Vài cảm nghĩ về chiết tự – sự sáng tạo của Ông Cha ta khi học chữ Hán (phần 2)

 Kỳ Thanh

Chiết tự là một kiểu “chơi chữ”, nhiều thế hệ học chữ Hán xem trọng thú “chơi chữ”: cách “chơihọc, họcchơi” để học chữ Hán theo hướng dễ học, dễ nhớ.

Hai hình thức chiết tự:

–         Hàn lâm (bác học): Ví dụ: chữ Thục, tên gọi xưa của vùng Tứ Xuyên 四 川 (hay là nước Thục trong thời Tam quốc), theo thuyết văn giải tự: chữ Thục蜀 gồm chữ Tứ 四ở phía trên, nghĩa là bốn (con sông, hay là rặng núi); kế đến là chữ Bao勹, nghĩa là bao bọc; bên trong là chữ Trùng虫 nghĩa là sâu bọ (thuở xưa hàm ý là con người). Vậy chữ Thục 蜀 là vùng đất phì nhiêu được bao bọc bởi bốn con sông (hoặc bốn rặng núi: thung lũng) thích hợp cho con người sinh sống và phát triển.

–         Bình dân: chữ Thụclà mắt nằm ngang, thân cong, giun vào trong bụng, là lối chiết tự bình dân để dễ học dễ nhớ (danh sĩ nước Đông Ngô là Gia Cát Khác).

Lối chiết tự hàn lâm

Ví dụ: Chữ điền được nhìn nhận qua hình thể của những chữ Hán khác nhau và được mô tả:

Lưỡng nhật bình đầu nhật

Tứ sơn điên đảo sơn

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành giang.

 

两日平頭日

四山颠倒山

两王争一國

四口纵横江

 

Hai chữ nhật đứng kề ngang nhau

Bốn chữ sơn  quay đầu vào nhau

Hai chữ vương kết hợp lại

Bốn chữ khẩu tạo nên điền.

*

  • Bài thơ nổi tiếng của Đào Duy Từ (1572-1634) 陶維慈đã cứu thoát Văn Khuông:

Mâu nhi vô dịch,

Mịch phi kiến tích,

Ái lạc tâm trường,

Lực lai tương địch.

Mâu nhi vô dịch 矛而無 : chữ mâu mà mất cái phẩy (dịch = nách) thì thành chữ  , nghĩa là ta.

Mịch phi kiến tích 覔非見迹: chữ mịch không có chữ kiến thì thành chữ bất nghĩa là không.

Ái lạc tâm tràng 愛落心肠: chữ ái lạc mất chữ tâm thì thành chữ thụ nghĩa là nhận.

Lực lai tương địch 力來相敌: chữ lực đứng ngang với chữ lai thì thành chữ sắc = sắc phong,(thúc束 ≠來; thâm túy thay, phải hiểu ý nhau mới giải mã được, khâm phục…)

Tóm lại, 4 câu thơ rút thành 4 chữ là dư bất thụ sắc 予不受 nghĩa là ta không nhận sắc phong. Tài tình, tuyệt vời với cách ứng xử của Đào Duy Từ, khi gởi kèm cái sắc phong một tấm thiệp với 4 câu thơ mang tính cách đố chữ là với dụng ý làm cho phía chúa Trịnh Tráng phải tốn thì giờ giải mã, nghĩa là tạo thêm thời gian (câu giờ) cho Văn Khuông đào thoát.

*

  • Bài thơ “Chiết Tự” của CT. Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Ngục trung nhật ký – ”, tức “nhật ký trong tù”.

Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,

Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung;

Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,

Lung khai trúc sản, xuất chân long.

 

囚人出去或為國

患過頭時始見忠

人有憂愁優點大

籠開竹閂出真龍

 

Người thoát khỏi tù ra dựng nước,

Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;

Người biết lo âu, ưu điểm lớn,

Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!

Theo lối “phân tích”, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau:

Chữ bỏ chữ nhân, cho chữ hoặcvào, thành chữ quốc.

Chữ hoạnbớt phần trên đi thành chữ trung.

