Hà Khánh
Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối” – Lord Acton.
1- Về ảnh hưởng của cuộc chiến (mà hiện nay chưa ngã ngũ) :
Sau cuộc chiến này chắc chắn Nga sẽ phải lôi kéo khối Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ và một số anh kiệt tầm trung như Brazil, Nam Phi, Iran.. có lẽ thêm 1 số nước nhỏ như Bắc Triều, Việt Nam, Cuba, một số nước nhỏ Châu Phi, Nam Mỹ, … thành lập khối “Liên hiệp mới” để chống lại sự thống trị của khối Đồng Minh. Chưa biết làm sự liên kết này sẽ hình thành cụ thể như thế nào nhưng Nga nghỉ chơi với Đồng minh (Mỹ và phương Tây) là chắc chắn.
Trung Quốc cùng với Ấn Độ cũng sẽ rút kinh nghiệm cực sâu sắc về đòn hội đồng mà phương Tây giáng xuống nước Nga, kết thúc thời kỳ “thao quang dưỡng hối” mà chuyển sang giai đoạn “chí đương tự cường”.
Phương Tây họ đề ra chuẩn của họ, luật chơi của họ, tuy rằng rất văn minh nhưng vẫn là do họ quyết định hết, vừa ý thì không sao (vẫn thông qua luật pháp và quy định quốc tế), không vừa ý (phù lợp lợi ích) là phong tỏa, cấm vận từ kinh tế cho tới thể thao, văn hóa, du lịch, internet, …
Hệ thống của phương tây thật hay, họ không cần chuyên chế, không cần toàn trị nhưng khi vào cuộc thì từ chính phủ đến các tập đoàn truyền thông, tập đoàn tài chính, công nghệ toàn cầu đồng thanh hiệp lực rất trơn tru. Các đòn trừng phạt mang tính hội đồng tung ra ào ạt, đòn sau nương đòn trước, bổ sung nhau vật chết đối thủ, loại bỏ khả năng của bất kỳ đối thủ nào muốn xưng bá với định chế của Mỹ và phương Tây
2- Về nguy cơ thế giới phân cực và dự đoán xung đột thế chiến thứ 3 :
Thế giới phân cực là điều chắc chắc, cực thống trị là Phương Tây (Mỹ và Châu Âu); cực còn lại là tất cả các lượng lực khác không muốn bị phụ thuộc vào định chế toàn cầu này (không muốn bị phụ thuộc chứ không phải bài xích những định chế văn minh đã thịnh hành và trở thành tiêu chuẩn đương đại)
Thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra nhưng là một người lạc quan tác giả cho rằng Thế chiến thứ 3 không phải là một cuộc chiến hạt nhân dẫn tới hậu tận thế như phim ảnh mô tả.
Thế chiến thứ 3 sẽ là cuộc chiến, chạy đua giành quyền thống trị hoặc quyền tự quyết trong những vực then chốt của thời đại như: công nghệ vũ trụ (vệ tinh), công nghệ không gian mạng (internet), hệ thống tài chính- tiền tệ, hệ thống máy chủ (Trung Quốc thật nhìn xa về điều này, tất cả các dịch vụ đặt máy chủ ở Mỹ đều ko phát triển được ở đại lục)…
3- Ý nghĩa của cuộc chiến. Chúng ta rút ra những gì?
Cuộc chiến do Putin phát động dù bởi lí do gì đi nữa nhưng đột nhiên và bất ngờ (không tuyên chiến thư) xâm lược một quốc gia có chủ quyền, có chính phủ dân cử hợp pháp là SAI. Sai về luật pháp quốc tế, sai về công đạo, về chính nghĩa. Người dân Ukraine có toàn quyền cũng như sự ủng hộ rộng lớn của thế giới để đứng lên chống lại cuộc xâm lược vô cớ và trắng trợn như vậy. Đó là về mặt lý.
Cuộc chiến không có lợi cho bất cứ ai, bất cứ phe tham gia nào. Một đất nước xinh đẹp giữa lòng Châu Âu trở nên điêu tàn, mấy chục triệu con người đột nhiên sống trong thảm cảnh (mà cha ông họ đã phải trải qua trong thế chiến 2). Nguy cơ nước Nga trở nên cực đoan hơn, nguy cơ Châu Âu phải tái chạy đua vũ trang, nguy cơ Trung Quốc, Ấn Độ rút dần khỏi các định chế toàn cầu . Có lẽ chỉ có Hoa Kỳ là có lợi nếu xét về mặt vị thế chính trị và xuất khẩu công nghệ, vũ khí.
Chúng ta rút ra gì? Vấn đề về Tôn giáo, dân tộc, lãnh thổ đúng là những điều thiên liêng, nhưng những người lãnh đạo phải có tâm, phải có chế độ giám sát quyền lực. Không để người lãnh đạo như Putin đem tương lai cả nước Nga đặt cược vào quyết định cá nhân.
Chúng ta nhớ lại sự nghiệp của Putin, ở 2 nhiệm kỳ đầu Putin cầm quyền quá tốt, không chỉ người dân Nga nức lòng mà thế giới cũng ngợi khen. Thế nhưng thay vì rút lui và bồi dưỡng một lãnh đạo dân cử xuất sắc khác cho nước Nga thì Putin cùng đảng nước Nga Thống Nhất đã giương móng vuốt bóp nghẹt nền chính trị Nga, loại trừ đối lập, sùng bái lãnh tụ, …xa rời những định chế văn minh phương Tây.
Putin càng cầm quyền lâu thì chính trị Nga càng suy thoái, phương Tây từ xem Nga là bạn chuyển sang nghi kỵ và cuối cùng trở mặt thành thù (trước cuộc chiến Nga- Ukraine thì gần như tất cả các lãnh đạo Phương Tây đều bóng gió lên án chế độ độc tài cai trị ở Nga)
Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn tới sự suy đồi!
Tương lai nước Nga từ cuộc chiến này trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết và chắc chắn phải rất rất lâu nữa thì Nga mới được nhắc đến như là một siêu cường hoặc ít nhất là một cường quốc về kinh tế- chính trị.
Tài liệu tham khảo:
“Thế giới phân cực là điều chắc chắc, cực thống trị là Phương Tây (Mỹ và Châu Âu); cực còn lại là tất cả các lượng lực khác không muốn bị phụ thuộc vào định chế toàn cầu này”
Sự chọn lựa của Đảng sẽ nói lên nhiều điều . Đầu tiên sẽ là xác định tính chính danh của Đảng, có đúng như cái tên của mình không, hay chỉ mạo danh?
ThíchThích
Xét rộng ra, nếu không có gấu Nga, rồng Tàu làm đối trọng thì ưng Mỹ cũng sẽ làm suy đồi cái thế giới này.
ThíchThích
MI XÉT RỘNG RA ,CÒN TAU XÉT TÓM LẠI: NẾU KHÔNG CÓ MỸ THÌ ĐƠN GIẢN LÀ THẰNG TÀU NÓ ĐÃ CHO MI NHẬP VÔ ĐẠI HÁNG TỪ LÂU RỒI
ThíchThích
Khi một người cầm quyền quá lâu, người ta có thể kiêu ngạo dẫn tới lú lẫn. Đây chính là lý do khiến hiến pháp nhiều nước không cho người quyền lực cao nhất cầm quyền quá hai nhiệm kỳ.
Mọi chuyện đều có lý do của nó. Khi quyền lực không bị nhốt lại, người ta có thể qua mặt các “quy trình” rất dễ dàng. Rất khó kiểm soát việc độc tài sáng suốt chuyển sang độc tài ngu muội.
ThíchThích