700 năm mở cõi phương nam (Phần 2)

6.png

TS Nguyễn Bê

Sau khi bài “700 năm mở cõi phương nam” gởi đăng, cảm thấy còn nhiều vấn đề chưa viết  hết về đề tài này. Bài viết này xem là phần tiếp của bài đã đăng.

Từ “sự kiện” vẫn được sử dụng chỉ những lần mở cõi như bài trước.

  1. Thời gian chuẩn bị cho sự kiện

Các vị vua sáng lập vương triều có thời gian tồn tại lâu như Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn đều dành thời gian ban đầu cho việc củng cố chính quyền, dẹp phe chống đối, chăm lo phát triển mọi mặt của đất nước và cuối cùng nghĩ đến việc mở mang bờ cõi.  Hai ba đời vua kế tiếp thường là những vị anh quân, làm cho đất nước cực thịnh đủ điều kiện để phát động một cuộc viễn chinh và thường giành được thắng lợi. Kế tiếp là những vị vua sống nhờ ánh hào quang của đời trước, không có gì nổi bật và cuối cùng là những vị vua bạc nhược, ăn chơi sa đọa để đến một cái kết bi thảm.  

1.png

Nhóm các vị vua đầu các triều đại (màu xanh) được đánh giá là những vị vua anh minh, chăm lo phát triển đất nước và thực hiện thắng lợi các cuộc mở cõi.  Thời gian chuẩn bị cho cuộc viễn chinh thường bắt đầu từ vị vua thứ hai khi đất nước ổn định, vương triều thật sự vững mạnh.

Lấy thời điểm thiết lập vương triều làm gốc, hình 12 chỉ ra khoảng thời gian từ lúc thiết lâp vương triều đến lúc tổ chức cuộc viễn chinh mở cõi. Khoảng thời gian này cho phép hình dung thời gian chuẩn bị sự kiện của một triều đại

2.png

– Với triều nhà Hồ, thời gian này chỉ có 2 năm nhưng vẫn giành được thắng lợi. Có thể lý giải là nhà nước Chiêm sau khi Chế Bồng Nga tử trận thì đất nước bị chia rẽ sâu sắc, nguồn lực suy kiện; quân Đại Ngu là đội quân thiện chiến được thử thách qua thời gian chiến tranh kéo dài.

 – Các triều đại Lý, Trần, Lê có thời gian chuẩn bị theo đúng quy luật, nghĩa là khi phát động cuộc chiến đất nước đang ở thời điểm cực thịnh.

– Các chúa Nguyễn là trường hợp đặc biệt: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa vào năm 1558, năm 1593 phải ra Bắc đánh quân nhà Mạc mãi đến 1600 mới thoát về lại Thuận Hóa. Tính từ năm 1600 đến sự kiện Phú Yên chỉ có 11 năm. Các chúa sau có thời gian chuẩn bị khá ngắn như chúa Nguyễn Phúc Tần lên ngôi 1648, có sự kiện mở cõi năm 1653; chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi 1691, có sự kiện 1693; chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi 1738, có sự kiên 1739

3.png

Hình 13 biểu thị các đời chúa trên trục thời gian tương ứng với các sự kiện được thực hiện từ năm 1558 đến 1777

4.png

Thời gian chuẩn bị sự kiện ngắn cho phép ta nghĩ đến tính đồng thuận cao trong đội ngũ lãnh đạo đồng thời phải có một bộ máy chuyên nghiệp phụ trách công tác mở cõi, ít phụ thuộc vào sự biến động do thay đổi ngôi chúa. Thông thường chúa mới phải làm công tác nhân sự thay đổi người chống đối, đưa những người cùng phe cánh vào vị trí thích hợp để dễ điều hành. Việc này tốn khá nhiều thời gian, đôi khi phải tốn cả máu như trường hợp quận Văn Nguyễn Phúc Hiệp và quận Hữu Nguyễn Phúc Trạch âm mưu nổi loạn, Nguyễn Phúc Anh giành ngôi với chúa Nguyễn Phúc Lan.

  1. Ảnh hưởng cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đến quá trình mở cõi

 Sau khi trở lại Thuận Hóa vào năm 1600, Chúa Nguyễn Hoàng bắt tay vào việc tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp với điều kiện cát cứ; một mặt chống lại quân Trịnh ở phía Bắc, một mặt tổ chức đội quân mở cõi về phía Nam.

Cuộc chiến Trịnh –  Nguyễn diễn ra 45 năm (không kể lần cuối vào 1775) từ năm 1627 đến 1672 tập trung vào các thời Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan và Nguyễn Phúc Tần.

