Liên Lâu 樓連, nghĩa của nó là hai cái nhà liền nhau. Theo tôi cái tên này là một cách mô tả hình ảnh chữ Kinh 京, chữ kim văn ở trên.

Chữ  斤 còn có nghĩa là cái búa, mà người Kinh cũng là người Việt, vì vậy chữ Việt chỉ người Việt trước thời Chu là 戉 có nghĩa là cái búa.

Khái niệm này được người Việt thể hiện trên trống đồng Miếu Môn.

Hình ảnh này chỉ ra đây là người Kinh, mũi tên chính là tự dạng của chữ jin 斤 giáp cốt, cái búa là nghĩa của nó, hai tay chìa ra thể hiện chữ jìn 人, vì jin 斤 sinh ra jìn 人 , tức người cầm mũi tên và cái búa, có nghĩa họ là người Kinh như đã giải thích trên.

Sở dĩ tôi phải làm phiền đọc giả với những giải thích dông dài như vậy là muốn chứng minh dịch nhà Hạ lấy quái Jin 斤, ngày nay đọc là Cấn, làm trung tâm, trên cơ sở này cùng thông tin về Tam dịch (1), tôi đã phục hồi lại cuốn 2 kinh dịch hay Kinh hạ và đọc toàn bộ hai cuốn Kinh dịch, Chu dịch và Hạ dịch, được tổ tiên Việt viết bằng ngôn ngữ hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ, tuy nhiên hình ảnh ưu tiên nói về Kinh hạ, vì Kinh hạ là kinh nói về con người – Nhân – Cấn, ở đây là người Việt. Đồng thời tôi cũng đã đọc hai cuốn kinh dịch thông qua các nhân vật trong truyện họ Hồng Bàng, có nghĩa là thông tin về Kinh dịch trong truyền thuyết Hồng Bàng Thị hoàn toàn giống với nội dung của trống đồng Ngọc Lũ. Tất nhiên với tư cách là người nghiên cứu tôi khẳng định giải mã của tôi hoàn toàn chính xác, nhất là trống đồng Ngọc Lũ.

Nhưng vì ông Hà Văn Thùy không rành Kinh dịch và chữ Nho nên không có khả năng thẩm định, từ đó ông viết:

 “Vì vậy đề xuất của tác giả về cuốn Hạ dịch mới dừng lại ở mức độ giả thuyết làm việc, chưa được số đông giới nghiên cứu thừa nhận. Rồi dựa trên giả thuyết chưa được chứng minh, ông đề xuất tổ tiên người Việt là nhà Hạ”

Thưa ông, lẽ nào những phát hiện của tôi phải chờ kiểm chứng mới được sử dụng, chờ ai? Tất nhiên việc kiểm chứng là điều cần thiết và ai muốn thì họ cứ làm thôi. Tuy nhiên vì vấn đề này quá mới, cả thế giới chưa ai biết điều này, cho nên việc kiểm chứng nó cần có thời gian. Tôi cũng không phải là người đưa ra giả thuyết, mà là người chứng minh cụ thể trong sách, thế mà ông còn đòi ai đó chứng minh.

 “1.Tại trang 26 tác giả viết: Đây chính là Hạ dịch hay dịch nhà Hạ, có nghĩa là Chu dịch chỉ là kinh thượng của Hạ dịch mà thôi; đồng thời qua đó chứng tỏ rằng nhà Chu là con cháu nhà Hạ và là người Lạc Việt”.

Tại trang 17,18 tôi đã dịch lại phần Tam dịch 三易 [1], xin trích phần cần thiết ra đây để trả lời ông.

  • Dịch Liên sơn 連山 là của họ Thần Nông, cũng gọi là họ Liệt sơn hay gọi là họ Liên sơn, vì vậy gọi là dịch Liên sơn. Được ghi vào sách vở vào thời nhà Hạ nên gọi là Hạ dịch 夏易.
  • Dịch Liên sơn lấy Thuần CẤN làm đầu, vì Cấn là núi连山易》,其卦以纯艮为首,艮为山.

Trong sách tôi đã chứng minh hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ thể hiện Kinh hạ: Nhân – Cấn, vì 艮为山 Cấn vi sơn, nên trên đó khắc 10 chữ sơn 山 trên vai 10 người lính như hình minh họa.

Như vậy kinh dịch trên trống đồng Ngọc Lũ là dịch Liên sơn của nhà Hạ, trống đồng Ngọc Lũ là của người Việt thì tất nhiên người Việt là con cháu nhà Hạ;  đồng thời trên trống cũng thể hiện cả Kinh thượng, tức Chu dịch, như vậy nhà Chu cũng là hậu duệ của nhà Hạ và là người Việt chứ sao nữa. Cái logic đơn giản thế thôi mà một học giả như ông không nhận ra à! Tất nhiên không ai thông thạo mọi lãnh vực, biển học mênh mông mà, vì vậy nếu chưa biết thì nên lắng nghe.

