Bản tuyên bố về lịch sử vương triều Mạc (bài 4)

2012-07-12.04.15.58-macthaitomacdangdung

Nguyễn Xuân Lung

Phần IV: Sự kiện số III

NHÀ MẠC THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ĐÒI LẠI ĐẤT ĐAI CHO  ĐẤT NƯỚC BỊ MẤT TỪ CÁC TRIỀU ĐẠI TIỀN NHIỆM 

  1. Dẫn giải:

Cuốn “Đại Việt thông sử” được viện sử học xuất bản năm 2007 là một tác phẩm sử học viết theo thể kỷ truyện. Lịch sử nhà Mạc được viết dưới tiêu đề “Nghịch thần truyện”, tại trang 423 và 426 của sách cung cấp một sự kiện xảy ra tại giai đoạn vị vua thứ năm nhà Mạc chấp chính, vua Mạc Mậu Hợp, “Thông sử” chép:

“Niên hiệu Quang Hưng thứ 5 (1582)… Nhà Minh đưa tờ công văn tới, nói về ranh giới nước ta và Trung Hoa tại địa phận xứ Lạng Sơn. Mậu Hợp sai đô ngự sử Đặng Vô Cạnh tới đó hội khám định đoạt.

Ngày 26, Mậu Hợp sai sứ tới nhà Giáp Trưng Triệu Giáp Trưng đi phúc định lại ranh giới…”

[Đại Việt thông sử, tr423 – 426, viện sử học, NXB VHTT, 2007]

          Từ những tình tiết mà sử chép ở trên, có lẽ sẽ là một hoạt động hết sức bình thường của một triều đại phong kiến Đại Việt trong việc đối nội, đối ngoại thường ngày. Nhưng nó không “bình thường” đối với những sự kiện lịch sử của nhà Mạc, vì khi khai thác các tác phẩm quốc sử, dư địa chí Đại Việt khác nhau,  chúng tôi không phát hiện bất cứ một chi tiết nào viết về sự kiện này của nhà Mạc.

          Tìm đọc các tác phẩm như “Việt Kiệu thư”, “Thù vực chu tư lục” xuất hiện vào đời Minh Trung hoa cũng không thấy ghi chép sự kiện nhà Mạc cùng nhà Minh phân định biên giới giữa hai nước. Song song với việc trên, tìm trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử vương triều Mạc cũng không tìm thấy một dòng chữ nào ghi chép hay đề cập tới sự kiện này.

          Năm 2010 nhân kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến trong đó có hai bộ sách:

          – “Minh thực lục quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII”

          – “Thanh thực lục”

Đây là một công trình lớn tốn nhiều công sức, thời gian, tiền của do học giả Hồ Bạch Thảo thực hiện gần 10 năm ở nước ngoài. Song cùng học giả Hồ Bạch Thảo là nhà nghiên cứu Phạm Hồng Quân và Trần Văn Chánh thực hiện công việc hiệu đính và bổ chú bộ sách này. Tại lời cuối sách của cuốn “Minh thực lục” chép:

“Hai cuốn sách này được thực hiện trong thời gian dài (2000 – 2010) trải trên một không gian rộng lớn (Mỹ, Sài Gòn, Hà Nội) dịch giả và những người hiệu đính, bổ chép thậm chí chưa từng gặp gỡ… Chúng tôi rất tự hào vì

“Minh thực lục quan hệ Trung Quốc -Việt Nam thế kỷ XIV – XVII” là cuốn sử liệu đầu tiên trích dịch đầy đủ phần tư liệu về nước ta từ một bộ sử Trung Quốc, có in kèm đầy đủ bản gốc (phần dịch)”

[Minh thực lục quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII,

tr268 – 269, NXB Hà Nội, 2010]

“Minh thực lục” xuất hiện vào đúng thời điểm quan trọng mà chúng tôi đang cùng nhau tìm kiếm tư liệu cho sự kiện mà “Thông sử” cung cấp. “Minh thực lục” đã cung cấp rất chi tiết những sự kiện liên quan đến việc “Thông sử” đã chép (nhưng không cung cấp chi tiết).

          Vậy “Minh thực lục” cung cấp sự kiện lịch sử gì? Liên quan đến sự kiện lịch sử số III này, nội dung phần phục hồi sự kiện nhà Mạc thu hồi được một số lượng đất đai bị mất từ các triều đại tiền nhiệm sẽ trả lời câu hỏi đó.

