Biên dịch: Đinh Tỵ
Hồi cuối tháng hai, sau một trận động đất kinh hồn gây nên cảnh đau thương tang tóc tại một mảng lớn của đất nước, tổng thống Thổ Recep Tayyip Erdogan đã đối mặt với các thử thách hóc búa nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Mặc cho cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra ba tháng sau đó, phản ứng của chính phủ trước thảm họa nhân đạo cực kỳ vô tránh nhiệm và đẩy mọi việc loạn xà ngầu. Vấn nạn trầm kha nhất, các chính sách kinh tế của Erdogan đã khiến lạm phát nhảy vọt và nhiều công dân Thổ quá chán ngán với kiểu cai trị chuyên chế của ông. Trong bối cảnh Erdogan ngày càng mất lòng dân, một liên minh chính trị gồm sáu chính đảng đối lập ra đời, do Kemal Kilicdaroglu, chủ tịch đảng Dân Tộc Cộng Hòa (CHP) giữ vai trò cầm trịch, với tài tổ chức quy củ và kỷ cương đáng kinh ngạc. Sau hai năm năm ngồi trên đỉnh cao quyền lực, Erdogan tỏ ra loạng choạng mất kiểm soát.
Bây giờ mọi thứ đã rất khác. Từng rất lão luyên trong trò thao túng giới truyền thông, Erdogan có tầm ảnh hưởng tối thiểu khi đối mặt với các tranh luận công khai về thảm họa động đất, đánh lạc hướng vấn đề gai góc trong nước sang đề tài các thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp và quân sự dưới trào ông. Đồng thời, một ứng viên chính đảng lớn thứ ba nhảy vào cuộc đua, Erdogan có cơ hội bằng vàng gây chia rẽ giới đối lập. Và một đạo luật cải tổ chính phủ nhằm phân chia ghế tại Quốc hội có thể tạo cho đảng Công Lý Và Phát Triển (AKP) một lợi thế đáng kể cho cuộc đua sắp tới. Khi cuộc bầu cử ngày 14 tháng 5 đang đến gần, khả năng cao, Erdogan chí ít sẽ lọt vào vòng hai, đảng AKP và các đảng liên minh của nó thậm chí có thể nắm thế đa số tại Quốc hội.
Hệt như các lần trước đây, Erdogan luôn tạo ra bất ngờ. Và sự trở lại của ông lần này càng nổi bật phong cách chính trị của ông, người nhiều lần phô diễn kỹ năng lợi hại của mình bằng cách lợi dụng các nguồn lực nhà nước nhằm tư lợi, đồng thời gây chia rẽ hoặc vô hiệu hóa đối thủ. Các cuộc chạy đua bầu cử gần đây tại Thổ khá bất công cho đối thủ nhưng có lợi cho Erdogan kể từ khi ông ra tay dàn dựng thông qua sự phù phép một hệ thống bầu cử tổng thống mang tô vẻ đậm vai trò hành pháp hồi năm 2018: các bộ máy quan liêu trọng yếu công khai hậu thuẫn đảng AKP cầm quyền và dành cho nó các nguồn lực nhà nước có sẵn, mà lẽ ra các cơ quan độc lập chẳng hạn như ủy ban bầu cử Thổ và nhiều tòa án Thổ phải giữ vai trò đối trọng với tổng thống. Ông ấy cũng đã từng lợi dụng sự ảnh hưởng của mình ức hiếp các nghiệp đoàn nhằm tăng quyền lực, các doanh nghiệp thân Erdogan hiện đang kiểm soát gần 90% cơ quan truyền thông Thổ. Đồng thời, ông ta ra tay trấn áp tàn bạo các nhà hoạt động xã hội dân sự và các chính khách đối lập tên tuổi, các tổ chức thiện nguyện và xã hội dân sự từ Osman Kavala cho đến Selahattin Demirtas, cựu chủ tịch đảng Dân chủ Dân tộc ủng hộ người Kurd mang tư tưởng tự do, phần nhiều trong số này đang bị tống giam.
