Lịch sử kinh tế Việt Nam (bài 1)

9-Du-lich-chua-mot-cot-mytour-3.jpg

Đông Ly

Bài viết giới thiệu lịch sử kinh tế việt nam từ năm 880 đến năm 1945.
Trong bài tham khảo chủ yếu 3 tác phẩm là: Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tác giả cố gắng chỉ ra cơ cấu của nền kinh tế việt nam qua các thời kỳ, những chính sách và những biến động về kinh tế trong lịch sử, rộng hơn là mối tác động giữ nền kinh tế và các lĩnh vực khác trong quá khứ.

(1) Nguyên Hòa quận huyện đồ chí do Lí Cát phủ soạn năm Nguyên Hòa thứ 8 [năm 813]

An Nam đô hộ phủ [thượng] quản 13 châu: Giao châu, Ái châu, Hoan châu, Phong châu, Lục châu, Diễn châu, Trường châu, Quận châu, Lạng châu, Vũ An châu, Đường Lâm châu, Vũ Định châu, Cống châu. Quản 39 huyện và 32 châu kimi.

Giao châu. Chiều đông – tây dài 516 dặm, chiều nam – bắc dài 791 dặm. Phía bắc đến Thượng đô dài 6.415 dặm đường thủy dài 6.640 dặm. Phía tây bắc đến Phong châu dài 130 dặm. Phía tây nam đến Ái châu dài 500 dặm đường thủy dài 700 dặm. Phía đông đến biển lớn đường thủy khoảng 400 dặm. Phía đông bắc đến Lục châu đường thủy dài 109 dặm. Quản 8 huyện: Tống Bình – Vũ Bình – Bình Đạo – Thái Bình – Nam Định – Chu Diên – Giao Chỉ – Long Biên. Những năm Khai Nguyên có: 25.694 hộ, 55 hương. Cống: Chim khổng tước, vải sợi chuối, sừng tê, gan nhiêm xà, chim anh vũ, vàng, thảo đậu khấu, long hoa nhị, lông chim phỉ, lông chim thúy, da cá mập, quả tân lang, cây hoàng tiết, rong bạch lộ. Những năm Nguyên Hòa có: 27.135 hộ, 56 hương.

Ái châu [hạ]. Chiều đông – tây dài 282 dặm, chiều nam – bắc dài 410 dặm. Phía đông đến Thượng đô dài 6.475 dặm. Phía đông đến bờ biển dài 140 dặm. Phía đông bắc đến Trường châu đi đường thủy dài 450 dặm. Phía tây đến đất của người Tiểu Lão đi đường thủy dài 190 dặm. Phía nam đến Diễn châu dài 250 dặm. Phía tây bắc đến An Nam Đô hộ phủ dài 500 dặm đi đường thủy dài 700 dặm. Quản 5 huyện: Cửu Chân [núi Cư Phong ở phía tây huyện 4 dặm, trên núi có hang gió, gió lớn từ đó thổi ra. Trong núi có vàng. Núi Trân ở phía tây huyện 3 dặm. Núi An Trấn ở phía nam huyện 31 dặm, núi có đá ngọc tốt hơn đá ngọc huyện Ling Lăng của Tương châu] – An Thuận – Sùng Bình – Nhật Nam – Quân Ninh. Những năm Khai Nguyên có: 14.056 hộ, 29 hương. Cống: Đuôi chim khổng tước. Phú: Gấm. Những năm Nguyên Hòa có: 5.379 hộ, 8 hương. Cống: 10 bó đuôi chim khổng tước, 100 bó đuôi chim phỉ, 500 quả tân lang, 20 cân sừng tê.

Hoan châu [hạ]. Phía bắc đến Thượng đô dài 6.875 dặm. Phía đông bắc đến Đông đô dài 6.615 dặm. Phía đông đến biển dài 100 dặm. Phía nam đến đất nước Lâm Ấp dài 190 dặm. Phía bắc đến Diễn châu dài 150 dặm. Quản 2 huyện: Cửu Đức – Việt Thường. Những năm Khai Nguyên có: 6.649 hộ, 14 hương. Cống: Ngà voi, gỗ trầm hương, lông chim thúy, sừng tê, rèm vàng, cây hoàng tiết. Những năm Nguyên Hòa có: 3.842 hộ, 6 hương.

Phong châu [hạ]. Chiều đông – tây dài 97 dặm. Phía bắc đến Thượng đô dài 6.150 dặm. Phía đông nam đến An Nam Đô hộ phủ dài 130 dặm. Phía nam đến sông Lậu Khẩu dài 100 dặm. Phía bắc đến đất Nam Bình châu kimi dài 200 dặm. Quản có 2 huyện: Gia Ninh – Thừa Hóa. Những năm Khai Nguyên có: 3.561 hộ, 15 hương. Cống: Tư bát tàm, quả tân lang, quả đậu khấu, gan nhiêm xà. Những năm Nguyên Hòa có: 1.482 hộ, 8 hương. Cống: 3.300 quả đậu khấu, 100 bó lông chim thúy, 40 cân sừng tê.

Lục châu [hạ]. Phía tây bắc đến Thượng đô đi đường thủy – bộ ngang nhau dài 6.120 dặm. Phía đông đến đất Liêm châu dài 300 dặm. Phía đông bắc đến Khâm châu dài 600 dặm. Phía tây nam đến An Nam Đô hộ phủ dài hơn 100 dặm. Quản 3 huyện: Ninh Hải – Ô Lôi – Hoa Thanh. Những năm Khai Nguyên có: 1.934 hộ, 6 hương. Những năm Nguyên Hòa có: 231 hộ, 3 hương.

Diễn châu [hạ]. Phía bắc đến Thượng đô dài 6.725 dặm. Phía bắc đến Ái châu dài 250 dặm. Phía nam đến Hoan châu dài 150 dặm. Phía đông đến biển lớn dài 6 dặm. Quản 3 huyện: Trung Nghĩa – Hoài Hoan – Long Trì. Những năm Nguyên Hòa có: 1.450 hộ, 3 hương. Những năm Khai Nguyên cống: Đuôi chim khổng tước, cây hoàng tiết, mạt vàng. Những năm Nguyên Hòa có cống: Mạt vàng, cây hoàng tiết.

Trường châu [hạ]. Phía tây bắc đến phủ khoảng 100 dặm. Quản 4 huyện: Văn Dương – Đồng Thái – Trường Sơn – Kì Thường. Hộ đô: 648. Cống: vàng.

Quận châu. Phía tây bắc đến phủ khoảng 159 dặm. Quản 2 huyện: Quận Khẩu – An Lạc. Hộ đô: 335. Cống: 20 cân sáp trắng, 2 bó đuôi chim khổng tước, 2 tâm gan nhiêm xà.

Lạng châu. Phía tây bắc đến phủ khoảng 200 dặm. Quản 2 huyện: Văn Lạng – Trường Thượng. Hộ đô: 550. Cống: 23 cân sáp trắng.

Vũ An châu. Phía tây đến phủ khoảng 180 dặm. Quản 2 huyện: Vũ An – Lâm Giang. Hộ đô: 456. Cống: Vải triều hà, thực đơn.

Đường Lâm châu. Phía bắc đến phủ khoảng 1.000 dặm. Quản 2 huyện: Đường Lâm – An Viễn. Hộ đô: 317. Cống: 20 cân sáp trắng.

Vũ Định châu. Phía đông đến phủ khoảng 320 dặm. Quản 2 huyện: Phù Da – Đàm Nhi. Hộ đô: 1.200. Cống: 220 bó đuôi chim thúy.

Cống châu. Phía tây nam đến phủ dài 250 dặm. Quản 2 huyện: Vũ Hưng – Cổ Đô. Hộ đô: 318. Cống: 300 bó lông chim thúy.

* Cựu Đường thư do Lưu Hú soạn xong vào năm Khai Vận thứ 2 [năm 945]

Năm Hàm Thông thứ 7 [năm 866] An Nam Đô hộ phủ lĩnh 12 châu là: Ái châu, Phong châu, Hoan châu, Trường châu, Vũ An châu, Lạng châu, Vũ Định châu, Đường Lâm châu, Lục châu, Diễn châu, Quận châu, Tô Mậu châu.

Thượng Đô hộ phủ gồm: 1 viên Đô hộ, chính tam phẩm. 2 viên Phó Đô hộ, tòng tứ phẩm thượng. 1 viên Trưởng sử, chính ngũ phẩm thượng. 1 viên Tư mã, chính ngũ phẩm thượng. 1 viên Lục sự tham quân sự, chính thất phẩm hạ. 2 viên Lục sự. 1 viên Công tào tham quân sự, tòng thất phẩm hạ. 1 viên Thương tào tham quân sự, tòng thất phẩm hạ. 1 viên Hộ tào tham quân sự, tòng thất phẩm hạ. 1 viên Binh tào tham quân sự, tòng thất phẩm hạ. 3 viên Tham quân sự, tòng bát phẩm thượng.