Thêm bộ nhânđứng vào chữ ưutrong “ưu sầu” thành chữ ưutrong “ưu điểm”.

Chữ lungbỏ bộ trúc đầuthành chữ long.

Lối phân tích trên, chứng tỏ các bậc tiền nhân của ta đã đạt trình độ nhuần nhuyễn về chiết tự. Hiểu rõ tính nội hàm thâm sâu của loại chữ viết tượng hình.

*

Lối chiết tự bình dân: thường thể hiện qua ca dao tục ngữ:

 

Ghi chú: dấu # là nghĩa tương đương; in đậm là từ Hán Việt; giản thể (gt); phồn thể (pt).

Chữ Hán Hán Việt Diễn giải Chú thích
an Cô kia (女) đội nón (宀) chờ ai

Hay cô yên (安) phận đứng hoài thế cô.

# yên.
bảng Con mộc (木) dựa cây bàng (旁) dòm nhà bảng (榜) nhãn.
cáo Chân tiên (先) ai bỏ đâu rồi (儿)?

Sao thêm vào khẩu (口), bảo người nói ta (告).

chúc Mễ (米) mà để giữa hai cung (弓),

Thì thành chữ chúc (粥), cháo dùng mà thôi.

# cháo.
chúng Một người (人) đứng ở trên cao,

Một người đi trước đi sau một người.

# 衆 pt
chương – Chữ lập (立) đập chữ nhật (日), chữ nhật đập chữ thập (十).

– Chữ lập đập chữ viết (曰), chữ viết đập chữ thập.

chữ viết (曰) đúng hơn.
cổ Nghe đồn anh giỏi kinh thi,

Thập (十) trên khẩu (口) dưới chữ gì hỡi anh?

cuồng Thân khuyển (犭) mà muốn thành vương (王),

Thế gian một chữ ngông cuồng (狂) đó em.

khuyển犬 # (犭)
cương Đất 土sao khéo ở trong cung 弓,

Ruộng 田thời hai mẫu, bờ chung ba bờ.

dạng Con dê 羊cột ở gốc cây木,

Lạc mẹ xa bầy dáng vẻ buồn thiu.

# 樣 pt
diễm Em vốn kẻ đa tình háo sắc (色),

Tính nết này không xấu mà được khen (丰).

# 豔 pt
điểm Chữ thập xẻ nửa vất đi,

Miệng trên bốn lửa điểm ra tức thì.

# 點 pt
đột Con khuyển mày nấp dưới hang,

Đột nhiên chạy đến sủa vang cái gì?

dũng Khen cho thằng nhỏ (男) có tài,

Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.

# thay đổi cho dễ nhớ: ở giữa là chữ dụng 用 thì đúng hơn.
gia Con lợn này giỏi quá ta,

Nằm dưới mái nhà học sách tam thiên.

giả Ông thổ (土) vác cây tre, đè bà nhật (日).
gian Nhà em kín cổng tường cao,

Một gian phòng giữa ba rào vây quanh.

# 間 pt
giáo Đất cứng mà cắm sào sâu,

Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào.

phộc攵 ≠ phụ
hảo Thiếp là con gái còn son,

Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.

# háo
hiếu Đất thì là đất bùn ao,

Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.

Con ai mà đứng ở đây,

Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.

hưng Ai đem bát bỏ làm chân,

Trên gieo ba chấm gạch phân hưng thì.

# 興 pt
hưu Nhân (亻) tựa mộc (木), mộc kề nhân.

Đố em biết được nên vần chữ chi?

hy Có tú mà chẳng có tài,

Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê.

# hi.
khâm Nghìn vàng có thiếu chi đâu.
khán Tay nào che mắt mi cong,

Nhìn xa phương ấy chờ mong người về.

khóa Ruộng sào treo tít ngọn cây,

Đố anh thầy khóa nói ngay chữ gì?

khốc Tiếng khuyển (犬) hai mồm (口) nghe thảm khốc (哭).
khôi Thằng quỷ (鬼) ôm cái đấu (斗) đứng cửa khôi (魁) nguyên.
khởi Chạy đâu tự vướng chân mình (己),

Khởi chưa tròn nét phải dừng bút thôi.

kiệt Thế gian cũng lắm sự hài,

Dưới cây (木) đốt lửa (灬) người tài ló ra!

kỵ Nhất (一) nhân (人) hiệp lại, thành đại (大) bên trên.