Erdogan đã triển khai các chiến lược vốn được các nhà độc tài cùng chí hướng như Viktor Orban của Hungary sử dụng trước đó, bằng cách lợi dụng nhà nước để tư lợi tạo nên sân chơi bất bình đẳng trong mỗi cuộc bầu cử. Bằng thủ đoạn thao túng bộ máy tư pháp, bộ máy quan liêu chính phủ và hệ thống truyền thông quốc gia, các lãnh đạo đó thường rất giỏi phù phép tạo nên kết quả bầu cử có lợi bất chấp sức mạnh tương đối của đối thủ. Khả năng thích ứng hoàn cảnh thiên phú của Erdogan cho thấy hất cẳng một lãnh đạo theo lập trường phi tự do trong một cuộc bầu cử khó nhằn ra sao, thậm chí nhân vật đó không được mấy người ủng hộ.
CUỘC CHIẾN CỦA SULTAN
Trên lý thuyết, cuộc bầu cử năm nay đặt ra các thử thách mới nan giải cho Erdogan. Vì một lẽ, kinh tế Thổ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Đồng tiền Thổ mất hơn 450% giá trị và lạm phát không ngừng leo thang, đạt mức gần 100%. Trước đây, tăng trưởng kinh tế ổn định góp phần lớn cho sự thành công của Erdogan. Trong các cuộc bầu cử quốc gia trước Erdogan giành chiến thắng gần cả chục lần chủ yếu nhờ vào thành tích xóa đói giảm nghèo, cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ chẳng hạn như chăm sóc y tế, tạo nên sự thịnh vượng và ổn định kinh tế quốc gia. Quả thế, trong giai đoạn thập niên đầu Erdogan cầm quyền (2003-2013), Thổ Nhĩ Kỳ thu hút lượng vốn kỷ lục đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, qua đó tạo nên phép lạ kinh tế và tăng sức mạnh cốt lõi cho đảng AKP. Thậm chí sau đợt trấn áp của chính phủ trước các cuộc biểu tình tại Công Viên Gezi hồi năm 2013, mặc cho dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chững lại Erdogan vẫn duy trì thành công đà tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn vốn lớn các nhà đầu tư toàn cầu rót vào.
Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Erdogan đã ngừng khoe khoang kỳ tích kinh tế. Dùng thủ đoạn thay đổi hiến pháp nhằm tăng quyền hạn tổng thống thông qua bộ máy hành pháp, ông chủ yếu nhại mình là saltan Thổ mới, trở thành người đứng đầu đất nước, lãnh đạo đảng cầm quyền, tư lệnh cảnh sát quốc gia, thống soái lực lượng vũ trang. Trong tiến trình ấy, ông cũng nhúng tay trực tiếp lĩnh vực kinh tế làm ngân hàng trung ương bị đánh mất tính độc lập, khiến nhiều nhà đầu tư ngoại quốc ngỡ ngàng. Hơn nữa, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc ông điều hành chính sách kinh tế chẳng theo một công thức chính thống nào đã đẩy kinh tế Thổ chìm vào hỗn loạn. Cứ ngỡ rằng, lãi suất là thuốc đặc trị căn bệnh lạm phát, ông kê toa duy trì tỷ giá đồng Lira Thổ thấp khiến lạm phát tăng nhanh hơn, giá thức ăn tăng chóng mặt và hệ thống tài chính thêm bất ổn. Nói cách khác, việc Erdogan thu tóm quyền hành đã trải thảm đỏ cho tăng trưởng và ổn định kinh tế theo những gì ông ta muốn – và đi kèm với đó, nền tảng lớn từng hậu thuẩn cho ông.
