Kinh Dịch, đôi điều chưa biết – Phần 1

Đỗ Ngọc Giao

16-Aug-2022

Bài này nêu lên một số kết quả khảo cứu của học giả phương Tây trong quãng vài chục năm gần đây, mong đem lại những hiểu biết đúng đắn cho người Việt muốn tìm hiểu kinh Dịch.

1.   Những bổn kinh xưa

Người ta tưởng rằng kinh [Châu] Dịch bên Tàu có một bổn truyền tới ngày nay mà thôi,  nhưng không phải vậy. Năm 1973 ở Mawangdui 馬王堆, Hồ Nam, trong mộ của Li Kang, tể tướng xứ Trường Sa thời trào Hán, chôn năm 168 BCE, người ta tìm ra hai cuốn lụa chép một bổn kinh Dịch có nhiều chỗ khác với bổn truyền. Năm 1994 trong một tiệm đồ cổ ở Hongkong, người ta tìm ra một bộ tài liệu chép trên thẻ tre, gồm cả một bổn kinh Dịch, còn dính bùn, dường như đào trộm trong mộ ở đâu chẳng rõ, về sau được viện bảo tàng Thượng Hải mua lại.

Dưới đây chúng tôi giới thiệu sơ qua hai bổn kinh nói trên; độc giả cần tìm hiểu thêm thì vui lòng coi tài liệu trích dẫn đã công bố trên internet.

1.1.   Bổn kinh ở Mawangdui

Tài liệu trích dẫn: Shaughnessy.[1]

Tên quẻ

Bổn kinh ở Mawangdui (viết tắt ‘bổn MWD’), có lẽ đã chép hồi năm 190 BCE, gồm 64 quẻ xếp theo thứ tự khác với bổn truyền và có 33 quẻ mang tên khác với bổn truyền, đánh dấu Tô Đậm bên dưới.

bổn MWD                               bổn truyền

  1. Kiện Kiền
  2. Phụ Bĩ
  3. Duyện Độn
  4. Lễ Lý
  5. Tụng Tụng
  6. Đồng Nhơn Đồng Nhơn
  7. Vô Mạnh Vô Vọng
  8. Cẩu Cấu
  9. Căn Cấn
  10. Thái Súc Đại Súc
  11. Bác Bác
  12. Tổn Tổn
  13. Mông Mông
  14. Bà Bí
  15. Di Di
  16. Cá Cổ
  17. Cám Khảm
  18. Nhu Nhu
  19. Tỷ Tỷ
  20. Kiển Kiển
  21. Tiết Tiết
  22. Ký Tế Ký Tế
  23. Truân Truân
  24. Tỉnh Tỉnh
  25. Thần Chấn
  26. Thái Tráng Đại Tráng
  27. Dư Dự
  28. Thiểu Quá Tiểu Quá
  29. Quy Muội Quy Muội
  30. Giải Giải
  31. Phong Phong
  32. Hằng Hằng
  33. Xuyên Khôn
  34. Thái Thái
  35. Khiêm Khiêm
  36. Lâm Lâm
  37. Sư Sư
  38. Minh Di Minh Di
  39. Phục Phục
  40. Đăng Thăng
  41. Đoạt Đoài
  42. Quyết Quái
  43. Tốt Tụy
  44. Khâm Hàm
  45. Khốn Khốn
  46. Lặc Cách
  47. Tùy Tùy
  48. Thái Quá Đại Quá
  49. La Ly
  50. Đại Hữu Đại Hữu
  51. Tấn Tấn
  52. Lữ Lữ
  53. Quai Khuê
  54. Vị Tế Vị Tế
  55. Phệ Hạp Phệ Hạp
  56. Đỉnh Đỉnh
  57. Toán Tốn
  58. Thiểu Thục Tiểu Súc
  59. Quan Quan
  60. Tiệm Tiệm
  61. Trung Phục Trung Phu
  62. Hoán Hoán
  63. Gia Nhơn Gia Nhơn
  64. Ích Ích

Thứ tự các quẻ

Bổn MWD có một quy tắc hẳn hoi để xếp quẻ, đó là 64 quẻ [6 hào] sẽ đi theo thứ tự của 8 quẻ [3 hào] ở trên và 8 quẻ [3 hào] ở dưới mà tạo nên từng quẻ, như bảng sau.

