Lê Thời Tân 1.Nguyên khởi Tác phẩm học thuật quan trọng nhất của Lỗ Tấn, cuốn sách góp phần đặt nền móng cho khoa văn học sử tại Trung Quốc – Trung Quốc tiểu thuyết sử lược (中 國 小 說 史 略 Zhongguo xiaoshuo shilue)[1] đã có bản dịch tiếng Việt Sơ lược … Tiếp tục đọc
Tagged with Lê Thời Tân …
Cố Hương của Lỗ Tấn – Một thoáng chim và người
Lê Thời Tân Thân mến gửi tặng Huy Dũng Phan huynh Cố Hương – cá nước chim trời Tự sự trong truyện Cố Hương có đoạn kể Nhuận Thổ bẫy chim: “Hôm sau, tôi rủ hắn bẫy chim. Hắn nói: – Không được đâu! Phải chờ tuyết xuống cho nhiều đã. … Tiếp tục đọc
Đọc Lâm Ngữ Đường nghĩ lại Đào Uyên Minh
Mấy chữ “yêu đời” và “thanh nhàn” trở đi trở lại dưới ngòi bút của Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang) rất có thể đã khiến độc giả thiên về cho rằng Đào Tiềm (Tao Yuanming) trước sau chẳng đau khổ sầu muộn gì. Thực ra, cần phải thấy được rằng – Đào Tiềm chính là đã siêu thoát lên cõi nhàn dật của tâm hồn từ một đời sống lầm than cố cùng. Đào Tiềm buộc phải cố cùng để giữ lấy chân ngã. Ông thấu nghiệm được sự thực kiếm sống bằng nghề quan bắt buộc phải hy sinh bản tính nhiệm chân và sở nguyện sống giữa thiên nhiên, tự tại trong tâm hồn. Sự tự nhiên trong đời sống cũng như trong thơ Đào Tiềm chủ yếu đến từ bản tính nhiệm chân quý báu của ông, một bản tính mà không phải văn nhân nào cũng có được. Chúng tôi đồng thời cho rằng cũng chính bản tính nhiệm chân đó là nguyên do sâu xa nhất khiến Đào Tiềm quy ẩn. Trong mảnh vườn của mình, Đào Tiềm đã tránh xa được quan quyền bảo toàn chân ngã, vui đời tự tại. Bài viết này là một sự cố gắng cắt nghĩa trở lại hình tượng Đào Tiềm nhân đọc Lâm Ngữ Đường. Tiếp tục đọc
Tam Quốc: lịch sử diễn nghĩa và diễn nghĩa lịch sử
Lê Thời Tân Sử Kí chủ yếu là thể liệt truyện lấy người viết việc, Tư Trị Thông Giám theo thể bản mạt kí sự lấy việc viết người. Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (viết tắt TQCDN) kết hợp cả hai cách đó. Trên đại thể, TQCDN lấy kí sự làm cơ … Tiếp tục đọc
Tại sao Bảng chữ cái tiếng Việt cần phải được “chuẩn hóa”?
Bài viết này tập trung trao đổi với quan điểm cho rằng “Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có 7 chữ cái bị kì thị” (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) trong lúc lại “thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng” (F, J, W, Z) là thiếu sót cần phải có biện pháp để chuẩn hóa. Tiếp tục đọc
Thái độ sai lầm của Lỗ Tấn đối Đào Tiềm
Một vài thiên tạp văn của Lỗ Tấn cho thấy văn hào này không có cảm tình với thi nhân Đào Tiềm. Lỗ Tấn dường như cố tình lí giải sai thơ văn và nhân cách Đào Tiềm. Phản bác của chúng tôi đối với Lỗ Tấn không chỉ cho ta thấy sự cực đoan và quá khích của ông, quan trọng hơn nó cũng là cơ hội để nhận thức lại chân tinh thần của tác giả bài ca “Quy Khứ” – Đào Tiềm. Tiếp tục đọc
Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của Puskin – câu chuyện dùng sử để đọc văn và việc lấy văn để viết sử
Puskin là tác giả tiểu thuyết Người con gái viên đại úy (1836) mà cũng là người soạn tác phẩm sử học nhan đề “Lịch sử cuộc phiến loạn của Pugatsốp” (“История Пугачевского бунта”, 1834). Đối thoại với quan điểm cho rằng Người con gái viên đại úy là tiểu thuyết lịch sử mượn nhân vật hư cấu Grinhốp để viết về lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Pugatsốp, bài viết đã chỉ rõ cần phải nhận thức sâu hơn như thế nào câu chuyện “dùng sử” để đọc văn và việc lấy văn “viết sử” trong trường hợp tác phẩm của Puskin. Tiếp tục đọc
Hán Thư – Biên niên sử đầu tiên của sử học Trung Hoa
Lê Thời Tân Hán Thư (漢書/汉书; phiên âm Hán ngữ hiện đại: Hànshū) cũng gọi Tiền Hán Thư (phân biệt với Hậu Hán Thư 後漢書/后汉书 phản ánh lịch sử Đông Hán của Phạm Diệp soạn trong thế kỉ V), trước tác sử học của Ban Cố – con trai Ban Bưu, nhà soạn sử thời … Tiếp tục đọc
Nhà nghiên cứu văn học nhân dân phê bình nhà thơ nhân dân (Đọc lại Lý Bạch và Đỗ Phủ của Quách Mạt Nhược: Đạo đức-Chính trị-Học thuật) 郭沫若的《李白与杜甫》- 道德政治與學術之瓜葛
Lê Thời Tân Xung quanh hoàn cảnh và động cơ viết Lí Bạch và Đỗ Phủ Năm 2012 là năm kỉ niệm 1300 năm ngày sinh Đỗ Phủ (12/2/712-770), kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Quách Mạt Nhược (郭沫若16/11/1892-12/6/1978). Năm 2012 cũng là năm tròn 40 năm xuất bản sách Lí … Tiếp tục đọc
Tự sự học lịch sử và tự sự học văn chương – Suy nghĩ nhân một tình tiết bình chú Tam Quốc Diễn Nghĩa của Nhân dân Văn học Xuất bản Xã
Lê Thời Tân 1.“Khổng Minh sửa Đồng Tước Đài Phú khích Chu Du”– Bình điểm của Mao Tôn Cương Trước lúc đi vào trọng tâm của bài (trao đổi cùng Nhân dân Văn học Xuất bản Xã[1] về một chú thích cho màn tự sự “Khổng Minh xuyên tạc Đồng Tước Đài Phú khích … Tiếp tục đọc