Đồng thời, phe đối lập đoàn kết hơn bao giờ hết. Trong các kỳ bầu cử trước, Erdogan đã quyến rũ thành phần chủ nghĩa dân tộc bằng cách bôi riếu các nhóm chính trị đa dạng của Thổ như nhóm thuộc phe cánh tả, phe tự do, phe người Kurd, Alevis và những nhóm khác. Và kể từ khi các nhóm này lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn bị chia nhỏ và đấu đá nội bộ, họ không còn đủ mạnh để chống chọi lại những sức ép. Tuy nhiên vào năm 2018, trước sự kiện Erdogan sửa đổi hiến pháp nhằm tăng thêm quyền lực, bốn chính đảng đối lập quyết định liên minh, Kilicdaroglu giữ vai trò đầu tàu. Thoạt tiên, liên minh này, có tên gọi Liên Minh Dân Tộc, không tạo nên được tiếng vang lớn, tuy nhiên trong chiến dịch vận động tranh cử gần đây, có hơn hai chính đảng gia nhập liên minh, tạo nên gọng kìm mạnh mẽ, sẽ mang đến sự thay đổi gần như toàn bộ phổ chính trị Thổ. Trong cương lĩnh chính trị của mình, Liên Minh Dân Tộc hứa hẹn chon vùi chính thể độc tài, tái trình làng, tăng cường sức mạnh các chuẩn tắc, các quyền tự do dân chủ và tái thiết lập pháp quyền. Đồng thời cam kết sẽ đoạn tuyệt chính sách đối ngoại “mua bán đổi chát kiểu con buôn” cứng nhắc lạnh lùng kiểu Erdogan. Nếu Kilicdaroglu đắc cử, Ankara sẽ liên kết chặt chẽ hơn nữa cộng đồng xuyên đại tây dương, đặc biệt là Liên Minh Châu Âu. Kilicdaroglu cũng cam kết tái theo đuổi chính sách chính thống kinh tế và chủ trương ngân hàng trung ương độc lập. Mọi đường hướng phát triển trên có khả năng cao sẽ kích hoạt một dòng chảy mới vốn nước ngoài, giúp tái khởi động guồng máy tăng trưởng kinh tế.
Với một nước Thổ mới đầy triển vọng thời Kilicdaroglu, hiện trạng nền kinh tế hiện lao đao cộng thêm phe đối lập quyết đoàn kết một lòng khiến Erdogan đứng trước thử thách nan giải nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Tuy vậy ông đã tích cóp được các chiến lược quý báu có khả năng hóa giải các vấn đề hóc búa đó. Hiện tại, Kilicdaroglu đang dẫn trước Erdogan với khoảng cách 1-2 điểm mong manh. Đồng thời, liên minh đối lập đang vượt qua phe thân Erdogan, còn gọi là Liên Minh Vì Dân Tộc, trong cuộc đua giành quyền kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, Erdogan và phe nhóm ông ta, hiện tin tưởng rằng họ có thể cản đường phe đối lập chiếm đa số ghế ở Quốc hội đồng thời chặn Kilicdaroglu chiến thắng dứt khoát tại kỳ bỏ phiếu ngày 14 tháng 5 tới. Và Erdogn tư tin rằng nếu ông lọt được vào vòng 2 kỳ bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra ngày 28 tháng 5, ông ta sẽ tái thắng cử.
BIẾN THỔ TÁI VĨ ĐẠI LẦN NỮA
Sức mạnh đáng gờm nhất của Erdogan là khả năng kiểm soát truyền thông. Chiếu theo sức ảnh hưởng trùm khắp của ông trên phương tiện thông tin đại chúng Thổ, và trên thực tế khoảng 80% người Thổ, ngoài tiếng mẹ đẻ ra họ không biết đọc ngôn ngữ nào khác, nhào nặn nên thông điệp trở thành một trong những công cụ uy lực nhất để Erdogan giành được lá phiếu cử tri. Đại chúng Thổ đã lục tìm trên các trang mạng xã hội nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin không qua kiểm duyệt, buộc Erdogan vắt óc khắc chế chúng. Năm 2020, Quốc hội khi ấy nằm dưới sự kiểm soát của đảng AKP và liên minh đảng này, tức Đảng Hành Động Chủ Nghĩa Quốc Gia chủ trương theo chủ nghĩa dân tộc Thổ, cho thông qua một đạo luật truyền thông xã hội, nội dung bắt buộc các ứng dụng toàn cầu nếu muốn hoạt động tại Thổ phải mở văn phòng đăng ký sở tại, chịu hình phạt và bị phạt tiền nếu không tuân thủ các nghị định của chính phủ trong việc cấm hoặc hạn chế nội dung mình loan tải. Đồng thời, mọt số ít mạng lưới truyền hình độc lập ở Thổ không thuộc quyền kiểm soát của các doanh nghiệp thân Erdogan bị bôi xấu với khoản tiền phạt cao ngất ngưỡng và buộc đóng cửa trong nhiều ngày nếu như họ cho đăng tải các chủ đề khiến chính phủ khó chịu.
