Nhắc lại chuyện cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật Giáo

NDChieu.jpg

 Nguyễn Văn Nghệ

 Trong nhóm 12 người có tên trong bản kiến nghị (sau đó có PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lên tiếng là bị PGS-TS Lê Cung “lập khống” danh sách) gởi lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường cho 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Trong bản kiến nghị có nêu lý do chống đối: “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam ( Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)”

  Trong lịch sử nước ta từ thời nhà Trần trở về sau có nhiều nhà Nho “cự Thích” (bài xích Phật giáo).

  Vào thế kỷ 19 cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu đã viết tác phẩm “Dương Từ- Hà Mậu” với 3460 câu thơ, qua đó bài xích kịch liệt đạo Da tô (Công giáo) và đạo Phật. Tác phẩm này ít người biết đến bởi nó đụng chạm đến vấn đề tôn giáo.

  Không biết “Nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông có khi nào đọc qua tác phẩm này chưa?

   Bản thân tôi không thích chuyện bài xích tôn giáo, nhưng tôi xin dẫn chứng những câu thơ mà cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật giáo để “Nhà nghiên cứu lịch sử -văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông, nếu chưa bao giờ đọc tới, thì nay có dịp đọc để có cái nhìn bao dung hơn với giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

   Phần thứ 11 trong tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu cụ Nguyễn Đình Chiểu viết: “Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa”“ Trên vua dưới đến dân thôn/ Đua nhau kỉnh trọng một môn phù đồ/ Quỳ hương chẩn tế nam mô/ Tới lui tăng đạo ra vô Phật đường/ Bao nhiêu theo đạo Tây phương/ Phước lành chưa thấy tai ương tới mình/ Trên thời nghiêng nước nghiêng thành/ Dưới thời nhà cửa tan tành xiết bao/Phật linh mấy cứu ai nào/ Người nay sao hãy lòn vào Thích gia?”(1).

  Phần thứ 17 trong tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu đã phê phán các nhà sư: “ Kể từ sống ở dương gian/ Sợ xâu trốn thuế tìm đàng đi tu/ Vô chùa làm chước cạo đầu/ Trốn vua theo Phật trông cầu rảnh tay” “ Miệng thời niệm chữ nam mô/ Mắt xem gắm ghé mấy cô đi chùa/ Áo cơm khỏi tốn tiền mua/ No lòng ấm cật lại đua thói xằng/ Tham câu sắc dục ai bằng/ Lòng lang dạ cáo lăng nhăng trọn đời/ Khi buồn cô vãi đỡ chơi/ Khi vui vợ khách cũng nơi thanh lầu/ Chẳng trừ thịt chó, thịt trâu/ Trối thây giới cấm mặc dầu no say/ Ngoài am giả chước ăn chay/ Trong liêu rượu thịt ngày ngày liền xơi”(2)

  Nếu “nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội cùng thuyền” với ông mà chưa đọc những câu thơ này thì thật là những nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa “phiến diện”, còn nếu đọc rồi mà lơ đi thì là những nhà nghiên cứu – văn hóa “thiên vị”

   Thật là không công bằng khi “Nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông đã công kích giáo sĩ Alexandre là bài xích Phật giáo. Các vua quan Việt Nam đã xem giáo sĩ Alexandre de Rhodes và những người Tây dương là “ở ngoài vòng giáo hóa” kia mà!


   Chú thích:

1-   namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-11/

   Câu thơ: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” có vài dị bản: “ Ta nghe Phật ở Tây phương/ Vốn người kẻ chợ, luân thường chẳng ưa” hoặc “ Vả xưa Phật ở Tây phương/ Sống không biết lẽ cang thường là chi”

 2-  namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-17/

7 thoughts on “Nhắc lại chuyện cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật Giáo

  1. Cụ Nguyễn Đình Chiểu phê phán các hiện tượng tiêu cực trong đạo Phật và vì không có hiểu biết gì về phần cao siêu, chân thực của đạo Phật nên xem tôn giáo này như chỉ có trông mong, cầu nguyện, cúng bái mà cụ thấy vô ích, do đó cụ không phân biệt được hàng tín đồ đi chùa có nhiều hạng chứ không phải chỉ thuần là người “hối lộ thần Phật” mà thôi.Tác giả bài biết không thấy nỗi chuyện này nên không hiểu nỗi vì sao người phật giáo bình thản trước phê phán của cụ Chiểu nhưng lại dị ứng với de Rhodes!