Khả (可) đành đứng dưới, (马) bên cận kề.

# 騎 pt

# kị.

lai – Hai người đứng giữa một cây,

Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.

– Hai người tựa gốc cây đa,

Quay đi ngoảnh lại hóa ra ba người.

lâm

tự

– Muốn cho nhị mộc (木) thành lâm.

– Trồng cây chi tử (子) tiếng tăm lâu ngày.

lan Đông môn (門) vô thảo bất thành lan ().

(# Cửa phía Đông (東) không có cỏ không thành lan): thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (ngăn chặn, muộn) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông).

thay đông 東 bằng giản 柬 .

蘭 pt = 兰 gt.

東 ≠ 柬

lâu Con gái ngồi tựa gốc cây,

Đầu đội gạo trắng mơ xây nhà lầu.

# 樓 pt
liên Cỏ gì mà mọc trên xe,

Lúc đi, lúc đứng tiếng nghe thơm lừng.

# 蓮 pt
mật – Đấm một đấm, hai tay ôm quàng

Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?

– Lại đây anh nói nhỏ em nì,

Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.

mộc

lâm

sâm

Một mộc chỉ mới là cây,

Hai mộc ghép lại trồng cây gây rừng.

Thêm mộc ở phía lưng chừng,

Chữ sâm rậm rạp khu rừng âm u.

mỹ Con dê ăn cỏ đầu non,

Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.

không chuẩn!

náo

nhàn

Thị tại môn tiền náo.

Nguyệt tại môn hạ nhàn.

鬧pt
ngoại Đàn kêu tích tịch tình tang,

Ban đêm (夕) xem bói (卜) thế gian chuyện cười.

ngục Chó nhà (犭) cùng với chó ta (犬) ,

Hai con nói chuyện (言) thì ra chữ gì?

nhạc Chó nhà cùng với chó ta,

Hai con nói chuyện dưới nhà thợ sơn (山).

= rặng núi.
nhẫn Chữ đao mà để trên đầu,

Chữ tâm ở dưới nghĩa câu nhịn nhường.

nhận刃≠ đao
nhiên – Nghiêng nghiêng bóng nguyệt (月) xế tà,

Trên lầu chó sủa (犬), canh gà điểm tư (灬)

– Đêm tàn nguyệt (月) xế về Tây,

Chó sủa (犬) canh chầy, trống lại điểm tư (灬).

như Thân em là gái nửa chừng,

Không răng có miệng xin đừng đắn đo.

oanh Hỡi anh cắp sách đi thi.

Ba xe chập lại chữ gì hỡi anh?

# 轰 gt
phần – Nhị mộc (木) hợp lại thành lâm (林),

Dưới thêm bộ hỏa (火) chữ phần đốt thiêu.

– Hai cây xích lại thành rừng,

Dưới thêm ngọn lửa phừng phừng cháy thiêu.

– Thôi rồi một cánh rừng tiêu,

Chữ phần mang nghĩa đốt thiêu đấy mà.

pháp – Hạt thóc ( 、), hạt thóc (、), phẩy đuôi trê ( 冫),

Thập trên (十), nhất dưới (一), bẻ què lê (厶).

– Thuận theo dòng nước (氵) mà đi (去),

Giải tìm lạc hướng, phép (法) ghi nằm lòng.

# phép
phiếu Thằng tây (西) ở chốn thị (示) thành,

Thích chơi cổ phiếu (票) nên sành bán mua.

phu Thương em, anh muốn nên duyên,

Sợ e em có chữ thiên (天) trồi đầu.

phụng Ba người cưỡi một con trâu không sừng.
quả Cây chôn dưới ruộng ăn ngay được.
quý Chữ “trung” giữ lấy làm đầu,

Nhất” lòng gìn giữ một màu không phai.