2.“Trang 27: Đây cũng chính là các triều đại sau nhà Chu, tức Tần, Hán tiêu hủy đi vì họ không muốn ai nhắc đến người Bách Việt hay Lạc Việt nữa, sau khi đã diệt chủng người Việt, việc Kinh Hạ được tổ tiên Việt thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ cho ta biết điều đó.”

Câu hỏi này liên quan đến phần trên, như trên tôi đã trình bày, hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ thể hiện hai cuốn Kinh dịch, cả chữ viết, lễ hội, lịch pháp. Một câu hỏi đặt ra tại sao tổ tiên không dám viết thẳng ra mà phải viết bằng ngôn ngữ hình ảnh và truyền thuyết? Nhất định thông tin này phải liên quan đến sinh mệnh của dân tộc, có nghĩa là nếu phương bắc biết được thông tin này thì họ sẽ truy cùng diệt tận, cho nên ta có thể hình dung nhất định phải có một cuộc truy sát kinh hoàng nên tổ tiên phải đành im lặng như vậy?

Ta biết Kinh dịch và chữ Nho được hoàn thiện trên Hoàng hà, thế mà nó có mặt trên trống Ngọc Lũ, vậy người Việt lấy đâu ra mà ghi trên đó?

Ngoài trống đồng Ngọc Lũ, tổ tiên còn lưu truyền thành ngữ “Con rồng, cháu tiên” đây là cách nói về nguồn gốc người Việt theo Kinh hạ. Phần này tôi đã trình bày trong sách và trong youtube. Xem ở đây [2]

 3.“Trang 48: Quẻ Hoán có nghĩa là lìa xa, trốn đi xa, có lìa xa mới an toàn, mới phát triển, ý nói đến việc từ bỏ vùng đất Trong Nguồn và Núi Thái qua cuộc chia ly giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, thật ra đó là việc từ bỏ Hà Nam về Giao Châu của dân tộc Việt khi bị Tần Thủy Hoàng diệt chủng ở Trung Nguyên, cụ thể, người Việt ở đây là người nhà Chu.”

Thưa ông vì trống đồng Ngọc Lũ thể hiện Kinh dịch, dĩ nhiên thuyền cũng thể hiện Kinh dịch, còn chuyện ông bảo tôi tại sao lại kéo cuộc chia ly của Lạc Long Quân và Âu Cơ vào đây. Một lần nữa cho thấy ông không đọc cẩn thận cuốn sách của tôi, hay có thể đọc rồi mà chẳng hiểu gì cả, trong đó tôi đã giải mã câu chuyện đó thành hai cuốn Kinh dịch, có nghĩa là nội dung của truyện họ Hồng Bàng tương đồng với với nội dung trên trống đồng Ngọc Lũ, như thế tất là nó có liên quan với nhau chứ; đồng thời tôi xem các nhân vật trong truyện Hồng Bàng thị là những nhân vật được tổ tiên dựng lên để đại diện, cho nên nó không phải lịch sử như ông viết.

4.“Trang 146: Với những gì trình bày về cuốn Hạ dịch trên trống đồng Ngọc Lũ minh định rằng câu tục ngữ “1 chạp Giêng 2” mà người Việt dã lưu truyền từ hàng nghìn năm qua, mà ngày nay không mấy ai quan tâm nữa, chính là những gì còn lại của một quá khứ, cái thuở dân tộc Kinh còn ở trên Hoàng Hà và thuở ấy, họ sử dụng lịch Kiến Tý, có nghĩa là nhà Chu chính là người Việt”.

Như thế là ông Thùy cho rằng câu “1 Chạp Giêng 2” không phải nói về lịch nhà Chu à? Xin trả lời thắc mắc của ông như sau:

Ngoài câu “1 Chạp Giêng 2” ta còn nhiều tư liệu khác để có thể cho rằng nhà Chu là người Việt, như Truyện Đổng Thiên Vương 蕫天王傳 viết như sau:

雄王以天下之富,缺朝覲之禮。殷王將托巡狩以侵之

Hùng vương dĩ thiên hạ chi phú, khuyết triều cẩn chi lễ. Ân vương tương thát tuần thú dĩ xâm chi.

Thời Hùng Vương, đất nước thịnh vượng, quên mất chuyện bang giao với nước khác. Vua nhà Ân lấy cớ đó đem quân sang đánh.

Hay trong truyện Bánh chưng viết như sau:

雄王既破殷軍之後,國家無事,欲傳於子,

Hùng Vương kí phá Ân quân chi hậu, quốc gia vô sự, dục truyền ư tử.

Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con

Theo lịch sử, đánh giặc Ân thì chỉ có nhà Chu, vậy vua Hùng trong hai truyện dẫn trên phải là vua nhà Chu chứ.

Trong lịch sử Trung quốc có người đàn bà lên làm vua, đó là Võ Tắc Thiên [3]. Khi lên làm vua bà đổi nhà Đường thành Vũ Chu; lập miếu thờ tổ tiên họ Võ; đồng thời phong Chu Văn vương là “Thủy Tổ Văn Hoàng đế” (始祖文皇帝). Bà đã hai lần lấy tôn hiệu là:

Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (越古金輪聖神皇帝)

Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng đế (慈氏越古金輪聖神皇帝)

Như vậy chính lịch sử Trung quốc xác nhận nhà Chu là người Việt đấy chứ.

 “Trang 182: Như ta biết Lạc thư được làm bởi Hạ Vũ, có nghĩa là năm Nhâm Tuất này nằm ở thời Hạ Vũ, tức trước thời điểm 2879 của DVSKTT khoảng 1200 năm.”

 

Trong sách tôi đã chứng minh việc ĐVSKTT cho rằng Kinh Dương Vương lập nước năm Nhâm Tuất (2879) là một sự nhầm lẫn, bởi vì khi Kinh Dương Vương, Thuần Càn, hướng Đông nam sinh ra Lạc Long Quân, lúc đó Hà đồ đã thành Lạc Thư, nên truyện mới viết: Kinh Dương Vương đi đâu không biết”. Khi Hà đồ thành Lạc thư có nghĩa là con người được sinh ra, người xưa cho rằng “Nhân sinh ư Dần” Dần đầu tiên là Giáp Dần, từ đó tính tới Tuất, quái Càn là Nhâm Tuất. Như vậy năm Nhâm Tuất này vào thời Hạ Vũ, vì Hạ Vũ làm ra Lạc thư, do đó nếu so sánh với thông tin về nhà Hạ, nó cách xa con số 2879 vào khoảng 1200 năm. Vui lòng xem nhà Hạ trên nét, tất nhiên đó chỉ là thông tin để tham khảo mà thôi, chứ với những gì thể hiện trong mộ 45, Dốc Thủy, Hà Nam, thì thông tin về nhà Hạ còn phải nghiên cứu nhiều, điều này tôi cũng đã đề cập trong sách, sở dĩ tôi lấy thời gian trong Wikipedia là vì nó được nhiều người tham khảo, không lẽ tôi dựng lên móc thời gian rồi căn cứ vào đó mà so sánh, cho dù các nhà khảo cổ Trung quốc cho rằng ngôi mộ đó có tuổi trên 6000 năm, nhưng chưa được cập nhật.

  1. Trang 201: Trong Hùng Vương ngọc phổ viết là Nghĩa Cương, nơi đây là thành trì của người Việt nên còn có tên Việt Trì, thể loại chữ này được sáng tác vào thời Chu, điều này chứng minh rằng những người xây dựng đền Hùng và đặt tên cho các địa danh ở đây trong ý thức vua Hùng là tôn thất nhà Chu.”

Ông vui lòng xem lại phần tôi trả lời câu hỏi 4. Như thế thì vua Hùng ở đây không phải tôn thất nhà Chu à. Tôi không viết bất nhất đâu ông ạ.

  1. Trang 202: Đồng thời Việt Nam sử lược viết: “Cuối đời Chu, Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay.” Thông tin này phù hợp với đề nghị của tôi, đó là vua Hùng có thể là tôn thất nhà Chu chạy về Nam khi Doanh Chính truy sát”.

Lịch sử cho biết, Hùng Vương bị An Dương Vương lấy ngôi, Triệu Đà diệt An Dương Vương, trong khi đó An Dương Vương trị vì chỉ một thời gian rất ngắn. Như vậy Hùng Vương thời đó chỉ hơn Triệu Đà vài chục tuổi là cùng, mà Triệu Đà sinh năm 235 TCN, như vậy thời Hùng Vương này phải tương đồng với thời nhà Chu mạt. Trong khi đó trống đồng Ngọc Lũ lại ghi cả Chu dịch và chữ Nho, vậy kinh dịch và chữ này từ đâu mà có? Cho nên suy luận của tôi có cơ sở đấy ạ. Nếu như ông nói Hùng Vương vốn người bản địa, vậy xin ông vui lòng cho bằng chứng rằng kinh dịch và chữ viết như trên trống đã có từ lâu ở nước Việt?