    Thích

  2. Làm ơn bỏ giùm ý kiến ở trên (do viết hơi cô đọng và có một lỗi chính tả) và thay thế bằng đoạn dưới đây:

    Các trích đoạn của tác giả cho thấy, cụ Nguyễn Đình Chiểu 1/ phê phán các hiện tượng tiêu cực trong đạo Phật, và 2/ không có hiểu biết gì về tư tưởng, triết lí của đạo này (qua việc nói sai về giáo chủ). Do đó, cụ nghĩ đạo Phật chỉ như các tín ngưỡng chỉ có sự hi vọng trông mong, van vái cầu khấn … những điều cụ thấy không đem đến cái gì tốt đẹp. Do vậy, cụ không thấy rằng được hàng tín đồ đi chùa có nhiều hạng chứ không phải chỉ thuần là người “van xon, hối lộ thần thánh” mà thôi.

    Tác giả bài biết không thấy nỗi chuyện này nên không hiểu nỗi vì sao người phật giáo bình thản trước phê phán của cụ Chiểu nhưng lại dị ứng với de Rhodes!

    Thích

  3. Do không thấy y kiến của mình được đăng tải, tôi gửi lại một lần nữa để biết chắc là nghiencuulichsu.com có nhận được. Nhân tiện tôi cũng chỉnh sửa một chút để nói lên ý mình rõ ràng hơn. DHM
    ==========

    Bài xích của cụ Nguyễn Đình Chiểu, như được tác giả bài viết trích dẫn ở trên, cho thấy là cụ không biết rằng đạo Phật chẳng những ”ưa luân thường” mà thật ra còn có, giữa những điều khác, giáo lí ”Tứ Ân”, theo đó sự báo đền Ơn Đất nước là bổn phận hàng đầu của người phật tử. Do yêu nước nồng nàn mà không hiểu là đạo phật cũng đòi hỏi phải báo đáp ơn đất nước, cụ không có sự phân biệt giữa đạo phật và sự mê tín vv. có trong đạo này. Thiếu sự phân biệt đó, dễ hiểu là có ý tưởng, ví dụ,rằng người đi chùa ai cũng như ai, chỉ toàn một đám đi ”hối lộ thần thánh”, cầu cúng lễ lạy để được buôn may bán đắt vv. và vv.
    Tác giả bài viết không thấy như vậy nên cũng không hiểu được cái khác biệt giữa hai bên. Cụ ụ NĐC phê phán trong mục đích bảo vệ, xiển dương đạo lí của dân tộc, trong khi những lời dạy của de Rhodes trong Phép Giảng Tám Ngày là sự tuyên chiến với chính đạo lí đó (không trung quân ái quốc mà chỉ vâng phục giáo hội, giáo hội, dẹp bỏ bàn thờ tổ tiên, tượng Phật để thờ Chúa, vv. và vv.)
    Phải thấy thì mới hiểu, người phật giáo chỉ mỉm cười trước bài xích của cụ NĐC trong khi họ không thể cảm thông des Rhodes.

    Thích

  4. “Thật là không công bằng khi “Nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông đã công kích giáo sĩ Alexandre là bài xích Phật giáo. Các vua quan Việt Nam đã xem giáo sĩ Alexandre de Rhodes và những người Tây dương là “ở ngoài vòng giáo hóa” kia mà!”
    Vậy là công bằng với Phật giáo ư, suy cho cùng thì TCG và cả Nho giáo đều công kích Phật giáo, những người như thế đã vô tình tạo ra vết nhơ trong đời họ. Không thể lấy cái sai này biện hộ cái sai khác.

    Thích

  5. Tác giả đang ngụy biện bằng cách tấn công cá nhân ông NĐX và những người phản đối việc đặt tên đường AdR là ‘thiên vị’, ‘phiến diện’ thay vì chứng minh được lập luận của họ là sai, hay chứng minh được AdR có đức độ, một tiêu chí để được xét đặt tên đường.

    Đây là một ngụy biện thường được những kẻ không có học dùng ngoài đường ví dụ khi bị cảnh sát chặn lại vì chạy quá tốc độ, người vi phạm cãi rằng tại sao không bắt hết những người khác cũng chạy quá tốc độ. Việc người khác chạy quá tốc độ không thể dùng để bào chữa cho cái tội chạy quá tốc độ của y! Cáo buộc cảnh sát chặn mình lại mà không chặn hết tất cả những người chạy quá tốc độ khác là thiên vị cũng không thể dùng để chứng minh được mình không chạy quá tốc độ!

    Thích

Bình luận về bài viết này