Hạ châu gồm: 1 viên Thứ sử, chính tứ phẩm hạ. 1 viên Biệt giá, tòng ngũ phẩm thượng. 1 viên Tư mã, tòng lục phẩm hạ. 1 viên Lục sự tham quân sự, tòng bát phẩm thượng. 1 viên Lục sự, tòng cửu phẩm hạ. 1 viên Tư thương tham quân sự, tòng bát phẩm hạ. 1 viên Tư hộ tham quân sự, tòng bát phẩm hạ. 1 viên Tư pháp tham quân sự, tòng bát phẩm hạ. 8 viên Điển ngục, chính cửu phẩm hạ. 4 viên Vấn sự, chính cửu phẩm hạ. 16 viên Bạch trực, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Thị lệnh, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Tá, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Sử, chính cửu phẩm hạ. 2 viên Soái, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Thương đốc, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Kinh học bác sĩ, chính cửu phẩm hạ, 1 viên Trợ giáo, 40 viên Học sinh. 1 viên Y học bác sĩ, tòng cửu phẩm hạ, 10 viên Học sinh.

Thượng huyện của các châu gồm: 1 viên Lệnh, tòng lục phẩm thượng. 1 viên Thừa, tòng bát phẩm hạ. 1 viên Chủ bạ, chính cửu phẩm hạ. 2 viên Úy, tòng cửu cửu phẩm thượng. 2 viên Lục sự, 3 viên Sử. 1 viên Tư hộ, 4 viên Tá, 7 viên Sử, 1 viên Trướng sử. 1 viên Tư pháp, 4 viên Tá, 8 viên Sử. 2 viên Thương đốc. 10 viên Điển ngục. 4 viên Vấn sự. 10 viên Bạch trực. 1 viên Thị lệnh, 1 viên Tá, 1 viên Sử. 1 viên Soái. 1 viên Bác sĩ, 1 viên Trợ giáo, 40 viên Học sinh.

Trung huyện của các châu gồm: 1 viên Lệnh, chính thất phẩm thượng. 1 viên Thừa, tòng bát phẩm hạ. 1 viên Chủ bạ, tòng cửu phẩm thượng. 1 viên Úy, tòng cửu phẩm hạ. 1 viên Lục sự, 4 viên Sử. 1 viên Tư hộ, 3 viên Tá, 5 viên Sử, 1 viên Trướng hộ. 1 viên Tư pháp, 2 viên Tá, 6 viên Sử. 1 viên Thương đốc. 8 viên Điển ngục. 4 viên Vấn sự. 8 viên Bạch trực. 1 viên Thị lệnh, 1 viên Tá, 1 viên Sử. 2 viên Soái. 1 viên Bác sĩ, 1 viên Trợ giáo, 25 viên Học sinh.

Trung hạ huyện của các châu gồm: 1 viên Lệnh, tòng thất phẩm hạ. 1 viên Thừa, chính cửu phẩm hạ. 1 viên Chủ bạ, tòng cửu phẩm thượng. 1 viên Úy, tòng cửu phẩm hạ. 1 viên Lục sự. 1 viên Tư hộ, 2 viên Tá, 3 viên Sử, 1 viên Trướng sử. 1 viên Tư pháp, 2 viên Tá, 4 viên Sử. 6 viên Điển ngục. 4 viên Vấn sự. 8 viên Bạch trực. 1 viên Thị lệnh, 1 viên Tá, 1 viên Sử. 2 viên Soái. 1 viên Bác sĩ, 1 viên Trợ giáo, 25 viên Học sinh.

Hạ huyện của các châu gồm: 1 viên Lệnh, tòng thất phẩm hạ. 1 viên Thừa, tòng cửu phẩm hạ. 1 viên Chủ bạ, tòng cửu phẩm thượng. 1 viên Úy, tòng cửu phẩm hạ. 1 viên Lục sự. 1 viên Tư hộ, 2 viên Tá, 4 viên Sử, 1 viên Trướng hộ. 1 viên Tư pháp, 1 viên Tá, 4 viên Sử. 6 viên Điển ngục. 8 viên Bạch trực. 1 viên Thị lệnh, 1 viên Tá, 2 viên Sử, 2 viên Soái. 1 viên Bác sĩ, 1 viên Trợ giáo, 20 viên Học sinh.

* Thông điển – Thực hóa chí: Năm (Vũ Đức) thứ 2 hạ chế rằng: “Mỗi 1 đinh phải đóng tô 2 thạch (thóc). Còn các châu của đạo Lĩnh Nam thì đóng thuế gạo, thượng hộ thì 1 đinh đóng 1 thạch 2 đấu, thứ hộ thì 1 đinh đóng 8 đấu, hạ hộ thì 1 đinh đóng 6 đấu; nếu là hộ người Di – Lão thì chỉ đóng một nửa. Những người phiên (Hồ) nội thuộc, thượng hộ thì 1 đinh đóng 10 đồng tiền, thứ hộ thì 1 đinh đóng 5 đồng tiền, hạ hộ thì miễn đóng, đã nội phụ được 2 năm thì thượng hộ 1 đinh đóng 2 con dê, thứ hộ thì 1 đinh đóng 1 con dê, hạ hộ thì cứ 3 hộ đóng chung 1 con dê. Hễ những năm gặp thủy tai châu châu sương tuyết, nếu tổn hại 4/10 trở lên thì miễn đóng tô, tổn hại 6/10 trở lên thì miễn đóng tô lẫn điệu, tổn hại 7/10 trở lên thì miễn cả khóa – dịch”.

* Tân Đường thư – Thực hóa chí: “Trước đây Dương châu lấy tiền để đóng tô – điệu, Lĩnh Nam lấy gạo để đóng, An Nam lấy tơ để đóng, Ích châu lấy vải la – sợi thô – lụa mỏng – lụa sống và lụa màu để đóng. Nhân đó hạ chiếu miền Giang Nam cũng được lấy vải để đóng tô”. [theo Ẩn Sĩ]

(2) . Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Canh Tý [năm 880] mùa xuân tháng 3 quân ở phủ đô hộ làm loạn, Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ chạy khỏi thành. Các đạo quân nhà Đường đóng giữ Ung Quản thường tự ý bỏ về”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Bính Dần [năm 906] mùa xuân tháng giêng, nhà Đường gia phong chức đồng bình chương sự cho quan Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ là Khúc Thừa Dụ (…) Đinh Mão [năm 907] Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo giữ Giao Châu, tự xưng là tiết độ sứ (…) chia đặt các lộ, phủ, châu, xã ở các xứ; đặt ra chánh lệnh trưởng và tá [phó] lệnh trưởng; bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi. Chính sự cốt chuộng khoan dung giản dị (…) theo sách An Nam kỷ yếu, Khúc Hạo làm tiết độ sứ (…) đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế” [thông tin về các chính sách rất khó để kiểm chứng]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hơi [năm 939] mùa xuân [Ngô Quyền] bắt đầu xương vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục (…) Canh Tuất [năm 950] [Ngô Xương Văn] giáng [Dương Tam Kha] làm Chương Dương công [còn] ban cho thực ấp (…) Mậu Thìn [năm 968] [Đinh Bộ Lĩnh] lên ngôi [vua] đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế. Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trong cũi, hạ lệnh ai trái phép bỏ vạc dầu, cho hổ ăn. Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm (…) Thái Bình năm thứ 1 [năm 970] mùa xuân tháng giêng đặt niên hiệu. Sai sứ sang nhà Tống giao hảo [vì] tướng Phan Mỹ [nhà Tống] đánh dẹp Lĩnh Nam (…) Thái Bình năm thứ 2 [năm 971] bắt đầu quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ cư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Ngô Chân Lưu [làm Tăng thống] ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng Lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Giáp Tuất [năm 974] mùa xuân tháng 2 (…) chia nước làm 10 đạo (…) mỗi đạo [có] 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái Bình năm thứ 6 [năm 975] mùa xuân, quy định áo mũ cho các quan văn võ. Sai Trịnh Tú mang vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang [biếu] nhà Tống (…) Năm Thái Bình thứ 7 [năm 976] mùa xuân thuyền buôn của nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ (…) Thái Bình năm thứ 9 [năm 978] mùa xuân tháng giêng động đất (…) tháng hai mưa đá (…) mùa hạ tháng sáu nắng hạn”.

