Những trận đánh – chiến dịch hải quân nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II ở mặt trận phía Tây
Biên dịch : hongsonvh
Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945)
Thời gian: Từ ngày 03 tháng 9 năm 1939 -> 07 tháng 5 năm 1945
Địa điểm: Đại Tây Dương, Bắc hải, biển Ailen, biển Labrador, Vịnh St Lawrence, Caribbean Sea, Vịnh Mexico, Outer Banks, Biển Bắc Băng Dương
Kết quả: Lực lượng Đồng Minh chiến thắng
Các bên tham chiếnPhe Đồng minh
Vương quốc Anh
Newfoundland
Canada
Na Uy
Ba Lan
Lực lượng kháng chiến Pháp
Bỉ
Hà Lan
Hoa Kỳ (1941-1945)
Pháp (1939-1940)
Chỉ huy
Sir Percy Noble
Sir Max K. Horton
Percy W. Nelles
Leonard W. Murray
Ernest J. King
Thương vong
30.264 thủy thủ tầu buôn
3.500 tàu buôn
175 tàu chiến
119 máy bay
( Không thấy đề cập đến thương vong của các thủy đoàn thuộc các tầu quân sự)
Phe Trục
Đức
Italy (1940-1943)
Vichy Pháp
Chỉ huy
Erich Raeder
Karl Dönitz
Martin Harlinghausen (Fliegerführer Atlantik)
Thương vong
28.000 thủy thủ
783 tàu ngầm
Trận chiến Đại Tây Dương là một chiến dịch quân sự liên tục kéo dài nhất trong Chiến tranh thế giới II, (Mặc dù một số người nói rằng đó là một loạt các chiến dịch tấn công của hải quân) từ năm 1939 cho tới sự thất bại của Đức Quốc xã năm 1945, và đỉnh cao của nó là từ giữa năm 1940 tới cuối năm 1943. Trận chiến Đại Tây Dương là những trận đánh của các tầu U-Boad và tàu chiến khác của Hải quân Đức (Kriegsmarine) chống lại các đoàn tầu của Đồng minh. Các đoàn tàu buôn của Đồng minh, chủ yếu xuất phát từ Bắc Mỹ và Nam Đại Tây Dương để đến Vương quốc Anh và Liên Xô, phần lớn các đoàn tầu này được hộ tống bởi lực lượng hải quân và không quân Anh và Canada. Các lực lượng này được hỗ trợ bởi các tàu chiến và máy bay của Hoa Kỳ từ ngày 13 tháng 09 năm 1941. Người Đức cũng được tăng viện bởi tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Italya (Regia Marina) sau khi Italy gia nhập vào cuộc chiến ngày 10 tháng 6 năm 1940.
Cái tên “Trận chiến Đại Tây Dương ” được đặt bởi Winston Churchill trong năm 1941, cho một chiến dịch bắt đầu vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh ở châu Âu và kéo dài sáu năm, nó có sự tham gia của hàng ngàn con tàu và kéo dài qua hàng trăm dặm trên đại dương và vùng biển rộng lớn trong một loạt các trận đánh của hơn 100 đoàn tầu công voa và có lẽ đến 1.000 chiếc tầu chiến đơn lẻ. Những lợi thế chiến thuật trong hơn sáu năm của cuộc chiến là những vũ khí mới, chiến thuật mới và các biện pháp chống trả được phát triển bởi cả hai bên. Người Anh và các đồng minh của họ dần dần giành được thế thượng phong, họ đã đánh bại được các tầu tấn công trên bề mặt của Đức ở đại dương vào cuối năm 1942 và họ cũng quyết tâm đánh bại đội tầu U-Boat trong một loạt các trận đánh của các đoàn công voa vào giữa tháng 3 và tháng 5 năm 1943. Một loại tầu ngầm mới của Đức được hoàn thành vào năm 1945 nhưng chúng đã là quá trễ để tạo được ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến.
Là một quốc gia kiêm một Đế chế ở Hải ngoại ( vốn dĩ nước Anh là một tên kẻ cướp bỉ ổi chứ cũng chẳng là hạng tốt lành gì ), Vương quốc Anh phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn hàng nhập khẩu, bình thường nước Anh cần có hơn một triệu tấn nguyên liệu nhập khẩu mỗi tuần để có thể tồn tại và chiến đấu. Về bản chất, trận chiến Đại Tây Dương là một cuộc chiến về lĩnh vực vận tải đường biển: Cuộc chiến để bảo vệ đường cung cấp của người Anh và quân đồng minh, và cuộc chiến của khối Axis nhằm cắt đứt các tuyến đường vận tải tới nước Anh nhằm loại bỏ quốc gia này khỏi cuộc chiến. Từ năm 1942 trở đi, người Đức cũng tìm cách ngăn chặn việc tập trung các thiết bị chiến tranh của Lực lượng Đồng minh tại các quần đảo thuộc Anh để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược vào châu Âu ( trận đổ bộ vào bờ biển Normandy ). Sự thất bại của các mối đe dọa từ đội tầu U-boat là một điều kiện tiên quyết để đẩy lùi quân Đức.
Kết quả của trận đánh là một chiến thắng chiến lược của Đồng Minh và cuộc phong tỏa của Đức vào nước Anh đã thất bại nhưng cả hai bên đều phải chịu những thiệt hại rất lớn: Lực lượng Đồng minh mất 3.500 tàu buôn và 175 tàu chiến bị đánh chìm để đổi lấy 783 tàu U-Boat của Đức.
Các cuộc đụng độ đầu tiên ( tháng 9 năm 1939 -> tháng 5 năm 1940)
Vào năm 1939, Kriegsmarine (Hải quân Đức) không đủ sức mạnh để thách thức một lực lượng kết hợp giữa Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Pháp (Marine Nationale) trên biển. Thay vào đó chiến lược hải quân của người Đức là dựa vào các tàu chiến chủ lực, tuần dương hạm hoán đổi từ tầu buôn, tàu ngầm và máy bay để tấn công các tuyến vận tải đường biển của nước Anh. Nhiều tàu chiến Đức đã ra khơi khi lời tuyên chiến được tuyên bố, chúng bao gồm hầu hết các tầu U-Boat đang sẵn có và các thiết giáp hạm bỏ túi (Hoặc còn gọi là Panzerschiff) như các chiếc Deutschland và Admiral Graf Spee?, chúng đã ra khơi và tiến vào Biển Đại Tây Dương trong tháng 8 năm 1939. Những con tàu này đã bắt đầu những cuộc tấn công ngay lập tức vào các tầu của tàu Anh và Pháp, như chiếc U-30 đánh chìm chiếc tầu thủy chở khách SS Athenia trong vòng vài giờ sau khi lời tuyên chiến được công bố và nó cũng vi phạm mệnh lệnh là không được đánh chìm tàu chở khách. Hạm đội tầu U-boat đã chiếm ưu thế trong một khoảng thời gian dài trong trận Đại Tây Dương có một số lượng ban đầu tương đối nhỏ bé ở giai đoạn đầu của cuộc chiến, chỉ có khoảng 57 đầu tầu U-Boat là sẵn sàng chiến đấu, trong số đó có cả một số tầu nhỏ và hoạt động tầm ngắn như U-Boat Type II, loại chỉ hữu ích để rải thủy lôi và hoạt động trong các vùng nước ven biển nước Anh. Nhiều hoạt động ban đầu nhằm để tấn công các đoàn tầu vận tải của Đồng minh được tham gia bởi các tầu rải thủy lôi và tàu khu trục, máy bay và tàu U-Boat ở ngoài khơi các cảng của Anh.
Với sự bùng nổ của cuộc chiến tranh, người Anh và người Pháp ngay lập tức bắt đầu một cuộc phong tỏa vào nước Đức, mặc dù việc này có ít hiệu lực tức thì vào các ngành công nghiệp của người Đức. Hải quân Hoàng gia nhanh chóng đưa vào một hệ thống hộ tống đoàn công voa để bảo vệ công tác vận chuyển đường biển, hệ thống này dần dần được mở rộng ra từ quần đảo Anh, cuối cùng đã vươn đến tận Panama, Bombay và Singapore. Các đoàn Công voa cho phép Hải quân Hoàng gia tập trung các tàu hộ tống của nó ở gần một nơi mà chắc chắn các tầu U-Boat của Đức sẽ xuất hiện – các đoàn Công voa ( như vậy là tầu ngầm U-Boat săn các tầu hàng, các tầu chiến Đồng minh lại bám theo tầu hàng để săn tầu ngầm ” đúng là cá ăn kiến ” người đi câu lại ăn cá).
Một số sĩ quan hải quân Anh, và đặc biệt là First Lord of Admiralty (tạm dịch là Bộ trưởng Hải quân), Winston Churchill, tìm kiếm một chiến thuật mới khó chịu hơn, đó là Hải quân Hoàng gia thành lập các nhóm săn bắt chống tàu ngầm dựa trên các tàu sân bay để tuần tra các tuyến đường vận chuyển theo Phương pháp tiếp cận từ hướng Tây (the Western Approaches) để săn cho được tầu U-Boat của Đức. Nhưng chiến thuật này có một thiếu sót lớn vì một tầu U- Boat với hình hài nhỏ bé của nó, luôn luôn có khả năng lẩn trốn các chiến hạm nổi bằng cách lặn sâu trong nước và bất động tại chỗ trong một khoảng thời gian dài trước khi nó bị phát hiện. Công dụng của các tàu sân bay là rất ít ỏi, mặc dù chúng có thể phát hiện các tàu ngầm khi các tầu này nổi lên bề mặt nước, ở giai đoạn này của cuộc chiến tranh các tầu chiến của Đồng minh không có đầy đủ các khí tài để tấn công các tầu U-Boat. Bất cứ chiếc tàu ngầm nào bị phát hiện bởi một chiếc máy bay sẽ kịp thời chuồn đi trong một khoảng thời gian khá dài trước các tàu chiến bề mặt xuất hiện. Chiến thuật nhóm săn bắt trở thành một thảm họa vào ngày 14 tháng 9 năm 1939, khi tàu sân bay hiện đại nhất của Anh, chiếc HMS Ark Royal, suýt bị đánh chìm khi ba quả ngư lôi được phóng từ chiếc U-39 đã phát nổ quá sớm. Chiếc U-39 đã kịp thời bị đánh chìm bởi các tàu khu trục hộ tống và nó trở thành chiếc U-boat đầu tiên bị tiêu diệt trong cuộc chiến (một kỷ lục đáng buồn cho thủy thủ đoàn của con tầu này). Chẳng tiếp thu được tí gì từ bài học này nên ngay sau đó người Anh đã mất một chiếc tàu sân bay, đó là chiếc HMS Courageous, bị đánh chìm ba ngày sau đó bởi chiếc U-29.
Việc sử dụng các tàu khu trục hộ tống để săn bắt các tầu U-Boat tiếp tục là một chiến thuật đúng đắn, nhưng chiến thuật này vẫn ẩn chứa một sai lầm đó là ( các hạn chế trong) tính năng của chiến thuật chống ngầm của Anh trong năm đầu tiên của cuộc chiến. Các tầu U-Boat gần như luôn luôn kịp tẩu thoát và các đoàn công voa trở nên không có bảo vệ, điều này đã dẫn đến những nguy cơ lớn hơn.
Người Đức đã gặt hái được thành công trong việc đánh chìm chiếc HMS Courageous và sau đó chỉ khoảng một tháng thuyền trưởng Günther Prien cùng chiếc U-47 thâm nhập vào căn cứ Hải quân của Anh tại Scapa Flow và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm cao tuổi HMS Royal Oak lúc nó đang neo. Prien ngay lập tức trở thành một anh hùng thời chiến ở Đức.
Tại vùng biển Nam Đại Tây Dương, người Anh bị gây căng thẳng thần kinh bởi hành trình của chiếc “thiết giáp hạm bỏ túi” Admiral Graf Spee, chiếc này đã đánh chìm 9 tàu buôn với tổng trọng tải lên đến 50.000 tấn biển Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương trong ba tháng đầu của cuộc chiến. Anh và Pháp đã thành lập một loạt các nhóm săn lùng bao gồm 3 tàu tuần dương chủ lực, 3 tàu sân bay và 15 tàu tuần dương để tìm kiếm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi này và chiếc chị em của nó – chiếc Deutschland lúc này đang hoạt động tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Những nhóm săn bắt liên tục tung ra các hoạt động trinh sát, tìm kiếm trên các đại dương trong nhiều tháng trời nhưng không thu được sự thành công nào cho đến khi chiếc Graf Spee bị chặn đánh ở cửa sông River Plate bởi một lực lượng nhỏ tầu của Anh. Sau khi bị thiệt hại trong các trận đánh tiếp theo, nó (chiếc “thiết giáp hạm bỏ túi” Admiral Graf Spee) đã phải trú ẩn trong cảng Montevideo trung lập và con tàu đã bị đánh đắm ngay trong tháng 12 năm 1939.
Sau khi một loạt các nỗ lực ban đầu, chiến dịch Đại Tây Dương lắng xuống. Karl Dönitz ( Đô đốc tư lệnh lực lượng tầu ngầm của Đức) đã có kế hoạch một nỗ lực nhằm tối đa hóa năng lực của các đội tàu ngầm trong tháng đầu tiên của cuộc chiến, với việc tung ra gần như ra tất cả các U-Boat vào chiến đấu trong tháng 9. Đó là một mức độ hoạt động không thể được duy trì trong một khoảng thời gian dài bởi vì các tàu U-Boat cần phải quay trở lại bến cảng để tiếp nhiên liệu, thực phẩm và sửa chữa. Mùa đông khắc nghiệt năm 1939-1940 đã làm đóng băng nhiều cảng ở biển Baltic, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cuộc tấn công của người Đức vì chúng tạo ra những chiếc bẫy cho các U-Boat mới trong băng. Cuối cùng thì kế hoạch xâm lược Na Uy và Đan Mạch của Hitler vào mùa xuân năm 1940 đã dẫn tới việc rút các chiến hạm nổi của hạm đội Đức và hầu hết các tầu U-Boat đang hoạt động tại đại dương về để chuẩn bị cho các hoạt động hải quân tại Chiến dịch Weserübung.
Kết quả chiến dịch Na Uy đã bộc lộ lỗ hổng nghiêm trọng trong loại vũ khí chủ yếu của các tầu U-Boat đó chính là tính năng của ngư lôi. Mặc dù độ hẹp của vịnh biển đã làm giới hạn sự cơ động của tầu U-Boat, nhưng mật độ dày đặc của tàu chiến, tầu chở quân và tàu cung cấp của Anh đã tạo ra vô số cơ hội cho tấn công cho tầu U-Boat. Lại một lần nữa, các thuyền trưởng của các tầu U-Boat lại theo dõi các mục tiêu là tầu Anh và bắn chỉ để nhìn xem những con tàu mục tiêu này không hề hấn gì vì những quả ngư lôi phát nổ quá sớm hay không phát nổ, hoặc chạy thẳng xuống bên dưới mục tiêu. Không có một tàu chiến Anh đơn lẻ nào bị đánh chìm bởi một tầu U-Boat trongg hơn 20 cuộc tấn công. Khi tin này lan truyền qua các đội tầu U-boat khác, nó đã bắt đầu suy yếu tinh thần của các thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, tay giám đốc phụ trách phát triển về mặt kỹ thuật của ngư lôi lại tiếp tục đổ lỗi cho đó là lỗi của các thủy thủ đoàn của các tầu U-Boad khi vận hành ngư lôi. Phải đến đầu năm 1942 vấn đề này mới được xác định là vấn đề của sức từ tính mạnh ở vùng vĩ độ cao (to be magnetic problems from the high latitude) và sự rò rỉ từ từ của áp suất không khí cao từ tàu ngầm vào bánh răng điều chỉnh độ sâu của ngư lôi (nguyên văn a slow leakage of high-pressure air from the submarine into the torpedo?s depth regulation gear). Cuối cùng, Kriegsmarine quyết định sao chép theo mẫu thiết kế của một số quả ngư lôi chiến lợi phẩm của Anh và đã tạo được nhiều tin cậy hơn.
Eo biển Gibraltar là một pháo đài mạnh mẽ của người Anh kể từ đầu thế kỷ 18 và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của người Anh. Ngoài vị trí chiến lược của nó, Gibraltar cung cấp sự bảo vệ chặt chẽ cho các bến cảng mà các con tàu từ đó có thể hoạt động trong cả hai vùng biển Đại Tây Dương và Địa trung Hải.
Chiến tranh tầu ngầm
Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, cái ngày mà nước Đức nổ súng tấn công Ba Lan, viên thuyền trưởng kỳ cựu Karl Dönitz, chỉ huy đội tầu U-Boat đã trình lên bàn của Đô đốc Erich Raeder một bản ghi nhớ về tầm nhìn của ông cho một cuộc chiến tương lai trên biển: với 300 tầu U-Boat thì nước Đức có thể làm cho nước Anh phải quỳ gối bằng cuộc chiến tổng lực chống lại các tuyến đường vận tải có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trên biển từ nước ngoài vào quốc đảo này (như đã nói ở trên lúc này Hải quân Đức chỉ có 57 đầu tầu U-Boat, đây quả thực là một ý tưởng tuyệt vời của Sói biển số I Karl Dönitz).

Ảnh Phó đô đốc Karl Dönitz, vị tư lệnh của lực lượng U-Boat Đức (BDU), 1935-1943; và là chỉ huy trưởng của Hải quân Đức, 1943-1945. ( ông này bị kết án tử hình tại toà án xét xử Tội phạm chiến tranh Nürnberg – trong khi ối kẻ thảm sát dân thường khác ở cả Hai phe vẫn phởn phơ – đây có thể được coi là sự trả thù ngọt ngào của phe Đồng minh đối với những thiệt hại mà đội tầu U-Boat đã gây ra chăng?)
Dönitz đã ủng hộ một chiến thuật được gọi là Rudeltaktik trong tiếng Đức ( hoặc wolf pack theo tiếng Ăng lê và là Sói Bầy theo tiếng của ta), trong đó các nhóm tầu U-Boat sẽ tấn công thành từng đợt lớn ở giữa đại dương giữa và tiêu diệt bất kỳ chiếc tàu chiến hộ tống nào. Trong khi các tàu chiến hộ tống mải tham gia vào một cuộc chơi mèo vờn chuột với các tàu ngầm đơn lẻ, thì phần còn lại của các tàu ngầm trong các Bầy sói sẽ không bị canh chừng và có thể thoải mái tấn công các tàu hàng không bị cản trở. Để đạt được hiệu quả, Dönitz tính toán rằng ông cần phải có đến 300 chiếc tầu ngầm loại mới nhất hoạt động ở Đại Tây Dương (tầu Type VII), đây là một lực lượng đủ để tạo ra sức mạnh tàn phá các tuyến vận chuyển của người Anh và làm cho nước Anh phải đi bằng gối để ra khỏi cuộc chiến (đây là điều hoàn toàn có thể trong 1, 2 năm đầu của cuộc chiến – lúc mà năng lực chống ngầm của người Anh còn nghèo nàn).
Quan điểm này trái ngược với quan điểm truyền thống của việc triển khai tàu ngầm cho đến thời điểm đó, (theo quan điểm truyền thống thì) tàu ngầm thường tiến hành những cuộc mai phục đơn độc, chờ đợi ở bên ngoài cảng của đối phương để tấn công các tàu vào – ra. Đây là một chiến thuật được sử dụng rất thành công bởi tàu ngầm Anh tại các vùng biển Baltic và Bosporus trong Thế chiến I, nhưng nó không thể thành công khi phải tiếp cận các cảng được tuần tra, phòng bị kỹ lưỡng.
Hiện cũng có những nhà lý luận về hải quân cho rằng hoạt động của tàu ngầm phải gắn liền với hoạt động của hạm đội chính và chúng nên được sử dụng theo cách tương tự như một tàu khu trục- Chiến thuật này đã cố gắng được triển khai bởi người Đức tại trận Jutland và đã thu được những kết quả nghèo nàn vì sự phát triển của mạng thông tin liên lạc ở dưới nước còn đang trứng nước (ý là rất sơ khai). Người Nhật Bản cũng đề cao ý tưởng về một hạm đội tàu ngầm và tàu ngầm của họ (NB) không bao giờ được sử dụng hoặc như là các phương tiện để phong tỏa bến cảng hoặc để ngăn chặn các đoàn tầu hàng.
Tuy nhiên, tàu ngầm lúc này vẫn còn được nhìn nhận bởi phần lớn các cường quốc trên thế giới như là một loại vũ khí hải quân quá ư ” đê tiện ” đánh lén rồi chạy, so với uy tín gắn liền với tàu chiến. Điều này cũng hoàn toàn đúng trong Kriegsmarine và Đô đốc Hạm đội Đức – Erich Raeder, đã thành công trong việc vận động để chi nhiều tiền cho việc đóng nhiều hơn nữa các tầu chủ lực (mà tầu nổi của Đức thì không thể đối chọi với tầu nổi của Anh về mặt số lượng và hỏa lực).
Vũ khí chính để chống tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia trước khi nổ ra chiến tranh thế giới II là các tầu nhỏ tuần tra ven bờ biển, các tầu này thường trang bị các ống nghe dưới nước (hydrophone), một khẩu súng nhỏ và bom chìm (depth charge). Lực lượng Hải quân Hoàng gia cũng như hầu hết các lực lượng hải quân trên thế giới đã không coi chiến tranh chống tàu ngầm như là một chiến thuật quan trọng trong các thập niên 1920 và thập niên 1930. Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế bị cấm bởi Hiệp ước Versailles; Chiến tranh chống tàu ngầm được coi là một chiến thuật “phòng thủ” hơn là tấn công, và nhiều sĩ quan hải quân tin rằng công tác chống tàu ngầm chỉ đơn thuần tương tự như là một cuộc sống trâu ngựa và buồn tẻ với công việc thả thủy lôi. Mặc dù các khu trục hạm cao tốc cũng được trang bị bom chìm, người ta lại chỉ dự kiến chỉ sử dụng các tầu này trong hoạt động hạm đội hơn là để tuần tra ven biển, do đó chúng không được đào tạo một cách rộng rãi để chống lại tầu ngầm.
Khoảng thời gian gặt hái ( từ tháng 6 1940- tháng 2 năm 1941)
Việc Đức chiếm đóng Na Uy vào tháng tư và các cuộc chinh phục nhanh chóng vào vùng đất thấp (Hà Lan) và Pháp trong tháng năm và tháng sáu năm 1940, cũng như sự tham gia của Ý vào cuộc chiến ở bên phe Axis trong tháng sáu đã chuyển cuộc chiến trên biển nói chung và chiến dịch Đại Tây Dương nói riêng thành 3 giai đoạn chính:
– Nước Anh bị mất đồng minh lớn nhất của nó ( lúc này người Mỹ chưa tham chiến). Năm 1940, Hải quân Pháp lúc này đang là lực lượng Hải quân lớn thứ tư trên thế giới. Chỉ có một số tàu Pháp gia nhập lực lượng Pháp tự do và chiến đấu chống lại người Đức, mặc dù sau này có được sự tham gia cùng một vài tầu hộ tống do người Canada đóng, thực chất thì những tầu này đóng một vai trò nhỏ bé nhưng cũng khá quan trọng trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Với việc hạm đội Pháp bị loại ra khỏi cuộc chiến thì Hải quân Hoàng gia bị kéo căng hơn nữa. Và khi người Italy tuyên bố tham chiến vào tháng Sáu thì điều này có nghĩa là nước Anh cũng phải tăng cường Hạm đội Địa Trung Hải của nó và thiết lập một Hải đội tầu chiến mới tại Gibraltar, chúng được gọi là Lực lượng H, để thay thế cho hạm đội Pháp ở Tây Địa Trung Hải (Rất nực cười một điều là kể từ trước Chiến tranh thế giới I, hay nói đúng hơn là trước chiến tranh Pháp -Phổ thì phải đến hàng trăm năm Hạm đội Anh và Pháp là hai kẻ thù không đội trời chung, nhưng với sự xuất hiện của cường quốc mới nổi – nước Đức, người Pháp quay ra bắt tay với kẻ thù cũ của mình- người Anh để mưu toan giữ lại được các thuộc địa của mình, nhưng mệnh trời khó cưỡng người Pháp cứ hết thua sấp lại thua ngửa trước người Đức, rồi thậm chí lại phải quỳ gối mà lậy sống trước cả chú lùn Nhật bản ở Đông Dương nữa ).
– Các đội tầu U-Boat có được khả năng truy cập trực tiếp đến vùng biển Đại Tây Dương. Kể từ khi English Channel chở nên tương đối cạn và bị phong tỏa với các bãi thủy lôi vào giữa năm 1940, các tầu U-Boat nhận được lệnh không đi qua nó nữa và thay vào đó là đi vòng quanh khắp quần đảo Anh để tiếp cận các căn cứ của đối phương và đồng thời tối đa hóa thành quả của nó. Các căn cứ tại Pháp như Brest, Lorient, La Pallice và La Rochelle có khoảng 450 dặm (720 km) để đến vùng biển Đại Tây Dương, tạo nhiều lợi thế hơn các căn cứ Đức trên biển Bắc hải. Điều này giúp mở rộng phạm vi hoạt động của U-Boat ở Đại Tây Dương, cho phép chúng tiếp tục tấn công đoàn công voa phía tây và đồng thời cũng tạo cho chúng thời gian đi tuần lâu hơn, làm tăng gấp đôi hiệu quả của lực lượng tầu U-boat. Người Đức sau này đã cho xây dựng những Boongke rất lớn bằng bê tông làm nơi trú ẩn cho các tầu U-Boat và chúng được gọi là Hầm chứa U-Boat (U-Boat pen) trong các căn cứ cũ của người Pháp ở Đại Tây Dương, các hầm này được cải tiến để chịu được các đợt ném bom của Đồng Minh cho đến khi Barnes Wallis phát triển loại bom tallboy bomb (loại bom thông thường khủng nhất WWII với trọng lượng khoảng trên 5 tấn/ quả). Từ đầu tháng bảy, U-Boat bắt đầu trở về các căn cứ mới ở Pháp khi họ hoàn thành các cuộc tuần tra vùng biển Đại Tây Dương của mình.

Ảnh hầm chứa U-Boat (U-Boat pen) ở Lorient – Pháp, loại hầm này chỉ chào thua trước loại bom tallboy có trọng lượng lên đến 5,5 tấn/ 1 quả
Các tàu khu trục của Anh phải chuyển hướng đi từ Đại Tây Dương khi chúng kết thúc chuyến tuần tra của mình. Các Chiến dịch Na Uy và xâm lược vùng đất thấp – Hà Lan cũng như chiếm đóng nước Pháp tạo ra một sự căng cứng vào các đội tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh. Hải quân Hoàng gia đã phải rút nhiều tàu khu trục của nó từ các tuyến đường vận tải để hỗ trợ các chiến dịch ở Na Uy vào tháng Tư và tháng Năm và sau đó chuyển hướng chúng vào English Channel để hỗ trợ việc hàng trăm nghìn quân Đồng minh tháo chạy từ Dunkirk. Vào mùa hè năm 1940 nước Anh phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng từ nguy cơ của một cuộc xâm lược. Các tàu khu trục đã được tổ chức trong các con kênh mà từ đó chúng sẵn sàng để đẩy lùi một hạm đội Đức xâm lược. Các tàu khu trục này bị nặng nề trong các chiến dich này khi chúng bị không kích bởi Không quân Đức Fliegerführer Atlantik. Bảy tàu khu trục đã bị mất trong chiến dịch Na Uy, một lố sáu chiếc bị mất tại trận Dunkirk và thêm 10 chiếc nữa bị mất trong English Channel và biển Bắc vào giữa tháng Năm và tháng Bảy, nhiều chiếc trong số chúng bị tiêu diệt bởi không quân Đức vì chúng thiếu trang bị vũ khí phòng không một cách đầy đủ. Hàng chục chiếc tầu khu trục khác bị hư hại.
Việc hoàn tất các chiến dịch của Hitler ở Tây Âu có nghĩa là các đội tầu U-Boat được thu hồi từ các chiến dịch ở Na Uy từ bây giờ lại được tung ra cho các hoạt động của hạm đội và lại trở về cuộc chiến đánh phá các tuyến đường vận chuyển. Vì vậy, tại thời điểm này số lượng các U-Boat đi tuần tra tại Đại Tây Dương bắt đầu tăng lên đột ngột, số lượng các tầu hộ tống cho các đoàn công voa, trong đó có từ 30 đến 70 tàu hàng chủ yếu là tầu không vũ trang bị giảm đáng kể. Điều an ủi duy nhất cho người Anh là các hạm đội tầu hàng lớn của các nước bị chiếm đóng như Na Uy và Hà Lan đã nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Người Anh vẫn chiếm đóng các quần đảo Iceland và Faeroe để có được các căn cứ để tự bảo vệ bản thân và ngăn chặn các quốc gia này rơi vào tay kẻ thù sau sự chiếm đóng của Đức ở Đan Mạch và Na Uy.
Đây có thể nói là một trong những lý do mà Winston Churchill, người đã trở thành Thủ tướng Anh vào ngày 10 tháng 5 năm 1940, lần đầu tiên phải viết thư cho Franklin Roosevelt – Tổng thống Hoa Kỳ để yêu cầu xin vay (nguyên văn loan – hợp với tín dụng hơn ) 50 tàu khu trục lỗi thời của Hoa kỳ (lúc này Hoa kỳ đang ở vị trí trung lập – như vậy ta cũng phải đánh dấu hỏi về sự trung lập của Hoa kỳ chứ nhỉ). Điều này dẫn đến các khoản cho vay (thực chất đây là những khoản bán hàng nhưng được tô vẽ như là một khoản vay vì lý do chính trị) gồm 50 khu trục hạm cũ theo hiệp định về Tầu khu trục (nguyên văn Destroyers for Bases Agreement ) để đổi lấy hợp đồng Hoa kỳ thuê 99 năm các căn cứ của Anh tại Newfoundland, Bermuda và West Indies, một sự mặc cả mang lại mối hời về tài chính cho Hoa Kỳ, trong khi đại đa số dân chúng Hoa kỳ phản đối việc tham gia của nước này vào cuộc chiến nhưng các chính trị gia thì lại coi nước Anh là đồng minh và nó thực sự có thể bị thất thủ (đây cũng là điều mà người Đức ấm ức vì cứ diệt được 1 tầu Anh thì người Mỹ lại tiếp viện 2 chiếc –> đến bao giờ thì người Đức mới chiến thắng nhỉ? chẳng bao giờ cả ). Nhưng cũng phải đến tháng chín những tàu khu trục đầu tiên trong lố tầu này mới được sử dụng bởi các thủy thủ đoàn người Anh và Canada và tất cả các con tầu này phải cần được trang bị lại hệ thống vũ khí cũng như thiết bị ASDIC (thiết bị Sonar). Phải mất nhiều tháng trước khi các tàu khu trục tương đối lạc hậu này bắt đầu có thể đóng góp vào chiến dịch.
Các tầu U-boat đầu tiên hoạt động từ các căn cứ ở Pháp đã gặt hái các thành công ngoạn mục. Đây là thời kỳ hoàng kim của các “Ách” U-boat lớn như Günther Prien của chiếc U-47, Otto Kretschmer của chiếc U-99, Joachim Schepke của chiếc U-100, Engelbert Endrass của chiếc U-46, Viktor Oehrn của chiếc U-37 và Heinrich Bleichrodt của chiếc U-48, các đội tầu U-boat trở thành anh hùng tại Đức. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1940, hơn 270 tàu Đồng Minh bị đánh chìm: thời kỳ này được gọi bởi các đội U-boat như là “Die Zeit Glückliche, Happy Time ” thời gian gặt hái, thời gian Hạnh phúc

Ảnh ” Ách” đầu tiên của đội tầu U-Boat Đức trong WWII – thuyền trưởng Günther Prien của chiếc U-47, con tầu này đã không bao giờ trở về sau chuyến xuất phát vào ngày 23/ 05/ 1941

Ảnh chiếc U-47 lúc nó quay trở về sau khi hạ thủ chiếc TSB HMS Royal Oak, bên cạnh nó là chiếc tuần dương hạm chủ lực của Đức – Scharnhorst

Máy bay Focke-Wulf Fw 200 của Luftwaffe trong WWII, đây là loại máy bay trinh sát kiêm ném bom tầm xa, rất may cho lực lượng Đồng minh là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Đại Tây Dương người Đức cũng không có nhiều loại máy bay này

Vào mùa hè năm 1941, khi mà vẫn không có sự đe dọa nào từ trên không tại vùng biển mở Đại Tây Dương. Thủy thủ đoàn của chiếc U-107 thư giãn trong một bài tập vật lý trị liệu trong không khí tươi mát và ánh nắng mặt trời.
Để đáp lại người Anh cố gắng áp dụng các kỹ thuật gọi là Operational Research (áp dụng những phương pháp tiên tiến như là: mô hình toán, phân tích thống kê, thuật toán tối ưu hóa … để lập giải pháp chống trả chiến tranh tầu ngầm của đối phương nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Operational_Research) để giải quyết vấn đề và đưa ra hàng loạt các giải pháp chống trả bằng trực quan cho vấn đề về các cuộc đụng độ của các đoàn Công voa. Người Anh đã nhận ra rằng diện tích của một đoàn tầu công voa tăng theo cấp số nhân của chu vi của nó và rằng trong việc định vị thì một đoàn công voa lớn sẽ gặp khó khăn hơn để định vị so với một đoàn nhỏ ( cái này không hiểu một đoàn công voa lớn lại khó bị xác định vị trí hơn một đoàn nhỏ?).
Một đoàn công voa lớn với một lực lượng hộ tống yếu ( tạo ra sự khó khăn hơn trong việc định vị chúng) như vậy chở nên an toàn hơn so với một đoàn công voa nhỏ có hộ tống mạnh.
Thay vì tấn công các đoàn công voa của quân Đồng minh một cách đơn lẻ, tầu U-Boat của Đức được khuyến khích để hoạt động theo bầy (Rudels) sự phối hợp được tiến hành từ Trung tâm chỉ huy qua sóng Radio. Các nỗ lực hóa giải mật mã của Đức ở B-Dienst đã thành công trong việc giải mã mật mã Cypher số 3 Hải quân Anh, điều này cho phép người Đức ước tính tại đâu và khi nào có thể tìm ra đoàn Công voa mà họ mong đợi. Các tàu U-Boat trải ra thành một dòng tầu dài tuần tra và chia cắt các tuyến đường mà các đoàn Công voa của quân Đồng minh phải đi qua. Một khi đã vào vị trí, các thủy thủ đoàn của các tầu U-Boat thay nhau quét đường chân trời bằng ống nhòm để tìm kiếm cột buồm hay khói của các con tàu, hay sử dụng các ống nghe dưới nước ( hydrophone ) để dò những tiếng động từ chân vịt cánh quạt của các đoàn Công voa. Khi một chiếc U-Boat trông thấy một đoàn Công voa, nó ngay lập tức báo cáo những gì đã nhìn thấy về trung tâm chỉ huy U-boat trước khi tiếp tục theo dõi và đợi các tàu U-Boat khác gia nhập vào nhóm để tiến hành tấn công, các cuộc tấn công thường diễn ra vào ban đêm. Thay vì phải đối mặt với 01 tàu ngầm duy nhất, đoàn tầu hộ tống sau đó phải đối phó với các nhóm có khi lên đến nửa tá tầu U-Boat tham gia tấn công cùng một lúc. Các chỉ huy táo bạo nhất, giống như thuyền trưởng Otto Kretschmer, thâm nhập qua đội hình của đoàn tầu hộ tống và tấn công từ bên trong đội hình các cột tầu buôn trong đoàn Công voa. Các tàu hộ tống có quá ít về số lượng và thường thiếu kiên nhẫn, không tìm ra câu trả lời liệu có bao nhiêu tàu ngầm tham gia tấn công trên bề mặt vào ban đêm? cũng như các máy phát hiện ASDIC của họ chỉ làm việc tốt để chống lại các mục tiêu dưới nước. Các radar Hàng hải đời đầu của Anh làm việc theo nguyên lý metric band, thiếu khả năng phân biệt và xác định mục tiêu.

