Lịch sử Đế quốc Byzantine

biên dịch : hongsonvh 

Tóm lược những sự kiện lớn của Đế quốc Byzantine

  • 226 Ardashir lật đổ triều đình Pathia.
  • 235 Hoàng Đế Alexander Severus bị sát hại bởi binh lính của mình.
  • 243-4 Hoàng Đế Gordian bị đánh bại bởi Shapur I của Ba Tư.
  • 251 Hoàng Đế Decius chết trong trận chiến chống người Goth.
  • 260 Người Batư đánh bại và bắt sống Hoàng Đế Valerian. Người Frank xâm chiếm xứ Gaul; Người Alamanni xâm chiếm Italy, các cuộc khởi nghĩa xảy ra ở Balkans.
  • 261-68 Vua Odaenathus của Palmyra chiếm kiểm soát các tỉnh ở phía Đông của Đế chế.
  • 262-67 Người Goth xâm chiếm Tiểu Á.
  • 271 Hoàng Đế Aurelian cho rút quân La Mã ra khỏi Dacia (Rumani ngày nay). Bức tường hình tròn được xây dựng xung quanh Rome.
  • 272 Hoàng Đế Aurelian đánh bại người Palmyra.
  • 275 Hoàng Đế Aurelian bị ám sát.
  • 284 Diocletian lên ngôi Hoàng đế
  • 293 Tetrarchy với Maximian đồng làm Augustus, Constantius vàGalerius đồng làm Caesars.
  • 305 Diocletian và Maximianthoái vị.
  • 312 Constantine chiếm Rome sau trận Milvian Bridge.
  • 324 Constantine đánh bại Licinius và trở thành hoàng đế duy nhất.
  • 337 Cái chết của Hoàng Đế Constantine ở giai đoạn đầu của chiến dịch chống Ba Tư.
  • 353 Hoàng Đế Constantius II đánh bại kẻ soánngai vị Magnentius và thống nhất lại đế chế.
  • 335 Julian cùng Constantius làm Caesar.
  • 357 Hoàng Đế Julian đánh bại người Alamanni tại trận Strasburg.
  • 361 Cái chết của Hoàng Đế ConstantiusII.
  • 363 Hoàng Đế Julian tiến hành cuộc xâm lược vào Ba Tư và chết (không nói rõ nguyên nhân).
  • 376 người Goth vượt qua sông Danube.
  • 378 Valens bị đánh bại và chết tại Adrianople (Edirne).
  • 382 Hoàng Đế Theodosius định cư người Goth ở vùng Balkan nhưfederates.
  • 394 Hoàng Đế Theodosius đánh bại Eugenius –kẻ soán ngôivà thống nhất lại đế chế.
  • 395 Cái chết của Hoàng Đế Theodosius, Đế chế lại bị phân chia giữa Arcadius và Honorius.
  • 406 Các bộ lạc Germanic ở sông Rhine xâm phạm biên giới.
  • 408 Stilicho bị tử hình.
  • 410 Rome bị công phá bởi Alaric và người Visigoth.
  • 418 Người Visigoth định cư ở Aquitania.
  • 429 Người Vandal chạy sang châu Phi.
  • 445 Attila trở thành vị vua duy nhất của người Hung.
  • 451 Attila xâm nhập xứ Gaul và bị đánh bại tạiCatalaunian Plains (gần Troyes).
  • 453 Attilachết.
  • 455 Vandal công phá Rome.
  • 476 Odoacer (người Visigoth) phế truất Romulus Augustulus,Hoàng đế cuối cùng phía Tây.
  • 493 Theoderic chiếm được Ravenna và giết chết Odoacer.
  • 502 Người Kavadh chiếm tỉnh miền Đông đế chế và xâm nhậpAmida (Diyarbakir).
  • 505 Thỏa thuận ngừng chiến ở biên giới phía đông; tiến trình xây dựng Dara được bắt đầu.
  • 507 Clovis và người Frank đánh bại người Visigoth tạiVouillé.
  • 527 Chiến tranh lại tiếp tục ở phía đông, Justinian lên ngôi Hoàng Đế
  • 532 “Hòa bình vĩnh cửu ” được ký với Ba Tư.
  • 533 Belisarius (tướng tài của Đông Đế chế)đánh bại người Vandal và thu hồi châu Phi.
  • 540 Belisarius tiến vào Ravenna và xóa sổ vương quốc của người Ostrogoth. Khusro I xâm nhập các tỉnh phía đôngvà chiếm Antioch.
  • 542 Xuất hiện của bệnh dịch hạch.
  • 546 Totila (vua của người Visigoth )tái chiếm Rome.
  • 552 Narses đánh bại và giết chết Totila tại BustaGallorum.
  • 562 Ký kết hiệp ước 50 năm hòa bình với Ba Tư.
  • 568 Người Lombard xâm lược Italy.
  • 572 Hoàng Đế Justin II khởi động cuộc chiến tranh mới ở biên giới phía đông.
  • 578/9 Người Avar bắt đầu cuộc xâm lược vào vùng Balkan.
  • 586/7 Người Slav tập kích đến tận thành phố Athens và Corinth.
  • 591 Chấm dứt chiến tranh với Ba Tư.
  • 602 Cuộc nổi dậy của quân đội Balkan vàMaurice bị lật đổ khỏi ngai vàng.
  • 610 Heraclius chiếm Constantinople và giết chết Phocas.
  • 614 Ngươi Ba Tư chiếm thành phố Jerusalem.
  • 622 Nhà tiên tri Muhammad rời khỏi Medina (Hijra).
  • 626 Người Avar bao vây thành phố Constantinople với sự hỗ trợ của người Ba Tư.
  • 627 Heraclius (Hoàng Đế Byzantine) đánh bại người Ba Tư tại Nineveh.
  • 632 Cái chết của Muhammad.
  • 636 Người Ả Rập đánh bại người La Mã tại sông Yarmuk.
  • 638 Người Ả Rập chiếm giữ thành phố Jerusalem.
  • 639 Người Ả Rập tấn công Ai Cập.
  • 642 Người Ả Rập chiếm thành phố Alexandria.
  • 651 Cái chết của Yazdgard III, người cuối cùng của triều đại Sassanid cai trị Batư.
  • 661 Mu’awiyah trở thành Caliph tạiDamascus ( người Ả Rập)
  • 663 Người Ả Rập xâm chiếm bán đảo Tiểu Á hàng năm và tàn phá nó, nhưng cứ đến mùa thu thì họ lại phải trở về căn cứ của họ ở Syria
  • 668 Constantine IV lên ngôi Hoàng Đế Byzantine
  • 670 Quân lính của Mu’awiya ( người Ả Rập) chiếm Kyzikos, trên bờ biển Marmora đối diện với Constantinople, và Smyrna
  • 674-678 Muawiya bắt đầu tiến hành một cuộc bao vây lớn vào thành phố Constantinople. Cuộc bao vây này dựa trên ưu thế trên biển ban đầu của Ả Rập, bởi vì trên bộ thì các bức tường của thành phố cơ bản là bất khả xâm phạm.
  • 685 Triều đại đầu tiên của Hoàng Đế Justinian II
  • 695-717 Hoàng đế yếu ớt và Đế chế gần như ở trong tình trạng vô chính phủ, trong 695 một cuộc nổi dậy đã nổ ra, được lãnh đạo bởi một viên tướng danh tiếng nhất của hoàng đế – Leontios, một người Isaurian đã bị Justinian thất sủng. Cuộc nổi dậy đã thành công và Leontios trở thành hoàng đế. Justinian là bị hành hình bằng cách cắt mũi.
  • 695 Leontios chỉ cai trị một thời gian ngắn, triều đại của ông được đánh dấu một cách đáng chú ý nhất là mộtbệnh dịch hạch bùng phát. Leontios cử Apsimar – thống lĩnh lực lượng hải quân đếnBắc Phi trong một nỗ lực để tái chiếm khu vực này từ tay người Ả Rập
  • 698 Mặc dù thua trận (trước người Ả Rập) nhưng Apsimar vẫn tự tuyên bố là hoàng đế – Tiberios II và ông ta mang quân quay về để chiếm thành phốConstantinople với sự trợ giúp của các Faction Green. Tiberios rất tích cực trong việc tiến hành xây dựng các công trình phòng thủ cho Đế Chế, như việc chosửa chữa các bức tường dọc theo bờ biển của thành phố Constantinople, và ông đã can thiệp quân sự vào Síp và Syria.
  • 705 Với sự giúp đỡ của người Khazar, Justinian trở về Constantinople và một lần nữa lại lên ngôi Hoàng Đế. Justinian II là một trong số rất ít các Hoàng Đế của Byzantine có thể lấy lại ngôi vua tiếp tục chỉ trị vì sau khi bị mất ngôi.
  • 711 Justinian phái một hạm đội chống lại Cherson,nhưng binh sĩ lại nổi loạn và tuyên bố Bardanes – chỉ huy của họ phải là hoàng đế, ông này tự xưng tên là Hoàng Đế Philippikos. Được sự hỗ trợ bởi của người Khazar, Philippikos chiếm giữ Constantinople cũng trong năm 711 và Justinian II lại phải chạy trốn khỏi thành phố
  • 713 Triều đại Philippikos không thành công về mặt quân sự và người Ả Rập đã có một loạt các chiến thắng ấn tượng. Có lẽ vì lý do này mà quân đội lại một lần nữa nổi dậy, Philippikos bị lật đổ và bị chọc mù mắt. Hội đồng Hoàng gia chính thức tuyên bốArtemios trở thành hoàng đế Anastasios II. Ông này ngay lập tức đảo ngược các chính sách về tôn giáo của người tiền nhiệm của mình vàcho phục hồicác tòa án mà Philippikos đã bãi bỏ
  • 715 Lại một cuộc đảo chính quân sự nữa nổ ra và Anastasios II bị lật đổ, Theodosios III được đưa lên ngôi. Vị Hoàng đế mới có thểcũng là con trai của Tiberios II, Tuy nhiên, chỉ hai năm một cuộc nổi dậy quân sự nổ ravà đưa Leo III lên ngai vàng, Theodosios thoái vị và trở thành một thầy tu.
  • 717 hoàng đế Leo III lên ngôi ở Byzantina.
  • 717-718 Người Ả Rập lại tiến hành bao vây thành phố Constantinople, cuộc bao vây thành phố Constantinople bắt đầu vào tháng 8 năm 717, và được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân của Sulayman. Hoàng Đế Leo III đã giành được một chiến thắng ở bán đảoTiểu Ávà tấn công vào hậu quân của người Ả Rập, trong khingười Bulgar ( dưới sự chỉ huy của vua Tervel) thì lại hợp công từ phía Tây, và lửa Hy Lạp lại một lần nữa đốt cháy các đội tàu của Ả Rập. Kết quả là Maslama phải rút lui vào tháng 8 năm 718 sau khi bị tổn thất cực kỳ nặng nề (có nguồn tin nói người Hồi giáo) bị người Bulgar tàn sát tới 30.000 người (nhưng người Bungary ngày nay trên một trang web nói họ đã tiêu diệt khoảng 60 -> 90.000 lính Ả Rập và họ mới là người cứu Châu Âu khỏi người Hồi Giáo chứ không phải là Charles Martel he he).
  • 726 Bắt đầu quá trình Byzantine Iconoclasm, Hoàng Đế Leo III giành chiến thắng quyết định tạiNicaea trong năm này.
  • 730 Hoàng Đế Leo III triệu tập một cuộc họp của Hội đồng cố vấn (silention) Hoàng gia của mìnhvà tuyên bố tôn kính các ikon (Chúa biết là cái gì) là bất hợp phápvà ra lệnh tịch thu tài sản của họ.
  • 740 Hoàng Đế Leo III giành được chiến thắng quyết định tại Akroinon và cho đến cuối triều đại của ôngbán đảo Tiểu Á đã trở nên tương đối an toàn khi phảichống chọi lại các cuộc tấn công của người Ả Rập
  • 741 Constantine V, con trai Leo III của kế thừa ngôi báu và lên ngôi Hoàng Đế Byzantine, triều Isaurian đạt đến đỉnh cao quyền lực của nó, và ông này tiếp tục các chính sách cứng rắng như đập phá các tượng thánh tượng chính sách cứng vào truy bức hoàn toàn các Iconophiles (hoặcthỉnh thoảng được gọi làIconodoules).
  • 741 Một cuộc đảo chính ngay lập tức nổ ra được lãnh đạo bởi người anh/ em rể Artabasdos của Hoàng Đế, ngườidường như có những chính kiến trái ngượcvới Leo về Iconoclasm. Artabasdos bước đầu đánh bại Constantine và kiểm soát thành phố Constantinople.
  • 743 Constantine đánh bại được người anh/ em rể Artabasdos và giành lại quyền kiểm soát thủ đô và chọc mù mắt của Artabasdos và của con trai của ông ta.
  • 750 Sự sụp đổ của triều đại Umayyad và thay thế nó bằng triều đại Abbasid vào năm đó.
  • 751 Thành phố Ravenna rơi vào tay người Lombard và chức vị Tổng giám mục của Ravenna ngừngtồn tại.
  • 763 Constantine theo đuổi một chính sách hiếu chiến chống lại người Bulgarsvà ông đã đánh thắng và nghiền náthọ trong trận Anchialos.
  • 775 Leo IV người Khazar lên ngôi Hoàng Đế – ông là con trai của Constantine V với người vợ gốc Khazar củaông này – Irene, nên ông này thường được gọi là “Leo – người Khazar” rất ít các thông tin được biết đến về triều đại của Leo IV, nhưng có điều chắc chắn là ông đã tiến hành nhiều chiến dịch chống lại người Ả Rậpở Tiểu Á và người Bulgaria, trong thực tế, ông qua đời vì một cơn sốt vào năm 780 trong khilãnh đạo quân đội để chống lại người Bulgaria.
  • 708-790 Triều đại của Irene mặc dù mục tiêu chính của bà ta luôn luôn có vẻ làkhôi phục lại ikons, Irene cũng có mối quan tâm mạnh mẽ và chủ động về các vấn đề như quân đội và chính trị, bà ta là người phụ nữ duy nhất của Byzantine tự phong cho mình danh hiệu ” emperor ” của đàn ông.
  • 787 Lần đầu tiên khôi phục lại các ikon
  • 790 Khi Constantine VI đã được 19 tuổi (Hoàng đế đã trưởng thành ), Constantine đã tìm cách cai trị đất nước theo cách của mình
  • 795 Constantine VI đã ly dị vợ và cưới một bà vợ khác, việc này gây ra rất nhiều tai tiếng vì lý do tôn giáo.
  • 797 Vào cuối năm một số người ủng hộ Irene đã bắt giữ vị hoàng đế trẻ tuổi và chọc mù mắt ông và sau đó Constantine đã chết, có thể là do nguyên nhân từ sự việc này
  • 802 Hoàng đế Nikephoros lên ngôi, đây là người dường như cũng có kinh nghiệm về quân sự cùng với các kỹ năng quản lý hành chínhvà là người có nguồn gốc từ hoàng gia Ghassanid đầy danh tiếng.
  • 811 Nikephoros dẫn đầu một chiến dịch lớn chống lại người Bulgar để chiếm lại Pliska và buộc Hãn Krum phải chấp nhận điều kiện hòa bình. Nikephorosmuốn gây sức ép bằng một cuộc chiến và hy vọng người Bulgar sẽ thất bại hoàn toàn. Tại thời điểm mà ông thành công nhất thì Nikephoros và toàn bộ quân đội của ông bị tiêu diệt trong một cuộc phục kích – Hoàng đế đã bị tử trận.
  • 811 Hoàng Đế Michael I Rangabe lên ngôi, ông này là con rể kiêm người kế vị Nikephoros, Michael I Rangabe lúc đó đang giữ danh hiệu kouropalates, đây là một danh hiệu chỉ dưới Hoàng đế.
  • 813 Trong khi Michael đang cố gắng để chống lại hãn Krum thì một trong những viên tướng của ông ta – Leo, thống lĩnh của vùng Anatolikon– đã đảo chính và chiếm thành phố Constantinople.Hoàng Đế Michael đã bị lật đổ và bị lưu đày, Leo V người Armenia lên làm hoàng đế.
  • 814 Khan Krum đột ngột qua đời vào tháng 4 năm 814. Leo đã ký kết một hiệp định hòa bình 30 năm với con trai của Krum.
  • 814 Trong khi đó, Leo lại cho phục hồi Iconoclasm trong đế quốc. Ông thành lập một ủy ban để điều tra vấn đề này, dưới sự điều hành của Grammatikos John.
  • 815 phục hồi lại Iconoclasm.
  • 820 Một trong những trợ thủ cũ thời chinh chiến của Leo V – Michael của Amorian – tham gia vào một âm mưu chống lại hoàng đế, bị phát hiện và Michael đã bị kết án tử hình nhưng người của ông này kịp thời sát hại Hoàng Đế Leo và tuyên bố Michael là hoàng đế.
  • 820 Michael II nhà Amorian 820-9 là một người lính và người cai trị thực tế. Ông có lẽ mình là một người thuộc phái Iconoclast ( đập phátượng thánh).
  • 821 Cuộc khởi nghĩa của Thomas người Slav, Thomas kiểm soát hầu hết bán đảo Tiểu Á trong hainăm (821-3) vàbao vây Constantinople, lực lượng của ông bị phân tán bởi sự can thiệp của Khan Bulgar Omurtag, trong năm 823 Thomas bị thất bại và chặt đầu.
  • Trong 826/ 8 Đảo Crete bị chiếm bởi các đạo quân chinh phạt người Ả Rập từ Tây Ban Nha.
  • 827/ 9 Người Ả Rập từ Tây Ban Nha đã có thể thiết lập cứ điểm dừng chân ở Sicily.
  • 829 Michael II được kế vị bởi con trai ông, Theophilos, người đã được trao vương miện như một đồng hoàng đế trong 821. Không giống như cha mình, Theophilos là một người có học và cũng thu được nhiều thành công về mặt quân sự, tuy nhiênthời trị vì của Theophilos lại xảy ra các thảm họa cho Đế Quốc
  • 831 Thành phố Palermo rơi vào tay người Ả Rập Ummayad Tây Ban Nha.
  • 841 Tất cả các phần phía tây ffice:smarttags” />Sicily rơi vào tay người Ả Rập.
  • 839 Người Ả Rập xâm chiếm miền nam Italy, chiếm giữ Taranto và do đó cắt vùng đất củaĐế quốc Byzantine ở Italy làm hai phần.
  • 837 John Grammatikos trở thành giáo trưởng ( patriarch) và một cuộc bức hại các Iconophiles lại bắt đầu.
  • 842 Theophilos chết để lại vợ Theodora và con trai MichaelIII – khi đó chỉ mới 3 tuổi nhưng đã được nối ngôi làm hoàng đế
  • 846 Đại công quốc Moravia đã lớn mạnh và vị vua vĩ đại nhất của họ – Hoàng tử Ratislav tìm cách duy trìđộc lập từ khuynh hướng bành trướng của ngườiFrank nên đã quyết định cải thiện bang giao với Đế quốc Byzantine.
  • 856 Dưới sự chỉ huy của vịtướng Petronas– chú của Hoàng đế Michael III- quân đội Byzantine có được những thành công đáng kể, đặc biệt là ở phía Đông. Petronas tiến tới tận sông Euphrates (Iraq ngày nay), vượt qua nó và tấn công vương quốcAmida
  • 860 Thành phố Constantinople bị tấn công bất ngờ từ người Rhos– những người được coi là tổ tiên của người Nga,cũng trong năm này Umar– tiểu vương của xứ Hồi giáo Meletine, được hỗ trợ bởi người Paulicians, đã tấn công sâu vào lãnh thổ Byzantinevà quay trở về với số chiến lợi phẩm đáng kể.
  • 862 Hoàng tử Ratislavyêu cầu Constantinople các nhà truyền giáo đến đất của mình để thay thế cho các giáo sỹ người Frank, những người đã tổ chức một giáo hội độc lập trong lãnh thổ của mình.
  • 863 Ba năm sau Umarcủa xứ Meletine quen mui lại mò sang một lần nữa, nhưng lần này ông ta đã bị mắc bẫy của một đội quân được chỉ huy bởi Petronas (vàcó thể chính bởi Michael), vị tiểu vương đã thiệt mạng và thực tế thì toàn bộ quân của ông cũng bị tiêu diệt.
  • 864Từ lúc này Xứ Bulgaria nắm trong vùng ảnh hưởng của Byzantine,và việc chuyển hóa được người Bulgaria là một trong những thành tựu lớn nhất và quan trọng nhất về chính trị và văn hóa của Byzantine.
  • (867Triều đại của Basil I, ông là Macedonia được sinh ra ở Thrace hoặc Macedonia. Ông đã kết hôn với Eudokia Ingerina, nhân tình của vị Hoàng đế trước đó.
  • 872 Christopher, em rể của Basil I đánh bại người Paulicians và phá hủy thủ đô Tephrike, nhưng ông này lại bị giết bởi một bộ hạ phản bội.
  • 878 Tại Sicily, thành phố Syracusev ốn đã dài chịu một cuộc bao vây dài ngày của người Ả Rập, cuối cùng đã thất thủ.
  • 886 Basil I chết (trong một tai nạn săn bắn).
  • 886 Bắt đầu Triều đại của Leo VI– ông này không phải là con trai ruột của Basil mà là của Michael III.
  • 893 Symeon đang theo học ở Constantinople được gọi về để cai trị vương quốc Bulgaria và trở thành vua của nước này. Chiến tranh giữa Byzantin và Bungaria có thể nổ ra bất cứ lúc nào về các vấn đề thương mại.
  • 894 Symeon quyết định buộc phải khai chiến tranh và ông đã xâm chiếm lãnh thổ của Byzantine.
  • 869 Symeon đánh bại quân đội Byzantine trước khi đồng ý ký kết một Điều ước hòa bình trong đó nêu rõ Byzantine phải có nghĩa vụ nộp cống cho Bulgaria.
  • 902 Các hoạt động quân sự của Byzantine ở phương Tây đương nhiên bị suy yếu do kết quả củacuộc xung đột với Symeon, và Taormina – thành lũy cuối cùngcủa Byzantineở Sicily đã bị người Ả Rập chiếm.
  • 904 Leo của xứ Tripoli, một cựu giáo dân Kitô, đã dẫn đầu một hạm đội lớn
  • từ Syria để tấn công Constantinople, nhưng ông ta lại quay ra tấn công Thessaloniki. Thessaloniki, thành phố quan trọng thứ hai của đế quốc, đã khôngchuẩn bịtrước cho cuộc tấn công và nó nhanh chóng thất thủ.
  • 907 Người Rhos ngày càng đóng vai trò lớn hơn với Byzantine. cũng năm này Hoàng tử Nga– Oleg (của Kiev) đưa một hạm đội lớn đến Constantinople và kýhiệp ước về thương mại với Byzantine.
  • 912 Leo VI qua đời được thừa kế bởi Alexander – em trai của ông.
  • 913 Alexander từ chối trả tiền cống nộp cho người Bulgaria theo hiệp ước năm 896 và ngay lập tức đã Symeonđã phát động chiến tranh với Byzantine. Alexander thua trận và chết. Symeon đã vượt qua lãnh thổ Byzantine và đóng quân trước các bức tường của Constantinople (trongmùa hè năm 913).
  • 919 Romanos (con trai của một nông dân tiếng Armenia và là chỉ huycủa hải quân Byzantine) đẩy lui được người Bungaria lấy lại quyền kiểm soát Constantinople và bố trí cho một cuộc hôn nhân của Constantine VII với con gái của mình– Helena.
  • 920 Romanos lên ngôi đồng hoàng đế vàtừ thời điểm này trên thực tế thực tế ông là chủ nhân của đế quốc.
  • 924 Bzantine và Bulgaria sau đónổ ra một cuộc chiến kéo dài để kiểm soát Serbia, cuối cùng thì Symeon giành chiến thắng.
  • 926 Romanos tấn công Croatia, lúc này đang được cai trị bởi vị vua đầu tiên của họ Tomislav, kết quảlà ông này chuốc lấy một thất bại thảm hại.
  • 927 Symeon lúc này dường như tiếp tục lên một kế hoạch tấn công nữa vào Byzantine nhưng ông này lại đột ngột qua đời.
  • 934 John Kourkouas– một vị tướng tài của Romanos đã thu được một thành công cực kỳ quan trọng khi bắt xứ Meletine phải đầu hàng.
  • 941 Người Nga (Rhos) lại tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Constantinople. Kourkouas trở về từ mặt trận phía Đông và đánh bại họ trong một trận chiến có ý nghĩa quyết định trên bộ .
  • 944 Một hiệp ước đã ký kết giữa Constantinople và người Nga bổ sung nhiều trong số các điều khoản của hiệp ước năm 911, nhưng cán cân lợi thế đã rõ ràngchuyển về phía người Byzantine. Cuối năm đó Kourkouas bao vây Edessa,kết quả là sự đầu hàng của Mandylion, chiếm lại một trong những di tích lớn nhất củaKitô giáo.Tuy nhiên Romanos đã không thể tận hưởng những kết quả từ những chiến thắng của mình. năm 931 Christopher – người con trai tài năng nhất củaHoàng đế đã chết. Romanos cho rằng những người con trai ít tuổi của ông không đủ khả năng để cai trị đất nước và cuối cùng ông dường như đã quyết định trao trả quyền lực cho vịHoàng đế hợp pháp, Constantine VII.
  • 944 Những người con trai trẻ tuổicủa Romanos tiến hành một cuộc đảo chính và họ đã lật đổ cha mình, ông này phải sống lưu đày trong một tu viện, và họ tựnắm quyền lực.
  • 945 Một cuộc phản đảo chính nổ ra vào đầu năm 945, các con trai của Romanos gia nhập cuộc sống lưu đày cùng cha của họ và vị Hoàng đế hợp pháp lên nắm quyền.
  • 957 Đế quốc Byzantine ngày càng thu được nhiều thành công bởi Nikephoros Phokas ( người thay thế người cha mình như là domestikos.)Những nỗ lực vềngoại giao của Constantine VII đã đến đượcnhững nới cách nơi xa Đế chế như triều đình của Caliph Abd-ar Ummayyad-Rahman ở Tây Ban Nha vàOtto I ởĐức. Tuy nhiên đặc biệt quan trọng là sự chuyển đổi ( về tín ngưỡng) và chuyến thăm Constantinople của công chúa Nga– Olga- nhiếp chính của Vladimir, con trai nhỏ của bà ta.
  • 959 Constantine VII chết và ông được kế vị bởi con trai củamình – Romanos II.
  • 961 Cả hai Hoàng Đế Leo VI và Constantine VII trước đó đã có những nỗ lực lớn nhưng không thành công để tái chiếm đảo Crete, nhưng trong năm này quânlính dưới sự chỉ huy của domestikos – ( Nikephoros Phokas) cuối cùng đã chiếm được hòn đảo sau một trận đánh kéo dài.Sau đó Phokas Nikephoros quay trở về phía Đông, nơi ông thu được nhiều thành công đáng kể, thậm chí ông đã thử chiếm Aleppo, thủ đô của Said-ad-Daulah ( người Ả Rập)

Đế quốc Byzantine

là phần phía đông của Đế quốc La Mã – vùng chủ yếu nói tiếng Hy Lạp trong suốt thời Trung và Hậu Trung cổ. Được biết đến như là Đế quốc Đông La Mã, Byzantine được gọi một cách đơn giản là Đế quốc La Mã hay Đông Romania bởi cư dân và các nước láng giềng của nó. Tập trung xung quanh thủ đô Constantinople, nó được cai trị bởi tiếp trực tiếp bởi các Hoàng đế, những người kế tục các hoàng đế La Mã cổ đại sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Tây. Sự phân biệt giữa ” đế chế Roman” và “đế chế Byzantine” phần lớn chỉ là một quy ước của thời hiện đại và không thể chỉ ngày mà Đế quốc chia lìa Đông – Tây, nhưng một thời điểm quan trọng là năm 324 khi Hoàng đế Constantine I chuyển thủ đô của Đế Chế từ Nicomedia (tại vùng Anatolia) để đến một thành phố Hy Lạp trên Bosphorus mà sau đó nó đã trở thành Constantinople (hoặc “New Rome”).

Đế chế Byzantine tồn tại hơn một nghìn năm (từ khoảng 306 AD đến năm 1453 AD). Trong thời gian tồn tại của nó, Đế chế luôn là một trong những cường quốc về kinh tế, văn hóa và quân sự ở châu Âu, bất chấp những thất bại và thiệt hại về lãnh thổ của nó, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh Byzantine -Ba Tư và Byzantine-Arab. Đế chế đã được phục hồi trong triều đại Macedonia và một lần nữa đứng dậy để trở thành một quyền lực vượt trội trong vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ mười, sánh ngang với triều Fatimid của vương quốc Hồi giáo. Tuy nhiên sau năn 1071, phần lớn vùng Tiểu Á – trung tâm của Đế chế đã bị mất vào tay của người Turk Seljuk ( Thổ nhĩ kỳ ngày nay). Vào thời kỳ phục hồi Komnenian Đế quốc đã lấy lại được một số đất đai và tái lập sự thống trị của nó trong một thời gian ngắn vào thế kỷ thứ 12, nhưng sau cái chết của Andronikos I Komnenos và cuối triều đại Komnenos trong thế kỷ thứ 12 Đế quốc lại lâm vào cảnh xuy thoái. Đế chế đã phải nhận một cú đánh nặng nề trong năm 1204 do quân Thập tự chinh lần thứ tư, lúc này nó bị tan rã và chia thành hai quốc gia đối nghịch Byzantine và Latinh. Mặc dù cuối cùng Constantinople cũng được phục hồi và đế chế được tái lập vào năm 1261 bơ Hoàng đế Palaiologan, các cuộc nội chiến tiếp diễn trong thế kỷ thứ 14 làm suy sụp hơn nữa sức mạnh của Đế chế. Hầu hết các lãnh thổ còn lại của nó đã bị mất trong cuộc chiến Byzantine-Ottoman mà đỉnh cao là sự sụp đổ của Constantinople và vùng lãnh thổ còn lại của nó trước Đế quốc Hồi giáo Ottoman trong thế kỷ thứ 15.

Tên gọi

Việc định nghĩa tên gọi của Đế quốc là “Byzantine” được bắt đầu ở Tây Âu năm 1557, khi sử gia người Đức Hieronymus Wolf xuất bản tác phẩm Corpus Historiæ Byzantinæ, đây là một tập hợp thông tin từ các nguồn của Byzantine. Thuật ngữ “Byzantine” tự nó xuất phát từ “Hy Lạp”(Một thành phố Hy Lạp, được thành lập bởi người định cư từ Megara năm 667 trước Công nguyên), thành phố được đặt tên là Constantinople trước khi nó trở thành thủ đô của Hoàng Đế Constantine. Tên cũ của thành phố rất hiếm khi được sử dụng từ thời điểm này trở về sau, ngoại trừ trong những hoàn cảnh lịch sử hoặc trong thơ ca lãng mạn. Theo Montesquieu thì khi xuất bản quấn Byzantine du Louvre (Corpus Scriptorum Historiæ Byzantinæ) vào năm 1648 và quấn Historia Byzantina của Du Cange vào năm 1680, các tác giả vẫn tiếp tục sử dụng rộng rãi thuật ngữ tên gọi Byzantine. Thuật ngữ này sau đó biến mất cho đến thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng một cách chung chung trong thế giới phương Tây. Trước thời gian này, Đế quốc Ottoman dung thuật ngữ Hy Lạp để ám chỉ đế quốc Byzantine và các thừa kế của nó.

Đế chế Byzantine được biết đến như là Đế quốc La Mã bởi các cư dân của nó, mặc dù đế quốc gia đa sắc tộc trong phần lớn lịch sử của nó và vẫn bảo vệ các truyền thống Romano-Hy Lạp, nó thường được biết đến bởi những người đương thời của phương Tây và phương Bắc như là Đế chế của người Hy Lạp do sự chiếm ưu thế ngày càng tăng của các thành phần người Hy Lạp. Việc sử dụng thuật ngữ Đế chế của người Hy Lạp (tiếng Latin: Imperium Graecorum) ở phương Tây để ám chỉ Đế quốc Đông La Mã cũng có ngụ ý như một sự từ chối công nhận đế chế là kế thừa của Đế quốc La Mã. Những tuyên bố của Đông La Mã rằng họ là thừa kế ( chính thống) của Đế chế La Mã đã gây ra nhiều tranh cãi ở phương Tây vào thời của Hoàng hậu Đông La Mã Irene của Athens, do sự đăng quang của Charlemagne như là Hoàng đế La Mã Thần thánh trong năm 800 khi thấy ngôi vị Hoàng đế của Đế chế La Mã bị bỏ trống (vì không có người thừa kế là nam giới – lúc này Đông Đế chế đang được quản lý bởi Hoàng hậu Irene) với sự trợ giúp của Giáo hoàng Leo III, người cần giúp đỡ (của Charlemagne) để chống lại kẻ thù của mình ở Rome. Bất cứ lúc nào Đức Giáo Hoàng hoặc những người cai trị ở phương Tây khi cần sử dụng tên La Mã để chỉ phía Đông La Mã, họ ưa thích dùng thuật ngữ Imperator RomaniæImperator Romanorum – một danh hiệu mà người phương Tây chỉ sử dụng để gọi Charlemagne và những người kế nhiệm ông. ( Qua đây ta có thể thấy được bản chất loanh quanh, tự tư tự lợi cùa Giáo hoàng Leo III khi ông ta phong Charlemagne – một người gốc rợ Frank lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh vì cần sự trợ giúp của ông này trong việc đối đầu với các quận công người Lombardy, trong khi lờ đi truyền nhân đích thức của Đế quốc La Mã – đó chính là Đế quốc Byzantine lúc này đã tồn tại hàng thế kỷ. Và một sự loanh quanh nữa là Giáo hoàng sắc phong Hoàng Đế, như vậy Giáo Hoàng to hơn Hoàng Đế? -> một ngược đời chưa từng xảy ra trước đó). Ban đầu thì người ta cứ nghĩ rằng cái danh hiệu này chỉ là một cái tên hão nhưng thực chất hậu quả của nó là cực kỳ khủng khiếp, vì nó tạo ra sự tranh chấp và bất hợp tác giữa thế giới phương Tây và phương Đông của châu Âu, thậm chí nó là một trong những nguyên nhân của sự chia lìa giữa Giáo Hội La Mã và Giáo Hội trưởng lão chính thống, và khi người Byzantine lâm vào tuyệt vọng thì người Tây Âu lại tỏ ra dửng dưng và họ còn sẵn sàng xông vào đánh hôi như trong cuộc thập tự chinh lần thứ 4, nhưng như người ta đã nói “ môi hở thì răng lạnh “ trước sự xuống dốc của Đế chế Byzantine thì chỉ có người Thổ nhĩ kỳ là được hưởng lợi nhiều nhất và kể từ thế kỷ 16 thì thế giới phương Tây phải trực tiếp đối đầu với các cuộc xâm-lược của người Thổ ( trong lần người Thổ bao vây thành Viena nếu không có sự xuất sắc đột xuất của Vua Jan Sobiesky cùng hàng vạn kỵ binh Hussa của Ba Lan thì có lẽ ngày nay cả Tây Âu đã dùng tiếng Thổ làm ngôn ngữ chung rồi). Đến tận ngày nay thì Giáo Hội La Mã mới ngỏ ý muốn xin lỗi vì đã đâm vào lưng người anh em của họ.Ngược lại, ở trong thế giới của người Ba Tư, người Hồi giáo và người Slavic thì đế chế Byzantine được hoàn toàn thừa nhận kế thừa của Đế chế La Mã.

Trong các tập bản đồ lịch sử hiện đại, Đế quốc Byzantine thường được gọi là Đế quốc Đông La Mã để mô tả về đế quốc trong thời gian từ năm 395-> 610, sau khi hoàng đế mới lên ngôi Heraclius chuyển đổi ngôn ngữ chính thức từ tiếng Latin sang tiếng Hy Lạp (ngôn ngữ vốn được sử dụng rộng rãi trong đại đa số dân cư của Đế chế), trong bản đồ mô tả về đế chế kể từ sau năm 610 người ta mới bắt đầu sử dụng thông dụng cái tên Đế quốc Byzantine.

Lịch sử buổi đầu của Đế chế Đông La Mã

Quân đội La Mã đã thành công trong việc chinh phục một phần rất lớn các vùng lãnh thổ bao gồm toàn bộ Khu vực Địa Trung Hải và nhiều lãnh thổ ở Tây Âu. Những vùng lãnh thổ bao gồm nhiều nhóm khác nhau về văn hóa, từ sơ khai đến cực kỳ văn minh. Nói chung thì các tỉnh ở phía đông Địa Trung Hải có nhiều vùng đã được đô thị hoá và cực kỳ phát triển, trước đó đã được thống nhất bởi Đế quốc Macedonia và người Hy Lạp và chúng cũng nhận được nhiều ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp. Ngược lại, các vùng phía tây chủ yếu vẫn chịu tiếp nhận bất kỳ nền văn minh, chính trị tiến bộ nào và phần lớn vẫn còn là một xã hội nông thôn và kém phát triển. Đây là sự khác biệt giữa các đô thị Hy Lạp được thành lập lâu đời ở Đông và vùng phía Tây non trẻ mới được La Tinh hóa và sự khác biệt này trở nên ngày càng trầm trọng trong các thế kỷ sau đó.

Bộ phận của Đế chế La Mã

Năm 293, Diocletian tạo ra một hệ thống hành chính mới (tetrarchy). Ông lập ra chế độ đồng hoàng đế – hay còn gọi là Augustus. Sau đó mỗi Augustus được giúp việc bởi một trợ lý trẻ tuổi – Caesar sẽ giúp các hoàng đế trong mảng luật pháp và cuối cùng sẽ kế thừa các đối tác cao tuổi của mình ( có lẽ giống cơ chế vua và thái thượng hoàng ). Tuy nhiên, sau sự thoái vị của Diocletian và Maximian hệ thống tetrarchy sụp đổ và Hoàng đế Constantine I thay thế nó với nguyên tắc thừa kế cha truyền con nối.

Hoàng Đế Constantine xây dựng đế chế dựa trên những cải cách hành chính được đưa vào ứng dụng bởi Diocletian. Ông làm ổn định hệ thống tiền kim loại ( đồng tiền vàng solidus mà ông đưa vào lưu hành đã trở thành một loại tiền tệ được đánh giá rất cao và ổn định) và thay đổi cấu trúc của quân đội. Theo Constantine, Đế quốc đã phục hồi lại được phần lớn sức mạnh quân sự của mình và được hưởng một thời kỳ ổn định và thịnh vượng.

Dưới sự cai trị của Constantine, Kitô giáo không trở thành một tôn giáo độc quyền của nhà nước, mà chỉ được hưởng sự ưu đãi của đế quốc kể từ khi Hoàng đế trao cho nó các đặc quyền rộng rãi. Constantine tạo lập một nguyên tắc là hoàng đế không giải quyết các vấn đề về tôn giáo mà triệu tập Hội đồng giáo hội để giải quyết việc này. Hội Đồng Cao cấp Arles được triệu tập bởi Constantine và Hội đồng Nicaea lần Thứ nhất theo yêu cầu của ông để đứng đầu Giáo Hội.

Các tỉnh của Đế quốc trong năm 395 có thể được mô tả như là kết quả làm việc của Constantine. Các nguyên tắc của Đế chế được thiết lập một cách chắc chắn mặc dù vị hoàng đế đã qua đời trong năm đó, Theodosius I, truyền lại Đế chế cho các con trai của ông: Arcadius ở phía Đông và Honorius ở phía Tây. Theodosius là hoàng đế cuối cùng cai trị trên toàn bộ đế chế ở cả hai nửa Đông và Tây.