Kiền Cấn Khảm Chấn Khôn Đoài Ly Tốn
Kiền 1 10 18 26 34 42 50 58
Khôn 2 11 19 27 33 43 51 59
Cấn 3 9 20 28 35 44 52 60
Đoài 4 12 21 29 36 41 53 61
Khảm 5 13 17 30 37 45 54 62
Ly 6 14 22 31 38 46 49 63
Chấn 7 15 23 25 39 47 55 64
Tốn 8 16 24 32 40 48 56 57

Ở bảng trên,

  • quẻ 1 (Kiện) = Kiền trên + Kiền dưới
  • quẻ 2 (Phụ) = Kiền trên + Khôn dưới
  • quẻ 63 (Gia Nhơn) = Tốn trên + Ly dưới
  • quẻ 64 (Ích) = Tốn trên + Chấn dưới.

Ý nghĩa các quẻ

Dưới đây là lời thoán của 10 cặp quẻ để làm thí dụ, dòng trên là bổn MWD, dòng dưới là bổn truyền.[2]

Cặp 1

  • Kiện (1): 鍵元亨利貞
  • Kiền (1): 乾元亨利貞

Cặp 1 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘có lợi’.

Cặp 2

  • Phụ (2): 婦之人不利君子貞大往小來
  • Bĩ (12): 否之人不利君子貞大往小來

Cặp 2 khác nhau một chữ, nhưng vẫn cho cái ý để bói là ‘không có lợi’.

Cặp 3

  • Duyện (3): 掾亨小利貞
  • Độn (33): 遯亨小利貞

Cặp 3 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘có lợi nhỏ’.

Cặp 4

  • Đồng Nhơn (6): 同人于野亨利涉大川利君子貞
  • Đồng Nhơn (13): 同人于野亨利涉大川利君子貞

Cặp 4 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘có lợi’.

Cặp 5

  • Căn (9): 根其其身行其庭不見其人无咎
  • Cấn (52): 艮其其身行其庭不見其人无咎

Cặp 5 khác nhau hai chữ, nhưng vẫn cho cái ý để bói là ‘không có lỗi’.

Cặp 6

  • Đăng (40): 登元亨見大人勿恤南
  • Thăng (46): 升元亨見大人勿恤南

Cặp 6 khác nhau hai chữ, nhưng vẫn cho cái ý để bói là ‘lành’ (kiết).

Cặp 7

  • Đoạt (41): 奪亨利貞
  • Đoài (58): 兌亨利貞

Ở cặp 7, quẻ Đoạt cho cái ý để bói là ‘có lợi nhỏ’ còn quẻ Đoài cho cái ý để bói là ‘có lợi’.

Cặp 8

  • Đại Hữu (50): 大有元亨
  • Đại Hữu (14): 大有元亨

Cặp 8 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘tốt’.

Cặp 9

  • Hoán (62): 渙亨王叚廟利涉大川利貞
  • Hoán (59): 渙亨王假廟利涉大川利貞

Cặp 9 khác nhau một chữ, nhưng vẫn cho cái ý để bói là ‘tốt’.

Cặp 10

  • Gia Nhơn (63): 家人利女貞
  • Gia Nhơn (37): 家人利女貞

Cặp 10 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘đàn bà có lợi’.