Ảnh chụp Sói bầy khi họ đang dùng ống nhòm để quét đường chân trời để tìm cột buồm cũng như khói của các đoàn Công voa (theo cách ăn mặc của mấy bác sói biển này thì chắc là đang đi săn ở Địa Trung Hải rồi).
Chiến thuật Sói bầy lần đầu tiên được sử dụng thành công trong tháng 9 và tháng 10 năm 1940, chúng có tác dụng tàn phá trong một loạt các trận tấn công các đoàn Công voa. Ngày 21 tháng 9, đoàn HX 72 gồm 42 tầu buôn bị tấn công bởi một bầy gồm bốn tầu U-Boat, kết quả 11 tàu bị đánh chìm và hai chiếc bị hư hại trong hơn hai đêm. Trong tháng 10, đoàn Công voa tốc độ chậm SC 7, với một đội hộ tống yếu gồm hai chiếc sloop và hai tàu hộ tống, đã bị áp đảo và mất tới 59% số tàu của nó. Trận đánh đoàn Công voa số HX 79 trong những ngày sau đó nói theo nhiều cách còn tồi tệ hơn nhiều cho các tàu hộ tống hơn so với những gì xảy ra với đoàn SC 7. Việc mất tới một phần tư đoàn tầu mà không gây được mảy may tổn thất cho tàu U-Boat mặc dù nó có một đội hộ tống mạnh mẽ gồm hai khu trục hạm, bốn tàu hộ tống, ba tàu quét mìn đánh cá và đây là một chứng minh cho sự hiệu quả của chiến thuật Sói bầy của Đức đối với công nghệ chống tàu ngầm khập khiễng của Anh trong thời gian này. Cuối cùng, ngày 01 tháng 12, bảy tầu U-Boat Đức và ba tàu ngầm Ý vây bắt đoàn Công voa HX 90, đánh chìm 10 tàu hàng và làm hư hại ba chiếc khác. Sự thành công của chiến thuật Sói bầy trong việc tấn công các đoàn Công Voa đã làm Đô đốc Dönitz chuẩn y nó ( chiến thuật wolf pack) là chiến thuật chính của mình (các đội tầu U-Boat dưới sự chỉ huy của ông ta).
Cũng không phải chỉ những chiếc U-Boat mới là những mối đe dọa duy nhất với các đoàn Công voa. Sau một số kinh nghiệm trong việc hỗ trợ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trên biển trong thời gian của chiến dịch Weserübung, không quân Đức đóng góp một phần nhỏ số lượng máy bay trong trận chiến Đại Tây Dương kể từ năm 1940. Đây chủ yếu là những máy bay trinh sát tầm xa, đầu tiên là với loại Focke-Wulf 200, và sau này là loại Junkers 290 – máy bay tuần tra hàng hải. Lúc đầu, chiếc máy bay Focke-Wulf đã rất thành công, ( không quân Đức) tuyên bố đánh chìm 365.000 tấn tầu hàng vào đầu năm 1941. Những chiếc máy bay này có rất ít về số lượng, chúng trực thuộc sự quản lý của Không quân Đức (Đức không có lực lượng không quân thuộc hải quân), các phi công ít được đào tạo về chuyên môn trong kỹ năng tấn công vào các đoàn tầu vận chuyển ( lúc này có lẽ các phi công giỏi nhất và máy bay tốt nhất đang được chuẩn bị để tham chiến ở mặt trận phía Đông chăng?).
Hoạt động của tàu ngầm Ytalia tại Đại Tây Dương
Người Đức cũng nhận được sự giúp đỡ từ đồng minh của họ. Từ tháng 8 năm 1940, một đội tàu nhỏ gồm 27 tàu ngầm của Ytalia được đặt tại căn cứ BETASOM ở Bordeaux để tham gia tấn công tàu Đồng minh ở Đại Tây Dương. Các tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Ytalia (Regia Marina) được thiết kế cho các hoạt động của hạm đội tại Địa Trung Hải, không thích hợp với các hoạt động tấn công các đoàn Công voa Đại Tây Dương vì nhỏ hơn tầu U-Boat của Đức. Mặc dù vậy chỉ trong vài năm, 32 chiếc tàu ngầm Ytalia hoạt động ở Đại Tây Dương đã đánh chìm 109 tàu với trọng tải lên tới 593.864 tấn. Ytalia cũng thành công với việc sử dụng ?o ngư lôi người ?o ở dưới nước, chiến thuật này đã vô hiệu hóa một số tàu của Anh tại Gibraltar.
Mặc dù đã có những thành công như vậy nhưng sự can thiệp của Ytalia đã không được công nhận bởi Dönitz, người luôn có ấn tượng rằng đặc điểm người Ytalia là “không thật sự có đủ sự kỷ luật” và “không thể giữ bình tĩnh khi đối mặt với kẻ thù”. Họ đã không thể hợp tác trong chiến thuật sói bầy hoặc thậm chí không đáng tin cậy để báo cáo địa chỉ liên lạc hoặc điều kiện thời tiết và vùng họ hoạt động thì người Đức đã chuyển đi mà không cùng tham gia chiến đấu ( Đức tỏ không hề tin cậy đồng mình Ytalia của họ).
Thiết bị chống ngầm ASDIC
Sự phát triển của thiết bị ASDIC, bây giờ được gọi là thiết bị sonar, đây là phần rất quan trọng trong trận chiến Đại Tây Dương cũng như sự phát triển của radar trong trận chiến Anh Quốc ( đây là trận chiến của Không quân, nhờ có cải tiến về radar mà KQ Hoàng gia Anh – RAF đã chiến thắng trong trận chiến này trước KQ Đức – Luftwaffe), và trong cả hai trường hợp người Anh đã đưa ra những đột phá quan trọng. Thực tế là âm thanh được truyền đi một cách hiệu quả bởi nước đã trở nên nổi tiếng trong Thế chiến thứ nhất, và micro được đặt trong nước (hydrophone) đã được sử dụng để nghe tiếng động của tàu ngầm tại thời điểm đó (WWI). Tiếng ồn và tiếng vang tự nhiên cũng được phát hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật này, nhưng người Anh là những người đầu tiên phát triển một “đèn rọi theo hướng âm thanh – sound searchlight”. Một sự phát triển quan trọng là sự hội nhập của ASDIC với một bảng vẽ và vũ khí chống ngầm vào thành một hệ thống chống ngầm hoàn chỉnh. ASDIC từ viết tắt thường được cho là xuất phát từ viết tắt Ủy ban điều tra và phát hiện tàu ngầm của Đồng Minh (Allied Submarine Detection Investigation Committee), điều này được đưa ra như là lời giải thích chính thức khi hệ thống này trở thành kiến thức rộng rãi, nhưng bây giờ lại xuất hiện ý kiến rằng đây là một lời giải thích sau sự kiện không thể tìm thấy dấu vết của Ủy ban này để chứng tỏ nó đã tồn tại. Thay vào đó người ta giải thích rằng vì để giữ bí mật trong việc phát triển loại vũ khí này mà các nhà khoa học đã được khuyến khích để giữ chúng ở dạng mã hoá để tránh gián điệp Đức lượm lặt thông tin, ít nhất là các kiến thức cơ bản. Vì vậy việc truyền âm thanh (Ultrasonic) đã được đổi thành ASD-ic (phát hiện và chống tàu ngầm)
ASDIC bao gồm một đầu dò được đặt trong một cái chụp bên dưới con tàu, nó tung ra một chùm hẹp âm thanh trong một loạt các xung có thể sẽ phản ánh quay trở lại từ một đối tượng đang chìm trong nước trong phạm vi tối đa khoảng 3.000 yard (2.700 m). Những cái chụp này được mở về phía biển và phải được bảo đảm rằng nước ở xung quanh đầu dò vẫn còn tương đối là nước chuyển động nhanh và chúng sẽ không tiêu hủy bất kỳ tín hiệu nào. Các tiếng vang – echo tạo ra một phạm vi chính xác để xác định mục tiêu. Nhưng sự khác biệt trong nhiệt độ ở độ sâu khác nhau của nước có thể tạo ra các tiếng vang giả, như thể dòng nước, xoáy nước và các đoàn cá lớn, vì vậy cần có kinh nghiệm để sử dụng thiết bị ASDIC một cách có hiệu quả. Thiết bị ASDIC chỉ có hiệu quả ở tốc độ thấp. Ở tốc độ trên 15 knot (28 km/ h) hoặc tương tự như vậy, tiếng ồn của tàu biển khi đi qua vùng nước có thể sẽ làm át đi những tiếng vọng (có thể phát ra từ đối tượng bị truy tìm).
Các bước tiến hành trong thời đầu chiến tranh của Hải quân Hoàng gia Anh là quét ASDIC theo một vòng cung từ một phía của một con tàu cho tới một chiếc khác, dừng các đầu dò lại ở mỗi vài độ để tung ra một tín hiệu. Một số tàu cùng tìm kiếm với nhau được sử dụng ở một khoảng cách một dòng, một dặm hoặc một dặm rưỡi. Nếu một tiếng vang được phát hiện, và nếu người điều hành xác định nó dường như là của tàu ngầm, các con tàu sẽ được chỉ hướng tới mục tiêu và chúng sẽ tiến đến gần với tốc độ vừa phải, phạm vi và hướng của chiếc tàu ngầm sẽ được vẽ lên đồ thị (plotted) theo tiếng vang trong khoảng thời gian truy tìm để xác định hướng đi cũng như tốc độ (của chiếc tầu ngầm) trong lúc các con tầu săn ngầm tiến lại gần trong vòng 1.000 yards (910 m). Một khi người ta quyết định tấn công con tàu sẽ vào gần với tốc độ nhanh hơn, bằng cách sử dụng các dữ liệu thu thập được để tính toán về hướng đi và tốc độ của mục tiêu. Mục đích là để cho con tàu vượt qua phía trước chiếc tàu ngầm một khoảng cách nhỏ, sau đó các quả bom chìm sẽ được lăn từ các máng ở phía đuôi tầu và những nhân viên thả bom chìm sẽ khai hỏa một số quả bom ở khoảng cách khoảng bốn mươi mét ở hai bên. Mục đích là để tạo ra một mẫu được đánh bom chìm theo hình một viên kim cương thuôn dài (elongated diamond), với hy vọng rằng chiếc tàu ngầm sẽ nằm ở đâu đó bên trong chiếc mẫu này. Nhưng để có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa một chiếc tàu ngầm, một quả bom chìm sẽ phải nổ gần mục tiêu trong vòng khoảng sáu mét, bất kể là nó được thả từ tầu chiến cũng như từ máy bay. Lúc đầu cuộc chiến thiết bị ASDIC rất nghèo nàn trong việc xác định chiều sâu nên thường là người ta phải lập một biễn thiên đo độ sâu khác nhau như một phần của mẫu này.
Có những bất lợi trong các phiên bản đầu của hệ thống này. Các bài tập trong cuộc chiến chống ngầm chỉ được hạn chế từ một tới hai khu trục hạm để săn bắt chỉ một chiếc tàu ngầm duy nhất mà vị trí của nó thường bắt đầu được biết đến vào ban ngày và vào thời tiết tĩnh chứ không phải là trong điều kiện bão. U-Boat của Đức có thể lặn sâu xa hơn so với tàu ngầm của Anh hay Mỹ, thậm chí độ lặn sâu nhất của tầu ngầm Đức còn vượt qua cả độ sâu của bom chìm Anh (độ lặn sâu hơn 700 feet (210 m) so với việc lập độ sâu tối đa của bom chìm là 350 feet). Quan trọng hơn, bộ đầu dò ASDIC đời đầu không thể trực tiếp dò xuống, vì vậy người điều hành ASDIC thường mất ?odạng ? của chiếc U-Boat trong các giai đoạn cuối cùng của cuộc tấn công, khoảng thời gian mà chiếc tàu ngầm chắc chắn sẽ vận động nhanh. Tiếng nổ của một quả bom chìm cũng làm ảnh hưởng đến vùng nước đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho người điều hành ASDIC để dò lại mục tiêu nếu cuộc tấn công đầu tiên thất bại.
Với niềm tin ngây thơ rằng thiết bị ASDIC đã giải quyết vấn đề về tàu ngầm, áp lực với ngân sách của thời Đại khủng hoảng và các nhu cầu bức xúc cho nhiều loại vũ khí khác có nghĩa là rất ít tiền được chi cho các tàu hoặc vũ khí chống ngầm. Hầu hết các chi tiêu hải quân và nhiều sĩ quan tốt nhất của Anh được dành cho Hạm đội. Và nghiêm trọng hơn lãnh đạo Hải quân Anh dự kiến rằng giống như ở Thế chiến thứ nhất, tàu ngầm Đức sẽ chỉ hoạt động loanh quanh ở các vùng ven biển và họ chỉ có cách tiếp cận để đe dọa các bến cảng. Kết quả là, Hải quân Hoàng gia bước vào Thế chiến thứ hai trong năm 1939 mà không đủ lực để bảo vệ áp tải các chuyến vận chuyển đường dài trên biển, và không có các sỹ quan có kinh nghiệm trong cuộc chiến chống ngầm tầm xa. Tình hình trong Lực lượng Không quân Tuần duyên Hoàng gia thậm chí còn thảm khốc hơn, nơi mà máy bay có thể tuần tra thông thường thì họ chỉ có súng máy (lắp trên máy bay) khi nhìn thấy một tàu ngầm đang lặn xuống.
Những tầu chiến lớn tấn công bề mặt
Mặc dù gặt hái được những thành công này, tầu U-boat vẫn không được công nhận như là một mối đe dọa chính cho các đoàn Công voa Bắc Đại Tây Dương. Với ngoại lệ như Dönitz, các sĩ quan hải quân cao cấp nhất ở cả hai phía đều coi các tàu chiến bề mặt mới là các vũ khí tối thượng để gây nguy hiểm cho thương đoàn.
Trong nửa đầu của năm 1940, không có tầu tấn công bề mặt nào của Đức tại vùng biển Đại Tây Dương vì Hạm đội Đức được tập trung cho cuộc xâm lược vào Na Uy, chỉ có chiếc tầu chiến bề mặt duy nhất – Đô đốc Graf Spee, đã bị tiêu diệt trong trận cửa sông River Plate bởi một hải đội tầu Anh gồm những tầu yếu hơn và súng nhỏ hơn. Nhưng từ mùa hè năm 1940 một đội hình nhỏ và ổn định gồm các tàu chiến và tầu buôn vũ trang của Đức được thành lập để tấn công các đoàn tầu hàng bắt đầu tiến vào Đại Tây Dương.
Sức mạnh của một tàu chiến khi tấn công vào một đoàn tầu hàng đã được chứng minh bởi số phận của đoàn Công voa HX 84, họ đã bị phát hiện bởi chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức – Đô đốc Scheer vào ngày 05 tháng 11 năm 1940. Chiếc Đô đốc Scheer nhanh chóng nhấn chìm năm chiếc tàu và nhiều chiếc khác bị đánh hỏng nằm rải rác trong đoàn công voa. Chỉ có sự hy sinh của chiếc tầu tuần dương hộ tống HMS Jervis Bay (đây là một chiếc tầu buôn vũ trang) và bóng tối buông xuống mới cho phép phần còn lại của đoàn công voa kịp tẩu thoát. Người Anh lúc bấy giờ phải đình chỉ các đoàn Công voa vượt Bắc Đại Tây Dương và tung hải đoàn Home Fleet ra biển cả để cố gắng đánh chặn chiếc Scheer. Việc tìm kiếm không thành công vì chiếc Scheer đã biến mất vào Nam Đại Tây Dương. Nó lại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương tháng sau đó.
Các tầu tấn công bề mặt khác của Đức lúc nay bắt đầu cho người ta thấy sự hiện diện của họ. Vào ngày Giáng sinh, năm 1940, tàu tuần dương Đô đốc Hipper tấn công đoàn công voa chở quân số WS 5A nhưng nó bị đẩy ra bởi các tàu tuần dương hộ tống. Chiếc Hipper đã gặt hái được thành công lớn hơn trong hai tháng sau đó, vào ngày 12 tháng 2 năm 1941, khi nó tìm thấy đoàn 64 SLS không được hộ tống gồm 19 tàu và đánh chìm bảy chiếc trong số họ. Vào tháng Giêng năm 1941, các tàu chiến ghê gớm (và cao tốc) của Đức – các chiếc Scharnhorst và Gneisenau – có vũ khí khủng hơn bất kỳ tàu Đồng minh có thể đuổi kịp họ, đã được tung vào vùng biển từ nước Đức để tham gia vào các cuộc tấn công các làn đường vận chuyển trong Chiến dịch Berlin. Bởi vì có sự xuất hiện nhiều các tầu tấn công lớn của Đức tại Đại Tây Dương cho nên người Anh cũng buộc phải tung ra nhiều tàu chiến hơn nữa đến mức có thể để hộ tống các đoàn công voa. Việc tăng gấp đôi các tầu hộ tống đã cứu được các đoàn công voa khỏi bị tiêu diệt bởi các tàu chiến Đức. Trong tháng hai, sự hiện diện của chiếc tàu thiết giáp cao tuổi HMS Ramillies đã ngăn cản được một cuộc tấn công vào đoàn công voa HX 106. Một tháng sau, Đoàn công voa SL 67 được cứu sống bởi sự hiện diện của tàu thiết giáp từ thời WWI – chiếc HMS Malaya.
Vào tháng Năm, người Đức tiến hành gắn kết một loạt các cuộc tấn công đầy tham vọng nhất của họ: Chiến dịch Rheinübung. Chiếc tàu thiết giáp hạm mới toanh Bismarck và chiếc tàu tuần dương Prinz Eugen được tung ra biển Đại Tây Dương để tấn công các đoàn công voa chở hàng. Được cảnh báo trước bởi thông tin tình báo, một phân đội tầu chiến Anh tìm cách ngăn chặn các tầu tấn công của Đức ở ngoài khơi bờ biển Iceland. Kết quả đã tạo ra – Trận eo biển Đan Mạch, đây lại chính là một thảm họa cho người Anh với sự tổn thất của chiếc tàu tuần dương chủ lực HMS Hood, trong số 1.418 thành viên thủy thủ đoàn chỉ còn có ba người sống sót. Nhưng may mắn nhờ vào một quả ngư lôi phóng từ một chiếc Fairey Swordfish đã vô hiệu hóa bánh lái của chiếc Bismarck nên Hạm đội Anh đã kịp thời truy kích và đánh chìm chiếc tầu này trong ba ngày sau đó, trong tổng số thủy thủ đoàn của chiếc Bismarck gồm 2.300 người chỉ còn 110 người được cứu sống. Việc con tầu này bị đánh chìm đã đánh dấu sự kết thúc của các cuộc tấn công tàu thương mại bằng tầu chiến
Tại Channel Dash mặc dù sự trở lại của các chiếc Scharnhorst, Gneisenau và Prinz Eugen của Đức vào tháng 2 năm 1942 đã tạo ra nhiều bối rối cho người Anh, nhưng nó cũng đánh dấu sự kết thúc của mối đe dọa từ các tầu chiến bề mặt của Đức tại Đại Tây Dương. Sự mất mát của chiếc Bismarck, và sự kiện Đoàn công voa Bắc cực và mối đe dọa về các đợt tấn công của Đồng minh vào Na Uy đã có là lý do để thuyết phục Hitler rút lui.
Chiến tranh đã nổ ra quá sớm cho việc hoàn thành kế hoạch mở rộng hải quân tên là Plan Z của người Đức. Đây là kế hoạch đóng những chiến hạm đủ mạnh để tiêu diệt bất kỳ tầu hộ tống đoàn hộ tống, những con tầu này sẽ đi kèm với những tàu có khả năng tiêu diệt các đoàn công voa nhưng dự án này không bao giờ được hoàn thành (chuyên nghiệp hóa trong việc tầu chuyên tấn công tầu hộ tống với tầu tấn công tầu buôn). Mặc dù số lượng tàu các tàu chiến tấn công tuyến đường thương mại bị tiêu diệt được cho tương đối nhỏ khi so sánh với các thiệt hại tầu U-Boat, mìn và không quân, các cuộc tấn công của họ đã thực sự phá vỡ tính hệ thống của đoàn công voa của quân đồng minh, nói một cách nghiêm túc chúng đã thực sự làm giảm khối lượng nhập khẩu của người Anh.
Sự chống trả của các tầu hộ tống (tháng 3 năm 1941 – tháng 5 năm 1941)
Các trận chặn đánh tai hại nhằm vào các đoàn công voa trong tháng 10 năm 1940 buộc người Anh phải thay đổi chiến thuật. Sự thay đổi quan trọng nhất trong số đó là việc đưa vào áp dụng các nhóm tầu hộ tống thường trực để nâng cao khả năng điều phối và hiệu quả của tàu chiến và thủy thủ trong cuộc chiến. Người Anh được trợ giúp một cách nỗ lực sự bởi tăng dần về số lượng các tàu hộ tống có sẵn cũng như các tàu khu trục cũ của người Mỹ và số đóng mới của Anh và Canada. Các tàu hộ tống lớp Hoa (Flower class corvettes) lúc này đã tham gia vào làm nhiệm vụ với số lượng. Nhiều tàu đã trở thành một phần của lực lượng tăng cường của Hải quân Hoàng gia Canada, rất nhiều chiếc trong số này đã trưởng thành từ những tàu khu trục đã tham chiến và nhận trách nhiệm ngày càng nặng nề bởi nhiệm vụ hộ tống đoàn công voa. Những con tàu mới được sử dụng bởi những người Pháp tự do hoặc các đội Na Uy và Hà Lan, nhưng đó chỉ là một thiểu số nhỏ bé trong một số lượng rất lớn các tầu khu trục được trực tiếp chỉ huy và điều hành bởi người Anh. Đến năm 1941 công chúng Hoa kỳ bắt đầu có tư tưởng chống lại người Đức nhưng cuộc chiến trên biển vẫn chủ yếu vẫn được tiến hành bởi nước Anh và các thuộc địa của nó để chống lại Đức.
Ban đầu, các nhóm tầu hộ tống mới bao gồm hai hoặc ba tàu khu trục và độ một nửa tá tàu hộ tống loại nhỏ. Khi mà hai hoặc ba chiếc trong mỗi nhóm thường phải được sửa chữa trong các ụ tầu do thời tiết hoặc thiệt hại trong chiến đấu, thì các nhóm này thường chỉ còn vào khoảng sáu chiếc. Việc đào tạo (thủy thủ đoàn của) các tàu hộ tống cũng được cải thiện vì những thực tế của cuộc chiến trở ngày càng trở nên rõ ràng. Một căn cứ mới được thành lập tại Tobermory để thao luyện cho các tàu hộ tống và các thành viên thủy thủ đoàn của chúng tính huống của các trận đánh theo chế độ nghiêm ngặt của Phó Đô đốc O. Gilbert Stephenson.
Trong tháng 2 năm 1941, Bộ Hải quân đã chuyển Chỉ huy sở của Western Approaches Command từ Plymouth đến Liverpool, Nơi mà họ có nhiều liên hệ gần gũi hơn và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các đoàn công voa vượt Đại Tây Dương. Những hợp tác chặt chẽ hơn với sự hộ trợ tốt hơn của Không quân cũng đã bắt đầu được phát huy. Trong tháng tư, Bộ Hải quân đã nắm quyền kiểm soát hoạt động của Lực lượng Không quân Tuần duyên (Coastal Command aircraft). Ở cấp độ chiến thuật, người Anh cho lắp đặt các trạm radar sóng ngắn để có thể phát hiện khi nào các tầu U-Boat và loại radar này được thu nhỏ để đặt được trên cả các tàu nhỏ và máy bay vào đầu năm 1941.
Tác động của những thay đổi đầu tiên bắt đầu được cảm thấy trong những trận đánh các đoàn công voa trong suốt mùa xuân năm 1941. Trong đầu tháng Ba, thuyền trưởng Prien cùng chiếc U-47 không quay trở về sau 01 chuyến tuần tra. Hai tuần sau, trong trận đánh đoàn công voa HX 112, nhóm tầu hộ tống mới số 3 được thành lập gồm năm tàu khu trục và hai tàu hộ tống để chống trả chiến thuật Sói bày của tầu U-boat. Chiếc U-100 đã bị phát hiện bởi chiếc radar thô sơ trên chiếc tàu khu trục Vanoc sau đó nó bị đâm và đánh chìm. Ngay sau đó chiếc U-99 cũng bị truy đuổi và bị đánh chìm, thành viên thủy thủ đoàn của nó bị bắt sống. Phó Đô đốc Dönitz đã mất ba ace hàng đầu của mình: đó là các thuyền trưởng Kretschmer, Prien và Schepke.
Dönitz lúc này cho chuyển các bầy sói của ông ra xa hơn về phía tây để chặn đón các đoàn công voa trước khi các tầu hộ tống chống ngầm tham gia. Chiến lược mới này có thưởng ngay vào đầu tháng tư khi Sói bầy tấn công Đoàn công voa số SC 26 trước khi các tầu hộ tống chống ngầm của nó kịp tiếp ứng. Mười tàu tầu hàng bị đánh chìm nhưng một tàu U-Boat cũng bị tiêu diệt.
Ngày 09 Tháng Năm, chiếc tàu khu trục HMS Bulldog của Anh đã bắt sống được chiếc U-110 và thu được một Máy Enigma còn hoàn toàn nguyên vẹn. Cùng với một vài vụ bắt giữ khác, đây là một bước đột phá quan trọng cho những nỗ lực của Đồng Minh giải phá mã Enigma. Chiếc máy này được đưa tới Bletchley Park nơi nó được sử dụng để giúp giải phá các mật mã của Đức. Sự kiện này cùng với sự thành công của những chuyên gia có tên là Flowers và Turing của Anh đã tạo ra khả năng đọc được được mật mã của hải quân Đức trong nhiều phần còn lại của chiến dịch và cũng rất tình cờ công việc này lại cung cấp động lực cho việc phát triển thiết bị điện tử đầu tiên có lập trình ” máy tính Colossus”.
Mở rộng khu vực ( về mặt Địa lý) của cuộc chiến (tháng 6 -tháng 12 năm 1941)
Các hoạt động ngày càng gia tăng của người Mỹ
Trong tháng 6 năm 1941, người Anh quyết định cung cấp hộ tống một cách đầy đủ cho các đoàn công voa vượt Bắc Đại Tây Dương. Để làm được điều này ngày 23 tháng 5 Bộ Hải quân Anh đã yêu cầu Hải quân Hoàng gia Canada chủ trì bảo vệ đoàn công voa tại khu vực phía tây và thiết lập các căn cứ của lực lượng hộ tống của các thương đoàn tại St Johns, Newfoundland. Ngày 13 tháng 6 năm 1941 thiếu tướng L.W. Murray của Hải quân Hoàng gia Canada tới nhận nhiệm vụ của mình tại sở chỉ huy lực lượng hộ tống Newfoundland, dưới sự điều hành của Chỉ huy của đơn vị Western Approaches, có Trụ sở tại Liverpool. Sáu tàu khu trục của Canada và 17 tàu hộ tống, được tăng cường bởi bảy tàu khu trục, ba tầu sloop và năm tàu hộ tống của Hải quân hoàng gia đã được tập hợp để làm các nhiệm vụ trong đó có việc hộ tống các đoàn công voa từ các bến cảng đến Newfoundland Canada và sau đó đến một địa điểm phía nam Iceland, nơi mà các nhóm tầu hộ tống của Anh sẽ thay thế họ để làm nhiệm vụ hộ tống.
Đến năm 1941 Hoa Kỳ có vai trò ngày càng tăng trong chiến tranh mặc dù trên danh nghĩa đây là quốc gia trung lập. Trong tháng 4 năm 1941 Tổng thống Roosevelt mở rộng Khu vực an toàn Pan-American về phía đông ra xa tới gần Iceland. Lực lượng Anh đã chiếm đóng Iceland khi Đan Mạch rơi vào tay người Đức trong năm 1940, người Mỹ đã được thuyết phục để cung cấp lực lượng hỗ trợ cho quân đội Anh trên quốc đảo này. Tàu chiến Mỹ bắt đầu hộ tống đoàn công voa của quân Đồng minh ở phía tây Đại Tây Dương ở những vùng xa như Iceland và đã có nhiều cuộc va chạm thù địch với tầu U-Boat. Một đội tầu hộ tống hỗn hợp gồm các tàu khu trục và tàu hộ tống Mỹ, Anh và Canada đã được thành lập sau lời tuyên chiến của Hoa Kỳ.
Trong tháng 6 năm 1941 Hoa Kỳ nhận thấy rằng vùng biển nóng của Đại Tây Dương cũng trở nên nguy hiểm cho các tầu buôn của người Mỹ nếu không được hộ tống. Ngày 21 tháng 5 chiếc SS Robin Moor một tàu chở hàng của Mỹ không mang theo các đồ cung cấp quân sự đã bị chặn lại bởi chiếc U-69 ở khoảng cách 750 dặm (1.210 km) phía tây của Freetown, Sierra Leone. Sau khi hành khách và thủy thủ đoàn của nó có ba mươi phút để xuống xuồng cứu hộ, sau đó chiếc U-69 phóng ngư lôi và đánh chìm con tàu này. Những người sống sót sau đó đã trôi dạt mà không cứu nạn hoặc phát hiện tới tận mười tám ngày. Khi tin tức về vụ chìm tầu này đến được Mỹ, các công ty vận tải thực sự cảm thấy chẳng nơi nào là an toàn cả. Như tạp chí Times đã đăng trong tháng 6 năm 1941, “nếu như tiếp tục có những vụ đánh chìm tầu như thế này, tàu Mỹ sẽ phải di chuyển tới những nơi xa vùng chiến sự, những vùng dễ gặp nguy hiểm. Từ nay trở đi Hoa Kỳ hoặc là có thể phải thu hồi các tàu của mình từ các đại dương về hoặc phải thực thi quyền của mình trong việc sử dụng một cách tự do các vùng biển “.
Đồng thời trong lúc này người Anh cũng cố gắng làm việc để phát triển một loạt các kỹ thuật để có thể phá các ưu thế trên tàu ngầm Đức. Rất thú vị rằng mặc dù chúng được phát minh bởi người Anh, các công nghệ quan trọng lại được cung cấp một cách tự do vào Mỹ, tại đây sau đó chúng lại được đặt tên và sản xuất đại trà. Trong nhiều trường hợp việc này đã dẫn đến quan niệm sai lầm rằng chúng được phát triển ở Mỹ.
Thứ nhất, các loại bom chìm mới được phát triển để bắn qua từ bên trong tầu khu trục thay vì chỉ đơn giản là thả chúng xuống từ phần đuôi của các tàu khu trục nay xuống những vùng nước chúng đã đi qua. Thiết bị ASDIC thường bị mất liên lạc ở thẳng phía dưới chiếc tầu và tầu U-Boat thường sử dụng điểm yếu này để trốn thoát. Ngoài ra, bom chìm cũng được bắn theo mẫu để ” để đóng hộp” mục tiêu trong các vụ nổ. Sóng từ các đợt sốc sau đó sẽ phá hủy các tầu U-boat bằng cách nghiền nó ra bởi các vụ nổ.
Chiến dịch tiếng trống (Tháng 1 năm 1942 – tháng 6 năm 1942)
Sự kiện Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng và sau đó lời là tuyên chiến của Đức với nước Mỹ đã có hiệu lực ngay lập tức. Đô đốc Dönitz kịp thời lên kế hoạch tấn công các đoàn vận tải ở ngoài khơi bờ biển phía Đông của Hoa kỳ. Dönitz chỉ có 12 tàu U-Boat loại Type IX, đây là loại có khả năng tiến hành các chuyến hành trình dài ngày về phía bờ biển Đông của Hoa Kỳ nhưng một nửa trong số chúng đã bị chuyển sang theo lệnh của Hitler để chống lực lượng Anh tại Địa Trung Hải. Một trong những chiếc của phần còn lại cần được theo sửa chữa, nên chỉ còn có năm chiếc U-Boat là có thể tiến được đến Hoa Kỳ để tiến hành cái gọi là Chiến dịch tiếng trống (Paukenschlag).
Người Mỹ không có kinh nghiệm trực tiếp về những trận chiến hải quân hiện đại trên bờ biển riêng của họ. Các tầu U-Boat chỉ đơn giản là đứng ngoài khơi bờ biển của vùng duyên hải phía đông và chọn ra tàu mà chúng in bóng dưới ánh sáng của thành phố. Viên chỉ huy trưởng của Hạm đội Hoa Kỳ, Đô đốc King Ernest là người không ưa thích gì người Anh nên ban đầu đã bác bỏ lời kêu gọi của Hải quân Hoàng gia Anh về việc tắt hệ thống đèn ven biển, và thành hệ thống hộ tống đoàn công voa. King bị chỉ trích vì quyết định này nhưng những người bảo vệ ông tranh luận rằng hạm đội khu trục Hoa Kỳ đã bị hạn chế (một phần do việc bán 50 tàu khu trục cũ sang nước Anh ở giai đoạn trước đó của cuộc chiến) và King cũng tuyên bố rằng dùng các tàu khu trục để bảo vệ các tàu chở quân của Đồng minh là quan trọng hơn so với hộ tống đường vận chuyển. Tàu của ông cũng rất bận rộn để hộ tống những hàng hóa theo dạng Lend-Lease cho người Nga, cũng như phải chiến đấu với người Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Điều này không giải thích việc từ chối yêu cầu tắt đèn ven biển, hoặc đáp ứng bất kỳ lời khuyên nào mà Hải quân Hoàng gia Anh đưa ra. Không có tầu chở quân nào bị mất, nhưng nhưng có nhiều tầu chở hàng trong vùng biển của Mỹ đã bị bỏ mặc và phải chịu nhiều rủi ro. Người Anh cuối cùng lập một đội tầu hộ tống ven biển và chuyển các đội tàu hộ tống này một cách miễn phí sang nước Mỹ đây có thể gọi là một ” Lend Lease ngược chiều”, vì Đô đốc Kinh không muốn (hoặc không thể) làm bất kỳ điều gì tương tự.
Chiếc tàu đầu tiên bắt đầu nổ súng vào ngày 13 Tháng 1 1942, và tính tới thời gian họ quay trở về bờ biển nước Pháp vào ngày 06 tháng 2 họ đã đánh chìm 156.939 tấn vận tải mà không mất chiếc tầu nào. Những chiếc đầu tiên của tầu U-Boat IX Type được thay thế bởi những chiếc Type VII và IX có khả năng tiếp nhiên liệu trên biển từ tầu ngầm tiếp liệu Type XIV Milk Cows và chúng đã đánh chìm hơn 397 tàu với tổng cộng 2.000.000 tấn (như đã đề cập trước đây toàn là tầu hàng, không hề có một tầu chở quân nào bị đánh chìm). Năm 1943, Hoa Kỳ đưa vào khai thác trên 11.000.000 tấn tàu chở hàng; con số đó giảm xuống trong những năm chiến tranh sau này, cũng như ưu tiên chuyển sang làm nhiệm vụ khác.
Vào tháng Năm, Đô đốc King (trong thời gian này đang đảm đương cả hai chức vụ chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ và chỉ huy trưởng các chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ) cuối cùng cũng đã tập hợp đủ tàu bè để thành lập một hệ thống đoàn tầu hộ tống. Sự kiện này đã nhanh chóng dẫn đến sự mất mát của bảy chiếc U-Boat. Tuy nhiên người Mỹ cũng không có đủ tàu để bù lại tất cả các tầu bị mất, và tầu U-Boat vẫn tiếp tục được hoạt động tự do trong như trong Trận vùng biển Caribbê và trong suốt vùng Vịnh Mexico (Nơi thậm chí họ có tác dụng phong tỏa một số cảng của Mỹ) cho đến tháng bảy, khi các tàu hộ tống cho mượn của Anh bắt đầu đến được Hoa kỳ. Anh và Hoa kỳ tổ chức một hệ thống đoàn công voa hỗn hợp trên bờ biển của Hoa kỳ và trong vùng biển Caribbean vào giữa năm 1942 dẫn đến một sự thuyên giảm ngay lập tức các vụ tấn công ở những vùng đó. Kết quả của việc tăng cường hệ thống hộ tống đoàn công voa ven biển là các U-Boat chuyển lại sự chú ý tới các đoàn công voa vượt Đại Tây Dương. Đối với các nước Đồng Minh, tình hình trở nên nghiêm trọng nhưng không quá quan trọng trong suốt năm 1942.
Chiến dịch Tiếng trống còn có một hiệu lực khác. Nó thành công đến nỗi Chính sách kinh tế thời chiến của Dönitz đã được nhìn nhận ngay cả bởi Hitler và ông này cũng cho rằng sử dụng các tầu U-Boat-U là có hiệu quả nhất, và ông (Đô đốc Dönitz) được lệnh tiếp tục hoàn thiện để sử dụng chúng nếu như ông thấy là phù hợp. Trong khi đó Đô đốc tư lệnh Raeder đã bị sa thải vì kết quả của một thảm họa Trận chiến Biển Barents trong đó hai tàu tuần dương hạng nặng của Đức bị đánh tơi bời bởi nửa tá tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia. Dönitz cuối cùng đã được tấn phong làm Đại Đô đốc của hạm đội và ông tập trung tất cả các nguồn lực để chuyển sang ưu tiên chế tạo đội tầu U-Boat.
Trận chiến giữa biển Đại Tây Dương (tháng 7 năm 1942 – tháng 2 năm 1943)
Cuối cùng cùng thì người Mỹ cũng đã thu xếp ổn thỏa cho các đoàn toàn hộ tống, tổn thất của tàu bè từ tàu Boat-U nhanh chóng giảm xuống, và Dönitz nhận ra rằng các tầu U-Boat của ông nên được sử dụng tốt hơn ở những nơi khác. Ngày 19 tháng 7 năm 1942, ông ra lệnh cho chiếc U-Boat cuối cùng để rút ra khỏi bờ biển Đại Tây Dương – Hoa Kỳ, và vào cuối tháng 7 năm 1942 ông chuyển sự chú ý của mình trở lại Bắc Đại Tây Dương. đoàn công voa SC 94 là đánh dấu chú ý sự trở lại của U-Boat tới các đoàn tầu hàng từ Canada đến quần đảo Anh.
Có đủ tầu U-Boat lan tỏa ra khắp Đại Tây Dương và cho phép một số Bầy sói tấn công các tuyến đường vận chuyển khác nhau. Thường thì một Bầy sói U-Boat có từ 10-15 chiếc sẽ tấn công trong một hoặc hai đợt vào các đoàn công voa như đoàn SC 104 và đoàn SC 107, họ có thể tấn công vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Thiệt hại nhanh chóng tăng lên và trong tháng 10 năm 1942 khoảng hơn 56 tàu với trọng tải 258.000 tấn bị chìm chỉ trong khoảng khoảng cách giữa Greenland và Iceland- mà đây vẫn còn khu vực tuần tra trên không ngày càng tăng của quân Đồng minh.
Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Đô đốc Noble đã được thay thế bởi Đô đốc Sir Max Horton như là chỉ huy Trưởng của Western Approaches Command. Horton sử dụng số lượng ngày càng tăng của các tàu hộ tống có sẵn cho Western Approaches Command để tổ chức các nhóm hỗ trợ- các nhóm này được sử dụng để củng cố đoàn công voa bị tấn công. Không giống như các nhóm hộ tống thường xuyên, các nhóm hỗ trợ không trực tiếp chịu trách nhiệm về sự an toàn của bất cứ đoàn công voa riêng biệt nào. Việc giảm bớt trách nhiệm này cho phép họ có tính linh hoạt chiến thuật cao hơn, cho phép các nhóm hỗ trợ có thể tản ra để săn ngầm khi chúng bị phát hiện bởi máy bay trinh sát hoặc khi chỉ đạo việc tìm kiếm qua tần số cao (HF / DF). Trong tình huống mà các tàu hộ tống thường xuyên phải trở về với các đoàn công voa của họ, thì các nhóm hỗ trợ có thể tiến hành săn ngầm trong nhiều giờ. Một chiến thuật nữa được áp dụng bởi thuyền trưởng Walker là bám bên trên một chiếc U-Boat và đợi cho đến khi dưỡng khí của nó bị hết và nó bị buộc phải nổi trên bề mặt. ( Chiếc U-Boat lặn xuống và bất động giống như bịt mũi mà hụp xuống nước vậy, nếu di chuyển sẽ bị tầu săn ngầm dùng Sonar phát hiện, nhưng thằng săn ngầm cũng quái cứ vật vờ ở đó để tầu ngầm bịt mũi không nổi phải nổi lên)
Con nhím ( Hedgehog)
Vào cuối năm 1942, người Anh phát triển một loại vũ khí mới, và tàu chiến được trang bị với loại đạn cối chống ngầm Con nhím – Hedgehog loại này có thể bắn 24 quả liên tiếp, bắn trực tiếp về phía trước của con tàu tấn công. Không giống như bom chìm chỉ phát nổ ở một độ sâu nhất định được đặt ở phía sau chiếc tàu chiến tấn công, gây rối loạn vùng nước và làm cho bị nó khó khăn trong việc theo dõi các mục tiêu, Hedgehog chỉ phát nổ khi gặp phải tác động. Điều này có nghĩa rằng một U-Boat có thể bị theo dõi và tấn công liên tục cho đến khi nó bị đánh chìm. Hedgehog là một vũ khí có hiệu quả đặc biệt, nâng cao tỷ lệ tiêu diệt của các cuộc tấn công từ 7% đến gần 25%. Khi một trong những quả đạn Hedgehog phát nổ, nó làm cho những quả khác cũng phát nổ làm tăng hiệu quả của loại vũ khí này.

