Tiền lệ Kosovo

aa

Năm 2014, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “chấp nhận” tỉnh Crimea của Ukraine là một phần của Nga, lập luận chính mà ông viện dẫn để bảo vệ hành động của mình là lấy tiền lệ của phương Tây đối với Kosovo. Tất cả các nước phương Tây (trừ Tây Ban Nha ủng hộ độc lập với Kosovo). Ông nói, trên cả luật pháp quốc tế và các cơ sở hợp pháp rộng rãi hơn, hành động của Nga trong việc tạo điều kiện cho người Crimea tự quyết ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga không khác gì các hành động quân sự năm 1999 của phương Tây, tạo điều kiện cho Kosovo tự quyết ly khai khỏi Serbia và trở thành một quốc gia độc lập. Ông cũng gọi phương Tây là những kẻ đạo đức giả vì đã thúc đẩy nền độc lập của Kosovo và cố gắng phong tỏa Crimea.

Phương Tây nói có những lỗ hổng lớn trong sự so sánh của Putin. NATO nói họ đã can thiệp vào Kosovo vào năm 1999 sau những bằng chứng cứng rắn, không thể phủ nhận (và sau đó được chứng minh trước tòa của phương Tây) về các vụ thảm sát hàng loạt, lạm dụng và trục xuất của người Serbia. Các lực lượng của Putin tuyên bố họ hành động phải cứu người dân tộc Nga ở Crimea khỏi các cuộc bạo động và bạo lực có hệ thống khác từ chính quyền trung ương “cách mạng” thân phương Tây nhưng phương Tây cho rằng Nga không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục được họ.

Phương Tây biện minh sau khi NATO đánh đuổi lực lượng quân sự và dân quân của Serbia ra khỏi Kosovo, NATO đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR, với ít nhất một phần ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Không một quốc gia nào, kể cả nước láng giềng Albania, mà hầu hết người Kosova có liên kết sắc tộc, sáp nhập Kosovo. Còn vụ sáp nhập Crimea, phương Tây cho rằng Nga đã cử lực lượng mà không có sự ủy quyền quốc tế (và không có quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, ủng hộ điều này). Phương Tây dù thừa nhận Crimea chủ yếu là người Nga nhưng không thừa nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Crimea.

Theo phương Tây, Kosovo tuyên bố độc lập 9 năm sau khi Serbia mất quyền kiểm soát hiệu quả đối với lãnh thổ này, và sau một quá trình ngoại giao lâu dài dẫn đến việc vùng đất này đã thực thi hầu hết các thuộc tính của một quốc gia độc lập. Còn Crimea chỉ tuyên bố độc lập vài ngày sau khi những người ủng hộ phương Tây Ukraine lật đổ chính phủ thân Nga trước đây giữa lúc cuộc tranh chấp về tương lai của Ukraine chưa được giải quyết. Phương Tây thừa nhận trên giấy tờ, Crimea có bốn đặc điểm của tư cách nhà nước theo luật pháp quốc tế – dân số thường trú, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, họ cho rằng trên thực tế, tất cả lãnh thổ của Crimea đều bị tranh chấp, và “chính sách đối ngoại của bán đảo không bao giờ có thể mâu thuẫn với quan điểm của Putin”.

Ngoài việc đem Kosovo ra để so sánh với Crimea thì Nga còn muốn một sự so sánh khác rộng lớn hơn. Nga coi Ukraine ở sát biên giới, thuộc trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước này, nơi mà Mỹ không có việc gì để “can thiệp”. Nga có thể sẽ coi quan hệ Ukraine – phương Tây theo cách mà Mỹ nhìn nhận sự leo thang can dự trực tiếp của Nga vào Cuba, sân sau của Mỹ vào năm 1962 (trừ yếu tố hạt nhân). Việc Nga công nhận độc lập đối với 2 tỉnh Luhansk và Donetsk có thể tạo cảm hứng cho những bất ổn ở lò lửa Balkan. Cả người Serbia ở Bosnia và lực lượng Kosovo ở Serbia đang có những toan tính riêng. Tại cuộc hội đàm ở Điện Kremlin với Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trích dẫn việc NATO ném bom các lực lượng Serb trong cuộc khủng hoảng Kosovo năm 1999 như một ví dụ về hành vi hung hăng của liên minh. Scholz cho biết NATO đã hành động để ngăn chặn nạn diệt chủng, ám chỉ cuộc đàn áp người Albania ở Kosovo. Căng thẳng giữa Pristina và Belgrade về việc Kosovo đối xử với khoảng 120.000 người Serbia sống trên lãnh thổ của mình là một trở ngại nghiêm trọng – cùng với các yếu tố như nạn tham nhũng phổ biến – đối với nỗ lực gia nhập NATO hoặc EU của Kosovo.

