Vài ghi chú về chữ Việt cổ (bài 1)

CHU VIET 29

Đặng Thanh Bình

  1. Khái lược

1.1 Người Mol có đời sống sông nước

Thuyền của người Mol (trên trống đồng Hoàng Hạ)

CHU VIET 1

Nhà hình thuyền của người Mol (trên trống đồng Hoàng Hạ)

CHU VIET 2

1.2 Vật tổ là loài chim

Sinh sống trong môi trường nước[Chân dài, mỏ dài] (trên trống đồng Ngọc Lũ)

CHU VIET 3CHU VIET 4

Quần áo mũ hình chim (có thể làm từ lông chim)

CHU VIET 5CHU VIET 6

Chim đậu trên mái nhà (có thể nhà dựng trên hoặc gần vùng nước hoặc nơi con nước lên xuống)CHU VIET 7

Chim và thuyền

CHU VIET 8

* Nhận xét: Người Đông Sơn có đời sống gắn liền với sông nước, nơi cư ngụ là những vùng đất tiếp giáp với sông hồ hoặc ngay trên vùng nước hoặc con nước lên xuống, thuyền là phương tiện đi lại chính, nhà ở là loại nhà sàn (không phải cách mặt đất mà là cách mặt nước) hình thuyền, người Đông Sơn có mối quan hệ đặc biệt với loài chim có mỏ và chân dài sống trong môi trường nước, thực phẩm của loài chim này là cá, do vậy người Đông Sơn hoá trang gần giống với loài chim này, sau đó di chuyển đến những vùng nước có loài chim này kiếm mồi, để săn bắt cá. Với vùng nước rộng lớn, thì xác định khu vực nhiều cá là rất quan trọng, loài chim săn bắt cá, có thể cung cấp thông tin này. Ngoài ra loài chim này còn có thể xác định phương hướng cho các thuyền trên vùng nước, thật khó để trong hoàn cảnh này, con người có thể tìm được mối quan hệ nào gần gũi hơn loài chim này, do đó mà loài chim nước này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người Đông Sơn. Sau thời gian săn bắt cá, loài chim này sẽ tìm nơi nghỉ ngơi, nhưng trên một vùng nước mênh mông thì thật khó, nên có thể chúng đã tìm đến những ngôi nhà hình thuyền trên mặt nước và nghỉ ngơi trên mái nhà, nên sáng khi đi săn bắt, con người chèo thuyền theo loài chim và khi chập tối, con người lại di chuyển theo hướng bay của loài chim này về nhà.

  1. Chữ viết

Có thể là văn tự (trên trống Hoàng Hạ)

CHU VIET 9

2.1 Đồ đồng thời Đông Sơn

* RìuCHU VIET 10

CHU VIET 11

* Chuông Thạp

CHU VIET 12

* Qua đồng

CHU VIET 13

2.2 Chữ viết trên qua

* Qua đồng Đông Sơn

CHU VIET 14

* Qua đồng Trường Sa (Hồ Nam – Mộ Sở)

CHU VIET 15

* Qua đồng Đức Sơn (Hồ Nam – Mộ Sở)

CHU VIET 16CHU VIET 17

* Qua đồng Trường Sa 2 (Hồ Nam – Mộ Chiến Quốc)

CHU VIET 18

2.3 Chữ viết trên trống đồng và đá

* Chữ viết trên trống đồng Lũng Cú (Hà Giang)

CHU VIET 19

* Chữ viết trên đá Sapa (Lào Cai)

CHU VIET 20

* Chữ viết trên xẻng đá ở Cảm Tang (Quảng Tây)

CHU VIET 21

* Bản đồ phân bố chữ viết trên xẻng đá lớn

CHU VIET 22

* Chữ của người Thủy ở Quý Châu

CHU VIET 23

* Chữ Giáp Cốt (Hà Nam)

CHU VIET 24

  1. Nhận xét

* Qua nhưng tài liệu khảo cổ ghi nhận được, chúng ta nhận thấy rằng tuyến đường phát hiện những minh văn từ Bắc Trung Bộ – Tây Bắc – Quảng Tây – Hồ Nam – Hà Nam.