Người sang-trọng, kẻ trang-đài,

Anh đồ, em hỏi hình-hài chữ chi?

sầu Chữ hỏa (火) đứng cạnh chữ hòa (禾),

Thêm tâm (心) bên dưới chính là sầu thu.

tắc Một vại mà kê hai chân,

Con dao cái cuốc để gần một bên.

tai – Lửa đốt dòng sông thế mới gay!

– Lửa cháy nóc nhà, tai (灾) họa đến.

# 灾 gt
tai Mái nhà là mái nhà tranh,

Sao ai đem lửa để dành dưới chân.

Chữ tai nay đã nên vần,

Ấy là nạn đến cũng phần số thôi.

tâm Một vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
tất Anh kia tay ngón xuyên tâm.
tẩy Trâu già đi trước vẫy đuôi,

Nước văng ba giọt tẩy xuôi bụi trần.

thanh Chữ vương đã chót trồi đầu,

Nguyệt kề bên dưới sắc màu xanh xanh.

Nước thêm ba giọt trong lành,

Không gian thoáng đãng tạo thành chữ thanh.

thánh Tai nghe mồm nói đít làm vua. xem thêm phần nhân sinh quan bên dưới.
thê Chữ sự mà mất cái chân,

Thêm vào bộ nữ nên vần chữ thê.

thì – Mặt trời đã xế về chùa.

– Anh Nhật (日) đứng ở bên hông,

Thổ (土) trên thốn (寸) dưới phải không bác Thời!

# thời.
thiện Ông vua (王) mà mọc hai sừng,

Hai mươi (艹) cái miệng (口) xin đừng quên tôi.

thỉnh Lấy trăng làm ghế vua ngồi,

Nói lời tốt đẹp thỉnh mời vua sang.

thông Nhĩ tâm khẩu bát bên hông,

Cùng nhau hợp lại chữ thông ấy mà.

# 聰 pt
thương – Chữ thương vốn thuộc bộ đầu,

Bát trên bát dưới vi rào vây quanh.

Khẩu thời ở giữa tung hoành,

Bao nhiêu chữ ấy hợp thành chữ thương.

thủy Con gái mà đứng éo le,

Chồng con chưa có kè kè mang thai.

tiên – Một người lên núi tu tiên,

Nhân sơn ghép lại chữ tiên tạo thành.

tiếu Thiên (天) không sáo trúc (竹) tiếu (笑) trần gian. yêu 夭 ≠ thiên天
tỉnh Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,

Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu.

tôn Con nhỏ còn cõng trên lưng,

Cháu nội về đến kính mừng tuổi ông.

# 孫 pt
tòng – Hai người nối bước đuôi nhau,

Một người đi trước đi sau một người.

– Một người (人) đi trước, một người (人) theo sau,

Giữa là khoảng lặng, xôn xao tình đầu…

# 從 pt

# tùng.

Tường cao bốn bức lao,

Gió chẳng lọt vào, nhân mỏi mắt mong.

Ruộng kia ai cất lên cao,

Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời (心).

宿 túc Mái nhà một mái mà thôi,

Người đứng không ngồi vừa chẵn đủ trăm.

tuế Hoàng hôn khuất núi chiều tà,

Cảm thương tuế nguyệt với ta vô tình!

# 歲 pt
tưởng Tựa cây (木) mỏi mắt (目) chờ mong

Người nơi xa ấy trong lòng (心) có hay?

tùy – Đóng cọc liễn leo (阝), tả (左) trên nhục (月) dưới, giải bơi chèo.

– Bắc sào cho đỉa leo lên (阝),

Tả trên nguyệt dưới lênh đênh mái chèo.

nguyệt月 # nhục肉
uy Em là con gái đồng trinh

Chờ người tuổi tuất (戌) gá mình vô em.

yến Nhà tôi hăm mốt (廿) miệng ăn (口),

Núi Bắc (北) đã lở, đá lăn bốn hòn (灬).

 

Hình thức “chiết tự” tuyệt vời, tài hoa của các bậc tiền nhân khi học chữ Hán. Sự linh động, sáng tạo của ông cha ta là vốn liếng quí báu đã để lại; chúng ta cần phải biết trân trọng gìn giữ mà phát huy hơn nữa.

