Syria là nước thù địch duy nhất của Mỹ tham gia liên quân quốc tế chống lại Iraq trong chiến tranh Vùng vịnh. Không những thế, Syria còn là nước đóng góp quân số lớn thứ 6 trong liên quân, với 14.500 binh sĩ. Thời điểm đó, Syria dưới thời tổng thống Hafez al-Assad có quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ, chủ yếu do xung đột với Israel. Syria bị Mỹ liệt vào danh sách ”Trục ma quỷ” cùng với Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Cuba và Libya.
Tuy nhiên, Syria vẫn tham gia liên quân do Mỹ dẫn đầu chống Iraq với lý do được Bộ trưởng quốc phòng Mustafa Tlass tuyên bố là ”không thể chấp nhận hành động bạo ngược của Saddam Hussein với những người anh em Arab” (ở đây nói đến việc Iraq xâm lược Kuwait). Trong cuộc chiến, quân đội Syria chiến đấu chủ yếu bên cạnh quân đội Ai Cập.
-Tổng cộng 39 nước có đóng góp vào Liên quân quốc tế gồm:
Afghanistan, Argentina, Úc, Bahrain, Bangladesh, Bỉ, Canada, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Ai Cập, Pháp, Đức, Hy Lạp, Honduras, Hungary, Ý, Kuwait, Morocco, Hà Lan, New Zealand, Niger, Na Uy, Oman, Pakistan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Ả Rập Xê Út, Sénégal, Sierra Leone, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
-Các nước gửi trên 10.000 quân:
+Mỹ: 697.000
+Arab Saudi: 100.000
+Anh: 53,462
+Syria – Ai Cập: 40.000
+Pháp: 18.000
+Morocco: 13.000
-Năm 1991 chính quyền tồn tại ở Afghanistan vẫn còn là Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, chính quyền tay sai do Liên Xô dựng lên. Quân đội Afghanistan tham gia liên quân là các binh sĩ từ Liên minh phương Bắc (Northern Alliance), một nhóm vũ trang kháng chiến lớn nhất ở Afghanistan thời đó, chiến đấu chống cả chính quyền Cộng sản lẫn khủng bố Taliban.
-Toàn bộ quân đội Kuwait với 30.000 đã bị quân Iraq giải giáp khi chiếm đóng nước này. Khi tham gia Liên quân, Kuwait chỉ còn có 9000 cảnh sát và dân thường tự vũ trang gia nhập. Những gì lớn nhất mà chủ nhà Kuwait đóng góp là lực lượng lính cứu hỏa mặt đất dập lửa cháy dầu sau này
-Tiệp Khắc tuy không gửi quân đội chiến đấu nhưng là quốc gia duy nhất gửi chuyên gia hóa học đến Kuwait. 200 lính phòng hóa chuyên nghiệp của Tiệp Khắc do Đại tá Ján Való dẫn đầu đã thực hiện các hoạt động chữa trị binh sĩ, cũng như khử chất độc ở các làng mạc khắp Kuwait. Theo chính phủ Tiệp Khắc, 200 binh sĩ là những người có kinh nghiệm nhất trong việc nghiên cứu chất độc do Đức Quốc xã sử dụng ở Tiệp Khắc trong Thế chiến 2.
Quân đội CH Séc cũng đã tham gia vào nhiệm vụ khử chất Sarin ở Iraq sau này
-Đức và Italia là 2 quốc gia chỉ gửi không quân đến tham chiến mà không gửi bộ binh.
-Có 4 quốc gia chỉ gửi Hải quân đến gồm: Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Hy Lạp. Trong đó, tàu chiến của Hy Lạp chỉ mới đi qua Biển Đỏ chưa kịp tham chiến thì chiến tranh đã kết thúc.
-Quân đội Niger tham gia với vai trò ”gác hộ” cùng với một số nước khác. Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao, trong khi các nước khác gác căn cứ quân sự thì quân đội Niger bị Arab Saudi giữ lại để gác tại 2 thánh địa Mecca và Medina, những nơi chẳng liên quan gì đến cuộc chiến.
– Philippines và Singapore là 2 nước Đông Nam Á tham gia liên quân, với 200 quân y.
-Nhật Bản không có quân tham chiến nhưng lại là nước đóng góp nhiều tiền thứ 2 cho liên quân sau Mỹ. Đức và Nhật Bản cùng đóng góp 16 tỷ USD. Sự giúp đỡ này được gọi là ”Ngoại giao ngân phiếu” (checkbook diplomacy).
-Trong chiến tranh, Nhật Bản là nước duy nhất bị Mỹ từ chối đề nghị gửi quân đến hỗ trợ. Lý do là điều này bị Mỹ coi là vi phạm Hiệp ước an ninh, trong đó không cho quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài.
-Argentina là nước Nam Mỹ duy nhất tham gia liên quân. Trong khi đó, Honduras là nước Trung Mỹ duy nhất gửi quân đến chiến tranh. Mỗi nước đóng góp khoảng 300 quân.
-Israel không tham chiến nhưng đóng góp rất lớn của họ: 240.000 mặt nạ phòng độc trị giá hơn 2 tỷ USD phân phối miễn phí.
-Senegal là nước ”nhọ” nhất trong cuộc chiến. Họ không có binh sĩ nào tử trận, nhưng một tai nạn máy bay C-130 của Arab Saudi tại sân bay Ras Al-Mishab đã làm chết 92 binh sĩ Senegal trên máy bay. Senegal trở thành nước chịu thiệt hại lớn thứ 2 sau Mỹ.
-Số binh sĩ chết do hỏa hoạn và tai nạn cao hơn số binh sĩ thiệt mạng bởi quân Iraq
-Số người bị thương trong chiến đấu là 776, trong đó có 458 người Mỹ.
-Tử thương theo quốc gia:
+Mỹ: 146 chết
+Senegal: 92 chết
+Anh: 47 chết
+Arab Saudi: 24 chết
+ Ai Cập: 11 chết
+Pháp: 9 chết
+UAE: 6 chết
+Qatar: 3 chết
+Syria: 2 chết
+Kuwait: 1 chết
-Mặc dù không tham chiến, Israel lại có số người chết nhiều thứ 3 vì cuộc chiến này. 74 người Israel chết do tên lửa SCUD bắn từ Iraq.
———————
Bài cũa Long Vũ/ NCLS Group