Các quan chức phương Tây còn cáo buộc Kremlin có ảnh hưởng “đáng ngại” ở vùng Balkan đã giúp thúc đẩy một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đe dọa hủy diệt hòa bình mong manh ở Bosnia, khơi lại xung đột vũ trang liên quan việc Kosovo tách khỏi Serbia năm 2008, và gây bất ổn chính trị ở Bắc Macedonia và Montenegro của các thành viên NATO. Moscow đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc đó, mặc dù vẫn khẳng định rằng Bosnia, Serbia và Kosovo không bao giờ được gia nhập NATO. Bosnia đang ở giữa một cuộc khủng hoảng chính trị, với các ngoại trưởng EU nhóm họp tại Brussels để thảo luận về cách giảm căng thẳng và ngăn chặn sự tan rã có thể xảy ra của quốc gia Balkan bị chia rẽ sắc tộc. Người Serbia ở Bosnia, những người có sự ủng hộ của Serbia và Nga, đang đe dọa tách khỏi liên bang. Trong khi đó, Tổng thống Kosovo hôm 17/2 cáo buộc Nga sử dụng đồng minh truyền thống của mình là Serbia để “gây bất ổn” vùng Balkan, khi Moscow đối đầu với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nga từ lâu đã ủng hộ Serbia trong những bất đồng với phương Tây, không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập và đã chặn nước này gia nhập Liên Hợp Quốc. Kosovo, giống như Ukraine, hy vọng cuối cùng sẽ gia nhập NATO và Liên minh châu Âu. Người đứng đầu Kosovo Vjosa Osmani tuyên bố trong bài phát biểu kỷ niệm 14 năm ngày độc lập: Ngày nay Kosovo, khu vực mà cả toàn cầu đang đối mặt với những nguy hiểm do chính sách hiếu chiến của Nga gây ra. Arber Vllahiu, một nhà phân tích chính trị độc lập, đã vẽ ra một điểm song song giữa lập trường của Moscow về Ukraine và Balkan. Vllahiu, cựu đại sứ Kosovo tại Cộng hòa Séc cho biết: Nga có lợi ích lớn không chỉ trong việc ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO mà còn ngăn cản các nước phía tây Balkan, bao gồm cả Kosovo, gia nhập EU và NATO.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cử đặc phái viên an ninh hàng đầu của mình tới vùng Balkan, nơi Moscow đang cố gắng duy trì ảnh hưởng chủ yếu thông qua đồng minh Serbia. Truyền thông chính thống của Serbia hôm 21/2 cho biết Nikolai Patrushev, thư ký của Hội đồng An ninh Điện Kremlin, sẽ đến Belgrade trong những ngày tới để hội đàm với Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Hiện Moscow chưa đưa ra thông báo về chuyến đi của Patrushev. Các cuộc đàm phán được cho là tập trung vào tuyên bố của Moscow rằng “lính đánh thuê” từ Albania, Kosovo và Bosnia đang được gửi từ các quốc gia Balkan đó để chiến đấu bên phía Ukraine chống lại quân ly khai thân Nga trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấn công của Nga.

Những tuyên bố về lính đánh thuê do Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra vào tuần trước. Trên hãng thông tấn Nga TASS, ông Lavrov cho biết: Có thông tin rằng lính đánh thuê đang được tuyển dụng ở Kosovo, Albania và Bosnia và Herzegovina để đánh bật Nga và gửi họ đến những nơi gồm cả Donbass. Chúng tôi hiện đang kiểm tra kỹ điều đó”. Các quan chức từ Albania, Kosovo và Bosnia đã bác bỏ điều này. Hôm 21/2, Tổng thống Vucic đã triệu tập một cuộc họp của các quan chức an ninh hàng đầu của Serbia để thảo luận về các báo cáo về “lính đánh thuê” từ Balkan sẽ đến Ukraine. Trong quá khứ, hàng chục chiến binh người Serb đã từng chiến đấu ở miền đông Ukraine, nhưng theo phe quân ly khai thân Nga.

Serbia đã chính thức tuyên bố trung lập trong mối quan hệ Nga- Ukraine. Tuy nhiên, truyền thông do nhà nước kiểm soát của Serbia luôn ủng hộ Moscow trong cuộc khủng hoảng, mang nội dung theo hướng ủng hộ Nga mà không có bất kỳ hoài nghi. Mặc dù chính thức xin trở thành thành viên Liên minh châu Âu, Serbia đã từ chối điều chỉnh các chính sách đối ngoại của mình với khối 27 quốc gia. Thay vào đó, Belgrade đã tăng cường các mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Nga và Trung Quốc. Vucic vào cuối tuần qua đã tuyên bố rằng miễn là còn nắm quyền, Serbia sẽ không bao giờ gia nhập NATO và sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow và Bắc Kinh. Minh họa mối quan hệ ngày càng tăng giữa hai đồng minh Slav, Serbia và Nga gần đây đã thành lập một “nhóm công tác” có nhiệm vụ chống lại các cuộc nổi dậy được gọi là “cuộc cách mạng màu” mà các quan chức an ninh hàng đầu của hai nước mô tả là công cụ của phương Tây để gây bất ổn cho “các quốc gia tự do”.

Chùm ảnh: những người tình nguyện Balkan ở Ukraine.


Sergei Alpha

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s