Bản đồ vẽ thời vua Minh Mạng có tên là Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ hay là Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ?

Nguyễn Văn Nghệ

   Trong kỳ thi Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2022 vào ngày 2 tháng 10 vừa qua. Trong phần thi về đích của thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng, Chương trình Đường lên đỉnh Olympia hỏi: “Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta về khoảng năm 1838, có ghi hai tên ‘Hoàng Sa’ và ‘Vạn Lý Trường Sa’ thuộc lãnh thổ Việt Nam?

   Đáp án của Chương trình là Đại Nam nhất thống toàn đồ. Thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng trả lời: Đại Nam thống nhất toàn đồ.

   Tại trường quay, MC đã xin ý kiến Ban cố vấn, Nhà sử học Lê Văn Lan đã trả lời và chấp nhận đáp án “Đại Nam thống nhất toàn đồ”. Nhà sử học Lê Văn Lan giải thích: Câu trả lời đó cũng không làm người nghe hiểu lầm sang một tấm bản đồ nào khác, tránh tầm chương trích cú.

   Sáng ngày 3/10/2022 Nhà sử học Lê Văn Lan chia sẻ với Tuổi trẻ Online để làm rõ hơn hai từ “nhất thống” và “thống nhất” trong câu hỏi đang tranh cãi. Nhà sử học giải thích trong trường hợp thí sinh dùng chữ “thống nhất” thay vì “nhất thống”, theo quan điểm của ông là thí sinh đã nói được đúng tinh thần nhưng em dùng ngôn ngữ hiện đại trong thế kỷ của chúng ta để nói về một nội dung mà có ngôn ngữ biểu đạt ra là cổ. Cũng bởi thời đại chúng ta, các em đã quen với cách phát âm, biểu thị ra như vậy. Nhà sử học Lê Văn Lan kết luận: “Chúng ta không nên khắc nghiệt quá!”

   Từ “nhất thống” đến giữa thế kỷ XX vẫn còn sử dụng. Năm 1919 Trần Trọng Kim cho xuất bản cuốn Việt Nam sử lược và chương XII có tiêu đề “Nguyễn Vương nhất thống nước Nam”. Trong tác phẩm Non nước Bình Định của Quách Tấn viết về vua Gia Long: “Sau khi nhất thống lãnh thổ, Nguyễn Ánh lên ngôi cửu ngũ, lấy hiệu là Gia Long (1802)”

    Giáo viên Nguyễn Duy Khánh dạy môn Lịch sử Trường THPT Nguyễn Du (Sông Hinh- Phú Yên) không đồng ý với cách giải thích của Nhà sử học Lê Văn Lan: “Phải gọi đúng là ‘nhất thống’ chứ không phải ‘thống nhất’, vì tên gọi là tên gọi không thể vì đồng nghĩa mà thay đổi được, trừ khi đó là bản dịch, còn ở đây là tên một bản đồ nên chắc chắn không thể thay đổi”.

   Trả lời theo kiểu Nhà sử học Lê Văn Lan là trả lời theo kiểu “du di”. Nếu sau này có câu hỏi: Tên bộ địa chí do Lê Quang Định soạn là gì? Thí sinh trả lời: “Hoàng Việt thống nhất dư địa chí” cũng cho đúng hay sao? Nếu trả lời: “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” là “tầm chương trích cú” chăng?

   Chúng ta cũng nên “du di” cho Nhà sử học Lê Văn Lan, bởi vì ngay cái tên Chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã được An Chi cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học phân tích là sai một trời một vực. Nhưng những người khai sinh ra chương trình vẫn bỏ ngoài tai và cái sai ấy vẫn tồn tại như là một sự thật và có tuổi thọ là 22 năm!!!

                                 

                         


Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s