Đạn cối chống ngầm Hedgehog – con nhím được lắp trên các tầu khu trục săn ngầm của Đồng minh từ trong khoảng giữa năm 1942
Đèn rọi săn ngầm – Leigh Light
Các thiết bị phát hiện tầu ngầm gồm radar được lắp trên máy bay có thể phát hiện các hoạt động của U-Boat trên một diện tích rộng, nhưng một đợt tấn công bằng máy bay chỉ thành công khi có tầm nhìn tốt. U-Boat thường khá an toàn khi thoát khỏi máy bay vào ban đêm, kể từ khi người Anh triển khai một hệ thống đèn chiếu sáng thì họ đã có được sự quan sát đầy đủ để chuẩn bị cho cuộc tấn công. Ứng dụng này của người Anh chính là đèn Leigh Light trong tháng 6 năm 1942, đây chính là một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến ở Bắc Đại Tây Dương. Nó là một đèn rọi cực mạnh được kết nối tự động với radar của máy bay để chiếu sáng mục tiêu một cách đột ngột ở trong giai đoạn cuối của một cuộc tấn công. Công nghệ mới này của Anh cho phép máy bay tấn công tàu U-Boat khi họ nổi lên để sạc pin trên bề mặt vào ban đêm và nó buộc tàu ngầm Đức phải chuyển sang sạc pin vào ban ngày

Một đèn rọi Leigh Light được sử dụng cho việc tìm kiếm tầu U-Boat trên bề mặt nước vào ban đêm được trang bị cho một máy bay Liberator của Lực lương Không quân Tuần duyên Hoàng gia ngày 26 tháng 2 năm 1944
Các chỉ huy tầu U-boat – những người còn sống sót đã báo cáo về một sự ghê gớm đặc biệt của hệ thống vũ khí này vì tiếng động của một chiếc máy bay thường không được phát hiện vào ban đêm bởi những tiếng ồn của con tàu. Chiếc máy bay thực hiện việc tìm kiếm những chiếc tàu ngầm bằng cách sử dụng radar centimetric, đây là loại radar mà các U-boat điển hình của Đức không thể phát hiện được với những thiết bị hiện có, và sau đó là máy bay sẽ tấn công theo đội hình. Khi mà radar metric được sử dụng, các thiết bị của nó sẽ tự động làm giảm sức mạnh của radar khi tiếp cận đến các tàu ngầm làm cho chúng không phát hiện ra được mình đang bị theo dõi. Với khoảng cách một dặm hoặc xa hơn nữa những chiếc đèn rọi sẽ tự động được bật lên, rất kịp thời và chính xác nó sẽ làm các mục tiêu bị phát sáng từ trên trời, sau đó chiếc tầu ngầm chỉ có khoảng năm giây cảnh báo trước khi nó nhận được một loạt bom chìm. Sự sụt giảm về số lượng thiệt hại trong công tác vận tải hàng hóa của Đồng Minh từ 600.000 tấn đến 200.000 tấn mỗi tháng được quy cho thiết bị khéo léo này.
Metox receiver ( Đầu thu Metox)
Vào tháng 8 năm 1942, các tầu U-Boat đã được trang bị các thiết bị dò radar để giúp họ tránh những cuộc phục kích bất ngờ có thể được tiến hành bởi các máy bay được trang bị radar hoặc các tàu hộ tống. Thiết bị đầu thu đầu tiên này được đặt tên là Metox sau khi nhà sản xuất người Pháp có năng lực để bắt được các tần số của metric radar được sử dụng bởi các radar đời đầu. Phát minh này không chỉ làm cho tàu U-Boat có thể tránh bị phát hiện bởi các tầu hộ tống của Canada và Hoa Kỳ khi chúng chỉ được trang bị những bộ radar lỗi thời, mà còn cho phép họ (Bầy sói) theo dõi được các đoàn công voa có sử dụng các thiết bị này.
Đỉnh cao của chiến dịch (tháng 3 năm 1943 – tháng 5 năm 1943) hay còn gọi là “tháng đen tối”
Sau đoàn công voa số 154, thời tiết của mùa đông đã tạo ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn của cuộc chiến bắt đầu từ tháng Giêng trước khi các đoàn số SC 118 và ON 166 xuất phát trong tháng 2 năm 1943, nhưng vào mùa xuân năm 1943 trận đánh của các đoàn công voa lại bắt đầu một lần nữa với cùng một mức độ tàn bạo. Đến mùa xuân năm 1943, có rất nhiều tầu U-Boat tuần tra ngang dọc vùng biển Bắc Đại Tây Dương làm cho các đoàn công voa khó mà tránh khỏi bị phát hiện, điều này dẫn đến một loạt các trận đánh đoàn công voa. Trong tháng này các tàu hộ tống bị đánh bại một cách nặng nề trong những trận đánh của các đoàn số UGS 6, HX 228, SC 121, SC 122 và HX 229. Một trăm hai mươi tàu hàng bị đánh chìm trên toàn thế giới, trong đó 82 tàu với trọng tải 476.000 tấn bị đánh chìm tại Đại Tây Dương và 12 tàu U-Boat bị phá hủy.
Tình hình ở Anh như vậy dẫn tơí có thể không tiếp tục được các nỗ lực chiến tranh, với nguồn cung cấp nhiên liệu đang đặc biệt thấp. Rằng Dönitz có thể chiến thắng. Hai tháng tiếp theo sẽ thấy một sự đảo ngược hoàn toàn .
Trong tháng tư, thiệt hại của tầu U-Boat lại tăng lên trong khi số lượng các tàu bị đánh đắm lại giảm đi đáng kể. Ba mươi chín tàu với trọng tải 235.000 tấn bị chìm ở Đại Tây Dương nhưng lại chỉ có 15 tàu U-Boat bị phá hủy.
Bởi vào tháng này sói bầy không còn chiếm được ưu thế và tháng đó đã được biết đến như tháng 5 đen tối của lực lượng tầu U-Boat (U-Boot Waffe). Bước ngoặt là trận đánh tập trung vào đoàn tầu công voa tốc độ chậm số ONS 5 (Tháng 4 -> tháng 5 năm 1943) khi một đoàn 43 tầu buôn được hộ tống bởi 16 tàu chiến bị tấn công bởi một bầy sói gồm 30 tầu U-Boat. Mặc dù 13 tàu buôn bị đánh chìm, sáu tầu U-Boat đã bị đánh chìm bởi những tầu hộ tống hoặc máy bay Đồng Minh. Mặc dù có một cơn bão làm phân tán các tầu buôn ra khỏi sự bảo vệ của không lực trên đất liền, Đô đốc Dönitz đã phải cho ngừng cuộc tấn công. Hai tuần sau, trong trận đánh của đoàn công voa số SC 130 năm tầu U-Boat bị phá hủy mà không gây được thiệt hại nào. Vì phải đối mặt với thiên tai Dönitz đã phải cho ngừng các hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương. Tổng số có 43 tàu U-Boat bị phá hủy trong tháng 5, có 34 chiếc bị phá hủy tại Đại Tây Dương. Thiệt hại này đã làm giảm 25% sức mạnh tổng thể của lực lượng. Đồng minh mất 58 tàu hàng vào tháng 5, 34 chiếc tàu (tổng cộng 134.000 tấn) trong số này bị đánh chìm ở Đại Tây Dương.
Sự hội tụ của Công nghệ
Lực lượng Đồng Minh đã giành được chiến thắng trong Trận chiến Đại Tây Dương trong vòng hai tháng. Không có lý do duy nhất cho chiến thắng này, nhưng những gì tạo ra sự thay đổi đột ngột chính là một sự hội tụ của công nghệ, kết hợp với sự gia tăng nguồn lực của Đồng Minh.
Khoảng cách giữa Đại Tây Dương đã được kết nối bởi các máy bay tầm xa như máy bay B-24 Liberator. Hiệu quả của việc của việc sử dụng những chiếc máy bay này là việc đổi quyền kiểm soát chiến dịch từ lực lượng không quân chống ngầm của Lục quân Hoa kỳ (Army Air Forces Antisubmarine Command ) cho Hải quân Hoa Kỳ. Tại hội nghị Tam cường tháng 5 năm 1943, Đô đốc King yêu cầu tướng Henry H. Arnold gửi một phi đội máy bay B-24 trang bị cấu hình ASW đến Newfoundland để tăng cường cho lực lượng không quân hộ tống đoàn công voa tại Bắc Đại Tây Dương. Tướng Arnold ra lệnh cho chỉ huy phi đội của mình tham gia vào nhiệm vụ “tìm kiếm” và tấn công chứ không phải là nhiệm vụ hộ tống đoàn công voa. Trong tháng 6, tướng Arnold đề nghị Hải quân chịu trách nhiệm về các hoạt động chống tàu ngầm. Đô đốc King yêu cầu có được một số lượng máy bay B-24 trang bị cấu hình ASW của Lục quân để đổi lấy một số lượng ngang bằng máy bay B-24 của Hải quân chưa sửa đổi. Thỏa thuận đã đạt được trong tháng 7 và việc trao đổi đã được hoàn thành vào tháng 9 năm 1943.
Vào mùa xuân năm 1943 người Anh đã phát triển một radar có hiệu quả có khả năng quét đến centimet (Centimetric radar) và đủ nhỏ để được mang được trên máy bay tuần tra vũ trang với bom chìm trên không. Centimetric radar tăng cường rất nhiều khả năng phát hiện và không thể bị phát hiện bởi các thiết bị cảnh báo radar Metox của người Đức. Hơn nữa việc bảo vệ từ trên không được tăng cường bởi việc đưa vào sử dụng tàu sân bay thương gia hoặc tầu MAC và sau đó là số lượng ngày càng tăng các tàu sân bay hộ tống do Hoa kỳ chế tạo (mời các bác ngó lại mục sự phát triển của TSB). Các máy bay thì chủ yếu là các loại Grumman F4F/FM Wildcats và Grumman TBF / TBM Avenger, các TSB này khởi hành cùng với các đoàn công voa và cung cấp rất nhiều sự bảo vệ cần thiết từ trên không và tuần tra tất cả các nhánh trên Đại Tây Dương.
Những con số lớn hơn các tàu hộ tống đã sẵn sàng, cả hai dường như là kết quả của các chương trình đóng tầu của Mỹ và việc tung ra các tàu hộ tống đã tạo ra các thành công trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi trong tháng 11 và tháng 12 năm 1942. Đặc biệt, tàu khu trục hộ tống ( theo thuật ngữ của Mỹ là destroyer escorts tương tự thuật ngữ frigate của Anh) được thiết kế và chế tạo có tính chất kinh tế hơn nhiều so với hạm đội tàu khu trục đắt tiền và cũng có chất lượng hơn nhiều so với tàu hộ tống (corvette). Các tầu khu trục hộ tống được sản xuất nhiều không chỉ đủ để hộ tống an toàn cho các đoàn công voa, chúng còn đủ để có thể lập những nhóm săn lùng (thường tập trung xung quanh các tàu sân bay hộ tống) để tích cực săn tầu U-Boat (Hunt the hunter).
Việc liên tục giải mã được mật mã Enigma của hải quân Đức cho phép các đoàn công voa của Đồng minh để né tránh các Bầy sói trong khi các nhóm hỗ trợ của Anh và các nhóm săn ngầm của Mỹ đã có thể săn được các tầu U-Boat, những chiếc đang cố tình tiếp cận các đoàn công voa hoặc ở những vị trí bị tiết lộ bởi giải mã Enigma.
Các chiến thuật được phát triển bởi lực lượng không quân Đồng minh và các công nghệ mới đã làm cho Vịnh Biscay, tuyến đường chính của các đội tầu U-Boat có căn cứ tại Pháp trở nên cực kỳ nguy hiểm. Việc đưa vào sử dụng loại đèn Leigh Light đã kích hoạt các cuộc tấn công chính xác vào tầu U-Boat lúc họ đang sạc lại pin của mình trên bề mặt nước vào ban đêm. Không quân Đức phản ứng bằng cách tung ra các máy bay chiến đấu để bảo vệ cho các tầu U-Boat lúc chúng ra khơi và quay trở về từ Đại Tây Dương và đồng thời phá phong tỏa. Tuy nhiên do các điệp viên là kháng chiến quân người Pháp hoạt động như các nhân viên tại các cảng chính làm cho những dặm cuối cùng để đến và đi từ các cảng lại tỏ ra vô cùng nguy hại cho nhiều tàu U-Boat.
Năm những năm cuối cùng (tháng 6 năm 1943 -> tháng 5 năm 1945)
Trong những nỗ lực tuyệt vọng để quay trở lại trận chiến, người Đức đã cố gắng rất nhiều để tăng cường sử dụng lực lượng U-boat một lần nữa trong khi chờ đợi các thế hệ tiếp theo của các thiết kế U-boat (các loại Walter và Elektroboot).
Đáng chú ý là những nỗ lực này là hàng loạt những cải tiến nhằm tăng cường hệ thống phòng thủ chống máy bay, thiết bị dò radar, ngư lôi, và cuối cùng là sự bổ sung của thiết bị Ống thở ( Schnorchel) để cho phép tàu U-Boat ngưng động cơ diesel khi chạy dưới nước (nguyên văn – to run underwater off their diesel engines) để tránh radar.
Vào tháng 9 năm 1943 Dönitz đã sẵn sàng khởi động lại các cuộc tấn công trên tuyến đường Bắc Đại Tây Dương. Việc tấn công trở lại vào Bắc Đại Tây Dương đã chứng kiến những thành công ban đầu, với những cuộc tấn công vào các đoàn công voa số ONS 18 và ON 202, nhưng một loạt các trận đánh sau đó đã cho thấy ít thành công hơn và thiệt hại tăng nhiều hơn cho U-Boat. Sau 4 tháng U-Boat lại phải hủy bỏ các cuộc tấn công; 8 tàu với trọng tải 56.000 tấn, và 6 tàu chiến đã bị chìm ở Bắc Đại Tây Dương để đánh đổi lấy sự mất mát của 39 tầu U-Boat, một tỷ lệ tổn thất cực kỳ thảm khốc cho các đội sói biển.
Không quân Đức cũng đưa vào máy bay ném bom tầm xa He 177, và và loại bom điều khiển từ xa qua sóng radio Henschel Hs 293, các loại này đã tạo ra được một số thành công, nhưng ưu thế trên không của Đng minh đã ngăn cản chúng chở thành một mối đe dọa lớn cho Hải quân Hoàng gia.

