Bạo loạn Nhật Bản năm 1968

33

Vào mùa xuân năm 1968, cuộc nổi dậy của sinh viên tại Nhật Bản nổ ra để phản đối chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng, không như các nước phương Tây, phong trào sinh viên của Nhật kéo dài hơn và dữ dội hơn đôi khi đi đến những hành động cực đoan, như tấn công khủng bố để rồi kết thúc một cách bi thảm.

Một tấn thảm kịch, mà ngày nay rất nhiều người Nhật vẫn chưa thể nào hiểu được. Ông Michael Prazan, một nhà khảo cứu và nhà văn, tác giả tập sách Những kẻ cuồng tín : Lịch sử về Hồng quân Nhật Bản nhấn mạnh chính sách tăng học phí đại học năm 1965 đã có những tác động mạnh lên những tầng lớp nghèo của Nhật Bản, những người lần đầu tiên được bước vào đại học.

Nhưng trong sâu thẳm, các cuộc đình công và biểu tình của sinh viên năm 1968 là chống Mỹ và chống chiến tranh Việt Nam. Nhật Bản và Hoa Kỳ từ năm 1952 đã ràng buộc với nhau bằng một hiệp ước quốc phòng, và hiệp ước này được ký lại vào năm 1960. Nhưng thỏa thuận này đã bị sinh viên và các đảng chính trị cánh tả phản đối mạnh mẽ.

Chính vì điều này mà tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Dwight Eisenhower đã phải hủy chuyến đi thăm Nhật Bản.

Franck Michelin, giáo sư lịch sử về Nhật Bản tại đại học Teikyo nhận định như sau: Okinawa là căn cứ quân sự chính của Mỹ tại Đông Á. Chính từ đây, các máy bay B-52 đã xuất kích đi ném bom xuống Việt Nam. Hơn nữa phong trào vì hòa bình phản chiến của Mỹ và Nhật Bản từng bước phối hợp với nhau.

Chính vì thế, những người phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam đã đóng vai trò trung tâm. Đối với người dân Nhật Bản, Việt Nam giống như nước này trước đó 20 năm. Vào thời đó, nước Nhật cũng bị ném bom. Cần phải nói là bom napalm đã được sử dụng ồ ạt trước tiên tại Nhật Bản năm 1945.

Về điểm này, ông Michael Prazan có giải thích rằng ở thế hệ trẻ Nhật Bản lúc bấy giờ bị cuốn hút theo những tư tưởng thời kỳ đó, nhất là cuộc cách mạng Cuba.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s