Ngoài ra, các tin tức được phát đi mang tính chọn lọc cao. Lạm phát, vốn đạt tới ngưỡng 85,5% hồi năm 2022, hầu như không được truyền thông nhắc đến. Phản ứng của chính phủ trước trận động đất củng thế: hơn 50,000 người thiệt mạng, một số nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát chờ đợi nhân viên cứu trợ trong nỗi tuyệt vọng mỏi mòn. Câu chuyện về nạn tham nhũng kinh hoàng của giới ăn trơn nằm tróc hầu như vắng bóng, thủ phạm bao gồm tổng thống và gia tộc ông ta, nạn giết hại phụ nữ như ngóe ( trong đó có cái chết của một phụ nữ trẻ, đang là biên chế chính thức trong lực lượng hải quân, chết một cách đáng ngờ tại quê nhà của nghị sĩ đảng AKP ), các vụ lạm dụng nhân quyền của chính phủ, tống giam các nhà báo và các chính khách và mối quan hệ mờ ám khác giữa AKP và Erdogan. Thay vào đó, công dân lướt xem thoải mái các tin tức phát đi hàng ngày hàng giờ ca ngợi vị thế ngày càng lớn mạnh của Thổ mang tầm vóc đại cường, gồm các câu chuyện tường thuật về sự ra đời xe hơi nội địa đầu tiên, phát hiện các mỏ khí tự nhiên gần đây tại Biển Đen, xuất xưởng tàu hải quân trang bị trực thăng đầu tiên của Thổ. Chuyện cơm áo gạo tiền gồm công ăn việc làm, giá cả thực phẩm hoặc quyền tự do cá nhân và quyền tự do tự tại chẳng bao giờ được bàn tới: thay vào đó công dân được mớm lời sở dĩ yêu kính Erdogan vì ông là một lãnh đạo cái thế, người đang biến nước Thổ vĩ đại thêm lần nữa.
Bên cạnh cuộc chiến thông tin của Erdogan, thậm chí còn có những mảng tối đen hơn nhiều. Chiến dịch của ông, nhắm vào các nhân vật đối lập với các cáo buộc đầy dối trá – đặc biệt nhắm vào các đảng thân Kurd, đảng HDP, vốn hậu thuẫn Liên Minh Quốc Gia và ứng viên tổng thống của liên minh này là Kilicdaroglu. Tuy đảng HDP là một phong trào chính trị ôn hòa, bộ máy truyền thông thân Erdogan rêu rao đảng này hệt như Đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), một chính thể bị liệt vào hạng khủng bố, từng chống nhà nước Thổ hàng chục năm trời, và rằng, đùa cợt Kilicdaroglu đích thị là kẻ “được bọn khủng bố chống lưng”.
Trong lĩnh địa kinh tế, Erdogan do có mối quan hệ hữu hảo với các nhà độc tài đồng chí hướng như tổng thống Nga Vladmir Putin và thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed nên được các bằng hữu này yểm trợ hết mình. Trong cuộc khủng hoảng lạm phát gần đây nhất, thái tử Mohammed đã chuyển cho ngân hàng trung ương Thổ 5 tỷ USD để giúp bộ máy kinh tế Thổ vận hành trơn tru. Hồi tháng 7 năm 2022 tập đoàn Rosatom do nhà nước Nga sở hữu đã chuyển số tiền tương tự nhằm tài trợ một nhà máy hạt nhân mới tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà Máy Điện Hạt Nhân Akkuyu, rót tiền cho lĩnh vực kinh tế, giúp ổn định hệ thống tiền tệ. Ngày 27 tháng 4, Putin Và Erdogan có cuộc điện đàm qua video đánh dấu sự ra đời của nhà máy do Nga xây dựng vốn trở thành một biểu tượng trỗi dậy của Thổ như một “quốc gia hạt nhân” – hoặc nói cách khác, một ông lớn sánh ngang tầm các đại cường hạt nhân trên thế giới. Mặc cho Nga vật lộn khó khăn kinh tế, Putin có lẽ cũng ra tay giúp đồng cấp Thổ bằng tiền tươi. Theo đánh giá của cả Nga lẫn Ả Rập Xê Út, Erdogan là nguồn tài sản quý bởi vì ông ta có xu thế chuyên chế và giữ khoảng cách với phương Tây. Putin xem lãnh đạo Thổ là một đồng minh giúp sức cho ông ta hủy hoại trật tự tự do mà Mỹ giữ vai trò đầu tàu. Hoàng tử Ả Rập cũng thế, phát ngôn huỵt toẹt thích giao du với một kẻ chuyên quyền bảo thủ thay vì một Kilicdaroglu dân chủ, ôm ấp các giá trị phương Tây.