* Các loại hình chữ viết trên qua đồng Bắc Trung Bộ, xẻng đá lớn Quảng Tây, qua đồng Hồ Nam và giáp cốt đều thuộc loại Tượng hình sơ khai.

* Chữ trên xẻng đá lớn ở Quảng Tây có niên đại 2000 – 4000 năm TCN, trong khi chữ giáp cốt tìm thấy ở Hà Nam có niên đại 1000 năm TCN.

* Tiến trình hình thành và phát triển chữ viết nói chung được bắt đầu bằng việc xuất hiện những hình vẽ/ tiến tới là sự giản lược những hình vẽ ấy để trở thành ký hiệu/ các ký hiệu liên kết với nhau để mô tả về ý nghĩa/ cuối cùng là sự thay thế những ký hiệu tượng trưng cho hình ảnh bằng những ký hiệu mô tả âm thanh.

* Tiến trình chung của chữ viết là vậy, vì thế mà việc trùng hợp một số ký tự giữa các nền văn hoá cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên do vị trí địa lý giữa Quảng Tây và Hà Nam không quá cách xa nhau, lại thêm chữ viết trên xẻng đá lớn có niên đại cách xa minh văn trên giáp cốt, do vậy mà khả năng rất cao là tiền thân của chữ giáp cốt có mối quan hệ với chữ viết trên xẻng đá lớn. Không những vậy, chữ viết của người Thuỷ cũng tham gia vào mối quan hệ này.

* Qua những khảo vật bằng đồng chúng ta bước đầu có thể xác lập mối quan hệ gần gũi về văn hoá giữa những tộc người sinh sống ở vùng Lĩnh Nam và sẽ giảm dần khi mở rộng ra miền nam sông Dương Tử hay tây và nam vùng Lĩnh Nam. Từ đó chúng ta có cơ sở để tìm hiểu về loại hình chữ viết không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ ngày nay mà mở rộng phạm vi ra toàn vùng Lĩnh Nam.

* Chúng ta lưu ý tới những điểm giống nhau giữa những chữ viết trong toàn miền Lĩnh Nam ở những thời điểm tương đối gần nhau.

  1. Giải mã chữ viết

4.1 Các chữ viết trên qua đồng

* Chữ trên qua đồng Đông Sơn

CHU VIET 25

* Chữ trên qua đồng Trường Sa

CHU VIET 26

* Bảng thống kê của Hà Văn Tấn

CHU VIET 27

* Nhận xét:

– Qua những chữ viết trên qua đồng và bảng thống kê của Hà Văn Tấn chúng ta nhận thấy có 2 nhóm chữ: Nhóm thứ nhất gồm các hình vẽ mô phỏng lại sự vật hiện tượng và nhóm thứ hai gồm những ký hiệu đã được cách điệu, giản lược để ám chỉ hiện tượng sự vật. Vì những ký hiệu này nằm trong cùng một khảo vật nên chúng ta có thể xác định được những minh văn này thuộc loại đang trong giai đoạn chuyển biến từ hình vẽ sang chữ viết tượng hình.

– Một cách tương đối thì các ký tự hình vẽ có cấu trúc chỉ gồm 01 hình ảnh sự vật hiện tượng, trong khi những ký hiệu tượng hình có cấu trúc nhiều hơn 01 ký tự – thường là 02 ký tự.

– Vì là loài minh văn này nằm trong giai đoạn chuyển biến từ chữ viết hình ảnh sang chữ viết tượng hình nên những ký tự đã được cách điệu để chỉ hiện tượng sự vật vẫn còn mối liên hệ, dấu vết với những hình ảnh về sự vật hiện tượng hay nói cách khác là chúng ta có thể tìm thấy nghĩa của các chữ viết thông qua việc so sánh chữ viết ấy với những hình ảnh (vốn là nguyên bản để tạo ra những ký tự).

– Khi để ý những ký tự cách điệu (ký tự tượng hình) thì nhận định ban đầu là: các ký tự ở phía bắc gồm nhiều ký hiệu hơn và là biến thể của ký tự tượng hình ở phía nam nhưng trên những chiếc qua ở cả bắc nam có những ký tự cách điệu giống nhau cho thấy đó là những ký tự có nghĩa khác nhau và nằm trong một hệ thống minh văn.