  1. Trang 206: Theo tôi An Dương Vương trong truyện Kim Quy chỉ là tên gọi khác của vua Hùng mà thôi, bởi vì sau khi bị Triệu Đà xưng vương, ta có thấy vua Hùng nào xuất hiện để đòi lại quyền lực đâu mà ngày nay người Việt vẫn nói rằng mình là con cháu vua Hùng, vậy con cháu An Dương Vương đâu? Không lẽ An Dương Vương một mình mà lấy được giang sơn của vua Hùng Sao?

Thêm một lần nữa tôi phải nói rằng ông không có khả năng thẩm định sách của tôi, vì trong đó tôi đã đưa ra bằng chứng để củng cố cho luận điểm của mình, đó là tự dạng của Thục như hình minh họa. Cả ba chữ Thục, giáp cốt, kim văn, chiến quốc, đều có kết cấu trên chữ mục là mắt, thuyết quái viết “Ly vi mục” Ly chỉ phương Nam, ở đây chỉ người Việt, còn mũi tên là DNA của nhà Hạ, tức chữ Jin giáp cốt. Nhà Thục có tướng Miết linh 鱉靈, miết là con ba ba, tương thích với Hạ Vũ thấy con rùa mà làm ra Lạc thư, ông là người lập ra triều đại Khai Minh. Chữ minh chỉ quái Cấn , Thuyết văn giải tự:  斤、明也. Cấn. Minh dã. Cấn là Minh vậy. Thông tin này tôi đã viết trong sách, khỏi trích ra đây dài dòng. Với những thông tin đó tôi cho rằng An Dương Vương chỉ là tên khác của Hùng Vương mà thôi, mục đích của việc đổi tên là tránh phương Bắc biết được nguồn gốc, có nghĩa là vào thời điểm đó có thể Triệu Đà đã nắm được thông tin nguồn gốc của vua Hùng, cho nên phải ẩn núp bằng cách thay tên đổi họ, nhưng cũng chọn lựa thông tin đối tượng mà đổi tên, mục đích là để con cháu về sau nhận biết, Tuy nhiên cuối cùng Triệu Đà vẫn thực hiện mưu đồ của mình, chứ nhà Thục đã bị Tần tiêu diệt từ lâu lấy đâu ra mà xuống phương Nam để chiếm ngôi của Hùng Vương.

“Trang 213 :  Họ Hồng Bàng là con cháu nhà Hạ. Với đoạn kết này, tổ tiên đã nhấn mạnh vào Kinh nhà Hạ: Nhân-Cấn của Hạ dịch, từ đó sinh ra người Việt, dân tộc đã đúc kết âm dương thành hệ thống, đại diện là kinh dịch. Đoạn này không chỉ mâu thuẫn mà còn sai lầm. Họ Hồng Bàng ra đời khoảng 3000 năm TCN. Nhà Hạ xuất hiện năm 2207 TCN. Làm sao họ Hồng Bàng lại là con cháu nhà Hạ?”

Xin trả lời ông thành hai phần:

1.“Trang 213 :  Họ Hồng Bàng là con cháu nhà Hạ. Với đoạn kết này, tổ tiên đã nhấn mạnh vào Kinh nhà Hạ: Nhân-Cấn của Hạ dịch, từ đó sinh ra người Việt, dân tộc đã đúc kết âm dương thành hệ thống, đại diện là kinh dịch. Đoạn này không chỉ mâu thuẫn mà còn sai lầm.”

Do ông không trích ra đoạn kết của truyện Hồng Bàng Thị nên có thể đọc giả không biết tôi viết thế nào mà ông cho rằng mâu thuẩn và sai lầm, vì vậy xin trích lại ở đây:

Chưa có cau trầu, nam nữ lấy nhau, trước lấy gói muối làm bằng, sau đó mới giết trâu dê thành lễ, lấy cơm nếp để vào phòng cùng ăn, rồi mới thành thân. Trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.”

Kinh hạ bắt đầu bằng ba quẻ 31, 32. 33.

Câu “nam nữ lấy nhau, trước lấy gói muối làm bằng” thể hiện quẻ 31. Trạch sơn hàm, 澤山咸. Yêu nhau. Tức trục Thìn Tuất của Hà đồ. Hàm 咸 là muối.

Câu “sau đó mới giết trâu dê thành lễ.” Câu này thể hiện quẻ 32. Lôi phong hằng. Cưới nhau. Tức là trục Sửu Mùi – Trâu Dê”

Câu “lấy cơm nếp để vào phòng cùng ăn, rồi mới thành thân” tức là quẻ 33. Thiên sơn độn. Đây chính là quẻ mà tổ tiên đã mô tả bằng hình ảnh “Con rồng, cháu tiên”.

Câu “Trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.” tức là nguồn gốc người Việt ngày nay.

Mâu thuẫn và sai lầm ở đâu vậy ông? Một lần nữa tôi nhấn mạnh ông không rất kém về kinh dịch nên cứ nói bừa.