Đại Việt sử lược chép: “Nhâm Ngọ [năm 982] [Lê Đại Hành đem binh đánh Chiêm Thành] bắt [sống được quân sĩ của chúng nhiều vô kể] cùng bọn cung nữ mấy trăm người [và một nhà sư Thiên Trúc] chở về những vũ khí nặng, tịch thu vàng bạc, của cải quý báu kể có đến muôn số (…) năm [982] đói lớn (…) Quý Mùi [năm 983] khi đánh Chiêm Thành [đường núi hiểm trở, đường biển sóng to nên] đào một con kênh do đó thuyền bè lưu thông được”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiên Phúc năm thứ 5 [năm 984] mùa xuân tháng 2 đúc tiền Thiên Phúc (…) làm nhiều cung điện nhà cửa” [sau cuộc chiến với Chiêm Thành, Đại Việt có thêm nguồn nhân lực và tài chính để kiến thiết kinh ấp. Cần khảo thêm yếu tố Chăm trong kiến trúc của Hoa Lư để xác định]

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Ất Dậu [năm 985] mùa thu tháng 7 ngày sinh nhật hoàng đế, đua thuyền (…) sai sứ đem vàng và ngà voi sang biếu nhà Tống (…) Bính Tuất [năm 986] mùa thu tháng 8 tuyển [dân] làm lính thân quân (…) mùa đông tháng 10 (…) dùng Từ Mục làm Tổng quản giữ việc quân và dân, ban cho tước hầu; Phạm Cự Lang làm Thái uý”.

Đại Việt sử lược chép: “Đinh Hợi [năm 987] vua [Đại Hành] bắt đầu cày ruộng ở núi Đội bắt được hũ vàng. Lại một lần cày ở núi Bà Hối bắt được hũ bạc [năm 987 được mùa]” [hẳn là vua Đại Hành đã sắp đặt việc cày ruộng được vàng bạc nhằm mục đích khuyến khích nông nghiệp. Sự kiện khuyến nông này diễn ra không lâu sau nạn đói năm 982, rất có thể sau nạn đói tình trạng nông nghiệp không có nhiều chuyển biến nên vua đã quyết định cày ruộng nhằm cổ vũ cho việc phát triển nông nghiệp. Về nguyên nhân của nạn đói, thì có thể là do khi tập trung cho việc xây dựng Kinh ấp, vua đã sử dụng quá nhiều nguồn nhân lực, thành ra thiếu nguồn nhân lực dành cho nông nghiệp]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Sửu [năm 989] mùa xuân tháng giêng đổi niên hiệu đại xá (…) vua sai viên Quảng giáp Tiến Lộc đi thu thuế hai châu Hoan Ái, Tiến Lộc đem người hai châu ấy xin theo về với Chiêm Thành. Chiêm Thành không nhận (…) Nhâm Thìn [năm 992] mùa thu tháng 8 sai Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Đại Lý”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Đinh Dậu [năm 997] mùa hạ tháng 4 (…) trước đây sứ Tống đến thường nói về việc cống muối rồi dây dưa cả việc thuế khoá (…) mùa thu tháng 7 có thuỷ tai lớn (…) Mậu Tuất [năm 998] mùa xuân tháng 3 động đất [3 ngày (…) mùa hạ tháng 5-6 không mưa. Dân bị bệnh ho, trâu ngựa chết nhiều] (…) Nhâm Dần [1002] mùa xuân tháng 3 lựa tuyển trong dân đinh lấy những người khoẻ mạnh bổ sung vào các đội ngũ. Chia tướng hiệu làm hai ban, chế mấy nghìn chiếc mũ đâu mâu, ban phát cho sáu quân [đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu] (…) Quý Mão [1003] vua cho [vét con kênh Đa Cái thẳng đến châu Ám] (…) Giáp Thìn [1004] [vua] xem đánh cá trên sông Đại Hoàng (…) Bính Ngọ [năm 1006] [vua Long Đĩnh] đặt lại quan chế văn vũ và triều phục, đều theo như kiểu mẫu của nhà Tống (…) Kỷ Dậu [năm 1009] Đô đốc Kiều Hành Hiến xin đào sông đắp đường và lập đồn dựng mốc ở Ái châu, nhà vua nghe theo, xuống chiếu cho dân và quân châu ấy đào sông từ cửa ải Chi Long qua núi Đính Sơn đến sông Vũ Lũng”.

(3) . Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Kỷ Dậu [năm 1009] mùa đông tháng 10 phong Đào Cam Mộc làm Nghĩa tín hầu, ban áo mặc cho hàng tăng đạo [mùa đông tháng 11 tha hết những người bị tù tội, đốt bỏ những dụng cụ tra tấn] (…) Canh Tuất [năm 1010] mùa xuân tháng 2 sang chơi châu Cổ Pháp, ban tiền và lụa cho các kỳ lão có thứ bậc khác nhau (…) mùa thu tháng 7 rời kinh phủ về Đại La đổi thành Thăng Long. Khởi công xây cung điện [đổi châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức] phát 2 vạn quan tiền [thuê thợ] làm chùa [chiếu những kẻ trốn tránh phải về quê cũ. Mùa đông tháng 12 đại xá thuế khoá cho thiên hạ 3 năm liền, những người mồ côi, goá chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả] Đổi 10 đạo thành 24 lộ, Ái châu và Hoan châu làm trại [độ dân làm sư, phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chuông lớn (…) Tân Hợi [năm 1011] mùa xuân tháng 2 đánh giặc Cử Long ở Ái châu (…) xây sửa cung điện (…) Nhâm Tý [năm 1012] mùa hạ tháng 4 sửa cung điện (…) mùa đông tháng 12 Chân Lạp sang cống (…) vua thân đi đánh dẹp giặc ở Diễn châu” [từ năm 1009 đến năm 1012 triều đình chi rất nhiều, nguồn tài chính có đáp ứng nổi không]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thuận Thiên năm thứ 4 [năm 1013] mùa xuân tháng 2 định các lệ thuế trong nước: 1 – Ao hồ ruộng đất, 2 – Tiền và thóc về bãi dâu, 3 – Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, 4 – các quan ải xét hỏi về muối mắm, 5 – Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man Lão, 6 – Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn. Cho các vương hầu, công chúa quản các thuế theo thứ bậc khác nhau [mùa đông tháng 10 người Mán trước đây đến châu Vị Long đổi chác mua bán, nhà vua sai người đến bắt, được hơn 1 vạn con ngựa, Trắc Tuấn làm phản ngả theo người Mán] Thuận Thiên năm thứ 5 [năm 1014] mùa thu tháng 9 phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông (…) Chân Lạp sang cống (…) mùa đông tháng 10 phát 100 lạng bạc trong kho để đúc 2 quả chuông, đắp thành đất ở 4 mặt kinh thành” [sau 3 năm miễn thuế triều đình định lại lệ thuế, về cơ bản có 2 loại: thuế sản xuất và thuế thương mại, việc áp thuế thương mại đã dẫn tới sự nổi loạn ở châu Vị Long]

 Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thuận Thiên năm thứ 7 [năm 1016] được mùa, 30 bó lúa giá 70 tiền, cho thiên hạ 3 năm không phải nộp tô thuế [những năm tiếp theo triều đình sửa chữa cung điện, miễn 1 nửa tô ruộng cho thiên hạ, lấy dân làm tăng làm lính, đánh dẹp ở các châu quận, sang cống nhà Tống, nhận cống của Chân Lạp]” [trong buôn bán lấy: vàng, bạc và tiền đồng do triều đình phát hành làm vật ngang giá]