Ảnh máy bay ném bom tầm xa He 177: tính năng cơ bản: tốc độ tối đa 550 km / h ( 341,7 mph) ở 5.500 m ( 18.045 ft) và trọng tải tối đa 27.000 kg ( 59.525 £ )
Các cải tiến về mặt chiến thuật và kỹ thuật của các bên tham chiến
Để chống trả sự tấn công của không lực Đồng Minh người Đức lại phải tăng cường trang bị vũ khí phòng không cho đội tầu U-Boat, và họ đưa vào sử dụng loại súng phòng không lắp trên tàu ngầm (Flak Boat) để chúng có thể chống trả các cuộc không kích khi nổi lên bề mặt. Đồng thời người Đức cũng cải tiến khả năng phát hiện của radar, chẳng hạn như hệ thống Wanze cũng được đưa vào sử dụng. Không số nào trong số những cải tiến thực sự phát huy được hiệu quả bởi vì vào năm 1943 Không lực của Đồng minh quá mạnh và tầu U-Boat thường bị tấn công ngay trong Vịnh Biscay khi họ vừa rời cảng.
Công nghệ chế tạo ngư lôi cũng được cải thiện với FAT, đây là việc lập trình trước cho quả ngư lôi chạy chéo cắt ngang đoàn công voa (pre-programmed course criss-crossing the convoy path) và ngư lôi Acoustic của Hải quân Đức (GNAT), loại có thể định hướng bằng tiếng ồn từ cánh quạt chân vịt của mục tiêu. Phát minh này ban đầu rất có hiệu quả, nhưng Đồng Minh nhanh chóng phát triển các biện pháp chống trả đó là chiến thuật (Step-Aside) và kỹ thuật “Foxer” CAT.
Người Đức đã bị thua trong cuộc chạy đua về mặt công nghệ. Đây là một điều hiển nhiên được nhận thức rõ ràng ngay cả với người Đức, bây giờ bầy sói chỉ hoạt động một cách hạn chế ở duy nhất vùng nước ven biển của Anh và chuẩn bị để chống lại cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị bởi Đồng minh. Trong hai năm tiếp theo rất nhiều tầu U-Boat đã bị đánh chìm. Với chiến thắng của Lực lượng Đồng Minh trong trận chiến Đại Tây Dương, vật tư phục vụ chiến tranh bắt đầu được đổ vào nước Anh và Bắc Phi để cho chiến dịch cuối cùng giải phóng châu Âu (đúng hơn là Tây Âu).
Những hành động cuối cùng của tầu U-Boat (tháng 5 năm 1945)
Vào cuối cuộc chiến, người Đức đã đưa vào sử dụng “Type Elektroboot” đó là loại tầu ngầm U-boat Type XXI và loại U-boat Type XXIII có phạm vi hoạt động ngắn. Type XXI có thể chạy được dưới nước với tốc 17 knots (31 km / h) nhanh hơn loại Type VII, nó có khả năng chạy nhanh gần tương đương với các tàu săn đuổi nó. Thiết kế được hoàn thành trong tháng 1 năm 1943 nhưng việc sản xuất đại trà các loại tầu mới đã không được bắt đầu cho đến tận năm 1944 vì vậy chỉ có 5 chiếc Type XXIII và 1 chiếc Type XXI được đưa vào hoạt động trong năm 1945. Những chiếc U-Boat này thực hiện 9 chuyến tuần tra và đánh chìm năm tàu Đồng minh trong 5 tháng đầu năm 1945; chỉ có một tuần tra chiến đấu được tiến hành bởi một chiếc Type XXI trước khi chiến tranh kết thúc nhưng nó không phát hiện ra kẻ thù nào.
Khi quân Đồng Minh khóa chặt các căn cứ U-boat ở miền Bắc nước Đức, hơn 200 tàu U-Boat bị đánh đắm để tránh bị bắt làm tù binh, những chiếc có giá trị nhất đã cố gắng chạy trốn đến Na Uy. Trong tuần đầu tiên của tháng 5 khoảng 23 chiếc tàu U-Boat bị đánh chìm tại biển Baltic trong khi đang cố gắng thực hiện cuộc hành trình này.
Những hành động cuối cùng của U-Boat trong vùng biển Hoa kỳ diễn ra vào các ngày 5/ 6 tháng 5 năm 1945 với việc chiếc SS Black Point bị đánh chìm và các chiếc U-853 và U-881 bị tiêu diệt trong những sự cố riêng biệt.
Các hành động cuối của trận chiến Đại Tây Dương diễn ra vào các ngày 7/ 8 tháng 5 năm 1945. Chiếc U-320 là chiếc U-boat cuối bị đánh chìm trong chiến đấu bởi một chiếc máy bay Catalina của Không quân Hoàng gia, trong khi tàu quét mìn số NYMS 382 và các tàu vận tải Sneland và Avondale Park của Đồng Minh đã bị trúng ngư lôi trong những sự cố riêng biệt chỉ vài giờ trước khi Đức đầu hàng.
Những chiếc U-Boat còn lại gồm 174 chiếc đã đầu hàng Đồng Minh trên biển hoặc tại cảng. Hầu hết các con tầu này đã bị phá hủy trong chiến dịch Operation Deadlight sau chiến tranh.
Trận Taranto
Trận chiến hải quân Taranto đã diễn ra vào đêm ngày 11 đến ngày 12 tháng 11 năm 1940 trong thời gian của cuộc Chiến thế giới II. Hải quân Hoàng gia đã phát động cuộc tấn công bằng máy bay hải quân đầu tiên trong lịch sử các trận hải chiến hạm đối hạm, một số lượng nhỏ máy bay phóng ngư lôi từ một tàu sân bay trong biển Địa trung hải đã tấn công 1 hạm đội của Hải quân Ý đang neo đậu tại cảng Taranto, người Anh sử dụng chiến thuật phóng ngư lôi từ trên không (aerial torpedo) bất chấp trở ngại về mặt địa hình là cảng này có mực nước rất nông. Sức tàn phá của các máy bay được phóng từ tàu sân bay của Anh vào những tàu thiết giáp lớn của Ý là sự khởi đầu của việc gia tăng về sức mạnh của Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng này là khắc tinh của các tàu thiết giáp hạm với những khẩu súng lớn.
Một khoảng thời gian dài trước khi nổ ra Thế chiến lần thứ nhất Hải đội đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Ý đã thả neo tại Taranto. Trong giai đoạn này Hải quân Hoàng gia Anh bắt đầu lên kế hoạch cho việc làm suy yếu sức mạnh của hạm đội Ý . Việc làm suy yếu sức mạnh của bất kỳ kẻ thù nào ở biển Địa Trung Hải là một bài tập thường xuyên của Hải quân Anh. Kế hoạch tiêu diệt các tầu chiến Ý ở cảng Taranto được coi là sự trả lời sớm nhất của người Anh cho cuộc xâm lược của người Ý vào quốc gia Abyssinie vào năm 1935.
Trong thời gian năm 1940-1941 Quân đội Ý đang hoạt động tại Bắc Phi có tổng hành dinh tại Libya, yêu cầu một đường dây tiếp tế từ Italy. Quân đội Anh cũng đang đóng tại Bắc Phi có tổng hành dinh tại Ai Cập, cũng đang gặp những khó khăn còn lớn hơn nhiều về mặt tiếp tế. Các đoàn công voa chở đồ tiếp tế cho Ai Cập phải hoặc là băng qua biển Địa Trung Hải ngang qua Gibraltar và Malta và sau đó đến gần bờ biển Sicily, hoặc là đi vòng qua Mũi Hảo Vọng tức là phải hành trình vượt qua toàn bộ bờ biển phía đông của châu Phi, và sau đó vượt qua Kênh đào Suez để đến Alexandria. Tuyến đường thứ 2 là một tuyến đường rất dài và mất nhiều thời gian, cấu tạo về mặt Địa lý đã đưa hạm đội Ý vào một vị trí tuyệt vời để ngăn chặn nguồn tiếp tế và gửi quân tiếp viện của người Anh.
Người Anh đã giành chiến thắng trong một số trận đánh và xáo trộn đáng kể cán cân sức mạnh tại vùng biển Địa Trung Hải . Theo học thuyết Fleet in being ( một học thuyết về Hải quân được phát kiến bởi Sir Arthur Herbert ?” Bá tước đầu tiên của Torrington trong năn 1690), người Ý thường cất giữ tàu chiến của mình ở trong cảng . Hạm đội Ý ở Taranto là một hạm đội mạnh bao gồm: sáu tàu thiết giáp (năm chiếc có thể tham chiến tức thì ), bảy tàu tuần dương hạng nặng, Hai tuần dương hạm hạng nhẹ, và tám tàu khu trục, tạo nên một sự đe dọa nghiêm trọng vào tuyến đường vận tải của người Anh cho Bắc Phi.
Trong khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Munich vào năm 1938 , Sir Dudley Pound Đô đốc chỉ huy Hạm đội Địa Trung Hải của Anh đã có nhiều quan tâm về sự sống còn của chiếc tàu sân bay HMS Glorious để chống lại đối thủ là Hạm đội Ý tại Địa Trung Hải. Pound đã ra lệnh cho các nhân viên của ông ta phải xem xét thật kỹ cảng tất cả các kế hoạch tấn công Taranto . Ông nhận được lời tư vấn từ thuyền trưởng của chiếc Glorious, Arthur Lyster, rằng các máy bay Fairey TSR Swordfish của nó có khả năng tung ra một cuộc tấn công bằng ngư lôi lắp trên máy bay vào ban đêm. Thực vậy phi đội máy bay này là lực lượng không quân duy nhất có khả năng làm được việc đó. Pound đã chấp nhận lời tư vấn của Lyster và ông ra lệnh khẩn trương để để bắt đầu tiến hành đào tạo. An ninh được đảm bảo chặt chẽ đến mức không có bản ghi nào được lưu lại Chỉ một tháng trước khi cuộc chiến bắt đầu , Pound đã chú ý tư vấn lại cho người thay thế ông, Đô đốc Andrew Cunningham, rằng hãy xem xét khả năng này. Vì vậy sau này kế hoạch tấn công Hạm đội Ý tại Taranto được gọi là “Operation Judgement”.
Sự sụp đổ của nước Pháp và những tổn thất hậu quả của hạm đội Pháp tại Địa Trung Hải ( ngay cả trước ” Chiến dịch Catapult “) đòi hỏi phải có sự khắc phục cần thiết. Chiếc tàu sân bay cũ hơn – HMS Eagle trong thành phần lực lượng của Cunningham đang có một Fairey TSR Swordfish rất giàu kinh nghiệm. Ba chiếc máy bay Sea Gladiator cũng được tăng cường cho chiến dịch. Kế hoạch bắt đầu được tiến hành sau khi quân đội Ý bị cầm chân tại Sidi Barrani và điều này đã làm rảnh tay Hạm đội Địa Trung Hải của Anh.
“Operation Judgement” chỉ là một phần nhỏ của kế hoạch “Operation MB8”. Ban đầu nó được dự kiến diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1940 , ngày kỷ niệm trận đánh Trafalgar, Nhưng một đám cháy đã bùng lên từ một thùng nhiên liệu phụ 60 Imperial gallon ( 270 lít) của một trong số các chiếc Swordfish, chiếc thùng nhiên liệu phụ được thêm vào để mở rộng tầm bay đến được Taranto và đám cháy lại càng chở nên trầm trọng hơn sau khi tiêu hủy thêm hai chiếc Swordfish nữa. Sau đó chiếc HMS Eagle gặp vấn đề ở hệ thống tiếp nhiên liệu của nó vì vậy nó bị loại khỏi chiến dịch.
Chiếc tàu sân bay mới HMS Illustrious trở thành chiếc duy nhất phải đi làm nhiệm vụ tại Địa Trung Hải, lúc này nó đang thả neo tại Alexandria. ( Thủy thủ đoàn của nó đã từng nằm dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Lyster người đã lập nên kế hoạch tấn công Taranto). Chiếc HMS Illustrious lấy thêm năm chiếc Swordfish từ chiếc tàu HMS Eagle và nó sẽ là chiếc tầu sân bay duy nhất để phát động các cuộc không kích

Ảnh chiếc tầu sân bay HMS Illustrious của Anh, từ chiếc tầu sân bay này mà các máy bay phóng ngư lôi của Anh đã cất cánh và đánh quỵ hạm đội Ý tại cảng Taranto
Người Anh nhanh chóng thành lập lực lượng hải quân đặc biệt bao gồm chiếc HMS Illustrious, hai tàu tuần dương hạng nặng, hai tầu tuần dương hạng nhẹ, và bốn tàu khu trục. 24 chiếc Swordfish tấn công được lấy từ các phi đội Không quân của Hải quân số 813/ 815/ 819 và 824. Chỉ một số lượng nhỏ máy bay tham gia tấn công gây nên những lo ngại rằng “Operation Judgement” sẽ chỉ có tác dụng cảnh báo và làm Hải quân Ý đề cao cảnh giác chứ không đạt được kết quả quan trọng nào. Chiếc HMS Illustrious cũng có phi đội máy bay tiêm kích số 806 ở trên tàu để tạo sự yểm trợ trên không cho lực lượng đặc nhiệm này.
Một nửa số chiếc Swordfish được trang bị ngư lôi tạo thành lực lượng máy bay tấn công chủ lực, một nửa số khác mang bom và pháo sáng để thực hiện các cuộc tấn công bổ nhào. Những quả ngư lôi được nạp loại thuốc nổ Duplex có khả năng từ tính và vô cùng nhạy cảm với các biển có sóng mạnh như các cuộc tấn công sau đó vào chiếc tàu chiến Bismarck của Hải quân Đức sau đó đã cho thấy. Lúc đó cũng có những lo ngại rằng các quả ngư lôi phóng từ trên không sẽ rơi ra ngoài sau khi được thả xuống. Tỷ lệ mất mát của các máy bay ném bom tham gia trận đánh được dự kiến lên đến 50%.
Một số các chuyến bay trinh sát được tiến hành bởi các máy bay ném bom Martin Maryland (phi đội số 431 của Không quân Hoàng gia ) cất cánh từ Malta để xác định lại vị trí của Hạm đội Ý . Những chuyến bay này đã chụp được ảnh mà qua đó sĩ quan tình báo của chiếc Illustrious đã bất ngờ phát hiện được được một chiếc kinh khí cầu và kế hoạch tấn công lại phải được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới (có khinh khí cầu thì người Ý sẽ phát hiện ra lực lượng tấn công và kịp thời chuẩn bị tác chiến). Để chắc chắn rằng các tàu chiến của Ý đã không đi ra khỏi cảng, người Anh cũng tung ra một chuyến bay trinh sát bằng máy bay Short Sunderland vào đêm ngày 11 tháng 11, cùng với việc lực lượng tàu sân bay đặc nhiệm được tập hợp ở khoảng 170 dặm ( 315 km ) từ cảng Taranto, ngoài khơi hòn đảo Cephalonia của Hy Lạp. Chuyến bay trinh sát đã cảnh báo lực lượng Ý ở miền nam nước Ý nhưng vào lúc này họ không có bất kỳ hệ thống radar và điều mà người Ý có thể làm là ngồi mà chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Hải quân Ý trong lúc này hoàn toàn có thể được tung ra biển để tìm kiếm bất kỳ tầu chiến nào của lực lượng hải quân Anh, nhưng ý tưởng này rõ rệt là đi ngược lại với triết lý của hải quân Ý trong giai đoạn tháng 1 năm 1940 -> tháng 9 năm 1943, khi nước Ý đã đầu hàng Đồng Minh và tuyên chiến với nước Đức.
Sự phức tạp của chiến dịch “Operation MB8” với các lực lượng và các đoàn công voa khác nhau của nó đã thành công trong việc đánh lừa người Ý rằng đội tầu đặc nhiệm này cũng chỉ là một đoàn công voa bình thường, qua đó nó góp phần vào thành công của chiến dịch “Operation Judgement”.
Cuộc tấn công

Sơ đồ trận không kích Taranto, máy bay của người Anh chia làm hai đợt công kích, đợt 1 từ góc 7 giờ bay qua góc 2 giờ, đợt này lại chia thành hai nhóm nhỏ, đợt 2 bay từ góc 11 giờ hướng xuống góc 5 giờ

Ảnh chụp những chiếc máy bay Fairey Swordfish mang ngư lôi của RN xuất trận, trên là Swordfish là cá Kiếm nhưng chúng trông giống những chú chuồn chuồn hơn.
Đợt đầu tiên của 12 chiếc máy bay Fairey Swordfish cất cánh từ chiếc HMS Illustrious ngay trước 21:00, tiếp theo là đợt thứ hai gồm chín máy bay ném bom cất cánh khoảng một giờ rưỡi sau đó. Đợt máy bay đầu tiên đó bao gồm một hỗn hợp của sáu máy bay mang ngư lôi, và sáu chiếc khác mang bom từ trên không, được chia thành hai đội khi ba chiếc máy bay ném bom và một chiếc máy bay phóng ngư lôi đi lạc khỏi lực lượng chính khi bay qua các đám mây nhỏ. Nhóm máy bay nhỏ hơn tiếp tục bay đến Taranto một cách độc lập. Nhóm máy bay chính tiếp cận bến cảng vào khoảng 22:58 . Một quả pháo sáng được thả ở phía đông của bến cảng và chiếc máy bay thả quả pháo sáng này cùng một chiếc nữa đã tiến hành một đợt tấn công ném bom bổ nhào để đốt cháy chiếc tầu chở dầu. Ba máy bay tiếp theo do Thiếu tá K. Williamson thuộc phi đội 815 Hải quân Hoàng gia chỉ huy bay qua đảo San Pietro và đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Conte di Cavour bằng một quả ngư lôi, quả ngư lôi này nổ tung tạo một lỗ rộng 27ft ở phần bên dưới mực nước của con tầu. Chiếc máy bay của Williamson bị bắn hạ bởi pháo phòng không từ các chiến hạm Ý. Hai chiếc máy bay còn lại trong đội bay này tiếp tục bay một cách lắt léo để tránh quả khinh khí cầu và chúng phải nhận những loạt đạn phòng không hạng nặng làm chúng phải quay về khi triển khai một cuộc tấn công không thành công vào chiếc thiết giáp hạm Andrea Doria. Một nhóm nhỏ máy bay tiếp theo gồm ba chiếc tấn công từ hướng bắc, tốp này tấn công vào chiếc thiết giáp hạm Littorio và bắn vào nó hai quả ngư lôi, quả ngư lôi còn lại được nhằm vào chiếc kỳ hạm Vittorio Veneto nhưng lại không trúng mục tiêu. Đội máy bay ném bom do đại úy O. Patch chỉ huy triển khai đợt tấn công tiếp theo. Các phi công của đội bay này thấy rằng rất khó để xác định mục tiêu (các thiết giáp hạm được ưu tiên) nên họ đã quay ra tấn công hai tàu tuần dương từ độ cao 1.500 ft , theo sau là một chiếc máy bay khác nữa và chiếc này thả quả bom của nó cắt chéo qua bốn chiếc tàu khu trục.

Sơ đồ chi tiết hơn của trận không kích Taranto, qua đây ta thấy vị trí của Hạm đội thiết giáp hạm của Ý, hệ thống phòng thủ của người Ý như lưới chống như lôi, các kinh khí cầu … và vị trí mà các máy bay của Anh bắt đầu phóng ngư lôi, cũng qua sơ đồ nay ta thấy chiếc Littorio bị trúng ngư lôi ở cả hai bên mạn tầu, chiếc Caio Duilio bị trúng 1 quả ngư lôi ở mạn bên trái, chiếc Conte di Cavour bị trúng 1 quả ngư lôi ở mạn bên phải, chiếc này hoàn toàn bị tiêu diệt.

Tranh vẽ những chiếc máy bay Fairey Swordfish lao vào tấn công hạm đội Ý ở tầm cao rất thấp, đây là một chiến thuật hoàn toàn mới
Đợt tấn công thứ hai gồm chín chiếc máy bay bây giờ mới xuất hiện, hai trong bốn chiếc máy bay ném bom có mang theo pháo sáng và năm chiếc còn lại mang ngư lôi. Một chiếc phải quay trở về vì có vấn đề xẩy ra với thùng nhiên liệu phụ của nó và một chiếc máy bay cất cánh 20 phút sau những chiếc khác sau khi được sửa chữa khẩn cấp các thiệt hại từ một tai nạn nhỏ khi cất cánh. Pháo sáng đã được thả xuống ngay trước nửa đêm. Hai máy bay phóng ngư lôi của chúng vào chiếc Littorio và một quả trong số đó đã trúng mục tiêu. Một chiếc máy bay khác mặc dù đã hai lần trúng đạn phòng không nhưng vẫn cố phóng một quả ngư lôi vào chiếc kỳ hạm Vittorio Veneto nhưng phóng ngư lôi này cũng bị trượt mục tiêu. Một chiếc máy bay phóng vào chiếc thiết giáp hạm Caio Duilio một quả ngư lôi tạo một lỗ lớn ở thân con tầu và làm ngập ở cả hai kho đạn ở phía trước của nó. Chiếc máy bay của Trung úy Bayly bị bắn hạ bởi chiếc tàu tuần dương hạng nặng Gorizia khi nó tiếp tục tấn công vào chiếc Littorio, chiếc máy bay này là chiếc duy nhất bị mất trong đợt tấn công thứ hai. Chiếc máy bay cuối cùng đến mục tiêu 15 phút sau những chiếc khác và thực hiện một cú ném bom bổ nhào tấn công vào một chiếc tàu tuần dương Ý mặc dù hỏa lực phòng không bắn lên dày đặc và nó quay trở về sàn bay của chiếc HMS Illustrious một cách an toàn vào lúc 02:39.
Trong số hai chiếc máy bay hai bị bắn hạ, hai thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay đầu tiên bị bắt làm tù binh, nhưng hai người khác đã bị giết chết.

Ảnh chiếc Conte di Cavour sau khi bị trúng một phát ngư lôi vào sườn bên phải, tuy chỉ bị lĩnh một phát bắn nhưng lại đúng vào chỗ phạm nên nó phải chịu thúc thủ
Hậu quả
Hạm đội Ý đã phải chịu rất nhiều thiệt hại và ngày hôm sau Regia Marina (Hải quân Ý) phải chuyển những tàu không bị hư hại của nó từ Taranto đến Naples để bảo vệ chúng khỏi các đợt tấn công tương tự. Việc sửa chữa chiếc Littorio mất khoảng năm tháng và chiếc Caio Duilio mất chừng sáu tháng, nhưng việc sửa chữa chiếc Conte di Cavour đòi hỏi phải mở rộng công việc cứu hộ và công việc sửa chữa nó đã không được tiến hành một cách đầy đủ khi Italia đầu hàng Đồng minh vào năm 1943 và tuyên bố chiến tranh chống lại Đức Quốc xã. Hạm đội thiết giáp hạm của Ý mất khoảng một nửa sức mạnh của mình trong chỉ trong một đêm . Học thuyết “fleet-in-being” cũng bị giảm bớt tầm quan trọng và Hải quân Hoàng gia tăng kiểm soát hầu hết các vùng trong biển Địa Trung Hải. Mục tiêu là kiểm soát vùng biển này, với sự giúp đỡ của Hải quân Hoa kỳ và Hải quân Hoàng gia Canada trong thời gian từ năm 1943-1944, đã trở thành thiện thực.
Mặc dù trận này đã gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho Regia Marina nhưng người Ý vẫn có đủ các nguồn lực đầy để tổ chức trận trận Cape Spartivento ngày 27 tháng 11 năm 1940 ( trận này Ý thắng). Tuy nhiên người Anh lại đánh bại hạm đội Ý một vài tháng sau đó trong trận Cape Matapan ở gần Hy Lạp vào tháng 3 năm 1941 .
Các chuyên gia về ngư lôi trên không trong tất cả các lực lượng hải quân hiện đại trước đó đều cho rằng các cuộc tấn công phóng ngư lôi diệt hạm phải được tiến hành ở vùng nước sâu, ít nhất là sâu đến 30 m ( 100 ft). Cảng Taranto có mực nước chỉ sâu khoảng 12 m ( 40 ft). Tuy nhiên Hải quân Hoàng gia sử dụng ngư lôi có cải tiến và thả chúng từ độ cao rất thấp.
Các sỹ quan của Hải quân Đế quốc Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc không kích vào Taranto khi họ lập kế hoạch phóng ngư lôi trong trận không kích vào Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Trận không kích Trân Châu Cảng là một trận đánh lớn hơn một cách đáng kể khi so với trận Taranto, sáu chiếc tàu sân bay hạm đội của Đế quốc Nhật Bản, mỗi chiếc mang một chiếc mang một số lượng máy bay lớn hơn gấp đôi những chiếc máy bay mà một tàu sân bay của Anh có thể mang được. Do đó dẫn đến khả năng tàn phá lớn hơn rất nhiều lần, Người Nhật đã đánh chìm hoặc làm vô hiệu hóa bảy thiết giáp hạm của Mỹ và làm hư hại nghiêm trọng nhiều tàu chiến khác. Tuy nhiên người ta lại có thể lập luận rằng cuộc không kích này vào Hạm đội Hoa Kỳ không làm thay đổi cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương theo cùng một cách mà cuộc tấn công vào Taranto đã làm được ở biển Địa Trung Hải (vì đương nhiên là Hoa kỳ mạnh hơn nước Ý nhiều lần).
Các thiết giáp hạm cũ và chậm chạp của Hoa kỳ trở nên ít hữu dụng trong vùng lãnh thổ rộng lớn của Thái Bình Dương khi so với hiệu quả của thiết giáp hạm trong giới hạn hẹp của biển Địa Trung Hải. Ngoài ra các nhà lãnh đạo của Hải quân Mỹ đã buộc phải hiện đại hóa suy nghĩ của mình: sự thống trị của các tầu hải quân chủ lực đã chuyển sang thành sự thống trị của tàu sân bay trong cuộc chiến. Hải quân Mỹ có sáu tàu sân bay Hạm đội hiện đại, tốc độ cao có sẵn để tiến hành cuộc chiến chống lại Hải quân Nhật, và cả sáu chiếc trong số này đều gia nhập cuộc chiến – bốn chiếc trong số này bị đánh chìm. Một điều quan trọng là Hải quân Mỹ có nhiều tầu sân bay mới được thiết kế tốt như lớp tàu sân bay Essex đã được chế tạo và họ đã bắt đầu giành được những chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Đế quốc Nhật Bản vào năm 1943. Các tàu sân bay mới và mạnh mẽ của Hải quân Mỹ đã trở thành những công cụ chủ yếu trong công cuộc phản công chống lại Đế quốc Nhật Bản
Trận chiến eo biển Đan Mạch
Ngày diễn ra trận đánh: ngày 24 tháng 5 năm 1941
Nơi xảy ra trận đánh: Eo biển Đan Mạch
Kết quả: Hải quân Đức hoàn toàn chiến thắng ( còn có nhiều tranh luận về chiến thắng của người Đức, nhưng theo thiển ý bản thân thì người Đức phải 2 chọi 4 mà đánh chìm chiếc HMS Hood, loại khỏi vòng chiến chiếc HMS Prince of Wales, đây lại là những chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Anh, thì đó phải là một chiến thắng quá rực rỡ chứ ko chỉ có ý nghĩa về mặt chiến thuật)Các bên tham chiến
Hải quân Đế chế Đức – Kriegsmarine
Chỉ huy
Günther Lütjens
Sức mạnh
1 thiết giáp hạm
1 tàu tuần dương hạng nặng
Thương vong
1 thiết giáp hạm bị thiệt hại
thương vong nhẹ về mặt nhân sựHạm đội chính – Home Fleet của Hải quân Hoàng gia
Chỉ huy
Lancelot Holland ?
John Leach
Sức mạnh
1 thiết giáp hạm
1 tàu tuần dương chủ lực
2 tầu tuần dương hạng nặng
Thương vong
1 tàu tuần dương chủ lực bị chìm
1 thiết giáp hạm bị thiệt hại nặng nề và bỏ chạy
1.428 người chết
9 người bị thương
Trận eo biển Đan Mạch là một trận hải chiến ở Chiến tranh thế giới II giữa các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia và Hải quân Đức Kriegsmarine.
Chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và tuần dương hạm chủ lực Hood của Anh đã giao chiến với chiếc thiết giáp hạm Bismarck và tuần dương hạm hạng nặng Prinz Eugen của Đức, Cả hai chiếc tầu của Đức đều đang cố gắng để thoát vào biển Bắc Đại Tây Dương để tiêu diệt tàu chở hàng của Đồng Minh.
Chưa đầy mười phút sau khi tầu Anh nổ súng mở đầu cuộc chiến một được bắn từ chiếc Bismarck đã bắn trúng kho đạn dược ở phía sau của nó. Ngay sau đó chiếc Hood đã phát nổ và chìm trong vòng ba phút với tổn thất của gần như tất cả thủy thủ đoàn, chỉ còn 3 người trong số họ còn sống sót.
Chiếc Prince of Wales tiếp tục bắn qua bắn lại với Bismarck nhưng có những trục trặc nghiêm trọng trong hệ thống vũ khí chính của nó vì chiếc thiết giáp hạm đã không được cải tiến một cách hoàn chỉnh sau khi quá trình này hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 1941. Sự việc này kết hợp với ảnh hưởng của trận đánh khiến nó phải thoát ra ngoài trận đánh.
Chiếc Bismarck tuy bị hỏng hóc nhưng vẫn còn hoạt động tốt đã không đuổi theo chiếc Prince of Wales và thay vào đó nó hướng đến Đại Tây Dương cùng với chiếc Prinz Eugen.
Bối cảnh trước khi xảy ra trận đánh
Ngày 18 tháng 5 năm 1941 chiếc thiết giáp hạm mới của hải quân Đức – Bismarck đã sẵn sàng, sau khi được thử nghiệm rộng rãi, cho các chuyến đi đầu tiên của nó để tấn công các tuyến đường vận tải của đối phương trong chiến dịch “Operation Rheinübung”. Nó đi kèm với chiếc Prinz Eugen, một chiếc tàu tuần dương mới cũng lần đầu tiên làm sứ mệnh của nó. Đô đốc Lütjens chỉ huy hạm đội Đức dự định phá vỡ phong tỏa để tiến ra biển Đại Tây Dương thông qua Eo biển Đan Mạch đoạn ở giữa Greenland và Iceland để tấn công các đoàn công voa của Đồng minh ở Bắc Đại Tây Dương. Trước đó các cuộc tấn công của tầu chủ lực của Đức như các thiết giáp hạm Scharnhorst và Gneisenau đã gây đủ thiệt hại để khiến người Anh phải sử dụng một số chiến hạm cũ của họ như các tầu lớp Revenge làm tầu hộ tống. Mặc dù đã cũ và chậm chạp các tàu này được trang bị súng 15-inch (381 mm), mạnh hơn hầu hết các khẩu súng trên tàu tuần dương hạng nặng và chiếc thiết giáp hạm bỏ túi của Đức. Mặc dù vậy các chiếc Bismarck và Prinz Eugen vẫn có thể liều lĩnh tấn công một đoàn công voa được hộ tống bởi một trong những thiết giáp hạm đã kể trên: chiếc Bismarck có thể tham gia tấn công và cố gắng tiêu diệt các tàu chiến hộ tống để chiếc Prinz Eugen đuổi theo và đánh chìm các tàu hàng đang bỏ chạy.
Dưới đây là một số thông số chi tiết
Đặt tên theo tên vị tể tướng lừng danh của Đê quốc Phổ (tiền thân của nước Đức hiện đại) Otto von Bismarck
Đặt hàng sản xuất : Ngày 16 tháng 11 năm 1935
Nhà sản xuất : Blohm & Voss, Hamburg
Đặt khung xườn: Ngày 01 tháng 7 1936
Hạ thủy : Ngày 14 tháng hai năm 1939
Đi vào hạt động: 24 Tháng Tám 1940
Kết cục : Bị đánh chìm vào ngày 27 tháng 5 năm 1941 tại Bắc Đại Tây Dương, tại 48 ° 10’N 16 ° 12”W / 48.167°N 16.2°W / 48.167; -16.2
Đặc điểm riêng
Thứ hạng : Lớp thiết giáp hạm Bismarck
Trọng tải: 41.700t tiêu chuẩn
50.900 tấn đầy tải
Chiều dài: 251 m ( 823,5 ft) tổng thể, 241,5 m ( 792,3 ft) khi ngập nước
Chiều rộng : 36,0 m ( 118,1 ft) mực nước
Độ mớm nước : 9,3 m ( 30,5 ft) tiêu chuẩn, 10,2 m ( 33,5 ft) đầy tải
Động cơ đẩy : 12 nồi hơi cao áp Wagner ;
3 trục turbine Blohm & Voss 150.170 mã lực ( 111,98 MW) ;
3 ba chân vịt cánh quạt đường kính 4,70 m ( 15,42 ft)Tốc độ: 30,1 hải lý / h ( 34,6 dặm / giờ ; 55,7 km / h) trong thời gian thử nghiệm
Phạm vi hoạt động : 8.525 hải lý ( 9.810 dặm , 15.788 km tại tốc độ 19 hải lý ( 22 mph , 35 km / h)
Thủy thủ đoàn : 2,092 người gồm 1,989 thủy thủ và 103 sĩ quan ( năm 1941 )Vũ khí :
8 súng – 380 mm/L52 SK C/34 ( 15 in) ( 4 – 2 )
12 súng – 150 mm/L55 SK-C/28 ( 5,9 in) ( 6 – 2 )
16 súng – 105 mm/L65 SK-C/37 / SK-C/33 ( 4,1 in) ( 8 x 2 )
16 súng – 37 mm/L83 SK-C/30 ( 1,5 in)
12 súng – 20 mm/L65 MG C/30 (0.79 in)
8 súng – 20 mm/L65 MG C/32 (8-4) (0.79 in)Giáp vành đai : 145-320 mm ( 5,7-13 in)
Giáp sàn : 110-120 mm ( 4,3-4,7 in)
Vách ngăn : 220 mm ( 8,7 in)
Giáp tháp pháo : 130-360 mm ( 5,1-14 in)
Giáp các ổ súng : 342 mm ( 13,5 in)
Giáp tháp chỉ huy : 360 mm ( 14 in)Máy bay bay: 4 máy bay Arado Ar 196 A-3, với hai máy phóng
Hai chiếc tàu này được dự kiến sẽ cố gắng để phá vỡ vòng phong tỏa và đi về phía tây qua khoảng hở giữa Greenland-Iceland-Vương quốc Anh (GIUK). Tàu của Hải quân Hoàng gia dường như có khả năng đang canh trừng tuyến đường của họ. Máy bay cũng được lên kế hoạch để hỗ trợ nếu các hoạt động tìm kiếm không thể có kết quả vào thời điểm các tàu của Đức tiến hành cố gắng đột phá của họ, và vì các đám mây và mưa. Tối ngày 23 tháng 5, mặc dù lợi thế về thời tiết xấu đã ngụy trang sự hiện diện của họ, người Đức vẫn bị phát hiện khi chạy ở 27 knot (50 km / h) bởi các tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Suffolk. Những con tàu này đang tiến hành tuần tra Eo biển Đan Mạch dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Frederic Wake-Walker. Với sự trợ giúp của hệ thống radar vừa được cài đặt của chiếc Suffolk, các tàu tuần dương đã theo dõi các tàu Đức xuốt qua đêm, và chúng liên tục báo cáo về hành trình của họ.
Đặt khung sườn: Ngày 23 tháng tư 1936
Hạ thủy : Ngày 22 Tháng Tám năm 1938
Đi vào hoạt động: 01 tháng tám năm 1940
Kết cục : Bị kéo đến Kwajalein Atoll để thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bị lật úp tháng 12 năm 1946
Đặc điểm riêng
Thứ hạng : loại tàu tuần dương hạng nặng, lớp Đô đốc Hipper mở rộng
Trọng tải: 15.000 longton ( 15.000t) (trống) 18.400 longton ( 18.700 tấn) (max)
Chiều dài: 212,5 m ( 697 ft)
Rộng : 21,8 m ( 72 ft)
Ngập nước : 7,2 m ( 24 ft)
Động cơ điện: 136.000shp ( 101,000kW)
Tốc độ: 33,5kn ( 62,0km / h; 38,6mph)
Phạm vi hoạt động: 7.200hải lý ( 13.300km; 8.300mi) tại tốc độ 20 knot ( 37 km / h ; 23 mph)
Thủy thủ đoàn: 1.600
Vũ khí trang bị : 8 súng – 20,3 cm SK C/34
12 súng – 10,5 cm L/65 C/33
17 súng x 4 cm pháo phòng không
8 súng x 3,7 cm L/83
28 súng x 2 cm MG L/64
12 ống phóng ngư lôi – 53,3 cm
Giáp vành đai 80 mm, phía trên boong 30 mm, vỏ giáp sàn tàu 30 mm, vách ngăn chống ngư lội 20 mm, tháp pháo chính 160-70 mm, tháp chỉ huy 150 mm
Máy bay: 3 thủy phi cơ Arado Ar 196 với nhiệm vụ trinh sát
Sáng hôm sau tàu Đức bị chặn lại ở eo biển giữa Iceland và Greenland bởi một lực lượng tàu của Anh. Đây là chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và chiếc tuần dương hạm chủ lực Hood, cùng với một tàu khu trục Monitor dưới sự chỉ huy của Phó Đô đốc Lancelot Holland trên chiếc Hood. Chiếc Prince of Wales là một thiết giáp hạm lớp King George V vừa mới bước vào làm nhiệm vụ, lớp này có kích thước và hỏa lực tương tự như chiếc Bismarck. Nó chưa được trải qua thử nghiệm cuối cùng một cách đúng nghĩa và thủy thủ đoàn của nó thì hoàn toàn thiếu kinh nghiệm.Nó vẫn còn có vấn đề về mặt máy móc cơ khí đặc biệt là ở trong hệ thống vũ khí chính của mình, và nó phải khởi hành cùng với công nhân của nhà máy đóng tàu những người vẫn tiếp tục hoàn thành công việc của họ trong thời gian trận chiến. Chiếc Hood được hạ thủy vào năm 1918 và trong 20 năm nó giữ kỷ lục là chiếc tàu chiến bề mặt lớn nhất thế giới. Giữa các cuộc chiến tranh, hơn bất cứ con tàu nào khác, nó là biểu tượng của lực lượng hải quân Anh trong mắt của người Anh và thế giới. Nhưng lớp giáp của nó yếu hơn một cách toàn diện hơn so với một thiết giáp hạm và chiếc sàn bọc thép của nó lại quá nhẹ để đủ sức chống lại đạn tầm xa. Thật không may là sự kiện Thế chiến II bùng nổ đã ngăn ngừa hiện đại hóa nó một cách đầy đủ, cụ thể là tăng độ giáp dày ở tầng thấp hơn từ 3 in đến 5 in hoặc 6in. Mặc dù vậy chiếc Hood có hỏa lực chính là các súng 15-inch (381 mm) tương đương với hỏa lực của bất kỳ thiết giáp hạm nào của Anh (và hơn hẳn hỏa lực của tầu Đức).
Khi tiến xa về phía đông – nam, cấp trên Đô đốc Holland, Đô đốc Sir John Tovey có một băn khoăn rằng liệu có nên ra lệnh cho Đô đốc Holland để cho phép chiếc Prince of Wales tiến lên trước chiếc Hood hay không?. Trong vị trí này thì chiếc Prince of Wales vốn được bảo vệ tốt hơn sẽ thu hút hỏa lực của đối phương. Ông quyết định không đưa ra cho lệnh này và sau đó tuyên bố rằng “Tôi không cảm thấy sự can thiệp như vậy vào công việc của một viên chức cấp cao là hợp lý”
Kế hoạch chặn đầu
Kế hoạch chiến đấu của Holland là sử dụng các chiếc Hood và Prince of Wales để tấn công chiếc Bismarck trong khi các chiếc Suffolk và Norfolk tấn công chiếc Prinz Eugen ( lúc này Holland cho rằng chiếc Prinz Eugen vẫn chạy phía sau chiếc Bismarck chứ không phải là ở phía trước). Ông đánh tín hiệu này cho thuyền trưởng Leach nhưng không chỉ thị qua sóng radio cho Wake-Walker vì sợ tiết lộ vị trí của mình. Thay vào đó, ông quan sát sự im lặng của các máy vô tuyến điện. Holland hy vọng sẽ chặn được đối phương ở khoảng thời gian 02:00. Mặt trời lặn ở vĩ độ này là vào khoảng 01:51. Chiếc Bismarck và Prinz Eugen sẽ bị rọi chiếu trong bóng hoa?ng hôn của mặt trời trong khi các chiếc Hood và Prince of Wales lại có thể tiếp cận một cách nhanh chóng mà không bị nhìn thấy trong bóng tối tới một tầm đủ gần để không gây nguy hiểm cho chiếc Hood từ hỏa lực của chiếc Bismarck. Người Đức không mong chờ một cuộc tấn công từ khoảng thời gian này, và điều này đã tạo ra lợi thế bất ngờ cho người Anh.
Thành công của kế hoạch này phụ thuộc vào radar của chiếc Suffolk có theo dõi một cách liên tục không gián đoạn các tàu của Đức hay không. Tuy nhiên chiếc Suffolk bị mất dấu tích bắt đầu từ khoảng 00:28. Trong vòng khoảng một giờ rưỡi Holland chẵng những không nhìn thấy kẻ thù mà còn không nhận được bất kỳ tin tức bổ sung nào từ các chiếc Norfolk hoặc Suffolk. Một cách miễn cưỡng ông ra lệnh cho các chiếc Hood và Prince of Wales di chuyển về phía tây nam, trong khi các tàu khu trục tiếp tục tìm kiếm ở phía bắc.
Trước khi công việc theo dõi được tái lập, hai đội tầu bị lạc nhau chỉ trong một đường chân tơ kẽ tóc. Các tàu của Đức đã không chọn hướng đi về phía tây tại 01:41 để theo dòng nước lạnh của Greenland, người Anh đã có thể chặn được đội tầu Đức sớm hơn nhiều so với những gì họ đã làm. Các tàu khu trục của Anh chỉ đi được 10 dặm (16 km) về phía nam đông khi người Đức thực hiện việc đổi hướng này. Nếu tầm nhìn không bị giảm xuống từ ba đến năm dặm (8 km) thì nhiều khả năng rằng các tàu của Đức đã sớm phát hiện