Vài chiết tự về nhân sinh quan.

đạo bên trái bộ sước辶 : bước chân (chợt bước, chợt dừng); bên phải là chữ thủ首 : cái đầu, đứng đầu. – trên đường (đi, đời) có người hướng dẫn mình.

– lẽ phải thì ai cũng tuân phục.

– hệ thống tư tưởng, tôn giáo hoặc học thuật được nhiều người tham gia.

đức bên trái bộ xích彳: tiếp bước. Bên phải lần lượt: chữ thập十 : số mười; mục目: mắt (viết ngang), thành chữ trực直nghĩa là ngay thẳng. Bên dưới là chữ nhất一, và chữ (tâm nằm) 心: tấm lòng. – mắt phải nhìn thấu suốt, hành động phải thẳng thắn với cái tâm không đổi (một lòng).

– điều tốt đẹp mà lòng mình đạt được nhờ sự tu dưỡng tâm tính. “Nghĩ suy chính chắn, hành động cương trực”: 想得正,行得直  tưởng đắc chính, hành đắc trực tức là德 đức.

– cổ ngữ: 德đức # đắc.

hải bên phải là chữ mỗi每 = 人 + 母 (mẹ chỉ có một mà thôi) ; và chữ thủy水là nước. – biển, đại dương;

– từng giọt nước tích tụ lại thì thành biển. Con người cũng phải làm tốt từ từng việc nhỏ, mới thành tựu được việc lớn.

hiền bên trên trái là thần臣 : bầy tôi, quan lại. Bên phải trên hựu又 : bàn tay. Bên dưới là bối貝 : vật báu, tiền tài; là người có tài năng. người có đức hạnh, trung trực, tài năng, giàu lòng vị tha (sẵn sàng giúp đỡ mọi người, thì được xã hội tôn sùng, kính trọng).
hoạn trên chữ xuyến串là xuyên suốt, kết, ghép; và bên dưới chữ tâm心 ; (quá nhiều tâm; tham thì thâm). – hoạn nạn, tai họa;

– một người không thể nhất tâm (một lòng) đối với công việc (với người khác), luôn đa nghi, ngờ vực; không thể coi là một người khỏe mạnh được?

lễ bên trái bộ thị示 (礻) là chỉ thị; trời đất. Bên phải trên chữ khúc曲 : cong, không thẳng, là âm điệu lên xuống. Bên phải dưới là chữ đậu豆 : ý nói lễ vật. nghi thức mà người xưa dùng để cầu xin, tạ ơn các đấng thần linh, tổ tiên. Từ nghi thức chuyển hóa dần thành cách cư xử, mối quan hệ giữa người với người.
liệt chữ thiểu少là ít, thiếu; kết hợp với chữ lực力. kém, yếu.
mang chữ (tâm đứng)忄và chữ vong亡 : quên, mất. – vội, bận.

– người vội, bận rộn thì sẽ quên mất cái tâm, phải tịnh tâm thì mới có thể an lạc.

nghĩa bên trên chữ dương羊: con dê, trừu; bên dưới chữ ngã我 : tôi. con người phải sống tốt, hoàn thiện bản thân và hành động hữu ích với mọi người, với xã hội (thể hiện qua  con cừu, giúp ích về nhiều mặt cho con người…)
nhân bên trái bộ nhân亻, bên phải là bộ nhị二 : (số hai), là hướng lên (xưa).

nhân仁là hạt giống; là (hạt) mầm sống sẽ vươn lên thành cây.

tính cách, cư xử giữa người với người. Phải biết tôn trọng và nâng giá trị của con người lên.
nho – bên trái bộ nhân亻, bên phải là chữ nhu需: cần đến.

– chữ nhu需: bên trên là bộ 雨: mưa, bên dưới là bộ nhi而: mà, và (biểu trưng của bộ râu, sức lao động nam).

– hai yếu tố chính mà xã hội nông nghiệp xưa cần đến (nước và lao động).

– những tư tưởng, quan niệm sống cần phải có của con người (xưa).