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Mậu Thìn [năm 1028] thái tử Phật Tử lên ngôi, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ [lấy Lương Nhậm Văn làm thái sư, Ngộ Thượng Đinh làm thái phó, Đào Xử Trung làm thái bảo, Lý Đạo Kỷ làm tả khu mật, Lý Triệt là Thiếu sư, Xung Tân làm hữu khu mật, Lý Mật làm tả tham tri chính sự, Kiểu Bồng làm hữu tham tri chính sự, Liêu Gia Trinh làm trung thư thị lang, Hà Viễn làm tả giám nghị đại phu, Đỗ Sấm làm hữu giám nghị đại phu, Nguyễn Quang Lợi làm thái uý, Đàm Toại Trang làm đô thống, Vũ Ba Tu làm uy vệ thượng tướng, Nguyễn Thắng làm định thắng đại tướng, Đào Văn Lôi làm tả phúc tâm, Lý Nhân Nghĩa làm hữu phúc tâm, Phan Đường Liệt làm nội thị] đặt 10 vệ cấm quân: Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Trừng Hải chia tả hữu”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiên Thành năm thứ 2 [năm 1029] sai trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh (…) châu Hoan cống kỳ lân (…) Thiên Thành năm thứ 3 [năm 1030] mùa hạ tháng 4 đặt kiểu mũ áo cho các công hầu văn võ (…) mùa đông tháng 10 được mùa to, vua thân ra ruộng Điểu Lộ xem gặt (…) Thuận Thành năm thứ 4 [năm 1031] tháng 2 vua thân đánh châu Hoan (…) tháng 3 phát tiền thuê thợ làm chùa ở các hương ấp (…) mùa thu tháng 8 đại xá thiên hạ (…) Thuận Thành năm thứ 5 [năm 1032] mùa hạ tháng 4 vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây  lúa chiêm có chín bông thóc (…) mùa đông tháng 11 ban yến cho các quan [Quý Dậu [năm 1033] mùa xuân tháng giêng, Chân Lạp sai sứ đến triều cống (…) mùa thu tháng 7 sai sứ đi tìm ngọc trai (…) Ất Hợi [năm 1035] mùa thu tháng 7 phong 13 người làm hậu phi, 18 người làm ngự nữ, hơn 100 người làm ca nữ] [xây cất chợ Tây và chợ Trường Lan, làm cầu Thái Hoà ở sông Tô Lịch] Thông Thuỵ năm thứ 2 [năm 1036] mùa hạ tháng 4 đặt hành dinh ở châu Hoan, nhân đó đổi tên châu ấy là Nghệ An [Đinh Sửu [năm 1037] mùa thu tháng 7 có nạn lụt lớn] Thông Thuỵ năm thứ 5 [năm 1038] mùa xuân tháng 2 vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền [mùa đông tháng 10 làm kho ngự khố] Thông Thuỵ năm thứ 6 [năm 1039] Nùng Tồn Phúc châu Quảng Nguyên không nộp cống thổ sản xưng thần, vua chiếu vâng mệnh trời đi đánh, bắt được đem chém ở chợ kinh đô (…) tháng 5 động Vũ Kiến thuộc châu Quảng Nguyên dâng 1 khối vàng sống năm 112 lạng, huyện Liên, châu Lộc Thạch, châu Định Biên tấu rằng trong bản xứ có hố bạc”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Canh Thìn [năm 1040] tháng 2 vua sai cung nữ dệt được gấm vóc thành tấm do đó phát gấm vóc của nhà Tống cho bầy tôi, tỏ ý không dụng gấm vóc nhà Tống nữa (…) mùa hạ tháng 4 chiếu việc kiện tụng giao cả cho Khai Hoàng vương Nhật Tôn xét xử, định đoạt rồi tấu lên (…) mùa đông tháng 10 xá 1 nửa tiền thuế cho cả nước (…) Nhâm Ngọ [năm 1042] mùa xuân tháng 3, vua đi Kha Lãm chính mình cày ruộng tịch điền (…) mùa thu tháng 9 nhuận, khi dân đóng thuế, ngoài 10 phải nộp vào kho công, quan lại được phép lấy 1/10 nữa (gọi là hoành đầu) kẻ nào thu quá thì bị xử tội ăn trộm, nhà dân nào tố cáo đúng được miễn [lao] dịch 3 năm, người coi kho thu thuế lụa [nếu thu quá qui định] bị phạt mỗi thước 100 trượng (…) mùa đông tháng 10 ban hình thư [sách luật] định rõ các lệnh cấm: Ăn trộm trâu của công phạt 100 trượng, ăn trộm 1 con bắt phạt thành 2 con (…) tháng 11 thiên hạ đói to (…) Quý Mùi [năm 1043] mùa xuân tháng 3 châu Ái, châu Văn làm phản (…) mùa thu tháng 9 đóng thuyền chiến (…) mùa đông tháng 12 chiếu cho quân sửa binh khí và áo giáp (…) đúc tiền Minh Đạo ban cho các quan (…) Giáp Thân [năm 1044] mùa xuân tháng giêng đánh Chiêm Thành (…) mùa thu tháng 9 bầy tôi dâng tù bình hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu (…) mùa đông tháng 11 xuống chiếu: “mới rồi vì có việc hành quân, trở ngại đến công việc canh nông, ngời đâu vụ đông năm nay mùa màng lại được phong đăng, trăm họ no đủ, vậy xá cho dân 1 nửa tiền thuế” [tháng 11 năm 1042 thiên hạ đói lớn có lẽ đã góp phần dẫn đến việc làm phản tại các châu Ái, Văn vào đầu năm 1043, nguyên nhân khác rất có thể do yếu tố tác động của Chiêm Thành. Triều đình trước hết là đánh dẹp các thế lực chống đối, tiếp theo là phát hành tiền để củng cố và đảm bảo sự hoạt động của bộ máy chính quyền, cuối cùng là đánh chiếm Chiêm Thành bắt quy phục cống nộp và tạo nguồn thu khác cho ngân sách]

 Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ 5 [năm 1048] mùa thu tháng 9 sai tướng quân là Phùng Trí Năng đi đánh Ai Lao, bắt được người và súc vật rất nhiều đem về (…) [Canh Dần [năm 1050] mùa hạ tháng 6 có nạn thuỷ tai lớn] Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 3 [năm 1051] mùa thu tháng 8 ban cho dân tiền bạc vải lụa theo thứ bậc (…) mùa đông tháng 11 đào kênh Lẫm (…) Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 5 [năm 1052] mùa thu tháng 7 – 8 có nạn thuỷ tai (…) Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 2 [năm 1055] mùa xuân tháng giêng sửa sang cung điện đại nội (…) Chiêm Thành sang cống (…) Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 3 [năm 1056] mùa xuân tháng giêng Chân Lạp sang cống (…) mùa hạ tháng tư xuống chiếu khuyến nông, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng làm chuông lớn (…) Long Thuỵ Thái Bình năm thứ 4 [năm 1057] mùa xuân tháng giêng xây bảo tháp (…) sai sứ sang cống nhà Tống (…) mùa đông tháng 12 dựng 2 chùa, đúc 2 tượng bằng vàng (…) Chương Thành Gia Khánh năm thứ 1 [năm 1059] mùa xuân tháng 3 đánh Khâm Châu nước Tống (…) Chương Thành Gia Khánh năm thứ 2 [năm 1060] châu mục Lạng châu là Thân Thiệu Thái bắt lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về (…) Long Chương Thiên Tự năm thứ 1 [năm 1066] lái buôn nước Trảo Oa dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá 1 vạn quan (…) Long Chương Thiên Tự năm thứ 2 [năm 1067] mùa xuân tháng 2 các nước Ngưu Hống, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương (…) cho viên ngoại lang là Nguỵ Trọng Hoà và Đặng Thế Tư làm đô hộ phủ sĩ sư, đổi 10 người thư gia làm án ngục lại, bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối, ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ (…) Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 [năm 1069] mùa xuân tháng 2 vua thân đi đánh Chiêm Thành, vua Chiêm Thành là Chế Củ xin dâng 3 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (…) Thần Vũ năm thứ 2 [năm 1070] mùa hạ tháng 4 đại hán, phát thóc và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo (…) Thần Vũ năm thứ 3 [năm 1071] định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau”.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Ất Mão [năm 1075] mùa đông tháng 11 sai Lý Thường Kiệt đem binh đánh nhà Tống (…) Bính Thìn [năm 1076] mùa hạ tháng 4 ân xá, trưng cầu lời nói thẳng (…) Đinh Tị [năm 1077] mùa xuân tháng 2 thi lại viện bằng phép viết, phép tính và hình luật [mùa thu đắp đê ở sông Như Nguyệt, mùa đông vua đi Phù Nhân xem gặt lúa (…) Mậu Ngọ [năm 1078] tháng 2 hạ chiếu bỏ lễ tiệc mùa thu (…) nước lụt vào trong thành] Kỷ Mùi [năm 1079] mùa xuân thả người Tống bị bắt làm tù binh (…) được mùa (…) nhà Tống trả lại châu Quảng Nguyên (…) châu Quảng Nguyên nhiều vàng [Canh Thân [năm 1080] mùa xuân tháng 3 vua đi Cùng Giang để xem đánh cá (…) mùa thu tháng 8 vua đi Phù Nhân để xem gặt lúa (…) Giáp Tý [năm 1084] mùa đông tháng 11 hạ chiếu cho trong nước làm nhà ngói] Bính Dần [năm 1086] đặt các chùa trong nước làm 3 hạng: đại danh lam, trung danh lam, tiểu danh lam. Chùa thì có điền nô [nô bộc làm ruộng và] kho chứa đồi vật. Dùng quan văn cấp cao kiêm làm chức Đề cử [chức quan coi quản về việc đền chùa] Kỷ Tị [năm 1089] mùa xuân tháng 3 quy định các chức của bách quan” [sau cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống chắc chắn nhà Lý thu được nhiều phẩm vật chiến tranh. Hình như chùa không chỉ là nơi truyền bá tư tưởng mà còn là cơ quan hoạt động về tài chính của triều đình. Triều đình xây dựng chùa, bổ quan văn quản lý chùa, đúc chuông, độ dân làm tăng sư, rõ ràng chùa do triều đình quản lý và tất nhiên là quản lý cả những công đức của dân vào chùa]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quảng Hựu năm thứ 7 [năm 1092] mùa thu tháng 8 được mùa lớn, định sổ ruộng thu tô mỗi mẫu 3 thặng để cấp lương cho quân (…) Hội Phong năm thứ 4 [năm 1095] mùa hạ tháng 6 đại hạn, thả tù, giảm hoặc miễn các khoản tang thuế (…) Hội Phong năm thứ 5 [năm 1096] mùa xuân tháng 3 Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết [Đinh Sửu [năm 1097] mùa đông tháng chạp cấm trăm họ làm nhà ngói và đóng thuyền lớn] Hội Phong năm thứ 9 [năm 1100] mùa đông tháng 12 bệnh dịch lớn [Tân Tị [năm 1101] vua xem cày bừa ở Ứng Long] Long Phù năm thứ 2 [năm 1102] tháng 2 lụt lớn [Quý Tị [năm 1103] mùa xuân tháng giêng hạ chiếu cho dân ở trong và ngoài thành đều phải đắp đê giữ nước (…) tháng 2 thái hậu xuất tiền trong kho để chuộc lại số con gái nhà nghèo đem gả cho những người goá vợ [Ất Dậu [năm 1105] mùa đông tháng 10 ở châu Đông Lương có vàng sống trồi lên (…) tháng 11 Chiêm Thành sang cống, có nạn dịch lớn] [Mậu Tí [năm 1108] mùa xuân tháng 2 đắp đê ngăn nước sông ở Cơ Xá] Hội Tường Đại Khánh năm thứ 2 [năm 1111] mùa thu được mùa to” [Lê Văn Thịnh là người đỗ cao nhất trong khoa thi đầu tiên, lại là người có vai trò quan trọng trong ngoại giao Việt – Tống nhưng lại mưu đồ làm phản. Rõ ràng là có rất nhiều nghi vấn. Cần làm rõ thêm lệnh cấm trăm họ [khu vực kinh tế tư nhân] làm nhà ngói và đóng thuyền lớn]