Ảnh chiếc tuần dương hạm thiết giáp, niềm tự hào hão huyền của Hải quân Anh quốc trong vòng 20 năm – HMS Hood
Lấy theo tên : Vị Đô đốc Samuel Hood – bác này cũng đen đủi hy sinh mất dạng trong trận Jutland
Đặt hàng : 07 tháng tư 1916
Nhà sản xuất : John Brown & Company
Đặt khung sườn: Ngày 01 Tháng Chín 1916
Hạ thủy : Ngày 22 tháng 8 năm 1918
Đi vào hoạt động: Ngày 15 tháng 5 năm 1920
Thời gian làm nhiệm vụ: 1920-1941
Khẩu hiệu: Ventis Secundis ( tiếng Latin: “Với sức gió thuận lợi “)
Biệt danh : Mighty Hood
Số phận : Bị đánh chìm 24 tháng 5 năm 1941
Đặc điểm riêng
Thứ hạng : tàu tuần dương chủ lực lớp Admiral
Trọng tải: 46.680 tấn longton ( 47.430 tấn thường) khi đầy tải
Chiều dài: 860 ft 7 in ( 262,3 m)
Chiều rộng: 104 ft 2 in ( 31,8 m)
Độ ngập nước: 32 ft 0 in ( 9,8 m)
Động cơ điện: 144.000 trục mã lực ( 107,000kW)
Động cơ đẩy : 4 trục tua bin hơi nước Brown – Curtis
24 nồi hơi nước Yarrow
Tốc độ: Năm 1920 : 31 knots ( 57km / h; 36mph)
Năm 1941 : 28 knots ( 52 km / h ; 32 mph)
Phạm vi hoạt động : Năm 1931 : 5.332 hải lý ( 9.870km; 6.140mi) Tại tốc độ 20 knots ( 37 km / h ; 23 mph)
Thủy thủ đoàn
Năm 1921 : 1.169 người
Năm 1941 : 1.418 người
Hệ thống thiết bị cảm ứng và cảnh báo:
Radar Type 279 cảnh báo đường không
Radar Type 284 dẫn bắn
Vũ khí trang bị : ( Khi đang được chế tạo ):
4 súng – 2 – BL 15 – inch Mk I
12súng – 1 – BL 5,5 -inch Mk I
4 súng phòng không – 1 – QF 4 – inch Mark V
6 ống ngư lôi – 21 – inch ( 533 mm)
Trang bị vào năm 1941 khi bị đánh chìm:
4 súng – 2-15 – inch ( 381 mm)
7 súng x 2 – QF 4 – inch Mk XVI AA
3 súng ” pom pom ” – 8 – QF 2 – AA
5 súng máy Vickers- 4 – 0,5 -inch
5 – 20 thùng “Unrotated Projectile” săn ngầm
2 ống phóng ngư lôi trên mặt nước – 2-21 – inch
Armour : Vành đai: 12-6 tại ( 305-152 mm)
Giáp sàn: 0,75-3 trong ( 19-76 mm)
Ổ súng: 12-5 tại ( 305-127 mm)
Tháp pháo: 15-11 năm ( 381-279 mm)
Tháp chỉ huy: 11-9 tại ( 279-229 mm)
Vách ngăn: 4-5 năm ( 102-127 mm)
Máy bay: được trang bị 01 chiếc năm 1931-1932 , 1 máy phóng
Phải đến trước 03:00 chiếc Suffolk mới lấy lại được dấu vết của chiếc Bismarck. Chiếc Hood và Prince of Wales đã đi được 35 dặm (56 km) hơi vượt trước người Đức. Holland đã đánh tín hiệu là theo sát người Đức và tăng tốc độ lên 28 knot (52 km / h). Việc chiếc Suffolk bị mất dấu vết đã đặt người Anh vào một bất lợi. Thay vì nhanh chóng áp sát vào gần thì Holland lại tiếp cận một cách mơ hồ, ông sẽ phải gặp đối thủ ở một góc rộng hơn, và chậm hơn nhiều. Việc này làm cho chiếc Hood chở nên dễ bị tổn thương bởi đạn của chiếc Bismarck trong một khoảng thời gian kéo dài hơn nữa. Tình hình trở nên tồi tệ hơn nữa khi vào lúc 03:20 chiếc Suffolk báo cáo rằng tầu Đức đã thực hiện một thay đổi hướng đi một lần nữa về phía tây, và nó tạo ra tình huống gần như là các đội tầu Đức và Anh sẽ đâm vào ngang sườn nhau.
Tại 05:35, bộ phận cảnh giới trên chiếc Prince of Wales phát hiện ra tàu Đức khi họ chạy với tốc độ 28 km (17 dặm). Người Đức đã được cảnh báo về sự hiện diện của tầu Anh thông qua thiết bị nghe dưới nước hydrophonic của họ, cũng như nhìn thấy ống khói và cột buồm của tàu Anh 10 phút sau đó. Holland vào thời điểm này có cấc lựa chọn là hoặc cùng chiếc Suffolk đeo bám chiếc Bismarck và chờ đợi chiếc King George V của Tovey và các tàu khác đến để tham gia tấn công hoặc ra lệnh cho hải đội của mình hành động như ông đã làm tại 05:37. Biển dữ dội tại eo biển này làm cho vai trò của các khu trục hạm chỉ ở mức tối thiểu. Các tàu tuần dương Norfolk và Suffolk đã ở quá xa phía sau lực lượng Đức để tiếp cận với trận đánh.
Đặt hàng : Ngày 29 tháng 7 năm 1936
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Cammell Laird và Birkenhea
Đặt khung sườn: Ngày 01 tháng 1 năm 1937
Hạ thuỷ : Ngày 03 tháng năm 1939
Đi vào hoạt động: Ngày 19 tháng 1 năm 1941 (hoàn thành ngày 31 tháng 3 )
Kết cục: Bị đánh chìm ngày 10 tháng 12 1941 bởi trận không kích của Đế quốc Nhật Bản ở ngoài khơi Kuantan, vùng biển Đông Nam Á ( 1 điều thú vị là các máy bay này xuất phát từ phi trường Sóc Trăng)
Đặc điểm riêng
Thứ hạng : Thiết giáp hạm lớpKing George V
Trọng tải: 43.786 tấn
Chiều dài: 745 ft 1 in ( 227,10 m ) ( tổng thể) 740 ft 1 in ( 225,58 m ) ( khi xuống nước )
Chiều rộng : 112 ft 5 in ( 34,26 m ) ( max)
Độ mớm nước: 29 ft ( 8,8 m ) (tiêu chuẩn) 32 ft 6 in ( 9,91 m ) ( khi đầy tải )
Động cơ: 111.600 shp ( có thể đạt đến 134,000 shp)
Tốc độ: 28,0 hải lý (khi thử nghiệm năm 1941) ( 29,1 hải lý khi phục vụ )
Phạm vi hoạt động : 3.100 hải lý ( 5.740 km) tại tốc độ 27 hải lý ( 50 km / h)
14.400 hải lý ( 26.670 km) ở tốc độ 10 hải lý ( 19 km / h)
Thuỷ thủ đoàn : 1.521 người ( năm 1941 )
Thiết bị và các hệ thống cảm ứng :
Radar Type 281 từ tháng 1 năm 1941
Vũ khí trang bị
Trong năm 1941 :
10 súng – Mk 14 inch VII ( 2 – 4 , 1 – 2 )
16 súng đôi – 5,25 inch ( 8 x 2 )
48 súng – 40 mm 2 – AA ( 6 – 8 )
8 súng – Oerlikon 20 mm AA ( 8 – 1 )Giáp vành đai chính : 14,7 in ( 374 mm)
Giáp vành đai thấp hơn : 5,4 in ( 137 mm)
Giáp boong : lên đến 5,38 in ( 136 mm)
Giáp tháp chính : 12,75 in ( 324 mm)
Giáp ổ súng : 12,75 in ( 324 mm)
Máy bay bay: 4 thủy phi cơ Supermarine, 1 đôi máy phóng máy bay