– 儒 # nhu: mềm mại, ôn hòa,

nhu năng khắc cương 柔能克剛 mềm thắng được cứng.

phạ chữ (tâm đứng)忄và chữ bạch白là trắng, trống không. – sợ hãi, e sợ;

– người mà đánh mất “cái tâm” thì sẽ sợ hãi.

pháp bên trái bộ thủy氵: nước, bên phải chữ 去 khứ (): đi. nhờ dòng chảy của nước mà dễ định hình; là cách thứcphương pháp để người xưa được sinh tồn.
Phật, Bụt bên trái bộ nhân亻; bên phải chữ phất弗là không, phủi sạch. người đã giác ngộ tức là Phật; là người đã phủi sạch bụi trần, không còn vương vấn nợ đời.
thánh – bên trên trái là nhĩ耳: tai; bên trên phải là khẩu口: cái miệng; bên dưới là chữ nhâm壬là trách nhiệm, tốt đẹp.

– bên trái là nhĩ耳: tai; với trình呈 là hiện lên, bày tỏ ra.

– tốt đẹp, hoàn hảo; có đức hạnh cao và thông hiểu sự lý. Là tấm gương sáng cho loài người (không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo…); cho mọi thế hệ noi theo mà học tập, tu thân.

tùng nhĩ, trình thanh 从 耳, 呈 声 là biết lắng nghe, biết bày tỏ và thấu hiểu nỗi lòng của mọi người, tức là Thánh.

thiền bên trái bộ thị示 (礻) là hướng về trời đất, về thượng đế. Bên phải đơn單là một mình; đồng nhất. thiền là một trạng thái tâm thức không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải (tự quán). Tu tập thiền sẽ dẫn hành giả đạt sự thống nhất với trời đất, chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính.
tiên bên trái bộ nhân亻, bên phải bộ sơn山là núi, trên cao. Vị trí đứng càng cao thì tầm nhìn càng xa càng rộng. người sống ẩn dật trên các ngọn núi, xa rời trần tục.
tín bên trái bộ nhân亻; bên phải bộ ngôn言 : lời nói. thành thật, đáng tin. Trong thế giới vạn vật (tự nhiên) chỉ có lời nói của con người là khó tin.
trí bên trên chữ tri知 : hiểu biết, (hướng dẫn cách bắn để thỉ矢mũi tên trúng đích口); bên dưới bộ viết曰: nói rằng . sự hiểu biết, kiến thức được diễn đạt qua lời nói. Trước đây知 = 智; nay thì tri知 (tiếp nhận kiến thức từ người khác); trí智 (diễn đạt để người khác hiểu, biết).
tục bên trái bộ nhân亻, bên phải bộ cốc谷là hang động, dưới, thấp. giới bình dân, tầng lớp thấp trong xã hội.

*****

* Với thiển ý, luôn lấy lời dạy “ôn cố tri tân温故知新 (hiểu rõ đời xưa, thông tỏ đời nay) làm phương châm cho việc học, là kim chỉ nam cho cuộc sống. Vận dụng các bài học giáo huấn và những kinh nghiệm của các bậc tiền bối để tự tu dưỡng.


Trích dẫn từ cuốn: “tự học Hán Văn theo phương pháp mới” Kỳ Thanh biên soạn đầu năm 2020.

Kỳ Thanh trích dẫn và biên tập, tháng 12 năm 2021.

9 thoughts on “Vài cảm nghĩ về chiết tự – sự sáng tạo của Ông Cha ta khi học chữ Hán (phần 2)

  1. Bài chiết tự chữ điền 田 kia là của sứ bộ Tàu mang sang đố triều đình Ta, và chỉ có Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi giải được. Thế nên chắc chắn đó không phải là Sự sáng tạo của Ông cha Ta.