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Đinh Dậu [năm 1117] mùa xuân tháng 3 nhà vua đi Ứng Long xem xét việc cày ruộng (…) chiếu phàm những kẻ trộm trâu hay giết trâu thì cả vợ lẫn chồng đều bị phạt 80 trượng, người láng giềng không cáo tỏ phạt 80 trượng (…) mùa đông tháng 10 nhà vua đi Khai Thuỵ xem xét việc gặt lúa (…) Mậu Tuất [năm 1118] mùa hạ tháng 5 hạn hán [Hộ Tường Đại Khánh năm thứ 10 [năm 1119] Rồng hiện ở quán bán nước chè ở Kinh sư (…) tháng 12 khao thưởng tướng sĩ, ban tiền lụa theo thứ bậc khác nhau] Canh Tý [năm 1120] mùa xuân tháng giêng đâu đấy được mùa (…) Tân Sửu [năm 1121] mùa hạ tháng 5 nước ngập tới ngoài cửa Đại Hưng (…) mùa thu tháng 7 phát sinh nhiều hoang trùng (…) Quý Mão [năm 1123] mùa đông tháng 10 nhà vua đi Ứng Long xem xét việc gặt lúa, nhà vua cho rằng trâu bò là loài giúp ích cho việc cày cấy, bèn xuống chiếu: dân cứ 10 nhà làm 1 bảo, phải giữ lẫn cho nhau, không được giết trâu, nếu ai vi phạm sẽ bị xử theo pháp luật (…) Giáp Thìn [năm 1124] mùa thu tháng 7 hạn hán (…) Bính Ngọ [năm 1126] mùa xuân tháng giêng lệnh: Mùa xuân cấm chặt cây (…) mùa hạ tháng 6 hạn hán (…) Mậu Thân [năm 1128] mùa xuân tháng giêng đại xá. Phàm ruộng đất của dân bị sung công đều được trả lại hết, những tội phối dịch thuộc hạng điền nhi và lộ ông đều được tha cả (…) xuống chiếu cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng [Lời bàn của Ngô Thì Sĩ: Phép Phủ vệ nhà Đường là ngự binh ư nông. Nhà Lý ban đầu đã làm theo phép ấy, về sau thay đổi thất thường, đến đây mới trở lại làm theo phép cũ, đó là một chính sách tốt đẹp của Lý Thần Tông khi mới cầm quyền] (…) mùa hạ tháng 4 hạn hán (…) [Kỷ Dậu [năm 1129] tháng 3 đại thủ lĩnh châu Tây Nông là Hà Văn Quảng dâng 2 khối vàng sống cộng nặng 33 lạng 5 đồng cân] Canh Tuất [năm 1130] tháng 6 hạn hán (…) Tân Hợi [năm 1131] mùa hạ tháng 5 hạn hán [Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 5 [năm 1137] tháng 5 thiếu sư Lý Công Tín dâng 1 khối vàng sống nặn 47 lạng (…) Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 6 [năm 1138] mùa hạ tháng 5 nội nhân hoả đầu là Hứa Viêm dâng 1 khối vàng sống nặng 66 lạng (…) tháng 6 han hán, chư vệ là Phạm Tín xin đến vu đàn làm lễ cầu mưa (…) ban cho các quan áo mùa đông] Canh Thân [năm 1140] đâu đấy được mùa cả”.

Đại Việt sử lược chép: “Canh Thân [năm 1140] mùa đông tháng chạp vua hạ chiếu: những ruộng đất đã cày cấy được mà đem cầm thế bán [đở] thì trong 20 năm phải cho chuộc lại. Phàm những việc giành giựt nhau về ruộng đất mà ngoài 50 năm thì không được bày tỏ, kiện tụng gì nữa. Những ruộng đất đã bán dứt hẳn, có kế ước thì không được chuộc [Nhâm Tuất [năm 1142] tháng 12 phàm những ruộng hoang bị người khác cấy cày rồi, thì trong hạn 1 năm được phép thưa kiện mà nhận lại, quá hạn ấy đều cấm chỉ]” [triều đình đã có chính sách hợp lý đối với nền kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo mọi người dân đều được tham gia vào nền kinh tế. Pháp luật giữ được vai trò quan trọng trong điều chỉnh xã hội vì nó được làm ra từ những sự kiện trong thực tế của suốt quá trình lịch sử]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đại Định năm thứ 4 [năm 1143] mùa xuân tháng 2 xuống chiếu thiên hạ từ nay về sau cứ 3 nhà làm 1 bảo, không được mổ riêng trâu bò, nếu có việc cúng tế phải tấu xin được chỉ mới cho mổ, kẻ nào làm trái trị tội nặng, láng giếng không cáo giác cũng xử cùng tội (…) tháng 9 xuống chiếu rằng các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm xằng bậy, làm trái thì có tội. Mùa đông tháng 10 sai thái phó Hoàng Nghĩa Hiền và viên ngoại lang Khổng Trường đem quân các khe động dọc biên giới về đường bộ đi đãi vàng ở các xứ Như Cá (…) Đại Định năm thứ 6 [năm 1145] cấm các thợ bách tác không được làm đồ dùng theo kiểu triều đình tự tiện bán cho dân gian (…) Đại Định năm thứ 8 [năm 1147] tháng 9 xuống chiếu cho Đỗ Anh Vũ đi phủ Phú Lương khảo xét quan liêu và định số mục hộ tịch (…) Đại Định năm thứ 10 [năm 1149] mùa xuân tháng 2 thuyền buôn 3 nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông [Quảng Ninh] xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang [khu tập trung nhiều hàng hoá để tiêu thụ đi các nơi] ở hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương” [thương mại thời Lý khá cơ bản, phía tây lập chợ đặt các quan ải quản lý các khoản thuế mà đặc biệt là thuế muối, khai thác kim loại và sản vật từ rừng, phía đông đặt trang để tiện cho thuyền bè các nước vùng biển buôn bán, đồng thời luôn luôn cái tiến đóng các loại thuyền mới. Cần khảo thêm về trung chuyển giữ hàng hoá chợ phía tây với trang phía đông]  

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đại Định năm thứ 16 [năm 1155] mùa thu tháng 8 lũ lụt, động đất, tháng 9 thu tô ruộng chiêm (…) tháng 12 động đất (…) Đại Định năm thứ 17 [năm 1156] mùa đông tháng 12 ban đêm kho ngự cháy (…) năm ấy đói to, 1 thặng gạo giáo 70 đồng tiền (…) Đại Định năm thứ 20 [năm 1159] mùa hạ tháng 5 Ngưu Hồng và Ai Lao làm phản, sai Tô Hiến Thành đi đánh, bắt được người và trâu ngựa voi, vàng bạc châu báu rất nhiều (…) Chính Long Báo Ứng năm thứ 1 [năm 1163] cấm người trong nước không được dùng trân châu giả (…) Chính Long Báo Ứng năm thứ 2 [năm 1164] mùa thu tháng 7 nước to qua mức thường, lúa bị ngập hết (…) Chính Long Báo Ứng năm thứ 3 [năm 1165] mùa hạ tháng 6 đại hạn, dân bị nạn dịch lớn, trâu bò gia súc chết nhiều, giá gạo cao vọt”

Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Kỷ Sửu [năm 1169] mùa xuân tháng 3 cá [ở cửa] biển chết nhiều, vua sai thầy chùa và đạo sĩ ở đền chùa tụng kinh cầu đảo (…) Tân Mão [năm 1171] mùa xuân tháng 2 nhà vua đi tuần đường biển (…) Nhâm Thìn [năm 1172] mùa xuân tháng 2 lại đi tuần đường biển (…) Quý Tị [năm 1173] [trước] đóng thuyền Vĩnh Long, Thanh Lan, Tường Quyết, Phụng Tiên, Vĩnh Diệu, Nhật Long [nay] đóng thuyền Ngoạn Thuỷ” [năm 1155 tháng 8 lũ lụt thì phải giảm tô thuế vì sao tháng 9 lại thu tô ruộng chiêm ? Tháng 12 năm 1156 kho của triều đình bị cháy cùng với đó năm ấy không được mùa nên thiếu gạo khiến giá gạo tăng vọt [giá gạo tăng vọt được Đại Việt sử lược chép vào năm 1154. Có thể do mất mùa gạo trở nên khan hiếm, kho của triều đình bị cháy, chính quyền đã tung tiền ra mua gạo khiến giá tăng vọt] năm 1164 mất mùa do lụt, năm 1165 mất mùa do hạn hán khiến giá gạo lại tăng vọt. Thuỷ hải sản chiếm vị trí thứ 2 trong lĩnh vực nông nghiệp và những nguồn lợi khác đến từ ao đầm hồ biển. Sách sử nhắc nhiều tới động đất, cần khảo thêm]

[Ất Mùi [năm 1175] vua [Lý Anh Tông] bệnh càng nặng, bảo Thái tử: “Nước [nhà] ta núi sông đẹp đẽ lạ thường, người tuấn kiệt, đất linh thiêng, châu ngọc quý báu, thứ gì cũng có cả. Nước khác không thể bì kịp. Vậy nên phải thận trọng giữ gìn”. Hoàng hậu xin lập lại Long Sưởng, vua nói: “Long Sưởng làm con đã bất hiếu còn cai trị dân thế nào được”. Thái hậu vời Hiến Thành đến khuyên dỗ, Hiến Thành thưa lại rằng: “Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang có lẽ nào [là] hạng trung thần (…) tôi đây không dám vâng lời”]

(4) . Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trinh Phù năm thứ 4 [năm 1179] mùa hạ tháng 6 xuống chiếu cấm không được đem muối mắm và đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn (…) Trinh Phù năm thứ 5 [năm 1180] mùa thu tháng 8 lũ lớn (…) Trinh Phù năm thứ 6 [năm 1181] mùa xuân tháng giêng thái tử Long Sưởng cầm đầu bọn gia thuộc trộm cướp bừa bãi, mưu làm loạn (…) mùa hạ tháng 4 đói to dân chết gần 1 nửa [Nhâm Dần [năm 1182] mùa đông tháng chạp ra lệnh cấm không được giết trâu, không được dùng chỉ vàng may áo xiêm] Trinh Phù năm thứ 9 [năm 1184] người buôn các nước Xiêm La, Tam Phật Tề [vương quốc Srivijaya] vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán [Nhâm Tý [năm 1192] mùa đông tháng chạp khơi sông Tô Lịch, xây bờ đê bằng đá. Hồ Điệp ở Diễn châu làm phản (…) Giáp Dần [năm 1194] mùa xuân thủ lĩnh châu Chân Đăng là Hà Lê làm phản] mùa thu tháng 7 đại xá thiên hạ, ban cho người già từ 70 tuổi trở lên mỗi người 1 tấm lụa [Ất Mão [năm 1195] có nạn dịch lớn (…) Mậu Ngọ [năm 1198] Đàm Dĩ Mông tấu: “Nay tăng đồ và phu dịch số lượng chẳng kém gì nhau. Bọn tăng đồ tự kết làm bè đảng, lập càn người lên làm chủ, tụ họp thành từng nhóm làm nhiều việc nhơ bẩn. Hoặc ở giới trường, tịnh xá thì công khai ăn thịt, uống rượu. Hoặc nơi thiền phòng, tịnh viện thì kín đáo tự gian dâm với nhau”. Nhà vua cho triệu tập các tăng đồ ở trong cõi lưu lại ở chỗ vựa thóc mà giúp đỡ những kẻ còn biết đến danh giá, được vài chục người cho làm tăng. Số còn lại đều đánh dấu vào tay bắt hoàn tục (…) Lạng châu sản xuất thiếc trắng, đồng màu xanh biếc và cây đại thanh] mùa thu tháng 7 nước lớn, Ngô Công Lý ở Diễn châu, Đinh Khả và Bùi Đô ở châu Đại Hoàng làm loạn (…) Thiên Tư Gia Thuỵ năm thứ 14 [năm 1199] mùa thu tháng 7 nước to lúa mạ ngập hết. Đói to [hậu cung bốc cháy] (…) Thiên Tư Gia Thuỵ năm thứ 15 [năm 1200] mùa xuân tháng giêng đem thóc chẩn cấp cho dân nghèo (…) Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 2 [năm 1203] mùa xuân tháng 2 dựng nhiều cung điện [đem công sức của dân ném hết vào việc thổ mộc] mùa thu tháng 7 tri châu Nghệ An là Đỗ Thanh đánh Bố Trì bị chết. Quân Nghệ An tan vỡ chết không kể xiết. Bố Trì thả sức cướp bóc rồi về (…) tháng 9 người châu Đào Hoàng là Phí Lang và Bảo Lương nổi loạn (…) Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 4 [năm 1205] người Tống sang cướp ở biên giới, dân mệt nhọc chạy nạn [phu dịch] vua ham thích tiền của, các quan phần nhiều bán quan buôn ngục (…) Trị Bình Long Ứng năm thứ 2 [năm 1206] vua xây dựng không ngớt, rong chơi vô độ, nghe ngoài thành có trộm cướp thì lờ đi như không biết (…) Trị Bình Long Ứng năm thứ 3 [năm 1207] mùa xuân tháng giêng giặc cướp nổi như ong, xuống chiếu chọn các đinh nam khoẻ mạnh xung vào quân ngũ, sai quan các lộ thống quản để bắt [tháng 3 giặc châu Quốc Oai là Đoàn Khả Liệt và Vương Mãn làm phản] Trị Bình Long Ứng năm thứ 4 [năm 1208] mùa xuân tháng giêng người chết đói nằm gối lên nhau [mùa đông tháng 10 trời lụt lội] [Kỷ Tị [năm 1209] mùa thu tháng 7 giết thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di, bộ tướng của Di là Quách Bốc nổi loạn, vua lánh đi Quy Hoá giang] Hoàng thái tử Sảm đến thôn Lưu Gia ở Hai Ấp nghe tiếng con gái họ Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ. Nhà Trần Lý làm nghề đánh cá nên giàu” [trước hết là thiên tai nhiều dẫn tới mất mùa liên tục, giặc ngoài biên giới tha hồ cướp bóc, triều đình lại phí sức dân vào xây dựng cung điện đình chùa, vua quan bỏ mặc chính sự chỉ nhằm lợi cho bản thân dẫn đến dân làm loạn khắp nơi không ngừng, đỉnh điểm của loạn lạc này là sự xung đột ngay trong bộ máy chính quyền. Vì thế triều đình trở nên suy yếu và không thể kiểm soát được xã hội, trong khi đó họ Trần kiểm soát cơ bản các hoạt động của ngành thuỷ hải sản [ngành không phụ thuộc sâu vào thời tiết như ngành lương thực] lại giữ vị trí địa lý quan trọng có thể thông thương với phía bắc là lưỡng Quảng phía nam là Đông Nam Á, do vậy gần như đứng ngoài cuộc khủng hoảng trong nội địa]

 Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kiến Trung năm thứ 2 [năm 1226] mùa xuân tháng giêng phong Trần Thủ Độ làm thái sư (…) tháng 2 định luật lệ, điều lệ (…) mùa đông tháng 10 [dân gian nộp tiền thượng cung thì cứ mỗi 1 tiền là 70 đồng, còn như tiền ở dân gian tiêu dùng thì mỗi 1 tiền chỉ có 69 đồng, gọi là tiền tỉnh mạch (mỗi tiền bớt đi 1 đồng)] Kiến Trung năm thứ 3 [năm 1227] xuống chiếu rằng tất cả các đơn từ văn khế đều dùng phép in ngón tay vào nửa tờ giấy (…) Kiến Trung năm thứ 4 [năm 1228] xác định số đinh tỉnh Thanh Hoá. Lệ cũ [nhà Lý] hằng năm vào đầu mùa xuân, xã quan khai báo nhân khẩu gọi là đơn sổ, rồi căn cứ vào sổ kê rõ các loại tông thất, văn quan văn giai, võ quan võ giai, quan theo hầu, quân nhân, tạp lưu, hoàng nam, già yếu, tàn tật, phụ tịch, xiêu tán. Người có quan tước, con cháu được tập ấm mới được ra làm quan, người giàu có khoẻ mạnh mà không có quan tước thì sung quân đội, đời đời làm lính (…) Kiến Trung năm thứ 5 [năm 1229] mùa xuân tháng 3 khảo xét luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi luật hình lễ nghi. Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ cho ở [Nhật Cảo] cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thặng thóc (…) Kiến Trung năm thứ 7 [năm 1231] mùa xuân tháng giêng sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc chỉ huy binh lính đào vét kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hoá đến Diễn châu (…) tục nước ta vì nóng bức nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân thường quét vôi trắng gọi là đình trạm (…) Kiến Trung năm thứ 8 [năm 1232] tháng 8 gió lớn dân gian phát dịch lệ nhiều người chết (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 2 [năm 1234] nước to (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 4 [năm 1236] mùa hạ tháng 6 nước to tràn vào cung Lệ Thiên (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 5 [năm 1237] mùa xuân tháng 2 chiếu rằng: khi làm giấy tờ về chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng in tay ở 3 dòng trước, người bán in tay ở 4 dòng sau (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 7 [năm 1238] mùa xuân tháng 2 sai thống quốc thái sư Trần Thủ Độ duyệt định sổ đinh phủ Thanh Hoá. Mùa thu tháng 7 nước to tràn vỡ vào cung Thưởng Xuân (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 9 [năm 1240] mùa thu tháng 7 gió lớn mưa to (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 10 [năm 1241] mùa hạ tháng 4 hạn hán, núi nhiều nơi bị lở [mùa thu tháng 8 có nạn thuỷ tai lớn] Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 [năm 1242] mùa xuân tháng 2 chia nước làm 12 lộ [Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu] đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt các chức đại [từ ngũ phẩm trở lên] tiểu [từ lục phẩm trở xuống] tư xã. Làm đơn sổ hộ khẩu. Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả. Có 1-2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiền, có 3-4 mẫu thì nộp 2 quan, có từ 5 mẫu thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thặng thóc [Ruộng công điền có 2 hạng: Ruộng quốc khố loại nhất đẳng mỗi mẫu thu 6 thạch và 80 thăng thọc; loại nhị đẳng mỗi mẫu thu 4 thạch thọc; loại tam đẳng mỗi mẫu thu 3 thạch thóc. Ruộng thác đạo loại nhất đẳng mỗi mẫu thu 1 thạch thóc; loại nhị đẳng 3 mẫu thu 1 thạch thóc; loại tam đẳng 4 mẫu thu 1 thạch thóc. Ruộng ao của dân mỗi mẫu thu 3 thăng thóc. Ruộng muối thu bằng tiền] từ sau khi Nguyên Thái Tông mất thì cửa ải thường không thông. Tháng 5-6 hạn hán, tháng 7 mưa miễn 1 nửa tô ruộng (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 12 [năm 1243] mùa xuân tháng giêng lệnh cho quan các lộ làm sổ dân đinh hạn trong 2 tháng phải xong (…) mùa thu tháng 8 nước to vỡ thành Đại La (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 13 [năm 1244] mùa xuân tháng giêng sai các văn thần chia nhau đi trị nhậm các phủ, lộ trong nước gồm 12 nơi. Phủ có tri phủ, lộ có thông phán, châu có tào vận sứ và phó sứ, giữ việc vận chở (…) mùa đông tháng 10 quy định lương bổng cho các quan làm việc trong ngoài và các quan túc vệ (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 14 [năm 1245] mùa thu tháng 8 nước to vỡ đê Thanh Đàm. Mùa đông tháng 12, gió to mưa lớn 3 ngày, nước sông tràn ngập rắn cá chết nhiều (…) Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 [năm 1248] tháng 3 lệnh các lộ đắp đê phòng lụt từ đầu nguồn đến bờ biển. Đặt hà đê chánh phó sứ để quản đốc, chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền (…) Nguyên Phong năm thứ 4 [năm 1254] tháng 6 bán ruộng công [cho dân] mỗi diện [mẫu] là 5 quan tiền (…) Nguyên Phong năm thứ 5 [năm 1255] khi việc làm ruộng nhàn rỗi thì đốc thúc quân lính đắp đê đập, đào mương ngòi để phòng lụt hạn” [nhà Trần vốn có tiềm lực kinh tế lại là ngoại thích nên dần dần thâu tóm triều đình, đồng thời có những chính sách mền mỏng với các thế lực chống đối, định luật lệ rõ ràng sử dụng những người tài giỏi mà có được thiên hạ. Cũng giống như cuối triều Lý, tình hình thiên tai rất tồi tệ nhưng nhà Trần đã chủ động đề ra các phương cách khắc phục, trong đó việc tận dụng sức dân là rất hiệu quả. Họ Lý có được thiên hạ vua sáng và thiên tai ôn hoà nên hưng thịnh nhưng đến khi thiên tai hung hiểm triều đình lúng túng mà dẫn tới loạn, họ Trần có được thiên hạ không còn bị động trước thiên tai vì vậy mà hưng [nhà Trần khắc phục được thiên tai hẳn là vì có kinh nghiệm từ quá trình sinh trưởng trong môi trường nước] Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh có thể được kiến tạo trong giai đoạn này]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Nguyên Phong năm thứ 8 [năm 1258] quy định cứ 3 năm 1 lần tiến cống [nhà Nguyên] coi là thường lệ (…) Thiệu Long năm thứ 4 [năm 1261] mùa xuân tháng 2 chọn đinh tráng các lộ làm linh (…) Thiệu Long năm thứ 5 [năm 1262] tháng 3 xuống chiếu cho các quân chế tạo vũ khí, chiến thuyền (…) Thiệu Long năm thứ 6 [năm 1263] tháng 9 có bệnh dịch, tháng 12 gió lớn mưa to (…) Thiệu Long năm thứ 8 [năm 1265] mùa thu tháng 7 nước to, tràn vào Cơ Xá, người và xúc vật bị chết đuối nhiều, ra lệnh đại xá (…) Thiệu Long năm thứ 9 [năm 1266] thuỷ quân lộ Đông Hải đi tuần biên giới đến núi Ô Lôi do đó biết được kỳ hạn quân Nguyên sang xâm lược. Mùa đông tháng 10 xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang (…) Thiệu Long năm thứ 11 [năm 1268] mùa hạ tháng 6 đại hạn, mùa thu tháng 7 nước lớn (…) Thiệu Long năm thứ 13 [năm 1270] mùa thu tháng 7 nước to, các đường phố ở kinh đô phần nhiều đi lại bằng thuyền bè (…) Bảo Phù năm thứ 5 [năm 1277] tháng 5 nước to súc vật tôm cá chết nhiều (…) Bảo Phù năm thứ 6 [năm 1278] mùa xuân tháng 2 dân chết nhiều vì bệnh đậu mùa, nhà dân ở kinh thành thướng hay bị cháy vào ban đêm (…) mùa hạ lúa mất mùa (…) mùa thu tháng 8 nhiều xúc vật chết (…) Thiệu Bảo năm thứ 2 [năm 1280] tháng 2 duyệt sổ đinh, mùa đông tháng 10 được mùa to (…) Thiệu Bảo năm thứ 4 [năm 1282] mùa thu tháng 8 Lạng Châu tấu báo Hữu thừa tướng Nguyên là Toa Đô đem 50 vạn quân (…) xâm lược nước ta (…) Trùng Hưng năm thứ 2 [năm 1286] mùa xuân tháng giêng thả quân Nguyên về nước (…) Trùng Hưng năm thứ 3 [năm 1287] tháng 2 quân Nguyên chia đường vào cướp (…) Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, tục ở đó lấy buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống may mặc đều dựa vào khách buôn phương bắc, cho nên quần áo đồ dùng theo tục người bắc (…) Trùng Hưng năm thứ 5 [năm 1289] mùa xuân tháng 2 đưa bọn Ô Mã Nhi về nước, dùng kế của Hưng Đạo Vương lấy người giỏi bơi lặn sung làm phu thuyền, ban đêm dùi thuyền cho đắm, bộ Ô Mã Nhi đều chết đuối cả (…) hạn hán từ mùa hạ tháng 6 đến mùa đông tháng 10 (…) Trùng Hưng năm thứ 6 [năm 1290] mùa xuân tháng 2 vua thân đi đánh Ai Lao (…) tháng 9 đói to, 3 thăng gạo giá 1 quan tiền, dân nhiều người bán ruộng, bán con trai con gái làm nô tỳ, mỗi người giá 1 quan tiền. Xuống chiếu phát chẩn thóc cho dân nghèo, miễn thuế nhân đinh (…) Trùng Hưng năm thứ 7 [năm 1291] ngoài đường nhiều người chết đói (…) Trùng Hưng năm thứ 8 [năm 1292] tháng 3 xuống chiếu phàm văn tự bán đứt hoặc cầm đợ phải làm 2 bản giống nhau, mỗi bên giữ 1 bản. Xuống chiếu cho những mua dân lương thiện làm nô tỳ thì phải cho chuộc lại, ruộng đất nhà cửa không theo lệnh này (…) Hưng Long năm thứ 7 [năm 1299] tháng 9 xuống chiếu rằng [không cho chuộc ruộng đất và gia nhân] (…) Đại Khánh năm thứ 2 [năm 1315] tháng 6 hạn hán, mùa đông sâu ăn lúa”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “[từ Đại Khánh năm thứ 6 [năm 1319] đến Đại Khánh năm thứ 8 [năm 1321] lũ lụt hạn hán, nạn đói hoành hành (…) Đại Khánh năm thứ 10 [năm 1323] xuống chiếu khi tranh ruộng mà ruộng có lúa, thì chia làm 2 phần bồi thường cho người cày 1 phần còn 1 phần lưu lại (…) mùa đông tháng 11 đúc tiền kẽm (…) Thiệu Phong năm thứ 3 [năm 1343] tháng 5-6 hạn hán, xuống chiếu giảm 1 nửa số thuế nhân đinh (…) đói kém nhiều kẻ làm trộm cướp nhất là các gia nô của vương hầu (…) Thiệu Phong năm thứ 4 [năm 1344] mất mùa đói kém dân nhiều kẻ làm sư và nô cho các thế gia (…) Thiệu Phong năm thứ 8 [năm 1348] mùa hạ tháng 5 hạn hán, mùa thu tháng 7 nước to, mùa đông tháng 10, thuyền buôn nước Đồ Bồ đến hải trang Vân Đồn, nhiều kẻ mò ngọc trai bán cho họ (…) Thiệu Phong năm thứ 9 [năm 1349] mùa xuân tháng 3 thuyền buôn phương bắc sang cống (…) tháng 11 đặt quan trấn, quan lộ và sát hải sứ ở trấn Vân Đồn, đặt quân Bình Hải để trấn giữ (…) thời nhà Lý thuyền buôn tới thì vào từ cửa biển Tha, Viên ở Diễn châu (…) Thiệu Phong năm thứ 12 [năm 1352] mùa thu tháng 7 nước lớn tràn ngập, vỡ đê Bát Khối lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu, Thuận An thiệt hại nặng nhất (…) Thiệu Phong năm thứ 14 [năm 1354] tháng 3 bấy giờ đói kém, dân khổ vì giắc cướp (…) mùa thu tháng 9 có nạn sâu lúa, xuống chiếu giảm 1 nửa tô ruộng (…) Thiệu Phong năm thứ 15 [năm 1355] mùa hạ hạn hán, mùa thu lũ lụt (…) Thiệu Phong năm thứ 17 [năm 1357] từ năm Ất Mùi [1355] đến năm Đinh Dậu [1357] 1 thặng gạo trị giá 1 tiền (…) Đại Trị năm thứ 1 [năm 1358] mùa hạ, mùa thu hạn hán, sâu cắn lúa cá chết nhiều, tháng 8 xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo, các quan địa phương tính xem số thóc bỏ ra là bao nhiêu trả lại bằng tiền (…) Đại Trị năm thứ 2 [năm 1359] mùa thu nước lớn trôi cả nhà cửa của dân, thóc lúa bị ngập (…) Đại Trị năm thứ 3 [năm 1360] mùa xuân tháng 2 đúc tiền Đại trị thông bảo (…) mùa đông tháng 10 thuyền buôn các nước Lộ Hạc, Trà Nha, Xiêm La đến Vân Đồn buôn bán. Tháng 12 chiếu bắt gia nô các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào trán, kẻ nào không theo bị coi là giặc cướp (…) Đại Trị năm thứ 5 [năm 1362] gọi các nhà giàu trong nước vào cung đánh bạc cho vui, tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền (…) tháng 8 đói to, chiếu cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, ban tước theo thứ bậc khác nhau (…) Đại Trị năm thứ 6 [năm 1363] tháng 6 tịch thu gia sản của Ngô Dẫn trại chủ xã Đại Lai” [Đại Việt được mùa thì ít, mất mùa do hạn hán lũ lụt thì nhiều vì thế dân làm cướp ngày càng đông, tuy nhiên triều đình có nhưng chính sách giảm tô miễn thuế phù hợp. Xung đột với phía nam xảy ra thường xuyên. Vân Đồn vẫn giữ được vai trò là hải cảng đứng đầu. Tồn tại các phú gia địa phương. Kinh nghiệm mất mùa đã buộc các phú gia tích trữ thóc gạo, việc này đã góp phần dẫn đến sự khan hiếm, khiến giá gạo tăng, năm 1358 triều đình bỏ tiền mua thóc của phú gia phát chẩn cho dân nghèo, việc này chắc chắn sẽ làm cho ngân khố bị thâm hụt và để có tiền chi tiêu triều đình buộc phải phát hành tiền Đại trị thông bảo vào năm 1360 [phát hành tiền là lựa chọn duy nhất của triều đình vì 1 mặt triều đình không thể thực hiện việc thu tô thuế của dân, mặt khác triều đình không đủ sức thực hiện các cuộc chiến với các nước xung quanh để thu lợi phẩm. Việc phát hành tiền không loại trừ mục đích của triều đình là thanh toán cho khoản thóc gạo mà các phú gia đã bỏ ra để phát chẩn cho dân như trong chiếu. Chúng ta không thể biết kịch bản diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng việc phát hành tiền liên quan trực tiếp tới lệnh thanh toán bằng tiền cho các phú gia bỏ thóc gạo để phát chẩn cho dân nghèo] Trong hoàn cảnh nền kinh tế yếu kém bộc lộ xung đột giữa 2 thế lực chi phối là triều đình (nắm giữ quyền lực và quân đội) với các phú gia (nắm giữ tài chính) [triều đình muốn nắm quyền hành trong cả nước thì phải thực hiện tốt chính sách an dân trong khi phú gia lại nắm giữ phần nhiều thóc gạo là yếu tố quan trọng để an dân] Dường như chính sách mua lại thóc của các phú gia năm 1358 của triều đình không có nhiều hiệu quả nên năm 1362 triều đình đã thực hiện chính sách mới: phong tước cho các phú gia phát chẩn thóc gạo cho dân nghèo. Rõ ràng triều đình đã có những động thái tích cực, chấp nhận việc chia sẻ quyền lực và đây mới là điều mà các phú gia cần, họ muốn tham gia vào việc hoạch định các chính sách, luật lệ của triều đình. Sự kiện hi hữu năm 1363 là bức tranh sinh động mô tả rất rõ. Triều đình tịch thu gia sản của phú gia Ngô Dẫn ở Đại Lai, nguyên nhân là do Ngô Dẫn cậy giàu có thông dâm với người con gái khác lại có những lời lăng nhục công chúa]