CHỌN TÔI HOẶC CHỌN HỖN LOẠN
Hệt như những gì đã làm trong quá khứ, Erdogan đã từng lợi dụng hệ thống bầu cử của Thổ để tư lợi. Sự kiện đáng chú ý, hồi năm 2022 ông cho thông qua một đạo luật sẽ tăng thêm nhiều cơ hội để đảng AKP và các đối tác liên minh của nó, tức đảng Liên Minh Vì Dân Tộc có thê duy trì sự kiểm soát tại Quốc hội. Trong hệ thống bầu cử Thổ, thủ tục bầu cử tổng thống là hết sức rõ ràng: nếu ứng viên đạt quá bán số phiếu bầu đương nhiên là người chiến thắng, nếu không ứng viên nào hội đủ số phiếu cần thiết thì hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ lọt vào vòng đấu loại trực tiếp và ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được tuyên bố là người thắng cử. Tuy nhiên lộ trình kiểm soát Quốc hội quanh co ngoằn ngoèo hơn nhiều, xuất phát từ truyền thống các liên minh bầu cử của Thổ gần đây. Trước đây, số ghế được phân bổ ra nhiều phần chủ yếu được căn cứ theo số phiếu gộp chung, một hệ thống có lợi cho khối liên minh hùng mạnh nhất. Tuy nhiên, Erdogan dự đoán liên minh đối thủ sẽ lấn lướt hơn khối của ông ta trong kỳ bầu cử năm 2023, nên ông ta đã nhanh tay điều chỉnh luật bầu cử quốc hội. Hiện giờ, đảng lớn nhất ( đảng AKP trong hệ thống đa đảng Thổ) sẽ có lợi thế chứ không phải khối liên minh lớn nhất theo như luật trước đây. Trong bối cạnh cuộc đua đang nóng dần, sự thay đổi này có thể đủ cho khối Liên Minh Vì Dân Tộc của Erdogan giành thêm khoảng 10-20 ghế – đủ giành được thế đa số tại Quốc hội ngày 14 tháng 5 thậm chí nếu bản thân Erdogan không tham gia cuộc đua.
Trong kỳ bầu cử tổng thống lần này, trong tay Erdogan còn có những lá bài tẩy khác. Không lâu sau trận động đất, Muharrem Ince, kẻ thoát ly khỏi đảng của Kilicdaroglu, nhảy vào cuộc đua tranh ghế tổng thống, tạo ra thách thức mới cho phe đối lập. Ince, một người chủ trương dân túy trung tả, từng kiếm không tới 10% phiếu bầu, dĩ nhiên chẳng có cơ hội đắc cử, tuy nhiên cử tri của ông ta chủ yếu đến từ những người mà nếu Ince không tham gia ứng cử thì họ sẽ bỏ phiếu cho Kilicdaroglu. Với Erdogan, Ince là một tài sản quý báu, và chính phủ sẽ làm mọi thứ có thể để tăng triển vọng chiến dịch tranh cử của ông này ( tức giúp Ince kiếm được càng nhiều phiếu càng tốt ). Trong trường hợp của Kilicdaroglu, người đang dẫn đầu cuộc đua, bị truyền thông bôi tro trát trấu, tố ông không đủ ngoan đạo, đơn cử, truyền thông thân Erdogan chiếu đi chiếu lại cảnh ông đang đứng trên thảm cầu nguyện Hồi giáo mà chân vẫn còn mang giày, cho thấy ông ấy không hiểu hoặc thiếu tôn trọng đạo Hồi – còn Ince nhận được sự ưu ái hơn và nhiều hình ảnh tích cực hơn bởi bộ máy truyền thông do Erdogan kiểm soát.