    Thích

  2. ● Chữ NHO cũng như nhiều loại chữ khác nữa nó được phát triển theo suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc . Mỗi khi xuất hiện một cái gì , con gì, cây gì , hiện tượng gì v v . . . Mà chưa có trong bộ Sách thì họ phải tạo ra 2 cái chữ để nói về cái họ biết được mà chưa có chữ hoặc âm tự ( chỉ tên của vật ấy v v ) Chẳng hạn ngày xưa chưa có điện thoại , hay Internet v v nhưng từ khi có điện thoại hay mạng Internet xuất hiện thì họ mới chế ra chữ và âm của chữ ấy !
    =》 Như vậy chỉ có một cá nhân hay một tập thể nào sáng tạo ra chữ nào thì họ mới chính là chủ nhân của chữ đó , và cũng là chủ nhân của cách chiết tự hay ghép tự và âm của chữ mà họ đã sáng tạo ra . Còn những chữ khác mà không phải sáng tạo ra thì họ cũng không phải là người sáng tạo ra cách chiết tự hay ghép tự đối với những chữ ấy !
    Chẳng hạn như chữ HỒNG trong câu HỒNG BÀNG THỊ thì người ta thấy một loài chim mà chưa có tên gọi và chữ của cái tên của loài chim này nên người ta mới đặt ra cái tên gọi và tạo ra chữ của cái tên ấy ! Nhưng người sáng tạo ra phải dựa vào những đặc tính đặc trưng của loài chim này để mà sáng tạo nên cái chữ và cái tên sao cho hợp lý nhất v v
    Chữ HỒNG này được sáng tạo như sau : Phía trước là 3 chấm thủy ( bộ thủy ) ( có tính biểu tượng cho nước ở ao, hồ, sông, biển v v ) kế đến là chữ CÔNG, ( có nghĩa là cái cọc đóng ở ven bờ sông để neo buộc thuyền, bè v v) chữ CÔNG có bộ thủy ở phía trước thì thành chữ GIANG ( có nghĩa là Sông ) , phía sau chữ GIANG lại hợp với chữ ĐIỂU ( có nghĩa là chim ) , như vậy cho thấy rõ là loài chim này chỉ biết lội ở vùng nước cạn để mà kiếm mồi ăn chứ không phải bơi như vịt, ngỗng, thiên nga uyên ương v v được . Âm từ của chữ này lại chỉ là màu hồng từ đây cho ta biết thêm là loài chim này có lông màu hồng dựa vào các đặc tính trên thì đây là tên của một loài chim mà ngày nay ta gọi là HỒNG HẠC ( LaminGo ) còn VN ta hay gọi là HỒNG HỘC . =》 Như vậy chữ HỒNG này được sáng tạo sau chữ GIANG , nhằm để đặt tên cho một loài chim . Qua đây cho ta thấy rõ là người nào hay tập thể nào sáng tạo ra chữ HỒNG này thì người đó mới là chủ nhân của sự ghép tự và chiết tự của chữ HỒNG còn những chữ khác thì chưa chắc .●
    Khi người ta muốn sáng tạo ra một chữ và âm của chữ đó để nói lên nghĩa của nó là gì , thì người sáng tạo phải CHẮC LỌC rất tỉ mĩ để cốt làm sao cho người nhìn thấy chữ và âm từ thi có thể hiểu biết về ý nghĩa của cái chữ ấy v v
    Phú Tiên – TN : 12/01/2022

    Thích

  3. Nếu chiết tự là sáng tạo của ông cha ta trong quá trình học chữ Hán, tại sao ta không học ông cha mình trong chuyện này ? Đưa vào chương trình giáo dục tiểu học, thay cho bốn làn .

    Thích

  4. Cảm ơn cụ Kỳ Thanh, vì cụ có 2 bài về cách học nhanh của cha ông khi học chữ Hán bằng mẹo chiết tự, nên, bản nhân xin phép cụ nói thêm vài điều:
    1. Nếu cụ CHIẾT TỰ 1 CHỮ HÁN thì rất đúng, vì nó cho phép ta hiểu được cách cấu tạo của chữ Hán có nguồn gốc từ đâu.
    2. Nhưng nếu, cụ CHIẾT TỰ CỤM TỪ (tối thiểu là 2 từ ghép) để bắt dân chúng hiểu nó như là cụm từ HÁN VIỆT thì rất sai, vì, đó là sự HÁN HÓA một từ Việt, trong khi mọi con dân nước Việt đang dùng từ phát sinh có nội hàm mới để mô tả tâm tư nguyện vọng của mình, nên bản nhân rất mong cụ suy xét lại.
    3. Bởi thế, bản nhân nhìn nhân gian theo tiêu chí: Kẻ nào không dùng từ SÁT NHẬP mà đòi dân chúng phải dùng từ SÁP NHẬP, thì mức độ VIỆT HÓA của nó là cực kỳ kém, thưa cụ!