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiệu Khánh năm thứ 2 [năm 1371] Bỏ phép cắt chân bãi bồi, xoá lệnh kiểm kê tài sản (…) xuống chiếu xây dựng cung thất không phiền nhiều tới dân (…) những người có chức tước phải khai báo để làm sổ sách (…) Long Khánh năm thứ 1 [năm 1372] lệnh cho quân dân nộp thuế cho triều đình, ban tước theo thứ bậc khác nhau (…) giặc cướp đua nhau nổi dậy (…) Long Khánh năm thứ 3 [năm 1375] chiếu cho những nhà giàu ở các lộ dâng thóc, ban tước theo thứ bậc khác nhau (…) Xương Phù năm thứ 2 [năm 1378] mùa thu tháng 7 nước lớn. Đỗ Tử Bình kiến nghị thu mỗi hộ đinh nam 3 quan tiền. Vua nghe theo. Bấy giờ đưng có việc dùng binh mà kho tàng trống rỗng nên Tử Bình có kiến nghị này. Theo lệ cũ, các trấn hễ có việc binh thì lệnh cho mỗi huyện có bao nhiêu ruộng thì phải nộp bao nhiêu vàng bạc, tiền lụa không tính thêm theo số nhân đinh sinh ra, cũng không trừ bớt theo số người đã chết. Nếu phục dịch việc binh thì đều thu bổ theo số ruộng cả. Các lộ có đơn binh phải phục dịch việc binh. Người nào có ruộng, bãi dâu, đầm cá thì phải đóng thuế, không thì thôi. Đến đây Tử Bình bắt chước phép đánh thuế dung [hay thuế đinh, thuế thân. Đầu nhà Trần những người có ruộng mới phải đóng, đến đây không cứ có ruộng hay không đều phải đóng cả, chỉ quân lính mới được miễn] của nhà Đường, thuế má lại càng nặng thêm (…) Xương Phù năm thứ 3 [năm 1379] mùa hạ hạn hán đói to (…) tháng 9 sai quân dân đem tiền đồng giấu ở núi Thiên Kiện, tháng 10 giấu tiền đồng ở khám Khả Lãng [Lạng Sơn] vì sợ người Chiêm Thành vào cướp (…) Xương Phù năm thứ 5 [năm 1381] tháng 2 đốc xuất tăng nhân tạm làm quân đinh đánh Chiêm Thành (…) Xương Phù năm thứ 8 [năm 1384] mùa thu tháng 9 nhà Minh bắt đầu đánh Vân Nam, sai người sang đòi lương để cấp cho binh lính đóng ở Lâm An (…) Quang Thái năm thứ 3 [năm 1390] mùa đông tháng 10 sai thợ đá ở An Hoạch đào mở cửa hang núi Thiên Kiện và hang núi Khẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước. Nhưng bây giờ cả 2 núi đều bị lở, cửa hang bị lấp kín, đào mãi không được phải bỏ”.

(còn tiếp)

Sài Gòn 2017. 

   

Bình luận về bài viết này