Bản đồ quy hoạch đầy đủ quá trình của trận chiến eo biển Đan Mạch, và trận truy lùng Bismarck ( sẽ được đăng ở phần sau), chú ý hướng di chuyển của các tầu Đức được tô mầu đỏ, còn hướng di chuyển của các tầu Anh được tô mầu vàng
trận chiến bắt đầu
Chiếc Hood nổ súng tại 05:52 ở khoảng cách khoảng 26.500 yard (24.200 m), khoảng 13 hải lý (24 km). Holland đã ra lệnh bắn vào chiếc tàu hàng đầu ?” chiếc Prinz Eugen, và ông cho rằng vị trí của nó chính là chiếc Bismarck. Holland sớm nhận ra sai làm và sửa đổi mệnh lệnh của mình và chỉ đạo cả hai tàu tấn công vào chiếc tàu phía sau ?” chiếc Bismarck. Chiếc Prince of Wales nhanh chóng xác định chính xác mục tiêu là chiếc Bismarck, trong khi chiếc Hood được cho là đã tiếp tục nổ súng vào chiếc Prinz Eugen trong một khoảng thời gian nữa.
Holland là một chuyên gia về xạ kích nên ông ta cũng đã nhận thức được sự nguy hiểm của chiếc Hood ở lớp bảo vệ yếu nằm ngang. Vì vậy ông ta muốn giảm bớt khoảng cách càng nhanh càng tốt. Ở một khoảng cách gần hơn đường đạn của những phát bắn của chiếc Bismarck bị được tâng lên và nhiều khả năng chúng sẽ trúng vào các bên thành tàu chứ không phải là sàn tầu hoặc trượt khỏi boong hàng đầu. Tuy nhiên ông ta lại thu hẹp khoảng cách tạo ra một góc làm các tàu Đức trở nên quá xa về phía trước của sườn con tầu (placed the German ships too far forward of the beam). Điều này có nghĩa ông chỉ có thể sử dụng 10 trong số 18 khẩu súng hạng nặng của mình, trong khi lại tự làm mình chở thành một mục tiêu dễ nhắm bắn cho người Đức hơn mức cần thiết. 10 khẩu súng có thể được sử dụng trở thành chỉ còn có 9 khi một khiếm khuyết xảy ra ở một khẩu súng ở phía trước của chiếc Prince of Wales, khẩu này có vấn đề ở khâu nạp đạn sau loạt bắn đầu tiên. Cả hai chiếc Suffolk và Norfolk đã cố gắng tham gia tấn công chiếc Bismarck nhưng cả hai chiếc này đều ở ngoài tầm bắn và các tàu tuần dương này không có đủ lợi thế về tốc độ để nhanh chóng áp sát chiếc Bismarck trong khoảng thời gian giao chiến ngắn ngủi.
Người Đức cũng có lợi về mặt thuận gió (weather gauge), có nghĩa là các con tàu của Anh đã chạy theo chiều gió và nước bắn lên làm ướt sũng chiếc ống kính đo độ xa (rangefinder) Barr & Stroud cao 42 ft của “tháp pháo A” của chiếc Prince of Wales và cả hai ống kính đo độ xa (rangefinder) cao 30 ft của tháp pháo ?oB? của cả hai tàu Anh. Sự kiện này bắt buộc cả hai con tầu phải sử dụng các máy 15 ft rangefinder nhỏ hơn ở tháp chỉ huy để thay thế. Ngoài ra, Đô đốc Holland đã ra lệnh rằng chiếc Prince of Wales phải ở gần chiếc Hood để bám sát một cách chặt chẽ hướng đi và tốc độ của chiếc Hood. Điều này đã làm cho người Đức dễ dàng hơn trong việc xác định phạm vi của cả hai tàu Anh, mặc dù đây cũng là hỗ trợ cho các pháo thủ của Holland nếu họ cùng bắn vào chiếc Bismarck như kế hoạch ban đầu, vì họ có thể bắn mỗi loạt đạn một cách chính xác và để tránh nhầm lẫn với hỏa lực của tầu bạn. Họ cũng có thể sử dụng thuật bắn tập trung khi mà cả hai hệ thống vũ khí chính của cả hai con tầu được kiểm soát bởi một máy tính kiểm soát bắn Admiralty Fire Control Table, có thể hệ thồng này được đặt trên chiếc HMS Prince of Wales hiện đại hơn.
Chiếc Prince of Wales bắt đầu tấn công mục tiêu đầu tiên của nó. Cuối cùng nó bắn trúng chiếc Bismarck ba phát đạn. Một phát bắn trúng khoang chỉ huy và làm chiếc máy phóng thủy phi cơ ơ? giữa con tầu bị hỏng. Phát đạn thứ hai xuyên qua mũi tầu từ một phía khác. Phát đạn thứ ba trúng vào phần thân tàu dưới nước và xuyên vào bên trong thân tàu làm ngập một phòng máy phát điện và làm hư hại các vách ngăn ở một phòng liền kề lò hơi và làm ngập nước một phần chiếc lò này. Những phát đạn cuối gây ra thiệt hại cho máy móc và làm ngập ở mức vừa phải lò hơi của chiếc Bismarck. Quan trọng hơn, phát đạn gây những thiệt hại ở phần mũi tầu đã làm thủng chiếc thùng chứa 1.000 tấn dầu nhiên liệu ở phía trước. Nó cũng tạo ra cho chiếc Bismarck những dấu vết dầu loang có thể nhìn thấy một cách rõ ràng và làm giảm tốc độ của nó xuống khoảng hai hải lý mỗi giờ. Chiếc Bismarck bị nghiêng góc 9 độ về phía mạn trái và mũi tầu của nó bị mất 2 mét ở phần thân tàu rỗng.
Lutjens hạ lệnh nổ súng vào lúc 0.5:55, khi cả hai tàu Đức nhắm mục tiêu vào chiếc Hood. Một phát đạn bắn trúng boong tàu của chiếc Hood và nó bắt đầu gây ra một đám cháy khá lớn trong kho đạn 4-inch (100 mm) được lưu trữ ở đó, nhưng ngọn lửa này đã không lây lan sang các khu vực khác của con tàu hoặc gây ra sự phát nổ sau đó. Mặc dù điều này còn chưa được xác nhận nhưng có thể là chiếc Hood lại trúng đạn một lần nữa vào trúng vị trí của đài chỉ huy và xuyên vào trong chiếc radar kiểm soát phía trước của nó.
Hiện đã có một số tranh chấp về việc tầu Đức đánh chìm chiếc Hood tại thời điểm này như thế nào. Chiếc Prinz Eugen đã nhắm mục tiêu vào chiếc Prince of Wales ở giai đoạn này sau khi nhận được một lệnh từ chỉ huy hạm đội. Tuy nhiên sỹ quan chỉ huy tác xạ của chiếc Prinz Eugen – Paul Schmallenbach cũng đưa ra trích dẫn xác nhận rằng chiếc Prinz Eugen cũng nhắm mục tiêu vào chiếc Hood.
Chiếc Hood bị chìm
Vào lúc 0.6:00, Holland ra lệnh lực lượng của mình quay sang mạn trái một lần nữa đến để đảm bảo rằng các súng chính phía sau trên cả hai chiếc Hood và Prince of Wales đã hướng vào kẻ thù. Trong quá trình thực hiện cú ngoặt đó, một loạt đạn bắn từ chiếc Bismarck ở một khoảng cách khoảng 9 dặm (14 km), đã được quan sát thấy bởi các thủy thủ trên chiếc tàu Prince of Wales, các phát đạn này được điều chỉnh chính xác vào sát chiếc cột buồm chính ( mainmast ) của chiếc Hood. Có khả năng là một trong số các phát đạn 380 mm (15 inch) đã bắn trúng một chỗ nào đó ở giữa cột buồm chính và tháp pháo “X” phía sau cột buồm này.
Ngay lập tức sau đó là một cột lửa lớn bắn lên như một tia lửa đèn khò khổng lồ ở vùng vùng xung quanh khu cột buồm. Tiếp sau đó là một vụ nổ đã phá hủy một phần lớn từ giư?a của con tầu cho tới phía sau của tháp pháo” Y”. Con tàu bị vỡ làm hai, chiếc đuôi bị tách ra và chìm. Phần mũi tầu dựng tiếp ngay sau đó đứng lên và xoay vòng tròn. Chiếc tháp pháo phía trước đang cố gắng để nổ một loạt đạn cuối, có thể lúc đó đội pháo thủ này đã chết ngay trước khi phần mũi tàu chìm.
Từ trên trời một cơn mưa xuống các mảnh văng vào cả chiếc Prince of Wales lúc này ở cách khoảng nửa dặm. Chiếc Hood chìm trong khoảng ba phút lấy đi mạng sống của 1.415 người bao gồm cả Phó Đô đốc Holland cùng với nó. Chỉ ba người trong số thủy thủ đoàn (Ted Briggs, Bob Tilburn và Bill Dundas) còn sống sót và được cứu thoát khoảng hai giờ sau đó bởi chiếc tàu khu trục Electra.
Hải quân Anh sau đó kết luận rằng rất có thể lời giải thích cho sự mất mát của chiếc Hood là một sự xâm nhập vào kho đạn của nó bởi một phát đạn 380 mm duy nhất được bắn từ chiếc Bismarck đã gây ra vụ nổ thảm khốc tiếp theo. Nghiên cứu gần đây từ các tàu lặn cho thấy đám cháy bốc lên ban đầu từ trong kho đạn 4-inch (100 mm) và nó lây lan đến kho đạn 15-inch (380 mm) qua các hòm đạn.
Người ta đã đề nghị kiểm tra đống đổ nát, xác chiếc Hood, được tìm thấy vào năm 2001, và thấy rằng các vụ nổ trong kho đạn 4-inch (100 mm) ở gần cột buồm chính gây ra vụ nổ tạo ngọn lửa thẳng đứng được nhìn thấy ở đó và sự việc này đã lần lượt kích hoạt vụ nổ kho đạn 15-inch (381 mm) ở phía sau và vụ nổ này mới là thủ phạm phá vỡ đuôi tầu. Vụ nổ này có thể đã phá qua các thùng nhiên liệu bên mạn phải, đốt cháy dầu nhiên liệu ở đó, tạo ra vụ nổ kho đạn ở phía trước và hoàn thành việc phá hủy tàu. Phần xác tàu của chiếc Hood cho thấy phần mũi tàu bị mất đi toàn bộ phần cấu trúc bên trên và một phần rất lớn từ khu vực đặt bệ pháo ?oA? đến phần boong trước đã bay mất. Phần thân giữa của con tàu có tấm giáp phồng bị ra phía ngoài. Hơn nữa các phần chính của cấu trúc chuyển tiếp bao gồm cả phần tháp điều khiển có trọng lượng 600 tấn được tìm thấy ở khoảng cách 1.100 mét từ đống đổ nát chính. Sự việc này đã dẫn đến các lý luận rằng kho đạn súng 15-inch (380 mm) ở phía trước đã phát nổ là hậu quả của sức công phá, lửa và áp suất, được tạo ra bởi vụ nổ của kho đạn ở phía sau. Một nhóm các nhà khoa học pháp y hàng hải đã tìm thấy rằng thiệt hại kép cho thân tàu ở phía trước gây ra việc chiếc Hood bị chìm một cách nhanh chóng, rất có thể là nguyên nhân tình trạng nổ thân tàu ở phía trước, và họ không ủng hộ bất kỳ lý luận nào cho rằng các kho đạn ở phía trước phát nổ.
Lúc 06:25 AM Tầm nhìn của Jasper – sỹ quan pháo binh của chiếc Prinz Eugen khi ông leo lên mũi tầu để tìm kiếm một sự quan sát toàn cảnh cho trận chiến: Khói từ điểm mà chiếc Hood bị chìm bốc lên ở trên trái, chiếc Norfolk xuất hiện trên đường chân trời ở giữa và chiếc Prince of Wales đang nhả khói dày đặc ở bên phải.
Chiếc Prince of Wales thấy rằng mình đang đi thẳng vào nơi chiếc Hood bị đánh chìm. Sĩ quan chỉ huy của nó, Đại tá John C. Leach ra lệnh chuyển hướng khẩn cấp để tránh đống đổ nát của chiếc Hood. Sự thay đổi này tất nhiên đã can thiệp làm mất mục tiêu của nó và đặt nó vào vị thế làm người Đức dễ dàng hơn để nhắm bắn. Nó lại tiếp tục hướng đi trước đây nhưng giờ đây nó nằm dưới hỏa lực tập trung của cả hai tàu của Đức.
Chiếc Prince of Wales đã trúng bốn phát đạn bắn từ chiếc Bismarck và ba phát đạn bắn từ chiếc Prinz Eugen. Một phát đạn xuyên qua phần trên của phần thượng tầng cu?a con tàu, giết chết và làm bị thương một số thuyền viên ở bộ phận la bàn (Compass Platform) và ụ phòng không (Air Defense Platform). Mảnh của một viên đạn khác văng vào khu vực radar ở phía sau giết chết các thuyền viên bên trong. Một phát đạn 203 mm từ chiếc Prinz Eugen bắn trúng buồng thao tác bên dưới tháp pháo 5,25 in ở phía sau và một phát đạn 380 mm từ chiếc Bismarck bắn trúng vành đai giáp dưới ở dưới mực nước và xuyên vào khoảng 13 ft (4 m) vào sâu trong thân của con tàu, khoảng 25 ft (8 m) dưới mực nước, nhưng bị chặn lại do giáp vách ngăn chống ngư lôi. May mắn cho chiếc Prince of Wales phát đạn này đã không bao phát nổ, nhưng nó vẫn còn bị ngập nước và thiệt hại mất một số ít dầu nhiên liệu. Trái với một số ý kiến sai lầm, phát đạn 380 mm bắn trúng phần dưới mực nước của chiếc Prince of Wales đã không gây nguy hiểm cho các kho đạn của nó, khi nó quay ngang vào một phòng chứa máy móc thiết bị phụ trợ.
Vào thời gian này, trục trặc nghiêm trọng về xạ kích đã tạo ra các vấn đề liên tục với hệ thống vũ khí chính, dẫn đến con tầu bị giảm 26% số lượng các phát bắn. Thuyền trưởng Leach nhận ra rằng nếu tiếp tục chiến đấu có nguy cơ sẽ mất nốt chiếc Prince of Wales mà không gây được thiệt hại hơn nữa cho kẻ thù. Vì thế ông ra lệnh cho tàu của mình phun khói và rút lui ?otrong khi chờ cơ hội thuận lợi hơn ?o. Chiếc Prince of Wales chuyển hướng ngay sau lúc 0.6:04, tháp pháo ở phía sau vẫn tiếp tục bắn dưới sự kiểm soát tại chỗ cho đến khi nguồn tiếp đạn của nó bị kẹt và làm cho các súng không thể hoạt động. Bất chấp những nỗ lực của các thành viên thủy thủ đoàn và các kỹ thuật viên dân sự để sửa chữa các vòng tiếp đạn, tất cả 4 khẩu súng đã không trở lại hoạt động cho đến 0.8:25, mặc dù 2 của 4 khẩu súng tạm dùng được vào lúc 0.7:20. Lúc này tạm thời chỉ còn lại có năm súng 14-inch còn hoạt động, nhưng chín trong số mười khẩu đã hoạt động trong vòng năm giờ. Các loạt đạn đã trở nên rời rạc và được cho là bị mất tầm. Nó đã ra khỏi trận chiến vào khoảng sau 0.6:10. Mười ba thủy thủ đoàn thiệt mạng, chín người bị thương. Thời gian mà chiếc Prince of Wales bỏ chạy tình cờ nó đã đi qua rất nhiều phát ngư lôi được bắn từ chiếc Prinz Eugen và quay lưng lại phía chiếc tuần dương hạm Đức lúc chiếc này vẫn cố bắn đuổi theo. ( rất tiếc cho người Đức là mục tiêu họ là đoàn công voa chở hàng nếu không thì dưới sự truy đuổi của tầu Đức chiếc Prince of Wales chẳng phải đợi đến trận Singapor mới bỏ mạng)
Trận đánh bị gián đoạn
Trên chiếc Bismarck lúc này đã có nhiều hứng khởi khi họ đánh chìm chiếc Hood. Cũng có một ý tưởng rằng họ sẽ theo chặt chẽ chiếc Prince of Wales và có thể sé kết thúc nó. Thuyền trưởng Ernst Lindemann của chiếc Bismarck yêu cầu Đô đốc Günther Lütjens cho phép chiếc Bismarck làm việc này. Thuyền trưởng Lindemann là một tay kỳ cựu về pháo binh hải quân và ông ta biết rằng chiếc Prince of Wales đã ở trong tầm tay. Ngay cả trường hợp Hải đội của Đô đốc Anh John Tovey rời Scapa Flow từ ngày hôm trước, ông ta vẫn còn ở một khoảng cách khoảng hơn 300 hải lý (560 km) và chiếc Bismarck vẫn còn kịp chuyển hướng sau khi đuổi theo và hóa vàng chiếc Prince of Wales. Lindemann đã tính toán rằng có thể chỉ mất hai hoặc ba giờ để tận diệt chiếc tầu Anh. Lütjens đã không cho phép Lindemann đuổi theo mà không đưa ra lời giải thích nào. Lindemann đã lặp đi lặp lại yêu cầu của ông ta lần này quả quyết hơn. Lütjens đã phải xin chỉ thị từ Tư lệnh Hải quân Đức ?” Đại Đô đốc Erich Raeder để tránh chiến đấu một cách không cần thiết với Hải quân Hoàng gia, đặc biệt là khi nó có thể dẫn đến thiệt hại hơn nữa và có thể đẩy chiếc Bismarck về phía các lực lượng đối phương có thể đang phục sẵn. Ông ta đã ra lệnh ngừng chiến thay vì theo đuổi theo chiếc Prince of Wales và ra lệnh chuyển hướng về góc 270 độ, về phía tây. Chiếc Bismarck đã bắn 93 trong số 353 viên đạn xuyên giáp – Armour Piercing của nó trong thời gian tham gia trận đánh.
Vụ việc này đã tạo ra đụng độ giữa hai sĩ quan cao cấp của Đức phản ánh về các chức năng khác nhau và các mệnh lệnh riêng biệt của họ. Với cương vị là chỉ huy của chiếc Bismarck, các hành động của Lindemann được ưu tiên và đặt lên trước hết có tính chất chiến thuật. Như vậy, ông đặt câu hỏi về mục tiêu trước mắt của con tầu của mình là phải tiêu diệt chiếc Prince of Wales, và ông đã gây sức ép với ý kiến của mình đến mức ông có thể làm. Lütjens chỉ huy trưởng hạm đội và chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, có suy nghĩ ở cấp độ chiến lược. Ở một cấp độ, mệnh lệnh của ông là rõ ràng, tấn công đoàn công voa được ưu tiên hơn hết, không phải mạo hiểm tham gia vào một trận đánh với một mục tiêu hạn chế và có lẽ không chắc thắng. Và tất nhiên mệnh lệnh của Raeder cũng in sâu vào trong tâm trí của Lütjens rằng là chỉ chấp nhận chiến đấu nếu không thể tránh khỏi và cố gắng kết thúc trận đánh với ít tổn thất.
Điểm mấu chốt là mệnh lệnh mà Lütjens nhận không phải là ưu tiên để đạt được một thành công ngoạn mục, ưu tiên của ông là phải tập trung đi vào những lộ trình đã được hướng dẫn, và ông phải đánh chìm đoàn tàu buôn và tránh chạm trán với tàu chiến đối phương bất cứ khi nào có thể. Hơn nữa trước khi rời Đức Lütjens đã nói với các Đô đốc Conrad Patzig và Wilhelm Marschall rằng ông ta sẽ tuân theo chỉ thị của Raeder. Điều này có nghĩa ông không có ý định trở thành một người chỉ huy thứ ba đi ngược lại mệnh lệnh của Raeder (chỉ huy thứ nhất tất nhiên là Raeder, chỉ huy thứ hai là thuyền trưởng Lindemann, Lütjens chỉ là người thay mặt Raeder trong chiến dịch này), Marschall một trong hai người tiền nhiệm của ông ta đã bị thuyên chuyển khỏi chức vụ chỉ huy Hạm đội vì không tuân theo mệnh lệnh mà mình đã nhận mặc dù thực tế là Marschall đã phân tích về những thay đổi thực tế về tình hình chiến thuật và đã đưa ra những mệnh lệnh dẫn đến việc đánh chìm chiếc tàu sân bay HMS Glorious của Anh và hai tàu khu trục hộ tống. Và ông ta (Lütjens) không đủ ảnh hưởng để thảo luận về quyết định này của mình với một sĩ quan cấp dưới cứng đầu (thuyền trưởng kỳ cựu Lindemann).
Ngay cả khi ông biết rằng dù chưa thư? kết thúc chiếc Prince of Wales thì ông cũng không biết rằng mình có phải chiến đấu với chiếc King George V hay không, lúc này có lẽ Lütjens gặp khó khăn để ra quyết định. Bởi vì tiếp tục truy đuổi chiếc Prince of Wales thì hải đội Đức sẽ để lộ thêm vị trí và phải chịu hỏa lực cũng như ngư lôi tấn công từ các chiếc Norfolk và Suffolk. Ông không muốn liều lĩnh đánh cược con tàu và thuyền viên của mình vào một cơ hội rõ ràng bị cấm.
Vào khoảng thời gian từ 0.6:19 đến 0.6:25 chiếc Suffolk bắn sáu loạt đạn theo hướng chiếc Bismarck vì sóng radar của nó nhầm lẫn chiếc Bismarck khi tiếp xúc với một chiếc máy bay. Nó thực sự ra khỏi phạm vi của các khẩu súng của cả chiếc Bismarck và chiếc Prinz Eugen tại thời điểm đó.
Bất chấp khuyến cáo của Lindemann là nên trở về Bergen, Lütjens đã ra lệnh cho chiếc Bismarck quay đầu về phía cảng Saint-Nazaire Pháp. Mặc dù bờ biển Pháp xa hơn 600 dặm (970 km) so với Bergen, nhưng vùng biển Saint-Nazaire có đêm biển dài hơn và biển cũng rộng hơn do đó chiếc Bismarck dễ thoát khỏi những tầu đeo bám hơn, cộng với khả năng thu hút chúng vào một dòng U-Boat. Đây cũng là cơ hội để chiếc Bismarck sẵn sàng tấn công vào cạnh sườn của các tuyến đường thương mại của Anh một khi thiệt hại đã được sửa chữa, và với sự hỗ trợ tiềm năng của các tàu tuần dương thiết giáp Scharnhorst và Gneisenau. Cả hai chiếc tàu này hiện đang đóng tại Brest – Pháp từ cuối Chiến dịch Berlin hồi đầu năm đó nhưng cũng là được lưu giữ tại cảng để sửa chữa và đại tu. Trong khi Brest ở gần hơn Saint-Nazaire, nhưng nó cũng nằm trong phạm vi của máy bay ném bom Anh Royal Air Force.
Hậu quả của trận chiến
Với cái chết của Phó Đô đốc Holland, quyền chỉ huy của chiếc Prince of Wales cũng như các chiếc Norfolk và Suffolk được chuyển sang cho Chuẩn Đô đốc Anh Frederic Wake-Walker lúc này đang ở trên chiếc kỳ hạm Norfolk. Nhận được mệnh lệnh là phải cầm chân chiếc Bismarck cho đến khi người Anh tập hợp đủ tàu chiến để có thể tiêu diệt được kẻ thù của mình. Ông ta có hai sự lựa chọn hoặc là tổ chức trận chiến mới với chiếc Bismarck hoặc bảo đảm rằng nó phải bị chặn lại và phải giao chiến với lực lượng của Đô đốc Tovey. Wake-Walker đã chọn giải pháp thứ hai, tiếp tục theo bóng tàu Đức. Hơn nữa nếu giao chiến, ông kết luận, thì chiếc Prince of Wales sẽ yếu thế hơn rất nhiều so với chiếc Bismarck và điều này cũng gây nguy hiểm cho các tàu tuần dương của ông, cộng với ông biết rằng Tovey đang trên đường tới. Ông ra lệnh cho chiếc Prince of Wales chạy theo chiếc Norfolk ở tốc độ cao nhất của nó để chiếc Norfolk không bị cô độc nếu bị tấn công. Lúc 07:57 chiếc Suffolk báo cáo rằng chiếc Bismarck đã giảm tốc độ và hình như có xuất hiện hư hỏng.
Kể từ lúc chiếc Bismarck nhận phát bắn đầu tiên vào phần trước cu?a con tàu, tất cả sáu đội sửa chữa gồm 26 người của con tàu đã làm việc không nghỉ để sửa chữa những thiệt hại. Khi nhận được báo cáo rằng các chân vịt cánh quạt bên mạn phải có thể bị bênh lên khỏi mặt nước, Lindemann đã ra lệnh phải chặn nước ngập ở hai ngăn phía sau để khôi phục lại trọng tâm của con tàu. Sau đó ông ra lệnh cho các thợ lặn vào phần trước cu?a con tàu để lấy dầu các thùng nhiên liệu phía trước, đây là các thùng có chứa 1.000 tấn nhiên liệu cực kỳ cần thiết cho con tầu, đầu tiên là chiếc thùng ở gần lò hơi phía trước sau đó đến các thùng nhiên liệu phía sau bằng một đường ống tạm thời chạy qua tầng trên. Cả hai biện pháp này đều thất bại. Lindemann sau đó yêu cầu cho phép chiếc Bismarck chạy chậm lại đầu tiên để sửachữa phần đuôi sống tầu ở một bên còn bên kia thì phải cho hàn các bản vá từ bên trong để lấp các lỗ hổng trên phần thân con tàu ở phía trước. Lütjens lại từ chối một lần nữa mà không giải thích. Cuối cùng, viên đô đốc đã phải đồng ý để giảm tốc độ con tàu xuống còn 22 hải lý (41 km / h) để cho phép dựng một giàn giáo và vá chiếc lỗ thủng ở phòng lò hơi số 2 và phòng lò hơi phụ trợ để ngăn chặn sự thâm nhập ngày càng tăng của nước biển. Nỗ lực này cũng thất bại nốt, phòng nồi hơi số 2 đã phải bị đóng cửa và làm giảm tốc độ xuống còn 28 hải lý (52 km / h).
Cùng với việc nước biển chảy vào thì dầu nhiên liệu cũng bị rò rỉ ra ngoài. Đô đốc Lütjens phải ra lệnh cho chiếc Prinz Eugen quay trở lại để xem xét, chiếc thảm dầu đủ rộng để bao phủ cả hai bên lằn của con tàu, nước biển có màu sắc của cầu vồng và có mùi dầu đậm – một dấu hiệu để truy tìm chiếc Bismarck.
Các thiệt hại của chiếc Bismarck ở thùng nhiên liệu phía trước cùng với một cơ hội bỏ lỡ để tiếp nhiên liệu tại Bergen lúc trước đó trong chuyến đi làm cho nó còn ít hơn 3.000 tấn nhiên liệu, không đủ để hoạt động một cách có hiệu quả để tấn công các đoàn công voa vượt Đại Tây Dương. Ngoài ra, yếu tố bất ngờ được xem là thiết yếu cho sự thành công của hoạt động này chắc chắn đã bị mất và Hải đội Đức vẫn tiếp tục bị theo dõi bởi các chiếc Suffolk, Norfolk và cuối cùng là chiếc Prince of Wales. Lütjens kết luận rằng ông ta thấy cần thiết để hủy bỏ nhiệm vụ của chiếc Bismarck và hướng về một nơi là vị trí thuận tiện để sửa chữa con tầu.
Bất chấp khuyến cáo của Lindemann là nên trở về Bergen, Lütjens đã ra lệnh cho chiếc Bismarck quay đầu về phía cảng Saint-Nazaire Pháp. Mặc dù bờ biển Pháp xa hơn 600 dặm (970 km) so với Bergen, nhưng vùng biển Saint-Nazaire có đêm biển dài hơn và biển cũng rộng hơn do đó chiếc Bismarck dễ thoát khỏi những tầu đeo bám hơn, cộng với khả năng thu hút chúng vào một dòng U-Boat. Đây cũng là cơ hội để chiếc Bismarck sẵn sàng tấn công vào cạnh sườn của các tuyến đường thương mại của Anh một khi thiệt hại đã được sửa chữa, và với sự hỗ trợ tiềm năng của các tàu tuần dương thiết giáp Scharnhorst và Gneisenau. Cả hai chiếc tàu này hiện đang đóng tại Brest – Pháp từ cuối Chiến dịch Berlin hồi đầu năm đó nhưng cũng là được lưu giữ tại cảng để sửa chữa và đại tu. Trong khi Brest ở gần hơn Saint-Nazaire, nhưng nó cũng nằm trong phạm vi của máy bay ném bom Anh Royal Air Force.
Lütjens cho tách chiếc Prinz Eugen vốn không bị hư hại ra để bắt đầu đánh phá một mình. Chiếc tuần dương hạm này đi xa hơn về phía nam và tiến vào Đại Tây Dương, nơi nó được tiếp nhiên liệu từ một tàu chở dầu trên biển. Nó cũng có vấn đề về động cơ và phải từ bỏ nhiệm vụ đánh phá tuyến đường vận tải của nó mà không đánh chìm được bất kỳ tàu hàng nào và trở về Brest
Phản ứng
Tại Đức
Tin tức về quyết định của Lütjens đã đến Berlin, tại Wilhelmshaven (một hải cảng ở hạ Xắc xông Đức) và Paris như một tiếng sét ngang tai. Một trận bão các cuộc điện thoại khẩn cấp trên toàn lãnh bị Đức chiếm đóng ở châu Âu. Trong khi Bộ hải quân ở Berlin rất hài lòng với thành công của Lütjens thì họ lại phải kiềm chế bởi tin tức về thiệt hại của chiếc Bismarck và quyết định để cho nó quay về nước Pháp. Đại Đô đốc Raeder chưa rõ liệu dự định của Lütjens là cho nó chạy tới St Nazaire ngay lập tức hay sau khi xua đuổi hết những kẻ bám theo và tiếp dầu ở giữa Đại Tây Dương. Raeder ngay lập tức hội ý với tham mưu trưởng của mình, Đô đốc Otto Schniewind, người lần lượt gọi điện thoại cho Đô đốc Rolf Carls chỉ huy của Nhóm phía Bắc (Group North ) tại Wilhemshaven. Carls đã soạn thảo một tin nhắn bảo Lütjens hãy đến Đức nhưng vẫn chưa kịp gửi nó. Schniewind chỉ ra rằng vào buổi trưa khi mà Lütjens vượt qua đường ranh giới giữa Bắc và Nam Hebrides Greenland tức là đã vượt qua khỏi hoạt động kiểm soát của nhóm Bắc và đã nằm trong sự kiểm soát của nhóm Tây, vì vậy, quyết định gọi Lütjens quay lại của Carls không còn hiệu lực. Một cuộc gọi tiếp theo đến chỉ huy của West Group, Đô đốc Alfred Saalwächter, đã tiết lộ rằng ông này không có kế hoạch gọi Lütjens về và rằng ông cảm thấy đó là một quyết định cần được thảo luận giữa Schniewind và Raeder.
Raeder lại một lần nữa tung ra một lệnh thu hồi, ông ta nói với Schniewind họ không biết đủ thông tin về tình hình hiện tại và là người có những thông tin tốt nhất sẽ chính là Lütjens. Sau đó ông ta gọi điện thoại cho Hitler lúc này đang ở tại Obersalzberg trong Bavarian Alps. Hitler nhận được tin chiếc Hood bị đánh chìm một cách lạnh lùng và không tỏ ra niềm vui chiến thắng hay bất cứ hành vi nào khác. Sau khi nghe báo cáo của Raeder, ông ta quay sang những người đang đứng với ông và bày tỏ những suy nghĩ cá nhân của mình:
” Nếu bây giờ các tuần dương hạm của Anh tiếp tục bám đuổi và Lütjens đã đánh chìm chiếc Hood và gần như làm tê liệt một chiếc khác mà đây lại là chiếc tầu chiến mới và nó (chiếc Prince of Wales) đang gặp vấn đề với các khẩu súng của mình trong chiến đấu vậy tại sao anh ta không nhấn chìm nó đi? Tại sao anh ta không cố gắng để thoát ra khỏi đó hoặc tại sao anh ta không quay lại? “
Tin tức của sự kiện chiếc Hood được đón nhận nhiệt tình hơn khi đến tai Tiến sĩ Joseph Goebbels Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền. Chiều tối hôm đó tin này đã được phát sóng trên toàn quốc kèm theo khẩu hiệu “Chúng ta diễu hành chống lại nước Anh” và những hành động tuyên truyền khác. Công chúng Đức được thưởng thức những tin tức vui như Không quân Đức chiến thắng trước Hải quân Hoàng gia ở ngoài khơi Crete, và lấy sự kiện chiếc Hood bị đánh chìm làm nguồn cảm hứng.
Tại Anh
Công chúng của nước Anh đã bị sốc khi biết rằng chiếc tàu chiến điển hình nhất của họ và hơn 1.400 thành viên thủy thủ đoàn đã nổ tung một cách đột ngột. Bộ Hải quân đã huy động mọi tàu chiến có sẵn tại Đại Tây Dương để săn lùng và tiêu diệt chiếc Bismarck. Lực lượng Hải quân Hoàng gia đã theo đuổi, chặn đánh chiếc Bismarck và chiếc tàu chiến của Đức đã bị đánh chìm vào sáng ngày 27 tháng 5 năm 1941.
Sau đó là việc tòa án quân sự xét sử Chuẩn Đô đốc Wake-Walker và thuyền trưởng John Leach của chiếc Prince of Wales. Quan điểm quả tòa án đã phán quyết rằng họ đã sai lầm không tiếp tục cuộc chiến với chiếc Bismarck sau khi chiếc Hood bị đánh chìm. John Tovey chỉ huy trưởng của Home Fleet đã bị chỉ trích một cách kịch liệt. Một hàng rào sau đó đã được dựng lên giữa Tovey và cấp trên của ông ta, Đô đốc Sir Dudley Pound. Tovey đã nói rằng hai sĩ quan đã hành động một cách chính xác, không gây nguy hiểm cho tàu của họ một cách vô ích và bảo đảm rằng những con tàu của Đức vẫn bị theo dõi. Hơn nữa súng chính của chiếc Prince of Wales đã nhiều lần bị trục trặc làm nó không thể đối đầu với chiếc Bismarck. Tovey đe dọa sẽ từ chức và xuất hiện ở nhiều phiên tòa án để bảo vệ những người bạn và bảo vệ những nhân chứng. Sau đó không có tin gì thêm về vụ luận tội.
Một Ủy ban của Anh nhanh chóng điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ của chiếc Hood và đưa ra một bản báo cáo. Sau khi những lời chỉ trích rằng cuộc điều tra ban đầu đã không ghi lại tất cả các bằng chứng sẵn có, một Ủy ban thứ hai tiến hành điều tra rộng rãi hơn về vụ chiếc Hood , và kiểm tra tính dễ tổn thương của các tàu chiến lớn của Anh vẫn còn phục vụ để đưa ra ánh sáng những nguyên nhân của vụ nổ có thể xảy ra. Cũng giống như cuộc điều tra đầu tiên nó kết luận rằng một phát đạn 380 mm được bắn từ chiếc Bismarck đã gây ra sự bùng nổ của kho đạn dược ở phía sau của chiếc Hood. Kết luận này dẫn đến một số lượng lớn các tàu chiến Anh cần phải được sửa chữa cùng với gia tăng các lớp giáp bảo vệ cho các kho đạn dược của chúng và một số cải tiến liên quan khác.
Nhiều sử gia về hải quân và nhà văn đã phân tích trận đánh của chiếc Bismarck và một trong những tranh cãi nhiều nhất là sự lựa chọn Đô đốc Lütjens để tiếp tục tiến vào Đại Tây Dương hơn là tiếp tục chiến đấu (để tiêu diệt chiếc Prince of Wales). Là một người có tính cách cá nhân mạnh mẽ, Lütjens không bao giờ giải thích mệnh lệnh của ông không theo đuổi chiếc Prince of Wales?.
Đến đây thì Trận chiến eo biển Đan Mạch đã kết thúc nhưng Trận chiến truy lùng chiếc Bismarck lại mới chỉ bắt đầu
Trận chiến cuối cùng của chiếc Bismarck

Ảnh chiếc Bismarck khi được chụp từ đằng trước, trông nó đồ sộ như một tòa nhà chung cư. Tầu chiến của người Đức có một nguyên lý khác với của người Anh: Đó là đánh độ lớn của nòng súng và tốc độ để lấy độ bền hay khả năng tồn tại của con tầu
Tóm tắt các thông tin chính
Ngày xảy ra: 26-27 tháng năm 1941
Địa điểm: Đại tây dương
Kết quả: Đồng Minh chiến thắng
Các bên tham chiến
Vương quốc Anh
Canada
Australia
Ba Lan
Kháng chiến Pháp
Chỉ huy
John Tovey
Sức mạnh
2 tàu sân bay
3 tàu thiết giáp
4 tàu tuần dương
7 tàu khu trục
Thương vong
1 tàu khu trục bị đánh chìm
49 người chết
Đức
Chỉ huy
Günther Lütjens ?
Sức mạnh
1 thiết giáp hạm
Thương vong
1 thiết giáp hạm bị đánh chìm
2.200 người chết
110 người bị bắt
49 người chết
2.200 người chết
110 bị bắt

Ảnh Đô đốc Günther Lütjens (1889-> 1941) tư lệnh hạm đội Đức, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch đánh phá tầu hàng của Đồng minh trên chiếc Bismarck, các quyết định của ông trong trận này dù đúng, dù sai ông vẫn nhận được nhiều sự kính phục và chân trọng thậm chí là từ đối phương

Ảnh thuyền trưởng kỳ cựu Ernst Lindemann ( 1894 ?”> 1941) của chiếc Bismarck, nếu Đô đốc Lütjens nghe theo ý kiến của ông thì số phận của con tầu có thể đã hoàn toàn khác, chí ít thì nó cũng nhấn theo chiếc Prince of Wales với nó

Ảnh Đô đốc Tovey người chỉ huy cuộc săn lùng chiếc Bismarck trên chiếc thiết giáp hạm King George V, và ông này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đầy may mắn

Ảnh Phó Đô đốc Lancelot Holland người đã tử trận cùng chiếc Tuần dương hạm thiết giáp Hood – niềm tự hào của nước Anh, và là nguyên nhân chính dẫn đến sự trả thù khốc liệt vào chiếc Bismarck
Trận chiến cuối cùng của chiếc thiết giáp hạm Bismarck của Đức đã diễn ra tại biển Đại Tây Dương ở khoảng cách 300 hải lý ( 560 km ) về phía tây của thành phố Brest nước Pháp, ngày 26 -> 27 tháng 5 năm 1941. Mặc dù đây là một trận đánh quyết định giữa các tầu chủ lực nó đã không được đặt tên một cách chính thức.
Trận đánh được coi là một phần tiếp theo của Trận eo biển Đan Mạch ngày 24 tháng 5 1941 , trong đó chiếc Bismarck và chiếc tầu mà nó hộ tống ?” chiếc Prinz Eugen đã đánh chìm chiếc tàu tuần dương chủ lực HMS Hood và đánh hỏng chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales buộc nó phải tháo chạy . Sau trận chiến này chiếc Bismarck truy đuổi trong hơn hai ngày bởi các tàu và máy bay của Hải quân và Không quân Hoàng gia. Cuối cùng vào tối ngày 26 tháng 5 năm 1941, chiếc bánh lái của nó đã bị làm cho tê liệt bởi một đợt tấn công của một Máy bay phóng ngư lôi và vào sáng hôm sau nó bị tấn công bởi rất nhiều tầu chiến của đối phương và bị đánh chìm. Không có tàu Anh nào bị đánh chìm trong trận chiến này, nhưng chiếc tàu khu trục HMS Mashona bị đánh chìm bởi máy bay ném bom của Đức trong lúc thu quân tiếp sau đó.
Tổng quan trận hải chiến
Trong Trận eo biển Đan Mạch thùng nhiên liệu của chiếc Bismarck bị hư hại và ý định của nó là tiếp cận cảng Brest để sửa chữa. Chiếc tầu đồng hành của nó, chiếc Prinz Eugen, đã được để lại để tiếp tục tiến vào Đại Tây Dương. Trận chiến bắt đầu sau khi chiếc Bismarck vốn đã bị đeo bám sít sao bởi lực lượng tầu chiến Anh (chiếc Prince of Wales và các tàu tuần dương hạng nặng Norfolk và Suffolk) và bị phát hiện bởi một chiếc máy bay tuần tra của Anh vào chiều ngày 26 tháng 5 năm 1941. Trận đánh bao gồm bốn giai đoạn chính. Giai đoạn đầu bao gồm các cuộc không kích của máy bay phóng ngư lôi cất cánh từ chiếc tàu sân bay Ark Royal của Anh mà một trong những chiếc máy bay này đã làm cho chiếc Bismarck vốn lúc này đã bị thương lại thêm kẹt bánh lái của nó. Giai đoạn thứ hai là sự dõi và quấy nhiễu chiếc Bismarck trong đêm bởi các khu trục hạm của Anh, nhưng không gây được bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng cho con tàu. Giai đoạn thứ ba là một cuộc tấn công của các tàu thiết giáp Anh ?” chiếc King George V và chiếc Rodney, các chiếc này vẫn tiếp tục được hỗ trợ bởi các tàu tuần dương vào buổi sáng ngày 27 . Sau khoảng 90 phút chiến đấu chiếc Bismarck bị đánh chìm bởi những ảnh hưởng kết hợp của hàng loạt đạn nổ , ngư lôi bắn trúng và và bị tự đánh đắm một cách có chủ ý (để khỏi rơi vào tay đối phương). Ở phía người Anh chiếc thiết giáp hạm Rodney bị hư hại ở gần đoạn giữa tầu và do vụ nổ của một khẩu súng của chính nó. Các tàu chiến của Anh đã vớt được 111 người sống sót từ chiếc Bismarck trước khi bị buộc phải rút lui để lại hàng trăm người cho số phận của họ vì có sự xuất hiện của một tầu ngầm Đức (có nguồn tin rằng đây là một sự trả thù của người Anh cho cái chết của hơn 1.400 thủy thủ trên chiếc Hood bởi vì theo thông lệ quốc tế thì họ phải vớt những người đắm tầu bất kể là thuộc phe nào). Trong giai đoạn cuối cùng khi người Anh thu hồi những con tàu tham gia trận đánh họ đã bị tấn công bởi các máy bay của Không quân Đức, Kết quả là sự mất mát của chiếc tàu khu trục HMS Mashona, và 1 chiếc tàu U-Boat của Đức kịp thời xuất tại hiện trường và cứu thêm được năm người sống sót nữa.
Nguyên nhân của trận đánh
Cay cú để tra? thù cho việc chiếc HMS Hood niềm tự hào của Hải quân Anh bị đánh chìm trong Trận eo biển Đan Mạch người Anh đã tung ra tất cả các lực lượng sẵn có để săn lùng bằng được chiếc Bismarck. Chiếc thiết giáp hạm cũ HMSRamillies thuộc lớp Revenge được tách ra từ phía đông nam đảo Greenland nhiệm vụ đoàn và nhận được lệnh chuyển hướng để đánh chặn chiếc Bismarck nếu nó nỗ lực tấn công các tuyến đường biển ngoài khơi Bắc Mỹ.
Chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và các tàu tuần dương Norfolk và Suffolk vẫn còn trong khu vực này và cố gắng theo đuôi tàu Đức. Một lực lượng của Anh bao gồm chiếc thiết giáp hạm King George V, chiếc tàu sân bay Victorious và các tàu khu trục hộ tống của chúng đã xuất phát từ Scapa Flow trước khi chiếc Hood bị đánh chìm. Chiếc thiết giáp hạm Rodney được tách ra khỏi nhiệm vụ hộ tống vào ngày 24 để tham gia đoàn săn lùng.
Trong buổi tối đầu tiên – ngày 24 tháng 5 năm 1941 một cuộc tấn công đã được thực hiện bởi một nhóm nhỏ các máy bay Swordfish phóng ngư lôi hai tầng cánh của Phi đội 825 Không quân thuộc Hải quân dưới sự chỉ huy của Eugene Esmonde từ tàu sân bay HMSVictorious. Đợt tấn công này đã trúng đích nhưng chỉ gây ra một thiệt hại nhẹ đến giáp vành đai của chiếc Bismarck.
Trong một khoảng thời gian dài chiếc Bismarck vẫn nằm trong quan sát tầm xa của người Anh. Vào khoảng 03:00 ngày 25 tháng 5 chiếc tàu này đã cố lẩn trốn các đối thủ của nó bằng cách chạy zig – zag và thực hiện một cú ngoặt gần 45 độ theo chiều kim đồng hồ của của nó để trốn thoát về phía đông và sau đó lại chạy về phía đông nam. Dấu vết đã bị mất trong vòng bốn giờ, tuy nhiên bởi vì khả năng đáng sợ của radar của người Anh cho nên người Đức đã không thể giữ được vận may của mình. Vì lý do vẫn còn chưa rõ ràng, Đô đốc Lütjens đã cho truyền tin bằng radio trong vòng nửa giờ về Tổng hành dinh, và sóng liên lạc này đã bị chặn lại, do đó nó cho phép người Anh có cơ sở để tìm ra nơi ẩn náu của con tầu. Tuy nhiên một lỗi lầm trong việc xác định địa đồ của chiếc Bismarck đã được tiến hành trên chiếc tàu HMS King George V làm cho việc theo đuổi chiếc tầu của người Đức bị mất chính xác và làm cho cuộc đuổi bắt xoay chiều quá xa về phía Bắc. Vì thế chiếc Bismarck đã có thể có đủ thời gian trong các ngày 25/26 tháng 5 để chạy tới bờ biển nước Pháp mà không bị ngăn cản và tại đây nó sẽ nhận được sự bảo vệ của không quân và được hộ tống bởi các tàu khu trục Đức. Mặc dù việc thiếu hụt nhiên liệu cũng đang trở thành một mối quan tâm lớn.
Người Anh đột nhiên lại có một sự may mắn trong ngày 26 tháng 5. Vào lúc buổi sáng giữa 01 máy bay trinh sát Catalina của Phi đội 209 thuộc lực lượng Tuần duyên của Không quân Hoàng gia, vốn đang bay qua Đại Tây Dương từ căn cứ của nó tại Lough Erne tại Bắc Ireland đã bay qua Donegal Corridor, một hành lang nhỏ bí mật vốn được cung cấp bởi chính phủ Ailen (Ailen là nước trung lập), đã phát hiện thấy chiếc Bismarck (qua một vết dầu loang từ thùng nhiên liệu bị hư hỏng của con tàu ) và báo cáo vị trí của nó đến Bộ ha?i quân. Kể từ đó vị trí tàu của con tầu Đức đã bị người Anh phát hiện, mặc dù đối thủ đã chở nên chậm chạp một cách đáng kể nhưng các đơn vị tầu hạng nặng của Anh hy vọng sẽ có thể tấn công nó ở bên ngoài phạm vi bảo vệ của máy bay Đức. Mọi hy vọng của người Anh bây giờ được đặt vào lực lượng H, đó chính là chiếc tàu sân bay HMS Ark Royal, chiếc HMS Renown được chế tạo từ Thế chiến thứ nhất và tàu tuần dương HMSSheffield. Nhóm tàu chiến này được chỉ huy bởi Đô đốc James Somerville đã chuyển hướng từ phía bắc Gibraltar.
Trong lúc hoàng hôn và trong điều kiện thời tiết xấu một cách khủng khiếp, những chiếc Swordfish xuất phát từ chiếc TSB HMS Ark Royal đã phát động một đợt tấn công . Đợt tấn công đầu tiên nhắm nhầm mục tiêu vào chiếc Sheffield lúc này được tách ra khỏi lực lượng H để đeo bám trặt trẽ chiếc Bismarck. Mặc dù bị mất một khoảng thời gian quý báu vì sự cố này, người Anh đã phát hiện được lỗi các từ kíp nổ được gắn vào các quả ngư lôi dùng để phóng vào chiếc Sheffield và trong cuộc tấn công sau đó vào chiếc Bismarck chúng đã được thay thế bằng những thiết kế mới có thể phát nổ ngay khi tiếp xúc. Bất chấp ngày đã tàn quyết định tấn công lần nữa vẫn được tung ra. Cuộc tấn công đã được tiến hành trong phần lớn là bóng tối, vào khoảng 21:00. Một quả ngư lôi bắn trúng và làm kẹt chiếc bánh lái đơn của chiếc Bismarckvà 15 thiết bị lái và chiếc bánh răng nghiêng 15 độ ở mạn bên trái. Kết quả của đợt không kích này là làm cho con tầu chỉ có thể di chuyển theo một vòng tròn lớn. Những nỗ lực sửa chữa của thủy thủ đoàn để cố gắng làm cho chiếc bánh lái trở lại 0 độ nhưng bây giờ con tàu thuyền lại bị chuyển hướng tới và lao lại gần các chiếc King George V và Rodney, Hai tầu thiết giáp thuộc hạm đội Home Fleet đang theo đuổi chiếc Bismarck từ phía tây. Chiếc tàu chiến lớn nhất và mạnh nhất thế giới đang làm nhiệm vụ (đúng ra là còn sau chiếc Yamato của Nhật Bản) lúc đó trở nên giống như một con vịt trói chân bởi một chiếc máy bay cổ hai tầng cánh. Sau những nỗ lực lớn để sửa chữa chiếc bánh lái bị kẹt, vị chỉ huy hạm đội (Đô đốc Lütjens) cuối cùng đã thừa nhận là vào lúc này không thể xác định vị trí của chiếc Bismarck trong một vài tin nhắn về trụ sở hải quân. Lütjens hứa rằng con tàu sẽ chiến đấu cho đến khi phát đạn cuối cùng của nó được sử dụng. Chiếc Bismarck chỉ có thể tiếp tục di chuyển bằng cách điều chỉnh tốc độ một cách tương đối của trục bánh lái hình cánh quạt.