    Thích

    • Bạn Lại Việt mến,
      Cảm ơn bạn đã phản hồi.
      Những vấn đề mà bạn nêu ra, sẽ được tôi đề cập đến trong bài viết “nét tinh tế của từ Hán Việt”, tôi sẽ đưa lên trang mạng trong tương lai gần.
      Với phương châm “ôn cố tri tân” (hiểu rõ đời xưa, thông tỏ đời nay), tôi mạn phép gợi ý cho bạn (nếu được) nên tham khảo thêm các bài viết của anh Hoàng Tuấn Công trên trang nhà Tuấn Công Thư Phòng và các bài viết của Thầy Đào Văn Bình (với chủ đề “Tiếng Việt trong sáng” trên các trang mạng như Thư Viên Hoa Sen…). Đã giúp ích và là nguồn tham khảo để tôi học hỏi, mở rộng thêm kiến thức hầu hoàn thiện bộ sách “tự học Hán Văn theo phương pháp mới”.
      Cảm ơn bạn đã gọi là Cụ, nhưng thiết nghĩ tuổi đời của tôi vẫn chưa đến 60, đâu được hân hạnh để được gọi thế!
      Rất mong được đón nhận những góp ý của các bạn.
      Kỳ Thanh.

      Thích

  5. Cảm ơn CỤ Kỳ Thanh, rất cám ơn CỤ:
    1. Có CỤ làm chứng, từ nay trở đi TÔI sẽ vứt chữ BẢN NHÂN vào SỌT RÁC NGÔN NGỮ vì chữ TÔI do CỤ dùng cho thấy MỌI NGƯỜI CHÚNG TA đã bắt đầu VIỆT HÓA ngôn ngữ, đồng thời, vứt luôn cả từ CHÚNG TÔI nửa CHÓ nửa LỢN (cái thứ VIỆT HÓA mất dậy) vào SỌT RÁC NGÔN NGỮ luôn.
    2. TÔI biết CỤ còn ít tuổi hơn, nhưng, Tôi vẫn gọi thế là ở NHÂN CÁCH chứ không phải là ở TƯ CÁCH (tuổi tác, địa vị xã hội…..), vì theo TÔI, những người CÓ NHÂN CÁCH là những người đang cố gắng VIỆT HÓA ngôn ngữ và vứt bỏ những chữ HÁN không cần dùng đến nữa vào SỌT RÁC!

    Thích

  6. Bổ sung: LỜI MỜI 1: Thưa cụ Kỳ Thanh, gian nan của qua trình VIỆT HÓA thì tôi dã có dịp phân trần với cụ ở vài tình huống. Còn bây giờ lại nảy sinh tuồng huống mới: Từ khi nào mà bọn báo chí, (đặc biệt là VTV) lại ngông ngạo phổ biến các loại thuốc gia truyền các loại thực phẩm chức năng (trong tư thế là quảng cáo) lại xổ mồm quảng cáo rất to, rất hoành tráng một sản phẩm thuốc mà sau đó chúng hạ giọng rất nhỏ: “sản phẩm này không phải là thuốc, không phải là thuốc chữa bệnh”!?

    Thích

  7. Bổ sung tiếp: Thưa cụ Kỳ Thanh, đã đến lúc nên bàn tới chuyện VIỆT HÓA ngôn ngữ ở khía cạnh dạy dùng chữ Việt: Theo kiểu CHO ĐĨ VÉN VÁY (dùng nguyên nguyên hàm của chữ TẦU), hay là theo kiểu phá cách để tìm ra CHỮ VIỆT THUẦN NHẤT và HỒN NHIÊN NHẤT của người Việt mình!?

    Thích

Bình luận về bài viết này