Phần lớn Đế quốc La Mã phương Đông không phải đối mặt với những khó khăn với của Đế Quốc phương Tây vào thế kỷ thứ ba và thứ tư, một phần do họ có một nền văn minh đô thị được thành lập lâu hơn và có các nguồn lực tài chính lớn hơn, cho phép nó xoa dịu những kẻ xâm lược bằng những khoản tiền cống nạp và trả tiền để thuê lính đánh thuê người nước ngoài. Theodosius II tăng cường củng cố các bức tường của Constantinople, làm cho thành phố không thể bị tràn ngập bởi hầu hết các cuộc tấn công, các bức tường không thể bị chiếm cho đến năm 1204. Để đẩy lui sự xâm lược của Attila, Theodosius đã ban cho họ các khoản tiền cống nộp ( tự cho là 300 kg vàng (700 lb)). Hơn nữa, ông ủng hộ việc các thương gia sống ở Constantinople giao dịch với người Hung và các nhóm nước ngoài khác.
Người kế nhiệm ông, Marcian, từ chối tiếp tục trả số tiền quá cao này. Tuy nhiên, Attila đã chuyển hướng chú ý của mình vào đế chế La Mã phương Tây. Sau khi ông qua đời năm 453, đế chế của ông ta sụp đổ và Constantinople bắt đầu một mối quan hệ bằng lợi nhuận với những người Hung còn lại, những người cuối cùng lại chiến đấu như là lính đánh thuê trong quân đội Byzantine.

Sau sự sụp đổ của Attila, Đế quốc La Mã phương Đông có được một giai đoạn hòa bình, trong khi đế quốc phương Tây lại sụp đổ (ngày kết thúc của nó thường được coi là vào năm 476 khi vị tướng La Mã – Germanic, Odoacer lật đổ Hoàng đế trên danh nghĩa Romulus Augustulus, nhưng lại từ chối thay thế ông bằng một con rối khác).

Để khôi phục lại đất Ý, hoàng đế Zeno chỉ có thể thương lượng với vua Theodoric của người Ostrogoth, người đang định cư tại Moesia. Ông ủyquyền cho vua Goth đến Ý như là Magister militum Italiam (“Chỉ huy trưởng của Italy”). Sau sự sụp đổ của Odoacer tại 493, Theodoric, người đã sống ở Constantinople trong suốt thời trai trẻ của mình, chiếm được quyền cai trị nước Ý. Như vậy bằng cách gợi ý cho Theodoric chinh phục nước Ý, Zeno đã duy trì ít nhất là một ưu thế trên danh nghĩa tại vùng đất phía Tây qua một chư hầu ngang bướng.

Năm 491, Anastasius I – một người có nguồn gốc La Mã trở thành hoàng đế, nhưng phải đến năm 498 thì lực lượng của hoàng đế mới mới dập tắt được sự kháng cự của người Isaurian. Anastasius tỏ mình là một nhà cải cách năng động và một nhà quản lý tài năng. Ông hoàn thiện hệ thống đúc tiền của Constantine I bằng cách lập trọng lượng cố định cho các đồng follis, các đồng tiền được sử dụng trong hầu hết các giao dịch hàng ngày. Ông cũng cải cách hệ thống thuế, và vĩnh viễn xóa bỏ loại thuế chrysargyron đáng ghét. Ngân khố quốc gia đã có số tiền rất lớn tương đương với £ 320.000 (145.150 kg) vàng khi Anastasius chết trong năm 518.

Cuộc tái chiếm các tỉnh Tây

Justinian I, người đảm nhận ngai vàng vào năm 527, đã quyết tâm phục hồi các vùng lãnh thổ trước đây của Đế chế. Justinian, con trai của một nông dân Illyrian đã có thể tạo ra sự kiểm soát có hiệu quả trong thời cai trị của người chú, Justin I (518–527). Năm 532, trong lúc cố gắng bảo đảm biên giới phía đông của mình, Justinian đã ký một hiệp ước hòa bình với vua Khosrau I của Ba Tư và đồng ý trả một khoản cống nộp lớn hàng năm cho Sassanids. Trong cùng năm đó, Justinian sống sót qua một cuộc nổi dậy ở Constantinople, cuộc bạo loạn Nika đã kết thúc với cái chết của khoảng ba mươi nghìn kẻ nổi loạn. Chiến thắng này đã củng cố quyền lực của Justinian. Đức Giáo Hoàng Agapetus I được gửi đến Constantinople bởi vua Theodahad của Ostrogoth, nhưng ông này không thành công trong sứ mệnh ký một hiệp ước hòa bình với Justinian. Tuy nhiên, ông đã thành công trong việc lên án Monophysite Anthimus I của Constantinople, bất chấp sự hỗ trợ Hoàng hậu Theodora.

Các cuộc chinh phục vùng đất phương Tây bắt đầu vào năm 533, khi Justinian gửi vị tướng Belisarius của mình để thu hồi các tỉnh cũ ở Châu Phi từ người Vandal với một đội quân khoảng 15.000 người. Thành ửcông đến dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên, nhưng chiến sự chỉ kết thúc vào năm 548 khi các bộ lạc độc lập chính ở địa phương bị chinh phục. Trong vương quốc Ostrogoth ở Italy, sau cái chết của Theodoric the Great, Athalaric – cháu trai và là người thừa kế của ông, và con gái của ông – Amalasuntha đã giết vua Theodahad bất chấp việc ông này có rất ít quyền lực. Năm 535 một đoàn quân viễn chinh nhỏ của Byzantine được gửi tới Sicily và thu được thành công dễ dàng, nhưng những người Goth nhanh chóng tỏ rõ sự kháng cự mãnh liệt của họ và chiến thắng đã không đến cho đến tận năm 540 khi Belisarius chiếm được Ravenna và sau khi bao vây thành công các thành phố Naples và Rome.

Tuy nhiên, người Ostrogoth đã nhanh chóng tập hợp dưới sự chỉ huy của Totila và tái chiếm Rome vào ngày 17 tháng 12 năm 546; Belisarius cuối cùng đã bị triệu hồi bởi Justinian vào đầu năm 549. Sự xuất hiện của viên quan hoạn – Narses, người Armenia ở Ý (cuối 551) với một đội quân của khoảng 35.000 người đã đánh dấu một sự chấm hết cho người Goth. Totila đã bị đánh bại và chết tại Trận Gallorum Busta. Teia – người kế nhiệm ông cũng bị đánh bại tại Trận Lactarius Mons (October 552). Mặc dù có sự tiếp tục kháng cự từ một vài đơn vị đồn trú người Goth và hai cuộc xâm lược tiếp theo của người Frank và người Alamanni, Cuộc chiến trên bán đảo Ý đã chấm dứt. Năm 551 Athanagild – một quý tộc người Visigothic Hispania, tìm sự giúp đỡ của Justinian để nổi loạn chống lại nhà vua của mình và hoàng đế phái một lực lượng quân sự dưới sự chỉ huy của Liberius, một người mặc dù đã lớn tuổi vẫn chứng tỏ mình là một viênchỉ huy quân đội thành công. Đế chế Byzantine đã chiếm được một phần nhỏ bờ biển Spania cho đến tận triều đại Heraclius.

Ở phía đông, chiến tranh La Mã-Ba Tư tiếp tục cho đến năm 561 khi Justinian và phái viên của Khosrau nhất trí về một nền hòa bình 50 năm. Đến giữa những năm 550, Justinian đã giành được chiến thắng trong hầu hết các hoạt động tại chiến trường, với ngoại lệ đáng chú ý từ Balkan, đó là sự xâm nhập lặp đi lặp lại của người Slav. Năm 559 Đế quốc phải đối mặt với một cuộc xâm lược lớn của người Kutrigur và Sclaveni. Justinian gọi lại Belisarius lúc này đã về nghỉ hưu, nhưng khi sự nguy hiểm đã qua đi ngay lập tức vị Hoàng đế lại tự mình nắm lấy quyền lực. Tin rằng Justinian đã tiến hành củng cố hạm đội Danube của mình, người Kutrigurs cảm thấy lo lắng và họ đã đồng ý ký một hiệp ước trong đó cho phép họ vượt sông quay trở lại một cách an toàn.

Justinian trở thành nổi tiếng một cách rộng rãi bởi công cuộc cải tiến hệ thống pháp luật của mình, đáng chú ý là độ sâu rộng của các điều luật của nó. Năm 529, một ủy ban gồm mười người dưới sự chủ trì của John the Cappadocian đã tiến hành sửa đổi các điều luật Roman cổ, và tạo ra bộ luật mới Corpus Juris Civilis, một bộ sưu tập các điều luật mà ngày nay người ta gọi là ” Điều luật Justinian”.

Sau khi Justinian chết trong năm 565, người thừa kế – Justin II đã từ chối trả cống nạp lớn cho người Ba Tư. Trong khi đó, người Germanic – Lombard bắt đầu xâm chiếm Ý vào cuối thế kỷ và chỉ còn có một phần ba nước Ý nằm trong tay người Byzantine. Tiberius II là người kế nhiệm của Justin đã lựa chọn giữa những kẻ thù của mình và chi tiền trợ cấp cho người Avar trong khi tiến hành các hoạt động quân sự chống lại người Ba Tư. Mặc dù Maurice – viên tướng của Tiberius đã thành công trong một chiến dịch đầy hiệu quả ở các vùng biên giới phía đông, tiền trợ cấp đã không chặn nổi người Avar. Họ đã chiếm pháo đài Balkan của Sirmium năm 582, trong khi người Slav bắt đầu tìm đường vượt sông Danube. Maurice lúc này đã kế nhiệm Tiberius, đã can thiệp vào một cuộc nội chiến của người Ba Tư, và đưa nhà vua Khosrau II trở lại ngôi vua rồi gả con gái của mình cho ông ta. Maurice ký một hiệp ước mới với người anh rể của mình và đem lại một status-quo mới ở vùng lãnh thổ phía đông, và mở rộng vùng lãnh thổ của Đế chế đến một mức độ mà nó chưa bao giờ đạt được trong lịch sử 6 thế kỷ tồn tại của đế quốc, và rẻ hơn rất nhiều trong việc bảo vệ Đế chế trong thời gian này bằng một nền hòa bình mới và vĩnh viễn – hàng triệu solidi được tiết kiệm bởi việc chấm dứt cống nạp cho người Ba Tư. Sau chiến thắng của mình ở biên giới phía đông, Maurice được rảnh tay để tập trung vào khu vực Balkan và vào năm 602 sau một loạt chiến dịch thành công ông đã đẩy người Avar và Slav trở lại bên kia bờ sông Danube.

Việc thu hẹp biên giới

Triều đại Heraclian

Sau khi Hoàng Đế Maurice bị ám sát bởi Phocas, vua Ba tư Khosrau ( con rể của Maurice ) lợi dụng với lý do này để chiếm lại tỉnh Lưỡng Hà của La Mã. Phocas, một nhà cai trị không được lòng dân lúc nào cũng được mô tả trong các tài liệu của người Byzantine như là một “bạo chúa”, là mục tiêu công kích của do một nhóm thành viên viện nguyên lão dẫn đầu. Cuối cùng ông ta bị lật đổ vào năm 610 bởi Heraclius, người dẫn đầu một đội tầu đến Constantinople từ Carthage với một biểu tượng gắn trên mũi của các con tàu của mình. Sau khi Heraclius lên ngôi, quân đội của người Sassanid đã tiến sâu vào vùng Tiểu Á và chiếm Damascus, Jerusalem rồi bỏ qua True Cross đến Ctesiphon. Chiến dịch phản công của Heraclius mang tính chất một cuộc thánh chiến và hình tượng Chúa Kitô mang đi như là một tiêu chuẩn quân sự. (Tương tự như vậy khi Constantinople được giải vây từ một cuộc bao vây cuả người Avar trong năm 626, chiến thắng này được quy cho là từ biểu tượng của Đức mẹ đồng trinh được rước bởi Patriarch Sergius về các bức tường của thành phố). Lực lượng chính của Sassanid bị phá hủy tại Nineveh vào năm 627 và năm 629 Heraclius phục hồi thánh giá chữ thập ở Jerusalem trong một buổi lễ hoành tráng. Cuộc chiến đã vắt kiệt sức cả Byzantine và Đế quốc Sassanid và làm cho họ chở nên rất dễ bị tổn thương trước Lực lượng Hồi giáo Ả Rập, những người nổi lên trong những năm tiếp theo. Người La Mã bị thất bại tan nát trước người Ả Rập tại Trận Yarmuk vào năm 636, và Ctesiphon thất thủ vào năm 634.

Người Ả Rập, lúc này kiểm soát một cách vững chắc Syria và vùng Cận Đông, họ thường gửi các toán đột kích thường xuyên vào sâu trong vùng Tiểu Á và giữa vào giữa năm 674 và 678 họ đã kéo đến và bao vây chính Constantinople. Các hạm đội Ả Rập cuối cùng đã bị đẩy lùi bởi việc sử dụng lửa Hy Lạp, và một thỏa thuận ngừng bắn ba mươi năm đã được ký kết giữa Đế quốc và Quốc vương Hồi giáo Ummayyad. Các cuộc tấn công vào vùng Anatolia diễn ra tiếp tục mà không hề suy giảm và đẩy nhanh sự sụp đổ của nền văn hóa đô thị cổ điển và làm cho các cư dân của nhiều thành phố hoặc là phải chú ẩn ở những nơi nhỏ hơn nhiều trong các bức tường thành phố cổ, hoặc di chuyển hoàn toàn sang các pháo đài ở gần đó. Chính bản thân Constantinople đã bị giảm đáng kể về số lượng dân cư của nó từ 500.000 người xuống chỉ còn 40,000-70,000 người và thành phố bị mất hang loạt những chuyến tầu chở ngũ cốc vào năm 618 sau khi họ bị mất vùng Ai Cập vào tay người Ba Tư ( lấy lại được vào năm 629, nhưng lại bị mất trước cuộc xâm lược của người Ả Rập năm 642).

Việc rút một số lượng lớn binh sĩ từ vùng Balkan về để chống lại người Ba Tư và sau đó là người Ả Rập ở phía đông đã tạo điều kiện cho người Slav mở rộng dần về phía nam và tiến vào abán đảo Balkan và ở Tiểu Á nhiều thành phố co lại để củng cố và tạo thành các khu định cư nhỏ. Trong những năm 670, người Bulgaria bị đẩy về phía nam của sông Danube bởi sự xuất hiện của người Khazar và trong năm 680 việc Byzantine gửi quân đội đến để giải tán các khu định cư mới (của người Bulgaria ) đã bị đánh bại. Trong năm sau, Constantine IV ký một hiệp ước với khan Asparukh của người Bungari, và một vương quốc Bungari có quyền kiểm soát một số bộ lạc người Slav định cư trước đó – ít nhất là trên danh nghĩa và điều này được công nhận bởi Byzantine. Trong 687-688, hoàng đế Justinian II dẫn đầu một đoàn quân viễn chinh để chống lại người Slav và Bulgaria và đã thu được những thắng lơij đáng kể, mặc dù trên thực tế ông đã phải chiến đấu từ Thrace đến Macedonia, điều này chứng minh mức độ quyền lực của Byzantine tại khu vực phía bắc Balkan đã bị xuy giảm đáng kể.

Vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại Heraclian – Justinian II, đã cố gắng để phá vỡ quyền lực của tầng lớp quý tộc đô thị bằng cách đánh thuế nặng và bổ nhiệm “người ngoài” vào quản lý bộ máy hành chính. Ông bị đẩy khỏi quyền lực vào năm 695 và phải lưu vong đầu tiên là với người Khazar và sau đó là với người Bulgaria. Năm 705 ông trở về Constantinople với sự trợ giúp của đội quân của hãn Bungari – Tervel, chiếm lại ngôi vị và ông tiến hành khủng-bố chống lại kẻ thù của mình. Cuối cùng ông lại bị lật đổ trong năm 711 một lần nữa bởi các tầng lớp quý tộc đô thị, đến đây nhà Heraclian đã kết thúc.

Nhà Isaurian và Basil I

Leo III nhà Isaurian khởi động trở lại các cuộc tấn công vào người Hồi giáo ở năm 718, và thu được chiến thắng với sự trợ giúp lớn của hãn Tervel Bungari, người đã giết 32.000 lính Ả Rập bằng quân đội của mình. Ông cũng cáng đáng việc tổ chức lại và củng cố lại các hệ thống phòng thủ ở Tiểu Á. Người kế nhiệm ông – Constantine V đã giành chiến thắng đáng kể ở miền bắc Syria và làm suy yếu triệt để sức mạnh của người Bulgar.

Năm 826, người Ả Rập chiếm được Crete và công phá thành công Sicily, nhưng ngày 03 tháng 9 năm 863, tướng Petronas ( chú của Constantine V ) giành được một chiến thắng lớn chống lại Umar al-Aqta – Đô đốc Ả rập ở Melitene. Dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Bungari Krum, mối đe dọa từ người Bungari cũng tái xuất hiện nhưng năm 814 ngươi con trai của Krum – Omortag, đã ký một hiệp ước hòa bình với đế quốc Byzantine.

Các thế kỷ thứ 8 và thứ 9 cũng bị chi phối bởi các tranh cãi, chia rẽ tôn giáo về vấn đề Iconoclasm ( các biểu tượng). Các biểu tượng đã bị cấm bởi Leo và Constantine, dẫn đến cuộc nổi dậy của iconodules (người ủng hộ các biểu tượng) trên toàn đế chế. Sau những nỗ lực của Hoàng hậu Irene, Hội đồng Nicaea lần thứ hai được tổ chức tại năm 787 và khẳng định rằng các biểu tượng có thể được tôn kính nhưng không được tôn thờ. Irene được cho là đã cố gắng thương lượng để tổ chức một cuộc hôn nhân giữa bà ta và Charlemagne (một cuộc hôn nhân chính trị để tạo liên kết giữa Đông và Tây Âu ), Nhưng theo Theophanes the Confessor, đề xuất đã bị phá hoại bởi Aetios, một trong những tình nhân được sủng ái của bà ta. Năm 813, Leo V của nhà Armenia đã cho phục hồi chính sách iconoclasm, nhưng trong năm 843 Hoàng hậu Theodora lại cho phục hồi sự tôn kính với các biểu tượng bởi sự giúp đỡ của Patriarch Methodios.

Sự phục hồi dưới triều đại Macedonia

Cuộc chiến tranh chống lại người Hồi giáo

Vào năm 867 đế quốc đã ổn định lại vị thế của mình ở cả hai phía đông và phía tây, và hiệu quả của cơ cấu phòng thủ quân sự đã cho phép Hoàng đế bắt đầu lập kế hoạch cho các cuộc chiến tranh để tái chiếm các lãnh thổ phía đông.

Quá trình này bắt đầu với cuộc tái chiếm các vùng lãnh thổ trên biển. Cuộc tái chiếm tạm thời Crete ( năm 843) đã gây ra một hậu quả là quân đội Byzantine bị bại trận ở Bosporus, Trong khi hoàng đế đã không thể ngăn chặn được các cuộc chinh phục của người Hồi giáo tại Sicily (827-902). Sử dụng vùng Tunisia ngày nay như là một căn cứ xuất quân của họ, người Hồi giáo chinh phục thành phố Palermo vào năm 831, thành phố Messina vào năm 842, thành phố Enna vào năm 859, Syracuse vào năm 878, Catania vào năm 900 và thành lũy cuối cùng của Byzantine – pháo đài Taormina vào năm 902.

Những thua thiệt này sau đó được cân bằng bởi chiến thắng của một đoàn quân viễn chinh chống lại triều đình Damietta ở Ai Cập (856), thất bại của Tiểu vương Melitene (năm 863) và sự tái chiếm vùng Dalmatia (năm 867) và cuộc tấn công thành công của Basil I về phía Euphrates ( những năm 870). Không giống như tình hình đang xấu đi ở Sicily, Hoàng Đế Basil I vẫn xử lý yên ổn tình hình ở miền Nam Italy và các tỉnh ở đây vẫn còn nằm trong tay Đế chế Byzantine trong 200 năm tiếp theo.

Năm 904, tai họa xảy ra với đế chế khi thành phố thứ hai của họ – thành phố Thessaloniki ( nay là thành phố Salonika), bị chiếm bởi một hạm đội Ả rập do sự phản bội của một người Byzantine – Leo xứ Tripoli. Quân đội Byzantine trả lời bằng cách tiêu diệt một hạm đội Ả Rập vào năm 908 và chiếm thành phố Laodicea ở Syria hai năm sau đó. Bất chấp sự trả thù thành công này, người Byzantine vẫn không thể tung ra một đòn đánh quyết định để hạ gục người Hồi giáo và chính người Hồi giáo lại gây ra một thất bại tan nát cho lực lượng của Đế chế khi họ cố gắng để chiếm lại Crete trong năm 911.

Tình hình vùng biên giới với lãnh thổ Ả Rập vẫn còn chưa quá nguy ngập, người Byzantine băn khoăn không biết chọn phương án tấn công hay phòng thủ?.Người Varangian ( người Viking ) lần đầu tiên tấn công thành phố Constantinople trong năm 860 và tạo thành một thách thức mới. Năm 941 họ lại xuất hiện trên bờ biển thuộc châu Á của eo biển Bosporus, nhưng lần này họ bị đánh cho tơi bời, điều này cho thấy những cải thiện đáng kể về quân sự của Byzantine kể từ năm 907, khi họ thiên về chỉ sử dụng các biện pháp ngoại giao để có thể đẩy lùi những kẻ xâm lược. Người chiến thắng trong trận đánh với người Varangian là danh tướng John Kourkouas, và vị tướng này lại tiếp tục các cuộc tấn công với những chiến thắng đáng chú ý khác ở vùng Lưỡng Hà (năm 943): lên đến đỉnh điểm là cuộc tái chiếm thành phố Edessa (944).

Vị Hoàng đế kiêm chiến binh – Nikephoros II Phokas (Trị vì từ 963-969) và John I Tzimiskes (từ 969-976) mở rộng đế quốc ra tận Syria, họ đánh bại các tiểu vương Hồi giáo ở phía Tây bắc Iraq và tái chiếm các đảo Crete cùng với Cyprus. Xa hơn nữa về phía nam, tại một thời điểm dưới sự chỉ huy của John, đội quân của đế quốc thậm chí đã còn đe dọa tái chiếm Jerusalem. Tiểu vương quốc Aleppo và các hàng xóm của nó đã quy thuận và trở thành chư hầu của đế quốc ở phía đông, nơi mà mối đe dọa lớn nhất đối với đế quốc chính là triều đình Hồi giáo Fatimid. Sau rất nhiều chiến dịch, cuối cùng mối đe dọa từ người Ả Rập đã bị đánh bại khi Basil II nhanh chóng tập hợp được 40.000 binh sĩ và tái chiếm Roman Syria. Với một sự dồi dào các nguồn lực và nhờ chiến thắng trước người Bulgar và chiến dịch Syria, Basil II lên một kế hoạch cho cuộc viễn chinh để chiếm lại Sicily từ tay người Ả Rập. Sau khi Hoàng Đế qua đời vào năm 1025, đoàn viễn chinh lên đường vào thập kỷ 1040 và thu được những gặt hái ban đầu nhưng thành công cuối cùng lại quá nhỏ bé.

Cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Bungarin

( Chi tiết về các cuộc chiến Byzantine – Batư, Byzantine – A rap, Byzantine – Bungary, Byzantine – Rus … sẽ được giới thiệu ở phần sau)

Các cuộc chiến truyền thống với See of Rome vẫn tiếp tục, nó được thúc đẩy bởi những câu hỏi về uy quyền tôn giáo của vương quốc Bulgaria vừa được Kitô hóa. Điều này đã thúc đẩy một cuộc xâm lược của Tsa Simeon I ( vua Bungary) trong năm 894, nhưng cuộc xâm lược này đã bị đẩy lùi bởi các nỗ lực ngoại giao của Byzantine – để kêu gọi sự giúp đỡ của người Hungary. Tuy nhiên rồi cũng đến lượt người Byzantine bị đánh bại tại Trận Bulgarophygon (năm 896) và Byzantine có nghĩa vụ phải trả tiền cống nộp hàng năm cho Bulgari. Sau đó (năm 912), Simeon thậm chí còn ép Byzantine phải trao cho ông danh hiệu tối caobasileus (Hoàng đế) của Bulgaria và vị hoàng đế trẻ tuổi Constantine VII của Byzantine đã kết hôn với cô con gái của ông ta. Khi một cuộc nổi loạn xảy ra ở Constantinople làm chấm dứt mưu đồ nghiệp bá của mình, ông ta lại một lần nữa tiến hành xâm lược và chinh phục Thrace Adrianople.( nực cười là người Bun và Byzantine ra sức vật nhau xong rồi thằng chết, thằng ngắc ngoải -> cả hai đều chết về tay người Thổ)

Một đoàn quân viễn chinh to lớn nữa của Byzantine được tập hợp bởi Leo Phocas và Romanos Lekapenos lại kết thúc một lần nữa với một thất bại hoàn toàn của người Byzantine tại Trận Acheloos (năm 917) và năm sau người Bulgaria tự do tàn phá miền bắc Hy Lạp đến tận Corinth. Thành phố Adrianople bị chiếm một lần nữa vào năm 923 và vào năm 924 quân đội Bulgari bao vây thành phố Constantinople. Tình hình tại khu vực Balkan chỉ được cải thiện sau cái chết của Hoàng Đế Simeon trong năm 927. Năm 968 Vương quốc Bulgaria bị tràn ngập bởi người Rus dưới sự thống lãnh của Sviatoslav I của Kiev, nhưng ba năm sau đó Hoàng đế John I Tzimiskes đã đánh bại người Rus và tái sát nhập đông Bulgaria vào đế quốc.

Sự kháng cự của người Bungari lại hồi sinh dưới sự cai trị của triều đại Cometopuli, Nhưng vị hoàng đế mới Basil II (Trị vì từ năm 976->1025) quyết tâm lấy việc đánh bại người Bulgaria làm mục tiêu chính của mình. Tuy nhiên chuyến viễn chinh đầu tiên của Basil vào Bulgaria lại có kết quả là một thất bại nhục nhã ở Gates of Trajan. Trong một vài năm sau đó Hoàng đế phải bận tâm với cuộc nổi dậy bên trong vùng Anatolia, trong khi người Bulgaria lại tái mở rộng lãnh địa của họ tại khu vực Balkan. Chiến tranh kéo dài gần hai mươi năm. Các chiến thắng quyết định của Byzantine ở các trận Spercheios và Skopje làm suy yếu quân đội Bungari và trong các chiến dịch hàng năm, Basil đã có biện pháp để làm suy yếu các cứ điểm của người Bungari. Cuối cùng tại Trận Kleidion trong năm 1014 người Bulgaria đã hoàn toàn bị đánh bại. Gần như toàn bộ quân đội Bungari bị bắt làm tù binh và người ta nói rằng 99/ 100 tù binh người Bungari bị chọc mù mắt, những người còn lại được để lại cho một con mắt để dẫn đường cho đồng bào của họ về nhà. Khi Tsar Samuil ( Hoàng đế của người Bungari) thấy phần còn lại của quân đội của mình, ông đã chết vì sốc. Vào năm 1018, pháo Bungari cuối cùng đã đầu hàng và toàn bộ vương quốc Bungary trở thành một phần của đế quốc Byzantine. Chiến thắng này đã phục hồi biên giới sông Danube vốn đã bị mất đi kể từ thời của hoàng đế Heraclius.

Mối quan hệ với Kievan Rus

Giữa các năm 850 và 1100, Đế quốc Byzantine đã phát triển một mối quan hệ phức tạp với một vương quốc mới nổi lên ở phía bắc Biển Đen – đó là Kievan Rus. Mối quan hệ này có tác động lâu dài trong lịch sử của nhánh Đông Slav. Byzantine nhanh chóng trở thành đối tác kinh doanh và văn hoá chính của Kiev, nhưng quan hệ không phải luôn luôn là thân thiện. Cuộc xung đột nghiêm trọng nhất xảy ra giữa hai cường quốc là cuộc chiến năm 968 – 971 ở Bulgaria, đồng thời một số cuộc viễn chinh đột kích của người Rus nhằm vào các thành phố của Byzantine ở bờ Biển Đen và vào chính thành phố Constantinople cũng được ghi lại. Mặc dù vậy, hầu hết các cuộc tấn công này đã bị đẩy lùi và họ đã ký kết một Hiệp ước Thương mại Quốc tế, đây là Hiệp ước nói chung là thuận lợi cho người Rus.

Quan hệ Rus -Byzantine trở nên nồng ấm hơn sau cuộc hôn nhân của porphyrogenita Anna với quận vương Vladimir Vĩ đại, và tiếp theo là quá trình Kitô hóa của người Rus: Các linh mục Byzantine, kiến trúc sư và các nghệ sĩ được mời để làm việc trên rất nhiều nhà thờ của người Rus, làm mở rộng ảnh hưởng văn hóa Byzantine ra xa hơn nữa. Nhiều người Rus phục vụ trong quân đội Byzantine như là lính đánh thuê, đáng chú ý nhất là đội vệ binh nổi tiếng Varangian Guard ( đội vệ binh này ban đầu tuyển toàn người Viking, nhưng đến giai đoạn này tuyển cả người Rus ).

Phát triển đến mức đỉnh cao

Đế chế Byzantine sau đó trải dài từ Armenia ở phía đông đến phía tây là thành phố Calabria ở Miền Nam nước Ý. Nhiều thành công đã đạt được từ những cuộc chinh phục vương quốc Bulgaria cũng như việc sát nhập Georgia và Armenia thành các bộ phận của Đế chế đồng thời với việc tổng hủy diệt một lực lượng xâm lược lớn của người Ai Cập ở bên ngoài thàn phố Antioch. Tuy nhiên, ngay cả những chiến thắng đó vẫn là không đủ; Hoàng Đế Basil vẫn coi việc người Ả Rập tiếp tục chiếm đóng Sicily là một sự phẫn nộ. Vì lý do đó, ông dự định chiếm lại các hòn đảo vốn đã thuộc về đế chế La Mã kể từ Chiến tranh Punic lần đầu tiên. Tuy nhiên Hoàng đế qua đời vào năm 1025 và dự định của ông cũng chấm dứt.

Thế kỷ thứ 11 cũng là trọng tâm của các sự kiện tôn giáo. Năm 1054, quan hệ xấu giữa Giáo Hội Kitô giáo phương Đông và phương Tây đã trở thành một cuộc khủng hoảng cuối cùng. Và đã có một tuyên bố ly khai chính thức được tiến hành vào ngày 16 tháng 7 năm 1054, khi ba phái viên của giáo hoàng bước vào nhà thờ Hagia Sophia vào một buổi chiều thứ bảy và đặt một bức thư tuyệt giao của Giáo hoàng lên trên bàn thờ, sự kiện này được gọi là Sự ly khai Vĩ đại, thực sự là đỉnh cao của thế kỷ ly khai.

Khủng hoảng và tan rã

Đế chế Byzantine nhanh chóng rơi vào một giai đoạn khó khăn, được tạo ra do sự phá hoại ở mức độ lớn trong hệ thống thuộc địa của đế quốc và sự trễ nải của quân đội. Các Hoàng đế Nikephoros II (963–969), John Tzimiskes và Basil II thay đổi các đơn vị quân đội nhằm tạo một lực lượng phản ứng nhanh, chủ yếu là để phòng thủ, quân đội với nòng cốt là các công dân được chuyển thành một quân đội chuyên nghiệp, ngày càng có nhiều chiến dịch được tiến hành bởi lính đánh thuê. Tuy nhiên, Lính đánh thuê chở nên tốn kém khi mối đe dọa từ các cuộc xâm lược giảm dần vào thế kỷ thứ 10, do đó liệu có cần thiết để phải duy trì các đơn vị đồn trú và các công sự lớn đắt tiền. Hoàng đế Basil II để lại một kho bạc đang thặng dư khi ông qua đời, nhưng kế hoạch của ông bị bỏ qua bởi người thừa kế. Ông không có người thừa kế có bất cứ tài năng quân sự hay chính trị nào đặc biệt và việc quản lý chính quyền của đế quốc ngày càng rơi vào tay của các quan liêu dân sự. Những nỗ lực nhằm hồi sinh nền kinh tế Byzantine chỉ dẫn đến lạm phát và tiền vàng được đúc ngày càng xa rời giá trị thật. Quân đội lúc này được xem như là một chi phí vừa không cần thiết lại vừa là mối đe dọa chính trị. Do đó, quân đội thành lập từ những công dân bị giải tán và thay thế bằng lính đánh thuê nước ngoài với những hợp đồng cụ thể.

Đồng thời, đế chế phải đối mặt với những kẻ thù mới đầy tham vọng. Các tỉnh của Byzantine ở miền nam Italy phải đối mặt với người Norman đến ở Ý vào đầu thế kỷ 11 ( được gọi là người Norman – Ytalia ). Trong một khoảng thời gian xung đột giữa Constantinople và Rome kết thúc sau sự ly khai Đông – Tây ở năm 1054, người Norman bắt đầu tiến bước, chậm nhưng đều đặn, vào các tỉnh của Byzantine ở miền nam Italy. người Byzantine cũng bị mất ảnh hưởng của họ ở thành phố ven biển Dalmatian vào tay Peter Krešimir IV của Croatia vào năm 1069.

Tuy nhiên, thảm họa lớn nhất lại diễn ra ở Tiểu Á. Người Turk Seljuk lần đầu tiên vượt biên giới của họ với Byzantine và tiến vào Armenia trong năm 1065 và năm 1067. Việc cho điều khẩn cấp khối lượng các tầng lớp quý tộc quân đội ở Anatolia, những người trong năm 1068 đã bảo đảm sự thắng lợi trong một cuộc bầu chọn một trong những người của họ – Romanos Diogenes thành hoàng đế. Vào mùa hè năm 1071, Romanos đã tiến hành một chiến dịch lớn phía Đông để thu hút người Seljuks vào một trận chiến quyết định với quân đội Byzantine. Tại Manzikert, Romanosf không chỉ chịu một thất bại bất ngờ bởi quân đội của Sultan Alp Arslan mà còn bị bắt sống. Nhưng Sultan Alp Arslan đã đối xử với ông bằng sự tôn trọng và không đề ra điều kiện khắc nghiệt nào để áp đặt lên Byzantine. Tuy nhiên, tại Constantinople một cuộc đảo chính đã diễn ra có lợi cho Michael Doukas, người đã sớm phải đối mặt với sự chống đối của Nikephoros Bryennios và Nikephoros Botaneiates. Vao năm 1081, người Seljuks mở rộng vùng ảnh hưởng của họ trên hầu như toàn bộ cao nguyên Anatolia từ Armenia ở phía đông đến Bithynia ở phía tây và thành lập thủ đô của họ tại Nicaea, chỉ cách 55 dặm (88 km) kể từ Constantinople.

Khác với thời Đế chế La Mã cổ đại – quần đội La Mã lúc đó cực mạnh về bộ binh còn kỵ binh chỉ có tính chất trinh sát, yểm trợ. Quân đội Byzantine có một lực lượng kỵ binh đông đảo và mạnh mẽ, có lẽ là vì họ thường phải đối đầu với những đối thủ đến từ châu Á, những người thường là những kỵ sỹ rât cừ khôi

Lúc suy tàn của đế chế La Mã người ta lại thấy xuất hiện một cuộc cách mạng trong đường lối chiến tranh, những người lính được huấn luyện tốt – lực lượng chính của các đạo binh vùng Địa Trung Hải kể từ thời của những người lính Hoplite Hy Lạp ( Lính xọc xiên), đã được thay thế một cách tổng thể bằng các chiến binh cưỡi ngựa. Những thay đổi này không thể diễn ra trong một đêm, và trong thế kỷ thứ 3, 4 vai trò ưu tiên của kỵ binh vẫn là hỗ trợ bộ binh. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian Hoàng Đế Justinian tái chinh phục phương Tây trong thế kỷ thứ 6 thì tình huống đã hoàn toàn thay đổi và lúc này thì người lính bộ binh lại thấy mình chỉ có vai trò hỗ trợ.

Một người lính kỵ binh có nhiều điểm tương tự như người lính bộ binh đối tác của anh ta. Anh ta có thể là một người Germanic, người Sarmatia, người Hun hơn là một người Ytalia, và có thể anh ta chưa bao giờ được chiêm ngưỡng Rome. Anh ta chiến đấu vì tiền hoặc chiến lợi phẩm và không có một cảm nghĩ đặc biệt về bất cứ sự trung thành và bổn phận đối với đế chế mà anh ta đang bảo vệ (phần lớn lính của Đế chế Byzantine là lính đánh thuê). Tuy nhiên, không giống như người lính bộ binh, anh ta tạo lên bộ phận ưu tú nhất của quân đội, và qua thời gian khi mà các trang bị chiến đấu được cải thiện thì vị thế của anh ta ( người lính kỵ binh) được nâng lên trong khi đó tầm quan trọng của người lính bộ binh lại giảm xuống. Anh ta là tiền thân của những kỵ sỹ trung cổ, những người quyết định phần thắng ở chiến trường trong những thế kỷ sắp tới.

Thế kỷ thứ 3 là một thế kỷ hỗn loạn. Nội chiến và kinh tế suy giảm đã làm suy yếu trầm trọng Đế chế ( La Mã cũ), tại một điểm thời gian mà sức ép từ các vùng chiến trường tăng lên. Trước mắt Đế chế vẫn phải sử hệ thống bộ binh đồn trú để bảo vệ vùng biên giới. Vấn đề với hệ thống này là khi hệ thống bảo vệ biên giới bị chọc thủng, như đã từng xảy ra một cách thường xuyên trong thế kỷ thứ 3. Một vấn đề nữa là những lực lượng chọc thủng những phòng tuyến này lại thường chỉ là những toán kỵ binh nhỏ nhưng di chuyển rất nhanh nhẹn ( đặc biệt là người Goth ở dọc sông Danube và người Frank, người Alamani ở dọc sông Rhine) vào lúc này mới tập hợp một lực lượng phản ứng tạm thời – vốn được rút ra từ hệ thống phòng thủ biên giới và đến vùng bị cướp phá thì đã quá muộn, đối thủ của họ đã chuồn mất từ lâu.

Một trong những kết quả từ sức ép này vào hệ thống phòng thủ của Đế chế là sự tăng trưởng của lực lượng kỵ binh. Không phải bởi vì kỵ binh chứng minh được rằng họ mạnh mẽ hơn bộ binh, mà là họ có thể di chuyển nhanh và có nhiều cơ hội để kịp thời tiếp ứng cho những vùng bị đánh phá hơn. Hoàng đế Gallienus ( năm 235 -> 268) tiến một bước xa hơn nữa bằng việc tạo ra các lực lượng dự bị – toàn kỵ binh, những đơn vị đóng ở toàn những vị trí chiến lược ở Bắc Ý, Hy lạp và vùng Balkan.