  1. PHỤC HỒI SỰ KIỆN

          Tìm lại các giá trị cơ bản của lịch sử chân chính thật sự là một việc rất khó khăn, bàn tay vô tình của thời gian dồn nén quá khứ vào sự câm lặng đáng sợ, cùng góp sức với thời gian, “lịch sử nhận thức” góp phần nhấn chìm những giá trị cơ bản của lịch sử chân chính xuống bùn đen.

          Những sự kiện lịch sử rơi vào giai đoạn 30 năm cầm quyền của vua Mạc Mậu Hợp nhà Mạc, đã được các thể loại sử khác nhau khai thác hết mức những tình tiết khá lạ lẫm: “Sét đánh vào cung”, “bán thân bất toại”, “hoang dâm”, “hoa thơm đánh cả cụm” vv… Người ta dựng các vở diễn, viết sách, vẽ tranh châm biếm thậm chí thơ ca miêu tả ông như một nhân chứng cho sự suy tàn nhân cách của một người đúng đầu trị vì đất nước của nhà Mạc.

  1. NỘI DUNG DIỄN BIẾN SỰ KIỆN

          Chúng ta hoàn toàn không có “Mạc thực lục” hay “Mạc sử” để phục hồi toàn bộ sự kiện đòi lại đất đai này. Nhưng từ sự cung cấp rất sơ lược của “Thông sử” thông qua trách nhiệm của hai vị đại thần triều Mạc: Giáp Trừng và Đặng Vô Cạnh, nhiệm vụ quan trọng của quốc gia đã đặt lên vai những con người có khả năng gánh vác những công việc lớn lao giai đoạn lịch sử đó. Mặc dù thời gian kể trên Kế Khê Bá Giáp Trừng tuổi đã cao, nhiều lần xin trí sỹ và chắc chắn rằng kế hoạch đòi lại đất đai tại biên giới là một tiến trình lâu dài, đầy khó khăn cùng nhiều nhân vật trong triều đình nhà Mạc tham dự.

  1. Quãng thời gian xảy ra sự kiện

          Việc phải dùng từ “quãng thời gian” trong một sự kiện lịch sử là một việc làm không mong muốn, thực tế từ sự chắp nối ghi chép này đến sự ghi chép khác của tư liệu sử học để suy ra thời gian chính xác mà sự kiện xảy ra đó là điều khó khăn để phục hồi lại sự kiện lich sử đã xảy ra.

“Thông sử” chép sự kiện xảy ra vào năm 1582, trong khi đó “Minh thực lục” tại mục 1281 ngày 26 tháng 6 năm vạn lịch thứ 13 (22/7/1585) chép:

“[1281] ngày 26 tháng 6 năm Vạn lịch thứ 13 (22/7/1585) trước đó vào năm Vạn lịch thứ 8 có cuộc tranh chấp biên giới giữa An Nam và các hạt Lôi Động, Quy Thuận thuộc tỉnh Quảng Tây”.

[Minh thực lục103, tr2967 – 2968, thần tông, q162, tr6a – 6b]

Năm “Vạn Lịch thứ 8” là năm 1580, “Thông sử” cung cấp sự kiện vào năm 1582. Như vậy có thể suy ra quãng thời gian xảy ra sự kiện lịch sử này nằm trong thời gian từ 1580 đến 1586 [mục 1282 – Minh thực lục] (dẫn sau) là 6 năm, trong khi đó quá trình chuẩn bị của triều đình nhà Mạc xảy ra từ thời điểm nào, không thể xác định rõ được.

  1. Nội dung diễn biến sự kiện

          Với thời gian từ 1580 đến 1586 là quãng thời gian sự kiện nhà Mạc thành công trong việc đòi được đất đai bị mất từ các triều đại tiền nhiệm Đại Việt. Thời gian đó nằm tại các niên biểu như sau: (năm 1580 là năm Canh Thìn niên biểu Diên Thành thứ 3 nhà Mạc còn năm 1586 là năm Ất Dậu, niên biểu Đoan Thái thứ nhất của nhà Mạc).