Bảng 5 tổng hợp các cuộc giao tranh giữa quân đôi hai bên

5.png

Các cuộc giao tranh Trịnh Nguyễn được xếp thành 7 cuộc đại chiến (1627-1672) và lần cuối đánh chiếm Phú Xuân.  Lần 1, 4, 6, 7 quân Trinh phát  động chiến tranh nhưng không thu được kết quả đành phải rút về. Chỉ có 3 lần sau đây đáng lưu ý:

– Lần thứ 2 quân Trịnh phát động cuộc chiến vào 1633 và kết quả là bị quân Nguyễn chiếm mất vùng bắc Bố Chánh (1640).

– Lần thứ 3 quân Trinh đánh chiếm lại vùng bắc Bố Chánh (1643)

– Lần thứ 5 quân Nguyễn phát động đánh chiếm đến nam sông Lam (1655) và 5 năm sau quân Trịnh đánh chiếm lại.

Xét trên trục thời gian, các lần giao tranh  được mô tả trên hình 14.

6.png

Các lần giao tranh Trịnh – Nguyễn (biểu thị bằng mũi tên màu đỏ) tập trung vào các thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (2 lần bị đánh), Nguyễn Phúc Lan (3 lần bị đánh), Nguyễn Phúc Tần (1 lần đánh và 3 lần bị đánh), Nguyễn Phúc Thuần (1 lần bị đánh).

Trong thời gian Trịnh – Nguyễn giao tranh, việc mở cõi bị gián đoạn, chỉ trừ một lần duy nhất vào năm 1653, Chúa Nguyễn Phúc Tần  sáp nhập được Khánh Hòa và hai năm sau (1655) đánh ra Bắc chiếm đến tận phía nam sông Lam.

Lần cuối của cuộc chiến vào năm 1775, quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân là dấu chấm hết chúa Nguyễn 2 năm sau đó.    

Hỗ trợ việc đối chiếu các đời chúa Trịnh – Nguyễn sử dụng hình 15

7.png

  1. Dinh trấn Thanh Chiêm (Quảng Nam) và sự ra đời của chữ quốc ngữ

Theo http://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/di-tich-dinh-tran-thanh-chiem-va-su-ra-doi-cua-chu-quoc-ngu-576682.vov

“Theo sử liệu, vào năm Nhâm Dần (1602), chúa Tiên Nguyễn Hoàng thành lập Dinh trấn Quảng Nam (còn gọi là Dinh trấn Thanh Chiêm), ban đầu đặt tại xã Cầu Húc, sau dời về xã Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Dinh trấn Thanh Chiêm được coi là thủ phủ thứ 2 của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nơi đây từng là căn cứ thủy quân hùng mạnh, chiến thắng cả hạm đội Hà Lan và đánh bại 7 cuộc tấn công quy mô của quân Trịnh. Tại Thanh Chiêm, từ năm 1617 đến năm 1625, linh mục Francisco De Pina đã học tiếng Việt, truyền đạo bằng tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho 2 giáo sĩ là Alexandre de Rhodes, người Pháp và Antonio Fonte, người Bồ Đào Nha. Linh mục Francisco De Pina đồng thời viết tài liệu giảng dạy “Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và “Ngữ pháp tiếng Việt”. Nhiều nhà khoa học Việt Nam khẳng định Dinh trấn Thanh Chiêm là cái nôi các nhà truyền giáo phương Tây đến nghiên cứu, sáng tạo và hình thành chữ Quốc ngữ sớm nhất ở Việt Nam. “ 

Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ho%C3%A0ng

“Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho lập dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) giao cho công tử Nguyễn Phúc Nguyên làm trấn thủ. Dinh trấn Thanh Chiêm có vai trò hết sức quan trọng dưới thời Nguyễn Hoàng cũng như thời kỳ các Chúa Nguyễn kế nghiệp, là cơ sở đào luyện các quốc vương của Đàng Trong (làm quan trấn thủ trước khi lên ngôi Chúa Nguyễn), là trung tâm điều hành việc phát triển và hậu cần kinh tế cho Đàng Trong, nhất là việc chỉ đạo hoạt động của thương cảng quốc tế Hội An, là bộ tham mưu đảm bảo an ninh cho Dinh Quảng Nam, góp phần quan trọng bảo vệ độc lập tự do và chủ quyền của Đàng Trong chống lại sự tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và mở rộng bờ cõi về phương nam.”

Từ năm 2002 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này và nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng thuận hai vấn đề: bộ chỉ huy tổ chức các sự kiện mở cõi phương Namcái nôi của chữ quốc ngữ.

– Các chúa Nguyễn đều hiểu rằng kẻ thù nguy hiểm nhất  quyết định đến sự tồn vong của vương triều là chúa Trịnh và điều đó được thể hiện qua 7 lần đại chiến. Do đó việc phòng bị biên giới phía bắc là ưu tiên số một do chúa Nguyễn đóng ở Dinh Chính (Phú Xuân) đảm trách và  việc  phòng bị phía Nam đóng ở dinh Quảng Nam do thái tử đảm trách. Việc mở rộng bờ cõi phương nam là việc làm quan trọng thứ hai, có thể  do thái tử quyết định. Các số liệu ở bảng 3 cho ta thấy rõ điều đó.