Lực lượng dự bị được tập hợp từ việc rút ra khoảng 120 kỵ binh từ mỗi chiến đoàn Lê Dương và tập hợp họ lại thành các đơn vị mới được gọi là equites promoti. Những đơn vị kỵ binh được hỗ trợ bởi các đơn vị khinh kỵ được tuyển ở Illyricum (equites dalmatae ) và Bắc Phi (equites mauri ), để cùng chiến đấu với các đơn vị hạng nặng hơn như equites scutarii. Thậm chí các đơn vị mới còn tạo thành các lực lượng như equites illyriciani hoặc như là vexillatio,

Chiến tranh Anastasian

Cuộc chiến nổ ra khi vua Ba Tư Kavadh I cố gắng để có được sự hỗ trợ bằng tài chính từ lực lượng của Hoàng đế Byzantine – Anastasius I. Năm 502 AD, ông đã nhanh chóng chiếm được thành phố Theodosiopolis vốn chưa sẵn sàng chuẩn bị cho chiến đấu và bao vây Amida. Cuộc bao vây pháo đài của thành phố đã chứng minh là khó hơn rất nhiều so với Kavadh nghĩ, những người bảo vệ thành phố đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ba Tư trong ba tháng trước khi họ bị đánh tan. Năm 503, người La Mã cũng đã cố gắng tiến hành một cuộc bao vây cuối cùng không thành công vào Amida lúc này do người Ba Tư nắm giữ, trong khi Kavadh tiến hành xâm lược Osroene và bao vây Edessa nhưng cũng chỉ thu được kết quả tương tự. Cuối cùng, 504, người La Mã đã chiếm được ưu thế qua việc tái bao vây Amida, dẫn tới sự sụp đổ của thành phố. Năm đó một hiệp ước đình chiến được ký do kết quả từ một cuộc xâm lược vào Armenia do người Hung từ Caucasus. Mặc dù cả hai Đế chế đã ngồi vào bàn đàm phán, phải đến tháng 11 năm 506 hiệp ước này mới được ký kết. Năm 505, Hoàng đế Anastasius cho xây dựng tăng cường một thành phố với chất tuyệt vời ở Dara. Đồng thời, các công sự đổ nát cũng được nâng cấp tại các thành phố Edessa, Batnae và Amids. Mặc dù không có những cuộc xung đột với quy mô lớn hơn nữa xảy ra trong suốt triều đại Anastasius, căng thẳng vẫn tiếp tục, đặc biệt là khi công việc xây dựng được tiến hành tại Dara. Có sự căng thẳng này là bởi vì việc xây dựng các công sự mới tại khu vực biên giới của đế chế đã bị cấm bởi một hiệp ước được ký kết ở một số thập kỷ trước đó. Hoàng đế Anastasius theo đuổi các kế hoạch của mình bất chấp sự phản đối của người Ba Tư và các bức tường đã được hoàn thành vào năm 507-508.

Chiến tranh Iberia

Trong 524-525 AD, Kavadh đề xuất một nền hòa bình với Justin I thông qua con trai ông – Khosrau, nhưng các cuộc đàm phán đã sớm bị phá vỡ. Căng thẳng giữa hai cường quốc đã biến thành các cuộc xung đột khi những người Caucasian Iberia dưới sự chỉ huy của Gourgen đào tẩu đến với người La Mã vào năm 524-525. Các cuộc chiến công khai giữa La Mã-Ba Tư đã nổ ra trong khu vực Transcaucasus và thượng Mesopotamia vào các năm 526-527. Những năm đầu của cuộc chiến người Ba Tư chiếm ưu thế bởi vào năm 527, các cuộc nổi dậy ở Iberia bị nghiền nát, một cuộc tấn công vào các thành phố Nisibis và Thebetha của người La Mã trong năm đó cũng đã không thành công và các nỗ lực để củng cố Thannuris và Melabasa bị ngăn cản bởi các cuộc tấn công của Ba Tư. Cố gắng để khắc phục các thiếu sót đã được lộ ra bởi những thành công của người Ba Tư, hoàng đế mới của La Mã – Justinian I, tiến hành tổ chức lại quân đội phía đông.

Năm 530 một cuộc tấn công lớn của người Ba Tư ở vùng Lưỡng Hà đã bị đánh bại bởi lực lượng La Mã dưới sự chỉ huy của danh tướng Belisarius tại Dara, trong khi một lực Ba Tư thứ hai ở vùng Caucasus đã bị đánh bại bởi Sittas tại Satala. Belisarius đã đánh bại lực lượng của Ba Tư và Lakhmid ( người Hindu) tại trận Callinicum trong năm 531. Trong cùng năm người La Mã đã chiếm được một số pháo đài ở Armenia, trong khi người Ba Tư lại chiếm được hai pháo đài ở phía đông Lazica. Ngay sau khi bị thất bại tại trận Callinicum người Ba Tư đã có các cuộc đàm phán không thành công với người La Mã. Hai bên mở lại các cuộc đàm phán vào mùa xuân năm 532 và cuối cùng ký kết hiệp ước hòa bình vĩnh cửu trong tháng 9 năm 532, hòa ước này kéo dài được ít hơn tám năm. Cả hai cường quốc đều đồng ý trả lại tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng và người La Mã đồng ý trả một lần một khoản tiền 110 centenaria (£ 11.000 vàng). Vùng Iberia vẫn nằm trong tay người Ba Tư và những người Iberia đã rời khỏi đất nước của họ có sự lựa chọn là ở lại trong lãnh thổ La Mã hoặc trở về quê hương của họ.

Justinian đấu với Khosrau I

Người Ba Tư đã phá vỡ “Hiệp ước hòa bình vĩnh cửu” trong 540 AD, có lẽ để trả lời cuộc tái chiếm lại lãnh thổ của đế quốc La Mã phương Tây trước đây, vốn được hỗ trợ bởi sự chấm dứt các cuộc chiến tranh ở phía Đông. Khosrau I xâm chiếm và tàn phá Syria, bắt các thành phố của Syria và Lưỡng Hà phải trả một số tiền lớn và cướp bóc có hệ thống các thành phố khác bao gồm cả Antioch. Belisarius chất dứt các chiến dịch ở phương Tây để đối phó với các mối đe dọa của người Ba Tư, và tiến hành một chiến dịch không thu đươc kết quả rõ ràng tại Nisibis trong năm 541. Vua Batư – Khosrau cũng tung ra một cuộc tấn công vào Lưỡng Hà ở năm 542 khi ông này cố gắng chiếm Sergiopolis. Ông phải sớm rút lui khi đối mặt với quân đội của tướng Belisarius, nhưng vẫn cố tấn công thành phố Callinicum trên đường rút quân. Các cuộc tấn công vào một số thành phố của La Mã đã bị đẩy lùi và các lực lượng Ba Tư bị đánh bại tại Dara. Năm 543, người La Mã lại phát động một cuộc tấn công vào Dvin nhưng bị đánh bại bởi một lực lượng nhỏ của Ba Tư ở Anglon. Cuộc vây hãm Edessa của Khosrau ở năm 544 đã không thành công thậm chí ông đã tìm cách mua chuộc quân phòng thủ. Sau sự rút lui của người Ba Tư, người La Mã phái sứ giả đến tiến hành đàm phán ở Ctesiphon. Một thỏa thuận ngừng bắn 5 năm đã được ký kết vào năm 545, được bảo đảm bằng các khoản trả tiền của người La Mã cho người Ba Tư.

Đầu năm 548, vua Gubazes của Lazica, trước sự áp bức của người Ba Tư, đã kêu gọi Hoàng Đế Justinian khôi phục lại quyền bảo hộ La Mã. Vị Hoàng đế liền nắm lấy cơ hội này và trong năm 548-549 các lực lượng liên quân La Mã và Lazic giành được một loạt các chiến thắng trước quân đội của Ba Tư, mặc dù họ đã không thành công để tiêu diệt những đơn vị đồn trú chính tại Petra. Thành phố này cuối cùng cũng bị chinh phục vào năm 551, nhưng trong cùng năm đó một cuộc tấn công của người Ba Tư do tướng Mihr-Mihroe chỉ huy đã chiếm được miền đông Lazica. Các thỏa thuận ngừng chiến đã được thành lập vào năm 545 và ra hạn ngừng bắn một kỳ 5 năm nữa với điều kiện là người La Mã phải trả £ 2.000 vàng mỗi năm. Tại Lazica cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài nhiều năm và không bên nào có thể chiếm được ưu thế một cách hoàn toàn. Vua Batư – Khosrau, người giờ đây phải đối phó với Người Hung trắng, đã gia hạn ngưng bắn vào năm 557, và lần ngưng chiến này đã không còn loại trừ vùng Lazica; các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục cho một hiệp ước hòa bình cuối cùng. Cuối cùng, vào năm 561, các phái viên của Justinian và Khosrau đã nhất trí về một nền hòa bình 50 năm. Người Ba Tư đồng ý di tản khỏi Lazica và nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 30.000 nomismata (solidi). Cả hai bên cùng đồng ý không xây dựng thêm các công sự mới ở gần biên giới và giảm bớt các hạn chế về ngoại giao và thương mại.

Chiến tranh vì Caucasus

Chiến tranh nổ ra một lần nữa khi các vùng Armenia và Iberia nổi dậy chống lại sự thống trị của người Sassanid trong năm 571 AD, sau cuộc đụng độ có liên quan đến La Mã và Ba Tư proxy ở Yemen và sa mạc Syria, Roman đã đàm phán về một liên minh với người Turks – Thổ Nhĩ Kỳ để chống lại người Ba Tư. Justin II đưa Armenia vào sự bảo hộ của mình, trong khi quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của cháu trai của Justin – Marcianus đột kích vào Arzanene và xâm lược vùng Lưỡng Hà thuộc Ba Tư, nơi họ đánh bại các lực lượng địa phương. Sự bãi nhiệm bất ngờ vào Marcian và sự xuất hiện của quân đội Batư dưới sự thống lĩnh của vua Khosrau đã dẫn đến sự tàn phá của vùng Syria, sự thất bại của các cuộc bao vây của người La Mã vào Nisibis và sự sụp đổ của thành phố Dara. Với một khoản tiền nộp phạt 45.000 solidi, một thỏa thuận ngừng bắn một năm ở vùng Lưỡng Hà (cuối cùng kéo dài đến năm năm) đã được ký kết, nhưng ở vùng Caucasus và trên vùng biên giới sa mạc cuộc chiến vẫn tiếp tục. Năm 575, Khosrau I đã cố gắng kết hợp cuộc xâm lược ở Armenia vào cuộc thảo luận về một nền hòa bình vĩnh viễn. Ông đã tiến hành xâm lược vùng Anatolia và chiếm thành phố Sebasteia, nhưng sau một trận chiến ở gần Melitene quân đội Ba Tư đã bị thiệt hại nặng nề trong khi phải rút lui qua vùng Euphrates dưới những cuộc đột kích của quân La Mã.

Người La Mã khai thác tình trạng lộn xộn của ngươì Ba Tư, và tướng Justinian xâm chiếm sâu vào lãnh thổ Ba Tư và tập kích vào thành phố Atropatene. Vua Khosrau tìm kiếm hòa bình, nhưng ý tưởng này bị loại bỏ sau khi Tamkhusro ( tướng Batư ) giành được một chiến thắng ở Armenia, nơi mà các chiến dịch của La Mã bị xa lánh bởi cư dân địa phương. Mùa xuân năm 578 cuộc chiến tranh ở Lưỡng Hà lại tiếp tục với các cuộc tấn công của người Ba Tư vào lãnh thổ cuả La Mã. Tướng La Mã – Maurice trả đũa bằng cách đột kích vào vùng Lưỡng Hà của Ba Tư, chiếm thành lũy Aphumon và bao vây Singara. Khosrau lại một lần nữa phải mở các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng ông qua đời vào vào đầu năm 579 và người kế nhiệm ông Hormizd IV lại muốn tiếp tục chiến tranh.

Trong những năm 580, cuộc chiến vẫn tiếp tục bất phân thắng bại với chiến thắng ở cả hai phía. Năm 582, Maurice thắng một trận chiến ở Constantia trước Adarmahan và Tamkhusro, những người đã bị giết chết trong trận đánh, nhưng vị tướng La Mã đã không khuếch trương chiến thắng của mình mà ông vội vã quay về Constantinople để theo đuổi tham vọng lên ngôi báu của mình. Cũng vậy một chiến thắng nữa của La Mã tại Solachon năm 586 đã không thành công trong việc phá vỡ bế tắc.

Người Ba Tư chiếm được Martyropolis bơỉ sự phản bội trong năm 589, nhưng năm đó lại là năm bế tắc bị phá vỡ khi viên tướng Ba Tư – Bahram Chobin, bị sa thải và làm nhục bởi vua Hormizd IV, đã phát động một cuộc nổi loạn. Hormizd bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình vào năm 590 và được thay thế bởi con trai ông – Khosrau II, nhưng Bahram vẫn tiến quân và đánh bại Khosrau II, buộc ông này phải chạy trốn sang lãnh thổ La Mã, trong khi Bahram lên ngôi như là Bahram VI. Với sự hỗ trợ từ Maurice, Khosrau đã tạo nên một cuộc chiến chống lại Bahram và trong 591 kết hợp của các lực lượng ủng hộ ông này với người La Mã đã phục hồi ngai vị cho Khosrau II. Để đổi lấy sự giúp đỡ của người La Mã, Khosrau không chỉ trả lại Dara và Martyropolis mà cũng đồng ý nhượng lại nửa phía tây của Iberia và hơn một nửa vùng Armenia dưới sự kiểm soát của Ba Tư cho người La Mã.

Điểm cực đỉnh

Năm 602 quân đội La Mã trong các chiến dịch tại khu vực Balkan nằm dưới sự chỉ huy của Phocas, người đã thành công trong việc soán ngôi và sau đó giết chết Hoàng Đế Maurice cùng gia đình của ông ta. Khosrau II sử dụng cái chết của ân nhân của mình như là một cái cớ để gây chiến. Trong những năm đầu của cuộc chiến người Ba Tư giành được các thành công áp đảo chưa từng thấy. Họ đã được hỗ trợ bằng cách sử dụng hình ảnh của Khosrau như là con rể của Maurice và cuộc nổi dậy chống lại Phocas của Narses – tướng La Mã. Trong năm 603 Khosrau đã đánh bại và giết chết tướng La Mã Germanus ở vùng Lưỡng Hà và bao vây Dara. Thành phố Dara thất thủ sau 9 tháng bị bao vây. Trong những năm sau đó người Ba Tư dần dần vượt qua các thành phố pháo đài ở Mesopotamia bằng các cuộc vây hãm. Đồng thời họ đã giành một loạt chiến thắng tại Armenia trước sự thờ ơ của hệ thống các đơn vị đồn trú La Mã ở vùng Caucasus. Phocas bị lật đổ vào năm 610 bởi Heraclius, người đi thuyền đến Constantinople từ Carthage. Khoảng thời gian đó người Ba Tư đã hoàn thành cuộc chinh phục của họ ở vùng Lưỡng Hà và vùng Caucasus và trong năm 611 họ đã tràn vào Syria và Tiểu Á, chiếm Caesarea. Trục xuất được người Ba Tư khỏi Tiểu Á năm 612, Heraclius lại tiếp tục phát động một cuộc tấn công lớn vào Syria trong năm 613. Ông lạị bị đánh bại bên ngoài Antioch bởi Shahrbaraz và Shahin và các vị trí của La Mã lại sụp đổ. Trong thập kỷ sau người Ba Tư đã có thể chinh phục Palestine và Ai Cập và tàn phá Anatolia. Trong khi đó, người Avar và Slavs đã lợi dụng tình hình này để tràn ngập vùng Balkan, đưa đế chế La Mã đến bờ vực của sự hủy diệt

Trong những năm này, Heraclius ra sức xây dựng lại quân đội của mình, cắt giảm những chi phí phi quân sự, in thêm tiền tìm kiếm sự tài trợ của Giáo Hội cùng với sự ủng hộ của Patriarch Sergius, để tạo được các nguồn kinh phí cần thiết để tiếp tục chiến tranh. Năm 622, Heraclius rời thành phố Constantinople sau khi uỷ thác thành phố cho Sergius và tướng Bonus – người cũng là quan nhiếp chính của con trai ông ta. Ông tập hợp lực lượng của mình ở Tiểu Á và sau khi tiến hành hàng loạt các hoạt động để làm sống lại tinh thần của binh sỹ, ông đã phát động một cuộc tấn công mới mang tính chất của một cuộc thánh chiến. Tại Caucasus ông giáng đòn và đánh bại một đội quân Ả Rập đồng minh của người Ba Tư và sau đó giành được một chiến thắng trước người Ba Tư dưới sự chỉ huy của Shahrbaraz. Sau một thời gian tạm lắng tới năm 623, trong khi Heraclius đàm phán thỏa thuận ngừng chiến với người Avar, ông lại tiếp tục chiến dịch của mình ở phía Đông vào năm 624 và đánh bại một đội quân dẫn đầu bởi Khosrau tại Ganzak ở vùng Atropatene. Năm 625 ông đánh bại các tướng Batư – Shahrbaraz, Shahin và Shahraplakan ở Armenia và trong một cuộc tấn công bất ngờ cũng mùa đông đó ông đã đột kích vào sở chỉ huy của Shahrbaraz và tấn công vào quân đội của ông này tại nơi trú đông của họ. Được hỗ trợ bởi một đội quân Ba Tư dưới sự chỉ huy của Shahrbaraz, người Avar và Slavs tiến hành bao vây Constantinople nhưng không thành công trong năm 626, trong khi lần thứ hai quân đội Ba Tư dưới sự chỉ huy của tướng Shahin lại phải chịu một thất bại tan nát trước quân đội của Theodore – anh trai của Heraclius.

Trong khi đó, Heraclius thành lập một liên minh với nguời Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã lợi dụng sự suy giảm sức mạnh của người Ba Tư để tàn phá lãnh thổ của họ ở vùng Caucasus. Cuối năm 627, Heraclius đã phát động một cuộc tấn công trong mùa đông vào Lưỡng Hà, tại đây bất chấp việc quân Thổ Nhĩ Kỳ đi theo ông đào ngũ cả loạt, ông đánh bại người Ba Tư tại Trận Nineveh. Tiếp tục tiến về phía nam dọc theo sông Tigris, ông đánh chiếm một cung điện lớn của vua Khosrau tại Dastagird và ông chỉ bị cản trở không tấn công được thành phố Ctesiphon bởi các cầu trên con kênh Nahrawan bị phá hủy. Mất uy tín bởi hàng loạt những thất bại của mình, Khosrau bị lật đổ và giết chết trong một cuộc đảo chính do chính con trai của ông – Kavadh II tiến hành, người cùng một lúc chấp nhận các điều kiện hòa bình và đồng ý rút ra khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Heraclius đã phục hồi True Cross ( thánh giá có biểu tượng Chúa Kitô bị đóng đinh ) ở Jerusalem trong một buổi lễ hoành tráng vào năm 629. Đến đây thì cuộc chiến tranh La Mã – Ba tư kéo dài hơn 700 về cơ bản đã kết thúc.

Một số trận chiến kinh điển trong chiến tranh La Mã ( Byzantine) và Batư

Trận Carrhae

Trận Carrhae xảy ra trong năm 53 BC gần thị trấn Carrhae, đây là một trận đánh lớn giữa Đế quốc Parthia và Cộng hòa La Mã. Tướng Parthia – Spahbod Surena đánh bại một lực lượng xâm lược La Mã do Marcus Licinius Crassus chỉ huy. Đây là trận chiến đầu tiên trong vô số các trận chiến giữa La Mã và đế chế Ba Tư và là một trong những thất bại nghiêm trọng của La Mã trong lịch sử.

Crassus, một thành viên của Tam đầu chế đầu tiên (Crassus , Caesar và Pompey ) và người giàu có nhất tại Rome, đã bị thu hút bởi các viễn cảnh về sự vinh quang của các chiến thắng quân sự và sự giàu có nên đã quyết định xâm lược Parthia mà không được sự đồng ý chính thức của viện Nguyên Lão. Từ chối một đề nghị của nhà vua Armenia – Artavasdes II là hãy xâm lược Parthia qua ngả Armenia, Crassus cho quân đội của mình hành quân trực tiếp xuyên qua sa mạc Lưỡng Hà. Quân đội của ông đã giao chiến với lực lượng của Surena ở gần Carrhae, một thị trấn nhỏ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Mặc dù có số lượng ít hơn rất nhiều, kỵ binh của Surena hoàn toàn tỏ rõ rằng họ chiếm ưu thế trước bộ binh nặng La Mã, người Batư đã giết chết hoặc bắt giữ phần lớn các binh sĩ La Mã. Bản thân Crassus cũng đã thiệt mạng khi cuộc đàm phán ngừng chiến bị chuyển thành bạo lực. Cái chết của ông dẫn đến sự kết thúc của Tam đầu chế đầu tiên và kết quả là tao ra cuộc nội chiến giữa Julius Caesar và Pompey ( để xem ai chén được tài sản của bác mới toi).

Nền chính trị ở Rome

Cuộc chiến ở Parthia là kết quả của sự sắp xếp chính trị theo chiều hướng hai bên cùng có lợi cho Crassus, Pompeius Magnus và Julius Caesar – Cái gọi là Tam đầu chế đầu tiên ( ba thủ lĩnh quân phiệt La Mã bắt tay nhau để khống chế nền Cộng hòa). Trong tháng ba và tháng tư năm 56 trước Công nguyên, các cuộc họp đã được tổ chức tại Ravenna và Luca, trong tỉnh Cisalpine của Caesar ở xứ Gaul, để tái khẳng định sự hình thành của liên minh vốn đã bị suy yếu trong bốn năm trước đó. Họ đã nhất trí rằng bộ ba tam hùng chế vẫn tiếp tục ủng hộ và cung cấp các nguồn lực để bảo đảm rằng Caesar có thể kéo dài thêm việc cai trị xứ Gall ( muốn cai trị phải có binh lính, muốn có binh lính phải có tiền trả lương, muốn có tiền phải có tài trợ …) và gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới trong năm 55 TCN, với mục tiêu là một chức vụ đồng chấp chính quan lần thứ hai ( a second joint consulship ) cho Crassus và Pompeius. Các nhà lãnh đạo của tam đầu chế mở rộng quyền lực của phe nhóm của họ thông qua các biện pháp truyền thống: nắm lấy quân đội, sắp đặt các đồng minh chính trị vào trong nghị viện và nắm pháp luật để làm lợi cho các lợi ích của họ. Áp lực trong nhiều hình thức khác nhau đã được áp dụng cho các cuộc bầu cử: tiền, ảnh hưởng thông qua sự bảo trợ và tình bạn … và lực lượng gồm một nghìn lính được Publius – con trai của Crassus mang về từ xứ Gaul. Về cơ bản, mặc dù không phải là chắc chắn đến 100% phe tam hùng chế đã có được chức vụ đồng chấp chính quan. Các điều luật được thông qua bởi hộ dân quan Trebonius (lex Trebonia) cho phép chức chấp chính quan kéo dài năm năm, với Caesar được chấp chính ở xứ Gaul, Pompeius ở Tây Ban Nha, Crassus được sắp xếp ở Syria, dự định này sẽ là tiền đề cho cuộc chiến tranh với Parthia.

Marcus Crassus là một ngươì nổi tiếng giàu có khoảng sáu mươi tuổi, mắc bệnh khiếm thính khi ông bắt tay vào cuộc xâm lược Parthia. Theo các nguồn tin từ thời cổ đại, đặc biệt là nhà sử gia Plutarch thì ông này có bệnh tham lam và đây cũng là động lực của ông để lao vào cuộc chiến …Marcus Crassus là một ngươì nổi tiếng giàu có khoảng sáu mươi tuổi, mắc bệnh khiếm thính khi ông bắt tay vào cuộc xâm lược Parthia. Theo các nguồn tin từ thời cổ đại, đặc biệt là nhà sử gia Plutarch thì ông này có bệnh tham lam và đây cũng là động lực của ông để lao vào cuộc chiến. Sử gia La Mã Erich Gruen tin rằng mục đích của Crassus là làm phong phú thêm kho tàng của công vì ông ta không muốn bù đắp chúng bằng những tài sản cá nhân. Các sử gia hiện đại có xu hướng cho rằng sự ghen tị và cạnh tranh là động lực của ông ta vì danh tiếng trong quân ngũ của Crassus từ lâu đã phai mờ và luôn luôn thấp hơn so của Pompeius và thậm chí so với của cả Caesar sau 5 năm chiến tranh ở xứ Gaul. Thành tích quân sự chính của ông là đánh bại Spartacus gần 20 năm trước đó và trước đó nữa thì ông ta chỉ được thấy trong các hoạt động hạn chế, đáng chú ý nhất là Trận Colline Gate. Plutarch ghi chú rằng Caesar đã viết cho Crassus từ Gaul và bày tỏ sự ủng hộ kế hoạch xâm lược Parthia – một dấu hiệu cho thấy ông ta coi chiến dịch quân sự của Crassus là một sự bổ sung và không chỉ đơn thuần là một sự bổ sung riêng mình. Một yếu tố khác trong quyết định của Crassus xâm lược Parthia là sự dễ dàng dự đoán của chiến dịch. Các quân đoàn La Mã đã dễ dàng đè bẹp các đội quân chiếm ưu thế về số lượng của các cường quốc khác như Đông Pontus và Armenia và theo dự kiến của Crassus, Parthia sẽ là một mục tiêu dễ dàng.

Tuy nhiên Cicero cho thêm một yếu tố bổ sung: những tham vọng của Publius Crassus đầy tài năng, người đã chỉ huy các chiến dịch thành công ở xứ Gaul dưới sự thống lĩnh của Caesar. Trở về Rome như một sĩ quan cao cấp, Publius đã từng bước thiết lập sự nghiệp chính trị của riêng mình. Các nguồn thông tin từ Roman xem trận Carrhae không chỉ là một tai họa cho Rome và một ngày tủi nhục kỷ lục của Marcus Crassus, mà còn là một bi kịch của Publius Crassus với việc cắt đứt đi một sự nghiệp đầy hứa hẹn.

Một số người La Mã phản đối cuộc chiến chống Parthia. Cicero gọi đó là một cuộc chiến tranh nulla Causa (“Không có sự biện minh”), trên cơ sở Parthia đã có một hiệp ước hòa bình với Rome. Vị hộ dân quan Ateius Capito đưa ra sự phản đối mạnh mẽ và tiến hành một nghi thức không chính thức ở nơi công cộng như lời nguyền rủa trong lúc Crassus chuẩn bị khởi hành.

Mặc dù bị phản đối dữ dội và có những điềm xấu nghiêm trọng, Marcus Crassus vẫn rời Rome vào ngày 14 tháng 11 năm 55 trước Công nguyên. Publius Crassus gia nhập với ông ta ở Syria trong mùa đông năm 54-53 trước Công nguyên, mang cùng với anh ta hàng ngàn lính kỵ binh người Celtic từ xứ Gaul, những người trung thành với vị chỉ huy trẻ tuổi của họ cho đến chết.

Tập hợp quân đội cho cuộc chiến

Crassus đến Syria vào cuối năm 55 TCN và ngay lập tức sử dụng tài sản to lớn của mình để nuôi một đội quân. Ông tập hợp một lực lượng 35.000 bộ binh hạng nặng, 4,000 bộ binh hạng nhẹ và 4.000 kỵ binh, trong đó có 1.000 kỵ binh Ga líc mà Publius đã mang theo anh ta từ xứ Gaull. Với sự trợ giúp của người Hy lạp định cư ở Syria và hỗ trợ từ Artavasdes – vua của người Armenia, Crassus hành quân về Parthia. Artavasdes khuyên ông ta nên chọn một lộ trình đi qua Armenia để tránh sa mạc và đề nghị ông ta xin thêm tiếp viện, khoảng 16.000 kỵ binh và 30.000 bộ binh. Crassus từ chối lời đề nghị trên và quyết định chọn tuyến đường trực tiếp đi đến Mesopotamia và chiếm lấy các thành phố lớn trong khu vực này. Đáp lại, vua Parthia Orodes II cho chia nhỏ quân đội của mình ra và đích thân ông ta nắm lấy phần lớn quân đội, chủ yếu là lính bộ cung cùng với một số lượng nhỏ lính kỵ binh, để trừng phạt người Armenia và gửi phần quân đội còn lại của ông, gồm 9000 cung kỵ và 1.000 cataphract dưới sự chỉ huy của tướng Surena, để trinh sát và quấy rối quân đội của Crassus. Orodes chỉ muốn trì hoãn chứ không thể dự đoán rằng lực lượng của Surena với tỷ lệ dưới 1-3 sẽ có thể đánh bại Crassus.

Crassus được dẫn đường bởi thủ lĩnh Ả Rập – Ariamnes, người đã từng giúp đỡ Pompey trong các chiến dịch phía đông của ông ta. Crassus tin tưởng Ariamnes, nhưng thực tế ông này ( Ariamnes ) đã nhận tiền của người Parthia. Ông ta tư vấn rằng nên Crassus tấn công cùng một lúc, và đưa thông tin sai lệch rằng rằng người Parthia rất yếu và vô tổ chức. Sau đó ông ta dẫn quân của Crassus vào phần hoang vắng nhất của sa mạc, rất xa nguồn nước. Sau đó Crassus nhận được một tin nhắn từ Artavasdes, nói rằng lực lượng chính của Parthia đang ở Armenia và cầu xin ông ta giúp đỡ. Crassus bỏ qua tin nhắn này và tiếp tục tiến quân vào Lưỡng Hà. Ông ta đã gặp đội quân của Surena ở gần thị trấn Carrhae.

Diễn biến trận đánh 

Trận Carrhae là một trong những trận đánh tồi tệ nhất từng xảy ra trong thời kì của Nền Cộng Hòa La Mã và là trận mở đầu cho những cuộc chiến biên giới liên miên suốt ba thế kỉ giữa La Mã và đế chế Parthia. Trận đánh này cũng chứng minh rằng một chiến thuật khôn ngoan sẽ đem lại chiến thắng cho bên tham chiến yếu thế hơn.

Surena, tức Suren, tên thật là Eran Spahbodh Rustaham Suren- Pahlav. Ông là con trai của Arakhsh (hay Arash) và Massis, sinh năm 84 tr. CN. Surena được đề cập đến trong các nguồn tài liệu xưa của phương Tây cũng còn được biết với tên “Suren”- danh hiệu truyền đời của ông, tiếp tục xuất hiện rất nhiều trong lịch sử Iran tận thời các vương triều Sasanid. Plutarch (nhà sử học gốc Hi Lạp) đã mô tả Suren vĩ đại như sau :

” …Suren không phải là một người Parthia bình thường như những người khác. Ngoài việc ông sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và có vị trí chỉ đứng sau quân vương thì việc ông là người đầy lòng dũng cảm với sức mạnh, hình thể và vẻ đẹp ra sao cũng đã vượt xa những người Parthia thời ấy. Mỗi lần Suren làm một chuyến du ngoạn trên vùng đất quê hương, phải cần cả ngàn lạc đà để chở hành trang cho ông và hai trăm xe kéo dành riêng cho các nàng hầu. Đó là chưa kể đến việc ông luôn được một ngàn kị sĩ giáp nặng hộ tống cùng rất nhiều kị binh nhẹ diễu hành phía trước, nội tôi tớ và người hầu của ông cũng đã tạo thành đoàn người ngựa với con số lên đến mười ngàn. Suren còn được hưởng đặc ân cha truyền con nối là được quyền tự tay đặt mũ miện lên đầu nhà vua trong lễ phong vương.

Khi Orodes lên ngôi, ông ta đã cho giữ lại Suren bên mình- người sau đó đã chinh phục thành phố lớn Seleucia (trước đây thuộc đế chế Seleucus_Gladius chú giải) cho ông ta và cũng là người leo vào thành địch đầu tiên, hạ địch thủ bằng tay trần. Mặc dù vừa tròn 30 tuổi nhưng Suren là người có nhận thức mạnh mẽ và lời khuyên nhủ của ông luôn là tốt nhất. “

TRẬN CARRHAE (ngày nay là làng Harran, nằm phía bắc đồng bằng Mesopotamia)

Bộ máy phong kiến và phân quyền tồn tại trong đế chế Parthia đã giải thích tại sao dù đế chế này được thiết lập trên việc thôn tính các quốc gia khác và chịu sự đe dọa không ngừng bởi kẻ thù ở cả Đông và Tây nhưng nó vẫn không phục hồi được sức mạnh chinh phạt như dưới thời hoàng đế Mithradates II. Sau này Parthia thiên về thế phòng thủ. Cuộc chiến giữa Parthia và La Mã vì thế không do người Parthia khởi xướng, người đã phải chịu mất mát rất nhiều sau cuộc xâm lấn của Pompey hay nói cách khác chính là của La Mã. La Mã cho rằng họ được thừa hưởng di sản của Alexander Đại Đế nên đã liên tục chinh phạt các nước Hi Lạp nằm xa tận con sông Eupharates và còn có tham vọng đi xa hơn về phương Đông. Mang cho mình mục tiêu này, Marcus Lucinius Crassus- thành viên trong thể chế Tam Hùng (thể chế ba người đứng đầu gồm Crassus, Pompey và Caesar_Gladius chú giải) của La Mã đã tấn công Parthia năm 54 tr. CN.

I . ĐIỀU ĐỘNG QUÂN ĐỘI

Trận chiến quyết định sẽ diễn ra trên vùng đất của Parthia. Nhưng sức mạnh của hai phe mới quan trọng, quân số trội hơn nằm trong tay La Mã nhưng bù lại lính của họ không thích hợp giao chiến ở vùng quá bằng phẳng. Theo con số ghi chép đáng tin cậy của Plutarch thì “Crassus điều khiển một lực lượng gồm 7 binh đoàn, sức mạnh ước lượng khoảng 28,000 bộ binh hạng nặng”. Một số người ghi chép khác lại cho con số này lớn hơn. Bên La Mã còn huy động 4,000 kị binh (1/4 là kị sĩ xứ Gaul mượn từ Julius Caesar) và 4,000 bộ binh hạng nhẹ; như vậy họ có trong tay ít nhất 36,000 quân.

Quân đội bên Parthia được dẫn dắt dưới tay vị tướng Suren gồm 1,000 thương kị bọc giáp hay còn gọi là các “cataphract” ( gồm một tập hợp các kị binh dùng thương như vũ khí và cả người lẫn ngựa đều được bảo vệ bằng bộ giáp sáng dài, họ được đánh giá là loại kị binh đáng gờm nhất trong lịch sử cổ đại_Gladius chú giải). Các thương kị bọc giáp này là lực lượng làm nên nhóm chỉ huy, ngoài ra quân Parthia còn có 9,000 kị thủ (các kị binh bắn cung_Gladius chú giải) tạo nên lực lượng nòng cốt và 1,000 lạc đà vận tải để tiếp tế cung tên. Toàn bộ mọi chuyện đã được sắp đặt và tất cả họ đang di chuyển cao độ qua thời tiết sa mạc.

Việc Parthia huy động quân số ít và đặc biệt không có bộ binh khiến chiến thắng gần như nằm trong tay La Mã, nhưng có 2 điều đáng trách mà họ xem thường khi nghiên cứu quân đội Parthia :

_ Khả năng xuyên thủng của tên bắn từ các kị thủ Parthia không được người La Mã thừa nhận, có lẽ vì họ không biết loại cung được làm với kĩ thuật phức tạp này hiệu quả hơn cung nhẹ được dùng ở La Mã bấy giờ.

_ Quân La Mã cho rằng việc bắn cung liên tục sẽ sớm làm các kị thủ cạn kiệt tên, song họ đã lầm, lạc đà tiếp vận của Suren đã sẵn sàng cho những đợt chuyên chở bao cung mới đến chiến trường.

Dù đã tính toán sai lầm 2 điểm này, quân viễn chinh La Mã vẫn tin tưởng là sẽ hạ gục các kị sĩ Parthia. Đó là vì họ cũng còn chưa trải qua cái nắng nóng tháng sáu ở đồng bằng cát phẳng Mesopotamia- nơi họ sẽ giao chiến với một trong những quân đội dẻo dai nhất phương Đông và vũ khí của họ cũng không thể đối chọi với quân Parthia : khoảng cách phóng lao của bộ binh La Mã không xa, kị binh xứ Gaul chỉ trang bị giáo ngắn và ít giáp bảo vệ.

II . CUỘC HÀNH QUÂN THẢM HỌA

Trước khi hành quân, Crassus nhận được lời khuyên từ Artavasdes- vị vua xứ Armenia đồng minh rằng hãy dẫn quân qua những rặng núi nước ông để có thêm chỗ trú ẩn cho bộ binh và gây khó khăn cho kị binh Parthia (kị binh phát huy khả năng nhiều nhất khi giao chiến ở vùng trống_Gladius chú giải). Tuy nhiên, Crassus từ chối làm theo lời khuyên này vì lo lắng rằng quân của ông ta không hội được với quân La Mã chủ chốt bố trí trong khu làng ở Mesopotamia mùa trước. Sau khi băng sông Eupharates ở Zeugma, Crassus lại bác bỏ kế hoạch hành quân dọc con sông tới Babylon của sĩ quan Cassius (sĩ quan La Mã còn được gọi là legate hay legatus- người chịu trách nhiệm chỉ huy 1 binh đoàn hơn 5,000 người_Gladius chú giải).

Thay vào đó Crassus lại tin tưởng lời chỉ dẫn của một thủ lĩnh Tazi (Arab) có tên Ariamnes qua tài liệu của Plutarch, tên Abcar hay Abgar đối với một số nguồn tin khác và được một số tài liệu mô tả ông ta là người đứng đầu TP. Edessa. Theo như những ghi chép này, các nhà sử học ngờ rằng Ariamnes đã thông đồng với Suren để nhận đưa quân La Mã đi xa khỏi con sông mà thẳng tiến vào sa mạc, tự dẫn mình vào lực lượng chính của Suren chờ sẵn ở đó và khi cuộc chiến bắt đầu, Ariamnes sẽ tìm cớ thoái lui khỏi chiến trường.

III . DIỄN TIẾN CHIẾN DỊCH

1. Trận đánh ban đầu

Ban đầu quân La Mã chuẩn bị tiến vào cuộc đụng độ với hàng ngũ trải rộng nhưng sau đó Crassus ra lệnh dồn đội hình thành những cụm khối vuông khi vượt con sông Balissus (Balikh). Ông ta cũng đi ngược lại ý kiến của các sĩ quan, quyết định không hạ trại gần nguồn nước mà thúc quân lính băng nhanh qua nhánh sông với đằng xa kia thấp thoáng quân tiên phong Parthia. Sức mạnh trong đội hình chính lúc đầu được Suren giấu kín, nhưng rồi sét như đánh ngang tai người La Mã khi họ trông thấy kị binh hạng nặng của nhóm quân chỉ huy Parthia để lộ bộ giáp sáng bọc từ người đến ngựa và ánh mặt trời đang lấp lánh trên chiếc mũ kim loại của họ. Cuộc tấn công đầu tiên đến từ các thương kị bọc giáp của nhóm chỉ huy, dẫn đầu là thân hình cao to của tướng Suren trên yên ngựa. Khi thấy hàng ngũ của các binh đoàn La Mã không suy suyển, các kị thủ bắt đầu công việc bắn cung của họ mà sau đó trông giống một cuộc tàn sát hơn là một trận đánh.

2. Nghi binh

Như thường lệ, quân La Mã cố gắng chạy chữa điểm yếu của mình bằng việc kết hợp bộ binh nhẹ với kị sĩ xứ Gaul. Nhưng phương thức tạm thời này không có lợi khi họ đang phải chống lại đội kị binh tốt nhất thế giới. Các binh đoàn sớm bị áp đảo và bao vây, vì vậy Carssus buộc phải điều động con trai là Publius- đang chỉ huy một trong các cánh quân ngay lập tức dồn sức tấn công để nghi binh.

Publius dẫn đầu một cuộc tấn công với 1300 kị binh, 500 cung thủ và 8 đại đội bộ binh (10 đại đội hợp thành 1 binh đoàn_Gladius chú giải), tổng cộng khoảng 4,000 quân. Lúc này người Parthia cho rút lui phía trước quân của Publius nhưng khi các nhóm quân này bắt đầu rượt theo thì họ bị giãn đội hình đến rời rạc và bị bao vây trở lại, họ tìm cách kháng cự nhưng rồi rút lại dưới làn mưa tên. Cuộc tấn công của các thương kị khiến quân La Mã co cụm sát nhau lại và cũng dần tự dập tắt cơ hội chạy thoát thân. Mặc dù nhiều lính Gaul chộp lấy thương của các thương kị Parthia, tìm cách kéo ngã người cưỡi và chạy vòng dưới ngựa của kẻ thù để đâm vào bụng họ nhưng đó trông không hơn gì phương thức của những con người tuyệt vọng. Publius sớm bị loại khỏi vòng chiến và lực lượng còn lại của anh ta dồn đống lại kháng cự đến hơi thở cuối cùng. Vị chỉ huy trẻ người non dạ này đã nhờ người cầm giáp cho anh ta kết liễu mạng sống giúp mình, 500 tàn quân sống sót của Publius bị bắt làm nô lệ.