Khi truyền thông đưa Ince lên tận mây xanh, thì phe đối lập lâm vào cảnh cha chung không ai khóc. Mặc cho sự kết nối ấy khó được minh định một cách rõ ràng, tuy nhiên sự chú ý của giới truyền thông thân Erdogan có thể xuất phát từ khi hình ảnh Ince xuất hiện trên mạng xã hội đã gây được nhiều chú ý, việc đánh bóng khuếch đại hình tượng ông của ông này khiến Liên minh đối lập bị lu mờ. Chẳng hạn như, việc tường thuật chiến dịch tranh cử của Ince được khuếch tán mạnh bởi các tài khoản mật trên mạng Twitter, ngoài mạng này ra không có sự hiện hữu trang mạng thực thụ nào khác. Và “Màn vũ đạo của Ince” – một điệu nhảy mà các ứng viên trình diễn tại cuộc vận động bầu cử chính trị – đã trở thành một hiện tượng thực tế ảo trên các nền tảng như TikTok, nơi các nam thanh nữ tú Thổ, tuyệt đại đa số tham gia bỏ phiếu đầu tiên trong đời bắt chước theo. Theo một nhà bình luận cuộc bầu cử Thổ thì, tiềm lực tài chính hạn hẹp của Ince trong chiến dịch tranh cử chẳng tương xứng với lượng người tìm kiếm ông ta trên mạng xã hội. Sự kiện Ince gia nhập cuộc đua đã tạo nên bước ngoặt lớn, nếu Kilicdaroglu sẽ không thể giành được chiến thắng đa số tuyệt đối ngày 14 tháng 5, ghế tổng thống sẽ được quyết định trong cuộc đấu vòng 2 giữa ông và Erdogan dự kiến diễn ra ngày 28 tháng 5.
Quả thế, đó là một kịch bản mà Erdogan nhắm tới ngày 14 tháng 5: một chiến thắng vang dội tại Quốc hội và cuộc đấu tổng thống vòng hai. Theo kịch bản này, trong tâm thế sẵn sàng cho vòng đấu nốc ao, Erdogan sẽ rêu rao với cử tri rằng, một chính phủ chia rẽ sẽ là một thảm họa cho người Thổ và muốn đất nước ổn định chỉ có một cách là bỏ phiếu cho Erdogan mà thôi. Chiến lược “chọn tôi hoặc chọn tao loạn” của Erdogan đã thành công mỹ mãn trước đây: năm 2015, đảng AKP của ông đánh mất sự kiểm soát của Quốc hội ít lâu, lực lượng an ninh Thổ rơi vào cảnh suy yếu trong giai đoạn gọi là Mùa Hè Địa Ngục, với sự kiện PKK và Nhà nước Hối giáo IS ra tay tấn công khủng bố nước Thổ khi ấy cử tri vội vã đứng về phía Erdogan, tưởng thưởng cho đảng ông bằng đa số ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 11 năm đó.
Mặc dù các cuộc tấn công như thể ít có khả năng tái diễn lần này, khả năng tiềm tàng cảnh tượng bạo lực là có thật. Mọi người đặc biệt quan ngại mối liên kết gần đây giữa Đảng Chính Nghĩa Tự Do hay HUDA-PAR, một đảng Hồi giáo người Kurd mang tư tưởng cực đoan với đảng Liên Minh Vì Dân Tộc của Erdogan. HUDA-PAR có mối liên hệ dây mơ rễ má với Hezbollah Thổ, một nhóm Hồi giáo chính trị chủ trương bạo lực, trong thập niên 90 của thế kỷ trước đã tuyển mộ cộng đồng người Kurd tại Thổ đồng thời sát cánh với PKK trong khi cũng hành quyết những nhân vật bất đồng chính kiến bảo thủ, vốn khước từ tuân thủ ý thức hệ cực đoan của nhóm. HUDA-PAR, chưa tuyên bố từ bỏ hoàn toàn bạo lực trong quá khứ khi đó lại cổ vũ các quan điểm xã hội cổ xưa, không mấy được cử tri lưu tâm. Phe này chỉ giành được vỏn vẹn 0,3% phiếu bầu trong kỳ bầu cử năm 2018 gần đây và chẳng có mấy cơ may trong cuộc đua tổng thống, ngoại trừ có cơ hội tạo nên rối ren nếu cuộc bầu cử tổng thống được quyết định ở vòng trong.