  1. Họ Hồng Bàng ra đời khoảng 3000 năm TCN. Nhà Hạ xuất hiện năm 2207 TCN. Làm sao họ Hồng Bàng lại là con cháu nhà Hạ?”

Qua đây cho thấy ông không đọc phần tôi giải thích hai chữ Hồng Bàng, ở trên thì ông cho rằng Kinh Dương Vương lập nước năm Nhâm Tuất 2879, mà Kinh Dương Vương là thủy tổ của người Việt, tức là người đứng đầu họ Hồng Bàng (theo truyện họ Hồng Bàng) đến đoạn này ông lại bảo họ Hồng Bàng có từ 3000 TCN, vậy Hồng Bàng này là Hồng Bàng nào? Ở đâu ra con số 3000 này? Viết vậy biết đường nào mà trả lời!

Trang 232: Với thông tin về hai cuốn Kinh dịch gọi chung là Hạ dịch và chữ Nho trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy rằng những người làm ra trống đồng có nguồn gốc từ Trung Nguyên, và Kinh Dịch cũng như chữ Nho là văn hóa của họ, mà những người làm ra trống Ngọc Lũ là tổ tiên người Việt, có nghĩa là người Việt ngày nay chính là người nhà Chu chạy về phương Nam khi bị Doanh Chính truy sát.

 

Với những gì tôi đã trình bày trên, từ đó mới có kết luận như vậy. Ông có thể tự trả lời cho câu hỏi này khi học kinh hạ một cách nhuần nhuyễn cùng với khảo sát thời điểm ra đời của trống đồng Đông Sơn qua sự ổn định của DNA người Kinh, vì kinh hạ được viết trên trống đồng Đông Sơn. Đây là cứ liệu ông có thể tham khảo. [4]


Trong bài viết của ông, ông cho rằng DNA nhà Chu thuộc O3-M112, vì vậy khi tôi giới thiệu với ông phả hệ của O-M175, do NeoNomad công bố, ông cho rằng đó là “điều nhảm nhí?”. Ông không biết rằng O3-M112  giờ đây người ta gọi là O2 và là hậu duệ của nhóm đơn bội O-M175 [5]

Đây là hình ảnh của NeoNomad và  en.Wikipedia / Haplogroups công bố cho thấy DNA nhà Chu liên quan đến DNA người Việt [6]

Do cho rằng người người nhà Chu đã trở về Nam khi nhà Tần “Phần thư khanh Nho”, cuộc di tản này có hai nhóm, nhóm tôn thất đi theo đường bộ, qua Quảng Tây, nhưng ở đó đã có Triệu Đà, lúc đó còn là tướng nhà Tần, nên xuống Giao Chỉ. Nhóm thứ hai đi theo đường biển nên dạt vào Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng có một số thuyền bị lạc sang Indonesia, vì vậy ngày nay người ta tìm thấy ở đó trống đồng Đông Sơn, DNA O2a trên bản đồ chỉ ra điều đó.

 “Thứ hai: Có phải “Những người làm ra trống Ngọc Lũ là tổ tiên người Việt.” Trống Ngọc Lũ ra đời khoảng 200 năm TCN. Nếu ông Viên Như đúng có nghĩa là, tổ tiên người Việt chỉ ra đời khoảng 200 năm trước? Hoàn toàn trái với thực tế, tổ tiên người Việt có mặt trên đất này 70.000 năm trước.”

Thưa ông vậy theo ông trống đồng Ngọc Lũ do ai làm? Từ tổ tiên ở đây là cách nói chung, trong đó có những người Việt thời kỳ trống đồng Ngọc Lũ ra đời, tôi thấy ông viết sau quên trước, trước thì ông bảo ông Viên Như bảo tổ tiên người Việt là nhà Hạ, rồi tới nhà Chu, giờ ông căn cứ vào trống đồng mà lý luận như vậy, ông nên xem người ta định nghĩa bao nhiêu đời thì gọi là tổ tiên. Còn thông tin tổ tiên người Việt xuất hiện cách nay 70.000 của ông thì khả năng của tôi không hiểu nỗi, không biết lúc đó đã có cái tên Việt chưa? Chắc đây là một chi tiết trong phim khoa học giả tưởng thì phải, qua đây và qua những bài viết của ông, tôi thấy ông có khuynh hướng nói lấy được, hơn cả chục năm ông cứ lập lại cái lý thuyết 70.000 này mà chưa thấy ông minh họa những thành tựu về DNA cho vấn đề này, điều mà các nhà khoa học đã bản đồ hóa và công bố, tất nhiên bất cứ ai cũng có thể tiếp cận vào bất cứ thời điểm nào. Ông sợ ai mà không làm? Trong khi đó ở đoạn kết ông viết:

“Có lẽ ông không biết lời cảnh báo nghiêm khắc của Jared Diamond, Giáo sư Đại học California: “Những gì thuộc về con người mà chưa được di truyền học xác nhận thì không đáng tin!”