Trận nghi binh khốn khổ tạm thời làm giảm áp lực lên lực lượng chính của quân La Mã, nhưng mức độ thảm họa đối với họ đã trở nên rõ nét khi các kị binh Parthia quay về cùng với chiếc đầu của Publius treo nơi đầu giáo. Thế là đội hình chính phải cố thủ hết sức có thể suốt thời gian còn lại trong ngày dưới bụi mưa tên không ngớt lao vào.

3. Cuộc tháo chạy

Khi trời đã trở tối và các kị thủ Parthia không thể nhìn rõ đường bắn, họ tạm thời lui quân, để lại cho những người lính La Mã một đêm dài u uất, đau đớn vì thương tích sau trận đánh và lo liệu trước cuộc tiêu diệt cuối cùng vào sáng hôm sau. Trong khi Crassus đã hoàn toàn suy sụp trong khổ đau và tuyệt vọng thì hai cấp dưới của ông ta là Octavian và Cassius hèn nhát biết được lối thoát duy nhất của họ khỏi “ngày hôm sau” là rời khỏi đây ngay “tối hôm nay” và tìm nơi nương náu đằng tường thành của Carrhae. Họ lặng lẽ trốn khỏi trại quân trong đêm nhưng những người có thể đi được làm chậm bước chân họ và phần đông quân bị bỏ rơi đã đánh động cả trại bằng những tiếng gào khóc. Việc tháo quân lộn xộn trong đêm khiến quân đoàn La Mã rơi vào cảnh hỗn loạn. Một toán kị binh kịp đến được Carrhae lúc nửa đêm và cảnh báo viên chỉ huy chốt gác Coponius ở đó rằng Crassus sẽ chịu một cuộc đại chiến với quân Parthia trước khi thật sự rút quân qua sông Eupharates trở lại phương Tây. Trong khi đó, một đoàn tháo chạy khác gồm 2,000 quân dưới sự điều khiển của sĩ quan Vargunlius thì lạc đường trong đêm và bị nhóm quân Parthia đóng trại trên đồi bắt được, chỉ 20 người trong số đó thật sự thoát thân. Tại Carrhae, Coponius ngờ trước một tai họa tồi tệ nên đã ban lệnh nhập ngũ rồi dẫn số quân mới ra dẫn đường cho quân của Crassus vào trú trong thành phố.

4. Trận đánh cuối cùng

Bản thân Carrhae đã không đủ sức trụ qua một cuộc vây hãm dài, cả việc trông mong vào đợt tiếp viện từ bên ngoài cũng là không thể vì Crassus đã để toàn bộ lực lượng mạnh của ông ta lại tận miền Đông La Mã. Vị chỉ huy quyết định đột kích vòng vây ra ngoài vào đêm thứ hai để lưu chuyển quân đến nơi trú ngụ an toàn hơn trên các ngọn đồi nước đồng minh Armenia. Nhưng một lần nữa, Crassus theo sự chỉ dẫn của một người theo phe Parthia mà ông ta không biết là Andromachus_ người mà sau này thật sự được tưởng thưởng vì đã có công đuổi người La Mã khỏi Carrhae. Người ta kể lại rằng Andromachus đã dụ dẫn quân La Mã đi sai đường trong đêm nên khi rạng đông thì họ cách đích đến hơn 1 dặm. Trong khi đó, quan xuất nạp Cassius cùng 500 người ngựa bỏ chạy khỏi Carrhae đến nơi an toàn ở Syria bằng một con đường khác; còn sĩ quan Octavius theo một số chỉ dẫn đáng tin đến lánh nạn trên núi. Vào tảng sáng, quân của Crassus chiếm giữ được mỏm núi nối bởi một ngọn đồi với rặng núi chính. Khi Crassus bị tấn công, Octavius lại lật đật xuống hỗ trợ vị chỉ huy. Lúc này, Suren đi ngựa tiến lên phía trước cho phép thương lượng hòa bình và sẽ tha mạng cho quân La Mã. Không rõ là Crassus đã chấp nhận lời đề nghị này một cách tình nguyện hay chịu áp lực từ những quân sĩ đang khốn đốn của ông ta, chỉ biết rằng Crassus và Octavius đã chịu cùng một nhóm nhỏ đến gặp người Parthia. Họ đỡ Crassus khỏi lưng ngưa, ra hiệu dẫn ông ta đi điều đình nhưng Octavius nghi ngờ nhầm đó là trò gian trá nên chộp lấy dây cương ngựa và rút kiếm ra cho trận ẩu đả. Hỗn chiến diễn ra giữa hai bên, tất cả quân La Mã trong nhóm điều đình bị tàn sát, nhóm quân mất tướng còn lại đều đầu hàng hoặc bị đánh tan với rất ít người trốn thoát.

IV . KẾT CỤC

Như vậy, 20,000 quân viễn chinh bị giết, 10,000 bị bắt và bị đày đi lao động nặng nhọc ở Margiana xa xôi. Cuối cùng, chiến dịch Carrhae của La Mã đã kết thúc một cách đầy thảm họa, con sông Eupharates thì vẫn ngang nhiên đứng đó và trở thành ranh giới chắc chắn ngăn cách vùng đất giữa hai đế chế La Mã và Parthia.

Mặc dù đã khiến cho La Mã thất bại thảm hại nhưng người Parthia không hề dốc chút nỗ lực nào để xâm chiếm nước này. Sau trận Carrhae, người La Mã đã học cách sử dụng kị binh như thế nào từ người Parthia, cũng như người Parthia đầu tiên đến cao nguyên giới thiệu cải cách đó cho người Syria gần 1,000 năm trước, và kết quả của thất bại này là bằng chứng không thể chối cãi việc Parthia mạnh hơn La Mã.

Những chiến công của Suren vĩ đại đã tác động đến sự ghen tị nhỏ nhen của quân vương và ông bị xử tử không lâu sau trận Carrhae. Sau này, Iran không thể sản sinh được vị tướng nào tài giỏi hơn nữa và cũng vì điều đó mà khoảng cách và mối hiềm khích giữa hai dòng họ nhà Suren- Pahlav (của Suren) và dòng họ thống trị Ashkan (hoàng tộc) càng thêm gia tăng. Kết quả là nhà Suren- Pahlav đã giúp đỡ Ardeshir I- vua của các vì vua- nhà Sasan người Ba Tư lật đổ vương triều của Ashkan (thành lập vương triều Sasanid_Gladius chú giải)

Tin thêm về số phận 10.000 tù binh La Mã

Cuộc chiến cuối cùng cũng đã được cho là dẫn đến việc tạo ra tiếp xúc đầu tiên giữa người Trung Quốc -La Mã . Theo Pliny, trong năm 53 trước Công nguyên, sau khi thua tại trận Carrhae, 10.000 tù nhân La Mã được gửi đến Margiana để giúp bảo vệ biên giới phía đông của Đế chế Parthia. Nhà Hán – Trung Quốc sau đó chiếm khu vực này và các tù nhân La Mã có khả năng nằm trong số những người châu Âu đầu tiên trực tiếp đến Trung Quốc.

Theo nhà sử học Homer H. Dubs, cuối cùng thì một phần của quân đoàn này được tuyển làm lính đánh thuê cho người Xiongnu – Hung Nô ?. Họ tham chiến với người Trung Quốc trong Trận Zhizhi, tại đây họ lại bị bắt tù binh bởi người Trung Quốc và được chuyển đến làng Liqian, Quận Vĩnh Xương ???.

Chiến tranh Byzantine-Arab

Chiến tranh Byzantine-Arab là một loạt các cuộc chiến giữa Vương quốc Ả Rập Caliphates với Đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là Đế quốc Byzantine từ thế kỷ thứ 7 và thứ 12 AD. Cuộc chiến bắt đầu trong thời gian Cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo dưới sự bành trướng của Rashidun và Umayyad khalip và tiếp tục dưới hình thức một cuộc tranh chấp biên giới lâu dài cho đến cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Kết quả là, Đế chế Byzantine đã bị mất mát phần lớn lãnh thổ của nó.

Ngay khio chiến tranh Byzantine-Batư vừa kết thúc thì người Arab-Hồi giáo đã kéo quân vào tấn công các thành phố cuả Byzantine

Những xung đột ban đầu kéo dài từ năm 634-718, kết thúc với Cuộc vây hãm Constantinople lần thứ hai của người Ả Rập và kết quả là việc mở rộng nhanh chóng của đế quốc Ả Rập vào vùng Anatolia. Tuy nhiên các cuộc xung đột lại tiếp tục từ giữa thế kỷ thứ 9 đến năm 1169. Các cuộc xâm lược vào các lãnh thổ miền nam Ý ( lúc đó trong quyền kiểm soát của Đế quốc Byzantine) do lực lượng Abbassid tiến hành trong các thế kỷ 9 và 10 đã không thành công như ở Sicily. Tuy nhiên, dưới triều đại Macedonia, người Byzantine chiếm lại lãnh thổ trong vùng Trung cận động ( Levant ) bằng chính binh lực của họ, quân đội Byzantine thậm chí còn đe dọa chiếm lại phía nam Jerusalem. Tiểu vương quốc của Aleppo và các hàng xóm của nó đã trở thành chư hầu của Byzantine ở phía đông, nơi mà mối đe dọa lớn nhất là vương quốc Ai Cập Fatimid, cho đến khi sự nổi lên của người Seljuk ( người Thổ ) đã đảo ngược tất cả các trật tự và đẩy triều đình Abbassid vào sâu trong vùng lãnh thổ Anatolia. Sự kiện này dẫn đến việc Hoàng đế Byzantine Alexius I Comnenus yêu cầu một cách tuyệt vọng viện trợ quân sự từ Giáo hoàng Urban II tại Hội đồng Piacenza, đây được cho là một trong những sự kiện để bắt đầu cuộc Thập tự chinh đầu tiên.

Bối cảnh

Việc kéo dài và leo thang cuộc chiến Byzantine-Sassanid trong các thế kỷ thứ 6 và 7 làm cho cả hai đế chế đều chở nên kiệt sức và dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự xuất hiện đột ngột và sự mở rộng của người Ả Rập. Mặc dù khi cuộc chiến tranh với người Batư kết thúc với chiến thắng đã thuộc về Byzantine: Hoàng đế Heraclius đã lấy lại tất cả các lãnh thổ bị mất và phục hồi True Cross đến Jerusalem trong năm 629. Tuy nhiên, đế chế Byzantine đã không có bất kỳ cơ hội nào để phục hồi dù chỉ là một vài năm mà ngay lập tức họ đã bị tấn công bởi Người Ả Rập (Mới được thống nhất lại bởi đạo Hồi), mà theo nhà sử học Howard-Johnston, “chỉ có thể được ví như một cơn sóng thần được tạo nên bởi con người”. Theo nhà sử học George Liska thì ” cuộc xung đột kéo dài một cách không cần thiết giữa Byzantine-Ba Tư đã mở đường cho đạo Hồi”.

Trong những năm cuối của năm 620 Muhammad ( Đấng tiên tri của đạo Hồi) đã cố gắng chinh phục và thống nhất nhiều vùng Arabia hơn nữa vào sự cai quản của Hồi giáo và dưới sự lãnh đạo của ông thì cuộc giao tranh đầu tiên giữa Hồi giáo-Byzantine đã nổ ra. Chỉ một vài tháng sau khi Heraclius và Tướng thống lĩnh quân đội Ba Tư – Shahrbaraz nhất trí về các điều khoản cho việc rút quân đội Ba Tư từ tỉnh chiếm đoạt được ở phía đông của Byzantine vào năm 629, thì quân đội Ả Rập và Byzantine đã phải đối mặt nhau tại Mu’tah. Muhammad qua đời năm 632 và được kế tục bởi Abu Bakr, Lần đầu tiên Quốc vương Hồi giáo kiểm soát hoàn toàn toàn bộ bán đảo Ả Rập sau thành công của họ ở cuộc chiến Ridda, kết quả của sự hợp nhất này là sự ra đời của một nhà nước Hồi giáo hùng mạnh trên toàn bán đảo tiểu Á.

Theo lịch sử của người Hồi giáo, nhà tiên tri Muhammed, sau khi nhận được thông tin tình báo rằng lực lượng Byzantine đã tập trung ở phía Bắc- Arabia với ý định là sẽ xâm lược Arabia, ông này đã dẫn đầu một đội quân Hồi giáo tiến về phía bắc Tabouk ngày nay là Tây Bắc của Ả Rập Saudi, Với ý định tấn công trước vào quân đội Byzantine, tuy nhiên tin tức này đã được chứng minh là không đúng sự thật. Mặc dù đây không phải là một trận chiến theo nghĩa thông thường, tuy nhiên sự kiện này, nếu nó thực sự xảy ra, sẽ là vụ xung đột đầu tiên giữa người Ả Rập và Byzantine. Mặc dầu vậy, không có tài liệu nào của Byzantine ghi chép về đoàn quân viễn chinh tới Tabuk và rất nhiều các chi tiết chỉ đến từ nhiều nguồn tài liệu sau này của người Hồi giáo. Người ta tranh luận rằng nguồn tài liệu truyền thống của Byzantine chỉ đề cập đến trận đánh đầu tiên đó là trận Mu’tah năm 629, nhưng giả thuyết này không chắc đã hoàn toàn đúng. Các cuộc đụng độ đầu tiên có thể đã bắt đầu như là các xung đột với các quốc gia Ả Rập chư hầu của đế chế Byzantine và Sassanid: các vưong quốc Ghassanids và Lakhmids của Al-Hirah. Trong mọi trường hợp thì chắc chắn sau năm 634 người Hồi giáo Ả Rập đã theo đuổi một cuộc xâm lược toàn diện vào cả hai đế chế, dẫn đến các cuộc chinh phục của đạo Hồi vào các quốc gia Trung cận động, Ai Cập và Ba Tư cho. Các tướng lãnh thành công nhất của người Hồi giáo Ả Rập là Khalid ibn al-Walid và ‘Amr ibn al-‘As.

Người Ả Rập chinh phục Syria của La Mã năm 634-638

Tại Trung Đông, quân đội xâm lược của Rashidun bị chặn đánh bởi quân đội Byzantine bao gồm quân triều đình cũng như quân địa phương. Theo các sử gia Hồi giáo thì người Monophysite và Người Do Thái ở Syria hoan nghênh những kẻ xâm lược Ả Rập vì họ bất mãn với sự cai trị của triều đình Byzantine. Các bộ tộc Ả Rập cũng đã có mối quan hệ có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa và họ hàng với công dân của Syria, những người chủ yếu là Ả Rập Fertile Crescent.

Rủi thay lúc này Hoàng đế La Mã Heraclius lại bị ốm và không thể đích thân dẫn quân đội của mình để chống lại những cuộc chinh phục của người Ả Rập vào Syria và Palestine trong 634. Trong một trận chiến ở gần Ajnadayn vào mùa hè năm 634, quân đội của quốc vương Hồi giáo Rashidun đã có được một chiến thắng quyết định. Sau chiến thắng của họ tại Fahl, lực lượng Hồi giáo chinh phục Damascus trong năm 634 dưới sự chỉ huy của Khalid ibn Walid. Phản ứng của Byzantine thu thập một số lượng tối đa quân đội thường trực dưới sự chỉ huy của các sỹ quan chủ chốt, bao gồm cả Theodore Trithyrius và Vahan – viên tướng người Armenia, để đẩy người Hồi giáo ra khỏi vùng lãnh thổ mà họ vừa chiếm được. Tuy nhiên tại Trận Yarmouk năm 636, người Hồi giáo, đã nghiên cứu địa hình chiến trường một cách kỹ càng và thu hút người Byzantine vào một trận chiến ở địa hình dốc, loại địa hình mà người Byzantine thường tránh né và vào một loạt các cuộc tấn công tốn kém, trước khi chuyển qua các thung lũng sâu và vách đá để vào một cái bẫy thảm khốc chết người. Lời cảm thán của Heraclius trước khi khởi hành từ Antioch đi Constantinople (theo sử gia Al-Baladhuri ở thế kỷ 9), là thể hiện sự thất vọng của ông: “Hòa bình đến với ngươi, Ô Syria, và đất nước tuyệt vời này lại phải để lại cho kẻ thù!” Các tác động của việc mất mát Syria tới Byzantine được minh họa bởi Joannes Zonaras : “… kể từ đó [sau sự sụp đổ của Syria] người Ishmaelite ( người Hồi giáo ) đã không ngừng đua nhau xâm lược và cướp bóc toàn bộ lãnh thổ của người La Mã “.

Trong tháng Tư năm 637, người Ả Rập sau một cuộc bao vây kéo dài đã chiếm được Jerusalem, trước sự đầu hàng của Patriarch Sophronius. Vào mùa hè năm 637, người Hồi giáo chinh phục Gaza và trong thời gian này chính quyền Byzantine ở Ai Cập và Lưỡng Hà phải mua một thỏa thuận ngừng chiến tốn kém, kéo dài ba năm đối với Ai Cập và một năm đối với Lưỡng Hà. Thành phố Antioch đã thất thủ trước các đội quân Hồi giáo vào cuối năm 637 và sau đó những người Hồi giáo chiếm đóng toàn bộ miền bắc Syria, ngoại trừ vùng Lưỡng Hà, nơi mà họ chấp nhận một thỏa thuận ngừng chiến một năm. Khi thỏa thuận ngừng chiến này hết hạn vào năm 638-639, người Ả Rập tràn vùng Mesopotamia và Armenia của Byzantine và chấm dứt các cuộc chinh phục vào Palestine bằng việc công phá Caesarea Maritima và thực hiện cú chinh phục cuối cùng của họ vào thành phố Ascalon. Tháng 12 năm 639, người Hồi giáo rời khỏi Palestine để tiến hành xâm lược Ai Cập vào đầu năm 640.

Cuộc chinh phục của người Arab vào Ai Cập và Cyrenaica

Vào thời gian Heraclius qua đời, phần lớn lãnh thổ Ai Cập đã bị mất và năm 637-638 toàn bộ Syria đã nằm trong tay của quân đội Hồi giáo. Một đội quân 3,500-4,000 người dưới sự chỉ huy của tướng Amr ibn al-A’as đầu tiên tràn vào Ai Cập từ Palestine vào cuối năm 639 hoặc đầu năm 640. Ông đã dần dần có thêm quân tiếp viện, đặc biệt là 12.000 binh sĩ do Al-Zubayr chỉ huy. Đầu tiên ‘Amr bao vây và chinh phục Babylon, và sau đó tấn công Alexandria. Người Byzantine bị chia rẽ và sốc bởi sự mất mát đột ngột của rất nhiều lãnh thổ, đã chấp nhận từ bỏ thành phố vào tháng Chín năm 642. Sự sụp đổ của Alexandria đã chấm dứt sự kiểm soát của Byzantine ở Ai Cập và cho phép người Hồi giáo tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công quân sự của họ vào Bắc Phi, giữa năm 643-644 ‘Amr hoàn thành cuộc chinh phục Cyrenaica. Uthman kế thừa Caliph Umar sau khi ông này chết.

Trong suốt triều đại của ông ( Uthman ) trong một thời gian ngắn hải quân Byzantine giành lại được Alexandria trong năm 645, nhưng lại bị mất nó một lần nữa trong năm 646 ngay sau Trận Nikiou. Lực lượng Hồi giáo đã đột kích vào Sicily trong năm 652, trong khi các đảo Cyprus và Crete năm 653. Theo các sử gia Ả Rập, người Ai Cập địa phương theo Christian đã hoan nghênh người Ả Rập cũng như người ở Monophysites và ở Jerusalem. Việc mất mát của những tỉnh này đã tước đoạt các nguồn cung cấp lúa mì cho Byzantine, từ đó gây ra tình trạng thiếu lương thực trên toàn Đế chế và làm suy yếu quân đội của nó trong những thập kỷ tiếp theo.

Cuộc chinh phục của các lãnh thổ còn lại của Byzantine tại Bắc Phi

Năm 647, một đội quân Ả Rập do Abdallah ibn al-Sa’ad chỉ huy xâm lược phần còn lại của châu Phi thuộc Byzantine. Tripolitania bị chinh phục, tiếp theo là Sufetula, 150 dặm (240 km) về phía nam của Carthage, và viên thống đốc cùng với Gregory – Hoàng đế tự phong ở châu Phi đã bị giết. Đội quân mang đầy chiến lợi phẩm của Abdallah quay lại Ai Cập năm 648 sau khi Gennadius – người kế vị của Gregory, hứa hẹn sẽ cống nộp họ hàng năm khoảng 300.000nomismata.

Sau một cuộc nội chiến trong đế quốc Ả Rập, triều đại Umayyads lên nắm quyền dưới sự cai trị của Muawiyah I. Dưới triều đại Umayyads cuộc chinh phục các lãnh thổ còn lại còn lại của Byzantine ở Bắc Phi đã hoàn tất và người Ả Rập đã có thể di chuyển trên phần lớn vùng Maghreb, xâm nhập vào Tây Ban Nha của người Visigothic qua Eo biển Gibraltar, dưới sự chỉ huy của Tariq ibn-Ziyad – tướng người Berber. Nhưng sự kiện này chỉ xảy ra sau khi họ đã phát triển được một lực lượng hải quân của riêng mình và họ đã chinh phục và phá hủy thành lũy của Byzantine ở Carthage vào giữa các năm 695-698. Những mất mát của châu Phi có nghĩa là ngay lập tức quyền kiểm soát của Byzantine ở phía Tây Địa Trung Hải bị thách thức bởi một hạm đội mới và mở rộng của người Ả Rập hoạt động từ Tunisia.

Muawiyah ( vua Arab triều đại Umayyad ) bắt đầu củng cố các lãnh thổ Ả Rập từ Biển Aral đến biên giới phía tây của Ai Cập. Ông đặt một thống đốc tại al-Fustat – Ai Cập, và phát động các cuộc tấn công vào Anatolia trong năm 663. Sau đó từ năm 665-689 tiếp tục một chiến dịch mới ở Bắc Phi để bảo vệ Ai Cập ” trước các cuộc tấn công từ bên cánh của Byzantine, xuất phát từ Cyrene” Một đội quân Ả Rập gồm 40.000 chiến binh đã chiếm Barca và đánh bại 30.000 lính Byzantine.
Một đội tiên phong gồm 10.000 lính Ả Rập dưới sự chỉ huy của Uqba ibn Nafi tiến từ Damascus. Năm 670, Kairouan nay là Tunisia được thành lập như là một căn cứ để tiến hành các cuộc xâm lược xa hơn nữa; Kairouan trở thành thủ phủ của tỉnh Hồi giáo Ifriqiya và là một trong những trung tâm chính của văn hóa Hồi giáo-Arab thời Trung cổ. Sau đó ibn Nafi ” tiến vào trung tâm của đất nước, đi ngang qua vùng hoang dã, mà sau đó người kế nhiệm ông dựng lên những thủ đô Fes và Morocco tráng lệ và xâm nhập vào bên bờ của Đại Tây Dương và sa mạc Vĩ đại. Trong cuộc chinh phục của ông về phía Maghreb, ông đã chiếm các thành phố ven biển Bugia và Tingi, tràn ngập những nơi từng là tỉnh Mauretania Tingitana của La Mã tại đây cuối cùng ông đã dừng lại. Như sử gia Luis Garcia de Valdeavellano đã giải thích:

” Trong cuộc đấu tranh của họ chống lại người Byzantine và người Berber, các thủ lĩnh người Ả Rập đã mở rộng rất nhiều lãnh địa thuộc châu Phi của họ và vào đầu năm 682 Uqba đã đến tới bờ Đại Tây Dương, nhưng ông đã không thể chiếm được Tangier, vì vậy ông đã buộc phải quay trở lại về phía Atlas Mountains bởi một người đàn ông sau này trở nên nổi tiếng trong lịch sử và truyền thuyết như Count Julian. ( bị Count Julian, một tướng người Kitô giáo đánh bại nên phải quay về )”

Người Ả rập tấn công vào Tiểu Á và cuộc vây hãm vào Constantinople

Khi đợt thủy triều đầu tiên của các cuộc chinh phục của người Hồi giáo ở vùng Cận Đông rút xuống và một vùng biên giới khá ổn định giữa hai Đế chế được thiết lập, một khu vực rộng, không sở hữu bởi Byzantine hay người Ả Rập và hầu như bỏ hoang (được biết đến trong tiếng Ả Rập là al-Ḍawāḥī và tiếng Hy Lạp như là τὰ ἄκρα, ta akra ” vùng đất bên ngoài “) xuất hiện ở Cilicia, tương tự như vậy ở phía nam là các dãy núi Taurus và Anti-Taurus, để lại Syria cho Hồi giáo và vùng Cao nguyên Anatolia trong tay người Byzantine. Cả hoàng đế Heraclius và Caliph ‘Umar (R. 634-644) theo đuổi một chiến lược hủy diệt ở khu vực này, cố gắng để biến nó thành một rào cản có hiệu quả giữa hai Đế quốc.

Tuy nhiên, Quốc vương Hồi giáo vẫn toan tính cho một cuộc chinh phục hoàn toàn vào Byzantine và đặc biệt thành phố Constantinople là mục tiêu cuối cùng của họ. Cả thống đốc của Syria và sau đó là khalip Muawiyah I (R. 661-680) là động lực của các nỗ lực Hồi giáo chống lại Hy Lạp, đặc biệt là sáng tạo của ông về một hạm đội đã thách thức hải quân Byzantine và đột kích các đảo và bờ biển Byzantine. Thất bại gây sốc của hạm đội hải quân Đế chế trước hạm đội non trẻ của người Hồi giáo trận chiến Cột Buồm – Battle of the Mast trong năm 655, trận chiến này có tầm quan trọng: nó mở ra Địa Trung Hải, cho đến lúc đó vẫn là một “vùng hồ sân sau của người La Mã “, thành vùng mở rộng của người Ả Rập và bắt đầu một chuỗi dài xung đột hải quân nhiều thế kỷ để kiểm soát các tuyến đường thủy ở Địa Trung Hải. Muawiyah cũng bắt đầu các cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên vào vùng Anatolia từ năm 641. Những cuộc viễn chinh nhằm cướp bóc và suy yếu đồng thời giữ chân người Byzantine ở trong vùng vịnh, cũng như trả đũa các cuộc tấn công tương tự của người Byzantine, cuối cùng trở thành chiến thuật cố định trong chiến tranh Byzantine-Ả Rập trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Về phía người Hồi giáo, chúng cũng trở thành một phần củachiến tranh Hồi giáo lặp đi lặp lại và nhanh chóng trở được tiến hành một cách thường xuyên: các cuộc viễn chinh 1-2 mùa hè ( ṣawā’if, ṣā’ifa) đôi khi đi kèm với một cuộc tấn công hải quân và / hoặc sau chuyến viễn chinh mùa đông (shawātī). Các cuộc viễn chinh mùa hè thường bao gồm hai vụ tấn công riêng biệt, các “cuộc viễn chinh ở cánh trái” (al-ṣā’ifa al-yusrā/al-ṣughrā) được tiến hành từ phía Bắc Syria (từ đầu thế kỷ thứ 8 vào Cilicia) và bao gồm chủ yếu là quân đội ở Syria và ” cuộc viễn chinh ở cánh phải” thường lớn hơn (al-ṣā’ifa al-yumnā/al-kubrā) được phát động từ Malatya và bao gồm quân đội ở Lưỡng Hà. Các cuộc tấn công cũng chủ yếu giới hạn trong các vùng biên giới và vùng cao nguyên miền Trung Anatolia, và hiếm khi đạt đến ngoại vi vùng duyên hải, nơi mà Byzantine tăng cường rất nhiều binh lực.

Sự bùng phát Nội chiến của người Hồi giáo trong năm 656 đã tạo ra một thời gian tạm nghỉ quý giá cho Byzantine, mà Hoàng đế Constans II (R. 641-668) sử dụng để tăng cường phòng thủ của mình, mở rộng và củng cố kiểm soát của ông đối với Armenia và quan trọng nhất, bắt đầu một cuộc cải cách có hiệu lực lâu dài vào quân đội: việc thành lập themata ( các quận của Byzantine ) vùng lãnh thổ lớn ở Anatolia và các lãnh thổ tiếp giáp còn lại thuộc về đế quốc bị chia cắt thành các themata. Quân đội được định cư trong các themata hình thành xương sống của hệ thống phòng thủ của Byzantine trong nhiều thế kỷ tới. này, và binh lính được giao đất để trả công cho sư phục vụ của họ.

Sau chiến thắng của ông trong cuộc nội chiến, Muawiyah tung ra một loạt các cuộc tấn công vào các vùng lãnh thổ mà Byzantine nắm giữ ở châu Phi, Sicily và phương Đông. Vào năm 670, hạm đội Hồi giáo đã thâm nhập vào Biển Marmara và trú đông tại Cyzicus. Bốn năm sau, một hạm đội Hồi giáo lớn xuất hiện trở lại Marmara và tái lập một căn cứ tại Cyzicus, từ đó họ đột kích các bờ biển của Byzantine. Cuối cùng, năm 676, Muawiyah gửi một đội quân để tấn công Constantinople từ đất liền, đây là cuộc vây hãm đầu tiên của người Ả Rập vào thành phố. Tuy nhiên Constantine IV (R. 661-685) đã sử dụng một loại vũ khí tàn phá mới được biết đến như là “Lửa Hy Lạp”, phát minh bởi một người Kitô tị nạn từ Syria tên là Kallinikos của xứ Heliopolis, để đánh bại một cách quyết định các lực lượng hải quân của Umayyad trong Biển Marmara, Kết quả là đã phá bỏ được cuộc bao vây trong năm 678. Hạm đội của người Hồi giáo lúc quay trở về bị thiệt hại hơn nữa do một cơn bão, trong khi bộ binh bị mất nhiều người bởi các đội quân của các themạta tấn công họ trên con đường họ rút lui.

Đê tiêu diệt hạm đội của người Arab, người Byzantine có một vũ khí cực kỳ khủng khiếp, đó là lửa Hy Lạp-loại lửa này có đặc điểm là càng gặp nước càng cháy to ( có điểỉm gì đó giống với Hỏa hổ của quân Tây sơn ở nước ta tại thế kỷ 18/ 19

Trong số những người thiệt mạng trong cuộc bao vây có Eyup, người đạo tỳ của Muhammed và là đồng hành cuối cùng của ông ta, với người Hồi giáo ngày nay, ngôi mộ của ông ( Eyup ) được xem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất ở Istanbul. Chiến thắng của Byzantine trước quân xâm lược Umayyad đã chặn đứng được việc mở rộng Hồi giáo vào Châu Âu trong gần ba mươi năm.

Cơ chế hoạt động của loại vũ khí lửa Hy Lạp, các loại hóa chất nguyên liệu ( đến ngày nay người ta cong chưa thể biết đích xác 100 là những hóa chất gì) được trộn trong một bình và được đun nóng bằng lửa. Chiến đấu các hóa chất này được phun sang tầu địch bằng một chiếc bơm được làm bằng da và gỗ ( giống như ở bễ lò rèn), luồng hóa chất này ch chạy qua một chiếc ống đồng và phóng ra ngo có một người đứng ngoài châm đóm vào luồng hóa chất làm nó bốc cháy trước khi bắn vào tầu địch.

Những hậu quả tiếp sau thất bại tại Constantinople là sự bất hạnh lớn trên toàn đế chế Hồi giáo vĩ đại. Như Gibbon viết, ” vị vua Alexander của người Hồi giáo, người khao khát thế giới mới, đã không thể bảo vệ được kết quả cuả các cuộc chinh phục gần đây của mình. Vì sự đào ngũ hàng loạt của người Hy Lạp và châu Phi, ông ta chỉ thu hồi được vùng đất bên bờ Đại Tây Dương..” quân đội của ông được chỉ định để đàn áp những cuộc nổi loạn, và trong một trận chiến như vậy ông đã bị bao vây bởi các phần tử nổi loạn và bị giết. Sau đó, thống đốc thứ ba của châu Phi, Zuheir, bị lật đổ bởi một đội quân hùng mạnh, được gửi từ Constantinople bởi Constantine IV để chiếm lại Carthage. Trong khi đó, một cuộc nội chiến thứ hai của người Ả Rập cũng đã đang diễn ra ở Arabia và Syria kết quả là một loạt bốn khalip nữa bị giết sau cái chết của Muawiyah năm 680 và Abd al-Malik lên ngôi vào năm 685 và tiếp tục cho đến năm 692 với cái chết của nhà lãnh đạo phiến quân.

Cuộc chiến Saracen của Justinian II (R. 685-695 và 705-711), hoàng đế cuối cùng của nhà Heraclian “Phản ánh sự hỗn loạn chung của thời đại”. Sau một chiến dịch thành công ông đã thực hiện một thỏa thuận ngừng chiến với người Ả Rập, đồng ý về sở hữu chung các xứ Armenia, Iberia và Cyprus, Tuy nhiên, bằng cách loại bỏ đi 12.000 người Christian Mardaites từ vùng đất của họ ở Lebanon, ông đã loại bỏ một trở ngại lớn đối với người Ả Rập tại Syria ( đây gọi là tự tay bóp cà) và trong năm 692, sau thảm họa Trận Sebastopolis, người Hồi giáo xâm-lược và chiếm toàn bộ Armenia. Bị lật đổ vào năm 695, cùng với việc thất thủ Carthage năm 698, Justinian trở lại cầm quyền năm 705-711. Lần trị vì thứ 2 của ông được đánh dấu bằng chiến thắng của người Ả Rập ở Tiểu Á và những bất ổn. Theo đồn đại thì ông ta ra lệnh cho vệ binh của mình hành hình đơn vị duy nhất không bỏ rơi ông ta sau một trận chiến, để ngăn chặn họ đào ngũ trong trận kế tiếp.

Lần phế ngôi Justinian đầu tiên và thứ hai theo sau bởi những rối loạn nội bộ, với các cuộc nổi dậy liên tiếp và hoàng đế ít hiểu biết về luật pháp và không có sự hỗ trợ. Trong điều kiện này, Umayyads hợp nhất kiểm soát của họ vào vùng Armenia và Cilicia, và bắt đầu chuẩn bị một cuộc tấn công mới vào Constantinople. Ở Byzantine, tướng Leo của Isaurian (R. 717-741) chỉ mới chiếm được ngôi vị vào năm tháng 3 năm 717, khi quân đội lớn của người Hồi giáo dươi sự chỉ huy của hoàng tử nổi tiếng và viên tướng của Umayyad – Maslamah ibn Abd al-Malik bắt đầu di chuyển về phía kinh đô. Quân đội và hải quân của Quốc vương Hồi giáo, được chỉ huy bởi Maslamah, có số lượng lên đến 120.000 người, 1.800 tàu theo các nguồn khác nhau. Bất cứ con số thực tế là như thế nào, đây là một lực lượng rất lớn, lớn hơn nhiều so với quân đội của Đế quốc Byzantine. Rất may cho Hoàng Đế Leo và Đế chế, chiếc tường thành hướng ra biển của thành phố Constantinople vừa mới được sửa chữa và tăng cường. Ngoài ra, Hoàng đế vừa mới ký kết một liên minh với hãn Bulgar Tervel, người đồng ý sẽ quấy nhiễu phía sau của quân xâm lược.

Từ năm 717 đến năm 718, thành phố bị bao vây từ phía đất liền và phía biển bởi người Hồi giáo, và họ đã cho xây dựng một hệ thống chiến hào, công sự quy mô ở phía đất liền để cô lập thành phố. Họ cũng nỗ lực để hoàn tất việc phong tỏa bằng đường biển nhưng đã không thành công khi hải quân Byzantine sử dụng lửa Hy Lạp để chống lại họ, hạm đội của Ả Rập phải lùi ra các bức tường thành phố, làm cho người Byzantine nối lại được các tuyến đường cung cấp cho Constantinople, Bị buộc phải kéo dài cuộc bao vây sang mùa đông, đội quân bao vây bị thương vong một cách khủng khiếp từ cái lạnh và thiếu cung cấp. Vào mùa xuân, quân tiếp viện mới được gửi đến bởi vị khalip mới – Umar ibn Abd al-Aziz (R. 717-720), bằng đường biển từ châu Phi và Ai Cập và trên đất qua Tiểu Á. Các thủy thủ đoàn của các hạm đội mới chủ yếu là người Kitô giáo ( vì lúc này người Arab vẫn chỉ quen du mục ), đã bắt đầu đào ngũ với số lượng lớn, trong khi các lực lượng trên bộ bị phục kích và đánh bại tại Bithynia. Khi nạn đói và bệnh dịch hạch tiếp tục tấn công vào doanh trại của người Ả Rập, cuộc bao vây đã phải chấm dứt vào ngày 15 tháng 8 năm 718. Lúc hạm đội Ả Rập quay trở về họ đã phải chịu đựng thêm các tổn thất thêm do các cơn bão và một ngọn núi lửa ở Thera phun trào.

Các cuộc xung đột sau đó

Làn sóng đầu tiên của cuộc chinh phục Hồi giáo đã kết thúc với cuộc vây hãm Constantinople năm 718, và mặc dù các cuộc xung đột sau đó tiếp tục đến tận thế kỷ 11, những cuộc chinh phục của người Ả Rập bắt đầu chậm lại. Một biên giới thường xuyên trên bộ được thiết lập dọc theo sườn phía đông của vùng Anatolia, chủ yếu là để tăng cường phòng thủ từ cả hai phía. Người Ả Rập tiếp tục các cuộc tấn công vào vùng Anatolia cuả Byzantine một cách thường xuyên trong tương lai, nhưng thực chất chúng không còn là những cuộc chinh phục nữa. Byzantine dần dần chuyển sang thế tấn công, và thu hồi được nhiều vùng lãnh thổ trong thế kỷ thứ 10, tuy nhiên sau năm 1071 họ lại bị mất những vùng lãnh thổ này vào tay người Seljuk Turk ( Thổ nhĩ kỳ).

Umayyad đổi mới kiểu đột kích và bắt đầu Iconoclasm

Sau thất bại trong việc công chiếm Constantinople năm 717-718, trong một thời gian Umayyad chuyển hướng sự chú ý của họ sang nơi khác, cho phép Byzantine thực hiện một loạt các cuộc tấn công để chiếm lại quyền kiểm soát ở Armenia. Tuy nhiên từ năm 720/721 quân đội Ả Rập lại tiếp tục cuộc tấn công của họ vào Đế quốc Byzantine Anatolia, mặc dù bây giờ họ không còn mục là tiêu chinh phục, nhưng các cuộc tấn công vẫn diễn ra với quy mô khá lớn, với mục đích là cướp bóc và tàn phá các vùng nông thôn và chỉ thỉnh thoảng mới tấn công vào các pháo đài hoặc các khu định cư lớn. Để giải đáp cho cuộc xâm lược kiểu mới của người Ả Rập và một chuỗi các thảm họa tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa đảo Thera, , Hoàng đế Leo III nhà Isaurian kết luận rằng đế quốc đã mất đi quyền lợi thiêng liêng. Vào năm 722 ông đã cố gắng ép buộc người Do Thái trong Đế chế phải chuyển đổi tín ngưỡng của họ nhưng ngay sau đó ông bắt đầu chuyển sự chú ý của mình đến các biểu tượng của sự tôn kính mà một số giám mục đã xem như là sự sùng bái. Năm 726, Leo công bố một sắc lệnh lên án việc lợi dụng các biểu tượng và ông ngày càng lên tiếng chỉ trích các iconophiles ( sự sùng kính các biểu tượng), cho đến khi ông chính thức lệnh cấm vẽ các nhân vật tôn giáo trong một hội đồng tòa án ở năm 730. Quyết định này gây nên sự phản đối lớn từ người dân và nhà thờ, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng, mà Leo đã không cần quan tâm. Theo lời của Warren Treadgold: “Ông thấy không cần phải tham khảo ý kiến cuả nhà thờ và dường như ông đã bị ngạc nhiên bởi thấy sự phản ứng sâu, rộng và phổ biến của phe đối lập mà ông gặp phải”. Cuộc tranh cãi làm suy yếu Đế chế Byzantine và là một yếu tố quan trọng trong sự ly khai giữa Giáo trưởng của Constantinople và Giám mục Rome.