  1. 2 So sánh

* Đối tượng ưu tiên của chúng ta là những hình ảnh trên những đồ vật tương tự, sau đó được mở rộng ra những đồ vật có cùng chất liệu, cùng niên đại và trong cùng khu vực văn hoá, sau cùng chúng ta mở rộng tối đa.

* Trong bảng thống kê của Hà Văn Tấn, ký tự số 19 được khắc trên qua đồng Đức Sơn (Hồ Nam – Sở) giống với hình ảnh con Giao Long (Ninh Bình).

CHU VIET 28

* Ký tự thứ 1 trong bảng thống kê, gồm 3 ký tự giống nhau chồng lên, 3 ký tự này tách rời nhau chứ không gắn liền, quan sát 1 ký tự thoạt đầu ngỡ giống cây cung, nhưng cũng có thể giống hình chim đang bay, nếu là cây cung thì xem 3 cây cung làm gì? Trong khi 3 con chim thì được hiểu là bầy chim hay chim bay theo đàn. Chúng ta thấy Ký tự 1 giống với hình ảnh 3 con chim trên thạp Đào Thịnh.

CHU VIET 29

* Ký tự thứ 12 rất giống với hình ảnh mặt trời, trên mặt các trống đồng.

* Ký tự thứ 11 khá giống với nhà mang tính chất tôn giáo trên trống đồng Ngọc Lũ hay Hoàng Hạ. Toàn bộ hình bán nguyệt phía dưới giống với ngôi nhà trong khi hình cong và có 2 nét chấm phía trên giống với 2 con chim đậu trên mái nhà.

CHU VIET 30

** Tiểu kết: Xem xét những hình vẽ trên qua đồng Đông Sơn, Trường Sa, Hồ Nam chúng ta thấy có những nét tương đồng với những nét khắc trên xẻng đá lớn ở Cảm Tang, Quảng Tây, cũng có nét giống với nét khắc trên bãi đá cổ ở Sapa, Lào Cai, cũng có nét giống với nét khắc trên trống đồng Đông Sơn, vậy những nét giống nhau này (thực ra là gần giống nhau) có mối liên hệ nào không hay chỉ là ngầu nhiên. Thứ nhất, tất cả nằm trong những không gian tương đối gần nhau. Thứ hai là chúng cũng có niên đại tạm cho là gần nhau. Thứ 3 chúng cùng thuộc một loại, đó là chữ viết. Điểm duy nhất khác nhau là chúng được thể hiện trên dụng cụ khác nhau và có thể của những tộc người khác nhau. Nên tôi vẫn cho rằng chúng là anh em, là phái sinh, là giai đoạn trước sau của sự phát triển nhưng là cùng một tuyến, một họ, một không gian. Chúng đều đang ở giai đoạn tượng hình. Thử so sánh một vài điểm giống nhau.

* Chữ thứ 4 từ trên xuống dưới trên qua đồng Thanh Hoá

CHU VIET 31

* Chữ nằm ngay phía trên ngón tay cái (hình bên trái) và chữ thứ 1 từ trên xuống (hình bên phải).

CHU VIET 32

P/S: Một điểm khá thú vị trong những chữ viết trên khảo vật tìm thấy, thì 8 ký hiện trên trống đồng Lũng Cú phát hiện ở Hà Giang, có vẻ như không nằm trong loại hình mà chúng ta vừa xem xét, các ký tự này nếu là chữ viết thì rất có thể nó đã thoát khỏi loại chữ tượng hình mà là ở giai đoạn tượng thanh. 8 chữ trong bố cục được chia làm 3 nhóm, 3 ký hiệu đầu có thể là 1 chữ, 2 ký hiệu tiếp là 1 chữ và 3 chữ còn lại là 1 chữ, thông thường những chữ này có thể là chỉ về chủ sở hữu hoặc tên người đúc hoặc tên trống. 8 chữ này có phải là chữ của người Thái, người Lô Lô hay không, vì trống được tìm thấy trong vùng lãnh thổ của tộc người này? Loại ký tự này có liên hệ gì với chữ viết trên bãi đá cổ Sapa mà Lê Trọng Khánh có 1 bản dập quá mờ? Chúng ta sẽ cùng xem xét ở phần tiếp theo.

Bình luận về bài viết này