Đúng là tôi chưa biết lời cảnh báo này, thật là mỉa mai ông Thùy nhỉ!

Trang 234: Việc Kinh hạ bị thất truyền và chữ Nho thành chữ Hán cho thấy rằng ngày ấy nhà Hán đã có một chính sách xóa bỏ các loại hình văn hóa thuộc nhà Chu, một triều đại của người Việt, qua đó làm cho người Việt về sau không thể biết được nguồn gốc của mình, ngoài Kinh hạ, nhà Hán còn thay đổi cả nguồn gốc Phật giáo Trung Hoa, có nghĩa là Phật giáo đã truyền vào Trung Hoa từ thời nhà Chu

Thưa ông Hà Văn Thùy, vấn đề này đơn giản quá mà sao ông không nhận ra nhỉ, có thể ông đọc vội vã quá nên sơ suất chăng? Xin trích lại đây để ông rõ.

Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình (67) Vào một đêm, Minh Đế mơ thấy một con người cao sáu trượng, thân mình vàng rực, tướng mạo trang nghiêm, vô cùng tốt đẹp, toàn thân phát ra ánh sáng rực rỡ, bay trên cung điện Kim Loan. Hôm sau ông liền đưa việc này ra hỏi quân thần, việc nằm mộng như thế có điềm gì không?  

Thái sử Phó Nghị nói rằng:

Thần nghe rằng trong sách “Chu thư dị ký”  có đoạn nói rằng: Chu Chiêu Vương lên làm vua năm 24 tuổi, một hôm, ngày mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần nước trong ao hồ sông rạch bỗng nhiên dâng cao, khắp nơi nước trong giếng tự nhiên tràn cả ra ngoài, gió lớn nỗi lên, cung điện, nhà cửa, núi non, đất đai chấn động. Đêm đó lại thấy vòng sáng năm sắc nhập vào sao Thái vi, dần biến thành màu xanh hồng tại hướng Tây…

Trong Chu thư dị ký còn viết:

Mục Vương (con của Chiêu Vương) lên ngôi năm 32 tuổi, thấy hướng Tây quang khí rực rỡ, đã từng nghe Tô Do nói lại nên biết rằng nơi ấy có thánh nhân (Phật) đang hành đạo. Lúc Mục Vương 52 tuổi, vào ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thân,  

Gần 2000 năm qua, các nước Trung quốc, Hàn, Nhật và Việt đều kỷ niệm ngày đản sanh của đức Phật là 8/4 âm lịch và nhập diệt là ngày 15/ 2 âm lịch, hai móc thời gian này lấy từ hai câu chuyện của Nhà Chu, như vậy có nghĩa là Phật giáo đã truyền vào Trung Nguyên thời nhà Chu chứ còn gì nữa. Ngay cả Henri Maspéro, năm 1910, cũng đã nhận ra chuyện nằm mộng của Hán Minh Đế là ăn gian vì đạo (Fraude pieuse), thế mà hơn 100 sau, một học giả mà không hiểu được, như vậy thì làm sao giúp cho tôi thấy được cái sai của mình mà sửa, trong khi đó tôi rất mong được sự phản biện của các thức giả để hoàn thiện kiến thức của mình hơn.

Tại Lạc Dương, Hà Nam, Trung quốc ngày nay vẫn còn ngôi chùa Bạch Mã do nhà Chu xây dựng. Bạch Mã là hiệu của Sùng Bá Cổn, cha của Hạ Vũ, nhưng nó lại được giải thích bằng một truyền thuyết, đó là khi xây chùa xong có giặc đến xâm lăng, nhưng ban đêm có con bạch mã chạy quanh chùa hí vang, giặc thấy vậy cho rằng chùa này linh thiêng nên không phá, về sau Hán Minh Đế đã chiếm khống bằng cách bịa ra giấc mộng. Truyền thuyết này cũng lập lại vào thời Lý Công Uẩn khi xây thành Thăng Long, ngày nay ở phố Hàng Buồm, Hà Nội vẫn còn đền thờ Bạch Mã. Ông có biết chuyện này không?

Trang 201: Trong Hùng Vương ngọc phổ viết là Nghĩa Cương, nơi đây là thành trì của người Việt nên còn có tên Việt Trì, thể loại chữ này được sáng tác vào thời Chu, điều này chứng minh rằng những người xây dựng đền Hùng và đặt tên cho các địa danh ở đây trong ý thức vua Hùng là tôn thất nhà Chu

Câu hỏi này đã được tôi trả lời ở câu hỏi thứ 2, nên thấy không cần lập lại.