Từ năm 750 và 770, Constantine đã phát động một loạt các chiến dịch phản công chống lại người Ả Rập và Bulgars trong một nỗ lực để đảo ngược tình hình nhưng đã phải chịu rất nhiều tổn thất.

Các cuộc nội chiến xảy ra trong đế quốc Byzantine thường có sự hỗ trợ của người Ả Rập. Với sự hỗ trợ của Caliph Al-Ma’mun – Người Ả Rập, một cuộc nổi loạn được dấy lên bởi Thomas the Slav và chỉ trong vài tháng, chỉ có hai themata ở Tiểu Á là vẫn trung thành với Hoàng đế Michael II. Khi người Ả Rập chiếm Thessalonica – thành phố lớn thứ hai của đế quốc, nó đã nhanh chóng bị chiếm lại bởi người Byzantine. Cuộc bao vây của Thomas vào Constantinople năm 821 đã không vượt qua đươc bức tường thành phố, và ông này đã buộc phải rút lui

Hoàng đế Michael II đấu với Caliph Al-Ma’mun

Giữa 780 và 824, người Ả Rập và Byzantine chuyển sang thế xung đột qua lại ở vùng biên giới, với các cuộc tấn công của người Ả Rập vào Anatolia nhận được trả lời bằng các cuộc tấn của Byzantine để “lấy đi” các thần dân Kitô giáo đã khuất phục của vương quốc Hồi giáo Abbasid và định cư họ ở các cánh đồng tại vùng Anatolia để tăng dân số (và do đó cung cấp cho Đế quốc nhiều nông dân và binh sĩ hơn nữa ). Tuy nhiên tình hình đã thay đổi với sự gia tăng quyền lực của Michael II trong 820. Buộc phải đối phó với quân đội nổi loạn của Thomas the Slav, Michael chỉ có một ít quân dự trữ để chống lại một cuộc xâm lược nhỏ của Ả Rập gồm 40 tàu và 10.000 lính vào đảo Crete, và đảo này bị thất thủ năm 824. Một chiến dịch của Byzantine trong năm 826 đã thất bại thảm hại. Tệ hơn nữa là cuộc xâm lược Sicily trong năm 827 bởi người Ả Rập từ Tunis. Mặc dù vậy, sức kháng cự của Byzantine tại Sicily là hết sức khốc liệt và không phải không có thành công trong khi những người Ả Rập lại trở nên yếu đi một cách nhanh chóng các căn bệnh trong lục phủ ngũ tạng do các cuộc xung đột nội bộ để tranh giành chức chức quốc vương Hồi giáo. Năm đó, người Ả Rập đã bị trục xuất khỏi Sicily nhưng họ đã quay trở lại.

Hoàng đế Theophilos đấu với khalip Al-Ma’mun và Al-Mu’tasim

Năm 829, Michael II qua đời và được kế vị bởi con trai ông – Theophilos. Theophilos đã có một loạt các hỗn hợp của sự thành công và thất bại trước đối thủ Ả Rập của mình. Năm 830 AD người Ả Rập trở lại Sicilia và sau một cuộc bao vây kéo dài một năm họ đã chiếm được Palermo từ tay đối thủ Thiên chúa giáo của mình và trong vòng 200 năm tiếp theo họ ở đó để hoàn thành cuộc chinh phục này. Triều đình Abbasids khi đó đã phát động một cuộc xâm lược và Anatolia trong 830 AD. Al-Ma’mun dành nhiều chiến thắng và một số pháo đài Byzantine đã bị mất. Theophilos không còn trở nên yếu đuối và trong 831 khi chiếm được Tarsus từ tay người Hồi giáo. Thất bại theo sau chiến thắng, với hai thất bại của Byzantine ở Cappadocia tiếp theo là chiến thắng khi tiêu hủy được Melitene, Samosata và Zapetra bởi sự phục thù của quân đội Byzantine ở năm 837. Tuy nhiên Al-Mu’tasim đoạt được tiếng cười cuối cùng trong năm 838 với chiến thắng tại Dazimon, Ancyra và cuối cùng là tại Amorium, việc công chiếm được thành phố cuối cùng này được cho là đã gây ra nỗi đau lớn cho Theophilos và là một trong những yếu tố của cái chết của ông này vào năm 842.

Chiến dịch của Hoàng đế Michael III năm 842-867

Michael III chỉ mới hai tuổi khi cha ông qua đời. Mẹ ông, nữ hoàng Theodora tiếp quản như là nhiếp chính. Sau khi nhiếp chính đã cho xóa bỏ Iconoclasm, chiến tranh với người Saracens lại nối lại. Mặc dù một chiến dịch chinh phạt để thu hồi Crete đã không thành công trong năm 853, người Byzantine đã có được ba thành công lớn từ năm 853 -> 855. Một hạm đội Byzantine đã dương buồm đến Damietta và đốt phá tất cả các tàu tại bến cảng rồi quay trở lại với nhiều tù nhân. Sự phòng ngự tuyệt vọng và vô ích của các Tiểu vương Melitene là điều quá tốt cho Constantinople, người Ả Rập bị mất vùng này mãi mãi. Lại một sự xúc phạm gây thương tích cho người Ả Rập khi thống đốc Armenia thuộc Ả Rập bắt đầu mất sự kiểm soát trong vùng đất của mình. Sau thế kỷ thứ 9, người Ả Rập không bao giờ còn giữ được vị trí thống trị ở phía Đông.

Tuy nhiên ở phía Tây, mọi thứ đã đi khi người Saracen xuất hiện, Messina và Enna lần lượt thất thủ vào các năm 842 và 859 trong khi người Hồi giáo thành công tại Sicily đã khuyến khích các chiến binh Hồi giaó tiến hành chiến tranh Jihad để chiếm Bari năm 847 và thành lập Tiểu vương Hồi giáo Bari vào cuối năm 871. Trong xâm lược miền Nam Italy, người Ả Rập đã thu hút sự chú ý của các cường quốc Frank ở phía bắc Tây Âu.

Hoàng Đế Michael III quyết định chọn biện pháp khắc phục tình hình này bằng cách đầu tiên lấy lại Crete từ tay người Ả Rập. Hòn đảo sẽ cung cấp một căn cứ tuyệt vời cho các hoạt động ở miền nam Ý và Sicily hoặc ít nhất là một căn cứ hậu cần để cho phép quân đội Byzantine vẫn tiếp tục đứng vững. Năm 865 Bardas-một người bà con của Michael III và là một trong những thành viên nổi bật của hội đồng nhiếp chính của ông ta, đã lên kế hoạch để khởi động một cuộc xâm lược tiềm năng, đúng lúc này thì một âm mưu chống lại người vợ của ông ta bởi Basil I và Michael III đã bị phát hiện. Như vậy Crete của người Hồi giáo đã thoát được khỏi một cuộc tổng tiến công lớn nhất của Byzantine vào thời điểm đó.

Các chiến dịch của Hoàng Đế Basil I và Leo VI năm 867-912

Basil I

Giống như người tiền nhiệm bị ám sát của ông ( Hoàng Đế Michael III dám chống lại quan nhiếp chính nên toi) triều đại Basil I cho thấy một hỗn hợp của thất bại và thành công trong cuộc chiến chống lại người Ả Rập. Byzantine thành công trong thung lũng Euphrates ở phía Đông, đồng thơì lại được bổ sung với những thành công ở phía Tây, nơi người Saracens bị đuổi ra khỏi Dalmatian vào năm 873 và bờ biển Bari bị tái chiếm bởi Đế chế Byzantine ở năm 876. Tuy nhiên, Syracuse ( đảo Síp) lại thất thủ vào năm 878 vào tay Tiểu vương Hồi giáo Sicilia và không có thêm quân tiếp viện thì dường như Sicily thuộc Byzantine cũng thất thủ. Nhưng Basil I vẫn thu đươc những thành công khác khi Taranto và Calabria đươc thu hôi bởi Đế chế vào năm 880. Calabria trước kia được coi là giỏ bánh mì Aegyptus của Rome, vì vậy sự kiện này có nhiều ý nghĩa hơn một chiến thắng chỉ mang tính chất tuyên truyền.

Leo VI

Basil I chết trong năm 886, người ta tin rằng Leo VI the Wise- thực sự là con hoang của Michael III với người tình Eudokia Ingerina của ông ta. Nếu đúng vậy thì thời phục hưng Macedonia của đế quốc Byzantine chẳng gì khác chính là sự tiếp tục của các chính sách thành công của triều đại Amorian ( những Hoàng đế Byzantine xuất thân từ vùng Amorian). Vùng lãnh thổ mà Leo VI trị vì thậm chí nhỏ hơn và có ít kết quả ấn tượng đối với người Ả Rập. Việc bao vây và công chiêm thành phố Thessalonika của người Saracen ở Crete trong năm 904 là một cuộc báo thù khi quân đội và hạm đội Byzantine đã đập tan nát họ ( người Saracen) khi đang hướng tới Tarsus – một bến cảng có tầm quan trọng đối với người Ả Rập tương đương như Thessalonika của Byzantine. Các sự kiện đáng chú ý khác chỉ bao gồm việc cứ điểm Taormina thất thủ trong năm 902 và bao vây một cuộc bao vây sáu tháng vào Crete. Chuyến viễn chinh xuất phát khởi hành khi tin tức về cái chết của Hoàng đế đến được Himerios-chỉ huy của đoàn quân chinh phạt và sau đó chuyến viễn chinh này đã gần như hoàn toàn bị phá hủy ở không xa Constantinople.

Hoàng đế Romanos I và Constantine VII từ năm 920-959

Đến lúc này đế chế Byzantine quan tâm duy nhất về sự sống còn của nó và cố gắng tổ chức lại những gì họ đã có. Nhiều cuộc chinh phạt tới đảo Crete và Sicily đã gợi lại những thất bại buồn bã của Hoàng Đế Heraclius, Mặc dù các cuộc chinh phục đảo Sicily đang nằm trong tay của người Ả Rập đã không đi đúng theo kế hoạch. Sau cái chết của Hoàng Đế Leo trong 912 đế chế đã bị lôi kéo vào các vấn đề của các các nhiếp chính của Constantine VII mơí bảy năm tuổi và với cuộc xâm lược vào Thrace của Simeon I của Bulgaria.

Tuy nhiên tình hình đã thay đổi khi đô đốc Romanos Lekapenos lên nắm quyền như là một đồng hoàng đế với Constantine VII chứ không phải với ba người con trai vô dụng của ông, do đó kết thúc vấn đề nội bộ của chính phủ. Trong khi vấn đề Bulgar ít nhiều tự nó giải quyết sau cái chết của Simeon vào năm 927, vì vậy John Kourkouas của Byzantine đã có thể tiến hành các chiến dịch quyết liệt chống lại người Saracens từ năm 923 đến 950 AD. Armenia đã được hợp nhất vào Đế chế trong khi Melitene đã trở thành một tiểu vương Hồi giaó đổ nát từ thế kỷ thứ 9 cuối cùng được sáp nhập nốt. Trong năm 941 John Kourkouas đã buộc phải chuyển quân đội của mình ở phía Bắc để chống lại cuộc xâm lược của Igor I của Kiev ( người Rus ) nhưng đã có thể quay lại để bao vây Edessa. Chưa có đội quân Byzantine nào có thể đạt được thành quả này kể từ thời của Hoàng Đế Heraclius. Cuối cùng thành phố đã có thể duy trì sự tự do của nó khi Al-Muttaqi đồng ý giao cho người Kitô những thánh tích quý giá: những “Image of Edessa”.

Constantine VII nắm quyền lực đầy đủ trong năm 945. Trong khi người tiền nhiệm, Romanos I đã cố gắng để sử dụng ngoại giao để giữ hòa bình ở phía Tây khi chống lại người Bulgars, còn ở phía Đông hoà bình sẽ được tạo ra bởi quân đội. Constantine VII quay sang đồng minh mạnh nhất của mình, gia đình Phocas. Bardas Phokas the Elder ban đầu hỗ trợ cho tuyên bố của Constantine VII chống lại Romanos I và kết hợp với địa vị của mình như là strategos của Armeniakon Theme khiến ông ta trở thành ứng cử viên lý tưởng cho cuộc chiến với đối với các vương quốc Hồi giáo. Mặc dù vậy, Bardas đã không có nhiều thành công và bị thương vào năm 953 nhưng con trai ông – Nikephoros Phokas đã có thể gây ra một loạt các thất bại nghiêm trọng cho các vương quốc Hồi giáo: Adata sụp đổ vào năm 957 trong khi John Tzimiskes – cháu trai trẻ tuổi của Nikephoros đã chiếm Samosata trong thung lũng Euphrates ở năm 958.

Romanos II, 959-963

Romanos II phát động cuộc chinh phạt lớn nhất của Byzantine kể từ thời của Heraclius. Một quân đội khổng lồ 50.000 người, 1.000 tàu vận tải hạng nặng, hơn 300 tàu hậu cần và khoảng 2.000 tàu hỏa công Hy Lạp dưới sự chỉ huy đầy tài năng của Nikephoros Phokas đã căng buồm đi Candia, Thủ phủ của Crete Hồi giáo. Sau một cuộc bao vây tám tháng và mùa đông khắc nghiệt, Nikephoros đã chiếm được thành phố. Tin tức về cuộc tái chiếm đã tạo được niềm vui lớn ở Constantinople với một tạ ơn Thiên Chúa dài thâu đêm được tiến hành bởi người Byzantine trong Hagia Sophia ( nhà thờ cụ bà Sophia ).

Nikephoros không thấy sự biết ơn nào cả, một chiến thắng bị chối bỏ vì Romanus II hoảng sợ về những tham vọng của ông. Thay vào đó, Nikephoros lại phải nhanh chóng hành quân về phía Đông, đó chính là vương quô ́c Hồi giáo Saif al-Daula của triều đại Hamdanid, Tiểu vương Aleppo đã đưa 30.000 binh lính vào xâm phạm lãnh thổ của Đế quốc, cố gắng tận dụng lợi thế của sự vắng mặt của quân đội ở Crete. Tiểu vương là một trong những nhà cai trị độc lập mạnh mẽ nhất trong thế giới Hồi giáo- địa bàn của ông bao gồm Damascus, Aleppo, Emesa và Antioch. Sau một chiến dịch thắng lợi, Saif bị sa lầy trong việc cướp phá và bắt tù nhân. Leo Phokas em trai của Nikephoros đã không thể tấn công Tiểu vương trong một trận chiến mở với đội quân bé nhỏ của mình. Thay vào đó, Saif thấy mình phải chạy trốn khỏi trận chiến với 300 kỵ binh và quân đội của ông ta bị cắt ra từng mảnh bởi một trận phục kích xuất sắc một chiếc đèo ở một ngọn núi của Tiểu Á.

Khi Nikephoros đến nơi và hợp binh với người anh em trai của ông, quân đội của họ đã tiến hành một cuộc hành quân trong vài tuần vào năm 962 và chiếm lại được 55 thị trấn có công sự bao quanh tại Cilicia cho Đế chế. Không mất nhiều thời gian cho anh em Phokas để công phá các bức tường của Aleppo. Thành phố đã hoàn toàn bị hủy hoại khi người Byzantine công kích vào ngày 23 tháng 12, thành trì trong thành phố được giữ bởi một vài người lính kiên cường của tiểu vương. Những cung điện đẹp đẽ, hoành tráng của Aleppo lại ở bên ngoài bức tường thành, người ta sẽ dễ dàng tưởng tượng cuộc tàn sát, cướp phá đã diễn ra như thế này. Với sự trợ giúp của người Kitô giáo, các binh sĩ Byzantine đã phá hủy triệt để nơi này, Nikephoros ra lệnh thu quân, Tiểu vương Aleppo đã bị đánh đập quá nặng để tiếp tục có thể trở thành một mối đe dọa trong tương lai. Các binh sĩ thủ thành đã được bỏ qua trong sự khinh thường. quân đội của Nikephoros đã không rời Cappadocia khi tin tức về cái chết Romanos II đến tai ông.

Sự hồi sinh của Đế quốc Byzantine 

Tuy nhiên, hòa bình tôn giáo đã đến với sự xuất hiện của triều đại Macedonia ( Hoàng Đế Byzantine gốc người Macedonia) vào năm 867, như là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và thống nhất Byzantine; trong khi đế chế Abassid (kế thừa đế chế Umayyad ) đã vỡ vụn thành nhiều phe phái. Đế quốc Byzantine dưới thời Hoàng đế Basil I đã hồi sinh thành một cường quốc trong khu vực, qua một khoảng thời gian mở rộng lãnh thổ và đế quốc chở thành một quyền lực mạnh nhất Châu Âu, với chính sách tôn giáo được đánh dấu bởi mối quan hệ tốt đẹp với Rome. Basil liên minh với Hoàng đế La Mã Thần thánh Louis II để chống lại người Ả Rập và hạm đội của ông dọn sạch Biển Adriatic bằng các cuộc tấn công của họ. Với sự giúp đỡ của người Byzantine, Louis II chiếm lại Bari từ tay người Ả Rập năm 871. Thành phố đã trở thành lãnh thổ của Byzantine năm 876. Tuy nhiên, vị trí của Byzantine ở Sicily lại xấu đi và Syracuse rơi vào Tiểu vương Hồi giáo ở Sicily trong năm 878. Thành phố Catania bị mất trong năm 900 và cuối cùng là pháo đài Taormina thất thủ trong năm 902. Sicily sẽ vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Ả Rập cho đến khi xảy ra cuộc xâm-lược của người Norman năm 1071.

Nikephoros II Phocas, 963-969

Romanos II chết đi để lại Theophano, Một hoàng hậu góa phụ xinh đẹp và bốn đứa con, người con trai cả mới chưa đến 7 tuổi. Giống như nhiều nhiếp chính, Basil II tỏ ra lộn xộn và không phải là không có mưu đồ hoă đầy tham vọng như Nikephoros hoặc chiến đấu nội bộ, giữa người Macedonia, Anatolia và ngay cả những đám đông sùng đạo ở Hagia Sophia. Khi Nikephoros nổi lên giành chiến thắng trong 963 AD, ông một lần nữa bắt đầu chiến dịch chống lại người Saracen đối thủ của ông ở phía Đông.

Mặc dù Sicily đã bị mất, vị tướng lừng danh của Byzantine Nicephorus Phocas the Elder đã thành công trong việc tái chiếm Taranto và nhiều phần của Calabria trong năm 880. Đảo Crete đã trở lại với người Byzantine trong năm 960 và họ giữ nó cho đến năm 1204, khi nó rơi vào tay người Venice trong cuộc Thập tự chinh thứ tư ( đợt này thay vì đánh quân Hồi giáo, thập tự quân đã đánh úp người Byzantine để cướp của ). Những thành công trong bán đảo Ytalia mở ra một giai đoạn mới trong sự thống trị của Byzantine ở đó. Trên tất cả, Đế chế Byzantine đã bắt đầu thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ trong biển Địa trung hải và đặc biệt là biển Adriatic.

Trong năm 965 Tarsus thất thủ ( trước người Byzantine ), tiếp theo là Cyprus cùng năm đó. Trong năm 967 Saif- vị tiểu vương đã từng bị đánh bại, chết vì đột quỵ ở Mosul, do đó lấy đi của Nikephoros đối thủ thực sự còn lại (Saif đã không hoàn toàn hồi phục từ sau trận bao vây Aleppo). Aleppo trở thành một chư hầu của đế quốc ngay sau đó. Năm 969, thành phố Antioch trở về với Byzantine. Antioch là thành phố lớn đầu tiên ở Syria của người Ả Rập bị mất vào tay người Byzantine. Thành công của Byzantine không phải là hoàn toàn vì trong năm 964 một cố gắng để chiếm Sicily đã thất bại. Ông đã tự mình chiếm được Crete và Cyprus, người ta có thể tha thứ cho Nikephoros vì tin rằng nếu còn sống ông đã có thể chiếm được hòn đảo này. Năm 969, Nikephoros bị sát hại trong cung điện của mình bởi John Tzimiskes người chiếm ngôi Hoàng Đế.

John I Tzimiskes năm 969-976

Trong năm 971 Fatimid – quốc vương hồ̀i giá́o mới xuất hiện. Với lòng nhiệt huyết mới tràn đầy họ đã chiếm Ai Cập, Palestine và nhiều phần của Syria từ triều Abbasids bất lực, những người lúc này bắt đầu có vấn đề riêng của họ với người Turk. Khi đánh bại đối thủ Hồi giáo của mình, nhà Fatimids thấy không có lý do để dừng lại ở Antioch và Aleppo, những thành phố trong tay người Byzantine Kitô giáo và cuộc chinh phục của họ quan trọng hơn. Một cuộc tấn công không thành công vào Antioch năm 971 được theo sau bởi một thất bại của Byzantine ở bên ngoài Amida. Tuy nhiên, John I Tzimiskes đã chứng minh mình là một kẻ thù lớn hơn Nikephoros. Với 10.000 binh sĩ Armenia và một số dân binh khác, ông tiến về phía nam, chiếm lại các vùng đất của Đế chế và đe dọa Baghdad bằn một cuộc xâm lược. Cuộc xâm nhập miễn cưỡng của ông vào thủ đô của triều đình Abbasid vẫn là một bí ẩn mặc dù người Hôi giáo đã mất tinh thần và phòng thủ sơ sài.

Sau khi đối phó với nhiều vấn đề của Giáo Hội, John trở lại vào mùa xuân 975. Như những cuộc chinh phục Ummayad đã dừng lại sau khoảng một trăm năm, ban đầu John đã lấy lại một cách thành công các lãnh thổ từ quốc vương Hồi giáo Fatimid: Syria, Lebanon và nhiều phần của Palestine rơi vào tay quân đội Byzantine. Có vẻ như bệnh tật của John trong năm đó và năm sau đã chặn đứng tiến bộ của ông ta và giữ cho Jerusalem ở ngoài tầm tay của người Kitô giáo.

Basil II kẻ sát nhân 976-1025

Sau khi chấm dứt những xung đột nội bộ, Hoàng Đế Basil II phát động một chiến dịch phản công vào người Ả Rập ở năm 995. Các cuộc nội chiến của Byzantine đã làm suy yếu vị trí của đế quốc ở phía đông và các thành quả của Nikephoros II Phokas và John I Tzimiskes đã gần như lại bị trôi tuột đi, với việc Aleppo bị bao vây và Antioch bị đe dọa. Hoàng Đế Basil đã giành một số chiến thắng trong các trận đánh ở Syria, giải vây cho Aleppo, chiếm lại thung lũng Orontes và đột kích xa hơn nữa về phía Nam. Mặc dù ông không có đủ lực lượng để tiến vào Palestine và chiếm lại Jerusalem, chiến thắng của ông đã khôi phục lại nhiều vùng đất của Syria cho đế chế – bao gồm các thành phố lớn như Antioch. Chưa từng có vị Hoàng đế Byzantine nào kể từ sau Hoàng Đế Heraclius có thể có được những vùng đất này và Đế quốc sẽ giữ được chúng trong vòng 75 năm tiếp theo. Nhà sử học Piers Paul Read viết rằng từ năm 1025, lãnh thổ của Byzantine “kéo dài từ Eo biển Messina và Adriatic ở phía Tây bắc đến sông Danube và Crimea ở phía Bắc và đến các thành phố Melitine và Edessa ở bên ngoài Euphrates ở phía Đông. “

Dưới thơì Hoàng Đế Basil II, Byzantine đã thành lập một loạt các themata mới, kéo dài về phía đông bắc từ Aleppo (một thành phố được bảo hộ bởi Byzantine) đến Manzikert. Theo hệ thống quản lý quân sự và hành chính, Byzantine có thể tăng thêm một lực lượng binh lính ít nhất là 200.000 chiến binh, mặc dù trong thực tế đây là chiến lược được áp dụng trên khắp đế chế. Dưới thời cuả Hoàng Đế Basil II, Đế quốc Byzantine đạt tới đỉnh cao của nó trong gần năm thế kỷ tồn tại và hơn bốn thế kỷ tiếp theo.
Đến đây cuộc xung đột Byzantine – Arab về cơ bản là kết thúc với chiến thắng thuộc về người Byzantine, nhưng vẫn còn nhiều kẻ thù chờ đợi rình rập họ ở phía trước.

Chiến tranh Byzantine-Bungari 

Chiến tranh Byzantine-Bungari là một loạt các cuộc xung đột giữa Byzantine và Bulgaria bắt đầu từ khi những người Bulgars đầu tiên định cư tại Bán đảo Balkan trong thế kỷ thứ 5 và tăng cường với việc mở rộng Đế chế Bungari về phía tây nam sau năm 680 AD. Byzantine và Bulgaria tiếp tục xung đột trong thế kỷ sau đó, cho đến khi Bulgaria, dưới sự lãnh đạo của Krum, đã gây ra một loạt các thất bại cho Đế chế Byzantine. Sau khi Krum qua đời năm 814, Omurtag-con trai ông đàm phán một hiệp ước hòa bình ba mươi năm. Năm 893, trong cuộc chiến lớn tiếp theo, Simeon I, Hoàng đế Bungary đã đánh bại Byzantine, trong khi cố gắng hình thành một đế quốc lớn ở phía Đông châu Âu, nhưng những nỗ lực của ông đã không thành công.

Trong năm 971 John I Tzimiskes, Hoàng đế Byzantine, chinh phục nhiều vùng đất của đế quốc Bungari bằng cách đánh bại vua Boris II và chiếm được Preslav, Thủ đô của Bungari. Constantinople dưới sự lãnh đạo của Basil II chinh phục hoàn toàn Bulgaria trong năm 1018 như là kết quả của Trận Kleidion năm 1014. Có những cuộc nổi loạn chống lại chế Byzantine từ năm 1040-1041 cũng như trong thập kỷ 1070 và thập kỷ 1080, nhưng không thành công. Tuy nhiên năm 1185, Peter Theodore và Ivan Asen bắt đầu một cuộc nổi dậy và Đế chế Byzantine đang suy yếu vì phải đối mặt với những khó khăn nội bộ trong triều đình của riêng họ, đã không thể ngăn chặn các cuộc nổi dậy thành công.
Sau khi quân Thập tự chinh lần thứ tư chiếm Constantinople vào năm 1204, Kaloyan, Hoàng đế Bungari, đã cố gắng thiết lập quan hệ thân thiện với thập tự quân, nhưng Đế quốc La-tinh mới được tạo lập đã từ chối bất kỳ đề nghị liên minh nào với Bulgaria. Do vậy, Kaloyan đã liên minh với Nicaeans, một trong những quốc gia do người Byzantine tạo ra sau sự sụp đổ của Constantinople, và sự kiện này đã làm giảm sức mạnh của thập tự quân trong khu vực. Mặc dù Boril-cháu trai của ông liên minh với đế quốc La-tinh, những người thừa kế của Boril vẫn liên minh với Nicaeans, mặc dù có một vài cuộc va chạm vẫn tiếp diễn từ 2 phía. Sau khi Đế quốc La tinh sụp đổ, Byzantine lợi dụng một cuộc nội chiến của Bungary đã chiếm giữ một phần của Thrace, nhưng hoàng đế Bungari Theodore Svetoslav đã chiếm lại những vùng đất này. Các mối quan hệ Byzantine-Bungari tiếp tục biến động cho đến khi Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt Đế chế Bungari vào năm 1422 và Đế chế Byzantine vào năm 1453.

Cuộc chiến của Asparukh 

Cuộc đụng độ đầu tiên Byzantine và Bulgaria khi Asparukh-con trai út của Khan Kubrat di chuyển về phía tây, chiếm phía Nam Bessarabia ngày nay. Asparukh đánh bại Byzantine dưới sự chỉ huy của Constantine IV, người đang chỉ huy một chiến dịch thủy bộ kết hợp để chống lại những kẻ xâm lược và bao vây doanh trại kiên cố của họ ở Ongala. Đau ốm từ sức khỏe kém, hoàng đế đã phải rời khỏi quân đội, làm cho chính nó bị hoảng loạn và bị đánh bại bởi người Bulgaria. Năm 681, Constantine đã buộc phải thừa nhận vương quốc Bulgar ở Moesia và phải trả tiền bảo vệ để tránh sự xâm nhập sâu hơn vào Thrace của Byzantine. Tám năm sau, Asparukh dẫn đầu một chiến dịch thành công vào Thrace của Byzantine.

Cuộc chiến của Tervel

Tervel, lần đầu tiên được đề cập trong các văn bản của Byzantine ở năm 704, khi nhà vua Byzantine bị lật đổ Justinian II đến với ông và yêu cầu trợ giúp của ông, hỗ trợ Justinian trong nỗ lực khôi phục ngai vàng Byzantine để đổi lấy tình hữu nghị, quà tặng và con gái của ông trong hôn nhân. Với một đội quân 15.000 lính kỵ binh cung cấp bởi Tervel, Justinian đột nhiên tiến về phía Constantinople và cố gắng chiếm được lối vào thành phố trong 705. Vị hoàng đế vừa mới phục hồi ngay lập tức hành quyết những kẻ hất cẳng mình, các hoàng đế Leontios và Tiberios III, cng với nhiều người ủng hộ họ. Justinian trao cho Tervel nhiều quà tặng, và danh hiệu kaisar (Caesar), làm cho ông ta chỉ là hoàng đế đứng thứ hai và nguyên thủ nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Byzantine nhận một như vậy và có thể là một nhượng bộ lãnh thổ Thrace ở phía đông bắc, một khu vực được gọi là Zagore. Việc Anastasia-con gái của Justinian có kết hôn với Tervel như đã được sắp xếp hay không là điều không ai được biết. Chỉ 3 năm sau, chính Justinian II đã vi phạm thỏa thuận này và dường như bắt đầu các hoạt động quân sự để khôi phục lại vùng đã nhượng cho Tervel. Tervel đã đánh bại ông ta tại Trận Anchialus (Hoặc Ankhialo) trong năm 708. Năm 711, phải đối mặt với một cuộc nổi loạn nghiêm trọng ở Tiểu Á, Justinian một lần nữa tìm kiếm sự trợ giúp của Tervel, nhưng chỉ nhận được hỗ trợ nhỏ thể hiện ở một đội quân chỉ 3.000 người. Rõ ràng bị tràn ngập về số lượng bởi vị hoàng đế nổi loạn Philippicus, Justinian đã bị bắt và bị hành quyết, trong khi đồng minh Bulgar của ông được phép rút lui về đất nước của họ. Tervel đã lợi dụng sự rối loạn ở Byzantine để đột kích vào Thrace tại năm 712 và cướp bóc tới tận các vùng lân cận của Constantinople. Theo thông tin quấn sách sử Imennik, Tervel chết trong năm 715. Tuy nhiên, nhà sử gia Byzantine Theophanes the Confessor cho rằng Tervel có một vai trò trong nỗ lực để khôi phục lại Hoàng đế bị phế truất Anastasius II trong năm 718 hoặc 719. Nếu Tervel có thể sống đến thời gian này, ông sẽ là nhà lãnh đạo Bungari, người đã ký một hiệp ước mới (xác nhận nộp cống hàng năm của Byzantine cho Bulgaria, các nhượng bộ lãnh thổ ở Thrace, điều chỉnh các quan hệ thương mại và các biện pháp sử lý người tị nạn chính trị) với Hoàng đế Theodosius III tại năm 716 và cũng là vua người Bungari đã giúp đỡ để phá hủy cuộc bao vây Constantinople lần thứ hai của người Ả Rập trong năm 717-718. Theo Theophanes, người Bulgars đã tàn sát khoảng 22.000 người Ả Rập trong trận chiến trước Constantinople.

Cuộc chiến của Constantine V

Sau cái chết của vua Sevar, Bulgaria rơi vào một thời gian dài khủng hoảng và tình trạng bất ổn, trong khi Byzantine hợp nhất lại được các vùng đất của họ. Giữa năm 756 và 775, hoàng đế mới của Byzantine Constantine V dẫn chín chiến dịch chống lại quốc gia láng giềng phía bắc của mình để thiết lập một biên giới Byzantine tại sông Danube. Do sự thay đổi liên tục của các vị vua (8 hãn đã lên ngôi trong vòng 20 năm) và cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, Bulgaria đang trên bờ vực của sự hủy diệt.

Trong chiến dịch đầu tiên của mình ở 756, Constantine V đã thành công và cố gắng đánh bại người Bulgaria hai lần nữa, nhưng trong năm 759, Vinekh-Khan Bungary, đã đánh bại quân đội Byzantine một cách toàn diện trong trận chiến Pass Rishki . Vinekh sau đó tìm cách giảng hòa với người Byzantine, nhưng ông bị ám sát bởi các quý tộc Bungari. Nhà lãnh đạo mới, Telets, đã bị đánh bại tại trận Anchialus trong năm 763. Trong các chiến dịch tiếp theo của họ, cả hai bên không thể đạt được bất kỳ thành công đáng kể, bởi vì người Byzantine không thể vượt qua dãy núi Balkan và hạm đội của họ đã bị phá hủy hai lần trong một cơn bão lớn (2.600 tàu thuyền bị chìm trong một trong những cơn bão trong năm 765). Năm 774, họ đánh bại một lực lượng Bungari ít hơn nhiều tại Berzitia nhưng đây là thành công cuối cùng của Constantine V: như là kết quả của sự thất bại của họ, Bulgaria đã biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để thoát khỏi những điệp viên Byzantine ở Pliska. Khan Telerig đã gửi một sứ giả bí mật đến Constantine V, cho thấy ý định của mình là chạy trốn khỏi Bulgaria và tìm nơi ẩn náu ở chỗ hoàng đế và tìm kiếm sự đảm bảo hiếu khách. Telerig đã thành công trong việc làm cho hoàng đế phản bội lại điệp viên của mình tại Bulgaria, những người đã bị bắt giữ và hành hình. Các dự án trả đũa của Byzantine không thực hiện được vì Constantine V chết trong năm 775.

Các hành động trả đũa thất bại của Constantine VI 

Năm 791, hoàng đế Byzantine Constantine VI bắt tay vào một cuộc chinh phạt chống lại người Bulgaria, để trả đũa cho cuộc tấn của Bungari vào thung lũng Struma từ 789. Kardam đoán trước được cuộc xâm lược của Byzantine và gặp kẻ thù gần Adrianople tại Thrace. Quân đội Byzantine đã bị đánh bại và bỏ chạy.

Năm 792, Constantine VI lại dẫn một đội quân chống lại người Bulgaria và đóng trại tại Marcellae, gần Karnobat, nơi ông tiến hành củng cố phòng thủ. Kardam đến với quân đội của mình vào ngày 20 và chiếm đóng các cao điểm lân cận. Sau một thời gian trôi qua sau khi hai đội quân dàn trận, Constantine VI đã ra lệnh tấn công, nhưng kết quả của trận Marcellae là quân đội Byzantine lại một lần nữa bị vỡ trận và bị đánh bại rồi chuyển sang bỏ chạy. Kardam chiếm được lều và bắt được những người hầu của hoàng đế. Sau khi trở về Constantinople, Constantine VI đã ký một hiệp ước hòa bình và chấp nhận nộp cống hàng năm cho người Bulgaria.

Vào năm 796, triều đình Byzantine cứng đầu không chịu cống nộp và Kardam thấy cần thiết phải đòi triều cống và đe dọa tàn phá Thrace nếu Byzantine không trả tiền. Theo nhà sử gia Theophanes, Constantine VI đã chế giễu nội dung của bức thư và thay vì gửi vàng ông ta lại hứa hẹn sẽ dẫn đầu một đội quân mới để chống lại vua Kardam lúc này đã cao tuổi tại Marcellae. Một lần nữa quân đội của hoàng đế lại tiến lên phía Bắc và một lần nữa nó lại gặp quân đội của Kardam trong vùng lân cận của Adrianople. Các đội quân đối mặt với nhau trong 17 ngày mà không lao vào trận chiến, trong khi hai quốc vương tham gia vào các cuộc đàm phán. Cuối cùng, xung đột đã được ngăn chặn và hòa bình lại tiếp tục với các điều khoản giống như trong năm 792.

Cuộc chiến của Khan Krum

Khan Krum lại phát động một chính sách hiếu chiến trong vùng Balkan, đột kích dọc theo thung lũng Struma năm 807. Ở đó, ông đánh bại một đội quân Byzantine và chiếm được một số lượng lớn vàng dành để trả tiền lương cho toàn bộ quân đội Byzantine. Năm 809, Krum bao vây và buộc Serdica (Sofia) phải đầu hàng, và cho hạ sát toàn bộ quân đồn trú Byzantine bất chấp lời hứa của ông về việc tha mạng sống cho họ. Sự kiện này gây ra phản ứng của Hoàng đế Byzantine Nikephoros I, người tiến hành các chiến dịch ở vùng Anatolia để bảo vệ biên giới của nó. Ông cũng đã cố gắng chiếm lại và tăng cường công trình phòng thủ cho Serdica, mặc dù hoạt động này cuối cùng đã không thành công.

Xung đột với Nikephoros I

Vào đầu năm 811, Nikephoros I đã tiến hành một cuộc chinh phạt lớn vào Bulgaria, và tiến đến gần Marcellae (gần Karnobat). Lúc này Krum cố gắng thương lượng vào ngày 11 tháng Bảy năm 811, nhưng Nikephoros đã xác định là phải tiếp tục tiến quân. Quân đội của ông cố gắng tránh những cuộc phục kích của người Bungari trong vùng núi Balkan và đánh bại một đội quân 12.000 người đang cố gắng để chặn trước không cho họ tiến vào Moesia. Một đội quân ( Bungary) 50.000 người được tập hợp vội vã đã bị đánh bại ngay trước các bức tường của thủ đô Bungari – Pliska, nó rơi vào tay hoàng đế (Nikephoros ) vào ngày 20. Tại đây Nikephoros, người đã từng là bộ trưởng tài chính ( của Đế quốc) trước khi trở thành hoàng đế, đã cho chiếm lấy các kho tàng của Krum, trong khi cho đốt cháy thành phố. Một đề nghị đàn phán ngoại giao mới từ Krum bị từ chối. Nikephorus cho thấy sự tàn ác ghê ghớm của mình: ông đã ra lệnh quân đội của mình giết sạch dân cư của thủ đô của Bulgaria.