  1. Năm 1653 vào đánh Khánh Hòa, năm 1655 đánh chiếm đến sông Lam. Đội quân năm 1653 nhận lệnh từ dinh Quảng Nam vào; sau khi sáp nhập được vùng đất Khánh Hòa thì phải có một lực lượng ở lại để giúp cho bộ máy hành chính hoạt động. Đội quân năm 1655 nhận lệnh từ Chánh dinh ra, đồn trú vùng đất mới chiếm đến năm 1660 mới rút về. Hai sự kiện này phải có hai bộ chỉ huy riêng biệt.
  2. Chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi 1691, năm 1693 tổ chức được sự kiện
  3. Chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi 1738, năm 1739 tổ chức được sự kiện

Chúa mới lên ngôi ở Phú Xuân, sự kiện xảy ra ở tận trong miền Nam nên chắc chắn chúa không thể nào trực tiếp chỉ đạo các sự kiện này được.

Sau năm 1698, các sự kiện diễn ra ngày càng nhiều nên việc mở cõi phía nam phải có một bộ phận chuyên nghiệp nằm ở phía nam ít phụ thuộc trực tiếp vào lệnh chúa ở tận Phú Xuân vì điều kiện thông tin liên lạc lúc bấy giờ. Hơn nữa chúa muốn các quốc vương tương lai có điều kiện tập luyện cách quản lý, tôi luyện chiến trận trước khi tiếp quản ngôi Chúa.

– Câu hỏi được đặt ra là tại sao cái nôi chữ quốc ngữ không là kinh đô Thăng Long, không là thủ phủ Phú Xuân mà lại là Quảng Nam. Có thể giải thích kinh  đô thứ hai  xứ Đàng Trong có được những người lãnh đạo cởi mở tạo điều kiện cho chữ quốc ngữ phát triển đồng thời có ít những quan lại  hủ nho,  coi chữ nho là chữ thánh hiền cản trở việc truyền bá loại chữ mới này.

  1. Khởi nghĩa Tây Sơn – Dấu chấm hết quá trình mở cõi phương Nam

Quá trình phát triển cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được mô tả trên hình 16

Đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, tình hình Đàng  Trong trở nên bi đát, hậu quả các cuộc chiến mở cõi đã làm kiệt quệ nền kinh tế, lòng dân oán thán, tham nhũng lan tràn, quyền thần Trương Phúc Loan lộng hành đã làm cho vương triều sụp đổ nhanh chóng  vào năm 1777 chấm dứt thời mở cõi phương nam.

Lặp lại quá trình mở cõi của tiền nhân, năm 1836 vua Minh Mạng đã đổi đất Chân Lạp thành trấn Tây Thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam, biên giới Đại Nam đến biển hồ Tonlé   Sap. Đến năm 1841 dưới thời Thiệu Trị vua cho triệt thoái khỏi Trấn Tây Thành vì không kham nổi cuộc chiến hao người tốn của này

8.png

  1. Thay cho lời kết

Bài viết  đã có kết luận rồi, chỉ có một chút chia sẻ thay cho lời kết phần tiếp theo này. Đó là việc nhìn nhận hai nhân vật  lịch sử Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ trong các bài học Lịch sử đã và đang dạy  trong nhà trường. Hai nhân vật trải nghiệm là Bố và Con

Thời bố học, sách giáo khoa viết (nguyên văn) : Vua Quang Trung đại phá quân Thanh…/ Vua Gia Long có công thống nhất sơn hà…

Thời con học, sách giáo khoa viết (đại ý): Nguyễn Huệ đã đập tan hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, đánh thắng hai cuộc chiến Xiêm, Thanh/ Nguyễn Ánh bán nước, rước voi về giày mả tổ. 

Người anh hùng áo vải sau khi giành thắng lợi cũng đã lập nên một tập đoàn phong kiến mới!

Xin kết thúc bài viết, bạn hãy nhắm mắt lại và suy nghĩ.


 

Tài liệu tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ho%C3%A0ng

http://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/di-tich-dinh-tran-thanh-chiem-va-su-ra-doi-cua-chu-quoc-ngu-576682.vov

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_s%E1%BB%91_Vi%E1%BB%87t_Nam_qua_c%C3%A1c_th%E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3

https://nghiencuulichsu.com/2018/10/22/mot-cach-nho-nhung-su-kien-quan-trong-trong-lich-su-viet-nam/

https://nghiencuulichsu.com/2018/08/20/thoi-gian-va-khong-gian-trong-lich-su-viet-nam/

https://lichsunuocvietnam.com/ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-phan2/

https://lichsunuocvietnam.com/ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-phan3/

https://www.facebook.com/pg/nclspage/photos/?tab=album&album_id=1932477523482840

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s