1.2.   Bổn kinh ở viện bảo tàng Thượng Hải

Tài liệu trích dẫn: Shaughnessy.[3]

Tên quẻ

Bổn kinh ở viện bảo tàng Thượng Hải (viết tắt ‘bổn SH’), được cho là xưa hơn bổn MWD trên một thế kỷ, đã bị hư quá nửa, còn lại 34 quẻ, mà một số lời thoán cũng bị mất. Quẻ xếp theo thứ tự giống với bổn truyền, như ở dưới. Có một số quẻ mang tên khác với bổn truyền, đánh Đậm, và một số quẻ mang tên xưa mà nay không có ‘font’, đánh dấu Z.

bổn MWD                               bổn truyền

  1. Mang Mông
  2. Nhũ Nhu
  3. Tụng Tụng
  4. Táp Sư
  5. Tỷ Tỷ
  6. Đại Hữu Đại Hữu
  7. Z Khiêm
  8. Dư Dự
  9. Z Tùy
  10. Cổ Cổ
  11. Phục Phục
  12. 25. Vô vong Vô vọng
  13. Z Đại Súc
  14. Di Di
  15. Khâm Hàm
  16. Hằng Hằng
  17. Z Độn
  18. Quý Khuê
  19. Kiết Kiển
  20. Giải Giải
  21. Quái Quái
  22. Khấu Cấu
  23. Z Tụy
  24. Khốn Khốn
  25. Tỉnh Tỉnh
  26. Cách Cách
  27. Cấn Cấn
  28. Tiệm Tiệm
  29. Phong Phong
  30. Z Lữ
  31. Hoán Hoán
  32. Z Tiểu Quá
  33. Ký Tế Ký Tế
  34. Vị Tế Vị Tế

Ý nghĩa các quẻ

Dưới đây là lời thoán của 3 cặp quẻ, dòng trên là bổn SH, dòng dưới là bổn truyền.2

Cặp 1

  • Táp (7): 帀貞丈人吉亡咎
  • Sư (7): 師貞丈人吉无咎

Cặp 1 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘không có lỗi’.

Cặp 2

  • Quý (38): 楑 少事吉
  • Khuê (38): 睽小事吉

Cặp 2 giống hệt nhau, đều cho cái ý để bói là ‘chuyện nhỏ thì lành’.

Cặp 3

  • Khấu (44): 敂女勿用取女
  • Cấu (44): 姤女勿用取女

Cặp 3 khác nhau một chữ, nhưng vẫn cho cái ý để bói là ‘đừng dùng đàn bà’.

1.3.   Nhận xét

Một số quẻ có cái tên chẳng-oai-chút-nào:

  • bổn MWD: Kiện (then cửa), Phụ (đàn bà), Cẩu (con chó), Đoạt (giựt lấy), Lặc (dây cột hàm ngựa),…
  • bổn SH: Mang (con chó), Nhũ (vú đàn bà),…

Một số quẻ trong cả hai bổn MWD và SH có lời thoán khác chút xíu so với bổn truyền nhưng vẫn giữ nguyên cái ý để bói.

Từ đó, ta nêu giả thiết như sau:

  • Hai bổn MWD, SH và bổn truyền của kinh Dịch đều chép lại từ một bổn xưa, kể lại bằng cách truyền khẩu, nên mới xảy ra chuyện ‘tam sao thất bổn’ ở tên quẻ: Kiện/Kiền, Phụ/Bĩ, Mang/Mông,,…
  • Lời thoán và lời tượng của một số quẻ cũng bị ‘tam sao thất bổn’, nhưng cái ý để bói thì vẫn giữ nguyên bởi vì 64 quẻ ban đầu đặt ra ắt là dùng để bói mà thôi.

Dù vậy, thứ tự 64 quẻ ban đầu là như ở trong bổn SH, bổn MWD hoặc bổn truyền thì ta không rõ.


[1] I ching, the classic of changes, trans and ed Edward L. Shaughnessy (1996).

[2] Nguyễn Hiến Lê (1979) Kinh Dịch, đạo của người quân tử.

[3] Edward L. Shaughnessy (2014) Unearthing the Changes.


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s