Tranh vẽ đợt tấn công những chiếc Swordfish xuất phát từ chiếc TSB HMS Ark Royal đã làm hỏng chiếc bánh lái của chiếc Bismarck và làm nó không thể chạy thoát
Lúc 23:40 , ngày 26 tháng 5, Lütjens cho gửi một tin nhắn đến Group West, ?o con tàu đã không thể điều khiển được nữa?. Chúng tôi sẽ chiến đấu sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, Quốc trưởng muôn năm.
Giây phút cuối cùng của chiếc Bismarck
Sáng hôm thứ ba ngày 27 tháng 5 năm 1941 bầu trời có màu xám xịt, sóng biển rất dữ dội và gió cũng thổi rất mạnh từ phía Tây bắc. Bởi vì có gió hướng Tây bắc, Đô đốc Tovey đã kết luận rằng một cuộc tấn công trên hướng gió ( windward) vào chiếc Bismarck là điều không thuận lợi. Ông quyết định chọn phương án tiếp cận ở một vị trí phía Tây bắc. Tạo điều kiện cho đối phương tiếp tục chạy về phía bắc, ông cho triển khai ở phía nam trên một hướng đối diện ở một khoảng cách chừng 15.000 yard. Chiếc Bismarck được nhìn thấy ở hướng 118 độ và ở khoảng cách 25.000 yard.
Các chiếc Rodney và King George V đã tiến đến gần chiếc Bismarck theo một dòng ngang, đối phương của họ được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Chiếc Rodney tiến về phía bắc để hướngg súng của nó bắn vào chiều dọc của chiếc Bismarck, Trong khi chiếc King George V áp vào phía bên. Họ đã nổ súng ngay trước lúc 09:00. Chiếc Bismarck cũng cố bắn trả nhưng không có kả năng để dẫn bắn một cách chính xác và một loạt các hư hại ở bên mạn trái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính xác của các phát bắn của nó. Tốc độ thấp dưới bảy hải lý cũng làm nó trở thành một mục tiêu dễ dàng và nó đã bị bắn trúng nhiều lần bởi hỏa lực của các tàu tuần dương hạng nặng HMSNorfolk và Dorsetshire được tăng cường. Một loạt đạn phá hủy đài kiểm soát ở phía trước và giết chết hầu hết các sĩ quan cấp cao . Trong vòng nửa tiếng đồng hồ súng của chiếc Bismarck đã bắt đầu câm lặng và nó thậm chí còn chìm xuống thấp hơn trong mực nước. Chiếc Rodney lúc này vào gần point-blank range (khoảng 3 hải lý) để bắn vào phần thượng tầng cu?a ta?u trong khi Chiếc King George V cũng tiến vào gần hơn nữa và nổt súng vào chiếc Bismarck từ một góc thẳng đứng để đạn có khả năng xuyên nhập vào sàn tầu sâu hơn.
Cờ của chiếc Bismarck tiếp tục tung bay trong gió. Không có dấu hiệu của sự đầu hàng, mặc dù một cuộc chiến không đối xứng đã xảy ra, người Anh đã miễn cưỡng rời khỏi chiếc Bismarck. Nguồn nhiên liệu và nguồn cung cấp đạn dược của nó đã cạn, đây là một điều cho thấy nó trở nên kiệt sức trong một trận chiến để đánh chìm một đơn vị tầu chiến tương tự trong một cuộc chiến cân bằng. Tuy nhiên có một điều trở nên rõ ràng rằng đối phương của nó không thể tiếp cận vào mạn bên trái, các chiếc Rodney và King George V cùng các tàu khu trục đã được thu hồi về cảng nhà. Chiếc Norfolk đã phải sử dụng đến quả ngư lôi cuối của nó, chiếc Dorsetshire phải bắn ra bốn quả ngư lôi và những quả ngư lôi này có thể đủ khả năng để nhấn chiếc Bismarck ở cự ly tương đối ngắn. Mặc dù các cấu trúc của con tàu đã gần như bị hoàn toàn bị phá hủy nhưng động cơ của nó vẫn còn hoạt động và thân tàu vẫn vang lên những âm thanh của động cơ vì vậy có một nguy cơ lớn là nó sẽ bị bắt sống, thuyền trưởng Lindemann ra lệnh đánh đắm và sau đó bỏ tàu (các bác hãy để ý đến độ bền của tầu chiến Đức). Hầu hết các thành viên của thủy thủ đoàn nhẩy xuống nước nhưng chỉ có vài thủy thủ từ các phòng động cơ ở phía dưới còn sống để nhẩy ra ngoài.
Chiếc Bismarck đã chìm theo những con sóng vào lúc 10:39 giờ sáng ngày hôm đó. Không biết số phận bi thảm của con tàu nhóm Phía Tây có căn cứ chỉ huy ở nước Đức tiếp tục phát hành tín hiệu tới chiếc Bismarck trong vòng một số giờ, cho đến khi tờ báo Reuters đưa tin tức từ nước Anh rằng con tàu đã bị đánh chìm. Tại Anh, Hạ nghị viện đã được thông báo về sự kiện này vào buổi chiều ngày hôm đó. Các chiếc tầu chiến Dorsetshire và Maori đã cố gắng để cứu những người sống sót nhưng một chiếc Ta?u ngầm cu?a Đức đã gây báo động làm chúng phải rút lui khỏi hiện trường sau khi đã chỉ cứu 110 thủy thủ của chiếc Bismarck và bỏ lại phần lớn trong số 2.200 thủy thủ của chiếc Bismarck cho biển cả. Sáng hôm sau chiếc U- 74 được phái đi để tìm kiếm nhật ký hải trình của chiếc Bismarck (và đã được nghe tiếng ồn ào của vụ chìm tầu từ xa ), và chiếc tầu thời tiết của Đức – Sachsenwald đã cứu thêm năm người sống sót .
Sau khi chiếc Bismarck bị đánh chìm Đô đốc John Tovey đã nói ” chiếc Bismarck đã có tinh thần hiệp sỹ khi chấp nhận trận chiến trong một tư thế không hề cân xứng trong những ngày cuối của Hải quân Đế quốc Đức và nó đã chìm xuống với mầu cờ của nó “Trong năm 1960. Đạo diễn Johnny Horton đã tìm cách dàn dựng lại trận đánh này trong phim “đánh chìm chiếc Bismarck “.
Hậu quả của trận đánh
Sau trận chiến các tàu chiến Anh trở về London với những người sống sót của chiếc Bismarck. Sau một thời gian dài thẩm vấn và tra hỏi những người sống sót đã dành phần còn lại của thời gian cuộc chiến như là những tù nhân.
Những tàu chiến tham gia vào trận đánh này
Gần một trăm chiếc tầu chiến các loại đã được triển khai để truy đuổi và tấn công hoặc để bảo vệ chiếc Bismarck:
Phe Trục
– Tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen của Đức
– Các tàu khu trục Hans Lody (Z – 10 ), Friedrich Eckoldt (Z – 16 ), và Z- 23 của Đức.
– Các tàu ngầm Đức U- 46, U- 48, U- 66, U- 73, U- 74, U- 93, U- 94, U- 98, U- 108, U- 138, U- 552, U- 556, và U- 557.
– Các tàu ngầm Ý Barbarigo và Ghilieri.
– Thời tiết tàu Đức Sachsenwald, Lauenburg, và Freese.
– Các tàu chở dầu của Đức Belchen, Egerland, Esso Hamburg, Friedrich Breme, Heide, Lohingen, Weisenburg, và Wollin.
– Tàu quét thủy lôi số 5 của Đức.
Phe Đồng minh
– Các thiết giáp hạm của Anh HMSKing George V, Prince of Wales, Ramillies, Revenge, Rodney, và Nelson.
– Các tầu tuần dương thiết giáp của Anh HMS King George V, Prince of Wales, Ramillies
– Các tàu sân bay của Anh HMS Hood, Repulse và Renown
– Các tàu tuần dương hạng nặng của Anh HMSSuffolk, Norfolk, Dorsetshire, London; và HM***eter, với đoàn WS- 8B .
– Các tuần dương hạm hạng nhẹ của Anh HMS Kenya, Galatea, Aurora, Neptune, Hermione, Edinburgh, Manchester, Arethusa, Birmingham, Sheffield; và HMS Cairo, với đoàn WS- 8B .
– Các tàu khu trục của Anh HMS Achates, Antelope, Anthony, Echo, Somali, Eskimo, Jupiter, Electra, Icarus, Active, Inglefield, Intrepid, Lance, Legion, Punjabi, Windsor, Mashona, Cossack, Sikh, Zulu, Maori, Tartar, Faulknor, Foresight, Forester, Foxhound, Fury, Sherwood và Hesperus
– Các tàu ngầm của Anh HMS H44, Uproar, Sealion, Seawolf, Tigris, Sturgeon, Severn, and Pandora.
– Các tàu khu trục của Canada HMCSAssiniboine, HMCSSaguena, và HMCSColumbia
-Tầu ngầm Minerve của lực lượng kháng chiến Pháp
– Chiếc tàu khu trục của Úc HMASNestor
– Chiếc tàu khu trục của Ba Lan ORP Piorun
Lực lượng trung lập
– Tàu tuần dương hạng nặng của Tây Ban Nha Canarias ( để cố gắng cứu hộ một số người còn sống sót từ chiếc Bismarck)
– Chiếc cảnh sát biển của Mỹ Modoc
Trận chiến Narvik
Trận chiến Narvik nổ ra từ ngày 09 tháng 4 cho đến ngày 08 tháng 6 năm 1940 như là một trận chiến hải quân ở Ofotfjord ( một vịnh nhỏ ở biển Na Uy ) và những trận đánh ở vùng núi non xung quanh thành phố Narvik phía bắc Na Uy và nó cũng là một phần của Chiến dịch Na Uy và của Thế chiến thứ hai.
Hai trận hải chiến diễn ra ở trong vịnh Ofotfjord vào ngày 10 tháng 4 và ngày 13 tháng 4 là những trận chiếc giữa Hải quân Hoàng gia Anh (RN) và Hải quân Đức (Kriegsmarine), Trong lúc một chiến dịch trên bộ kéo dài hai tháng của các lực lượng Na Uy, Pháp, Anh, và Ba Lan để chiến đấu chống lại lính sơn cước Đức và Áo, các thủy binh Đức từ các con tầu bị đắm và lính nhảy dù Đức ( Fallschirmjäger) thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 1, sư đoàn 7 Flieger. Narvik đã cung cấp một cảng đóng băng ở vùng Bắc Đại Tây Dương để vận chuyển quặng sắt bằng đường sắt từ Kiruna – Thụy Điển. Cả hai phe trong cuộc chiến đã tỏ ra rất quan tâm trong việc đảm bảo nguồn cung cấp quặng sắt này cho chính mình và cắt nguồn cung cấp tới kẻ thù, chính vì lý do này mà đã xảy ra các trận chiến quy mô lớn đầu tiên trong Thế chiến thứ hai kể từ khi kết thúc cuộc xâm lược Ba Lan.
Trước khi xảy ra cuộc xâm lược của người Đức, người Anh đã coi Narvik như là một điểm để có thể đổ bộ một đoàn quân viễn chinh để giúp Phần Lan trong Chiến tranh mùa đông. Đoàn quân viễn chinh này cũng có thể nắm quyền kiểm soát các mỏ quặng ở Thụy Điển và Baltic cho lực lượng Đồng Minh. Các chính trị gia Pháp cũng muốn bắt đầu một mặt trận thứ hai càng xa nước Pháp càng tốt.
Nhóm I rời Bremerhaven ngày 06 tháng 4, nó bao gồm mười khu trục hạm của Đức là các tầu thuộc lớp 1934A và 1936 ( các tầu Georg Thiele, Wolfgang Zenker, Bernd von Arnim, Erich Giese, Erich Koellner, Diether von Roeder, Hans Lüdemann, Hermann Künne, Wilhelm Heidkamp (flagship) và chiếc Anton Schmitt, lực lượng này được chỉ huy bởi Thiếu tướng hải quân Friedrich Bonte. Mỗi chiếc trong số các tàu khu trục chở khoảng 200 binh sĩ ( tổng số 1.900 lính sơn cước Áo (Gebirgsjäger) và trung đoàn sơn cước số 139 thuộc sư đoàn 3 sơn cước chỉ huy bởi tướng Eduard Dietl). Các khu trục hạm chở lính được hộ tống trong phần lớn thời gian bởi các chiếc tàu tuần dương chủ lực Scharnhorst và Gneisenau.
Vào sáng sớm ngày 9 tháng tư, các tàu khu trục của nhóm I đã đi qua Vestfjord và đến Ofotfjord để hướng vào Narvik trong sương mù và tuyết rơi nặng. Tại Ofotfjord họ bắt giữ ba tàu tuần tra Na Uy (các chiếc Senja, Michael Sars và Kelt). Trước khi bị bắt chiếc Kelt đã cố gắng để gửi tin nhắn đến chiếc tàu bảo vệ ven biển HNoMS Norge để cảnh báo các chỉ huy của chiếc tàu hải quân Na Uy.Các chiếc tàu Đức Wolfgang Zenker, Erich Koellner và Hermann Kunne cho binh sĩ của họ đổ bộ an toàn lên Herjangsfjord (Một phần của Ofotfjord ) để chiếm lấy cơ sở cung cấp hậu cần của một trung đoàn Na Uy tại Elvegårdsmoen. Các chiếc Hans Ludemann và Hermann Künne cũng đã đổ bộ quân của họ để tấn công vào các pháo đài Na Uy gần đó (nhưng hóa ra các pháo đài này lại không tồn tại). Chiếc Diether von Roeder ở lại Ofotfjord để đảm bảo việc kiểm soát mặt biển của Đức. Chiếc Erich Giese bị trì hoãn do sự cố ở động cơ và không tham gia vào lực lượng chính trong một khoảng thời gian.
Lực lượng chính để bảo vệ Narvik là hai tàu ven biển ?” các chiếc Eidsvold và Norge. Do đã được cảnh báo bởi chiếc Kelt, cả hai tàu Na Uy đều sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu: các khẩu súng đã được nạp và các phao cứu sinh được phát cho thủy thủ đoàn. Khoảng 04:15 , người Đức phát hiện ra chiếc Eidsvold và chiếc này ngay lập tức báo hiệu cho các tàu khu trục hàng đầu của Đức bằng đèn tín hiệu. Khi người Đức không trả lời các tín hiệu, một phát súng cảnh báo đã được bắn qua mũi tầu của họ.
Gerlach đã cố gắng thuyết phục Willoch rằng người Đức đến như bạn bè, nhưng người Na Uy phải bàn giao tàu chiến của họ cho lực lượng quân đội Đức. Thuyền trưởng Willoch yêu cầu cần thêm thời gian để tham khảo ý kiến với chỉ huy của ông, thuyền trưởng Per Askim – chỉ huy của chiếc Norge. Yêu cầu này bị từ chối bởi người Đức, nhưng trong khi Willoch đang nói chuyện với viên sĩ quan Đức thì nhân viên điện đài trên chiếc Eidsvold đã báo cáo các sự kiện này cho Askim. Askim ngay lập tức có câu trả lời cho yêu cầu của người Đức và ra lệnh cho Willoch cùng chiếc Eidsvold chuẩn bị nổ súng. Willoch đáp lại; “Tôi sẽ tấn công ” Trong lúc này chiếc tàu khu trục của Đức Wilhelm Heidkamp ở vị trí cách đó có 700 mét ( 770 yard ) ở phía mạn bên trái của chiếc Eidsvold và chuẩn bị để phóng ngư lôi vào chiếc tàu Na Uy.
Gerlach đã cố gắng một lần nữa để thuyết phục Willoch đầu hàng , nhưng Willoch từ chối. Khi Gerlach rời khỏi chiếc Eidsvold ông ta liền bắn một phát pháo hiệu mầu đỏ ký hiệu rằng người Na Uy dự định sẽ chiến đấu. Tại thời điểm này, thuyền trưởng Willoch hét lên : ” Pa plass Ved kanonene. Na slåss skal vi, gutter ! ” (” Mọi người, chúng ta sẽ chiến đấu, các cậu bé ! “). Chiếc Eidsvold chuyển hướng đối mặt với chiếc tàu khu trục gần nhất và tăng tốc, thu hẹp khoảng cách tới chiếc Wilhelm Heidkamp xuống còn 300 mét ( 330 yard ) trong khi viên sỹ quan pháo thủ ra lệnh cho khẩu đội súng ở mạn trái (ba khẩu 15 cm ) chuẩn bị nổ súng.
Người Đức lo sợ rằng chiếc Eidsvold có thể sẽ đâm vào các tàu khu trục, họ liền bắn bốn quả ngư lôi từ chiếc Wilhelm Heidkamp vào con tàu cũ. Hai trong số các quả ngư lôi bắn trúng mũi trước của con tầu. Kho đạn bắt lửa và chiếc Eidsvold của Nauy bị nổ tung thành hai mảnh. Phần phía trước của con tàu bị chìm trong tích tắc phần đuôi tàu chìm trong vài phút sau đó khi chiếc chân vịt cánh quạt vẫn quay. Vào khoảng 4:37 nó đã chìm với 175 thủy thủ Na Uy thiệt mạng trong nước giá lạnh kể cả thuyền trưởng Willoch, chỉ còn tám người sống sót.
Sâu hơn bên trong fjord, tiếng nổ được nghe thấy bởi chiếc tàu Norge nhưng họ không thể thấy được cái gì cho đến khi hai tàu khu trục của Đức đột nhiên xuất hiện ra khỏi bóng tối và thuyền trưởng Per Askim của chiếc Norge đã cho lệnh nổ súng vào 04:45 . Bốn phát đạn được bắn từ các khẩu súng 21 cm (một khẩu từ phía trước và ba khẩu súng từ phía sau ) cùng với bảy hoặc tám viên đạn từ một khẩu súng 15 cm ở mạn phải bắn vào chiếc tàu khu trục của Đức – Bernd von Arnim, ở một phạm vi khoảng 800 mét. Do điều kiện thời tiết rất xấu nên ống ngắm của các khẩu súng đã trở nên không chính xác: loạt đạn đầu tiên bị mất tầm so với các mục tiêu và những loạt kế tiếp lại bị quá tầm.
Các tàu khu trục của Đức chờ cho đến khi họ đến được bến tàu trước khi nổ súng bắn trả. Chiếc Bernd von Armin cũng bắt đầu phát hỏa khẩu 12,7 cm ( 5 inch ) cùng với các khẩu súng máy của nó nhưng thời tiết xấu cũng tạo ra vấn đề với người Đức. Các tàu khu trục cùng bắn ba loạt hai quả ngư lôi nhau. Hai loạt bắn đầu tiên bị trượt nhưng loạt cuối cùng đã bắn trúng phần giữa thân tầu của chiếc Norge và nó bị chìm trong vòng chưa đầy một phút. 90 thành viên thủy thủ đoàn được cứu sống, nhưng 101 người khác đã bỏ mạng trong một trận chiến kéo dài chưa đến 20 phút. Việc tiêu diệt chiếc Norge báo hiệu sự kết thúc sự kháng cự của người Na Uy tại cảng.
Cùng buổi sáng tàu Đức triển khai tấn công vào bốn tàu hơi nước của Na Uy đang thả neo tại Narvik; đó là các chiếc 4.285 g.r.t. Cate B, 1.712 g.r.t. Eldrid, 1.758 g.r.t. Haalegg và 4.306 g.r.t. Saphir. Ngoài các tàu Na Uy bốn tàu trung lập nước ngoài cũng có mặt; một chiếc GRT 951 hơi nước của Hà Lan ?” chiếc Bernisse, và ba tàu hơi nước Thụy Điển, chiếc Boden 4.264 g.r.t., chiếc Oxelosund 5.613 g.r.t. và chiếc Strassa 5.603 g.r.t. Cũng như các tàu trung lập trong chiến tranh bên trong Narvik, đang thả neo tại cùng một cảng. Người Anh có năm tàu hơi nước trong cảng; chiếc 6.582 GRT Blythmoor, chiếc g.r.t. 5.141 Mersington Court, chiếc g.r.t. 4.304 North Cornwall, chiếc g.r.t. 5.378 Riverton và chiếc 4.887 g.r.t. Romanby. Khi hạm đội Đức chiếm đóng Narvik có 11 tàu buôn hơi nước của Đức tại thành phố cảng này; đó là các chiếc 6.388 GRT Aachen, chiếc g.r.t. 5.398 Altona, chiếc g.r.t. 4.902 Bockenheim, chiếc g.r.t. 5.386 Hein Hoyer, chiếc g.r.t. 4.879 Martha Henrich Fisser, chiếc g.r.t. 8.096 Neuenfels, chiếc g.r.t. 5.806 Odin , chiếc g.r.t. 7.849 Lippe, chiếc g.r.t. 4.339 Frielinghaus 5.881 g, chiếc.r.t.Planet và chiếc 11.776 g.r.t. tàu chở dầu/ bảo dưỡng Jan Wellem. Chiếc Jan Wellem là một tầu đánh cá voi chuyển đổi, nó chờ đợi sự xuất hiện của các tàu chiến của Đức mà nó được giao nhiệm vụ tiếp nhiên liệu. Làm việc trong cảng là hai chiếc tầu kéo Thụy Điển ?” chiếc Diana ( 213 tấn) và chiếc Styrbjörn ( 167 tấn). Khi tàu khu trục của Đức xâm nhập vào cảng thuyền trưởng của chiếc Bockenheim đã cho rằng các tàu chiến xâm nhập là của người Anh và ra lệnh đánh đắm tàu của mình. Trong tổng số 25 tàu quặng đang thả neo tại Narvik khi bắt đầu nổ ra cuộc chiến thì 10 chiếc trong đó là của người Đức.
Các tàu khu trục của Đức bây giờ đã cạn nhiên liệu và chỉ có một tàu chở nhiên liệu hỗ trợ (chiếc 11.776 GRT Jan Wellem đã xuất phát để đến Narvik theo một số nguồn tin từ căn cứ bí mật của hải quân Đức như căn cứ Nord tại Zapadnaya Litsa tại Liên Xô, nơi nó đã lập căn cứ từ ngày 04 tháng 2 năm 1940. Một số người khác nữa lại cho thấy rằng nó rời Murmansk vào buổi tối ngày 6 tháng 4 và Căn cứ Nord thậm chí không bao giờ được thành lập. Nó xuất hiện ở ngoài khơi Narvik từ phía bắc vào ngày 08 tháng 4 và bị chặn lại bởi một tàu tuần tra Na Uy ?” chiếc Kvitøy. Chiếc Jan Wellem được phép nhập cảnh vào Narvik theo lệnh của hải quân vùng của Na Uy, nơi nó đã bị kiểm tra. Thuyền trưởng của nó tuyên bố rằng nó đang chở 8.500 tấn dầu nhiên liệu và 8.098 thùng thực phẩm quy định và rằng nó đang trên con đường của mình để đến nước Đức. Một chiếc tàu chở dầu thứ hai ?” chiếc Kattegat 6.031 tấn đến Na Uy từ thành phố cảng Wilhelmshaven đã bị đánh chìm trong Glomfjord vào tối 09 tháng 4. Chiếc Kattegat đã bị chặn lại bởi tầu bảo vệ thủy sản của Na Uy ?” chiếc Nordkapp, chiếc tàu Na Uy đầu tiên cố gắng để bắt sống chiếc tàu chở dầu, nhưng do phần lớn thủy thủ đoàn của Đức không thể kiểm soát được con tầu để đến được Bodo, họ đã đánh chìm chiếc Kattegat bằng cách bắn bốn phát đạn 47mm vào phần dưới mực nước của chiếc tàu chở dầu. Chiếc Kattegat đã bị chậm không đến được Narvik trong một khoảng thời gian do hoạt động thả thủy lôi của Anh vào ngày 08 tháng 4 ở ngoài khơi Na Uy. Chiếc tàu chở dầu thứ ba – Skagerrak cũng đã xuất phát đến Na Uy để hỗ trợ lực lượng đổ bộ của Đức tại Trondheim, nhưng nó đã bị chặn lại bởi chiếc tàu tuần dương Anh – HMS Suffolk ngày 14 tháng 4, sau khi nó nhận lệnh chuyển hướng từ bộ tư lệnh hải quân Đức để chờ đợi ở một vị trí trên biển. Khi chiếc tàu chiến của Anh cố gắng để bắt sống chiếc Skagerrak thủy thủ đoàn của nó liền tự đánh đắm tại vị trí 68 ° 15N 02 ° 00 E68.25°N 2°E. Cả hai chiếc Kattegat và Skagerrak là những tàu chị em, đã bị theo dõi tại Kopervik bởi tàu phóng lôi Na Uy ?” chiếc Stegg vào ngày 5 và 7 tháng 4 tương ứng. Thuyền trưởng của chiếc Kattegat nói với người Na Uy rằng ông đã được hướng dẫn để đến Narvik theo mệnh lệnh và thuyền trưởng của chiếc Skagerrak lại tuyên bố Murmansk là điểm đến của họ, và việc kiểm tra cho thấy rằng cả hai tàu chở dầu đã chở đầy dầu nhiên liệu. Chiếc Skagerrak cũng chở theo 165 tấn lương thực, số lương thực này được tuyên bố là nguồn cung cấp cho các tàu buôn của Đức. Các thùng hàng được dán nhãn thực phẩm Wehrmacht. Theo kế hoạch các tàu khu trục của Đức dự định được tiếp nhiên liệu bởi hai tàu chở dầu ?” các chiếc Kattegat và Jan Wellem ?” và nhận được khoảng 600 tấn dầu nhiên liệu. Đội tàu này sau đó lên đường trở lại nước Đức vào tối 09 tháng 4. Kế hoạch này đã không thành công vì chỉ có chiếc Jan Wellem là đến được Narvik. Công việc tiếp dầu với chỉ một tàu chở dầu đã gây ra những khó khăn, chỉ có hai khu trục hạm có thể được tiếp nhiên liệu một cách đồng thời và làm tiêu tốn mất từ bảy đến tám tiếng đồng hồ. Khi vào đến bên trong Narvik các tàu khu trục Đức bị cạn hầu hết số nhiên liệu của họ. Thực tế thì chiếc Jan Wellem chỉ có hệ thống sắp xếp tiếp nhiên liệu được cải tiến (vì nó nguyên thủy là tầu săn cá voi) và thiết bị bơm kém làm cho việctiếp nhiên liệu chở nên khó khăn hơn. Trong khi hai khu trục hạm đang được tiếp nhiên liệu trong cùng một khoảng thời gian, chiếc thứ ba đang canh trừng tại fjord, bảy chiếc còn lại tản ra xung quanh khu vực ở gần đó. Vào lúc 04:00 ngày 10 tháng 4 năm 1940 chiếc Jan Wellem đã cố gắng để tiếp đầy nhiên liệu cho ba tàu khu trục của Đức và đang trong quá trình tiếp nhiên liệu cho hai chiếc nữa.
Trong khi đó lực lượng tầu chiếc Anh cũng đang cố gắng để tấn công Kriegsmarine, nhưng trong đa số trường hợp đã không thành công. Ngày 08 tháng 4, tàu khu trục lớp G của Anh ?” chiếc HMS Glowworm đã tấn công Tàu tuần dương hạng nặng Admiral Hipper và hai khu trục hạm, tuy nó bị đánh đắm nhưng cũng đâm được và làm hư hại chiếc Hipper trong trận chiến. Ngày 9 tháng 4, chiếc tuần dương hạm chủ lực HMS Renown bắn qua lại nhiều loạt Hải pháo với các tàu tuần dương của Đức ?” các chiếc Scharnhorst và Gneisenau, các chiếc này có nhiệm vụ hỗ trợ các tàu khu trục, và gây thiệt hại nhẹ cho chiếc Gneisenau. Nhiệm vụ chính của các tàu khu trục đã hoàn thành vì họ đã thành công trong việc đổ bộ đội quân xâm lược .
Trận hải chiến đầu tiên ở Narvik
Tóm tắt trận đánh
Ngày 10 tháng 4 năm 1940
Nơi Narvik, Na Uy
Kết quả Anh chiến thắng
Các bên tham chiến
Vương quốc Anh
Chỉ huy
Bernard Warburton -Lee ?
Sức mạnh
5 tàu khu trục
Thương vong
2 khu trục hạm bị đánh chìm
1 tàu khu trục bị hư hại nặng
Không rõ số thương vong về nhân sự
Đức
Chỉ huy
Friedrich Bonte ?
Sức mạnh
10 tàu khu trục
Thương vong
2 khu trục hạm bị đánh chìm
1 tàu cung cấp đạn dược bị đánh chìm
6 tàu chở hàng bị đánh chìm
4 tàu khu trục bị hư hỏng
163 thương vong
Ngày hôm sau cuộc xâm lược của Đức, Hải quân Hoàng gia đã có cơ hội để đánh bại Kriegsmarine . Đội tầu Khu trục số 2 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Hải quân Bernard Warburton -Lee bao gồm năm tàu khu trục lớp H – các chiếc HMS Hardy (Kỳ hạm), Hotspur, Havock, Hunter và Hostile ( tàu khu trục lớp H của Anh nhỏ hơn so với khu trục hạm của Đức) đã tiến vào fjord vào sáng sớm. Các tàu khu trục của Đức ?” chiếc Hermann Künne và Hans Lüdemann đang cùng thả neo với chiếc tàu chở dầu Jan Wellem và tiếp nhiên liệu khi các tàu khu trục Anh bắt đầu tấn công vào lúc 04:30. Con tàu bỏ túi của Đức (Diether von Roeder) đang quay mạn trái của nó để tiếp nhiên liệu và lúc này đội tàu của Anh tiến vào Narvik, họ tấn công một cách bất ngờ vào một lực lượng Đức ở lối vào bến cảng và đánh chìm hai tàu khu trục Wilhelm Heidkamp ( giết chết thiếu tướng Hải quân Bonte ) và Anton Schmidt, làm bị thương nặng nề chiếc Diether von Roeder và gây thiệt hại ít hơn cho hai chiếc khác nữa. Họ cũng bắn vào quân đổ bộ của Đức ở trên bờ, nhưng những tầu của Anh không có lực lượng đổ bộ trên tàu và do đó phải quay về. Trước khi các tàu khu trục của Anh rời cảng thì chiếc Hostile bắn ngư lôi nó vào các tàu chở hàng ở trong cảng. Tổng số mười một tàu buôn (sáu của Đức, một của Anh , hai của Thụy Điển và hai của Na Uy ) đã bị đánh chìm trong đợt tấn công của Anh vào cảng.