Người Bungaria luôn chứng minh, mình là đối thủ ghê ghớm trước người Byzantine, và người Byzantine thường hay thua trận trước người Bungaria có lẽ là bởi vì họ đã gửi ra toàn bộ lính thiện chiến cho chiến trường Byzantine-Arab

Ngày càng lo ngại vì sự trễ nải về kỷ luật trong quân đội của mình, Nikephoros cuối cùng bắt đầu rút lui về phía Thrace. Trong khi đó, Krum đã huy động ngày càng nhiều của người dân của mình (bao gồm cả phụ nữ) như ông có thể và đã bắt đầu cài bẫy và phục kích quân đội Byzantine khi họ rút lui và đi qua các ngọn núi. Rạng sáng ngày 26 tháng 7 người Byzantine thấy mình bị mắc kẹt trong một con hào và tường bằng gỗ trong ngọn đèo Vărbica. Nikephoros bị giết chết trong trận chiến kế tiếp cùng với nhiều quân sỹ của mình, trong khi Staurakios – con trai ông được mang đến an toàn bởi các vệ binh hoàng gia sau khi nhận được một vết thương làm tê liệt cổ. Theo truyền thuyết, Krum lấy chiếc hộp sọ của Hoàng đế rồi cho bọc bằng bạc và sử dụng nó như một chiếc cốc uống. Việc này nâng cao tiếng tăm về sự tàn bạo của ông ta và chiến thắng này đã cho ông ta một cái tên Tân Sennacherib – Bạo chúa ở Babylon”. ( Người Hồi giáo từng nói rằng: Họ ngán đối đầu với kỵ binh Bungary hơn là quân đội Byzantine, tiếc là hai bác này cứ ham hố đấu đã nhau hàng thế kỷ rồi cùng chết dưới tay người Thổ nhĩ kỳ, thằng em đi trước, thằng anh đi sau).

Xung đột với Michael I Rangabe

Staurakios buộc phải thoái vị sau khi một triều đại ngắn ngủi (ông qua đời vì vết thương của mình trong năm 812), và được kế tục bởi người rể của ông Michael I Rangabe. Trong năm 812 Krum xâm lược Thrace của Byzantine, chiếm lấy Develt và làm cho dân cư của pháo đài ở gần đó phải chạy trốn về phía Constantinople. Từ vị thế kẻ mạnh, Krum muốn ký lại hiệp ước hòa bình của năm 716. Không muốn Đế quốc của mình phải thỏa hiệp ở thế yếu, hoàng đế mới Michael I từ chối chấp nhận các đề xuất trên, bề ngoài là chống lại điều khoản trao đổi những kẻ đào ngũ. Để tạo nhiều áp lực hơn về phía hoàng đế, Krum bao vây và chiếm Mesembria (Nesebar) vào mùa thu năm 812.

Trong tháng hai năm 813, Bulgaria đã đột kích vào Thrace, nhưng bị đẩy lùi bởi lực lượng của hoàng đế. Được khuyến khích bởi sự thành công này, Michael I cho tập hợp quân đội của toàn bộ đế chế và tiến lên phía Bắc, hy vọng có một trận chiến quyết định. Krum dẫn quân đội của mình về phía nam đến Adrianople và hạ trại gần dốc Versinikia. Michael I dàn quân của mình để chống lại quân đội Bulgaria, nhưng không bên nào bắt đầu một cuộc tấn công trong hai tuần. Cuối cùng, vào ngày 22 tháng 6 năm 813, người Byzantine tấn công nhưng ngay lập tức chuyển sang bỏ chạy. Với việc kỵ binh của Krum tăng cường truy kích, hậu quân của Michael I đã bị xóa sổ và Krum tiến bước về phía Constantinople, nơi mà ông ta triển khai một cuộc bao vây trên bộ. Mất uy tín, Michael bị buộc phải thoái vị và trở thành một tu sĩ – hoàng đế Byzantine thứ ba bị hạ gục bởi Krum trong nhiều năm.

Xung đột với Leo V người Armenia

Vị hoàng đế mới, Leo V người Armenia, chấp nhận thương lượng và sắp xếp một cuộc họp với Krum. Nhưng khi Krum đến, ông đã bị phục kích bởi cung thủ Byzantine và tuy bị thương ông ta đã trốn thoát. Nổi giận, Krum đã tàn phá vùng ven biển của Constantinople và công chiếm thành phố Adrianople trên đường về và bắt theo các cư dân của nó vượt qua sông Danube (kể cả cha mẹ của hoàng đế Basil I tương lai). Mặc dù lúc đó đang là mùa đông, Krum đã lợi dụng lúc thời tiết tốt để tung một lực lượng khoảng 30.000 vào Thrace, và chiếm thành phố Arkadioupolis (Lüleburgaz) và bắt giữ khoảng 50.000 người. Chiến lợi phẩm từ Thrace được sử dụng để làm phong phú thêm Krum và các quý tộc của ông ta, bao gồm cả các yếu tố kiến trúc được sử dụng trong việc tái thiết Pliska, có lẽ phần lớn là do các nghệ nhân Byzantine bị bắt tù binh.

Krum đã dành mùa đông chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn vào Constantinople, các thám tử hồi báo rằng có tập hợp của một bãi đỗ có đến 5.000 xe. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chiến dịch ông qua đời vào ngày 13 tháng 4 năm 814 và được kế vị bởi Omurtag-con trai ông.

Ký hiệp ước hòa bình với Omurtag

Triều đại Omurtag bắt đầu với một cuộc xâm lược của đế quốc Byzantine sau khi từ chối ký một hiệp ước hòa bình với Byzantine cho. Người Bulgaria xâm nhập xa về phía nam tới thành phố Babaeski ngày nay ( lúc đó là Bulgarophygon) nhưng họ bị đánh bại bởi Hoàng đế Leo V người Armenia, Và Omurtag nhanh chóng thoát khỏi chiến trường trên lưng con ngựa của mình. Tuy nhiên, trận chiến không phải là một cú đánh quyết định thực sự với người Bulgaria mặc dù chắc chắn là nó gây ra một số hiệu ứng. Có khả năng về của một liên minh giữa đế chế Byzantine và vương quốc Frank để chống Bungari, nhu cầu cần thiết để củng cố quyền lực của Bungary tại các vùng đất mới được chinh phục và các khuấy động mới vào các bộ lạc ở thảo nguyên cho Omurtag lý do để ký kết một hiệp ước hòa bình 30 năm với Byzantine năm 815. Hiệp ước này quy định đường biên giới ở Thrace, vấn đề về người Slavs ở Byzantine, các vấn đề khác như trao đổi tù binh chiến tranh. Hiệp ước này được tôn trọng bởi cả hai bên và được gia hạn khi Hoàng đế mới của Byzantine Michael II lên ngôi năm 820. Trong năm 823 Thomas the Slav nổi dậy chống lại Hoàng đế Byzantine và bao vây Constantinople để chiếm ngôi Hoàng đế. Khan Omurtag đã gửi một đội quân để giúp Michael II đặt tắt cuộc nổi loạn rồi tấn công phiến quân từ phía sau và đánh bại họ.

Giới thiệu tóm tắt cuộc chiến của Hoàng đế Theophilos

Sau khi hết hạn hiệp ước hòa bình 20 năm với Đế chế Byzantine năm 836, Hoàng đế Theophilos tàn phá các khu vực bên trong biên giới Bungari. Người Bulgaria đã trả đũa, và dưới sự lãnh đạo của Isbul, tộc trưởng dòng Malamir, họ đến được Adrianople. Vào lúc này, ngươì Bulgaria sáp nhập Philippopolis (Plovdiv) và vùng xung quanh vào Đế quốc của mình. Một số chữ khắc còn sót từ các tượng đài của triều đại này là những tài liệu minh chứng cho những chiến thắng của Bungari. Tuy nhiên chiến tranh kết thúc khi người Slav tại khu vực Thessalonica nổi dậy chống lại đế quốc Byzantine ở năm 837.

Hoàng đế Theophilos tìm kiếm hỗ trợ của Bulgaria trong việc dập tắt cuộc nổi loạn, nhưng đồng thời bố trí cho hạm đội của mình đi ngang qua đồng bằng sông Danube và tiến hành bí mật sơ tán một số tù nhân Byzantine bị bắt từ thời Krum và Omurtag định cư ở đó. Để trả đũa Isbul di chuyển dọc theo bờ biển Aegean của Thrace và Macedonia và chiếm thành phố Philippi, nơi ông cho đục một dòng chữ kỷ niệm trong một nhà thờ địa phương còn sót lại. Chiến dịch của Isbul có thể có kết quả tạo nên quyền bá chủ của Bungari với các bộ lạc Slav ở Smoljani.

Cuộc chiến của Boris I

Bất chấp những gì ông đã làm được về mặt ngoại giao, và tầm quan trọng của ông trong quá trình chuyển đổi Bulgaria sang Kitô giáo, Boris I không phải là một nhà lãnh đạo đặc biệt thành công trong chiến tranh, ông đã nhiều lần bị đánh bại bởi người Frank, người Croatia, người Serbia và Byzantine.

Chiến tranh năm 852

Ngay sau khi Boris I đã phát động một chiến dịch ngắn ngủi nhằm vào Byzantine năm 852. Không có thông tin chi tiết về kết quả của cuộc chiến này, mặc dù có thể ông đã chiếm được một số lãnh thổ trong nội địa Macedonia.

Chiến tranh năm 855-856

Một cuộc xung đột giữa Byzantine và Bulgaria bắt đầu vào năm 855-856. Hoàng Đế muốn giành lại quyền kiểm soát đối với một số khu vực nội địa Thrace và các cảng trên vịnh Burgas thuộc Biển Đen. Lực lượng Byzantine, được dẫn đầu bởi Hoàng đế và caesar Bardas, đã thành công trong cuộc xung đột và chinh phục một số thành phố của Bulgaria, các thành phố Philippopolis, Develtus, Anchialus và Mesembria nằm trong số đó, và khu vực biên giới giữa Sider và Develtus, được gọi là Zagora, ở phía Đông bắc Thrace. Vào thời điểm chiến dịch này xảy ra, người Bulgaria đã bị phân tâm bởi một cuộc chiến tranh với người Frank dưới sự chỉ huy của vua Louis người Đức và Croatia.

Cuộc xung đột quân sự cùng với sự chuyển đổi sang Kitô giáo của Boris

Trong năm 863 Boris đã quyết định chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo, và ông đã tìm kiếm một ủy nhiệm từ người Frank. Về phần mình, Byzantine không thể mạo hiểm để một người hàng xóm gần mình như Bulgaria thuộc quyền kiểm soát tôn giáo của người Frank. Lúc này Byzantine đã đạt được một chiến thắng lớn trước người Ả Rập và đang có một lực lượng quân sự đáng kể để chống lại người Bulgaria. Một hạm đội đã được tung vào Biển Đen và một đội quân xâm lược được phái tới Bulgaria. Khi một số lượng lớn quân đội của Boris đã vận động để tấn công đại công quốc Moravia ở xa phía tây bắc, ông có ít lựa chọn nhưng lại trong trường hợp khẩn cấp. Ông đã cắt đứt liên minh với người Frank và cho phép giáo sĩ Byzantine vào Bulgaria và cuối cùng đã chấp nhận rửa tội, với hoàng đế Byzantine Michael III là nhà tài trợ của ông, Boris lấy thêm một tên Michael nữa tại lễ rửa tội của mình. Người Bulgaria được cho phép lấy lại khu vực Zagora vốn gây tranh cãi như là một phần thưởng cho sự thay đổi về định hướng tôn giáo của họ.

Tham vọng Đế quốc của Simeon I

Với việc Simeon I lên ngôi năm 893, hòa bình lâu dài với đế quốc Byzantine được ký bởi cha của ông về cơ bản đã kết thúc. Một cuộc xung đột nảy sinh khi hoàng đế Byzantine Leo VI the Wise, dưới áp lực của vợ – Zoe Karbonopsina và cha của mình, đã cho chuyển khu chợ dành cho hàng hoá của Bungari từ Constantinople đến Thessaloniki, nơi mà các thương gia Bungari bị đánh thuế nhiều hơn. Buộc phải có hành động, vào mùa thu năm 894 Simeon xâm lược Đế chế Byzantine từ phía Bắc, ông ta chỉ phải đối mặt với một sự kháng cự nhỏ do Byzantine tập trung hầu hết các lực lượng quân đội ở phía đông Anatolia để chống trả cuộc xâm lược của Ả Rập. Nhận được tin báo về cuộc tấn công của người Bungary, Hoàng Đế Leo dù bị bất ngờ nhưng vẫn gửi một đội quân gồm lính vệ binh và các đơn vị quân sự khác từ thủ đô để ngăn chặn Simeon, nhưng đội quân của ông đã di chuyển đến một nơi nào đó trong Quận Macedonia – theme of Macedonia. Người Magyar đã cố gắng để đánh bại quân đội của Simeon hai lần nhưng trong năm 896 họ đã bị đánh bại một cách quyết định trong trận chiến ở miền Nam Buh. Chiến tranh kết thúc năm 896 với một chiến thắng lớn của Bungari ở gần Bulgarophygon phía Đông Thrace. Khu chợ đã quay trở lại Constantinople và hoàng đế Byzantine đã phải cống nạp hàng năm cho người Bulgaria. Quan trọng hơn với sự giúp đỡ từ người Pechenegs, Simeon đã thành công trong việc chống đỡ một cuộc xâm lược của người Magyar để phối hợp với người Byzantine.

Sau cái chết của Leo VI ngày 11 tháng 912 và sự đăng quang của con trai sơ sinh của ông ta – Constantine VII dưới sự nhiếp chính của Alexander- anh trai Leo, người đã trục xuất Zoe-vợ của Leo ra khỏi cung điện, Simeon tuyên bố chiếm lấy danh hiệu hoàng đế và cố gắng để thay thế Byzantine chở thành cường quốc lớn nhất trong khu vực, thậm chí ông còn dự định xây dựng một đế chế Byzantine-Bungari mới. Alexander chết vào ngày 06 tháng 6 năm 913, để lại thủ đô Đế quốc trong tình trạng hỗn loạn và đế quốc nằm trong tay của một hội đồng nhiếp chính đứng đầu là Patriarch Nicholas Mystikos. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho người Bungari để tung ra một chiến dịch hướng tới thủ đô Byzantine nên ông ta ( Simeon ) đã tấn công với toàn bộ lực lượng vào cuối tháng Bảy hoặc tháng Tám và đến được Constantinople năm 913 mà không gặp bất kỳ kháng cự nghiêm trọng. Các cuộc đàm phán kéo dài dẫn đến việc thanh toán khoản nợ cống nạp của Byzantine, Constantine VII được hứa gả cho một cô con gái của Simeon và quan trọng nhất là Simeon chính thức được công nhận là Hoàng đế (tzar) của Bulgaria bởi Patriarch Nicholas trong Blachernai Palace. Cho đến cuối triều đại của mình Simeon sử dụng danh hiệu “Hoàng đế của Bulgaria và La Mã”.

Ngay sau chuyến viếng thăm của Simeon đến Constantinople, Zoe-mẹ của Constantine trở về cung điện và ngay lập tức thay mặt vị hoàng đế trẻ tuổi tiến hành loại bỏ các quan nhiếp chính. Thông qua mưu mô, bà ta cố gắng để nắm giữ quyền lực vào tháng 2 năm 914, thực tế là loại bỏ Patriarch Nicholas ( giáo trưởngNicholas ) khỏi chính phủ, không công nhận danh hiệu hoàng đế của Simeon và từ chối cuộc hôn nhân đã lên kế hoạch của con trai bà với con gái của Simeon. Để trả đũa, ông này tiến hành xâm lược Thrace vào mùa hè năm 914 và chiếm giữ Adrianople. Năm 917 một đội quân Byzantine đặc biệt mạnh được chỉ huy bởi Leo Phokas, con trai của Nikephoros Phokas, đã xâm chiếm Bulgaria cùng với hải quân Byzantine dưới sự chỉ huy của Romanos Lekapenos, vào cảng của Bungari ở biển Đen. Trên đường đến Mesembria (Nesebǎr), nơi họ được cho là được tăng cường thêm quân bằng hải quân, lực lượng của Phokas dừng lại để nghỉ ngơi gần sông cửa Acheloos, không xa cảng Anchialos (Pomorie). Sau khi được thông báo về cuộc xâm lược, Simeon vội vàng đánh chặn người Byzantine và tấn công họ từ những ngọn đồi gần đó trong khi họ đang nghỉ ngơi vô tổ chức. Trong Trận Acheloos (Hoặc Anchialus) ngày 20 tháng 8 năm 917, một trong những lớn nhất trong lịch sử thời Trung Cổ, người Bulgaria đã đánh tan hoàn toàn quân đội Byzantine và giết chết nhiều người trong số các chỉ huy của họ, mặc dù Phokas đã trốn thoát về Mesembria. Sau kết quả của chiến thắng Simeon đã thu hút vào liên minh của mình các thủ lãnh Pecheneg và bắt đầu một cuộc tấn công lớn vào các lãnh địa thuộc châu Âu của Byzantine. Bulgaria đã gửi lực lượng để truy kích tàn quân của quân đội Byzantine ở gần Constantinople và gặp phải lực lượng Byzantine dưới sự chỉ huy của Leo Phokas, người đã quay trở về thủ đô, tại làng Katasyrtai ở gần ngay bên cạnh thành phố Constantinople.

Simeon có chính sách thù địch với vương quốc Serbia có xu hướng thân Byzantine. Quân đội Bungari do Theodore Sigrica và Marmais chỉ huy liên tục xâm chiếm đất nước này, lật đổ các thủ lĩnh địa phương như Petar Gojniković và Pavle Branović. Trong khi đó, đô đốc Romanos Lekapenos lên thay thế Zoe làm nhiếp chính cho vị vua Constantine VII còn quá trẻ vào năm 919 và tự phong làm đồng hoàng đế vào tháng 12 năm 920, đây mới chính là Hoàng đế thật sự của đế quốc. Không còn có thể leo lên ngôi Hoàng đế Byzantine bằng biện pháp ngoại giao, Simeon tức điên lên một lần nữa đã lại khuấy động chiến tranh để áp đặt ý của mình. Giữa năm 920 và 922, người Bulgaria gia tăng áp lực lên Đế quốc Byzantine bằng cách di chuyển về phía tây qua Thessaly đến Eo đất Corinth và ở phía đông của Thrace, đến và vượt qua Dardanelles để bao vây vào thị trấn Lampsacus. Lực lượng của Simeon xuất hiện trước Constantinople vào năm 921, khi họ đòi truất ngôi Romanos và chiếm Adrianople và năm 922 họ đã giành chiến thắng tại Pigae sau khi đốt phá Golden Horn và chiếm Bizye.

Tuyệt vọng trong việc chinh phục Constantinople, Simeon lên kế hoạch cho một chiến dịch lớn ở năm 924 và gửi sứ thần đến quốc vương hồi giáo Fatimid Ubayd Billah Allah al-Mahdi, người đang sở hữu một lực lượng hải quân mạnh mẽ mà Simeon rất cần. Khalip đã đồng ý và cử đại diện của mình trở lại với Bulgaria để sắp xếp mối liên minh. Tuy nhiên, các phái viên đã bị bắt bởi người Byzantine tại Calabria. Romanos câù hoà với người Ả Rập và bổ sung bằng những món quà hào phóng và phá hủy liên minh của họ với người Bulgaria.

Trong năm 924 Simeon đã gửi một đội quân dẫn đầu bởi Časlav Klonimirović để lật đổ Zaharije Pribisavljević-một đồng minh cũ của ông ta. Ông đã thành công khi Zaharije bỏ chạy tới Croatia. Vào mùa hè năm đó, Simeon đến Constantinople và yêu cầu để hội họp với giáo trưởng và hoàng đế. Ông đã trò chuyện với Romanos ở vùng Sừng Vàng vào ngày 09 tháng 9 năm 924 và sắp xếp cho một cuộc ngưng chiến, theo đó Byzantine sẽ phải trả Bulgaria một khoản thuế hàng năm, nhưng sẽ được nhượng lại một số thành phố trên bờ Biển Đen. Năm 926, quân của Simeon xâm lược Croatia – đây cũng là một đồng minh của Byzantine, nhưng đã bị chặn lại bởi quân đội của vua Tomislav trong trận Cao nguyên Bosnia. Lo ngại vì sự trả thù của Bungary, Tomislav chấp nhận từ bỏ liên minh với Byzantine đổi lấy hòa bình trên cơ sở hiện trạng- status quo, bởi sự đàm phán của người thừa kế giáo hoàng Madalbert.

Simeon đã chết vì một cơn đau tim tại cung điện của mình ở Preslav vào ngày 27 tháng 5 năm 927, sau 14 năm liên tục gây chiến chống lại Đế chế Byzantine.

Cuộc xâm lược của Sviatoslav và các cuộc chinh phục của Byzantine vào Bulgaria

Trong năm 968 Boris II, hoàng đế tương lai của Bulgaria, đã đến Constantinople lần nữa để thương lượng một nền hòa bình với vua Nikephoros II Phokas và rõ ràng là để phục vụ như là một con tin danh dự. Sự sắp xếp này được dự định để chấm dứt cuộc xung đột giữa Bulgaria và Byzantine, mà lúc này cũng gia nhập lực lượng chống lại Hoàng tử Sviatoslav I của Kiev, người mà hoàng đế Byzantine đã mời đến để đọ sức với người Bulgaria. Trong năm 969 một cuộc xâm lược mới, người Kievan đã đánh bại Bulgaria một lần nữa và Peter I thoái vị để trở thành một thầy tu. Trong trường hợp này người ta không rõ ràng rằng Boris II đã được phép trở về Bulgaria và ngồi lên ngai vàng của cha mình như thế nào.

Boris II đã không thể ngăn chặn được bước tiến của người Kievan và buộc phải chấp nhận Sviatoslav của Kiev làm đồng minh của mình và trở thành bù nhìn của Kiev, rồi quay ra chống lại Byzantine. Một chiến dịch của người Kievan vào Byzantine Thrace đã bị đánh bại tại Arkadioupolis tại năm 970 và hoàng đế Byzantine mới John I Tzimiskes tiến về phía bắc. Thất bại trong việc phòng thủ các ngọn đèo ở Balkan, Sviatoslav chấp nhận việc Byzantine xâm nhập vàoMoesia và bao vây thành phố Preslav thủ đô của Bungari. Mặc dù người Bulgaria và người Nga cùng tham gia bảo vệ thành phố, người Byzantine các máy công thành bằng gỗ có mái và bắn ra tên lửa ( tên tẩm nhựa cháy) và chiếm pháo đài. Boris II lúc này lại trở thành tù nhân của John I Tzimiskes, người tiếp tục truy kích người Nga và bao vây Sviatoslav ở Drăstăr (Silistra), trong khi tuyên bố hành động như đồng minh và để bảo vệ Boris và đối xử với quốc vương Bungari với sự tôn trọng. Sau khi Sviatoslav đến và nhận các điều khoản đầu hàng cho Kiev, hoàng đế Byzantine trở về Constantinople trong chiến thắng. Khác xa với mục đích giải phóng Bulgaria như ông đã tuyên bố, John mang theo Boris II và gia đình ông này, cùng với kho bạc của Hoàng gia Bungari về nước trong năm 971. Trong một buổi lễ trước công chúng ở Constantinople, Boris II làm nghi thức từ bỏ huy hiệu hoàng gia của ông và được trao danh hiệu magistros như là phần bồi thường. Các vùng đất của Bungari ở Thrace và vùng hạ Moesia lúc này trở thành một phần của Đế chế Byzantine và được đặt dưới sự cai quản của thống đốc Byzantine.

Mặc dù buổi lễ ở 971 đã được dự định như là một sự kết thúc tượng trưng của đế chế Bungary, Byzantine đã không thể khẳng định sự kiểm soát của họ đối với các tỉnh phía tây của Bulgaria. Những tỉnh này vẫn nằm dưới sự cai trị của các thống đốc của họ, và đặc biệt là của một gia đình quý tộc do bốn anh em được gọi là Kometopouloi (tức là “các con trai của Bá tước “), tên là David, Moses, Aron và Samuel. Phong trào này được coi là một “cuộc nổi loạn” bởi các hoàng đế Byzantine, nhưng dường như mọi người lại thấy chính nó như là một kiểu nhiếp chính cho Boris II lúc này đang bị bắt giam. Khi họ bắt đầu tấn công vùng lãnh thổ lân cận thuộc Byzantine, chính phủ Byzantine gửi phái đoàn đến để nhằm mục đích thỏa hiệp với lãnh đạo của ” cuộc nổi loạn”. Việc này cho phép Boris II và Roman-anh trai của ông thoát khỏi bị giam cầm tại cung điện ở Byzantine, vì người Byzantine hy vọng rằng khi về đến Bulgaria họ sẽ gây ra một sự phân chia giữa các Kometopouloi và các lãnh đạo Bungari khác. Khi Boris II và người Byzantine tiến vào vùng kiểm soát của Bungari năm 977, Boris II xuống ngựa và đi trước người anh em của mình. Bị nhầm lẫn là một người Byzantine do trang phục gây chú ý của mình, Boris đã bị bắn vào ngực bởi một lính tuần tra câm và điếc. Roman cố gắng để thể hiện mình cho các binh sĩ khác biết và được chấp nhận là hoàng đế hợp pháp. Tuy nhiên, vì ông là một thái giám vì người Byzantine đã thiến ông để ông không thể có bất cứ người thừa kế, ông đã không thể lên ngôi vua. Thay vào đó, Samuil anh trai của ông lại bị phản đối bởi Đế chế Byzantine. Mặc dù cuối cùng Đế quốc Byzantine vẫn cố gắng để chiếm toàn bộ Bulgaria, Samuil đã chống lại quân xâm lược trong nhiều thập kỷ và là người duy nhất từng đánh bại Basil II trong trận chiến, trong năm 986 khi Samuil đuổi quân đội của Basil II ra khỏi bãi chiến trường tại trận Gates of Trajan, và hoàng đế ( gần như không thể sống sót sau thất bại nặng nề tại trận Gates of Trajan) phải nhanh chóng chuyển sang phía đông vì các cuộc chinh phục mới. Chiến thắng của ông nhắc nhở Đức Giáo Hoàng Gregory V công nhận ông là Sa hoàng và ông đã lên ngôi ở Rome năm 997. Năm 1002, một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra. Vào thời gian này, quân đội của Basil đã chở nên mạnh mẽ hơn. Vị Hoàng đế lần này đã xác định là phải chinh phục Bulgaria một lần nữa với mọi giá. Ông đã cho chuyển tới những phương tiện chiến tranh tốt nhất, những đội quân của Đế quốc vốn dày dạn chiến trận từ các chiến dịch ở phía Đông chống lại người Ả Rập, và Samuil đã buộc phải rút lui vào vùng trung tâm của nước mình. Tuy nhiên, bằng cách quấy rối quân đội mạnh mẽ của Byzantine, Samuil hy vọng sẽ kéo Basil vào bàn đàn phán hòa bình. Trong vòng một chục năm, chiến thuật của ông đã duy trì được độc lập cho Bungari và thậm chí giữ cho Basil ra xa khỏi các thành phố chính của Bungari, bao gồm cả thủ đô Ohrid.

Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng Bảy năm 1014 tại Kleidion (Hoặc Belasitsa) (Ngày nay là Tỉnh Blagoevgrad), Basil II đã có thể dồn lực lượng chính của Bungari vào góc chết và ép họ vào một trận chiến trong khi Samuil đi xa. Ông đã giành một chiến thắng sau khi nghiền nát lực lượng của Samuil và theo truyền thuyết sau này thì Basil II đã cho chọc mù mắt 14.000 tù nhân, chỉ để lại 1/ 100 số tù binh một mắt để dẫn dắt các anh em của họ về nhà. Theo truyền thuyết, khi nhìn thấy sự tàn bạo này thì Samuil đã bị sock nặng nề, ông luôn đổ lỗi cho thất bại của mình và chết sau đó chưa đến ba tháng vào ngày 06 tháng 10. Câu chuyện này dẫn đến một biệt danh cho Basil II được biết đến từ thế kỷ thứ 12 trở đi: các ‘ kẻ tàn sát người Bulgar “.

Ivan Vladislav

Hoàng đế Bungari Ivan Vladislav khôi phục các công sự của thành phố Bitola trong năm 1015 và sống sót sau một âm mưu ám sát được thực hiện bởi sát thủ của Byzantine. Mặc dù người Byzantine đã chiếm đóng Ohrid, họ vẫn không chiếm được Pernik và nhận được thông tin tình báo đáng lo ngại rằng Ivan Vladislav đang cố gắng để cầu người Pecheneg đến viện trợ cho mình.

Trong khi quân đội Byzantine đã thâm nhập sâu vào Bulgaria trong năm 1016, Ivan Vladislav đã có thể tập hợp lại lực lượng của mình và bắt đầu một cuộc bao vây thành phố Durazzo vào mùa đông năm 1018. Trong một trận đánh ở phía trước thành phố, Ivan Vladislav đã bị giết. Sau cái chết của ông phần lớn các quý tộc Bungari, bao gồm cả Marija-vợ góa của ông đã quy phục Basil II để đổi lấy đảm bảo cho cuộc sống và tài sản của họ. Một phe phái quý tộc khác và quân đội tập hợp xung quanh người con trai cả của Ivan Vladislav và tiếp tục kháng cự trong vài tháng cho đến khi họ bị buộc phải quy hàng.

Peter II

Tự phong làm Hoàng đế Bungari Peter II sau đó ông này dẫn đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại người Byzantine. Peter II Delyan chiếm được Nis và Skopje, đầu tiên là hợp tác và sau đó loại bỏ Tihomir-một nhà lãnh đạo tiềm năng, người đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy trong vùng Durazzo. Sau đó II Peter hành quân về Thessalonica, nơi mà hoàng đế Byzantine Michael IV đang ở. Michael bỏ chạy để lại cho kho bạc của mình cho một Michael Ivac nào đó. Người sau có lẽ là một con trai của Ivac, một vị tướng dưới trướng Samuil của Bulgaria, kịp thời chuyển giao phần lớn kho bạc cho Peter ở bên ngoài thành phố. Thessalonica vẫn nằm trong tay của người Byzantine, nhưng Macedonia, Durazzo, và các bộ phận của miền bắc Byzantine đã bị chiếm giữ bởi lực lượng của Peter II. Sự kiện này tiếp tục làm cảm hứng cho các cuộc nổi dậy của người Slav chống lại Byzantine ở Epirus và Albania.

Tuy nhiên thành công của Peter II Delyan kết thúc với sự can thiệp của Alusian-người anh em họ của mình. Alusian người mà cha của Ivan Vladislav đã giết cha của Peter Gabriel Radomir năm 1015, gia nhập hàng ngũ của Peter II như là một kẻ đào ngũ từ phía Byzantine, nơi ông đã phải nhận sự nhục nhã. Alusian được chào đón bởi Peter II, người đã cho ông một đội quân để tấn công Thessalonica. Tuy nhiên cuộc bao vây đã bị gỡ bỏ bởi người Byzantine và đội quân này đã bị đánh bại. Alusian khó khăn lắm mới trốn thoát và trở về Ostrovo. Một đêm, trong bữa ăn tối Alusian đã lợi dụng trạng thái say sưa của Peter II và cắt mũi rồi đâm mù ông ta với một con dao bếp trong năm 1041. Vì Alusian là máu mủ của Samuel nên ông ta nhanh chóng được đưa lên ngai vàng ngay tại chỗ cuả Peter II bởi quân đội của ông, nhưng ông ta lại âm mưu đầu hàng Byzantine. Khi quân đội Bungari và Byzantine đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến, Alusian bỏ chạy về phía kẻ thù và đi tới Constantinople, nơi mà tài sản và đất đai của ông đã được phục hồi và ông đã được tưởng thưởng với cấp bậc magistros quý tộc.

Trong khi đó,mặc dù bị mù Peter II Delyan vẫn tiếp tục chỉ huy quân đội Bungari, nhưng hoàng đế Byzantine Michael IV tận dụng triệt để lợi thế của tình hình và tiến lên tấn công họ. Trong một trận chiến vô danh gần Ostrovo, Byzantine đánh bại quân đội Bungari và Peter II Delyan bị bắt và đưa tới Constantinople, nơi ông có thể đã bị hành quyết.

Peter III

Các binh sĩ của Hoàng đế mới lên ngôi Peter III đã chiếm Nis và Ohrid, nhưng bị một thất bại quyết định trước Kastoria. Người Byzantine phản công và chiếm được Skopje với sự giúp đỡ của George Voitekh, người đầu tiên phản bội Peter III sau đó cố gắng để phản bội lại Đế chế Byzantine nhưng vô ích. Trong một trận chiến khác Peter III đã bị bắt làm tù binh bởi Byzantine và gửi đi cùng với George Voitekh đến Constantinople. George Voitekh chết trên đường, trong khi Peter III mòn mỏi trong tù, đầu tiên là ở Constantinople và sau đó ở Antioch.

Theodore và Đế chế Bungari thứ hai

Năm 1185 Theodore và em trai của mình là Ivan Asen xuất hiện trước hoàng đế Byzantine Isaac II Angelos tại Kypsela để yêu cầu pronoia, nhưng yêu cầu của họ đã bị từ chối một cách thô bạo và Ivan Asen đã bị tát vào mặt trong cuộc cãi vã tiếp theo. Hai anh em bị xúc phạm trở về nhà ở Moesia và lợi dụng sự bất mãn được gây ra bởi việc đánh thuế nặng nề bởi hoàng đế Byzantine để tài trợ cho các chiến dịch của ông chống lại William II của Sicily và để chào mừng cuộc hôn nhân của chính ông ta với Margaret của Hungary, họ đã khuấy lên một cuộc nổi dậy chống lại Đế quốc Byzantine.

Cuộc nổi dậy ngay lập tức không thành công khi công chiếm Preslav, vốn là thủ đô lịch sử của Bulgaria, nhưng họ đã lập một thành phố thủ đô mới ở Tarnovo, Có lẽ đây là trung tâm của cuộc nổi dậy này. Năm năn 1186 quân nổi dậy bị thất bại, nhưng Isaac II Angelos thất bại trong việc khai thác chiến thắng của mình và trở về Constantinople. Với sự giúp đỡ chủ yếu của người Cuman ở phía bắc sông Danube, Peter IV và Ivan Asen phục hồi lại được vị thế của họ và đột kích vào Thrace. Khi Isaac II Angelos xâm nhập vào Moesia một lần nữa trong năm 1187, ông này đã thất bại trong việc chiếm giữ cả Tarnovo hay là Loveč, và ông đã ký một hiệp ước công nhận sự tồn tại của Đế chế Bungari thứ hai, nhưng không bên nào có ý định giữ hòa bình. Khi Thập tự chinh thứ ba dẫn đầu bởi Frederick I, Hoàng đế La Mã Thần thánh, đang trên đường tiến tới Constantinople, đại diện của Peter IV và Ivan Asen tiếp cận ông ta với mục đích xin trợ giúp quân sự để chống lại Isaac II Angelos thù địch tiềm tàng tại Nis và một lần nữa tại Adrianople.

Isaac II Angelos thất bại trong việc trả đũa

Sau khi cuộc Thập tự chinh lần thứ ba trôi qua, Isaac II Angelos quyết định đối phó với Bulgaria một cách cương quyết. Cuộc chinh phạt đã được lên kế hoạch trên quy mô lớn và ông này đến được Tarnovo trước khi bao vây nó trong một thời gian dài. Đến thời điểm này Peter IV đã đăng quang cho Ivan Asen I như là đồng hoàng đế trong năm 1189 và về nghỉ hưu ở Preslav. Chịu trách nhiệm về phòng thủ của Tarnovo, Ivan Asen I kích động hoàng đế Byzantine phải vội vã rút lui bởi những tin đồn lan rộng của sự xuất hiện của một đội quân cuman đến để cứu viện cho thành phố bị bao vây. Quân đội Byzantine rút lui và bị phục kích bởi Ivan Asen I trong đèo Balkan và Isaac II khó khăn lắm mới thoát chết trong năm 1190.

Thành công này chắc chắn chuyển lợi thế về cho người Bulgaria, họ đã chiếm được vùng Sredec (Sofia) và Nis năm 1191, Belgrade trong năm 1195, Melnik và Prosek năm 1196, trong khi các toán cướp phá tiến xa về phía nam Serres. Khi hoàng đế Bungari Ivan Asen I bị sát hại, người thừa kế Kaloyan tiếp tục một chính sách hiếu chiến chống lại Đế chế Byzantine bằng cách liên minh với Ivanko, kẻ giết Ivan Asen I, người đã bắt đầu phục vụ cho Byzantine trong năm 1196 và đã trở thành thống đốc Philippopolis (Plovdiv). Một đồng minh của Kaloyan là Dobromir Hriz (Chrysos), người quản lý khu vực Strumica. Liên minh này đã nhanh chóng bị giải thể, khi người Byzantine đã đánh bai cả Ivanko và Dobromir Hriz. Tuy nhiên, Kaloyan chinh phục Konstanteia (Simeonovgrad) ở Thrace và Varna từ Đế quốc Byzantine trong năm 1201 và hầu hết những người Slav tại Macedonia năm 1202.

Sự nổi lên của Đế quốc La-tinh

Cuộc chiến giữa Bulgaria và Byzantine đã chấm dứt trong năm 1204, khi lực lượng của Thập tự chinh Công giáo thứ tư bao vây và công chiếm Constantinople và tạo ra Đế quốc La-tinh, hoàng đế đươc bâù là Baldwin I của xứ Flanders. Mặc dù Kaloyan đã đưa ra cho quân viễn chinh một đề nghị liên minh để chống lại Đế quốc Byzantine, lời đề nghị của ông đã bị hắt hủi và Đế chế La-tinh bày tỏ ý định chinh phục tất cả các vùng đất của Đế chế Byzantine trước đây, bao gồm cả các lãnh thổ được cai trị bởi Kaloyan. Xung đột sắp xảy ra do việc tầng lớp quý tộc Byzantine ở Thrace đã nổi dậy chống lại chế độ La tinh trong năm 1205 và kêu gọi Kaloyan giúp đỡ, và đồng thơì cho ông ta thấy sự quy thuận của họ.

Chiến tranh với Đế quốc Latin

Mặc dù trong khoảng thời gian năm 1204-1261 người Bulgaria và Byzantine chủ yếu là chiến đấu chống người Latinh, cả hai vẫn còn ấp ủ sự bất mãn với nhau. Mặc dù những thành công ban đầu đến với người Bulgaria trong các trận chiến với người Latinh, tầng lớp quý tộc Byzantine lúc này bắt đầu nổi loạn hay âm mưu chống lại nó (Bulgaria ). Kaloyan cũng thay đổi chí hướng và chẳng thương tiếc gì đồng minh cũ của mình và nhận được biệt hiệu Rōmaioktonos (“kẻ tàn sát người La Mã”), như một sự nhái lại của biệt hiệu của Basil II – Boulgaroktonos (“kẻ tàn sát người Bulgaria”). Nhưng nhìn chung thì các mối quan hệ giữa Bulgaria và Nicaea, Quốc gia chính kế thừa Byzantine vẫn mạnh mẽ, và sự liên kết ủng hộ Nicaean mới của Bulgaria lên tới đỉnh điểm với cuộc hôn nhân giữa con gái Elena của Ivan Asen II và Theodore II Laskaris tương lai, con trai của Hoàng đế John III Doukas Vatatzes của Nicaea. Việc thống nhất các triều đại được tổ chức vào năm 1235 và trùng hợp với sự phục hồi của giáo trưởng Bungari với sự đồng ý của giaó trưởng phía đông. Sau đó, Bulgaria đã quyết định không viện trợ cho Đế chế La tinh cũng như với Nicaeans, bởi vì cả hai đế quốc đều tìm cách để tấn công Bulgaria.

Nội chiến Bungari 

Ngay sau khi đế chế Byzantine phục hồi dưới sự lãnh đạo của Michael VIII Palaiologos, Ông đã tham gia vào cuộc nội chiến ở Bulgaria. Michael VIII Palaiologos hỗ trợ Michael Asen III, và gửi một số quân Byzantine đến để cố gắng khẳng định Ivan Asen III lên ngôi tsar của Bulgaria chứ không phải là Ivailo, nhà lãnh đạo hiện tại của Bungari. Mặc dù Ivailo có một số các nỗ lực để đánh bại đối phương, ông đã bị phong tỏa khoảng ba tháng ở trong Drăstăr (Silistra) bởi đồng minh Mông Cổ của Michael VIII. Trong khoảng thờ gian lực lượng Byzantine bao vây Tarnovo-thủ đô của Bungari và nghe một tin đồn về cái chết của Ivailo trong trận chiến, các quý tộc địa phương đã đầu hàng và chấp nhận Ivan Asen III là hoàng đế năm 1279.