Quả vậy, nguy cơ làn sóng bạo lực cực đoan mới có thể tạo nên mối đe dọa trực tiếp đến sự đồng tâm hiệp lực của liên minh đối lập. Hiện tại, Kilicdaroglu được sự hậu thuẫn của cả HDP thân Kurd và Đảng Nhân Hậu theo chủ nghĩa dân tộc Thổ, vốn đang hết sức dè chừng thái độ hiếu chiến của người Kurd. Cuộc xung đột vũ trang tái xuất gần đây có liên quan đến PKK và HUDA-PAR tất nhiên sẽ dấy lên sự phân cực sâu sắc giữa IYI và HDP, khả năng cao gây chia rẽ khối thân Kilicdaroglu và khiến phe đối lập sẽ dâng ghế tổng thống cho đối thủ.
CƠ HỘI CUỐI CÙNG CHO NỀN DÂN CHỦ
Cuộc đua vị trí tổng thống Thổ kỳ lần này có lẽ mang để lại nhiều hệ lụy nhất. Nếu Erdogan thất cử, Thổ sẽ có cơ hội tái lập nền dân chủ trọn vẹn, hoặc ông ta trúng cử và khả năng cao sẽ nắm quyền đến khi mãn kiếp. Nếu ông ta làm thế, thì bất kỳ các định thế nào hiện còn duy trì tính độc lập, kể cả tòa án sẽ chịu sự khống chế của ông ta, các viện chính sách, các trường đại học, các cơ quan báo chí và bộ ngoại giao khả năng sẽ bị đánh mất hoàn toàn tính tự chủ, hệ lụy ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ nằm ở hệ thống chính trị của Thổ mà cả đường lối chính sách đối ngoại nữa. Niềm khoái cảm tuyệt vời nhất của Putin khi ấy, tuy Thổ sẽ vẫn là thành viên NATO, một Erdogan tái thắng cử có thể hành động hăng hái hơn đóng vai là kẻ phá bĩnh, liên thủ với thủ tướng Orban của Hungary mài mòn tình thống nhất của liên minh này.
Tuy nhiên vẫn có khả năng Kilicdaroglu dập Erdogan te tua cơ hội rêu rao đất nước sẽ lâm vào cảnh nước mất nhà tan nếu như ông bị thất cử đồng thời thuyết phục cử tri bỏ rơi sultan. Lãnh đạo phe đối lập đã cho thấy ông không theo con đường ác tà và ưa dùng kế ly gián của tổng thống hiện đại. Và khả năng cao ông sẽ thắng đích cuộc đua ngày 14 tháng 5. Nhưng Erdogan nhiều năm qua chứng tỏ ông là kẻ lão luyện giỏi thao túng hệ thống chính trị để tư lợi và ông đã đưa vào thực thi một chiến lược nhất quán nhằm bám trụ quyền lực. Orban cùng với Erdogan đồng phát minh ra chủ nghĩa chuyên chế dân túy buổi đầu bình minh thế kỷ 21, và thậm chí hình mẫu này đã được các lãnh tụ khp81 nơi nơi hào hứng bắt chước – đáng kể có cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu tổng thống Brazil Jair Bolsonaro – nhưng Erdogan tỏ ra trội nhất. Và không như hầu hết các đồng chí của ông, ông tỏ rõ khả năng không bỏ cuộc một cách dễ dàng.
Hiện giờ, các cuộc bầu cử tự do tại Thổ vẫn xuôi chèo mát mái và cuộc bầu cử trong tháng nay khả năng cao sẽ diễn ra một cách ôn hòa và tự do. Nếu Erdogan bại trận, nó sẽ đánh dấu cột mốc một sự dịch chuyển quan trọng trong vị thế chủ nghĩa dân túy mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa trên toàn cầu. Kém chắc chắn hơn là không ai biết các cuộc bầu cử trong tương lai tại Thổ trông sẽ ra sao nếu Ergogan giành chiến thắng.
VỀ TÁC GIẢ:
SONER CAGAPTAY là thành viên của Viện Hàn Lâm Beyer và là Giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Thổ tại Viện Washington. Ông là tác giả cuốn sách A Sultan in Autumn: Erdogan Faces Turkey’s Uncontainable Forces, tạm dịch: Một Sultan Trong Mùa Thu: Erdogan Đối Mặt Với Những Thế Lực Không Thể Chông Đỡ..