Các đội tàu của Anh sau đó đã tấn công ba tàu khu trục khác của Đức (các chiếc Wolfgang Zenker, Erich Koellner và Erich Giese) được chỉ huy bởi Commander Erich Bey đang tiến lên từ Herjangsfjord, và sau đó là thêm hai chiếc nữa (các chiếc Georg Thiele và Bernd von Arnim) dưới quyền chỉ huy của Commander Fritz Berger đến từ Ballangen Bay. Trong trận chiến tiếp theo hai tàu khu trục của Anh đã bị đánh chìm: đó là chiếc HMS Hardy chỉ huy đội tầu, nó phải cập vào bãi biển do lửa cháy to và chiếc HMS Hunter bị trúng ngư lôi và chìm. Chiếc thứ ba – HMS Hotspur cũng bị hư hại nặng nề bởi một quả ngư lôi. Chiếc HMS Hotspur và các khu trục hạm còn lại khác của Anh rời bỏ chiến trường sau khi làm hư hại chiếc Georg Thiele. Các tàu khu trục của Đức bây giờ thiếu nhiên liệu và đạn dược đã không thể đuổi theo và các tàu của Anh tiếp tục đánh chìm chiếc tàu Rauenfels 8.460 tấn chở đạn dược mà họ đã gặp trên đường ra khỏi fjord. Chẳng bao lâu lực lượng hải quân Đức đã bị chặn bởi quân tiếp viện của Anh, bao gồm cả chiếc tàu tuần dương HMS Penelope. Trong đêm ngày 11-> ngày 12 tháng 4 , trong khi vận động ở bến cảng Narvik, các chiếc Erich Koellner và Wolfgang Zenker bị mắc cạn. Chiếc Wolfgang Zenker bị hư hỏng chân vịt cánh quạt của nó và bị giới hạn tốc độ xuống 20 hải lý mỗi giờ. Chiếc Erich Koellner đã bị hư hỏng nặng hơn nhiều – vì vậy người Đức lên kế hoạch khi nó đã được sửa chữa đủ để di chuyển và neo nó tại Tarstad trong cùng một cách tận dụng chiếc Diether von Roeder – như là những pháo thuyền bảo vệ bất động.
Khi tàu khu trục Anh rời Vestfjord bên ngoài Narvik, hai tàu ngầm của Đức – các chiếc U- 25 và U- 51 bắn ngư lôi vào họ, nhưng những quả ngư lôi của Đức vào thời điểm đó có vấn đề nghiêm trọng với các hệ thống kíp nổ từ tính của chúng – có thể do các vĩ độ cao ở phía Bắc: tất cả các đợt tấn công đều thất bại và tất cả đã không phát nổ hoặc phát nổ trước khi tới được mục tiêu của chúng.
Cả hai chỉ huy của lực lượng hải quân của các bên – phía Đức: thiếu tướng Friedrich Bonte (trên chiếc Wilhelm Heidkamp) và chỉ huy của Anh, thiếu tướng Bernard Warburton -Lee (trên chiếc Hardy) đã đều bị giết trong khi chiến đấu. Warburton -Lee đã được truy tặng Huân chương Victoria Cross, Bonte nhận được huân chương Hiệp sỹ chữ thập sắt.
Trận hải chiến thứ hai ở Narvik
Tóm tắt trận đánh
Ngày Ngày 13 tháng 4 năm 1940
Nơi Narvik, Na Uy
Kết quả Anh chiến thắng ( người Đức bị xóa sổ một nửa số tầu khu trục của mình)
Các bên tham chiến
Vương quốc Anh
Chỉ huy
William Whitworth
Sức mạnh
1 thiết giáp hạm
9 tàu khu trục
một số ít máy bay
Thương vong
3 tàu khu trục bị hư hỏng
28 bị giết
55 người bị thương
Đức
Chỉ huy
Erich Bey
Sức mạnh
8 tàu khu trục
2 tầu U-Boat
Thương vong
8 tàu khu trục bị đánh chìm hoặc tự đánh đắm
1 U-Boat bị đánh chìm
1028 thiệt mạng
67 người bị thương
Hải quân Hoàng gia cho rằng đánh bại quân Đức ở Narvik là điều bắt buộc, nó có ý nghĩa cả về mặt tinh thần lẫn mục đích chiến lược do đó Phó Đô đốc William Whitworth đã được gửi đến cùng với chiếc thiết giáp hạm HMS Warspite (các bác lưu ý là thiết giáp hạm đối đầu với khu trục hạm nha) và chín tàu khu trục ; bốn chiếc lớp Tribal ( các chiếc HMS Bedouin, Cozak, Punjabi, Eskimo) và năm chiếc khác ( HMS Kimberley, Hero, Icarus, Forester và Foxhound) , kèm theo các máy bay từ tàu sân bay HMS Furious. Những lực lượng này đến Ofotfjord ngày 13 tháng 4 và nhìn thấy 8 tàu khu trục còn lại của Đức lúc này dưới sự chỉ huy của Fregattenkapitän Commander (thuyền trưởng Frigate) Erich Bey và lúc này chúng hầu như bị mắc kẹt vì thiếu nhiên liệu và thiếu đạn dược.
Trước trận, chiếc Warspite tung ra máy bay của mình bằng máy phóng (chiếc Fairey Swordfish số L 9.767 ) và sau đó nó thả bom và đánh chìm chiếc tầu ngầm U-64 lúc này đang thả neo trong Herjangsfjord gần Bjerkvik. Hầu hết thủy thủ đoàn đều sống sót và được cứu bởi lính sơn cước Đức. Đây là chiếc U-Boat đầu tiên cu?a đức bị đánh chìm bởi máy bay trong Thế Chiến II, và là trường hợp duy nhất một chiếc máy bay phóng từ tàu chiến lại đánh chìm một tầu U-Boat.
Trong trận chiến tiếp theo, ba trong số các tàu khu trục của Đức bị đánh chìm bởi chiếc HMS Warspite và các tàu hộ tống nó, và năm chiếc khác bị đánh đắm bởi các đội thủy thủ của chúng khi họ đã hết nhiên liệu và đạn dược. Bị đánh chìm đầu tiên là chiếc Erich Koellner khi nó đang cố gắng phục kích vào lực lượng Đồng Minh nhưng nó phát hiện bởi chiếc máy bay Fairey Swordfish của chiếc Warspite và sau đó nó bị trúng ngư lôi và đạn pháo từ chiếc thiết giáp hạm và các tàu khu trục hộ tống.
Sau đó các chiếc tầu khu trục còn lại của Đức – Wolfgang Zenker, Bernd von Arnim, Hans Ludemann và Hermann Künne tấn công vào lực lượng Anh , nhưng chỉ có thể làm thiệt hại nhẹ HMS Bedouin. máy bay từ chiếc TSB HMS Furious của Anh đã cố gắng để tấn công vào các tàu khu trục của Đức nhưng không thành công và bị bắn rơi hai chiếc. Chiếc Wolfgang Zenker đã cố gắng để phóng ngư lôi vào chiếc Warspite.
Cuối cùng, khi các tàu khu trục của Đức đã cạn đạn dược, họ rút lui trừ chiếc Hermann Künne vì không nhận được mệnh lệnh. Hermann Künne bị truy sát bởi sự bám đuôi của chiếc HMS Eskimo nhưng nó không bị trúng phát đạn nào. Cạn đạn dược nhưng không bị hư hại chiếc Hermann Künne bị đánh đắm bởi thủy thủ đoàn của nó trong Trollvika tại Herjangsfjord. Sau khi tháo nước vào con tàu, thủy thủ đoàn đã cài bom chìm trên tàu và cố gắng đánh chìm nó trong vùng nước nông của Trollvika. Chiếc Eskimo vẫn còn theo sát và nó bắn ra một quả ngư lôi trúng chiếc Hermann Künne làm cho nó bốc cháy. Dù bom chìm của Đức hay ngư lôi được bắn từ chiếc Eskimo là nguyên nhân của vụ nổ thì không ai có thể xác định. Chiếc Eskimo khi quay trở lại lại trúng phục kích của chiếc Georg Thiele và Hans Ludemann và bị bắn tung mất cái mũi tầu của nó nhưng vẫn còn sống sót. Các chiếc Diether von Roeder và Erich Giese, cả hai đều có vấn đề với động cơ nhưng vẫn bắn vào lực lượng tầu Anh trong khi được neo ở cảng (đây là hai tầu được chuyển đổi làm các ụ pháo phòng thủ cố định), gây hư hại cho các chiếc HMS Punjabi và Cozak, Nhưng cả hai bị đánh chìm trước khi chúng có thể gây ra hư hại thêm nữa. Đó là những tầu chiến cuối cùng của Đức bị đánh chìm trong chiến đấu và những tầu tàu khu trục của Đức còn lại tự đánh đắm ngay sau đó. Trong số các tàu Đức chỉ còn có chiếc tàu ngầm U- 51 là sống sót trong khu vực cảng.
Các khẩu đội pháo bờ biển cũng bị hư hỏng nặng do súng của chiếc Warspite. Về phía Đồng Minh, thiệt hại của chiếc HMS Eskimo làm nó phải ở lại Na Uy cho đến khi 31 tháng 5 năm 1940. Tàu ngầm Đức một lần nữa bị thất bại khi các chiếc U- 46 và U- 48 bắn ngư lôi vào chiếc HMS Warspite khi nó đang khởi hành vào ngày 14 tháng 4 .
Người Đức mất hơn 1.000 binh lính và các tàu khu trục Hermann Künne, Wolfgang Zenker, Erich Koellner, Georg Thiele, Bernd von Arnim, Erich Giese, Hans Lüdemann và Diether von Roeder, ngoài ra còn mất thêm chiếc tầu ngầm U- 64.
Nhiều người Đức đã bị bắn chết khi bị đắm tàu bởi pháo binh và súng máy Anh, còn khoảng 2.600 người sống sót được tổ chức thành một đơn vị lính thủy đánh bộ có tên là Gebirgsmarine và chiến đấu bên cạnh đơn vị 139 Gebirgsjägerregiment trong trận chiến trên bộ tiếp theo. Mặc dù không thật sự phù hợp để chiến đấu trong địa hình miền núi quanh Narvik các thủy thủ của các con tàu đắm đã sử dụng hai khẩu súng 10,5 cm và 11 súng phòng không được vớt từ các con tàu bị đánh chìm trong trận hải chiến và tiến hành các hoạt động phòng thủ. Các thủy thủ này còn được vũ trang từ số vũ khí dự trữ bị tịch thu tại căn cứ Elvegårdsmoen của quân đội Na Uy, số vũ khí này bao gồm hơn 8.000 súng trường Krag – Jørgensen và súng máy 315 để dành cho việc trang bị cho các đơn vị quân đội Na Uy trong vùng Narvik.
Các hoạt động sau trận hải chiến Narvik
Sau trận hải chiến Narvik, cảng và các vùng xung quanh khu vực cảng vẫn nằm trong tay người Đức vì không có lực lượng Đồng Minh nào sẵn sàng đổ bộ lên đó. Hoạt động hải quân ở giai đoạn này chỉ giới hạn là để bắn phá lên bờ vì Narvik không phải là một mục tiêu chính của lực lượng Đồng minh.
Trong số những sự kiện khác, các khu trục hạm của Balan ?” các chiếc ORP Grom, ORP Burza và ORP B,yskawica tham gia vào các hoạt động tấn công này, trong đó chiếc Grom bị đánh chìm bởi máy bay Đức vào ngày 4 tháng 5 năm 1940.
Trận chiến trên đất liền
Tóm tắt
Ngày 9 tháng 4 -> 8 tháng 6 năm 1940
Nơi Narvik, Na Uy
Kết quả Đức chiến thắng sau khi Đồng Minh tháo chạy
Các bên tham chiến
Đồng minh
Na Uy
Vương quốc Anh
Pháp
Ba Lan
Chỉ huy
Carl Gustav Fleischer
William Boyle, 12 Earl của Cork
Zygmunt Bohusz – Szyszko
Raoul Magrin – Vernerey
Sức mạnh
Sư đoàn 6 Na Uy
Bốn tiểu đoàn Anh
Ba tiểu đoàn thuộc quân đoàn Chasseurs alpins Pháp
Hai tiểu đoàn của Bán lữ đoàn Lê dương số 13 Pháp
Bốn tiểu đoàn của Lữ đoàn Ba Lan độc lập
Tổng số: 24.500 người
Đức
Chỉ huy
Eduard Dietl
Sức mạnh
5.600 binh sỹ bao gồm:
2.000 Gebirgsjägers (chủ yếu là người Áo)
2.600 thủy thủ và
1.000 lính dù Fallschirmjägers
Không rõ số thương vong của hai bên
Trong thời gian Chiến dịch Na Uy, Narvik và vùng lân cận của nó có những trận chiến đáng kể bắt đầu từ ngày 09 tháng 4 giữa các lực lượng Đức và Na Uy, sau đó là giữa lực lượng Đồng Minh với người Đức, các trận chiến được tiến hành bởi Sư đoàn 6 Na Uy của Quân đội Na Uy cùng với một quân đoàn viễn chinh Đồng minh cho đến ngày 9 tháng 6 năm 1940. Không giống như các chiến dịch ở miền nam Na Uy, quân Đồng Minh tại Narvik ở thời điểm cuối cùng còn đông hơn cả quân đội Na Uy. Có tổng cộng năm quốc gia tham chiến. Từ ngày 5 tháng 5 -> 10 tháng 5. Trận chiến tại khu vực Narvik chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc chiến trên bộ trong Thế chiến thứ hai. Lúc bắt đầu, cảnh ngộ của vị chỉ huy Đức – Dietl là không được tốt cho lắm: ông chỉ có xấp xỉ 2.000 binh lính. Sau khi các tàu khu trục của Đức bị đánh chìm, tuy nhiên khoảng 2.600 thủy thủ Đức đã tham gia cuộc chiến trên bộ. Một toán lính thiện chiến của Đức gồm 290 người giả làm nhân viên y tế vượt qua Thụy Điển để tăng viện cho họ. Trong suốt 3-> 4 tuần sau đó người Đức đã được tăng viện bởi khoảng 1.000 lính dù được thả qua Bjørnefjell, do đó nâng tổng số người Đức lên khoảng hơn 5.000 người. Cảnh ngộ và triển vọng của họ bị lên voi xuống chó rất nhiều lần. Hitler trong tâm trạng nặng nề (vì bị mất một nửa số tầu khu trục) và được báo cáo là có nhiều dao động và ông ta đã dự tính nhiều lần tới việc. Toàn bộ hoạt động của chiến dịch trên bộ được kiểm soát trực tiếp từ Bộ chỉ huy Tối cao Đức ở Berlin.
Lực lượng Na Uy dưới sự chỉ huy của tướng Carl Gustav Fleischer cuối cùng cũng lên đến 8->10,000 người sau một vài tuần. Tổng số quân Đồng Minh trong chiến dịch, trong và xung quanh Narvik đã lên tới 24.500 người.
Giai đoạn đầu của cuộc xâm lược đã được đánh dấu bởi các lợi thế về tính bất ngờ của người Đức. quân đội Na Uy ở phía bắc đất nước này đã được tập trung để canh phòng và giữ tính trung lập trong mùa đông 1939/1940 vì vậy họ đã được huấn luyện cùng nhau. Trong các ngày 09-25 tháng 4, lực lượng Na Uy mắc phải ba thảm họa. Trước tiên, lực lượng bảo vệ Narvik đã không thể chặn được người Đức do viên sĩ quan chỉ huy – Đại tá Konrad Sundlo từ chối chiến đấu chống lại quân xâm lược, thảm họa thứ hai khoảng 200 binh sĩ từ các đơn vị đồn trú ở Narvik những người đã trốn thoát để khỏi bị bắt tù binh đã khóa tuyến đường sắt đi Thụy Điển đã bị tấn công bất ngờ khi đang nghỉ ngơi tại Bjørnefjell (có thể là do lính dù đức) và hầu hết những người này bị bắt làm tù binh, thảm họa thứ ba, cái gọi là ” tiểu đoàn Trønder” được gửi đến để tổ chức phòng thủ Gratangsbotn đã bị tấn công bất ngờ khi đang ở trong trang trại. Những thảm họa này phá hủy tinh thần của các binh sỹ Nauy và còn có hiệu quả đến tận phần còn lại của chiến dịch.
Do áp lực của quân Na Uy và những khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp cho các toán quân đóng ở phía trước người Đức buộc phải rời bỏ Gratangsbotn và rút khỏi các cứ điểm Lapphaugen và thung lũng Gratangsdalen sau trận đánh Gratangen. Trong những ngày đầu tháng, người Na Uy bắt đầu một bước tiến về phía nam hướng tới Narvik. Một điều trở nên rõ ràng rằng quân Đồng Minh sẽ mở cuộc tấn công chủ yếu vào chính Narvik và vào giữa tháng 5 quân Na Uy đổi hướng tiến về phía Bjørnefjell.
Người Anh xuất hiện đầu tiên và thiết lập sở chỉ huy tại Harstad vào ngày 14 tháng 4 . Trong những ngày sau đó ba tiểu đoàn lính Anh đã được triển khai chủ yếu ở Sjøvegan, Skånland (Nơi mà một căn cứ hải quân của Anh được thành lập ) và tại Bogen. Sau đó họ đã được triển khai ở phía nam Ofotfjord tại Ballangen và Håkvik. Cũng trong tháng đó quân Anh đã rút khỏi hầu hết các khu vực quanh Narvik và triển khai lại về phía nam của Nordland để chặn bước tiến của người Đức ở đó.
Quân Anh ban đầu được tăng cường vào ngày 28 tháng 4 bởi một lực lượng viễn chinh Pháp do tướng Antoine Béthouart chỉ huy. Bọn này gồm ba tiểu đoàn của quân đoàn Alpine và hai tiểu đoàn của Bán lữ đoàn Lê dương 13 (Bán lữ đoàn lê dương số 13 này đã gây không biết bao nhiêu tội ác với nhân dân Đông dương – và cuối cùng chúng đã phải đền tội tại đồi Him Lam – ĐBP) được triển khai ở cả hai phía bắc và phía nam của Ofotfjord, nhưng sau đó phía bắc là khu vực hoạt động chính của người Pháp. Bốn tiểu đoàn Ba Lan đến vào ngày 09 tháng 5. Đầu tiên họ được triển khai ở phía bắc của Ofotfjord nhưng sau đó lại được triển khai lại ở vùng phía nam của fjord. Vào đầu tháng 6 họ đã thành lập lữ đoàn Sơn cước Ba Lan độc lập dưới sự chỉ huy của Zygmunt Bohusz – Szyszko.
Thêm vào đó quân Đồng minh gặp khó khăn trong việc quyết định phương án nào là tốt nhất để chiếm lại Narvik và tuyến đường sắt chở quặng sắt. Không có sự chỉ huy thống nhất cho quân Đồng Minh tại Narvik: người Na Uy và quân Đồng minh có những sự riêng biệt về hệ thống chỉ huy và sự hợp tác giữa họ không phải luôn luôn là trơn tru. Ngay cả trong quân Anh giữa các chỉ huy của Quân đội và Hải quân( Thiếu tướng J. Mackesy Pierse và Đô đốc William Boyle) cũng có những khó khăn trong việc hợp tác: Boyle ủng hộ một cuộc tấn công nhanh chóng và trực tiếp từ biển vào trong khi Mackesy chủ trương một cách tiếp cận thận trọng từ hai cánh của Ofotfjord. Cuối cùng chỉ huy Hải quân Anh ?” tướng Boyle nắm quyền tổng chỉ huy quân Đồng Minh.
Trong tuần thứ hai của tháng đó người Na Uy tiến lên để tấn công quân Đức ở phía đông Gratangseidet đây là mặt trận quan trọng nhất về phía mặt trước của Narvik. Ngoài ra trên sườn bên phải của quân Na Uy, quân Pháp tiến lên qua thung lũng núi cao Laberg và họ được hỗ trợ bởi một đại đội lính trượt tuyết người Na Uy. Ở phía nam Đồng Minh không có nhiều các đợt tấn công và ở phía bắc của Ofotfjord họ không tiến hành bất kỳ hàng động nào. Người Na Uy tiếp tục các đợt tấn công ở vùng núi non của họ và vào giữa tháng Đồng Minh đã có một sáng kiến mới và đạt được những thắng lợi đáng kể. Cả hai Paris và London đã hết kiên nhẫn với sự tiến bộ chậm chạp tại Narvik và viên chỉ huy người Pháp – Béthouart đã gây áp lực để có nhiều hành động hơn nữa.
Phương án tấn công thận trọng trên bộ đã bị huỷ bỏ và một cuộc tấn công đổ bộ đã được tiến hành vào lúc nửa đêm khoảng ngày 12 tháng 5. Cuộc tấn công này được hướng vào Bjerkvik và được chuẩn bị trước bởi một đợt bắn phá từ tàu chiến hải quân Anh có căn cứ tại Herjangsfjord. Sau đó các lính Lê dương người nước ngoài của Pháp được đưa lên bờ và được hỗ trợ bởi năm chiếc xe tăng hạng nhẹ của Pháp. Người Pháp đã chiếm được các cứ điểm Bjerkvik, Elvegårdsmoen và tiến theo hướng đông bắc đến nơi mà người Đức tháo chạy và tiến về phía nam dọc theo phía đông của Herjangsfjord. Kế hoạch này cũng yêu cầu quân Ba Lan tiến về phía Bjerkvik từ trên bộ ở phía tây của fjord, nhưng do địa hình đợt tiến quân của họ bị trì hoãn và họ đã không đến trước khi chiếm được Bjerkvik. Một phần của kế hoạch còn là để quân Pháp và Na Uy tiến từ phía bắc để khóa quân Đức vào một chiếc hộp, nhưng vấn đề hợp tác giữa các chỉ huy người Na Uy và Pháp là không tốt và tạo ra một khe hở mà qua đó người Đức đã trốn thoát . Mặc dù vậy quân Đồng Minh đã dọn được một đường dẫn về phía bắc của Narvik và họ đã lên kế hoạch để tấn công Rombaksfjord.
Một lần nữa cuộc tấn công bị đình trệ trong khi quân Đồng minh cố chờ sự hỗ trợ đầy đủ của không quân từ Bardufoss. Lúc 23:40 ngày 28 tháng 5 một trận pháo kích của hải pháo cực kỳ dữ dội bắt đầu từ phía bắc. Hai tiểu đoàn Pháp và một tiểu đoàn Na Uy được vận chuyển qua Rombaksfjord và tiến về Narvik từ phía bắc. Ở phía nam các tiểu đoàn Ba Lan tiến đến Ankenes và bên trong Beisfjord. Xà lan đổ bộ được sử dụng tối đa và đã đổ được 290 binh lính và đám này không được tăng viện trong vòng 45 phút. Các binh sĩ đổ bộ đầu tiên nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn tại Ornes trong thời gian các lực lượng còn lại của Pháp và Na Uy tiếp tục tiếp đất. Quân Pháp di chuyển về phía tây thành phố và hướng về phía đông dọc theo đường sắt. Na Uy chuyển hướng về phía núi Taraldsvik đi vòng quanh và chuyển xuống phía thành phố. Các chỉ huy Đức quyết định sơ tán trước 7:00 và bố trí dọc theo Beisfjord. Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Đồng minh trên bộ.
Chiến dịch Alphabet
Dường như bây giờ chỉ là vấn đề thời gian để người Đức phải đầu hàng. Họ bị gây áp lực từ phía bắc bởi người Na Uy, từ phía tây của người Pháp và từ phía tây nam bởi người Ba Lan. Dường như Bjørnefjell sẽ là cứ điểm cuối cùng của người Đức, nhưng những sự kiện ở những nơi khác tại châu Âu đã ra tay cứu họ. London đã bí mật quyết định sơ tán quân của mình vào ngày 24 tháng 5 và điều này càng trở nên rõ ràng trong những ngày sau. Đêm ngày 24/25 trong tháng, Lord Cork nhận được lệnh rút lui, nhưng để nghi binh che mắt quân Đức, các chỉ huy Đồng minh đã nhất trí rằng phải tổ chức một cuộc tấn công vào Narvik để rút lui và cho phép phá huỷ cảng quặng sắt.
Chính phủ và các chỉ huy Na Uy những người đầu tiên nhận được tin này vào đầu tháng 6 và họ phản ứng với sự hoài nghi và cay đắng. Người Na Uy vẫn còn nuôi hy vọng rằng một mình họ có thể đánh bại người Đức và đến cuối ngày 5 tháng 6 một trong hai lữ đoàn Na Uy được lệnh tấn công. Chính phủ Na Uy cũng khám phá một khả năng tạo ra một môi trường trung lập nhưng vùng Bắc Na Uy thì lại tự do. Kế hoạch này là vô ích và ngày 7 tháng 6 vua và chính phủ Na Uy đã được sơ tán đến Anh. Tất cả quân Đồng Minh đã được sơ tán từ Narvik giữa 04 tháng 6 và ngày 8 tháng 6 năm 1940.
Ba tàu chở khách Ba Lan ?” các chiếc MS Sobieski, MS Batory và MS Chrobry đã tham gia vào các hoạt động sơ tán. Chiếc Chrobry bị đánh chìm vào tháng 14/15 bởi máy bay ném bom của Đức. Vào ngày 8 tháng 6 tướng Dietl chiếm lại Narvik và ngày 10 tháng 6 lực lượng Na Uy cuối cùng đầu hàng.
Chiến dịch Juno
Ngày 07 tháng 6, chiếc tàu sân bay Anh HMS Glorious, đã lấy trên tàu 10 chiếc Gloster Gladiators và 8 chiếc Hawker Hurricane từ Phi đội số 46 RAF và Phi đội số 263 RAF thuộc Không quân Hoàng gia. Việc sơ tán chúng từ các căn cứ trên mặt đất để giữ cho chúng khỏi bị phá hủy trong cuộc di tản này. Chiếc Glorious đoàn rời khỏi đoàn công voa lớn để hành trình một cách độc lập. Ngày hôm sau trong khi quá cảnh qua Biển Na Uy để trở về Scapa Flow, chiếc tàu sân bay và hai tàu hộ tống nó – các tàu khu trục HMS Acasta và HMS Ardent đã bị chặn bởi các tàu tuần dương chủ lực của Đức ?” các chiếc Scharnhorst và Gneisenau. Cả hai chiếc tàu sân bay và các tàu hộ tống bị đánh chìm với tổn thất lên tới hơn 1.500 người.
Chiếc Scharnhorst đã bị thiệt hại bởi một ngư lôi từ Acasta, và cả hai tàu Đức bị trúng một đạn pháo ở cỡ nòng trung bình. Các thiệt hại với tàu của Đức đủ để làm cho nó phải quay về nghỉ ngơi ở Trondheim, việc này cho phép đoàn công voa di tản qua khu vực này một cách an toàn sau ngày hôm đó.
Hậu quả
Cuộc tấn công của Đồng Minh bắt đầu một cách từ từ. Không giống như người Đức, họ không có một mục tiêu rõ ràng khi chiến đấu tại Na Uy và do đó các chiến dịch không có một sự chỉ đạo thống nhất và thiếu tính quyết đoán. Người Anh đã soạn thảo kế hoạch đổ bộ lên Narvik trước khi cuộc xâm lược Đức diễn ra và binh lính rồi vật tư đã thậm chí được chất lên tàu khi họ thực hiện các hoạt động khai thác mỏ của họ ngày 08 tháng 4. Nhưng chúng đã được dỡ xuống một cách vội vàng khi tàu của Đức được phát hiện ở hướng Bắc. Người Anh suy đoán rằng các tàu chiến của Đức đã cố gắng để đột nhập vào Đại Tây Dương để tránh bị mắc kẹt tại các cảng của Đức. Sau lý do này người Anh muốn tất cả các tàu của họ phải sẵn để đánh chặn tầu chiến của Đức. Những rắc rối hậu quả của sự nhầm lẫn này làm cho tiến độ bị trì hoãn hàng tuần: quân lính và vật tư được chuyển tới Na Uy một cách riêng rẽ mà không có các hành động dọn dẹp đích đến và mệnh lệnh được thay đổi một cách liên tục trong quá trình tiến hành chiến dịch. Đó dường như là phe đồng minh đã nhầm lẫn do có nhiều vịnh nhỏ hẹp và không thể quyết định được nơi nào là địa điểm tốt nhất để bắt đầu. Ngoài ra người Anh , Pháp và Ba Lan cũng mong muốn nhanh chóng làm giảm gánh nặng cho các đơn vị khác.
Tuyết lạnh là một kẻ thù chung cho tất cả các lực lượng tại Narvik, nhưng hầu hết các bên thuộc phe đồng minh chuẩn bị quá kém cho vấn đề này. Na Uy là lực lượng duy nhất trang bị đầy đủ các ván trượt và có thể sử dụng chúng một cách thành thạo. Người Anh đã cố gắng để sử dụng ván trượt nhưng phần lớn binh sỹ của họ chưa qua đào tạo và nguồn cung cấp lại khan hiếm. Các thủy thủ Đức cũng phải đối mặt với các vấn đề tương tự. Ngay cả đối với các chuyên gia núi người Đức và Pháp cũng chỉ có một vài đơn vị được trang bị ván trượt. Các đơn vị thuộc lữ đoàn sơn cước Ba Lan trong thực tế không được đào tạo để chiến đấu ở vùng rùng núi.
Hầu hết binh lính chưa trải nghiệm qua trận chiến lớn. Một số các chuyên gia leo núi Đức đã tham gia vào cuộc xâm lược Ba Lan và một số lính dù được thả qua Bjørnefjell đã chiến đấu ở Hà Lan. Một số lính Lê dương người nước ngoài của Pháp đến trực tiếp từ những cuộc chiến ở Bắc Phi và hầu hết các sĩ quan và binh lính Ba Lan là những người đã tham gia vào công việc phòng thủ Ba Lan, thậm chí một số còn chiến đấu trong Nội chiến Tây Ban Nha và có động lực cao.
Lực lượng Đồng Minh chiếm ưu thế trên không và trên biển cho đến giai đoạn cuối cùng của chiến dịch này nhưng đã không tận dụng được ưu thế này.
Người Đức bị thua trong trận chiến hải quân nhưng họ lại đạt được mục đích chính của chiến dịch của họ – thành công trong cuộc xâm lược và chiếm đóng Na Uy (nếu 10 tầu khu trục của Đức không bị đắm thì có lẽ họ không có đủ lực lượng để giữ Narvik).
Xung quanh Narvik tổn thất của hải quân Đức là rất cao: họ mất 10 tàu khu trục ( một nửa trong số toàn bộ lực lượng tàu khu trục của họ), một trong những tàu ngầm và nhiều tàu hỗ trợ. Để đổi lại họ đã đánh chìm hai khu trục hạm của Đồng Minh và đánh bị thương một số chiếc khác. Lý do cho thất bại này là người Đức không có kế hoạch rút các tàu khu trục về để nghỉ ngơi một cách nhanh chóng ngay cả trong trường hợp họ đã có đầy đủ vật tư. Thiết sót này cùng với đặc điểm thiết kế của tàu khu trục của Đức: mặc dù chúng có kích thước tương đối lớn và trang bị vũ khí tương đối mạnh, họ lại không có đủ dự trữ nhiên liệu và đạn dược tương ứng.
Mặt khác người Anh trong khi có được một chiến thắng không thể chối cãi của hải quân tại vùng này đã chẳng có bất cứ một sự chuẩn bị nào để tiến hành các hoạt động đổ bộ. Điều này cho phép quân Đức củng cố chỗ đứng chân của họ tại Na Uy và việc tiến hành các cuộc đổ bộ sau đó của quân Đồng minh vào Narvik trở nên khó khăn hơn.