 Trang 235: Sùng Bá Cổn, cha Hạ Vũ, là Phục Hy

Về vấn đề này tôi đã gởi đường dẫn cho ông, chắc ông cũng chẳng đọc nó, thôi tôi trả lời ông cách khác vậy. Như đã chứng minh trên, người Việt có nguồn gốc là nhà Hạ, mà đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, còn gọi là núi Cả, chữ nghĩa cũng được dùng như chữ Hy , điều này được thể hiện trong chữ Hy 犧,dị thể là 犠.Hạ Vũ là con Sùng Bá Cổn, đền Hùng là tượng trưng cho dòng dõi nhà Hạ mà lại lấy tên Phục Hy để đặt cho tên núi, vậy có phải Phục Hy là Sùng Bá Cổn không? Cho nên tiền nhân sợ hậu thế không nhận ra mới đặt tên xã đó là Hy Cương 犧崗, và thôn là Cổ tích. Nếu ông rành chữ Nho nhất định ông không khỏi băn khoăn tại sao một con người vĩ đại như Phục Hy mà tên lại có con chữ với kết cấu nhân con người  và khuyển con chó.Đây chính là phản ảnh ông là người đã làm ra kinh hạ: Nhân – Cấn. Thuyết quái viết 艮為狗 “Cấn vi cẩu”.

Thưa ông Hà Văn Thùy do ông quá kém về Kinh dịch và chữ Nho cho nên ông mới viết bừa bãi rằng tôi “chế tác” lịch sử. Chuyện tôi phục hồi kinh hạ thì xin ông xem ở đây [7], nó không phải là thứ tưởng tượng như ông cho rằng, còn trong quá trình nghiên cứu tôi có quyền đề nghị những gì mà tôi cho rằng nó có thể, như chuyện An Dương Vương là một tên khác của Hùng Vương đã trình bày trước và chuyện Tần Thủy Hoàng diệt chủng người Việt mà tôi sẽ trình bày tiếp sau.

Trong bài  “Không có cái gọi là từ Hán Việt” ông viết: [8]

“Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ…”

Như ta biết chữ Nho, hành thể, đa số được sáng tác vào thời nhà Chu, như thế có nghĩa ông gián tiếp thừa nhận người Việt là người nhà Chu rồi.

Hay trong bài “Tiếng Việt là mẹ đẻ các ngôn ngữ” ông viết: [9]

“Người phụ nữ thứ hai được ghi chép là Võ Tắc Thiên thời Hán. Khi lên ngôi Hoàng đế, bà xưng hiệu: Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế. Hồi con gái, bà được gọi là Mỵ Nương. Mỵ Nương là tên gọi con gái của quý tộc người Việt. Chỉ dấu này cho thấy bà là người Lạc Việt”

Không biết Võ Tắc Thiên thời nhà Hán là Võ Tắc Thiên nào? Nhưng ít ra qua đây ông cũng đã xác nhận bà là người Việt, mà như đã trình bày bà nhận mình là hậu duệ nhà Chu.

Trong bài “Việt Nho là đỉnh cao của minh triết phương đông” ông viết:[10]

 “ Nho giáo nguyên Thủy hay Việt Nho chính là đỉnh cao của minh triết phương Đông.”

Chữ Nho và đạo Nho bắt đầu từ thời Tây Chu, về sau người ta mới tôn Khổng Tử làm tổ [11]. Đấy ông bảo Việt là Nho, vậy mà khi tôi cho nhà Chu là người Việt và nhà Tần đã truy sát người Việt qua chính sách tàn bạo “Phần thư khanh Nho. Đốt sách chôn trí thức” thì ông bảo rằng tôi “dựng lên” chuyện đó, có nghĩa là tôi bịa đặt, như thế là ông tự vã vào mặt mình rồi; đó là chưa kể có tội với những người bị bách hại qua chính sách này.

Ông còn bảo tôi chỉ biết chữ Nho và Kinh dịch mà dám nhảy vào chuyện khảo cổ, Ôi! không biết ai làm cho ông mê mờ mà viết như vậy? Tôi có nói tôi là nhà khảo cổ đâu, nhưng tôi có quyền nghiên cứu những thông tin mà những nhà khảo cổ công bố chứ! Ai cấm? Ví dụ trống đồng Ngọc Lũ chẳng hạn, ai cũng có quyền nghiên cứu theo khả năng của mình, hay khi nhà khảo cổ tìm được mẫu xương thì họ phải nhờ những người chuyên về giải mã DNA làm chứ.