Ngay sau đó, vẫn trong năm 1279 Ivailo đột nhiên xuất hiện trước Tarnovo với một đội quân, nhưng không thành công để chiếm thành phố vốn đã được tăng cường phòng thủ. Ông vẫn đánh bại một lực lượng cứu viện lớn hơn của Byzantine ở gần Varna và một đạo quân nữa trong đèo Balkan. Tuyệt vọng vì không có hỗ trợ, Ivan Asen III rút khỏi Tarnovo năm 1280, trong khi anh rể của ông-George Terter I chiếm giữ ngai vàng. Nhà vua mới tạm thời thống nhất các tầng lớp quý tộc và Ivailo dần dần bị mất hỗ trợ.

Cuộc chiến của Theodore Svetoslav với Byzantine

Trong thế kỷ thứ 13 cả đế quốc Byzantine lẫn Bungari đã bắt đầu yếu dần và họ thường liên minh với nhau để chống lại những kẻ thù hùng mạnh như Hãn kim chướng và người Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên vào năm 1301 khi hoàng đế mới của Bungari Theodore Svetoslav lên ngôi đã có nhiều cuộc chiến đẫm máu với người Byzantine. Trước tiên là vị hoàng đế cũ Michael Asen II ( ông này nhờ quân Byzantine để lấy lại ngai vàng ), người không thành công trong việc cố gắng tiến vào Bulgaria với một đội quân Byzantine trong khoảng năm 1302. Như một hệ quả từ chiến thắng của mình, Theodore Svetoslav cảm thấy đủ an toàn để chuyển sang thế tấn công vào năm 1303 và chiếm được các pháo đài ở Đông Bắc Thrace, bao gồm Mesembria (Nesebar), Ankhialos (Pomorie), Sozopolis (Sozopol) và Agathopolis (Ahtopol) trong năm 1304. Cuộc phản công của Byzantine thất bại trong trận chiến trên sông Skafida gần Sozopolis, nơi mà đồng hoàng đế Michael IX Palaiologos đã phải bỏ chạy. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra và Michael IX và Theodore Svetoslav liên tục cướp phá lãnh thổ của nhau. Trong năm 1305 sau khi Aldimir – chú của Theodore Svetoslav dường như có các cuộc đàm phán với người Byzantine, Theodore Svetoslav liền sáp nhập ngay vùng đất của người chú. Năm 1306 Theodore Svetoslav có được sự dịch vụ của lính đánh thuê nổi loạn người Alan của Byzantine và ông cho họ định cư tại Bulgaria và tiến hành một cuộc đàn phán không thành công với Binh đội lính đánh thuê Catalan, những người cũng nổi loạn chống lại người Byzantine ( người thuê mướn họ). Chiến tranh kết thúc với một hiệp ước hòa bình trong năm 1307, gắn với một cuộc hôn nhân giữa Theodore Svetoslav-người góa vợ và Theodora, con gái của đồng hoàng đế Michael IX Palaiologos.

Cuộc chiến của George Terter II với Byzantine

Sau cái chết của cha mình năm 1322 nhà vua mới, George Terter II trở nên tích cực tham gia vào các cuộc nội chiến của Đế quốc Byzantine, nơi mà ngai vàng bị tranh chấp giữa Andronikos II Palaiologos và cháu nội của ông-Andronikos III Palaiologos. Lợi dụng tình trạng này, George Terter II xâm lược Thrace của Byzantine và gặp phải rất ít sự kháng cự, ông đã chinh phục được các thành phố lớn như Philippopolis (Plovdiv) và một phần của khu vực xung quanh đó vào các năm 1322 và 1323. Một lực lượng đồn trú Bungari đã được cài đặt dưới quyền chỉ huy của một vị tướng tên là Ivan người Nga, trong khi một nhà sử gia ca ngợi George Terter II như là một vị Hoàng đế “sở hữu Bungari và vương trượng Byzantine”. Một chiến dịch mới trong cùng một năm đã mang lại một số pháo đài tại Adrianople, nhưng người Bulgaria lúc này lại bị đẩy lui và đánh bại bởi Andronikos III. Hoàng đế Byzantine đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc xâm lược vào Bulgaria khi ông nghe tin rằng George Terter II đã qua đời có vẻ là từ các nguyên nhân tự nhiên.

Cuộc chiến của Michael Asen III 

Cái chết của George Terter II đã tạo ra một khoảng thời gian ngắn các lộn xộn được khai thác bởi hoàng đế Byzantine Andronikos III Palaiologos. Người Byzantine tràn vào phía Đông bắc Thrace và chiếm một số thành phố quan trọng. Đồng thời, một cuộc cầu hôn được Byzantine tài trợ giữa Vojsil, em trai của cựu hoàng đế Bungari Smilec, lúc này đang chiếm cứ Krăn, kiểm soát thung lũng giữa các dãy núi Balkan và Sredna Gora. Tại thời điểm này hoàng đế Bungari mới được bầu Michael Asen III hành quân về phía nam chống lại Andronikos III, trong khi một đội quân Byzantine đã bao vây Philippopolis (Plovdiv).

Mặc dù Michael Asen III đã cố gắng để ép lực lượng của Andronikos III phải rút lui, người Byzantine đã chiếm lại được Philippopolis trong khi ngườiBulgaria thay đổi đơn vị đồn trú. Mặc dù có sự mất mát này, Michael Asen III vẫn có thể trục xuất được Vojsil và phục hồi điều khiển của Bungari ở phía bắc và đông bắc Thrace trong 1324. Tình trạng này được xác nhận bởi một hiệp ước hòa bình với đế quốc Byzantine, được củng cố bởi cuộc hôn nhân của Michael Asen III với Theodora Palaiologina, em gái của Andronikos III Palaiologos, người đã từng kết hôn với Theodore Svetoslav của Bulgaria.

Nội chiến Byzantine 

Năm 1327 bản thân Michael Asen III cũng tham gia vào cuộc nội chiến mới của Đế quốc Byzantine, và đứng về phía anh rể của ông ta- Hoàng Đế Andronikos III, trong khi Andronikos II-ông nội và là đối thủ của ông này được sự hỗ trợ của vua Serbia. Andronikos III và Michael Asen III đã gặp nhau và ký kết một liên minh hùng mạnh để chống lại Serbia. Tuy nhiên, Michael Asen III lại tham gia vào các cuộc đàm phán với Andronikos II, cung cấp hỗ trợ quân sự để đổi lấy tiền và được nhượng lại các vùng đất ở biên giới. Tiến sát tới biên giới với quân đội của mình, Michael Asen III đã gửi một đội quân bề ngoài là để giúp Andronikos II nhưng ý định thực sự là để bắt lấy vị hoàng đế. Được cảnh báo trước bởi cháu trai của ông, Andronikos II đã thận trọng giữ đội quân Bungari ở xa khỏi thủ đô và người của ông. Từ bỏ mưu đồ của mình, Michael Asen III đã cố gắng để chiếm một số vùng đất bằng vũ lực, nhưng phải rút lui trước khi Andronikos III tiến quân. Một cuộc thách thức ở phía trước thành phố Adrianople vào năm 1328 đã kết thúc mà không có trận chiến nào nổ ra và với sự gia hạn của các hiệp ước hòa bình, sau đó Michael Asen III trở về đất nước mình sau khi được chi trả một khoản tiền lớn.

Ivan Alexander phòng thủ Bulgaria

Trong những năm 1340 quan hệ giữa Bulgary với đế quốc Byzantine tạm thời xấu đi. Ivan Alexander yêu cầu dẫn độ Shishman (Šišman)-anh em họ của mình, một trong những con trai của Michael Asen III, và đe dọa chính phủ Byzantine bằng chiến tranh. Ivan Alexander thực hiện lời đe dọa của mình vì người Byzantine gọi ông ta là gã bịp bợm ( nguyên văn bluff ) và gửi hạm đội của đồng minh của họ-tiểu vương Thổ Nhĩ Kỳ Smyrna Umur Beg để chống lại ông ta. Đổ bộ vào Đồng bằng sông Danube, người Thổ Nhĩ Kỳ của Umur Beg cướp phá các vùng nông thôn và tấn công các thành phố Bungari ở các vùng lân cận. Buộc phải hạn chế yêu cầu của mình, Ivan Alexander xâm lược đế quốc Byzantine một lần nữa vào cuối năm 1341 và tuyên bố rằng ông đã được mời đến bởi người dân của Adrianople. Ở đây quân đội của ông đã bị đánh bại hai lần bởi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của Byzantine.

Năm 1341-1347, Đế quốc Byzantine lại rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài thứ hai, giữa nhiếp chính cho Hoàng đế John V Palaiologos và ông dự định người giám hộ John VI Kantakouzenos. Những người hàng xóm của Byzantine đã lợi dụng cuộc nội chiến này và trong khi Stefan Uroš IV Dušan của Serbia ủng hộ John VI Kantakouzenos, Ivan Alexander lại ủng hộ John V Palaiologos và nhiếp chính của ông ta. Mặc dù hai vị vua cai trị Balkan chọn các phe đối nghịch trong cuộc nội chiến Byzantine, họ lại duy trì liên minh với nhau. Như cái giá phải trả cho sự hỗ trợ của Ivan Alexander, vị nhiếp chính cho John V Palaiologos phải nhượng lại cho ông thành phố Philippopolis (Plovdiv) và chín pháo đài quan trọng trong các ngọn núi Rhodope trong năm 1344.

Sự sụp đổ của Bulgaria và Byzantium

Trong năm 1422, Bulgaria sụp đổ trước người Ottoman Turk, và trong năm 1453 Constantinople cũng bị chiếm. Kể từ khi cả hai trở thành các phần của Đế quốc Ottoman thì cuộc chiến kéo dài của Bulgoarian-Byzantine mới thực sự kết thúc.

Chiến tranh Kievan Rus – Byzantine

Để hiểu được cuộc chiến Kievan Rus – Byzantine em xin lan man một chút về quá trình thành lập nhà nước Kievan Rus

Quá trình hình thành của nhà nước Kievan Rus

Kievan Rus , Hoặc Kyivan Rus là cái tên được đặt ra bởi Nikolai Karamzin cho Đại Công quốc Rus thời Trung Cổ. Đại Công quốc này tồn tại từ khoảng 880 đến giữa thế kỷ 13 khi nó tan rã. Người ta cho rằng cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1237-1240 đã góp phần lớn cho sự sụp đổ của Công quốc này.

Được thành lập bởi các bộ lạc Đông Slav và thương nhân Scandinavia (Varangians) được gọi là ” Rus ” và tập trung ở Novgorod, Công quốc này sau đó bao gồm vùng lãnh thổ về phía nam tới Biển Đen, phía đông tới Volga và phía tây đến Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva. Trong thế kỷ thứ 9, Kiev, một bộ lạc Slav định cư mà trong đầu thế kỷ thứ 9 đã phải trả tiền cống nộp cho người Khazar, nhưng đã bị người Varangians chiếm vào năm 864 và trở thành thủ đô của Rus ‘. Công quốc Rus ‘được nhiều người coi là tiền thân đầu tiên của ba quốc gia Đông Slav hiện đại: Belarus, Nga và Ukraina.

Triều đại Vladimir Vĩ đại (năm 980-1015) và con trai ông -Yaroslav I Wise (năm 1019-1054) đã tạo nên kỷ nguyên vàng – Golden Age của Kiev, thời này cũng là thời người Rus chấp nhận Kitô giáo và tạo ra bộ luật đầu tiên của người Đông Slav bằng văn bản, đó là bộ Russkaya Pravda. Những thủ lĩnh đầu tiên của người Rus ‘ nhiều khả năng là tầng lớp chiến binh người Scandinavia cai trị một phần lớn người Slav đã quy phục. Người Scandinavia dần dần kết hôn và hòa nhập với dân Slavic – vị vua thứ ba được biết đến như là Sviatoslav I của Rus ‘, là cháu trai của Rurik và ông đã có một tên Slav. Quyền lực của Công quốc dần dần bị yếu đi vào thế kỷ 13 và Kievan Rus ‘tan rã do các cuộc nội chiến của các thành viên hoàng tộc, sự sụp đổ của các mối quan hệ thương mại Rus ‘- Byzantine do sự xuống dốc của Constantinople, sự cạn kiệt của các tuyến đường thương mại và tiếp theo là việc người Mông Cổ xâm lược nước Nga (Kievan Rus ‘ ).

Buổi đầu lịch sử

Các hồ sơ lịch sử đầu tiên

Theo truyền thuyết cuả người Norman ở đầu thế kỷ thứ 9, các bộ lạc người Rus phía bắc được tổ chức một cách lỏng lẻo thành Rus ‘Khaganate, đây là đề xuất bởi một số nhà sử học không là người Nga và nó có thể được coi như là một nhà nước tiền thân của Kievan Rus. Các nhà lãnh đạo đầu tiên của người Rus ‘ nhiều khả năng là một tầng lớp chiến binh Scandinavia cai trị một phần lớn người dân Slav.
Theo quấn Primary Chronicle, quấn biên niên đầu tiên của Kievan Rus, lãnh thổ của nhà nước Kievan tương lai được phân chia giữa quốc gia của người Varangian và Khazaria. Laurentian Codex nói rằng kể từ năm 859 ( các bộ lạc Đông Slav) Chud, Slovene, Merya và Krivichi phải trả tiền cống nộp cho người Varangian, trong khi người Khazar lại đánh thuế ( các bộ lạc Đông Slav) Polians, Sieverians và Vyatichs. Trong năm 862 có một cuộc nổi dậy lớn khi ( các bộ lạc ) Chud, Ilmen Slavs, Merya và Krivichi đuổi người Varangian ngoài biển mà không cống nộp cho họ. Sau đó họ bắt đầu đường ai nấy đi. Một số các bộ lạc (không chính xác bộ lạc nào) đã quyết định mời Rus Varangians để cai trị họ. Sau đó ba anh em người Varangian ( Viking Thụy Điển ) tên là Rurik, Sineus, và Truvor đã lập nên Novgorod, Beloozero và Izborsk. Sau đó hai năm, hai người em qua đời chỉ còn lại Riurik và chỉ còn lại Riurik-người cai trị duy nhất. Ông lần lượt lập nên các chức danh nakhodniks để giúp ông ta quản lý đất đai. Thành phố quan trọng nhất trở thành thủ đô Novgorod để cai quản các bộ lạc Ilmen Slavs, thành phố Polotsk – Krivichi, thành phố Rostov – Merya, thành phố Beloozero – Veps và thành phố Murom – Muroma. Quấn biên niên lấy tên ông làm xuất phát của Triều đại Rurik. Quấn biên niên sử học viết:

Trong năm 6367 (năm 859): người Varangians từ ngoài biển vào đã thu cống nộp từ các bộ lạc Chuds, Slavs, Merias, Veses, Krivichs…

Trong năm 6370 (năm 862): [Họ] đẩy người Varangians quay trở lại biển khơi và từ chối trả tiền cống nộp và họ cố gắng để cai quản lẫn nhau. Nhưng giữa họ không có luật pháp tồn tại và bộ lạc này thì chống lại bộ lạc kia. Do đó bất hòa xảy giữa bọn họ và họ bắt đầu một cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc. Họ nói với nhau: ” chúng ta hãy tìm kiếm một vị hoàng tử, người có thể cai trị chúng ta và phán xử chúng ta theo tập quán” Do đó, họ ra nước ngoài để tìm người Varangians và người Rus. Đặc biệt là người Varangian được gọi là người Rus từ Thụy Điển, cũng giống như một số khác được gọi là người Thụy Điển, và những người khác là Norman và Angles, rồi vẫn còn những người khác như người Goth [Gotlanders], vì họ đã được đặt tên như vậy. Người Chud, người Slav, người Krivich và người Ves sau đó nói với người Rus, “đất của chúng tôi là rất rộng lớn và giàu có, nhưng không có luật pháp, hãy đến và cai quản chúng tôi như những vị hoàng tử, hãy cai quản chúng tôi bằng luật pháp.”. Ba người anh em đã tình nguyện đi với họ. Họ mang theo tất cả những người Rus.

Hai trong số các boyar của Riurik, Haskold và Dyr là những người không có chung dòng máu với Riurik, họ hỏi ông ta rằng liệu họ có thể mang gia đình của họ đến Tsargrad. Đi dọc xuống hạ lưu sông Dnepr họ thấy một khu định cư tên là Kiev và họ đã giải phóng người dân ở nơi này khỏi phải cống nộp người Khazar và định cư luôn ở đó, cuối cùng họ đã chinh phục được phần còn lại của vùng đất Polian.

Thành lập Kievian Rus

Rus Kiev đã chính thức được thành lập bởi Hoàng tử Oleg (Helgu theo ghi chép cuả người Khazar) vào năm 880. Lãnh thổ của quốc gia của ông nhỏ hơn nhiều, so với lãnh thổ của Yaroslav Thông thái. Trong 35 năm tiếp theo, Oleg và chiến binh của ông chinh phục hàng loạt các bộ lạc Đông Slav (Smolensk và Liubech) và bộ lạc Finnic. Năm 882, Oleg truất ngôi Haskold và Dyr và đặt Kiev trực tiếp dưới sự quản lý của chính mình và chọn nó làm thành phố thủ đô. Năm 883, Oleg chinh phục người Drevlians và áp đặt vào họ các khoản cống nạp bằng lông thú. Vào năm 884 ông đã chinh phục được người Polians, Drevlians, SeveriansVyatichs và Radimichs trong khi tiếp tục chiến tranh với người Tivertsi và Ulichs. Những bộ lạc sau ( người Tivertsi và Ulichs ) sống ở trong khu vực được biết đến bởi các nhà sử học Hy Lạp như là Great Scythia (vùng hạ lưu của sông Dniester và sông Dnepr). Năm 907, Oleg dẫn đầu một cuộc tấn công vào thành phố Constantinople với 80.000 chiến binh được vận chuyển bằng 2.000 tàu, để lại Igor ở Kiev. Oleg cố gắng áp đặt một khoản cống nộp vào người Byzantine không ít hơn một triệu grivna. Năm 912, ông đã ký một hiệp ước thương mại với Đế quốc Byzantine như là một đối tác bình đẳng. Sau này sau cái chết của Oleg trong năm 912, người Drevlian cố gắng để tách ra, nhưng đã chinh phục một lần nữa bởi Igor. Năm 914, Igor ký kết một hiệp ước hòa bình với người Pechenegs, một bộ tộc du mục đi qua Rus Kiev về phía Sông Danube để tấn công vào đế quốc Byzantine.

Nhà nước Kievan mới rất thịnh vượng vì nó có một nguồn cung cấp dồi dào lông thú, sáp ong và mật ong xuất khẩu, và cũng vì nó kiểm soát ba tuyến đường thương mại chính của Đông Âu: tuyến đường thương mại Volga từ Biển Baltic đến Phương đông, tuyến đường thương mại Dnepr từ biển Baltic đến Biển Đenvà tuyến đường thương mại từ người Khazar đến người Germanic.

Không có tài liệu rõ ràng khi nào danh hiệu Đại công tước-Grand Duke lần đầu tiên được sử dụng đại chúng, nhưng tầm quan trọng của công quốc Kiev đã được công nhận sau cái chết của Sviatoslav I (Sviatoslav dũng cảm; cai trị từ năm 945-972) và cuộc chiến tranh giữa Vladimir Vĩ đại và Yaropolk I. Khu vực Kiev chi phôí nhà nước Kievan Rus trong hai thế kỷ tiếp theo. Đại Hoàng tử-Grand Prince của Kiev kiểm soát các vùng đất xung quanh thành phố, và người thân của ông ta chính thức cai trị các thành phố trực thuộc khác và cống nộp cho ông ta. Thời đỉnh cao của quyền lực nhà nước là vào thời điểm triều đại của Prince Vladimir (Vladimir Đại đế, r. 980-1015) và Prince Yaroslav (Yaroslav khôn ngoan; r. 1019-1054). Cả hai nhà cầm quyền tiếp tục mở rộng Kievan Rus một cách vững chắc mà bắt đầu thời đại của Oleg.

Vladimir lên nắm quyền lực ở Kiev sau cái chết của cha ông-Sviatoslav I tại năm 972 và sau khi đánh bại Yaropolk- người anh cùng cha khác mẹ của ông trong năm 980. Khi là Hoàng tử của Kiev, thành tích đáng chú ý nhất là của Vladimir là Kitô giáo hóa Kievan Rus , một quá trình bắt đầu vào năm 988. Quấn biên niên sử nói rằng khi Vladimir quyết định chấp nhận đức tin mới thay vì tôn thờ tượng thần truyền thống (ta ̀ giáo) của người Slav, ông đã gửi ra một số cố vấn uyên bác nhất và những chiến binh giỏi nhất của ông như là sứ giả đến các phần khác nhau của châu Âu. Các sứ giả đến thăm các tín hữu của nhà thờ Latin, người Do Thái và Hồi giáo, cuối cùng họ cũng đã đến Constantinople. Họ bác bỏ Hồi giáo bởi vì, ngoài những thứ khác nó cấm uống rượu ( he he đúng là người Nga ) và Do Thái giáo, vì thần của người Do Thái đã phép người mình chọn để tước đoạt đất nước của họ. Họ phát hiện các nghi lễ tại nhà thờ La Mã là ngu si và đần độn. Tuy nhiên, tại Constantinople, họ đã quá kinh ngạc bởi vẻ đẹp của nhà thờ Hagia Sophia ( nhà thờ cụ bà Sophia ) và sự phụng sự được tổ chức ở đó đã ảnh hưởng lên tâm trí của họ và sau đó họ muốn theo đức tin này. Sau khi về đến nhà, họ thuyết phục Vladimir rằng đức tin của Byzantine là sự lựa chọn tốt nhất, rồi Vladimir đã thực hiện một chuyến hành trình đến Constantinople và bố trí để kết hôn với Công chúa Anna, em gái của hoàng đế Byzantine, Basil II.

Việc Vladimir lựa chọn Kitô giáo phương Đông cũng có thể phản ánh quan hệ cá nhân gần gũi của ông với Constantinople, lúc trong đang thống trị vùng Biển Đen và tầm quan trọng của nó trên tuyến đường thương mại quan trọng nhất của Kiev – truyến đường sông Dnepr. Tuân thủ Giáo Hội phương Đông là tầm nhìn xa có hiệu quả về các mặt chính trị, văn hóa và tôn giáo. Nhà thờ phương Đông có các nghi thức tế lễ được viết bằng chữ Cyrillic, được sao lục từ các bản dịch tiếng Hy Lạp đã được xuất bản cho Người Slav. Sự tồn tại của các ấn phẩm này đã tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo của người Đông Slav và cho họ làm quen với Triết học Hy Lạp cơ bản, các môn khoa học và biên soạn lịch sử mà không cần thiết phải đến học tập tận Byzantine. Ngược lại, nền giáo dục của nhân dân trong thời trung cổ ở Tây Âu và Trung Âu thì lại ảnh hưởng từ văn hóa Latin. Họ muốn độc lập và thoát khỏi văn minh La Mã và tự do học tập các nguyên lý của Latin, người Đông Slav phát triển văn học và nghệ thuật của mình, khá khác biệt với những người dân ở quốc gia Chính thống giáo phương Đông khác. Sau Sự ly khai lớn năm 1054 ( Giáo hội phương Tây ly khai khỏi chính thống giáo ), nhà thờ Nga vẫn duy trì sự hiệp thông với cả Rome và Constantinople trong một thời gian, nhưng cũng như hầu hết các nhà thờ phương Đông cuối cùng đã tách để đi với Chính thống giáo phương Đông.

Triều đại của Yaroslav

Yaroslav, được gọi là “khôn ngoan”, cũng phải tham gia cuộc tranh giành quyền lực với anh em của mình. Mặc dù ông lên cầm quyền ở Kiev vào năm 1019, ông đã không đưa ra các thể chế luật pháp vào tất cả các vùng của Kievan Rus cho đến 1036 cùng với Mstislav Vladimirovich ( cũng là hoàng tử và cai trị một phần Kievan Rus ) từ năm 1024. Giống như Vladimir, Yaroslav mong muốn cải thiện quan hệ của Kiev với phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là Đế chế Byzantine. Cháu gái của Yaroslav, Eupraxia, con gái của con trai ông ta-Vsevolod I, Hoàng tử của Kiev, đã kết hôn với Henry III-Hoàng đế La Mã Thần thánh. Yaroslav cũng sắp xếp cuộc hôn nhân của em gái và ba người con gái cho các vị vua của Ba Lan, Pháp, Hungary và Na Uy. Yaroslav cũng là người đã ban hành đạo luật Đông Slav đầu tiên, Russkaya Pravda; cho xây dựng các tòa thánh Sophia ở Kiev và ở Novgorod; bảo trợ các giáo sĩ địa phương và tu viện, và ông được cho là đã có công thành lập một hệ thống trường học. Con trai của Yaroslav đã phát triển Kiev Pechersk uLavra (tu viện), chức năng của nó trong Kievan Rus như là một trường học của giáo hội.

Trong những thế kỷ tạo nền tảng quốc gia tiếp theo, các hậu duệ của Rurik chia sẻ quyền lực trong việc cai trị Kievan Rus. Quyền thừa kế được chuyển từ người anh đến các em trai và từ người chú cho người cháu trai, cũng như từ người cha cho con trai. các thành viên trẻ tuổi của hoàng gia thường bắt đầu sự nghiệp chính thức của họ như là người cai trị của một huyện nhỏ, tiến đến là một tỉnh có nhiều sinh lợi và sau đó đấu đá với nhau về ngôi thèm muốn ở Kiev. Trong thế kỷ 11 và thế kỷ 12, các hoàng tử và các tùy tùng của họ là một tập hợp của các quý tộc Slavic và Scandinavia thống trị xã hội Kievan Rus. Các dũng sĩ hàng đầu và các quan lại nhận được thu nhập và đất của các hoàng tử và cung cấp cho họ sự phục vụ về chính trị và quân sự. Xã hội Kievan thiếu hệ thống các thành phố tự trị rất tiêu biểu trong chế độ phong kiến Tây Âu ( ví dụ như TP La Rosen của Pháp chẳng hạn). Tuy nhiên, các thương gia ở đô thị, nghệ nhân và người lao động đôi khi cũng có ảnh hưởng vào nền chính trị thông qua một hội đồng thành phố – veche , trong đó bao gồm tất cả các đàn ông đã trưởng thành trong thành phố. Trong một số trường hợp, các veche hoặc tiến hành đàn phán với các nhà cai trị hoặc trục xuất họ và mời những người khác để thay thế. Ở dưới cùng của xã hội là một tầng nô lệ. Ở cấp cao hơn là một tầng lớp nông dân phải cống nộp, những người lao động còn nợ tiền thuế của các hoàng tử. Tầng lớp nông nô ( Serfdom ) rất đặc trưng ở Tây Âu thời kỳ này thì lại không tồn tại trong Kievan Rus ( nhưng ở nước Nga sau này thì có ).

Sự nổi lên của các khu vực trung tâm

Rus Kiev đã không thể duy trì vị trí của nó như là một nhà nước mạnh mẽ và thịnh vượng, một phần vì sự hợp nhất của những vùng đất khác nhau dưới sự kiểm soát của một gia tộc cầm quyền. Vì các thành viên của gia tộc ngày càng trở thành nhiều hơn, họ xác định là gắn quyền lợi của bản thân với quyền lợi của khu vực ( mà họ cai trị ) hơn là với quyền lợi của Công quốc. Do đó, các hoàng tử đã gây chiến với nhau và thường xuyên tạo liên minh với người nước ngoài như Cumans, Ba Lan và Hungary. Trong những năm 1054-1224 không ít hơn 64 công quốc đã được dựng lên rồi lại sụp đổ, có đến 293 hoàng tử đưa ra đòi hỏi về thừa kế ngôi vị và tranh chấp của họ đã dẫn đến 83 cuộc nội chiến. Cuộc tranh giành quyền lực nổi bật nhất là cuộc xung đột nổ ra sau cái chết của Yaroslav Thông thái. Công quốc Polotsk đã tranh giành quyền lực của Đại Hoàng tử bằng cách chiếm Novgorod, trong khi Rostislav Vladimirovich đang bận chiến đấu để chiếm cảng Tmutarakan thuộc Chernigov ở Biển Đen. Ba trong số các con trai của Yaroslav đầu tiên liên minh là với nhau sau đó lại quay ra đánh lẫn nhau đặc biệt là sau thất bại của họ trước người Cuman tại Trận sông Alta năm 1068. Đồng thời một cuộc nổi dậy nổ ra tại Kiev, mang lại quyền lực cho Vseslav của Công quốc Polotsk – người ủng hộ dị giáo truyền thống Slavic. Đại Hoàng tử Iziaslav phải trốn sang Ba Lan để yêu cầu hỗ trợ và trong vài năm sau đã quay trở lại để thiết lập trật tự. Vấn đề trở nên phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 11 và đưa Công quốc vào hỗn loạn và chiến tranh liên tục xảy ra. Theo sáng kiến của Vladimir Monomakh II trong năm 1097 Hội đồng liên bang đầu tiên của Kievan Rus được họp ở thành phố Liubech gần Chernigov với mục đích chính để các bên tham chiến thương thảo với nhau. Tuy nhiên ngay cả việc này cũng đã không thực sự làm ngừng cuộc chiến mà chỉ tạo một khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi mà thôi.


Bản đồ Đại công quốc Kievan Rus ở thế kỷ 10 -> 11 và các khu vực trung tâm
Các cuộc Thập tự chinh cũng đem lại một sự thay đổi trong các tuyến đường thương mại của châu Âu và làm tăng tốc sự đi xuống của Kievan Rus. Năm 1204 binh lính của Thập tự chinh lần thứ tư đã cướp phá Constantinople, làm tuyến đường thương mại qua sông Dnepr trở nên khó khăn. Đồng thời các hiệp sỹ Teutonic Knight của cuộc Thập tự chinh phía Bắc đã chinh phục được khu vực Baltic và đe dọa Vùng đất của Novgorod. Cùng với việc Liên minh Ruthenia của Kievan Rus bắt đầu tan rã thành các Công quốc nhỏ hơn vì thành viên Hoàng tộc của Triều đại Rurik ngày càng nhiều lên. Nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống của Kievan Rus, trong khi phải đấu tranh với người dị giáo để tồn tại và mất căn cứ chính vì Constantinopol đang trên bờ sụp đổ. Một số trong những khu vực trung tâm chính sau này đã phát triển thành Novgorod, Chernihiv, Halych, Kiev, Ryazan, Vladimir của Klyazma, Vladimir của Volyn, Polotsk và những vùng khác.

Cộng hòa Novgorod

Ở phía bắc, Cộng hòa Novgorod rất thịnh vượng vì nó kiểm soát tuyến đường thương mại từ Sông Volga đến Biển Baltic. Khi Kievan Rus bị xuống dốc, Novgorod lại trở nên độc lập hơn. Một chính thể địa phương cai quản Novgorod; các quyết định lớn của chính phủ được biểu quyết bởi một hội đồng thành phố, một hoàng tử cũng được bầu như là lãnh đạo quân sự của thành phố. Trong thế kỷ 12, Novgorod mua lại cho chính mình chức Tổng-giám-mục, Một dấu hiệu cho thấy nó trở lên quan trọng hơn và ngày càng độc lập về chính trị.
( Cộng hòa Novgorod sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần các chiến dịch của Hoàng tử Alexander Nevsky)

Phía Đông Bắc, công quốc Vladimir-Suzdal 

Ở phía đông bắc, người Slav liên tục mở rộng lãnh thổ mà cuối cùng vùng này đã trở thành Đại công quốc Moskva bởi việc chinh phục và sáp nhập với các bộ lạc Finnic ở đây từ trước đó. Thành phố Rostov là trung tâm lâu đời nhất của phía đông bắc, sau đó được thay thế đầu tiên là Suzdal và sau đó là bởi thành phố Vladimir, mà sau này nó trở thành thủ đô của công quốc Vladimir-Suzdal. Một làn sóng di cư lớn từ khu vực phía bắc Kiev đã được ghi lại, để tránh những cuộc đột kích của người du mục Turk ( Thổ ) từ ” Thảo nguyên hoang dã”. Vì vậy các vùng đất phía Nam đã bị bỏ hoang và ngày càng nhiều các boyar, quý tộc, nghệ nhân … đã đến vùng đất của công quốc Vladimir, công quốc Vladimir-Suzdal ngày càng khẳng định mình như là một thế lực lớn trong Kievan Rus. Năm 1169 Hoàng tử Andrey Bogolyubskiy của công quốc Vladimir-Suzdal giáng một đòn nặng vào sức mạnh của Kievan Rus khi quân đội của ông ta chiếm lấy thành phố Kiev. Hoàng tử Andrey sau đó đưa em trai của ông lên làm người cai trị Kiev trong một thời gian ngắn, trong khi Andrey tiếp tục trị vì vương quốc của mình ở Suzdal. Như vậy, quyền lực chính trị bắt đầu tuột khỏi Kiev từ nửa sau của thế kỷ 12. Năm 1299 cũng vì các đợt xâm lược của quân Mông Cổ, vùng thủ phủ đã được chuyển từ Kiev tới thành phố Vladimir và Vladimir-Suzdal đã thay thế Kiev chở thành một trung tâm tôn giáo của các vùng phía Bắc.

Phía Tây nam, công quốc Galicia-Volhynia

Về phía tây nam, công quốc Halych/ Galicia-Volhynia đã phát triển quan hệ thương mại với các hàng xóm như Ba Lan, Hungary và Lithuania và nổi lên như là sự kế thừa của Kievan Rus. Ở đầu thế kỷ 13, Hoàng tử Roman Mstislavich chinh phục Kiev, thống nhất hai vương quốc riêng biệt trước đó và đảm nhiệm chức vụ Đại công tước Kievan Rus. Con trai ông, Hoàng tử Daniil (R. 1238-1264) là vị vua đầu tiên của Kievan Rus nhận một vương miện từ Giáo-hoàng La Mã mà không phá vỡ mối quan hệ với Constantinople. Tuy nhiên, sau một cuộc chiến tranh kéo dài và không thành công chống lại quân Mông Cổ kết hợp với lục đục nội bộ trong số các hoàng tử và sự can thiệp của nước ngoài đã làm suy yếu công quốc Galicia-Volhynia. Với sự kết thúc của dòng họ Mstislavich-chi nhánh của Rurik ở giữa thế kỷ 14, công quốc Galicia-Volhynia không còn tồn tại; Ba Lan chinh phục vùng Galich; Gediminas-Đại công tước Lithuania chiếm Volhynia, bao gồm cả Kiev trong năm 1321, kết thúc sự cai trị của triều đại Rurik trong thành phố. Nhà cầm quyền Lithuania sau đó đảm nhiệm cai trị luôn cả vùng Ruthenia.

Lý do của sự xuống dốc và sụp đổ

Một sự kết hợp của một loạt các sự kiện đã dẫn đến sự suy sụp của Kievan Rus. Sự nổi lên của các trung tâm khu vực đóng một vai trò rất lớn. Hệ thống thừa kế độc đáo, quyền lực được chuyển giao không phải từ cha sang con trai, mà đến các thành viên lớn tuổi nhất của triều đại cầm quyền, tức là trong nhiều trường hợp cho người anh trai cả của người cai trị, dẫn đến nuôi hận thù liên tục và sự cạnh tranh trong gia đình hoàng gia. Giết người để đoạt ngai vị là một cách khá phổ biến để có được quyền lực.

Sự xuống dốc của Constantinople – một đối tác thương mại chính của Kievan Rus, đóng một vai trò to lớn. Các tuyến đường thương mại từ người Varangians đến người Hy Lạp, theo con đường này hàng hoá được chuyển từ Biển Đen (Chủ yếu là từ Byzantine) Thông qua Đông Âu đến Baltic, là nền tảng cho sự giàu có và thịnh vượng cho Kiev. Kiev là quyền lực chính và khởi xướng trong mối quan hệ này, một khi Đế quốc Byzantine rơi vào tình trạng hỗn loạn và trở thành nguồn cung cấp thất thường, lợi nhuận bị cạn kiệt và Kiev mất đi sự hấp dẫn của nó. Các tuyến đường khác đi qua Kiev lại không phải là tuyến đường chính. Một tuyến đường chính khác, tuyến đường Thương mại Volga nằm xa về phía đông và phía bắc của Kiev và sau này đóng góp vào sự phát triển của Đại công quốc Moscow.
Tuyến đường thương mại từ Byzantine qua Kiev tới Bắc Âu- màu xanh

Cuộc chiến Rus’-Byzantine 860

Cuộc chiến Rus-Byzantine năm 860 là chiến dịch quân sự lớn duy nhất của quân viễn chinh Rus ‘Khaganate được ghi chép lại trong các nguồn tài liệu của Byzantine và Tây Âu nguồn. Các tài liệu khác nhau liên quan đến các sự kiện diễn ra và có sự khác biệt với các nguồn tài liệu hiện đại và hoặc sau đó,còn kết quả chính xác là như thế nào thì chưa biết. Theo tài liệu của Byzantine thì người Rus định chiếm Constantinople một cách bất ngờ, khi đế quốc đang sa lầy vào các cuộc chiến liên tục Byzantine-Arab và không thể đối phó với mối đe dọa từ người Rus. Sau khi cướp bóc các vùng ngoại ô của thủ đô Byzantine, người Rus rút lui, mặc dù bản chất của việc rút quân này và thực sự thì bên nào chiến thắng cuộc chiến này đang là chủ đề tranh cãi. Sự kiện sau đó này đã dẫn đến một truyền thuyết của Chính Thống giáo, đó là gán sự giải thoát của thành phố Constantinople cho một sự can thiệp kỳ diệu của Theotokos ( Đức mẹ Maria ).

Bối cảnh

Đế quốc Byzantine tiếp xuc lần đầu tiên với người Rus trong năm 839. Thời điểm đặc biệt của cuộc tấn công cho thấy người Rus đã được thông báo về điểm yếu của thành phố, các hoạt động quân sự đã không cắt đứt các tuyến thương mại và giao thông trong các năm 840 và 850. Tuy nhiên, mối đe dọa từ người Rus ở năm 860 đến một cách bất ngờ, và không ai có thể đoán trước, như Photius đã gọi “như một bầy ong bắp cày”. Đế chế lúc đó đang chiến đấu để đẩy lùi bước tiến của người Ả Rập trong bán đảo Tiểu Á. Trong tháng 3 năm 860, đơn vị đồn trú ở pháo đài chính Lulon đã bất ngờ đầu hàng người Ả Rập. Trong tháng Tư hoặc tháng Năm, hai bên đã trao đổi tù binh và chiến sự chấm dứt trong một thời gian ngắn, tuy nhiên vào đầu tháng Sáu Hoàng đế Michael III rời Constantinople đến Tiểu Á để triển khai một cuộc tấn công vào vương quốc Hồi giáo Abbasid.

Ngày 18 tháng 6 năm 860, vào lúc hoàng hôn, một đội tàu khoảng 200 chiếc của người Rus căng buồm tiến vào Bosporus và bắt đầu cướp bóc các vùng ngoại ô của Constantinople. Những kẻ tấn công đã đốt cháy những căn nhà và giết chết nhiều người dân. Không thể làm gì để đẩy lùi những kẻ xâm lược, Giáo trưởng Photius kêu gọi con chiên của ngài cầu xin Theotokos ( Đức mẹ Maria ) cứu vớt thành phố. Sau khi tàn phá các vùng ngoại ô, người Rus đi vào Biển Marmora và đổ bộ xuống Hòn đảo của các hoàng tử ( the Isles of the Princes), nơi mà cựu giáo trưởng Ignatius của Constantinople đang sống vào thời điểm đó. Người Rus cướp bóc các ngôi nhà và các tu viện, giết người, bắt tù nhân. Họ đã bắt 22 người hầu của cựu giáo trưởng, đưa những người này lên tầu và chặt họ ra từng khúc bằng rìu.