          Vào năm 1584, niên biểu Diên Thành thứ 7 nhà Mạc, “Minh thực lục” cung cấp tại mục [1278] như sau:

“[1278] ngày 11 tháng giêng năm Vạn Lịch thứ 12 (22/2/1584) Tổng đốc Lưỡng Quảng đô ngự sử Quách Ứng Sinh xin hội các quan để khám xử An – Nam và các động thuộc các xứ Hạ Lôi, Quy – Thuận tại biên giới. Hoặc trả lại cho An Nam hoặc xây mốc đá định biên giới để chấm dứt mối tranh giữa hai bên và phân biệt giữa Hoa và Di. Hoàng thượng theo lời.”

[Minh thực lục 102, tr2705, thần tông, q145, tr4a]

          Đọc những dòng sử trên từ “Minh thực lục”, chúng ta gặp lại 2 địa danh Quy – Thuận mà tại sự kiện I chúng tôi đã trình bày ở trên. Như vậy, suốt thời gian 500 năm sau, các triều đại Đại Việt đã dùng cả biện pháp ngoại giao, biện pháp quân sự quyết tâm đòi lại vùng đất đã bị mất này từ kỷ nhà Lý trước kia cho đất nước.

Thống kê sơ lược việc đòi lại đất đai 2 châu Quy Thuận diễn ra như sau:

          * Nhà Lý, 6 lần cử sứ sang Tống để đòi đất và dùng cả quân đội đánh sang Quy – Thuận nhưng việc đành lỡ dở.

          * Nhà Trần tập trung 3 vạn quân đánh sang châu Quy – Thuận nhưng việc cũng không thành công.

“Lịch triều hiến chương loại chí” chép:

“Anh Tông, năm Hưng Long thứ 2 (1318) (ngang với năm Hoàng Khánh thứ 3 nhà Nguyên) sai đem hơn 3 vạn quân bất thần kép đến châu Trấn Yên lại chia quân lấn châu Quy – Thuận”

[Lịch triều hiến chương loại chí, q4, tr196, NXB sử học, 1962]

Tới kỷ nhà Lê, những cố gắng mong muốn thu về vùng đất Quy – Thuận đã bị mất từ kỷ nhà Lý cũng không thành công.

Trở lại với những chi tiết đã dẫn ngày 11 tháng giêng năm Vạn Lịch thứ 12, sau đó 1 năm, “Minh thực lục” chép:

“[1281] ngày 26 tháng 6 năm Vạn Lịch thứ 13 (22/7/1585)”

          “Trước đó vào năm Vạn Lịch thứ 8 có cuộc tranh chấp biên giới giữa An Nam và các hạt Lôi Động, Quy – Thuận thuộc tỉnh Quảng Tây. Triều đình sai quan cắt trả lại sáu giáp, 12 thôn. Đến nay sứ đến lại đem việc mất đất ra nói. Bộ lễ tâu:

“Điều xin của Mậu Hợp quá quắt lắm! Việc mất đất xảy ra cách mấy chục năm về trước, tranh chấp lại xảy ra mấy chục năm sau đó. Người xưa nói rằng: “Người khép xảo trá mở đất đai theo ý họ” Mậu Hợp đúng là người như vậy, nay ban văn thư cho biết về việc sửa đổi trong bản đồ. Hoàng thượng chấp nhận”

[Minh thực lục 103, tr1967 – 2968, thế tông q162, tr 6a – 6b]

          Với hành trình và kết quả đòi đất đai Đại Việt đã bị mất vào tay nhà Tống, nhà Nguyên từ trước đó, nay được vị vua thứ 5 nhà Mạc thực hiện giai đoạn này.

Sau đây là những diễn biến cụ thể và sự thành công trong việc đòi được một phần đất 2 châu Quy – Thuận của vị vua thứ 5 nhà Mạc được chép cụ thể tại mục [1282] của “Minh thực lục”:

“[1282] Ngày 1 tháng 9 năm Vạn Lịch thứ 14 (12/10/1586) Bộ binh phúc tấu về việc các quan đốc phủ tại Lưỡng Quảng xưng rằng: “Các châu động Hạ Lôi, Quy – Thuận tiếp giáp với An Nam, thời Trần, Lê kế tiếp có xảy ra sự xâm vượt đến nay qua các đời nhân tâm đã định, yên ổn không phải chỉ có một ngày. Nay đô thống sứ Mạc Mậu Hợp nảy ý tham đòi lại, tâu nhàm lên thiên tử, đã sai quan khám và trả lại hơn 120 thôn. Nhưng y còn buông thả mưu đồ phóng túng đòi hỏi không ngớt, hành động của y giống như cái gọi là: “Được Lũng lại muốn thêm Thục”; Thực là quá lắm! Sự việc không thể nghe một bên, để tiếp tục gây mối lo dồn dập về sau. Căn cứ vào cương thổ trước kia hoặc lấy núi non làm giới hạn hoặc lấy sông

ngòi làm giới hạn để phán xét, không thể điều đình theo lối quanh co. Có hai thôn Ngân Bang, Long Phố dân giống như người Di; Ba Mễ, Cô Cổ hai thôn đất gần Thạch Lâm, xin đề nghị ban cấp. Để mỗi bên tuân thủ những điều đã định”

Hoàng thượng theo lời bàn để tỏ sự ưu đãi đối với người phương xa, nay công bố, từ nay trở về sau không được phép vượt ra khỏi bổn phận trình bày xin thêm nữa”

[Minh thực lục, 104, tr3295 – 3296, thần tông, q178, tr2a – 2b]

Trong quá trình phục dựng sự kiện lịch sử, nguyên tắc cơ bản cốt lõi của lịch sử là “bằng chứng”. Không có bằng chứng, không thể phục dựng lại những sự kiện lịch sử đã trôi qua, đó là những nguyên tắc cơ bản bất di bất dịch của lịch sử (dù không có chuyên môn). Chúng tôi hiểu và chấp nhận ngay từ ban đầu nguyên tắc này để gắng tìm các sự kiện lịch sử  khách quan của nhà Mạc.

  1. Kết quả của sự kiện

Với một quá trình (khoảng 6 – 7 năm) không khảo sát được thời điểm chuẩn bị của nhà Mạc, “quãng” thời gian từ 1580-1586: sau 6 năm. Nhà Mạc thành công trong việc đòi lại một phần đất đai hai châu Quy – Thuận đã bị mất vào tay nhà Tống từ những năm 1057, 1064, kết quả sự kiện lịch sử này là:

          * Năm 1585: Là 6 giáp với 12 thôn

          * Năm 1586: Là 120 thôn cùng với

                   – Thôn Ngân Bang

                   – Thôn Long Phố

                   – Thôn Cô Cổ

                   – Thôn Ba Mễ

            Tổng số lượng đất đai đấu tranh đòi lại này, nhà Mạc thu về cho đất nước được:

   136 thôn, 6 giáp      

Vùng đất mà nhà Mạc thu về cho giang sơn đất nước rộng bao nhiêu km2, tương đương với bao nhiêu huyện ngày nay, chúng tôi không đủ sức khảo cứu được. Dù biết rằng Thạch Lâm là một địa danh tỉnh Cao Bằng giáp biên giới Trung Hoa, thật tiếc, chúng tôi cũng không thể đi thực địa để tìm lại những địa danh cổ như : Ba Mễ, Cô Cổ, Ngân Bang hay Long phố, hiện nay mang tên gì, sự thay đổi các địa danh này theo tiến trình lịch sử đất nước ra sao? Chúng tôi được biết rằng 2 động Vật DươngVật Ác đã bị mất ở đời Lý có diện tích tương đương 14 huyện ngày nay. Thời điểm khép lại sự kiện số III này vào năm 1586 chỉ còn lại 6 năm sau là tới sự kiện 1592 của nhà Mạc sẽ được chúng tôi đưa vào sự kiện số V sau này.

  1. KẾT LUẬN SỰ KIỆN SỐ III

          Từ sự kiện số I, sự kiện số II rồi sự kiện số III mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Nhiệm vụ của “lịch sử nhận thức” đã thu được những kết quả ngoài mong đợi. “Lịch sử nhận thức” đã trao tận tay “gói quà”: “cắt đất hai châu Quy – Thuận” cho Mạc Thái Tổ. Sau 5 đời, cháu của Mạc Thái Tổ đã có công mở “gói quà” quý đó từ tay “lịch sử nhận thức”

TÓM LƯỢC SỰ KIỆN SỐ III

Untitled.png

Bình luận về bài viết này