Với những trích dẫn chứng minh rằng ông không nhất quán với những gì mình viết trước đó, qua đó cho thấy việc ông phê bình tôi dường như có động cơ nào khác thì phải? Rất có thể ông muốn chứng tỏ ông là ngôi sao Bắc đẩu trong vấn đề nghiên cứu nguồn gốc người Việt chăng!? Do vậy tiếng nói của ông là tiếng nói có trọng lượng đối với vấn đề nghiên cứu cổ sử !? Tuy nhiên càng viết nhiều ông càng làm cho người đọc thấy đó không phải là sự thật.

Thưa học giả Hà Văn Thùy, tôi không nhảy hai bước qua miệng vực, và chẳng có cuộc phiêu lưu nào ở đây cả, do quá kém về kinh dịch và chữ Nho nên ông đã đào vực cho tôi nhưng ông lại tự chôn mình. Thưa ông với những phát kiến của tôi, tôi đã chỉ ra một lịch sử dối trá của phương bắc, qua đó trả lại cho dân tộc đã khai sinh ra kinh dịch và tạo dựng cả một nền văn hóa huyền vĩ trong suốt hàng mấy ngàn năm, cụ thể là tôi đã phục hồi cuốn kinh hạ, một cuốn kinh nói về con người, Nhân, cho nên thông qua các khái niệm dịch học của cuốn kinh này, tổ tiên Việt đã cài đặt nguồn gốc của dân tộc mình vào hệ thống kinh dịch, chữ viết, lễ hội, truyền thuyết [12], nó dày đặt quá đến nỗi phương Bắc phải hủy đi cuốn kinh này, đặc biệt nó lại được tổ tiên viết cả hai cuốn kinh dịch bằng ngôn ngữ hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ. Trống Ngọc Lũ vốn là quốc bảo giờ đây lại càng đặc biệt hơn, vì nó chứa đựng hai hệ thống triết học, bản thể luận và hiện tượng luận, hai phạm trù triết học bao trùm cả Đông, Tây, có thể nói không có một di vật cổ nào trên thế giới có được điều này.

Do tính quan trọng của kinh hạ nên tổ tiên đã gởi lại cho dân tộc cái chìa khóa “Con rồng, cháu tiên” một cách diễn giải quẻ 33. Thiên sơn độn, đại diện cho bản thể hay tổ tiên của kinh hạ, có nghĩa là các ngươi hãy đi tìm cuốn kinh hạ và tôi đã thực hiện di huấn ấy của tổ tiên, ông có thể tham khảo ở đây [13]. Tuy nhiên vì không có khả năng trong lãnh vực này nên xuyên suốt những câu hỏi, ông chưa một lần nói đến điều này, cũng chính vì vậy mà những câu hỏi và lời giải thích của ông hết sức là khập khiểng và áp đặt, mặc dù thế tôi cũng đã cố gắng trả lời những vấn đề mà ông đã nêu ra, nhưng lời thật khó nghe; đồng thời qua đây xin thưa với ông rằng tôi chỉ trả lời ông một lần này mà thôi, mong ông lượng thứ.

                                                                   Đà Lạt, ngày 1 tháng 1 năm 2023


 [1] https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%89%E6%98%93/1797775

[2] https://www.youtube.com/watch?v=EMdgm7BFgc8

[3] https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_T%E1%BA%AFc_Thi%C3%AAn

[4] https://academic.oup.com/view-large/figure/204133343/evaa062f5.tif

[5] https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_O-M122

[6] https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=o2fGDQKwUJE

en.Wikipedia / Haplogroups / World Map of Y-DNA Haplogroups

[7] https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=o2fGDQKwUJE

[8] https://nghiencuulichsu.com/2019/04/22/khong-co-cai-goi-la-tu-han-viet/

[9] https://nghiencuulichsu.com/2018/12/14/tieng-viet-la-me-cac-ngu-lannamite-mere-des-langues/

[10] https://nghiencuulichsu.com/2019/01/03/viet-nho-la-dinh-cao-cua-minh-triet-phuong-dong/

[11] https://vi.wikipedia.org/wiki/Nho_gi%C3%A1o

[12] https://www.youtube.com/watch?v=B8pdrvqopzM&t=84s

[13]  https://www.youtube.com/watch?v=FWLASnce1as

Advertisement

3 thoughts on “ Trả lời học giả Hà Văn Thùy

  1. “học giả Hà văn Thùy ” tự nhận ” Vì vấn đề quá mới, với kiến thức vừa sâu vừa rộng, vượt quá tầm hiểu biết của mình nên việc phê bình cuốn sách này không dễ.” hết trích copy từ bài viết của ông.

    Qua bài trả lời của tác giả Viên Như thì ông HV Thùy tịt ngòi luôn.

    Đã tự nhận “vượt quá tầm hiểu biết của mình…vậy mà ông vẫn vác đao múa bậy…

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s