Vụ tấn công xảy ra bất ngờ với người Byzantine “giống như một tiếng sét từ trên trời”, như nó đã được mô tả bởi giáo chủ Photius trong bài văn tế nổi tiếng của ông viết về sự kiện này. Hoàng đế Michael III đã đi vắng khỏi thành phố, lực lượng hải quân của họ quá khiếp sợ và không thể sử dụng lửa Hy Lạp, loại vũ khí chết người. Bộ binh của Đế quốc (bao gồm cả những binh sĩ bình thường được đồn trú gần với thủ đô nhất) đã đi chiến đấu với người Ả Rập ở Tiểu Á. Việc phòng thủ trên đất liền của thành phố đã bị suy yếu bởi sự vắng mặt của các đơn vị đồn trú, nhưng việc bảo vệ biển cũng có thiếu sót. Hải quân Byzantine được sử dụng để tấn công cả người Ả Rập và người Norman ở trong Biển Aegean và Địa trung hải. Những sự việc này xảy ra đồng thời làm cho các bờ biển và các đảo ở Biển Đen, vịnh Bosporus và biển Marmara dễ bị tấn công.

Cuộc xâm lược tiếp tục cho đến ngày 4 tháng 8, khi, trong một số bài giảng của mình, giáo trưởng Photius cho rằng có một điều kỳ diệu từ trên trời xuống và cứu được thành phố từ mối đe dọa nghiêm trọng như vậy. Các bài giảng của Photius cho các ví dụ đầu tiên về cái tên “Rus” ( Người Byzantine đọc là Rhos,) được đề cập trong một nguồn tài liệu của Byzantine-Hy Lạp, trước đây các cư dân của vùng đất phía bắc của Biển Đen thường được gọi theo cách cổ xưa là “Tauroscythians”. Các bài giảng của giáo trưởng cho người ta biết được rằng họ không có người cai trị tối cao và sống ở một số vùng đất phía bắc xa xôi. Photius gọi họ là ” Những người không được biết đến – unknown people “, mặc dù rằng một số sử gia muốn dịch cụm từ như là “người vô danh”, chỉ ra các địa chỉ cuả các mối liên hệ trước đó giữa Byzantians và Rus ‘.

Các truyền thuyết sau đó

Các bài giảng của giáo trưởng Photius không cung cấp manh mối về kết quả của cuộc xâm lược và những lý do tại sao người Rus lại rút về đất nước của họ. Các nguồn tin sau này cho rằng họ rút lui nhanh chóng vì Hoàng đế đang quay trở lại thủ đô. Tiếp tục câu chuyện, sau khi Hoàng Đế Michael III và giáo trưởng Photius thả tấm mành có vẽ hình Đức mẹ Maria xuống biển, đã có xuất hiện một cơn bão đánh tan các tàu của người rợ. Trong thế kỷ sau, người ta nói rằng Hoàng đế vội vã đến nhà thờ tại Blachernae và có tổ chức một đám rước chiếc áo choàng của Đức mẹ Maria trên bức tường của Theodosian ( các bức tường thành để bảo vệ thành phố được xây từ thời Hoàng Đế Theodose ). Di tích quý giá này của Byzantine đã được nhúng tượng trưng ra biển và một cơn gió lớn ngay lập tức nổi lên và đắm các tàu của người Rus. Truyền thuyết đã được ghi lại một cách trung thực bởi George Hamartolus, người cung cấp bản thảo rất quan trọng cho quấn Biên niên sử. Các nhà viết sử người Kievan lại đưa các cái tên Askold và Dir vào các tài liệu vì họ tin rằng hai người Varangian này đã quản lý Kiev vào năm 866. Đó là năm (bỏ qua một số điều không minh bạch trong quấn niên đại) người Rus tiến hành chuyến viễn chinh đầu tiên vào thủ đô của đế quốc Byzantine.

Tài liệu của Nestor về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người Rus và Byzantine có thể đã góp phần vào sự phổ biến của hình ảnh Đức mẹ Maria ở Nga ( mà quả thật ở Nga hình như người ta sùng Đức mẹ hơn cả chúa Jêsu thì phải). Việc cứu thoát một cách kỳ diệu thành phố Constantinople từ đám người man rợ xuất hiện trong một bức tranh thánh của Nga, mà họ lại không cần quan tâm đến một điều lý thú rằng đám người rợ kia lại có thể đã xuất phát từ Kiev. Hơn nữa, khi Blachernitissa (Theotokos of Blachernae – chân dung Đức mẹ ) được đưa đến Moscow trong thế kỷ 17, người ta nói rằng là bức tranh thánh này đã cứu được Tsargrad ( theo người Nga thì Tsar là Hoàng đế, grad là thành phố vậy Tsargrad là thành phố của Hoàng Đế hay chính là Constantinople) khỏi sự hủy diêt của quân đội của “khagan Scythia” – chứ không biết rằng từ chính quân đội của người Rus, sau khi Michael III cầu nguyện trước Đức mẹ Maria. Không ai để ý rằng câu chuyện tồn tại song song rõ ràng với các chuỗi sự kiện được mô tả bởi Nestor. ( cũng khá hài hước nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm đến Lịch sử mà họ chỉ quan tâm đến tin ngưỡng, như ở ta ối người dẫm đạp lên nhau để lấy ấn đền Trần, nhưng hỏi cụ Trần nào vậy? ối người không biết)

Trong thế kỷ thứ 9, một câu đồng dao bất ngờ được đồn đại một cách đại chúng rằng tại một chiếc cột cổ ở Forum of Taurus có một dòng chữ tiên đoán rằng Constantinople sẽ bị chinh phục bởi người Rus. Truyền thuyết này cũng được biết đến trong nền văn học của Byzantine, được hồi sinh bởi Slavophiles ( một phong trào văn học ở Nga) trong thế kỷ 19, khi Đế quốc Nga lao vào giành giật địa điểm của thành phố Constantinople từ Đế chế Ottoman. ( và nếu không có các bác Anh, Pháp, Áo … thì thành phố Constantinople đã thuộc về nước Nga rồi)

Ý kiến trái ngược

Như đã được chứng minh bởi các nhà sử học hiện đại chuyên nghiên cứu về Byzantine như Oleg Tvorogov và Constantine Zuckerman và một số người khác, thì các nguồn tin từ thế kỷ thứ 9 và các nguồn sau đó lại trái ngược với các thông tin đã được đưa ra ở trên. Theo họ thì trong bài giảng vào tháng 8 của ông, giáo trưởng Photius không hề đề cập đến sự trở lại thủ đô của Hoàng Đế Michael III mà cũng chẳng có phép lạ với tấm hình Đức mẹ ( mà trong nguồn tác giả tự nhận là một người tham gia).

Mặt khác, Đức Giáo Hoàng Nicholas I, trong một lá thư gửi tới Hoàng Đế Michael III vào ngày 28 tháng 9 năm 865, đã đề cập đến việc các khu ngoại ô của thủ đô đế quốc đã bị đột kích gần đây và người dân ở ngoại ô được phép rút lui mà không phải chịu hình phạt nào. Biên niên sử Venecia của John Deacon lại ghi rằng Normanorum gentes ( người Norman), đã tàn phá suburbanum ( vùng ngoại ô ) của Constantinople và đã trở về vùng đất riêng của họ với chiến thắng (“et sic praedicta gens cum triumpho ad propriam regressa est”).

Có vẻ là chiến thắng của Michael III trước người Rus là một sản phẩm được tưởng tượng ra bởi các sử gia Byzantine ở giữa thế kỷ 9 và sau đó trở thành điều bình thường và được chấp nhận trong biên niên của người Slav vì họ chịu ảnh hưởng của Byzantine. Tuy nhiên, các ký ức về một chiến dịch thành công đã được truyền miệng trong số những người Kievan và có thể đã được ghi chép trong tài liệu của Nestor về chiến dịch của chúa Oleg năm 907, mà nó lại không được ghi ở trong bất kỳ nguồn Byzantine nào.

Cuộc chiến Rus-Byzantine năm 907

Cuộc chiến Rus-Byzantinenăm 907 được đề cập trong quấn Biên niên sử-Primary Chronicle với cái tên Oleg của Novgorod. Quấn biên niên sử này ngụ ý rằng đó là hoạt động quân sự thành công nhất của người Rus để chống lại Đế quốc Byzantine. Ngược lại, rất đáng buồn là các nguồn tài liệu Byzantine-Hy Lạp đã không đề cập gì đến nó cả.
Theo quấn biên niên

Quấn biên niên mô tả cuộc đột kích năm 907 chi tiết một cách đáng kể. Ký ức về chiến dịch này dường như đã được truyền miệng trong nhiều thế hệ người Rus. Như vậy thì có thể các ghi chép sẽ phong phú về các sự kiện mang màu sắc về văn hóa dân gian hơn là ý nghĩa lịch sử.

Theo quấn sách này thì các phái viên Byzantine đã cố gắng đầu độc chúa Oleg trước khi ông này có thể đến gần thành phố Constantinople. Vị thủ lãnh người Rus nổi tiếng về khả năng tiên tri của mình, đã từ chối không uống chén rược có thuốc độc. Khi lực lượng hải quân của ông đã tiến vào trong tầm nhìn của Constantinople, ông đã tìm thấy các cửa chính cửa thành phố bị đóng chặt và lối vào vịnh Bosporus bị chặn bởi dây xích sắt.

Tại thời điểm này, viện binh của Oleg đã đến nơi: ông cho tiến hành một cuộc đổ bộ lên bờ của khoảng 2.000 chiếc thuyền monoxylae ( tựa như thuyền canoeing ngày nay) được lắp các bánh xe. Sau khi các con thuyền của ông cập bến, chúng được chuyển đổi để di chuyển bằng bánh xe ( có thể là các con thuyền của người Rus được lắp các bánh xe bằng gỗ và khi lên bờ họ biến con thuyền thành những chiếc xe – điều này chỉ mang tính truyền thuyết ), ông đã chỉ huy họ đến trước bức tường của Tsargrad và dựng các tấm lá chắn của họ trước các cánh cổng của thủ đô đế quốc.

Sự đe dọa tới thành phố Constantinople lúc này được gỡ bỏ bởi các cuộc đàm phán hòa bình mà thành quả là Hiệp ước Nga-Byzantine năm 907. Căn cứ vào hiệp ước, người Byzantine trả một khoản cống mười hai grivnas cho mỗi chiếc thuyền cuả người Rus.

Chiến dịch của chúa Oleg không phải là điều tưởng tượng mà là rõ ràng từ các văn bản xác thực của hiệp ước hòa bình, đã được ghi chép lại trong quấn biên niên sử. Các học giả ở thời hiện tại có xu hướng giải thích sự im lặng của các nguồn Hy Lạp đối với chiến dịch của Oleg của niên đại chính xác của Chronicle Chính. Một số giả định cho rằng cuộc tấn công thực sự diễn ra vào năm 904, khi người Byzantine đang có chiến tranh với Leo xứ Tripoli. Một giả thuyết hợp lý hơn được đưa ra bởi Boris Rybakov và Lev Gumilev: Các tài liệu đề cập đến chiến dịch Rus-Byzantine năm 860 trong thực tế đã được mô tả nhầm trong nguồn của người Slavonic như là một thất bại của Kievan.

Mặc dù thường xuyên có sự xung đột về quân sự, quan hệ giữa Rus và Byzantine dường như chủ yếu lại là hòa bình. Người Rus đầu tiên được Kitô hóa trong năm 860 theo ghi chép của Giáo trưởng Photius. Trong một bức thư của ông, Giáo trưởng Nicholas Mysticus nói về mối đe dọa rằng là người Rus sẽ tiến hành một cuộc xâm lược vào Bulgaria. Các sử gia suy ra từ tài liệu của mình rằng Byzantine đã có thể kiểm soát được người Rus trong thời gian trị vì của chúa Oleg cho kết thúc triều đại của ông.

Hơn nữa, có một đội ngũ đáng kể người Rus tham gia vào đội ngũ của đế chế và đã tham gia vào các cuộc viễn chinh của hải quân Byzantine trong suốt thế kỷ thứ 10. Một hải đội lính đánh thuê gồm 700 lính Rus tham gia chinh phạt đảo Crete năm 902. Một đơn vị gồm 415 lính người Rus khác gia nhập đội vệ binh Varangian.

Cuộc xâm lược Bulgaria của Sviatoslav

Cuộc xâm lược Bulgaria của Sviatoslavđề cập đến một khởi đầu một cuộc xung đột vào năm 967/968 và kết thúc ở năm 971, xảy ra ở phía đông Balkan và liên quan đến Kievan Rus, Bulgaria, và Đế quốc Byzantine. Một cuộc tấn công Rus được xúi giục bởi Byzantine, đã dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Bungari và sự chiếm đóng của người Rus. Một đối đầu quân sự trực tiếp sau đó giữa người Rus và Byzantine đã kết thúc với chiến thắng của Byzantine. Người Rus rút quân và phía đông Bulgaria dưới sự giám sát cuả Đế quốc Byzantine.

Năm 927, một hiệp ước hòa bình được ký kết giữa Bulgaria và Byzantine đã kết thúc cuộc chiến kéo dài nhiều năm và bắt đầu bốn mươi năm hòa bình. Cả hai quốc gia đạt được sự thịnh vượng trong khoảng thời gian này, nhưng cân bằng quyền lực dần dần chuyển sang phía Đế chế Byzantine vì những thắng lợi lớn về mặt lãnh thổ trong cuộc chiến với vương quốc hồi giáo Abbasid ở phía Đông và thành công trong việc thiết lập một liên minh bao quanh Bulgaria. Năm 965/966, hoàng đế Byzantine hiếu chiến mới lên ngội Nikephoros II Phokas từ chối gia hạn cống nạp hàng năm vốn là một phần của thỏa thuận hòa bình và tuyên chiến với Bulgaria. Vì bận tâm với các chiến dịch của mình ở phía Đông,

Nikephoros quyết định không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến này, và mời Sviatoslav – thủ lĩnh của người Rus xâm lược Bulgaria.
Vượt quá sự mong đợi của Byzantine, vốn chỉ coi ông ta chỉ như là một phương tiện để gây áp lực về mặt ngoại giao với Bulgaria, Sviatoslav đã chinh phục gần như toàn bộ những vùng quan trọng nhất của vương quốc Bungari vào năm 967-969, bắt giữ hoàng đế Bungari Boris II và trị vì đất nước qua ông ta. Sviatoslav dự định tiếp tục tiến về phía nam và chống lại chính Byzantine, từ đó rất quan tâm đến việc thành lập một vương quốc Nga-Bungari mới và hùng mạnh tại khu vực Balkan. Sau khi chặn đứng bước tiến của người Rus vào vùng Thrace tại Arcadiopolis vào năm 970, hoàng đế Byzantine John I Tzimiskes dẫn đầu một đội quân tiến vào phía bắc Bulgaria và chiếm Thủ đô Preslav năm 971 Sau một bao vây ba tháng vào pháo đài Dorostolon, Sviatoslav đồng ý chấp nhận các điều khoản cuả Byzantine và rút lui khỏi Bulgaria. Tzimiskes chính thức sát nhập Bulgaria với Đế chế Byzantine. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các vùng miền Trung và Tây Balkans vẫn còn ngoài tầm kiểm soát của người Byzantine và nó sẽ dẫn đến sự hồi sinh của vương quốc Bungari vào triều đại Cometopuli.

Bối cảnh

Vào đầu thế kỷ 10, hai cường quốc đã cùng nhau thống trị vùng Balkan: Đế quốc Byzantine kiểm soát phía nam bán đảo và các vùng duyên hải và Đế quốc Bungari tại khu vực Trung, Bắc Balkan. Những thập niên đầu của thế kỷ là thống trị của Đế quốc Bungari dưới sự lãnh đạo của Sa hoàng Simeon (R. 893-927), người tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh với Byzantine để mở rộng đế quốc của mình và để đảm bảo danh hiệu hoàng đế cho bản thân. Sau cái chết của Simeon tháng 5 năm 927 ngay lập tức có một sự xích lại gần nhau giữa hai cường quốc, chính thức hóa với các điều ước hòa bình và liên minh với nhau sau một cuộc hôn nhân cùng trong năm đó. Peter I (R. 927-969) con trai thứ hai và người kế nhiệm của Simeon , kết hôn với Maria – con gái lớn của hoàng đế Byzantine Romanos I Lekapenos (R. 920-944) và triều đình công nhận danh hiệu của ông ta. Một cống hàng năm (của Byzantine – để giữ thể diện – gọi là trợ cấp cho Maria) đã được đồng ý để trả cho Bungari để đổi lấy hòa bình.

Thỏa thuận này đã được duy trì trong gần bốn mươi năm, và giữ mối quan hệ hòa bình rất cần thiết cho cả hai cường quốc. Với Bulgaria, bất chấp chiếc rào chắn tự nhiên được hình thành bởi con sông Danube, vẫn còn đe dọa ở phía bắc bởi các dân tộc trên thảo nguyên: như người Magyar và Pecheneg. Những người này thường tiến hành các cuộc tấn công trên khắp đất nước Bulgaria, đôi khi thậm chí đến tận lãnh thổ Byzantine. Hòa bình Byzantine-Bungari có nghĩa là sẽ có ít rắc rối đến từ phía bắc (của Bungari ), bởi nhiều cuộc tấn của người Pecheneg được xúi dục bởi Byzantine. Triều đại của Hoàng đế Peter mặc dù thiếu những chiến công quân sự huy hoàng như dưới thời Hoàng Đế Simeon, vẫn còn là một thời “hoàng kim” của Bulgaria, với một nền kinh tế phồn thịnh và một xã hội đô thị phát triển mạnh.

Byzantine đã sử dụng nền hòa bình để tập trung các nguồn lực của nó vào cuộc chiến chống lại vương quốc Hồi giáo Abbasid ở phía Đông, nơi mà một loạt các chiến dịch dưới sự chỉ huy của các tướng John Kourkouas và Nikephoros Phokas đã thu được nhiều vùng lãnh thổ và mở rộng các vùng lãnh thổ của đế quốc. Đồng thời, các cải cách về mặt quân sự đã làm cho quân đội có hiệu quả hơn nữa và thiên về phương hướng tấn công. Đế quốc Byzantine không chịu bỏ qua vùng Balkan ( để lấy lại sự độc tôn của họ ) và đều đặn cải thiện mối quan hệ của họ với các dân tộc ở miền Trung và Đông Âu, làm thay đổi cán cân quyền lực tại bán đảo Balkan một cách tinh tế. Vùng Cherson – tiền đồn của họ ở Crimea dùng để duy trì quan hệ thương mại với người Pecheneg và Kievan Rus – một thế lực đang nổi lên, các nhà truyền giáo đã tiến hành Kitô hóa cho người Magyar và các hoàng tử Slav ở vùng phía tây Balkan để được Đế quốc một lần nữa xác nhận quyền thủ lảnh của họ, đặc biệt là sau khi Caslav Klonimirovic chấm dứt sự kiểm soát của Bungari kết thúc vào Serbia. Những mối quan hệ ở bên ngoài đế quốc Bungari là một quân bài quan trọng cho ngoại giao của Byzantine: việc xúi dục người Pecheneg và Khazar tiến hành các cuộc tấn công vào Bulgaria là một phương pháp lâu đời thường xuyên được áp dụng để gây áp lực vào Bulgaria.

Sau cái chết đột ngột của Hoàng đế Romanos II vào năm 963, Nikephoros Phokas cướp ngôi vua từ tay đứa con trai ít tuổi của Romanos và trở thành hoàng đế Nikephoros II (R. 963-969). Nikephoros, một thành viên nổi bật của tầng lớp quý tộc quân sự Anatolia, vẫn tập trung chủ yếu vào vùng phía Đông, cá nhân mình chỉ huy quân đội trong các chiến dịch thu hồi Cyprus và Cilicia. Mọi sự xảy ra khi một sứ giả của Bungari đến gặp Nikephoros vào cuối năm 965 hoặc đầu năm 966 để thu thập các cống nộp. Nikephoros với sự tự tin của mình vốn được thúc đẩy bởi những thành công gần đây của ông ta và xét thấy yêu cầu của Bungari là quá láo xược liền từ chối trả tiền, với cái cớ rằng cái chết của hoàng hậu Maria (khoảng năm 963) đã chấm dứt bất kỳ nghĩa vụ nào. Ông đã cho đánh đập các sứ giả và tống họ về nhà với các lời đe dọa và nhục mạ. Ông cho quân đội của mình tiến đến Thrace và tổ chức một cuộc hành quân để hiển thị sức mạnh quân sự của mình và cướp phá một vài pháo đài vùng biên giới với Bungari. Nikephoros quyết định hủy bỏ hiệp ước đã ký kết với Bulgaria để trả lời việc Peter I đã ký kết một hiệp ước đã ký kết với người Magyar mà nó cho phép rằng người Magyar sẽ được phép đi qua lãnh thổ của để đột kích vào Byzantine đổi lấy việc ngăn chặn các cuộc tấn công của họ ở Bulgaria.

Lo lắng để tránh cho chiến tranh xảy ra, hoàng Đế Peter đã gửi hai người con trai, Boris và Roman, đến làm con tin ở Constantinople. Động thái này đã không xoa dịu được Nikephoros, nhưng ông này cũng không thể hoặc sẵn sàng cho chiến dịch chống lại Bulgaria; lực lượng của ông đang bận tham gia vào các cuộc chiến ở phía Đông và hơn nữa, dựa trên kinh nghiệm quá khứ của Byzantine, Nikephoros rất miễn cưỡng trong việc tiến hành các chiến dịch chinh phạt vào vùng địa hình miền núi và rừng rậm của Bulgaria. Do đó ông dùng đến các biện pháp truyền thống thiết thực của Byzantine là xúi dục một trong các bộ lạc ở phía đông châu Âu tấn công vào Bulgaria. Vào cuối năm 966 hoặc đầu năm 967, ông đã phái patrikios Kalokyros, một công dân của Cherson, làm sứ giả của mình tới gặp Sviatoslav, người cai trị Kievan Rus. Người Rus là một dân tộc mà Byzantine đã duy trì quan hệ gần gũi từ lâu và có ràng buộc với nhau bởi các hiệp ước song phương. Với lời hứa hẹn về những phần thưởng phong phú và theo ghi chép của sử gia Leo xứ Deacon, một khoản 1.500 pound vàng đã được trả cho người cai trị xứ Kievan Rus để gây chiến tấn công vào Bulgaria từ phía sau. Việc Nikephoros xúi dục Sviatoslav là điều không bình thường, vì theo truyền thống Pechenegs thì người thường được sử dụng vào nhiệm vụ này. Sử gia A.D, Stokes người đã đặt dấu hỏi và kiểm tra rất nhiều tài liệu cũng như những gì quấn biên niên sử viết về chiến dịch Bungari của Sviatoslav, cho rằng động thái này có một động cơ thứ hai là gây sự chú ý của Sviatoslav, người vừa mới đánh bại hãn quốc Khazar ở cách xa Cherson tiền đồn của Byzantine.

Chiến dịch chinh phục Bulgaria của Sviatoslav

Sviatoslav rất nhiệt tình đồng ý đề nghị của Byzantine. Vào tháng Tám năm 967 hoặc 968, quân đội của Kievan Rus vượt sông Danube vào lãnh thổ Bungari và đánh bại một đội quân Bungari 30.000 người trong Trận Silistra và chiếm hầu hết vùng Dobruja. Theo nhà sử học Bungari Vasil Zlatarski, Sviatoslav đã chiếm giữ 80 thị trấn ở phía đông bắc Bulgaria. Họ đã cướp phá và phá hủy nhưng không thường xuyên chiếm đóng. Nga hoàng Peter I bị đột quỵ trong một cơn động kinh khi ông nhận được tin tức của trận đánh. Người Kievan Rus trú đông tại Pereyaslavet, trong khi người Bulgaria rút lui về pháo đài Dorostolon (Silistra). Năm sau, Sviatoslav phải quay về với quân đội của mình để chặn đứng một tấn công của người Pecheneg vào thủ đô Kiev của mình ( được xúi giục bởi người Byzantine hoặc bởi người Bulgaria – theo quấn biên niên sử Nga). Đồng thời, hoàng đế Peter cũng gửi một sứ giả mới tới người Byzantine, trong một chuyến viếng thăm được ghi lại bởi sử gia Liutprand của Cremona. Trái ngược với nhận trước đây của họ, lần này sứ giả Bungari được tiếp đón trong niềm vinh. Tuy nhiên, Nikephoros vẫn còn rất tự tin về ưu thế của mình đã đưa ra những điều kiện khắc nghiệt: Sa hoàng Peter phải từ chức và được thay thế bởi Boris và hai vị hoàng đế trẻ tuổi – Basil và Constantine, được kết hôn với các công chúa Bungary con gái của Boris.

Peter lui về ở ẩn một tu viện nơi ông qua đời vào năm 969, trong khi Boris được thả ra từ Byzantine và được công nhận là Hoàng đế Boris II. Vào thời điểm này dường như là kế hoạch của Nikephoros đã có hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian ngắn ngủi mà Sviatoslav tiến về phía Nam đã đánh thức trong ông ham muốn chinh phục những vùng đất màu mỡ và giàu có. Với ý định này, ông rõ ràng bị khuyến khích bởi phái viên cũ của Byzantine -Kalokyros, người cũng rất thèm muốn vương miện hoàng cho chính mình. Như vậy sau khi đánh bại người Pechenegs, ông lập nên một phó vương để cai trị nước Nga lúc mình vắng mặt và lại mang quân về phía nam một lần nữa.

Trong mùa hè 969, Sviatoslav quay lại Bulgaria với một đội quân cùng với các đồng minh là người Pecheneg và Magyar trong đội ngũ của mình. Tron lúc ông vắng mặt, Boris II đã tái chiếm được Pereyaslavet, quân phòng thủ Bungari đã chiến đấu một cách dữ dội nhưng Sviatoslav vấn tiến được vào thành phố. Sau đó Boris và Roman đã đầu hàng, và người Rus nhanh chóng kiểm soát các vùng ở phía đông và phía bắc Bulgaria, họ đặt các đơn vị đồn trú của mình tại Dorostolon và Preslav thủ đô của Bulgaria. Boris tiếp tục được tồn tại có quyền lực trên danh nghĩa như là chư hầu của Sviatoslav. Trong thực tế, ông này còn không bằng một vị vua bù nhìn, được giữ lại để làm giảm bớt sự bất bình và phản ứng của người Bungari với sự hiện diện của người Rus. Sviatoslav dường như thu được những thành công trên là do tranh thủ được sự hỗ trợ của người Bungari. Các chiến binh Bungari gia nhập quân đội của ông với một số lượng đáng kể, một phần bị cám dỗ bởi những triển vọng của chiến lợi phẩm và phần khác bị thu hút bởi kế hoạch của Sviatoslav trong việc chống laiBạizantine nhưng cũng có thể là do được sự thông cảm bởi họ đều là người Slav ( những người Bungary từ sông Danube tiến vào đã hòa nhập với người Slav địa phương). Thủ lĩnh người Rus đã cẩn thận để không bị xa lánh các thần dân mới của mình: ông cấm quân đội của mình không được cướp bóc các thành phố và vùng nông thôn hay cướp bóc những nơi đầu hàng một cách hòa bình.

Vì vậy, kế hoạch của Nikephoros đã phản tác dụng: Thay vì một vương quốc Bulgaria yếu đuối, một quốc gia mới và hiếu chiến đã được thành lập ở biên giới phía bắc của Đế chế và Sviatoslav cho thấy ý định tiếp tục tiến quân vào phía nam ne. Hoàng đế đã cố gắng để khuyến khích người Bulgaria tiếp tục cuộc chiến chống lại người Rus, nhưng đề xuất của ông đã không được chú ý. Sau đó vào ngày 11 tháng 12 năm 969 Nikephoros bị sát hại trong một cuộc đảo chính cung đình và được thừa kế bởi John I Tzimiskes (R. 969-976), người lúc này phải giảm bớt mối quan tâm của mình tới tình hình tại khu vực Balkan. Tân hoàng đế đã gửi sứ thần đến chỗ của Sviatoslav và đề xuất đàm phán. Thủ lĩnh của người Rus yêu cầu một khoản tiền rất lớn trước khi ông sẽ rút lui và nhấn mạnh rằng hoặc đế quốc phải từ bỏ lãnh thổ ở châu Âu của mình cho ông ta hoặc phải rút khỏi Tiểu Á. Trong lúc này, Tzimiskes đang bận tâm với việc củng cố vị trí của mình và chống lại những chống phá của gia tộc Phokas hùng mạnh và người ủng hộ họ ở Tiểu Á. Vì thế, ông giao phó cuộc chiến tranh ở vùng Balkan cho người em rể của ông, Tổng trấn Bardas Skleros, và cho thái giám Peter Phokas.

Vào đầu năm 970, một đội quân người Rus với một số lượng lớn người Bulgaria, Pechenegs và Magyar, vượt qua rặng núi Balkan và tiến về phía nam. Người Rus đã tấn công thành phố Philippopolis (nay là Plovdiv),và theo Leo Deacon đã tàn sát ít nhất 20.000 cư dân còn sót lại của nó. Skleros, với một đội quân 10.000-12.000 người, đối mặt với đội quân của người Rus ở gần Arcadiopolis (nay là Luleburgaz) vào đầu mùa xuân năm 970. Tướng Byzantine với một đội quân ít hơn một cách đáng kể, sử dụng trá lui để kéo người Pecheneg khỏi hàng ngũ lực lượng chính và vào một cuộc phục kích được chuẩn bị dầy công. Cánh quân chính của người Rus hoảng sợ và bỏ chạy rồi bị tổn thất nặng nề trước lực lượng của Byzantine đang đuổi theo. Người Rus rút lui về phía bắc của dãy núi Balkan làm cho Tzimiskes có đủ thời gian để đối phó với tình trạng bất ổn nội bộ và để tập hợp lại lực lượng của mình.

Byzantine tấn công

Sau khi đàn áp được cuộc nổi dậy của Bardas Phokas ( thân tộc của Hoàng Đế Nikephoros) trong suốt năm 970, vào đầu năm 971 Tzimiskes thống lĩnh lực lượng của mình để tiến hành một chiến dịch chống lại người Rus, ông cho di chuyển quân đội của mình từ châu Á đến Thrace cùng với các thiết bị để bao vây công thành. Hải quân Byzantine đi cùng đoàn quân chinh phạt với nhiệm vụ chở quân đến đổ bộ ở phía sau đối phương và cắt rút lui của họ trên sông Danube. Nhà vua đã chọn tuần lễ Phục sinh năm 971 để thực hiện cuộc chuyển quân của mình, tấn công người Rus một cách hoàn toàn bất ngờ: vượt qua những dãy núi không được bảo vệ ở Balkan, vì người Rus đang bận rộn đàn áp các cuộc nổi dậy của Bungari hoặc có thể (như AD Stokes cho thấy) vì một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết sau trận Arcadiopolis làm cho họ bị tự mãn.

Quân đội Byzantine dưới sự chỉ huy của Tzimiskes có quân số khoảng 30.000-40.000 người, tiến quân một cách nhanh chóng và bất ngờ chiếm Preslav. Quân đội của người Rus bị đánh bại trong một trận chiến trước bức tường thành phố và người Byzantine tiến hành bao vây. Quân đồn trú Rus và Bungari dưới sự chỉ huy của quý tộc Sphangel đã kháng cự dữ dội, nhưng thành phố vẫn thất thủ vào ngày 13 tháng 4. Trong số những người bị bắt tùnh có Boris II và gia đình của ông ta, những người đã được đưa đến Constantinople cùng với kho bạc của đế quốc Bungari. Lực lượng chính của người Rus dưới sự chỉ huy của Sviatoslav rút lui trước khi quân đội tiến đến Dorostolon trên sông Danube. Vì Sviatoslav sợ một cuộc nổi dậy của người Bungari, ông đã cho hành quyết 300 quý tộc Bungari và bỏ tù nhiều người khác. Quân đội của Đế quốc tiến mà không gặp nhiều trở ngại, các đơn vị đồn trú Bungari ở các pháo đài khác nhau và trên đường đi đã đầu hàng một cách hòa bình.

Khi lực lượng Byzantine tiến đến gần Dorostolon, họ thấy quân đội của người Rus đã được triển khai trên chiến trường ở phía trước bức tường thành phố và đã sẵn sàng cho trận chiến. Sau một trận chiến kéo dài và dữ dội, người Byzantine đã giành được chiến thắng khi Tzimiskes ra lệnh cho kỵ binh hạng nặng cataphract của ông tấn công. Người Rus nhanh chóng phá bị vỡ trận và rút vào bên trong pháo đài. Các sau cuộc bao vây Dorostolon kéo dài ba tháng với việc người Byzantine phong tỏa thành phố bằng cả đường bộ và đường biển và đánh bại nhiều cố gắng phá vây của người Rus. Ba trận phá vây đã kết thúc với thắng lợi của Byzantine. Sau trận chiến cuối cùng và đặc biệt tàn khốc vào cuối tháng Bảy, người Rus bị buộc phải đầu hàng. Theo các sử gia Byzantine, trong thời gian này chỉ còn lại có 22.000 người trong đội quân ban đầu gồm 60.000 chiến binh. Tzimiskes và Sviatoslav đã họp mặt và đồng ý một hiệp ước hòa bình: Quân đội Rus được phép khởi hành, để lại tù binh và các đồ cướp bóc ở phía sau và các đặc quyền về thương mại của họ được tái khẳng định để đổi lấy một lời thề để không bao giờ được tấn công vào lãnh thổ của đế quốc. Sviatoslav không sống được lâu hơn sau hiệp ước hòa bình vì ông đã bị giết chết trên đường quay chở về trong một cuộc phục kích của người Pecheneg ở gần sông Dnepr.

Hậu quả

Kết quả của cuộc chiến là một thắng lợi hoàn toàn cho Byzantine, và Tzimiskes quyết định tận dụng nó. Mặc dù ban đầu ông công nhận Boris II như là hoàng đế Bungari hợp pháp, sau sự sụp đổ của Dorostolon ý định của ông đã thay đổi. Điều này trở nên rõ ràng trong lễ mừng chiến thắng của ông khi trở về Constantinople, nơi mà vị hoàng đế đã tiến vào bằng cổng vàng Golden Gate đằng sau một xe tải chở một biểu tượng của Virgin Mary ( đức mẹ Maria đồng tring) cũng như các thần khí ( đồ thờ phụng ) của đế quốc Bungari, với Boris và gia đình của ông ta ở phía sau Tzimiskes. Khi đám rước tiến tới Forum của Constantine, Boris đã công khai từ bỏ huy hiệu hoàng gia của mình và tại nhà thờ Hagia Sophia, Vương miện Bungari được dành riêng cho Thiên Chúa.

Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc tượng trưng của Bulgaria như là một nhà nước độc lập, ít nhất là trong con mắt của người Byzantine. Các tướng lĩnh Byzantine được bố trí ở phần phía đông của vương quốc dọc theo sông Danube. Thành phố Preslav được đổi tên thành Ioannopolis theo ý muốn của hoàng đế và Dorostolon (hoặc có lẽ Pereyaslavet) được đổi tên thành Theodoropolis sau Thánh Theodore của xứ Stratelate, Người được cho là đã can thiệp vào trận chiến cuối cùng ở trước Dorostolon. Tzimiskes điều giáo trưởng của Bungari đến một chủ đề địa hạt của giáo trưởng Constantinople. Ông cũng đã đưa nhiều gia tộc hoàng gia và quý tộc Bungari đến sống ở Constantinople và Tiểu Á, trong khu vực quanh Philippopolis hoặc định cư ở Armenia. Tuy nhiên, bên ngoài phía đông Bulgaria và các trung tâm đô thị lớn, quyền kiểm soát Byzantine chỉ tồn tại trên lý thuyết. Tzimiskes cũng như Nikephoros Phokas có nhiều mối quan tâm hơn ở phía Đông. Ngay sau khi mối đe dọa từ người Rus bị đẩy ra xa và Bulgaria có vẻ như đã yên bình, sự quan tâm của ông lại chuyển về Syria. Không có các biện pháp phối hợp triệt để của Byzantine để bảo đảm an ninh cho vùng nội địa Balkan được thực hiện và kết quả là vùng phía Bắc-trung tâm Balkan và Macedonia, nơi mà người Rus của Tzimiskes cũng đã không mạo hiểm để tiến quân vào vẫn còn nằm trong tay của các tầng lớp quý tộc địa phương Bungari.

Trong các khu vực này ( vùng phía Bắc-trung tâm Balkan và Macedonia ) tận dụng lợi thế từ các cuộc nội chiến của người Byzantine sau khi chết của Tzimiskes trong năm 976, một phong trào phục quốc của Bungari nổi lên dưới sự lãnh đạo của bốn người con trai của đại qúy tộc Nicholas, những người được gọi là Cometopuli (“Các con trai của bá tước”). Samuel – người có tài năng nhất trong số họ, đã phục hồi được Bungari và tập trung ở Macedonia sau đó lên ngôi Sa hoàng ( Hoàng đế Bungari ) năm 997. Là một chiến binh ghê gớm, ông đã chỉ huy các chiến dịch đột kích vào lãnh thổ Byzantine đến tận thành phố ở phía nam như Peloponnese, hoàng đế Byzantine Basil II (R. 976-1025) phải tiến hành một hàng loạt các chiến dịch kéo dài cho đến cuộc chinh phạt cuối cùng vào vương quốc Bungari trong năm 1018. Tuy nhiên, do các sự kiện của 971, Byzantine sẽ không bao giờ công nhận ông ( Samuel ) hơn bất cứ gì khác hơn là một kẻ nổi loạn chống lại chính quyền của đế quốc, và không cho phép ông được hưởng quyền bình đẳng với những người cai trị Bungari trước năm 971.

Có một điều rất thú vị về người Bungary, có ngày nay hai thứ cực kỳ nổi tiếng ở Bungary đó là Hoa Hồng và ngày hội chữ cái Slavơ ( bảng chữ cái Kirin ). Hoa hồng thì em không nói nhưng về chữ viết Slavơ thì có một điều nực cười là – người Bungary trước đây lại là dân du mục và thậm chí họ đã từng là một phần của người Hun hê hê vậy mà sau này họ lại là ông tổ của chữ viết của một dân tộc khác.

Thêm nữa về lịch sử, như ta đã biết hai Đế quốc Byzantine và Bungary cứ nện nhau hàng thế kỷ ( những vị vua yêu hoà bình như Hoàng Đế Peter I của Bungary là rất hiếm có), cuối cùng cả hai lại đều rơi vào tay người Thổ nhĩ kỳ ( Đế quốc Ottoman), Byzantine đã bị tiệt diệt đến tận ngày ngay thì thành phố Constantinopole vẫn nằm trong tay người Thổ với cái tên mới là Istambul, còn Bungary thì sao trong nhiều thế kỷ người Bun đã rất nhiều lần đứng lên giành độc lập nhưng cuối cùng phải đến thế kỷ 19 với sự giúp đỡ của quân đội Nga họ mới hoàn toàn giành được độc lập và thoát khỏi sự cai trị của người Thổ. Đối với tầng lớp lãnh đạo nước Nga thì sự chi viện này ko hoàn toàn vô tư-vì họ muốn đẩy lui người Thổ và mở rộng ảnh hưởng của Đế quốc Nga, nhưng đối với những người lính Nga thì đó là một cuộc chiến để giải phóng những người anh em Slav và cùng tôn giáo Kitô phương Đông khỏi sự áp bức của người Thổ.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s